1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên đề 5 tổ chức hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ rối loạn phát triển trong cơ sở giáo dục mầm non

25 6,9K 52

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 164,2 KB

Nội dung

I. MỤC TIÊU Sau khi học tập chuyên đề, học viên có khả năng: Nhận diện và phát hiện đúng các đặc điểm của trẻ rối loạn phát triển trong cơ sở giáo dục mầm non. Xây dựng kế hoạch, thực hiện quản lí hành vi có vấn đề của trẻ rối loạn phát triển trong cơ sở giáo dục mầm non. Phối hợp với cha mẹ trẻ thực hiện các hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ rối loạn phát triển trong cơ sở giáo dục mầm non. Tin tưởng và tích cực tham gia giáo dục hoà nhập cho trẻ rối loạn phát triển trong cơ sở giáo dục mầm non. II. THỜI LƯỢNG 15 tiết: 10 tiết lí thuyết và 05 tiết thực hành. III. CHUẨN BỊ 1. Dành cho giảng viên Bảngbút hoặc phấn; Máy chiếu; Máy tính; Bảnggiấy A0, A4; bút viết bảng; bảng dính giấy; Bảng hỏi ASQ: 2. Dành cho học viên Tài liệu Bồi dưỡng; 04 bản mô tả đặc điểm của trẻ rối loạn phát triển tuổi mầm non; Giấy A4; Bảnggiấy A0, A4, bút viết bảng; băng dính giấy; Bảng hỏi ASQ: 3. IV. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHUYÊN ĐỀ 1. Trẻ rối loạn phát triển tuổi mầm non (2 tiết lí thuyết, 3 tiết thực hành) 1.1. Khái niệm trẻ rối loạn phát triển 1.2. Phân loại trẻ rối loạn phát triển 1.3. Đặc điểm nhận diện trẻ rối loạn phát triển lứa tuổi mầm non Khuyết tật trí tuệ Rối loạn phổ tự kỉ Rối loạn giao tiếp Tăng động giảm chú ý Rối loạn học tập đặc thù Rối loạn vận động 2. Quản lí hành vi trẻ rối loạn phát triển trong cơ sở giáo dục mầm non (2 tiết lí thuyết, 5 tiết thực hành) 2.1. Khái niệm hành vi có vấn đề ở trẻ rối loạn phát triển 2.2. Nguyên nhân hành vi có vấn đề ở trẻ rối loạn phát triển 2.3. Quy trình quản lí hành vi trẻ rối loạn phát triển trong cơ sở giáo dục mầm non 2.4. Kĩ thuật quản lí hành vi trẻ rối loạn phát triển trong cơ sở giáo dục mầm non 3. Công tác phối hợp với cha mẹ trẻ rối loạn phát triển thực hiện giáo dục hoà nhập trong cơ sở giáo dục mầm non (1 tiết lí thuyết, 2 tiết thực hành) 3.1. Vai trò của cha mẹ trong giáo dục hoà nhập trẻ rối loạn phát triển 3.2. Nội dung cha mẹ tham gia trong giáo dục hoà nhập trẻ rối loạn phát triển trong cơ sở giáo dục mầm non 3.3. Phương pháp huy động cha mẹ tham gia trong giáo dục hoà nhập trẻ rối loạn phát triển trong cơ sở giáo dục mầm non.

Trang 1

Chuyên đề 5: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ MẦM NON THEO TIẾP CẬN ĐA VĂN HOÁ Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON

********** I MỤC TIÊU

Sau khi học tập chuyên đề, học viên có khả năng:- Nhận diện và phát hiện đúng các đặc điểm của trẻ rối loạn phát triển trongcơ sở giáo dục mầm non

- Xây dựng kế hoạch, thực hiện quản lí hành vi có vấn đề của trẻ rối loạnphát triển trong cơ sở giáo dục mầm non

- Phối hợp với cha mẹ trẻ thực hiện các hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻrối loạn phát triển trong cơ sở giáo dục mầm non

- Tin tưởng và tích cực tham gia giáo dục hoà nhập cho trẻ rối loạn phát triểntrong cơ sở giáo dục mầm non

II THỜI LƯỢNG

15 tiết: 10 tiết lí thuyết và 05 tiết thực hành

III CHUẨN BỊ

1 Dành cho giảng viên

- Bảng/bút hoặc phấn;- Máy chiếu;

- Máy tính;- Bảng/giấy A0, A4; bút viết bảng; bảng dính giấy; - Bảng hỏi ASQ:

