Công nghệ hóa hoạt động ứng dụng dịch vụ hành chính công

Một phần của tài liệu những giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 184 - 195)

Trên cơ sở các đặc tính của CNTT và kinh nghiệm sử dụng công nghệ thông tin trong một số Sở, ban ngành, thành phố cần ứng dụng CNTT trên những mặt sau:

 Thông qua mạng điện tử để cung cấp cho người dân các thông tin về hoạt động dịch vụ hành chính công của NN. Các thông tin này không chỉ được truyền tải qua mạng Internet, mà còn thông qua mạng điện thoại.

 Sử dụng CNTT để liên kết dữ liệu của các cơ quan hành chính NN trong việc phối hợp cung ứng dịch vụ công cho công dân. Bằng cách hình thành một cơ sở dữ liệu thông tin thống nhất, bản thân các cơ quan hành chính có thể sử dụng hệ thống dữ liệu tổng hợp chung, mà không mất thời gian đi thu thập lại thông tin này.

 Cung cấp các thông tin công cộng và tiếp nhận ý kiến phản hồi của công dân thông qua mạng của tỉnh. Mạng này cung cấp cho công dân các thông tin về hệ thống các cơ quan hành chính của mỗi bộ hoặc địa phương và các dịch vụ do cơ quan này cung ứng. Mỗi cơ quan thiết lập một hộp thư riêng để tiếp nhận các yêu cầu, kiến nghị hoặc khiếu nại của công dân và trả lời các thư này một cách nhanh chóng.

Để đưa việc ứng dụng CNTT vào các cơ quan NN thực sự có hiệu quả, cần triển khai các biện pháp sau:

 Các cơ quan cung ứng dịch vụ hành chính công, nhất là đối với những dịch vụ phức tạp với phạm vi đối tượng phục vụ rộng, cần có kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của mình nhằm cải tiến cơ bản về chất lượng và tiến độ phục vụ khách hàng. Hiện nay có rất nhiều loại dịch vụ hành chính công đang ở vào trạng thái ách tắc nặng nề, không đáp ứng nhu cầu nhân dân vì nhiều lý do. Việc ứng dụng CNTT sẽ làm tăng năng suất lao động và tiết kiệm đáng kể nguồn nhân lực thực thi nhiệm vụ.

 Các cơ quan NN cần lập một bộ phận có trách nhiệm thiết lập hệ thống máy tính xuyên suốt toàn bộ các hoạt động của cơ quan. Bộ phận này có nhiệm vụ

thiết kế phần mềm ứng dụng phù hợp với chức năng hoạt động của cơ quan. Có thể thuê các chuyên gia giỏi về lập trình để thực hiện các kỹ thuật về thiết kế phần mềm, song những người đưa ra các ý tưởng, các yêu cầu và cung cấp các cơ sở đầu vào cho thiết kế đó phải chính là những người có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn của cơ quan.

 Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công đòi hỏi những con người biết vận dụng công nghệ này. Vì vậy, cần bồi dưỡng cho đội ngũ CBCC những kĩ năng ứng dụng CNTT trong hoạt động. Công nghệ mới chỉ đem lại hiệu quả cao nếu người vận hành nó biết cách sử dụng thành thạo các kỹ thuật mới.

 Việc đầu tư ban đầu cho ứng dụng CNTT thường rất tốn kém, vì vậy, phải có một chiến lược lâu dài bảo đảm thiết kế phần mềm ứng dụng phù hợp với chức năng hoạt động của cơ quan hành chính và duy trì quá trình vận hành công nghệ mới.

 Không ngừng cải tiến phần mềm hiện có thích ứng với những yêu cầu về cung cấp dịch vụ hành chính công của cơ quan nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của khách hang. Có thể kí hợp đồng lâu dài với một công ty tin học uy tín.

 Hình thành mạng dịch vụ điện tử phục vụ khách hàng. Mỗi cơ quan cung ứng dịch vụ cần có trang web riêng cung cấp các thông tin cần thiết về dịch vụ cung ứng. Các thông tin phải đầy đủ, bao gồm: các loại dịch vụ, thủ tục, đối với từng loại dịch vụ, các loại giấy tờ có thể thay thế hoặc bổ sung cho nhau, thời gian làm việc, thời hạn giải quyết đối với từng loại công việc, quy trình xử lý hồ sơ, tiêu chuẩn dịch vụ … Ngoài ra cần đưa thêm các thông tin về những kết quả hoạt động của cơ quan, những vấn đề khó khăn hiện tại trong cung ứng dịch vụ, các đổi mới hoặc cải tiến trong hoạt động cơ quan.  Cơ quan cung ứng dịch vụ cũng cần có một địa chỉ e-mail riêng để khách

hàng có thể hỏi về các thông tin cần thiết. Đồng thời, đây cũng là hòm thư để khách hàng có thể đưa ra các kiến nghị, góp ý hoặc khiếu mại đối với cơ

quan đó trong việc cung ứng dịch vụ. Cơ quan cần phân công trách hiệm cho một thành viên về việc trả lời nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng hoặc thu thập các ý kiến, khiếu nại của khách hàng trình người lãnh đạo có thẩm quyền xử lý và phải trả lời cho công dân trong nột thời hạn nhất định.

TIU KẾT CHƯƠNG III

Trong giai đoạn 2011 - 2020, tỉnh Khánh Hòa đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, thuận lợi và khó khăn đan xen. Dẫu rằng những cơ hội vẫn chủ yếu ở dạng tiềm năng thì khó khăn đang hiện hữu, nhất là chất lượng tăng trưởng thấp, khó đảm bảo mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Những mục tiêu, nhiệm vụ cho phát triển của tỉnh giai đoạn này rất lớn, đòi hỏi cần phải có những giải pháp đúng đắn để đạt được mục tiêu đề ra, trong đó nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh được xác định là cách thức giải quyết vấn đề.

Trên cơ sở phân tích thực trạng chỉ số CPKCT của tỉnh tại Chương II và để tránh dàn trải, Chương này đề xuất một số giải pháp cải thiện chỉ số CPKCT nhằm góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, được tập trung ưu tiên thực hiện trong giai đoạn tới, đó là: 1- Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh doanh tại địa phương; 2- Tăng cường đối thoại chính quyền - doanh nghiệp; 3- Cải cách quy trình mua sắm công; 4- Cải cách hệ thống đăng ký kinh doanh, 5- Cải cách chính sách tiền lương cán bộ công chức. Trong hệ thống giải pháp này, Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh doanh tại địa phương là giải pháp trọng tâm, xuyên suốt để cải thiện chỉ số CPKCT, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa. Bởi xét cho cùng việc cải thiện chỉ số CPKCT liên quan mật thiết với cải cách thủ tục hành chính; các thủ tục khi được công khai, minh bạch hóa thì việc các DN giảm thiểu được những khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh. Một môi trường kinh doanh được công khai và minh bạch rõ ràng mang đến nhiều thuận lợi cho các DN trong việc nắm bắt các cơ hội thay vì phải tốn quá nhiều thời gian để có được “các thông tin vô cùng giá trị”, ngoài ra nó còn thể hiện tính công bằng - điều mà các DN luôn mong muốn từ phía các cơ quan NN.

KẾT LUẬN

Qua gần 26 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986 - 2012), đến nay VN đã thu được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Những kết quả riêng mà mỗi tỉnh đạt được lại rất khác nhau, có tỉnh phát triển nhanh, có tỉnh phát triển chậm. Sự khác nhau ấy có nguồn gốc cơ bản từ chính năng lực cạnh tranh của tỉnh đó quyết định bởi cạnh tranh cấp tỉnh mang tính đặc thù của VN.

Giai đoạn 2012 - 2020 là giai đoạn nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tiếp tục lộ trình thực hiện các cam kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), WTO, … sẽ mang đến những thay đổi to lớn, toàn diện nền kinh tế theo hướng dần loại bỏ các rào cản, gia tăng áp lực cạnh tranh trên tất cả các lĩnh vực thương mại, tài chính, đầu tư. Đương nhiên tỉnh Khánh Hòa cũng nằm trong vòng xoáy đó nên đây vừa được xem là cơ hội, vừa là thách thức cơ bản nhất đối với hoạt động quản trị điều hành kinh tế của chính quyền tỉnh trong giai đoạn mới.

Cũng như mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của một số tỉnh trong cả nước, Khánh Hòa đã xây dựng mục tiêu và quyết tâm phấn đấu "cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp" vào năm 2020 là phù hợp với điều kiện và khả năng của tỉnh. Với hệ thống chỉ tiêu “Tỉnh công nghiệp” đã được hành chính hoá, Khánh Hòa đang nỗ lực thực hiện những bước đi cụ thể để đạt được mục tiêu ấy và nâng cao PCI trở thành nhiệm vụ trung tâm, mang tính tổng hợp trong tiến trình này.

Bên cạnh đó, công tác phòng, chống tham nhũng đang được triển khai rộng khắp các tỉnh/thành trên cả nước nhằm tạo một môi trường kinh doanh - đầu tư thuận lợi và thông thoáng hơn. Vì vậy, nghiên cứu cải thiện chỉ số CPKCT nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa là vấn đề hết sức thiết thực và có ý nghĩa hiện nay.

Luận văn đã tập trung giải quyết được những vấn đề sau:

1. Hệ thống hoá vấn đề năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Khẳng định sự tồn tại của năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và trình bày bản chất, hệ thống các chỉ số, chỉ tiêu thành phần và phương pháp đánh giá, xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở VN hiện nay.

2. Nghiên cứu kinh nghiệm một số tỉnh ở Việt Nam đã đạt những thành công nhất định trong việc cải thiện chỉ số CPKCT, từ đó rút ra một số bài học chủ yếu. 3. Phân tích, đánh giá thực trạng chỉ số CPKCT của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn

2007 - 2011 trên cơ sở kết quả nghiên cứu của VCCI về PCI.

4. Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm, kết quả xếp hạng chỉ số CPKCT, từ những luận cứ phát triển kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 - 2011 đề xuất một số giải pháp cải thiện chỉ số CPKCT nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2012 - 2020.

Những đóng góp của luận văn:

1. Vận dụng lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh để làm rõ các vấn đề lý thuyết cơ bản của năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở VN.

2. Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng xếp hạng chỉ số CPKCT của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 - 2011.

3. Đề xuất một số giải pháp (05 giải pháp) có cơ sở và khả thi nhằm cải thiện chỉ số CPKCT, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới; đồng thời có một số khuyến nghị về chính sách đối với chính quyền tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2012 - 2020.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



A. Hệ thống văn bản pháp luật

1. Luật Đấu thầu của nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.

2. Luật Phòng, chống tham nhũng của nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam số 55/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.

3. Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ về đang ký doanh nghiệp.

4. Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc TW. 5. Quyết định 133/2002/QĐ-UB ngày 18/11/2002 của UBND Tp. Hồ Chí Minh. 6. Quyết định 53/2010/QĐ-UB ban hành Quy chế tổ chức hoạt động và phối hợp

trong việc tham gia hệ thống “Đối thoại DN - Chính quyền thành phố”.

7. Quyết định số 68/2008/QĐ-TTg về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020.

B. Các ấn phẩm đã xuất bản

1. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa - Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2005. 2. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa - Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2006. 3. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa - Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2007. 4. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa - Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2008. 5. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa - Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2009. 6. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa - Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2010. 7. Khái niệm “Năng lực” theo Đại từ điển tiếng Việt - Nhà xuất bản Văn hoá

Thông tin, Hà Nội - 1999 (Nguyễn Như Ý).

8. Khái niệm “Cạnh tranh” theo quan điểm của Karl Marx. 9. Khái niệm “Cạnh tranh” theo Từ điển kinh doanh Anh (1992).

10. Khái niệm “Cạnh tranh” theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1).

11. Lợi thế cạnh tranh quốc gia - Nhà xuất bản Trẻ - 2008 (Michael E. Porter). 12. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia - Nhà xuất bản Giao thông vận tải - 2003

(Lương Gia Cường).

13. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh - 2010 (Nguyễn Minh Tuấn).

14. Sức cạnh tranh - Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội - 2006 (Tuấn Sơn).

C. Các báo cáo và công trình nghiên cứu

1. Báo cáo tham luận tổng hợp đề xuất giải pháp nâng cao PCI của thành phố Đà Nẵng năm 2009.

2. Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Hải Dương - Phan Nhật Thanh - 2011.

3. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách của VNCI - số 4.

4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách của VNCI - số 11.

5. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách của VNCI - số 12.

6. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách của VNCI - số 13.

7. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách của VNCI - số 14.

8. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách của VNCI - số 15.

9. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách của VNCI - số 16.

10. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Thực tiễn tốt trong tăng cường tính minh bạch của môi trường kinh doanh cấp tỉnh Việt Nam.

11. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Sổ tay chống tham nhũng trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

12. Phân tích một số yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của DN - ThS. Ngô Thanh Hoa (Bộ môn Quản trị Kinh doanh - Khoa Vận tải - Kinh tế - Trường Đại học Giao thông Vận tải).

13. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020. 14. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020. 15. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020. 16. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020. 17. Sở Công thương tỉnh Khánh Hòa - Báo cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển

công nghiệp Khánh Hòa đến năm 2015, có tính đến năm 2020.

18. Tổng cục thống kê Việt Nam - Báo cáo thường niên thu, chi ngân sách của các tỉnh, thành phố trực thuộc TW giai đoạn 2005 - 2011.

19. Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế - Tạp chí Kinh tế - Tháng 04/1999.

20. Ý nghĩa điều tra PCI đối với chính sách quốc gia - Diễn đàn DN Việt Nam giữa kỳ 05/2007.

D. Thông tin từ các websites

1. Cải cách thủ tục hành chính trong cấp giấy phép ĐKKD hiện nay (http://luatdauthau.net/cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh-trong-cap-giay-phep-dang-

Một phần của tài liệu những giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 184 - 195)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)