XÂY DỰNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÍCH HỢP KIẾN THỨC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 THPT BAN CƠ BẢN

36 2.5K 1
XÂY DỰNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÍCH HỢP KIẾN THỨC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 THPT  BAN CƠ BẢN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Địa lý là môn học có nhiều thuận lợi về giáo dục tình yêu quê hương đất nước, trong đó các kiến thức địa lý địa phương (ĐLĐP) có vai trò quan trọng. Chính việc giảng dạy địa lý địa phương tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tìm hiểu và đánh giá đúng tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực trạng kinh tế xã hội (KT XH) của địa phương, từ đó giúp họ định hướng nghề nghiệp, lao động sản xuất, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa cho HS trường THPT Gia Viễn C MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG A Đặt vấn đề 2 B Giải quyết vấn đề 5 I Cơ sở nghiên cứu 5 1 Cơ sở lý luận 5 1.1 Phân loại và các khái niệm 5 1.2 Ý nghĩa của di sản đối với hoạt động dạy học nói chung, dạy học lịch sử địa phương nói riêng 6 1.3 Các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Gia Viễn – tỉnh Ninh Bình 6 2 Cơ sở thực tiễn 7 II Nội dung nghiên cứu 9 1 Các bước giáo dục di sản văn hóa cho học sinh trường THPT Gia Viễn C 9 2 Kết quả thực hiện nội dung giáo dục di sản văn hóa thông qua hoạt động ngoại khóa của học sinh trường THPT Gia Viễn C 10 3 Giáo dục di sản văn hóa cho học sinh trường THPT Gia Viễn C thông qua tiết dạy Lịch sử địa phương lớp 11: “Di tích lịch sử - văn hóa ở Ninh Bình” 24 C Kết thúc vấn đề 27 1 Kết luận và ý nghĩa quan trọng nhất của đề tài 27 2 Những kiến nghị làm tăng tính khả thi của đề tài 28 * Lời cảm ơn 29 * Tài liệu tham khảo 30 * Phụ lục 31 A/ ĐẶT VẤN ĐỀ: I/ Lý do chọn đề tài: Hoàng Thị Thủy – THPT Gia Viễn C 1 Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa cho HS trường THPT Gia Viễn C Xu thế hội nhập quốc tế ngày nay đòi hỏi các dân tộc phải lưu giữ những giá trị tốt đẹp về vật chất và tinh thần của đời sống xã hội loài người. Chính vì thế, cho đến nay, hàng loạt các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh có giá trị đã và đang được xem xét, công nhận là di sản văn hóa từ cấp địa phương, cấp tỉnh, cấp quốc gia cho đến quốc tế. Những mặt trái của xã hội thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khiến cho chúng ta cần phải có được trạng thái cân bằng, sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Có thể là như vậy nên trong sách lược phát triển kinh tế năm 2014 của các địa phương luôn luôn có một đề tài đáng chú ý là: “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”. Ngay trong tháng 01 năm 2013, Bộ Giáo dục và đào tạo đã phối hợp với Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch có công văn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL về việc hướng dẫn sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh, giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vì lợi ích của toàn xã hội và truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong hướng dẫn này, Bộ đã chỉ rõ việc lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa vào các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông (nội khóa hoặc ngoại khóa). Trong những năm gần đây, học sinh ngày càng xa rời với bộ môn lịch sử. Việc học sinh nắm bắt được lịch sử đất nước còn rất hạn chế, chứ chưa nói gì đến việc hiểu được lịch sử của địa phương mình. Thực trạng hiểu biết lịch sử của học sinh như vậy thật đáng báo động: “Một thế hệ mà không thông hiểu được lịch sử của dân tộc, của địa phương mình thì không biết tương lai đất nước sẽ đi về đâu” (Giáo sư Trần Văn Giầu). Thực tế kết quả học sinh đăng kí môn thi tốt nghiệp năm học 2013 - 2014 đối với môn Lịch sử là quá thấp đã phần nào chứng minh điều đó. Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành nên lịch sử dân tộc, vì vậy việc hiểu lịch sử địa phương góp phần hiểu sâu sắc hơn lịch sử dân tộc. Giáo dục địa phương hiệu quả sẽ bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, ý thức trách nhiệm đối với xã hội. Hoạt động lồng ghép giáo dục di sản văn hóa vào dạy học lịch sử địa phương, đặc biệt là các di sản văn hóa ở nơi học sinh sinh sống sẽ khiến cho bài giảng lịch sử được sinh động, gần gũi và lôi cuốn học sinh hơn. Cho đến nay, việc thực hiện công tác giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả đạt được chưa cao. Có thể kể đến một số nguyên nhân như: Nguồn tư liệu về địa phương ở cấp huyện, xã, thôn còn ít hoặc thiếu thiết bị, dụng cụ hỗ trợ giảng dạy lịch sử địa phương như bản đồ, ảnh tư liệu, sa bàn minh họa, băng hình tư liệu nên khi dạy đến các tiết học này, gần như học sinh chỉ được học chay, cộng với trí tưởng tượng về những gì đã được tiếp cận ở địa phương mình; Mặt khác, với thời lượng chỉ 1 đến 2 tiết trong một năm học đối với 1 khối lớp nên có khi nội dung giảng dạy này còn bị xem nhẹ, hoặc coi như là bài học ngoại khóa. Trong khi mỗi địa phương đều có những lượng di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) rất phong phú được cấp địa phương (huyện, tỉnh) và cấp nhà nước, thậm chí cấp thế giới công nhận. Thực trạng Hoàng Thị Thủy – THPT Gia Viễn C 2 Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa cho HS trường THPT Gia Viễn C này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là nhiều người ngoại quốc, người địa phương khác còn am hiểu về tỉnh Ninh Bình hơn cả cư dân bản địa do du lịch đang trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ trong nước và trên thế giới. Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông hiện nay đang trở thành một giải pháp mới và hiệu quả nhằm khắc phục những hạn chế do các giải pháp dạy học cũ đã làm. Tuy nhiên, việc đưa di sản văn hóa vào dạy học lịch sử địa phương là một giải pháp hoàn toàn mới mà trước đó chưa từng được đặt ra nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học nội dung giáo dục địa phương nói riêng và dạy học môn Lịch sử nói chung. Việc định hướng học sinh vào tìm hiểu những di sản văn hóa ở địa phương sẽ giúp các em cảm thấy bài học lịch sử gắn bó hơn với cuộc sống ở xung quanh các em. Qua đó, sẽ bồi dưỡng học sinh tình cảm tự hào với những giá trị văn hóa truyền thống do ông cha để lại, càng thêm yêu quê hương, yêu đất nước mình hơn. Và trên hết, các em sẽ tự nảy sinh ý thức trách nhiệm đối với việc bảo tồn di sản văn hóa, cũng như kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp từ ngàn xưa trong lịch sử quê hương, đất nước. II/ Mục đích nghiên cứu: Thông qua những kiến thức cơ bản về khai thác và sử dụng di sản trong các tiết dạy lịch sử địa phương và bằng một bài dạy cụ thể là bài “Di tích lịch sử - văn hóa ở Ninh Bình” – (Lịch sử lớp 11) giúp giáo viên có nhận thức và hướng đi tích cực khi soạn giảng các bài dạy về nội dung giáo dục địa phương. Thông qua hoạt động ngoại khóa về di sản văn hóa: Bổ sung, cung cấp thêm nguồn tư liệu có giá trị về di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương huyện Gia Viễn trong tình trạng nguồn tư liệu này đang hết sức ít ỏi nhằm phục vụ cho việc dạy học di sản ở THPT. Học sinh hứng thú hơn khi được tham gia chuẩn bị cho tiết học lịch sử địa phương bằng các kiến thức và nguồn tư liệu mà các em có thể tự sưu tầm hoặc tiếp cận được và thích thú với các hoạt động học về lịch sử địa phương. Giúp học sinh nâng cao kỹ năng thực hành môn lịch sử, khả năng tư duy gắn lý thuyết với thực tiễn, “học đi đôi với hành”. Trên cơ sở đó hình thành thái độ hứng thú, say mê của các em đối với môn học này cũng như góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách của các em một cách toàn diện. III/ Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống, thu thập, sưu tầm và xử lý thông tin những nguồn tư liệu quý báu về di tích lịch sử - văn hóa nhằm khắc phục hạn chế về nguồn tư liệu lịch sử địa phương. - Các phương pháp nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả một số di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia ở các xã thuộc huyện ở trong các giờ học lịch sử ở THPT. IV/ Đối tượng nghiên cứu: Hoàng Thị Thủy – THPT Gia Viễn C 3 Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa cho HS trường THPT Gia Viễn C Hoạt động của học sinh lớp 11 trường THPT Gia Viễn C trong một tiết học lịch sử địa phương (ở trên lớp và quá trình học của các ở nhà trước và sau tiết học) và hoạt động ngoại khóa của học sinh nhà trường cả ba khối lớp 10, 11, 12. V/ Phạm vi nghiên cứu: Chương trình Lịch sử THPT phần giáo dục địa phương lớp 11. Cụ thể là bài “Di tích lịch sử - văn hóa ở Ninh Bình”. Nội dung ngoại khóa tìm hiểu lịch sử địa phương huyện Gia Viễn, cụ thể ở các xã là nơi học sinh trường THPT Gia Viễn C sinh sống (6 xã: Gia Sinh, Gia Lạc, Gia Minh, Gia Phong, Gia Trung và Gia Tiến) trên địa bàn huyện Gia Viễn. VI/ Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp liên hệ, so sánh - Phương pháp khảo sát, thực nghiệm, điền dã - Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát. B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU 1/ Cơ sở lý luận: Hoàng Thị Thủy – THPT Gia Viễn C 4 Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa cho HS trường THPT Gia Viễn C 1.1/ Phân loại và các khái niệm: - Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. - Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: + Tiếng nói, chữ viết; + Ngữ văn dân gian; + Nghệ thuật trình diễn dân gian; + Tập quán xã hội và tín ngưỡng; + Lễ hội truyền thống; + Nghề thủ công truyền thống; + Tri thức dân gian. - Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. + Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. + Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học. + Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. + Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên. + Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học. - Phân loại và xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa: + Phân loại: Di tích lịch sử - văn hóa chia làm 4 loại là Di tích lịch sử (lưu niệm sự kiện, lưu niệm danh nhân; Di tích kiến trúc nghệ thuật; Di tích khảo cổ; Danh lam thắng cảnh. + Di tích lịch sử - văn hóa được xếp thành 3 hạng là di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt. 1.2/ Ý nghĩa của di sản đối với hoạt động dạy học nói chung, dạy học lịch sử địa phương nói riêng Hoàng Thị Thủy – THPT Gia Viễn C 5 Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa cho HS trường THPT Gia Viễn C Di sản là một nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý giá trong dạy học nói riêng, giáo dục nói chung. Vì vậy, sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông có ý nghĩa như sau: - Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh - Giúp học sinh phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức - Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh - Phát triển trí tuệ của học sinh - Giáo dục nhân cách học sinh + Giáo dục tình cảm yêu mến, tự hào về địa phương mình, trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương. + Giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, kế tục sự nghiệp của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương. + Giáo dục ý thức trách nhiệm của HS đối với các di sản văn hóa, lịch sử của địa phương. - Góp phần phát triển một số kĩ năng sống ở học sinh: + Kĩ năng giao tiếp + Kĩ năng lắng nghe tích cực + Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng + Kĩ năng hợp tác + Kĩ năng tư duy phê phán + Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm + Kĩ năng đặt mục tiêu + Kĩ năng quản lí thời gian + Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin - Tạo điều kiện tổ chức quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh một cách hợp lí. 1.3/ Các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Gia Viễn – tỉnh Ninh Bình: Gia Viễn là vùng đất cổ có bề dày lịch sử và giàu truyền thống văn hóa. Huyện Gia Viễn có nhiều di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng như: 1.3.1/ Những di tích - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia: STT Tên gọi Địa điểm Ghi chú 1 Đền Thánh Nguyễn Xã Gia Tiến và Gia Thắng 2 Chùa và động Địch Lộng Xã Gia Thanh 3 Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Xã Gia Phương 4 Động Hoa Lư Xã Gia Hưng 5 Núi chùa Bái Đính Xã Gia Sinh 6 Đình Trùng Hạ Xã Gia Tân 7 Đình Trùng Thượng Xã Gia Tân 8 Chùa Lỗi Sơn Xã Gia Phong 9 Chùa Lạc Khoái Xã Gia Lạc Hoàng Thị Thủy – THPT Gia Viễn C 6 Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa cho HS trường THPT Gia Viễn C 10 Nhà thờ và mộ Nguyễn Bặc Xã Gia Phương 11 Nhà thờ Đinh Huy Đạo Xã Gia Phong 12 Khu vực núi Kiếm Lĩnh Xã Gia Tiến 13 Đình Vân Thị Xã Gia Tân 1.3.2/ Những di tích - văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh: 18 STT Tên gọi Địa điểm Ghi chú 1 Đình và chùa Giá Thượng Xã Gia Hòa 2 Chùa Phúc Hưng và núi Hang Toàn Xã Gia Minh 3 Chùa Hưng Quốc Xã Gia Hưng 4 Chùa Linh Viên Xã Gia Hưng 5 Đình Đông Khê Xã Gia Trung 6 Đình, đền chùa Tập Ninh Xã Gia Vân 7 Đền Thượng Xã Gia Phú 8 Đình Núi Thiện Xã Gia Tân 9 Đền làng Đoan Bình Xã Gia Phú 10 Đình Trai Xã Gia Hưng 11 Đền và chùa Me Thị trấn Me 12 Đền Vò làng Lỗi Sơn Xã Gia Phong 13 Đình làng Đồng Xuân Xã Gia Xuân 14 Đình và chùa Liên Huy Xã Gia Thịnh 15 Đình Kính Chúc Xã Gia Phú 16 Đình thôn Ngô Đồng Xã Gia Phú 17 Nhà thờ Lê Khả Lãng Xã Gia Vân 18 Đình Vũ Nhì làng Vũ Nhì Xã Gia Trấn 2/ Cơ sở thực tiễn: Đặc điểm giáo dục di sản trường THPT Gia Viễn C: - Địa điểm trường THPT Gia Viễn C: Xóm 1 - thôn Lương Sơn - xã Gia Sinh - huyện Gia Viễn - tỉnh Ninh Bình. Hoàng Thị Thủy – THPT Gia Viễn C 7 Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa cho HS trường THPT Gia Viễn C Trường THPT Gia Viễn C trên địa bàn huyện Gia Viễn - Đối tượng học sinh của trường THPT Gia Viễn C: bao gồm học sinh có hộ khẩu thường trú tại 6 xã trên địa bàn huyện Gia Viễn, thuộc khu vực hai bên bờ sông Hoàng Long là các xã: Gia Sinh, Gia Lạc, Gia Minh, Gia Phong, Gia Trung và Gia Tiến. Trong đó, đa số học sinh thuộc các xã Gia Sinh, Gia Lạc, Gia Minh, Gia Phong. Còn lại, các em ở 2 xã còn lại chiếm số lượng ít hơn (do ở vùng tả ngạn sông Hoàng Long, giao thông đi lại khó khăn nên nhiều học sinh ở Gia Trung, Gia Tiến còn học ở trường THPT Gia Viễn A, THPT Gia Viễn B và Trung tâm GDTX Gia Viễn). Phần lớn học sinh ở các lớp đều có khả năng thu thập, tìm kiếm tư liệu (tư liệu sử, tranh ảnh) thông qua hoạt động thực tế, trải nghiệm ở các di tích gần khu vực nơi cư trú. - Về phương tiện dạy học: nhà trường đã lắp đặt mạng Internet ở các phòng tổ, cung cấp đầy đủ máy tính, phòng học có hệ thống máy chiếu phục vụ tốt cho việc tìm kiếm, xử lý nguồn tư liệu và tiến hành bài giảng trên lớp. Với hy vọng lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa thông qua việc khai thác, sử dụng một số di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương sẽ phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, từ đó góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, nên tôi đã chọn đề tài “Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa cho HS trường THPT Gia Viễn C”. II/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1/ Các bước giáo dục di sản văn hóa cho học sinh trường THPT Gia Viễn C: - Bước 1: Giáo viên phải xây dựng kế hoạch giáo dục, soạn giáo án chi tiết, tỉ mỉ dựa trên các tài liệu Hướng dẫn dạy học lịch sử Ninh Bình, tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình - Bước 2: Lập bảng hệ thống về các di sản văn hóa được sử dụng trong bài giảng nội khóa hoặc bài học ngoại khóa. Một số di tích lịch sử - văn hóa được chọn lọc để giáo dục di sản trong lịch sử địa phương cho học sinh trường THPT Gia Viễn C: Căn cứ vào những di tích - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh trên địa bàn huyện Gia Viễn ở trên và dựa vào cơ sở thực tiễn của nhà trường, có thể thống kê được 9 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh thuộc địa phương nơi sinh sống, gần gũi với học sinh trường THPT Gia Viễn C. Cụ thể như sau: TT Tên gọi Địa điểm Ghi chú Hoàng Thị Thủy – THPT Gia Viễn C 8 Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa cho HS trường THPT Gia Viễn C 1 Đền Thánh Nguyễn Xã Gia Tiến và Gia Thắng Di tích lịch 2 Núi chùa Bái Đính Xã Gia Sinh 3 Chùa Lỗi Sơn Xã Gia Phong 4 Chùa Lạc Khoái Xã Gia Lạc 5 Nhà thờ Đinh Huy Đạo Xã Gia Phong 6 Khu vực núi Kiếm Lĩnh Xã Gia Tiến 7 Chùa Phúc Hưng và núi Hang Toàn Xã Gia Minh Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh 8 Đình Đông Khê Xã Gia Trung 9 Đền Vò làng Lỗi Sơn Xã Gia Phong - Bước 3: Trên cơ sở lựa chọn những di sản gắn liền với địa điểm học sinh cư trú, giáo viên phân công học sinh tìm hiểu, sưu tầm, thu thập các nguồn tư liệu có liên quan. Nguyên tắc lựa chọn để nghiên cứu một số di tích lịch sử - văn hóa: + Là một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, gần gũi với đối tượng giảng dạy ở trường THPT Gia Viễn C trên địa bàn huyện Gia Viễn. + Các di tích này khi được đưa vào giảng dạy trong bài lịch sử địa phương Ninh Bình: Bên cạnh di tích tiêu biểu của huyện Gia Viễn, học sinh cần được giới thiệu những di tích tiêu biểu của cả tỉnh Ninh Bình. Vì vậy, số lượng di tích của huyện Gia Viễn không được lựa chọn quá nhiều (chỉ lựa chọn khoảng 2-3 di tích tiêu biểu nhất, có thể là Núi chùa Bái Đính; Đền Thánh Nguyễn). + Với bài học ngoại khóa tìm hiểu về di sản văn hóa địa phương học sinh sinh sống: Không giới hạn số lượng di tích lịch sử - văn hóa, mà có thể tìm hiểu về cả 9 di tích như bảng thống kê như trên. Cần động viên, khích lệ học sinh tham gia hoạt động theo nhóm từng xã. Cụ thể: Nhóm Đơn vị xã Di tích lịch sử - văn hóa Ghi chú (Khoảng cách với trường THPT Gia Viễn C) 1 Gia Sinh Núi chùa Bái Đính 2km 2 Gia Tiến Đền Thánh Nguyễn 5 km Khu vực núi Kiếm Lĩnh 5 km 3 Gia Phong Chùa Lỗi Sơn 3 km Nhà thờ Đinh Huy Đạo 2 km Đền Vò làng Lỗi Sơn 3 km 4 Gia Lạc Chùa Lạc Khoái 1,5 km 5 Gia Trung Đình Đông Khê 2 km 6 Gia Minh Chùa Phúc Hưng 11 km - Bước 4: Thiết kế bài giảng, hoàn thiện hồ sơ dạy học hoàn chỉnh dựa trên kết quả đã thu thập được và xử lý hợp lý các nguồn thông tin tư liệu. - Bước 5: Giáo viên và học sinh cùng tiến hành nội dung bài học trên lớp. - Bước 6: Tổ chức các hoạt động về nhà của học sinh: Liên hệ thực tiễn (suy nghĩ và hành động) của học sinh về di sản văn hóa của địa phương mình. Hoàng Thị Thủy – THPT Gia Viễn C 9 Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa cho HS trường THPT Gia Viễn C 2/ Kết quả thực hiện nội dung giáo dục di sản văn hóa thông qua hoạt động ngoại khóa của học sinh trường THPT Gia Viễn C. Với nội dung ngoại khóa: Khai thác nguồn tư liệu một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu của huyện Gia Viễn – tỉnh Ninh Bình nơi học sinh cư trú và hoạt động chia học sinh thành các nhóm theo đơn vị từng xã. Bằng các phương tiện khai thác tư liệu tự có trên nhiều kênh thông tin khác nhau, các nhóm học sinh đã có kết quả về tư liệu sử và tranh ảnh minh họa về các di tích lịch sử - văn hóa địa phương mình. Cụ thể như sau: 2.1/ Đền Thánh Nguyễn - Xã Gia Tiến và Gia Thắng Từ xưa, người dân Gia Viễn có câu: “Đại Hữu sinh vương, Điềm Dương (Giang) sinh thánh”. Đại Hữu là quê hương của Vua Đinh Tiên Hoàng (nay thuộc xã Gia Phương, Gia Viễn), còn Điềm Dương (Điềm Giang, nay thuộc xã Gia Tiến và Gia Thắng, Gia Viễn) là quê hương của Nguyễn Minh Không - vị Quốc sư đời Lý. Câu phương ngôn này thể hiện niềm tự hào của người dân nơi đây về vùng đất “địa linh nhân kiệt” quê hương mình. Đền Thánh Nguyễn Đền Thánh Nguyễn ở phía bắc trong không gian Hoa Lư tứ trấn Đền Thánh Nguyễn là một ngôi đền cổ thuộc làng Điềm, phủ Tràng An nay là hai xã Gia Thắng, Gia Tiến huyện Gia Viễn , Ninh Bình. Theo sử sách cũ nói về việc lập Kinh đô nhà Đinh, lúc đầu Đinh Bộ Lĩnh “Chọn được chỗ đất đẹp ở Đàm Thôn (Gia Thắng, Gia Tiến ngày nay), muốn xây dựng Đô ở đó, nhưng vì thế đất chật hẹp lại không có lợi về việc đặ hiểm nên vẫn đóng đô ở Hoa Lư”. Chính vùng đất Đàm thôn (hay gọi là Điềm) ấy có Nguyễn Minh Không, là danh nhân được sinh ra trên đất này. Đền được xây dựng trên nền ngôi chùa có tên là Viên Quang do Nguyễn Minh Không lập vào năm 1121. Khi ông mất, nhân dân Đàm Xá biến chùa Viên Quang thành đền thờ Thánh Nguyễn. Đền Thánh Nguyễn được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia tháng 2 năm 1989. Hoàng Thị Thủy – THPT Gia Viễn C 10 [...]... cho việc dạy học di sản ở THPT Học sinh hứng thú hơn khi được tham gia chuẩn bị cho tiết học lịch sử địa phương bằng các kiến thức và nguồn tư liệu mà các em có thể tự sưu tầm hoặc tiếp cận được và thích thú với các hoạt động học ngoại khóa về lịch sử địa phương + Thông qua những kiến thức cơ bản về sử dụng di sản trong các tiết dạy lịch sử địa phương và bằng một bài dạy cụ thể là bài “Di tích lịch... sử ở địa phương - Một số di tích tiêu biểu, gắn với một sự kiện lịch sử của địa phương 2 Tư tưởng, tình cảm: Giáo dục các em lòng yêu mến quê hương, ý thức trách nhiệm bảo vệ những di tích lịch sử của địa phương 3 Kỹ năng: Sưu tầm tài liệu, có phương pháp tìm tòi nghiên cứu và tích cực, chủ động học tập Biết trình bày về nội dung, giá trị của di tích lịch sử - văn hóa II/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY – HỌC:... vệ di tích đó? Hay yêu cầu học sinh viết bài thu hoạch với chủ đề: Trình bày hiểu biết của bản thân về một di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương nơi em sinh sống? Em cần phải làm gì để bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương? Mặt khác, kết hợp với việc thực hiện chủ trương xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” của nhà trường, giáo viên chủ động liên hệ với các Ban quan lý di tích. .. Ninh Bình” – (Lịch sử lớp 11) giúp giáo viên có nhận thức và hướng đi tích cực khi soạn giảng các bài dạy về nội dung giáo dục địa phương - Hướng dẫn học sinh tham gia vào việc xây dựng, cấu trúc nên bài học lịch sử, là một trong những biện pháp hiệu quả góp phần rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện các kỹ năng học tập của học sinh Qua đó sẽ tạo... một phần lí do là vì nguồn tư liệu rất ít hoặc rất khó thu thập - Hướng dẫn học sinh tham gia vào việc xây dựng, cấu trúc nên bài học lịch sử, là một trong những biện pháp hiệu quả góp phần rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện các kỹ năng học tập của học sinh Qua đó sẽ tạo ra hứng thú, hăng say học tập ở các em, có thái độ tích cực đối với môn học. .. Ninh Bình có 78 di tích lịch sử - văn hóa Hoàng Thị Thủy – THPT Gia Viễn C 30 Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa cho HS trường THPT Gia Viễn C tích lịch sử 1 Hoạt động 1: Cả lớp II MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ - GV đưa ra bảng thống kê về TIÊU BIỂU Ở NINH BÌNH một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu ở Ninh Bình - Yêu cầu HS kẻ bảng vào vở, lần lượt cùng... Thủy – THPT Gia Viễn C 29 Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa cho HS trường THPT Gia Viễn C TIẾT 31 (PPCT) LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG 11 Ngày soạn:…/…./… Ngày dạy: …./…./… DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở NINH BÌNH I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1 Kiến thức: HS cần nắm được: - Khái niệm “di tích lịch sử - văn hóa” - Giá trị di tích lịch sử - văn hóa - Khái quát những địa điểm có di tích. .. một số di sản lọc, phân loại được nguồn tư liệu (di quan trọng vào trong bài dạy sản) - Học sinh tiếp cận khối lượng kiến thức - Kiến thức học sinh tiếp cận nặng nề, phong phú, dễ hiểu vì được gắn liền với dàn trải, khó hiểu, kém sinh động, hấp thực tiễn sinh động dẫn - Học sinh được phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức, đặc biệt được - Không thực hiện được giáo dục kỹ năng sống và bản. .. công tác giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả đạt được chưa cao Có thể kể đến một số nguyên nhân như: Nguồn tư liệu về địa phương ở cấp huyện, xã, thôn còn ít hoặc thiếu thiết bị, dụng cụ hỗ trợ giảng dạy lịch sử địa phương như bản đồ, ảnh tư liệu, sa bàn minh họa, băng hình tư liệu nên khi dạy đến các tiết học này, gần như học sinh chỉ được học chay, cộng với... sáng kiến: Khai thác một số di tích lịch sử - văn hóa góp phần giáo dục di sản văn hóa cho HS trường THPT Gia Viễn C II Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Hoàng Thị Thủy Chức danh: TTCM Học vị: Cử nhân Lịch sử Địa chỉ: Trường THPT Gia Viễn C – Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình III Nội dung sáng kiến 1 Giải pháp cũ thường làm - Trong những năm gần đây, học sinh ngày càng xa rời với bộ môn lịch sử Việc học sinh . thu. Hội chùa còn có tục tống thuy n rồng. Thuy n được làm bằng hàng mã, khá lớn. Các nhà sư và hội tế, tay cầm hương, tay cầm cành phan hoặc gậy tích truợng đi quanh thuy n hành lễ. Hệ thống tượng. trị lịch sử, văn hóa, khoa học. + Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thi n nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thi n nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa. Khoái 1,5 km 5 Gia Trung Đình Đông Khê 2 km 6 Gia Minh Chùa Phúc Hưng 11 km - Bước 4: Thi t kế bài giảng, hoàn thi n hồ sơ dạy học hoàn chỉnh dựa trên kết quả đã thu thập được và xử lý hợp lý các

Ngày đăng: 01/05/2015, 20:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đại lễ Phật đản Vesak 2014 tại Chùa Bái Đính

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan