1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 5

30 1,2K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 610,45 KB

Nội dung

SKKN Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 5SKKN Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 5SKKN Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 5SKKN Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 5SKKN Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 5SKKN Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 5SKKN Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 5SKKN Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 5

Trang 1

Tương tự như những môn học khác của giáo dục tiểu học, phần Lịch sử và Địa lí có một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh về những mốc son về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng thời gian từ buổi đầu dựng nước tới nay, hay những sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới Thông qua những kiến thức đó môn học Lịch sử và Địa lí rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản của việc quan sát và nhận biết các sự vật hiện tượng, các sự kiện lịch sử để trình bày những hiểu biết của bản thân bằng lời nói và bài viết, biết vận dụng một cách linh hoạt vào thực tiễn của cuộc sống Qua đó bồi dưỡng và phát triển cho các em thói quen ham học hỏi, tìm hiểu và xây dựng tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc

Một trong những mục tiêu trọng điểm của việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống đòi hỏi nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí phải cung cấp cho các em những thông tin, sự kiện hoặc những giá trị về lịch sử và địa lí của địa phương, nơi học sinh đang sinh sống Nhưng cho đến nay nội dung chương trình môn học Lịch sử, Địa lí địa phương ở Tiểu học còn rất ít (ở lớp 5 có 2 tiết Lịch

sử, 2 tiết Địa lí nhưng không đủ cung cấp hết kiến thức địa phương tại nơi đang sinh sống ở phường hay phạm vi trong quận, thanh phố cho cho học sinh)

Vậy chúng ta phải làm gì để cung cấp thêm cho học sinh những kiến thức

về lịch sử, địa lí địa phương như thế Nếu xét về góc độ chương trình chính khoá thì các tiết học về lịch sử địa lí đã được phân bổ sát với thời gian học tập, 2 tiết lịch sử, 2 tiết địa lí địa phương ở lớp 5 khó có thể giúp học sinh lĩnh hội hết lượng kiến thức thực tế trong cuộc sống hiện nay Xét về góc độ hoạt động ngoài giờ thì thời gian cũng không nhiều hoặc một số trường có điều kiện không thuận lợi cho việc triển khai hoạt động ngoại khoá về lịch sử địa lí địa phương Chính

vì thế trong quá trình dạy và học về môn Lịch sử và Địa lí giáo viên cần sắp xếp

Trang 2

2/30

thời gian cũng như sự hợp lí về chương trình để lồng ghép những kiến thức lịch

sử địa lí địa phương vào trong tiết học nhằm cung cấp thêm cho học sinh những kiến thức địa phương cần thiết để làm vốn tích luỹ cho tri thức học sinh cũng như việc vận dụng vào thực tế của các em Đó cũng là lí do mà tôi chọn nội dung “Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử - Địa lí địa phương trong

giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5.” để nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng của việc dạy lồng ghép lịch sử - địa lí địa phương

trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5 từ đó đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm cung cấp thêm cho học sinh lớp 4; 5 những kiến thức về lịch sử - địa lí địa phương từ đó khắc sâu tình yêu và niềm tự hào về quê hương, dân tộc của các em

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Dạy học tích hợp trong môn Lịch sử - Địa lí ở

tiểu học

- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp lồng ghép kiến thức lịch sử - địa lí địa

phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5 tại trường tôi công tác

4 Giả thiết khoa học

Nếu đưa ra được các biện pháp giảng dạy lồng ghép lịch sử - địa lí địa phương cho học sinh lớp 4; 5 phù hợp thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5 ở trường tôi, đồng thời giáo dục tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc cho học sinh

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy lồng ghép lịch sử - địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5

- Nghiên cứu thực trạng của việc dạy lồng ghép lịch sử - địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5 ở trường tôi công tác

- Đề xuất một số biện pháp có tính thực tiễn trong việc lồng ghép kiến thức lịch sử địa lí địa phương vào bài dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5 tại trường tôi

6 Phạm vi nghiên cứu

- Lĩnh vực khoa học: Dạy học tích hợp ở tiểu học

- Địa bàn nghiên cứu: Trường tiểu học tôi đang công tác ở một quận thuộc Thành phố Hà Nội

