Để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra giáo dục góp phần vào đổi mới cơ chế quản lý giáo dục thì còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, mổ xẻ về mặt lý luận và thực tiễn. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục của địa phương”.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC CỦA ĐỊA PHƯƠNG I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nền giáo dục nước ta trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chất lượng giáo dục ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Cùng với đó, tình trạ ng dạy thêm, học thêm vẫn còn tiếp diễn, tình trạng lạm thu ở các bậc học đang gây nhiều bức xúc trong xã hội, vấn đề quy hoạch, thành lập, nâng cấp các trường đại học, cao đẳng, liên kết đào tạo còn nhiều bất cập; quản lý giáo dục còn nhiều lúng túng; công tác thanh tra, kiểm tra chưa thực sự hiệu quả. Để phát huy những thành tựu đã đạt được, cũng như khắc phục có hiệ u quả những yếu kém, để đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, tạo nển tảng đưa nước ta thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI định hướng: “Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo trên tinh th ần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Thực hiện hợp lý cơ chế tự chủ đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo gắn với đổi mới cơ chế tài chính. Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển, quản lý mục tiêu, chất lượng giáo dục, đào tạo. Phát triển hệ thống kiểm định và công bố công khai kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo; tổ chức xếp hạng cơ sở giáo dục, đào tạo. Tăng cường công tác thanh tra; kiên quyết khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, đào tạo…” 1 Với định hướng trên, Thanh tra giáo dục đóng vai trò quan trọng, như một kênh để đánh giá chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra giáo dục còn gặp nhiều khó khăn như: bất cập, chồng chéo trong cơ chế quản lý giữa các ngành, các cấp; các quy định của pháp luật chuyên ngành mâu thuẫn, chồng chéo; đối tượng thanh tra đa dạng, phức tạp; phạm vi thanh tra rộng; tổ chức thanh tra chưa phù hợp với trách nhiệm quả n lý ngành… Để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra giáo dục góp phần vào đổi mới cơ chế quản lý giáo dục thì còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, mổ xẻ về mặt lý luận và thực tiễn. Với góc nhìn pháp lý và thực tiễn bản thân đang công tác tại Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo ý, tác giả quyết định chọn đề tài “Hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo d ục của địa phương”. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội, tr.217-218 . II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận. 1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến Đề tài. Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy đề tài nghiên cứu có liên quan đến một số đề tài như: Các bài viết khoa học trên sách, báo, tạp chí như: Nguyễn Thị Thương Huyền (2008), “Đánh giá thực trạng pháp luật về tổ chức thanh tra – cơ sở để hoàn thiện pháp luật thanh tra”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (12), Hà Nộ i; Phan Trung Lý (2010), “Thanh tra chuyên ngành: khái niệm, tổ chức và hoạt động”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (12), Hà Nội; Hoàng Văn Vy (2010), “Luật Thanh tra cần có những quy định linh hoạt cho hoạt động thanh tra chuyên ngành”, Tạp chí Thanh tra, (3), Hà Nội. Các luận văn chuyên ngành luật học liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành như: Võ Thị Mai Trâm (2005), Hoạt động thanh tra trong lĩnh vực văn hóa – Thực trạng và kiến nghị, Luận văn cử nhân, Đại học Luật Tp. H ồ Chí Minh; Đặng Thị Ngọc Uyên (2006), Hoạt động thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm, Luận văn cử nhân, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh; Lý Thanh Long (2008), Thanh tra xây dựng quận, huyện; thanh tra xây dựng xã, phường, thị trấn tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ, Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh; Thái Bỉnh Nghĩa (2010), Nâng cao hiệu quả thanh tra đất đai trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc s ỹ, trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh; Bùi Ngọc Thanh Trung (2011), Pháp luật về hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực văn hóa, Luận văn thạc sỹ, Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh; Các công trình trên nghiên cứu nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về thanh tra, kiểm tra, giám sát ở Việt Nam; phân định phạm vi hoạt động giữa thanh tra với kiểm tra, giám sát; phân biệt giữa hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; quá trình hình thành và phát triển của thanh tra chuyên ngành. Tậ p trung lý giải những vấn đề về khái niệm, vị trí, vai trò của thanh tra, kiểm tra, giám sát; đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra chuyên ngành. Lý giải những vấn đề về thực tiễn thi hành pháp luật thanh tra nói chung và pháp luật thanh tra chuyên ngành nói riêng, bất cập, vướng mắc và giải pháp hoàn thiện pháp luật