quan về đầu tư cổ phiếu và RR trong đầu tư cổ phiếu trên TTCK
Tổng quan về TTCK
1 Lịch sử hình thành TTCK thế giới
Hoạt động của TTCK đã hình thành từ rất lâu khoảng giữa thế kỉ XV tại những thành phố lớn là trung tâm buôn bán ở phương tây.Buổi sơ khai, các chuyên gia thường tụ tập ở những quán cà phê để trao đổi mua bán hàng hóa theo từng nhóm nhỏ, sau đó nhu cầu gia tăng và hình thành 1 khu chợ riêng.
Cuối thế kỉ XV, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn khu chợ đã thành thị trường với các quy ước và văn bản ràng buộc các thành viên tham gia thị trường.Thị trường phát triển ngày càng mạnh mẽ về quy mô và số lượng và phân ra thành từng
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng thị trường nhỏ riêng biệt như thị trường chứng khoán, thị trường hối đoái, thị trường hàng hóa…mỗi thị trường được thiết kế thuận lợi cho từng loại giao dịch. Giao dịch chứng khoán buổi sơ khai diễn ra ngoài trời với những ký hiệu bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng.Và đến năm 1921, khu chợ ngoài trời được chuyển vào trong nhà, sở giao dịch chứng khoán chính thức được thành lập.
Các giai đoạn phát triển của TTCK
Từ khi thành lập đến nay TTCK trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, khoảng thời gian 1875-1913 TTCK thế giới phát triển huy hoàng cùng với sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế thế giới.
Ngày thứ 5 đen tối (29.10.1929) Thị trường tại các nước Bắc Âu, Tây Âu, Nhật Bản rơi vào khủng hoảng cho đến khi chiến tranh thứ 2 kết thúc thị trường mới phục hồi và phát triển mạnh trở lại Năm 1987, ngày thứ 2 đen tối diễn ra với sự quá tải của hệ thống thanh toán, không đảm đương nổi các yêu cầu giao dịch và chứng khoán sụt giảm liên lục gây mất lòng tin, dẫn đến phản ứng dây chuyền gây hậu quả nặng nề hơn năm 1929 và năm 1997 cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á và một số nước châu Mỹ, TTCK cũng rơi vào cơn lốc khủng hoảng khi mà tình hình tài chính tiền tệ ở các quốc gia đó gặp khó khăn gây mất lòng tin và làm cho chỉ số giá chứng khoán sụt giảm mạnh.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 160 sàn giao dịch chứng khoán phân tán trên khắp các châu lục.
Sự ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển đòi hỏi trong nước phải có một nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế Vì vậy, Việt Nam cần phải có chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để chuyển các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thành nguồn vốn đầu tư và thị trường chứng khoán tất yếu sẽ ra đời vì nó giữ vai trò quan trọng đối với việc huy động vốn trung và dài hạn cho hoạt động kinh tế
Nhận thức rõ việc xây dựng thị trường chứng khoán là một nhiệm vụ chiến
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng lược có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, phù hợp với các điều kiện kinh tế – chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình thị trường chứng khoán trên thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ra đời
Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000
I.3 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp
I.3.1 Chức năng của thị trường chứng khoán Việt Nam
- TTCK là một kênh huy động vốn cho nền kinh tế;
- TTCK cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng;
- TTCK tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán;
- TTCK đánh giá hoạt động của các chủ thể phát hành chứng khoán;
- TTCK tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô.
I.3.2Vai trò của thị trường chứng khoán Việt Nam
- TTCK là công cụ khuyến khích dân chúng tiết kiệm và thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi vào đầu tư
- TTCK là phương tiện huy động vốn
- TTCK là công cụ làm giảm áp lực lạm phát
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng
- TTCK thúc đẩy các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn.
- TTCK tạo thói quen về đầu tư
- TTCK thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài
I.3.3 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
* Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)
UBCKNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán
* Sở Giao dịch chứng khoán
Sở giao dịch chứng khoán là cơ quan thực hiện vận hành thị trường và ban hành những quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên Sở phù hợp với các quy định của luật pháp và UBCKNN
* Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK)
TTGDCK có chức năng tổ chức, quản lý, điều hành và giám sát hệ thống giao dịch và các hoạt động mua, bán chứng khoán trên thị trường
* Công ty chứng khoán (CTCK)
CTCK là tổ chức tài chính trung gian thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán bao gồm: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, lưu ký chứng khoán Công ty chứng khoán Kim Long là công ty chứng khoán thứ 19 được cấp phép và hiện đang hoạt động trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.
* Các tổ chức phát hành chứng khoán
Các tổ chức được phép phát hành chứng khoán ở Việt Nam gồm: Chính phủ, chính quyền địa phương, các công ty cổ phần, các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ.
* Nhà đầu tư chứng khoán
Nhà đầu tư là những cá nhân hay tổ chức tham gia mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Các tổ chức đầu tư có thể là các công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán.
* Các tổ chức có liên quan khác
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng
- Các ngân hàng thương mại;
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán;
- Các tổ chức tài trợ chứng khoán.
I.3.4 Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc cạnh tranh: giá cả trên thị trường phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và các đối tượng tham gia trên thị trường được cạnh tranh bình đẳng với nhau. Nguyên tắc công bằng: mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những quy định chung, được bình đẳng trong việc chia xẻ thông tin.
Nguyên tắc công khai: công khai về hoạt động của tổ chức phát hành, giao dịch của các loại chứng khoán trên thị trường.
Nguyên tắc trung gian: mọi hoạt động mua bán chứng khoán đều phải thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán được phép hoạt động trên thị trường.
Nguyên tắc tập trung: mọi giao dịch đều tập trung tại Trung tâm giao dịch chứng khoán để đảm bảo việc hình thành giá cả trung thực, hợp lý
I.3.5 Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán
* Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn
Lý thuyết cơ bản về cổ phiếu, đầu tư cổ phiếu
Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.Nguời nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành.
Cổ phiếu phổ thông : là loại cổ phiếu có thu nhập phụ̀ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty Người sở hữu cổ phiếu phổ thông được tham gia họp Đại hội đồng cổ đông và được bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty, được quyền bầu cử và ứng cử vào Hội đồng quản trị của công ty
Cổ phiếu ưu đãi : tương tự như cổ phiếu phổ thông nhưng cổ đông sở hữu nó không được tham gia bầu cử và ứng cử vào Hội đồng quản trị, nhưng lại có quyền được: hưởng thu nhập cố định hàng năm theo một tỷ lệ lãi suất cố định
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng không phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty, được ưu tiên chia lãi cổ phần trước cổ đông phổ thông cổ phiếu ưu đãi cổ tức) hoặc có quyền được biểu quyết với số phiếu cao hơn so với cổ phần phổ thông ( cổ phiếu ưu đãi biểu quyết) hoặc có quyền đòi lại phần vốn góp bất cứ khi nào yêu cầu ( cổ phiếu ưu đãi hoàn lại)
Cổ phiếu quỹ : là cổ phiếu đã được giao dịch trên thị trường và được chính tổ chức phát hành mua lại bằng nguồn vốn của mình
Cổ phiếu chưa phát hành : là loại cổ phiếu mà công ty chưa bao giờ bán ra cho các nhà đầu tư trên thị trường
Cổ phiếu đã phát hành : là cổ phiếu mà công ty được bán ra cho các nhà đầu tư trên thị trường và công ty đã thu về được toàn bộ tiền bán số cổ phiếu đó
Cổ phiếu đang lưu hành : là cổ phiếu hiện đang lưu hành trên thị trường và do các cổ đông đang nắm giữ
II.2 Đặc điểm của cổ phiếu
Cổ phiếu có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt dễ dàng Tuy nhiên tính thanh khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Thứ nhất, kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành (công ty có cổ phiếu niêm yết) Nếu tổ chức phát hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, trả cổ tức cao, cổ phiếu của công ty sẽ thu hút nhà đầu tư và cổ phiếu thực sự dễ mua bán trên thị trường Ngược lại nếu công ty làm ăn kém hiệu quả không trả cổ tức hoặc cổ tức thấp, cổ phiếu của công ty sẽ giảm giá và khó bán.
Thứ hai là mối quan hệ cung cầu trên thị trường chứng khoán: Thị trường cổ phiếu cũng như các loại thị trường khác đều chịu sự chi phối của qui luật cung cầu Giá cổ phiếu trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào chất lượng công ty mà còn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của nhà đầu tư Tuy một loại cổ phiếu rất tốt nhưng thị trường đang
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng bão hòa nguồn cung (nhiều hàng bán) thì cổ phiếu đó cũng khó tăng giá Ngược lại khi thị trường khan hiếm hàng hóa thì ngay cả những cổ phiếu chất lượng kém hơn cũng có thể bán dễ dàng.
Tính lưu thông khiến cổ phiếu có giá trị như một loại tài sản thực sư, nếu như tính thanh khoản giúp cho chủ sở hữu cổ phiếu chuyển cổ phiếu thành tiền mặt khi cần thiết thì tính lưu thông giúp chủ sở hữu cổ phiếu thực hiện được nhiều hoạt động như thừa kế tặng cho để thục hiện nghĩa vụ tài sản của mình.
Cổ phiếu có tính tư bản giả tức là cổ phiếu có giá trị như tiền Tuy nhiên cổ phiếu không phải là tiền và nó chỉ có giá trị khi được đảm bảo bằng tiền Mệnh giá của cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị của cổ phiếu.
Khi đã phát hành cổ phiếu không còn đem lại rủi ro cho tổ chức phát hành mà rủi ro lúc này thuộc về chủ sở hữu cổ phiếu Nguyên nhân là do giá trị của cổ phiếu do các nguyên nhân khách quan quyết định: kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành cổ phiếu, tình hình chính trị,kinh tế xã hội của quốc gia và toàn thế giới, hơn nữa còn bị ảnh hưởng bởi tâm lý của số đông nhà đầu tư khi nắm bắt các thông tin không chính xác.
III Đầu tư cổ phiếu
III.1 Đầu tư cổ phiếu Đầu tư cổ phiếu: cổ phiếu là hình thức đầu tư nhưng nó không giống như đầu tư trái khoán hay hình thức vay mượn khác.Cổ phiếu không thể hiện quan hệ giữa trái quyền và khoản nợ.Cái mà người nắm giữ cổ phiếu mua được là một quyền lợi thể hiện quyền
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng yêu cầu của người nắm giữ đối với tài sản của công ty là nhiều hay ít Khi đầu tư cổ phiếu thì bạn không được hoàn vốn, nhưng có quyền tham gia vào các quyết sách và việc bầu chọn ban lãnh đạo công ty.
Xét dưới góc độ kinh tế học, đầu tư là việc bỏ tiền nhằm mục đích kiếm lợi và thu hồi được vốn Đầu tư cổ phiếu là bỏ tiền mua cổ phiếu nhằm mục đích thu hồi vốn và đạt được mức lợi tù vốn lớn hơn Thông thường hoạt động mua cổ phiếu và nắm giữ nó trong thời gian quá 6 tháng được gọi là hoạt động đầu tư Hoạt động đầu có là hoạt động mua vào bán ra dựa vào sự biến động của giá cổ phiếu Nhà đầu cơ là những người nhắm đến lợi ích trước mắt Mục tiêu của họ là kiếm lời nhanh chóng và chấp nhận rủi ro.
Trên thị trường luôn tồn tại 2 dạng nhà đầu tư: nhà đầu tư ngại rủi ro và nhà đầu tư yêu thích rủi ro Đối với nhà đầu tư yêu thích rủi ro thì anh ta sẵn lòng chấp nhận một mức rủi ro tăng thêm cao với tỷ suất sinh lợi kỳ vọng tăng lên thấp.Trong khi nhà đầu tư ngại rủi ro thì họ có khuynh hướng chỉ chấp nhận rủi ro tăng thêm nếu như có một khả năng chắc chắn rằng họ sẽ nhận được một tỷ suất sinh lợi cao hơn tương xứng, bằng không nếu với cùng mức sinh lợi như nhau thì họ sẽ chọn các khoản đầu tư có mức rủi ro thấp hơn
2 2 Định giá cổ phiếu ưu đãi
Khi bán cổ phiếu ưu đãi thì giá trị của nó vào ngày mua bán sẽ là hiện giá của lợi tức cổ phiếu trong tương lai
Trong đó : G: giá bán cổ phiếu ưu đãi
I: Lợi tức cổ phiếu ưu đãi( I= C x i) C:mệnh giá cổ phiếu ưu đãi i: lãi suất cổ phiếu ưu đãi r: lãi suất địng giá(lãi suất chiết khấu) vì cổ phiếu ưu đãi không có kỳ hạn nên n là vô hạn hay n∞ Do đó:
III.3.1 Giá phát hành cổ phiếu:
Giá phát hành cổ phiếu là giá bán ra khi đơn vị phát hành cổ phiếu Do mức doanh lợi của công ty và giá cả thị trường là không giống nhau cho nên giá phát hành của các loại cổ phiếu cũng không giống nhau.Thông thường có mấy loại sau:
Bình giá: giá phát hành dựa trên mệnh giá cổ phiếu.
Thời giá: dựa vào giá hiện hành của các cổ phiếu đang lưu thong trên thị trường để xác địng mức giá phát hành.
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng
Giá trung gian:dựa vào giá trung gian giữa giá cổ phiếu và gia thị trường để xác địng mức giá phát hành.
Chiết giá phát hành: giá phát hành cổ phiếu thấp hơn mệnh giá.
III.3.2 Thị giá cổ phiếu:
Thị giá cổ phiếu: Thị giá được hiểu là giá thị trường, giá mà nhà đầu tư phải trả nếu muốn mua hoặc nhà đầu tư được hưởng nếu muốn bán Thị giá luôn biến động và phản ánh cán cân cung cầu trên thị trường Thị giá không có ý nghĩa nhiều với đầu tư dài hạn Mỗi biến động của thị trường (thông tin tốt xấu), tâm lý nhà đầu tư sẽ được phản ánh ngay vào thị giá.
III.3.3 Giá trị nội tại
Giá trị nội tại (hay còn được gọi là giá trị thực) là giá trị phản ánh thực trạng của doanh nghiệp đó Giá trị nội tại ít biến động hơn thị giá, nhà đầu tư không thể nhìn thấy giá trị này dễ dàng như đối với mệnh giá hay thị giá Giá trị nội tại thể hiện sức khoẻ của doanh nghiệp, là cơ sở kinh tế của thị giá.
III.3.4 Thư giá hay Giá trị trên sổ sách - Book Value Đây là chỉ số thể hiện giá trị ròng của một công ty trên bảng tổng kết tài sản Đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, chỉ số này chỉ mang tính chất tham chiếu và không phải là cơ sở thuyết phục đầu tư, bởi vì khi bạn đầu tư vào cổ phiếu của một công ty nào đó là sự đầu tư vào khả năng sinh lãi tương lai, sự phát triển để mong sự gia tăng giá trị cổ phiếu, không phải đầu tư vào tài sản công ty, mặt khác, giá trị sổ sách công ty có khả năng thay đổi bởi những thủ thuật kế toán, vì thế dẫn đến sự đánh giá khách quan của bạn bị sai lệch.
III.3.5 Giá mở cửa, giá đóng cửa
Giá mở cửa là giá đầu tiên được mua bán của 1 loại cổ phiếu nào đó tại thời điểm mở cửa thị trường trong ngày.
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng
Giá đóng cửa là giá cuối cùng được mua bán của 1 loại cổ phiếu nào đó tại thời điểm cuối cùng tại nơi giao dịch cổ phiếu.
Phân tích sự biến động của giá cổ phiếu
IV.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
* Sự tiến triển của nền kinh tế quốc dân, tình hình kinh tế khu vực và thế giới:
Giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển và có xu hướng giảm khi nền kinh tế yếu đi
Thông thường, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển (và có xu hướng giảm khi nền kinh tế yếu đi) Bởi khi đó, khả năng về kinh doanh có triển vọng tốt đẹp, nguồn lực tài chính tăng lên, nhu cầu cho đầu tư lớn hơn nhiều so với nhu cầu tích luỹ và như vậy, nhiều người sẽ đầu tư vào cổ phiếu
Lạm phát càng thấp thì càng có nhiều khả năng cổ phiếu sẽ tăng giá và ngược lại.
Lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho thấy, sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của DN bị hạ thấp khiến giá cổ phiếu giảm Lạm phát càng thấp thì càng có nhiều khả năng cổ phiếu sẽ tăng giá và ngược lại.
*Tình hình biến động của lãi suất:
Lãi suất tăng sẽ dẫn đến giá cổ phiếu giảm.
Ngược lại, lãi suất giảm có tác động tốt cho DN vì chi phí vay giảm và giá cổ phiếu thường tăng lên
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng
Khi nào lãi suất phản ánh xu hướng chủ đạo trong lạm phát, nó mới trở thành thước đo hiệu quả sự dao động của TTCK
Lãi suất tăng làm tăng chi phí vay đối với DN Chi phí này được chuyển cho các cổ đông vì nó sẽ hạ thấp lợi nhuận mà
DN dùng để thanh toán cổ tức Cùng lúc đó, cổ tức hiện có từ cổ phiếu thường sẽ tỏ ra không mấy cạnh tranh đối với nhà đầu tư tìm lợi tức, sẽ làm họ chuyển hướng sang tìm nguồn thu nhập tốt hơn ở bất cứ nơi nào có lãi suất cao Hơn nữa, lãi suất tăng còn gây tổn hại cho triển vọng phát triển của DN vì nó khuyến khích DN giữ lại tiền nhàn rỗi, hơn là liều lĩnh dùng số tiền đó mở rộng sản xuất, kinh doanh Chính vì vậy, lãi suất tăng sẽ dẫn đến giá cổ phiếu giảm Ngược lại, lãi suất giảm có tác động tốt cho DN vì chi phí vay giảm và giá cổ phiếu thường tăng lên tương đương và trái ngược của giá cổ phiếu Chỉ khi nào lãi suất phản ánh xu hướng chủ đạo trong lạm phát, nó mới trở thành thước đo hiệu quả sự dao động của TTCK Lãi suất có xu hướng giảm khi lạm phát giảm và lạm phát giảm khiến giá cổ phiếu tăng cao hơn Ngược lại, lạm phát tăng cùng với lãi suất, giá cổ phiếu sẽ giảm Nhưng nếu lạm phát không phải là một vấn đề nghiêm trọng và lãi suất tăng, đầu tư vào TTCK thường mang lại nhiều lãi Bởi vì trong trường hợp này, lãi suất tăng là do nền kinh tế tăng trưởng
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng
* Chính sách thuế của Nhà nước đối với thu nhập từ chứng khoán: Nếu khoản thuế đánh vào thu nhập từ chứng khoán cao (hoặc tăng lên) sẽ làm cho số người đầu tư giảm xuống, từ đó làm cho giá chứng khoán giảm
* Những biến động về chính trị, xã hội, quân sự: Đây là những yếu tố phi kinh tế nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá cổ phiếu trên thị trường Nếu những yếu tố này có khả năng ảnh hưởng tích cực tới tình hình kinh doanh của DN thì giá cổ phiếu của DN sẽ tăng lên
* Những yếu tố nội tại gắn liền với nhà phát hành biến động: yếu tố về kỹ thuật sản xuất: trang thiết bị máy móc, công nghệ, tiềm năng nghiên cứu phát triển ; yếu tố về thị trường tiêu thụ: khả năng về cạnh tranh và mở rộng thị trường ; yếu tố về con người: chất lượng ban lãnh đạo, trình độ nghề nghiệp của công nhân; tình trạng tài chính của DN
* Tâm lý nhà đầu tư:
Theo thuyết lòng tin về giá cổ phiếu, yếu tố căn bản trong biến động của giá cổ phiếu là sự tăng hay giảm
Yếu tố căn bản trong biến động của giá cổ phiếu là sự tăng hay giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với tương lai của giá cổ phiếu, của lợi nhuận DN và của lợi tức cổ phần
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng
\ lòng tin của nhà đầu tư đối với tương lai của giá cổ phiếu, của lợi nhuận DN và của lợi tức cổ phần Vào bất cứ thời điểm nào, trên thị trường cũng xuất hiện 2 nhóm người: nhóm người lạc quan và nhóm người bi quan Khi số tiền do người lạc quan đầu tư chiếm nhiều hơn, thị trường sẽ tăng giá và khi số tiền bán ra của người bi quan nhiều hơn, thị trường sẽ hạ giá Tỷ lệ giữa 2 nhóm người này sẽ thay đổi tuỳ theo cách diễn giải của họ về thông tin, cả về chính trị lẫn kinh doanh, cũng như những đánh giá của họ về nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng Chính vì thế, cùng một loại chứng khoán, có người cho rằng, xấu quá cần phải bán đi, nhưng ngược lại có người cho rằng, tương lai của nó rất sáng lạn cần phải mua vào Điều này cũng lý giải tại sao trên TTCK lúc nào cũng có người mua, người bán Ngoài ra, các hành động lũng đoạn, tung tin đồn nhảm, các biện pháp kỹ thuật của nhà điều hành thị trường, ý kiến của các nhà phân tích cũng có thể khiến thị giá cổ phiếu biến động.
IV.2 Phân tích và dự báo giá cổ phiếu
Nhà đầu tư cần phải nắm vững những vấn đề bản chất nhất của phân tích và dự báo giá cổ phiếu, và do đó phải xem xét toàn diện, tổng thể các nội dung chính yếu sau :
1 Tiến hành phân tích CP trên thị trường với mục tiêu là đưa ra dự báo về giá CP và xu hướng giá CP trong tương lai, tìm khả năng sinh lời cao Đó là một trong những nội dung quan trọng - xác định giai đoạn nào của chu kỳ CP tăng trưởng - giúp nhà đầu tư cân nhắc để đi đến quyết định đầu tư CK có hiệu quả nhất
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng
2 Đầu tư vào CP, với tính chất sinh lợi và rủi ro cao, nhà đầu tư thường sử dụng một lượng tiền khá lớn hoặc cực lớn để kinh doanh CK, do đó, họ rất quan tâm việc dự báo diễn biến giá CP Nếu dự đoán giá cả diễn biến đúng, sẽ mang lại thành công lớn; và ngược lại, sẽ thua thiệt, thậm chí có khi dẫn đến phá sản Chính vì vậy, phân tích CP đã trở thành một ngành kinh doanh lớn và có xu hướng ngày càng phát triển - theo đòi hỏi ngày càng cao của nhà đầu tư - vì thị trường ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp hơn
3 Muốn phân tích CP để dự báo tốt về diễn biến giá cả CP, nhà đầu tư cần phải xem xét, nghiên cứu và tìm ra câu trả lời thoả đáng các vấn đề cụ thể: a/ Các CP nào sẽ lên giá - vì sao? b/ Các CP đó lên giá bao nhiêu - do đâu? c/ Trong thời gian bao lâu, thì các CP đó đạt mức tăng như vậy - vì đâu?
Phải phân tích và tìm ra một ưu thế cạnh tranh nhất định so với các đối thủ khác như: độc quyền về công nghệ, phát minh sáng chế, chiếm lĩnh thị trường hoặc phương pháp quản lý khoa học, chặt chẽ, nâng cao hiệu quả kinh doanh v.v
4 Vấn đề quan trọng là phải xác định và lựa chọn CP tăng trưởng - nghĩa là cổ phiếu đó có thể tiếp tục tăng trưởng trong tương lai, theo các tiêu chí sau: a/ Đưa ra các sản phẩm mới hoặc dịch vụ mới, độc đáo, có sức thu hút trên thị trường, có khả năng chiếm lĩnh thị trường, đạt tốc độ tăng trưởng trong thời gian dài; b/ Có chu kỳ doanh thu ổn định, tăng một cách liên tục đều đặn; c/ ở trong giai đoạn của chu kỳ tăng trưởng để có lợi nhuận cao trong một thời gian dài; d/ ở vị thế dẫn đầu trong ngành hoạt động và có chiến lược phát triển thích hợp, dự đoán đúng xu hướng phát triển trong tương lai; e/ Có lợi nhuận trên vốn cao hơn 15%, sử dụng một phần lợi nhuận còn lại sau khi đã chi trả cổ tức để tăng vốn chủ sở của các cổ đông - tái đầu tư phát triển;
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng f/ Có số lợi ít, hoặc ít nhất là có tỷ số nợ/vốn cố định khoảng< 20% nguồn vốn daì hạn, sẽ gặp khó khăn tài chính trong quá trình tăng trưởng
Rủi ro trong đầu tư cổ phiếu
Rủi ro mang tính hệ thống liên quan đến toàn bộ sự vận động của thị trường.Thông thường nó biểu hiện sự thay đổi chỉnh thể của một lĩnh vực, một thị trường tài chính hay một ngành nào đó.Lọa rủi ro này có nguồn gốc từ sự thay đổi các nhân tố vĩ mô làm ảnh hưởng tới toàn bộ thị trường vì vậy rủi ro hệ thống còn được gọilà rủi ro vĩ mô, bao gồm rủi ro thị trường, rủi ro mất giá, rủi ro lãi suất, rủi ro hối suất
Rủi ro thị trường đây là loại rủi ro phổ biến và thường thấy nhất trong đầu tư chứng khoán.Bất kể là đầu tư vào chứng khoán có giá trị như cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu… lọa rủi ro này chính là sự biến động giá cả do mất cân bằng cung cầu giữa 2 bên mua và bán trên thị trường gây ra.Sự biến động này làm cho nhà đầu tư có thẻkhoong thu được lợi nư dự tính ban đầu của mình.
Lợi ích đầu tư có thêr chia thành lợi ích danh nghĩa và lợi ích thực tế.Do kỳ vọng của nhà đầu tư là lợi ích thực tế cho nên sự khác biệt giữa 2 loại lợi ích này là rất quan trọng, sự khác biệt này được phản ánh thong qua lạm phát tiền tệ.Lạm phát thì chia thành lạm phát theo ý muốn và lạm phát ngoài ý muốn.
Yếu tố thứ nhất là nhà đầu tư có thể căn cứ vào các tư liệu,số liệu trước đó để dự đoán tình hình lạm phát, đó cũng là cơ sở và căn cứ để các nhà đầu tư có thể tìm mức bù đắp cho đầu tư tương lại.yếu tố sau có thể không kiểm soát được hoặc khó có thể tìm được
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng sự bù đắp nào Cổ phiéu và những chứng khoán dài hạn thường phải chấp nhận cả 2 loại rủi ro này, kỳ hạn càng dài thì mức rủi ro sụt giá càng lớn.
Lãi suất càng cao thì chi phí cơ hội của chứng khoán càng lớn.Vì vậy ta có thể thấy giá chứng khoán và lãi suất vận động ngược chiều nhau.Nói một cách tương đối, bội ước và ruỉ ro phá sản chỉ là sự biểu hiện không tốt của số ít các trái khoán trong khi đó rủi ro lãi suất có có mức độ lớn hơn nhiều và mức độ phát tán mạnh, ảnh hưởng càng lớn, thời gian có hiệu lực càng lâu.
Xét dưới góc độ nhạy cảm của lãi suất thì cổ phiếu dài hạn thường gặp rủi ro lãi suất lớn hơn cổ phiếu ngắn hạn.Tóm lại khi giá cổ phiếu của công ty biến động một phần do ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất một phần là do tình hình hoạt động của công ty.Do đó rủi ro bội ước, phá sản, rủi ro lãi suất là những yếu tố mà nhà đầu tư cần phải cảnh giác.
Bất kỳ nhà đầu tư nào khi tham gia vào hoạt động đầu tư quóc tế đều chịu ảnh hưởng của của loại rủi ro này.Tỷ giá hối đoái chịu sự tác động của chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, chính sách ngoại thương của các nước và mức cân bằng cung cầu trên thị trường quốc tế vốn biến động hết sức phức tạp.Vì thế khi nhà đầu tư lựa chọn đầu tư vào các khứng khoán mà lấy ngoại tệ làm giá trị phát hành thì ngoài việc anh ta chịu những rủi ro tương tự như các chứng khoán khác còn phải chịu rủi do định mức tỷ giá hối đoái Do không dự đoán được sự biến động của tỷ giá, khi nhà đầu tư đem lợi ích thu được chuyển thành nôi tệ thì có thể có sự khác biệt, chênh lệch rất lớn so với giá trị ban đầu của nó.
V.2 Rủi ro phi hệ thống
Rủi ro phi hệ thống còn gọi là rủi ro vi mô Nguyên nhân của rủi ro này là do sự phát sinh của một sự kiện đặc biệt nào đó Ảnh hưởng tới lợi ích của một hạng mục đầu tư nào đó.Nó cũng liên quan tới một loại cổ phiếu trái phiếu cụ thể chứ không liên quan tới các chứng khoán khác hay toàn bộ trhị trường.loại rủi ro này xuất phát trực tiếp từ
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng chính bản than doanh nghiệp bao gồm rủi ro của những sự kiện ngẫu nhiên, rủi ro phá sản, rủi ro lưu thong, rủi ro bội ước…
Rủi ro do các sự kiên ngẫu nhiên
Loại rủi ro mang tính bộc phát này là loại rủi ro mà hầu hết các nhà đầu tư phải gánh chịu Rủi ro do các sự kiện ngẫu nhiên như hỏa hoạn, thiên tai, chiến tranh…đều trực tiếp ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa Sự thay đổi trong chính sách tiền tệ chính sách ngoại thương của chính phủ cũng như có thể đem lại những tổn thất do biến động về tỷ giá và đầu tư ngoại tệ Pháp luật cải cách chính trị…đều làm thay đổi mạnh trong giá cổ phiếu Những yếu tố này là khó có thể dự đoán được trong quyết sách đầu tư của nhà đầu tư.
Rủi ro phá sản: Đây là rủi ro về cổ phiếu đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay với công ty mới được thành lập mà nhà đầu tư phải đối mặt với chúng Khi các công ty hữu hạn do quản lý kinh doanh không hiệu quả, vận hành không được tốt hay do một số nguyên nhân khác làm cho nợ nần chồng chất khó có thể trụ vững được dẫn tới sự xin bảo hộ khỏi bị phá sản hay xắp xếp tổ chức lại công ty, thậm chí phải tuyên bố phá sản.Vì vây rủi ro phá sản xuất hiện khi công ty tuyên bố đóng cửa, giá cổ phiếu sẽ giảm một cách nhanh chóng, nhà đầu tư có thể bị mất toàn bộ số vốn của mình.
Nó liên quan mật thiết đến rủi ro do sự kiện ngẫu nhiên Khi thông tin không tốt của công ty lan ra ngoài thị trường, lập tức có thể gây hoang mang cho công chúng, nhà đầu tư có thể nhanh chóng bán tháo toàn bộ cổ phiếu ra trước khi nhà đầu tư tư nhân kịp trở tay.
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng Đây là rủi ro nhà đầu tư phải chấp nhận khi đầu tư vào các loại chứng khoán có thu nhập cố định Loại chứng khoán này khi phát hành đảm bảo chắc chắn cho nàh đầu tư là họ có thể thu được một mức nhất định trong tương lai Khoản tiền này được phát một lần khi chứng khoán đáo hạn Đương nhiên khi chu chuyển tiền mặt của công ty không được tốt, xuất hiện khủng hoảng tài chính thì sự cam kết của công ty với cổ đông không thể thực hiện được.
VI Tính toán rủi ro đầu tư cổ phiếu
VI.1 Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư
Nếu một khoản tiền được "rải" ra nhiều
CP khác nhau thì tính tổng khoản đầu tư, việc thua lỗ của
CP này khi giảm giá sẽ được bù đắp lại bằng khoản lãi của CP khác tăng giá Đó chính là đa dạng hoá đầu tư để giảm thiểu rủi ro.
Tình hình TTCK VN giai đoạn 2000-2009
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng số lượng các công ty lên sàn
(Nguồn: số liệu thống kê từ sàn HoSE)
Hiện nay có khoảng 177 công ty niêm yết trên sàn HoSE với tình hình niêm yết như trên đồ thị.
Năm 2000 HoSE hoạt động cầm chừng với 2 phiên/ngày 3buổi/tuần với 5 công ty với tổng giá trị giao dịch mỗi phiên khoảng 1 tỷ đồng và đến cuối năm thì giái trị giao dịch mỗi ngày lên được 5 tỷ đồng.
Tình hình diễn biến không có thay đổi mấy trong 2002 với 6 công ty trên sàn.
Năm 2002 đã có sự thay đổi tích cực ngày 1.3.2002 TTGDCK HCM bắt đầu áp dụng làm việc 6 ngày làm việc trong tuần và áp dụng phương pháp giap dịch thỏa thuận đối với cổ phiếu.Tuy nhiên do những yếu tố khách quan khác như sự phát triển trì trệ của nền kinh tế và phát hiện một số vụ gian lận trong việc hoãn thuế của công ty có mã CAN khiến mất lòng tin trong giao dịch trong nhà đầu tư nên khoảng thời gian 2002-
2003 chỉ số chứng khoán giảm mạnh từ 240 xuống 138 điểm và có phiên giao dịch chỉ đạt giá trị là 80 triệu Đến 4.2003 có sự góp mặt của công ty với mã cổ phiếu PMS với vốn điều lệ là 32 tỷ đồng đánh dấu bước tăng trưởng trở lại của TTCK VN sau 1 thời gian giảm mạnh
Cuối 2004 chỉ số VN-index xấp xỉ bằng với 2001, Mặc dù đến cuối năm 2004 tổng khối lượng giao dịch đạt 132 triệu USD (chiếm 0.4% GDP)với sự tham gia của 28
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng công ty nhưng so với mục tiêu đề ra 2010 là giá trị vốn hóa của TTCK phải chiếm 10- 15%GDP thì khoảng cách này còn rất xa.
Năm 2005 với thông tin Trung Quốc thúc đẩy cho các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa đã thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách Việt Nam.Khởi đầu là việc nhà nước cho phép Vinamilk bán bớt 15% vốn sở hữu nhà nước trị giá 182.7 tỷ đồng theo hình thức đấu giá tại TTGDCK TP HCM đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc cổ phần hóa DNNN gắn với TTCK.
Mặt khác, theo quyết định 238/05/QĐ ngày 29.9.2005 thì kể từ ngày 01.10.2005 các tổ chức các nhân nước ngoài có quyền nắm giữ 49% cổ phiếu niêm yết thay vì 30% như trước đây.cuối năm 2005 các giao dịch chứng khoán trở nên rất sôi động do thị trường nhà đất đang đóng băng và giá vàng đang cao và đầu tư chứng khoán trở thành kênh đầu tư hấp dẫn.Về mặt pháp lý, trong năm 2005 chính phủ quyết định chuyển UBCK trước thuộc chính phủ nay thuộc bộ tài chính làm cho UBCKđược chỉ đạo bởi 1 bộ ngành chuyên môn hơn.
Ngày 8.3.2005 lần đầu tiên TTGDCK HN tổ chức đấu giá cổ phiếu lần đầu phát hành ra công chúng của nhà máy thiết bị Bưu Điện với thành công ngoài sự mong đợi mức thu thực tế gấp 1.6 lần giá chào bán Hai ngày sau, TTGDCK HN tiếp tục tổ chức phiên đấu giá 40% vốn nhà nước của công ty Vĩnh Sơn Sông Hinh đem lại giá trị cao hơn giá nhà thầu 16 tỷ Phiên giao dịch thăm dò và phiên giao dịch đấu giá đầu tiên đã đánh dấu sự thành công trong việc thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước một cách công khai lành mạnh TTGDCK HN thực sự trở thành sân chơi hấp dẫn thu hút các doanh nghiệp đang trong con đường tăng vốn cho giai đoạn cổ phần hóa.
Thời kỳ sôi động của chứng khoán VN chính thức bắt đầu vào năm 2006 với sự tham gia của hàng loạt những thương hiệu mạnh Sự kiện công ty Cáp và dây điện Taya ViệtNam- công ty đầu tiên có vốn đầu tư nước ngoài được niêm yết trên Sàn HoSE mở ra thời kỳ tham gia trực tiếp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tai TTCK VN.
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng
Tháng 3.2006 cổ phiếu giao dịch ở cả 2 sàn HCM và HN đều nóng lên giá cổ phiếu tăng cao có những hôm giá trị giao dịch qua các phiên lên tới 200 tỷ
Sau khi vượt qua 500 điểm tại phiên giao dịch cuối cùng của 3.2006, chỉ số chứng khoán đạt mức kỷ lục 571.16 điểm tại phiên giao dịch ngày 20.4.2006.Đáng chú ý là kể từ thời điểm đó các NĐT bắt đầu chuyển hướng qua những cổ phiếu có giá trị giao dịch thấp.Giá trị giao dịch mỗi phiên đạt trung bình 150 tỷ đồng.
Tại phiên giao dịch ngày 17.4.2006 Thị trường đã chứng kiến 1 sự đảo chiều, các lệnh đặt bán tràn ngập trên các bẳng điện tử, các NĐT tranh nhau bán thao cổ phiếu, chỉ số VN-Index giảm đột ngột 50 điểm sau khi đạt mức đỉnh là 632.69 điểm Sự tụt giảm đột ngột này làm cho các NĐT trên 2 thị trường mất phương hướng và khuynh hướng bán tiếp tục diễn ra làm thị trường như lao xuống dốc.
Trước xu hướng giảm giá CK, dư luận lo ngại sẽ xảy ra tình trạng đổ vỡ TTCK VN và yêu cầu có sự can thiệp của nhà nước nhưng theo các chuyên gia thì TTCK lúc này chưa cần có sự can thiệp bởi thị trường sụt giảm nhưng theo khối lượng cổ phiếu và giá trị giao dịch thì vẫn còn ở mức cao, trên dưới 2 triệu cổ phiếu được giao dịch và giá trị đạt khoảng 200 tỷ đồng/ phiên Ngoài ra số lượng các tổ chức nắm giữ chứng khoán niêm yết vẫn không thay đổi, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua vào hơn nữa với việc khớp lệnh định kỳ như trên sàn TP HCM thì việc can thiệp bằng biện phấp ngưng giao dịch là khó thực hiện.Tuy nhiên đến 11.5.2006 TTCK bắt đầu biến động trở lại, nhưng những biến động vừa qua cũng ít nhiều gây tổn thất cho nhiều nhà đầu tư , đồng thời làm mất phương hướng của nhiều nhà đầu tư theo phong trào Để giảm bớt áp lực cho thị trường UBCKNN cho phép các TTCK tăng thời gian giao dịch cụ thể là TTCK HN sẽ tăng số phiên giao dịch từ 3 đén 5 phiên trong 1 tuần.TTGDCK HCM có thêm 1 lần khớp lệnh nữa là 3 lần trong 1 ngày và phiên khớp lệnh này chuyển sang hình thức khớp lệnh liên tục dự kiến thực hiện trong 6.2006 nhưng thực tế phiên khớp lệnh này được chính thức thực hiện vào tháng 7.2007 Công tác bổ túc kiến thức cho các nhà đầu tư đại chúng được tăng cường, các công ty chứng khoán đã tổ chức các buổi hội thảo nhằm định hướng cho nhà đầu tư cách đầu tư hiệu quả phân tán rủi ro và tham khảo các chuyên gia, các tổ chức tư vấn có uy tín.
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng
Như vậy sau gần 10 năm hoạt động, TTCK VN đã có những chuyển biến đáng kể Vài năm gần đây mức vốn hóa của TTCK VN đã tăng đột biến và đạt 24.4 tỷ USD vào 4.2007 tăng gần 1400 lần so với năm 2000, khối lượng doanh nghiệp niêm yết tăng 704% so với năm 2000.Vốn đầu tư nước ngoài vào TTCK VN cũng có sự gia tăng đáng kể Tính đến nay các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ vào TTCK 4 tỷ USD.Theo dự tính quy mô của TT sẽ tiếp tục mở rộng do các ngân hàng sẽ tiếp tục cổ phần hóa và niêm yết lên TT sau khi cổ phần hóa.
Chỉ số VN-index cũng chứng minh sự tăng trưởng nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro của TT Nếu trong ngày giao dịch đầu tiên Chỉ số VN-index đạt mức 100 điểm thì 3.2007 chỉ số này đã tăng mức kỷ lục là 1170 điểm và sau đó sụt mạnh đến mức thấp nhất là 380 điểm Số lượng các NĐT tham gia vào TTCK cũng tăng lên đáng kể Tính đến đầu năm 2007 có đến 120.000 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở trong đó có gần 2000 tài khoản của các NĐT nước ngoài Số lượng các NĐT là tổ chức cũng được tăng lên đáng kể Bắt đầu giữa 2006 tình trạng đầu tư cổ phiếu nước ta mang tâm lý đám đông trong đó có cả những người an hiểu về chứng khoán lẫn những người không có kiến thức chứng khoán cũng mua bán theo phong trào đẩy TTCK vào tình trạng nóng, tình trạng bong bóng chứng khoán là hoàn toàn có thật Việc phát triển nhanh của TTCK cũng cho thấy những dấu hiệu khả quan đối với nền kinh tế Tuy nhiên việc phát triển quá nóng cũng phát sinh một số vấn đề như các NĐT nước ngoài có điều kiện thao túng, dễ gây rủi ro cho thị trường hay khi TTCK tăng quá nóng tạo điều kiên cho giới đầu cơ chốt lời và chuyển sang đầu tư vào TTBĐS, đẩy giá nhà đất lên cao.
Các ngân hàng thương mại trong quá trình tái cơ cấu đã làm ăn tốt, phát triển Để tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranhkhi gia nhâp WTO, các ngân hành phải thực hiện quy định tại NDD ngày 22.11.2006 của chính phủ về việc tăng vốn điều lệ của các ngân hành phải đạt 1000 tỷ đồng và đến 2010 phải đạt 3000 tỷ đồng Để có thể tăng vốn các ngân hàng thực hiện cả phát hành cổ phiếu thông qua việc phát hành mới, phát hành thêm, thưởng cuối năm bằng cổ phiếu.Đây chính là nguyên nhân làm cổ phiếu ngân hàng một thời gian luôn trong tình trang quá nóng.
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng
Phân tích hoạt động đầu tư và những RR trên TTCK VN qua 2 năm 2007- 2008
Năm 2007 và 2008 là 2 năm mà TTCK VN đã đạt được nhiều thành quả cũng như xảy ra nhiều biến cố gây RR và nhiều tổn thất cho NĐT.
Tính đến thời điểm cuối năm 2007, tổng giá trị vốn hóa của thị trường cổ phiếu niêm yết đạt được trên 300.000 tỷ đồng tương đương với khoảng 20 tỷ USD và 31%GDP
Số lượng tài khoản CK tính đến hết tháng 10 năm 2008 đạt hơn 320.000 tài khoản.Và theo số liệu tổng hợp của Vụ chính sách tiền tệ (ngân hàng nhà nước) từ đầu năm đến nay có hơn 40 doanh nghiệp đã được tổ chức đấu giá cổ phần với gần 451 triệu cổ phiếu.Trên sàn HoSE chỉ số VN- index đã đạt điểm kỷ lục là 1170.67 vào 12.3.2007 đây là đỉnh điểm của sự thăng hoa và cũng là điểm bắt đầu của 1 chu kỳ điều chỉnh khá dài sau đó Tiêu biểu là cuối 11.2008 chỉ số VN- index đã xuống mức thấp nhất là 307 điểm với tổng mức vốn hóa trên TT khoảng 200.000 tỷ đồng Một sự sụt giảm quá mạnh so với thời kỳ đỉnh điểm của TTCK Việt Nam trong 2007 mặc dù 2008 đã có rất nhiều doanh nghiệp mới tham gia niêm yết vào giá trị vốn hóa thị trường Trên sàn HaSTC chỉ số HaSTC-index đạt kỷ lục 454.81 điẻm vào ngày 9.3.2007 và sụt xuống dưới 100 điểm vào tháng 11.2008.
Hai năm vừa qua đối với NĐT chưa dày dạn kinh nghiệm và cá nhân những nhà tổ chức trong nước và những tổ chức đầu tư nước ngoài với quy mô vốn lớn và hoạt động chuyên nghiệp đều gánh chịu rất nhiều rủi ro Theo số liệu của trung tâm lưu ký chứng khoán, đến thời điểm 1.10.2008 đã có 831 tổ chức tài chính nước ngoài được cấp mã số giao dịch chứng khoán, gấp gần 5 lần so với cuối năm 2006.Tuy nhiên chỉ khoảng 30%
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng số tổ chúc này tham gia đầu tư vào TTCKVN số còn lại vẫn đang nghiên cứu hoặc chỉ đầu tư vào doanh nghiệp cổ phần hóa nhà nước lớn như ngân hàng, viễn thông….
Các quỹ đầu tư nước ngoài thường là các quỹ đóng có thời gian hoạt động từ 5 đến 10 năm Quỹ đóng là quỹ đầu tư chỉ phát hành chứng chỉ quỹ 1 lần duy nhất ra công chúng và quỹ không được mua lại cổ phần từ các NĐT và cũng không được phát hành bổ sung NĐT sẽ mua bán cổ phiếu trên thị trường thứ cấp mà không hề ảnh hưởng tới nguồn vốn của quỹ Tổng vốn huy dộng của quỹ sẽ luôn cố định và không bị thay đổi trong suốt thời gian hoạt động Ngoài ra cũng có một số quỹ thành lập trong năm 2007 nhưng với số vốn không nhiều Quỹ mở là quỹ có thể mua đi bán lại cổ phần của mình cho các nhà đầu tư khi họ có nhu cầu Trong khoảng thời gian từ 2001-2006 nguồn vốn đầu tư gián tiếp nức ngoài vào VN chủ yếu thông qua các quỹ đầu tư và các hình thức quản lý ủy thác đầu tư trong giai đọan này hầu hết dùng để mua vào và có vai trò nâng đỡ cho thị trường Tức là mua vào khi thị trường đi xuống và rất ít bán ra do chỉ số VN-index còn thấp.Tuy nhiên bước sang năm 2007,2008 đặc biệt là giai đoạn thị trường giảm sâu, giá chứng khoán rẻ hơn thì chúng ta thấy rằng các NĐT nước ngoài và các quỹ đầu tư không ngừng bán ra mặc dù bị lỗ lớn, lỗ đến 80% giá trị.Đầu 9.2008 chúng ta thấy vài tổ chức bán ra nhiều hơn mua vào, trong đó có cả việc bán cổ phiếu
“blue- chips” với giá rất rẻ.
Ngoài những rủi ro mà các nhà đầu tư cá nhân trong nước, nhà đầu tư nước ngoài, các quỹ nước ngoài phải gánh chịu thì tâm điểm đáng chú ý nhất là các ngân hàng thương mại của VN cũng phải gánh chịu thua lỗ nặng từ hoạt động đầu tư kinh doanh chứng khoán.Một thống kê cho thấy dẫn đầu trong khối ngân hàng về hoạt động này là ngân hàng Á Châu, khi tổng giá trị danh mục đầu tư chứng khoán là 9.636 tỷ đồng tiếp theo là ngân hàng Techcombank 6.842 tỷ đồng ngân hàng đông nam á 3.968 tỷ đồng, ngân hàng An Bình gần 3.600 tỷ đồng, ngân hàng Hàng Hải gần 2169 tỷ đồng…Đó là những con số được ước tính ở thời điểm cuối năm 2007,và nay khi hầu hết giá cổ phiếu trên ssàn niêm yết, cũng như thị trường tự do đã giảm phổ biến 80%, thậm chí mạnh hơn làm nảy sinh những lo ngại về khả năng thua lỗ lớn của các ngân hàng tương ứng nói trên.
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng
Hoạt động đầu tư, kinh doanh trên TTCK được đánh giá là chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong các lọai hoạt động kinh doanh.RR trên TTCK cũng có thể là nguyên nhân cũng có thể là hậu quả từ các thị trường khác.Những hậu quả phát sinh trên TTCK chủ yếu là do những nguyên nhân như tính chưa chuyên nghiệp của nhà đầu tư, cơ chế quản lý các hoạt động trên TTCK đường như chưa bao trùm các hoạt động như TT OTC, hoạt động của quỹ đầu tư nước ngoài…Ngoài ra còn có rủi ro đạo đức khá phổ biến trên thị trường tài chính Việt Nam.Như vây những rủi ro mà nhà đầu tư đang gánh chịu từ sự sụt giảm mạnh của TTCK VN không chỉ do những nguyên nhân nội tại trong việc điều hành nền kinh tế VN mà thêm vào đó TTCK VN cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi yếu tố bên ngoài VN, đặc biệt là trong 2 năm vừa qua TTCK còn chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Những rủi ro trong hoạt động đầu tư trên TTCK VN
III.1 Rủi do phát sinh từ bản thân nhà đầu tư
Nhiều nhà đầu tư luôn có cái nhìn lạc quan và không thể tin rằng chứng khoán VN có thể giảm từ hơn 1000 điểm xuông 300 điểm như hiện nay do đó đã dẫn đến hiện tượng hầu hết các cá nhân, công ty đều đỏ xô đầu tư tài chính, thích kiếm tiền nóng và thu lợi nhuận thật nhanh Các ngân hàng thì thi nhau cho NNĐT vay để kinh doanh chứng khoán Khi thị trường phát triển quá nóng tất yếu sẽ xảy ra tình trạng điều chỉnh sai khi xảy ra một vài cú sốc phát sinh và sau các biện pháp hạn nhiệt thị trường nhằm kiềm chế lạm phát của nhà nước Một kết quả mà ta có thể thấy được đó là khi thị trường sụt giảm mạnh thì các ngân hàng dùng mọi biện pháp để thu lại khoản nợ của NĐT thậm chí cả việc bán cứng khoán khi giá đã xuống đáy Hàng loạt các hoạt động này làm cho giá cổ phiếu giảm nghiêm trọng dễ gây đổ vỡ TTCK Chính việc không trang bị đầy đủ kiến thức về đầu tư, kinh doanh chứng khoán công theo thói quen đầu tư thiếu chuyên nghiệp và tâm lý không ổn định để có thể đanh giá đúng tình hình thị trường khi xảy ra những biến bộng bất thường đã gây ra không ít rủi ro cho NĐT Việt Nam.
Bên cạnh những rủi ro tâm lý đầu tư không ổn định, tâm lý mua bán chứng khoán theo bầy đàn của NĐT của NNĐT cá nhân nhỏ lẻ thì nhà đầu tư có tổ chức cũng
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng gây ra không ít rủi ro cho TTCK Đó là những hành vi vi phạm về các quy định hoạt động giao dịch chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung Một số hành vi điểm hình như thao túng thị trường, hành vi mua bán nội gián, hành vi mua bán chứng khoán của mình khi chưa được phép của UBCKNN.
Một số kỹ xảo mà NNĐT có thể làm được khi tham gia TTCK
- Bán cổ phiếu sàn tạo tâm lý hoảng loạn
- Mua cổ phiếu giá trần để tạo tâm lý hưng phấn
- Chia nhỏ số cổ phiếu cần mua để che giá mua thật.
- Chia nhỏ số cổ phiếu cần bán để che giá bán thật
- Chia nhỏ số cổ phiếu cần mua để khớp được gia mua thấp nhất
- Chia nhỏ số cổ phiếu cần bán để khớp được giá bán cao nhất
III.2 Rủi ro từ công ty CK:
Có 1 số công ty chứng khoán lợi dụng những khe hở của pháp luật để tiến hành các hành vi tiêu cực mà nếu không cẩn thận các nhà đầu tư rất dễ gặp rủi ro như:
III.2.1 Tư vấn vì lợi ích cá nhân của các công ty chứng khoán:
Do ý đồ cá nhân, công ty chứng khoán có thể sẽ tư vấn đầu tư không phù hợp với nhu cầu, khả năng tài chính và mục tiêu của khách hàng Do đó, khách hàng cần nhận thức rằng, mình muốn được hướng dẫn đầu tư phù hợp với bản thân mình chứ không phải phù hợp với người môi giới Mỗi khoản đầu tư được tư vấn đều cần có lời giải thích cặn kẽ, gồm cả việc khuyến cáo các rủi ro
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng
III.2.2 Vi phạm quy định giao dịch công bằng:
Các hoạt động sau đây của các công ty chứng khoán bị xem là vi phạm những quy định liên quan đến giao dịch công bằng: Đề nghị thực hiện việc đầu cơ chứng khoán mà không xem xét tình hình tài chính của khách hàng và đảm bảo khách hàng không chịu rủi ro.
Mở tài khoản khống chế thực hiện việc kinh doanh chứng khoán trái phép
Thực hiện các giao dịch ngoài thẩm quyền được giao
Đề nghị mua chứng khoán không thích hợp với khả năng chi trả của khách hàng.
Các hoạt động lừa đảo (chẳng hạn như giả mạo và cung cấp không đầy đủ hoặc không cung cấp số liệu thực tế)
III.2.3 Giao dịch thái quá:
Hành vi giao dịch thái quá có nghĩa là giao dịch thường xuyên và với số lượng lớn trên tài khoản của khách hàng nhằm mục đích nhận hoa hồng mà không nhằm đạt được các mục tiêu khách hàng đã đề ra Đây là hành vi lạm dụng trách nhiệm uỷ quyền của khách hàng
Một trong những biện pháp để ngăn chặn hành vi lạm dụng này là nhà đầu tư cần phải yêu cầu tất cả tài khoản mà mình uỷ quyền cho công ty chứng khoán phải được giám sát viên của công ty chứng khoán xem xét thường xuyên
III.2.4 Vay và cho vay tiền và chứng khoán:
Vay tiền và vay chứng khoán của khách hàng: Các công ty chứng khoán bị cấm vay tiền hay chứng khoán từ khách hàng trừ phi khách hàng là ngân hàng hay các tổ chức tài chính có chức nang thực hiện việc cho vay tiền và chứng khoán
Cho khách hàng vay tiền và chứng khoán: Các công ty chứng khoán cũng bị cấm cho khách hàng vay tiền hay chứng khoán Quy định này không áp dụng cho nghiệp vụ vay bảo chứng của các công ty chứng khoán hay việc các nhà môi giới chứng khoán cho vay theo nghiệp vụ thông thường
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng
III.2.5 Công bố thông tin sai lệch
Các công ty chứng khoán có thể nói không đúng về bản thân hay về các dịch vụ của công ty mình đối với khách hàng tiềm năng Do đó, theo quy định, Công ty chứng khoán không được phép xuyên tạc về:
Trình độ, kinh nghiệm và học vấn
Loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng
Việc công bố không chính xác hay không công bố các sự kiện quan trọng liên quan đến những vấn đề trên cũng bị coi là xuyên tạc Khách hàng sẽ phải khó khăn khi so sánh chất lượng dịch vụ giữa các công ty chứng khoán nếu khách hàng không được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác liên quan đến vấn đề chuyên môn
III.2.6 Sử dụng các báo cáo, công trình nghiên cứu của công ty hoặc cá nhân khách hàng:
Công ty chứng khoán không được phép sử dụng các nghiên cứu phân tích hay đề nghị do cá nhân hay công ty khác tiến hành mà không công bố rằng, các báo cáo này không phải do chính họ thực hiện Công ty chứng khoán có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu trong các báo cáo hay phân tích của người khác nhưng không được tự nhận rằng, các báo cáo, nghiên cứu đó là của mình
Có thể nói, nhà đầu tư đến bất kỳ Công ty chứng khoán nào cũng đều dễ dàng được tiếp cận với những thông tin thị trường, những lời khuyên của nhà môi giới, hoặc tư vấn của các chuyên gia Đó là tại những thị trường lâu đời như phố Wall, Nhật Bản, Hồng Kông Tuy nhiên, tại những thị trường chứng khoán còn rất mới và sơ khai như thị trường Việt Nam, các chủ thể hoạt động trên thị trường vẫn trong giai đoạn vừa làm vừa bổ sung và củng cố nên nhà đầu tư chưa thể có cơ sở để đặt niềm tin tuyệt đối vào bất kỳ một định chế tài chính nào
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng
Nhà đầu tư cần ý thức rằng dù có biết được một tin tức tốt lành đến đâu đi nữa thì quyết định mua hay bán vẫn cần cân nhắc kỹ bởi mua chứng khoán là mua bằng tiền của chính mình, được hay mất đều tác động trực tiếp đến ngân sách của nhà đầu tư Đặc biệt cần thận trọng với trào lưu thị trường vì trong trào lưu thị trường hiện tại, nhà đầu tư bỏ tiền mua chứng khoán nhìn chung vẫn theo xu hướng kỳ vọng giá lên chứ không mấy ai có những phân tích sát thực tình hình hoạt động của công ty niêm yết để tìm ra một mức giá hợp lý
Nhiều chuyên gia chứng khoán cho rằng rất khó dự đoán xu thế biến chuyển của giá chứng khoán vì hai nguyên nhân:
Thứ nhất, các thông tin về công ty niêm yết chưa thực sự được công bố thường xuyên và đầy đủ
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tói TTCK VN
Khủng hoảng tài chính Mỹ ảnh hưởng gì đến TTCK VN?
Giá cổ phiếu tại thị trường Việt Nam chỉ trong vòng 1 tháng qua (từ 18/7- 17/8) đã giảm khoảng 11,2% Mức giảm chung tại TTCK khu vực châu Á từ ảnh hưởng của TTCK Mỹ là khoảng 15% (chỉ duy nhất Trung Quốc tăng 18,2% do nước này đã áp dụng biện pháp về kiểm soát vốn) Với đầu tư vốn trực tiếp, gián tiếp vào Việt Nam tăng vọt trong thời gian qua, thị trường Việt Nam có thể bị ảnh hưởng nhất định nếu các nhà ĐTNN, đấu tư cổ phiếu rút ra khi thị trường biến động Khủng hoảng tài chính
Mỹ sẽ khiến các luồng đầu tư trên thế giới bị ảnh hưởng, trong đó có VN “Các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ khó huy động vốn hơn, hoặc họ sẽ có xu hướng thận trọng hơn trong quyết định đầu tư khi những thị trường lớn của họ đang có vấn đề.
Ngay cả đầu tư trực tiếp nước ngoài, tuy không ảnh hưởng trực tiếp bởi những diễn biến trên thị trường tài chính, cũng có thể sẽ bị tác động một khi kinh tế đình trệ và đầu tư bị cắt giảm toàn cầu.
Luồng tiền đầu tư nóng vào VN cũng có thể bị ảnh hưởng Đầu năm nay, tổng lượng tiền đầu tư nóng (tiền gửi bằng ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài vào hệ thống ngân hàng trong nước) là khoảng 4 tỉ USD Hiện nay, luồng tiền này được cho rằng đang ở mức 8 tỉ USD Các chuyên gia tài chính nhận định luồng tiền này có khả năng sẽ chảy ngược ra nếu tình hình tài chính thế giới tiếp tục xấu đi Trái phiếu VN có khả năng bị bán ra nhiều hơn mua vào, có khả năng đồng tiền VN sẽ giảm giá so với USD tâm lý của nhà đầu tư sẽ bất ổn khi thấy chỉ số chứng khoán các nước sụt giảm ngày qua ngày với một tốc độ giảm chóng mặt Điểm qua chỉ số chứng khoán trên thị trường các nước trên thế giới cho thấy rằng sự giảm điểm trên các thị trường dường như là nối theo nhau Ngày đen tối nhất của thị trường Mỹ cũng là ngày đen tối của thị trường
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng châu Á cũng như châu Âu và Việt Nam không nằm ngoài ngoại lệ.
Chỉ số chứng khoán Việt Nam cũng liên tục giảm điểm theo đà giảm điểm của thị trường thế giới Nhưng tác động này có lẽ không quan trọng bằng sự lo ngại của nhà đầu tư Việt Nam về việc khủng hoảng tài chính sẽ ảnh hưởng đến luồng vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam Nhiều tin đồn cho rằng nhà đầu tư nước ngoài đang tháo chạy khỏi thị trường Việt Nam Những số liệu thu thập được trong tháng 11 cho thấy nhà đầu tư nước ngoài bán ra nhiều hơn mua vào.
Tuy nhiên, Việt Nam chưa tự do hóa tài khoản vốn hoàn toàn nên việc rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài khỏi thị trường Việt Nam không phải dễ dàng thực hiện ồ ạt.
Tuy nhiên, những thay đổi của chỉ số VN-Index thường không liên quan trực tiếp đến những thay đổi của các thị trường chứng khoán quốc tế Lãi suất ngân hàng sẽ vẫn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số chứng khoán Lãi suất giảm, chỉ số VN-Index sẽ giữ hoặc tăng nhẹ Lãi suất cao thì ngược lại.
Một số điểm yếu của TTCK VN
V.1 Các chuẩn mực kế toán bị bỏ qua
Từ 2001 đến nay, Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán Theo quy định, các CtyNY đều phải áp dụng các chuẩn mực này Tuy nhiên, phần lớn các công ty của Việt Nam đều còn rất xa lạ với các chuẩn mực được ban hành từ sau năm 2002 Thêm vào đó, hệ thống các chuẩn mực hiện tại còn thiếu một số thủ tục kế toán quan trọng như tăng vốn điều lệ hay xảy ra biến cố bất thường
Khi hệ thống tài khoản và chuẩn mực kế toán không có đủ khả năng miêu tả chính xác và đầy đủ tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ thiếu thông tin về “sức khoẻ” của doanh nghiệp Từ đó, các nhà đầu tư dễ dàng có các quyết định sai lầm do đánh giá không đúng về thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng
Các công ty kiểm toán được cấp phép kiểm tra báo cáo và thông tin tài chính của CtyNY trước khi trình lên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Để đảm bảo chất lượng của các thông tin này, ngày 22/9/2004, Bộ Tài chính đã ban hành Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận cho tổ chức phát hành, tổ chức nộiêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán kèm theo Quyết định số 76/2004/QĐ-BTC Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn luôn có ý kiến và băn khoăn về chất lượng các thông tin và báo cáo Đương nhiên tính chuyên nghiệp của các tổ chức này vẫn còn ám ảnh các nhà đầu tư và tính hiệu quả của hệ thống giám sát cũng là một dấu hỏi.
V.2 Hệ thống giám sát yếu kém
Các nhà đầu tư chỉ có được thông tin chính thc về CtyNY qua một nguồn duy nhất là các báo cáo tài chính đã được kiểm toán Công ty kiểm toán kiểm tra các báo cáo tài chính của CtyNY Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) và Ủy ban Chng khoán Nhà nước (UBCKNN) xác thực lại các báo cáo này sau khi đã có ý kiến của công ty kiểm toán Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn không tránh khỏi lo ngại rằng thông tin của hệ thống này nhiều khi không phản ánh đúng thực tế của doanh nghiệp và có thể có sự chỉnh sửa.
Mặc dù rất khó tìm được bằng chứng nhưng các nhà đầu tư luôn hoài nghi về sự tồn tại của các giao dịch nội gián, hay liên minh đấu thầu (thông thầu), đặc biệt là trong quá trình đấu giá cổ phần các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa Chừng nào mối hoài nghi này còn chưa được sáng tỏ, các nhà đầu tư còn chưa tin tưởng vào tính hiệu quả của hệ thống giám sát.
Nhiều văn bản pháp quy đã được ban hành nhằm xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động giám sát thị trường Có thể kể đến Nghị định 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK, từng được coi như “Luật chứng khoán tạm thời”; Nghị định 161/2004/NĐ-
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng
CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK; Quyết định 92/2004/QĐ-BTC về việc ban hành hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính đi với công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ ; Quyết định 259/QĐ-UBCK về Quy chế và trách nhiệmm của TTGDCK và các vụ chức năng của UBCK trong giám sát thị trường chứng khoán Và mới nhất là Luật chứng khoán chính thức được Quốc hội phê duyệt. Tuy nhiên, chỉ với các văn bản là chưa đủ Để hỗ trợ cho quá trình giám sát, cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giám sát thị trường và áp dụng nhiều hơn tiến bộ công nghệ thông tin.
V.3 Hệ thống công nghệ của TTGDCK không tương thích
Hiện tại, nhiều nghiệp vụ tại TTGDCK đang được thực hiện thủ công Điều này làm hạn chế năng lực giao dịch của TTGDCK và luôn tiềm ẩn các lỗi, sai sót do cá nhân gây nên Việc chuyên môn hóa các chức năng của TTGDCK (đăng ký, giao dịch, thanh toán bù trừ, lưu ký…) và ứng dụng công nghệ thông tin là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của thị trường.
Với hướng đi này, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán ra đời là một động thái tích cực Để xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống công nghệ thông tin phù hợp, dự đoán tốt về quy mô phát triển của thị trường là rất quan trọng Hệ thống này cần đủ lớn để đảm bảo hoạt động thị trường trôi chảy nhưng nếu vượt quá xa nhu cầu thực tế của thị trường thì lại dễ rơi vào tình trạng lãng phí Để trả lời câu hỏi này, cần nhiều hơn nữa các nghiên cứu thực nghiệm về quy mô phát triển TTCK Việt Nam.
Các nguyên nhân khiến chỉ số VN-index giảm
Có 4 nguyên nhân được xem là chủ yếu khiến thị trường sụt giảm đến 50% và vẫn còn có nguy cơ giảm sâu hơn nữa Đó là (i) sự khủng hoảng niềm tin của nhà đầu tư, (ii) chính sách thiếu đồng bộ của các cơ quan quản lý, (iii) giá trị thực của các công ty niêm yết và (iv) sự hạn chế về lượng cầu trong khi lượng cung cổ phiếu hiện tại đang là
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng quá nhiều
Khủng hoảng niềm tin của nhà đầu tư: "Khủng hoảng", "tâm lý hoảng loạn", "bóng ma 2001"… là những từ được nhắc đến nhiều nhất trên sàn chứng khoán hiện tại Thị trường của 2 tuần sau Tết giống như một máy đốt tiền, khi những ai mua hôm nay, là xác định sẽ lỗ 5-10% vào ngày mai Và khi đáy 680 bị phá, một ngưỡng đáy được khá nhiều chuyên gia cho rằng là ngưỡng hỗ trợ khá mạnh, thì niềm tin của nhà đầu tư hầu như đã chấm dứt, và thay vào đó là cảnh tranh nhau bán sàn.
"Việc dò đáy của VN-Index bây giờ là không cần thiết, vì khi niềm tin của nhà đầu tư bị khủng hoảng, thì đáy nào cũng có thể phá" Nhận định trên bây giờ trở nên đúng hoàn toàn, VN-Index đã giảm sâu đến mức phá bỏ mọi thành quả trong năm 2007, và đang lăm le phá bỏ nốt những gì đạt được trong năm 2006 Hai năm thăng hoa của thị trường chứng khoán có thể mất trong vòng chỉ có 3 tháng Và khi thị trường giảm sâu như vậy, ai dám chắc thị trường còn đi về đâu?
Yêu cầu nhà đầu tư phải bình tĩnh và dừng việc bán sàn lại là điều quá khó, nhưng theo dõi động thái của thị trường mấy tháng gần đây, có thể thấy rằng giá trị giao dịch cũng như khối lượng giao dịch vẫn duy trì ở mức trung bình so với thời kỳ trước đây Trong thời điểm khó khăn hiện tại, ai là người mua vào chứng khoán? Đó hầu như không thể là nhà đầu tư nhỏ lẻ, khi tâm lý hiện tại của đa số là mơ ước bán cổ phiếu thật nhanh và rời khỏi thị trường
Chỉ còn lại các quỹ, tự doanh các công ty cứu giá và nhà đầu tư nước ngoài là còn có thể mua vào lúc này Trong đó, yếu tố nước ngoài là đáng để xem xét Không phải ngẫu nhiên mà lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong 2 tháng qua vẫn là mua vào nhiều hơn bán ra, thậm chí trong phiên giao dịch 4-3, lượng mua vào gấp 13 lần lượng bán ra Trái ngược hẳn với thời điểm thị trường tăng trưởng nóng, nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ra còn nhà đầu tư trong nước lại tích cực mua vào! Giải thích cho điều này, có thể thấy, khi mà thị trường thế giới vẫn đang đứng trước nguy cơ suy
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng thoái tăng cao, thì việc di chuyển dòng vốn sang đầu tư vào những thị trường mới nổi như ở Việt Nam, có tiềm năng và khả năng tăng lợi nhuận cao hơn âu cũng có thể giải thích phần nào.
Một số sai lầm của các nhà đầu tư chứng khoán VN
Những sai lầm lớn nhất mà các nhà đầu tư thường mắc phải là:
- Quá tự tin vào khả năng dự đoán trước diễn biến của thị trường và hoạt động của các quỹ đầu tư
- Quá trung thành với những thất bại.
- Phớt lờ những chi phí theo thời gian.
Nếu biết nhìn nhận sâu sắc hơn về những sai lầm có thể mắc phải cũng như những ảnh hưởng của chúng đối với việc kinh doanh, bạn sẽ dễ dàng thành công hơn.
Hầu hết mọi người đều quá tự tin Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người thường đánh giá quá cao những khả năng của bản thân mình Thậm chí, nhiều người còn cho rằng mình luôn cao hơn người khác một cái đầu Nếu xét về giới tính thì đàn ông có xu hướng tự tin hơn phụ nữ rất nhiều.
Sự tự tin đúng mực mang lại nhiều lợi ích cho con người trên một số lĩnh vực của cuộc sống Một người tự tin có xu hướng vui vẻ và làm việc chăm chỉ hơn những người khác Họ cũng có khả năng đương đầu tốt hơn với những khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, quá tự tin trong đầu tư lại hết sức nguy hiểm bởi vì thị trường chứng khoán là nơi mà mọi thứ có thể thay đổi ngay trong tíc tắc.
Quá tự tin thường dẫn tới việc kinh doanh vượt quá khả năng nguồn vốn Việc mười triệu quỹ cổ phiếu được trao đổi, giao dịch trao tay mỗi ngày đã thể hiện xu hướng kinh doanh đó của các quỹ đầu tư Ai cũng có quyền hy vọng rằng, bằng việc tích cực mua bán các quỹ tương hỗ, họ có thể trở thành một Peter Lynch thứ hai (người được mệnh danh là nhà quản lý tiền số một thế giới đã phát triển Quỹ Magellan Fund từ 20 triệu đôla năm 1977 lên đến mức 14 tỷ đôla năm 1990) Khoản thù lao hậu hĩnh cho môi giới có thể cho phép nhiều cá nhân hấp tấp, vội vàng nhảy từ quỹ này sang quỹ khác chỉ sau một cuộc điện thoại hoặc vài cú click chuột Nhà đầu tư quá tự tin cũng có thể chơi trò đánh cược lớn bằng cách tập trung vào một quỹ ưa thích hoặc thậm chí dùng
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng biện pháp cầm cố chứng khoán để lấy tiền đầu tư (margin trading).
Sự tự tin có xu hướng thay đổi theo các chu kỳ lên xuống của thị trường chứng khoán Nói chung, những nhà đầu tư nhập cuộc thị trường chứng khóan vào cuối thập niên 90 – khi cổ phiếu được các nhà đầu tư ôm vào để đầu cơ và làm giá, được đánh giá là tự tin hơn rất nhiều so với các nhà đầu tư thời nay.
Sự thành công của nhiều nhà đầu tư trong thời điểm thị trường đầu cơ giá lên đó chính là kết quả của sự quá tự tin, chứ không phải có kỹ năng giỏi như nhiều người khi đó lầm tưởng Lòng tự hào của một cá nhân đạt được những thành công liên tiếp sẽ có thể nhân sự tự tin lên nhiều lần Và trong thực tế, đối với một nhà đầu tư thành công, ngoài khả năng tự tin thì yếu tố may mắn nhiều khi vẫn đóng vai trò quan trọng hơn kỹ năng. Tuy nhiên, sau khi giá cả thị trường đạt tới tột đỉnh vào cuối 1999 đầu năm 2000, thì nhiều cổ phiếu rơi vào tình trạng giảm giá không thể kiểm soát được Kể từ khi đó, sự tự tin và hoạt động thương mại của các nhà đầu tư giảm đi một cách đáng kể.
Quá trung thành với những thất bại
Tất cả mọi người đều không thích sự thất bại Nhiều người sẽ không chấp nhận sự thất bại trong đầu tư chừng nào họ chưa thu lại được vốn đầu tư ban đầu khi mua được cổ phiếu với giá gốc (get-even) Thất bại thực sự làm tổn thương lòng tự trọng Trên thực tế, có nhiều nhà đầu tư lỗ vốn hơn là hòa vốn, chứ chưa nói gì đến có lãi Nhiều nghiên cứu đã cho thấy nỗi đau của việc mất $10.000 bằng hai lần niềm hạnh phúc khi nhận được $10.000 Vì vậy, mọi người luôn cố gắng để tránh những cảm giác hối tiếc và đau đớn về mặt tâm lý.
Tuy không thích sự thất bại, nhưng mọi người lại thường không phân tích nguyên nhân thất bại một cách hợp lý Trớ trêu thay, những người thất bại, khi càng cố gắng giảm thiểu sự thất bại, họ lại càng làm gia tăng những nguy cơ rủi ro Giống như những con bạc khát nước, các nhà đầu tư tiềm năng thường tăng khoản cá cược của họ lên khi đang may mắn để kéo dài vận may của mình Một người bốc đồng có thể vội vàng nhân đôi số cổ phiếu của một quỹ không ổn định (có thể giảm giá tới 50%) để giảm mức chi phí trung bình khi mua cổ phiếu đó Nhưng giá thấp có thể trở nên thấp hơn nữa
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng
Ngay kể cả các nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tâm lý sợ thất bại Những nhà quản lý quỹ có thể sẽ gặp rủi ro lớn hơn trong những thời kỳ quỹ phải chịu tỷ lệ chi phí cao hoặc cổ phiếu liên tục rớt giá.
Hội chứng “get-even” này có thể rất bất lợi cho các nhà đầu tư tài chính giỏi Nếu việc đầu tư không thuận lợi, họ kiên định và hy vọng sẽ có bước đột phá Họ có thể tránh bị rơi vào trạng thái hối tiếc vì sợ mình là một nhà đầu tư tồi nên đã vội vã bán quỹ đầu tư đi ngay khi nó xuống giá Bởi vì, nếu bán thì họ đã kết thúc quá trình đầu tư bằng sự thất bại, còn nếu không bán, họ còn có hy vọng nó sẽ phục hồi và biết đâu nó sẽ phục hồi thật Nhưng sự kiên nhẫn cũng phải có một giới hạn nhất định.
Giả sử bạn muốn nhân tiền của bạn lên gấp đôi trong 8 năm Như vậy, trung bình mỗi năm bạn phải đạt lợi nhuận ở mức 9,05% Tuy nhiên, nếu bị mắc kẹt vào những kế hoạch vô dụng, không mang lại lợi nhuận như mong muốn, bạn sẽ càng khó khăn hơn để đạt được mục tiêu ban đầu Ví dụ, nếu giá trị đầu tư của bạn bị trượt giá 25% trong năm năm đầu, có nghĩa là bạn phải đạt được sự tăng trưởng lợi nhuận 38,67%/năm trong ba năm còn lại để đạt được mục tiêu đề ra là tăng gấp đôi số tiền của mình trong
8 năm Một sự đầu tư mà không có lãi sẽ gây ra rất nhiều tổn thất nếu kéo dài Với 0% doanh thu trong suốt năm năm đầu tiên thì bạn phải kiếm được 25,99% lợi nhuận trong những năm còn lại để gấp đôi số tiền trong 8 năm theo kế hoạch.
Về mặt tâm lý của các nhà đầu tư, họ vẫn nuôi hy vọng vào một phép diệu kỳ nào đó Bằng cách suy nghĩ tích cực, nhà đầu tư có thể đương đầu với những thất bại tốt hơn Thay vì suy nghĩ “nếu bán tức là tôi sẽ thừa nhận sự thất bại nhục nhã to lớn”, hãy nghĩ đơn giản “Tôi sẽ chuyển tài sản của tôi sang một mục đích sử dụng hiệu quả hơn” Câu nói này tương đối hữu ích nếu bạn đang cố gắng thuyết phục một ai đó chấp nhận sự thất bại một cách dễ dàng hơn.
Không có gì là khiếm nhã khi nói rằng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng con người rất nhanh nhạy trong việc thu về những lợi ích cho mình Niềm tự hào và sự hối tiếc luôn song hành trong suy nghĩ của họ
Ví dụ, một nhà đầu tư nhìn thấy một cổ phiếu tiềm năng và anh ta muốn đưa nó vào
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng danh mục vốn đầu tư của mình Nhưng để đầu tư vào cổ phiếu này anh ta sẽ phải bán một cổ phiếu khác đi Một nhà đầu tư “tìm kiếm sự tự hào” thông thường sẽ bán cổ phiếu có lãi hơn là cổ phiếu đang bị lỗ Bằng cách bán một cổ phiếu ngay lập tức thu được lợi nhuận, dù nhỏ sẽ đem lại cho các nhà đầu tư đó cảm giác tự hào Sự hối tiếc lúc này không được tính đến và gạt sang một bên, do vậy anh ta giữ cổ phiếu đang bị thua lỗ lại.
Giải pháp hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư cổ phiếu trên TTCK VN
I.Giải pháp cho nhà đầu tư
I.1.Nhà đầu tư cá nhân
I.1.1 Đối với người mới lên sàn
Nếu bạn quyết định trở thành một người chơi cổ phiếu thì hãy quên đi nguyên tắc chính của một nhà đầu tư là ‘mua và giữ’
Phần lớn những người mới chơi chứng khoán đều không biết chính xác khi nào cần phải bán cổ phiếu Thực tế thì việc chọn thời điểm bán thường khó hơn việc chọn thời điểm mua Nhưng chính điều này mới quyết định lợi nhuận cho những người chơi cổ phiếu
Người đầu cơ (còn gọi là người chơi cổ phiếu) khác với một nhà đầu tư, đây là hai loại người khác nhau trong thị trường chứng khoán.Steve Anderton, người sáng lập ra Hãng Tactical Trader của Anh, khuyên rằng: “Nếu bạn quyết định trở thành một người chơi cổ phiếu thì
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng hãy quên đi nguyên tắc chính của một nhà đầu tư là ‘mua và giữ’ Khi mua cổ phiếu, người chơi cổ phiếu phải biết khi nào sẽ bán chúng”.
“Việc ra quyết định bán cổ phiếu đôi khi rất khó khăn Mọi người thường không chịu thừa nhận sai lầm của mình và không muốn bán cổ phiếu khi chúng hạ giá vì hy vọng giá sẽ tăng trở lại Và họ cũng khó khăn không kém khi ra quyết định bán những cổ phiếu đang tăng giá: có cảm tưởng rằng giá sẽ còn tăng nữa và người chơi cổ phiếu thường tiếc những khoản lợi nhuận còn
‘chưa có’ này” “Bán là quyết định khó khăn nhất khi bạn quyết định đầu tư vào cổ phiếu, Barry James, Chủ tịch Quỹ James Advantage Funds, cho biết Bạn sẽ là kẻ thua lỗ nếu chỉ xác định cho mình những nguyên tắc mua cổ phiếu mà không đề ra các nguyên tắc bán cổ phiếu”.
Nên bán khi các chỉ số xấu đi
Một trong những lý do xác đáng để đem bán cổ phiếu là khi xuất hiện những thông tin xấu về các chỉ số tài chính của công ty phát hành cổ phiếu Vì đây, có thể không phải là những tin tức xấu cuối cùng, David Covach, Trưởng điều hành của Turner Investment Partners, cho biết “Tốt nhất là bán những cổ phiếu này đi hơn là giữ và ngồi nhìn thấy giá cổ phiếu ngày càng tụt xuống thấp hơn”, ông nói Năm 2004, cổ phiếu của e-Bay (Turner Investment Partners có nắm giữ cổ phiếu của e-Bay) tăng từ 32 đôla lên 58 đôla Nhưng đến
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng Cần phải bán loại cổ phiếu của những công ty nhỏ đang phát triển nhanh ngay khi nhận được những tin tức cho thấy có sự thay đổi cơ bản theo chiều hướng xấu đi trong công việc kinh doanh của các công ty này
1/2005, sau khi hãng công bố các kết quả tài chính không mấy khả quan của mình, cổ phiếu e-Bay trong một tuần giảm xuống còn 40 đôla Vào thời điểm này, David Covach bán số cổ phiếu e-Bay mà ông nắm giữ Mặc dù, mất đi một phần lợi nhuận nhưng ông vẫn giữ được phần còn lại: ba tháng sau cổ phiếu e-Bay hạ xuống còn 30 đôla “Khi nhận được những thông tin xấu đầu tiên, bạn đừng thụ động ngồi nhìn”, Daniel Morgan, người điều hành Quỹ Synovus Investment Advisors, nói Đặc biệt, nếu đây là những công ty nhỏ và đang phát triển nhanh, giá cổ phiếu của các hãng này đã không hiếm lần tăng quá mức mong đợi Morgan cảnh báo rằng: cần phải bán loại cổ phiếu này ngay khi nhận được những tin tức cho thấy có sự thay đổi cơ bản theo chiều hướng xấu đi trong công việc kinh doanh của các hãng này Ông cho rằng, đây là trường hợp không nên quyết định dựa vào những bài phân tích trên các phương tiện truyền thông.
Xác định mức giá bán
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng
Khi mua cổ phiếu của một công ty nào đó, bạn nên định ngay giá có thể bán được chúng.
Các chuyên gia khuyên: khi mua cổ phiếu của một hãng nào đó, bạn nên định ngay giá có thể bán được chúng Bạn có thể xác định mức giá này dựa vào những bảng phân tích của các nhà băng hoặc các công ty môi giới chứng khoán Những thông tin này có thể được đăng tải trên những tờ báo và các tạp chí chuyên ngành Người chơi chứng khoán phải tự xác định cho mình mức giá mà anh ta sẵn sàng bán những cổ phiếu mà mình đã mua.
Khi mua cổ phiếu, những người điều hành Quỹ Needham Growth Fund đã xác định giá có thể bán ra dựa trên dự báo về mức lợi nhuận và khả năng phát triển kinh doanh của hãng phát hành cổ phiếu Vào năm
2002, Seagate Technology, một công ty nghiên cứu công nghệ lưu trữ thông tin, lần đầu tiên lên sàn chứng khoán và Needham Growth Fund mua cổ phiếu của hãng này với giá 12 đôla/một cổ phiếu Những nhà điều hành quỹ xác định 25 đôla là giá có thể bán được, theo họ ở mức giá này tương quan giữa vốn đầu tư và hệ số P/E đã là quá cao Vì vậy, vào cuối năm 2003, khi giá đạt mức 25 đôla, quỹ đã quyết định bán một phần cổ phiếu Seagate của mình.
Nhìn lại sự việc, một nhà điều hành của quỹ nói: “Đáng lẽ ra chúng tôi phải bán hết số cổ phiếu này mới phải, vì chỉ một thời gian ngắn sau là giá bắt đầu giảm Chúng tôi rút ra bài học: khi mua cổ phiếu phải xác
GVHD: cô Đinh Thị Thu Hồng định giá cần bán và khi cổ phiếu đạt đến mức giá này thì phải bán hết” Ông còn nói thêm: tuy nhiên mức giá này, trong một số tình huống có thể được xem xét lại, ví dụ trong trường hợp lợi nhuận hoặc mức tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ của hãng phát hành cổ phiếu tăng đột ngột.
Khi giá cổ phiếu đạt mức xác định những người chơi chúng khoán nên ra lệnh bán (take profit) trên hệ thống giao dịch mà họ sử dụng (ví dụ như QUIK и
NetInvestor) Hệ thống này sẽ thực hiện mệnh lệnh tự động Những người chơi cổ phiếu nên định sẵn thời hạn thực hiện lệnh take profit hay stop loss, ví dụ sau hai hoặc ba tháng Lệnh sẽ “treo” sẵn trên hệ thống giao dịch và chờ đến khi cổ phiếu đạt mức giá xác định thì thực hiện.
Nếu bạn mua cổ phiếu vì nghĩ rằng giá sẽ lên, thì phải bán lập tức khi giá hạ bằng cách xác định cho mình 1 mức stoploss.