TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETINGKHOA THƯƠNG MẠI Họ và tên sinh viên: VÕ NGỌC PHƯƠNG TẦN Mã số SV: 1730540142 – Lớp: C17Q3E4A ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
Họ và tên sinh viên: VÕ NGỌC PHƯƠNG TẦN
Mã số SV: 1730540142 – Lớp: C17Q3E4A
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG SALE QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY HÀNG XANH CO.,LTD GIAI ĐOẠN 2016 - 2018
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TP HỒ CHÍ MINH: tháng 11/2019
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
Họ và tên sinh viên: VÕ NGỌC PHƯƠNG TẦN
Mã số SV: 1730540142 – Lớp: C17Q3E4A
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG SALE QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY HÀNG XANH CO.,LTD GIAI ĐOẠN 2016 - 2018
Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS Nguyễn Trần Tú Anh
Trang 3TP HỒ CHÍ MINH: tháng 11/2019
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
“Tôi xin cam đoan Báo cáo thực tập tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS Nguyễn Trần Tú Anh, đảm bảo tính trung thực về nội dung báo cáo Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.”
Trang 5MỤC LỤC CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG SALE QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY HÀNG XANH
CO.,TLD .12
1.1 Tổng quan về thương mại điện tử, thương mại quốc tế và sale 12
1.1.1 Tổng quan về thương mại điện tử: 12
1.1.1.1 Một số khái niệm thương mại điện tử 12
1.1.1.2 Các ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh .12
1.1.1.3 Các hình thức thương mại điện tử .13
1.1.1.4 Quá trình hình thành và phát triển .13
1.1.1.5 Các xu hướng chính của thương mại điện tử 15
1.1.1.6 Vai trò của thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh quốc tế .17
1.1.2 Tổng quan về thương mại quốc tế .18
1.1.2.1 Khái niệm .18
1.1.2.2 Ý nghĩa của hoạt động sale quốc tế (xuất khẩu) 18
1.1.2.3 Vai trò của sale quốc tế (xuất khẩu) .19
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá .20
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng .20
1.3.1 Yếu tố công nghệ (Technology) .20
1.3.1.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ 20
1.3.1.2 An toàn và bảo mật trong các giao dịch thương mại điện tử 21
1.3.1.3 Hệ thống thanh toán tự động hóa 21
1.1.2 Yếu tố liên quan tới tổ chức doanh nghiệp (Organization) .21
1.1.2.1 Nguồn nhân lực 21
1.1.2.2 Nhận thức của doanh nghiệp về TMĐT .22
Trang 61.1.3 Các yếu tố liên quan tới môi trường (Environment) 22
1.1.3.1 Môi trường pháp lý .22
1.1.3.2 Môi trường nguồn nhân lực .22
1.1.3.3 Môi trường hội nhập quốc tế .23
1.4 Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm rút ra từ những doanh nghiệp trong nước và quốc tế 23
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG SALE QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY HÀNG XANH CO.,TLD GIAI ĐOẠN 2016 – 2018 .26
2.1 Tổng quan về công ty Hàng Xanh Co.,Ltd 26
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Hàng Xanh Co.,Ltd .26
2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty Hàng Xanh Co.,Ltd .26
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển .27
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ .27
2.1.2.1 Chức năng 27
2.1.2.2 Nhiệm vụ .28
2.1.3 Cơ cấu tổ chức kinh doanh và quản lý 29
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức kinh doanh .29
2.1.3.2 Chức năng quản lý của các phòng, bộ phận .29
2.1.4 Tình hình kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2016 – 2018 .31
2.1.4.1 Thị trường hoạt động .31
2.1.4.2 Khách hàng mục tiêu .32
2.1.4.3 Tình hình kinh doanh trong giai đoạn 2016 – 2018 .32
2.1.5 Định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn 2019 – 2021 .34
Trang 72.2 Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sale quốc tế của công ty
Hàng Xanh Co.,Ltd giai đoạn 2016 – 2018 35
2.2.1 Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sale quốc tế của công ty Hàng Xanh Co.,Ltd giai đoạn 2016 – 2018 .35
2.2.1.1 Trang thiết bị phần cứng 35
2.2.1.2 Các phần mềm ứng dụng .36
2.2.1.3 Các hoạt động thương mại điện tử của công ty .38
2.2.2 Ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sale tại công ty 42
2.2.3 Đánh giá chung về thực trạng ứng dụng TMĐT trong hoạt động sale quốc tế của công ty Hàng Xanh giai đoạn 2016 – 2018 44
2.3 Dự báo xu thế ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực ứng dụng TMĐT trong hoạt động sale quốc tế của công ty Hàng Xanh Co.,Ltd giai đoạn 2019 – 2021 44
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG SALE QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY HÀNG XANH CO.,LTD GIAI ĐOẠN 2019 – 2021 .47
3.1 Định hướng và mục tiêu nâng cao năng lực ứng dụng TMĐT trong hoạt động sale của công ty Hàng Xanh Co.,Ltd giai đoạn 2019 – 2021 .47
3.1.1 Mục tiêu 47
3.1.2 Định hướng .48
3.2 Giải pháp nâng cao năng lực ứng dụng TMĐT trong hoạt động sale của công ty Hàng Xanh Co.,Ltd giai đoạn 2019 – 2021 48
