1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội luật hóa quy định của công ước liên hợp quốc về chống tra tấn đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong bộ luật tố tụng hình sự việt nam

102 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 38,04 MB

Nội dung

Trang 1 TRUONG DAI HOC LUAT TP.. HO CHi MINH : 1996 TRUONG DAI HOC LUAT re HO CHI MINH TRINH DUY THUYEN NỘI LUẬT HÓA QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUOC VE CHONG TRA TAN DOI VOI LAY

Trang 1

TRUONG DAI HOC LUAT TP HO CHi MINH : 1996 TRUONG DAI HOC LUAT re HO CHI MINH

TRINH DUY THUYEN

NỘI LUẬT HÓA QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUOC VE CHONG TRA TAN DOI VOI LAY LOI KHAI, HOI CUNG BI

CAN TRONG BO LUAT TO TUNG HINH SU VIET NAM

LUAN AN TIEN Si LUAT HOC

TP HO CHi MINH NAM 2021

Trang 2

TRINH DUY THUYEN

NỘI LUẬT HÓA QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN HOP QUOC VE CHONG TRA TAN DOI VOI LAY LOI KHAI, HOI CUNG BI

CAN TRONG BO LUAT TO TUNG HINH SU VIET NAM

CHUYEN NGANH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TO TUNG HINH SU’

MA SO: 9.38.01.04

LUAN AN TIEN SI LUAT HOC

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC PGS.TS NGUYEN THI PHUONG HOA

TP HO CHi MINH NAM 2021

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các thông tin

nêu trong luận án là trung thực Các trích dẫn trong luận án đều được chú thích

đầy đủ và chính xác Các kết quả nghiên cứu luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Trang 4

BLTTHS: BLHS CAT CTOC CQDT CHLB DTV DUQT HCBC .KSV LLK PACE VAHS VKSND: Bộ luật tố tụng hình sự Bộ luật hình sự

Công ước Chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối

xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người 1984

Công ước chống tội phạm có tô chức xuyên quốc gia Cơ quan điều tra

Cộng hòa liên bang Điều Tra viên Điều ước quốc tế

Trang 5

PEVAN MO DAU sscscessssesessxscessenecessnescecaerennccnnnisacenanseencemmnrammcunion wn TONG QUAN VE VAN ĐÈ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN Chương 1: Lý luận về nội luật hóa quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tra tắn đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hinh sW Viet Nats wees sccsss i30: 55005365 tá 1ã 2350/65,300686,3GG686.4G1848616060L5.385I98SG088i663 28/885 1.1 Khái niệm, đặc điểm của tra tấn - - -<< +<< << << sese2

1.11 Khái niệm, đặc điểm của tra tấn trong các văn kiện quốc té va

NgheNCUUNUCC NGO wos vs was es 25 8 BI WERE OR A A eR ee

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của tra tấn theo quan điểm các nhà nghiên cứu

Vit NAN occ cc cc ce ee ee eee ee nent ee cde bee ete nea tne tattnte nen eaes

1.2 Khái niệm, đặc điểm của lấy lời khai, hổi cung bị can .- 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm lấu lời khái ooo eee ees

1.2.2 Khái niệm, đặc điểm hỏi 7-27 PPẼPẼR.Ắ— -

1.3 Khái niệm, nguyên tắc và ý nghĩa nội luật hóa quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tra tấn đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam .- - c.c 5c 55555552

1.3.1 Khái niệm nội luật hóa quy định của Công ước Liên hợp quốc về

chống tra tấn đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật tổ tụng hình sự

PHÊ NGIHH tuattiiittittiltitloih wnwae URES UIE GREE IBS G IAEA IA IEE S INES IEEE, GEE ERS

1.3.2 Nguyên tắc nội luật hóa quy định của Công uóc Liên hợp quốc về

chống tra tấn đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật tổ tụng hình sự

TH GIH:cgtninnatitttDLGRHEERHGEEEGDGEEREREREEIRDRASEAREISEEEDLIANBEREELRIRHRRRERENUNGRHERIDNSSHEEGDGGGIEERERESE

1.3.3 Ý nghĩa nội luật hóa quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống

tra tấn đối với ldy loi khai, hoi cung bi can trong Bo ludt tổ tụng hình sự Việt Nam

Trang 6

hoi -cung: bi cattess sasss wanes meses 008604 GU0G0EDSESEG/S51 GU6SS VSEAGGEEDSEGIEESIGURSSS06558 2.2 Những kết quả đạt được trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam về lấy lời khai, hồi cung bị can so với Công ước Liên hợp quốc

v6 Chong tra tAm cccceceecee ‹43

2.3 Những hạn chế trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam về lấy lời khai, hỏi cung bị can so với Công ước Liên Hợp quốc về

010018 0 e

Chương 3: Đánh giá thực tiễn áp dụng quy định phòng ngừa tra tắn đối với lây lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam so với quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tra tắn - ‹ ‹‹ 3.1 Những kết quả đạt được trong thực tiễn phòng ngừa tra tấn của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tra tẤn ‹.‹ cóc cà cà 2t c1 211 2111111111141 8211 xà, 3.2 Những hạn chế trong thực tiễn áp dụng quy định phòng ngừa tra tan đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tra tắn - 3.2.1 Hạn chế trong thực tiễn áp dụng quy định phòng ngừa tra tấn đối

với lấy lời khai, hói cung bị can trong bộ luật tổ tụng hình sự Việt Nam trên cơ

sở nghĩa vụ thứ nhất của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn 3.2.2 Hạn chế trong thực tiễn áp dụng quy định phòng ngùa tra tấn đối

với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong bộ luật tổ tụng hình sự Việt Nam trên cơ

sở quy định nghĩa vụ thứ ba của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn 3.2.3 Hạn chế trong thực tiễn áp dụng quy định phòng ngừa tra tấn đối

với lấy lời khai, hói cung bị can trong bộ luật tổ tụng hình sự Việt Nam trên cơ

Trang 7

sở nghĩa vụ thứ năm của Công uóc Liên Hợp quốc về chống tra tắn 3.2.5 Hạn chế trong thực tiễn áp dụng quy định phòng ngừa tra tấn đối

với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong bộ luật tổ tụng hình sự Việt Nam trên cơ

sở nghĩa vụ thứ sắu của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn Chương 4: Kinh nghiệm lập pháp nước ngoài về nội luật hóa quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tra tắn đối với lấy lời khai, hồi Cung ĐÌ CđN:¿ccic6c666666%106605461611611366166148 1161168655 664815116613561581544565008455604885896 48651581866 4.1 Cơ sở lựa chọn pháp luật tố tụng hình sự một số quốc gia đã tham gia Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tân đề nghiên cứu học tập kinh nghiệm 4.2 Kinh nghiệm nước ngoài trong việc nội luật hóa quy định Công ước Liên hợp quốc về chống tra tấn đối với lấy lời khai, hồi cung bị can 4.2.1 Liên Bang ÀGŒ HH HH nh HH TH HH TH tt 42.2.Cộng Hòa Liên bang TĐỨC si

4.2.3 Vương quốc 77

4.3 Kinh nghiệm lập pháp cho Việt Nam về phòng ngừa tra Chương 5 : Kiến nghị về nội luật hóa quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn đối với quy định lấy lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam cò c.c cà cà cà c3 5.1 Cơ sở kiến nghị nội luật hóa quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tắn đối với quy định về lấy lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam ‹ cà cà cà nà bà ch si 5.2 Một số kiến nghị nội luật hóa quy định của Công ước liên hợp quốc về chống tra tấn đối với lấy lời khai, hồi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự VIỆt NA: 251150 692016260163650086/4660006655955 5581956 S055 sows oo

3.2.1 Kiến nghị để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thứ nhất, nghĩa vụ thứ ba,

Trang 9

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày 28/11/2014, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Nghị quyết số 83/2014/QH13 phê chuân Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm! (Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tắn) Đây là một trong những ĐƯỢT đa phương quan trọng về quyền

con người, thể hiện ý chí của nhân loại yêu chuộng hòa bình, mong muốn sớm loại bỏ các hành vi tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo ra khỏi đời sống xã hội Sự kiện này, có

ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động bảo vệ nhân quyên, thể hiện chính sách nhân dao của Đáng và Nhà nước Việt Nam Qua đó, góp phần triển khai, thi hành có hiệu quả Hiến pháp năm 2013 về bảo đâm quyền con người, quyền công dân Đồng thời đây là bước đi

cụ thể trong quá trình chủ động hội nhập quốc 6, khang định Việt Nam là thành viên

tích cực và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế

Khoản 1, Điều 2 Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn quy dinh “mdi qudc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp cụ thể về lập pháp, hành pháp, tư pháp hoặc các biện pháp hiệu quả khác nhằm phòng ngừa mọi hành vi tra tấn trên bất cứ khu vực

lãnh thổ nào thuộc quyên tài phán của mình "? Căn cứ vào tình hình thực tế, Việt Nam

nội luật hoá các quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn vào hệ thống pháp luật quốc gia (trong đó có BLTTHS), để tê chức triển khai thực hiện, phòng ngừa tra tấn, đặc biệt là khi tiến hành các hoạt động tế tụng như: bắt, tạm giữ, ghi lời khai, hỏi cung, giam giữ

Thực tiễn cho thấy, tra tấn có khả năng xây ra trong môi trường khép kín, giữa

một bên là đại diện quyền lực cơ quan nhà nước cần thu thập thông tin với một bên đang bị nghĩ ngờ đã thực hiện hành vị phạm tội Do đó, LLK, HCBC ở giai đoạn điều

tra, là những hoạt động có khá năng xảy ra tra tấn, khi cơ quan có thâm quyển tiến hành tế tụng thu thập chứng cứ Đánh giá các quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn đối với quy định LLK, HCBC trong BLTTHS năm 2015 Tác giả

1 Vào ngày 07/11/2013, Việt Nam đã ký Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức trừng phạt

hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm Sau khi được Quốc hội phê chuẩn, ngày 05/2/2015, Việt

Trang 10

âm thanh khi tiến hành LLK người bị bắt, bị tạm giữ Riêng đối với người người bị tố

giác, kiến nghị khởi tế còn thiếu những quy định về trình tự, thủ tục Thực tế cho thấy,

tra tấn xảy ra nhiều, ở giai đoạn trước khi khởi tố vụ án Bởi vì, thời điểm này cơ quan chức năng chưa di điều kiện, thời gian để thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh Nhưng với tâm lý mong muốn khám phá nhanh vụ án, thì tra tấn nhằm thu thập thông tin, buộc người bị nghỉ thực hiện tội phạm là có thể Do đó, khi đã thiếu hành lang pháp lý cụ thẻ, tra tấn sẽ t6n tai trong thực tiễn áp dụng pháp luật

Thứ hai, Điều 1 của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn quy định tra tấn bao gồm: tra tấn thé chất và tra tấn tinh thần, nhưng các quy định của BLTTHS năm 2015 chỉ mới tập trung phòng ngừa tra tấn thể chất là chủ yếu và thiếu quy định cụ thé về phòng ngừa tra tấn tinh thần như: BLTTHS vẫn có những khoảng trống khi cho phép

tiến hành HCBC vào ban đêm, chưa quy định cụ thể về thời gian, tần suất tiến hành LLK, HCBC trong một ngày hoặc thiếu các quy định về việc người bị nghi thực hiện tội

phạm từ chối khai báo khi câu hói của người có thâm quyền không liên quan đến vụ án Ngoài ra, quy định về HCBC trong BLTTHS Việt Nam năm 2015 chưa nghiêm cấm

hành vi de doa bi can hoặc đe dọa gây thiệt hại cho người thân thích của bị can (người thứ ba) nhằm buộc phải khai nhận tội hoặc thu thập các thông tin theo quy định tại Điều

