Bố trí thí nghiệm:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP potx (Trang 40 - 43)

• Thí nghiệm được bố trí trong các xô nhựa 10 lít với thể tích nước 8 lít. Nước biển sử dụng được lọc sạch với độ mặn 28 – 33 ppt, pH 7,5 – 8,5, nhiệt độ 23 – 290C và sục khí 24/24h.

• Thí nghiệm gồm 8 nghiệm thức. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Tổng số đơn vị thí nghiệm(xô nhựa) là 24.

• Thí nghiệm được tiến hành khi hầu giống tam bội, bám đơn đạt kích thước vỏ trung bình 2,00 – 2,50 mm về chiều cao và 1,00 – 1,35 mm về chiều dài.

Hình 2.2. Hầu giống lúc bắt đầu thí nghiệm và sau thời gian thí nghiệm.

• Hầu giống được đặt trên các khay lưới nhỏ đảm bảo hầu không bị rơi xuống, để không bị chất thải vùi lấp và thuận tiện cho việc vệ sinh.

• Thức ăn: thời gian đầu là hỗn hợp 3 loài tảo đơn bào Nannochloropsis oculata, Isochrysis galbana, Chaetoceros sp. Thời gian sau dùng hỗn hợp tảo biển.

4.1. Ảnh hưởng độ mặn lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giống Thái Bình Dương (C. gigas). giống Thái Bình Dương (C. gigas).

Độ mặn được bố trí như sau:

• Nghiệm thức 1 (NT 1): 15ppt (0/00)

• Nghiệm thức 2 (NT 2): 20ppt.

• Nghiệm thức 3 (NT 3): 25ppt.

• Nghiệm thức 4 (NT 4): 30ppt.

4.2. Ảnh hưởng mật độ lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giống Thái Bình Dương (C. gigas). giống Thái Bình Dương (C. gigas).

• Nghiệm thức 1 (NT 1): 3 con/L.

• Nghiệm thức 2 (NT 2): 6con/L.

• Nghiệm thức 3 (NT 3): 9 con/L.

• Nghiệm thức 5 (NT 4): 12 con/L.

5. Phương pháp chăm sóc và quản lý hầu giống:

Nước trong xô được thay hàng ngày vào buổi sáng, những ngày nhiệt quá cao thì thay 2 lần/ngày để đảm bảo nhiệt độ nước không biến động quá lớn (do lượng nước trong xô ít nên dễ biến động lớn theo môi trường). Hầu giống được cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 7 – 8h và 14 – 15h bằng hỗn hợp tảo biển với mật độ 40.000 – 100.000 tb/mL. 10 ngày đầu do hầu giống còn nhỏ nên cho ăn bằng tảo

Isochrysis galbana 50% + 50% hỗn hợp tảo biển. Lượng thức ăn tăng dần theo sự lớn lên của hầu giống.

6. Phương pháp cấy tảo cho hầu giống ăn:6.1. Cấy tảo Isochrysis galbana: 6.1. Cấy tảo Isochrysis galbana:

Tảo Isochrysis galbana thuần chủng từ phòng thí nghiệm, được cấy trong các bình thủy tinh có thể tích 2L, 4L, 8L, 12L ở trong nhà nhiệt độ 25 – 30oC, chiếu sáng liên tục bằng đèn có công suất 40W, sục khí 24/24. Dụng cụ cấy tảo được vệ sinh kỹ, ngâm chlorine. Nước sử dụng là nước mặn đã được lọc cơ học và được đun sôi để diệt tạp. Khi mật độ đạt 3 – 4.106 tb/mL thì có thể đưa ra nuôi thu sinh khối.

Nuôi thu sinh khối được tiến hành ngoài trời, trong xô nhựa 160L, 220L và được đặt nơi thoáng, không bị rợp bóng. Xô được vệ sinh sạch bằng chlorine và nước

ngọt, nước biển được lọc qua túi lọc và được xử lý chlorine. Xô nuôi tảo được đậy nhựa trong để tránh bụi, sục khí 24/24. Khi đạt mật độ thích hợpthì thu một phần tảo cho hầu ăn, sau đó bổ sung thêm phân và nước để cấy tảo cho ngày hôm sau. Độ mặn (S0/00): 25 – 30ppt, nhiệt độ 25 – 30oC.

6.2. Cấy hỗn hợp tảo biển:

Hỗn hợp tảo biển được cấy từ nước tự nhiên bơm trực tiếp từ vùng biển Bãi Dương – Nha Trang. Bể cấy tảo có thể tích 1m3, đặt ngoài trời nơi thông thoáng, sục khí 24/24.

Ban đầu, cấp trực tiếp nước biển vào bể 1m3, nước được lọc qua túi lọc để loại bỏ cát. Cấp thêm nước ngọt để pha độ mặn còn 28 – 30 ppt, sau đó cho môi trường nuôi cấy tảo vào. Ngày hôm sau, lọc hoàn toàn lượng tảo đã cấy được, vệ sinh bể bằng nước ngọt, và cấp nước biển đã qua lọc cơ học pha độ mặn như trên, bón môi trường dinh dưỡng và hỗn hợp tảo lọc được vào cấy lại.

Sau 3 – 4 ngày mật độ tảo phù hợp (màu vàng nâu) thì tiến hành thu tảo. Tảo được lọc qua túi vải, thu 50% cho hầu ăn, vệ sinh bể, cấp nước và môi trường để cấy tảo cho ngày hôm sau.

Bảng 2.1. Môi trường dinh dưỡng dùng nuôi cấy tảo ở Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III.

Hóa chất Nồng độ (ppm)

Tảo Isochrysis galbana Hỗn hợp tảo biển

Đạm ( KNO3) 30 30 – 50

Lân (KH2PO4) 6 2 – 5

FeCl3.6H2O 3 1

Acid citric (C6H8O7.H2O) 10 7

Ure ((NH2)2CO) 10 5

Silicat (Na2SiO2) - 5

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP potx (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w