I. MỤC TIÊU Sau khi học tập chuyên đề, học viên có khả năng: Xác định được nội hàm của một số khái niệm, kiến thức cơ bản về văn hoá, đa văn hoá, sự đa dạng văn hoá trong âm nhạc, giáo dục đa văn hoá, tiếp cận đa văn hoá trong giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non; yêu cầu tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá. Vận dụng kiến thức đã được trang bị vào việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá. Tích cực, chủ động và sáng tạo lựa chọn nội dung, hình thức trong việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá. II. THỜI LƯỢNG 15 tiết: 05 tiết lí thuyết và 10 tiết thực hành. III. CHUẨN BỊ 1. Dành cho giảng viên Máy chiếu; Máy tính, loa âm thanh; Đàn phím, nhạc cụ gõ… Bảnggiấy A0, A4, bút viết bảng. 2. Dành cho học viên Chương trình Giáo dục mầm non. Một số tài liệu tham khảo về phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non, tài liệu về các loại hình văn hoá âm nhạc, tài liệu phương pháp dàn dựng múa… Tài liệu tập huấn. IV. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHUYÊN ĐỀ 1. Một số vấn đề chung về tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá trong cơ sở giáo dục mầm non Văn hoá Đa văn hoá Giáo dục đa văn hoá Tiếp cận đa văn hoá trong giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non Sự đa dạng văn hoá trong âm nhạc 2. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá Yêu cầu tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá Xác định mục tiêu của hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá Lựa chọn nội dung của hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch và tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá
Trang 1Chuyên đề 4: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ MẦM NON THEO TIẾP CẬN ĐA VĂN HOÁ Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON
**********
I MỤC TIÊU
Sau khi học tập chuyên đề, học viên có khả năng:- Xác định được nội hàm của một số khái niệm, kiến thức cơ bản về văn hoá,đa văn hoá, sự đa dạng văn hoá trong âm nhạc, giáo dục đa văn hoá, tiếp cận đavăn hoá trong giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non; yêu cầu tổ chức hoạt độnggiáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá
- Vận dụng kiến thức đã được trang bị vào việc tổ chức hoạt động âm nhạccho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá
- Tích cực, chủ động và sáng tạo lựa chọn nội dung, hình thức trong việc tổchức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá
II THỜI LƯỢNG
15 tiết: 05 tiết lí thuyết và 10 tiết thực hành
III CHUẨN BỊ
1 Dành cho giảng viên
- Máy chiếu;- Máy tính, loa âm thanh;- Đàn phím, nhạc cụ gõ…- Bảng/giấy A0, A4, bút viết bảng
2 Dành cho học viên
- Chương trình Giáo dục mầm non.- Một số tài liệu tham khảo về phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục âmnhạc cho trẻ mầm non, tài liệu về các loại hình văn hoá âm nhạc, tài liệu phươngpháp dàn dựng múa…
- Tài liệu tập huấn
IV NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHUYÊN ĐỀ 1 Một số vấn đề chung về tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá trong cơ sở giáo dục mầm non
- Văn hoá - Đa văn hoá- Giáo dục đa văn hoá
Trang 2- Tiếp cận đa văn hoá trong giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non- Sự đa dạng văn hoá trong âm nhạc
