trung giành chiến thắng, đạt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận. Nơi doanh nghiệp hướng ngoại và kiểm soát.
A: Kiểu sáng tạo, người quản lý giàu trí tưởng tượng, đổi mới, cải tiến liên tục. Nơi doanh nghiệp hướng ngoại và linh hoạt.
Công cụ định lượng này sẽ giúp các giám đốc và giám đốc nhân sự nhận diện được văn hóa doanh nghiệp của mình một cách chính xác. Nếu hiểu và biết vận dụng công cụ đo lường VHDN, chúng ta có thể định hướng và xoay chuyển được văn hoá đó theo hướng có lợi cho tổ chức.Vd: Doanh nghiệp mới ra đời có thể tập trung hướng "tính cách" của mình vào mảng M để phát triển nguồn khách hàng, doanh nghiệp đang khủng hoảng có thể hướng tính cách vào mảng "C-H" để củng cố hoạt động nội bộ. Một khi VHDN được xác định, toàn công ty sẽ cùng hướng về một phía, tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng lớn.
Tập đoàn FPT là doanh nghiệp phân phối, bán lẻ phát triển khá mạnh và linh hoạt, với mục tiêu mở rộng thị trường trong thời gian tới thì nên chú trọng hướng “tính cách” của mình vào mảng M và A để phát triển nguồn khách hàng.
Ngoài ra văn hoá doanh nghiệp sẽ tự phát thay đổi theo chu kỳ phát triển của công ty. Mỗi khi một trong các yếu tố cấu thành thay đổi thì văn hoá sẽ tự động thay đổi theo. Vì vậy, nếu chúng ta chủ động định hướng cho văn hoá thay đổi thì nó sẽ thay đổi theo ý muốn của mình, còn không làm gì thì văn hoá doanh nghiệp vẫn tồn tại và thay đổi một cách tự phát ngoài ý muốn của ta. Là người chủ hoặc người điều hành doanh
nghiệp ta phải định hướng văn hoá cho doanh nghiệp mình theo đúng cái mà mình mong muốn, có như vậy mới kiểm soát được hướng đi đúng và có những sách lược phù hợp với văn hoá của chính công ty mình.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu vấn đề VHDN cả lý luận và thực tế, có thể khẳng định một lần nữa vai trò cực kỳ to lớn của VHDN với bất kỳ tổ chức nào. Nó là sợi dây liên kết và nhân lên nhiều lần giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ, nó chuyển hóa năng lượng tinh thần vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sau một thời gian tồn tại và phát triển, Tập Đoàn FPT đã nhận thức và từng bước xây dựng cho mình những giá trị văn hóa mạnh và có tính đặc trưng. Thông qua việc nghiên cứu vấn đề này tại công ty, hy vọng sẽ có một cái nhìn sâu hơn về VHDN tại công ty, trang bị được nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vai trò của nó để từ đó tìm ra những biện pháp thích hợp nhất nhằm duy trì và phát triển VHDN tại công ty.
Trong thời gian nghiên cứu, nhận thấy rằng mặc dù đã có những thành tựu rất đáng ghi nhận song nét văn hoá doanh nghiệp của Tập đoàn FPT chưa đạt tới sự hoàn thiện, còn có những thiếu sót gây tranh cãi trong công chúng; nhưng chúng ta không thể phủ nhận ảnh hưởng của FPT đối với giới trẻ, đặc biệt là nhân viên của chính FPT. FPT đã, đang và sẽ hướng tới sự hoàn thiện trong nền văn hóa của mình. Vậy nên, em đã chọn đề tài “ Nghiên cứu văn hoá doanh nghiệp tại Tập đoàn FPT - Thực trạng
vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển” làm đề tài nghiên cứu khoa học, với mong muốn đóng góp một phần ý kiến của mình để đem lại hiệu quả cao nhất trong việc phát huy vai trò của văn hoá doanh nghiệp. Song do trình độ và thời gian có hạn nên việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô và bạn đọc để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, tận tình của ThS Đào Hồng Hạnh, Ban lãnh đạo Tập đoàn và toàn thể các anh chị nhân viên trong Tập
đoàn, đặc biệt là các anh chị trong Ban Nhân sự và Ban Văn hóa Đoàn thể đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡđể em hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
Trân trọng cảm ơn! Sinh viên thực hiện Đỗ Thị Minh Thúy
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình quản trị học căn bản, 2012, Đại học Thương Mại.
2. Trần Kim Dung, 2009, Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
3.Đỗ Thị Phi Hoài, 2009, Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp, Học Viện Tài Chính.
4.ThS Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân, 2010, Giáo trình Quản trị
nhân lực, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
5. PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân, 2010, Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hóa
doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
6. PGS.TS Bùi Anh Tuấn, 2009, Giáo trình hành vi tổ chức, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
7. ThS Lương Văn Úc, 2009, Giáo trình tâm lý học lao động, Nhà xuất bản Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
8. Phạm Thị Sen, 2011, Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty cổ phần
ô tô Hoàng Gia, (Luận văn tốt nghiệp), Đại học Thương Mại.
9. Và một số thông tin mạng từ các trang web: -http:// www.vi.wikipedia.org - http:// www.fpt.vn - http:// www.fpt.com.vn -http:// www.vhdn.com.vn - http:// www.diendan.edu.net.vn -http:// www.lanhdao.net PHỤ LỤC
BẢNG HỎI ĐIỀU TRA VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNFPT FPT
I.Lời mở đầu
Em là Đỗ Thị Minh Thúy, sinh viên khoa Tài chính Ngân hàng – Trường ĐH Thương mại, hiện đang là cộng tác viên tại Ban đoàn thể Tập đoàn FPT. Để hoàn thành chuyên đề báo cáo nghiên cứu khoa học với đề tài:
“ Nghiên cứu văn hoá doanh nghiệp tại Tập đoàn FPT – Thực trạng vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển”, em đã xây dựng bảng hỏi nhằm tham khảo ý kiến của anh
(chị) về tình hình thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại Tập đoàn để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển văn hoá doanh nghiệp sao cho phù hợp với sự biến động của môi trường, giúp công ty đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Vì vậy, em rất mong các anh (chị) bớt chút thời gian hoàn thành phiếu điều tra với những câu hỏi dưới đây. Các câu trả lời rõ, đầy đủ và chính xác của anh (chị) sẽ quyết định tính xác thực của các kết luận. Em xin cam đoan mọi thông tin chỉ nhằm mục đích nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn !
(Anh/Chị hãy đánh dấu vào phương án mà Anh/Chị cho là hợp lý)