1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn GDCD lớp 10 ở trường THPT qua thực tế ở trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì

20 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 177,67 KB

Nội dung

Cùng với các môn khoa học khác, môn GDCD góp phần đào tạo những người lao động mới, vừa có tri thức khoa học, vừa có đạo đức, vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất đạo đứ[r]

Trang 1

Mục lục

Mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài

2.Mục đích nhiệm vụ

3.Đối tượng và giới hạn

4.Phương pháp nghiên cứu

5.Cấu trúc

Nội dung

Chương 1: Những vấn đề lý luận dạy môn GDCD

1.1 Vị trí nhiệm vụ và những vấn đề đặt ra của việc giảng dạy môn GDCD hiện nay

1.1.1 Vị trí nhiệm vụ môn GDCD

1.1.2 Nhiệm vụ

1.1.3 Những vấn đề đặt ra của việc giảng dạy môn GDCD

1.2 Các phương pháp dạy học

1.2.1 Phương pháp thuyết trình

1.2.2 Phương pháp đàm thoại

1.2.3 Phương pháp trực quan

1.2.4 Phương pháp giải quyết vấn đề

1.2.5 Phương pháp củng cố hệ thống hóa khắc sâu kiến thức

1.2.6 Phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn GDCD ở trường THPT

Trang 2

Chương 2: Thực trạng giảng dạy môn GDCD ở trường THPT chuyên Hùng

Vương- Việt Trì - Phú Thọ 2.1 Một số nét về địa phương

2.2 Thực trạng việc dạy môn GDCD

2.3 Nguyên nhân của thực trạng

2.4 Những vấn đề đặt ra

Chương 3: Thử vận dụng kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực để giảng dạy môn GDCD lớp 10

3.1 Phương hướng giải pháp

3.2.1 Những biện pháp cụ thể

3.2.2 Nâng cao chất lượng giảng dạy

3.2.3 Thử vận dụng kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực để giảng dạy 1 số bài cụ thể

Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học

Tiết 1

Tiết 2

Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình

Tiết 1

Tiết 2

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 3

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

- Lý luận

Đất nước ta đang vững bước tiến vào thời kỳ đẩy mạnh CN hóa, HĐH nhằm thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh" biến mục tiêu cao cả của CNXH thành hiện thực trên đất nước Việt Nam Trong các điều kiện kinh tế, XH hiện đại khi mà khoa học công nghệ phát triển hết sức nhanh chóng, khi mà xu thế toàn cầu hóa đã và đang trở thành hiện thực, đứng trước những thách thức của xu thế hội nhập, giáo dục thế kỷ 21 đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết Trong đó, yếu tố cơ bản là cần phải chăm lo phát triển nhân tố con người Bởi con người là chủ thể của mọi sự sáng tạo, mọi nguồn của cải, vật chất và văn hóa của toàn nhân loại

Trong chiến lược con người, giáo dục giữ vai trò đặc biệt quan trọngvà

có ý nghĩa quyết định đối với việc hình thành những con người mới, phù hợp

và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển xã hội

Mục đích của hệ thộng giáo dục Việt Nam là phát triển, bồi dưỡng nhân tài,

đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho XH đáp ứng yêu cầu của sự

nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, để từng bước hòa nhập và tiến kịp trình độ trong khu vực và trên thế giới Mục tiêu nâng cao dân trí,

đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài được đặt trên cơ sở phát triển nhân cách của thế hệ trẻ Việt Nam

Mỗi công dân Việt Nam phải là người lao động có lý tưởng, có năng lực chuyên môn và có bản lĩnh làm chủ đất nước mình Đất nước ta đang cần một lớp thanh niên có ý chí vươn lên làm giàu vì sự thành đạt của bản thân, vì hạnh phúc gia đình, cộng đồng và sự phồn vinh của đất nước

Trang 4

Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân là nơi thực hiện nhiệm

vụ đặc biệt quan trọng đó Trong đó mục đích của giáo dục Việt Nam được

cụ thể hóa thành các mục tiêu giáo dục trong từng cấp học, nghành học: Mục tiêu của giáo dục THPT " Nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề và đi vào cuộc sống lao động" Thực hiện mục tiêu đó nhà trường phổ thông phải có chương trình, nội dung giáo dục, giáo dưỡng phù hợp với thời đại, với đất nước, con người Việt Nam Yêu cầu kết quả đó được quán triệt trong tất cả các chương trình và nội dung học tập của toàn bộ các môn học trong nhà trường nói chung và ở các trường THPT nói riêng Mỗi môn khoa học được giảng dạy trong trường THPT đều thực hiện nhiệm vụ chung đó là giáo dục tri thức, giáo dục phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức cho học sinh Cùng với các môn khoa học khác, môn GDCD góp phần đào tạo những người lao động mới, vừa có tri thức khoa học, vừa có