thanh tra nói chung và pháp luật thanh tra chuyên ngành nói riêng, các biện pháp tăng cường cơ chế quản lý ngành. Luận án tiến sĩ luật học: Nguyễ n Thị Thương Huyền (2009), Hoàn thiện pháp luật thanh tra trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sỹ, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội. Luận án đã có cách tiếp cận mới trong việc phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật thanh tra với quan điểm là một chức năng của quản lý nhà nước nhằm kiểm soát thực hiện quyền lực nhà nước trong hành pháp. Pháp luật thanh tra với tính cách là một chế định của ngành Luật hành chính và những đặc điểm, nội dung cơ bản của chúng. Luận án đã chỉ ra nh ững tiêu chí xác định đối tượng điều chỉnh của pháp luật thanh tra, đặc điểm của quan hệ pháp luật thanh tra cũng như tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật thanh tra. Luận án đã so sánh đối chiếu tổ chức và hoạt động thanh tra hành chính và chuyên ngành của Việt Nam với một số quốc gia trên thế giới. Từ cơ sở lý luận của khoa học hành chính và luật học, Luậ n án đã phân tích, tổng kết và chỉ ra những thành công cũng như hạn chế của pháp luật thanh tra từ góc độ pháp luật thực định cũng như thực tiễn việc thực hiện pháp luật là những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra. Luận án đã phân tích những nhu cầu khách quan, đòi hỏi tất yếu của việc hoàn thiện pháp luật thanh tra; trình bày h ệ thống quan điểm hoàn thiện để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật thanh tra có tính khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách hành chính, yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng ở Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình trên chưa nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp luật thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục, chư a lý giải những vấn đề về thực tiễn thi hành pháp luật thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục nói chung và thanh tra giáo dục địa phương nói riêng. Các đề tài trên cũng chưa đề cập tới tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục, cũng như hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục của địa phương. Như vậy, đến nay chưa có một đề tài khoa học nào tiếp cận ở góc nhìn pháp lý về hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục của địa phương một cách có hệ thống và toàn diện về mặt lý luận cũng như đánh giá thực trạng, đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thanh tra giáo dục. 1.2. Khái niệm, đặc điểm hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục của địa phương. 1.2.1. Khái niệm hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục. Theo Từ điển Việt Nam từ thanh tra dùng để chỉ “kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan xí nghiệp” 2 . Với nghĩa này, “thanh tra” bao hàm kiểm soát, xem xét để phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học: “Thanh tra” là “việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của cơ quan, tổ chức, cá nhân…” 3 . Theo Từ điển Luật học, “Thanh tra” là hoạt động “xem xét để làm rõ việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân…” (4) . Từ đó, Thanh tra được hiểu là hoạt động nhằm nhận xét, làm rõ quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các chủ thể. Còn Thanh tra chuyên ngành theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học: “Tổ chức thanh tra thuộc bộ, sở có quyền thanh tra mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan tới chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành của bộ, s ở.” 5 Từ các khái niệm trên, thanh tra chuyên ngành được hiểu là việc xem xét, làm rõ, ngăn chặn việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan tới chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân. Khi có Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 đến trước thời điểm Luật Thanh tra năm 2004 ban hành thì chưa có một khái niệm pháp lý đầy đủ về thanh tra chuyên ngành. Sau khi có Pháp lệnh Thanh tra 1990, khái niệm thanh tra chuyên ngành cũng chưa được khẳng định. Điều 1, Nghị định s ố 358/HĐBT ngày 28 tháng 9 năm 1992 của Hội đồng bộ trưởng quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục (sau đây gọi tắt là Nghị định số 358/HĐBT) đưa ra một khái niệm chung về thanh tra giáo dục như sau mà không thể hiện rõ như thế nào là hoạt động thanh tra chuyên ngành: “Thanh tra giáo dục thực hiện quyền thanh tra Nhà nước về giáo dục và đào tạo trong phạm vi cả nước nhằm tă ng cường hiệu lực quản lý, bảo đảm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý ngành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2002 quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục (sau đây gọi tắt là Nghị định số 101/2002/NĐ-CP) thay thế Nghị định số 358/HĐBT và tại Nghị định này đã đư a ra khái niệm pháp lý về thanh tra giáo dục như sau: “Thanh tra giáo dục là thanh tra 2 Viện ngôn ngữ học - Trung tâm từ điển học (1998), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.882. 3 Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, NXB Công an nhân dân, Hà Nôi, tr 106. 