3.2.1 Nâng cao nhận thức về thương mại điện tử 48
3.2.2 Xây dựng kế hoạch nâng cao ứng dụng TMĐT vào hoạt động sale .49
3.2.3 Đẩy mạnh tiếp thị trực tuyến thông qua website của công ty 50
3.2.4 Tiếp thị sản phẩm thông qua các trang TMĐT, sàn giao dịch B2B .50
3.3 Kiến nghị .50
Trang 8KẾT LUẬN 52 PHỤ LỤC 53
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
WTO World Trade Oranization Tổ chức Thương mại Thế giới
Economic Cooperation châu Á – Thái Bình Dương
ASEANNAFTA North American Free Hiệp định Thương mại Tự do
TPP Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác
B2B Business to business Doanh nghiệp với doanh nghiệp
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty trang 32-33
TNHH Hàng Xanh giai đoạn 2016-2018
Bảng 2.2: Chỉ số giao dịch B2B của công ty trang 40
TNHH Hàng Xanh giai đoạn 2016-2018
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
❖ Lý do chọn đề tài:
Trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, sale quốc tế là hoạt động chủ chốt để tìm kiếm khách hàng quốc tế, mở rộng mạng lưới kinh doanh, nâng tầm vóc quốc tế và đồng thời tăng tỉ suất ngoại tệ cho doanh nghiệp lẫn quốc gia Nhưng để làm tốt được hoạt động bán hàng thì chúng ta cần phải có những hướng đi đúng và công cụ hỗ trợ Hiện nay, trong thời đại công nghệ 4.0 nếu như chúng ta không biết sử dụng internet
và ứng dụng những hình thức làm việc mới, hiện đại thì đó sẽ là thiệt thòi lớn cho việc kinh doanh của doanh nghiệp Sự phát triển của công nghệ thông tin đã khiến thế giới trở nên “phẳng” hơn, internet đã tạo ra những thay đổi lớn trong thương mại quốc
tế, hơn bao giờ hết việc ứng dụng thương mại điện tử là cực kỳ quan trọng, cùng với
sự kết hợp của phương pháp truyền thống (face to face) Thương mại điện tử giúp khai thác thông tin khách hàng, sau đó là sẽ chào hàng và đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại
Em chọn đề tài này vì muốn nắm bắt rõ hơn cũng như học hỏi được những nghiệp vụ cần phải có trong hoạt động tìm kiếm và bán sản phẩm tại thị trường quốc tế qua cách
sử dụng các trang thương mại điện tử và từ đó đút kết dược kinh nghiệm cho bản thân
để hoàn tốt công việc trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế
❖ Mục tiêu nghiên cứu:
o Mục tiêu tổng quát: Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sale quốc tế của công ty Hàng Xanh Co.,Ltd trong giai đoạn 2016 – 2018
o Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân về thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sale quốc tế của công ty Hàng Xanh Co.,Ltd trong giai đoạn 2016 – 2018
- Đánh giá những cơ hội và thách thức, những điểm mạnh và điểm yếu về ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xuất khẩu của công ty Hàng Xanh Co.,Ltd trong giai đoạn 2016 – 2018
Trang 12- Đề xuất giải pháp đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sale quốc
tế của công ty Hàng Xanh Co.,Ltd trong giai đoạn 2019 – 2021
❖ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
o Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong sale quốc tế tại công ty Hàng Xanh Co.,Ltd trong giai đoạn 2016 – 2018
o Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Công ty Hàng Xanh Co.,Ltd Địa chỉ: 173 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh
- Phạm vi thời gian: 2016 – 2018
❖ Phương pháp nghiên cứu:
o Phương pháp thu thập số liệu:
- Báo cáo tài chính
- Các tài liệu thu được từ phòng kế toán
❖ Kết cấu của bài báo cáo TTTN: gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sale quốc tế của công ty Hàng Xanh Co.,Ltd
- Chương 2: Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sale quốc tế của công ty Hàng Xanh Co.,Ltd trong giai đoạn 2016 – 2018
- Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sale quốc tế của công ty Hàng Xanh Co.,Ltd trong giai đoạn 2019 – 2021
Trang 13CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG SALE QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY HÀNG XANH CO.,TLD.
1.1 Tổng quan về thương mại điện tử, thương mại quốc tế và sale
1.1.1 Tổng quan về thương mại điện tử:
1.1.1.1 Một số khái niệm thương mại điện tử
- Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet"
- Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: "Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet." Các kỹ thuật thông tin liên lạc có thể là email, EDI, Internet và Extranet có thể được dùng để hỗ trợ thương mại điện tử
- Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy tính trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến) Thật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch thông qua mạng máy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công."
1.1.1.2 Các ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh
o Tài liệu tự động hóa ở chuỗi cung ứng và hậu cần
o Hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế
o Quản lý nội dung doanh nghiệp
o Nhóm mua
o Trợ lý tự động trực tuyến
o IM (Instant Messaging)
Trang 141.1.1.3 Các hình thức thương mại điện tử.
