Lịch sử dân tộc ta là những trang sử hào hùng và oanh liệt của mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, có biết bao thế hệ đã ngã xuống, bao nhiêu máu và nước mắt đã đổ, mỗi tấc đất quê hương đều là sự hòa trộn tinh khí của tổ tiên, của những nỗi đau đời, của những khát vọng...tất cả đã tạo thành truyền thống. Để những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ngày càng được hun đúc và phát huy tác dụng thì việc giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ngày càng được quan tâm và đẩy mạnh trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Bởi thế hệ trẻ chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Sự sinh tồn, phát triển của một
MỤC LỤC PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG A. Lý do chọn đề tài B. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài C. Phương pháp nghiên cứu PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Khái luận về lịch sử địa phương 2. Khái niệm lịch sử địa phương 3. Mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc 4. Các nguồn tư liệu lịch sử địa phương 5. Sự cần thiết của việc sử dụng tư liệu lịch sử địa phương trong giảng dạy lịch sử dân tộc ở trường THPT 6. Phương pháp sử dụng tư liệu LSĐP trong giảng dạy lịch sử dân tộc. 7. Thực nghiệm trong chương trình lịch sử lớp 12 – chương trình cơ bản PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỀ TÀI SỬ DỤNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ DÂN TỘC Ở TRƯỜNG THPT I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lịch sử dân tộc ta là những trang sử hào hùng và oanh liệt của mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, có biết bao thế hệ đã ngã xuống, bao nhiêu máu và nước mắt đã đổ, mỗi tấc đất quê hương đều là sự hòa trộn tinh khí của tổ tiên, của những nỗi đau đời, của những khát vọng tất cả đã tạo thành truyền thống. Để những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ngày càng được hun đúc và phát huy tác dụng thì việc giáo dục truyền thống lịch sử địa phương ngày càng được quan tâm và đẩy mạnh trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Bởi thế hệ trẻ chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Sự sinh tồn, phát triển của một dân tộc nói chung và địa phương nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và cách ứng xử của thế hệ trẻ đối với quá khứ của dân tộc mình, địa phương mình. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, sự hòa trộn giữa những nền văn hóa tất yếu dẫn đến nhiều hệ quả khác nhau và có cả những hậu quả khó tránh. Có một thực tế đáng buồn là một bộ phận không nhỏ giới trẻ đã quay lưng với quá khứ, với lịch sử, thậm chí còn sẵn sàng phủ nhận quá khứ, phủ nhận truyền thống bằng một lối sống hời hợt, a dua, lệch lạc, sự hiểu biết về lịch sử địa phương mình còn rất hạn chế. Vì vậy, việc giữ gìn bản sắc văn hóa, giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân cần phải được chú trọng hơn nữa. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi bàn về công tác giáo dục đã chỉ rõ, phải “ tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ đất nước”. ( 40,tr. 109) Thực tế, trong nhiều năm qua tư liệu lịch sử địa phương rất hạn chế đưa vào trong chương trình dạy học lịch sử dân tộc, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến bộ môn Lịch sử không gây được hứng thú đối với học sinh, cũng như không phát huy tác dụng trong việc giáo dục truyền thống đối với thế hệ trẻ. Với chức năng giáo dục đặc trưng