Tăng cường đối thoại chính quyền doanh nghiệp

Một phần của tài liệu những giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 163 - 195)

Hiện nay, việc đối thoại giữa chính quyền và DN của tỉnh Khánh Hòa còn rất hạn chế và chỉ mang tính hình thức, chưa đáp ứng được những yêu cầu từ phía các DN trong việc giải đáp những khúc mắc, khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh và đầu tư. Chính quyền tỉnh Khánh Hòa nên học tập kinh nghiệm của một số tỉnh/thành trong cả nước nhằm xây dựng hệ thống đối thoại DN.

Chẳng hạn ở Tp. Hồ Chí Minh, khôngchỉ các Sở, ngành tổ chức đối thoại với DN, hoạt động này mở rộngxuống cấp quận, huyện. Trong năm 2009, thành phố đã giao cho các quận,huyện tổ chức các buổi tiếp xúc với DN trên từng địa bàn, nhờ vậyDN có cơ hội gặp các cơ quan quản lý NN nhiều hơn, giải quyết kịp thời hơn vướng mắc của mình. Năm 2009, có 13 quận, huyện đã triểnkhai. Năm 2010, thành phố giao nhiệm vụ mỗi quận, huyện ít nhất mỗi quý tổchức gặp DN một lần. Trung

tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) tổ chức mỗi tháng một lần và với vai trò trưởng ban điều hành hệ thống đối thoại sẽ hỗ trợ quận, huyện tổ chức và có trách nhiệm huy động các sở,ngành liên quan đến dự. Nhờ vậy, các cơ quan quản lý nhà nước biết được chính sách ban hành có những gì chưa phù hợp hoặc không còn phù hợp.

Đối thoại, gặp mặt doanh nghiệp được chính quyền tỉnh Đồng Tháp xây dựng thành một quy chế riêng. Chính quyền tỉnh Đồng Tháp đã ban hành văn bản số 16/KH-UBND ngày 14 tháng 04 năm 2006 về kế hoạch gặp mặt DN. Hoạt động gặp mặt thường kỳ đượcxác định các nội dung cụ thể gồm:

 Tiếp nhận các thông tin, kiến nghị, phản ánh góp ý những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của NN.

 Gặp gỡ và trao đổi trực tiếp những khó khăn, vướng mắc của các tổ chức, DN đang gặp phải trước, trong và sau đầu tư với lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

 Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thẩm quyền và đề ra những chính sách cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN đầu tư và hoạt động sản xuất, kinh doanh.

 Truyền đạt lại những chủ trương, chính sách mới của Đảng, pháp luật của NN hoặc của tỉnh có liên quan đến lĩnh vực đầu tư, sản xuất kinh doanh. Chính quyền chủ động nắm bắt các khó khăn của DN và tổ chức các cuộc đối thoại là một nét mới ở một số tỉnh thành. Chẳng hạn như Tây Ninh từ 2 năm nay đều tiến hành gửi phiếu đến hơn 2.000 DN trên địa bàn để thu thập các khó khăn, vướng mắc của DN. Các vấn đề khó khăn, vướng mắc được tổng hợp lại, phân tích và báo cáo UBND, gửi cho các sở, ngành và đưa vào các cuộc đối thoại, gặp gỡ DN của tỉnh.

3.2.2.2 Đối thoại chính quyền - doanh nghiệp qua Internet

Không chỉ tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp, nhiều địa phương đã xúc tiến tổ chức việc đối thoại DN và chính quyền trên Internet. Mô hình này có ưu điểm là mở rộng đối tượng, chủ đề, và rút ngắn thời gian đối thoại giữa chính quyền và DN.

Một số tỉnh/thành đã thành lập cổng đối thoại trực tuyến hoặc cổng hỏi đáp trên website của tỉnh. Đầu tiên đó là hệ thống “Đối thoại DN - Chính quyền thành phố” của Tp. Hồ Chí Minh qua mạng được thành lập theo Quyết định 133/2002/QĐ-UB ngày 18/11/2002 của UBND Tp. Hồ Chí Minh và hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND. Hệ thống chính thức hoạt động từ ngày 20 tháng 05 năm 2003 tại địa chỉ: http://www.doithoaidn.hochiminhcity.gov.vn. Ngày 28/07/2010, UBND Tp. Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định 53/2010/QĐ-UB ban hành Quy chế tổ chức hoạt động và phối hợp trong việc tham gia hệ thống “Đối thoại DN - Chính quyền thành phố”.

Điểm thuận lợi của hệ thống đối thoại trực tuyến này là mọi DN trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đều có thể tham gia; việc đăng ký tham gia, gửi câu hỏi, nhận ý kiến trả lời đều thực hiện qua mạng và hoàn toàn miễn phí. Chỉ một cú click chuột, DN có thể đặt câu hỏi cho tất cả các Sở, ngành của thành phố, câu trả lời cho các câu trả lời do chính ban lãnh đạo của các cơ quan quản lý NN chịu trách nhiệm trước DN.

Những câu trả lời của các cơ quan, Sở, ngành không những vừa giải đáp các vướng mắc cụ thể của DN, đồng thời qua câu trả lời này các DN thường còn nhận được những văn bản, quy định mới nhất hiện hành của NN trên các lĩnh vực có liên quan đính kèm theo.

Với ưu điểm là không hạn chế về không gian và thời gian, sau khi được chấp nhận cho tham gia đối thoại trực tuyến trên hệ thống, các DN có thể đặt câu hỏi mọi lúc mọi nơi và sẽ được các cơ quan quản lý NN giải đáp qua mạng trong vòng 5 ngày từ khi nhận được câu hỏi (khoảng thời gian 5 ngày được quy định này đã rút ngắn rất nhiều so với quy trình trả lời bằng giấy tờ như trước đây).

Mô hình hỏi đáp trực tuyến của Lào Cai trên website của tỉnh là một thực tiễn tốt khác trong việc cung cấp thông tin cho DN và nhà đầu tư, đặc biệt khi Lào Cai là một tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc, khu vực chắc chắn đối mặt với những cản trở cả về hạ tầng lẫn nhân lực công nghệ thông tin.

Trên website chính thức của tỉnh (www.laocai.gov.vn), tỉnh đã thành lập một chuyên mục hỏi đáp trực tuyến, chuyên mục được xác định là “Địa chỉ để các tổ chức, cá nhân thực hiện giao tiếp, trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan quản lý NN thuộc tỉnh để được cung cấp thông tin về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, tìm hiểu cơ hội đầu tư và các thông tin hữu ích khác, với mục tiêu tạo điều kiện tối đa để các tổ chức, cá nhân được đối thoại với các cơ quan NN thuộc tỉnh”. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh bắt buộc tham gia còn các DN, cá nhân, đơn vị khác thì tự nguyện. Câu hỏi liên quan đến ngành nào thì ngành đó phải trả lời DN và người dân trong vòng 5 ngày, cần phối hợp liên ngành để trả lời thì thời gian tối đa là 7 ngày. Chuyên mục Hỏi - Đáp trực tuyến này là một bộ phận của Cổng giao tiếp điện tử Lào Cai. Theo Quy chế quản lý Cổng giao tiếp điện tử Lào Cai thì “Cổng giao tiếp điện tử Lào Cai có chức năng là công cụ giao tiếp hai chiều giữa các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Lào Cai với các tổ chức, cá nhân. Thực hiện cung cấp các dịch vụ công, thúc đẩy cải cách hành chính, từng bước hình thành chính quyền điện tử của tỉnh”.

3.2.3 Cải cách quy trình mua sắm công

Mua sắm công là một trong những lĩnh vực quản lý công có nhiều nguy cơ tham nhũng. Nguy cơ này ngày càng gia tăng khi mà bất cứ ngành quản lý NN nào cũng phải mua sắm và các cấp quản lý đều có chức năng mua sắm. Trong đó, nổi bật lên nhóm đối tượng có nguy cơ tham nhũng như:

 Nhóm đối tượng đầu tiên là các nhà thầu tham gia đấu thầu.  Nhóm thứ hai là các cán bộ NN phụ trách việc mua sắm công.

 Nhóm thứ ba là những công ty hoặc người làm môi giới hỗ trợ các công ty nước ngoài tham gia đấu thầu các hợp đồng mua sắm công. Trong một số

trường hợp, các công ty đa quốc gia không cụ thể hóa việc cho phép đại lý địa phương hối lộ, nhưng sẵn sàng làm ngơ trước các phương thức giao dịch hối lộ mà đại lý địa phương sử dụng để giành được hợp đồng.

 Nhóm thứ tư là các công ty "sân sau", đóng vai trò nhà thầu phụ cho một nhà thầu chính nhưng thực chất là làm môi giới giữa nhà thầu chính với cán bộ NN tham nhũng. Các hợp đồng phụ sẽ giúp hợp pháp hóa khoản tiền “lại quả” mà nhà thầu chính chi trả cho cán bộ NN. Đây thường là trường hợp mà cán bộ NN tham nhũng có thể có quyền kiểm soát việc thanh toán hóa đơn của nhà thầu chính; cán bộ NN tạo điều kiện cho nhà thầu chính bằng việc đảm bảo các hóa đơn được thanh toán nhanh và đầy đủ.

Quy trình mua sắm công gồm nhiều giai đoạn, từ giai đoạn lập dự án đến giai đoạn thông báo mời thầu, sơ tuyển nhà thầu, nghiên cứu, trình hồ sơ; đấu thầu; xét thầu, hậu tuyển và trao hợp đồng; thực hiện, quản lý và giám sát hợp đồng. Ở bất cứ giai đoạn nào trong quy trình mua sắm công cũng có thể phát sinh nguy cơ tham nhũng. Những hình thức chính gồm: dàn xếp thầu, ép thầu, thông thầu, luân phiên bỏ giá, chia khách hàng, bỏ giá thầu thấp rồi tăng lên, làm sai lệch số liệu, chiếm đoạt và lạm dụng tài sản công. Cụ thể là:

 Dàn xếp thầu: có nhiều hình thức dàn xếp thầu như: đưa ra những yêu cầu kỹ thuật mà chỉ có một nhà thầu nào đó đáp ứng được; thông tin nội bộ được cung cấp cho một nhà thầu được ưu ái để thắng thầu với giá thấp nhất; cho nhà thầu được ưu ái tiếp cận với các hồ sơ đấu thầu trước khi chính thức công bố thầu để nhà thầu này có thời gian chuẩn bị kỹ hồ sơ đấu thầu của mình.

 Ép thầu: là khi một hoặc nhiều nhà thầu bỏ cuộc không đấu thầu do bị một nhà thầu khác ép buộc. Trong một số trường hợp, cán bộ NN ép các nhà thầu không tham gia đấu thầu hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp trước đó để một nhà thầu được chỉ định sẽ thắng thầu. Đơn vị không tham gia thầu có thể nhận được hợp đồng phụ từ đơn vị thắng thầu hoặc được "lót tay" vì không tham gia đấu thầu.

 Thông thầu: là khi các nhà thầu cấu kết với nhau nộp hồ sơ dự thầu có giá cao, vượt giá gói thầu để một nhà thầu được ưu ái thắng thầu. Thông thường, "những đơn vị trượt thầu" được đơn vị thắng thầu "đền đáp", hưởng một phần nhỏ lợi ích từ hợp đồng.

 Luân phiên bỏ giá: là khi các bên đấu thầu thỏa hiệp với nhau cùng nộp hồ sơ dự thầu nhưng thỏa thuận sẽ lần lượt đóng vai làm nhà thầu bỏ giá thấp cho một chuỗi hợp đồng có liên quan.

 Chia khách hàng: là khi các bên thống nhất với nhau chia khách hàng hoặc vùng địa lý để không đấu thầu cạnh tranh với nhau hoặc khi có thông báo mời thầu chỉ gửi hồ sơ dự thầu sau khi đã thông đồng với nhau.

 Bỏ giá thầu thấp rồi tăng lên: là khi DN được chỉ định đưa ra giá thầu thấp nhất, nhưng sau khi đã được trao hợp đồng thì DN lại chỉnh sửa hợp đồng với giá tăng lên, phần chi phí lợi nhuận đó sẽ được nhà thầu dùng một phần để chia cho cán bộ NN phụ trách.

 Làm sai lệch số liệu: là khi các cán bộ NN có thể làm sai lệch thủ tục mua sắm công để biển thủ tiền của NN đơn giản bằng việc làm sai lệch số liệu.  Cuối cùng, nguy cơ tham nhũng có thể được thể hiện trong việc chiếm đoạt

và lạm dụng tài sản công.

Một số biện pháp có thể làm giảm nguy cơ tham nhũng trong mua sắm công gồm: hoàn thiện thể chế, mua sắm điện tử, kiểm toán, điều tra pháp lý, xử phạt có chọn lọc, việc tiết lộ tự nguyện, giám sát từ bên ngoài và tăng cường tuyên truyền về việc tố cáo tham nhũng.

 Hoàn thiện thể chế các quy định về tinh giản hóa thủ tục và quy định liên quan; việc hợp lý hóa các cơ chế quản lý theo hướng nâng cao tính minh bạch, tính chịu trách nhiệm và hiệu quả; đào tạo cán bộ phụ trách để vận hành các cơ chế và việc chuẩn hóa các nguyên tắc thực hiện các mô hình mua sắm.

 Mua sắm điện tử

- Năm 2009, Bộ KH - ĐT triển khai Hệ thống đấu thầu điện tử (e - GP) với tổng vốn 170 tỷ đồng và đượcthí điểm qua 3 năm (2009 - 2011). Hệ thống e

- GP tại Việt Nam được học tập từ mô hình Hệ thống mua sắm Chính phủ điện tử Hàn Quốc (KONEPS). Theo thiết kế của KONEPS, Hệ thống e - GP gồm 4 phân hệ: đấu thầu qua mạng, thanh toán qua mạng; ký hợp đồng qua mạng, mua sắm qua mạng; áp dụng áp dụng cho 3 lĩnh vực gồm: mua sắm hàng hóa, xây lắp, dịch vụ tư vấn. Các DN có thể truy cập vào địa chỉ: www.muasamcong.mpi.gov.vn để thực hiện mua sắm công.

- Hệ thống e - GP có thể tự động hóa các quy trình đấu thầu bắt buộc. Do vậy, cả bên mời thầu và nhà thầu đều không thể làm chệch hướng các quy trình này như cách làm truyền thống. Ngoài ra, e - GP có thể xử lý quy trình đấu thầu trực tuyến và thu thập mọi dữ liệu về hoạt động đấu thầu một cách tự động, nên sự tiếp xúc trực tiếp giữa bên mời thầu và nhà thầu là không cần thiết. Điều này làm giảm nguy cơ xảy ra tham nhũng.

- Tính đến cuối năm 2011, 3 cơ quan thí điểm gồm: UBND Tp. Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT, Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN và các đơn vị khác đã thực hiện thành công 55 gói thầu điện tử. Thực tế cho thấy, dù đã được tích cực triển khai tại 3 đơn vị nói trên, nhưng hiện nay, việc thí điểm đấu thầu qua mạng mới chỉ được thực hiện với các gói thầu nhỏ, gói thầu lớn nhất chỉ có giá trị 61 triệu đồng. - Bên cạnh đó, việc triển khai hệ thống đấu thầu qua mạng vẫn đang vấp phải

khá nhiều khó khăn. Điển hình như trình độ công nghệ thông tin và hạ tầng công nghệ của các bên tham gia chưa đồng đều, cộng với sự phức tạp của công nghệ hạ tầng khóa công khai đã nảy sinh nhu cầu đào tạo, hỗ trợ rất lớn từ phía các DN, nhà thầu; khả năng kết nối dữ liệu dùng chung giữa các hệ thống Chính phủ điện tử còn hạn chế, khiến một số chức năng như kiểm tra thông tin đăng ký, thanh toán qua mạng, ... chưa thể thực hiện trực tuyến mà phải thực hiện trực tiếp theo cách truyền thống. Do gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai nên dự kiến cuối năm 2012, Cục Quản lý đấu thầu (thuộc Bộ KH - ĐT) sẽ lựa chọn nhà đầu tư tham gia thực hiện dự án đấu

thầu điện tử theo mô hình hợp tác Công - Tư (PPP) nhằm triển khai hệ thống hoàn thiện trong 4 năm 2012 - 2015.

 Kiểm toán, điều tra pháp lý. Hầu hết các đợt kiểm toán đều tập trung vào kiểm soát quá trình thực hiện mà không đi sâu để xác định xem nguồn vốn có được sử dụng hợp lý hay không. Do đó, những cuộc kiểm toán định kỳ cần phải có tính chất điều tra pháp lý và phần công việc này cần được đưa vào phần chức năng nhiệm vụ. Nhân viên kiểm toán phải biết “nhìn sau trang giấy” và xác minh. Việc lựa chọn mẫu kiểm toán bất kỳ sẽ làm cho những kẻ có khả năng gian dối phải cảnh giác và làm giảm nguy cơ tham nhũng.  Xử phạt có chọn lọc. Đây là việc cần có một hệ thống đủ thẩm quyền nhận

đơn tố cáo, tiến hành điều tra, khởi tố và quy định các cơ chế xét xử, kết tội và đưa ra các biện pháp khắc phục.

 Tiết lộ tự nguyện. Công ước Liên hiệp quốc về Phòng, chống tham nhũng khuyến khích các quốc gia xem xét thực hiện các chương trình tiết lộ tự nguyện, cho phép nhà thầu báo cáo sự gian dối và tham nhũng trong hoạt động của họ. Trong những chương trình như vậy, nhà thầu tiết lộ đầy đủ, kịp thời và trung

Một phần của tài liệu những giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 163 - 195)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)