2 Hướng dẫn tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá
- Yêu cầu tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếpcận đa văn hoá
- Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm nontheo tiếp cận đa văn hoá
- Xác định mục tiêu của hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theotiếp cận đa văn hoá
- Lựa chọn nội dung của hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theotiếp cận đa văn hoá
- Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa vănhoá
- Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch và tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc chotrẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá
V THỰC HIỆN Nội dung 1 Một số vấn đề chung về tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá trong cơ sở giáo dục mầm non (3 tiết lí
THÔNG TIN PHẢN HỒI 1.1.Văn hoá
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hoá, nhìn chung có thể coi vănhoá bao gồm tất cả những yếu tố cấu thành nên đời sống con người, không chỉhàm ý ám chỉ đời sống tinh thần, văn hoá nghệ thuật, sinh hoạt tâm linh, tôngiáo, mà còn là sự ứng xử của con người với thiên nhiên, với người khác và vớixã hội Văn hoá là phương thức con người thể hiện những tri thức bản địa đã
Trang 3được đúc kết qua nhiều thế hệ, những phương thức sinh kế để tồn tại và pháttriển, là những giá trị đặc trưng của một dân tộc Ví dụ: Đặc trưng của văn hoáViệt Nam về trang phục nữ là áo dài; Tết cổ truyền với bánh chưng, hoa đào ởmiền Bắc; hoa mai ở miền Nam Trong từng dân tộc lại có những đặc trưng củavăn hoá khác nhau biểu hiện qua ngôn ngữ, kiến trúc nhà ở, trang phục, lễ hội,tín ngưỡng/nhân sinh quan, vũ trụ quan, lối sống, phong tục, tập quán, nghệthuật Ví dụ: Nhà ở của người dân tộc Hà Nhì là nhà trình tường bằng đất
Văn hoá có thể phân loại theo nhiều cách tiếp cận: văn hoá vật chất và vănhoá tinh thần; văn hoá cá nhân và văn hoá cộng đồng (khu vực; quốc gia; địaphương; tộc người; gia đình) Trên thực tế, giá trị vật chất và giá trị tinh thần cómối quan hệ chặt chẽ, chi phối lẫn nhau Giữa văn hoá cá nhân với văn hoá cộngđồng có mối quan hệ hữu cơ với nhau Văn hoá của mỗi cá nhân vừa chứa đựngnhững phẩm chất văn hoá độc đáo, mang tính riêng biệt, vừa in dấu các tính quyđịnh của văn hoá cộng đồng (như là mẫu số chung về văn hoá _ văn hoá nhâncách của cộng đồng) Văn hoá cộng đồng lại được tạo thành từ sự khái quát cácgiá trị vật chất và tinh thần chung của các văn hoá cá nhân trong cộng đồng đó
Trong tài liệu thống nhất sử dụng khái niệm văn hoá theo Đại từ điển tiếngViệt “Văn hoá là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra tronglịch sử”
1.2.Đa văn hoá
Văn hoá nói chung, các thành tố văn hoá nói riêng của cá nhân, gia đình,cộng đồng hay các cộng đồng, khu vực, quốc gia có sự thay đổi và phát triển khichịu ảnh hưởng của bối cảnh văn hoá đa dạng Điều đó cấu thành nên tính đavăn hoá
Ví dụ: Dân tộc Việt Nam có nền văn hoá đậm đà bản sắc, tuy nhiên, ngườiViệt Nam hiện nay từ trang phục đến món ăn và lối sống cũng mang một số nétvăn hoá của các nước trong khu vực và trên thế giới Mặt khác, văn hoá dân tộcKinh ở các khu vực khác nhau ở Việt Nam có sự tiếp nhận và biến chuyển vớivăn hoá các dân tộc thiểu số trong địa phương Đồng thời, người dân tộc thiểu sốở Việt Nam vừa có nền văn hoá riêng, vừa mang nhiều nét văn hoá của dân tộcKinh trong kiến trúc nhà ở, trang phục, lễ hội…
Như vậy, đa văn hoá là một hiện tượng xã hội xảy ra khi có sự tiếp xúc vàtiếp biến các nhóm văn hoá với nhau, trong đó, những khác biệt của các nhómvăn hoá là yếu tố căn bản cấu thành nên tính đa văn hoá (Journet, 2011)
1.3.Giáo dục đa văn hoá
Trang 4Văn hoá được duy trì và phát triển bằng con đường giáo dục, tự giáo dục đểtiếp thu, lĩnh hội các giá trị văn hoá biến thành kinh nghiệm, vốn sống, tri thức(học vấn) là toàn bộ sự phong phú tinh thần, vật chất của mỗi người và cả cộngđồng (Hà Thế Ngữ, 2001) Mục tiêu của giáo dục chính là hình thành văn hoá cánhân (hay nhân cách) theo “đơn đặt hàng của xã hội”, mang nét đặc trưng củavăn hoá cộng đồng, dân tộc, xã hội và thời đại
Trong bối cảnh hội nhập và giao lưu văn hoá ngày nay, giáo dục cần hìnhthành ở người học kĩ năng hiểu được những điều khác biệt và hiện hữu xungquanh cuộc sống hằng ngày (Silva, 2012), tôn trọng đa dạng bản sắc văn hoá,tôn trọng người khác, phát triển bản sắc cá nhân trong sự gìn giữ và phát huynhững truyền thống, giá trị văn hoá trong cộng đồng, từ đó phát triển năng lựcthích nghi với môi trường đa dạng văn hoá Để làm được điều này, giáo dục phảibảo đảm tính đa văn hoá
Như vậy, có thể coi giáo dục đa văn hoá trong nhà trường chính là hệ thống các tác động có hướng đích của nhà giáo dục đến trẻ em và đến các yếu tố có liên quan qua các chiến lược và phương thức giảng dạy phù hợp nhằm trang bị hiểu biết về sự đa dạng văn hoá, về giá trị truyền thống văn hoá của các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, hình thành thái độ thân thiện, bình đẳng, tôn trọng với người khác, dân tộc khác, phát triển khả năng giao tiếp, hợp tác, chống phân biệt đối xử… cho trẻ em (Nguyễn Thị Mỹ Trinh - Lương Minh Thương, 2020)
Hoạt động 2 Tìm hiểu về tiếp cận đa văn hoá trong giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non và sự đa dạng văn hoá trong âm nhạc
1 Học viên chia nhóm thảo luận về: Tiếp cận đa văn hoá trong giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non.
2 Học viên nêu suy nghĩ về sự đa dạng văn hoá trong âm nhạc và lấy ví dụ minh hoạ.
THÔNG TIN PHẢN HỒI 1.4 Tiếp cận đa văn hoá trong giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non
Như phần trên đã phân tích, giáo dục nói chung, giáo dục mầm non nóiriêng trong bối cảnh đa dạng văn hoá hiện nay cần bảo đảm tính đa văn hoá (haytiếp cận đa văn hoá)
Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá chính là tácđộng có hướng đích của nhà giáo dục bằng các chiến lược và phương thức giáodục phù hợp nhằm trang bị hiểu biết về sự đa dạng văn hoá về âm nhạc của các
Trang 5dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, hình thành thái độ tôn trọng giá trị truyềnthống văn hoá về âm nhạc, phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, nhận biết đặctrưng một số thể loại âm nhạc phù hợp với độ tuổi, kĩ năng sử dụng các phươngtiện nghệ thuật để thể hiện bản thân qua sản phẩm âm nhạc.
Trong đó:- Khả năng cảm thụ âm nhạc thể hiện ra bên ngoài qua sự hưởng ứng của trẻbằng các cách khác nhau khi nghe bài hát, âm thanh, bản nhạc
- Một số thể loại âm nhạc cho trẻ nhận biết và phân biệt (tập trung vào âmnhạc dân gian Việt Nam hoặc tại địa phương và một số thể loại âm nhạckhác…)