của bộ môn Lịch sử, việc sử dụng tư liệu lịch sử địa phương trong quá trình giảng dạy nội dung lịch sử dân tộc là rất cần thiết. II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Khái niệm “ lịch sử địa phương” Địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia có những sắc thái đặc thù riêng, là một bộ phận cấu thành đất nước. Khái niệm “địa phương” có thể hiểu theo hai khía cạnh cụ thể và trừu tượng. Với nghĩa thứ nhất, có thể gọi địa phương là những đơn vị hành chính như các xã, huyện, tỉnh, thành phố. Với nghĩa thứ hai, có thể gọi “địa phương” là những vùng đất nhất định được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên để phân biệt với vùng đất khác, ví dụ: miền Nam, miền Bắc, khu vực Tây Bắc, Việt Bắc Có ý kiến quan niệm theo cách đơn giản là: tất cả những gì không phải là của “Trung ương” hay “Quốc gia” đều được coi là địa phương. Từ nhận thức như vậy, ta có thể hiểu được lịch sử địa phương cũng chính là lịch sử của các làng, xã, huyện, tỉnh hay khu vực, vùng, miền. Lịch sử địa phương còn bao hàm ý nghĩa lịch sử của các đơn vị sản xuất, chiến đấu, các trường học, cơ quan, xí nghiệp Xét về yếu tố địa lý, các đơn vị đó đều gắn với một địa phương nhất định, song nội dung của nó mang tính kỹ thuật, chuyên môn do vậy có thể xếp nó vào dạng lịch sử chuyên ngành. Như vậy, bản thân lịch sử địa phương rất đa dạng, phong phú cả về nội dung và thể loại. 2. Mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc Đây là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, nằm trong cặp phạm trù “Cái chung và cái riêng”. Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động, đa dạng các tri thức lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc, nhưng không phải là kết quả của phép cộng các cuốn lịch sử địa phương. Lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa phương đã được khái quát hóa và tổng hợp ở mức độ cao. Bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính chất địa phương, bởi nó gắn với một vị trí không gian cụ thể ở một địa phương hoặc một số địa phương nhất định. Tuy nhiên, những sự kiện, hiện tượng đó có tính chất, quy mô, mức độ ảnh hưởng khác nhau. Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng, ảnh hưởng trong phạm vi hẹp của địa phương, nhưng có những sự kiện, hiện tượng xảy ra có mức độ ảnh hưởng vượt khỏi khung giới địa phương, mang ý nghĩa rộng với quốc gia, thậm chí đối với cả thế giới. Không chỉ riêng các nhà sử học chuyên nghiên cứu sâu về lịch sử, mỗi con người (ở mức độ khác nhau) đều có thể tìm hiểu về cuộc sống, những vị trí không gian khác nhau. Tri thức lịch sử sẽ làm giàu thêm tri thức của cuộc sống con người. Bài học lịch sử luôn chỉ cho con người biết cách hoạt động đúng đắn trong hiện tại và tương lai. Lịch sử thực sự là “người thày của cuộc sống”. Chính vì lẽ đó, sự am tường về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự hiểu biết cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về lịch sử của chính miền quê, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của chính mình, hiểu rõ mối quan hệ của lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc và rộng lớn hơn là lịch sử lịch sử thế giới. Việc sử dụng tư liệu lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông. Thông qua đó, các em học sinh thấy được sự phát triển đa dạng sinh động, phức tạp và thú vị của lịch sử địa phương, song vẫn tuân thủ theo quy luật phát triển chung của lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Nguồn tài liệu lịch sử địa phương, với những loại hình đa dạng phong phú, sinh động là cơ sở cho việc tạo những biểu tượng lịch sử và hiểu sâu sắc các khái niệm, các sự kiện, hiện tượng ở bài học lịch sử. Tri thức lịch sử địa phương có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, lòng tự hào chân chính và những truyền thống tốt đẹp của địa phương, tình yêu quê hương, xứ sở, ý thức bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa, di tích lịch sử Tư liệu lịch sử địa phương chẳng những là cứ liệu khoa học để hiểu rõ sự phát triển của lịch sử các địa phương, mà còn là những căn cứ cụ thể chi tiết để xem xét đánh giá một cách toàn diện những sự kiện, hiện tượng, biến cố trong lịch sử dân tộc. 3. Các nguồn tư liệu lịch sử địa phương + Tài liệu thành văn (sử liệu viết) + Tài liệu hiện vật (sử liệu vật chất) + Tài liệu truyền miệng + Tài liệu dân tộc học + Tài liệu ngôn ngữ học * Tài liệu thành văn (sử liệu viết) Đây là nguồn tài liệu hết sức phong phú, đa dạng và giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong các nguồn sử liệu lịch sử địa phương. Nguồn tài liệu này giúp chúng ta nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử cụ thể, phản ánh những nội dung lịch sử khá toàn diện trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tư tưởng, tôn giáo, quân sự ở các địa phương. Nguồn sử liệu viết có những loại sau: Địa phương chí, các bài văn bia, gia phả, thần phả, các cuốn sổ tay, nhật ký, hồi ký, truyền đơn. * Tài liệu hiện vật (sử liệu vật chất) Tài liệu hiện vật bao gồm những di vật khảo cổ, các công trình kiến trúc (đình, chùa, miếu, tượng ), những di tích, hiện vật lịch sử (công cụ lao động, vũ khí đấu tranh ). Có những di tích tự nhiên liên quan tới sự kiện lịch sử (cây đa Tân Trào, hang Pác Bó), có những công trình kiến trúc liên quan tới sự kiện (đình Tân Trào) * Tài liệu truyền miệng Tài liệu truyền miệng bao gồm những câu chuyện lịch sử, truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, những điệu dân ca, hò, vè, truyện kể của các cụ già, những người đã từng tham gia cách mạng. Văn nghệ dân gian * Tài liệu ngôn ngữ học Tài liệu ngôn ngữ học gồm hai loại chủ yếu sau: Địa danh học, là tên gọi của một vùng đất nhất định, địa danh giúp chúng ta nắm bắt được nguồn gốc sự phát triển của xóm làng, nghề nghiệp của nhân dân Phương ngôn học, là tiếng nói của cư dân địa phương trong tiếng nói chung của dân tộc song có những sắc thái riêng do lịch sử tạo nên. Dựa vào phương ngôn, người ta có thể hiểu được thành phần của cư dân địa phương, nguồn gốc những nhóm người từ nơi khác đến địa phương. Phương ngôn còn cho ta biết sự gần gũi về nguồn gốc của một số dân tộc ở khu vực miền núi, những sắc thái chung, riêng trong thói quen, phong tục của các dân tộc trên địa bàn cư trú. 4. Sự cần thiết trong việc sử dụng tư liệu LSĐP trong giảng dạy LSDT Lịch sử địa phương là một bộ phận cơ hữu của lịch sử dân tộc, bất cứ một sự kiện nào của lịch sử dân tộc diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời gian, không gian nhất định. Tùy vào quy mô, tính chất phản ánh mà sự kiện ảnh hưởng đến phạm vi của từng địa phương, cả nước và thậm chí mang tầm thế giới. Tri thức lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành, là một biểu hiện cụ thể và phong phuhs của tri thức lịch sử dân tộc. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của mỗi địa phương trong sự phát triển chung của cả nước. Như vậy, không có nghĩa tri thức lịch sử dân tộc chỉ là phép cộng đơn giản tri thức lịch sử các địa phương mà việc nhận thức lịch sử các địa phương và lịch sử dân tộc phải được hình thành trên nền tảng tri thức lịch sử địa phương đa dạng đã được tổng hợp, khái quát ở mức độ cao. Do đó, việc dạy học lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xuất phát từ những nhận thức đó, có thể khẳng định việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong giảng dạy lịch sử dân tộc là cần thiết trong các nhà trường phổ thông. Việc làm này có ý nghĩa rất lớn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, những chất liệu lịch sử địa phương sẽ làm cho bài học về lịch sử dân tộc thậm chí cả thế giới thêm sống động, cụ thể hơn và thực hơn, tạo nên những cảm xúc thật của thầy và trò trong mỗi bài học lịch sử. Bởi việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc giúp học sinh có sự hình dung đa dạng về quá khứ, tạo được biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử dân tộc. Từ đó, các em có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình thành các khái niệm lịch sử, nắm được các kết luận khoa học mang tính khái quát. Mặt khác, nó còn có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho học sinh. Mỗi sự kiện lịch sử địa phương đều gắn liền với tên đất, tên người cụ thể, gần gũi với cuộc sống, qua đó gợi lên ở các em lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Trong dạy học lịch sử dân tộc,việc sử dụng các nguồn tài liệu lịch sử địa phương còn giúp các em thấy được mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng; cái phổ biến, cái đặc thù. Qua đó góp phần phát triển tư duy cho học sinh. Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc ở các trường phổ thông hiện nay, mặc dù có nhiều cố gắng, song vẫn còn nhiều hạn chế: tài liệu lịch sử địa phương được sưu tầm, lưu giữ trong các trường phổ thông còn nghèo nàn, giáo viên chưa thực sự quan tâm, ít đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm, lựa chọn tài liệu cần thiết để sử dụng. Nếu có sử dụng cũng chỉ dừng lại ở mức độ minh họa, làm rõ thêm các sự kiện chứ chưa xem đây là nguồn kiến thức cần phải có trong mỗi bài giảng. Ở một số nơi, các tiết lịch sử địa phương được quy định trong chương trình còn bị xem nhẹ, thiếu sự đầu tư nên giờ học mang tính chất hình thức; có giáo viên còn sử dụng các giờ học lịch sử địa phương để dạy bù, ôn tập. Vì vậy, chưa nâng cao được chất lượng giáo dục của bộ môn lịch sử, chưa tạo ra mối gắn kết tình cảm, xác định trách nhiệm của học sinh đối với quê hương, đất nước. Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, song chủ yếu là do giáo viên chưa xem việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc là cần thiết, còn lúng túng trong việc xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, thời lượng và mức độ vận dụng vào việc dạy học từng bài cụ thể.Vì vậy, khi dạy học lịch sử dân tộc sẽ khó tận dụng được sự phong phú, tính đa dang của các nguồn tài liệu lịch sử địa phương để hiệu rõ hơn về lịch sử dân tộc. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về lịch sử dân tộc, lịch sử của xóm làng, quê hương, về những con người nơi các em sinh ra và lớn lên? Làm sao để khi tiến hành một bài giảng giáo viên có thể kết hợp một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo những tri thức lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc? Đây là một yêu cầu cần chú ý trong dạy học lịch sử dân tộc hiện nay. Trong thời gian gần đây, ngành giáo dục nước ta đang tiến hành đổi mới một cách tích cực về phương pháp dạy học ở trường phổ thông. Một số tỉnh và thành phố đã có nhiều hoạt động đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử phong phú và đa dạng, trong đó đặc biệt là sự gắn kết các sự kiện lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc, các em dược hóa thân vào vai những nhân vật lịch sử, hòa mình vào những thời khắc thiêng liêng của dân tộc. Nhờ đó, các em học sinh được sống lại cùng với những trang sử hào hùng và oanh liệt của quê hương, đất nước. Điều này không chỉ làm cho các em học sinh thấy được giá trị của những sự kiện, hiện tượng lịch sử, mà ngày càng yêu quê hương đất nước mình hơn cũng như trách nhiệm của các em trong việc gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông. 5. Phương pháp sử dụng tài liệu địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc * Yêu cầu chung: Tài liệu lịch sử địa phương được sử dụng theo nhiều phương pháp khác nhau ở cả những bài học nội khóa và ngoại khóa. Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương phải được căn cứ vào nội dung kiến thức của bài học, căn cứ vào nội dung kiến thức của bài học, căn cứ vào đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh, căn cứ vào điều kiện phương tiện dạy học của nhà trường và gắn với mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục của bài học với mục tiêu kinh tế, xã hội của từng địa phương Dựa vào những tiêu chí đó người giáo viên phải biết lựa chọn tài liệu điển hình và những phương pháp sư phạm phù hợp. Khi lựa chọn tài liệu và phương pháp dạy học lịch sử địa phương cần phân biệt những loại tài liệu nào dùng để minh họa bài học lịch sử dân tộc, loại nào để giảng bài lịch sử địa phương, những loại nào cần kết hợp trong bài lịch sử ở thực địa, và loại nào để hướng dẫn các hoạt động ngoại khóa Đây là vấn đề đòi hỏi sự nỗ lực và sức sáng tạo của giáo viên bộ môn lịch sử ở từng địa phương cụ thể. * Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong bài lịch sử nội khóa - Trước hết việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong giảng dạy các bài lịch sử dân tộc. Mục tiêu của công việc này là minh họa bài học lịch sử dân tộc bằng những tư liệu sinh động cụ thể ở địa phương. Khi sử dụng tư liệu để giảng dạy những loại bài này cần chú ý hai khuynh hướng: + Quá tham lam, ôm đồm, sử dụng nhiều tài liệu để địa phương hóa bài lịch sử dân tộc. Như vậy, kiến thức của bài học lịch sử sẽ bị loãng và dàn trải, học sinh khó xác định kiến thức cơ bản của bài học, mục tiêu giáo dưỡng của bài học chưa được đáp ứng. + Sử dụng tài liệu sơ sài, gò gượng áp đặt, khiên cưỡng làm cho giờ học vừa nặng nề vừa tẻ nhạt, học sinh không cảm thấy hứng thú học tập, chất lượng của bài học sẽ bị hạn chế. Để khắc phục tình trạng đó, giáo viên phải xác định được định tính, định lượng trong mối quan hệ tương quan giữa kiến thức cơ bản của bài học với tài liệu minh họa và thời gian khống chế để thực hiện. Mặt khác không nên sử dụng tư liệu minh họa dưới dạng “ thông báo” kiến thức lịch sử mà nên xây dựng thành những đoạn miêu tả, tường thuật, những mẩu chuyện lịch sử hoặc phương pháp trực quan, kết hợp việc phân tích, giải thích, bình luận, gợi mở vấn đề Tuy nhiên cần hiểu rằng, nguồn tài liệu địa phương không chỉ thuần túy cung cấp và minh họa tri thức lịch sử dân tộc, mà còn phải thực hiện chức năng giáo dục trong một chừng mực nhất định. Chừng nào mà học sinh cảm nhận được sự đóng góp của địa phương đối với lịch sử của dân tộc, gắn được kiến thức lịch sử dân tộc với những hiện tượng, sự kiện gần gũi với thực tiễn của địa phương thì chừng đó mới có tác dụng giáo dục lịch sử. Khi dạy về “ truyền thống ý thức dân tộc của nhân dân Việt Nam” ở trường phổ thông giáo viên chú ý nguồn tài liệu dân gian, tài liệu dân tộc học. Nên sử dụng những truyền thống dân gian của các dân tộc thiểu số để học sinh hiểu sâu sắc ý thức về cội nguồn dòng giống Lạc Hồng của các dân tộc đã có từ rất sớm trong lịch sử, ngay từ buổi đầu dựng nước và giữ nước. Đó là cơ sở để tạo một cộng đồng cư dân thống nhất trong lãnh thổ Việt Nam, nó cũng là nền tảng của tinh thần dân tộc, lòng yêu nước của người Việt Nam truyền thống. - Về truyền thống đấu tranh, bảo vệ nền độc lập củng cố thống nhất đất nước đất nước.Cần khai thác những cuộc đấu tranh giành độc lập hoặc sự hưởng ứng của đồng bào các dân tộc ở miền núi Việt Bắc, Tây Bắc. Trong các cuộc đấu tranh ở mỗi thời kỳ lịch sử đều nổi lên những thủ lĩnh, những anh hùng tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết dân tộc, đấu tranh kiến quyết chống các thế lực ngoại xâm và nhiều khi chống lại cả thế lực triều đình phong kiến khi nó lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy đồi. Có thể khai thác những cuộc nổi dậy, đấu tranh tiêu biểu như: Cuộc đấu tranh của đồng bào Tày do Nùng Trí Cao lãnh đạo (thời nhà Lý), của những thủ lĩnh họ Hà ở Yên Bái, Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Lĩnh ở Lạng Sơn (thời Trần), của thủ lĩnh người Thái (họ Sa), của Nông Văn Vân trên núi rừng Bảo Lạc Những tài liệu về mảng này rất phong phú, tùy theo từng địa phương cụ thể mà lựa chọn tài liệu cho phù hợp khi giảng dạy. Để học sinh nắm vững những sự kiện lịch sử cụ thể ở những vị trí không gian nhất định, cần phải khai thác tối đa tài liệu trực quan và phương pháp trực quan. Chẳng hạn khi giảng về chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, ta có thể sử dụng bản đồ câm, để học sinh xác định một số vị trí quan trọng trên bản đồ - nơi diễn ra những sự kiện lịch sử: Những vị trí mà Pháp cho quân nhảy dù, đường tấn công của hai cánh quân thủy, bộ, vị trí xảy ra những trận đánh của quân ta khi địch tấn công và rút lui. Cũng có thể cho học sinh làm bài tập thực hành về những bản đồ lịch sử địa phương.Vấn đề là ở chỗ qua việc xác định vị trí địa danh lịch sử cần hướng dẫn học sinh cách quan sát, suy nghĩ, phân tích, rút ra kết luận để củng cố khắc sâu thêm kiến thức. Ví dụ cho học sinh vẽ bản đồ xác định vị trí, địa giới của khu giải phóng Việt Bắc, nên hướng dẫn các em dựa vào tài liệu địa lý của địa hình vùng Đông Bắc thể hiện những khu vực địa lý bằng mầu sắc quy ước để làm nổi bật địa hình của khu giải phóng. Dựa vào sự miêu tả của địa hình và những kiến thức lịch sử học sinh có [...]... cht trong quan nim ca k thự Mc dự cũn gp rt nhiu khú khn trong quỏ trỡnh su tm ti liu, thi lng trong mt tit dy, phng phỏp Trong nm hc va qua, nhúm giỏo viờn b mụn Lch s chỳng tụi ó cựng nhau trao i, hc hi rỳt kinh nghim trong vic s dng t liu lch s a phng trong dy hc lch s dõn tc Trong quỏ trỡnh thc hin, cú nhng gi ging khụng thnh cụng, song tụi mnh dn chia s vi cỏc bn ng nghip mt phn thc nghim trong. .. ging Tuy nhiờn, tụi nhn thy cỏc em rt tớch cc trong vic su tm t liu lch s a phng, s ho hng ca hc sinh trong gi hc bi ging, tỡnh cm ca cỏc em i vi quờ hng mỡnh Qua gi hc, cỏc em cú thờm nhng thụng tin b ớch v lý thỳ, mt