1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm Hiểu Chuyên Đề “Người Đi Tìm Hình Của Nước” Và Quá Trình Bác Đi Tìm Đường Cứu Nước Từ Ngày 5 6 1911 Đến Khi Thành Lập Đảng Cộng Sản Việt Nam Năm 1930.Pdf

11 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu chuyên đề “Người đi tìm hình của nước” và quá trình Bác đi tìm đường cứu nước từ ngày 5/6/1911 đến khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930
Tác giả Nguyễn Đức Thắng, Trương Minh Ngọc, Nguyễn Phú Hưng, Nguyễn Thế Nhật Minh
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Khoa Lý Luận Chính Trị
Chuyên ngành Lý Luận Chính Trị
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, cuộc Cách mạng vĩ đại ấy vẫn luôn là nguồn động lực, là ánh sáng soi đường cho nhân dân các nước bị áp bức đấu tranh giành độc lập, tự do, tự quyết định v

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÁO CÁO

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

CHỦ ĐỀ:

Tìm hiểu chuyên đề “Người đi tìm hình của nước” và quá trình Bác đi tìm đường cứu nước từ ngày 5/6/1911 đến khi thành lập Đảng Cộng sản Việt

Nam năm 1930

GV hướng dẫn: Ths Nguyễn Thị Thu Hà

Nhóm sinh viên thực hiện:

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2022

Trang 2

Mục lục

1.1 Điểm đến thứ hai có chủ đích rõ ràng nhất của Nguyễn Ái Quốc 2

1.2 Từ chưa biết đến hoàn toàn tin tưởng Lê-nin 3

1.3 Biên niên sự kiện Hồ Chí Minh với nước Nga (1923 - 1969) 5

1.4 Bước ngoặt trở thành nhà cách mạng “chuyên nghiệp” 7

1.5 Các hoạt động cách mạng của bác ở Liên Xô 8

a) Sáng lập tạp chí Quốc tế Nông dân 8

b) Đấu tranh cho các dân tộc thuộc địa 9

c) Cho ra đời “Bản án chế độ thực dân Pháp” 9

d) Phát biểu tại quốc tế cộng sản III 10

1.6 Ý nghĩa của chuyến đi đến liên xô của Bác 11

Trang 3

Chương 1

Hành trình của Bác ở Liên Xô

Càng có độ lùi của thời gian, càng khẳng định chắc chắn rằng ý nghĩa và giá trị thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga là không thể phủ nhận Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, cuộc Cách mạng vĩ đại ấy vẫn luôn là nguồn động lực, là ánh sáng soi đường cho nhân dân các nước bị áp bức đấu tranh giành độc lập, tự do, tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình và giành quyền làm người cao cả nhất; trong

đó có nhân dân Việt Nam Giữa lúc Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đang bôn ba trong hành trình tìm con đường cứu nước, cứu dân thoát khỏi ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân thì Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi Liên

Xô - quê hương của Cách mạng Tháng Mười đã là địa điểm dừng chân tiếp theo sau Pháp được Hồ chủ tịch lựa chọn để dừng chân trên con đường tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc

1.1 Điểm đến thứ hai có chủ đích rõ ràng nhất của Nguyễn Ái Quốc

Khi Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp, Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã thành công Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy đây là một biến cố lớn trong lịch sử cách mạng thế giới - lần đầu tiên nhân dân lao động có chính quyền của mình Sự kiện lịch

sử này đã có một sức lôi cuốn mạnh mẽ với Người

Sau khi đọc “Sơ thảo lần thứ nhất Những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn

đề thuộc địa” của V.I Lê-nin (đăng trên báo L’Humanité (Nhân đạo) hai số liên liếp ngày 16 và ngày 17/6/1920), Nguyễn Ái Quốc đã có được lời giải đáp cho câu hỏi trăn trở hàng chục năm qua của mình Người đã thấy được cái cần thiết cho dân tộc Việt Nam - con đường giải phóng dân tộc theo tư tưởng cách mạng của Lênin Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy nguồn sức mạnh, chỗ dựa và sự ủng hộ (trước hết về mặt lý luận, tinh thần) để vươn tới cái đích của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Trong nửa