Trang 3

3/30

- Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: giáo viên và học sinh lớp 4; 5 trường tiểu học tại địa phương tôi đang công tác

- Thời gian nghiên cứu: tháng 9 năm 2015 đến tháng 4 năm 2017 (2 năm)

7 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích – tổng hợp Nghiên cứu lí luận từ sách và tài liệu

có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nội dung của đề tài

- Phương pháp điều tra Tôi tiến hành điều tra nội dung các bài dạy có liên quan đến kiến thức lịch sử địa phương của môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4; 5

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Tiến hành tổng kết nội dung nghiên cứu của những đề tài liên quan Từ đó

có cơ sở biên soạn một số bài dạy có lồng ghép kiến thức lịch sử địa phương trong môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4; 5

- Phương pháp thống kê toán học

Trang 4

4/30

B PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn việc dạy lồng ghép

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Khái niệm dạy học lồng ghép

Dạy học tích hợp ở tiểu học tức là phối kết hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng các tình huống tích hợp, xoay quanh những mục tiêu chung cho một nhóm môn, tạo thành môn học tích hợp Ví dụ: Môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5 tích hợp các kiến thức về điều kiện tự nhiên với con người, con người với các hoạt động sản xuất

Tích hợp lồng ghép nội dung chứ không tạo thành môn học, muốn dạy tốt đòi hỏi người giáo viên cần trang bị kiến thức cho mình qua tinh thần tự học,

tự tích lũy kiến thức thông qua Sổ tư liệu Không phải xã hội có kiến thức vấn

đề nóng bỏng nào ta cũng đưa vào dạy được Dạy tích hợp có nghĩa là ta lồng ghép một phần nội dung vào trong tiết học sinh hoạt tập thể, tiết ngoại khóa, tiết chính khóa Thực chất trước kia chính là phần liên hệ thực tế sau bài dạy, nhưng đến nay ta gọi thành tích hợp nội dung nhằm cụ thể hóa nội dung dạy học cho rõ hơn

Tích hợp lồng ghép nội dung lịch sử địa lí địa phương nghĩa là ta đưa những nội dung liên quan đến sịch sử địa phương nơi mình sinh sống vào tiết học để học sinh nắm được, hiểu được về lịch sử, văn hóa nơi mình sinh sống

1.1.2 Căn cứ vào đặc điểm tâm lí của học sinh cuối cấp tiểu học

Về khả năng nhận thức: Tri giác của học sinh lớp 4; 5 còn mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế Học sinh chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi hoặc

có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng, Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập Chính vì vậy việc nhận thức nhanh của học sinh còn hạn chế

Về nhân cách: Nhân cách của các em còn mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, học tập học sinh luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các

em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển Chính vì vậy trong quá trình dạy học phải dùng những lời lẽ nhẹ nhàng mang tính gợi mở và chờ đợi, phải hướng các em đến với những hình mẫu nhân cách tốt đẹp

mà không đâu xa, chính cha mẹ và thầy cô là những hình mẫu nhân cách ấy

Trang 5

đó mục tiêu của giải pháp là cung cấp thêm cho học sinh những kiến thức về lịch

sử địa phương thông qua việc lồng ghép vào trong một số bài dạy thuộc môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4; 5 tại trường tiểu học tôi đang công tác

1.1.3.2 Yêu cầu của việc dạy học lồng ghép Lịch sử - Địa lí địa phương trong môn Lịch sử - Địa lí ở lớp 4; 5

* Lựa chọn nội dung giảng dạy

- Lựa chọn những nội dung có tính gần gũi, dễ nhớ mang tính cụ thể, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh

- Những nội dung mang tính giáo dục cao nhằm góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc của địa phương nơi học sinh đang tham gia học tập

- Chọn nội dung mang tính đặc sắc, cô đọng, súc tích, không dàn trải

- Nội dung đưa ra giảng dạy đảm bảo tính chính xác về thông tin, không sai lệch

* Lựa chọn phương pháp phù hợp

Khi dạy về lịch sử địa phương cho học sinh giáo viên thường sử dụng phương pháp quan sát và vấn đáp Nội dung của bài giảng thường được mô phỏng hoặc bằng những hình ảnh cụ thể mà giáo viên đã sưu tầm được đưa ra cho học sinh quan sát và tìm hiểu Đặc biệt các bài dạy về lịch sử địa phương thường dạy bằng giáo án điện tử điều này giúp học sinh tiếp thu bài nhanh, hứng thú

Ngoài ra để đạt hiệu quả cao, giáo viên cũng cần cho học sinh trực tiếp tham gia các họat động trùng tu các di tích lịch sử như đình, chùa, miếu … của địa phương Bên cạnh đó có thể giao cho học sinh nhiệm vụ thu thập thông tin, tìm hiểu, sưu tầm các tài liệu lên quan đến lịch sử của địa phương nơi mình sinh sống Điều đó giúp các em ghi nhớ và có ý thức giữ gìn các di tích lịch sử và điều quan trọng hơn là các em hiểu về lịch sử địa phương một cách chủ động tích cực

Trang 6

về các di tích lịch sử văn hoá

Để thực hiện được mục tiêu đó thì lịch sử và địa lí địa phương đóng góp một phần không nhỏ trong việc bảo vệ và giữ gìn những nét lịch sử quan trọng ở địa phương nơi học sinh đang sinh sống hoặc biết được một số tình hình địa lí ở địa phương để có những giải pháp trong cuộc sống hằng ngày Nhưng làm sao đưa được những nét lịch sử địa lí cơ bản của địa phương vào trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí ở Tiểu học lại là một vấn đề không đơn giản Về thời gian phân phối chương trình, môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5 chỉ có 2 tiết lịch sử và 2 tiết địa lí vào cuối năm, không có nhiều thời gian để giảng dạy đày đủ và kĩ lưỡng Vì thế chúng ta cần làm gì để vừa cung cấp nhiều yếu tố lịch sử và địa lí địa phương cho học sinh vừa đảm bảo thời gian chương trình quy định Đó cũng chính nội dung trọng tâm cho việc nghiên cứu và phương pháp lồng ghép kiến thức vào các tiết dạy Lịch sử và Địa lí ở lớp 4; 5

Giảng dạy lịch sử - địa lí địa phương có vị trí quan trọng trong việc hình thành và giáo dục tình cảm và lòng tự hào về quê hương cho học sinh Song để lịch sử địa phương có thể trở thành môn học được học sinh nhớ đến và yêu thích

nó không chỉ đòi hỏi phải tăng số tiết dạy trong chương trình dạy lịch sử dân tộc,

mà còn đòi hỏi các thầy cô cần đổi mới phương pháp dạy, tạo sự hứng thú trong các em, khiến mỗi giờ lên lớp môn lịch sử không phải là giờ của "đọc, chép và học thuộc" Có như vậy, lịch sử mới trở thành môn học bồi đắp trong mỗi học sinh lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, góp phần củng cố ý chí, bản lĩnh rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trang 7

7/30

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Mô tả địa bàn khảo sát

Trường tiểu học tôi đang công tác là một đơn vị mới được tách ra từ một trường tiểu học trong phường Trường được đóng trên địa bàn trên trục phố của phường thuộc một quận ở Thành phố Hà Nội Đây là một phường rộng với số dân đông và cũng là vùng đất gắn liền với một số sự kiện lịch sử nên có di tích lịch sử địa phương gắn liền với sự kiện lịch sử đó

Do chương trình học tập của nhà trường được bố trí dàn trải đủ trong tuần nên việc triển khai các bài dạy lồng ghép hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp của trường tôi chưa thực hiện được

Do trường mới được thành lập nên đội ngũ giáo viên còn hạn chế, cả trường mới có 22 giáo viên tham gia dạy học với 16 lớp (năm 2015-2016) và 23 giáo viên tham gia dạy học với 17 lớp (năm 2016-2017) Số học sinh cũng chỉ hơn 600 em (năm 2015-2016) và khoảng 700 em (năm 2016-2017) Riêng khối 5 chỉ có 3 lớp với 115 học sinh Trong khi đó cơ sở vật chất còn rất thiếu thốn Đồ dùng dành cho dạy học chủ yếu là tranh ảnh, máy chiếu không có phải đi mượn, chỉ có ba màn hình thỉnh thoảng các tiết chuyên đề mới sử dụng Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc dạy học và kết quả học tập của học sinh

1.2.2 Thực trạng của việc dạy học lồng ghép Lịch sử - Địa phương trong môn Lịch sử - Địa lí lớp 4; 5 ở trường chúng tôi

1.2.2.1 Về phía giáo viên

Nguồn tài liệu chủ yếu để giảng dạy lịch sử địa phương là cuốn sách "Lịch

sử truyền thống xã do NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội - 2000.” ; “Kỷ yếu: Giảng dạy lịch sử địa phương quận - Năm học 2013-2014.” Và bên cạnh đó là tham khảo thêm các cụ người cao tuổi trong làng

Công tác soạn giảng hầu như mới chỉ mang tính tham khảo, sư tầm, chưa chú trọng đến nội dung, nên chất lượng chưa cao Giáo án còn sơ sài, với lí do nguồn tài liệu tham khảo không đủ, thiếu định hướng, các tiết dạy còn qua loa Phương pháp giảng dạy tiết lịch sử địa phương mới chỉ dừng lại ở phương pháp truyền thống: kể chuyện, đọc trong sách tư liệu, tự tìm hiểu tài liệu…

1.2.2.2 Về phía học sinh

Do các em học sinh còn nhỏ, chưa nhận thức được việc học, lĩnh hội kiến thức lịch sử còn thụ động Phần lớn phụ thuộc và sự truyền thụ kiến thức của giáo viên và hình thức tổ chức dạy học mà giáo viên thực hiện Việc tự học, tự tìm hiểu về kiến thức lịch sử còn rất nhiều hạn chế đặc biệt là kiến thức lịch sử, địa lí địa phương

Tuy nhiên với đặc thù là học sinh Tiểu học, nếu có sự khích lệ, động viên của giáo viên hay những hình thức học tập phong phú thì học sinh rất say mê học

Trang 8

8/30

tập, hứng thú với bài giảng của giáo viên Nhờ đó việc nắm vững kiến thức lịch

sử, địa lí địa phương là rất hiêu quả

1.2.2.3 Nguyên nhân của thực trạng trên

1.2.2.3.1 Nguyên nhân khách quan

- Thời gian bố trí các tiết học đã được ấn định cụ thể theo chương trình, chỉ

có 2 tiết lịch sử, 2 tiết địa lí vào cuối năm (đối với lớp 5) mà nội dung cần hướng tới học sinh cần nhiều nên rất khó triển khai lồng ghép nếu GV không đầu tư một cách bài bản

Đa số gia đình phụ huynh là những gia đình làm nông nghiệp, trình độ dân trí thấp nên việc tạo điều kiện giúp đỡ con cái học tập bị hạn chế

- Đối tượng học tập trong lớp không đồng đều, rất khó cho việc thực hiện những hình thức lồng ghép như thế này

- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, thiết bị dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu học tập của học sinh

- Tài liệu tham khảo như sách báo, thư viện điện tử của nhà trường còn hạn

chế nên rất khó khăn cho hoc sinh tìm hiểu thêm

1.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Kiến thức về lịch sử địa phương của học sinh ở đây còn rất hạn chế

Một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết chưa chịu khó tìm tòi học hỏi để đổi mới hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc điểm cũng như lúa tuổi học sinh

trong lớp

Việc sử dụng lồng ghép các kiến thức về lịch sử địa phương vào trong các bài dạy là hết sức cần thiết và mang lại những yếu tố thiết thực cho học sinh Thông qua việc lồng ghép kiến thức trong mỗi bài dạy, giáo viên có thể giúp học sinh tìm hiểu thêm về những địa danh lịch sử, những danh lam thắng cảnh gần gũi các em để từ đó giáo dục các em biết chăm sóc, bảo vệ và tôn tạo nó cho được bền vững hơn