1 của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn, là những điểm còn chưa phù hợp với quy định của Công ước

Thứ ba, khi HCBC phải ghi âm, ghi hình có âm thanh nhưng thực tế cho đến nay vẫn chưa áp dụng đầy đủ, đồng bộ Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA- VKSNDTC-TANDTC-BQP ngày 01/02/2018 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân

dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng hướng dẫn vẻ trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm, ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm,

ghi hình có âm thanh trong quá tình điều tra, truy tố, xét xử quy định “ong quá trình hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai có thê tạm dừng ghỉ âm, ghỉ hình có âm

Trang 11

muộn, khi người có thâm quyền tiến hành tố tụng LLK, HCBC Nhiều trường hợp

được tham gia LLK, HCBC thì đó là lúc nhận tội Do đó, trong buổi LLK, HCBC

người bào chữa có vai trò mờ nhạt và giống như người chứng kiến cho lời nhận tội Như vậy, tuy có quy định khi tiến hành LLK, HCBC người bào chữa được tham gia,

được đặt câu hỏi” nhưng chưa có cơ chế bảo đảm thực hiện một cách tốt nhất

Trên đây là một số vấn để còn hạn chế trong quy định của BLTTHS năm 2015 về LLK và HCBC so với quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra

tấn Chính vì vậy, nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu về LLK, HCBC và

đưa ra các giải pháp hoàn thiện để bảo đảm thực hiện quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn là một đòi hỏi bức thiết trong quá trình bảo đâm quyền con người ở Việt Nam hiện nay Với nhận thức và quan điểm nêu trên tác giả chọn đề tài “Mới luật hóa quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chẳng tra tắn đối

với lấp lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật to tung hinh sw Viét Nam” dé lam Luận án Tiến sĩ luật học

2 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp lý về nội luật hoá các quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn đối với LLK, HCBC trong BLTTHS năm 2015; kinh nghiệm nước ngoài Luận án để xuất những giải pháp, hoàn thiện các quy định về LLK, HCBC trong BLTTHS Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tra tấn

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn để lý luận, pháp lý và thực tiễn

thực hiện nghĩa vụ của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn tại Việt Nam đối với

LLK, HCBC trong BLTTHS năm 2015

Lý luận về nội luật hóa quy định Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tắn vào

BLTTHS như: khái niệm, đặc điểm, cơ sở pháp lý của nội luật hóa

* Điểm b, khoản 2, Điều 5 Thông tư liên tịch số 03/2018 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tồ án nhân dân tơi cao, Bộ Quốc phòng ngày 01/02/2018 hướng dẫn về trình tự, thú tục thực hiện ghi âm, ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm, ghi hình có âm thanh trong quá tình điều tra, truy tố, xét xử

Trang 12

Đánh giá tương đồng và khác biệt giữa quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn với quy định về LLK, HCBC trong BLTTHS năm 2015

Nghiên cứu thực trạng những bắt cập, hạn chế có thế dẫn đến tra tắn đối với quy

định LLK, HCBC khi thực hiện Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tan,

Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia đã thực hiện nội luật hóa Công ước

Liên Hợp quốc về chống tra tấn đối với quy định về LLK, HCBC trong BLTTHS Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy định LLK, HCBC trong BLTTHS năm 2015 dé phòng ngừa tra tấn

4 Phạm vỉ nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu nghĩa vụ lập pháp của Việt Nam sau khi phê chuân Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tắn đối với quy định về LLK, HCBC trong BLTTHS năm 2015 để phòng ngừa tra tấn; khảo sát thực tiễn áp dụng quy định của BLTTHS năm 2003 và BLTTHS năm 20015 về LLK, HCBC5 về phòng ngừa tra

tấn; tham khảo kinh nghiệm nội luật hóa đối với LLK, HCBC của một số quốc gia đã

phê chuẩn Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn như: Liên Bang Nga, CHLB Đức, Vương quốc Anh

Phạm vi chủ thể: Luận án nghiên cứu quá trình LLK, HCBC được thực hiện

bởi lực lượng Công an xã, phường, thị trấn; Cơ quan Cánh sát điều tra các cấp trong lực lượng Công an nhân dân

LLK: luận án nghiên cứu quá trình LLK đối với những đối tượng có thé bị tra tấn như: người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố

HCBC: luận án nghiên cứu quá trình hỏi cung đối với bị can Phạm vi khơng gian: tồn quốc

Phạm vi thời gian: từ năm 2010 đến năm 2020 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án

Đây là Luận án tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống

và chuyên sâu về nội luật hóa quy định Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn đối

với LLK, HCBC trong BLTTHS Việt Nam

Trang 13

tra tấn nói riêng: làm rõ những điểm tương đồng, hạn chế trong quy định về LLK, HCBC trong BLTTHS năm 2015 so với Công ước Liên Hợp quốc vẻ chống tra tấn và

thực tiễn thực hiện phòng ngừa tra tấn tại Việt Nam Từ đó có một góc nhìn toàn diện

về phòng ngừa tra tấn và là cơ sở để phát triển thêm các công trình nghiên cứu khoa học khác có liên quan

Những kiến nghị hoàn thiện dựa trên các căn cứ khoa học sẽ là nguồn tài liệu,

là cơ sở để cơ quan có thấm quyền tiếp tục nghiên cứu, có thể vận dụng khi hoàn

thiện BLTTHS Việt Nam Đồng thời, là nguồn tài liệu cho sinh viên, giảng viên luật học, các nhà khoa học trong quá trình giảng dạy và để cho DTV, cán bộ điều tra,

Trang 14

1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Qua tìm hiểu trên thế giới, hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu liên quan

đến để tài Luận án như: thực hiện ĐƯUỢT của quốc gia; bình luận chung về tra tấn,

quyền cơn người; phòng ngừa tra tấn và bảo đảm quyền con người của một số quốc gia khi tham gia Công ước Liên Hợp quốc vẻ chống tra tấn Các tài liệu này có thể được chia thành các nhóm vấn đề sau:

Thứ nhất, công trình nghiên cứu về thực hiện ĐƯỢT của quốc gía thành viên

Trên thế giới, có hai trường phái giải quyết về mối quan hệ giữa ĐƯỢT và hệ thống pháp luật quốc gia Trường phái nhất nguyên luận (monism) cho rằng DUQT và luật pháp quốc gia là hai mặt thống nhất của hệ thống luật pháp, khi đã ký kết hoặc tham gia ĐƯỢT thì có thê áp dụng trực tiếp quy định của ĐƯQT trong nội bộ quốc gia Trong khi đó, trường phái nhị nguyên luận (đualism) cho rằng luật pháp quốc tế và pháp luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật tách biệt ĐƯỢT có hiệu lực thi hành trong phạm vi quốc gia sau khi đã được “chuyên hóa” hay nội luật hoá một cách thích hợp bằng văn bán pháp luật Tuy nhiên, có một số quốc gia kết hợp cả hai quan điểm nhất nguyên luận

và nhị nguyên luận cho vấn để thực hiện DUCT tai quéc gia cua minh

Trong céng trinh nghién cứu “The incorporation of public international law into municipal law and regional law against the background of the dichotomy

between monism and dualism”? (tam dich, két hop luật quéc té vao luat quéc gia va

luật khu vực trên nền táng thuyết nhất nguyên luận và nhị nguyên luận), (2014) của tác gid G Ferreira & A Ferreira-Snyman Cac tác giá đã bàn luận về ly thuyết Nhất nguyên luận và Nhị nguyên luận và cho rằng các học thuyết này đại điện cho hai cách tiếp cận khác nhau đối với mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia Theo cách tiếp cận Nhất nguyên luận, pháp luật quốc tế được thực thi trước Tòa án quốc gia mà không cần đưa vào pháp luật quốc gia Trái lại, cách tiếp cận Nhị nguyên luận lại cho rằng pháp luật quốc tế phải được chính thức đưa vào pháp luật quốc gia khi Tòa án quốc gia thực hiện Tuy nhiên, không phải tất cả hệ thống pháp luật điều rõ ràng theo nhất nguyên luận hoặc nhị nguyên luận Sự tách biệt giữa nhất nguyên luận và nhị nguyên luận là không còn phù hợp để chỉ mối quan hệ giữa pháp luật

Trang 15

và Tòa án Công lý Châu âu trong vụ “Hungary” để minh họa cho áp đụng thực tế giữa nhất nguyên luận và nhị nguyên luận trong hệ thống pháp luật quốc gia và trên cấp độ khu vực

Céng trinh “The relationship between international law and national law in the case of Kosovo: A constifutional perspective ”Š (tạm dịch, mối liên hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia trong trường hợp của Kosovo: quan điểm hiến pháp), (2011) tác giả Visar Morina, Fisnik Korenica, Dren Doli Công trình để cập đến mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia ở Kosovo Đềng thời, dùng Hiến pháp để tra lời các câu hỏi về mối quan hệ giữa ĐƯQT và trật tự pháp lý trong nước ở Kosovo; mối quan hệ giữa pháp luật tập quán quốc tế và trật tự pháp lý trong nước ở Kosovo; mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia trong lĩnh vực nhân quyên Tác giá bài viết cũng cho rằng, căn cứ vào quy định Hiến pháp, Kosovo đi theo thuyết nhất nguyên luận cho mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, đồng thời thừa nhận tính áp dụng ĐƯỢQT vào pháp luật trong nước

Thứ hai, công trình nghiên cứu bình luận về tra tấn; hình thức tra tấn trong thục tiễn

“The Dniled Nations Convemion Against Torture, "”(tạm dịch, Công ước Liên

Hợp quốc về chống tra tấn), (2008) tác giá Manfred Nowak, Elizabeth MeArthur

Đây được xem là nguồn tài liệu đầy đủ nhất, được nghiên cứu, biên soạn bởi những

tác giả là nhà nghiên cứu nỗi tiếng về vấn để nhân quyền GS Manfred Nowak (người

được Chủ tịch Ủy ban nhân quyền Liên Hợp quốc chỉ định là báo cáo viên đặc biệt

về chống tra tấn) đã giải thích về Tra tấn tại Điều I của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn như sau: “7a tấn được hiểu là bất kỳ hành vi nào cỗ ý gây đau đớn hoặc khô đan nghiêm trọng về thê chất hay tinh thần cho một người, vì những mục đích như lấy thông tin hoặc lời thủ tội từ người đó hay một người thứ ba, hoặc để trừng phạt người đó vì một hành vì mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghỉ ngờ đã thực hiện” Tác gia đã đi vào phân tích “Tra tấn” không chỉ là các hành

vị đánh đập về thể chất như: sốc điện vào các bộ phân sinh dục, rút móng tay mà

Trang 16

theo các điều khoản mạnh nhất theo luật quốc tế Nó được bảo vệ như một quyền

tuyệt đối, không được phương hại đến ngay cả trong thời chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp Bên cạnh đó, tác giả còn đi vào phân tích khi tham gia Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tan, quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ phòng ngừa các hành vi tra tấn bằng nhiều hình thức như: hình sự hóa hành vi tra tấn, có các biện pháp bảo

Vệ trong giai đoạn điều tra sơ bộ, đào tạo nhân viên thực thi công vụ; quá trình thầm

vấn tù nhân; các quyển khiếu nại của phạm nhân khi bị tra tấn, quyền được bôi thường

thiệt hại khi phát hiện tra tấn Đặc biệt, trong công trình nghiên cứu, tác giả còn nêu lên các trình tự, thủ tục, hoạt động giám sát của Ủy ban chống tra tấn; phân biệt giữa

tra tấn và đối xử vô nhân đạo hay hạ nhục, tàn nhẫn và nguyên tắc không chấp nhận bằng chứng do bị tra tấn Đây là một trong những nội đung quan trọng để tác giá có

thể nhận diện được thế nào là tra tấn nhằm xây dựng hệ thống cơ sở lý luận tại chương

1 Ngoài ra, toàn văn của bài bình luận về Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn cũng cung cấp bối cảnh lịch sử và phân tích kỹ lưỡng về luật pháp và thực tiễn từ các Tòa án quốc tế và khu vực và các cơ quan giám sát Các quy định pháp lý liên quan đến các Tòa án trong nước (như của House of Lord trong vu kién ctia Pinochet) cing như thảo luận về các quy định của các uỷ ban chống tra tấn khi kiểm tra nhà tù “The Torture Reporiing Handbook "'° (tạm dịch, số tay báo cáo tra tấn), (2000) của tác gia

Camille Giffard Đây là tài liệu ghi lại các cáo buộc tra tấn và trả lời các cáo buộc tra tấn

trong hệ thống quốc tế bảo vệ quyển con người Trong tài liệu này đưa ra cách hiểu về tra tin (What's Torture) theo quy định tại Điều I của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn Từ quy định của Điều 1 tài liệu đã nêu ra ba van dé quan trọng của Tra tấn đó là:

Tra tấn phải gây đau đớn về thể chất hoặc tinh thần; được thực hiện bởi người của cơ

quan nhà nước hoặc được sự đồng ý của cấp trên; nhằm mục đích lấy thông tin từ người

bị tra tấn Déng thời cũng đưa ra cách hiểu về đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục

con người sẽ có mức độ đau khế ít nghiêm trọng (thấp hơn) so với tra tấn Các hình thức đối xử được cho là không phải tra tấn khi không được gây ra cho một mục đích cụ thé

Nhưng phải có ý định đưa các cá nhân đến các điều kiện hoặc dẫn đến việc đối xử tệ

Công trình cũng đi đến phân tích nạn nhân của tra tấn có thể là bất kỳ ai: đàn ông, đàn

Trang 17

tri (bat đồng quan điểm chính trị) phân đối chính quyền, hồi giáo, những người bị buộc tội đang đối mặt với hệ thống tư pháp hình sự Đng thời đưa ra các bằng chứng cho rằng nạn nhân đã bị tra tắn về thể chất (màu sắc đa, vết bỏng, bằm tím của bat kỳ thương

tích nào ) hoặc tra tấn tinh than Tuy tra tn tinh thần khéng để lại bất cứ dấu vết vật

lý nào nhưng sẽ để lại những ảnh hưởng tâm lý, tư trởng sâu sắc cho nạn nhân Có thê

xác định qua tư tướng, hành vi, nỗi sợ hãi, các cơn ác mộng bị đe dọa giết Vấn đề này

cần phải có một chuyên gia về tâm lý để xác định cụ thẻ

“A History of Torture, ”™ (tam dich, lich st cia tra tan), (2007), của tác giả Jame

Ross cung cấp thông tin về lịch sử về tra tấn và chống tra tấn của nhân loại Theo tác giả, Tra tấn đã có từ rất xưa, ngay cả trong lý luận và thực tiễn Mọi tình huống sử đụng tra tấn để gây đau đớn (ca thé chất và tinh thần) đối với người khác điều bị lên án Tất cả các ý kiến về chống hành vi tra tấn đều đựa trên cách tiếp cận từ vấn dé tir dao dire và quyển con người Bên cạnh đó, tác giả đã chỉ ra rằng: mọi ý kiến chống đối tra tấn dường như được tìm thấy trong các nội dung cúa văn bản pháp lý về quyển con người Điều này được ông kết luận sau khi nghiên cứu về cách thức sử đụng tra tấn trong lịch sử tư pháp thế giới, bất cứ hình thức tra tấn nào cũng phản ảnh bản chất đi ngược công lý, vô đạo đức và xâm phạm nhan quyén “The shape of modern Torture”? (tạm dich,

hình thức của tra tấn hiện đại), (2005), của tác giả John T.Parry Đây là bình luận của

tác gia qua xem xét các cuộc tranh luận quốc tế hiện nay về “tra tắn” trong khuôn khế

quyền lực của Nhà nước hiện đại Mục tiêu của bình luận này là kết hợp hai cách suy

nghĩ về “tra tấn” và các hình thức “cưỡng bách điều tra và thâm vấn có liên quan” Phân tích pháp lý về một số vấn đề liên quan đến tra tấn, đặc biệt liên quan đến việc thực hiện điễn ra bất thường (sử dụng vũ lực, chứ không phải là quá trình pháp lý)

“Extraordinary renditions and the profection oƒ lumman righís"' (tam dich, những để xuất về bảo vệ quyển con người), (2010), của tác giá Manfred Nowak, Roland Schmidt Day 1a két quá của cuộc Hội tháo của viện nhân quyền Ludwig Boltsmann tổ chức vào ngày 6,7 tháng 10 năm 2008 Trong đó nêu lên sau hậu quả khủng bế ngày 11/9 tại Mỹ, chính quyền Bush cùng với đồng minh đã bắt cóc các đối tượng bị tình nghỉ khủng bố mà không theo đúng thủ tục và đưa họ đến những nơi bí mật giam giữ Tại

11! Kenneth Roth and Minky worden,Amy D.Bernstein, “4 Human Rights Perspective”, (2007), P 1-17 12Xem https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract 1d=829345

Trang 18

đây, họ đã bị thâm vấn tăng cường bằng nhiều biện pháp khác nhau Đây được gọi là những hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất trong cái gọi là “cuộc chiến chống khủng bế” Các nghi phạm đã được vận chuyên trong các máy bay riêng của CIA, không tuân thủ luật hàng không quốc tế và đưa cho các đồng minh sẵn sàng tra tấn “Does it

Make Us Safer? Is it Ever Qk? A Human Right Perspective ””“, (tạm dịch, có thật sự

làm cho chúng ta an toàn, có bao giờ ôn chưa, quan điểm về nhân quyền), (2007), được biên tip béi Kenneth Roth va Minky Worden hop tac xuat ban Trong cuén sdch nay có 12 bài luận của các nhà tư tưởng hàng đầu và các chuyên gia về lịch sử và các lục địa, cung cấp một thăm dò chỉ tiết của chủ để tra tấn Bao gồm Reed Broáy trên đường tới Abu Ghraib và “những người bị ma quý”; Eitan Felner về kinh nghiệm của Israel;

Tom Malinowski về vi phạm “cấm thực hành” của Bộ Ngoai giao tai Abu Ghraib và ở

Afghanistan; Kenneth Roth về sự thay đổi của chính phủ Hoa Kỳ từ sự che đậy sang biện minh; Minky Worden về một cuộc kháo sát toàn cầu về các quốc gia dang tra tấn Tác giá Roth cho rằng các hình thức ngược đãi thường là kênh để dẫn đến tra tấn Do đó, tra tấn phải được cắm trong mọi trường hợp, một số câu hỏi chính bao gồm

làm thế nào để xác định tra tấn, cho dù tra tấn có hiệu quả hay không và liệu nó có thể

chấp nhận được hay không

Thứ ba, các công trình phòng ngừa tra tấn trong lĩnh vực tô tụng hình sự của một số quắc gia

Phòng ngừa tra tấn là một trong những yêu cầu đặt ra của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn đối với các quốc gia thành viên khi đã phê chuẩn Hình thức phòng ngừa bao gồm: quy trình cụ thé quá trình thâm vấn, quy trình bắt người bị nghi thực hiện tội phạm, tuyên truyền cho các nhân viên thực thi pháp luật để phòng ngừa tra tấn có thể nêu lên một số công trình như: “4 handbook for puble offfcials "15, (tam dich, s6 tay cảnh sát), (2008), của tác giả Wayne K.Lemieux Đây là cầm nang cung cấp thông tin hướng dẫn pháp luật cho nhân viên thực thi pháp luật làm thế nào dé chấm đứt hành vi tra tan trong công việc thường ngày của họ Bên cạnh đó còn nêu

lên trách nhiệm bảo vệ quyền con người và sự tôn trọng đối với cá nhân và nêu lên một số vụ việc cụ thể sử dụng quá mức, trái pháp luật để tra tấn nhằm có một lời thú tội

hoặc thông tin tr mét nghi can trong VAHS “Police and criminal Evidence Act

M4 Kenneth Roth, Minky Worden (2007), “Does it make Us Safer? Is it Ever Ok? A Human right Perspective”, New York

Trang 19

1984 ”15 (tạm dịch, Đạo luật Cảnh sát và chứng cứ phạm tội) Đây là đạo luật của quốc

hội nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý cho quyền lực của nhân viên Cảnh sát tại Anh chống tội phạm, cũng như cung cấp các quy trình cho việc thực hiện những quyền lực

Khi thực hiện quyền lực đối với trường hợp là người chưa thành niên, đạo luật quy định

chỉ tiết, cụ thê đối với từng hành vi của lực lượng Cảnh sát như: khi bắt giữ người chưa

thành niên, việc đầu tiên là nhân viên Cảnh sát phải thông báo với cha, mẹ của người

bị bắt giữ, người đỡ đầu, cơ quan địa phương về lý do bị bắt giữ Về quy trình thâm vấn người chưa thành niên, nếu trong trường hợp cha, mẹ, người đỡ đầu của người chưa thành niên không thé có mặt thì nhân viên cảnh sát tiến hành lập văn bản có chữ ký của người chưa thành niên để chứng minh cuộc thẩm vấn không có người lớn tham dự Tuy nhiên, việc làm này còn phụ thuộc vào các yếu tố: phải có xác nhận của người đứng đầu về việc khi thẩm vấn không gây tốn hại xấu đến sức khỏe, tinh thần của người chưa thành niên Nếu thâm vấn có mặt của người lớn thì họ phải khuyên bảo người chưa thành niên trong quá trình thấm vấn và giám sát cuộc thâm vấn diễn ra một cách công bằng và chính xác giúp cuộc điều tra được thuận lợi và tốt đẹp

Thứ từ, công trình nghiên cứu về déi tượng, môi trường thường xảy ra tra tấn “Understading torture "1 (tạm dịch, dưới sự tra tấn), (2011), của tác giả John T.Parrty Tác giả giải thích tra tấn là một bộ phận bình thường của bộ máy cưỡng bức

của nhà nước cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm trật tự cơng cộng; kiểm sốt các nhóm thiểu số chủng tộc, sắc tộc và tôn giáo vì lợi ích của sự thống trị Tác giả đưa ra trường hợp Abu Ghrarb liên tục bị cảnh sát bạo lực ở Hoa Kỳ; đàn áp bạo lực đối với các nhóm sắc tộc thiểu số trong lịch sử Hoa Kỳ; thực hiện quyền lực trong một loạt các liên hệ chính trị, xã hội và liên cá nhân “2⁄17 2ƒforfuare”, (tạm dịch, nghệ thuật tra tấn) của

tác gia Jeanne Sarson, Linda MacDonald Đây là một bài báo nhấn mạnh sự phô quát

hành vi tra tấn mặc dù đã cam kết của quốc gia, nhân viên nhà nước hoặc tra tấn được

gây ra bởi bạo lực gia đình Cả hai nhóm này vi phạm quyền con người Bài viết này tập trung đưa ra các hành vi tra tấn gây ra bởi bạo lực gia đình hoặc nhóm nhân viên nhà

nước dưới hình thức đầu tiên là đánh đập, tra tấn tình dục va tinh than “Human Rights

in Closed Environmems”,!Š (tạm dịch, quyền con người trong môi trường khép kín), (2014), của tác giả Bronwyn Naylor, Julie Debeljak, Anita Mackay Công trình đưa ra

15 Xem https://www.gov.uk/guidance/police-and-criminal-evidence-act-1984-pace-codes-of-practice 17 John T.Parrty (2011), “Understading torture”, University of Michigan Press

Trang 20

các nội dung xem xét quyển con người trong môi trường kín: nhà tù, cảnh sát, trung tâm di trú tạm giam Tác giá cũng đã đưa ra mối quan tâm về sự tổn thương của người bị tạm giam; sự căng thẳng giữa tôn trọng các quyển và mối quan tâm an toàn, đảm bảo một nền văn hóa nhân quyển trong bối cảnh của sự mắt cân bằng quyền lực; rút ra những so sánh của môi trường khép kín; xem xét vai trò của cơ chế giám sát độc lập (Thanh tra, Ủy ban nhân quyền) trong việc đảm bảo môi trường không bị tra tấn

1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Những nghiên cứu về nội luật hóa Công ước Liên Hợp quốc chống tra tấn đối với LLK, HCBC trong BLTTHS năm 2015 hiện nay là chưa có Đến nay, chỉ có một số công

trình khoa học, bải viết trên các tạp chí khoa học chuyên ngành Luật, các Hội thảo chuyên

để có các nội dung liên quan và tập trung ở một số khía cạnh mà tác giả có thé tham khảo

cho luận án cụ thể:

Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu nội luật hoá quy định của điều ước quốc tễ vào pháp luật quốc gia

Đề tài cấp bộ “Mội luật hóa các quy định của Công ước chống tội phạm có tÔ chức xuyên quốc gia trong bộ luật hình sự Việt Nam” (2016) của PGS,TS Nguyễn Thị Phương Hoa; Trường Đại học luật Thành phế Hồ Chí Minh Công trình nghiên

cứu nêu lên cơ sở lý luận cho hoạt động nội luật hoá các quy định của CTOC vào

pháp luật Việt Nam, mà cụ thể là vào BLHS, bao gồm hai nhóm yêu cầu: i) yéu cầu của CTOC về các nghĩa vụ mà các quốc gia thành viên phải đâm bảo làm tiêu chí cho

hoạt động nội luật hoá CTOC; 1) Yêu cầu từ điều kiện, hoàn cảnh tại Việt Nam, bao

gồm các cam kết của Việt Nam vẻ vấn để thực thi các ĐƯỢT nói chung và CTOC nói riêng Đề thực thi CTOC đáp ứng hai yêu cầu trên, tác gid đã nêu lên căn cứ pháp lý theo quy định của Công ước Vienna về Luật các điều ước quốc tế năm 1969 Đồng thời dẫn chứng các học thuyết nội luật hóa các ĐƯQT và một các quốc gia trên thế giới đã áp dụng (nhất nguyên luận và nhị nguyên luận) Trong hệ nhất nguyên luận, cả pháp luật quốc tế và quốc gia đều là những phần của một hệ thống pháp luật bao quát Trong khi đó, ở hệ nhị nguyên luận pháp luật quốc tế và quốc gia là hai hệ thống tách rời và chỉ có pháp luật quốc gia có tính ràng buộc pháp lý đối với quốc gia đó

Các nước theo hệ nhị nguyên luận có thể được chia làm hai loại: loại thứ nhất là

Trang 21

với kết qua là nó sẽ được áp dụng trực tiếp trong hệ thống pháp luật quốc gia.”; hay

nói cách khác việc nội luật hoá chỉ diễn ra về mặt hình thức Loại thứ hai là những

quốc gia, nơi sự phê chuẩn của Quốc hội không phải là chính thức, mà đóng vai trò một bước trong tiến trình thực thi về mặt lập pháp nội đung của ĐƯQT Ngoài ra, tác giả căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam và nhận định rằng: “Vệ? Nam không ghỉ nhận một nguyên tắc nào cho việc xác định mối quan hệ giữa các điều ước quốc tế và pháp luật trong nưóc, thực tế khi nói đến thực thì các điễu ước quốc tế mà Việt Nam tham gia thường đông nghĩa với việc nội luật hoá các điều óc đó vào hệ thống pháp luật quốc gia” Do đó, tác giả đã đưa ra quan điểm rằng “nội luật hóa là sự chuyên hóa nội dụng các quy phạm của điều ước quốc tỄ vào các quy phạm pháp luật trong nước để thi hành ”

Đề tài khoa học cấp Bộ “Nội luật hóa các điểu ước quốc tế Việt Nam ký kết và

tham gia phục vụ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” (2007) áo TS Hoàng Phước Hiệp làm chủ nhiệm - Cơ quan chủ quản Bộ Tư pháp Ngoài các quan điểm về nhất nguyên luật và nhị nguyên luận Nội luật hóa được tác gia cho cho rằng “?v guá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyên tiễn hành các hoạt động cần thiết để chuyển hoá các quy phạm của điều ước quốc tế thành quy phạm của pháp luật quốc gia bằng cách ban hành, sửa đổi, bồ sung văn bản quy phạm pháp luật trong nước.” Quan điểm này tương đương khái niệm “chuyển hoá quy phạm ĐƯQT”, các quốc gia không trực tiếp áp dụng các ĐƯỢT mà “chuyển hoá” hay “nội luật hoá” các quy định của nó vào pháp luật quốc gia

Ngồi 02 cơng trình nghiên cứu nêu trên có thể kế đến một số bài báo khoa

học có liên quan đến nội luật hóa như:

“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển hóa diéu ước quốc tễ vào pháp luật quốc gia”(2003), của Ngô Đức Mạnh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số

108/2003, Tr.60; “Cơ sở lý luận của hoạt động chuyễn hóa Điều ước quốc tế” (2003), của Lê Mai Anh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 79/2003, Tr.48:; “Mội luật hóa và vai trò của Nội luật hóa trong việc thực hiện Điều ước quốc tễ ”(2013), của Mạc Thị Hoài Thương, Tạp chí nhà nước và pháp luật số 10/2013, Tr.78; “Nội luật hóa

điều ước quốc tế trong luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ưóc quốc tế năm 2005- thực trạng và giải pháp ” (2015), của Nguyễn Thị Hồng Yến, Đỗ Quí Hoàng Tạp chi

Trang 22

Thứ bai, nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến nội luật hoá quy định Công ước Liên Hợp quốc về chẳng tra tấn vào BLT1THS Việt Vam

Đề tài khoa học cấp cơ sở “Mới luật hóa các quy định của công ước chống tra

tấn về quyên của người bị buộc tội trong tổ tụng hình sự Việt Nam” (2015), của Lương

Thị Mỹ Quỳnh - Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả tập trung phân tích những vấn đề về lịch sứ về tra tấn và chống tra tan Đây là nền táng cốt lõi về quyền con người, do đó quan điểm của tác giả cho rằng cần có một cơ chế báo đảm

quyền của người bị buộc tội khỏi các hành vi tra tấn Đồng thời, đánh giá mức độ nội

luật hố Cơng ước Liên Hợp quốc vẻ chống tra tấn về quyền của người buộc tội trong BLTTHS Việt Nam, để đưa ra những định hướng cần hoàn thiện nhằm phòng ngừa hành vi tra tấn, theo quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn

Một số bài viết “Vấn đề cắm tra tấn trong Luật nhân quyên quốc té và việc hoàn thiện khung pháp luật về phòng, chống tra tấn ở Việt Nam” (2014) của tác giả

Đào Trí Úc, tại Hội thảo về chống tra tấn - trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí

Minh; “Mội luật hóa các quy định của Công ước quốc té về chống tra tấn đối với

hoạt động hỏi cung bi can trong tổ tụng hình sự Việt Nam” (2014) của tác giả Võ Thị Kim Oanh, Lê Thị Thùy Dương (Tạp chí Khoa học pháp ly Trường Đại học luật Thành phế Hồ Chí Minh, số 3/2014), “Thực hiện nghĩa vụ của quốc gia trong việc

nội luật hóa các quy định của Công ưóc chống tra tấn trong lĩnh vực tỔ tụng hình

su” (2014) ctia tac gia Tran Văn Độ, tại Hội thảo về chống tra tấn - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; “Những vấn đề lý luận và thực tiễn và một số giải pháp giúp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, phạm nhân tự bảo vệ mình tránh khỏi hành vi tra tấn ” (2014) của tác giả Nguyễn Hải Anh, tại Hội thảo đảm bảo thực thi Công ước chống tra tấn, Cục Pháp chế, Bộ Céng an; “Trao đổi một số vấn đề về

tình hình tôi phạm dùng nhục hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa ” (2015) của Nguyễn Bích Thủy, Nguyễn Ngọc Minh Thông, Tạp chí Nghề Luật, số 05 tháng 10/2015 Các tác giá tập trung phân tích Luật nhân quyền quốc tế; phân tích, đánh giá các quy định của BLTTHS Việt Nam trong mối tương quan với Công ước Liên

Hợp quốc về chống tra tấn; địa vị pháp lý của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, phạm nhân và các nguy cơ mả họ có thé phai đối mặt bị tra tấn, nhục hình trong tố tụng

Trang 23

Thứ ba, nhóm đề tài có liên quan dén LLK, HCBC trong té tung hinh sw Sách chuyên khảo “Hỏi cung bị can người chưa thành niên phạm lội về trật tự xã hội” (2016), của Tác giả Bùi Thành Chung, Nxb Công an nhân dân Tác giả cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới, sớm tham gia Công ước quốc tế về quyền trẻ em va đã cụ thể hóa nội đung Công ước vào hệ thống pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, trong những năm qua tình hình người chưa thành niên phạm tội về trật tự xã hội đang có chiều hướng gia tăng và có diễn biến phức tạp Trong khi các quy định của pháp luật hiện hành vẫn còn những bất cập nhất định, chưa thể hiện rõ tính thân thiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng Cơ

sở vật chất phục vụ cho việc thu thập chứng cứ (HCBC là người chưa thành niên) chưa có sự chuyên biệt Chiến thuật HCBC chưa thể hiện được tính đặc thù dựa trên cơ sở những đặc điểm tâm, sinh lý Trỉnh tự thủ tục tố tụng trong hoạt động HCBC

người chưa thành niên còn nhiều thiếu sót, nhiều trường hợp ĐTV khi tiến hành HCBC người chưa thành niên còn vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng Từ những bất cập nêu trên, tác giá đã đưa ra một số định hướng giải pháp hoàn thiện cho hoạt động thu thập chứng cứ (HCBC người chưa thành niên) để góp phần bảo đâm thực thi các công ước quốc tế về quyền trẻ em và nâng cao chất lượng điều tra khám phá các VAHS

Luận án tiến sĩ “Sử dựng chứng cứ trong hỏi cung bị can - Những vấn đề lý

Koy

luận và thực tiễn ” (2011), của tác giả Trần Nguyên Quân Tác giả làm rõ những vấn đề cơ bản về sử dụng chứng cứ và chiến thuật HCBC trong điều tra các vụ án của Cơ quan Cánh sát điều tra các cấp Trong đó đưa ra khái niệm, đặc điểm và các nguyên tắc của hoạt động HCBC, đồng thời đưa ra những hành vi nghiêm cắm trong quá trình

HCBC đó là: ĐTV không được mạt sát, chửi mắng coi thường bị can; nghiêm cắm các hành vị bức cung, dùng nhục hình đối với bị can Đồng thời đã nêu lên một số hành vi xem là tra tấn như: sử dụng thủ đoạn trái pháp luật buộc bị can phải khai sai

sự thật (thường là những hành vi tác động về thê chất, tâm lý)

Thứ từ, nhóm công trình nghiên cứu đảm bão quyền con người của người bị buộc tội nhằm phòng ngừa hành vi tra tân

Trang 24

con người; cơ chế đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình sự và các thành tố của cơ chế; mối quan hệ giữa cải cách tư pháp và mở rộng quyền con người, tăng cường bảo đâm quyển con người trong tố tụng hình sự nước ta Bên cạnh đó, tác giả đã làm rõ thực trạng bảo đảm quyền con người trong BLTTHS năm 2003 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện theo hướng mở rộng quyền con người và bảo đâm quyền con người của những chú thê tham gia tố tụng

Luận án tiến sĩ luật học “Bảo đảm quyền con người của người bi tam giữ, bị can, bi cdo trong tổ tụng hình sự Việt Nam ` (2011) của Lai Van Trình, tác giả nghiên

cứu các quan niệm về Nhà nước và pháp quyền Xã hội chủ nghĩa và các đặc trưng của nó; các quyển con người trong Nhà nước pháp quyển; các biện pháp bảo đâm quyền con người trong nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; vấn đề lý

luận bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự; thực trạng pháp luật Việt Nam về đảm bảo quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo Qua đó, Luận án đưa ra một số giải pháp hoàn thiện: nguyên tắc cơ

ban trong tế tụng hình sự; địa vị pháp lý của các chủ thể; quy định về biện pháp ngăn

chặn; quy định về thủ tục điều tra, truy tố, xét xử

Luận án tiến sĩ luật học “Quyên bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tổ tụng hình sự Việt Nam ” (2014), của Nguyễn Hữu Thế Trạch Tác

giả đi sâu nghiên cứu những vấn để lý luận về quyền bào chữa của bị can, bị cáo là

người chưa thành niên, đưa ra được khái niệm, đặc điểm về quyền bào chữa của bị

can, bị cáo là người chưa thành niên trong tế tụng hình sự Việt Nam và quyển bào chữa của người chưa thành niên của một số nước trên thế giới Đánh giá thực trạng

thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong BLTTHS

2003 và đưa ra một số bất cập như: BLTTHS§ chưa có quy định cụ thể ai là người

được xem là người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là người chưa thành niên dé

tham gia hoạt động tố tung hình sự; quy định về trường hợp cần thiết phải có mặt của

đại diện gia đình bị can trong khi HCBC tại CQĐT còn chưa hợp lý; quy định về thủ

Trang 25

1.3 Đánh giá tông quan tình hình nghiên cứu

Đối với tình hình nghiên cứu nước ngoài, phòng ngừa tra tấn được rất nhiều học giả quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở những khía cạnh khác nhan Nhưng có mục đích chung là nhằm báo vệ và nâng cao quyền con người chống lại các

hành vi tra tấn có thể xay ra trong thực tế, ở một xã hội văn minh và nhân đạo Tuy

nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu về nội luật hoá quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn đối với LLK, HCBC trong BLTTH§ Việt Nam Nhưng tác

giả có thể kế thừa một số nội dung để thực hiện luận án tiến sĩ như: giải thích như thế

nao là tra tấn, hình thức tra tắn; môi trường có thể xảy ra tra tấn, định hướng phòng ngừa tra tấn của một số quốc gia trong quá trình thâm vấn Đây chính là cơ sở và là tiền đề để xác định có hay không “tra tắn” trong quá trình giải quyết VAHS, mà cụ thể là hoạt động thâm vấn theo quy định của BLTTHS cúa mỗi quốc gia

Đối với tình hình nghiên cứu trong nước, phòng ngừa tra tấn trong LLK, HCBC khi Cơ quan có thâm quyền tiến hành tế tụng thu thập chứng cứ không phải là chủ để quá mới Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ dưới dạng công bố bài báo khoa học chưa có công trình chuyên sâu Nhưng đã có những điểm tích cực như:

đánh giá thực trạng tra tấn trong hoạt động tố tụng hình sự, các vấn để về bảo vệ

quyền con người, hoạt động thu thập chứng cứ và sử dụng chứng cứ là lời khai để đấu tranh với tội phạm Đây cũng là một trong những nội đung quan trọng mà tác giả muốn kế thừa để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện trong luận án

Qua đánh giá, các cơng trình nước ngồi và trong nước đã có những điểm tích

cực đề có thể học tap va tiép tục nghiên cứu trong Luận án Bên cạnh đó, vẫn còn có những điểm hạn chế nhất định:

Một là, các tác giả nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau của hoạt động thu

thập chứng cứ nói chung trong BLTTHS Việt Nam năm 2003, có một số bài nghiên

cứu dựa trên các quy định của BLTTHS Việt Nam năm 2015 Tuy nhiên, chưa đi vào

cụ thể đánh giá sự tương đồng và khác biệt quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn đối với LLK, HCBC trong BLTTHS Việt Nam năm 2015 để hiện có hiệu quả Công ước

Hai là, các bài viết chủ yếu phân tích, đánh giá các quy định của BLTTHS

Việt Nam 2003 để làm rõ những bất cập của luật thực định Từ đó đưa ra các đề xuất,

kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm phòng ngừa tra tấn Nhưng chưa tiến hành khảo

Trang 26

căn cứ cho các để xuất phòng ngừa tra tấn Do đó, các để xuất kiến nghị vẫn mang

tính định hướng, chưa được cụ thể và chưa được đặt trong tổng thể về mối liên hệ đối

với hoạt động thu thập chứng cứ

Ba là, đa phần các công trình chưa tham khảo kinh nghiệm trong quy định LLK, HCBC (thẩm vấn) của các quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn Trong khi đó đây là nội dung quan trọng để định Việt Nam học tập kinh nghiệm và hướng hoàn thiện pháp luật

Với những vấn đề trên, có thê nói rằng chưa có công trình nghiên cứu về nội luật hoá quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn đối với LLK, HCBC trong BLTTHS Việt Nam Tác giả nghiên cứu vấn để này trong giai đoạn hiện nay, là rất phù hợp khi mà Đáng và Nhà nước ta, đang tích cực triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 Nhằm bảo đám tốt hơn quyền con người, quyền công dân, hướng tới vấn để hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân

dân, vì Nhân dân

2 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

2.1 Cơ sở lý thuyết

21.1 Câu hỏi nghiên cứu

Luận án tiến sĩ với đề tài “Nội luật hóa quy định của Công wóc Liên Hợp quốc về chẳng tra tấn dấi với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật tô tụng

hình sự Việt Nam” được thực hiện nhằm giải quyết các vấn để được đặt ra dưới

đạng câu hỏi nghiên cứu như sau:

Câu hỏi nghiên cứu tổng quát: nội luật hóa quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn đối với LLK, HCBC trong BLTTHS Việt Nam như thế nào để phòng ngừa tra tấn, nhằm bảo đảm và nâng cao quyền con người trong tố tụng

hình sự Việt Nam

2.1.2 Lý thuyết nghiên cứu

- Các tư tưởng, học thuyết về Nhà nước và pháp luật nói chung; mô hình tố tụng hình sự nói riêng

- Học thuyết nhất nguyên luận và nhị nguyên luận

- Lý luận về tra tấn theo quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn, các thành tựu về phòng ngừa tra tấn của các tác giả trong và ngoài nước

Trang 27

2.1.3 Các giả thuyết nghiên cứu

Với tư cách là câu trả lời sơ bộ, cần được chứng minh vào câu hỏi nghiên

cứu của đề tài, các giả thuyết nghiên cứu sau đây được đặt ra: Giả thuyết tông quát:

Đề bảo vệ quyền con người ,Việt Nam đã gia nhập rất nhiều ĐƯQT (trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tan) và đã đang ban hành, sửa đối, bỗ sung một số quy phạm pháp luật tế tụng hình sự trong nước, để phòng ngừa tra tấn trong quá trình CQĐT giải quyết VAHS Bên cạnh những mặt tích cực trong đấu tranh phòng

chống tội phạm để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân thì “tra tấn” vẫn

còn xảy ra khi tiến hành LLK, HCBC trong hoạt động tố tụng hình sự Do còn có những quy định chưa cụ thê, rõ ràng để phòng ngừa tra tấn Nên nội luật hóa các quy định của Công ước Liên Hợp quốc vẻ chống tra tắn đối với LLK, HCBC trong BLTTHS Việt Nam là một đòi hỏi cần thiết để phòng ngừa tra tắn, nhằm giải quyết ding din VAHS, tranh tinh trang oan sai

Giả thuyết cu thé

Thứ nhất, thực tiễn thi hành ĐƯQT cho thấy có hai cách thức chủ yếu mà các quốc gia thành viên phải thực hiện khi đã tham gia ký kết đó là: áp dụng trực tiếp hoặc áp dụng gián tiếp (nội luật hóa) Khi tham gia Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn các quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp hành pháp, lập pháp, tư pháp dé phòng ngừa tra tấn Xuất phát từ yêu cầu đó, nhằm bảo đảm sự thống nhất, ôn định trong hệ thống pháp luật quốc gia Việt Nam cần nội luật hóa các quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tắn mà không áp dụng trực tiếp

Thứ hai, Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn quy định các quốc gia thành viên phải tiến hành nhiều biện pháp để phòng ngừa tra tan BLTTHS nam 2015

tuy đã có một số điểm tương đồng như: quy định tương đối cụ thể vẻ trình tự, thủ tục,

thâm quyền LLK, HCBC để phòng ngừa tra tấn Nhưng vẫn còn một số quy định chưa thật sự rõ ràng, mang tính tùy nghi khi áp dụng pháp luật Dẫn đến những hạn chế trong kỹ thuật lập pháp, do đó tra tấn có thể xảy ra khi người có thấm quyền tố tụng tiến hành LLK, HCBC

Trang 28

thực trạng này cho thấy quy định LLK, HCBC vẫn còn những hạn chế nhất định cần phải được nghiên cứu để hoàn thiện

Thứ tư, hiện nay đã có rất nhiều quốc gia là thành viên của Công ước Liên

Hợp quốc về chống tra tấn Đây là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam để học tập kinh

nghiệm đối với LLK, HCBC trong BLTTH§ của các quốc gia này Đồng thời, căn cứ vào những điểm còn khác biệt so với Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn và

thực trạng LLK, HCBC, để đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy định về LLK, HCBC

trong BLTTHS Việt Nam

2.1.4 Hướng tiếp cận của đề tài nghiên cứu

Nghiên cứu các quy định của luật thực định có liên quan đến đề tài, để làm rõ những van dé ly luan về nội luật hóa, cũng như những thiếu sót, hạn chế, vướng mac

của quy định LLK, HCBC còn chưa bảo đảm phòng ngừa tra tấn của các Cơ quan có thâm quyền tiến hành tế tụng

Kinh nghiệm của nước ngoài, đã tham gia Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn trong việc nội luật hóa các quy định của Công ước vào pháp luật quốc gia

Thông qua việc nghiên cứu số liệu của Cục Thống kê tội phạm VKSND tối cao,

Cục điều tra VKSND tối cao, CQĐT các cấp; khảo sát phạm nhân đang chấp hành án

trong các Trại giam của Bộ Công an, khảo sát đối với ĐTV, KSV, luật sư; thông tin từ

báo cáo công tác hàng năm và thông báo rút kinh nghiệm trong giải quyết án của các Cơ quan có thắm quyên tiến hành tế tụng cấp tỉnh và trung ương; thông tin về vụ án bức cung, dùng nhục hình được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng: phỏng vấn những người tiến hành tố tụng hoặc trực tiếp nghiên cứu các hỗ sơ vụ án điển hình tại công an các đơn vị địa phương

2.1.5 Dự kiến kết quả nghiên cứu của luận án

Tác giá dự kiến kết quá nghiên cứu cúa luận án như sau:

Bé sung, hé thống lý luận về tra tấn, LLK, HCBC, nội luật hoá Công ước

Liên Hợp quốc về chống tra tan vao BLTTHS

Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu theo quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn đối với LLK, HCBC trong BLTTHS Việt Nam Từ đó, làm cơ sở tiến hành khảo sát thực trạng phòng ngừa tra tắn khi LLK, HCBC trong BLTTHS Việt Nam Thực trạng phòng ngừa tra tấn khi tiến hành LLK, HCBC trong theo quy định

Trang 29

Kinh nghiệm của nước ngoài về phòng ngừa tra tấn đối với LLK, HCBC trong BLTTHS của một số quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn

Kiến nghị giải pháp hoàn thiện phòng ngừa tra tấn đối với LLK, HCBC trong BLTTHS Việt Nam phù hợp với quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần hoàn thiện BLTTHS, đảm bảo cam kết đối quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trên lãnh thổ Việt Nam Góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức giữ vững an ninh

quốc và trật tự an toản xã hội Nâng cao uy tín và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Việt Nam và các cơ quan thực thị pháp luật

Luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong các trường Đại học chuyên ngành luật để phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên, sinh viên Định hướng cho các cán bộ đang làm nhiệm vụ, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức Phát huy tối đa hiệu quả phòng ngừa, đấu

tranh, chống các loại tội phạm

21.5 Nội dung, kết câu của luận án

Ngoài phần mở đầu, tổng quan về vấn để nghiên cứu, kết luận, đanh mục tài

liệu tham khảo, phụ lục thì Luận án cấu trúc gồm 5 chương:

Chương 1: Lý luận về nội luật hóa quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống

tra tấn đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam

Chương 2: Đánh giá quy định về lay lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ tố tụng hình sự Việt Nam so với quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn

Chương 3: Đánh giá thực tiễn áp dụng quy định phòng ngừa tra tấn đối với lấy

lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam so với quy định của

Công ước Liên Hợp quốc vẻ chống tra tấn

Chương 4: Kinh nghiệm lập pháp của nước ngoài về Nội luật hóa quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can

Chương 5: Kiến nghị vẻ nội luật hóa quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống

tra tấn đối với quy định lay lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam

22 Phương pháp nghiên cứu

Luận án vận dụng lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện

Trang 30

quyền con người, quyền công dân; lý thuyết về khoa học luật hình sự, luật tố tụng hình sự để thực hiện phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp lịch sử: phương pháp này được sử dụng ở tất cá các chương của Luận án nhằm trình bày các van dé, các nội dung theo

một trình tự, bố cục chặt chẽ, hợp ly, có sự gắn kết, kế thừa có chọn lọc và phát triển các vấn đề, nội dung để đạt được mục đích và nhiệm vụ đã đề ra

Phương pháp pháp luật so sánh: so sánh quy định LLK, HCBC với quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn để đưa ra những điểm tương đồng và sự khác biệt, phòng ngừa tra tấn trong BLTTHS Việt Nam năm 2015 Phương pháp này chủ yếu được sử đụng trong chương 2

Phương pháp thống kê và phân tích số liệu : sử đụng để điều tra, nghiên cứu

tài liệu, khảo sát thực tế và thống kê tình hình tra tấn, trong quá trình LLK, HCBC

của các Cơ quan có thâm quyển tiến hành tố tụng, được sử đụng trong chương 3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: trên cơ sở thực tiễn, tổng kết

đánh giá những kết quả, tài liệu thu được từ thực tiễn, được sử dụng chủ yếu trong

chương 3 và chương 4

Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu các vấn để có liên quan đến bảo đảm quyền con người, chống tra tấn, được sử dụng chủ yếu trong chương 3 và chương 4

Phương pháp điều tra điển hình: thu thập thông tin một số vụ án điển hình có liên quan và kết quả đảm bảo quyền con người không bị tra tấn trong BLTTHS Việt Nam, được sứ đụng chủ yếu trong chương 3

Phương pháp điều tra xã hội học: tổ chức phát phiếu điều tra xã hội học để

khảo sát chủ thể có thầm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa về thực trạng tra tấn, được sử dụng trong chương 3

Trang 31

CHUONG 1

LY LUAN VE NOI LUAT HOA QUY DINH CUA CONG UOC LIEN HOP QUOC VE CHONG TRA TAN DOI VOI LAY LOI KHAI, HOI CUNG BI

CAN TRONG BO LUAT TO TUNG HINH SU VIET NAM 1.1 Khái niệm, đặc điểm của tra tấn

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của tra tân trong các văn kiện quốc tẾ và nghiên CỨN HHỚC Hgoài

Thuật ngữ “tra tấn” được xuất hiện đầu tiên trong bản Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền ngày 10/12/1948 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc tại Pa-ri, Cộng hoà Pháp Trong đó liệt kê các quyển cơ bản mà mọi cá nhân được hướng và là một chuẩn mực chung về quyền con người cho tất cả các quốc gia, dân tộc phấn đấu thực hiện Theo Tuyên ngôn, các quyển cơ bản của con người bao gồm: quyền tự do, bình đẳng về phẩm giá và các quyền không bị phân biệt, đối xử về chúng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị hay quan điểm khác; quyền được sống, không bị bắt làm

nô lệ, nô dịch; không tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục; quyền được thừa nhận tư cách như một con người trước pháp luật ở bắt cứ nơi nảo; quyền được tự do

không bị bắt giữ vô cớ, bị giam cầm hoặc day ái; quyền được xét xử công bằng và công

khai bởi một Tòa án độc lập, không thiên vỊ Tiếp đó, các văn kiện quốc tế khác cũng

để cập đến quyền không bị tra tấn như: Công ước quốc tế về các quyển đân sự, chính trị (The International Convenant on Civil and Political Rights - ICCPR) và hai Nghị định thư bố sung của Công ước này;!* Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng năm 1948 (Convention on the Prevention and Punishment of the Crime of Genocide);?? Công ước của Châu âu về nhân quyền 1950 (Convention for the

Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms);”! Tuyên bế về bảo vệ mọi

người khỏi bị tra tấn và các hình thức đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay hạ nhục người khác 1975 (Declaration on the Protection of All Persons from Being

19 Từ Điều 4 đến Điều 21 thừa nhận các quyền dân sự, chính trị khác của con người gồm: tự do không bị bắt làm nô lệ và nô dịch, tự do không bị tra tân, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục

29 Công ước này liệt kê một số hành vi cố ý tàn phá toàn bộ hay một phân đất nước, dân tộc, chúng tộc hay một

nhóm tôn giáo như: giết người hàng loạt; gây tổn hại nghiêm trọng về thể chất hoặc tinh than cho hàng loạt

người; chú tâm bắt một nhóm người phải chịu những điều kiện sống theo dự tính trước nhằm mục đích phá

hoại một phân hay toàn bộ sức khỏe của họ

Trang 32

Subjected to Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment) Tuy nhién, trong các quy định của các pháp luật quốc tế nêu trên, chưa giải thích cụ thể như thế nào là “tra tắn” và các biện pháp phòng ngừa

Ngày 10/12/1984 Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã thông qua Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn Theo Công ước “#a fẩn có nghĩa là bắt kỳ hành vỉ nào cố ý gây đau đớn hoặc đan khổ nghiêm trọng về thể xác hay tỉnh thân cho một nguòi, vì những mục đích như lấy thông tin hoặc lời thủ tội từ người đó hay một người thứ ba, hoặc đề trừng phạt người đó vì một hành vì mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghỉ ngờ đã thực hiện, hoặc đề đe dọa hay ép buộc người đó hay người thir ba,

hoặc vì bắt kỳ một lý do nào khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khi

nỗi đau đớn và đan khổ đó do một công chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức gây ra, hay với sự xúi giục, đồng tình hay ưng thuận của một công chức Khái niệm tra tấn không bao gồm những đau đón hoặc đau khổ xuất phát từ, gắn liền với hoặc có liên quan đến các biện pháp trừng phạt hợp pháp "?? Theo khái niệm

này, có thể hiểu tra tấn là các hình thức ngược đãi, được sử dụng như một sự trừng

phạt, đe dọa nhằm kiểm soát người khác để có thể có được thông tin hay chỉ để thỏa mãn các xung đột tàn bạo Có 3 yếu tố quan trọng để phân biệt với hành vi khác không phải tra tấn đó là: “gây đưu đớn về thê chất hoặc đau khổ tỉnh thân nghiêm trọng; có sự đồng ý hay chấp thuận của một quan chức nhà nước hay một người khác

có quyên lực như một quan chức; vì mỘt mục đích cụ thể, thu thập thông tin, hình phạt

hoặc đe dọa ”.?! Dựa vào các báo cáo của Ủy ban Liên Hợp quốc về chống tra tấn, các

công trỉnh nghiên cứu khoa học của nước ngoài, tra tấn có một số đặc điểm sau: - Hành vị tra tấn có thể được thực hiện bằng hai hình thức, tra tấn thể chất và

tra tấn tỉnh thân

+ Hành vi tra tấn thé chat

?? Article 1 Convention Against Torture “J For the purposes of this Convention, the term “torture” means any act by which severe pain or suffering, whether physical or mental, is intentionally inflicted on a person for such purposes as obtaining from him or a third person information or a confession, punishing him for an act he or a third person has committed or is suspected of having committed, or intimidating or coercing him or a third person, or for any reason based on discrimination of any kind, when such pain or suffering is inflicted by or at the instigation of or with the consent or acquiescence of a public official or other person acting in an official capacity It does not include pain or suffering arising only from, inherent in or incidental to lawful sanctions.”

23 Manfred Nowak, Elizabeth McArthur (2008), The United Nation Convention Against Torture — A Commentary, Oxford University Press, P 29-49

Trang 33

Báo cáo của Ủy Ban chống tra tấn của Liên Hợp quốc năm 1986, đưa ra cách hiểu về tra tấn về thê chất đó là “những hành vi tác động trực tiếp vào cơ thể nạn nhân gáy ra những cơn đau về thể xác ”?5 Đồng thời, Báo cáo này cung cấp một danh mục chỉ tiết về những hành vi tra tắn thể chất gồm: đánh đập, nhỗ móng tay, nhỗ răng, điện giật, gây ra các vết bỏng Manfred Nowak (báo cáo viên đặc biệt về chống tra tấn) trong công trình nghiên cứu của mình cũng đã giải thích về tra tấn và liệt kê

những hành vi: sốc điện vào bộ phân sinh dục hoặc kéo móng tay ra khỏi bản tay,

dùng các hung khí hoặc tay không tác động vào cơ thể của nạn nhân”5 hoặc lạm dụng

tình dục, hiếp đâm; giam giữ kéo dài; lao động nặng nhọc; nhấn nước chết đuối; gây

nghet thé; treo người trong một thời gian dài” là những hành vi tra tấn thé chat

Ngoài ra, hành viị tra tấn còn được mở rộng hơn khi được thực hiện dưới hình thức sử dụng nạn nhân như là vật thí nghiệm trong khoa học mà không có sự đồng ý hoặc sự

hiểu biết cúa họ.”8

+ Hành vi tra tấn tinh than

Tra tan không chỉ là sự tác động vẻ thể chất mà còn bao gồm những hành vi tra tấn tinh thần Tại đoạn 118 cúa Báo cáo Ủy ban chống tra tấn năm 1869 nêu “hành vi tra tấn tình thân sẽ làm tôn thương về tỉnh thân (tâm lý) ” Xét về mức độ tôn thương thì tra tấn tỉnh thần thường gây ra hậu quả lâu đài cho nạn nhân Một người có thê phục hôi những vết thương trên cơ thê nhưng vẫn tiếp tục phải chịu đựng sự sợ hãi về tâm lý một

cách sâu sắc thậm chí có thể ám ảnh cả đời về hành vi tra tấn Tương tự như tra tấn về

thé chất, Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn không quy định cụ thể hành vi tra tấn tinh thần Các quốc gia có thê tự quy định các hành vi tra tan vé tinh thần trên cơ sở, hành vi đó tuy không tác động trực tiếp vào cơ thể nạn nhân gây ra sự đau đớn nhưng có

tác động đến tỉnh thần của nạn nhân, làm cho nạn nhân đau khổ, tuyệt vọng, sợ hãi, mệt

mỏi trong một thời gian đài Đồng thời, trong báo cáo năm 1997 của Ủy ban chống tra tấn, các phương pháp thâm vấn bao gồm: b kiểm chế trong điều kiện đau đớn, tràm đầu

25 UN Doc E/CN 4/1986/15, P 28

26 Manfred Nowak, Elizabeth McArthur (2008), The United Nation Convention Against Torture — A Commentary, Oxford University Press, P.15

Trang 34

trong điều kiện đặc biệt, nghe âm nhạc lớn trong mội thời gian đài, thiếu ngủ trong thời

gian dài, tiếp xúc với ánh sáng trong một thời gian quá dài, từ chối cho nghỉ ngơi; các

hanh vi de doa (de doa tra tấn, bị giết, nhốt trong phòng lạnh )?? được xác định là tra

tấn tỉnh thân

Trong các công trình nghiên cứu nước ngoài, các tác giả phân tích Điều 1 của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tan và cho rằng những hành vi: ép buộc nạn nhân

chứng kiến sự tra tấn người khác, bạn bè hoặc người thân; buộc nạn nhân chôn thị thể

của người thân hoặc bạn bè; ?° biệt giam nạn nhân trong phòng kín, không có ánh sáng;

cho nạn nhân chịu đựng những âm thanh khó chịu khiến nạn nhân bị ám ảnh hay ức chế;

không cho nạn nhân thực hiện các nghỉ lễ tôn giáo hoặc chà đạp các biéu tượng tôn giáo

của nạn nhân 3! là tra tấn tinh thần Bên cạnh đó, các tác giả còn kết luận, trong nhiều trường hợp tôn giáo được xem như là một vũ khí lợi hại của tra tấn tinh than dé thu thập thông tin như: buộc các tủ nhân có hành vi dâm ô để họ vi phạm niềm tin tôn giáo,

văn hoá; ném máu có vẻ như là máu kinh nguyệt vào người đàn ông Hồi giáo để cho họ tin rằng họ đã vi phạm giáo quy cúa tôn giáo Đây được xem là một chiến thuật được tôn vinh hàng đầu về hiệu quá hành vi tra tấn của nó.32

Như vậy, tra tấn tinh than tac động gián tiếp vào nạn nhân, đi ngược lại thuần phong mỹ tục; chuẩn mực đạo đức, tôn giáo, đảo lộn nhịp sống sinh học hàng ngày; các

hành vi gây ra trạng thái quá mức chịu đựng của một con người, uy hiếp tỉnh thần dan

đến nạn nhân sợ hãi, đau khổ, tuyệt vọng; thông qua đe dọa đối với gia đình hoặc những

người thân yêu 33 Các hành vi trên nếu được thực hiện trong một khoáng thời gian dài sẽ

dẫn đến nạn nhân bị ảnh hướng nghiêm trọng đến sức khỏe, trang thai tinh than

Thực tiễn cho thấy tra tan thé chat và tra tấn tinh than luôn đi cùng nhau?1 Bởi vì, tra tấn không chỉ gây ra vết thương về thể chất mà còn ảnh hướng đến trạng thái

2° Human Rights Committee, General Comments No 20 (1992), para 3, and No 29 (2001), para 7 See also, Official Records of the General Assembly, 52nd session, Supp No 44 (A/52/44), para 257

30 Gerhard Werle, Principles of International Criminal Law (second edition), Nxb M.C Asser Press, tr.320 31 Manfred Nowak, Elizabeth McArthur (2008), The United Nation Convention Against Torture — A Commentary, Oxford University Press, P.79

2 Joyce S.Dubensky and Rachel Lavery (2005), Torture: An interreligious Debate, The Torture Debate, P.162 33 Manfred Nowak, Elizabeth McArthur (2008), The United Nation Convention Against Torture — A Commentary, Oxford University Press, P 29-49

34 Dragan Dimitrijevic v Sebia bi bat vao nim 1999 khi bi canh sat diéu tra cé lién quan dén tdi pham Anh ta

Trang 35

tinh than, rất khó có thê hồi phục tâm lý Hành vi của hình thức tra trấn, có mối liên hệ mật thiết với nhau, tra tấn thể chất có thể đề lại những vết sẹo tâm lý nghiêm trọng, còn

tra tấn tinh thần có thể là những nguyên nhân dẫn đến những vấn để nghiêm trọng về

thé chat.»

- Mục đích tra tấn: những hành vi gây ra đau đớn về thê chất hoặc tinh than

chỉ được coi là tra tấn khi nó được thực hiện với mục đích nhất định, nhằm thu thập các thông tin tài liệu, lời nhận tội từ người bị tra tấn hoặc người thứ ba; trừng phạt

người đó về một hành vi mà người đó hay người thứ ba đã thực hiện hoặc nghi ngờ

đã thực hiện.°Š

- Chủ thể thực hiện tra tấn: Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn không đưa ra khái niệm về công chức (publie ofieial) nhưng theo Từ dién Oxford Advanced Leamer’s Dictionary “co gÙa là người đang giữ vị trí trong cơ quan nhà nước hoặc tô chức lớn và hoạt động tuân thủ các quy tắc hành chính nhà nước "3 Như vậy, chủ

thể hành tra tấn phải có mối liên hệ với Nhà nước, là người chủ mưu hoặc có sự đồng

ý hay chấp thuận của cấp trên Trực tiếp gây ra những tốn thương cho người khác hoặc đã biết (hay buộc phải biết về hành vi đó), nhưng không hề cố gắng đề ngăn chặn việc

đó xảy ra Do đó, một vụ đánh đập diễn ra, nạn nhân bị thương tích, bị xâm hại nhưng

những người thực hiện không phải là công chức, không theo bất kỳ một mệnh lệnh dưới quyển lực của chính quyền, quân đội, tư pháp thì đó không phải là tra tấn

- Mức độ tôn thương gây ra bởi hành vỉ tra tấn: theo Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn và các phân tích ở trên, tra tấn sẽ gây đau đớn và đau khổ nghiêm

trọng về thể xác, tĩnh thần, tâm lý đối với nạn nhân Tuy nhiên, mức độ tốn thương mà

tội Đồng thời trong quá trình thẩm vẫn Cảnh sát còn lăng mạ anh ta có nguồn gốc dân tộc và nguyên rủa mẹ của mình Ngày 24/11/2004 Uy ban chống tra tấn quyết đinh về giải quyết khiếu nại của người nộp đơn và cho rằng việc hành hạ được mô tả đối với khiêu nại được mô tả là gây đau đớn và đau khổ cho nạn nhân, do cách quan chức nhà nước cố tỉnh gây ra trong quá trình điều tra tội phạm là tra tấn; Manfred Nowak, Elizabeth McArthur (2008), The United Nation Convention Against Torture —A Commentary, Oxford University Press, P 61, Paragraph 3

Trong một trường hợp khác, theo bao cao cla Uy ban chống tra tấn về việc thực hiện Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tan của Hoa kỳ cũng nêu một số hành vi được xem là Tra tấn thê chất lẫn tỉnh thần trong quy định về kỹ thuật thẩm vẫn của quân đội Hoa Ky Theo Hoa Ky, các ky thuật này đã được bãi bồ bởi Sắc lệnh 1349 ngày 22/01/2009 Tuy nhiên Uỷ ban chống tra tần vẫn quan ngại rằng Sắc lệnh trên vẫn sẽ không chấm dứt tât cả các kỹ thuật thâm vân của quân đội nêu trên; Report to the 3rd-5th Periodic Reports of the United States, 53rd Session of the Committee Against Torture, Geneva 3-28 November 2014; P.30 (Quân đội Hoa Ky da st dụng kỹ thuat tach ly (30 ngày) và có thê được gia han thêm; bịt mắt, bịt tai để tạo cảm giác sợ hãi (tách biệt); thâm vân không cho ngủ (không được ngủ quá 4 giờ liên tục trong 24 giờ khi thấm vân)

35 Bent Sorensen (2004), Torture and its consequences international Mechanisms, Tool and Practices, H6i thảo pháp luật quốc gia và quốc tế về chéng tra tan, Tr.228

Trang 36

nạn nhân bị tra tấn phải chịu đựng phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân như: tuổi, giới tính, tôn giáo, sức khỏe để xác định Do đó cùng một hành vi có thể đối với nạn nhân này là tra tấn, nhưng đối với nạn nhận khác thì có thể là không

- Nạn nhân của tra tấn: là những người bị tước tự do cá nhân hoặc những người ít nhất đang chịu sự kiếm soát thực tế của người gây ra những tổn thương hoặc đau đớn 38 Những nạn nhân này đang ở trong hoàn cảnh của sự mắt cân bằng về quyển lực

trên thực tế

- Môi trường, thời điểm bị tra tấn: thông thường tra tấn và đối xử tàn tệ được

bat đầu từ thời điểm bắt giữ và thường xây ra tại cơ quan công quyền, trong các nhà tù

hoặc tra tấn khi tiến hành các hoạt động điều tra trong mơi trường khép kín.3

Ngồi ra, theo Manfred Nowak để hiểu rõ khái niệm “tra tấn” cũng như đặc

điểm của nó, các quốc gia thành viên cần tham chiếu thêm Điều 16.9 Theo đó, các

quốc gia thành viên cần phòng ngừa các hành động tàn ác khác, hình phạt tàn bạo, vô

nhân đạo mà chưa đủ đề xác định đây là hành vi tra tấn đã được nêu tại Điều I để đảm

bảo hơn nữa quyển không bị tra tấn“! Đồng thời, Ủy ban chống tra tấn thừa nhận,

những cách thức sau đây là tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc đối xử tôi tệ như: bị buộc phải

đứng quay vào tường trong nhiều giờ; chiếu đèn sáng vào mắt; không cho ăn uống: buộc phải đứng liên tục hoặc cúi '2 Các hình thức đối xử không phải là tra tấn khi nó gây ra mà không có mục đích nhất định nhưng có ý định đưa nạn nhân đến các điều

kiện có thể gây ra hoặc dẫn đến sự đối xử tệ

Tóm lại, Điều I của Công ước Liên Hợp quốc vẻ chống tra tấn không đưa ra những dạng cụ thê của hành vi Thay vào đó, là những yếu tố cần thiết để xác định một

hành vi sẽ bị coi là tra tấn Xét ở góc độ lịch sử, tra tấn về thể chất sẽ gây đau đớn và

38 Bronwyn Naylor, Julie Debeljak and Anita Mackay (2014), “The shape of modern Torture”, The Federation

Press, Vol 31, P.23

3° Manfred Nowak, Elizabeth McArthur (2008), The United Nation Convention Against Torture — A Commentary, Oxford University Press, P.23

Bronwyn Naylor, Julie Debeljak and Anita Mackay (2014), “Human Rights in Closed Environments”, The Federation Press, Vol 31, P.41

4% Article 16 “ 1 Each State Party shall undertake to prevent in any territory under its jurisdiction other acts of cruel, inhuman or degrading treatment or punishment which do not amount to torture as defined in article 1, when such acts are committed by or at the instigation of or with the consent or acquiescence of a public official or other person acting in an official capacity In particular, the obligations contained in articles 10, 11, 12 and 13 shall apply with the substitution for references to torture of references to other forms of cruel, inhuman or degrading treatment or punishment ”

4 Manfred Nowak, Elizabeth McArthur (2008), “The United Natrions Convention Against Torture”, Oxford University Press, P 28, Paragraph 1

Trang 37

tác động trực tiếp lên cơ thể của nan nhan® Tra tấn về tỉnh thần không trực tiếp tác động lên thân thể nạn nhân nhưng có những hành động gián tiếp làm cho nạn nhân bị

ức chế cao độ về tâm lý hoặc khiến họ bị trằm uất, bị sợ hãi, tê liệt ý chí, kiệt quệ về

tỉnh thần Uỷ ban chống tra tấn có trách nhiệm diễn giải nhất quán về hành vi tra tấn và các hình thức đối xứ tệ bạc khác thông qua các báo cáo của quốc gia thành viên, các vụ án cụ thể đã xảy ra và bảo đám rằng, các tiêu chí để xác định tra tấn là giống nhau trong từng trường hợp cụ thé.’

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của tra tin theo quan điểm các nhà nghiên cứu

Hiệt Nam

Từng là nạn nhân của chủ nghĩa thực dan và phải trả giá bằng xương máu trong

lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, nhân dân Việt Nam hiểu về giá trị của Độc lập tự

do và quyền con người không bị tra tấn Từ điển Bách khoa Công an nhân đân đưa ra

cách hiểu về tra tấn là “đánh đập, hành hạ tàn nhấn, bắt chịu mọi cực hình đã man, lam cho co thé bi dau don, tinh thén bi sa sút, sức khỏe bị xâm hại, nhân pham bixdm

hại nhằm buộc phải khuất phục Tra tấn là hình thức đàn áp thường được các thé lực cầm quyên của các nuóc để quốc, thực dân và chính quyên tay sai áp dụng đối với

chiến sĩ cách mạng và người yêu nude ở các nước bị xâm lược "*' Bên cạnh đó, theo

từ điển Tiếng việt “#ø tấn là hành vì bắt chịu cực hình nhằm buộc phải cung khai "16 Các khái niệm này hình thành, khi Việt Nam chưa tham gia Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn Do đó, chỉ dừng lại ở cách hiểu tra tan về thể chất mà chưa nói đến tra tấn tỉnh thần Chủ thể thực hiện hành vi tra tắn cũng có điểm khác biệt so với quy định tại Diéu 1 của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn

Tuy nhiên, hiện nay đã có một số nhà khoa học, đưa ra khái niệm tra tấn trong

các công trình khoa học như:

Theo tác giả Lê Thị Hồng Nhung, “77a ấn về thé chất là những tác động gây tôn thương đến sức khỏe, thể trạng của nạn nhân Tra tấn về tình thân là những tác động gây ra những tôn thương về tam ly, nhiing suy nhược về tình thân cho nạn nhân "9

*® John T.Parrty (2011), “Understading torture”, University of Michigan Press, P.45

“4 Manferd Nowak, Elizabeth McArthur, The United Nation Convention Against Torture —A Commentary, Oxford University Press (2008), P 13, Paragraph 8

35 Viện chiên lược và khoa học Công an - Bộ Công an (2005), Từ điễn bách khoa Công an nhân dan Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, Tr.1 172

% Từ điển Tiếng việt, NXB Đà Nẵng 1996, trang 983

Trang 38

Tac gia Dao Lé Thu, cho rang : “Tra tdn về thê chất là những hành vì ding bao lực vật chất tác động lên co thê của con người gây ra những thương tích hoặc ton hai

cho sức khỏe của con người hoặc thậm chí có thể dẫn đến cái chết Tra tấn về thê chất

có thể bằng công cụ như kẹp điện, đài cui, có thê dùng các phương pháp gây đan đớn cho cơ thể như dầm nước hoặc không cho ăn uống, cho đứng ngoài trời giá lạnh không có quân áo, Tra tấn vé tinh than là những hành vỉ tuy không dùng bạo lực vật

chất tác động trực tiếp lên thân thể nạn nhân nhưng khiến nạn nhân bị ức chế cao độ vỀ tâm lý hoặc khiến họ bị trầm uất hoặc bị sợ hãi đến tê liệt ý chí hoặc kiét qué về

tình thân ”*8

Trong khi đó, theo tác giá Nguyễn Công Hồng “#a tấn là hành vi gây đau đón

về thê chất hoặc tỉnh thần cho người khác của người thì hành công vụ, nhằm mục đích

thu thập thông tin, trừng phạt, gây hoảng sợ, cưỡng bức hoặc vì lý do phân biệt đối xử

đối với nạn nhân hoặc người thứ ba "*°

Có thể thấy rằng, hiện nay các nhà khoa học Việt Nam đã có những quan điểm tương đồng so với Điều I của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn như: tra tấn phải là hành vi có thê thực hiện bằng hành động tác động lên thé chất hoặc tinh than, gây ra những đau đớn nhất định nhằm thu thập thông tin Tuy nhiên, đa số trong khái

niệm trên vẫn chưa nói đến chủ thể thực hiện tra tấn, dẫn đến có thể hiểu nhằm về tra

tấn (ngoại trừ tác giả Nguyễn Công Hồng) Theo tác giả đây là nội dung rất quan trọng, bởi vì không phải bất kỳ ai có hành gây đau đớn về thể chất hoặc tỉnh thần thì đều xác định là tra tấn, theo quy định tại Điều 1 của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn

Hành vi tra tấn phải được tiến hành bởi chủ thể có mối liên hệ với Nhà nước hoặc có

sự đồng thuận của chủ thể là đại điện mang tính quyền lực nhà nước Điều này có nghĩa rang, bất kì người đang thi hành công vụ nào cũng có khả năng liên quan đến việc tra tấn khi không chấp hành đúng quy định pháp luật Đồng thời các quan điểm nêu trên

cũng chưa nhắc đến hình thức tra tan được thực hiện đối với người thứ ba (đe dọa nạn

nhân sẽ gây thiệt hại đối với người thứ ba )

Do đó, để hiểu rõ hơn về khái niệm tra trấn, đồng thời dựa trên các quan điểm

về tra tấn đã được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu Tác giả kế thừa những điểm

%8 Đào Lệ Thu (2015), Thực hiện nghĩa vụ của quốc gia đối với việc nội luật hod các quy định của Công ước chống tra tắn trong lĩnh vực hình sự, Hội thảo Công ước chống tra tấn và sự tham gia của Việt Nam, Đại học Luật thành phô Hỗ Chí Minh

Trang 39

tích cực, phát triển thêm nội hàm của tra tấn để đưa ra quan điểm ca nhan “tra tan Ia

bất kỳ hành vì nào của người có chức vụ, quyền hạn được nhà nước giao khi thi hành công vụ cô ý gây ra sự đau đớn về thé chất hoặc tỉnh thần cho nạn nhân nhằm thu thập

các thông tín tài liệu, lời khai, lời nhận tôi hoặc từ người thứ ba (đe dọa, ép buộc nan

nhân hay từ người thứ ba) Hoặc vì các mục đích khác nhau, người có chức vụ, quyền hạn được nhà nuóc giao khi thi hành công vụ cố ý từng phạt gây ra sự đau đón về thể

chất, tình thân, tạo sự lo sợ về tình thần do bị xúi giuc, có sự đồng tình hoặc từ mệnh

lệnh của lãnh đạo cấp trên Ngoại trừ những hành vi gây đau đớn về thể xác hoặc tình thân được thực hiện hợp pháp theo quy định của pháp luật” Dựa trên cách hiểu này, theo tác giả tra tấn sẽ có những đặc điểm sau:

- Hành vì tra tấn: được thực hiện một cách cố y va biểu hiện dưới nhiều hình thức Tra tấn thể chất được thể hiện thông qua, sử dụng vũ lực tác động trực tiếp lên cơ thể con người: đánh đập, đâm chém, dùng điện Tra tấn tỉnh thần được thể hiện qua

hành vi: bỏ đói, bỏ khát; hỏi dồn đập, dai dẫng dưới sức nóng của ngọn đèn cao áp giữa những ngày nóng, oi bức; bắt cởi quần áo trong trời giá rét hoặc bằng lời nói thô

bạo, đe dọa, lăng mạ khi LLK, HCBC nhằm tác động vào tâm lý, tĩnh thần, tỉnh cảm làm cho họ đau đớn, khổ sở về tĩnh than

- Muc dich: tra tan duoc dùng cho mục đích thu thập chứng cứ về tội phạm bị

nghi ngờ," nhằm phá vỡ ý chí của nạn nhân Trong thực tế, tra tấn thường xảy ra

trong lĩnh vực tư pháp hình sự, nhất là quá trình LLK, HCBC Sức mạnh của tra tấn nhằm làm cho nạn nhân sợ sệt, khủng hoảng tinh thần và kết quả cuối cùng đó là sự khai nhận

- Về hậu quả: hành vi tra tấn gây đau đớn về thé chất và đau khổ nghiêm trọng cho tinh thần, tâm lý của người bị tra tấn

- Đối tượng bị tra tấn: khi Việt Nam phê chuẩn Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tan, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc KSor Phước đã từng phát biểu trước báo giới: “Khi nào bị tra tấn? khi họ bị bắt Bị bắt thì một là tù bình, hai là phạm tội, loại thứ ba cũng có thể bị tra tấn đó là những trường họp chưa đến mức phạm tội, nhưng bị xử ly hành chính cưỡng bức (để có nguy cơ bị bạo lực như đối tượng cai nghiện) Đối tượng

thứ tư là tiền tổ tụng, nghĩ ngờ có lội thé là bắt đưa vào tra tấn, thậm chỉ đánh chết người

Trang 40

ta Toi dé nghi lam ré 4 logi đối tượng này, chứ không chỉ có đối tượng bị bắt””!, Tác

gia hoàn toàn ng hộ quan điểm này, trong lĩnh vực tư pháp hình sự đối tượng để bị tra tấn là những người tham gia tế tụng, đang bị tạm thời tước các quyên tự do như: người bị bắt, tạm giữ, bị can hoặc người bị tố giác tội phạm, người bị kiến nghị khởi tế khi được các cơ quan có thấm quyển tiến hành tế tụng tiến hành LLK, HCBC

- Về địa điểm: hành vi tra tấn có thê được thực hiện trong môi trường khép kín tại các địa điểm như: trại tạm giam, nhà tạm giữ, nơi làm việc của cơ quan Công

an Đây là mơi trường làm việc hồn toàn khép kín và chỉ có những người được quy

định trong BLTTHS mới được có mặt Do đó, nếu thiếu cơ chế giám sát hoàn chỉnh, người có thâm quyền tiến hành tố tụng lạm quyền thì tra tấn rất có thê xay ta trong qua trinh nay

- Chủ thê hành vì tra tấn: phải được thực hiện bởi một công chức.? Nhưng

không phải công chức nào cũng là chủ thể của hành vi tra tấn, mà chỉ những công chức

được giao nhiệm vụ, đang thi hành nhiệm vụ, có dấu hiệu hành vi nêu trên mới là chủ thể của tra tấn Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, chủ thể của hành vi tra tấn có thể bao

51 Báo điện tử Chính phú nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Việt Nam ký Hiệp ước chống tra tấn, thực thi dẫn độ theo luật Việt Nam, Thứ năm, ngày 02/10/2014, truy cập 12/09/2020

52 Điều 4 Luật cán bộ, công chức “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bỏ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Uiệt Nam, Nhà nước, !Ỗ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, ơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hướng lương từ ngân sách nhà nước ”

Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 Quy định người là công chức, như sau:

Điều 7 Công chức trong hệ thống Tòa án: “ Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án các tòa và tòa chuyên trách; Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao; thư ký tòa án; người làm việc trong van

phòng, vụ, ban và các tòa, tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án Toa én nhân dân cấp tính; Chánh án, Phó Chánh án các tòa chuyên trách; Thâm định Tòa án nhân dân cấp tỉnh; thư

ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, phòng, ban và Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân đân cấp tinh; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện; Thâm phán tòa án nhân dân cắp huyện; thư ký tòa án; người làm việc trong tòa án nhân dân cấp huyện ”

Điều 8 Công chức trong hệ thông Viện Kiểm sát nhân dân: “Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, vụ, cục, ban và Vien nghiép vụ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; kiếm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, phòng thuộc Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;Ưiện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện; kiêm sát viên, điều tra viên và người làm việc trong Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện ”

Ngày đăng: 06/09/2023, 17:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w