Trang 4

cuối năm 1920, Người đã “xông vào các cuộc tranh luận” (như sau này Hồ Chí Minh

kể lại) với sự giúp đỡ của các đồng chí trong Đảng Xã hội Pháp, dần dần Nguyễn Ái Quốc đã có được những nhận thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin Vấn đề đặt ra là: Con đường Cách mạng Tháng Mười, con đường cách mạng của Lênin phải được vận dụng vào thực tiễn Việt Nam, một nước thuộc địa - phong kiến, như thế nào? Câu hỏi (cần được trả lời thấu đáo) đó đã dẫn đến quyết định quan trọng tiếp theo của Nguyễn Ái Quốc: Tìm cách đến nước Nga Xô viết, hoạt động trong phong trào Cộng sản quốc tế, kêu gọi mọi sự hỗ trợ cho cuộc cách mạng giải phóng ở các thuộc địa Những hoạt động sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc với tư cách đại biểu của Đông Dương trong Đảng Cộng sản Pháp đã gây được sự chú ý với D Manuilsky - một lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản (QTCS) khi đó - và ông đã “mở đường” cho nhà cách mạng châu Á đến Liên Xô dự Đại hội lần thứ nhất Quốc tế Nông dân dự định sẽ diễn ra cuối mùa hè năm 1923

1.2 Từ chưa biết đến hoàn toàn tin tưởng Lê-nin

Ngày 7/11/1917, tại nước Nga, dưới sự lãnh đạo của V.I.Lê-nin và Đảng Bon-sevich, giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã đứng lên lật đổ chế độ Sa hoàng, lập lên nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới, mở ra thời đại mới trong lịch sử phát triển của nhân loại-thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; mở đường cho Chủ nghĩa Mác - Lênin thâm nhập vào các quốc gia, dân tộc trên thế giới Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Chiến hạm Rạng Đông ở Leningrad, tháng 8/1957 Ảnh:Vietnam+

Cùng thời điểm này, cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở về Pháp Giữa lúc đang trăn trở tìm một con đường đi mới, thì tại đây, Người tiếp nhận những thông tin đầu tiên về Cách mạng Tháng Mười Từ chỗ chưa biết V.I.Lênin là ai, dần dần Người nhận ra rằng: Trên thế giới đã xảy ra một sự kiện lớn lao chưa từng có: Một dân tộc đã lật đổ bọn áp bức bóc lột mình, tự tổ chức quản lý mọi công việc đất nước, không cần bọn chủ và bọn toàn quyền Người từng viết: “Lúc bấy giờ tôi ủng hộ Cách mạng Tháng Mười chỉ là theo cảm tính tự nhiên Tôi chưa hiểu hết tầm quan trọng lịch sử của nó Tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình, trước đó tôi chưa hề đọc một quyển sách nào của Lênin viết”(1)

Dần dần qua những trải nghiệm thực tiễn và nhãn quan chính trị thiên tài, bằng phân tích đánh giá khoa học, Nguyễn Ái Quốc phát hiện ra giá trị thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga, Chủ nghĩa Mác - Lênin và Người quyết tâm đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga Năm 1920, sau khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên Báo L’Humanité (Pháp), Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra “cẩm nang thần kỳ” cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc Khi nói về sự kiện này, Người nhớ lại: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ và tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong phòng mà tôi nói to lên như đang nói

Trang 5

trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”(2) Từ đây, Hồ Chí Minh hoàn toàn tin theo V.I.Lênin, đứng hẳn về Quốc tế thứ ba

Cho đến 31 năm sau khi V.I.Lênin qua đời, Bảo tàng Phòng làm việc và nơi ở của V.I.Lênin chính thức mở cửa Người nước ngoài đầu tiên đến thăm Bảo tàng là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc của những năm tháng sống và học tập, làm việc ở Liên Xô trước đây Trên trang đầu của cuốn Sổ ghi cảm tưởng của Bảo tàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:

“Lênin, người thày vĩ đại của cách mạng mạng vô sản Cũng là một vị đạo đức rất cao, dạy chúng ta phải thực hiện cần kiệm, liêm, chính Tinh thần Lê-nin muôn đời bất diệt”

(trích Báo quân đội nhân dân www.qdnd.vn)

Năm 1960, nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh Lênin, trong bài Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin, đăng báo Nhân dân ngày 22/4/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã khái quát vai trò to lớn của chủ nghĩa Lênin: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần

kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta

đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”

Dù không có cuộc gặp trên thực tế giữa Hồ Chí Minh và Lênin nhưng đã có sự gặp gỡ của Nguyễn Ái Quốc với chủ nghĩa Lênin, đó được xem là một cuộc gặp lịch

sử Có thể nói, cuộc gặp ấy về lý thuyết không chỉ làm thay đổi vận mệnh dân tộc Việt Nam mà còn tác động mạnh mẽ đến tương lai của nhân loại!

1.3 Biên niên sự kiện Hồ Chí Minh với nước Nga (1923 - 1969)

(trích sách NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH VỚI NƯỚC NGA) Nguyễn Ái Quốc đến nước Nga ngày 30/6/1923 và đã có khoảng thời gian hơn

6 năm học tập và hoạt động ở quê hương của Cách mạng Tháng Mười, đất nước của Lênin vĩ đại, trung tâm của phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế, từ ngày 30/6/1923 đến tháng 10/1924; từ tháng 6/1927 đến 11/1927 và từ tháng 6/1934 đến tháng 10/1938

Tại đây, được tận mắt chứng kiến những chính sách kinh tế của Lênin đang đi vào cuộc sống và không khí lao động, học tập sôi nổi xây dựng chế độ mới của cả xã hội Xô-viết, Nguyễn Ái Quốc càng củng cố thêm niềm tin của mình vào con đường

đã lựa chọn Người viết nhiều bài đăng trên các báo và tạp chí của Quốc tế Cộng sản, của nước Nga, tuyên truyền về nước Nga Xô-viết, về Chủ nghĩa Lênin, hướng cuộc đấu tranh của nhân dân thuộc địa tới nước Nga và Cách mạng Tháng Mười nơi đây đã chứng kiến bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Người: đó

là tìm thấy trí tuệ của thời đại - Chủ nghĩa Mác - Lênin Trong Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin, Người viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động,

Trang 6

phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!” Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba ” (trang 8) Từ đây, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gắn bỏ thủy chung với đất nước, nhân dân Liên Xô nói chung và nhân dân Nga nói riêng

Trong những ngày tháng Chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động tại quê hương Cách mạng Tháng Mười, Người đã tích cực học tập, tiếp thu nguyên lý chủ nghĩa Mác -Lênin, lý luận đấu tranh cách mạng vô sản và đấu tranh giải phóng dân tộc, tiếp thu những kinh nghiệm quý báu về xây dựng Nhà nước và chính quyền công nông, xây dựng chủ nghĩa xã hội Thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã tham gia tích cực vào các hoạt động của Quốc tế Cộng sản Người đã hiểu rõ chính sách của Nhà nước Xô-viết, luôn ủng hộ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa trên thế giới nhằm xóa bỏ gông xiềng áp bức Người đã ý thức được rằng, Liên Xô luôn là chỗ dựa vững chắc, là nguồn động viên to lớn đối với các dân tộc bị áp bức, trong đó có Việt Nam Người cũng đã tìm thấy ở nước Nga những kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam Theo Séc-gây A-phô-nhin trong Những dòng tâm huyết khi gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh lần ba, cho biết, Bác Hồ khẳng định: “Tất cả những thắng lợi của chúng tôi đều gắn bó với tên tuổi của Lê-nin Tất cả chúng tôi đều biết ơn Người” (trang 305)

Những năm sống ở Liên Xô, cũng như sau này trong các chuyến thăm đất nước Xô-viết với tư cách là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người

đã hiện diện và lưu lại ở hầu khắp các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây Tại những nơi đó, đất nước, con người Xô-viết đã để lại trong lòng Người những tình cảm

và ấn tượng sâu sắc Và cũng tại Quốc gia rộng lớn này, đông đảo người dân Liên

Xô, từ những nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước Liên Xô, cho tới những người dân lao động bình thường, các cháu thiếu nhi các dân tộc Xô-viết, luôn dành cho Người những tình cảm quý mến và sự kính trọng đặc biệt mà ít Nguyên thủ Quốc gia nào có được

TS E.Côbelép - Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội Hữu nghị Nga - Việt, vẫn luôn nhớ ký ức ngày đầu tiên được gặp Bác Hồ và kể lại: “Thế

hệ tôi còn nhớ rất rõ chuyến thăm Liên Xô chính thức đầu tiên của Người vào năm

1955 với cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Người bạn lớn, chân thành của đất nước Nga Xô-viết, người có sức lôi cuốn kỳ lạ, đặc biệt khiêm tốn và giản dị - chính hình ảnh ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm mỗi người dân đất nước Nga luôn nhớ và giữ gìn trong tâm trí mình” (trang 173)

Theo TS E.Côbelép, “Trong nước chúng tôi ở bất cứ thư viện nào cũng có thể tìm thấy và mượn đọc nhiều cuốn sách khác nhau về cuộc sống và hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh” (trang 173)

Chẳng thế mà, C.M.Xi-mô-nốp - nhà thơ Nga nổi tiếng, khi dịch và giới thiệu tập thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Nga và nói về Sức mạnh của niềm tin qua những vần thơ, trang văn, truyện ngắn, ký cho thấy sự bình dị của Người

Trang 7

- “nhà lãnh đạo nhà nước vĩ đại”: “Trong phong thái của đồng chí Hồ Chí Minh không

có cốt cách của một nhà quân sự, mặc dù Người đã lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân mình hàng mấy chục năm Trong phong thái của Người không hề có dáng dấp của một trí thức đạo mạo, mặc dù Người hiểu biết sâu và có một kho tàng triết học trong trí óc Người giống một lão nông Việt Nam có tuổi, giống một người lao động, giống tất cả mọi người, có điều đó là người thông minh nhất, quyết tâm nhất, kiên cường nhất ” (trang 185, 186)

Cũng giống như C.M.Xi-mô-nốp cảm nhận ở trên, PTS Sử học Gram-mát-tri-cốp kể lại khoảng thời gian Bác Hồ ở Mátxcơva, đã khẳng định: “Những người dân Liên Xô, những vị chỉ huy quân sự và các nhà bác học, những người xây dựng và các bác sĩ, những nhà văn và các kĩ sư - tất cả những ai đã gặp gỡ Bác Hồ đều mãi mãi ghi nhớ hình ảnh của Người, một con người giản dị và khiêm tốn, một nhà lãnh đạo sáng suốt, một chiến sĩ mác-xít Lêninnít chân chính” (trang 190)

Và thế hệ trẻ sau này của nước Nga, Anna Vladimirovna - giáo viên dạy tiếng Việt tại Học viện Phương Đông thuộc Đại học Quốc gia Viễn Đông (Nga) khi tìm hiểu và nghiên cứu về Người - nhân dịp Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Chủ tịch

Hồ Chí Minh, đã thốt lên trước anh linh của Bác Hồ - “Người là Cha, là Bác, là Anh”:

“Hồ Chủ tịch - Hồ Chí Minh là hiện thân của dân tộc Việt Nam Người Việt Nam ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, không phân biệt tuổi tác đều gọi Người là Bác Hồ, Bác

Hồ Chí Minh, một cách gọi lãnh tụ đặc biệt nhất mà không có nơi nào trên thế giới

sử dụng Hình ảnh giản dị của Bác Hồ: chân đi dép cao su, mặc bộ quần áo kaki đi vào trí nhớ của toàn thế giới, vì đó là trang phục của Người khi làm việc tại Hà Nội, cũng như khi đi thăm bạn bè thế giới ” (trang 196)

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã đặt nền móng và dày công vun đắp cho mối tình hữu nghị anh em giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Liên Xô “Nhân dân Xô-viết

đã hoàn toàn bị chinh phục bởi Người” - đó là bài viết của L.N.Daicốp - Trưởng Đoàn Đại biểu Đảng và Chính phủ Liên Xô khi ông cho rằng, “Đối với tôi, cũng như với đa

số nhân dân Liên Xô, những từ “Việt Nam” và “Hồ Chí Minh” từ lâu không tách rời nhau Đồng chí Hồ Chí Minh là người bạn lớn và chân thành của đất nước chúng tôi Người đã khơi nguồn cho tình hữu nghị Xô - Việt và đã góp phần to lớn vào sự nghiệp hợp tác của hai Đảng và nhân dân hai nước chúng ta ” (trang 205) (hình ảnh)

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân Nga - Người thực sự là kiến trúc sư vĩ đại, là biểu tượng cao đẹp và trong sáng cho tình hữu nghị đặc biệt, mẫu mực giữa hai dân tộc Việt Nam - Liên Xô trước đây và giữa hai dân tộc Việt Nam - Liên bang Nga ngày nay

1.4 Bước ngoặt trở thành nhà cách mạng “chuyên nghiệp”

GS, TSKH Vladimir Nikolaevich Kolotov (Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint-Petersburg) từng nói: “Những năm 1923-1924, Hồ Chí Minh đã sử dụng những cơ hội có được để tham gia vào Quốc tế Cộng sản có trụ

Trang 8

sở đặt tại Moskva và tiếp thu những kiến thức tiến bộ về lý luận chính trị (chủ nghĩa Mác - Lênin) và phương pháp chính trị (cách mạng vô sản và khởi nghĩa vũ trang) Việc tiếp cận những kiến thức này đã mở ra cơ hội tiềm năng nhằm giải phóng Việt Nam sau này.”

Nguyễn Ái Quốc đã dự Đại hội lần thứ nhất Quốc tế Nông dân, khai mạc ngày 10/10/1923 và phát biểu tại hai phiên họp (phiên thứ nhất, ngày 10/10 và phiên thứ

7, ngày 13/10) Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân gồm

11 ủy viên Trong năm 1924, ngoài việc tham dự sự kiện lớn là Đại hội lần thứ V QTCS (6/1924), Nguyễn Ái Quốc còn dự Đại hội lần thứ IV Quốc tế Cộng sản Thanh niên (6/1924), Đại hội lần thứ nhất Quốc tế Cứu tế Đỏ (7/1924), Đại hội lần thứ ba Quốc tế Công hội Đỏ (7/1924), dự mit-tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động (1/5),

dự mit-tinh vì hòa bình thế giới (ngày 6/7/1924) tại Quảng trường Đỏ Những bài viết của Người cũng xuất hiện thường xuyên trên nhiều báo và tạp chí: Inprekorr, L’ Humanite’, Le Paria, Rabotnhitsha, Pravda, La Vie Ouvriere Nguyễn Ái Quốc

đã hòa nhập nhanh chóng trong môi trường mới và Người đã tranh thủ tận dụng tối

đa những cơ hội mình có Trên tất cả các diễn đàn, Nguyễn Ái Quốc kêu gọi sự chú

ý ủng hộ (thiết thực) của những người cộng sản ở “chính quốc” cho phong trào giải phóng ở các thuộc địa Không chỉ bày tỏ những quan điểm mạnh mẽ về vấn đề thuộc địa (bằng cả lý trí và tình cảm - như nhà thơ O-xip Man-den-xtam đã miêu tả trong một bài báo của mình), tháng 1/1924, người ta còn thấy Nguyễn Ái Quốc, với đôi bàn tay và mặt sưng đỏ vì lạnh, đến viếng và đưa tang V.I.Lênin trong những ngày giá buốt nhất của mùa đông Mátxcơva Tình cảm của Người với Lênin dồn nén trong những bài viết ca ngợi vị lãnh tụ của Cách mạng Tháng Mười Nga như một người thầy cách mạng vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa và là một tấm gương đạo đức cao cả Một bài xuất sắc trong số đó sau này được đánh giá như một “thành tựu báo chí” của Nguyễn Ái Quốc trong lần đầu đến Liên Xô là “Lênin và các dân tộc phương Đông” (đăng báo Le Paria số 27, tháng 7/1924) Cho đến cuối đời, tình cảm của Hồ Chí Minh với Lênin và đất nước của Lênin vẫn không hề thay đổi

Trong 14 tháng ở Mátxcơva, Nguyễn Ái Quốc đã tranh thủ thời gian để củng cố

và thiết lập thêm nhiều mối quan hệ của mình với những người cộng sản thế giới, với Quốc tế Cộng sản, tranh thủ học khóa ngắn hạn tại trường Đại học Cộng sản Phương Đông

1.5 Các hoạt động cách mạng của bác ở Liên Xô

a) Sáng lập tạp chí Quốc tế Nông dân

Với kinh nghiệm sử dụng báo chí làm công cụ giáo dục, tuyên truyền tập hợp lực lượng cách mạng của mình, sau Đại hội Nông dân Quốc tế, khi tham gia nội dung chương trình hành động của Đoàn chủ tịch, Bác đề nghị thành lập Ban tuyên truyền

và xuất bản tờ báo Chính trị của Quốc tế Nông dân Đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân chấp nhận ý kiến đề xuất của Bác xuất bản Tạp chí “Quốc tế Nông dân” Đầu

Trang 9

năm 1924, Tạp chí “Quốc tế Nông dân” ra mắt bạn đọc, được phát hành chuyển tới

40 nước thành viên tham gia Quốc tế Nông dân Nguyễn Ái Quốc làm việc tại trụ sở Quốc tế Nông dân đặt tại ngôi nhà số 14 phố Vadơđơnhigin với cương vị theo dõi, phụ trách, chỉ đạo phong trào nông dân ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa Với tư cách là người sáng lập Quốc tế Nông dân, trực tiếp chỉ đạo nội dung Tạp chí “Quốc tế Nông dân”, Nguyễn Ái Quốc vừa tham gia tổ chức nội dung xuất bản, vừa viết bài Trong số 1 của Tạp chí “Quốc tế Nông dân” Bác gửi đăng 3 bài: “Tình cảnh nông dân Việt Nam”, “Tình cảnh nông dân Trung Quốc”, “Tình cảnh nông dân Bắc Phi” Vào thời điểm này, Bác đã dịch “Lời kêu gọi Quốc tế Nông dân” từ tiếng Anh sang tiếng Việt gửi về Việt Nam và dịch sang tiếng Pháp gửi đăng trên báo L’Humanité “Nhân đạo”

b) Đấu tranh cho các dân tộc thuộc địa

Để có nguồn tư liệu viết báo, Người tranh thủ mọi thời gian gặp gỡ đại biểu 40 nước tới Mátxcơva dự Đại hội Quốc tế Nông dân Bác thường xuyên đến thư viện Rumianxép gần Điện Kremli, một thư viện đồ sộ, lớn nhất Mátxcơva để tra cứu tài liệu, làm phong phú những kiến thức khi viết những bài báo có tầm khái quát lớn, định hướng, chỉ đạo phong trào cách mạng Quốc tế với những vấn đề dành riêng cho cách mạng Việt Nam Những bài báo của Nguyễn Ái Quốc viết cho báo chí Đảng Cộng sản Liên Xô, báo chí Đảng Cộng sản Pháp và báo chí của Quốc tế Cộng sản III; ngoài tính chất hiện thực sinh động, khả năng phân tích sâu sắc, bút pháp sắc bén, trình độ lập luận chặt chẽ còn chan chứa tình cảm khi đề cập tới số phận những người cùng khổ nhất trong những người cùng khổ

Vào cuối năm 1923, Bác được cử vào công tác ở Ban phương Đông thuộc Quốc

tế Cộng sản III Lĩnh vực công tác của Bác ở Ban phương Đông có mối quan hệ trực tiếp đến phong trào cách mạng ở Trung Quốc, Đông Dương nên những bài báo của Bác và cả những bức thư gửi từ Liên Xô tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Pháp đều đề cập tới vấn đề giải phóng thuộc địa, đặc biệt là vấn đề Việt Nam

c) Cho ra đời “Bản án chế độ thực dân Pháp”

Những bài báo viết trên đất nước Liên Xô của Nguyễn Ái Quốc có giá trị soi sáng tư tưởng giải phóng cách dân tộc bị áp bức trên Thế giới, xác định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân do Lãnh tụ Lênin chỉ ra đã vạch trần bản chất thối nát của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, dự báo sớm nguy cơ chủ nghĩa phát xít và thảm họa do nó gây ra trên phạm vi thế giới

Bằng những con số chính xác, sự kiện nóng hổi, Nguyễn Ái Quốc phân tích, nhận định xu thế phát triển cuộc đấu tranh cách mạng tất yếu của giai cấp công nhân, mối quan hệ gắn bó giữa giai cấp nông dân với giai cấp công nhân trên con đường cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp Một đặc trưng trong nội dung và chủ

đề bài viết, dưới bất kỳ thể loại nào, Nguyễn Ái Quốc đều đề cập tới thực trạng xã hội, sự phân hóa giai cấp, mâu thuẫn thời đại, xu thế phát triển tiến bộ, khả năng

Trang 10

cách mạng của tầng lớp nhân dân lao động ở các nước thuộc địa Và từ những tác phẩm chính luận được tổng kết trong thời gian hoạt động chính trị ở Pháp kết hợp với nguồn tri thức, lý luận tích lũy suốt quá trình công tác tại “Quốc tế Nông dân”,

“Ban phương Đông Quốc tế Cộng sản”, Nguyễn Ái Quốc đã hoàn thành tác phẩm nổi tiếng “Bản án chế độ thực dân Pháp” tại Mátxcơva

Bản thảo tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được gửi cho các đồng chí Cộng sản Pháp kịp in ở Nhà xuất bản Lao động Pari trước khi Nguyễn Ái Quốc nhận trách nhiệm Ủy viên Ban phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, tới Quảng Châu (Trung Quốc) chỉ đạo phong trào cách mạng các nước Đông Nam châu Á theo quyết định của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản ngày 25/9/1924 Và từ đây bình minh bừng sáng cách mạng giải phóng dân tộc do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khởi xướng, huấn luyện, tổ chức lực lượng cách mạng, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 trở thành vai trò lãnh đạo quyết định cách mạng thắng lợi mà khởi đầu là

Xô Viết Nghệ Tĩnh long trời lở đất (1930-1931), tạo tiền đề giành độc lập dân tộc vào năm 1945

d) Phát biểu tại quốc tế cộng sản III

Trong cuộc đối thoại tại quốc tế cộng sản III ở Moscow, rõ ràng Bác đã yêu cầu giúp đỡ để trở lại Đông Dương qua Trung Quốc ngay khi Người đến thủ đô nước Nga Nguyễn Ái Quốc đã gửi bức thư “những người bạn” tới địa chỉ nặc danh vào tháng 3 năm 1924

“It was decided when I arrived in Moscow that after a stay of three months I would leave for China to try to establish contacts with my country But here it is the ninth month of my stay and my sixth month of waiting, and a decision about my departure still has not been made I don’t think it is necessary to speak here of revo-lutionary and nationalist movements, old or recent; of the existence or non- existence

of workers’ organizations, of the agitation of secret and other societies, because I have

no intention of submitting a thesis to you; I want only to make you feel the necessity

of studying EVERYTHING in a precise manner, and if NOTHING should exist, to create SOMETHING.”

(Tạm dịch:” Khi đến Moscow, tôi đã quyết định rằng sau ba tháng lưu trú, tôi

sẽ đi Trung Quốc để cố gắng thiết lập liên lạc với quê hương của mình Nhưng đây

là tháng thứ chín tôi ở lại và tháng thứ sáu chờ đợi, và quyết định về việc ra đi của tôi vẫn chưa được đưa ra Tôi không nghĩ cần phải nói ở đây về các phong trào cách mạng và dân tộc xã hội chủ nghĩa, cũ hay mới; về sự tồn tại hay không tồn tại của các tổ chức công nhân, về sự kích động của các hội bí mật và các hội khác, bởi vì tôi không có ý định nộp luận án cho các vị; Tôi chỉ muốn làm cho vị cảm thấy cần thiết phải nghiên cứu MỌI THỨ một cách chính xác, và nếu KHÔNG CÓ GÌ tồn tại, hãy tạo ra MỘT CÁI GÌ ĐÓ”)

(Trích Ho Chi Minh: The Missing Years, 1919-1941)

Ngày đăng: 25/05/2024, 18:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w