4 Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa-NXB Tư pháp, Hà Nội, tr 696. 5 Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, NXB Công an nhân dân, Hà Nôi, tr 107. chuyên ngành về giáo dục. Thanh tra giáo dục thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục, nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục”. Như vậy, tại văn bản này đã khẳng định thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành nhưng nội hàm của khái niệ m cũng không làm rõ thế nào là hoạt động thanh tra chuyên ngành về giáo dục. Đến khi có Luật Thanh tra năm 2004, tại Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2006 của Chính Phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục (sau đây gọi tắt là Nghị định số 85/2006/NĐ-CP) không đưa ra khái niệm thanh tra giáo dục mà liệt kê các hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành tại Điều 13, Điều 14. Đến nay tuy không có một khái niệm pháp lý thanh tra chuyên ngành về giáo dục nhưng căn cứ khái niệm thanh tra chuyên ngành của Luật Thanh tra năm 2010 và các đặc trưng của thanh tra giáo dục, Thanh tra chuyên ngành về giáo dục được hiểu là: “là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực về giáo dục đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành chính sách, pháp luật chuyên ngành về giáo dục, những quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc quy ền quản lý về giáo dục”. 1.2.2. Đặc điểm hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục của địa phương. Hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục cũng là một chức năng cơ bản và vô cùng thiết yếu của hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục . Theo quy định của Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội khóa XI được sửa đổi bổ sung bởi Luật số 44/2009/QH12 ngày 25 tháng 11 năm 2009 của Quốc hội khóa XII (sau đây viết tắt là Luật Giáo dục) thì giáo dục bao gồm giáo dục và đào tạo. Giáo dục cũng được hiểu bao gồm việc dạy và học và đôi khi nó cũng mang ý nghĩa như là quá trình truyền thụ, phổ biến tri thức, truyền thụ sự suy luận đúng đắn, truyền thụ sự hiểu biết. Giáo dục là nền tả ng cho việc truyền thụ, phổ biến văn hóa từ thế hệ này đến thế hệ khác. Giáo dục là phương tiện để đánh thức và nhận ra khả năng, năng lực tiềm ẩn của chính mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ của mỗi người. Nó ứng dụng phương pháp giáo dục, một phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa dạy và học để đưa đến nh ững rèn luyện về tinh thần, và làm chủ được các mặt như: ngôn ngữ, tâm lý, tình cảm, tâm thần, cách ứng xử trong xã hội. Theo từ "Giáo dục" tiếng Anh - "Education" - vốn có gốc từ tiếng La tinh "Educare" có nghĩa là "làm bộc lộ ra". Có thể hiểu "giáo dục là quá trình, cách thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục". Bất kỳ ở một giai đoạn lịch sử nào, giáo dục - đào tạo luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc và cả nhân loại. Giáo dục - đào tạo là chìa khoá, là động lực đối với sự phát triển của xã hội. Từ lâu Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã nhận thức đượ c vai trò của giáo dục. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức rõ vai trò của giáo dục trong việc cải tạo, phát triển con người, làm biến đổi con người cũ, xây dựng con người mới. Người viết: “Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu, phần lớn đều do giáo dục mà nên” 6 . Giáo dục là một mặt trận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Giáo dục có vai trò nâng cao về trình độ nhận thức đường lối, chính trị, giáo dục nhất thiết phải gắn liền với sản xuất và đời sống nhân dân, theo Người: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” 7 . Đảng ta khẳng định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và cộng nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển.” 8 Quản lý nhà nước về giáo dục là sự tác động có tổ chức của bộ máy hành chính nhà nước đối với các hoạt động giáo dục nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tậ p trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; giáo dục phổ thông có tiểu học, trung h ọc cơ sở, trung học phổ thông; giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; giáo dục đại học, sau đại học đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ. Giáo dục và đào tạo nước ta trong thập kỷ tới phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh và phức tạp. Toàn cầu hóa và hội nhập qu ốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu. Cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế trí thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự 6 Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, t3, tr 383. 7 Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, t4, tr 8. 