Những hạn chế

Một phần của tài liệu nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp tập đoàn fpt. thực trạng vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển. (Trang 57 - 64)

2.3.2.1 Hạn chế trong văn hóa đồng phục FPT

Đối với tập đoàn FPT sự sáng tạo được khuyến khích không những trong công việc mà sự sáng tạo trong trang phục cũng khá đặc sắc. Nhân viên cố tình hiểu sai hoặc không tuân theo quy tắc ăn mặc của công ty. Đối với những người thích thay đổi

thì trang phục công sở truyền thống và ít kiểu cách sẽ nhanh chóng khiến họ cảm thấy chán và không phù hợp.

2.3.2.2 Hạn chế trong văn hóa ứng xử tại công ty

Từ lâu, cãi vã trong tập đoàn FPT đã được coi như chuyện thường tình. Nhiều bài viết của nhân viên tập đoàn còn ca ngợi việc này. Thậm chí một số người còn được ca tụng vì có khả năng ... chửi hay!

Trong hơn hai thập niên, FPT vẫn được coi là một công ty tiên phong trong việc tạo ra văn hóa doanh nghiệp. Những nhà sáng lập công ty cho biết họ được cổ vũ bởi tinh thần "tự do, bình đẳng, bác ái" của cách mạng Pháp.

Tuy nhiên, sự tự do đó thường đi quá giới hạn và hình như bị hiểu sai ý nghĩa. Tại các kỳ hội nghị chiến lược của tập đoàn, cãi vã là chuyện "cơm bữa". Kịch bản thường thấy là một lãnh đạo đang thuyết trình thì bất thình lình bị các thành viên khác truy vấn và phản biện.

Sau đó, người diễn giả thường chuyển sang trạng thái phòng thủ. Phải mất một thời gian, phòng họp mới trật tự để vị diễn giả đó tiếp tục nói theo mạch cũ của mình.

Tệ hơn, hai bên có thể tìm cách công kích lại ý kiến của nhau. Khi đó phần thuyết trình trở nên rời rạc và không có trọng tâm hoặc cuộc cãi vã đi quá xa.

Gần đây, việc văng tục có chiều hướng giảm đi, song thói quen cắt ngang lời người khác và to tiếng vẫn ăn sâu vào nhiều lãnh đạo FPT.

Những người thích ngắt lời người khác nhất lại chính là các sếp lớn. Họ thường nói với tông giọng cao, âm lượng lớn, tốc độ nhanh còn tay chân thì chỉ chỏ khiêu khích.

Tháng 1 năm 2010, một lãnh đạo có thâm niên ở FPT đã rời khỏi công ty. Lí do đưa ra là không hợp với tổ chức. Tuy nhiên, trước đó anh đã có những trận chiến nảy lửa trên mail đàn công ty.

"Không thể nói là các sếp không có kĩ năng làm việc tập thể. Nhưng những gì họ thể hiện thì hình như không đúng lắm với tiêu chí Tôn trọng - Đổi mới - Đồng đội", lời một diễn giả về kĩ năng mềm đang làm việc tại FPT.

Tuy nhiên, đây là một trong nhiều nguyên nhân khiến nhân viên rời bỏ FPT. Họ cảm thấy không quen được với lối tranh luận căng thẳng này.

Nguyên nhân là nhiều người FPT chưa hiểu về văn hóa phản biện, sinh ra tật "đốp chát" lẫn nhau. Nhiều lãnh đạo vẫn nhầm lẫn giữa phê bình mang tính xây dựng

và phê bình chỉ trích. Nhiều người dường như còn "nhầm lẫn" giữa phản biện và ném đá.

Một chủ trương khác trong xây dựng văn hóa FPT là đối xử với nhân viên và khách hàng bình đẳng. Điều đó dẫn đến tác dụng phụ là khách hàng có thể bị lôi vào những cuộc đôi co với nhân viên và bị coi thường.

Lối cư xử này đã tồn tại trong FPT từ ngày mới thành lập. Nhân viên được nhận vào FPT coi đó là một phần văn hóa và bị cuốn theo. Cấp dưới học cấp trên; người đến sau học người đến trước.

Điều này đã tạo nên thế “găng” , làm cho quan hệ giữa nhân viên với sếp, giữa các thành viên trong cuộc họp trở nên xấu đi. Đặc biệt, có thể dẫn đến cấp dưới không có sự tôn trọng đối với cấp trên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà nhân viên rời bỏ tổ chức mà ra đi.

2.3.2.3 Hạn chế trong văn hóa thẩm mỹ - Văn hóa STCo

Từ lâu, hình ảnh FPT đã gắn với một môi trường trẻ, đoàn kết, năng động, hài hước- nơi mà mỗi thành viên đều có thể phát huy tính sáng tạo, kỹ năng tổ chức trong mọi hoạt động . Ở FPT vẫn luôn có cái tôi đặc trưng cho văn hoá doanh nghiệp, và công ty rất chú trọng điều này. Văn hóa STCo tuy có một khởi đầu mới mẻ và sáng tạo, là sản phẩm của thế hệ FPT đầu tiên đã tạo nền móng cho văn hóa FPT. Thế nhưng, ranh giới giữa sự sáng tạo quá mức và chuẩn mực của hệ thống đạo đức thường rất mong manh. Chính vì thế mà nhiều bài hát, nhiều hoạt động của họ mang tính chất văn hoá đặc thù nhưng lại cũng dễ rơi sang phía bên kia của sự phản cảm .Văn hóa STCo phù hợp với môi trường cũ, điều kiện cũ khi FPT còn là một tập thể nhỏ. Song không thể phủ nhận những ảnh hưởng tốt của STCo tới FPT trong suốt thời gian qua, không chỉ làm thỏa mãn người nội bộ mà còn trở thành một bản sắc riêng được người ngoài ghi nhận.

Tuy nhiên, gần 20 năm qua, văn hóa FPT như một đoàn tàu nối thêm toa, càng ngày toa cuối càng xa toa đầu, gắn kết càng lúc càng rời rạc, văn hóa STCo mới chỉ dừng lại ở mức vui chơi và ngày càng bị mai một với biến thể ngày càng xa mục đích đề ra ban đầu của FPT.Minh họa cho điều này đó là sự kiện trong lễ hội ngày 13/9 được tổ chức để kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Công ty (13/9/1988) đang gây xôn xao trong dư luận. Lễ hội có rất nhiều chương trình vui chơi giải trí đặc biệt khuyến khích sự sáng tạo đột phá, thể hiện cái mới "không giống ai", tạo nên phong cách FPT.

Nhưng thật bất ngờ khi tiết mục “đặc biệt” kinh dị đến kinh hoàng diễn ra trước cả nghìn khán giả, nay đã phát tán trên mạng, làm xấu đi một hình ảnh FPT đó là màn biểu diễn của hai sinh viên nam múa nude (múa khỏa thân) trong hội diễn văn nghệ STCo.

Hình 2.14: Biểu diễn múa- Hội diễn STCO – Nguồn Ban Văn hóa Đoàn thể FPT

Những hình ảnh này không hề phù hợp với văn hóa Việt Nam. Dù FPT có ngụy biện đó là mô phỏng trang phục theo phim hài của Anh hay tìm kiếm một cách thể hiện sáng tạo thật khác biệt đi chăng nữa thì hiện tượng ấy cũng đã gây nên sự phản cảm, phản thẩm mỹ, phi văn hóa. Một sự lệch lạc về văn hóa, trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống đẹp đẽ của ông cha. Chúng ta hội nhập để tiếp nhận thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại là rất tốt, nhưng phải giữ được giá trị văn hóa tốt đẹp của Việt Nam. Nếu không, sẽ đánh mất chính mình. Khi ấy, làm sao có được bản lĩnh hội nhập với thế giới?. Hành động này không thể hiện được nếp sống văn hoá trong công ty của họ, nhất là tại một lễ kỷ niệm lớn. Nếu diễn ra trong không gian nhỏ, ví dụ ở phòng vũ hội với số lượng người ít hơn thì cũng cần xem xét chứ nói gì đến đám đông trong buổi liên hoan lớn.

Không chỉ múa khỏa thân, nhiều năm nay, FPT lưu truyền những ca khúc tự chế phần lời trên giai điệu các bài hát nổi tiếng hoặc xuyên tạc thơ, kể cả thơ của Bác, trong cuốn "STCo tuyển tập", thường được người trong FPT coi là "Sách đỏ FPT". Cuốn sách lưu hành trên mạng internet, nhiều bài được cán bộ, nhân viên FPT mang ra diễn xướng vào những dịp lễ, hội của mình, có những câu thơ làm méo mó cả lời tựa cuốn Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh như: “Thân thể ở trong da, tinh thần ở ngoài

da / Muốn nên sự nghiệp lớn, ta phải năng la cà”. Hay ở phần FPT truyện có bài

viết “Tuyên ngôn của những con dân FHO” của tác giả Vũ BM - Thịnh HD. “Tác phẩm” này được mở đầu như sau:

“Hỡi đồng bào HO!

Tất cả mọi đội bóng đều có quyền bình đẳng, thể thao đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được đá bóng, quyền tự do mua bán cầu thủ và quyền được vô địch!”.

Lời bất hủ ấy được quy định rõ ràng trong điều lệ số 1309 của FIFA. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: Tất cả các đội bóng ở FPT khi thành lập đều có quyền bình đẳng, quyền họp báo và được sung sướng mỗi khi hạ gục đối thủ.

Thế mà mấy năm nay, các chi nhánh cậy thế người đông như quân Mông, tuyển chọn những cầu thủ với thể hình như võ sĩ quyền anh để đàn áp, chèn ép HO ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo, chính nghĩa và tinh thần thể thao: Vui là chính!”...

Và kết như thế này:

“Một đội bóng từng phải gom 6 bộ phận mới đủ quân, đã có lúc một cầu thủ U40 tuổi vẫn thi đấu hết mình trong trận khai mạc, một đội bóng dù chưa có trang phục đồng bộ nhưng vẫn có đội cổ vũ rất chuyên nghiệp. Đội bóng đã gan góc, anh hùng vượt qua tất cả các hạt giống, đội bóng ấy phải được vinh danh, đội bóng đó phải được hâm mộ!

Vì những lí lẽ trên, chúng tôi, đội bóng của HO trịnh trọng tuyên bố rằng:

HO có quyền chiến thắng và đoạt chức vô địch, và sự thật là chúng ta đang là đương kim vô địch. Mùa giải 2008, toàn bộ nhân dân HO, từ cầu thủ tới người hâm mộ quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, chức vụ và tiền bạc để tiếp tục chiến thắng và giữ cho được chiếc cúp vô địch ấy”.

(Trang 479 của cuốn sách “FPT – Sử kí 20 năm”)

Đọc những dòng này, bất cứ ai cũng nhận ra nó được “chế” từ bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chủ tịch. Tuy rằng bản xuyên tạc này chỉ nói về bóng đá và ngôn từ cũng được viết... phải chăng, chứ không thô thiển và bậy bạ như những “tác phẩm” chế “made in FPT” khác, nhưng chắc chắn, nhiều người sẽ phẫn nộ khi biết điều này. Bởi “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chủ tịch là thiêng liêng. Biết bao xương máu của cha ông đã đổ xuống để có ngày độc lập, để bản Tuyên ngôn độc lập ấy được vang lên. Vậy nên bất cứ sự xúc phạm nào, dù là nhỏ nhất tới bản Tuyên ngôn độc lập ấy, cũng sẽ làm người ta đau lòng, đặc biệt là các cựu chiến binh, những mẹ Việt Nam anh hùng, những người vợ, người con của liệt sĩ.

nhất và cũng là bài hát đầu tiên trong các tuyển tập Sách đỏ FPT... Đây là bài nhạc chế theo bài "Đoàn Vệ quốc quân" của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu...thực chất là điều nhố nhăng, phản văn hóa. Có thể những nhóm người này tưởng hành vi đó là hay, sáng tạo để tiêu khiển, giải trí. Họ muốn nghĩ ra những cái mới, những trò hay nhưng không sáng tạo nổi đành phải dựa vào các tác phẩm lớn để gây cười khiến mình nổi bật. Điều này cũng giống như một người đi giữa đường muốn thiên hạ chú ý nên bôi than lên người.

Không thể chỗ nào cũng cười cợt, trêu đùa được. Đưa các ca khúc xuyên tạc, bóp méo, dung tục lan truyền trong cộng đồng rộng lớn là cách xử sự chưa văn hóa, gây ô nhiễm xã hội.

FPT là một thương hiệu lớn, một đơn vị kinh tế mạnh, một hiện tượng kinh tế thời mở cửa, đặc biệt khi FPT là một tập đoàn viễn thông lớn, phải đi đầu về văn hóa, văn minh trên mạng, nhưng qua hai sự kiện vừa qua FPT đã gây ra một cú sốc về văn hóa cho đại đa số người dân Việt Nam.

Điều đó đã khiến cho BTC hội diễn FPT bị Cục Nghệ thuật biểu diễn và Thanh tra Bộ VHTTDL, Thanh tra Sở VHTTDL Hà Nội xử phạt hành chính về 2 hành vi: Tự tiện thay đổi nội dung; thêm bớt lời ca và mặc trang phục không phù hợp với thuần phong mỹ tục VN.

Có rất nhiều lời phê bình, chỉ trích đối với hai sự kiện trên. Chẳng hạn như hai nhận xét sau: “Theo tôi thì những hành động của FPT hết sức quá đáng, cho dù dưới bất kì lời biện hộ gì đi nữa, và cho dù họ có những cống hiến về vật chất gì cho đất nước đi chăng nữa thì cũng không được làm như vậy; Họ phải biết rằng mình sinh ra từ đâu chẳng lẽ họ định phá hoại văn hoá 4000 năm của dân tộc”.

Cú sốc vừa qua đã gây bất bình trong dư luận. Lâu nay, FPT được tiếng khuyến khích năng động và sáng tạo nhưng rõ ràng ở đây là sự lố bịch! Mọi người sẽ có cái nhìn mới về văn hóa FPT, liệu hình ảnh và uy tín của FPT trong lòng của mọi người có còn được như trước kia hay không?

2.3.2.4 Hạn chế về văn hóa giáo dục

Giáo dục là một quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần thiết về tự nhiên và xã hội cũng như những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho cuộc sống. Để có một đội ngũ nhân viên có chât lượng cao, tập đoàn FPT đã mở rộng chuyên sâu vào lĩnh

vực giáo dục, đào tạo nội bộ nhằm tìm kiếm nhân tài cho công ty cũng như đưa văn hóa công ty vào trong ý thức của mỗi nhân viên ngay từ đầu. Vì vậy mà trường ĐH FPT ra đời và đã gây những tiếng vang lớn và đạt đươc nhiều thành công. Mục tiêu của Trường ĐH FPT là đào tạo ra người có thể làm việc ngay trong ngành CNTT ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Có ba khác biệt cơ bản giữa chương trình đào tạo của FPT so với các chương trình đào tạo công nghệ thông tin ở các trường ĐH hiện có ở Việt Nam.

Đào tạo trong ĐH FPT định hướng nghề nghiệp (không định hướng hàn lâm). Đào tạo trong FPT định hướng quốc tế hóa đảm bảo cho sinh viên sau khi ra trường có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Vì thế toàn bộ nội dung chuyên môn sẽ được giảng dạy bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật.

ĐH FPT có một lợi thế đặc biệt cho phép sinh viên tiếp cận với thực tiễn ngay trong thời gian học ĐH thông qua việc thực hành, thực tập trong môi trường sản xuất kinh doanh của tập đoàn FPT. Sinh viên học tập tại đây sẽ có một đảm bảo chắc chắn về công việc sau khi tốt nghiệp.

Trong năm 2009, đại học FPT đã công bố chương trình tài chính cho sinh viên “Cùng bạn đầu tư”, sẽ dành quỹ đầu tư trị giá 10 tỷ đồng để đầu tư học phí cho khoảng 100 sinh viên trúng tuyển vào học. Điều này đồng nghĩa với việc FPT đang chấp nhận rủi ro.

Hình thức này sẽ giúp cho những người thu nhập thấp có cơ hội học tập trong những môi trường đòi hỏi chi phí cao mà không phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế gia đình. Với chương trình này, sinh viên không phải phụ thuộc vào lãi suất ngân hàng, không phải lo lắng vấn đề trả nợ sẽ ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống, sinh hoạt của mình bởi mức chi trả hàng năm không đáng kể.

Tuy nhiên, liệu sinh viên khi ra trường đi làm, nhà trường có quản lý được họ để đảm bảo việc hoàn trả vốn vay? Ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Đại học FPT, cho biết nhà trường sẽ quản lý sinh viên ra trường đi làm theo mã số thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp sinh viên đang học nửa chừng rồi nghỉ, học không nổi, hoặc khi tốt nghiệp lại ra nước ngoài làm việc thì sao? Ông Tùng khẳng định: “Đây là chương trình đầu tư cho tương lai mà chúng tôi đang tin tưởng sẽ sinh lợi tốt. Tất nhiên, đầu tư thì phải chấp nhận có những rủi ro nhất định. Nhưng nhà trường tin tưởng vào sinh viên và sẽ có những hình thức tuyển lựa đối tượng sinh viên thật tốt.

Một phần của tài liệu nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp tập đoàn fpt. thực trạng vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển. (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w