2 Dành cho học viên

- Tài liệu Bồi dưỡng;- 04 bản mô tả đặc điểm của trẻ rối loạn phát triển tuổi mầm non;- Giấy A4;

- Bảng/giấy A0, A4, bút viết bảng; băng dính giấy; - Bảng hỏi ASQ: 3

IV NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHUYÊN ĐỀ 1 Trẻ rối loạn phát triển tuổi mầm non (2 tiết lí thuyết, 3 tiết thực hành)

Trang 2

1.1 Khái niệm trẻ rối loạn phát triển 1.2 Phân loại trẻ rối loạn phát triển 1.3 Đặc điểm nhận diện trẻ rối loạn phát triển lứa tuổi mầm non

- Khuyết tật trí tuệ- Rối loạn phổ tự kỉ- Rối loạn giao tiếp- Tăng động giảm chú ý- Rối loạn học tập đặc thù- Rối loạn vận động

2 Quản lí hành vi trẻ rối loạn phát triển trong cơ sở giáo dục mầm non

(2 tiết lí thuyết, 5 tiết thực hành)

2.1 Khái niệm hành vi có vấn đề ở trẻ rối loạn phát triển

2.2 Nguyên nhân hành vi có vấn đề ở trẻ rối loạn phát triển2.3 Quy trình quản lí hành vi trẻ rối loạn phát triển trong cơ sở giáo dụcmầm non

2.4 Kĩ thuật quản lí hành vi trẻ rối loạn phát triển trong cơ sở giáo dụcmầm non

3 Công tác phối hợp với cha mẹ trẻ rối loạn phát triển thực hiện giáo dục hoà nhập trong cơ sở giáo dục mầm non (1 tiết lí thuyết, 2 tiết thực hành)

3.1 Vai trò của cha mẹ trong giáo dục hoà nhập trẻ rối loạn phát triển 3.2 Nội dung cha mẹ tham gia trong giáo dục hoà nhập trẻ rối loạn pháttriển trong cơ sở giáo dục mầm non

3.3 Phương pháp huy động cha mẹ tham gia trong giáo dục hoà nhập trẻrối loạn phát triển trong cơ sở giáo dục mầm non

V THỰC HIỆN Nội dung 1 Trẻ rối loạn phát triển tuổi mầm non (3 tiết lí thuyết, 2 tiết

thực hành)

Hoạt động 1 (03 tiết lí thuyết)

Học viên thảo luận trong nhóm: - Thế nào là trẻ rối loạn phát triển? - Trẻ rối loạn phát triển bao gồm những loại nào? - Mô tả những đặc điểm mà nổi bật trẻ rối loạn phát triển mà thầy/cô biết.

THÔNG TIN PHẢN HỒI 1 Trẻ rối loạn phát triển tuổi mầm non

1.1 Khái niệm trẻ rối loạn phát triển

Trang 3

Hiện nay, chưa có văn bản luật pháp của Việt Nam đề cập đến thuật ngữrối loạn phát triển một cách chính thức Tuy nhiên, rối loạn phát triển hay còngọi là rối loạn phát triển thần kinh là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trongcác tài liệu của các ngành: Tâm lí học học, Y học và Giáo dục học Ngày 18tháng 5 năm 2013, cuốn Cẩm nang Chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần,phiên bản thứ năm (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, FifthEdition, DSM - 5) do Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kì (APA) xuất bản Ngay saukhi được công bố, DSM- 5 được đón nhận và sử dụng rộng rãi tại Mỹ và nhiềunước trên thế giới Tại Việt Nam, DSM - 5 nhanh chóng được các nhà tâm lí lâmsàng, bác sĩ tâm thần và chuyên gia giáo dục đặc biệt nghiên cứu, sử dụng trongviệc nhận diện, chẩn đoán và can thiệp, trị liệu giáo dục các rối loạn tâm thần.Vì thế trong tài liệu này sẽ trình bày các định nghĩa cũng như phân loại rối loạnphát triển theo DSM - 5.

Rối loạn phát triển là một nhóm các rối loạn khởi phát sớm trong quátrình phát triển, thường ở thời điểm trước khi trẻ đến trường và được đặc trưngbởi những thiếu hụt phát triển, từ đó dẫn đến suy yếu chức năng cá nhân, xã hội,học tập hoặc nghề nghiệp Phạm vi của các thiếu hụt phát triển rất đa dạng, từnhững thiếu sót rất cụ thể của việc học tập hoặc kiểm soát các chức năng lập kếhoạch đến sự suy yếu tổng thể của các kĩ năng xã hội hoặc trí tuệ Rối loạn pháttriển thường xuất hiện đồng thời với nhau, ví dụ: Trẻ bị rối loạn phổ tự kỉthường khuyết tật trí tuệ, trẻ tăng động giảm tập trung thường có khó khăn họctập Đối với một số rối loạn, biểu hiện lâm sàng bao gồm các triệu chứng nhưsuy giảm và chậm trễ trong việc đạt được các mốc phát triển mong đợi

1.2 Phân loại trẻ rối loạn phát triển trong cơ sở giáo dục mầm non

Theo DSM - 5, có các loại rối loạn phát triển sau: Rối loạn phát triển trítuệ, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn phổ tự kỉ, rối loạn tăng động giảm chú ý(ADHD), rối loạn vận động và rối loạn học tập đặc thù

Tại Việt Nam, theo luật người khuyết tật 2010 và thông tư số01/2019/TTBLĐTBXH không phải tất cả các dạng rối loạn phát triển đều đượccông nhận là khuyết tật ADHD và rối loạn học tập đặc thù chưa được xếp loạilà khuyết tật Các trường hợp rối loạn ngôn ngữ, rối loạn hoạt động có sự suygiảm chức năng ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt và lao động được xếp vàonhóm khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật vận động Rối loạn phát triển trí tuệđược gọi là khuyết tật trí tuệ Nhóm rối loạn phổ tự kỉ được xếp vào nhómkhuyết tật khác

Trang 4

DSM _ 5 Luật người khuyết tật 2010 &

Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH

Rối loạn phát triển trí tuệ Khuyết tật trí tuệ Khuyết tật trí tuệRối loạn phổ tự kỉ Rối loạn phổ tự kỉ Khuyết tật khácRối loạn giao tiếp bao

gồm:

- Rối loạn ngôn ngữ;

- Rối loạn phát âm;

- Rối loạn giao tiếp xã hội

Chỉ những người trẻ bị suygiảm chức năng sử dụng lời nóiảnh hưởng đến sinh hoạt, họctập, lao động

Khuyết tật nghe, nói

Rối loạn vận động Chỉ những người trẻ bị suy

giảm chức năng vận động ảnhhưởng đến sinh hoạt, học tập,lao động

Khuyết tật vận động

a) Những suy giảm chức năng trí tuệ như lập luận, giải quyết vấn đề, lênkế hoạch, tư duy trừu tượng, đánh giá, học tập, học hỏi kinh nghiệm, đượckhẳng định bởi cả đánh giá lâm sàng và test trí tuệ chuẩn

Trang 5

b) Suy giảm chức năng thích nghi dẫn đến không phát triển được đầy đủtâm thần và xã hội để sống độc lập và thích nghi xã hội Nếu không có sự hỗ trợthường xuyên, trẻ sẽ kém thích ứng thể hiện trong một hoặc nhiều hoạt độngthường ngày, như: giao tiếp, tham gia xã hội và sống phụ thuộc trong nhiều môitrường như: ở nhà, trường học, công việc và giao tiếp.

c) Khởi phát của suy giảm trí tuệ và thích ứng trong thời kì phát triển.Các dấu hiệu và triệu chứng của khuyết tật trí tuệ đều là hành vi Việcnhìn mặt hoặc biểu hiện bên ngoài để nhận diện không phải trường hợp nàocũng đúng Tuy vậy, trẻ mầm non khuyết tật trí tuệ thường có một số đặc điểmchung sau:

- Chậm đạt được các mốc phát triển so với trẻ cùng tuổi (thể chất, vậnđộng, ngôn ngữ )

- Tốc độ phản ứng, xử lí nhiệm vụ học tập chậm.- Trí nhớ kém, khó khăn nhớ lại những gì đã được học.- Khó khăn trong những kĩ năng giải quyết vấn đề (không biết làm gì nếucó điều gì bất thường xảy ra)

- Nhận thức kém hơn hẳn các bạn cùng độ tuổi Không theo kịp chươngtrình dành cho cả lớp ngay cả khi giáo viên đã tìm mọi cách để điều chỉnh và hỗtrợ

- Hạn chế trong việc thực hiện các kĩ năng (hành vi thích nghi) như tự phụcvụ bản thân (đi đại tiểu tiện, rửa mặt, tay, chân, ăn, uống); kĩ năng vui chơi (chờtới lượt, chơi luân phiên, chơi theo luật, chơi giả vờ ); kĩ năng xã hội (thiết lậpvà duy trì các mối quan hệ với bạn cùng lớp); kĩ năng giao tiếp và kĩ năng sửdụng tiện ích trong lớp, trường, tại gia đình và nơi công cộng

- Xuất hiện hành vi có vấn đề (ủ rũ, lảng tránh hoạt động, khóc lóc, gàothét, thường xuyên chạy ra khỏi chỗ)

- Khó tiếp thu và thực hiện các quy định trong lớp học - Gặp khó khăn khi làm quen với chữ, số và các biểu tượng toán học sơđẳng

Nhìn chung trẻ khuyết tật trí tuệ tuổi mầm non khả năng phát triển vậnđộng, ngôn ngữ, tư duy, học tập và mọi mặt của đời sống đều chậm hơn so vớicác trẻ không khuyết tật Không chỉ khó khăn về nhận thức, nhiều trẻ xuất hiệnnhững vấn đề về hành vi khiến cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại trườngmầm non gặp rất nhiều khó khăn Để giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trí tuệhiệu quả, giáo viên cần thực hiện các gợi ý sau đây:

Trang 6

- Sử dụng Phiếu theo dõi sự phát triển của trẻ từ 0 - 6 tuổi (phụ lục số 1)hoặc Bộ câu hỏi sàng lọc ASQ: 3 dành cho trẻ từ 36 - 60 tháng (Phiên bản ViệtNam, được Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn hoá) theo định kì để phát hiện sớmnguy cơ chậm trễ, khó khăn của trẻ

- Chia nhiệm vụ thành những phần nhỏ hơn, cụ thể hơn để trẻ có thể thựchiện và đạt kết quả

- Dành nhiều thời gian và hướng dẫn trẻ kĩ hơn khi thực hiện các nhiệm vụhọc tập

- Tổ chức gợi nhớ nội dung học tập bằng nhiều cách khác nhau, khuyếnkhích, tạo điều kiện để trẻ áp dụng các nội dung đã học vào giải quyết các tìnhhuống thực tế

- Thiết lập môi trường lớp mầm non an toàn thân thiện có cấu trúc giúp trẻtự tin di chuyển và tham gia các hoạt động học tập, sinh hoạt thuận lợi

- Xây dựng vòng bạn bè (bạn giúp bạn) giúp trẻ tự tin, hoà đồng trong mọihoạt động tại trường mầm non

- Phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với gia đình trong lập kế hoạch giáo dụccá nhân và dạy kĩ năng sống phù hợp với năng lực, lứa tuổi của trẻ

1.3.2 Rối loạn phổ tự kỉ

Rối loạn phổ tự kỉ là những thuật ngữ nói đến một nhóm của các rối loạnphức tạp trong sự phát triển của não bộ Nhóm rối loạn này được đặc trưng bởinhững khó khăn trong tương tác xã hội, giao tiếp bằng lời, không lời và các hànhvi sở thích định hình lặp lại

Rối loạn phổ tự kỉ có thể có liên quan tới khuyết tật trí tuệ, khó khăn vềkết hợp vận động cơ, vấn đề chú ý và các vấn đề về sức khoẻ như giấc ngủ, vấnđề tiêu hoá Một số trẻ mắc rối loạn tự kỉ có khả năng tốt ở các kĩ năng thị giác,âm nhạc, toán (con số) và nghệ thuật Nhiều nghiên cứu cho thấy rối loạn phổ tựkỉ có nguồn gốc từ sự phát triển của não bộ rất sớm, có thể ngay trong bào thai.Tuy vậy, các triệu chứng của rối loạn này thường rõ ràng từ 2 đến 3 tuổi Một sốtrẻ có biểu hiện hiện rõ từ sớm hơn (ví dụ 12 tháng), một số trẻ thậm chí đến 4, 5tuổi mới thể hiện rõ ràng của rối loạn phổ tự kỉ Trẻ rối loạn phổ tự kỉ mầm nonthường xuất hiện một số dấu hiệu sau đây:

Tương tác xã hội _ Ít hoặc không đáp ứng qua lại về xã hội

_ Ít hoặc không chơi các trò chơi qua lại, đóng vai

Trang 7

_ Ít hoặc không đòi hỏi sự chú ý.

_ Ít hoặc không bắt chước hành động của người khác

_ Ít hoặc không hứng thú chơi với bạn cùng độ tuổi

_ Ít hoặc không chơi trò chơi đúng chức năng, chơi tưởng tượng, chơi đóng vai

Giao tiếp _ Ít hoặc không giao tiếp để hướng sự chú ý của người

khác

_ Ít hoặc không sử dụng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để giaotiếp

_ Ít hoặc né tránh hoặc không tương tác mắt

_ Đáp ứng với âm thanh hoặc tên gọi không nhất quán

_ Ít hoặc không sử dụng ngón trỏ để chỉ tay

_ Chậm nói/không sử dụng ngôn ngữ lời nói để giao tiếp

_ Không nói câu có hai từ đơn ở 24 tháng tuổi

_ Ngôn ngữ phát triển chậm hoặc bất thường

_ Đã có ngôn ngữ nhưng sau đó bị mất đi

_ Hay nhại lời, lặp lại câu hỏi hay lời người khác nói.Hành vi _ giác

_ Phản ứng mạnh hay thiếu phản ứng đối với những tácđộng thuộc về giác quan Ví dụ: Trẻ không cảm nhậnđược nhiệt độ lạnh hay nóng, không có cảm giác đau đớnkhi bị ngã, nhạy cảm đối với âm thanh, vải sợi, ngửi và sờchạm vật thể nào đó quá mức bình thường hoặc có nhữnghành vi rập khuôn hay lặp đi lặp lại như quay vòng đồchơi, mê mẩn nhìn đèn điện, quạt xoay trên trần nhà…Giáo viên mầm non có thể sử dụng các dấu hiệu nêu trên để có thể pháthiện, nhận diện các dấu hiệu nguy cơ trẻ mắc rối loạn phổ tự kỉ Ngay sau khiphát hiện các dấu hiệu đó, giáo viên cần trao đổi với cha mẹ trẻ để gia đình theodõi thêm, đồng thời đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế có thẩm quyền và tiếnhành các thủ tục cần thiết để trẻ được xác định khuyết tật và mức độ khuyết tật

Trang 8

trong thời gian sớm nhất Bên cạnh đó, tại lớp học, giáo viên cần thực hiện cácgợi ý sau đây:

- Thiết lập môi trường lớp học có cấu trúc, an toàn, thân thiện và tích cực;- Thiết lập cho trẻ thói quen sinh hoạt và học tập nhất quán;

- Tăng cường sử dụng tranh ảnh để hỗ trợ trẻ nhận thức và giao tiếp;- Lựa chọn hình thức giao tiếp phù hợp với trẻ, thông điệp giao tiếp ngắngọn, rõ ràng;

- Lựa chọn hoạt động học tập có tính tới sở thích và hứng thú của trẻ;- Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong xây dựng và thực hiện kế hoạch giáodục cá nhân

1.3.3 Rối loạn giao tiếp

Rối loạn giao tiếp là những khiếm khuyết về khả năng sử dụng từ ngữ tronggiao tiếp xã hội Dạng khó khăn này được nhận diện dựa vào sự khó khăn củatrẻ về ngôn ngữ, bằng lời hoặc không bằng lời, khi nói chuyện với người kháctrong những bối cảnh hay môi trường tự nhiên Rối loạn giao tiếp có tác độngtiêu cực đối với sự phát triển của trẻ mầm non trong quan hệ xã hội, bao gồmnhững giới hạn về khả năng duy trì chủ đề đối thoại, chờ đợi lượt phát biểu, vềsự thích nghi và uyển chuyển qua lời nói để ý nghĩa truyền đạt phù hợp vớingười nghe trong những tình huống giao tiếp xã hội khác nhau Trẻ mầm non rốiloạn giao tiếp có các biểu hiện đặc trưng sau đây:

- Không đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ quan trọng:+ 12 tháng: Vẫy tay tạm biệt hay chỉ vào đồ vật (mà trẻ mong muốn, hứngthú); không tập phát ra các phụ âm (b, c, d, m…); phát ra âm hoặc cố gắng giaotiếp thể hiện nhu cầu (ăn uống, đòi bế…)

+ 15 - 18 tháng: Nói “ba ba/ma ma/măm măm…”; đáp ứng khi người lớnnói “không” “xin chào” hay “tạm biệt”; có 1 đến 3 từ vựng ở 12 tháng vàkhoảng 15 từ ở 18 tháng; chỉ được các phần cơ thể (bụng, đầu, chân…); bắtchước âm thanh và hành động; thích dùng cử chỉ hơn là nói (cầm, kéo tay ngườilớn hơn là nói ra mong muốn)

+ 2 - 4 tuổi: Nói ra từ hay câu ngay lập tức khi cần; làm theo những chỉ dẫnvà mệnh lệnh đơn giản (ví dụ “Đưa cho mẹ cái cốc”); kết nối được 2 từ (ví dụ “ôtô đỏ”, “bút màu”); nguyên âm (ví dụ chỉ nói được “uyên” thay vì “khuyên”);người nhà cũng gặp khó khăn để hiểu những gì trẻ nói; thực hiện được nhữngnhiệm vụ đơn giản quanh nhà (dọn bàn ăn, sắp bát đĩa…); nói câu 2 - 3 từ (ví dụ“Con ăn”, “Mẹ đi”)

Trang 9

- Giao tiếp không phù hợp hoàn cảnh hoặc nhu cầu của người nghe, như nóitrong lớp học khác trong sân chơi;

- Khó tuân theo những nguyên tắc giao tiếp và người nói chuyện, như quaytrở lại mạch giao tiếp, nói lại bằng các từ khác khi bị hiểu sai, biết cách sử dụnglời nói và kí hiệu không lời để điều chỉnh tương tác;

- Giao tiếp không hiệu quả.Trước khi DSM - 5 được công bố, dạng rối loạn giao tiếp chưa được biếttới một cách đầy đủ Điều này khiến cho việc phát hiện sớm và can thiệp, hỗ trợcho trẻ em có những khiếm khuyết về rối loạn ngôn ngữ không đem lại nhữngkết quả tốt như mong muốn Rối loạn giao tiếp không thuộc vào nhóm rối loạnphổ tự kỉ nhưng có nhiều điểm tương đồng do có hạn chế về sử dụng ngôn ngữvà kĩ năng tương tác Đặc biệt ở tuổi mầm non, trẻ có rối loạn giao tiếp càng dễbị chẩn đoán là rối loạn phổ tự kỉ Các gợi ý sau đây sẽ giúp giáo viên mầm nonnhận diện đúng và tổ chức chăm sóc, giáo dục hiệu quả cho trẻ rối loạn giaotiếp:

- Theo dõi khả năng đạt mốc phát triển ngôn ngữ quan trọng ở trẻ; - Trao đổi, kiểm tra thông tin về khả năng giao tiếp của trẻ tại gia đình Nếutrẻ có biểu hiện chậm trễ kéo dài quá 6 tháng dù gia đình và nhà trường đã tíchcực hỗ trợ, cần tư vấn gia đình đưa trẻ đến thăm khám tại bệnh viện có chuyênkhoa tâm thần nhi hoặc có các chuyên gia có chứng chỉ đánh giá năng lực trẻ emđể thực hiện các bài kiểm tra chính thức

- Thiết lập môi trường lớp học an toàn, thân thiện và tích cực;- Tổ chức nhiều hoạt động khuyến khích trẻ giao tiếp và thể hiện bản thân;- Lắng nghe, quan sát, lí giải để hiểu được những gì trẻ muốn truyền đạt;- Lựa chọn hình thức giao tiếp phù hợp với năng lực giao tiếp của trẻ;- Dạy trẻ sử dụng các phương tiện giao tiếp thay thế (tranh, ảnh, đồ vật…)để khuyến khích trẻ giao tiếp;

- Xây dựng vòng bạn bè hỗ trợ giúp trẻ tăng cường giao tiếp hiệu quả

1.3.4 Tăng động giảm chú ý (ADHD _ attention deficit hyperactivity disorder)

ADHD là một rối loạn phát triển thần kinh xuất hiện sớm trong thời thơ ấu,thường khởi phát xảy ra trước khi trẻ 4 tuổi và không thay đổi trước 12 tuổi Cáctriệu chứng và dấu hiệu ADHD chính bao gồm: Mất chú ý, hấp tấp, bốc đồng,tăng động ADHD ảnh hưởng đến khoảng 5 đến 15% trẻ em trong độ tuổi đihọc Nhìn chung, tỉ lệ gặp ADHD ở trẻ trai cao hơn khoảng hai lần so với trẻ

Trang 10

gái, tỉ lệ này khác nhau theo từng dạng Tăng động/bốc đồng chủ yếu thườngxảy ra ở trẻ trai nhiều hơn gấp 2 - 9 lần so với trẻ gái; dạng giảm chú ý xảy ravới tỉ lệ bằng nhau ở cả hai giới Trẻ mầm non ADHD xuất hiện các triệu chứngvà dấu hiệu giảm chú ý và của tăng động và hấp tấp, bốc đồng Các biểu hiệnnày xuất hiện thường xuyên và kéo dài nhiều hơn 6 tháng, tại cả nhà riêng vàtrường học mặc dù đã được giáo viên và gia đình tập trung hỗ trợ.

Các triệu chứng của trẻ bị giảm chú ý:

 Giảm chú ý đến các chi tiết hoặc gây ra những sai sót trong học tập vàhoạt động

 Khó khăn trong việc duy trì sự chú ý khi thực hiện các bài tập ở trườnghọc hoặc trong khi chơi

 Có vẻ như không chú ý lắng nghe khi nói trực tiếp Không tuân theo hướng dẫn hoặc hoàn thành bài tập Khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động và làm bài tập Tránh xa, không thích hoặc không muốn tham gia vào các nhiệm vụ đòihỏi phải duy trì sự nỗ lực tập trung trong một khoảng thời gian dài

 Thường mất những thứ cần thiết cho các bài tập trên lớp và hoạt độngtrên trường

 Dễ bị phân tâm Hay quên các hoạt động hằng ngày.Các triệu chứng của trẻ tăng động và hấp tấp, bốc đồng:

 Thường xuyên bồn chồn tay chân, bối rối Thường bỏ vị trí trong lớp học hoặc những nơi khác Thường xuyên chạy hoặc leo trèo quá mức khi hoạt động ở những nơikhông cho phép

 Khó khăn khi chơi yên lặng Thường xuyên di chuyển, hoạt động Thường nói nhiều

 Thường buột miệng trả lời mà không chờ hết câu hỏi Khó khăn khi chờ đến lượt

 Thường xuyên làm gián đoạn hoặc xen ngang khi người khác đang nói.Trẻ mầm non ADHD nếu không được can thiệp và hỗ trợ đúng cách sẽ ảnhhưởng xấu đến sự phát triển nhận thức, hình thành kĩ năng sống và khả năng họctập hiệu quả ở cấp Tiểu học Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng với trẻADHD mầm non trị liệu hành vi kết hợp với điều trị bằng thuốc hiệu quả hơn

Trang 11

chỉ tiến hành trị liệu hành vi Tuy nhiên, việc dùng thuốc cho trẻ mầm nonADHD chỉ mới được thực hiện ở các thành phố lớn, còn phần lớn trẻ ở nôngthôn chưa nhận được các hỗ trợ phù hợp Các hỗ trợ mà trẻ nhận được chủ yếuđến từ sự dạy dỗ chăm sóc của giáo viên và các thành viên trong gia đình Vìthế, ngay sau khi phát hiện trẻ mầm non có dấu hiệu thiếu tập trung, chú ý, hấptấp, bốc đồng hay hoạt động thái quá, giáo viên cần vận dụng các gợi ý sư phạmsau đây:

- Quan sát, ghi chép biểu hiện hoạt động thái quá, thiếu chú ý của trẻ.- Trao đổi với gia đình để xác minh các biểu hiện đó có xuất hiện tại nhà haykhông Nếu các biểu hiện đó kéo dài quá 6 tháng cả ở lớp và ở nhà, cần tư vấngia đình sớm cho trẻ đến thăm khám tại bệnh viện hoặc phòng khám chuyênkhoa tâm thần nhi

- Xếp trẻ ngồi học ở vị trí thuận tiện để giáo viên dễ quan sát và can thiệpkhi cần thiết; có bạn cùng lớp nhắc nhở và hỗ trợ tập trung vào các nhiệm vụhọc tập; ít tác nhân gây sao nhãng

- Chia nhỏ nhiệm vụ, giao nhiệm vụ vừa sức, có sự giám sát thường xuyêntrong quá trình trẻ thực hiện nhiệm vụ

- Tăng cường tổ chức dạy học theo tiếp cận đa giác quan nhằm thu hút, duytrì sự tập trung chú ý của trẻ

- Thiết lập hệ thống khen thưởng khuyến khích được sự tích cực tham giahoạt động chung

1.3.5 Rối loạn học tập đặc thù

Các rối loạn học tập đặc thù là điều kiện gây ra sự khác biệt giữa hiệu suấthọc tập tiềm năng và trên thực tế được dự đoán với khả năng trí tuệ của trẻ Cácrối loạn học tập liên quan đến các khiếm khuyết hoặc khó khăn trong việc tậptrung chú ý, phát triển ngôn ngữ, hoặc xử lí thông tin thị giác và nghe Chẩnđoán bao gồm đánh giá về nhận thức, giáo dục, lời nói và ngôn ngữ, y tế và tâmlí Điều trị chủ yếu bao gồm quản lí giáo dục và đôi khi cần điều trị y tế, hành vivà tâm lí Một trẻ được xác định là có rối loạn học tập đặc thù nếu xuất hiện ítnhất một trong rối loạn sau đây tồn tại ≥ 6 tháng mặc dù đã điều trị theo mụctiêu:

- Đọc từ không chính xác, chậm và/hoặc tốn thời gian- Đọc nhưng không hiểu nghĩa

- Khó đánh vần- Viết khó (ví dụ: viết sai ngữ pháp và lỗi chấm câu, ý tưởng không rõ ràng)

Trang 12

- Khó hiểu tương quan về số lượng (ví dụ: khó hiểu được mối tương quangiữa độ lớn và con số; trẻ lớn hơn khó làm các phép tính đơn giản)

- Khó khăn trong lập luận toán học (ví dụ: không biết sử dụng các khái niệmtoán học để giải quyết vấn đề)

Rối loạn học tập được coi là một loại rối loạn phát triển thần kinh Các rốiloạn phát triển thần kinh là các tình trạng thần kinh xuất hiện sớm trong thời thơấu, thường là ở tuổi mầm non trước khi đi học tiểu học Tuy nhiên, các dấu hiệuđặc trưng của rối loạn học tập đặc thù nêu trên thường chưa có điều kiện thểhiện ở trẻ mầm non Việt Nam Theo chương trình Giáo dục mầm non do BộGiáo dục và Đào tạo ban hành, trẻ mầm non Việt Nam chưa học đọc viết và tínhtoán Vì thế dạng khó khăn này sẽ không được đề cập đến phần sau của tài liệu

1.3.6 Rối loạn vận động

Rối loạn vận động là hiện tượng suy giảm hoặc mất hoàn toàn khả năngkiểm soát các cơ trên cơ thể như lưỡi, môi, mặt, thân, các chi,… làm cho trẻ gặpkhó khăn trong sinh hoạt, vui chơi, học tập Trẻ mầm non có rối loạn vận độngsẽ xuất hiện các đặc điểm sau:

- Kĩ năng điều hoà vận động thấp hơn đáng kể so với độ tuổi - Vụng về (hay làm rơi, đổ vỡ đồ); các kĩ năng vận động thể hiện một cáchchậm chạp, không cẩn thận (cầm, giữ đồ vật, dùng kéo, dùng bút, đạp xe babánh, hai bánh hoặc tham gia các trò chơi vận động)

- Khó khăn khi thực hiện các kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng vui chơi, kĩ năngsử dụng tiện ích tại nhà trường, gia đình và nơi công cộng

- Hành vi vận động lặp đi lặp lại, không mục đích (ví dụ, bắt tay hoặc vẫytay, đung đưa cơ thể, đánh vào đầu, tự cắn, cấu véo bản thân)

- Xuất hiện Tic (một dạng rối loạn vận động hay một phát âm không chủđích, xảy ra bất ngờ nhanh chóng nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần) Tic âm thanhđơn giản bao gồm: thở dài, ho, lẩm bẩm, các âm thanh khác như tặc lưỡi, hắnggiọng, la hét… Tic vận động đơn giản bao gồm: nháy mắt, chun mũi, nhún vai,lắc đầu, giật cơ hàm Tic phức tạp, liên quan đến nhiều nhóm cơ

Nguyên nhân gây rối loạn vận động ở trẻ có thể xảy ra do chấn thương não,chẳng hạn như chấn thương đầu, nhiễm trùng, viêm, rối loạn chuyển hoá, độc tốhoặc tác dụng phụ ngoài ý muốn của thuốc Cấu trúc não bị tổn thương dù chỉmột bộ phận cũng đủ để gây ra rối loạn vận động Cho tới thời điểm này, việccan thiệp điều trị rối loạn vận động vẫn do bên y tế thực hiện là chủ yếu, thườngtập trung vào việc khắc phục các nguyên nhân cơ bản Mức độ hồi phục của trẻ

Ngày đăng: 01/09/2023, 03:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w