Nhóm giải pháp về quy trình, nghiệp vụ trong hoạt động thanh tra chuyên ngành.

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục của địa phương (Trang 28 - 31)

3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục của địa phương.

3.3.Nhóm giải pháp về quy trình, nghiệp vụ trong hoạt động thanh tra chuyên ngành.

hợp tác, đóng góp xây dựng tổ chức thanh tra ngày càng vững mạnh.

- Biên chế:

Căn cứ vào số lượng các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục để tăng cường biên chế cho Thanh tra Sở GD&ĐT để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Đặc biệt với tình hình phân cấp hiện nay, cần bổ sung các biên chế thanh tra có trình độ thanh tra các cơ sở đại học, trung cấp chuyên nghiệp.

Quy định chức danh Thanh tra viên cho cán bộ phụ trách thanh tra thuộc Phòng GD&ĐT và các Thanh tra viên này thuộc biên chế của thanh tra cấp huyện. Trước mắt khi chưa có quy định chức danh Thanh tra viên cho cán bộ làm công tác thanh tra của Phòng GD&ĐT thì cơ quan có thẩm quyền phải bố trí, sắp xếp các cán bộ này làm công tác chuyên trách không kiệm nhiệm công tác khác và phải không thường xuyên luân chuyển. Đối với hoạt động thanh tra tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp chỉ xem là hoạt động kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng.

Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, Luật Tố tụng hình sự đã quy định chức năng, nhiệm vụ của Thư ký Tòa án, pháp luật về thanh tra cũng cần có quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của Thư ký Đoàn thanh tra để nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn thanh tra.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Trưởng đoàn thanh tra phải rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, để có những lập luận chặt chẽ, sắc bén khi phát biểu trước đối tượng thanh tra và khi soạn thảo dự thảo Kết luận thanh tra. Cần tranh thủ ý kiến của đoàn thể quần chúng nơi thanh tra để củng cố thêm chứng cứ và nhận định cho chính xác khách quan.

Đối với lực lượng Cộng tác viên thanh tra, khi trưng tập thì phải chú ý đến về trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với từng đối tượng, nội dung thanh tra, bên cạnh đó yêu cầu về thời gian công tác là rất cần thiết bởi qua đó thể hiện sự tích lũy những kinh nghiệm về mọi mặt. Hơn nữa, Sở, Phòng GD&ĐT phải có chỉ đạo thủ trưởng quản lý trực tiếp các Cộng tác viên thanh tra phải tạo mọi điều kiện cho Cộng tác viên thanh tra tham gia các đợt thanh tra. Khi lập trưng tập Cộng tác viên thanh tra Sở, Phòng GD&ĐT phải có sự sàng lộc lại trước khi ra quyết định bổ nhiệm, trưng tập. Bổ sung thêm cho đội ngũ Cộng tác viên thanh tra của địa phương gồm các cán bộ, giáo viên của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đóng trên địa bàn.

3.3. Nhóm gii pháp v quy trình, nghip v trong hot động thanh tra chuyên ngành. chuyên ngành.

- Người tổng hợp báo cáo kết quả thanh tra phải đọc và phân tích biên bản thanh tra của các thành viên tại đơn vị được thanh tra để kịp thời yêu cầu các thành viên thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan trong biên bản thanh tra. Như vậy, khi tổng hợp làm báo cáo kết quả thanh tra sẽ có cơ sở phân tích, đối chiếu để đưa ra các kết luện, kiến nghị chính xác, chặt chẽ.

- Đội ngũ Cộng tác viên thanh tra cần nghiên cứu kỹ các văn bản về công tác thanh tra, hướng dẫn nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thực hiện đổi mới chương trình các môn học thuộc các cập học, bậc học và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác để có thể vận dụng linh hoạt các quy định của pháp luật khi xử lý các tình huống. Đồng thời nghiên cứu tình hình thực tế của đối tượng thanh tra, những yêu cầu cụ thể về trình độ nghiệp vụ của Cộng tác viên thanh tra phù hợp với đặc điểm của đơn vị để điều động.

- Để nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra, phải nâng cao chất lượng, trách nhiệm của Thư ký đoàn thanh tra. Đưa chương trình đào tạo Thư ký Đoàn thanh tra vào nội dung chương trình giảng dạy của trường cán bộ thanh tra. Cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cập nhật bổ sung các kiến thức mới cho cán bộ làm Thư ký Đoàn thanh tra. Trước khi phân công nhiệm vụ cho thành viên Đoàn thanh tra làm Thư ký Đoàn cần lựa chọn cán bộ đủ phẩm chất, năng lực hoàn thành nhiệm vụ. Đối với những cán bộ làm Thư ký Đoàn thanh tra giỏi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cần được động viên, khen thưởng kịp thời.

- Kết luận thanh tra có chất lượng sẽ giúp các kiến nghị trong kết luận thanh tra được thực hiện một cách nghiêm túc, đạt hiệu quả. Để thực hiện được cần gắn với các giải pháp:

Trưởng đoàn thanh tra phải rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, để có những lập luận chặt chẽ, sắc bén khi soạn thảo dự thảo Kết luận thanh tra. Cần tranh thủ ý kiến của đoàn thể quần chúng nơi thanh tra để củng cố thêm chứng cứ và nhận định cho chính xác khách quan.

Kết luận thanh tra phải bảo đảm các yêu cầu mà cuộc thanh tra đòi hỏi. Nội dung Kết luận thanh tra phải chặt chẽ, rõ ràng, phản ánh đánh giá tình hình một cách khác quan, trung thực. Nội dung trình bày phải ngắn gọn rõ ràng, dùng câu từ chặt chẽ, dễ hiểu và phù hợp với tính chất, lĩnh vực công tác mà cuộc thanh tra hướng tới. Những vấn đề kết luận phải là những vấn đề được kiểm tra, xem xét, có chứng cứ chính xác.

Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, tổ chức, cơ quan phải thực sự quan tâm đến công tác tổ chức thực hiện các kết luận thanh tra. Coi đây là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng và cần thiết, góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của

pháp luật. Thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục thường xuyên rà soát và đề xuất các biện pháp để tổ chức thực hiện nghiêm túc các kiến nghị còn chưa thực hiện được trong Kết luận thanh tra thuộc trách nhiệm quản lý của mình.

Cơ quan thanh tra giáo dục phải tăng cường hơn nữa trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác thanh tra, bố trí cán bộ chuyên môn làm công tác theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện các Kết luận thanh tra. Chủ động tham mưu giúp thủ trưởng quản lý cùng cấp thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau thanh tra đồng thời phải đề xuất các biện pháp tháo gỡ đối với các kết luận, kiến nghị có vướng mắc trong quá trình tổ chức, thực hiện.

Đối với các Đoàn thanh tra, trong quá trình thực hiện cuộc thanh tra cần xác minh, làm rõ các nội dung thanh tra để kết luận, kiến nghị thanh tra đảm bảo rõ ràng, có tính khả thi đặc biệt phải xác định rõ trong kết luận thời gian phải thực hiện các kiến nghị thanh tra. Sau thời gian đó phải tổ chức kiểm tra kết quả việc thực các kiến nghị thanh tra để có biện pháp cụ thể đối với các đối tượng không chấp hành. Xử lý nghiêm các đối tượng không thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra.

Thực hiện việc công khai kết luận thanh tra theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010. Đồng thời đánh giá công khai kết quả thanh tra đánh giá về hoạt động chuyên môn, hoạt động sư phạm của nhà giáo với Ban Giám hiệu, tổ trưởng các tổ chuyên môn; đưa ra ý kiến tư vấn, thúc đẩy cho từng cá nhân, từng tổ chuyên môn; Trưởng đoàn Thanh tra tổng hợp các nội dung thanh tra về đội ngũ, cơ sở vật chất, thực hiện kế hoạch phát triển chất lượng giáo dục, công tác quản lý của thủ trưởng đơn vị để đánh giá công khai trước tập thể đối tượng được thanh tra về những mặt mạnh, những vấn đề chưa tốt hoặc còn tồn tại và có ý kiến tư vấn, thúc đẩy, kiến nghị đối với đối tượng thanh tra. Việc đánh giá công khai của Đoàn thanh tra trước đối tượng thanh tra sẽ tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện kết luận thanh tra cũng như trong việc khắc phục những hạn chế và phát huy những mặc tích cực đã làm được.

- Khi thanh tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên nên phân công cứ 02 Cộng tác viên thanh tra, thanh tra đánh giá sư phạm một giáo viên. Như vậy, sẽ đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá kết quả dự giờ, xếp loại tư vấn, thúc đẩy, tránh được hiện tượng e dè, nể nang khi đánh giá đồng nghiệp.

- Các Đoàn thanh tra phải cử cán bộ có năng lực để giám sát các hoạt động của thành viên Đoàn thanh tra đặc biệt là đối với các Cộng tác viên thanh tra trực tiếp thanh tra đối với các hoạt động giảng dạy.

- Xử lý các hành vi vi phạm trong quá trình thanh tra: Khi xử lý các hành vi phạm phát hiện qua quá trình thanh tra, tùy theo từng hành vi vi phạm cụ thể có hình thức công khai trong toàn ngành.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, quản lý nhà nước, nghiệp vụ thanh tra cho đội ngũ cán bộ thanh tra địa phương. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thanh tra, thống nhất với thủ trưởng các đơn vị trường học về thời gian bồi dưỡng, để tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên là Cộng tác viên về thời gian, chế độ…Đánh giá tổng quan về lực lượng Cộng tác viên thanh tra để xác định nội dung bồi dưỡng sát với nhu cầu sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Tạo điều kiện cho lực lượng Cộng tác viên thanh tra trực thuộc các Phòng GD&ĐT tham gia các Đoàn Thanh tra của Sở tổ chức ở trong địa bàn tỉnh, thanh tra viên, Cộng tác viên thanh tra của các Sở GD&ĐT tham gia các hoạt động thanh tra của Bộ GD&ĐT để học tập ngiệp vụ, rút kinh nghiệm trong quá trình thanh tra. Đồng thời thanh tra giáo dục của địa phương cần chủ động để tổ chức các đợt học tập kinh nghiệm giữa các tỉnh với nhau nhằm phát huy, nhân rộng những mặt đã làm được và tìm giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém trong hoạt động thanh tra giáo dục của địa phương.

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục của địa phương (Trang 28 - 31)