đạo đức, vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất đạo đức tư tưởng chính trị, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, gia đình và chính bản thân.Thông qua môn học GDCD học sinh THPT không chỉ tiếp thu những tri thức khoa họcmà còn được hình thành về phương pháp suy nghĩ và hành

động phù hợp những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn tri thức của từng môn khoa học, đặc biệt là môn GDCD là những tri thức rất cơ bản

và thiết thực, trực tiếp chuẩn bị cho học sinh hành trang cụ thể để bước vào

đời tự tin, vững vàng

- Thực tiễn

Dạy học là một hoạt động của một quá trình đào tạo có tính đặc thù riêng và chức năng riêng Muốn có hiệu quả trong quá trình dạy học, trước hết người giáo viên phải xác định đúng mục đích, nội dung của môn học từ

đó lựa chọn và sử dụng tốt các phương pháp dạy học để đạt được mục đích

đề ra của từng môn học Trong hoạt động dạy học thì phương pháp dạy học

Trang 5

có tầm quan trọng đặc biệt trong việc truyền thụ tri thức của người thầy đến từng học sinh Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng viết:

" Trong nhà trường điều chủ yếu không phải là nhồi nhét cho học trò một

mớ kiến thức hỗn độn, tuy rằng kiến thức là cần thiết Điều chủ yếu là giáo dục cho học sinh phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp diễn tả, rồi đến phương pháp nghiên cứu, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề.ở nhà trường chủ yếu không phải là rèn trí nhớ mà là rèn thông minh " Trên thực tế tuy rằng môn GDCD đã được xác định là môn khoa học xã hội song môn học này ở các trường THPT nói chung và ở trường THPT chuyên Hùng Vương nói riêng chưa được nhìn nhận đúng như vai trò

và nhiệm vụ của nó ở đây có độ "vênh" giữa lý luận và thực tiễn Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này song một trong những nguyên nhân cơ bản là trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng

được đầy đủ yêu cầu của nhiệm vụ bộ môn Về phía học sinh còn coi nhẹ bộ môn này, đại đa số học sinh cho rằng đây là môn phụ, thời lượng đầu tư cho môn học còn ít, chủ yếu tập trung vào các môn thi đại học nên học sinh chưa

có hứng thú học tập Vì vậy, kết quả học tập của bộ môn này không cao như một số môn học khác

Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tế trên đây nên tôi đã lựa chọn đề tài "kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn GDCD lớp 10 ở trường THPT qua thực tế ở trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì"

Tường THPT chuyên Hùng Vương nằm ở trung tâm thành phố Việt Trì, học sinh nhà trường rất đa dạng Vì là trường chuyên nên tuyển chọn đầu vào khá khắt khe, đòi hỏi có chất lượng cao nên con em ở các thành phần: con cán bộ- công nhân viên trong thành phố, con em các gia đình nông dân ở các xã lân cận và các huyện trong toàn tỉnh Trường thành lập đến nay đã

được 61 năm Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp ủy

Trang 6

Đảng, chính quyền địa phương và thành phố đã có những bước tiến không ngừng, chất lượng đào tạo giáo dục của nhà trường không ngừng nâng lên

Đội ngũ giáo viên của nhà trường đang từng bước trẻ hóa, nhiệt tình và có tâm huyết với nghề, không ngừng học tập nâng cao trình độ bồi dưỡng

chuyên môn nghiệp vụ, liên tục trong những năm gần đây tỉ lệ đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia và tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao

đẳng ngày càng nhiều Trường luôn đứng trong tốp đầu của tỉnh về việc thực hiện các tiêu chí giáo dục

Thực tế, đề tài này đã được nhiều nhà chuyên môn nghiên cứu cũng như nhiều cuộc hội thảo khoa học tiến hành nhưng ở góc độ khác nhau và chỉ dừng ở hình thức những bài trao đổi trên tạp chí, tạp san hoặc có chăng thì chỉ là những đề tài đi sâu nghiên cứu phương pháp giảng dạy cụ thể ở từng khái niệm, từng phạm trù, từng quy luật của bộ môn Vì vậy mọi việc vẫn không có những thay đổi đáng kể nào cho môn học Qua một thời gian tiếp xúc thực tế, kết hợp với việc nghiên cứu tài liệu liên quan, em mạnh dạn nêu lên thực trạng của bộ môn GDCD ở trường THPT chuyên Hùng Vương Qua

đó đưa ra một số ý kiến về vấn đề này Hi vọng những ý kiến đó sẽ góp phần nhỏ bé nhằm xác định đúng vị trí vai trò của bộ môn ở mọi cấp, mọi người cả trong nhận thức và hành động Từ đó từng bước góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn GDCD lớp 10 nói riêng và cả bộ môn GDCD nói chung

2 Mục đích nhiệm vụ:

* Mục đích

Trên cơ sở nghiên cứu tầm quan trọng của phương pháp dạy học bộ môn này, đề tài chỉ ra một số phương hướng giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD lớp 10

* Nhiệm vụ : Đề tài có 3 nhiệm vụ

- Khái quát những vấn đề lý luận của phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực

Trang 7

- Nghiên cứu thực trạng giảng dạy môn GDCD ở trường THPT chuyên Hùng Vương

- Đề xuất phương hướng- giải pháp chủ yếu và thử vận dụng phương pháp truyền thống kết hợp phương pháp tích cực vào một số baì cụ thể

3 Đối tượng và giới hạn:

- Đề tài nghiên cứu việc giảng dạy GDCD nói chung đặc biệt là GDCD

ở lớp 10 ở trường THPT chuyên Hùng Vương- thành phố Việt trì Những đề xuất của đề tài là căn cứ từ thực trạng ở trường THPT chuyên Hùng Vương

4 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử Quán triệt chủ trương, quan điểm giáo dục của Đảng và nhà nước

Đề tài sử dụng các phương pháp tư duy logic:

Phân tích - tổng hợp

Quy nạp - diễn dịch

Trừu tượng - cụ thể

Lịch sử - Logic

So sánh

Đề tài sử dụng các nghiên cứu khoa học như điều tra xã hội học, thống kê quan sát, trò chuyện

Để thực hiện đề tài này, em đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau để quá trình đạt được độ tin cậy và chính xác cao nhất Do đó trong đề tài này em đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như:

- Phương pháp quan sát sư phạm: Đây là phương pháp mà người thực hiện khi tiếp xúc thực tế giáo dục ở các trường THPT đã thu thập được những tư liệu phong phú, đa dạng của đối tượng nghiên cứu Trên cơ sở đó mà rút ra những nét khái quát về thực trạng của bộ môn và những biện pháp giải quyết thực trạng đó

Trang 8

- Phương pháp điều tra giáo dục: Đây là phương pháp người thực hiện tiến hành bằng cách với những câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi phỏng vấn

miệng để thu thập những số liệu và ý kiến khác nhau về thực trạng của bộ môn Từ đó có cách nhìn khác nhau và chính xác về thực trạng này, nhờ vậy

mà người thực hiệ coa những biện pháp hữu hiệu để giải quyết thực trạng trên

- Phương pháp nghiên cứu, tổng kết sư phạm: Trên cơ sở tiếp xúc thực

tế giáo dục ở trường THPT chuyên Hùng Vương- Việt Trì, bằng nhiều biện pháp khác nhau, người thực hiện hệ thống hóa, khái quát hóa những kinh nghiệm và những hiểu biết của bản thân để đối chiếu với thực tiễn Từ đó rút

ra những bài học giá trị về lý luận và thực tiễn cho bản thân

- Phương pháp lấy ý kiến của chuyên gia: Đây là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia giáo dục có trình độ cao của các nhà quản lý, các giáo viên giảng dạy lâu năm để đưa ra những nhận xét, những đánh giá của môn học

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu và sản phẩm hoạt động sư phạm:

Đây là phương pháp mà người thực hiện tiến hành việc nghiên cứu tài liệu liên quan và những sản phẩm của hoạt động sư phạm Đó chính là việc

nghiên cứu dạy và học của giáo viênvà học sinh nhằm phát hiện được về trình độ nhận thức, về thái độ, về phương pháp, về chất lượng của họ Từ đó tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục.Ngoài

ra người thực hiện còn sử dụng nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết như : Phân tích, tổng hợp lý thuyết, phân loại hệ thống lý thuyết và phương pháp giải quyết

5 Cấu trúc : Ngoài phần mở đầu- kết luận, danh mục tài liệu tham khảo phụ

lục nội dung của đề tài gồm: 3 chương, 4 tiết

Trang 9

Chương 1

Một số vấn đề lý luận về kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và dạy học tích cực trong bộ môn GDCD

ở trường THPT chuyên Hùng Vương- Việt Trì

1.1 Vị trí nhiệm vụ và những vấn đề đặt ra của việc giảng dạy môn GDCD hiện nay

1.1.1 Vị trí nhiệm vụ của môn GDCD

Môn GDCD là một bộ môn thuộc khoa học xã hội Các tri thức khoa học xã hội Các tri thức khoa học trong môn GDCD là tri thức về triết học, kinh

tế chính trị học, CN xã hội khoa học, đạo đức học, pháp luật học, đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam dưới dạng phổ thông hóa Môn GDCD vừa có vị trí thông thường của một môn học, vừa có vị trí đặc biệt của

nó Cũng như các môn học khác, môn GDCD trang bị tri thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm, rèn luyện kỹ năng kỹ xảo, phát triển trí tuệ học sinh Môn GDCD có những đặc điểm riêng, những nhiệm vụ khác biệt so với những môn học khác

Đã và đang tồn tại những quan niệm không đúng về vị trí môn học: Coi đây

là môn chính trị thuần túy chỉ nói về yếu tố giai cấp còn phớt lờ yếu tố về khoa học, rất nhiều ý kiến cho đây là môn phụ

Môn GDCD ở trường THPT đề cập và giải quyết một cách toàn diện hệ thống kiến thức cơ bản cần thiết của một công dân Việt Nam trong thời đại mới Đúng như tên gọi của nó, môn GDCD dạy và học để làm người công dân, trở thành người công dân đúng và chuẩn mực xác định Bên cạnh đó môn GDCD còn mang tính định hướng giá trị sâu sắc vì nó trực tiếp đề cập giải quyết vấn đề chính trị, tư tưởng của giai cấp công nhân, của Đảng ta, trực tiếp xác lập , củng cố định hướng XHCN cho học sinh Trong toàn bộ

Trang 10

nội dung chương trình từ lớp 10 đến lớp 12 bộ môn đẫ tập trung vào việc xây dựng cho học sinh phổ thông thế giới quan khoa học, nhân sinh quan Cộng sản và phương pháp luận đúng đắn bằng nhiều biện pháp, hình thức khác nhau Đồng thời môn GDCD cũng trực tiếp đề cập đến những vấn đề đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam Đó là những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội nóng bỏng của đất nước và thế giới Với những phương pháp luận đã được trang bị học sinh bước đầu tìm hiểu, phân tích , đánh giá và tự rút ra kết luận cần thiết đúng đắn với thế giới nói chung Việc dạy và học môn GDCD gắn liền một cách trực tiếp, cụ thể với đời sống, với việc rèn luyện tư tưởng của mỗi học sinh Đó là vai trò giáo dục phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức nhờ đó mà học sinh sẽ phát triển hài hòa nhân cách của con người mới: có thế giới quan khoa học, lý tưởng và đạo đức XHCN, có lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính, có ý thức trách nhiệm với bản thân Gia đình và xã hội, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, có thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, có động cơ hoài bão và hành vi tốt đẹp Đó là vị trí đặc biệt quan trọng của môn GDCD nhất là trong thời đại ngày nay, thời đại của kinh tế tri thức, thời đại mà thế giới luôn diễn ra một cách nhanh chóng và khó lường

1.1.2 Nhiệm vụ

ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử loài người và lịch sử đất nước, nhiệm vụ của môn GDCD có những đặc trưng và biến chuyển phù hợp Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ cụ thể của môn GDCD có thể khái quát như sau:

- Một là: Trang bị cho học sinh một cách tương đối có hệ thống tri thức khoa học phổ thông cơ bản, cần thiết của chủ nghĩa duy vật biện chứng, của CNTB và CNXH, về nhà nước và pháp quyền, về đạo đức và lối sống có

đạo đức, có quan điểm về xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, con người ngày càng ấm no, hạnh phúc Những tri thức này giúp cho học

Ngày đăng: 31/03/2021, 22:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w