Nếu phân chia theo đối tượng tham gia thì có 3 đối tượng chính bao gồm: Chính phủ Government), Doanh nghiệp (B-Business) và Khách hàng (C-Customer hay Consumer) Trong đó, các dạng hình thức chính của thương mại điện tử bao gồm:
(G-o D(G-oanh nghiệp với D(G-oanh nghiệp (B2B)
o Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C)
o Doanh nghiệp với Nhân viên (B2E)
o Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G)
o Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B)
o Chính phủ với Chính phủ (G2G)
o Chính phủ với Công dân (G2C)
o Khách hàng với Khách hàng (C2C)
o Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B)
o Ngoài ra, thương mại điện tử còn được phân chia theo các hình thức: offline (O2O)
online-to-1.1.1.4 Quá trình hình thành và phát triển
- Những năm gần đây, thuật ngữ “Thương mại điện tử” xuất hiện rất nhiều trên các mặt báo, trong các bài học, xuất hiện môn học và giáo trình môn học về TMĐT, nhưng trên thực tế TMĐT đã xuất hiện từ rất lâu trước đây Nhu cầu về TMĐT bắt đầu xuất
Trang 15hiện khi trong các hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý kinh doanh cảm thấy sựcần thiết phải áp dụng công nghệ thông tin, tối ưu việc sử dụng máy tính để cải thiện các khâu trong kinh doanh, tương tác với khách hàng và để trao đổi thông tin giữa các bên trong kinh doanh, giữa người tiêu dùng với nhau, v.v
- Vào những năm 1970, phương thức chuyển tiền thông qua mạng điện tử có bảo mật giữa các ngân hàng ra đời và làm thay đổi thị trường tài chính trên toàn thế giới Cũng
từ phương thức chuyển tiền qua mạng đã mà sinh ra các hình thức thanh toán trực tuyến dựa vào thông tin của người tiêu dùng cung cấp, ví dụ như thanh toán bằng thẻ tín dụng
- Cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, TMĐT trở nên phổ biến trong nội bộ các công ty dưới các hình thức thư điện tử hay trao đổi thông tin điện tử (Electronic Data Exchange - EDI) Chúng giúp giảm bớt các khâu trao đổi thông tin trực tiếp, khâu giấy tờ giữa bên bán và bên mua trong kinh doanh cũng như giữa các bộ phận trong một công ty như đặt lệnh mua/bán, các văn bản liên quan đến chuyển/nhận tiền hay hàng hóa, từ trên giấy thông thường chuyển thành trên máy tính, dưới dạng văn bản điện tử, có thể gửi/nhận trong vài giây và từ đó giúp nâng cao tính chủ động, tăng đáng kể hiệu quả công việc
- Cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, các công nghệ hỗ trợ tin nhắn điện tử trở thành một phần không thể thiếu của các hệ thống máy tính trong các công ty
- Giữa những năm 1980, một công cụ hỗ trợ TMĐT mới xuất hiện giúp cho việc tương tác xã hội (như các chat room) và chia sẻ thông tin (như các website tổng hợp tin tức) Tương tác xã hội nhen nhóm cho việc hình thành các cộng độn gảo giữa những người trên không gian số và tạo thành khái niệm về việc "kết nối toàn cầu" Cũng trong thời điểm này, việc tiếp cận và trao đổi thông tin dần trở nên dễ dàng hơn, thông qua Internet, con người có thể liên lạc với nhau trên phạm vi toàn cầu và với chi phí phải
bỏ ra ngày càng giảm Mặc dù trên thực tế, Internet và các mạng lưới nói trên đã xuất hiện nhưng một yếu tố then chốt lúc đó đối với chúng chính là tính hữu dụng và tính
dễ sử dụng
- Trong những năm 1990, World Wide Web phát triển và nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu, giúp tạo ra một bước ngoặt trong TMĐT khi là nền tảng giúp đơn giản hóa rất
Trang 16nhiều việc đăng tải và truyền thông tin Nó khiến nhiều người sử dụng TMĐT với mục đích kinh doanh hơn khi giúp tiết kiệm được nhiều chi phí, và từ đó cũng phát sinh ra thêm nhiều loại hình hoạt động kinh doanh hơn Người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới có thể tham gia vào việc mua bán bằng cách truy cập vào các trang web TMĐT chỉ với một chiếc máy tính, modem để kết nối Internet, tài khoản để kết nối Internet (vào thời điểm đó), vì vậy đây là một môi trường cạnh tranh công bằng với các công ty dù lớn hay nhỏ và những ai không muốn đi sau thời đại phải nhanh chóng bắt kịp xu hướng này
1.1.1.5 Các xu hướng chính của thương mại điện tử
a Bán hàng đa kênh (Multi - channel Selling)
- Xu hướng bán hàng đa kênh cho cho phép doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng của mình trên nhiều nền tảng, môi trường khác nhau, từ online đến offline Khi người dùng ngày càng yêu cầu cao hơn ở trải nghiệm và sự tiện lợi của dịch vụ thì Multi - channel Selling chắc chắn sẽ là xu hướng nổi bật trong giai đoạn sắp tới
- Xu hướng gia tăng của mua hàng trực tuyến thông qua các trang mạng xã hội là không thể nghi ngờ, do chúng ta dành nhiều thời gian trên mạng xã hội và bị tác động bởi các thông tin về sản phẩm, của quảng cáo như Facebook, Instagram hay Zalo Xu hướng này khiến giao dịch, mua hàng trực tuyến qua các mạng xã hội gia tăng mạnh mẽ
b Thanh toán khi giao hàng vẫn là phương thức thanh toán phổ biến (COD)
Hạ tầng thương mại điện tử cung cấp cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn thanh toán: Thanh toán thông qua ngân hàng, thanh toán khi nhận hàng, thanh toán bằng ví điện tử… Tuy nhiên, tại Việt Nam hình thức thanh toán khi giao hàng (COD) vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu nhất, chiếm 75% giao dịch Lý do là bởi thói quen dùng tiền mặt và phương thức này tạo ra cảm giác an toàn hơn cho người tiêu dùng, giúp họ phòng tránh được các rủi ro mất hàng, hàng lỗi hay không nhận được hàng đúng chất lượng từ người bán
Nhưng đây lại là một trong những vấn đề lớn nhất cản trở sự phát triển của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam Để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, đòi hỏi việc quản lý chất lượng hàng hóa trên các trang bán hàng online phải chặt chẽ, nhằm tạo
Trang 17niềm tin cho người tiêu dùng Các cơ quan chức năng phải hoạt động hữu hiệu, phải có chế tài nghiêm khắc với người bán nhằm việc bảo vệ người mua.
c Đẩy nhanh tốc độ giao hàng cải thiện cảm nhận khách hàng (Customer Experience)
Có thể thấy chưa bao giờ người tiêu dùng lại đóng vai trò trung tâm và có tiếng nói quan trọng trong nền kinh tế số như hiện nay Mỗi trải nghiệm, đánh giá, phản hồi tích cực hay tiêu cực của người dùng đều ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại điện tử, đặc biệt khi thị trường Việt Nam đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt đến từ nhiều thương hiệu tầm cỡ
Ngoại trừ các sản phẩm số hóa, các mặt hàng vẫn phải được giao hàng trực tiếp Rõ ràng
là khi thương mại điện tử phát triển mạnh thì việc giao hàng cũng cần được cải thiện nhanh hơn nữa
Với tâm lý háo hức nhận món hàng mới mua, ai cũng muốn nhận hàng sớm Đây cũng là yếu tố rất quan trọng giúp thương mại điện tử cạnh tranh với thương mại truyền thống: Cải thiện tốc độ giao hàng hay là mất doanh số Trong những năm tới, giao hàng trong ngày có lẽ một xu hướng được chờ đợi nhiều nhất
d Trợ lý ảo (Chatbot, AI)
Thị trường công nghệ thay đổi quá nhanh chóng, Chatbot hay AI đã thực sự thâm nhập
và được doanh nghiệp sử dụng một cách hiệu quả Theo số liệu Chatbot Magazine, 25% dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ được tích hợp với trợ lý ảo AI năm 2020 Trong khi, nghiên cứu thực hiện năm 2018 cho biết, 34% khách hàng cảm thấy thoải mái khi giao tiếp với Chatbot khi mua hàng
Mặc dù vẫn còn khá vụng về, nhưng chatbots đang tiếp tục được cải tiến và kỳ vọng sẽ trở thành xu hướng marketing trong kinh doanh và các website thương mại điện tử vào năm tới Thực tế, chatbots sẽ là điểm chạm đầu tiên giữa khách hàng và hệ thống tự động hóa được xây dựng bằng nền tảng AI
Các chatbots chăm sóc khách hàng sẽ ngày càng giống “người” hơn, dẫn dắt khách hàng qua hành trình mua hàng mượt hơn Tuy nhiên, nếu làm không cẩn thận, chatbots sẽ gây hại cho doanh nghiệp
e Phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh (Mobile Apps)
Trang 18Với sự phát triển của Internet, 4G-5G và các thiết bị di động, đặc biệt là điện thoại thông minh cùng phương thức thanh toán điện tử được sử dụng rộng rãi Vì vậy, xu hướng thương mại điện tử trên nền tảng di động thông qua phần mềm ứng dụng là điều tất yếu Đây cũng là những gì đã xảy ra ở các quốc gia phát triển đã đi trước.
Mobile Apps đang là xu hướng dùng để mua hàng trực tuyến của người dùng Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn còn đang lúng túng chưa hiểu đúng và làm chuẩn trên mobile để đáp ứng khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng
Sự thâm nhập của điện thoại thông minh và internet đang tăng dần lên Theo Báo cáo
“Người tiêu dùng tương lai” của Thought Leadership, khi được hỏi điều gì bạn không thể sống thiếu, có tới 45% cho rằng điện thoại là thứ yếu
1.1.1.6 Vai trò của thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh quốc tế
- Tăng doanh thu: với thương mại điện tử, đối tượng khách hàng giờ đây đã không còn bị giới hạn về mặt địa lý, hay thời gian làm việc Chúng ta không chỉ có thể bán hàng cho cư dân trong thành phố, mà còn có thể bán hàng trong toàn bộ Viêt Nam hoặc các nước khác Không cần ngồi chờ khách hàng tự tìm đến với mình mà bản thân ta đang tích cực và chủ động đi tìm khách hàng cho mình Vì thế, chắc chắn rằng
số lượng khách hàng sẽ tăng lên đáng kể dẫn đến tăng doanh thu
- Cắt giảm được chi phí quảng cáo: không phải tốn kém nhiều cho việc thuê cửa hàng, mặt bằng, đông đảo nhân viên phục vụ, cũng không cần phải đầu tư nhiều cho kho chứa Chỉ cần xây dựng một website bán hàng qua mạng, và trả chi phí vận hành website mỗi tháng Nếu website chỉ trưng bày thông tin, hình ảnh sản phẩm, ta sẽ tiết kiệm được chi phí in ấn brochure, catalogue và cả chi phí gửi bưu điện những ấn phẩm này Và đặc biệt nếu doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, ta có thể ngồi ở nhà và tìm kiếm khách hàng qua mạng, không cần phải tốn kém nhiều cho những chuyến đích thân “xuất ngoại”
- Maketing toàn cầu với chi phí cực kì thấp: chỉ với chi phí cực kì nhỏ bạn có thể đưa thông tin quảng cáo của bạn đến với hàng trăm triệu người xem từ khắp nơi trên thế giới Đây là điều mà chỉ có Thương Mại Điện Tử làm được cho doanh nghiệp Nếu bạn có khả năng tài chính, bạn có thể thuê quảng cáo với chi phí cao hơn để mong quảng cáo tốt hơn
Trang 19- Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng: có thể cung cấp catalogue, brochure, thông tin, bảng báo giá cho đối tượng khách hàng một cách cực kỳ nhanh chóng, có thể tạo điều kiện cho khách hàng mua hàng trực tiếp từ trên mạng v.v… Thương Mại Điện Tử mang lại các công cụ để làm hài lòng khách hàng, bởi trong thời đại ngày nay, yếu tố thời gian thực sự là vàng bạc, không ai có đủ kiên nhẫn phải chờ đợi thông tin trong vài ngày Hơn nữa, ngày nay chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ là những yếu tố rất quan trọng trong việc tìm và giữ khách hàng Nếu bạn không xử lý yêu cầu thông tin của đối tượng quan tâm một cách nhanh chóng, họ sẽ không kiên nhẫn mà chờ bạn, trong khi đó có biết bao đối thủ cạnh tranh đang săn đón họ.
