Ở giai đoạn còn nhỏ, hầu bị giết bởi nhiều loại địch hại khác nhau: ốc long, cua, ghẹ, một số loại cá,… Nền công nghiệp nuôi hầu tại Mỹ xác định địch hại lớn nhất là các loại động vật thân mền một mảnh vỏ là ốc lông và ốc xoắn. Những loại địch hại này thường dùng răng hàm khoang lỗ hay bào mòn vỏ hầu rồi đưa vòi hút thức ăn vào đó để giết chết hầu nuôi (Menzel và Nichy, 1958). Ngoài ra, ở giai đoạn con giống các loại cua cũng là những địch hại gây tỷ lệ chết rất lớn. Tại vùng biển bờ Đông của nước Mỹ, địch hại chính của nghề ương hầu là các loại cua bùn, cua đá, cua xanh. Chúng dùng những càng khỏe mạnh kẹp nát vỏ những cá thể hầu còn non và ăn thịt (thậm chí cua lớn có thể ăn thịt những cá thể hầu trưởng thành). Điểm đặc biệt ở đây là, những bọn địch hại này cũng là bọn thích nghi rộng với những biến đổi môi trường nên chúng có thể xuất hiện quanh năm (Bisker và Castagna, 1987). Tuy nhiên, địch hại lớn nhất ảnh hưởng đến công nghiệp nuôi hầu
Nghiên cứu bệnh trên ĐVTM gặp rất nhiều khó khăn do khó phát hiện, chỉ khi bệnh bùng phát mới phát hiện được và rất khó xác định nguyên nhân tử vong là do tác nhân gây bệnh hay do các yếu tố môi trường. Vì vậy, nghiên cứu về bệnh trên ĐVTM nói chung và trên hầu nói riêng còn rất ít. Theo Gosling (2003), các nhóm chính gây bệnh cho các loài hai mảnh vỏ là virus, vi khuẩn, nấm, protozoa, giun sán và các loài giáp xác kí sinh.[9]
Hầu C. virginica bị nhiễm virus Vibrio sp làm cho canxi hóa vỏ không hoàn toàn, vỏ hầu dễ bị vỡ, trở ngại cho chức năng bình thường của bản lề, chức năng tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng, kết quả là 25 – 27% hầu bị chết hoặc sinh trưởng không tốt. Trong khi đó, trực khuẩn Dermocystidum marinus gây bệnh trên hầu:
C. virginica, O. frons, O. equestris đã được phát hiện ở bang Floria nước Mỹ vào năm 1980, sau này phát hiện them ở Cuba, Venezuela, Mexico, Brazil làm hầu chậm lớn, ngừng sinh trưởng, hạn chế phát triển các tuyến nội tiết và khi gặp điều kiện môi trường bất lợi thì chết rất nhanh.[10]
Nguyên sinh động vật cũng gây hội chứng chết hàng loạt ở hầu nuôi. Ví dụ: Nguyên sinh động vật Marteilia sydneyi gây hội chứng chết hàng loạt vào mùa hè của hầu đá Sydney Saccostrea glomerata ở Úc. Cơ chế là nguyên sinh động vật bám vào và phá hoại tuyến tiêu hóa của hầu, quá trình hình thành tuyến sinh dục giảm và hầu chết hàng loạt. Người nuôi hầu thì không biết cách nào kiềm chế ngoài phương pháp đơn giản là không giữ hầu trong đìa của họ qua mùa hè ẩm ướt. Tương tự, nguyên sinh động vật M. refringens cũng gây những vấn đề trên hầu
Ostrea edulis ở Pháp và Tây Ban Nha. Trong khi đó Mikrocytos roughleyi lại gây chết hàng loạt ở hầu đá Sydney vào mùa đông (khi mà nồng độ muối tương đối cao 30 – 35ppt). M.mackini lại gây chết vào mùa đông trên hầu Thái Bình Dương ở Bắc Mỹ.[10]
Việc xuất hiện một số bệnh hay triệu chứng chết hàng loạt ở hầu nuôi thường đi kèm với sự biến đổi bất thường của một số yếu tố môi trường như: Nhiệt độ, nồng độ muối, thức ăn…Ví dụ: Triệu chứng chết hàng loạt về mùa đông thường đi kèm với nồng độ muối cao, nhiệt độ thấp. Trong khi đó, triệu chứng chết về mùa hè đi cùng với nồng độ muối giảm, virus gây bệnh cho ấu trùng hầu khi nhiệt độ quá cao, thức ăn thiếu, mật độ ấu trùng cao. Do đó, trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm hầu, việc đảm bảo các yếu tố môi trường tối ưu cho mỗi loài là vô cùng quan trọng, làm cho hầu nuôi khỏe mạnh, sức kháng bệnh tốt, tỷ lệ sống cao. Ngoài ra, chon địa điểm và mùa vụ thả hầu là nhân tố quyết định sự thành công trong nuôi hầu.
2. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống và nuôi hầu ở Việt Nam:2.1. Tình hình sản xuất giống: 2.1. Tình hình sản xuất giống:
Ở Việt Nam, nghề khai thác hầu đã có lịch sử lâu đời nhưng nó chỉ mới được phát triển trong thời gian gần đây. Hầu TBD phân bố ở những vùng bãi triều thấp tới độ sâu 10m nước ở những vùng nước thuộc tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng (Hà Quang Hiến, 1983). Nguyễn Văn Chung (2001) khi điều tra đánh giá tình hình phân bố của động vật thân mềm hai mảnh vỏ trong đầm phá Nam Trung Bộ, đã tìm thấy hầu TBD phân bố ở đầm Cù Mông, đầm Ô Loan nhưng với tần số bắt gặp rất thấp.
Việt Nam là một trong những nước có sản lượng nuôi động vật thân mềm (ĐVTM) lớn trên thế giới. ĐVTM đang được xem là đối tượng chủ lực trong chiến lược phát triển nuôi biển của nước ta hiện nay. Với vai trò quan trọng như vậy, trong mấy năm gần đây đã có nhiều tác giả tập trung nghiên cứu về ĐVTM. Trong đó, nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi ấu trùng được quan tâm nhiều nhất. Việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh sản hay sinh thái thì dường như ít đề cập trong tài liệu. Có chăng đó chỉ là những tài liệu tiếng Việt được dịch
từ các thứ tiếng khác nhau như: tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Anh,…Điều đó chứng tỏ rằng: Việc nghiên cứu sản xuất giống hay nuôi hầu thương phẩm ở nước ta chưa thực sự phổ biến. Việc nuôi hầu chỉ là tự phát, xuất phát từ giá trị kinh tế của hầu và người ta chỉ nuôi dựa vào kinh nghiệm và may rủi.
Do hầu Thái Bình Dương không phân bố tự nhiên ở Việt Nam nên việc nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào con giống sản xuất nhân tạo. Vì vậy, đưa ra các giải pháp nuôi thích hợp, nuôi tập trung với con giống từ sản xuất nhân tạo cũng cần được quan tâm nhằm đưa nghề nuôi hầu Thái Bình Dương ở nước ta phát triển mạnh, tạo ra sản lượng lớn để xuất khẩu. Hiện nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm hầu Thái Bình Dương phục vụ xuất khẩu”.
Nhiều nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo phục vụ cho nghề nuôi hầu cũng đã được tiến hành. Năm 2001 – 2004, bộ Khoa Học & Công Nghệ đã cấp kinh phí cho Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất giống và nuôi hầu (Crassostrea) thương phẩm”, do kỹ sư Hà Đức Thắng làm chủ nhiệm bao gồm 3 chi nhánh: Miền Bắc do kỹ sư Hà Đức Thắng đảm nhiệm, miền Trung do tiến sĩ Lê Trọng Phấn phụ trách và miền Nam do tiến sĩ Lê Minh Viễn đảm nhiệm.[1]
Năm 2002, Viện nghiên cứu NTTS I đã tiếp nhận công nghệ sản xuất giống hầu Thái Bình Dương từ trung tâm nghề cá Cromila, bang New South Wales (Úc), đã cho đẻ và ương nuôi thành con giống nhưng tỷ lệ sinh sản quá thấp (6 con cái, 10 con đực tham gia sinh sản trong số 200 con chuyển sang). Tỷ lệ sống từ ÂT đến con giống còn thấp (20 vạn con giống/ 12 triệu ÂT chữ D tương đương 1,7%).
Năm 2003 – 2004, nhờ sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I, sở Khoa Học & Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh, Công Ty Nuôi Trồng Thủy Sản & Thương Mại Viễn Thành đã nghiên cứu thành công đề tài
“Sản xuất thử hầu giống bám đơn bằng sinh sản nhân tạo và nuôi hầu thương phẩm” tại xã đảo Long Sơn (TP.Vũng Tàu). Lợi dụng đặc tính khi chuyển từ giai đoạn sống bám hầu chỉ bám một lần, các nhà nghiên cứu của Công Ty Viễn Thành, đã dùng các hạt chuyên dùng được chế tạo đặc biệt có kích thước 300 – 600 µm tạo ra những con hầu giống bám đơn khác với tập quán bám chùm ngoài tự nhiên. [12]
Năm 2003 – 2007, con giống ưu thế lai đã được Công Ty TNHH Nuôi Trồng Thủy Sản & Thương Mại Viễn Thành sản xuất thành công với số lượng ban đầu là 4 triệu con giống. Con giống ưu thế lai, có sức đề kháng cao, chịu đựng qua nhiều đợt dịch khốc liệt vào các năm 2003 – 2005 – 2006 – 2007.[12]
Năm 2008, Trung Tâm Khuyến Nông – Khuyến Ngư quốc gia, đã cấp kinh phí thực hiện dự án “ Nhập công nghệ hầu tứ bội thể để sản xuất hầu tam bội thể”. Cơ quan chuyển giao công nghệ là Công Ty 4Cs BREEDING TECHNOLOGIES, INC (“4Cs”), Hoa Kỳ. Cơ quan tiếp nhận công nghệ là Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III, Công Ty Nuôi Trồng Thủy Sản & Thương Mại Viễn Thành. Đề tài được thực hiện trên đối tượng là hầu C. gigas, C. rivularis, C. belcheri và
C. iredalei. Qua 2 năm thực hiện thử nghiệm (2008 và 2009), đơn vị tiếp nhận đã sản xuất được 2 triệu con giống đơn (bằng phương pháp vỏ hầu xay nhỏ và hóa chất Epinephrine) loài hầu C. gigas và C. iredalei. Trong đó, phương pháp dùng hóa chất cho hầu đơn với tốc độ sinh trưởng chậm hơn hầu đơn bằng vỏ hầu xay nhỏ (Phùng Bảy, 2009). Hầu giống mang đi nuôi được các địa phương đánh giá cao ở 3 khía cạnh: Hình dáng đẹp, sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao. Dự án đã tạo được 5000 con hầu tam bội với kích thước hiện tại 6 – 8 cm của hai loài hầu C. gigas và C. iredalei vẫn đang tiếp tục đến năm 2011.
Năm 2010, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III đã phối hợp cùng Trung Tâm Khuyến Nông – Khuyến Ngư Bình Định và Trung Tâm Giống Thủy Sản Bình Định, thực hiện đề tài “ Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống bán đơn và thử nghiệm nuôi thương phẩm hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) và hầu
Muỗng (Crassostrea sp) tại tỉnh Bình Định ”. Đề tài do thạc sĩ Phùng Bảy chủ nhiệm với mục đích: Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm từ con giống bám đơn hầu Thái Bình Dương và hầu Muỗng, nhằm góp phần phát triển nghề nuôi hầu và nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vĩnh tại các đầm tỉnh Bình Định.