1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiếu việc ứng dụng mô hình dự báo hồi quy chuyển tiếp trơn phi tuyến str và mô hình chuỗi thời gian hotl winter trong việc dự báo giá kiềm chế lạm phát và một số giải pháp

66 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,05 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (6)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu (6)
    • 1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu (8)
      • 1.3.1. Mục tiêu tổng quát (9)
      • 1.3.2. Mục tiêu cụ thể (9)
    • 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (9)
    • 1.5. Phương pháp thực hiện đề tài (10)
      • 1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (10)
      • 1.5.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu (10)
    • 1.6. Kết cấu khóa luận (11)
  • PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DỰ BÁO HỒI QUY CHUYỂN TIẾP TRƠN PHI TUYẾN STR VÀ MÔ HÌNH CHUỖI THỜI GIAN HOLT - WINTER TRONG DỰ BÁO GIÁ VÀ KIỀM CHẾ LẠM PHÁT (12)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (12)
      • 2.1.1. Các khái niệm cơ bản (12)
      • 2.1.2. Một số mô hình dự báo dự báo trên chuỗi thời gian (16)
      • 2.1.3. Quy trình dự báo giá (28)
    • 2.2. Thực trạng về vấn đề dự báo giá tại phòng thông tin II - trung tâm thông tin công nghiệp và thương mai Bộ Công Thương (28)
      • 2.2.1 Giới thiệu chung về Phòng thông tin II - Thuộc trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại Bộ Công Thương (28)
      • 2.2.1. Phân tích thực trạng về vấn đề dự báo (31)
      • 3.1.1. Đánh giá – Nhận xét (49)
  • PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỰ BÁO GIÁ TẠI PHÒNG THÔNG TIN II (51)
    • 3.1. Tăng cường hoàn cơ sở vật chất nhằm mục đích nâng cao chất lượng xử lý thông (51)
    • 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng, tính chính xác của phần mềm dự báo giá (52)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................56 (56)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Đất nước ta với nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ và đã thực sự hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới Sự vận hành của cơ chế thị trường và tác động của kinh tế thế giới tới nền kinh tế nước ta đã làm xuất hiện nhiều vấn đề rất mới, thậm chí chưa từng có đối với nền kinh tế nước ta như chưa bao giờ luồng vốn nước ngoài đổ vào nước ta lại nhiều như hiện nay, hoặc chưa bao giờ ảnh hưởng của giá thế giới lại chiếm tỷ trọng cao trong tỷ lệ lạm phát như hiện nay…; trong khi đó vai trò của các công cụ trực tiếp để điều tiết kinh tế của Chính phủ ngày càng hạn chế Chính trong bối cảnh như vậy, vấn đề phân tích và dự báo kinh tế một cách khoa học để trên cơ sở đó có thể vận dụng các công cụ điều tiết nền kinh tế một cách gián tiếp đã nổi lên như là nhiệm vụ trung tâm của Chính phủ trong giai đoạn phát triển mới.

Phòng thông tin II là một đơn vị trực thuộc trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại thực hiện chức năng triển khai xây dựng, phát triển mạng lưới thông tin thị trường nội địa phục vụ bình ổn giá, kiềm chế lạm phát; cung cấp thông tin về tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam và thế giới phục vụ công tác quản lý nhà nước của

Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý khác Hiện nay dưới sự chỉ đạo của Bộ phòng thông tin II đang thực hiện đề án “ Phát triển mạng lưới thông tin thị trường nội địa, phục vụ điều hành bình ổn thị trường trong nước kiềm chế lạm phát” với mục tiêu thu thập thông tin giá bán lẻ các mặt hàng thiết yếu, dân sinh tại các chợ đầu mối để từ đó đưa ra dự báo giá cả các mặt hàng trong tương lai.

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, việc dự báo thị trường đặc biệt là dự báo giá cả về các mặt hàng dân sinh có vai trò quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp trong việc điều chỉnh và hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, là căn cứ để các nhà hoạch định các chính sách phát triển kinh tế văn hóa xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân mà còn có ý nghĩa đối với người tiêu dùng trong việc thực hiện kế hoạch chi tiêu trong thời gian tới.

Dự báo giá cả là một công việc phức tạp và tính chính xác khá là hạn chế bởi thực tế luôn luôn biến động vì vậy chúng ta không thể đòi hỏi một kết quả hoàn hảo. Điều quan trọng đó là cung cấp cho người đọc những nhận định về những xu hướng tương lai dựa trên những giả định hợp lý, nguồn thông tin thu thập trong quá khứ, còn việc tin và áp dụng các kết quả dự báo hay không là tùy vào nhận định và sự phân tích của mỗi người Chúng ta nên coi kết quả dự báo như là những thông tin tham khảo chứ