- Lợi thế cạnh tranh: là một “sân chơi” cho sự sáng tạo, tại đây chúng ta có thể tự do
áp dụng những ý tưởng hay nhất, mới nhất về dịch vụ hỗ trợ, chiến lược tiếp thị v.v…
Và một khi tất cả các đối thủ cạnh tranh của bạn đều áp dụng Thương Mại Điện Tử, thì phần thắng sẽ thuộc về ai sáng tạo hay nhất để tạo ra nét đặc trưng cho doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của mình để có thể thu hút và giữ được khách hàng
1.1.2 Tổng quan về thương mại quốc tế
1.1.2.1 Khái niệm
Là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với một tỷ lệ lớn trong GDP
- Định nghĩa về mua bán hàng hoá quốc tế tại Điều 27 của Luật Thương mại 2005 như sau:
“1 Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.”
“2 Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”
1.1.2.2 Ý nghĩa của hoạt động sale quốc tế (xuất khẩu)
- Là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi bán hàng riêng
lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi
Trang 20nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân
- Là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công
ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ
1.1.2.3 Vai trò của sale quốc tế (xuất khẩu)
– Thông qua việc xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh chúng ta sẽ có khả năng phát huy được lợi thế so sánh, sử dụng tối đa và hiệu quả các nguồn lực có điều kiện trao đổi kinh nghiệm cũng như tiếp cận được với các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới Đây chính là vấn đề mấu chốt của công nghiệp hoá hiện đại hoá Áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại trong các ngành chế tạo và chế biến hàng xuất khẩu
sẽ tạo được những sản phẩm có chất lượng cao mang tính cạnh tranh trên thị trường thế giới Khi đó sẽ có một nguồn lực công nghiệp mới cho phép tăng số lượng, chất lượng sản phẩm, đồng thời tiết kiệm được chi phí lao động của xã hội
– Tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động, từ đó kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, góp phần tạo ra những biến chuyển tốt
để giải quyết những vấn đề còn bức xúc trong xã hội
– Tăng thu ngoại tệ tạo nguồn vốn cho đất nước và cả cho nhập khẩu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Đồng thời cải thiện cán cân thanh toán, cán cân thương mại, tăng dự trữ ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước và qua đó tăng khả năng nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị tiên tiến thay thế dần cho những thiết bị lạc hậu còn đang sử dụng, để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước
– Nhờ có tính cạnh tranh, thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến công nghệ để có khả năng sản xuất những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, tạo ra năng lực sản xuất mới Vì vậy, các chủ thể tham gia xuất khẩu cần phải tăng cường theo dõi kiểm soát chặt chẽ lẫn nhau để không bị yếu thế trong cạnh tranh
Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế Khi hoạt động xuất nhập khẩu xuất phát từ nhu cầu thị
Trang 21trường thế giới nó sẽ đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển thể hiện ở một số điểm sau:
+ Tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ làm cho sản xuất phát triển và ổn định.+ Mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất góp phần nâng cao năng lực sản xuất trong nước
+ Tạo điều kiện cho các ngành có cơ hội phát triển đồng thời kéo theo các ngành liên quan phát triển theo
+ Thông qua xuất nhập khẩu, Việt Nam có thể tham gia vào thị trường cạnh tranh thế giới Do vậy các doanh nghiệp luôn luôn phải đổi mới và hoàn thiện cơ cấu sản phẩm
để thích nghi với các yêu cầu đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường thế giới
+ Tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật hiện đại
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá
➢ Trang thiết bị phần cứng: hệ thống máy tính, máy photo, fax…
➢ Các phần mềm ứng dụng: phần mềm CRM, phần mềm SCM
➢ Các hoạt động thương mại điện tử của công ty:
- Website của công ty: giao diện, tiện ích,…
- Hoạt động mua bán trực tuyến
- Hoạt động chăm sóc khách hàng trực tuyến
- Hoạt động marketing trực tuyến
- Cổng thanh toán trực tuyến: cách thanh toán, các phương thức thanh toán
- Chỉ số giao dịch B2B
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng
1.3.1 Yếu tố công nghệ (Technology)
1.3.1.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ là một trong những điều kiện cần thiết cho sự phát triển của hệ thống TMĐT Bởi muốn phát triển, ứng dụng được các phần mềm TMĐT, đòi hỏi phải có hệ thống phần cứng phù hợp để truyền dẫn thông tin Bên cạnh đó, sự phát triển của TMĐT trong DN chính là phụ thuộc phần lớn vào các điều kiện mà DN chú trọng để phát triển nó Các điều kiện đó phải kể tới đầu tiên đó là cơ sở mạng của TMĐT hay hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ Đó là cách mà TMĐT dựa vào để
Trang 22hoạt động Trong đó, mạng máy tính là nền tảng kỹ thuật hỗ trợ cho sự thành công hay thất bại của các giao dịch trực tuyến Với các kiểu hình kết nối như WAN, LAN…phù hợp với không gian địa lý hay mục đích sử dụng Ngoài ra, hệ thống mạng nội bộ hỗ trợ
DN chia sẻ các thông tin và dữ liệu cho các phòng, ban hay bộ phận trong nội bộ DN
1.3.1.2 An toàn và bảo mật trong các giao dịch thương mại điện tử
Giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử, trong đó mọi dữ liệu đều ở dạng số hóa, đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt về tính bảo mật, an toàn Mất tiền, lừa đảo, lấy trộm hoặc thay đổi thông tin, xâm nhập dữ liệu là các rủi ro ngày càng lớn không chỉ đối với người KD mà cả với người quản lý, với từng quốc gia, vì các hệ thống điện tử có thể bị các tin tặc (hacker) xâm nhập Do vậy muốn phát triển TMĐT thì DN cũng như các tổ chức trong nền kinh tế cần phải chú ý tới vấn đề an toàn, bảo mật cho các giao dịch thương mại được thực hiện
1.3.1.3 Hệ thống thanh toán tự động hóa
Phương thức thanh toán là vấn đề quan trọng và rất nhạy cảm trong giao dịch thương mại TMĐT chỉ có thể thực hiện được thực tế và có hiệu quả khi đã tồn tại một hệ thống thanh toán tài chính ở mức độ phát triển đủ cao, cho phép tiến hành thanh toán tự động
mà không phải dùng đến tiền mặt Trong KD bán lẻ, vai trò của thẻ thông minh (Smart Card) là rất quan trọng Khi chưa có hệ thống này, TMĐT chỉ giới hạn ở khâu trao đổi tin tức, còn việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ vẫn phải kết thúc bằng trả tiền trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện thanh toán truyền thống Hiệu quả do đó sẽ thấp và không đủ
bù đắp chi phí trang bị phương tiện TMĐT Do vậy, muốn phát triển TMĐT đòi hỏi một
hệ thống thanh toán phát triển đủ mạnh và được tự động hóa cao
1.1.2 Yếu tố liên quan tới tổ chức doanh nghiệp (Organization)
1.1.2.1 Nguồn nhân lực
- Yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định cho sự thành công của bất cứ hoạt động nào Nguồn nhân lực có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển TMĐT Yếu tố con người liên quan tới TMĐT gồm nhân lực nghiệp vụ và nhân lực kỹ thuật
- Về nhân lực nghiệp vụ, đây là bộ phận sẽ ứng dụng TMĐT vào hoạt động SXKD của
DN Bộ phận này phải am hiểu kiến thức về nghiệp vụ thương mại, ngoại thương, sử
Trang 23dụng tốt ngoại ngữ trong giao dịch với đối tác nước ngoài và nắm rõ các kiến thức về TMĐT.
- Về nhân lực kỹ thuật, đây là bộ phận kỹ thuật đảm bảo cho hệ thống CNTT hoạt động
ổn định, có khả năng khắc phục các sự cố và phát triển các tiện ích, công cụ kỹ thuật mới đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động giao dịch thông qua các phương tiện điện tử
1.1.2.2 Nhận thức của doanh nghiệp về TMĐT
Đây là yếu tố được đánh giá là phải đi trước một bước để phát triển TMĐT
Một DN muốn ứng dụng và phát triển TMĐT thì phải nhận thức một cách đúng đắn về bản chất, vai trò, mô hình và hình thức hoạt động của TMĐT để qua đó có một chiến lược và kế hoạch đúng đắn cho việc áp dụng TMĐT vào hoạt động KD tại DN mình cũng như có một sự đầu tư thích đáng cho lĩnh vực này
1.1.3 Các yếu tố liên quan tới môi trường (Environment)
1.1.3.1 Môi trường pháp lý
- Sự phát triển của TMĐT gắn liền với sự phát triển và hội nhập môi trường pháp lý của từng quốc gia trên thế giới Trong những năm gần đây, vấn đề xây dựng một hành lang pháp lý cho sự phát triển TMĐT là rất cấp thiết Vấn đề là cần phải có một khuôn khổ pháp lý để điều chỉnh các vấn đề mới nảy sinh liên quan tới các giao dịch TMĐT
- Các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy rằng khuôn khổ pháp lý điều chỉnh thương mại truyền thống hiện tại không đủ để đáp ứng yêu cầu của TMĐT và hệ thống luật hiện tại dựa trên cơ sở sử dụng văn bản chứng thực bằng giấy tờ và chữ ký tay làm cơ sở pháp lý
là trở ngại lớn cho sự phát triển của thương mại quốc tế nói chung và TMĐT nói riêng trong tương lai Do vậy cần có một số điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn hơn như các điều chỉnh liên quan tới luật thương mại với yêu cầu về văn bản, về chữ ký,
về văn bản gốc được áp dụng trong TMĐT
1.1.3.2 Môi trường nguồn nhân lực
- Trong thời đại khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, mỗi công nghệ mới phát sinh sẽ thay thế cho các công nghệ trước đó, đây là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của TMĐT Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt
Trang 24động thương mại làm thay đổi nhanh chóng phương thức và cung cách phục vụ khách hàng như giao nhận, thanh toán, mua bán, đặt hàng, kiểm tra, kiểm kê…Cơ sở hạ tầng logistics cả phần cứng lẫn phần mềm là nhân tố quan trọng nhằm thúc đẩy TMĐT phát triển.
- Do TMĐT hoạt động dựa trên các phương tiện điện tử nên hạ tầng cơ sở CNTT và truyền thông có một vai trò nền tảng quan trọng cho các ứng dụng của TMĐT Nếu như trước kia mới chỉ có các phương tiện truyền thông đơn giản như điện thoại, fax…thì ngày nay hạ tầng công nghệ cao như Internet, di động…đã phát triển nhanh đến chóng mặt Một DN có thể quảng bá website bán hàng của mình một cách rộng rãi và khai thác triệt
để các tiện ích từ việc ứng dụng hệ thống TMĐT này
1.1.3.3 Môi trường hội nhập quốc tế
Thế giới hiện nay có thể nhận thấy rõ sự toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế là tất yếu Nó thể hiện ở việc các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đang giảm dần và sẽ bị xóa bỏ theo các cam kết song phương và đa phương Các DN có quyền KD tự do ở mọi thị trường, trên các lĩnh vực được cam kết, không có sự phân biệt đối xử Xu thế này đòi hỏi các DN phải quan tâm nghiên cứu, ứng dụng và phát triển TMĐT để có thể cạnh tranh và thâm nhập một cách hiệu quả vào thị trường tự do có tính chất toàn cầu Bên cạnh đó, các khu vực kinh tế thương mại hiện nay đã trở thành trào lưu chung ở khắp các châu lục Nhiều khu vực mậu dịch tự do được hình thành (AFTA, NAFTA, ACFTA, APEC, TPP) đã tạo cho hoạt động thương mại của các quốc gia trong khu vực được tiến hành một cách tự do Việc thực hiện tự do hóa thương mại khu vực đang trở thành tiền đề quan trọng cho việc hình thành một thị trường tự do toàn cầu
1.4 Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm rút ra từ những doanh nghiệp trong nước và quốc tế
➢ Từ doanh nghiệp Mỹ:
Mỹ được coi là một trong những quốc gia phát triển thương mại điện tử mạnh nhất trong giai đoạn hiện nay (Forrester Research, 2014) và có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thương mại điện tử thế giới Người dân, chính phủ, các doanh nghiệp Mỹ luôn đi đầu trong cuộc cách mạng thương mại mới mẻ này Một số kinh nghiệm phát triển thương mại điện tử tại thị trường Mỹ như sau:
Trang 25- Thứ nhất, doanh nghiệp Mỹ luôn chủ động nắm bắt cơ hội do thời đại kỹ thuật số mang lại, từ năm 1995 các công ty hàng đầu ở Mỹ đã lập các website, đến năm 1999 thì các giao dịch qua Internet đã được thực hiện Nhiều doanh nghiệp đã tiến hành các hoạt động kinh doanh qua mạng Internet như eBay, Amazon, Halt
- Thứ hai, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ đều được các doanh nghiệp chuẩn bị tốt và
kỹ càng để phục vụ cho số hoá hoạt động kinh doanh của mình Bên cạnh đó Chính phủ
Mỹ cũng quan tâm và xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội nhằm hỗ trợ phát triển thương mại điện tử Tăng tiền đầu tư vào trung tâm công nghệ cộng đồng (CTC) từ 10 triệu USD/năm, hiện nay là khoảng 32,5 triệu USD/năm
- Thứ ba, tận dụng triệt để phương thức thanh toán tự do, đặc biệt thanh toán bằng thẻ tín dụng Điều này thật sự có ý nghĩa và thực tế cho thanh toán trực tuyến trong thương mại điện tử của người tiêu dùng Ngoài ra, theo Forrester Research, trung bình cứ một người dân Mỹ mua sắm trên mạng thì có khoảng 250 USD được thanh toán trực tuyến
- Thứ tư, thương mại điện tử đem lại sự tiện lợi vô cùng lớn cho khách hàng về thông tin doanh nghiệp được công khai, mua bán, giao dịch được thực hiện hoàn toàn trên mạng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí
- Và cuối cùng, doanh nghiệp luôn tập trung tìm hiểu kỹ và quan tâm góp ý cho khung pháp lý Internet và thương mại điện tử, từ đó phản ánh kịp thời những nhu cầu phát triển, những vấn đề còn tồn tại, giúp chính phủ đề ra các chính sách cũng như các điều chỉnh sửa đổi cần thiết
➢ Từ doanh nghiệp Singapore:
- Công cuộc tin học hoá ở Singapore bắt đầu từ những năm 80 với khá nhiều dự án như:
Dự án tin học hoá quốc gia ,được thực hiện năm 1981; dự án CNTT quốc gia năm 1986
- Cuối những năm 80, Singapore bắt đầu xây dựng mạng lưới truyền thông tốc độ cao trên toàn quốc và cung cấp các dịch vụ ứng dụng máy tính
- Năm 1996, Singapore đã đầu tư 82 triệu đô Mỹ để xây dựng mạng lưới băng thông rộng quốc gia đầu tiên trên thế giới mang tên Singapore One Mạng lưới này đóng vai trò hết sức quan trọng như một dây thần kinh xương sống của quốc đảo, gồm 7 tầng: mạng quốc gia và tầng trạm; cung cấp máy tính và quản lý; tầng dịch vụ cơ bản, tầng các dịch vụ
Trang 26công cộng; tầng các dịch vụ ứng dụng; tầng quản lý hệ thống và an ninh; tầng giao diện con người và môi trường
- Với những nỗ lực phát triển thương mại điện tử, Singapore đã đạt được những thành tựu đáng kể trong giai đoạn đầu phát triển thương mại trên nền tảng kỹ thuật số khi giá trị thương mại điện tử B2B đã tăng tới 110 tỷ USD
- Ba lĩnh vực phát triển mạnh nhất trong năm 2014 của thương mại điện tử B2B Singapore là tài chính ngân hàng, bán buôn, bán lẻ và sản xuất Các nước và vùng lãnh thổ chính đã thực hiện hoạt động thương mại B2B với Singapore bao gồm Malaysia, Indonesia, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản
➢ Bài học kinh nghiệm rút ra cho doanh nghiệp:
- Mặc dù thương mại điện tử tại thị trương Việt Nam đang trên đà tăng trưởng chóng mặt, nhưng các doanh nghiệp cũng cần phải chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ để phục vụ cho việc kết nối Internet, giải quyết các vấn đề liên quan đến quy trình nội bộ, ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và kinh doanh
- Cần tận dụng triệt để những lợi thế sẵn có như nền kinh tế biển, con đường di sản văn hóa, sự giao thương với các nước bạn Lào, Campuchia,…để từ đó ứng dụng thương mại điện tử vào lĩnh vực kinh doanh của mình
- Luôn phải coi trọng và và đặt vấn đề an ninh mạng, bảo mật lên hàng đầu Hiện nay, theo chủ trương của chính phủ về việc kê khai thuế, nộp hồ sơ bảo hiểm xã hội, thực hiện một số dịch vụ công qua mạng…đi kèm với các giao dịch này là sử dụng chữ ký số nhằm đảm bảo tính bảo mật
- Cần tập trung tìm hiểu kỹ và quan tâm góp ý cho khung pháp lý Internet và TMĐT của chính phủ
- Cần chú trọng xây dựng mạng lưới cung cấp, phân phối và thanh toán các sản phẩm rộng khắp và hoạt động với cường độ cao phù hợp với từng khu vực, chú ý liên doanh, liên kết chặt sẽ đem lại lợi ích rất lớn trong chi phí vận tải, phân phối hàng hóa
Summary chapter one.
At first, chapter one is about the theory of e-commerce and international trade, we’ve known more about theirs roles, benefits and how to work in these major for doing international business The second, I gave the reasons why I chose the topic “Current
Trang 27status of ecommerce in international sale activity of Hang Xanh Co.,Ltd in 2016 2018” and goals to research the topic And finally is the experiences that we’ve learned from international companies and through that we’ll make plans to improve the risks.
-CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG
SALE QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY HÀNG XANH CO.,TLD
GIAI ĐOẠN 2016 – 2018.
2.1 Tổng quan về công ty Hàng Xanh Co.,Ltd
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Hàng Xanh Co.,Ltd
2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty Hàng Xanh Co.,Ltd
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hàng Xanh có tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân Hàng Xanh, được thành lập năm 1997 và là đơn vị kinh doanh thương mại , hoạt động theo cơ chế thị trường, có chức năng lưu thông, phân phối các sản phẩm dịch
vụ, hàng hóa ra thị trường
- Doanh nghiệp tư nhân Hàng Xanh được Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM cấp giấy phép kinh doanh vào ngày 23/06/2000 Chủ sở hữu là bà Phạm Anh Thu, giấy phép thành lập số: 4101000860
- Tên công ty: Hàng Xanh International Company Limited
- Tên giao dịch: Hàng Xanh Company Limited
- Tên viết tắt: HXCORP
Trang 28- Năm 1998, Chính phủ ban hành nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/07/1998 nhằm khuyến khích, thúc đẩy, hoạt động xuất nhập khẩu, xóa bỏ một số rào cản, nhờ vậy
mà cơ cấu hàng hóa xuất khẩu và cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu chuyển dịch theo hướng tích cực, xuất khẩu tăng mạnh, trong đó dẫn đầu là hàng nông sản và thủy sản do tận dụng thế mạnh của tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực quốc gia Nhận thấy đây là tiềm năng phát triển của thị trường, công ty TNHH Hàng Xanh quyết định chú trọng hơn vào hoạt động xuất nhập khẩu, thành lập nên Trung tâm xuất nhập khẩu Hàng Xanh – HXCORP theo giấy phép kinh doanh số 4101000860
- Ngày 23/06/ 2000, ông Phạm Anh Thu đã thành lập Công ty Hàng Xanh International Co.,Ltd, là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy hải sản, inox, thủ công mỹ nghệ,…
- Ngày 02/07/2000, công ty đã mở thêm 2 cửa hàng và 1 chi nhánh: Cửa hàng inox
An Sương, cửa hàng inox Bình Triệu và chi nhánh Hàng Xanh
- Sau 19 năm đi vào hoạt động, công ty Hành Xanh đã xây dựng được mối quan hệ kinh doanh vững chắc với các nông trại địa phương, các nhà cung cấp, phân phối
sỉ trong nước và nước ngoài Dù xuất khẩu nhiều mặt hàng khác nhau nhưng mặt hàng mà công ty tự hào là doanh nghiệp tiên phong trong việc sản xuất và xuất khẩu chính là dừa và bột sắn