ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Kết quả kinh doanh ăn uống tại khách sạn Nakanobo Zui-en, thành phố Kobe, tỉnh Hyogo, Nhật Bản.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Khóa luận nghiên cứu tại khách sạn Nakanobo Zui-en và tập trung chủ yếu tại bộ phận ăn uống của khách sạn Nakanobo Zui-en
Về thời gian: Khóa luận nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh ăn uống tại khách sạn Nakanobo Zui-en giai đoạn 2021-2022
Địa điểm và thời gian tiến hành
Địa điểm nghiên cứu: tại khách sạn Nakanobo Zui-en, thành phố Kobe, tỉnh Hyogo, Nhật Bản.
Thời gian nghiên cứu: năm 2021-2022.
Nội dung nghiên cứu
- Nội dung 1: Khái quát về ngành du lịch Nhật Bản.
- Nội dung 2: Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch của khách sạn Nakanobo Zui-en, thành phố Kobe, tỉnh Hyogo, Nhật Bản.
- Nội dung 3: Định hướng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ăn uống tại khách sạn Nakanobo Zui-en.
Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các tài liệu phần tổng quan và các tài liệu phục vụ quá trình tính toán nghiên cứu và phân tich được thu thâp thông qua: các Giáo trình của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, trường Đại học Thương Mại, trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân; Goole; Internet; các sách, báo trong và ngoài nước;các cơ quan nghiên cứu, thống kế;
Tài liệu và số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Nakanobo Zui-en được thu thập qua báo cáo thống kê lưu trữ của khách sạn nơi tiếp nhận quá trình thực tập.
3.4.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp, viết báo cáo
- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu: Số liệu được thu thập từ báo cáo thông kế lưu trữ về hoạt động kinh doanh của Khách sạn Nakanobo Zui-en theo từng năm Sau đó được tổng hợp thành các bảng thống kê, từ đó so sánh kết hợp với phân tích làm rõ các nội dug liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh ăn uống của Khách sạn Nakanobo Zui-ee.
- Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng Microsoft Excel để tổng hợp các số liệu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Giới thiệu khái quát về ngành du lịch tại Nhật Bản
4.1.1 Khái quát hoạt động kinh doanh du lịch Nhật Bản
Nhìn vào xu hướng du lịch toàn cầu, lượng khách du lịch quốc tế sẽ đạt 1,8 tỷ vào năm 2030 và 30% trong số đó dự kiến sẽ đến khu vực châu Á Vì lý do này, trách nhiệm của chính phủ là bổ sung sức mạnh kinh tế của khu vực bằng cách thu hút người nước ngoài đến Nhật Bản, biến Nhật Bản thành trung tâm của châu Á và sử dụng lượng tiêu thụ của khách du lịch nước người để hồi sinh khu vực.
Theo Cục du lịch Nhật Bản thống kê ngành du lịch chiếm tới 10% GDP của thế giới (2016) và 7,4% GDP Nhật Bản (2017) Trên thế giới, cứ 10 người thì 1 người làm công việc có liên quan đến ngành du lịch Con số đó ở Nhật Bản là 16 người thì có 1 người, chiếm 6,4% dân số Nguồn thu từ ngành du lịch trên xứ sở phù tang lên đến 35,3 tỷ đô la năm 2017 Con số 7% là con số ngành giao thông vận tải Thế giới phục vụ cho nhu cầu di chuyển khi du lịch Và ở Nhật Bản là 4,1% Lượng nhu cầu mua sắm trong khi đi du lịch là 30% (thế giới), và 18% ( Nhật Bản) Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tầm quan trọng của ngành du lịch trên toàn thế giới và cả đối với Nhật Bản Du lịch góp mặt đẩy mạnh sự phát triển đối với các ngành nghề khác và có sự gắn kết chặt chẽ với đời sống xã hội.
Hiện tại, hơn 80% khách du lịch nước ngoài đến thăm Nhật Bản đến từ Đông Á và Đông Nam Á, và nhìn vào tốc độ tăng trưởng thì Châu Âu, Hoa
Kỳ và Úc cũng đang tăng trưởng đều đặn.
Về loại hình du lịch, vào những năm gần đây từ năm 2017 các tour du lịch theo đoàn và du lịch trọn gói đang giảm bất kể quốc gia hay khu vực nào và hơn 2/3 các tour du lịch là loại hình du lịch cá nhân, tự túc.
Theo giới tính và độ tuổi, lượng khách du lịch nữ ngày càng tăng trong những năm gần đây, với 55,8% vào năm 2017 so với 51,3% vào năm 2011
Về thời gian lưu trú, xu hướng kéo dài cho đến năm 2016, nhưng từ năm
2017 đến nay đã chuyển sang xu hướng ngắn hơn một chút Nếu giảm số lượng khách nghỉ qua đêm thì số tiền chi tiêu sẽ giảm đi rất nhiều Vì vậy làm thế nào để kéo dài thời gian lưu trú là một vấn đề lớn.
Sự chuyển dịch từ du lịch tiêu dùng hàn hóa sang tiêu dùng trải nghiệm cũng là sự chuyển dịch rất rõ rệt tại Nhật Bản Nắm bắt suy hướng này, việc thu hút được khách du lịch chi tiêu trong quá trình du lịch cũng cần có sự đầu tư để thay đổi Không thể dựa vào mỗi các trung tâm mua sắm, thành phố sầm uất mà cần chú trọng đầu tư vào cơ sở du lịch thiên về trải nghiệm, nghỉ dưỡng.
Với sự lan rộng của du lịch từ thành thị đến nông thôn, tổng số khách nước ngoài qua đêm ở khu vực nông thôn đã cho thấy sự tăng trưởng đáng kể và số lượng khách quay lại đang tăng đều đặn, với lượt truy cập thứ hai và thứ ba tăng lên Các nhận định trên cho thấy rằng ngành du lịch có sự chuyển dịch và yêu cầu cần có sự thay đổi và nâng cấp cải thiển cho theo kịp với sự chuyển dịch của nhu cầu khách hàng trong những năm tới.
Dựa trên định mức chi tiêu bình quân đầu người là 176.000 yên bình vào năm 2015, khi sự bùng nổ mua sắm đang ở đỉnh cao, chính phủ Nhật Bản đã đặt mục tiêu 200.000 yên bình quân đầu người vào năm 2020 và 2030, và đang hướng tới 250.000 đô la một năm.
4.1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Hyogo
Hyogo là tỉnh số 28 của Nhật Bản Được biết đến với thành phố cảng Kobe và thành cổ Himeji Tỉnh Hyogo với 29 thành phố trực thuộc, với điều kiện khí hậu không quá khắc nghiệt, sở hữu rất nhiều địa danh du lịch nổi tiếng như: Lâu đài Himeji, suối nước nóng Arima, Hầm rượu Nada, bảo tàng nghệ thuật, núi Rokko,
Mặc dù có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, nhưng vị trí tương đối của nó với tư cách là một điểm du lịch nổi tiếng đã bị suy giảm.Theo bảng xếp hạng các khu nghỉ dưỡng suối nước nóng có số lượng qua đêm lưu trú cao nhất của
Rakuten Travel năm 2022, số thứ tự nổi tiếng lần lượt là: đứng thứ nhất thuộc về suối nước nóng Atami của tỉnh Shizuoka, thứ 2 là suối nước nóng Beppu tỉnh Oita, tiếp đến là các suối nước nóng thuộc tỉnh Wakayama, Gunma, Và suối nước nóng Arima của tỉnh Hyogo nằm ở vị trí số 16 Với xếp hạng của các lâu đài nổi tiếng, lâu đài Himeji vẫn đang chiếm vị trí đầu bảng.
Theo “Báo cáo thường niên về du lịch” của Tổ chức hợp nhất phúc lợi công cộng Nhật Bản về khảo sát “Điểm du lịch mà tôi muốn đến” tỉnh Hyogo đứng vị trí thứ 13 vào năm 2014 đã xuống thứ 23 vào năm 2020 Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Thương hiệu trong bài “Khảo sát thương hiệu khu vực năm 2021” tỉnh Hyogo đứng vị trí thứ 13, giảm 1 bậc so với các bài khỏa sát những năm trước đó.
Bên cạnh đó số lượng khách lưu trú qua đêm lại tỉnh Hyogo cũng có xu hướng suy giảm ngay trước khi có diễn biến của dịch bệnh Corona.
Nhận thức được tình hình hoạt động du lịch có sự khó khăn trong việc phát triển, các ban ngành của tỉnh Hyogo đã đưa mở ra các cuộc dự thảo bàn luận về cách thúc đẩy lại sự phát triền của du lịch, và quyết định các phương án trọng tâm như: Tập trung đầu tư chi phí cho việc quảng bá du lịch của tỉnh thông qua các phương tiện truyền thông chứ không chỉ dựa vào báo giấy và phiếu cảng cáo như trước Kiểm định nghiêm ngặt chất lượng phục vụ của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống, cư trú,
4.1.3 Khái quát hoạt động kinh doanh du lịch của khu du lịch Arima Onsen
Khu du lịch suối nước nóng Arima Onsen có hơn 1000 năm hình thành và phát triển, là một trong những khu suối nước nóng cổ xưa nhất của Nhật Bản và thường đứng ở các vị trí cao trong các bảng xếp hạng suối nước nóng khu vực Kansai Nhật Bản.
Có vị trí thuộc thành phố Kobe, nhưng ở phía bên trên núi Rokko, nơi đây là nơi yên bình được nhiều người dân yêu thích Thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Arima Onsen hai loại nước nóng và chảy ra từ nhiều nguồn khác nhau.
Khách đến Arima Onsen có thể tận hưởng tắm suối nước nóng tại nhà tắm công cộng hoặc trong các nhà trọ Ryokan của thị trấn Kể cả du khách có ở lại qua đêm hay không cũng đều có thể trải nghiệm các dịch vụ Ngoài ra, Arima Onsen còn có một số các ngôi đền, chùa đẹp và thú vị để du khách khám phá. Với sự ưu ái của vị trí địa lí thuộc thành phố cảng nổi tiếng, gần các tỉnh lớn như Osaka, giao thông thuận tiện cho việc di chuyển cùng với thiên nhiên ban tặng cho nguồn nước nóng tự nhiên đặc biệt đã giúp cho Arima Osen trở nên nổi bật trong văn hóa tắm suối nước nóng của người Nhật Bản và được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến
Định hướng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ăn uống tại Khách sạn Nakanobo Zui-en
4.3.1 Mục tiêu và định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh ăn uống của khách sạn Nakanobo Zui-en
4.3.1.1 Quan điểm nâng cao hiệu quả kinh doanh ăn uống tại khách sạn Nakanobo Zui-en
Dịch bệnh Covid-19 đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của khách sạn Nakanobo Zui-en: doanh thu sụt giảm mạnh, khách du lịch ở các nước bị cấm đi lại, dẫn đến công suất phòng giảm mạnh, khách đặt phòng và đã thu hồi đặt cọc do bất khả kháng… dẫn đến tình trạng kinh doanh lưu trú của khách sạn không như mong đợi. Để đối phó với tình hình dịch bệnh, cần nhanh chóng tập trung khai thác kinh doanh ăn uống Phát huy ưu thế về vị trí của Khách sạn Nakanobo Zui- en, tập trung khai thác doanh thu ẩm thực Mở rộng khuôn viên nhà hàng, tăng cường đội ngũ nhân viên có chất lượng, đầu tư nhiều công sức vào các món ăn và đa dạng hoá menu sẽ làm tăng hiệu quả vụ phục và số lượng khách hàng tiếp cận dịch vụ.
Chú trọng chất lượng phục vụ, đảm bảo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao uy tín đối với khách hàng Chất lượng món ăn có thể dần cải thiện nhưng chất lượng dịch vụ (tiếp đón, phục vụ, thu ngân, tiễn khách, ) là bộ mặt của cả nhà hàng cũng như khách sạn nên không thể xem nhẹ Kinh doanh ăn uống thì an toàn vệ sinh cũng cần được đặt lên trên hết mới được lòng khách hàng.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tiếp thị, điều chỉnh sản phẩm, tăng cường giám sát chi phí nhất là chi phí nhân sự nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh nhưng vẫn giữ quan hệ khách hàng và chất lượng dịch vụ Sử dụng vốn trên quan điểm chi phí đầu tư phải phù hợp, cần có tỷ lệ và hạn mức nhất định chứ không được chi bừa bãi, vừa tốn kém vừa không đạt hiệu quả Những vấn đề cấp thiết cần xem xét giải quyết trước, có chiến lược và kế hoạch kinh doanh hợp lý để không chồng chéo, được cái này mất cái khác.
Cố gắng phục hồi hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh khai thác nguồn khách nội địa trong những tháng tới Dịch bệnh không thể đón khách du lịch ngoài thành phố hay du khách nước ngoài, dịch vụ ăn uống linh động không chỉ phục vụ khách lưu trú mà còn cần có những khách bên ngoài, đa dạng hoá nguồn khách hàng thì mới nâng cao được thương hiệu và lợi nhuận. Đồng thời, nghiên cứu sản phẩm ẩm thực phù hợp trong điều kiện mới. Hướng tới khách hàng nội địa thì cần thay đổi, biến tấu theo khẩu vị của người địa phương, nhất là những món ăn nước ngoài.
Bên cạnh đó, phải phát huy vai trò quản lý, tăng cường tính chủ động, vận hành đúng quy chế hoạt động của khách sạn, đồng thời, phối hợp và thường xuyên kết nối với các bộ phận triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh doanh Cơ cấu tổ chức là xương sống của tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, hệ thống tổ chức có chặt chẽ, có quy định nghiêm túc thì hoạt động kinh doanh càng trơn tru, thuận lợi.
Môi trường làm việc thoải mái, hoà nhã và gắn kết mối quan hệ giữa các nhân viên.
4.3.1.2 Mục tiêu và định hướng hoạt động kinh doanh của khách sạn Nakanobo Zui-en a Mục tiêu hoạt động kinh doanh của khách sạn Nakanobo Zui-en Trong thời gian tới mục tiêu của khách sạn Nakanobo Zui-en là nhanh chóng khôi phục hoạt động kinh doanh Chú trọng khai thác phân khúc thị trường tiềm năng, đổi mới sản phẩm phù hợp, áp dụng công nghệ chuyển đổi số trong công tác quản lý, tăng cường công tác quảng bá, tiếp thị, mở rộng liên kết trong hoạt động kinh doanh Theo đó, các giải pháp cần triển khai đồng bộ trong thời gian tới.
Bảng 4.6: Kế hoạch kinh doanh của khách sạn Nakanobo Zui-en năm 2023
STT Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện Kế hoặc năm 2022 năm 2023
Tổng doanh thu (D) Triệu yên 63.643 66.825,15
DTDV ăn uống Triệu yên 6.773 7.112
Tổng chi phí (F) Triệu yên 40.412 42.432,6
CPDV ăn uống Triệu yên 5.490 2.384,619
Lợi nhuận chung Triệu yên 23.231 24.392,55
Lợi nhuận DV ăn uống Triệu yên 1.283 4.787,381
Trong năm 2023, nếu khách sạn Nakanobo Zui-en thực hiện có hiệu quả những giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh ăn uống thì dự kiến, năm 2023, doanh thu từ dịch vụ ăn uống tăng khoảng 5% so với năm 2022 Doanh thu từ 6.773 —> 7.112 triệu yên.
Chi phí của dịch vụ ăn uống dự kiến cũng tăng trong hạn mức 5% tương đương 2.384,619 triệu yên Chi phí CSVCKT dự kiến sẽ tăng để giúp nâng cao chất lượng CSVCKT cho nhà hàng của khách sạn Tổng số lao động cũng nâng lên để đảm bảo đủ nhân lực khi khách sạn bắt đầu đẩy mạnh dịch vụ ăn uống, tổng chi phí lương vì thế cũng tăng Vốn chung sử dụng đầu tư dịch vụ ăn uống dự kiến tăng 5% so với năm 2022 nhằm cung cấp cho các khoản cần chi khác ngoài chi phí CSVCKT và Tiền lương nhân công chẳng hạn như chi phí quảng cáo, PR, marketing,…
Lợi nhuận DV ăn uống ước tính đạt 4.787,381 triệu yên.
Do doanh thu và chi phí dịch vụ ăn uống năm 2023 dự kiến tăng 5%, giả sử giữ nguyên các hoạt động dịch vụ khác không thay đổi thì Doanh thu vàChi phí chung cả khách sạn cũng sẽ tăng dao động trong khoảng 5% so với năm 2022.
Chi phí năm 2022 là 40.412 triệu yên —> năm 2023 là 42.832,6 triệu yên Lợi nhuận chung = Doanh thu – Chi phí = 24.392,55 Triệu yên tăng khoảng 1,4% so với năm 2022.
Như vậy, nếu hoạt động kinh doanh nếu phát triển theo dự kiến, khách sạn áp dụng thành công những giải pháp được đề xuất, thì kết quả đạt được tương đối khả quan và có khả năng sinh lời cao hơn so với trước đó. b Định hướng hoạt động kinh doanh của khách sạn Nakanobo Zui-en Hiện nay, việc cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, vì vậy việc hoạch định chiến lược đúng đắn sẽ giúp cho khách sạn có những bước đi phù hợp và hiệu quả Phương hướng chiến lược của khách sạn Nakanobo Zui-en được xây dựng dựa trên xu thế phát triển của thành phố Kobe, cũng như dựa trên vị thế và khả năng cạnh tranh của khách sạn trên thị trường du lịch Kobe và khu vực Kansai Phương hướng phát triển của khách sạn Nakanobo Zui-en trong thời gian tới bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Duy trì, nâng cao chất lượng phục vụ các khách sạn, phát huy các mặt mạnh, hạn chế các mặt yếu Duy trì lợi thế về vị trí cũng như các lợi thế của một khách sạn có trang thiết bị tương đối sang trọng và cao cấp so với các khách sạn cùng cấp, cùng ở trung tâm khu du lịch nổi tiếng Arima Onsen.
Tập trung phát triển thị trường khách du lịch trong nước, đồng thời mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế.
Chú trọng đến công tác tiếp thị, quảng bá mạnh mẽ hơn nữa; nhanh chóng cập nhật sản phẩm, dịch vụ và chính sách giá bán mới đến cho tất cả khách hàng, kể cả nhân viên toàn Công ty; phấn đấu mỗi nhân viên đều là một nhân viên bán hàng, tiếp thị sản phẩm của chính đơn vị mình Khai thác tối đa các trang mạng xã hội, các phương tiện quảng cáo không tốn phí để tiếp cận khách hàng nội địa.
Nâng cao trình độ quản lý và chất lượng đội ngũ lao động, bao gồm cả trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ.
4.3.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ăn uống tại khách sạn nakanobo Zui-en
4.3.2.1 Hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật
Một cơ sở vật chất được đầu tư đúng cách cũng đảm bảo quá trình vận hành diễn ra trơn tru, đảm bảo năng suất phục vụ, góp phần tăng doanh thu nhà hàng Ngược lại nếu cơ sở vật chất nghèo nàn hoặc thường xuyên hỏng hóc sẽ kìm hãm sự phát triển, gây lãng phí tiền bạc của nhà hàng/ khách sạn. Nhìn chung, CSVCKT tại khách sạn Nakanobo Zui-en đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của thực khách Tuy nhiên, khách sạn cũng cần phải thường xuyên đổ mới, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật trong nhà hàng và bar để tạo ấn tượng mới, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh Hiện tại, ở khách sạn đã có những trang thiết bị đã cũ và có dấu hiệu hư hỏng do trải qua nhiều năm sử dụng, thâm chí còn gây tiếng ồn rất lớn, bị han gỉ, mối mọt, cần thay mới. Dao dĩa, bát đũa, ly cốc của nhà hàng và bar bị xước quá nhiều hay bị sứt mẻ thì cần bổ sung, thay thế kịp thời, tạo thẩm mỹ cho thực khách, tránh tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra Mọi vật dụng cần có tính đồng bộ, kiểu dáng đơn giản nhưng luôn mới và sach sẽ.
Bên cạnh đó cũng cần bổ sung thêm một số thiết bị cần thiết tạo điều kiện cho nhân viên làm việc tiện lợi và nhanh chóng hơn, có khả năng đáp ứng số lượng khách đông hơn, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống. Việc cải tiến nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ăn uống là một chiến lược mang tính chất dài hạn, nhằm đảm bảo uy tín của khách sạn, thu hút khách và nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn.
4.3.2.2 Cải thiện cảnh quan xung quanh khách sạn, bố trí, sắp đặt nhà hàng hợp lý
Trước hết là về bố trí, sắp xếp nội thất cho khu phục vụ ăn uống trong khách sạn Nakanobo Zui-en Đây là một trong những điểm hết sức quan trọng khi kinh doanh về ẩm thực, người ta thường nói về những yếu tố kích thích vị giác ví dụ như cách bày trí món ăn, màu sắc và không gian Ở một số những chuỗi cửa hàng chuyên phục vụ ăn uống ví dụ như những cửa hàng bán đồ ăn nhanh (KFC, Lotteria, MCDonald's) họ thường dùng màu sắc chủ đạo là màu đỏ; ở những nhà hàng lẩu, nướng, buffet, họ thường hay xếp bàn ghế kề sát nhau tạo không khí ấm cúng; Có thể thấy rằng từng chi tiết nhỏ trong nội thất đều có một ý nghĩa nhất định Tông màu chủ đạo mà khách sạn Nakanobo Zui- en sử dụng là màu tường trắng và ánh đèn vàng, tạo cảm giác vừa ấm áp lại rất xa hoa Nhưng về cách bày trí bàn ghế, khu để dụng cụ ăn uống, khu vực để đồ ăn đồ uống tự phục vụ, khu bếp, nhà vệ sinh lại không được hợp lý lắm Thiết kế đường di chuyển các khu vực ăn với nhau khá khó nhớ Khách sạn cần làm việc với bên thiết kế để lưu ý và thay đổi những điểm này Thêm nữa, bàn ghế trong khu vực ăn uống cần được sắp xếp gọn gàng nhưng đa dạng Có bàn chữ nhật 6 người, bàn đôi, nhằm phục vụ cho những đối tượng, nhóm đối tượng khác nhau chứ không nên chỉ có một kiểu Nên sử dụng hệ thống đèn chùm kết hợp với đèn led và đèn tròn nhỏ, vừa sáng sủa lại vừa sang trọng.