7 không phải là kim chỉ nam Bên cạnh đó dự báo phải liên tục được cập nhật và điều chỉnh để phù hợp với diễn biến mạnh mẽ của thị trường. Để thực hiện quá trình dự báo giá cả hàng hóa đồng thời nâng cao chất lượng kết quả dự báo trong bài viết này em xin lựa chọn tìm hiểu việc ứng dụng hai mô hình dự báo đó là mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn phi tuyến STR và mô hình chuỗi thời gian Holt – Winter để dự báo giá đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dự báo. Đề tài: “ Tìm hiếu việc ứng dụng mô hình dự báo hồi quy chuyển tiếp trơn phi tuyến STR và mô hình chuỗi thời gian Holt - Winter trong việc dự báo giá, kiềm chế lạm phát và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dự báo tại phòng thông tin II – Bộ Công Thương” với việc tiếp tục thu thập thông tin giá bán lẻ các mặt hàng thiết yếu, dân sinh tại các tỉnh đầu mối của mạng lưới đã thiết lập: Thông tin giá cả cập nhật theo tuần, tần suất 3 lần/tuần từ 10 tỉnh thành (Tp.HCM, Cần Thơ, Đắc Lắc, Khánh Hòa, Huế, Đà Nẵng, Hà Nội, Thanh Hóa, Hải Phòng, Lạng Sơn) chính xác, nhanh chóng, kịp thời Sau đó, dựa trên phần mềm ứng dụng để đưa ra dự báo giá cả các mặt hàng cho những tuần tiếp theo, đồng thời đưa các chỉ số để đánh giá mức độ lạm phát của nền kinh tế.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Hiện nay, việc ứng dụng các mô hình trong việc dự báo kinh tế tại Việt Nam ngày càng được sử dụng rộng rãi Một số mô hình đã được đưa ra nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng phần mềm dự báo kinh tế tại Việt Nam được triển khai một cách hiệu quả như:

- Ứng dụng mô hình ARIMA để dự báo VNINDEX ( dự báo cổ phiếu).

- Ứng dụng Mô hình Holt – Winter và STR vào dự báo giá nhằm kiềm chế lạm phát.

- Sử dụng mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn Logistic trong dự báo ngắn hạn cho các chỉ số VN – INDEX và HNX – INDEX…

Việc ứng dụng các mô hình này trong việc dự báo sự biến động của nền kinh tế đã thu được nhiều kết quả tốt Thông qua các con số được cung cấp đã giúp các nhà đầu tư cũng như các nhà hoạch định vạch ra được chiến lược phát triển trong tương lai của doanh nghiệp cũng như chính sách phát triển đất nước Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong việc ứng dụng các phần mềm dự báo Do đây chỉ là các thông số mang tính dự đoán và tùy trường hợp mà có thể xảy ra những sai số nhất định nên việc tin và áp dụng vào thực tế còn phụ thuộc vào trình độ và khả năng phân tích của từng người.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Tìm hiểu việc ứng dụng mô hình chuyển tiếp trơn phi tuyến STR và mô hình chuỗi thời gian Holt - Winter trong dự báo giá tại phòng thông tin II để cung cấp đầy đủ, nhanh chóng, chính xác, kịp thời các thông tin, dữ liệu có tính hệ thống và chất lượng cao về thị trường, giá cả, về cung cầu và nhiều thông tin liên quan đến các mặt hàng trọng điểm, nhạy cảm trên thị trường nội địa và để đề xuất giải pháp phục vụ công tác bình ổn giá và kiềm chế lạm phát Đồng thời đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng kết quả dự báo tại phòng thông tin II.

- Xây dựng mạng lưới trọng điểm và rộng khắp để thu thập, xử lý ban đầu và cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ công tác bình ổn giá cả kiềm chế lạm phát.

- Xây dựng quy trình thu thập thông tin một cách có hệ thống, khoa học và linh hoạt.

- Ứng dụng kỹ thuật, phương tiện tin học và các mô hình dự báo để thu thập,lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin chất lượng phục vụ bình ổn giá và kiềm chế lạm phát.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ phạm vi bài khóa luận, đối tượng mà em chọn để nghiên cứu là phòng thông tin II trực thuộc trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại Bộ Công Thương Đây là phòng thực hiện chức năng triển khai xây dựng, phát triển mạng lưới thông tin thị trường nội địa phục vụ bình ổn giá, kiềm chế lạm phát; cung cấp thông tin về tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam và thế giới phục vụ công tác quản

9 lý nhà nước của Bộ Công Thương và các cơ quản lý nhà nước khác.

Phương pháp thực hiện đề tài

1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

1.5.1.1 Phương pháp thu thập qua phiếu điều tra Để phục vụ cho quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tình hình ứng dụng mô hình chuyển tiếp trơn phi tuyến STR và mô hình chuỗi thời gian Holt - Winter trong việc dự báo về giá cả và kiềm chế lạm phát tại phòng thông tin II – Bộ Công Thương, em có sử dụng phương pháp điều tra trắc nghiệm hiện trường thông qua phiếu điều tra và bảng câu hỏi.

- Nội dung của phiểu điều tra tập trung vào những vấn đề chính:

Về hoạt động kinh doanh và cung cấp các ấn phẩm, tạp chí kinh tế của phòng thông tin II Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và việc xây dựng quy trình dự báo tại phòng thông tin II.

- Cách thức tiến hành: Các phiếu điều tra được gửi cho các cán bộ, nhân viên tại phòng thông tin II Sau đó, các phiếu điều tra sẽ được tổng hợp lại và phân tích

Nội dung: Tìm hiểu những vấn đề có liên quan trong quá trình ứng dụng mô hình chuyển tiếp trơn phi tuyến STR và mô hình chuỗi thời gian Holt – Winter trong đề án bình ổn giá và kiềm chế lạm phát tại phòng thông tin II.

Cách thức tiến hành: Phỏng vấn những người có chuyên môn, những người làm việc với phần mềm tại phòng thông tin II.

1.5.1.3 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo tài chính, thông tin từ các tài liệu liên quan đến đề án tại phòng thông tin II và một số nguồn tài liệu từ Internet.

1.5.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

Phương pháp định tính: Tiến hành chọn lọc, phân tích, tổng hợp các dữ liệu thu thập được thông qua các câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu và các dữ liệu, thông tin được thu thập từ các nguồn khác (như Internet ) nhằm chọn được thông tin phù hợp với mục đích sử dụng và nội dung nghiên cứu.

Kết cấu khóa luận

Phần I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

Phần II: Cơ sở lý luận và thực trạng ứng dụng mô hình dự báo hồi quy chuyển tiếp trơn phi tuyến STR và mô hình chuỗi thời gian Holt - Winter trong dự báo giá và kiềm chế lạm phát.

Phần III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dự báo giá tại phòng thông tin II 2.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DỰ BÁO HỒI QUY CHUYỂN TIẾP TRƠN PHI TUYẾN STR VÀ MÔ HÌNH CHUỖI THỜI GIAN HOLT - WINTER TRONG DỰ BÁO GIÁ VÀ KIỀM CHẾ LẠM PHÁT

Cơ sở lý luận

2.1.1 Các khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Khái niệm về dự báo

Khái niệm: Dự báo theo nghĩa chung nhất là thông tin có căn cứ khoa học về mức độ, trạng thái, các mối liên hệ, các xu hướng phát triển có thể có trong tương lai về các hiện tượng và các quá trình kinh tế trong doanh nghiệp.

Tính chất của dự báo:

- Dự báo mang tính chất xác suất: mỗi hiện tượng kinh tế đều phát triển theo quy luật riêng vốn có của nó Tuy nhiên, nó vẫn chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài trong khi môi trường luôn thay đổi Do đó việc nhận biết chính xác một hiện tượng trong tương lai thường gặp nhiều khó khăn.

- Dự báo có độ tin cậy vì:

+ Các phương pháp dự báo mang tính khoa học.

+ Đối tượng dự báo thường có quá trình phát triển liên tục từ quá khứ đến hiện tại và cả tương lai Trên cơ sở quá khứ, hiện tại có thể dự báo được xu hướng tương lai của đối tượng dự báo.

- Dự báo mang tính đa phương án:

Dự báo dựa trên một tập nhiều giả thiết Mỗi tập hợp giả thiết cho ta một kết quả dự báo. Ý nghĩa của dự báo.

- Dùng để dự báo các mức độ tương lai của hiện tượng, qua đó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp chủ động trong việc đề ra các kế hoạch và các quyết định cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, đầu tư, quảng bá, quy mô sản xuất, kênh phân phối sản phẩm, nguồn cung cấp tài chính và chuẩn bị đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sự phát triển trong thời gian tới (kế hoạch cung cấp các yếu tố đầu ra dưới dạng sản phẩm vật chất và dịch vụ).

- Trong các doanh nghiệp nếu công tác dự báo được thực hiện một cách nghiêm túc còn tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Dự báo chính xác sẽ giảm bớt mức độ rủi ro cho doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung và cũng là căn cứ để các nhà hoạch định các chính sách phát triển kinh tế văn hóa xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

- Nhờ có dự báo các chính sách kinh tế, các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế được xây dựng có cơ sở khoa học và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Nhờ có dự báo thường xuyên và kịp thời, các nhà quản trị doanh nghiệp có khả năng kịp thời đưa ra những biện pháp điều chỉnh các hoạt động kinh tế của đơn vị mình nhằm thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất

Vai trò của dự báo:

- Trong các doanh nghiệp nếu công tác dự báo được thực hiện tốt sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Công tác dự báo là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, trong từng phòng ban, và cũng là một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế Việt Nam.

2.1.1.2 Khái niệm về lạm phát

Khái niệm: lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền

Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm:

- Chỉ số giá sinh hoạt (CLI) là sự tăng lên trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ.

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả hàng hóa hay được mua bởi “người tiêu dùng thông thường” một cách có lựa chọn.

- Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán.

- Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa một cách có lựa chọn.

- Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi giá cả các hàng hóa bán buôn (thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn Chỉ số này giống với PPI.

- Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực.

Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất.

- Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCEPI).

- Thiểu phát trong kinh tế học là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp Đây là một vấn nạn trong quản lý kinh tế vĩ mô Ở Việt Nam, nhiều người thường nhầm lẫn thiểu phát với giảm phát.

- Lạm phát thấp: mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 0.3 đến dưới 10 phần trăm một năm.

- Lạm phát cao (Lạm phát phi mã) mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá trong phạm vi hai hoặc ba chữ số một năm, nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát.

Thực trạng về vấn đề dự báo giá tại phòng thông tin II - trung tâm thông tin công nghiệp và thương mai Bộ Công Thương

tin công nghiệp và thương mai Bộ Công Thương

2.2.1 Giới thiệu chung về Phòng thông tin II - Thuộc trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại Bộ Công Thương

Phòng thông tin II là 1 đơn vị trực thuộc trung tâm thông tin Công nghiệp và thương mại thực hiện chức năng triển khai xây dựng, phát triển mạng lưới thông tin thị trường nội địa phục vụ bình ổn giá, kiềm chế lạm phát; cung cấp thông tin về tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam và thế giới phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và các cơ quản lý nhà nước khác.

* Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng thông tin II

- Xây dựng các đầu mối cung cấp thông tin kinh tế, Công nghiệp và Thương mại trong và ngoài nước theo sự phân công của giám đốc trung tâm.

- Tổ chức và vận hành, khai thác các điểm đầu mối cung cấp thông tin kinh tế, Công nghiệp và Thương mại.

- Điều tra, thu thập và phân tích diễn biến giá cả hàng hóa, làm các báo cáo định kì và đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ công thương và Ban giám đốc trung tâm.

- Cung cấp các dịch vụ tư vấn thông tin cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

- Tham gia xây dựng, thu thập và cập nhật dữ liệu phục vụ các Cơ sở dữ liệu về Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại.

- Chủ trì, tham gia các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo sự phân công của Ban Giám đốc trung tâm.

- Cung cấp thông tin, hợp tác, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Trung tâm để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Chủ trì thực hiện một số ấn phẩm theo sự phân công của Ban Giám đốc trung tâm.

- Quản lý tài chính, tài sản, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo quy định của nhà nước và của trung tâm.

- Thực hiện những nhiệm vụ khác do Ban giám đốc trung tâm giao.

* Cơ cấu tổ chức của phòng thông tin II.

- Tổng số nhân viên: 17 người (trong đó có 13 nhân viên trình độ đại học, 3 nhân viên trình độ cao đẳng, 1 nhân viên tốt nghiệp trung học phổ thông).

- Phòng thông tin II có 6 người hưởng lương từ ngân sách và 11 người hưởng lương từ nguồn kinh doanh.

Nhóm dữ liệu Nhóm kế toán Nhóm maket-ing Nhóm biên tập Nhóm CNTT

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức tại phòng thông tin II

* Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ.

Cơ sở vật chất: đảm bảo đầy đủ máy móc thiết bị phục vụ cho công việc của toàn bộ nhân viên của phòng: gồm 17 máy trạm và 3 máy chủ (máy chủ cho toàn bộ các phòng tại 76 Nguyễn Trường Tộ).

Với cấu hình của máy chủ là:

Bộ xử lý: Intel® Xeon Processor DP 3.20 GHz, 1MB L2 cache, 800MHz FSB, tối đa 2 bộ xử lý Hỗ trợ Intel Extended Memory 64 Technology (EM64T).

- Bộ nhớ: 1GB (2x512MB) PC2-3200R DDR2 SDRAM (tối đa 12GB).

- Ổ đĩa cứng: 36.4GB Ultra320 SCSI hot-swap HDD (hỗ trợ tối đa 6 đĩa).

- Controller: Ultra320 Smart Array 6i, 64MB RAM.

- Khả năng lưu trữ tối đa: 1.8TB (6 x 300GB).

- Thiết bị lưu trữ khác: 24X CD-ROM.

- Ðồ hoạ: ATI Rage XL graphics w/ 8MB video memory.

- Kết nối LAN: Compaq NC7782 dual Port PCI-X Gigabit Server Adapter.

- Remote management: Integrated Lights-Out (iLO) Standard Management.

- Khe cắm mở rộng: 3 (1x64-bit/133MHz PCI-X, 2x64-bit/100MHz PCI-X).

- Nguồn: 1x575W hot-swap, optional redundant power supply.

- 15" SVGA monitor, không Keyboard & Mouse.

Trong phòng sử dụng mạng LAN để truyền thông tin nội bộ và các phần mềm kế toán cũng như quản lý nhận sự của phòng (thường sử dụng trên Excel).

Với mục tiêu thu thập, xử lý đưa ra dự báo về giá của các mặt hàng dân sinh trong nước thì hiện tại Phòng thông tin II đang ứng dụng mô hình dự báo hồi quy chuyển tiếp trơn phi tuyến STR và mô hình chuỗi thời gian Holt - Winter kết hợp với các diễn biến cơ bản, mới nhất của thị trường nhằm đưa ra các dự báo giá cả.

Với nhiều nguồn thu thập số liệu khác nhau từ các chợ đầu mối, từ các đại lý, các chi phí kinh doanh tại doanh nghiệp và số liệu hải quan… nên để có thông tin chính xác và tổng hợp thì nhóm dữ liệu đã sử dụng phầm mềm lọc dữ liệu trên Excel (Với công cụ SQL Builder sẽ giúp người dùng tạo công thức truy vấn dữ liệu một cách dễ dàng và hiệu quả Người dùng có thể tạo ra những báo cáo trong bảng tính Excel có độ phức tạp cao, được lọc theo nhiều điều kiện, liên kết với nhiều điều kiện, liên kết với nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, đảm bảo độ chính xác, ổn định và tốc độ xử lý nhanh Hoặc cũng có thể sử dụng Marco để lọc dữ liệu).

2.2.1 Phân tích thực trạng về vấn đề dự báo

2.2.1.1 Thực trạng về dự báo kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua

31 Ở Việt Nam, công tác dự báo đã được triển khai từ những năm đầu của thập kỉ

70 Trong thời gian dài, dự báo được coi là một công cụ đắc lực phục vụ cho công tác xây dựng chỉ đạo thực hiện kế hoạch về mặt tổ chức, đã hình thành nhiều cơ quan nghiên cứu dự báo như: Ban điều khiển học trực thuộc thủ tướng chính phủ trong thập kỉ 70, trung tâm phân tích hệ thống thuộc viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, Ban dự báo và phân tích kinh tế vi mô – viện chiến lược phát triển thuộc Bộ kế hoạch và Đầu tư, Viện khoa học Việt Nam thuộc Ủy ban khoa học và kỹ thuật nhà nước, sau là Bộ khoa học công nghệ và môi trường Năm 2004 chính phủ đã cho thành lập trung tâm thông tin dự báo kinh tế - xã hội quốc gia trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo thông tin từ Tiến sĩ Lê Đình Ân – Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Trong thời gian vừa qua, công tác dự báo về các mặt kinh tế, xã hội và cả dự báo của các ngành đặc thù cho kết quả không tốt, thậm chí là dự báo sai, dẫn đến những ảnh hưởng đối với nền kinh tế và hoạt động của các doanh nghiệp Hiện nay, công tác dự báo còn những tồn tại, yếu kém. Trước tiên là thiếu người có kinh nghiệm dự báo Các phương tiện, mô hình dự báo cũng chưa tiếp cận được với thế giới Cùng với đó chính sách cũng luôn thay đổi nên khiến cho kết quả dự báo bị hạn chế.

Dự báo, một trong những khâu được coi là mang tính sống còn cho sự phát triển kinh tế đã và đang luôn trong tình trạng chênh vênh Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng dự báo hiện nay của Việt Nam chỉ ở mức 50/50 vì tình hình kinh tế thế giới bất định, trong khi đó kết quả dự báo của chúng ta chủ yếu phụ thuộc dựa vào các nước, các tổ chức quốc tế và các cá nhân khoa học quốc tế.

Một trong những bài học đắt giá nhất về dự báo kinh tế mà Việt Nam phải trải qua là tình hình lạm phát phi mã của năm 2008 Vào đầu năm 2008, các cơ quan chức năng dự báo tăng trưởng kinh tế nước ta năm 2008 sẽ tăng trưởng khoảng 9,1%; lạm phát 8% Nhưng thực tế, tăng trưởng chỉ đạt trên 6% và lạm phát thực tế đã là 24% gấp ba lần dự báo Ngay sau đó, năm 2009 dự báo về tình hình xuất khẩu, các cơ quan liên quan đã căn cứ trên dự báo của ngành mình để đề xuất chỉ tiêu xuất khẩu năm nay phải tăng 13% nhưng sau đó có tỉnh đề nghị điều chỉnh giảm chỉ tiêu xuống chỉ còn 3%. Đã từ lâu, hầu hết các bộ, ngành có liên quan đến kinh tế và các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đều có cơ quan nghiên cứu có chức năng dự báo thông tin kinh tế nhưng dường như ở cấp quốc gia chưa có đầu mối tập trung quản lý lĩnh vực quan trọng này Cho nên sự đầu tư của Nhà nước còn phân tán, thiếu tập trung và chưa có trọng điểm Càng khó thẩm định mức tin cậy của dự báo. Đầu vào của dự báo là thông tin, nên có chuyên gia cho rằng nếu đây là thông tin miễn phí thì đầu ra là kết quả dự báo sẽ kém chất lượng Phần lớn các viện nghiên cứu, trung tâm thông tin của bộ, ngành đều không có kinh phí mua thông tin của các tổ chức kinh tế quốc tế có uy tín; ngân sách thường xuyên dành cho nghiên cứu, điều tra, khảo sát hạn hẹp; khả năng tiếp cận phương tiện, mô hình dự báo tiên tiến của thế giới hạn chế nên không tránh khỏi tình trạng kết quả dự báo cũ, chậm, thiếu độ tin cậy hoặc "xào xáo" lẫn nhau Có thể thấy nhiều công trình nghiên cứu lớn, cơ bản về một số mặt của nền kinh tế được công bố thời gian qua đều có sự tài trợ tài chính và hỗ trợ kỹ thuật của quốc tế mà nguồn lực này không phải cơ quan nghiên cứu trong nước nào cũng tiếp cận được.

Thông tin kinh tế rất đa dạng và nhiều cấp độ Có những dự báo chiến lược phục vụ quản lý, điều hành kinh tế ở cấp cao thực hiện theo yêu cầu của Chính phủ Ở mức độ hẹp hơn, những nghiên cứu, dự báo cho một ngành hàng, một thị trường, một địa phương, một vấn đề cụ thể ngoài đầu tư cơ bản của Nhà nước cần xây dựng cơ chế xã hội hóa để thông tin có thể bán được, định kỳ hoặc đột xuất, cho đối tượng có nhu cầu Đây là một bước hướng đến cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước mà chúng ta đang thực hiện.

Một số khó khăn trong việc dự báo dẫn đến những kết quả dự báo sai:

- Hiện công tác dự báo chủ yếu là do các cơ quan thuộc Chính phủ, các bộ, các ngành thực hiện Bên cạnh đó cũng có các viện độc lập làm dự báo, thậm chí cả những cá nhân cũng đưa ra các dự báo Nhưng kết quả cuối cùng của các dự báo thì không có ai chịu trách nhiệm.

- Chưa có hệ thống số liệu, thống kê chính xác và hợp lý Bên cạnh đó nguồn thông tin, tư liệu của nước ngoài cũng rất thiếu, rời rạc và không hệ thống Việc xử lý số liệu còn chưa thống nhất, mỗi nơi theo một kiểu, rất khó làm chất liệu cho công tác dự báo, cảnh báo.

- Công tác dự báo yếu kém còn do nguồn nhân lực: Chúng ta vừa thiếu những chuyên gia đầu ngành ở trình độ cao, vừa thiếu lực lượng chuyên môn – nghiệp vụ để tiến hành dự báo các chỉ tiêu vi mô về cung – cầu, thị trường giá cả trong nước.

Giải pháp khắc phục trong thời gian sắp tới: Sẽ thu thập và xử lý hệ thống dữ liệu để đưa vào thành cơ sở dữ liệu của kinh tế quốc gia nhằm lập cơ sở dữ liệu phục vụ cho các nhà kinh tế độc lập cũng như các cơ quan Chính phủ Đồng thời, thu hút thêm các chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm để cùng hợp tác với các cơ quan trong công tác dự báo.

2.2.1.2 Thực trạng về dự báo giá tại phòng thông tin II – Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại Bộ Công thương.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỰ BÁO GIÁ TẠI PHÒNG THÔNG TIN II

Tăng cường hoàn cơ sở vật chất nhằm mục đích nâng cao chất lượng xử lý thông

thông tin và ứng dụng phần mềm dự báo thiện

- Hiện tại phòng thông tin II hiện có 20 máy tính phuc vụ cho quá trình làm việc, tuy nhiên hầu hết các máy tính tại phòng được trung tâm đầu tư từ rất lâu nên cấu hình máy yếu, các linh kiện đã cũ, tốc độ xử lý cũng như truy cập thông tin chậm Bộ nhớ máy tính hạn chế nên trong quá trình thu thập, xử lý, chạy phần mềm dự báo còn gặp rất nhiều khó khăn làm cho kết quả không như mong muốn Để khắc phục được tình trạng này, đồng thời nâng cao chất lượng kết quả dự báo cũng như năng suất làm việc thì cần sắp xếp, tái tổ chức lại và trang bị thêm hệ thống máy tính với những chức năng cụ thể và hợp lý hơn tại phòng làm việc, tất cả các máy tính phải được kết nối với mạng LAN và mạng INTERNET Việc này làm cho công việc nhận số liệu gửi về từ các tỉnh được thực hiện kịp thời và nhanh chóng Đồng thời quá trình xử lý số liệu trên phần mềm được thực hiện một cách chính xác với tốc độ nhanh hơn.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động Website tại phòng thông tin II là một điều cần thiết Trang thông tin là một phương tiện truyền bá, thu thập thông tin rất hữu hiệu nếu biết cách khai thác và sử dụng nó đúng đắn Trang thông tin không chỉ phổ biến thông tin về doanh nghiệp đến được nhiều người trong phạm vi rộng lớn mà còn có thể giao lưu và trao đổi trực tiếp với nhau Trên trang thông tin có thể mở rộng cho phép các cộng tác viên nghiên cứu giá cả tại các tỉnh tự lên để cập nhật số liệu về giá các mặt hàng trên trang Web mà không cần phải gửi Email giá cả của các mặt hàng cho các nhân viên tại phòng thông tin II xử lý Điều này sẽ rút ngắn được thời gian và san sẻ được lượng công việc cho nhiều người Đồng thời cũng cung cấp cho người sử dụng trang web có thể tự tìm hiểu được tình hình giá cả tại các tỉnh khác nhau trên cả nước.

- Cần quan tâm đến việc đầu tư, xây dựng hệ thống an toàn bảo mật thông tin doanh nghiệp Hiện nay, các nguồn thông tin thu thập từ các nơi gửi về, đặc biệt là số liệu hải quan hay các kết quả dự báo tại phòng thông tin II mới chỉ được lưu trữ trong các file có mật khẩu chứ không hề có một phần mềm chuyên dụng nào để lưu trữ dữ liệu Bên cạnh đó, nguồn thông tin từ các nơi gửi về được trao đổi qua mail chứ không

51 sử dụng bất kì mã hóa nào, điều này gây tình trạng mất an toàn thông tin trong khi truyền nhận Vì thông tin trong quá trình truyền có thể bị những kẻ có âm mưu xấu xâm hại, làm thay đổi nội dung cũng như số liệu về các mặt hàng Điều này dẫn đến một kết quả dự báo sai lệch rất nhiều so với thực tế, làm ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạch định chính sách, cũng như kế hoạch sản xuất kinh doanh của Nhà nước cũng như các doanh nghiệp.

Giải pháp nâng cao chất lượng, tính chính xác của phần mềm dự báo giá

- Về nguồn thu thập số liệu giá cả: Mở rộng phạm vi thu thập giá cả ở nhiều tỉnh trên cả nước và thu thập giá từ nhiều mặt hàng hơn (Hiện nay chỉ thu thập giá cả ở

10 tỉnh) để giảm tỉ lệ sai số trong dự báo giá, từ đó đưa ra được mức dự báo về chỉ số lạm phát một cách chính xác nhất. Đồng thời cũng cần cải thiện hệ thống thu thập giá, nâng cao tính chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ công tác viên thu thập giá tại các tỉnh. Mặt khác, cần xây dựng mối quan hệ tốt với hệ thống các doanh nghiệp, đại lý cung cấp các mặt hàng để có được thông tin về giá cả một cách chính xác nhất. Đặc biệt cần có phần mềm xử lý số liệu riêng từ nguồn số liệu hải quan, có mẫu và quy định cụ thể từng khoản mục của các mặt hàng Tránh tình trạng số liệu gửi về không đúng mẫu cần phải xử lý từ nhân viên của phòng thông tin II, gây hiện tượng số liệu xử lý còn chịu ảnh hưởng chủ quan từ người xử lý và phụ thuộc và kinh nghiệm của mỗi người làm mất tính khách quan từ số liệu thu thập được.

- Tăng cường đầu tư và xây dựng cơ chế tài chính, tập trung cho công tác dự báo Cần nhận thấy rõ được vai trò của kết quả dự báo với việc đề ra chính sách, kế hoạch phát triển sản xuất kinh tế của doanh nghiệp cũng như của đất nước để từ đó có kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở dự báo, ứng dụng phần mềm dự báo, có chính sách đầu tư khuyến khích cho hệ thống cộng tác viên thu thập tại các tỉnh phát triển mạng mẽ Đảm bảo được đời sống của nhận viên dự báo cũng như cộng tác viên để họ nâng cao tinh thần và trách nhiệm làm việc.

- Tập trung hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế - xã hội quốc gia, bảo đảm các cơ sở dữ liệu đầy đủ và kịp thời cập nhật những thông tin, số liệu cần thiết Xây dựng kho dữ liệu quốc gia, thu thâp giá cả đầy đủ từ nhiều nguồn đặc biệt có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp chính xác giá các mặt hàng của đơn vị mình.

Dữ liệu này chính là yếu tố đầu vào cho công tác dự báo giá cả các mặt hàng của các đơn vị, tổ chức để từ đó đưa ra được kết quả dự báo chính xác nhất phục vụ cho việc ra các quyết định, chính sách kinh tế trong thời gian tới Kho dữ liệu cho phép phân tích dự báo một cách đầy đủ về mọi mặt của các mặt hàng, đưa ra được sự thay đổi giá cả theo từng mốc thời gian cụ thể.

Kho dữ liệu cần có đầy đủ các thông tin về các nhóm chỉ tiêu sau

+ Nhóm chỉ tiêu về công nghiệp với các thông tin về: Giá trị sản xuất, sản lượng, hàng tồn kho, giá bình quân sản phẩm, doanh thu

+ Nhóm chỉ tiêu về Thương mại trong nước gồm: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, cân đối cung cầu, số lượng, giá trị các mặt hàng thiết yếu, cơ sở hạ tầng thương mại (chợ, siêu thị), giá cả hàng hóa, thông tin doanh nghiệp

+ Nhóm chỉ tiêu Thương mại quốc tế với các dữ liệu: Hồ sơ thị trường xuất/ nhập khẩu, ngành hàng xuất/nhập khẩu, số lượng, giá trị các mặt hàng xuất/nhập khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, giá bình quân một số mặt hàng xuất/nhập khẩu, số vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp của nước ngoài đối với hàng xuất khẩu Việt Nam

Thông tin từ "Kho" CSDL quốc gia được cập nhật từ nhiều nguồn như Bộ Công Thương, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, các Sở Công Thương, ; sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá, dự báo mặt hàng, thị trường, lấy đó làm cơ sở để lên kế kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn hiệu quả.

+ Về kỹ thuật, Hệ thống CSDL này có khả năng hỗ trợ nhiều hình thức khai thác dữ liệu như BI, Cổng thông tin; xuất nhiều định dạng khác nhau như excel, text, html, pdf, xml Đặc biệt, Hệ thống có khả năng tích hợp với các hệ thống thanh toán của ngân hàng, tổ chức tài chính, và với các ứng dụng tiện ích như ABBYY (hệ thống quét dữ liệu ảnh để xử lý rồi đưa ra thông tin dưới dạng dữ liệu text), tra cứu thông tin

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thông tin, dự báo và cảnh báo kinh tế - xã hội là nhiệm vụ rất quan trọng để tăng cường chất lượng và độ chính xác cao

53 cho lĩnh vực này Mở rộng và đẩy mạnh việc thu thập, cung cấp thông tin về tình hình kinh tế thế giới và khu vực, về các thị trường và đối tác chiến lược Hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế và các nước trong lĩnh vực dự báo và cảnh báo tình hình kinh tế thế giới và những khu vực nhạy cảm (những lĩnh vực nhạy cảm như thị trường xuất nhập khẩu, thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường công nghệ, thị trường lao động ).

Khuyến khích các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác dự báo trong lĩnh vực kinh tế – xã hội liên kết, hợp tác trong khu vực và quốc tế về công tác thông tin, phân tích, dự báo, vận động các nguồn tài trợ từ các tổ chức và chuyên gia quốc tế trong việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ dự báo của cơ quan, đơn vị.

Xây dựng cơ chế, quy định rõ ràng tạo điều kiện để các đơn vị, cá nhận làm công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo có cơ hội hợp tác, trao đổi thông tin khoa học, tiếp cận các phương pháp dự báo tiên tiến, hiện đại.

- Bản chất của dự báo không chỉ thể hiện ở một con số, mà quan trọng hơn đằng sau nó là phải biết phân tích những con số, những lập luận, xu hướng Để thực hiện được điều này thì đòi hỏi mỗi cơ quan dự báo phải có nguồn nhân lực chất lượng tốt, không ngừng nắm chắc lý thuyết về các nguyên lý kinh tế, kinh tế lượng, kĩ thuật mô phỏng mà phải dày dặn kinh nghiệm thực tế về những thay đổi của nền kinh tế trong nược cũng như nền kinh tế khu vực, trên thế giới Đồng thời công tác dự báo phải được thực hiện thường xuyên.

Nhanh chóng đào tạo các cán bộ trẻ có năng lực nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu công tác thông tin, dự báo và cảnh báo kinh tế - xã hội Đồng thời tập hợp và có cơ chế sử dụng tốt các chuyên gia kinh tế có kinh nghiệm Cho phép cơ chế hợp đồng với chuyên gia kinh tế có kinh nghiệm để tập hợp ý kiến trong quá trình hình thành kết quả dự báo

Ngày đăng: 05/09/2023, 10:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức tại phòng thông tin II - Tìm hiếu việc ứng dụng mô hình dự báo hồi quy chuyển tiếp trơn phi tuyến str và mô hình chuỗi thời gian hotl winter trong việc dự báo giá kiềm chế lạm phát và một số giải pháp
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức tại phòng thông tin II (Trang 30)
Hình 2.2. Tỷ lệ ứng dụng các phần mềm - Tìm hiếu việc ứng dụng mô hình dự báo hồi quy chuyển tiếp trơn phi tuyến str và mô hình chuỗi thời gian hotl winter trong việc dự báo giá kiềm chế lạm phát và một số giải pháp
Hình 2.2. Tỷ lệ ứng dụng các phần mềm (Trang 35)
Hình 2.3. Yêu cầu thiết kế phần mềm dự báo - Tìm hiếu việc ứng dụng mô hình dự báo hồi quy chuyển tiếp trơn phi tuyến str và mô hình chuỗi thời gian hotl winter trong việc dự báo giá kiềm chế lạm phát và một số giải pháp
Hình 2.3. Yêu cầu thiết kế phần mềm dự báo (Trang 36)
Hình 2.4. Những chức năng của phần mềm dự báo - Tìm hiếu việc ứng dụng mô hình dự báo hồi quy chuyển tiếp trơn phi tuyến str và mô hình chuỗi thời gian hotl winter trong việc dự báo giá kiềm chế lạm phát và một số giải pháp
Hình 2.4. Những chức năng của phần mềm dự báo (Trang 38)
Hình 2.6. So sánh giá gạo - Tìm hiếu việc ứng dụng mô hình dự báo hồi quy chuyển tiếp trơn phi tuyến str và mô hình chuỗi thời gian hotl winter trong việc dự báo giá kiềm chế lạm phát và một số giải pháp
Hình 2.6. So sánh giá gạo (Trang 40)
Hình 2.8. Khởi động phần mềm dự dáo - Tìm hiếu việc ứng dụng mô hình dự báo hồi quy chuyển tiếp trơn phi tuyến str và mô hình chuỗi thời gian hotl winter trong việc dự báo giá kiềm chế lạm phát và một số giải pháp
Hình 2.8. Khởi động phần mềm dự dáo (Trang 42)
Hình 2.9. Lựa chọn hình thức dự báo theo tuần - Tìm hiếu việc ứng dụng mô hình dự báo hồi quy chuyển tiếp trơn phi tuyến str và mô hình chuỗi thời gian hotl winter trong việc dự báo giá kiềm chế lạm phát và một số giải pháp
Hình 2.9. Lựa chọn hình thức dự báo theo tuần (Trang 43)
Hình 2.10.  Chọn tệp lưu trữ số liệu - Tìm hiếu việc ứng dụng mô hình dự báo hồi quy chuyển tiếp trơn phi tuyến str và mô hình chuỗi thời gian hotl winter trong việc dự báo giá kiềm chế lạm phát và một số giải pháp
Hình 2.10. Chọn tệp lưu trữ số liệu (Trang 44)
Hình 2.11. Lựa chọn nhóm hàng hóa dự báo - Tìm hiếu việc ứng dụng mô hình dự báo hồi quy chuyển tiếp trơn phi tuyến str và mô hình chuỗi thời gian hotl winter trong việc dự báo giá kiềm chế lạm phát và một số giải pháp
Hình 2.11. Lựa chọn nhóm hàng hóa dự báo (Trang 45)
Hình 2.12. Lựa chọn mặt hàng dự báo –  gạo tẻ thường - Tìm hiếu việc ứng dụng mô hình dự báo hồi quy chuyển tiếp trơn phi tuyến str và mô hình chuỗi thời gian hotl winter trong việc dự báo giá kiềm chế lạm phát và một số giải pháp
Hình 2.12. Lựa chọn mặt hàng dự báo – gạo tẻ thường (Trang 46)
Hình 2.13. Lựa chọn số lần dự báo theo tuần - Tìm hiếu việc ứng dụng mô hình dự báo hồi quy chuyển tiếp trơn phi tuyến str và mô hình chuỗi thời gian hotl winter trong việc dự báo giá kiềm chế lạm phát và một số giải pháp
Hình 2.13. Lựa chọn số lần dự báo theo tuần (Trang 47)
Hình 2.14. Kết quả dự báo từ phần mềm - Tìm hiếu việc ứng dụng mô hình dự báo hồi quy chuyển tiếp trơn phi tuyến str và mô hình chuỗi thời gian hotl winter trong việc dự báo giá kiềm chế lạm phát và một số giải pháp
Hình 2.14. Kết quả dự báo từ phần mềm (Trang 47)
Hình 2.15. Kết quả dự báo thể hiện trên đồ thị - Tìm hiếu việc ứng dụng mô hình dự báo hồi quy chuyển tiếp trơn phi tuyến str và mô hình chuỗi thời gian hotl winter trong việc dự báo giá kiềm chế lạm phát và một số giải pháp
Hình 2.15. Kết quả dự báo thể hiện trên đồ thị (Trang 48)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w