trong nhng ng lc to nờn s hp dn ca b mụn i vi hc sinh PHN III KT LUN Vic s dng ti liu lch s a phng trong quỏ trỡnh ging dy lch s dõn tc, l mt trong nhng gii phỏp nhm nõng cao cht lng b... giỏo dng ca bi hc, trong quỏ trỡnh nghiờn cu, son bi v c ti liu tham kho, tụi la chn nhng ni dung t liu lch s a phng sau õy a vo bi ging: + Quỏ trỡnh xõy dng ATK, vai trũ ca ATK trong chin dch Vit Bc thu ụng 1947 v Biờn gii 1950 Tụi la chn ni dung ny, bi trong cuc khỏng chin chng Phỏp ATK gi vai trũ quan trng l Th ụ khỏng chin, ci ngun ca nhng chin thng oanh lit m quõn dõn ta ó ginh c trong nhng nm khỏng... phng phỏp dy hc c bit, cú ý ngha to ln trong vic gõy hng thỳ ca hc sinh i vi b mụn, cng nh phỏt huy chc nng giỏo dc c bit ca b mụn Lch s Mi giỏo viờn Lch s cn nõng cao tinh thn t hc, t rốn, khụng ngng sỏng to v ngy cng nõng cao cht lng b mụn, i mi phng phỏp dy hc Trờn õy l phn thc nghim ca tụi v vic s dng t liu lch s a phng trong ging dy lch s dõn tc trng THPT Trong quỏ trỡnh thc hin cũn rt nhiu hn... a ch cú th su tm cỏc ngun t liu cú liờn quan: Th vin th xó Sụng Cụng, phũng truyn thng ca Trung on 209 (n v kt ngha vi trng THPT Sụng Cụng), S on 382 (xó Thnh c thnh ph Thỏi Nguyờn), tp chớ Xa v Nay (lu tr ti th vin ca trng), mng Internet Thi gian chun b: Trong khong hai tun, trong tun u cỏc em thc hin cụng tỏc su tm ti liu v np li bng vn bn cho giỏo viờn kim tra quỏ trỡnh chun b ca hc sinh, tun... nhng chin thng oanh lit m quõn dõn ta ó ginh c trong nhng nm khỏng chin chng thc dõn Phỏp + T liu v mt s trn ỏnh ó din ra ti a phng trong chin dch Vit Bc 1947 + S liu úng gúp v ngi v ca, ca nhõn dõn cỏc dõn tc tnh Thỏi Nguyờn trong chin dch Biờn gii 1950 + Thỏi Nguyờn trong vic thc hin cng c v xõy dng hu phng khỏng chin Tit s 30 Bi 18: NHNG NM U CA CUC KHNG CHIN TON QUC CHNG THC DN PHP (1946-1950)... hnh phi hp tn cụng bt gn v ỏnh bi lc lng phn ng Vit Nam Quc dõn ng ca Hong Quc Chớnh ang nm chớnh quyn th xó H Giang T ú, hc sinh hiu rừ ch trng cụ lp, phõn húa v khoột sõu mõu thun trong hng ng k thự m ng ta thc hin trong cuc Cỏch mng thỏng tỏm nm 1945 iu quan trng l s dng t liu lch s a phng phi t c hiu qu giỏo dc nht nh Cú nhng bi hc lch s dõn tc m s kin cp n xy ra chớnh a phng ca cỏc em hc sinh,... kh xong ó cht chiu ginh phn lng thc, thc phm ng h i hi trong nhng ngy lm vic a phng Hoc bc nh cõy a Tõn Tro v lng Tõn Lp, ni m ng chớ Trn Huy Liu ó tho bn Quõn lnh s 1, hiu triu muụn ngi vựng dy u tranh, ni m i tng Vừ Nguyờn Giỏp ó ra lnh cho i Vit Nam gii phúng quõn xut kớch tin v gii phúng th xó Thỏi Nguyờn m u cho Tng khi ngha ginh chớnh quyn trong ton quc Phng phỏp trc quan nh vy rt cú ý ngha giỏo... vng chc ca cn c a khỏng chin trờn tt c cỏc mt: chớnh tr, kinh t, quõn s, c bit l h thng bo v ATK ca Trung ng rt vng chc trong lũng nhõn dõn, m khụng k thự no phỏ v ni iu ú lý gii c vỡ sao chỳng ta li chin thng trc nhng k thự mnh hn ta gp nhiu ln Kt hp vi lc , HS thy c õm mu ca Phỏp trong cuc tn cụng lờn Vit Bc l: Tiờu dit b i ch lc ca ta, võy bt Chớnh ph khỏng chin nhanh chúng kt thỳc chin tranh; hy... vy, cú th thy on t liu lch s a phng trờn khụng ch cung cp nhng thụng tin v lch s a phng, m vn m bo c tớnh dõn tc trong ni dung bi ging Qua ú, cỏc em HS thy c mi quan h gia lch s a phng vi lch s dõn tc, ng thi cỏc em cú thờm nhng thụng tin b ớch v lý thỳ v quờ hng mỡnh, iu ny gúp phn quan trng trong vic giỏo dc tỡnh yờu quờ hng, t nc i vi th h tr * Hnh ng: Thc hin õm mu trờn, Phỏp ó tin hnh + Ngy 7/10/1947: