1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác thu thuế kiểm tra thuế tại chi cục thuế quận 12 tp hcm

79 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: Tổng quan về kiểm tra thuế (34)
    • I. Thuế và vai trò của thuế (7)
      • 1. Khái niệm (7)
      • 2. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường (9)
        • 2.1. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (9)
        • 2.2. Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội (9)
        • 2.3. Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh (10)
        • 2.4. Thuế góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển (10)
    • II. Hệ thống thuế hiện hành (10)
      • 1. Khái niệm hệ thống thuế (10)
      • 2. Vai trò của hệ thống thuế hiện hành (11)
        • 2.1. Phản ảnh nội dung các cam kết quốc tế về thuế (11)
        • 2.2. Hoàn thiện bộ máy tổ chức thu thuế (11)
        • 2.3. Phát triển, mở rộng và nâng cao trình độ đối tượng nộp thuế (11)
        • 2.4. Tạo điều kiện cho các định chế hỗ trợ phát triển (12)
        • 2.5. Quy định mối quan hệ giữa các yếu tố (Luật quản lý thuế) (12)
    • III. Tổng quan về kiểm tra thuế (12)
      • 1. Nội dung, ý nghĩa và mục đích của kiểm tra thuế (12)
        • 1.1 Khái niệm và ý nghĩa kiểm tra thuế (12)
          • 1.1.1 Khái niệm kiểm tra thuế (12)
          • 1.1.2 Ý nghĩa kiểm tra thuế (12)
        • 1.2 Mục đích của kiểm tra thuế (12)
        • 1.3. Yêu cầu đối với cơ quan thuế, cán bộ kiểm tra hồ sơ thuế (13)
      • 2. Cơ sở pháp lý về kiểm tra thuế đối với người nộp thuế (13)
        • 2.1. Quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về thuế (13)
        • 2.2 Quy định trong chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế (13)
    • IV. Quy trình kiểm tra thuế (14)
      • 1. Kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế (14)
        • 1.1 Kiểm tra hồ sơ các loại thuế khai theo tháng (14)
          • 1.1.1 Các loại thuế, phí khai theo tháng gồm (14)
          • 1.1.2 Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ khai thuế (14)
            • 1.1.2.1 Đối với thuế giá trị gia tăng (14)
            • 1.1.2.2 Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt (15)
  • trang 1.1.2.3 Hồ sơ khai thuế tài nguyên (0)
    • 1.1.2.4 Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp khấu trừ tại nguồn đối với tiền hoa hồng đại lý mẫu số 05/TNDN (15)
    • 1.1.2.5 Hồ sơ khai phí xăng (15)
    • 1.1.2.6 Hồ sơ khai phí bảo vệ môi trường đối với trường hợp khai thác khoáng sản (15)
    • 1.1.3 Kiểm tra thời hạn nộp hồ sơ khai thuế (15)
    • 1.1.4 Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ khai thuế (16)
    • 1.1.5 Kiểm tra căn cứ tính thuế trong hồ sơ thuế (16)
    • 1.2 Kiểm tra hồ sơ các loại thuế khai theo quý (18)
      • 1.2.1 Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ khai thuế; tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính bao gồm (18)
      • 1.2.2 Kiểm tra thời hạn nộp thuế (18)
      • 1.2.3 Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ khai thuế (19)
      • 1.2.4 Kiểm tra căn cứ tính thuế trong hồ sơ (19)
    • 1.3 Kiểm tra hồ sơ các loại thuế khai theo năm (19)
      • 1.3.1 Các loại thuế khai theo năm gồm (0)
      • 1.3.2 Nội dung kiểm tra hồ sơ khai thuế năm (0)
        • 1.3.2.1 Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ khai thuế (20)
        • 1.3.2.2 Kiểm tra thời hạn nộp hồ sơ thuế (21)
        • 1.3.2.3 Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ thuế (21)
        • 1.3.2.4 Kiểm tra căn cứ tính thuế trong hồ sơ thuế (22)
        • 1.3.2.5 Kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế tài nguyên (23)
        • 1.3.2.6 Kiểm tra tờ khai thuế môn bài (23)
        • 1.3.2.7 Kiểm tra tờ khai thuế nhà đất (23)
        • 1.3.2.8 Kiểm tra tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp (23)
    • 1.4 Kiểm tra hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh (23)
    • 2. Kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế (23)
      • 2.1 Các trường hợp kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế (23)
      • 2.2 Thủ tục pháp lý khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế (24)
      • 2.3 Xử lý kết quả kiểm tra thuế (25)
    • 3. Kiểm tra hồ sơ, xác định số thuế đủ điều kiện được hoàn – trường hợp hoàn trước, kiểm sau (25)
    • 4. Kiểm tra hồ sơ hoàn thuế tại cơ sở kinh doanh – trường hợp kiểm tra trước, hoàn sau (29)
    • 5. Một số kỹ năng, kỹ thuật cơ bản khi thực hiện kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế (31)
      • 5.1 Kỹ năng trong kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế (31)
      • 5.2 Bằng chứng kiểm tra và kỹ thuật chọn mẫu khi kiểm tra (33)
  • Chương II: Thực trạng kiểm tra thuế trên địa bàn Quận 12 (0)
    • I. Đặc điểm kinh tế - xã hội và cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế Quận 12 (35)
      • 1. Khái quát tình hình đặc điểm đơn vị (35)
      • 2. Đặc điểm kinh tế xã hội Quận 1 (35)
        • 2.1 Vị trí địa lý và tổ chức hành chính quận 12 (35)
        • 2.2. Thực trạng kinh tế, xã hội Quận 12 (0)
      • 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi cục thuế Quận 12 (36)
        • 3.1. Về nhân sự (36)
        • 3.2. Về tổ chức bộ máy Chi cục thuế Quận 12 (37)
    • II. Khái quát tình hình thu thuế tại địa bàn Quận 12 qua 03 năm 2006- 2007-2008 (44)
      • 1. Kết quả thu NSNN năm 2006 (0)
      • 2. Kết quả thu NSNN năm 2007 (46)
      • 3. Kết quả thu NSNN năm 2008 (0)
        • 3.1 Nhiệm vụ thu năm 2008 (47)
        • 3.2 Kết quả thu ngân sách 2008 (47)
        • 3.3 Kết quả thực hiện chung (49)
        • 3.4 Kết quả thực hiện của các dội thuế (49)
          • 3.4.1 Tình hình nợ đọng đến ngày 31/12/2008 (49)
          • 3.4.2 Công tác kiểm tra, hoàn thuế (50)
    • III. Đánh giá chung về tình hình thu thuế tại địa bàn Quận 12 (52)
      • 1. Mặt đạt được_nguyên nhân (52)
      • 2. Những khó khăn, hạn chế_nguyên nhân (52)
  • Chương III: Phân tích và nhận xét báo cáo tài chính (55)
    • I. Mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính (55)
    • II. Giới thiệu về đặc điểm của công ty được phân tích (55)
      • 1. Vài nét về công ty TNHH Nguồn Lực (0)
      • 2. Nguồn gốc hồ sơ (55)
      • 3. Hồ sơ pháp lý (56)
    • III. Số liệu quyết toán thuế năm 2005-2006-2007 (56)
    • IV. Tổng hợp bảng kê hóa đơn đầu vào – đầu ra năm 2005-2006-2007 (58)
    • V. Nhận xét tại bàn (59)
      • 1.1 Nhận xét về việc phản ánh các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế (0)
      • 1.2 Nhận xét về căn cứ tính thuế, số thuế phải nộp trong hồ sơ khai thuế. .60 1.3 Đề xuất-kiến nghị nhận xét tại bàn (0)
      • 2. Phân tích tỷ trọng chi phí trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp (61)
        • 2.1 Bảng tính các chỉ tiêu (62)
        • 2.2 Nhận xét (62)
    • VI. Đề xuất (63)
      • 1. Nội dung làm việc (63)
      • 2. Căn cứ vào phần giải trình, số liệu các năm được tổng hợp (63)
      • 1. Cơ sở pháp lý đề xuất (64)
      • 2. Xử lý vi phạm (65)
  • Chương IV: Một số tồn tại và các kiến nghị (67)
    • I. Một số tồn tại, hạn chế của kiểm tra thuế tại Chi cục thuế Quận 12 (67)
      • 1. Về một số công việc cụ thể của bộ phận kiểm tra (67)
      • 2. Các quy định mang tính pháp lý đối với công tác kiểm tra (67)
      • 3. Về nhân sự của bộ phận kiểm tra (67)
      • 4. Một số tồn tại khác (68)
    • II. Nhiệm vụ năm 2009 và giải pháp do Chi cục thuế đưa ra (69)
      • 1. Phương hướng kiểm tra 2009 (69)
      • 2. Nhiệm vụ và phương hướng kiểm tra tại Chi cục năm 2009 (69)
        • 2.1 Nhiệm vụ (0)
        • 2.2. Gỉải pháp thực hiện do Chi cục thuế đưa ra (70)
          • 2.2.1 Các giải pháp chung (70)
          • 2.2.2 Những giải pháp cụ thể (70)
    • III. Kiến nghị để nâng cao hiệu quả thu thuế và công tác kiểm tra thuế tại (0)
      • 1. Kiến nghị đối với Cục thuế TP.HCM (72)
      • 2. Kiến nghị đối với UBND Quận 1 (72)
      • 3. Kiến nghị đối với chi cục thuế Quận 12 (72)
  • Tài liệu tham khảo..................................................................................................77 (0)

Nội dung

Tổng quan về kiểm tra thuế

Thuế và vai trò của thuế

Cho đến nay, trong giới các học giả và trên các sách báo kinh tế thế giới vẫn chưa có quan điểm thống nhất về khái niệm thuế, bởi lẽ giác độ nghiên cứu có nhiều khác biệt Nhìn chung, các nhà kinh tế khi đưa ra khái niệm về thuế mới chỉ nhìn nhận từ những khía cạnh khác nhau của thuế mà mình muốn khai thác hoặc tìm hiểu, chưa phản ánh đầy đủ bản chất chung của phạm trù thuế.

Chẳng hạn theo các nhà kinh điển thì thuế được quan niệm rất đơn giản: " Để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có những sự đóng góp của những người công dân của Nhà nước đó là thuế khoá " 1 Và với quan điểm này, thuế chỉ là sự đóng góp của công dân để duy trì quyền lực nhà nước Cũng từ luận điểm này, Mác phát triển thêm rằng trong một nhà nước có giai cấp (một giai cấp giành được quyền thống trị) thì thuế thực ra là khoản đóng góp bắt buộc để duy trì quyền lực của giai cấp đó Khi những giai cấp không phải là giai cấp cai trị, nghĩ rằng việc bắt buộc nộp thuế chỉ dùng để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp cai trị, thì họ sẽ không coi thuế là nghĩa vụ công dân và sẽ bằng nhiều cách để tránh thuế và trốn thuế

Bên cạnh đó, cũng có các quan điểm khác nhau về thuế, được nhìn nhận trên các bình diện khác Trong cuốn từ điển kinh tế của hai tác giả người Anh Chrisopher Pass và Bryan Lowes, đứng trên giác độ đối tượng chịu thuế đã cho rằng : "Thuế là một biện pháp của chính phủ đánh trên thu nhập của cải và vốn nhận được của các cá nhân hay doanh nghiệp (thuế trực thu), trên việc chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ (thuế gián thu) và trên tài sản".

Một khái niệm khác về thuế tương đối hoàn thiện được nêu lên trong cuốn sách

"Economics" của hai nhà kinh tế Mỹ, dựa trên cơ sở đối giá như sau: "thuế là một khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền (hoặc chuyển giao bằng hàng hoá, dịch vụ) của các công ty và các hộ gia đình cho chính phủ, mà trong sự trao đổi đó họ không nhận được trực tiếp hàng hoá, dịch vụ nào cả, khoản nộp đó không phải là tiền phạt mà toà án tuyên phạt do hành vi vi phạm pháp luật" 2 Trong các quan điểm này, người ta chỉ nhìn nhận thuế trên giác độ các đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế, không nói đến việc sử dụng tiền thuế để làm gì, chỉ thể hiện việc đánh thuế như là một nghĩa vụ công dân của các doanh nghiệp và hộ gia đình với đất nước mà mình đang kinh doanh hoặc đang sinh sống Các quan điểm này cũng chỉ phù hợp với giai đoạn phát triển của thuế trong thời đoạn lịch sử nhất định lúc đó.

 Trên giác độ phân phối thu nhập, người ta định nghĩa: Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.

1 Mác - Ăng Ghen TT.T2- NXB Sự thật - Hà Nội- 1962 Tr.522

 Trên giác độ người nộp thuế, thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ Nhà nước.

 Trên giác độ kinh tế học, thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công, nhằm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của Nhà nước Ở nước ta, đến nay cũng chưa có một khái niệm thống nhất về thuế Theo từ điển tiếng Việt - Trung tâm từ điển học (1998) thì thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tuỳ theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp v.v buộc phải nộp cho nhà nước theo mức quy định

Những khái niệm về thuế nêu trên mới nhấn mạnh một chiều theo quan niệm của từng góc độ khác nhau, nên chưa thật đầy đủ và chính xác được bản chất của thuế Đến nay, tuy chưa có một định nghĩa về thuế thống nhất, nhưng các nhà kinh tế đều nhất trí cho rằng, để làm rõ được bản chất của thuế thì định nghĩa về thuế phải nêu bật được các khía cạnh sau đây:

- Nội dung kinh tế của thuế được đặc trưng bởi các quan hệ tiền tệ giữa nhà nước với các pháp nhân và các thể nhân, không mang tính hoàn trả trực tiếp;

- Những mối quan hệ dưới dạng tiền tệ này được nảy sinh một cách khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt- việc chuyển giao thu nhập có tính chất bắt buộc theo mệnh lệnh của nhà nước;

- Các các pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho Nhà nước các khoản thuế đã được pháp luật quy định.

- Và việc sử dụng tiền thuế phải dành cho mục đích chung

Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển xã hội, việc quy định thuế phải được sử dụng chung cũng là một vấn đề cần xem xét Có những loại thuế được thu chỉ nhằm một mục đích định trước và trao cho một số đối tượng quy định

Dù trải qua nhiều giai đoạn và được nhận định trên nhiều giác độ khác nhau, nhưng hiện nay một định nghĩa về thuế theo xu hướng cổ điển vẫn còn đang được áp dụng phổ biến, đặc biệt trong cơ chế kinh tế thị trường, điển hình là khái niệm về thuế của Gaston Jèze đưa ra trong Giáo trình Tài chính công Dựa vào định nghĩa này và các yêu cầu nêu trên, có thể đưa ra một khái niệm tổng quát về thuế phù hợp với giai đoạn hiện nay như sau:

Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với nhà nước; không mang tính chất đối khoản,không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế và dùng để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu công cộng

2 Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường:

Các nhà kinh tế học thường đề cập vai trò của thuế đối với ngân sách Nhà nước và đời sống xã hội Bởi vì trên thực tế, thông qua hoạt động thu thuế, Nhà nước tập trung được một bộ phận của cải của xã hội từ đó hình thành nên quỹ ngân sách Nhà nước và thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội

Vai trò của thuế là sự biểu hiện cụ thể các chức năng của thuế trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với sự thay đổi phương thức can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế, thuế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội Vai trò của thuế được thể hiện trên các khía cạnh sau đây:

2.1 Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước:

Hệ thống thuế hiện hành

1 Khái niệm hệ thống thuế:

 Hệ thống thuế là tổng hợp các loại thuế khác nhau với cơ chế hoạt động, đối tượng điều chỉnh, phương pháp đánh thuế, mức độ điều tiết và phương pháp thu nộp khác nhau Các loại thuế có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau nhằm thực hiện mục tiêu điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước Hệ thống thuế theo quan điểm này chính là tập hợp các loại thuế mà nhà nước ban hành Nói khác có thể hiểu đây là hệ thống chính sách thuế.

Hệ thống chính sách thuế là tổng hợp các quan điểm chính thống của nhà nước về các loại thuế trong một giai đoạn nhất định để sử dụng chức năng của thuế nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược chung của đất nước.

 Nhà kinh tế học Adam Smith (1723 - 1790) Trong tác phẩm "Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân giầu có của nhân loại" Ông đã vạch ra bốn nguyên tắc cơ bản xây dựng hệ thống thuế hợp lý:

 Một là, thuế phải huy động phù hợp với khả năng và sức lực của dân cư;

 Hai là, mức thuế và thời hạn thanh toán phải được xác định chính xác;

 Ba là, thời gian thu thuế cần được quy định thuận lợi đối với người nộp thuế;

 Bốn là, các chi phí để tổ chức thu nộp thuế cần phải thấp nhất.

2 Vai trò của hệ thống thuế hiện hành:

Trong hệ thống thuế các thời kỳ, hệ thống chính sách thuế luôn tồn tại và trở thành một yếu tố chủ yếu chi phối toàn hệ thống thuế Chính vì vậy, trên một giác độ nào đó nhiều người hiểu đồng nghĩa hệ thống thuế với hệ thống chính sách thuế Việc hiểu như vậy là không đúng về mặt lý luận, tuy nhiên cũng cho thấy vai trò quan trọng của hệ thống chính sách thuế trong hệ thống thuế Có thể thấy vai trò của hệ thống chính sách thuế thông qua việc tác động đến các yếu tố khác trong hệ thống như sau:

2.1 Phản ảnh nội dung các cam kết quốc tế về thuế:

Việc ký kết các hiệp định và cam kết về thuế buộc các nước phải điều chỉnh hệ thống chính sách thuế nội địa cho tương thích Đây chính là nguồn luật mới của hệ thống pháp luật thuế nước sở tại Ngoại trừ một số trường hợp không thể đưa vào nội luật, còn lại nội dung các cam kết phải được thể hiện trong hệ thống chính sách thuế để cho mọi đối tượng nộp thuế đều có thể nắm bắt và thực thi.

2.2 Hoàn thiện bộ máy tổ chức thu thuế

Bộ máy tổ chức thu thuế là yếu tố thực hiện chính sách thuế Hệ thống chính sách thuế tác động trực tiếp đến mô hình và quy mô của bộ máy tổ chức thu thuế.

Hệ thống chính sách thuế phức tạp sẽ dẫn đến hệ thống có nhiều hơn một bộ máy tổ chức thu thuế Việc hình thành bộ máy thu thuế địa phương và trung ương hoặc hình thành bộ máy thu thuế gián thu, thuế trực thu , tùy thuộc vào quy định của hệ thống chính sách thuế Tuy nhiên, bộ máy tổ chức thuế, trong quá trình hành thu của mình cũng có những kiến nghị tác động ngược trở lại hệ thống chính sách thuế, để hệ thống hoá các phát sinh thực tiễn, nhằm hoàn thiện chính sách thuế ngày càng tốt hơn.

2.3 Phát triển, mở rộng và nâng cao trình độ đối tượng nộp thuế Để các đối tượng nộp thuế tuân thủ tốt nghĩa vụ thuế, họ cần phải được nắm vững các chính sách thuế Thông qua việc nghiên cứu chính sách thuế, các đối tượng nộp thuế có thể hoạch định phương hướng kinh doanh tốt hơn để mang lại nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh Đồng thời trong quá trình thực thi, đối tượng nộp thuế cũng phản hồi những thông tin bất cập của hệ thống chính sách, để hoàn thiện sửa đổi Thực tiễn cho thấy phần lớn những điều chỉnh chính sách thuế đều xuất phát từ sự phản hồi thông tin từ người nộp thuế thông qua quá trình thực hiện

2.4 Tạo điều kiện cho các định chế hỗ trợ phát triển

Nền kinh tế dịch vụ cao đã làm cho vai trò của các định chế hỗ trợ thuế phát huy tác dụng trong hệ thống thuế Các định chế này tham gia vào quá trình triển khai thực hiện chính sách thuế, làm cánh tay nối dài trong việc đưa chính sách thuế đến đối tượng nộp thuế thường xuyên và nhất quán Thông qua các định chế này, chính sách thuế bằng nhiều kênh và nhiều cách trong nhiều thời điểm đến được với đối tượng nộp thuế một cách liên tục và kịp thời Qua các định chế trung gian này, các vướng mắc về chính sách thuế của đối tượng nộp thuế cũng được hệ thống và phản hồi kịp thời để bổ khuyết cho các hạn chế của chính sách thuế

2.5 Quy định mối quan hệ giữa các yếu tố (Luật quản lý thuế )

Trong tương quan hệ thống, các yếu tố có mối quan hệ tác động qua lại khắng khít với nhau Để hệ thống hoạt động ổn định, các nhà nước thường quy định quy tắc ứng xử giữa các mối quan hệ hệ thống Trong hệ thống thuế, việc quy định các mối quan hệ này thường được cụ thể hoá trong Luật quản lý thuế Tùy theo nhận định về hệ thống thuế mà các nội dung trong Luật quản lý thuế được thiết kế Tuy nhiên, nội dung cốt lõi không thể thiếu được là quy định mối quan hệ giữa bộ máy thu thuế với đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện việc thu, nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo chính sách thuế đang áp dụng.

Tổng quan về kiểm tra thuế

1 Nội dung, ý nghĩa và mục đích của kiểm tra thuế:

1.1 Khái niệm và ý nghĩa kiểm tra thuế:

1.1.1 Khái niệm kiểm tra thuế:

Kiểm tra thuế là biện pháp nghiệp vụ của cơ quan thuế do Đội kiểm tra thuế thực hiện để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, giám sát hồ sơ khai thuế của người nộp thuế nhằm chống thất thu thuế và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế.

 Nhằm giúp công chức thuế thực hiện thống nhất quy trình kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế.

 Để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về hồ sơ khai thuế của người nộp thuế nhằm chống thất thu thuế và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế.

1.2 Mục đích của kiểm tra thuế:

 Nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuế trong việc kiểm tra, giám sát hồ sơ khai thuế của người nộp thuế, đồng thời thực hiện cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi, tránh gây phiền nhiễu cho người nộp thuế.

 Nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế trong việc thực hiện khai thuế, tính thuế, nộp thuế đảm bảo khai đúng, nộp đủ, kịp thời số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước.

1.3 Yêu cầu đối với cơ quan thuế, cán bộ kiểm tra hồ sơ thuế: o Thực hiện kiểm tra, giám sát tất cả các hồ sơ thuế mà người nộp thuế gửi đến cơ quan thuế. o Cán bộ kiểm tra thuế phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra các hồ sơ thuế được giao Nếu thiếu tinh thần trách nhiệm làm thất thu ngân sách phải chịu xử lý kỷ luật hành chính, trường hợp gây thiệt hại cho người nộp thuế phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. o Giữ bí mật thông tin phản ánh trong hồ sơ khai thuế của người nộp thuế, trừ các trường hợp công khai thông tin vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế theo quy định tại Điều 74 của Luật quản lý thuế.

2 Cơ sở pháp lý về kiểm tra thuế đối với người nộp thuế:

2.1 Quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về thuế:

 Quy định trong các Luật, Pháp lệnh về thuế, phí và lệ phí:

- Quy định trong khoản 3, khoản 4, Điều 17 Luật thuế GTGT

- Quy định trong khoản 3, khoản 4, Điều 15 Luật thuế TNDN

 Quy định trong Luật quản lý thuế ngày 29/11/2006 Điều 9 Quyền hạn của cơ quan quản lý thuế:

- Quyền kiểm tra thuế, thanh tra thuế

- Xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo thẩm quyền

2.2 Quy định trong chức năng nhiệm vụ của cơ quan thuế:

 Quyết định số 76/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tưởng chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục thuế trực thuộc Bộ Tài chính.

 Quyết định số 48/2007/QĐ-TCT, ngày 15/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trong đó Ban thanh tra có chức năng: giúp Tổng cục trưởng Tổng cục thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế đối với người nộp thuế, thanh tra giải quyết tố cáo về hành vi trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế trong phạm vi toàn quốc.

 Quyết định số 728/QĐ-TCT, ngày 18/6/2007 của Tổng Cục trưởng Tổng cục thuế quy định về chức năng, nhiệm vụ của các phòng, cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó phòng kiểm tra có chức năng, nhiệm vụ: giúp Cục trưởng cục thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của cục thuế.

Quy trình kiểm tra thuế

1 Kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế:

1.1 Kiểm tra hồ sơ các loại thuế khai theo tháng:

1.1.1 Các loại thuế, phí khai theo tháng gồm:

 Thuế giá trị gia tăng

 Thuế tiêu thụ đặc biệt

 Thuế thu nhập doanh nghiệp khấu trừ tại nguồn đối với tiền hoa hồng đại lý

 Phí bảo vệ môi trường đối với trường hợp khai thác khoáng sản

1.1.2 Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ khai thuế:

1.1.2.1 Đối với thuế giá trị gia tăng:

 Hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế theo phương pháp khấu trừ gồm:

 Tờ khai thuế mẫu 01/GTGT

 Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra theo mẫu 01-1/GTGT

 Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào theo mẫu 01-2/GTGT

 Bảng giải trình khai bổ sung, điều chỉnh theo mẫu 01-3/GTGT (nếu có)

 Bảng phân bổ thuế GTGT được khấu trừ trong tháng theo mẫu số 01-4A/GTGT

 Bảng kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào trong năm theo mẫu 01-4B/GTGT

 Bảng kê số thuế GTGT đã nộp của doanh thu xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh theo mẫu số 01-5/GTGT.

 Dự án đầu tư mới có thuế đầu vào, không có thuế đầu ra, hồ sơ khai thuế gồm:

 Tờ khai thuế GTGT cho dự án đầu tư theo mẫu số 02/GTGT

 Bảng kê hoá đơn chứng từ đầu vào theo mẫu số 01-2/GTGT

 Hồ sơ khai thuế GTGT đối với người nộp thuế theo phương pháp trực tiếp gồm: a) Kinh doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ có hóa đơn mua vào, bán ra áp dụng tờ khai thuế GTGT theo mẫu 03/GTGT b) Tờ khai thuế tính theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu theo mẫu 05/GTGT (kể cả trường hợp phát sinh doanh thu từng lần)

 Tờ khai thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh, xây dựng, lắp đặt bán hàng vãng lai ngoại tỉnh theo mẫu 06/GTGT

 Hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chuyển đổi phương pháp tính thuế

Hồ sơ khai thuế tài nguyên

Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp khấu trừ tại nguồn đối với tiền hoa hồng đại lý mẫu số 05/TNDN

- Áp dụng đối với trường hợp người nộp thuế giao đại lý cho tổ chức không được thành lập theo luật doanh nghiệp và đại lý là cá nhân bán hàng đúng giá hưởng hoa hồng.

Hồ sơ khai phí xăng

- Tờ khai phí xăng dầu theo mẫu số 01/PHXD

Hồ sơ khai phí bảo vệ môi trường đối với trường hợp khai thác khoáng sản

- Tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với người khai thác khoáng sản theo mẫu số 01/ BVMT

- Tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với cơ sở thu mua khoáng sản nộp thay người khai thác khoáng sản theo mẫu 02/BVMT

Kiểm tra thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế Thời hạn nộp hồ sơ thuế được xác định căn cứ vào dấu tiếp nhận hồ sơ của cơ quan thuế.

Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ khai thuế

Hồ sơ khai thuế phải đảm bảo đúng mẫu quy định; phải được ghi đầy đủ các chỉ tiêu; có chữ ký của người có thẩm quyền; có đóng dấu của cơ sở kinh doanh.Trường hợp phát hiện hồ sơ thuế không đáp ứng được yêu cầu nêu trên thì cơ quan thuế yêu cầu người nộp thuế khắc phục sai sót và nộp bản thay thế Thời điểm cơ quan thuế nhận được bản thay thế được coi là thời điểm nộp hồ sơ thuế.

Kiểm tra căn cứ tính thuế trong hồ sơ thuế

1.1.5.1 Đối với thuế giá trị gia tăng:

Phương pháp kiểm tra được xác định như sau:

 Đối chiếu số liệu giữa tờ khai thuế giá trị gia tăng với bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra, mua vào; bảng phân bổ số thuế giá trị được khấu trừ trong kỳ, bảng kê khác…để phát hiện sự mâu thuẫn giữa các số liệu.

 Đối với bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra cần kiểm tra:

- Tính liên tục của hàng hóa dịch vụ bán ra

- Doanh số chưa có thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra có so sánh đối chiếu với doanh số chưa có thuế của hàng hóa dịch vụ cùng loại được phản ánh trong bảng kê của tháng trước

- Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ bán ra có phù hợp với chính sách quy định và từng bảng kê của tháng trước.

 Đối với bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào cần kiểm tra:

- Ngày, tháng, năm phát hành hóa đơn để phát hiện những hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào kê khai quá thời hạn kê khai thuế.

- So sánh doanh số mua hàng hóa, dịch vụ chưa có thuế và mức thuế suất của cùng người bán được kê khai trong bảng kê các tháng để phát hiện những mâu thuẫn về giá cả và mức thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào.

 Kiểm tra bảng phân bổ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ mua vào được khấu trừ trong kỳ.

Kiểm tra phần A bảng phân bổ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ trong kỳ cần đối chiếu với bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào để xác định các chỉ tiêu sau:

 Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.

 Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế.

Kiểm tra phần B bảng phân bổ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ cần đối chiếu với bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra để xác định chính xác các chỉ tiêu:

+ Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ

+ Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế trong kỳ

+ Từ hai chỉ tiêu trên để xác định tỷ lệ trong kỳ và thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ trong kỳ

1.1.5.2 Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt:

Phương pháp kiểm tra được xác định như sau:

 Kiểm tra tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt:

 Đối chiếu số liệu giữa tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt với bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để xác định các chỉ tiêu:

 Doanh số bán chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt (không có thuế GTGT)

 Thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ

 Xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo công thức:

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Doanh số bán ra (chưa có thuế GTGT)/(1+thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt)

 Kiểm tra mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt ghi trên tờ khai thuế bằng cách đối chiếu với mức thuế suất theo chế độ quy định đối chiếu với tờ khai thuế của các tháng trước.

 Kiểm tra hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra:

 Kiểm tra ký hiệu số, ngày tháng năm phát hành hóa đơn để xác định tính liên tục của các hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra.

 Kiểm tra đơn giá để xác định:

 Có phải giá bán của chi nhánh, cửa hàng, cơ sở phụ thuộc cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hay không.

 Có phải là giá bán của các đại lý chưa trừ hoa hồng hay không, trong trường hợp cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng.

 Giá đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được tiêu thụ qua các cơ sở kinh doanh thương mại có thấp hơn 10% so với giá bình quân cơ sở thương mại bán ra hay không.

 Đối với hàng nhập khẩu: giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt có phải là giá tính thuế nhập khẩu (+) thuế nhập khẩu hay không.

 So sánh với giá bán mặt hàng cùng loại trong bảng kê tháng trước để phát hiện chênh lệch

 Kiểm tra hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào:

 Kiểm tra số liệu bảng tính thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu mua vào và số liệu của bảng tính thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu được khấu trừ.

 Kiểm tra mối quan hệ giữa số liệu của bảng tính thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu mua vào với số liệu của bảng tính thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu được khấu trừ với tờ khai thuế tiêu thụ đặc bịêt.

1.1.5.3 Kiểm tra tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp khấu trừ tại nguồn đối với tiền hoa hồng đại lý.

Chủ yếu là kiểm tra số liệu tính toán trên tờ khai và tỷ lệ khấu trừ thuế so với tờ khai các tháng trước.

1.1.5.4 Đối với thuế tài nguyên:

Cần chú ý kiểm tra các chỉ tiêu sau:

 Kiểm tra giá tính thuế đơn vị tài nguyên để xác định:

 Có phù hợp với quy định về giá tính thuế trong các văn bản hướng dẫn về giá tính thuế tài nguyên

 Đối chiếu về giá tính thuế tài nguyên so với các tờ khai trước đây để phát hiện chênh lệch.

 Kiểm tra mức thuế suất hoặc mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên so với chế độ quy định.

 Kiểm tra căn cứ phản ánh số thuế tài nguyên dự kiến được miễn, giảm trong kỳ.

1.1.5.5 Kiểm tra tờ khai nộp phí xăng dầu:

Khi kiểm tra hai loại tờ khai này chủ yếu là so sánh sản lượng xăng, dầu xuất bán; số lượng khoáng sản khai thác so với các tờ khai tháng trước để phát hiện mức chênh lệch Nếu số lượng chênh lệch lớn yêu cầu người nộp thuế phải giải trình.

Kiểm tra hồ sơ các loại thuế khai theo quý

Việc khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý chỉ là tạm nộp và trong các loại thuế chỉ có thuế thu nhập doanh nghiệp là khai và tạm nộp theo quý Việc kiểm tra hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính nộp hàng quý theo các bước sau:

1.2.1 Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ khai thuế; tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính bao gồm:

 Tờ khai thuế thu nhập tạm tính theo mẫu số 01A/TNDN dùng cho người nộp thuế khai được thu nhập chịu thuế phát sinh.

 Tờ khai thuế thu nhập tạm tính theo mẫu số 01B/TNDN dùng cho người nộp thuế khai theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu

 Hồ sơ khai thuế dùng cho tổ chức kinh doanh khai thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất là tờ khai thuế thu nhập theo mẫu số 02/TNDN và bảng phụ lục doanh thu theo mẫu số 01-1/TNDN

1.2.2 Kiểm tra thời hạn nộp thuế

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế Việc xác định thời hạn được căn cứ vào dấu tiếp nhận hồ sơ của cơ quan thuế.

1.2.3 Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ khai thuế

Hồ sơ khai thuế phải đúng theo mẫu quy định; ghi đầy đủ các chỉ tiêu; có chữ ký của người có thẩm quyền; có đóng dấu của cơ sở kinh doanh Trường hợp phát hiện hồ sơ thuế không đáp ứng được các yêu cầu, người nộp thuế khắc phục sai sót và nộp bản thay thế Thời điểm cơ quan nhận được bản thay thế được coi là thời điểm nộp hồ sơ thuế.

1.2.4 Kiểm tra căn cứ tính thuế trong hồ sơ

 Kiểm tra tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính dành cho người nộp thuế khai được thu nhập thực tế phát sinh cần chú ý các chỉ tiêu sau:

- Doanh thu phát sinh trong kỳ: cần đối chiếu với doanh thu trong tờ khai thuế giá trị gia tăng hoặc tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt trong cùng kỳ.

- Chi phí phát sinh trong kỳ: cần so sánh tỷ lệ chi phí phát sinh trong kỳ trên doanh thu với các tờ khai của quý trước.

- Đối với chỉ tiêu điều chỉnh tăng, giảm lợi nhận trong kỳ cần phải có thông báo yêu cầu người nộp thuế giải trình.

- Các chỉ tiêu lỗ được chuyển trong kỳ; thuế thu nhập doanh nghịêp được miễn giảm: phải có thông báo để người nộp thuế giải trình.

- Đối chiếu mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo chế độ quy định.

 Kiểm tra tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính dành cho người nộp thuế khai theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu cần kiểm tra các chỉ tiêu:

- Doanh thu phát sinh trong kỳ: cần đối chiếu với doanh thu trong tờ khai thuế giá trị gia tăng hoặc tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt trong cùng kỳ.

- Tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu: căn cứ xác định là dựa trên tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu quyết toán thuế năm trước hoặc quý trước nếu năm trước cơ sở kinh doanh bị lỗ không có thu nhập chịu thuế.

- Đối với tờ khai thuế có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi; hoặc dự kiến miễn giảm: cần phải có thông báo để người nộp thuế giải trình.

Kiểm tra hồ sơ các loại thuế khai theo năm

1.2.4.1.1 1.3.1 Các loại thuế khai theo năm gồm:

 Thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng (chênh lệch giữa bán và giá mua)

 Thuế thu nhập doanh nghiệp

 Thuế sử dụng đất nông nghiệp

 Tiền thuê mặt đất, mặt nước

 Hồ sơ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế khoán

1.2.4.1.2 1.3.2 Nội dung kiểm tra hồ sơ khai thuế năm:

1.3.2.1 Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ khai thuế

 Đối với thuế giá trị gia tăng dùng cho người nộp thuế tính theo phương pháp trực tiếp tính trực tiếp trên thuế giá trị gia tăng là tờ khai quyết toán thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 04/GTGT.

 Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, hồ sơ khai thuế gồm:

- Tờ khai quyết toán thuế mẫu 03/TNDN

- Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh; chấm dứt hợp đồng; chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp; tổ chức lại hoạt động doanh nghiệp

- Các phụ lục kèm theo gồm:

+ Phụ lục báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh + Phụ lục chuyển lỗ

+ Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất

+ Phụ lục về số thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi + Phụ lục về số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài

 Đối với thuế tài nguyên: Hồ sơ khai thuế tài nguyên là tờ khai quyết toán thuế tài nguyên theo mẫu 03/TAIN

 Hồ sơ khai thuế nhà, đất:

- Hồ sơ khai thuế nhà, đất đối với tổ chức là tờ khai thuế nhà, đất theo mẫu số 01/N.ĐAT

- Hồ sơ khai thuế đối với hộ gia đình là tờ khai thuế nhà, đất theo mẫu số 02/N.ĐAT

 Hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp:

- Hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với tổ chức là tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp theo mẫu số 01/SDNN

- Hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân là tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp theo mẫu số 02/SDNN

- Hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp dùng cho trồng cây lâu năm thu hoạch

01 lần là tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp theo mẫu số 03/SDNN

 Hồ sơ khai tiền thuế mặt đất, tiền thuê mặt nước:

- Người thuê mặt đất, thuê mặt nước thực hiện khai tiền thuê mặt đất, thuê mặt nước theo mẫu số 01/TMĐN

- Người thuê mặt đất, thuê mặt nước đã nộp hồ sơ khai thuế từ những năm trước mà không có sự thay đổi diện tích thì không phải khai và nộp tờ khai Chỉ khi có sự thay đổi diện tích thuê mới phải khai lại hồ sơ thuế

 Hồ sơ khai thuế theo phương pháp khoán:

 Đối tượng nộp thuế khoán:

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không có đăng ký kinh doanh hoặc không phải đăng ký kinh doanh; không đăng ký thuế

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mở sổ kế toán, nhưng qua kiểm tra xác định thực hiện không đúng chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ; khai thuế không chính xác, trung thực

- Hộ gia đình, cá nhân khai thác tài nguyên thủ công, phân tán, lưu động, không thường xuyên.

 Các loại thuế áp dụng phương pháp khoán

 Thuế giá trị gia tăng

 Thuế tiêu thụ đặc bịêt

 Thuế thu nhập doanh nghiệp

 Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

 Hồ sơ khai thuế khoán:

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán theo mẫu tờ khai 01/THKT

- Hộ, cá nhân khai thác tài nguyên, khoáng sản nộp thuế khoán theo mẫu tờ khai 02/ THKT

 Thuế môn bài: hồ sơ khai thuế môn bài là tờ khai thuế theo mẫu số 01/MBAI

1.3.2.2 Kiểm tra thời hạn nộp hồ sơ thuế:

 Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của năm chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính

 Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng tính thu trên giá trị gia tăng chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

 Thời hạn nộp hồ sơ thuế được xác định căn cứ vào dấu tiếp nhận hồ sơ của cơ quan thuế.

1.3.2.3 Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ thuế:

 Hồ sơ khai thuế phải đảm bảo theo đúng mẫu quy định, được ghi đầy đủ các chỉ tiêu; có chữ ký của người có thẩm quyền; có đóng dấu của cơ sở kinh doanh.

 Trường hợp phát hiện hồ sơ thuế không đáp ứng được các yêu cầu nêu trên thì cơ quan thuế yêu cầu người nộp thuế khắc phục sai sót và nộp bản thay thế Thời điểm cơ quan thuế nhận được bản thay thế được coi là thời điểm nộp hồ sơ thuế.

1.3.2.4 Kiểm tra căn cứ tính thuế trong hồ sơ thuế:

 Kiểm tra tờ khai quyết toán thuế giá trị gia tăng dùng cho người nộp thuế tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng

 Phương pháp kiểm tra là đối chiếu các chỉ tiêu trong tờ khai quyết toán thuế với các chỉ tiêu được cộng dồn của các tờ khai tháng trong năm

 Qua đối chiếu trên, nếu có sự chênh lệch giữa các chỉ tiêu, cơ quan thuế thông báo để người nộp thuế giải thích.

 Kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp:

 Kiểm tra tờ khai quyết tóan thuế thu nhập doanh nghiệp cần đối chiếu các chỉ tiêu trong tờ khai với các tài liệu kèm theo như sau:

 Đối chiếu chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp với chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp trong phụ lục “Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh”

 Đối chiếu với chỉ tiêu “Thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được ở nước ngoài” với chỉ tiêu này trong phụ lục “Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài trong kỳ tính thuế”

 Đối chiếu chỉ tiêu “Lỗ từ các năm trước chuyển sang” với chỉ tiêu này trong mục “Chuyển lỗ”

 Đối chiếu chỉ tiêu “Thuế thu nhập doanh nghiệp chênh lệch do áp dụng mức thuế suất khác 28% và chỉ tiêu “Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế” với các chỉ tiêu nêu trên trong bảng phụ lục “Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi”

 Đối chiếu các chỉ tiêu “Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất”; “Số lỗ được chuyển từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất từ những năm trước được chuyển” với các chỉ tiêu trong phụ lục “Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất”

 Các chỉ tiêu khác trong tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cần đối chiếu với bảng báo cáo tài chính của cơ sở kinh doanh và đối chiếu với các chỉ tiêu trong tờ khai các năm trước

 Kiểm tra phụ lục “Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh”: Cần đối chiếu với các chỉ tiêu “Doanh thu” và “Chi phí” với số cộng dồn các chỉ tiêu này trong

“Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính trong năm”

 Kiểm tra phụ lục “Chuyển lỗ”: Kiểm tra mối quan hệ giữa số liệu tại mục

“Kế hoạch chuyển lỗ phát sinh các kỳ tính thuế trước và đăng ký kế hoạch chuyển lỗ kỳ này” với mục “Xác định số lỗ được chuyển trong kỳ tính thuế”

 Kiểm tra phụ lục “Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất” Trong đó chú ý tới các chỉ tiêu:

- Giá thực tế chuyển quyền (đồng/m2)

- Doanh thu chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất

- Tỷ suất thu nhập còn lại trên chi phí

- Thuế thu nhập bổ sung theo biểu lũy tiến từng phần

 Kiểm tra phụ lục “Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi”:

Kiểm tra hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh

Khai thuế GTGT và thuế TNDN đối với nhà thầu nước ngoài không thực hiện chế độ kế toán Việt Nam:

- Hồ sơ khai theo từng lần phát sinh

- Hồ sơ khai quyết toán thuế khấu trừ của nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng

- Khai thuế khấu trừ và nộp thay cho các hãng vận tải nước ngoài

Kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế

2.1 Các trường hợp kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế:

2.1.1 Trường hợp người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin tài liệu, không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng; hoặc cơ quan thuế không đủ căn cứ để ấn định.

2.1.2 Trường hợp kiểm tra trước khi hoàn thuế theo quy định bao gồm:

 Hoàn thuế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

 Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu.

 Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận về thuế trong thời hạn 02 năm tính từ thời điểm đề nghị hoàn thuế trở về trước.

 Người nộp thuế không thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định.

2.1.3 Doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động; giao, bán khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.

2.2 Thủ tục pháp lý khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế:

2.2.1 Việc kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế chỉ được thực hiện: khi có quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế do thủ trưởng cơ quan thuế ban hành

2.2.2 Nội dung cơ bản của quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế:

 Căn cứ pháp lý để kiểm tra

 Đối tượng kiểm tra Nếu đối tượng kiểm tra là người nộp thuế có các đơn vị thành viên thì nội dung quyết định kiểm tra phải ghi rõ danh sách các đơn vị thành viên thụôc đối tượng kiểm tra theo quyết định.

 Nội dung phạm vi kiểm tra

 Thời gian tiến hành kiểm tra

 Trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên khác của đoàn kiểm tra

 Quyền hạn và trách nhiệm của đoàn kiểm tra và đối tượng kiểm tra

2.2.3 Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế:

 Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định, quyết định kiểm tra phải được gửi cho người nộp thuế.

 Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định kiểm tra thuế hoặc trước thời điểm tiến hành kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế, mà người nộp thuế chứng minh được với cơ quan thuế về số thuế đã kê khai là đúng hoặc nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo tính toán của cơ quan thuế, thì Thủ trưởng cơ quan thuế ra quyết định bãi bỏ kiểm tra thuế.

 Việc kiểm tra thuế theo quyết định kiểm tra thuế phải được tiến hành chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định.

 Trưởng đoàn kiểm tra thuế có trách nhiệm công bố quyết định kiểm tra thuế và giải thích rõ nội dung để đối tượng kiểm tra hiểu và chấp hành quyết định.

 Thời hạn kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra Trường hợp nếu xét thấy cần phải có thêm thời gian thì chậm nhất là 01 ngày trước khi kết thúc thời hạn kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định kiểm tra để gia hạn kiểm tra Quyết định kiểm tra chỉ gia hạn 01 lần dưới hình thức văn bản Thời gian gia hạn không quá 05 ngày làm việc.

2.2.4 Biên bản kiểm tra thuế:

 Biên bản kiểm tra phải được lập theo mẫu số 04/KTT của Bộ Tài chính và được ký trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra.

 Biên bản bao gồm một số nội dung sau:

 Căn cứ pháp lý để lập biên bản

 Mô tả thực trạng diễn biến của sự việc theo nội dung đã kiểm tra, nêu cụ thể kết quả đối chiếu của đoàn kiểm tra với số liệu kê khai, báo cáo của người nộp thuế, giải thích lý do, nguyên nhân

 Kết luận về từng nội dung đã tiến hành kiểm tra, xác định hành vi vi phạm, mức độ vi phạm, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị biện pháp xử lý không thuộc thẩm quyền.

 Biên bản kiểm tra phải được công bố công khai trước đoàn kiểm tra và người nộp thuế được kiểm tra Biên bản phải được người nộp thuế và trưởng đoàn kiểm tra ký vào từng trang, đóng dấu của người nộp thuế.

2.3 Xử lý kết quả kiểm tra thuế:

 Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản kiểm tra với người nộp thuế, trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo với người ra quyết định kiểm tra thuế về kết quả kiểm tra.

 Trường hợp phải xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính thì trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản, thủ trưởng cơ quan thuế phải ra quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính Nếu vượt quá thẩm quyền của người ra quyết định kiểm tra thuế thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký biên bản kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra có văn bản đề nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế (kèm theo biên bản) và thông báo cho người nộp thuế.

 Trường hợp qua kiểm tra thuế mà phát hiện hành vi vi phạm về thuế có dấu hiệu trốn thuế, gian lận về thuế thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo thủ trưởng cơ quan thuế chuyển hồ sơ sang bộ phận thanh tra thuế

Kiểm tra hồ sơ, xác định số thuế đủ điều kiện được hoàn – trường hợp hoàn trước, kiểm sau

3.1 Phân tích chi tiết hồ sơ hoàn thuế; đối chiếu số liệu với các tài liệu, dữ liệu trên mạng máy tính để tìm ra những điểm bất hợp lý, bất thường hay có dấu hiệu nghi vấn:

 Đối chiếu thông tin trên hồ sơ hoàn thuế với dữ liệu đăng ký thuế trên mạng máy tính.

 Đối chiếu thuế GTGT đề nghị hoàn và các số liệu liên quan đến số thuế hoàn trên hồ sơ hoàn thuế với:

- Phiếu theo dõi thu nộp thuế

- Tờ khai thuế GTGT, chi tiết tới số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào, số thuế đề nghị hoàn, số thuế dừng khấu trừ

- Các bảng kê chi tiết hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra đã kê khai cho cơ quan thuế.

 Đối chiếu báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với bảng kê chi tiết hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ tương ứng; đối chiếu số liệu các chứng từ liên quan với bảng kê xác định số thuế GTGT đề nghị hoàn.

 Xem xét số thuế trên các tờ khai với số thuế GTGT của các tháng trong kỳ hoàn thuế (số thuế GTGT xét hoàn phải bằng hay nhỏ hơn số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết do cơ quan thuế đang quản lý trên máy tính)

 Kiểm tra doanh nghiệp đã dừng khấu trừ trên tờ khai thuế GTGT hay chưa; số đề nghị hoàn có lớn hơn số dừng khấu trừ không và có xử lý thích hợp.

 Đối chiếu phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ; đối chiếu thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu.

 Phân tích bảng kê hồ sơ xuất khẩu, để phát hiện những trường hợp không hội đủ điều kiện hưởng thuế suất 0% Chú ý đối chiếu cột, dòng trên bảng kê hàng hóa xuất khẩu để phát hiện các thông tin sai lệch giữa phương thức thanh toán, chứng từ thanh toán với tờ khai hải quan, hóa đơn GTGT và yêu cầu cơ sở kinh doanh giải trình bổ sung, hoặc phân bổ hay loại trừ, từ đó xác định lại số thuế đề nghị hoàn.

3.2 Thông báo yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; sửa đổi, thay thế các tài liệu lập chưa đúng thủ tục:

 Lãnh đạo Cục thuế ủy quyền cho trưởng phòng kê khai – kế toán thuế (hoặc lãnh đạo Chi cục thuế) phát hành Thông báo gải trình, bổ sung thông tin, tài liệu lần

1, 2 (mẫu số 01/KTTT) hay Thông báo hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn (mẫu số 02/QTr-HT) gởi cho người nộp thuế và bộ phận tuyên truyền hỗ trợ.

 Ngoài những yêu cầu bằng văn bản nêu trên, viên chức thuế không được tự ý yêu cầu người nộp thuế bổ sung thêm tài liệu, chứng từ gì khác.

3.3 Thông báo hồ sơ không thuộc đối tượng hoàn thuế:

Khi phát hiện hồ sơ không thuộc diện được hoàn thuế GTGT theo quy định,trong thời hạn 15 ngày làm việc (kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận), bộ phận kê khai – kế toán thuế phải trình lãnh đạo Chi cục thuế ký Thông báo hồ sơ không được hoàn thuế (mẫu số 06/QTr-HT), gởi cho người nộp thuế và bộ phận tuyên truyền hỗ trợ.

3.4 Trường hợp phát hiện cơ sở kinh doanh có một trong các dấu hiệu bất thường, nghi vấn như sau:

 Kê khai thu nhập chịu thuế lỗ liên tục nhiều tháng hoặc nhiều năm; doanh thu, thu nhập kinh doanh, số thuế GTGT đề nghị hoàn…có thay đổi đột biến (tăng hoặc giảm nhiều theo thời gian).

 Doanh nghiệp đã được giải quyết hoàn thuế nhiều lần, nhưng chưa được cơ quan thuế tổ chức kiểm tra lần nào.

 Doanh nghiệp có tổ chức các chi nhánh, cửa hàng kinh doanh ăn uống, bán lẻ cho người tiêu dùng; các hãng taxi khoán doanh số cho tài xế…

 Các dấu hiệu bất thường, nghi vấn khác…

 Các tình huống mới phát sinh, chưa được Tổng Cục thuế, Cục thuế hướng dẫn.

Bộ phận kê khai – kế toán thuế có tờ trình báo cáo lãnh đạo Chi cục thuế xin ý kiến chỉ đạo Phê duyệt của lãnh đạo Chi cục thuế được thực hiện như sau: a) Trường hợp lãnh đạo Chi cục thuế cho tiếp tục giải quyết hồ sơ theo diện hoàn trước-kiểm sau và lưu ý các thông tin cảnh báo, thì tờ trình – có ý kiến của lãnh đạo Chi cục thuế phải được chuyển ngay đến các bộ phận liên quan để ký nhận. Đồng thời sao chụp lại và lưu trong hồ sơ hoàn thuế. b) Trường hợp có chỉ đạo chuyển hồ sơ sang diện phải kiểm trước-hoàn sau; bộ phận kê khai- kế toán thuế chuyển thông báo hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn; kèm theo toàn bộ hồ sơ xin hoàn thuế, phiếu phân loại hồ sơ hoàn thuế, phiếu nhận xét hồ sơ hoàn thuế cho bộ phận kiểm tra thực hiện Đồng thời phải sao gởi thông báo này cho người nộp thuế và bộ phận tuyên truyền hỗ trợ.

3.5 Trường hợp hồ sơ đầy đủ, số liệu chính xác thì viên chức thuế tiến hành lập hồ sơ báo cáo, bao gồm:

 In phiếu theo dõi tình hình kê khai và nộp thuế từ dữ liệu mạng máy tính (từ kỳ hoàn thuế cho đến thời điểm xem xét hồ sơ)

 In thông tin tổng hợp số liệu quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh trong 3 năm gần nhất từ dữ liệu mạng máy tính (theo mẫu thống nhất của Cục thuế)

 Báo cáo kết quả xác minh hóa đơn liên quan đến kỳ hoàn thuế

 Báo cáo kết quả dò tìm hóa đơn của doanh nghiệp đã bỏ trốn, đã có phát hiện gì tại thời điểm xem xét hồ sơ hoàn thuế (có thể ứng dụng phần mềm để rà soát)

 Lập phiếu đề nghị hoàn thuế (mẫu số 05/QTr-HT-BS)

 Lập dự thảo quyết định hoàn thuế (mẫu số 04/HTBT)

 Nếu phát hiện có nợ thuế, viên chức phụ trách phải đối chiếu nợ với bộ phận quản lý nợ và soạn dự thảo Lệnh thu đính kèm hồ sơ

 Nhận Lệnh thu của cơ quan Hải quan (nếu có)

 Văn bản giải trình bổ sung của người nộp thuế (nếu có)

 Phiếu theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ hoàn thuế (theo mẫu-Cục thuế)

 Đối với hồ sơ hoàn thuế GTGT của người nộp thuế do Chi cục thuế trực tiếp quản lý thu thuế: ngoài hồ sơ báo cáo như trên còn phải bổ sung những thủ tục theo quy trình của Tổng Cục thuế

3.6 Thời hạn phân tích, đối chiếu số liệu, lập hồ sơ báo cáo:

 Chậm nhất không quá 08 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ được phân công bộ phận kê khai- kế toán thuế phải lập xong hồ sơ đề xuất hoàn thuế

 Riêng đối với hồ sơ hoàn thuế của các tổ chức, đơn vị sử dụng vốn ODA thì thời hạn là 2 ngày làm việc

3.7 Luân chuyển hồ sơ giải quyết hoàn thuế:

Kiểm tra hồ sơ hoàn thuế tại cơ sở kinh doanh – trường hợp kiểm tra trước, hoàn sau

4.1 Bộ phận kiểm tra thực hiện kiểm tra để xác định tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ hoàn so với tài liệu gốc do doanh nghiệp cung cấp. Trình tự, thủ tục, nội dung, phạm vi kiểm tra thuế theo quy định tại Mục I, Phần H, Thông tư số 60/TT-BTC ngày 14/6/2007 về công tác kiểm tra thuế và tại quy trình kiểm tra thuế của Tổng cục thuế.

Trong đó, cần phải quan tâm tới những tài liệu quan trọng sau:

+ Sổ sách kiểm tra, bộ hồ sơ xuất khẩu

+ Hợp đồng để xem phương thức thanh toán hàng hóa là gì

+ Tờ khai hải quan phải có dấu của cơ quan hải quan

+ Chứng từ thanh toán: cá nhân phải có uỷ quyền thanh toán

 Cần thực hiện các kỹ thuật kiểm tra, đối chiếu như sau:

- Kiểm tra việc lưu trữ sổ sách, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.

- Đối chiếu nội dung bảng kê bộ hồ sơ xuất khẩu với các chứng từ gốc, đối chiếu hợp đồng vận chuyển với phương thức thanh toán (đồng/tấn/km), chứng từ thanh toán… Trong trừơng hợp cần thiết, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần kiểm tra thực tuế địa điểm các kho chứa hàng và hàng hóa tồn kho.

- Đối chiếu bảng kê hóa đơn đầu vào đầu ra với hóa đơn gốc và các chứng từ kế toán khác.

- Trường hợp hồ sơ hoàn thuế do hàng hóa tồn kho nhiều, doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư TSCĐ, chưa có thuế GTGT đầu ra, cần nghiên cứu kỹ điều kiện tiến hành kiểm tra thực tế (hàng hóa, vật tư, máy móc…)

4.2 Căn cứ biên bản kiểm tra thuế chậm nhất 5 ngày làm việc, bộ phận kiểm tra phải trình lãnh đạo Cục thuế/CCT ra Kết luận kiểm tra thuế hoặc Quyết định xử lý kết quả kiểm tra, phải có tờ trình kết luận hồ sơ ngắn gọn

 Kết luận kiểm tra thuế phải xác định rõ:

- “Không chấp nhận cho khấu trừ một số thuế GTGT đầu vào là……….đồng”

- Hoặc “chưa phát hiện vi phạm về thuế”

 Trường hợp người nộp thuế có vi phạm về hóa đơn, chứng từ kế toán hay thủ tục thuế; chậm nộp thuế; khai thiếu thuế thì ra quyết định xử phạt hành chính

Lưu ý: cho đến thời điểm có kiểm tra trước hoàn nêu trên, cơ quan thuế chưa xử phạt về hành vi gian lận thuế GTGT liên quan đến số thuế đề nghị hoàn Lý do: người nộp thuế đang có thuế GTGT âm và chưa có quyết định hoàn thuế GTGT, nên hành vi trốn thuế GTGT (làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn) chưa hoàn thành.

4.3 Trường hợp phát hiện hồ sơ hoàn thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế theo quy định tại Khoản 2, điều 81_Luật quản lý thuế thì bộ phận kiểm tra lập Tờ trình đề nghị thanh tra thuế, xin quyết định của lãnh đạo Cục thuế:

 Tiêu chí để xác định các dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế cần phải chuyển thanh tra thuế: thực hịên theo hướng dẫn tại Khoản 2, Điều 36, Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007

 Trong tờ trình đề nghị thanh tra thuế, bộ phận kiểm tra phải nêu rõ căn cứ xác định các dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế

- Xác minh hóa đơn phải từ trước.

- Nếu hóa đơn nghi vấn cho tạm dừng hoàn.

 Việc giải quyết hồ sơ phải thanh tra thuế, thực hiện theo quy định của Tổng cục thuế quyết định số 490/QĐ-TCT ngày 22/5/2008

 Việc thanh tra thuế tại cơ sở kinh doanh phải kết thúc bằng biên bản thanh tra thuế (mẫu số 04/KTTT-thông tư số 60) và kết luận thanh tra thuế (mẫu 06/KTTT-thông tư số 60)

4.4 Xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra thuế trong hồ sơ hoàn thuế:

 Trường hợp số thuế GTGT không được chấp nhận khấu trừ < số thuế GTGT đề nghị hoàn: giải quyết bù trừ thuế GTGT ngay trong phiếu đề nghị hoàn thuế. Trong đó "Quyết định hoàn thuế" được thay bằng "Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước".

 Trường hợp có quyết định xử phạt hành chính về thuế :

 Số tiền phạt hành chính được xử lý như tiền phạt còn tồn đọng và sẽ được tổng hợp vào số thuế, phạt tồn đọng, cần giải quyết bằng bù trừ.

 Bộ phận kiểm tra cùng với bộ phận Quản lý nợ phải xác định tổng số nợ thuế và phạt còn tồn đọng, trong thời hạn tối đa 01 ngày làm việc.

 Căn cứ số liệu nợ đọng đó, bộ phận kiểm tra có trách nhiệm soạn dự thảo Lệnh thu Sau khi lãnh đạo duyệt ký, Lệnh thu phải được gởi đến KBNN, người nộp thuế, bộ phẩn Quản lý nợ.

4.5 Lập phiếu đề nghị hoàn thuế:

 Căn cứ kết luận kiểm tra, thanh tra thuế tại doanh nghiệp, bộ phận kiểm tra lậpPhiếu đề nghị hoàn thuế (theo mẫu số 05/QTr-HT-BS đính kèm), kèm theo hồ sơ báo cáo Quy trình luân chuyển hồ sơ giải quyết hoàn thuế được thực hiện theo hướng dẫn.

Một số kỹ năng, kỹ thuật cơ bản khi thực hiện kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế

trụ sở người nộp thuế:

5.1 Kỹ năng trong kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế: Để tiến hành kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế có hiệu quả, cán bộ kiểm tra cần thực hiện một số bước phổ biến sau:

2) Yêu cầu cung cấp thông tin

4) Truy lần lại việc xử lý dữ liệu

7) Phân tích tỷ suất và xu hướng

 Cán bộ kiểm tra cần lập kế hoạch quan sát để thu được bằng chứng bằng cách liên hệ thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với các thông tin kế toán.

 Thông qua việc quan sát thực tế các hiện tượng như vậy, cán bộ kiểm tra đã có ghi nhận ban đầu về tính hiện hữu của các hiện tượng này.

 Việc quan sát được thực hiện trên giác độ đánh giá tác động của những hiện tượng này đối với hoạt động kế toán và ảnh hưởng đến công tác kiểm tra.

 Tham quan cơ sở doanh nghiệp để:

 Ghi chép thông tin liên quan đến cuộc kiểm tra, khẳng định xem dịch vụ, hàng hóa sản xuất có đúng như mô tả trong quá trình phỏng vấn hay không.

 Lưu tâm những bằng chứng về kê khai thiếu doanh thu từ các nguồn phụ trợ (ví dụ: phế liệu trong ngành dệt may, các sản phẩm phụ trong ngành xay sát…)

5.1.2 Yêu cầu cung cấp thông tin:

 Cán bộ kiểm tra phải đặt ra rất nhiều câu hỏi trong quá trình kiểm tra

 Quá trình hỏi – đáp cả dưới dạng văn bản chính thức và trao đổi thông thường

 Thông thường, nhân viên doanh nghiệp sẽ giải thích về những chênh lệch trong số liệu kế toán

 Tuy nhiên cán bộ kiểm tra không thể tin tưởng vào những câu trả lời mà không có kèm theo các dẫn chứng xác thực

 Cán bộ kiểm tra phải thu thập được những dẫn chứng xác thực nhằm đảm bảo có được câu trả lời hợp lý (chẳng hạn như sử dụng danh mục câu hỏi về kiểm soát nội bộ để thu được thông tin về các quy trình kiểm soát do các nhân viên doanh nghiệp mô tả)

 Là một loại hình yêu cầu cung cấp thông tin mà cán bộ kiểm tra thực hiện bằng cách lấy xác nhận bằng văn bản của các công ty hoặc cá nhân bên ngoài

Ví dụ: như xác định về mức chiết khấu thanh toán, hoặc chiết khấu thương mại của các đơn vị cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp.

5.1.4 Truy lần lại việc xử lý dữ liệu:

 Để phát hiện được các sai sót khi xử lý số liệu kế toán, cán bộ kiểm tra có thể thực hiện lại một bước xử lý cụ thể nào đó trong quá trình xử lý dữ liệu

Ví dụ: cán bộ kiểm tra có thể truy lần các bút toán vào sổ chứng từ gốc đến sổ cái tài khoản.

 Tính chính xác về số học của các phép tính thực hiện trong quá trình xử lý số liệu có thể được chứng minh bằng cách tính toán lại các kết quả

Ví dụ: Cán bộ kiểm tra tiến hành tính toán lại số liệu giữa các tiêu chí trên tờ khai thuế GTGT tháng hoặc năm như: hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ; thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào được khấu trừ, hay hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ, thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ; trong đó với các mức thuế suất 0%, 5%, 10%; thuế GTGT kỳ trước chuyển sang, thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển sang kỳ sau…

 Các giao dịch trao đổi thường có liên quan đến sự luân chuyển các chứng từ giữa các bên tham gia giao dịch Quy trình xác minh sẽ kiểm tra và so sánh các chứng từ này với sổ sách kế toán

Ví dụ: Tiến hành xác minh nghiệp vụ xuất, nhập kho hàng hóa trong việc luân chuyển chứng từ như: nhân viên khi mang hàng hóa và hóa đơn về thì thủ kho hoặc bộ phận tiếp nhận phải lập phiếu nhập kho và ghi sổ theo số lượng, chủng loại hàng hóa; còn kế toán kho thì hạch toán theo chủng loại và giá trị; kế toán thanh toán sẽ đối chiếu các chứng từ để thanh toán với người bán, do vậy giữa các bộ phận đều có sự kiểm soát lẫn nhau để chứng minh các giao dịch kinh tế đó có xảy ra.

5.1.7 Phân tích tỷ suất và xu hướng

 Phân tích tỷ suất và xu hướng là việc tính toán các tỷ suất cơ bản từ báo cáo tài chính và so sánh các tỷ suất này với các tỷ suất của các năm trước đó và tỷ suất bình quân của ngành.

 Chênh lệch đột biến của các tỷ suất này cho thấy những lĩnh vực cần kiểm tra và phải có được giải thích hợp lý về những chênh lệch đột biến này.

 Có thể xác định được xu hướng thông qua việc so sánh các số dư tài khoản theo tháng, hoặc năm

5.2 Bằng chứng kiểm tra và kỹ thuật chọn mẫu khi kiểm tra

Thực trạng kiểm tra thuế trên địa bàn Quận 12

Đặc điểm kinh tế - xã hội và cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế Quận 12

1 Khái quát tình hình đặc điểm đơn vị:

 Chi cục thuế Quận 12 là đơn vị Hành chính sự nghiệp với các chức năng tuyên truyền luật thuế và thu thuế theo luật trên địa bàn.

 Trong năm 2008 tổng số doanh nghiệp được cấp mã số thuế mới và doanh nghiệp chuyển địa bàn hoạt động về Quận 12 là 2.985 trong đó doanh nghiệp là 1.943 và hộ cá thể là 1.042.

 Số thuế lập bộ 12 tháng 203.872 triệu đồng, tăng 35% so với năm 2007 Trong đó theo phương pháp khấu trừ thuế 146.197 triệu đồng, tăng 41,68% so với năm 2007; theo phương pháp trực tiếp 57.675 triệu đồng, tăng 21,37% so với năm 2007.

 Trong năm 2008 vừa qua, chính quyền – công đoàn đã phối hợp nhịp nhàng thực hiện tốt luật Quản lý thuế trên cơ sở sắp xếp lại bộ máy quản lý thuế theo mô hình chức năng đã tạo được động lực mới trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chung.

 Doanh nghiệp trên địa bàn quận chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngành nghề kinh doanh phần lớn là thương mại, sản xuất; ít ngành xây dựng và dịch vụ.

 Thực hiện thắng lợi dự toán pháp lệnh năm 2008: 515,037tỷ/317,5tỷ đạt 162%; trong đó số thu ngoài quốc doanh: 228,889tỷ/203tỷ, đạt 113% đã góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng bộ Quận lần thứ III đề ra

2 Đặc điểm kinh tế xã hội Quận 12:

2.1 Vị trí địa lý và tổ chức hành chính quận 12

 Quận 12 là một quận ngoại thành nằm về phía Tây Bắc TP.HCM; là một trong năm quận mới được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Hóc Môn cũ, ranh giới của Quận 12 được xác định bởi:

 Phía Đông giáp: Huyện Thuận An, Q.Thủ Đức

 PhíaTây giáp: Huyện Hóc Môn, Q.Bình Tân

 Phía Nam giáp: Q.Bình Thạnh, Q.Gò Vấp, Q.Tân Bình, Q.Tân Phú, Q.Bình Tân

 Phía Bắc giáp: Huyện Hóc Môn

 Địa bàn có các trục giao thông chính như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 22 (đường xuyên Á) thông thương Quận với các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long, các bến bãi tạo điều kiện phát triển vận tải lưu thông hàng hoá và các dịch vụ khác

 Quận 12 với tổng diện tích đất tự nhiên là 5,274.89 ha, địa bàn hành chính được chia làm 11 phường gồm:

P.An Phú Đông, P.Đông Hưng Thuận, P.Tân Thới Nhất, P.Tân Chánh Hiệp,P.Thạnh lộc, P.Thạnh Xuân, P.Tân Thới Hiệp, P.Thới An , P.Tân Hưng Thuận,P.Hiệp Thành, P.Trung Mỹ Tây.

2.2 Thực trạng kinh tế, xã hội Quận 12:

Năm 2008 là năm thứ 3 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận, kế hoạch 5 năm 2006-2010 của thành phố, đây là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh tăng trưởng để hoàn thành các mục tiêu của Đại hội đã đề ra; do đó đòi hỏi cán bộ, công chức và nhân dân trong quận phải nỗ lực để hoàn thành kế hoạch và đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân của các năm trước.

Với sự phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu trong năm 2009 tiếp tục tạo bước ổn định và phát triển theo hướng: cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngày càng phát triển tạo điều kiện đảm bảo và nâng cao đời sống của bà con nhân dân trên địa bàn, phát triển nghành các ngành công nghiệp và thương mại theo hướng chỉ đạo đề ra phù hợp với môi trường sống trong tình hình đô thị ngày càng phát triển nhanh Việc xây dựng công viên phần mềm Quang Trung đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo nguồn nhân lực cũng như sử dụng lao động tri thức Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp ở phường Hiệp Thành cùng nhiều nhà máy xí nghiệp khác đã giải quyết vấn đề công ăn việc làm giúp cải thiện đời sống của người dân, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển

3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi cục thuế Quận 12 :

Căn cứ Nghị Định 281/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng về việc thành lập hệ thống thuế Nhà Nước và Quyết Định số 1682QĐ/TCT-TCCB của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế Quận 12 trực thuộc Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh Hiện nay cơ cấu tổ chức, nhân sự, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục như sau:

- Có 28 Đoàn viên công đoàn là Đảng viên đang sinh hoạt tại Chi bộ Chi cục thuế và 01 Đảng viên sinh hoạt tại phường.

- Tổng số Đoàn viên công đoàn: 98 đồng chí; trong đó có 56 Đoàn viên công đoàn nữ chiếm 57%, đã cấp thẻ Đoàn viên công đoàn 100%.

 Cao đẳng – Đại học – trên Đại học : 61 Đồng chí

 Cao cấp cử nhân : 03 Đồng chí

 Đang học cao cấp : 02 Đồng chí

3.2 Về tổ chức bộ máy Chi cục thuế Quận 12: Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao Chi cục thuế Quận 12 được cấu thành ba bộ phận như sau:

 Cấp lãnh đạo gồm Chi cục trưởng và ba Chi cục phó

 Bộ phận gián tiếp gồm:

- Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế

- Đội Nghiệp vụ - Dự toán

- Đội Kê khai- Kế toán thuế và tin học

- Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ và Ấn chỉ

- Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế

- Đội kiểm tra nội bộ

- Đội quản lý thuế thu nhập cá nhân

 Bộ phận trực tiếp gồm:

+ Đội Kiểm tra thuế số 1 & 2

+ Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác

+ Đội thu thuế liên phường Đông Hưng Thuận - Tân Thới Nhất - Tân Hưng Thuận

+ Đội thu thuế liên phường Trung Mỹ Tây – Tân Chánh Hiệp - Tân Thới Hiệp - Hiệp Thành

+ Đội thu thuế liên phường An Phú Đông - Thạnh Lộc - Thạnh Xuân- Thới An

Sơ đồ tổ chức Đội Quản lý thu lệ phí Đội thu thuế liên phường Đội thu thuế liên phường Đội thu thuế liên phường

CHI CỤC PHÓ CHI CỤC PHÓ CHI CỤC PHÓ

CHI CỤC TRƯỞNG Đội kiểm tra thuế số 1 & số 2 Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Đội Nghiệp vụ dự toán Đội kê khai - kế toán thuế và tin học Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế Đội hành chính nhân sự tài vụ ấn chỉ

Nhìn vào sơ đồ ta thấy cơ cấu tổ chức của chi cục thuế Quận 12 gồm: 01 Chi cục Trưởng, 03 Chi cục Phó, 05 tổ nghiệp vụ chuyên môn, và 04 đội thu.

 Cấp lãnh đạo gồm Chi cục trưởng và ba Chi cục phó:

- Chịu trách nhiệm điều hành chung công tác của chi cục thuế quận 12

- Ký các văn bản, các quyết định của thuế có liên quan cấp trên và các đối tượng nộp thuế.

- Xem xét các tờ trình các quyết định hoặc các công văn đã ủy quyền cho các Chi cục Phó trước khi báo cáo cấp trên hoặc lưu hành rộng rãi.

- Phụ trách công tác tổ chức cán bộ, điều động và bố trí cán bộ trong phạm vi quản lý của Chi cục Chủ tịch Hội Đồng khen thưởng thi đua, kỷ luật.

Bí thư chi bộ phụ trách công tác Đảng, Phó Chi cục trưởng, có nhiệm vụ giúp Chi cục trưởng:

- Theo dõi, chỉ đạo công tác Đội hành chính nhân sự tài vụ ấn chỉ, Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế.

- Phụ trách đội kiểm tra thuế số 1.

- Ký các quyết định, tờ trình, tờ khai và thông báo nộp thuế cho các đối tượng thuộc lĩnh vực được phân công.

Phó Chi cục trưởng, Cấp ủy chi bộ giúp Chi cục trưởng thực hiện các công việc:

- Trực tiếp phụ trách đội kiểm tra thuế số 2 và các đội thuế Liên Phường trên toàn bộ địa bàn quận.12

- Theo dõi, chỉ đạo công tác ủy nhiệm thu thuế nhà đất, chỉ đạo công tác ủy nhiệm thu hộ, ổn định thuế cho các Phường.

Khái quát tình hình thu thuế tại địa bàn Quận 12 qua 03 năm 2006- 2007-2008

1 Kết quả thu NSNN năm 2006: (biểu 1)

Thực hiện đến 31/12/2006 được 221,994 triệu đồng đạt 101% dự toán pháp lệnh năm 2006 (PL: 219,100 triệu đồng), tăng 25% so với cùng kỳ năm trước (trong đó số Chi cục thuế thực hiện được là 202,994 triệu đồng đạt 92.65%, số Cục thuế ghi thu cho Chi cục thuế Tiền sử dụng đất là 19,000 triệu đồng).

Một số nguồn thu chủ yếu ảnh hưởng đến tổng thu:

- Thuế CTN NQD: Thực hiện được 112,424 triệu đồng đạt 107% dự toán pháp lệnh năm 2006 (PL: 105.000 triệu đồng), tăng 41% so với cùng kỳ năm trước Trong năm một số đơn vị có số nộp ngân sách lớn như DNTN Dy Khang số nộp là 3,227 triệu đồng; cơ sở Hoàng Dũng Tâm số nộp là 4,003 triệu đồng; Cty TNHH T&T số nộp là 3,852 triệu đồng ( Trong đó thuế Giá trị gia tăng thực hiện được là 63,477 triệu đồng đạt 127% dự toán pháp lệnh năm, tăng 54% so với cùng kỳ năm trước.

- Thuế Thu nhập cá nhân: Thực hiện 272 triệu đồng đạt 181% dự toán pháp lệnh năm, bằng 400% so với cùng kỳ năm trước.

Biểu 1: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THU NGÂN SÁCH ĐẾN 31/12/2006 Đơn vị: triệu đồngn v : tri u đ ngị: triệu đồng ệu đồng ồng

Dự toán năm 2006 Thực hiện đến

Phấn đấu 1 Pháp lệnh Phấn đấu

TỔNG THU TRÊN ĐỊA BÀN 219,100 229,250 221,994 101% 97%

II Thuế thu nhập cá nhân 150 170 272 181% 160%

IV Thuế SDĐ nông nghiệp 19

VII Tiền sử dụng đất 60,000 60,000 59,903 100% 100%

VIII Thuế chuyển quyền SDĐ 8,500 8,500 7,643 90% 90%

IX Thu khác ngân sách 4,500 6,000 5,123 114% 85%

Ghi chú: Cục Thuế ghi thu cho chi cục thuế Quận 12 khoản Tiền sử dụng đất là 19,000 triệu đồng

- Trước bạ: Thực hiện được 26,645 triệu đồng đạt 78% dự toán pháp lệnh năm, bằng 110% so với cùng kỳ năm trước.

- Thuế nhà đất: thực hiện được 2,459 triệu đồng đạt 105% dự toán pháp lệnh năm, bằng 124% so với cùng kỳ năm trước.

- Tiền thuê đất: thực hiện được 3,742 triệu đồng đạt 187% dự toán pháp lệnh năm, bằng 218% so với cùng kỳ năm trước.

- Tiền sử dụng đất: Thực hiện 59,903 triệu đồng đạt 100% dự toán pháp lệnh năm, bằng 112% so với cùng kỳ năm trước (Trong đó số Chi cục thuế thực hiện là 40,903 triệu đồng đạt 68% dự toán năm, Cục thuế ghi thu cho Chi cục thuế là 19,000 triệu đồng).

- Thuế chuyển quyền SDĐ: Thực hiện 7,643 triệu đồng đạt 90% dự toán pháp lệnh năm bằng 95% so với cùng kỳ năm trước.

- Thu khác ngân sách: thực hiện được 5,123 triệu đồng đạt 114% dự toán pháp lệnh năm, bằng 96% so với cùng kỳ năm trước.

- Phí, lệ phí: Thực hiện được 3.764 triệu đồng đạt 151% dự toán năm, bằng 126% so với cùng kỳ năm trước

2 Kết quả thu NSNN năm 2007 : (biểu 2)

Thực hiện đến 31/12/2007 là 367,117 triệu đồng, đạt 142.25% dự toán pháp lệnh năm bằng 165.37% so với cùng kỳ năm trước.

Biểu 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THU NGÂN SÁCH ĐẾN 31/12/2007 n v : tri u đ ng Đơn vị: triệu đồng ị: triệu đồng ệu đồng ồng

II Thuế thu nhập cá nhân 220 230 648 294,55% 281.74% 238.24%

IV Thuế SDĐ nông nghiệp 17 89.47%

VII Tiền sử dụng đất 40,000 40,000 107,35 9 268,40% 268.40% 179.22%

IX Thu tiền thuê nhà thuộc

XI Phí và lệ phí 3,000 3,150 4,352 145,07% 138.16% 115.62%

 Ngoài quốc doanh thực hiện được là 173.737 triệu đồng, đạt 104.66% dự toán pháp lệnh năm, bằng 154.54% so với cùng kỳ năm trước.

 Thuế TNCN thực hiện được 648 triệu đồng đạt 281.74% dự toán pháp lệnh năm, bằng 238.24% so với cùng kỳ năm trước.

 Thuế CQSDĐ thực hiện được 16.028 triệu đồng đạt 195,46% dự toán pháp lệnh năm, bằng 209.71% so với cùng kỳ năm trước.

 Tiền sử dụng đất thực hiện 107.359 triệu đồng đạt 268,40% dự toán pháp lệnh năm, bằng 179.22% so với cùng kỳ năm trước.

 Thuế nhà đất thực hiện 2.966 triệu đồng đạt 126,21% dự toán năm, bằng 120.08% so với cùng kỳ năm trước.

 Tiền thuê đất thực hiện 4.904 triệu đồng đạt 163,47% dự toán năm, bằng 131.05% so với cùng kỳ năm trước.

 Thu phí trước bạ thực hiện 50.079 triệu đồng đạt 156,50% dự toán pháp lệnh năm, bằng 187.95% so với cùng kỳ năm trước.

 Thu phí, lệ phí thực hiện 4.352 triệu đồng đạt 145.07% dự toán pháp lệnh năm, bằng 115.62% so với cùng kỳ năm trước.

 Thu khác ngân sách thực hiện 6.931 triệu đồng đạt 210.03% dự toán pháp lệnh năm, bằng 135.29% so với cùng kỳ năm trước.

3 Kết quả thu NSNN năm 2008 :

Nhiệm vụ thu NSNN giao cho Chi cục năm 2008 là 317.500 triệu đồng, dự toán phấn đấu là 331.400 triệu đồng Trong đó ngoài quốc doanh là 203.000 triệu đồng, dự toán phấn đấu là 213.150 triệu đồng Cùng với ngành thuế TP đã triển khai thực hiện nhiệm vụ thu năm 2008 trong bối cảnh của nền kinh tế trong thời kỳ khó khăn; tăng trưởng kinh tế chậm lại, giá cả hầu hết các mặt hàng trên thị trường đều tăng cao, lạm phát có chiều hướng tăng cao liên tục trong những tháng đầu năm 2008 Song dưới sự lãnh đạo, điều hành tập trung, thường xuyên, sâu sát của Chính phủ; Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố; sự lãnh đạo, chỉ đạo chủ động, kiên quyết, kịp thời của Cục Thuế, Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận bằng những biện pháp cụ thể đã đem lại những kết quả đáng kể cho công tác quản lý thu Ngân sách trên địa bàn quận.

3.2 Kết quả thu ngân sách 2008: (biểu 3)

Biểu 3 : TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THU NGÂN SÁCH ĐẾN 31/12/2008

Dự toán năm 2008 Thực hiện đến 31/12/20 08

Pháp lệnh Phấn đấu 1 Pháp lệnh

Tổng thu trên địa bàn

Thuế thu nhập cá nhân

Tiền sử dụng đất 40,000 40,000 158,803 397% 397% 148% 107,359 VII

3.3 Kết quả thực hiện chung:

Thực hiện đến 31/12/2008 là 515.037 triệu đồng, đạt 162% dự toán pháp lệnh năm, 155% dự toán phấn đấu và bằng 140% so với cùng kỳ năm trước Trong đó:

 Ngoài quốc doanh thực hiện được 228.889 triệu đồng đạt 113% dự toán pháp lệnh năm, 107% dự toán phấn đấu và bằng 132% so với cùng kỳ năm trước.

 Số thu từ tiền SDĐ thực hiện được 356.234 triệu đồng đạt 128% dự toán năm.

Tất cả các khoản thu đều đạt vượt dự toán pháp lệnh và dự toán phấn đấu năm

2008 Về thực hiện dự toán thu: Chi cục thuế luôn hoàn thành dự toán thu, trong đó thuế công thương nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất Riêng năm 2008, dự toán pháp lệnh trên giao là 317,5tỷ, Chi cục thực hiện thu đạt 515,037tỷ, tăng so với cùng kỳ năm 2007 là 40,29%.

3.4 Kết quả thực hiện của các dội thuế:

 Về số chung tất cả các đội thuế đều đạt dự toán pháp lệnh năm.

 Riêng lĩnh vực ngoài quốc doanh một số đội đạt dự toán pháp lệnh năm: P.Tân Thới Nhất, P.Đông Hưng Thuận, P.Thạnh Lộc, P.Thạnh xuân, P.Tân Hưng Thuận, đội KT1 và đội KT2 Các phường còn lại chưa thực hiện đạt dự toán năm.

3.4.1 Tình hình nợ đọng đến ngày 31/12/2008: (biểu 4)

Nợ đến 31/12/2008 là 75.330 triệu đồng (trong đó nợ thông thường là 58.072 triệu đồng) Chi tiết như sau:

 NQD: 37.034 triệu đồng, (khó thu 10.573 triệu đồng, chờ xử lý: 3.286 triệu đồng, nợ thông thường: 23.175 triệu đồng).

 Tiền thuê đất: 5.357 triệu đồng (khó thu 1.462 triệu đồng, chờ xử lý: 1.938 triệu đồng, nợ thông thường: 1.957 triệu đồng)

 Thuế nhà đất : 4.628 triệu đồng, (nợ thông thường: 4.628 triệu đồng).

 Tiền sử dụng đất: 24.773 triệu đồng (nợ thông thường: 24.773 triệu đồng).

 Thuế chuyển quyền sử dụng đất: 759 triệu đồng (nợ thông thường: 759 triệu đồng).

 Lệ phí trước bạ: 3.141 triệu đồng(nợ thông thường: 3.141 triệu đồng).

 Trong năm đã thực hiện tính phạt nộp chậm 341 lượt và ra quyết định cưỡng chế 43 lượt Tổng số tiền thuế nợ và phạt thu được là 11.701 triệu đồng.

Biểu 4: Tình hình nợ đọng thuế đến 31/12/2008 của các phường có số nợ thuế lớn

(đơn vị tính: triệu đồng)

Nợ khó thu Nợ chờ xử lý Nợ có khả năng thu ngay

Lý giải điều này là do một số doanh nghiệp có số thuế phát sinh lớn nhưng chưa đôn đốc kịp để doanh nghiệp nộp vào NSNN, hoặc doanh nghiệp nộp thuế lớn nhưng chưa lập thông báo đôn đốc (theo mẫu 02-05-06 Nợ đọng) thu nợ để có cơ sở chuyển đội quản lý nợ cưỡng chế theo quy định.

3.4.2 Công tác kiểm tra, hoàn thuế: (biểu 5, 6, 7)

3.4.2.1 Tóm tắt về công tác kiểm tra đạt được năm 2008:

Biểu 5: Kết quả kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế

Số cuộc kiểm tra đã hoàn thành 38

Số cuộc kiểm tra có số truy thu 38

Tổng số tiền thuế truy thu và phạt 6.698.423.911

Tổng số tiền thuế truy thu và phạt đã nộp NSNN 2.586.999.910

Biểu 6: Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế:

NĂM 2008_CCT Q12 Đội kiểm tra số 1 Đội kiểm tra số 2

Số hồ sơ chấp nhận 590 88

Số hồ sơ điều chỉnh 44 21

Số hồ sơ ấn định 0 0

Số hồ sơ đề nghị kiểm tra tại doanh nghiệp 3 0

Tổng số tiền thuế điều chỉnh tăng (đồng) 3.364.094.749 1.451.996.532

Tổng số tiền thuế điều chỉng giảm (đồng)

Biểu 7: Kết quả giải quyết hồ sơ hoàn thuế:

Số hồ sơ hoàn thuế Tổng số tiền thuế hoàn theo quyết định

Số lượng Trong đó hồ sơ đã được kiểm tra trước

3.4.2.2 Kết quả đạt được: o Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế 746 hồ sơ với số thuế truy thu và phạt là 4.816 triệu đồng o Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế 76 hồ sơ với số thuế truy thu và phạt là 6.698.423.911 đồng. o Công tác xử lý hóa đơn mua hàng doanh nghiệp bỏ địa điểm kinh doanh 36 trường hợp với số tiền thuế truy thu là 945 triệu đồng. o Trong năm tổng số hồ sơ đề nghị hoàn thuế là 72 với số thuế đề nghị hoàn là 50.124 triệu đồng, trong đó số hồ sơ hợp lệ là 66 hồ sơ với số thuế là 46.814 triệu đồng Chi cục đã tiến hành phân loại, kiểm tra và chuyển Cục thuế xem xét Kết quả Cục thuế đã ra quyết định hoàn thuế 44 hồ sơ với số thuế đủ điều kiện hoàn là 30.179 triệu đồng, trong đó: hoàn trước 22 hồ sơ với số tiền thuế là 15.744 triệu đồng, kiểm trước 22 hồ sơ với số thuế là 14.435 triệu đồng. o Kết quả kiểm tra sau hoàn thuế: đã kiểm tra 7 đơn vị, số thuế thu hồi là 2.158 triệu và các đơn vị đã thực hiện nộp vào NSNN.

Đánh giá chung về tình hình thu thuế tại địa bàn Quận 12

 Qua công tác kiểm tra môn bài và thực hiện kế hoạch chống sót hộ trên địa bàn, hộ cá thể kinh doanh đưa vào quản lý có tăng hơn.

 Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế có sự chuyển biến tích cực.

 Hồ sơ nhận theo cơ chế một cửa tại đội Tuyên truyền hỗ trợ dần đi vào ổn định và phát huy được hiệu quả trong cam kết phục vụ người nộp thuế đồng thời ghi nhận dữ liệu đầu vào phục vụ cho công tác giám sát, điều hành của Ban lãnh đạo chi cục.

 Qua công tác tuyên truyền số lượng hồ sơ kê khai thuế nộp đúng hạn đạt 98%.

 Công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế bước đầu đạt được những hiệu quả nhất định.

 Một số ứng dụng trên máy mang lại nhiều thuận lợi trong quá trình làm việc.

 Tổng cục thuế ban hành một số quy trình: Quy trình kiểm tra, Quy trình quản lý nợ, Quy trình miễn giảm, Quy trình hoàn thuế, Quy trình quản lý kê khai, nộp thuế và kế toán thuế …vì vậy công việc và trách nhiệm ở từng bộ phận chức năng trong phối hợp giải quyết công việc được rõ ràng hơn.- Phân bổ kế hoạch thu cho các đội từ đầu năm, quý nhằm tạo sự chủ động cho các đội trong thực hiện nhiệm vụ.

 Xây dựng kế hoạch công tác năm 2008 đưa ra những công việc trọng tâm trong từng quý, theo dõi đôn đốc nhắc nhở các đội thuế thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.

 Thực hiện đúng theo Luật Quản lý thuế kết hợp HĐTV thuế phường thực hiện khoán ổn định ngay từ đầu tháng 01/2008 tại UBND phường tạo sự nhanh chóng trong việc lập bộ và phát hành thông báo ổn định khoán năm 2008.

 Thực hiện cơ chế một cửa tại Đội tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, nhận hồ sơ chuyển các bộ phận giải quyết, trả lời các vướng mắc của người nộp thuế Phối hợp với Ban tuyên giáo lập kế hoạch tuyên truyền từ đầu năm, phân loại nhằm tập trung tuyên truyền đi vào chiều sâu đối với từng đối tượng về các chính sách thuế.

 Tích cực triển khai và thực hiện theo đúng quy định đối với các khoản nợ.

 Tiếp nhận triển khai các phần mềm ứng dụng tin học trong công tác quản lý thuế từ Tổng cục thuế và Cục thuế.

2 Những khó khăn, hạn chế:

 Công tác kiểm tra hồ sơ thuế còn hạn chế chưa đi sâu vào kiểm tra các đơn vị kê khai bất hợp lý, chưa khai thác được hết nguồn thu.

 Tình trạng sót hộ vẫn còn cao, doanh thu lên bộ chưa sát với thực tế kinh doanh đối với hộ khoán ổn định và hộ kê khai Đặc biệt là trong kê khai thuế TNDN đối vối các đơn vị, hộ cá thể theo phương pháp khấu trừ thuế.

 Công tác giải quyết đơn khiếu nại, miễn giảm, hoàn thuế, kiểm tra chấp hành pháp luật thuế, hồ sơ mua hóa đơn lần đầu còn chậm so với quy định Số đơn khiếu nại liên quan việc tính Tiền sử dụng đất tăng.

 Nợ đọng chưa giảm theo yêu cầu đặt ra.

 Công tác quản lý thuế Nhà đất, thuế SDĐNN chưa chặt chẽ diện tích sai lệnh so với thực tế.

 Ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế chưa cao còn mang tính đối phó, kê khai không trung thực về doanh thu, chi phí; Nhiều doanh nghiệp thành lập nhằm mục đích mua bán hóa đơn.

 Trong công tác kiểm tra thuế còn yếu về kỹ năng đọc hồ sơ tại bàn nên dẫn đến kiểm tra chấp hành pháp luật còn hạn chế về số lượng và trong việc khai thác số thu còn tiềm ẩn trong tự kê khai của đơn vị đặc biệt là trong kê khai quyết toán năm.

 Công tác quản lý tình trạng hoạt động của doanh nghiệp chưa chặt chẽ, không nắm chắc số nợ đọng thông thường để đôn đốc theo quy trình quản lý nợ.

 Chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các đội thuế trong công tác quản lý nợ, công tác đối chiếu nợ còn chậm, phân loại nợ chưa chính xác Người nộp thuế chây ỳ trong việc thực hiện nghĩa vụ NSNN.

 Bộ phận UNT chưa phát huy hết chức năng nhiệm vụ của mình trong việc khảo sát nắm chắc địa bàn nhằm kịp thời phát hiện hộ kinh doanh phát sinh đưa vào quản lý

 Chương trình phần mềm quản lý chưa hoàn thiện ảnh hưởng đến việc khai thác số liệu phục vụ trong công tác quản lý cũng như công tác theo dõi nợ trên hệ thống máy.

 Việc thực hiện các báo cáo số liệu đột xuất nhiều cũng phần nào ảnh hưởng đến thời gian thực hiện công tác chuyên môn trong thời gian qua.

 Người dân chưa kịp thời khai báo khi có sự thay đổi trong kê khai nộp thuế nhà đất, thuế SDĐNN.

Phân tích và nhận xét báo cáo tài chính

Mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính

Mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính là để hiểu được bản chất của báo cáo tài chính (Cho ai? Vì ai?); vấn đề ghi nhận và đánh giá các khoản mục trên báo cáo tài chính có trung thực và hợp lý không Đồng thời cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng ra các quyết định kinh tế Xem xét những thông tin cần thiết cụ thể là:

Giới thiệu về đặc điểm của công ty được phân tích

1 Vài nét về công ty TNHH SAO VIỆT:

 Xuất phát từ một công ty chỉ có vốn điều lệ là 5 tỷ đồng với 300 công nhân tham gia sản xuất, đến tháng 11/2004 số vốn điều lệ tăng lên là 16 tỷ đồng Và sau hơn 5 năm hoạt động và tích lũy, công ty đã từng bước đi lên và ngày càng phát triển trong cơ chế thị trường.

 Thành phần kinh tế chủ yếu là sản xuất và may gia công hàng may mặc và các loại mặt hàng jeans, thun, kaki không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài Với các nhãn hiệu độc quyền như: Jeans Star, 209Jeans, N9 Jeans.

2 Nguồn gốc hồ sơ : Hồ sơ đăng ký kê khai nộp thuế tại CCT Q12.

 Tên cơ sở kinh doanh : Công ty TNHH May SAO VIỆT

 Địa chỉ kinh doanh : Số 789 Phan Văn Hớn, phường Tân Thới Nhất, quận 12.

 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4102025903 ngày 25/9/2002 do Sở KH-ĐT TP.HCM cấp, thay đổi lần 4 ngày 01/06/2005

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất hàng may mặc (theo giấy chứng nhận ĐKKD)

 Giấy chứng nhận đăng ký thuế ngày 24/10/2002 của Cục thuế TP.HCM

 Hình thức hạch toán kế toán: Chứng từ ghi sổ

 Thời kỳ quyết toán thuế: năm 2005-2006-2007.

Số liệu quyết toán thuế năm 2005-2006-2007

STT Kỳ khai thuế Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

-D.thu Gia coõng xuaỏt khaồu 30,868,472,984 15,950,726,714 13,864,666,878

2 Toồng chi phớ keõ khai : 42,285,665,605 24,198,410,917 18,212,723,297

3 Thu nhập chịu thuế theo quyết toán 490,765,620 168,112,486 113,139,504

5 Thuế TNDN được miễn giảm 14,142,438

6 Thuế TNDN phải nộp theo kê khai 14,142,438

7 Tổng chi phí điều chỉnh giảm 1,300,667,585 922,471,659 386,435,241

- H/đơn không liên quan đến KD 69,646,884 5,599,529 16,739,977

-Chi phí PS chưa được tính vào CP trong kỳ 83,380,332

8 Toồng doanh thu ủieàu chổnh ẹieàu chổnh taờng (+) Điều chỉnh giảm (-) (93,116,322)

9 Thu nhập chịu thuế sau đ/chỉnh 1,791,433,205 1,090,584,145 406,458,423

15 Thuế TNDN còn phải nộp 501,601,297 305,363,561 42,761,741

Tổng hợp bảng kê hóa đơn đầu vào – đầu ra năm 2005-2006-2007

BẢNG KÊ TỔNG HỢP ĐẦU RA_ĐẦU VÀO

Kỳ thuế Thuế GTGT đầu vào Thuế GTGT đầu ra Phát sinh

Nhận xét tại bàn

1 Nhận xét hồ sơ khai thuế:

1.1 Nhận xét việc phản ảnh các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế ĐVT: đồng

Khoản mục - Năm Năm 2004 Tỷ

CP bán hàng 787,383,454 3.5% 1,329,772,607 3.5% 68.9% 627,641,886 2.6% -52.8% 1,068,255,842 5.8% 70.2% C.phí QLDN 945,601,237 5.6% 1,351,772,515 3.5% 43.0% 1,670,413,827 6.9% 23.6% 838,706,938 4.6% -49.8%

Ghi chú:% Tăng giảm là năm sau so sánh với năm trước đó

1.2 Nhận xét về căn cứ tình thuế, số thuế phải nộp trong hồ sơ khai thuế:

Năm 2005 -CP bán hàng tăng nhiều hơn doanh thu, cần xem xét

Năm 2005 -CP quản lý doanh nghiệp tăng nhiều hơn doanh thu, cần xem xét

Năm 2005 -Trong kỳ Công ty có điều chỉnh tăng thu nhập khác và chi phí khác

Năm 2006 -CP quản lý doanh nghiệp tăng, doanh thu giảm, cần xem xét

Năm 2007 -CP bán hàng tăng, doanh thu giảm, cần xem xét

Trong kỳ Công ty có phát sinh dự án ưu đãi đầu tư.

1.3 Đề xuất - kiến nghị nhận xét tại bàn: Đề nghị doanh nghiệp giải trình, bổ sung tài liệu liên quan đến các chỉ tiêu tăng/ giảm bất thường:

Bảng liệt kê thuế GTGT đầu vào, đầu ra (chép dữ liệu vào dĩa mềm vi tính)

Bảng đăng ký và chi tiết trích khấu hao TSCĐ; Chi tiết phát sinh nguồn đầu tư TSCĐ

Bảng thanh toán tiền lương và thuế TNCN; bảng đối chiếu nộp BHXH và BHYT (nếu có);

Bảng kê nguyên vật liệu (NVL) mua vào không có hóa đơn (nếu có);

Chi tiết mặt hàng, số lượng hàng hóa xuất kho tương ứng với doanh thu tính thuế GTGT và TNDN; chi phí NVL và định mức NVL dùng SXKD trong kỳ.

Năm 2005 -CP bán hàng tăng nhiều hơn doanh thu, cần xem xét Năm 2005 -CP quản lý doanh nghiệp tăng nhiều hơn doanh thu, cần xem xét Năm 2006 -CP quản lý doanh nghiệp tăng, doanh thu giảm, cần xem xét Năm 2007 -CP bán hàng tăng, doanh thu giảm, cần xem xét

2 Phân tích tỷ trọng chi phí trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp:

2.1 Bảng tính các chỉ tiêu: ĐVT: đồng

Chỉ tiêu 1 Chỉ tiêu 2 Chỉ tiêu 3 Chỉ tiêu 4 (*)

Ghi chú:% Tăng giảm là tỷ lệ giữa chi phí TK 621, 622,627 trên TK 154

Năm 2006 -Tỷ trọng chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ tăng cao, cần xem xét

Năm 2007 -Tỷ trọng chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ tăng cao, cần xem xét

Giải trình tỷ lệ thành phẩm thu hồi và phụ phẩm trong các năm 2005,2006,2007

Năm 2006,2007: Kết chuyển từ TK 621,622,627 sang TK 154 có chênh lệch.

Đề xuất

1 Nội dung làm việc: Để làm rõ các nội dung: Khoản mục Thuế GTGT khấu trừ, chi phí, thu nhập chịu thuế trong kỳ liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong hồ sơ kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm: 2005-2006- 2007.

Công Ty TNHH SAO VIỆT đã giải trình và bổ sung các tài liệu như sau:

 Giải trình hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong năm 2005 và 2006.

 Giải trình hạch toán chi phí bán hàng tăng trong các năm 2005, 2007.

 Giải trình hạch toán thu nhập khác và chi phí khác năm 2005.

 Bổ sung bảng liệt kê thuế GTGT đầu vào, đầu ra (chép dữ liệu vào dĩa mềm vi tính);

 Bảng đăng ký và chi tiết trích khấu hao TSCĐ; Chi tiết phát sinh nguồn đầu tư TSCĐ;

 Bảng đối chiếu nộp BHXH và BHYT

 Bảng kê nguyên vật liệu (NVL) mua vào không có hóa đơn

 Chi tiết mặt hàng, số lượng hàng hóa xuất kho tương ứng với doanh thu tính thuế GTGT và TNDN; chi phí NVL và định mức NVL dùng SXKD trong kỳ.

2 Căn cứ vào phần giải trình, số liệu các năm được tổng hợp như sau:

A/ Căn cứ vào phần giải trình Số liệu tổng hợp các năm như sau:

1/ Giảm chi phí của hóa đơn không hợp lệ, chi phí không hợp lý, chi phí không liên quan doanh thu phát sinh: 617.362.928 đồng

2/ Giảm chi phí tiền lương: 1.456.891.184 đồng

3/ Giảm chi phí NVL: 880.540.944 đồng

4/ Giảm chi phí khấu hao: 1.269.095.667 đồng

5/ Giảm chi phí phân bổ ngắn hạn: 480.416.665 đồng

6/ Giảm chi phí phân bổ dài hạn: 1.891.671.667 đồng

7/ Giảm doanh thu năm 2007: 96.920.918 đồng

8/ Tăng doanh thu năm 2003: 5.554.800 đồng

9/ Tăng doanh thu năm 2004: 453.110 đồng

10/ Giảm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: 1.694.581 đồng

11/ Chi phí phát sinh chưa tính vào chi phí trong kỳ: 83.380.332 đồng

 Tạm thời ghi nhận số liệu doanh nghiệp giải trình, tự điều chỉnh giảm chi phí kinh doanh, tự xác định số thuế TNDN, thu nhập chịu thuế, thuế thu nhập phải nộp và thuế GTGT phải nộp tăng thêm

 Trường hợp sau này trong quá trình thực hiện công vụ để làm rõ, kiểm chứng số liệu doanh nghiệp giải trình kỳ này (điều chỉnh giảm chi phí, tự xác định số thuế TNDN và thuế GTGT phải nộp) và số liệu kê khai trên báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính, chứng từ kế toán của công ty TNHH SAO VIỆT không đúng với thực tế, không đúng chính sách thuế hoặc phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về thuế khác thì ông Nguyễn Văn Hùng – người đại diện theo pháp luật của Công Ty TNHH SAO VIỆT sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

1/ Cơ sở pháp lý đề xuất:

 Căn cứ theo qui định tại khoản 3, điều 66, chương III Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 17/06/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm Pháp luật về thuế về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì:“ Việc xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế đã xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được áp dụng theo qui định của pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm đó Trường hợp mức xử phạt đối với cùng một hành vi quy định tại Nghị định này, nhẹ hơn mức xử phạt quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được áp dụng mức xử phạt theo qui định của Nghị định này……”

 Căn cứ theo Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 được Quốc Hội thông qua ngày 29/11/2006 tại:

-Khoản 3.b điều 77 quy định: “ Trường hợp nếu sau khi giải trình và bổ sung hồ sơ mà không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng thì cơ quan quản lý thuế yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung”.

-Điều 107 quy định: “ Người nộp thuế khai sai dẫn đến làm thiếu số thuế phải nộp thì phải nộp đủ số tiền thuế kê khai thiếu bị xử phạt 10% số tiền thuế khai thiếu và phạt tiền thuế chậm nộp trên số tiền thuế thiếu”.

-Thời hạn kê khai bổ sung: “Thời hạn kê khai bổ sung là năm ngày kể từ ngày cơ quan thuế có thông báo yêu cầu khai bổ sung”, “ ngày thì tính liên tục theo dương lịch, kể cả ngày nghỉ” theo hướng dẫn lần lượt tại điểm 1.2.2 khoản 1 mục I phần H và khoản 1 mục VII phần A của thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế.

-Số ngày chậm nộp tiền thuế: “Số ngày chậm nộp tiền thuế bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế theo quy định đến ngày người nộp thuế nộp đủ số tiền thuế vào NSNN ” theo hướng dẫn tại khoản 2 mục II phần B của thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

Từ những cơ sở pháp lý được trình bày trên, vận dụng vào trường hợp của Cty TNHH SAO VIỆT, đề xuất Ban lãnh đạo cơ quan ký ban hành quyết định xử phạt và thông báo yêu cầu Cty TNHH SAO VIỆT khai bổ sung số thuế thu thêm, tiền phạt theo đúng quy định.

2/ Xử lý vi phạm: a Về thuế GTGT:

-Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn mua vào không dùng sản xuất kinh doanh, hóa đơn thiếu MST, địa chỉ, tên Công ty để kê khai khấu trừ thuế trong kỳ làm tăng số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ 1.694.581 đồng. Hành vi này vi phạm vào khoản 1, Điều 13, Chương III Luật thuế GTGT Đề xuất xử phạt:

-Năm 2006 và 2007: Phạt theo Điều 8, khoản 3, Nghị định số 98/2007/NĐ-

CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ Do chưa làm thủ tục hoàn thuế và không dẫn đến thiếu số phải nộp

Mức phạt tiền: 1.100.000 đồng b Về thuế TNDN:

Công ty TNHH SAO VIỆT đã kê khai tính vào chi phí sản xuất kinh doanh các khoản chi không đúng quy định làm giảm thu nhập chịu thuế, hành vi này vi phạm vào khoản 1, điều 14, chương III Luật thuế TNDN

Tình tiết vi phạm: Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hành vi này vi phạm vào khoản 1, điều 14, chương III Luật thuế TNDN, DN có cam kết phản ảnh đầy đủ trên sồ sách kế toán và báo cáo tài chính gửi cơ quan thuế do đó không đủ căn cứ xác định là hành vi trốn thuế theo hướng dẫn tại điểm 1.1 và 1.2 công văn 8585/BTC-TCT ngày 08/7/2005 của Bộ Tài Chính. Đề xuất xử phạt:

-Năm 2005, 2006: Đã có các hành vi vi phạm hành chính như sau: “Hạch toán không theo đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán” Hành vi trên đã vi phạm vào chương II, Điều 9 Khoản 1(a) của Nghị định số 185/20004/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán. Đề xuất xử phạt trong lĩnh vực kế toán theo quy định tại Nghị định

185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Chính Phủ

-Năm 2007: Đề xuất xử phạt 10% trên số thuế TNDN khai thiếu và phạt nộp chậm được quy định tại Điều 13 – Chương I của Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ.

Số tiền phạt 10% là: 98.600.634 đồng * 10% = 9.860.063 đồng c Đề xuất ban hành thông báo kê khai bổ sung và phạt nộp chậm

 Chi tiết số thuế đề xuất kê khai bổ sung và phạt nộp chậm:

Số thuế khai bổ sung: 907.203.993 đồng Trong đó:

Tiền phạt nộp chậm: 7.014.610 đồng tính đến ngày 05/01/2009 (bảng tính như sau)

Ngày bắt đầu tính phạt

Mức phạt/ ngày Tiền phạt

Một số tồn tại và các kiến nghị

Một số tồn tại, hạn chế của kiểm tra thuế tại Chi cục thuế Quận 12

1 Về một số công việc cụ thể của bộ phận kiểm tra:

Một số công việc chưa được định danh của bộ phận kiểm tra; các công việc này chiếm quá nhiều thời gian trong khi chức năng chính là kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế; cụ thể là các công việc như sau:

 Kiểm tra, xác minh địa điểm kinh doanh đối với doanh nghiệp mới thành lập, đăng ký sử dụng hóa đơn lần đầu.

 Gởi xác minh và trả lời xác minh trong nội bộ ngành, đồng thời cung cấp các tài liệu kê khai của doanh nghiệp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật khi họ có yêu cầu.

 Xử lý thuế nợ đọng và có trách nhiệm đối chiếu số thuế nợ đọng trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế với số thuế nợ đọng của doanh nghiệp báo cáo.

 Bàn giao hồ sơ cho các cơ quan thuế khi doanh nghiệp có thay đổi địa bàn kinh doanh.

 Phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến việc in ấn, phát hành, sử dụng hóa đơn.

 Xác minh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để xử lý các bước tiếp theo đối với doanh nghiệp mất tích, bỏ trốn.

2 Các quy định mang tính pháp lý đối với công tác kiểm tra:

 Dữ liệu hiện tại về người nộp thuế có trong hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế là rất hạn chế, đối với một số doanh nghiệp Chi cục thuế chỉ mới có được dữ liệu của 01 hoặc 02 năm gần đây về tờ khai thuế của người nộp thuế, do vậy không đủ dữ liệu để so sánh đối chiếu và xác định rủi ro trong kê khai thuế, nhất là hồ sơ pháp lý không đầy đủ gây khó khăn trong quá trình kiểm tra xác minh.

 Một số phường có số lượng doanh nghiệp đang quản lý là rất lớn như phường Tân Thới Nhất, phường Đông Hưng Thuận xấp xỉ trên dưới 400 doanh nghiệp; thì khi đó việc phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ, xác định rủi ro trong kê khai thuế sẽ gặp nhiều khó khăn, cần có những chương trình phần mềm để phân tích, đánh giá Tuy nhiên, hiện nay các ứng dụng này hầu như chưa có hoặc chưa thể triển khai được.

3 Về nhân sự của bộ phận kiểm tra:

Với số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng, để kiểm tra và giám sát chặt chẽ số liệu kê khai của người nộp thuế thì ngoài yếu tố về cơ sở hạ tầng thì yếu tố con người là hết sức quan trọng Tuy nhiên, thực trạng nhân sự của bộ phận kiểm tra:

 Số lượng doanh nghiệp cần kiểm tra giám sát là quá nhiều trong khi các công việc chưa được định danh (đã nêu ở phần 1.) đã chiếm hầu hết thời gian làm việc, không còn nhiều thời gian cho công tác kiểm tra (nhiệm vụ chính).

 Một số phường có số lượng doanh nghiệp rất nhiều trong khi chỉ có một viên chức quản lý Điều này chứng tỏ thực trạng nhân sự ở Chi cục thuế Quận 12 là đang rất thiếu, số lượng công chức tính đến thời điểm này là 98 người, trong khi để có thể công tác hiệu quả thì cần trên 130 người.

 Kiến thức về kế toán của viên chức đôi khi còn hạn chế dẫn tới hiệu quả kiểm tra không cao.

 Lực lượng kiểm tra còn thiếu chuyên viên chính nên việc triển khai kiểm tra gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp trưởng đoàn kiểm tra theo quy định.

4 Một số tồn tại khác:

 Khối lượng doanh nghiệp bỏ trốn và hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn ngày càng tăng Tuy nhiên việc kiểm tra đối chiếu tốn rất nhiều công sức, thời gian nhưng lại chưa có quy định mang tính pháp lý trong xử lý đối với hóa đơn mua của doanh nghiệp bỏ trốn.

 Do đến tháng 5/2008 Tổng cục thuế mới ban hành quy trình kiểm tra nên Chi cục thuế chưa xây dựng được chương trình kiểm tra thuế năm 2008 nên kết quả mang lại chưa cao.

 Việc cung cấp tài liệu, giải trình bổ sung của doanh nghiệp chưa đúng, và chậm trễ nên ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả công tác kiểm tra.

 Đội kiểm tra thuế được phân công nhiệm vụ nhận dự toán thu, kiêm luôn vấn đề rà soát và đốc thu nợ đọng và cưỡng chế; điều này rất mất thời gian và gây nhiều phiền toái trong quá trình thực hiện.

 Do phải rà soát lại hồ sơ đã xử lý các năm trước nên việc triển khai công tác còn chậm, chưa tập trung hết vào các doanh nghiệp có quy mô lớn

 Việc xác minh hóa đơn và trả lời xác minh hóa đơn gần như thực hiện bằng thủ công chiếm rất nhiều thời gian và công sức; trong khi số lượng hóa đơn cần xác minh quá nhiều (các cơ quan thuế thường in bảng kê hóa đơn đầu ra, đầu vào để gửi xác minh) gây áp lực quá tải trong nội bộ ngành

Nhiệm vụ năm 2009 và giải pháp do Chi cục thuế đưa ra

Năm 2009 được đánh giá là sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước trong tình hình kinh tế chung của thành phố Do vậy kiểm tra ưu tiên cho mục tiêu ngân sách Cần giảm và đơn giản tối đa đến mức có thể các mục tiêu khác.

Một số chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch kiểm tra năm nay:

 Về số lượng cuộc kiểm tra tại doanh nghiệp có truy thu tính bình quân không thấp hơn 8vụ/người/năm (không bao gồm các cuộc kiểm tra trước hoàn thuế và kiểm tra không có mục tiêu chủ yếu là thuế).

 Kiểm tra tại cơ quan thuế 30% số cơ sở kinh doanh.

 Kiểm tra có thuế tại doanh nghiệp: 10vụ/người/năm.

Mục tiêu kiểm tra cụ thể: hướng việc lập kế hoạch kiểm tra vào các mục tiêu sau:

+ các doanh nghiệp có doanh thu tăng đột biến + các doanh nghiệp có số lỗ liên tục

+ các doanh nghiệp âm lớn không xin hoàn + các doanh nghiệp ngành ăn uống, dịch vụ + các doanh nghiệp ngành xây dựng

…… Để thực hiện các mục tiêu cụ thể cần phải có:

- Một danh sách các doanh nghiệp là đối tượng của các cuộc kiểm tra

- Chú trọng và đẩy mạnh công tác chuẩn bị ban đầu trong quá trình đánh giá, lựa chọn, tìm kiếm

- Chuyển các công việc kiểm tra giải thể, phá sản, chuyển đổi…sang các đơn vị khác.

2 Nhiệm vụ và phương hướng kiểm tra tại Chi cục năm 2009:

Số giao dự toán năm 2009 cho Chi cục thuế là 494.000 triệu đồng, trong đó ngoài quốc doanh là 240.000 triệu đồng Trong tình hình có nhiều thay đổi về các chính sách thuế đặc biệt là việc Luật thuế TNCN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 có ảnh hưởng lớn đến nhiều bộ phận trong xã hội, để góp phần hoàn thành nhiệm vụ của Cục thuế thành phố giao; Chi cục thuế Quận 12 đề ra các giải pháp sau:

2.2 Gỉải pháp thực hiện do Chi cục thuế đưa ra:

Chi cục thuế sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trong tình hình có nhiều thay đổi về các chính sách thuế đặc biệt là việc Luật thuế TNCN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 có ảnh hưởng lớn đến nhiều bộ phận trong xã hội, để góp phần hoàn thành nhiệm vụ của Cục thuế thành phố giao Chi cục thuế Quận 12 đề ra các giải pháp sau:

2.2.1 Các giải pháp chung như sau:

2.1.1 Tổ chức triển khai thực hiện ngay từ đầu năm công tác thu ngân sách, đảm bảo thu đúng, thu đủ kịp thời theo quy định của Pháp luật Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu: tổ chức các hình thức tuyên truyền Luật quản lý thuế, thường xuyên theo dõi sát tình hình phát triển kinh tế theo từng lĩnh vực, ngành nghề để xác định mức tăng trưởng, thu nộp ngân sách chính xác, nắm sát tình hình đăng ký kinh doanh, ngưng nghỉ của cơ sở kinh doanh, đảm bảo quản lý đầy đủ cơ sở kinh doanh, quản lý việc thu nộp đầy đủ các nguồn phát sinh.

2.1.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng về các chính sách thuế đặc biệt là

Luật thuế Thu nhập cá nhân nhằm nâng cao ý thức người dân trong kê khai và thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước.

2.1.3 Tập trung lực lượng đẩy mạnh công tác kiểm tra nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận thuế, chống thất thu ngân sách, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế, tạo môi trường lành mạnh trong hoạt động kinh doanh.

2.1.4 Kiểm soát và xử lý các khoản nợ đọng thuế, đôn đốc thu thuế nợ đọng, triển khai các biện pháp theo dõi nợ và biện pháp cưỡng chế nợ thuế để thu hồi số nợ đọng thuế kiên quyết không để nợ kéo dài.

2.1.5 Trong giải quyết công việc phải theo đúng chính sách pháp luật, đúng quy trình, đúng kế hoạch đã đề ra, có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận.

2.1.6 Triển khai tốt các phần mềm ứng dụng tin học, đảm bảo được việc khai thác số liệu phục vụ trong công tác.

2.2.2 Những giải pháp cụ thể:

2.2.1 Phát động phong trào thi đua trong cơ quan, gắn thi đua với trách nhiệm, biểu dương khen thưởng kịp thời những cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ.

2.2.2 Mở rộng các hình thức tuyên truyền về thuế đặc biệt là thuế TNCN: qua loa phát thanh, qua các buổi họp tổ dân phố, tăng cường thêm các pano tuyên truyền tại các điểm tập trung dân cư như chợ, trường học…và một số tuyến đường trung tâm nhằm nâng cao ý thức của người nộp thuế.

2.2.3 Thường xuyên thực hiện phân tích, đối chiếu, so sánh số liệu kê khai nhằm đề ra những kế hoạch kiểm tra (có trọng điểm rõ ràng) đồng thời phải giám sát tiến độ thực hiện, đánh giá kết quả để đảm bảo hiệu quả mang lại tránh kiểm tra mang tính chất tràn lan, hình thức.

2.2.4 Tổ chức, phân công công việc một cách hợp lý nhằm đảm bảo các hồ sơ kê khai của đối tượng thuộc diện tự khai tự nộp phải được kiểm tra 100% Mạnh dạn phân loại doanh nghiệp chấp hành tốt và chưa tốt để có sự tập trung cao hơn đối với doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm đồng thời tập trung kiểm tra hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp có số âm thuế GTGT liên tục nhưng không do xuất khẩu hoặc các doanh nghiệp lỗ liên tục nhiều năm (chú trọng các cơ sở kinh doanh thuộc ngành thương mại, dịch vụ, ăn uống), những đơn vị có tỷ suất lợi nhuận thấp nhưng quy mô doanh nghiệp ngày càng phát triển Đưa các doanh nghiệp này vào kế hoạch kiểm tra trong năm 2009.

2.2.5 Thường xuyên thực hiện đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước, hạn chế thấp nhất các khoản nợ phát sinh Từng cán bộ thuế phải theo dõi chặt chẽ các khoản nợ và thực hiện đúng các bước trong quy trình quản lý thu nợ, có sự phối hợp đồng bộ giữa các đội quản lý Kiểm tra, Đội thuế liên phường và Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế nhằm đảm bảo tính liên tục trong việc áp dụng các biện pháp thu hồi các khoản nợ thuế.

2.2.6 Tiếp tục triển khai và ứng dụng các phần mềm quản lý, thường xuyên kiểm tra số liệu đưa vào cũng như lỗi phần mềm ứng dụng nhằm đảm bảo tốt việc khai thác thông tin trên hệ thống máy.

2.2.7 Thực hiện cải cách hành chính thuế qua việc công khai các quy trình, thủ tục liên quan, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế.

2.2.8 Để đạt được tất cả những việc trên mỗi CBCC phải tự mình xác định trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm về công việc được phân công, có tinh thần học hỏi về các lĩnh vực như nghiệp vụ chuyên môn, tin học… để hiệu quả công việc mang lại ngày càng cao hơn và qua đó có sự đánh giá năng lực làm việc của từng viên chức sát thực hơn để có những khen thưởng, kỷ luật kịp thời

III KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU THUẾ VÀKIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 12

Kiến nghị để nâng cao hiệu quả thu thuế và công tác kiểm tra thuế tại

1 Kiến nghị đối với Cục thuế TP.HCM:

 Cần hoàn thiện và kiến nghị Tổng cục thuế hoàn thiện các phần mềm ứng dụng để số liệu đưa vào hệ thống được chính xác hơn đồng thời phục vụ cho công tác truy xuất số liệu trong quá trình kiểm tra

 Một số văn bản hướng dẫn, quy trình nghiệp vụ có sự khác biệt so với quy định của chính sách gây khó khăn trong việc thực hiện vì vậy Cục thuế cần rà soát, thu thập ý kiến để có những kiến nghị, đề xuất với Tổng cục thuế nhằm có sự thống nhất tạo thuận lợi trong việc áp dụng chính sách vào thực tế.

2 Kiến nghị đối với UBND Quận:

Việc thu các khoản thu có liên quan đến đất đai là vấn đề nhạy cảm liên quan đến quyền lợi của người dân, để tránh việc khiếu nại, đi lại nhiều lần; kiến nghị UBND Quận chỉ đạo phòng Quản lý đô thị, phòng Tài nguyên môi trường yêu cầu đoàn đo đạc và UBND phường xác định vị trí nhà đất cần phải công minh, chính xác, đầy đủ theo đúng bảng giá đất do UBND Thành phố ban hành nhằm giúp chi cục thuế có thể tính các khoản thu được chính xác, kịp thời giải quyết hồ sơ cho người dân.

3 Kiến nghị đối với chi cục thuế Quận 12:

3.1 Lãnh đạo Cục thuế có chỉ đạo “Kiểm tra 100% các trường hợp giải thể, chuyển đổi sở hữu” Tuy nhiên phần lớn các doanh nghiệp giải thể đều không phát sinh số thuế phải nộp thêm nhiều qua kiểm tra Do vậy nếu làm theo thì không đủ nguồn lực; còn không thực hiện thì sợ trách nhiệm về sau Như vậy, kiến nghị đối với các đơn vị giải thể nếu qua phân tích hồ sơ không có dấu hiệu khai sai hoặc ẩn lậu thuế (doanh nghiệp có thời gian hoạt động ngắn, doanh thu thấp) thì không thực hiện kiểm tra mà chỉ xác nhận “tính đến thời điểm…doanh nghiệp đã nộp đủ số thuế theo kê khai” để làm thủ tục khóa mã số thuế.

3.2 Hiện nay, công tác xử lý vi phạm về thuế sau kiểm tra khá phức tạp do việc xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế xảy ra theo 2 thời điểm (trước1/7/2007 và từ ngày 1/7/2007 trở về sau), nhiều trường hợp cách hiểu và nhận định vấn đề chưa được thống nhất, dễ phát sinh khiếu nại về thuế Do vậy cần phải soạn thảo tài liệu về công tác kiểm tra, xử lý về thuế, về hóa đơn để hướng dẫn thực hiện sao cho thống nhất và đồng bộ.

3.3 Về việc áp dụng biểu mẫu biên bản vi phạm hành chính và mẫu quyết định xử lý xử phạt có quá nhiều biểu mẫu: mẫu 07 phạt cảnh cáo; mẫu 08 phạt tiền thủ tục đơn giản; mẫu 09 phạt vi phạm pháp luật về thuế; mẫu 13 khắc phục hậu quả Vì vậy kiến nghị cần phải đơn giản hóa biểu mẫu để tiện áp dụng nhằm tránh sai sót do vô tình.

3.4 Theo quy trình 528: việc tổ chức kiểm tra đối với một số ngành nghề kinh doanh như: nhà hàng ăn uống, khách sạn, karaoke, bar… nếu áp dụng đầy đủ các bước theo như quy trình thì không đạt hiệu quả, kết quả kiểm tra sẽ không xác định đúng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì doanh nghiệp có đủ thời gian để hợp thức hóa các chứng từ hóa đơn, hàng hóa tồn kho, sổ kế toán…Do đó cần phải tháo gỡ vấn đề này.

3.5 Việc kiểm tra ấn định thuế đối với các doanh nghiệp nộp thuế theo kê khai còn nhiều khó khăn do Luật quản lý thuế quy định cơ quan thuế chỉ ấn định số thuế mà người nộp thuế phải nộp thêm so với số thuế kê khai Trên thực tế có nhiều trường hợp tháng nào cơ sở kinh doanh cũng kê khai không đúng và tháng nào cơ quan thuế cũng phải tổ chức kiểm tra ấn định thuế Kiến nghị nếu như doanh nghiệp vi phạm nhiều lần sẽ bị tước quyền kê khai thuế; áp dụng biện pháp chế tài đối với doanh nghiệp thường xuyên vi phạm.

3.6 Ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý thuế theo mô hình chức năng, đảm bảo được đội ngũ cán bộ thuế có tính chuyên môn hóa trong công tác kiểm tra thuế Phải hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý hệ thống tin học ứng dụng để phục vụ cho vịêc phân tích, khai thác các thông tin, dữ liệu của người nộp thuế gửi đến cơ quan thuế

Bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận thì chất lượng phần mềm kê khai thuế vẫn còn những hạn chế, đòi hỏi cơ quan thuế phải hoàn thiện thêm Điển hình là tính bảo mật thông tin, phần mềm hoàn toàn không đặt ra yêu cầu về mật khẩu khi sử dụng nên thông tin về tờ khai rất dễ bị xâm nhập và bị xoá bỏ cũng như làm sai lệch Mặt khác hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã và đang sử dụng phần mềm kế toán Bản thân phần mềm đó đã đầy đủ từ hệ thống báo cáo thuế đến hệ thống báo cáo tài chính Tuy nhiên, khi tích hợp vào phần mềm kê khai thuế thì hầu như các phần mềm đều phải chuyển qua file excel, chính vì thế, việc chuyển đổi và xử lý phần mềm kê khai thuế thường bị vướng, chưa đồng bộ được từng khâu nộp báo cáo thuế Ngoài ra, bên cạnh việc chuyển đổi file dữ liệu từ phần mềm kế toán sang phần mềm kê khai của Tổng cục Thuế thì DN vẫn phải làm thêm một công đoạn là nộp tờ khai cho cơ quan thuế Trong quá trình chuyển đổi dữ liệu từ phần mềm kế toán, hoặc nhập trực tiếp thông tin vào phần mềm kê khai thuế, khi in báo cáo thường bị trục trặc và phải khởi động lại Vì vậy, để tạo thuận lợi cho các DN, cơ quan chức năng cần xây dựng các quy chuẩn về trao đổi dữ liệu kê khai thuế với phần mềm kế toán do các DN cung cấp, và tự động hoá khâu nộp hoặc kiểm tra hệ thống báo cáo theo yêu cầu của cơ quan thuế

Cần hoàn thiện và kiến nghị Tổng cục thuế triển khai các phần mềm ứng dụng để số liệu đưa vào hệ thống được chính xác hơn đồng thời phục vụ cho công tác truy xuất số liệu trong quá trình kiểm tra:

 Áp dụng phần mềm theo dõi quyết định kiểm tra để loại trừ các doanh nghiệp vừa mới được kiểm tra; đưa vào kế hoạch những doanh nghiệp nhiều năm chưa kiểm tra.

 Áp dụng phần mềm theo dõi quyết định xử phạt để đưa vào kế hoạch kiểm tra những doanh nghiệp đã bị xử phạt về thủ tục thuế nhiều lần, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, nợ thuế…

 Triển khai phần mềm “Hậu kiểm” (Chi cục thuế Quận 1 đã áp dụng rất hiệu quả) phân tích rủi ro, lọc ra các doanh nghiệp có rủi ro về thuế; toàn bộ hồ sơ quyết toán thuế năm sẽ được phần mềm phân tích, so sánh, hoặc cảnh báo doanh nghiệp, ví dụ như doanh nghiệp có:

 chênh lệch doanh thu khai thuế GTGT và TNDN

 biến động tỷ suất giá vốn/doanh thu so với kỳ trước.

 kê khai điều chỉnh tăng, giảm thu nhập chịu thuế

 doanh thu lớn nhưng số thuế khai nộp thấp

3.7 Chi cục còn lúng túng trong việc áp dụng tỷ lệ GTGT, tỷ lệ TNDN để ấn định thuế đối với trường hợp vi phạm sổ sách kế toán,…trong điều kiện chi cục thuế không có doanh nghiệp cùng quy mô, cùng ngành nghề Kiến nghị xây dựng tỷ lệ ấn định GTGT, tỷ lệ ấn định thuế TNDN đối với doanh nghiệp để tham khảo, và áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn thành phố.

3.8 Chi cục thuế cần cấu trúc lại phương thức tổ chức quản lý thuế cho Đội kiểm tra thuế như sau:

Ngày đăng: 07/09/2023, 16:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tổ chức - Công tác thu thuế  kiểm tra thuế tại chi cục thuế quận 12   tp hcm
Sơ đồ t ổ chức (Trang 37)
BẢNG KÊ TỔNG HỢP ĐẦU RA_ĐẦU VÀO - Công tác thu thuế  kiểm tra thuế tại chi cục thuế quận 12   tp hcm
BẢNG KÊ TỔNG HỢP ĐẦU RA_ĐẦU VÀO (Trang 58)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w