Bên cạnh những mặt mạnh của những phương pháp dạy học này thì việc xảy ra những điểm yếu là không thể tránh khỏi nếu giáo viên tổ chức không phù hợp, không logic:

- Ảnh hưởng thời gian đến tiết học, làm mất thời gian bởi các tiết học khác

- Rất dễ làm loãng nội dung kiến thức bài dạy nếu lồng ghép bài dạy không hợp lí

- Học sinh sẽ không hiểu hết kiến thức của giáo viên truyền đạt nếu không

có phương pháp tích cực

Trang 9

9/30

- Để thấy rõ được điều này, ngay vào đầu năm học lớp 4 năm 2015-2016, tôi đã tiến hành khảo sát về mức độ hứng thú đối với một số môn học của 37 học sinh lớp 4A1 trường tôi đang công tác và thu được kết quả như sau:

Bảng mức độ hứng thú đối với một số môn học

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng Tỷ lệ %

Môn Tiếng Việt 10 27,2% 12 32,3% 10 27% 5 13,5% Môn Khoa học 12 32,3 % 13 35,1% 10 27% 2 5,6% Môn Lịch sử và Địa lí 6 16,2% 9 24,3% 14 37,9% 8 21,6% Môn Mĩ thuật 15 40,5% 11 29,8% 9 24,3% 2 5,5%

Môn Âm nhạc 11 29,8% 12 32,3% 8 21,6% 6 16,3% Môn Kĩ thuật 10 27,2% 12 32,3% 8 21,6% 7 18,9%

Bảng số liệu đã giúp ta thấy được số học sinh hứng thú, yêu thích môn Lịch sử và Địa lí thấp hơn hẳn hai môn Toán và Tiếng Việt và các môn học khác, điều đó phần nào phản ánh được thực trạng dạy và học tập môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4; 5 của trường tôi

Trang 10

10/30

2 Một số biện pháp dạy lồng ghép lịch sử- địa lí địa phương

2.1 Biện pháp 1: Nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu

Để thực hiện được đề tài này trước hết tôi đã nghiên cứu kĩ nội dung Sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5, Sách giáo viên và sách Thiết kế bài giảng lớp 4; 5 nhằm giúp cho mình có bài giảng đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng Bên cạnh đó tôi luôn quan tâm đến nhiệm vụ năm học và các công văn liên quan đến dạy lịch sử địa phương ở cấp học của mình (Tiểu học) từ Bộ Giáo dục, Sở giáo dục, Phòng giáo dục và Nhiệm vụ năm học của trường tôi công tác nhằm nắm rõ mục tiêu từ đó vạch ra kế hoạch cụ thể cho quá trình dạy học của mình Tuy nhiên để thực hiện được đề tài này được hiệu quả, ngoài sách theo quy định của ngành thì tôi tìm hiểu một số tài liệu khác nói về lịch sử địa phương của làng và phường như: Lịch sử truyền thống xã, Kỉ yếu giảng dạy Địa

lí địa phương Quận

Qua một thời gian sinh sống tại phường và công tác tại trường, tôi đã dành thời gian để tìm hiểu về những nét lịch sử nơi đây qua kinh nghiệm, qua tài liệu liên quan đến địa phương, qua việc lĩnh hội từ các cụ người cao tuổi, … Nhờ đó

mà biết rằng phường nơi tôi đang công tác là Phường nằm ở phía Đông Bắc quận Hoàng Mai Với diện tích đất tự nhiên là : 557,0444 ha, có 11 khu dân cư với 34 Tổ dân phố; dân số trên địa bàn phường tính đến nay khoảng hơn 24.000 nhân khẩu Trên địa bàn Phường có 03 đình, 03 chùa đều được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa

Phường đã và đang tích cực hướng dẫn nhân dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, mở rộng hệ thống sản xuất rau an toàn theo quy trình

VietGAT (VietGAP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Vietnamese Good Agricultural Practices có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành năm

2008), đảm bảo năng suất chất lượng cao cung cấp địa phương và thị trường Hà Nội Xây dựng Thương hiệu rau an toàn ngày càng phát triển

->Ngôi làng nơi trường tôi sống trên địa bàn là một vùng đất cổ nằm trên bãi bồi kề sát sông Hồng, án ngữ đường thuỷ phía nam kinh thành Thăng Long Làng tôi có nguồn gốc từ người thuộc huyện Gia Lâm Hà Nội đã di cư từ bên kia sông sang để khai phá đất đai, lập nên làng xã mới Xưa kia, làng còn có tên gọi khác Có thể nói làng có trường tôi là làng cổ có đình chùa là di tích lịch sử

đã được xếp hạng, bên cạnh đó còn có rất nhiều lễ hội như: Hội rước nước, vật cầu,bắt vịt là những lễ hội đặc sắc của địa phương Ngoài ra trồng rau sạch là nghề truyền thống có từ lâu

Vì vậy việc lồng ghép lịch sử và địa lí địa phương vào chương trình môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4; 5 tại trường tôi là việc rất cần thiết phải làm

Trang 11

11/30

Nhờ việc nắm rõ những nét riêng biệt về lịch sử, địa lí địa phương nên trong quá trình giảng dạy tôi đã lồng ghép các kiến thức một cách chủ động, linh hoạt giúp học sinh dễ hiểu và thích thú hơn trong quá trình học tập

Sau khi đã tìm hiểu kĩ về lịch sử, địa lí địa phương tôi đã tiến hành áp dụng lồng ghép vào trong quá trình giảng dạy Tuy nhiên việc giảng dạy lồng ghép không phải tùy tiện mà phải lựa chọn những bài nào để áp dụng cho phù hợp Qua thực tế giảng dạy nhiều năm và đặc thù của từng bài, tôi thấy có thể áp dụng dạy lồng ghép vào một số bài sau:

- Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn

- Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn

- Một số dân tộc ở Tây Nguyên

- Thành phố Đà Lạt

- Đồng bằng Bắc Bộ

- Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ

- Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ

- Người dân ở đồng bằng Nam Bộ

- Người dân và hoạt động sản xuất ở Đồng bằng duyên hải miền Trung (tiếp theo)

2.1.2 Đối với lớp 5

* Phần Lịch sử:

- Bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

- Bài 9: Cách mạng mùa thu

- Bài 10: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập

- Bài 16: Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới

- Bài 24: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không.”

* Phần Địa lí:

- Bài 3: Khí hậu

- Bài 4: Sông ngòi

- Bài 6: Đất và rừng

- Bài 8: Dân số nước ta

- Bài 9: Các dân tộc và sự phân bố dân cư

- Bài 10: Nông nghiệp

- Bài 14: Giao thông vận tải

Trang 12

12/30

Nhờ việc xác định được cụ thể những bài có thể lồng ghép vào giảng dạy nên tôi đã chủ động chọn được một số hình thức dạy học cho hợp lí để đưa việc lồng ghép vào hoạt động nào cho phù hợp nhất, hiệu quả nhất

2.2 Biện pháp 2: Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh

2.2.1 Đối với GV:

Việc chuẩn bị kĩ nội dung bài sẽ giúp cho nội dung bài học được sâu sắc, đạt hiệu quả cao Ngoài ra, người GV cần lưu ý nắm chắc tiến trình của một bài

học Lịch sử - Địa lí theo mô hình đổi mới phương pháp, đó là:

2.2.1.1 Định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ học tập; chuẩn bị đồ dùng dạy học

Đầu giờ học, GV cần có những định hướng cụ thể đối với nội dung bài học Muốn làm tốt được điều này, theo tôi người GV cần lưu ý:

- GV dặn dò học sinh từ tiết học trước, sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học

- Lời dẫn phải xúc tích

- Phải đề cập tới trọng tâm của bài học

- Tạo ấn tượng, hứng thú, gợi trí tò mò cho HS

2.2.1.2 Tổ chức cho HS tiếp cận các nguồn sử liệu

Đây là khâu cực kì quan trọng của quá trình nhận thức lịch sử Ở bước này

có thể thực hiện bằng các biện pháp sau:

- GV cho học sinh về sưu tầm tranh ảnh, các tư liệu liên quan bài học

- GV trình bày các sự kiện, sự việc, hiện tượng bằng PP tường thuật, miêu tả,

kể chuyện kết hợp với các phương tiện trực quan và liên hệ thực tế địa phương

- Hoặc HS làm việc với các sự kiện được trình bày trong SGK từ đó tự liên

hệ tại địa phương em sinh sống

2.2.1.3 Tổ chức cho HS làm việc, tự giải quyết các nhiệm vụ học tập

Ở bước này, HS có thể trình bày ý kiến cá nhân, hoặc trao đổi trong nhóm,

giao nhiệm vụ các thành viên trong nhóm về nhà tìm hiểu các nguồn tư liệu thầy giáo yêu cầu sưu tầm, tìm hiểu thông qua người thân để tìm ra ý kiến chung

Trang 13

2.3 Biện pháp 3: Áp dụng một số phương pháp dạy học có hiệu quả vào dạy học

2.3.1 Phương pháp trực quan và quan sát

Với phương pháp này tôi có thể áp dụng áp dụng đối với gần như tất cả các bài có liên quan

Ví dụ: Khi dạy bài “Bài 10: Chùa thời Lí - Lớp 4” (tr 32) phần Lịch sử

- Ở hoạt động 3: Sau khi học sinh đã kể các ngôi chùa thời Lí, giáo viên có

thể mở rộng thêm bằng cách đưa ra tranh chùa Thúy Lĩnh, đình làng Thúy Lĩnh cho học sinh nhìn và quan sát kĩ rồi hỏi: Đố các em biết hình ảnh trên cảnh gì?

Ở đâu?

- HS sẽ hào hứng trả lời, lôi cuốn các em tham gia vào tiết học, tìm hiểu xem bức tranh trên là địa danh nào?

Ví dụ: “ Bài 9: Thành Phố Đà Lạt - Lớp 4”( tr 93) phần Địa lí

nghiệp - Lớp 5.” ( tr 87) phần Địa lí Ở hoạt dộng 1: Ngành trồng trọt

- GV cho học sinh tìm hiểu xong hoa quả, rau xanh ở Đà Lạt hay ngành trồng trọt ở nước ta thì liên hệ tại địa phương em có trồng những loại rau nào? Thời gian nào có thể trồng rau đó? Có thể so sánh sự khác nhau về thời gian trồng của một số loại rau đó ở địa phương với Đà Lạt Sau đó giáo viên đưa ra một số hình ảnh về hoạt động trồng, chăm sóc, thu hoạch rau của người dân ở địa phương

- Kết thúc phần nhận xét trên GV cho HS xem 1 đoạn video về cảnh hoạt động trồng, chăm sóc và thu hoạch của người dân ( Ở bài dạy này GV nên sử dụng phương tiện dạy học hiện đại là bài giảng điện tử cho có hiệu quả và khoa học hơn)

Trang 14

14/30

Sản xuất rau sạch + Qua các hình ảnh, video thực tế này HS sẽ thấy được cảnh đình chùa và một số hoạt động lao động sản xuất rau của người dân nơi mình sinh sống -> Với những hình ảnh sinh động, đa dạng và phong phú đó sẽ đọng mãi trong kí ức HS, các em sẽ thích thú với tiết học vì kiến thức ở những nơi xa xôi cũng có những điểm gần tương đồng vời nơi mình đang sống Vì vậy, bài học chẳng hề khô khan

mà trái lại rất dễ nhớ

2.3.2 Phương pháp hỏi đáp

Nếu việc dạy học chỉ đơn thuần truyền thụ kiến thức, thầy đọc trò chép, không phát huy được tính tích cực chủ động học tập của học sinh thì học sinh sẽ nhanh cảm thấy chán nản, mệt mỏi, bị thụ động Vận dụng phương pháp hỏi đáp vào dạy học Lịch sử - Địa lí là một trong những cách dạy học hữu hiệu tạo hứng thú học tập cho học sinh Vì phương pháp này kích thích tính tích cực, độc lập sáng tạo trong học tập, bồi dưỡng học sinh năng lực diễn đạt bằng lời nói và làm không khí lớp học sôi nổi

Ví dụ: “ Bài 13: Nhà Trần và việc đắp đê - Lớp 4” ( tr 39) phần Lịch sử

- Ở hoạt động 3: Liên hệ thực tế GV có thể bằng cách xây dựng hệ thống câu hỏi gắn liền với thực tế địa phương để học sinh trả lời, sau đó chốt lại

kiến thức

+ Địa phương em có sông gì? (sông Hồng)

+ Ở ven sông đó có đắp đê không? (có)

+ Địa phương em, người ta gọi tên con đê đó là gì? (đê Thanh Trì)

+ Đê này có tác dụng gì với người dân địa phương em? (hạn chế lũ lụt xảy ra)

Trang 15

15/30

Ví dụ: “Bài 2: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn - Lớp 4” ( tr 73) phần Địa lí

- Ở hoạt động 3: Sau khi học sinh tìm hiểu xong về trang phục, lễ hội

của người dân ở Hoàng Liên Sơn, giáo viên liên hệ với địa phương bằng hệ thống các câu hỏi sau:

+ Kể tên một số lễ hội ở địa phương em mà em biết hay được xem?

(Lễ hội vật cầu, Rước nước, Bắt vịt.)

+ Lễ hội được diễn ra vào thời gian nào?

(Lễ hội Vật cầu: mồng 6 tết; Rước nước hay Lễ hội Rước cấp thủy Ba Dân hoặc gọi tắt là Hội Ba Dân tổ chức từ ngày 14 - 16/2 âm lịch.)

+ Trong các lễ hội đó, lễ hội nào em được tham gia?

+ Không khí buổi lễ hội em tham gia như thế nào?

+ Trong lễ hội địa phương em và lễ hội của người dân Hoàng Liên Sơn có điểm gì giống nhau và khác nhau?

+ Sau đó có thể cho học sinh xem đoạn video clip về lễ hội Vật cầu qua một trận Vật cầu của người lớn hoặc trẻ em bằng tuổi với mình

Một pha cầu đẹp trong lễ hội Vật cầu

Ngày đăng: 19/03/2018, 23:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1, Sách giáo khoa Lịch sử - Địa lí lớp 4; 5. NXB GD – 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Lịch sử - Địa lí lớp 4; 5. NXB
Nhà XB: NXB "GD – 2013
2, Sách giáo viên môn Lịch sử và địa lí lớp 4; 5. Nhà xuất bản Giáo dục 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên môn Lịch sử và địa lí lớp 4; 5
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục 2011
3, Nguyễn Trại - Thiết kế bài giảng Lịch sử lớp 4; 5. Nhà xuất bản Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: - Thiết kế bài giảng Lịch sử lớp 4; 5
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội 2006
4, Lịch sử truyền thống xã - NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội - 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử truyền thống xã
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội - 2000
5, Kỷ yếu: Giảng dạy lịch sử địa phương quận - Năm học 2013-2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu: Giảng dạy lịch sử địa phương quận
6, PTS. Đỗ Đình Hoan - Hỏi đáp về đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học. NXB GD – 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: - Hỏi đáp về đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học
Nhà XB: NXB GD – 2005
7, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 4; 5 (tiếng việt, đạo đức, khoa học, Lịch sử và địa lí) tập một - Nhà xuất bản giáo dục 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 4; 5 (tiếng việt, đạo đức, khoa học, Lịch sử và địa lí) tập một
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục 2006
8, Văn bản hướng dẫn Nhiệm vụ năm học 2015-2016; 2016-2017 của Sở giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản hướng dẫn Nhiệm vụ năm học
9, Văn bản hướng dẫn Nhiệm vụ năm học 2015-2016; 2016-2017 của PGD Quận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản hướng dẫn Nhiệm vụ năm học

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w