8 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, tr.77. phát triển của các nền giáo dục trên thế giới. Trong khi đó, quản lý giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, còn mang tính bao cấp, ôm đồm, sự vụ và chồng chéo, phân tán; trách nhiệm và quyền hạn quản lý chuyên môn chưa đi đôi với trách nhiệm, quyền hạn quản lý về nhân sự và tài chính. Hệ thống pháp luật và chính sách về giáo dục thiếu đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung. Sự phối hợp gi ữa ngành giáo dục và các bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ. Vậy nên, vấn đề đổi mới về quản lý giáo dục đặt ra hết sức bức thiết, trong đó có công tác thanh tra giáo dục. Giữa quan lý nhà nước về giáo dục và thanh tra chuyên ngành về giáo dục có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thế nên nội dung, phạm vi quản lý nhà nước quyết định phạm vi, nội dung hoạt động thanh tra chuyên ngành về giáo dục. Và thông qua hoạt độ ng thanh tra chuyên ngành về giáo dục không chỉ giúp chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, khiếm khuyết của pháp luật chuyên ngành về giáo dục để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật mà còn giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật chuyên ngành, các quy đị nh về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, trong công tác giáo dục “nên kiểm thảo kỹ công tác “cải cách” về chương trình chủ trương và cách thi hành, để tìm thấy những khuyết điểm mà sửa đổi, những ưu điểm mà phát triển thêm” 9 Điều 99, Luật Giáo dục quy định nội dung quản lý giáo dục bao gồm: 1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục; 2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác; 3. Quy định mục tiêu, ch ương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; 4. Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục; 5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục; 9 Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, t6, tr 266. 6. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục; 7. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; 8. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục; 9. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục; 10. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo d ục; 11. Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục; 12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục. Từ đó, hoạt động thanh tra chuyên ngành về giáo dục nói chung và hoạt động thanh tra chuyên ngành của địa phương có những đặc điểm sau: Chủ thể thanh tra: Sau khi có Pháp l ệnh Thanh tra năm 1990 thì lĩnh vực giáo dục đã có Nghị định số 358-HĐBT, tại văn bản này đã quy định hệ thống thanh tra giáo dục gồm Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và “ở huyện và cấp tương đương, công tác thanh tra giáo dục do Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo trực tiếp phụ trách” (khoản 3, Điều 3). Thực hiện Luật Giáo dục, kế thừa Nghị định số 358-HĐ BT, Nghị định số 85/2006/NĐ-CP khẳng định cơ quan thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục là Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT nhưng ở văn bản này có một điểm mới là quy định trách nhiệm phụ trách công tác thanh tra của Hiệu trưởng, thủ trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học: “… Hoạt động thanh tra giáo dục trong cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp do Hi ệu trưởng, thủ trưởng cơ sở trực tiếp phụ trách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.” (Điều 19, Nghị định số 85/2006/NĐ-CP). Như vậy, chủ thể thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực của địa phương bao gồm: Thanh tra Sở GD&ĐT, Trưởng phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đóng trên địa bàn mỗi tỉ nh. Chủ thể thanh tra trong lĩnh vực giáo dục của địa phương có một điểm đặc thù so với các chủ thể thanh tra chuyên ngành khác là có Trưởng phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đóng trên địa bàn mỗi tỉnh. Nhưng vấn đề đặt ra là hoạt động thanh tra của các chủ thể này so với Luật Thanh tra năm 2010 có chính danh hay không. Vì theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính Phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Nghị định số 07/2012/NĐ-CP) thì Phòng GD&ĐT không thuộc phạm vi điều chỉnh. Nội dung thanh tra: Theo quy định tại Điều 14, Nghị định số 85/2006/NĐ-CP, nội dung hoạt động thanh tra chuyên ngành về giáo dục gồm: 1. Thanh tra vi ệc thực hiện chính sách, pháp luật chuyên ngành về giáo dục đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý về giáo dục. 2. Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục ở cơ sở giáo dục; 3. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; 4. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Trong các nội dung trên thì nội dung 2 là nội dung thanh tra mang tính đặc trưng của thanh tra giáo dục, phân biệt với các hoạt động thanh tra chuyên ngành khác, cụ th ể: - Đánh giá các cá nhân, tổ chức thực hiện mục tiêu đào tạo, giáo dục do nhà nước quy định trong toàn bộ kế hoạch của một khóa đào tạo hay một nội dung của bài giảng là nhằm mục đích ngằn ngừa những hiện tượng đưa những nội dung giáo dục không lành mạnh vào nhà trường và đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng cho người học. - Chương trình giáo dục và đào tạo nhằm đảm bảo đầy đủ chất lượng giáo dục, đào tạo, đạt mục tiêu đã đề ra; chống các hiện tượng cắt xén chương trình nhằm để giảm chi phí đào tạo, chạy theo tỷ lệ tốt nghiệp… dẫn đến nội dung giáo dục bị bóp méo. - Việc kiểm soát quy chế chuyên môn trong quá trình giảng dạy, đánh giá, thi cử là nội dung thanh tra hết sức cần thiết. Vì việ c thực hiện quy chế chuyên môn không nghiêm túc sẽ dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng, phản ánh không đúng thực chất chất lượng đào tạo, không đảm bảo sự công bằng, ảnh hưởng đến tư chất của người học. Ví dụ: Vụ việc tiêu cực tại trường Trung học phổ thông Đồi Ngô, tỉnh Bắc Giang trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2012. - Vă n bằng, chứng chỉ là một trong những vấn đề có tính thời sự. Nạn bằng cấp giả đang tràn lan trong xã hội, len lõi khắp các ngành nghề và hành vi làm bằng cấp [...]... chính trong lĩnh vực giáo dục Đối chiếu với đặc điểm hoạt động thanh tra để rút ra đặc điểm của hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nói chung và hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục của địa phương nói riêng - Nêu lên những bất cập, hạn chế trong hoạt động thanh tra giáo dục của địa phương, những vướng mắc trong các quy định của pháp luật cũng như trong tổ chức của thanh tra. .. thù của hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục của địa phương, đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản để tăng cường công tác hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục của địa phương đáp ứng với yêu cầu của việc đổi mới cơ chế quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay - Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong công tác thanh tra giáo dục nói chung và chuyên ngành trong. .. lập, các trung tâm giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục đại học…) Nhóm 2: Các cá nhân, tổ chức hoạt động giáo dục từ nguồn vốn tự có (trường phổ thông tư thục, công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục ) Đối với thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục của địa phương, đối tượng thanh tra gồm các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Sở GD&ĐT, Phòng... nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ, ngành hoạt động tại địa phương, khi có hành vi vi phạm thì Thanh tra Sở không thể tiến hành thanh tra chuyên ngành để xử lý - Về giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra: Theo Quy chế giám sát, kiểm tra hoạt động của Đoàn thanh tra hiện hành thì sau khi thành lập Đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải giám sát Đoàn thanh. .. trong tổ chức của thanh tra giáo dục của địa phương - Đưa các giải pháp nhằm xác định rõ cơ sở lý luận về khái niệm, nội dung hoạt động thanh tra giáo dục của địa phương; đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục của địa phương phù hợp, thống nhất với các quy định của Luật Thanh tra, các giải pháp về cơ cấu... quốc tế trong lĩnh vực giáo dục III KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA ĐỀ TÀI * Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục của địa phương, đề tài đã làm được một số vấn đề mang tính sơ khởi như sau: - Khái niệm, nội dung thanh tra giáo dục chưa được quy định rõ ràng, chặt chẽ, không phân biệt được hoạt động thanh tra chuyên ngành và thanh tra hành... Luật Thanh tra năm 2010 quy định hoạt động thanh tra thực hiện theo các hình thức: thanh tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất, thanh tra thường xuyên Tuy nhiên, hình thức thanh tra thường xuyên chỉ áp dụng cho hoạt động thanh tra của cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành (khoản 3, Điều 37) Quy định như trên là không phù hợp với thực tiễn hoạt động thanh tra nói chung và hoạt động thanh tra. .. dung thanh tra cần có sự phối kết hợp của nhiều cơ quan nên nhiều lúc cũng gây khó khăn cho việc thành lập Đoàn thanh tra như: thanh tra các công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục có yếu tố nước ngoài, liên kết đào tạo, đưa học sinh đi du học… 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục của địa phương 3 1 Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật - Luật Thanh tra. .. pháp luật Hơn nữa, trong lĩnh vực giáo dục không có cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành - Thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành của thanh tra Sở GD&ĐT theo quy định của Luật Thanh tra là thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của sở Theo phân cấp quản... đánh giá giờ dạy ), thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục Phạm vi thanh tra: Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại địa phương thuộc phạm vi quản lý của các Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, thủ trưởng các cơ sở đại học, trung cấp chuyên nghiệp 2 Nhận xét chung về hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục của địa phương 2.1 Những . chuyên nghiệp. 10 10 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2012 – 2013, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr 106-107. Kết quả thanh tra trong năm 2011-2012: 11 . Tài liệu Hội nghị Triển khai nhiệm vụ thanh tra khối các Sở Giáo dục và Đào tạo năm học 2012 – 2013, Hà Nội, tr 17-19. - Thanh tra công tác quản lý mua sắm, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy