Chu chuyển và cân đối đất đai

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất xã đông cương – thành phố thanh hóa tỉnh thanh hóa giai đoạn 2012 – 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2012 – 2016)” (Trang 53)

III. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ THỰC HIỆN LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

3.6.4. Chu chuyển và cân đối đất đai

Trên cơ sở tổng hợp các loại đất hiện trạng và quy hoạch, sự thay đổi các loại đất được thể hiện trong sơ đồ chu chuyển đất đai và biểu chu chuyển đất đai.

Sơ đồ chu chuyển 434,51ha 3,75ha 4,6ha 193,15ha 44,53ha 48,68ha 3.6.5. Kế hoạch sử dụng đất

Kế hoạch sử dụng đất được chia làm 2 thời kỳ sau: - Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn: 2012 – 2016. - Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn: 2017 – 2020.

Năm 2011 Năm 2020 Tổng diện tích tự nhiên: 680,84ha Tổng diện tích đất tự nhiên: 680,84ha Đất nông nghiệp 438,26ha Đất nông nghiệp 439,11ha

Đất phi nông nghiệp 197,75ha

Đất phi nông nghiệp 197,2ha

Đất chưa sử dụng 44,83ha

Đất chưa sử dụng 44,53ha

Việc lập kế hoạch sử dụng đất nhằm mục đích tổ chức thực hiện phương án sử dụng đất theo giai đoạn cụ thể, làm cơ sở cho việc thu hồi đất, giao đất và cấp đất.

Kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo đủ điều kiện cần thiết cho các nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả cao và theo đúng pháp luật.

Xây dựng kế hoạch sử dụng đất căn cứ vào:

- Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo 2 giai đoạn trên.

- Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2016.

- Kế hoạch phát triển và nhu cầu sử dụng đất của các ngành.

3.6.5.1. Kế hoạch sử dụng đất từ năm 2012 – 2016

* Đất phi nông nghiệp

- Lập kế hoạch cấp đất mới cho 103 hộ. Trong đó:

+ Thôn 2 cho 30 hộ với diện tích 3600m2 lấy từ đất chuyên trồng lúa nước.

+ Thôn 5 cho 33 hộ với diện tích 3960m2 lấy từ đất chuyên trồng lúa nước.

+ Thôn 7 cho 25 hộ với diện tích 3000m2 lấy từ đất chuyên trồng lúa nước.

+ Thôn 10 cho 15 hộ với diện tích 1800m2 lấy từ đất chuyên trồng lúa nước.

- Đất thủy lợi : xây dựng rãnh thoát nước trong khu dân cư vừa xây dựng. Trong đó:

+ Thôn 2 cho 30 hộ dân với chiều dài 240m lấy từ đất chuyên trồng lúa nước.

+ Thôn 5 cho 33 hộ dân với chiều dài 264m lấy từ đất chuyên trồng lúa nước.

+ Thôn 7 cho 25 hộ dân với chiều dài 200m lấy từ đất chuyên trồng lúa nước.

+ Thôn 10 cho 15 hộ dân với chiều dài 120m lấy từ đất chuyên trồng lúa nước.

- Đất giao thông : nhựa hóa 925m đường liên thôn, nâng cấp và cải tạo 1 số đoạn đường đang bị xuống cấp trong quá trình sử dụng.

- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh : xây dựng khu khai thác, chế tác đá mỹ nghệ với diện tích 0,3 ha tại thôn 8, lấy từ đất chuyên trồng lúa nước.

- Đất thể thao: trong giai đoạn quy hoạch xây dựng sân thể thao rộng 2250m2 tại thôn 5 lấy từ đất chuyên trồng lúa nước.

- Đất văn hoá: Quy hoạch xây dựng nhà văn hoá:

+ Thôn 3 với diện tích 350m2, hiện trạng là đất chuyên trồng lúa nước. + Thôn 10 với diện tích 300m2, hiện trạng là đất chuyên trồng lúa nước. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Mở rộng nghĩa địa thôn Thọ Khê với diện tích 0,1 ha, hiện trạng là đất lúa, tại khu vực Đồng Bãi.

- Đất cơ sở giáo dục – đào tạo: quy hoạch xây dựng trường mầm non diện tích 3000m2 tại xóm Chợ.

- Đất cơ sở y tế: tăng số lượng bác sĩ, y tá có chuyên môn để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh trong giai đoạn tới.

- Đất chợ: nâng cấp và cải tạo khu cất giữ hàng hóa của các hộ kinh doanh, bố trí hợp lý hơn các khu vực bán hàng hóa trong chợ .

- Đất bãi rác:

+ Quy hoạch bãi rác thải Thôn 2 với diện tích 0,15 ha, hiện trạng là đất núi đá không có rừng cây.

+ Quy hoạch bãi rác thải thôn 5 với diện tích 0,15 ha, hiện trạng là đất chuyên trồng lúa nước.

- Hình thành các khu vực chuyên sản xuất và cung cấp rau sạch,rau an toàn như rau cải, rau muống, rau mùng tơi… hay các loại rau có chất lượng cao như bí xanh, bí đỏ, ngô bao tử, cà chua bi…cho nhu cầu của người dân trong xã, và phục vụ cho khu vực Thành phố.

- Đối với diện tích đất trồng lúa tại các khu vực như Nước Mạ, Phần Trăm, Mã Vèn, Đồng De.... có thành phần từ thịt nhẹ đến trung bình, thích hợp cho trồng 3 vụ: 2 lúa + 1 màu. Trong đó bố trí loại hình cây trồng là: Lúa xuân – Lúa mùa là chủ yếu, vụ Đông có thể xen canh trồng rau, bí xanh, khoai tây...

- Đất nuôi trồng thủy sản: Quy hoạch 4,6ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng sang nuôi trồng thủy sản ngọt, trong đó:

+ Thôn 8 với diện tích 3,3 ha.

+ Thôn 10 có 2 khu với diện tích khu 1 là 1,16ha khu 2 là 0,14ha. * Đất chưa sử dụng:

Trong giai đoạn quy hoạch chuyển 0,15ha đất núi đá không có rừng cây sang đất bãi thải, xử lý chất thải tại thôn 2.

3.6.5.2. Kế hoạch sử dụng đất từ năm 2017 – 2020

* Đất phi nông nghiệp

- Lập kế hoạch cấp đất mới cho 72 hộ. Trong đó:

+ Thôn 2 cho 20 hộ với diện tích 2400m2 lấy từ đất chuyên trồng lúa nước.

+ Thôn 5 cho 21 hộ với diện tích 2520m2 lấy từ đất chuyên trồng lúa nước.

+ Thôn 7 cho 20 hộ với diện tích 20 hộ 2400m2 lấy từ đất chuyên trồng lúa nước.

+ Thôn Đông Bích 11 hộ với diện tích 1320m2 lấy từ đất chuyên trồng lúa nước.

- Đất thủy lợi: xây dựng rãnh thoát nước trong khu dân cư mới xây dựng, trong đó :

+ Thôn 2 cho 20 hộ dân với chiều dài 160m lấy từ đất chuyên trồng lúa nước.

+ Thôn 5 cho 21 hộ dân với chiều dài 268m lấy từ đất chuyên trồng lúa nước.

+ Thôn 7 cho 20 hộ dân với chiều dài 160m lấy từ đất chuyên trồng lúa nước.

+ Thôn 10 cho 11 hộ dân với chiều dài 88m lấy từ đất chuyên trồng lúa nước.

- Đất cơ sở thể dục – thể thao: trong giai đoạn quy hoạch xây dựng 2 sân thể thao :

+ Sân 1: tại thôn 8 với diện tích 2100m2 lấy từ đất chuyên trồng lúa nước.

+ Sân 2: tại thôn 2 với diện tích 2150m2 lấy từ đất chuyên trồng lúa nước.

- Đất văn hoá: quy hoạch xây dựng 2 nhà văn hóa tại 2 thôn : + Thôn 1 diện tích 250m2 lấy từ đất chuyên trồng lúa nước. + Thôn 7 diện tích 200m2 lấy từ đất chuyên trồng lúa nước. - Đất bãi rác:

+ Quy hoạch bãi rác thải thôn 8 với diện tích 0,15 ha hiện trạng là đất núi đá không có rừng cây.

3.6.6. Đánh giá hiệu quả và các giải pháp

3.6.6.1. Đánh giá hiệu quả của phương án trên 3 mặt

Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Đông Cương, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012 – 2020 nhằm phân bổ đất đai theo mục đích sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ nguồn tài nguyên, hướng tới sự phát triển bền vững. Đồng

thời, tạo ra sự phát triển hài hoà, cân đối giữa các ngành kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của địa phương, phấn dấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.

a. Kinh tế

Với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong giai đoạn quy hoạch cơ cấu đất đai được sử dụng theo chiều hướng tăng tỷ trọng đất công nghiệp, xây dựng, dịch vụ thương mại, giảm tỷ trọng đất nông nghiệp. Đó là cơ sở cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã, dự kiến đến năm 2020 cơ cấu kinh tế của xã là: Nông nghiệp 29,3%, công nghiệp 46,4% và dịch vụ - thương mại là 24,3%. Đồng thời nhịp độ phát triển kinh tế tăng trưởng bình quân 14%/năm đến năm 2020.

Tận dụng khai thác các tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp để bố trí thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

b. Xã hội

Năm 2011, tỷ lệ phát triển dân số của xã là 0,69% là tương đối cao. Năm 2020 tỷ lệ phát triển dân số của xã Đông Cương sẽ giảm xuống còn 0,5%. Khi phương án quy hoạch sử dụng đất xã Đông Cương được thực hiện, với việc chuyển đổi 0,3ha đất lúa để hình thành khu khai thác chế tác đá mỹ nghệ sẽ thuận lợi cho việc mua bán, tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu có tại địa phương, từ đó giải quyết việc làm và làm tăng thu nhập cho người dân 30 – 35 triệu đồng/năm. Như vậy, đời sống của nhân dân được nâng cao, vấn đề việc làm từng bước được giải quyết tránh tình trạng thất nghiệp gây ra các tệ nạn xã hội. Từ đó tạo niềm tin cho nhân dân vào Đảng và Nhà nước.

c. Môi trường

Phương án quy hoạch sử dụng đất được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý. Đồng thời dựa trên các

tiêu chuẩn về quy hoạch sử dụng đất. Từ đó, xây dựng phương án quy hoạch khu dân cư, đất chuyên dùng và các công trình công cộng hợp lý, hài hoà.

3.6.6.2. Các biện pháp, giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

a. Các biện pháp và giải pháp về chính sách và quản lý * Về chính sách

Áp dụng đồng bộ các chính sách về đất đai, cụ thể hoá các điều khoản về luật, các văn bản sau luật cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Tăng cường các nguồn thu từ đất, đặc biệt là dành quỹ đất thích hợp cho đấu giá để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng và phục vụ công tác quản lý đất đai.

- Chính sách đầu tư đồng bộ kết hợp với bố trí các điểm dân cư tập trung theo hướng đô thị hoá.

- Chính sách khuyến khích áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất nhằm bảo vệ tài nguyên đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.

* Về quản lý đất đai

- Tăng cường năng lực quản lý đất đai cho xã, nhằm đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý. Sử dụng đất đai phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với công tác quản lý đất đai.

- Tăng cường tổ chức ngành địa chính đủ mạnh ở tỉnh, huyện cũng như ở cấp xã, đảm bảo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với công tác quản lý đất đai trong giai đoạn tới. Chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và chế độ chính sách cho cán bộ địa chính cấp xã, phường, thị trấn.

- Đầu tư thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng để bù đắp sản lượng nông sản do một phần đất nông nghiệp chuyển sang sử dụng vào mục đích khác.

- Nghiên cứu chuyển giao các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt để thực hiện thành công việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hoá và tăng giá trị sản phẩm trên 1 ha canh tác.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục mọi người dân sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bảo vệ môi trường.

PHẦN III

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

3.1. KẾT LUẬN

Quy hoạch sử dụng đất xã Đông Cương, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 được xây dựng trên cơ sở luật đất đai 2003. Các nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng kinh tế, xã hội của xã, các định hướng mục tiêu phát triển của các ngành trong toàn huyện. Đồng thời đánh giá quy hoạch sử dụng đất của xã kỳ trước, nghiên cứu các dự án quy hoạch phát triển của Trung ương, tỉnh và của huyện trên địa bàn xã.

Phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết của xã được xây dựng với mục tiêu khai thác hợp lý tài nguyên đất đai, đem lại hiệu quả kinh tế cao, phục vụ lợi ích con người cũng như đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Các loại đất được phân bổ sử dụng hợp lý, cân đối giữa các ngành và các mục đích sử dụng phù hợp với nhu cầu phát triển của từng giai đoạn từ việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp và cơ cấu sử dụng đất cho các ngành kinh tế xã hội khác, góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất và thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển liên tục, bền vững. Từng bước cải thiện đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân, góp phần củng cố chính quyền cơ sở vững mạnh và không ngừng nâng cao uy tín của Đảng và chính quyền cơ sở.

3.2. ĐỀ NGHỊ

Do đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất mang tính biến động cao nên 5 năm cần phải rà soát, điều chỉnh phương án đảm bảo tính khả thi cho từng vùng, từng khu vực. Cần chỉ đạo và kiểm tra sát xao việc thực hiện quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho từng năm để phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết của xã có tính khả thi và hiện thực.

Đề nghị cấp tỉnh quan tâm hỗ trợ giúp đỡ về kinh phí, khoa học kỹ thuật và các chủ trương chính sách để xã Đông Cương thực hiện phương án : “ Quy hoạch sử dụng đất xã Đông Cương giai đoạn 2012 – 2020” đạt hiệu quả cao.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ...1

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ ĐÔNG CƯƠNG ...2

2.1 Mục đích...2

2.2 Yêu cầu...2

III. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ THỰC HIỆN LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ ĐÔNG CƯƠNG...2

3.1 Căn cứ pháp lý...2

3.2 Cơ sở thông tin số liệu, tư liệu bản đồ...3

PHẦN I...4

TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT...4

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT...4

1.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất...4

1.1.2. Mối quan hệ giữa quy hoach sử dụng đất với các loại hình quy hoạch khác...5

1.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT...8

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...9

1.3.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới...9

1.3.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trong nước...11

1.3.3. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở tỉnh Thanh Hóa...14

1.3.4. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở Thành phố Thanh Hóa...15

PHẦN II...16

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...16

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI...16

2.1.1. Điều kiện tự nhiên...16

2.1.2. Các nguồn tài nguyên...18

2.1.3. Thực trạng môi trường...20

2.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên...20

2.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội...20

2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI...29

2.2.1. Tình hình quản lý đất đai...29

2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2011...31

2.2.3. Biến động đất đai...33

* Nguyên nhân biến động...35

2.3. Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của tiềm năng đất đai so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ của địa phương...35

2.3.1. Tiềm năng đất đai cho phát triển nông nghiệp...36

2.3.2. Tiềm năng đất đai cho sự phát triển các khu công nghiệp...36

2.4. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch kỳ trước...37

2.5. Xác định phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và phương hướng sử dụng đất...38

2.5.1. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội...38

2.5.2. Phương hướng sử dụng đất...40

2.6. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất...41

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất xã đông cương – thành phố thanh hóa tỉnh thanh hóa giai đoạn 2012 – 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2012 – 2016)” (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w