Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được sử dụng như là một công cụ đo lường và đánh giá công tác quản lý và điều hành kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam. Thông qua chỉ số này, chúng ta có thể biết được việc xây dựng môi trường kinh doanh tại các địa phương có thuận lợi hơn/khó khăn cho việc phát triển kinh doanh của các DN trên địa bàn.
1.2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chỉ số PCI
Ý tưởng xây dựng chỉ số PCI bắt nguồn từ nghiên cứu “Những thực tiễn tốt trong điều hành kinh tế cấp tỉnh ở Việt Nam” của Qũy châu Á và VCCI, được thực hiện vào năm 2003 - 2004 tại 14 tỉnh của Việt Nam. Nghiên cứu này tập trung vào quan hệ tương tác giữa các yếu tố điều hành kinh tế và sự phát triển của tỉnh, thành đó. Kết quả của dự án nghiên cứu này sau đó đã trở thành cơ sở khởi động một dự án nghiên cứu khác có quy mô lớn hơn, nghiên cứu về sự khác biệt giữa các tỉnh, thành. Dự án nghiên cứu thứ hai do VNCI đảm nhận. VNCI là dự án phát triển kinh tế do Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về môi trường kinh doanh tại Việt Nam (PCI) là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa VNCI và VCCI. Chỉ số PCI được xây dựng nhằm mục đích lý giải nguyên nhân tại sao trong cùng một nước, một số tỉnh, thành có sự phát triển năng động của khu vự tư nhân, tạo ra việc làm và tăng trưởng kinh tế … tốt hơn các tỉnh, thành khác. Bằng cách thực hiện điều tra mới đối với DN để tìm hiểu đánh giá của các DN đối với môi trường kinh doanh ở tỉnh, thành; kết hợp dữ liệu điều tra với các dữ liệu khác thu thập được từ các nguồn chính thức về các địa phương.
Năm 2005, chỉ số PCI được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông và thu hút được sự quan tâm từ cộng đồng các DN, các nhà tài trợ cũng như chính quyền địa phương, đồng thời cũng ghi nhận nhiều đóng góp ý kiến từ các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước. Theo Báo cáo nghiên cứu chính sách VNCI - số 4 do VCCI công bố, chỉ số PCI được cấu thành từ 9 chỉ số thành phần, bao gồm: (1) Chi phí gia nhập thị trường; (2) Tiếp cận đất đai; (3) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; (4) Chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước; (5) Chi phí không chính thức; (6) Thực hiện chính sách của Nhà nước; (7) Ưu đãi đối với DNNN; (8) Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; (9) Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Đến năm 2006, đã có sự thay đổi trong các chỉ số cấu thành nên chỉ số tổng hợp PCI. Chỉ số Thực hiện chính sách của Nhà nước được thay thế bằng hai chỉ số mới là: Đào tạo lao động và Thiết chế pháp lý, hình thành nên 10 chỉ số thành phần. Nguyên nhân của sự thay đổi này:
Đào tạo lao động: trong nhiều năm qua, các DN liên tục phàn nàn về năng lực yếu kém của lực lượng lao động. Các DN gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và tuyển dụng lao động đã qua đào tạo chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp. Chính vì vậy, việc chính quyền địa phương tập trung vào việc nâng cao chất lượng lực lượng lao động địa phương sẽ có ý nghĩa cự kỳ quan trọng đối với môi trường kinh doanh trên địa bàn.
Thiết chế pháp lý: việc phát triển pháp luật và giải quyết các tranh chấp một cách chính quy luôn là một mắc xích trong quá trình cải cách, chuyển đổi ở Việt Nam. Tăng cường thể chế cho các cơ quan tư pháp và tòa án địa phương trở nên cấp thiết khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO. Ngoài ra, có rất ít DN thực sự hiểu biết một cách thấu đáo về các trình tự, thủ tục pháp lý để có thể phân biệt rạch ròi, chi tiết các thiết chế pháp lý khác nhau. Đến năm 2009, khi quá trình cổ phần hóa các DNNN diễn ra một cách mạnh mẽ, ảnh hưởng của các DNNN không còn tác động mạnh đến khu vực kinh tế tư nhân, nhóm nghiên cứu của VCCI đã thay thế chỉ số Ưu đãi đối với DNNN và Chính sách phát triển khu vực kinh tếtư nhân bằng chỉ số mới: Dịch vụ hỗ trợ DN. Thông qua việc đối thoại với các lãnh đạo tỉnh, doanh nghiệp, đại diện các hiệp hội và các chuyên gia nghiên cứu cho thấy nên bổ sung chỉ số này vào các chỉ số thành phần. Tất cả các chuyên gia đều đồng tình với quan điểm các dịch vụ hỗ trợ DN có vai trò then chốt để các DN thành công trong hoạt động kinh doanh. Tại thời điểm này, những đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư nhân như: các công ty tư vấn, công ty kế toán, tư vấn chiến lược, và các luật sư vốn vẫn còn “xa lạ” đối với số đông các DN Việt Nam và cũng chỉ tập trung tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Trong khi đó, các DN lại có nhu cầu sử dụng các dịch vụ hỗ trợ này nhưng lại thiếu đi những dịch vụ mang tính chuyên nghiệp và đáng tin cậy.
Cho đến nay, VCCI đã công bố thường niên Báo cáo nghiên cứu chính sách - VNCI giai đoạn 2005 - 2011, các Báo cáo này đã đóng góp một phần rất lớn trong việc cải thiện môi trường kinh doanh tại các tỉnh, thành trên cả nước; giúp cho các chính quyền địa phương nhận biết được đâu là điểm mạnh và điểm yếu của địa phương mình, từ đó đề ra hướng giải quyết nhằm phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, đưa kinh tế địa phương phát triển.
1.2.2.2 Các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Có nhiều cách phân loại yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư cấp tỉnh, trong đó có cách phân loại theo nhóm yếu tố truyền thống (như điều kiện địa lý - tự nhiên, xã hội; hệ thống cơ sở hạ tầng; quy mô thị trường, …) và nhóm yếu tố nguồn lực mềm bao gồm những khía cạnh quan trọng khác nhau của môi trường kinh doanh cấp tỉnh, những khía cạnh này chịu tác động trực tiếp từ thái độ và hành động của chính quyền cấp tỉnh. Nhóm yếu tố truyền thống là những nhân tố căn bản, quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng rất khó hoặc thậm chí không đạt được trong thời gian ngắn. Nhóm yếu tố nguồn lực mềm là nhân tố quyết định đến sự hấp dẫn đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh của DN. Vì vậy, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được xác định theo các tiêu chí xác định khả năng của nguồn lực mềm và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hiện nay được cấu thành từ hệ thống các chỉ số thành phần sau:
(1) Chi phí gia nhập thị trường: là chỉ số thành phần xác định về thời gian hoàn thành các thủ tục và giấy tờ cần thiết để DN chính thức đi vào hoạt động. Chỉ số này nhằm đánh giá sự khác biệt về chi phí gia nhập thị trường của các DN mới thành lập giữa các tỉnh với nhau. Được đo lường bởi các chỉ tiêu cụ thể như sau:
Thời gian đăng ký kinh doanh - số ngày.
Thời gian đăng ký kinh doanh bổ sung - số ngày.
Số lượng giấy đăng ký, giấy phép kinh doanh cần thiết để chính thức hoạt động. Thời gian chờ đợi để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
% DN mất hơn 1 tháng để khởi sự kinh doanh. % DN mất hơn 3 tháng để khởi sự kinh doanh.
(2) Tiếp nhận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất: là chỉ số đo lường về hai khía cạnh là việc DN tiếp cận đất dễ dàng không và có được đảm bảo về sự ổn định khi có được mặt bằng kinh doanh hay không. Được đo lường bởi các chỉ tiêu sau:
% DN có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
% diện tích đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
DN đánh giá rủi ro bị thu hồi đất (1: Rất cao đến, 5: Rất thấp)
Nếu bị thu hồi đất, DN sẽ được bồi thường thỏa đáng (% Luôn luôn hoặc Thường xuyên).
Sự thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp với sự thay đổi của giá thị trường (% Đồng ý).
DN không gặp cản trở về mặt bằng kinh doanh.
(3) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin: là chỉ số đo lường khả năng tiếp cận các kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của DN, liệu DN có thể tiếp cận một cách công bằng các văn bản này, các chính sách và quy định mới có được tham khảo ý kiến của DN và khả năng tiên liệu trong việc triển khai thực hiện các chính sách quy định đó và mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với DN. Được đo lường bởi các chỉ tiêu sau:
Tính minh bạch của các tài liệu kế hoạch. Tính minh bạch của các tài liệu pháp lý.
Cần có "mối quan hệ" để có được các tài liệu kế hoạch của tỉnh (% Quan trọng). Thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh
(% Đồng ý).
Khả năng tiên liệu việc thực thi pháp luật của tỉnh (% Luôn luôn hoặc Thường xuyên).
Các hiệp hội DN đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và phản biện các chính sách, quy định của tỉnh (% Quan trọng hoặc Rất quan trọng).
(4) Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước: là chỉ số dùng để đo lường thời gian DN phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính cũng như mức độ thường xuyên và thời gian DN phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan NN của địa phương thực hiện việc thanh tra, kiểm tra. Được đo lường bởi các chỉ tiêu:
% DN sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để thực hiện các quy định của NN. Số lần thanh tra (Tất cả các cơ quan).
Số giờ làm việc với thanh tra thuế.
Các cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả hơn (% Đồng ý).
Số lần DN phải đi lại để lấy các con dấu và chữ ký cần thiết giảm (% Đồng ý). Thủ tục giấy tờ giảm (% Đồng ý).
Các loại phí, lệ phí của nhiều thủ tục giảm (% Đồng ý).
Không có bất kỳ sự thay đổi nào sau khi thực hiện CCHCC (% Có).
(5) Chi phí không chính thức: là chỉ tiêu dùng để đo lường các khoản chi phí không chính thức mà DN phải trả và các trở ngại do những chi phí không chính thức này gây ra đối với hoạt động kinh doanh của DN, việc trả những khoản chi phí không chính thức có đem lại kết quả hay “dịch vụ” như mong đợi và liệu các cán bộ NN có sử dụng các quy định của địa phương để trục lợi hay không. Được đo lường bởi hệ thống các chỉ tiêu sau:
% DN cho rằng các DN cùng ngành trả chi phí không chính thức.
% DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức. Cán bộ tỉnh quyền tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương để trục
lợi (% Đồng ý).
Công việc được giải quyết sau khi đã trả chi phí không chính thức (% Thường xuyên).
DN chi trả chi phí không chính thức khi đăng ký kinh doanh (% Đồng ý).
(6) Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh: là chỉ số đo lường lường tính sáng tạo, sáng suốt của lãnh đạo tỉnh trong quá trình thực thi chính sách TW cũng như trong việc đưa ra các sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực KTTN, đồng thời đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng những chính sách đôi khi chưa rõ ràng của TW theo hướng có lợi cho DN. Được đo lường bởi hệ thống các chỉ tiêu sau:
Cán bộ tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DN (% Đồng ý).
Tỉnh sáng tạo và sáng suốt trong việc giải quyết những trở ngại đối với cộng đồng DNTN (% Đồng ý).
Cảm nhận của DN về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân (% Tích cực hoặc Rất tích cực).
(7) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: Chỉ số này dùng để đo lường các dịch vụ của tỉnh để phát triển khu vực tư nhân như xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin tư vấn pháp luật cho DN, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, phát triển các khu/ cụm công nghiệp tại địa phương và cung cấp các dịch vụ công nghệ cho DN. Được đo lường bởi hệ thống các chỉ tiêu sau:
Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức trong năm trước hoặc đăng ký tổ chức cho năm nay.
Số lượng các nhà cung cấp dịch vụ công là tư nhân trong tỉnh. % DN đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh.
% DN đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh trên.
% DN có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh.
DN đã sử dụng dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật.
(%) DN đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật.
% DN có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật.
% DN đã sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh.
% DN đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh.
% DN có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh.
% DN đã sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại.
% DN đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ xúc tiến thương mại. % DN có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho dịch
vụ xúc tiến thương mại.
% DN đã sử dụng các dịch vụ liên quan đến công nghệ.
% DN đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho các dịch vụ liên quan đến công nghệ.
% DN có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân trên cho các dịch vụ liên quan đến công nghệ.
(8) Đào tạo lao động: Chỉ số này dùng để đo lường các nỗ lực của lãnh đạo tỉnh để thúc đẩy đào tạo nghề và phát triển kỹ năng nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp tại địa phương và giúp người lao động tìm kiếm việc làm. Được đo lường bởi hệ thống các chỉ tiêu sau:
Dịch vụ do các cơ quan NN tại địa phương cung cấp: Giáo dục phổ thông (% Tốt hoặc Rất tốt).
Dịch vụ do các cơ quan NN tại địa phương cung cấp: Dạy nghề (% Tốt hoặc Rất tốt).
DN đã sử dụng dịch vụ tuyển dụng và giới thiệu việc làm (%).
DN đã sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm nói trên của nhà cung cấp dịch vụ tư nhân (%).
DN có ý định sẽ sử dụng lại nhà cung cấp dịch vụ nói trên cho dịch vụ giới thiệu việc làm (%).
% Tổng chi phí kinh doanh dành cho đào tạo lao động. % Tổng chi phí kinh doanh cho tuyển dụng lao động. % DN hài lòng với chất lượng lao động.
Số lượng học viên tốt nghiệp trường đào tạo nghề/ số lao động chưa qua đào tạo. Số lao động tốt nghiệp THCS (% Tổng lực lượng lao động).
(9) Thiết chế pháp lý: Chỉ số này dùng để đo lường lòng tin của DNTN đối với hệ thống tòa án, tư pháp của tỉnh, liệu các thiết chế pháp lý này có được DN xem là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi DN có thể khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phương. Được đo lường bởi hệ thống các chỉ tiêu sau:
Hệ thống tư pháp cho phép các DN tố cáo hành vi tham nhũng của các công