Đề tài thảo luận: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viên đại học Thương MạiLớp học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học (2109SCRE0111)GV hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Nguyệt NgaNhóm thực hiện: Nhóm 1Hà Nội 2021 LỜI CẢM ƠNVới lòng cảm ơn vô cùng sâu sắc, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trường Đại Học Thương Mại đã dùng tri thức, sự tâm huyết của mình để có thể truyền cho chúng em những tri thức bổ ích trong suốt thời gian qua. Cảm ơn thầy cô cũng như anh chị và các bạn trong trường đã cùng nhau tạo nên một môi trường học tập hiệu quả, năng động giúp chúng em không chỉ phát triển về tri thức, kĩ năng và trưởng thành hơn. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn Nguyệt Nga đã quan tâm, hướng dẫn chúng em trong từng buổi học, từng buổi nói chuyện và trao đổi về đề tài trên. Nhờ có những buổi học của cô đã giúp chúng em hoàn thành bài thảo luận một cách tốt nhất. Một lần nữa chúng em xin gửi bqlời cảm ơn chân thành đến cô. Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Song không thể tránh khỏi những mặt thiếu xót, hạn chế do vậy chúng em rất mong nhận được những lời góp ý, nhận xét từ thầy cô và các bạn để bài thảo luận được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2021 Nhóm 1 LỜI CAM ĐOANTrong quá trình thực hiện đề tài, Nhóm 1 chúng em có tham khảo một số tài liệu, giáo trình liên quan. Tuy nhiên chúng em xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viên đại học Thương Mại” là bài thảo luận chúng em tự làm , không có sự sao chép từ bài viết của bất cứ tổ chức và cá nhân nào khác , không sao chép nguyên trong giáo trình. Bài thảo luận của Nhóm 1 không có sự trùng lặp ở bất cứ bài thảo luận, báo cáo nào trước đó mà nhóm biết.Chúng em xin cam đoan nếu có vấn đề gì chúng em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.Nhóm thảo luậnNhóm 1 Danh sách bảng biểu sử dụng trong bài:1.Sơ đồ Gantt2.Bảng thiết kế thang đo 3.Bảng thống kê kết quả3.1 Bảng thống kê kết quả nghiên cứu về giới tính, năm học3.2 Bảng thông kê kết quả nghiên cứu về phương tiện đi lại 3.3 Bảng thống kê kết quả nghiên cứu về điểm tích lũy3.4 Bảng thống kê kết quả nghiên cứu về thu nhập chi tiêu3.5 Bảng thống kê kết quả nghiên cứu về thời gian rảnh3.6 Bảng thống kê kết quả nghiên cứu về ý định đi làm thêm 3.7Bảng thống kê kết quả nghiên cứu về công việc mong muốn3.8 Bảng thống kê kết quả nghiên cứu về mức lương mong muốn3.9 Bảng thống kê kết quả nghiên cứu về khoảng cách từ nhà tới trường4.Bảng 4.1a,4.2a,4.3a,4.4a,4.5a,4.6a,4.7a,4.8a, Độ tin cậy của thang đo5.Bảng 4.1b,4.2b,4.3b,4.4b,4.5b,4.6b,4.7b,4.8b Hệ số tương quang biến Tổng6.Bảng 4.10a,4.11a KMO and Bartlett’s Test7.Bảng 4.10b,4.11b Rotated Component Matrixa8.Bảng 4.12a Model Summaryb9.Bảng 4.12b ANOVAa10.Bảng 4.12c Coefficientsa11.Hình 4.1 Biểu đồ số phần dư chuẩn hóa Histogram12.Hình 4.2 Biểu đồ phần dư chuẩn hóa PP Plot13.Hình 4.3 Biểu đồ Scatter Plot TÓM TẮTChúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này mục đích để xem xét tác động của những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại, cụ thể là với sinh viên Đại học Thương mại cơ sở Hồ Tùng Mậu – Cầu Giấy. Với đề tài nghiên cứu này, các thông tin chúng tôi sử dụng bao gồm thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. Chúng tôi chủ yếu thu thập thông tin thứ cấp từ những tài liệu đã công bố từ trước. Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua việc phỏng vấn 120 sinh viên của các khoa của trường Đại học Thương mại. Kết quả nghiên cứu chỉ rằng phần lớn sinh viên đại học Thương mại có ý định đi làm thêm trong thời gian học tập tại trường, với tỷ lệ khá cao khoảng 80,5%. Sinh viên đi làm thêm với nhiều mục đích khác nhau như muốn có thêm kỹ năng và kinh nghiệm cho bản thân, kiếm thêm thu nhập, rèn luyện bản thân... Bên cạnh đó, bài báo cáo cũng chỉ ra các nhân tố có tác động tích cực đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Thương mại đó là động cơ, nơi ở, môi trường làm việc, tính chất công việc và tác động từ bên ngoài. LỜI MỞ ĐẦUNghiên cứu khoa học hay tiếng Anh gọi là Scientific Research là quá trình áp dụng các phương pháp nghiên cứu từ những người nghiên cứu có trình độ chuyên nhằm tìm ra kiến thức mới, những ứng dụng kỹ thuật có hiệu quả và những mô hình mới có ý nghĩa với thực tiễn. Hoạt động trong nghiên cứu khoa học là đi tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm và đôi khi phải trải nghiệm thử,… dựa trên cơ sở những già đã thu nhập được về số liệu, tài liệu,.. Từ đó có thể rút ra khái niệm cụ thể của nghiên cứu khoa học chính là việc thực hiện tổng hợp một chuỗi các phương pháp để nghiên cứu tìm ra quy luật mới, khái niệm, hiện tượng mới,.. đã được chứng minh trong quá trình nghiên cứu thông qua khảo sát hay qua những số liệu, tài liệu đã được thu nhập. Và nghiên cứu khoa học đã được ứng dụng thành môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học để sinh viên có thể tiếp cận và rèn luyên, đặc biệt là có thể phục vụ cho các đề tài hay cuộc thi nghiên cứu khoa học sau này.Sau khi học môn phương pháp nghiên cứu khoa học, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Thương Mại ” thông qua việc thiết lập bảng hỏi và chọn mẫu để mọi người hiểu rõ được những yếu tố nào tác động đến việc đi làm thêm của sinh viên từ đó giúp sinh viên nói chung có cái nhìn chính xác hơn về vấn đề đi làm thêm và đưa ra những lựa chọn phù hợp. Chương 1: Mở đầuI.Đặt vấn đề1.Lý do chọn đề tàiHiện nay, sinh viên ngoài thời gian đi học thì còn rất nhiều thời gian “ chết ”. Mà sinh viên trong đời sống hiện đại lại càng đòi hỏi mức sống cao, trong khi đó trợ cấp của bố mẹ cho mỗi sinh viên hàng tháng là có hạn. Chính vì thế, để gia tăng thu nhập chi tiêu cho cuộc sống, bên cạnh việc hằng ngày lên lớp, rất nhiều sinh viên đã quyết định tìm kiếm cho mình những công việc làm thêm ( việc làm parttime) phù hợp với khả năng cũng như để kiếm tiền “ trang trải cuộc sống”. Chính vì vậy mà giờ đây việc làm thêm đã không còn xa lạ với sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Thương Mại nói riêng. Hiện nay trường Đại học Thương Mại có trên 20.000 sinh viên đang theo học, thuộc 26 chuyên ngành đào tạo đại học khác nhau. Đây sẽ là nguồn cung nhân lực đáng kể cho thị trường lao động thời vụ của 286.631 doanh nghiệp và hơn 300.000 hộ kinh doanh ở Hà Nội. Việc làm thêm ở Hà Nội rất nhiều, rất phổ biến; các công viêc như: gia sư, bán hàng, phát tờ rơi, sales,chạy xe ôm công nghệ cao,… Mà mức lương rất phù hợp với các bạn sinh viên. Làm thêm không chỉ làm tăng thu nhập cho các bạn sinh viên mà từ chính những công việc làm thêm đó các bạn sinh viên có thể tích luỹ kinh nghiệm “ thương trường” để có kỹ năng cũng như tay nghề, gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên sau này. Sinh viên nói chung và sinh viên Đại học Thương Mại nói riêng, việc tìm kiếm việc làm thêm do rất nhiều nhân tố quyết định. Chính vì vậy, để giúp các bạn hiểu rõ hơn về công việc làm thêm, những yếu tố tác động đến việc đi làm thêm từ đó có cái nhìn đúng đắn, đưa ra những quyết định phù hợp với bản thân, nhóm 1 đã quyết định chọn đề tài “nghiên cứu các nhân tố và quyết định tới việc đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại” để nghiên cứu.2.Mục tiêu nghiên cứu2.1Mục tiêu chungTìm hiểu, nghiên cứu cụ thể qua các bạn sinh viên Đại học Thương Mại cơ sở Hồ Tùng Mậu Cầu Giấy nằm xác định rõ được các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đi làm thêm cũng như chất lượng tìm kiếm công việc sao cho phù hợp với điều kiện khả năng môi trường của sinh viên. 2.2. Mục tiêu cụ thể Nắm bắt được những thông tin cơ bản về quyết định đi làm thêm của sinh viên, từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại. Thực trạng đi làm thêm của sinh viên Thương Mại Phân tích các định hướng của các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viên để từ đó biết được mức độ ảnh hưởng mạnh yếu của từng nhân tố. 3.Câu hỏi nghiên cứuCâu hỏi 1 : Yếu tố động cơ có ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên hay không?Câu hỏi 2: Yếu tố thu nhập có ảnh hưởng đến quyết định làm thêm hay không?Câu hỏi 3: Yếu tố mức chi tiêu hàng tháng có ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên hay không?Câu hỏi 4: Yếu tố thời gian có ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viên hay không?Câu hỏi 5: Yếu tố kinh nghiệm thực tế có ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên hay không?Câu hỏi 6: Yếu tố vị trí địa lý có ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viên hay không?4.Giả thuyết và mô hình nghiên cứu4.1. Giả thuyếtGiả thuyết H1: Động cơ có thể ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương MạiGiả thuyết H2: Thu nhập có thể ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương MạiGiả thuyết H3: Mức chi tiêu hàng tháng có thể ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương MạiGiả thuyết H4: Thời gian có thể ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương MạiGiả thuyết H5: Kinh nghiệm thực tế có thể ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương MạiGiả thuyết H6: Vị trí địa lý có thể ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại 4.2 Mô hình nghiên cứu 5.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu : Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên đại học Thương Mại.5.2 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên Trường Đại học Thương Mại cơ sở Hà Nội5.3 Phạm vi nghiên cứu:•Thời gian: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại từ 0101202101042021•Không gian: Trường Đại học Thương Mại cơ sở Hồ Tùng Mậu – Cầu Giấy – Hà Nội.•Lĩnh vực: việc làm6.Ý nghĩa nghiên cứu:•Ý nghĩa khoa học:Xem xét các nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên đại học Thương Mại.•Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài này giúp cho các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng hiểu rõ được tâm lí, nhu cầu của sinh viên để từ đó đưa ra được các chỉ tiêu, phương thức tuyển dụng tối ưu.Không chỉ vậy, qua đây nhà trường cũng biết rõ được nhu cầu của sinh viên mà phân bổ, điều chỉnh lịch học, nội dung học tập cho phù hợp. Làm sao để chương trình học tập trên trường đầy đủ và hiệu quả nâng cao được kiến thức trình độ cho sinh viên, nhưng đồng thời vẫn tạo đủ điều kiện thời gian, cơ hội cho việc trải làm thêm. Chính sinh viên cũng có thể dựa vào những nghiên cứu này mà có định hướng phát triển phù hợp cho bản thân giúp nâng cao đầy đủ cả về trình độ học tập và kinh nghiệm xã hội, tạo tiền đề cho các cơ hội công việc sau này. Ý nghĩa cuối cùng là kết quả nghiên cứu này góp phần làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này để có thể khám phá thêm những yếu tố ảnh hưởng đến việc đi làm thêm của sinh viên7.Phương pháp xử lý số liệu và thu thập dữ liệu Phương pháp nghiên cứu định lượng: Thực hiện qua điều tra khảosát,thu thập thông tin cần thiết cho nghiên cứu, các dữ liệu thu thậpđược dùng để đánh giá thước đo, kiểm định mô hình và các giảthuyết nghiên cứu.Từ đó xử lý số liệu qua phần mềm SPSS để đánhgiá giá trị, độ tin cậy của thước đo, rồi tiến hành kiểm định nhân tốkhám phá EFA, Cronbach Alpha. Phương pháp nghiêm cứu định tính: Căn cứ theo phiếu khảo sát, đồngthời kế thừa các tài liệu nghiên cứu có liên quan để rút ra các yếu tố cơbản tác động đến việc lựa chọn để rút ra các nhân tố cơ bản tác độngđến quyết định chọn ngành học của sinh viên Đại học Thương Mại.8.Kết cấu Chương 1: Mở đầuChương 2: Tổng quan nghiên cứuChương 3: Phương pháp nghiên cứuChương 4: Kết quả nghiên cứuChương 5: Kết luận và thảo luậnCHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨUI.Cơ sở thực tiễn 1.Các nghiên cứu trong nước Qua phân tích kết quả điều tra từ 480 sinh viên trường Đại học Ngoại Ngữ vào tháng 9 năm 2009, cho thấy làm thêm là nhu cầu lớn của sinh viên Đại học Ngoại Ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội. Lý do đi làm thêm được xếp ở vị trí đầu tiên chính là để nâng cao nghiệp vụ, bổ sung kiến thức. Lý do quan trọng được xếp thứ hai chính là tăng thêm thu nhập. Bên cạnh đó, còn một số lý do rất đáng quan tâm thể hiện đặc trưng của thanh niên là sự khám phá, thử nghiệm cuộc sống, muốn khẳng định sức trẻ và tiềm năng to lớn của thanh niên. Qua phỏng vấn chuyên sâu với các sinh viên, lý do đi làm thêm được thể hiện rất đa dạng như muốn bù lấp thời gian trống, tính tình ưa hoạt động, phụ giúp gia đình,... (Nguyễn Xuân Long, 2009).Trong một nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành trên sinh viên Trường Đại học Cần Thơ chỉ ra rằng phần lớn sinh viên Đại học Cần Thơ đi làm thêm trong thời gian học tập chiếm tỷ lệ khá cao. Sinh viên đi làm thêm với nhiều mục đích khác nhau như muốn rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết, rèn luyện tính tự lập, kiếm thêm thu nhập,... Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các nhân tố ảnh hưởng tích cực đến quyết định đi làm thêm của sinh viên bao gồm năm đang học, thu nhập, chi tiêu, thời gian rảnh, kinh nghiệm, kỹ năng sống và kết quả học tập. Kết quả thống kê cho thấy các lí do khiến sinh viên không đi làm thêm chính là gia đình không cho phép, không có thời gian và nguyên nhân được lựa chọn nhiều nhất là không muốn ảnh hưởng đến kết quả học tập. (Vương Quốc Duy và các tác giả, 2015). Điều tra những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Khoa Kinh tế Trường Đại học An Giang thông qua phỏng vấn 267 sinh viên, với 59,2% trả lời rằng không tham gia làm thêm, có nhiều lí do khiến số sinh viên này không đi làm thêm như muốn tập trung cho việc học, gia đình không ủng hộ, cảm thấy không đảm bảo sức khỏe khi vừa đi học vừa đi làm, không có thời gian hoặc không áp lực về kinh tế,... đặc biệt là các sinh viên cuối khóa có lượng kiến thức tăng lên trong giai đoạn chuẩn bị cho tốt nghiệp (Nguyễn Thị Phượng và Trần Thị Thúy Diễm, 2020). Trong nghiên cứu về nhu cầu đi làm them của sinh viên trường đại học Cần Thơ, kết quả điều tra của tác giả cho thấy có 10 nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi làm them của sinh viên và được gom lại thành 3 nhóm nhân tố chính là kinh nghiệm – kĩ năng, chi tiêu của sinh viên và kênh thông tin tìm việc (Nguyễn Thị Như Ý, 2012).
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Chương 1: Mở Đầu I Đặt Vấn Đề Lý chọn đề tài ◉ ◉ ◉ => Có nhiều thời gian “chết” => Mức sống cao => Trợ cấp tháng có hạn Quyết định làm thêm 20.000 Sinh viên theo học 26 Ngành đào tạo => Nguồn Nhân Lực Lớn 286.631 Doanh nghiệp “ Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến định làm thêm sinh viên Đại học Thương Mại Mục Tiêu Nghiên Cứu 2.1 Mục tiêu chung 2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu chung ● Tìm hiểu, nghiên cứu qua SV ĐH Thương Mại => Xác định rõ nhân tố ảnh hưởng ● Đề xuất biện pháp Mục tiêu cụ thể Nắm bắt Thực trạng Phân tích thơng tin làm thêm sinh viên Thương Mại định hướng nhân tố => mức độ ảnh hưởng mạnh/yếu nhân tố => xác định nhân tố ảnh hưởng Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Câu hỏi 4: Yếu tố động có ảnh hưởng đến định làm thêm sinh viên hay khơng? Yếu tố thời gian có ảnh hưởng tới định làm thêm sinh viên hay không? Câu hỏi 2: Câu hỏi 5: Yếu tố thu nhập có ảnh hưởng đến định làm thêm hay khơng? Yếu tố kinh nghiệm thực tế có ảnh hưởng đến định làm thêm sinh viên hay không? Câu hỏi 3: Câu hỏi 6: Yếu tố mức chi tiêu hàng tháng có ảnh hưởng đến định làm thêm sinh viên hay không? Yếu tố vị trí địa lý có ảnh hưởng tới định làm thêm sinh viên hay không?