- Các sản phẩm âm nhạc: bài hát, bản nhạc, các âm thanh có tính nhạc.Ví dụ: Thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc, nghe hát bài hát Đi học,trang bị hiểu biết cho trẻ dân tộc Kinh biết về sự đa dạng văn hoá qua một bảnnhạc/bài hát của dân tộc Tày, biết về cuộc sống xung quanh trẻ em dân tộc Tày(hương rừng thơm đồi vắng, nước suối trong thầm thì, chim đùa theo trong lá, cádưới khe thì thào), biết thêm về giai điệu của bài hát được vang lên bởi một loạinhạc cụ của người dân tộc Tày… từ đó tôn trọng giá trị truyền thống văn hoá vềâm nhạc, yêu thích bài hát, thích nghe hát, thích hát và thể hiện mô phỏng mộtsố động tác của trẻ em dân tộc Tày phù hợp với giai điệu bài hát…
1.5.Sự đa dạng văn hoá trong âm nhạc
Âm nhạc Việt Nam phản ánh những nét đặc trưng của con người, văn hoá,phong tục, địa lí, của đất nước Đồng thời, có sự phát triển âm nhạc truyềnthống Việt Nam trong sự giao lưu và tiếp biến văn hoá theo suốt chiều dài lịchsử đất nước
Ở thời kì đầu của lịch sử, âm nhạc truyền thống Việt Nam bị ảnh hưởng từcác nền văn hoá ngoại lai như Trung Hoa, Ấn Độ, Chăm Pa, từ đó biến chuyểnvà phát triển tạo nên những loại hình âm nhạc cổ truyền của từng vùng miền nhưhát xẩm, bài chòi, ca trù, hò, cải lương, đờn ca tài tử, nhã nhạc cung đình Huế,quan họ, chầu văn, của người Việt
Từ những năm 1930 đến 1975, nền âm nhạc Việt Nam được gọi là tân nhạcvới sự phân hoá thành các dòng nhạc tiền chiến, nhạc đỏ, tình khúc 1954 _ 1975,nhạc vàng, nhạc hải ngoại và nhạc trẻ…
Sau năm 1975, âm nhạc Việt Nam biến chuyển với ảnh hưởng từ khu vực vàthế giới, đặc biệt sau 1980, âm nhạc Việt Nam đã theo kịp xu hướng của thếgiới, mang theo nhiều phong cách và thể loại âm nhạc còn khá mới lạ với nền
Trang 6văn hoá đại chúng nói chung và nền âm nhạc nói riêng ở Việt Nam như pop,rock, jazz, blues, R&B/soul, hip hop, nhạc đồng quê, folk đương đại, nhạc điệntử, nhạc dance, easy listening và avant-garde…
Như vậy, âm nhạc Việt Nam thể hiện tính đa dạng: vừa truyền thống, vừahiện đại, vừa mang tính đặc trưng của âm nhạc truyền thống, đồng thời thể hiệntính đa dạng về văn hoá của 54 dân tộc Việt Nam trong sự hoà nhập với âm nhạcở khu vực và thế giới
Âm nhạc dành cho trẻ mầm non Việt Nam là một bộ phận cấu thành trongnền âm nhạc Việt Nam Trẻ em trong những năm gần đây được tiếp cận rấtnhiều các thể loại âm nhạc đa dạng Bên cạnh những bài hát mang đặc trưng củaâm nhạc truyền thống cũng có rất nhiều các bài hát được đặt lời mới từ nhạcnước ngoài như: Ước mơ (Nhạc Trung Hoa, lời mới: An Hoà), Đừng đi đằng kiacó mưa (Nhạc Tiệp Khắc - Lời Việt: Hồng Đăng), Con chim non (Dân ca Pháp)… Có những bài hát ảnh hưởng của văn hoá nước ngoài (Chào nhau khi gặp),thậm chí là được viết lời trên giai điệu nhạc nước ngoài và phần lời có tiếngnước ngoài Hello hay Bạn có biết tên tôi (nhạc nước ngoài, lời Lê Đức, ThuHiền)
Xin chào bạn có biết là tôi Có cái tên tuyệt vời tuyệt vời
Là tôi chính là tôi! Hê-lô hê-lô hê-lô hê-lô hê-lô hê-lô
Nội dung 2 Hướng dẫn tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá (3 tiết lí thuyết; 6 tiết thực hành)
Hoạt động 3 Tìm hiểu về yêu cầu tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá
Học viên chia nhóm 1 Thảo luận về yêu cầu tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá.
2 Minh hoạ, ví dụ về tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá đáp ứng các yêu cầu vừa thảo luận.
THÔNG TIN PHẢN HỒI 2.1 Yêu cầu tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá
Trang 72.1.1 Mục tiêu hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá
Mục tiêu của hoạt động giáo dục âm nhạc phải hướng tới giáo dục trẻ tôntrọng sự đa dạng văn hoá, tôn trọng người khác, tôn trọng bạn (những người đếntừ các nền văn hoá khác, dân tộc khác, có đặc điểm khác biệt với mình), từ đó tựtin thể hiện văn hoá cá nhân, tăng tính hợp tác, tích cực hoạt động, phát triển cácmặt, hoàn thiện nhân cách
2.1.2 Nội dung hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá
Nội dung của hoạt động giáo dục âm nhạc phải gần gũi với cuộc sống thựccủa trẻ (các hoạt động trong sinh hoạt thường ngày, những thói quen tập quánvăn hoá địa phương mà trẻ đang sinh sống), phù hợp với khả năng của trẻ, pháthuy được kinh nghiệm đã có của trẻ, giúp trẻ thừa nhận và tôn trọng sự khácbiệt
Ví dụ: Hát/nghe các bài hát có nội dung gần gũi với cuộc sống thực của trẻnhư việc trẻ đi học, bố mẹ đi làm, trẻ em chơi các trò chơi… như Cháu đi mẫugiáo, Cô giáo miền xuôi, Đi cấy, Hò ba lí, Múa đàn, Trống cơm…
2.1.3 Hình thức giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá
- Hoạt động giáo dục âm nhạc có thể chia theo kĩ năng như nghe nhạc, hát,vận động, trò chơi âm nhạc, chơi nhạc cụ thiếu nhi
- Hoạt động giáo dục âm nhạc chia theo chế độ sinh hoạt hằng ngày như hoạtđộng học, hoạt động chơi (chơi ngoài trời; chơi tại góc âm nhạc), hoạt độngăn/ngủ…; hoạt động theo sự kiện văn hoá của địa phương (lồng ghép âm nhạc),tham quan/giải trí, lễ hội… theo Kế hoạch giáo dục năm, tháng, tuần, ngày
- Kết hợp học thông qua chơi và trải nghiệm: chơi trò chơi âm nhạc, chơitrong góc âm nhạc, chơi với nhạc cụ thiếu nhi; trải nghiệm đa dạng có lồng ghépâm nhạc (Sự kiện văn hoá của nhóm/lớp, của cơ sở giáo dục mầm non như ngàykỉ niệm sinh nhật, ngày khai giảng, bế giảng…; Sự kiện văn hoá của địaphương/cộng đồng; Hoạt động giải trí, lễ, hội…)
- Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc phải đa dạng để thông quaâm nhạc trẻ được tiếp xúc với sự đa dạng văn hoá mọi lúc mọi nơi và gắn vớithực tiễn cuộc sống của trẻ; thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, lễhội giao lưu văn hoá (gắn với văn hoá của cộng đồng nơi trẻ đang sống và vănhoá các vùng miền, văn hoá truyền thống); đan xen hình thức hoạt động cá nhân
Trang 8và hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để tạo cơ hội cho trẻ phát triển văn hoá cánhân và các kĩ năng hợp tác, chia sẻ,…
Ví dụ: Dạy trẻ vận động theo bài hát Múa với bạn Tây Nguyên, giáo viêncho trẻ tập luyện các hình thức múa tập thể, múa đôi, múa theo nhóm (cho trẻ tựchọn bạn múa cùng)… khuyến khích trẻ múa cùng tất cả các bạn
2.1.4 Môi trường giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá
- Môi trường giáo dục xung quanh cần tạo cho trẻ cảm giác thân thiện, gắnbó, giàu tình yêu thương, có tính mở, giúp trẻ phát huy tính tích cực trong hoạtđộng, kích thích nhu cầu tìm hiểu về các nền văn hoá khác, tôn trọng văn hoákhác biệt của các bạn, giúp trẻ thích nghi với môi trường văn hoá đa dạng
Ví dụ: Thiết kế các môi trường nghệ thuật âm nhạc mang đậm bản sắc vănhoá địa phương trong khuôn viên cơ sở giáo dục mầm non bằng các nguyên vậtliệu thiên nhiên dễ kiếm theo vùng, miền: các bộ gõ tự chế bằng các vật liệu táichế; ống tre/gỗ, chuông gió, vỏ sò/ốc đặt ở nơi có gió nhẹ, nơi mà trẻ có thểchạm tay vào khi chúng vui chơi; các nhạc cụ, trang phục của địa phương và cácvùng miền…
- Đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học phải bảo đảm về số lượng và chấtlượng để có thể tổ chức được các hoạt động giáo dục âm nhạc có sự đa dạng vănhoá, tạo cơ hội cho trẻ lựa chọn các đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ âm nhạc theo ýthích và phù hợp với bài hát
Khi xây dựng Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ, căn cứvào điều kiện thực tế, cơ sở giáo dục mầm non cần lựa chọn các nội dung, bảnnhạc, bài hát phù hợp để có thể chuẩn bị đa dạng đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bịdạy học cho trẻ hoạt động Tránh tình trạng “lí thuyết hoá”, chỉ nói (giới thiệu)nét văn hoá mới của nơi khác mà trẻ không được trực tiếp thấy hoặc trải nghiệm.Ví dụ: Dạy trẻ hát/vận động theo bài hát dân tộc khác thì phải có bài hát vàbản nhạc; giới thiệu nhạc cụ dân tộc thì trẻ phải được nhìn thấy, được nghetiếng…
Ở lớp mầm non, giáo viên có thể cho trẻ tiếp cận một số nhạc cụ truyềnthống đậm bản sắc vùng miền với những kĩ thuật đơn giản Trẻ được quan sáthình dáng của nhạc cụ, được nghe âm sắc của nhạc cụ và khi âm thanh nhạc cụvang lên trẻ cảm nhận được sự kì diệu, lạ lẫm, đáng yêu và có thể khiến trẻ thíchthú và mong muốn được “chơi” nhạc cụ đó Do đó, giáo viên, tuỳ theo điều kiện
Trang 9có thể, chuẩn bị một số nhạc cụ phù hợp cho trẻ làm quen Một số nhạc cụ phùhợp cho trẻ sử dụng như mõ, trống lắc, đàn dân tộc, các loại nhạc cụ gõ…
- Giáo viên cần hiểu về giáo dục đa văn hoá, có kiến thức về sự đa dạng vănhoá trong âm nhạc, có kĩ năng âm nhạc để đảm bảo tính chính xác trong quátrình truyền thụ âm nhạc; phải hiểu trẻ cũng như khả năng của trẻ và phải là tấmgương cho trẻ trong việc thể hiện sự tôn trọng đa dạng văn hoá, tôn trọng sựkhác biệt, yêu thích văn hoá truyền thống của Việt Nam
Ví dụ: Khi dạy trẻ hát bài hát Lí cây xanh, giáo viên phải hiểu về văn hoáNam Bộ, phải biết kĩ thuật hát dân ca Nam Bộ để hát đúng ngữ điệu từng vùngmiền, lựa chọn đúng đạo cụ, trang phục thể hiện được nét đặc trưng như: khănrằn, áo bà ba và biết bài hát phù hợp cho trẻ lứa tuổi nào… Dạy trẻ múa bài Múavới bạn Tây Nguyên (Phạm Tuyên), giáo viên cũng phải biết về trang phục, cácđộng tác múa đúng chất liệu dân tộc Tây Nguyên… Hay khi dạy trẻ vận độngtheo nhạc phong cách hiện đại như Jazz, Rock… thì cần lựa chọn trang phụchiện đại…
2.1.5 Phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá
Phương pháp giáo dục cần hướng tới coi trọng xúc cảm âm nhạc và hứngthú của trẻ; thu hút và kích thích trẻ tham gia vào hoạt động âm nhạc và tích cựcthể hiện văn hoá cá nhân
Ví dụ: Đối với trẻ có kĩ năng âm nhạc và vận động theo nhạc tốt, trẻthường không chỉ thích hoạt động một thành tố âm nhạc độc lập, ví dụ như chỉđứng hát, hoặc chỉ múa, hay chỉ vận động hoặc chỉ nghe đi nghe lại một nétnhạc cô có thể động viên - khích lệ trẻ hát kết hợp múa, hay hát với vận động,hoặc nghe nhạc kết hợp với trò chơi, nhảy nhót, gõ nhịp Với những trẻ cónăng khiếu âm nhạc, có khả năng sáng tạo, giáo viên có thể động viên và tổchức cho trẻ trải nghiệm việc sáng tác những giai điệu âm nhạc đơn giản, trongsáng Thường xuyên nêu gương, đánh giá để trẻ tích cực hoạt động, tôn trọngcách thể hiện của bạn và mạnh dạn thể hiện văn hoá cá nhân
2.1.6 Phối hợp với gia đình, cộng đồng trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá
Gia đình và cộng đồng xung quanh trẻ phải cùng tham gia vào quá trìnhgiáo dục đa văn hoá (tôn trọng sự đa dạng văn hoá, tôn trọng sự khác biệt, pháttriển văn hoá cá nhân) Cơ sở giáo dục mầm non cần có các hoạt động phối hợpvới gia đình và địa phương như tuyên truyền về ý nghĩa của việc giáo dục đa văn
Trang 10hoá cho trẻ, chia sẻ thông tin về kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục theotiếp cận đa văn hoá cho trẻ, mời gia đình cùng tham gia các hoạt động trong cơsở giáo dục mầm non, tổ chức hội thảo, toạ đàm về các nội dung có liên quan…
Hoạt động 4 Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá
Học viên chia nhóm 1 Thảo luận về Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá: kế hoạch năm, kế hoạch tháng/tuần, kế hoạch ngày
2 Minh hoạ, ví dụ về Kế hoạch giáo dục có tích hợp hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá theo độ tuổi
THÔNG TIN PHẢN HỒI 2.2 Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá
Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non, mục tiêu của lĩnh vực giáo dục thẩmmĩ, giáo viên lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho nhóm/lớp.Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ được lồng vào việc xâydựng kế hoạch giáo dục năm, tháng, tuần và kế hoạch ngày Quy trình lập kếhoạch tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc theo hướng tiếp cận đa văn hoá (kếhoạch năm, kế hoạch tháng, tuần/chủ đề và kế hoạch ngày) cũng được thực hiệntheo các bước cơ bản như sau:
Bước 1 Phân tích khả năng âm nhạc của trẻ và thực tế việc tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc theo tiếp cận đa văn hoá.
Bước 2 Xác định mục tiêu của hoạt động giáo dục âm nhạc theo tiếp cận đa văn hoá.
Bước 3 Lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc theo tiếp cận đa văn hoá phù hợp với trẻ và nhóm lớp.
Bước 4 Thiết kế môi trường, lựa chọn tài liệu, học liệu theo tiếp cận đa văn hoá phù hợp với điều kiện thực tế.
Bước 5 Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc theo tiếp cận đa văn hoá; giám sát, đánh giá và điều chỉnh hoạt động giáo dục âm nhạc bảo đảm yêu cầu theo tiếp cận đa văn hoá.
- Đối với kế hoạch năm, theo khung thời gian năm học, căn cứ vào tình hìnhthực tế của nhóm/lớp, giáo viên lựa chọn và phân bổ nội dung hoạt động giáo
Trang 11dục âm nhạc bảo đảm tính đa dạng văn hoá trong giáo dục âm nhạc: đa dạng thểloại âm nhạc, đa dạng văn hoá các dân tộc, đa dạng hình thức tổ chức….; đanxen các hoạt động giáo dục các kĩ năng như nghe nhạc, hát, vận động, trò chơiâm nhạc, chơi nhạc cụ thiếu nhi; tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc mọilúc mọi nơi theo chế độ sinh hoạt Trong đó, lưu ý xây dựng các hoạt động gắnvới cuộc sống hằng ngày của trẻ, gắn với văn hoá địa phương nơi mà trẻ sinhsống, các hoạt động văn hoá lễ hội dân gian để bảo tồn và phát triển văn hoátruyền thống.
Ví dụ: Nếu địa phương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, phần đông trẻ là dântộc Kinh, kế hoạch hoạt động giáo dục âm nhạc phần nhiều sẽ gắn với sự đadạng văn hoá trong các bài hát/bản nhạc thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, với địaphương nơi trẻ sinh sống, phần còn lại sẽ là các hoạt động gắn các tác phẩmthuộc các vùng dân tộc khác, trong đó có thể có cả tác phẩm nước ngoài
Trong kế hoạch năm, các nội dung nên được sắp xếp xen kẽ và linh hoạt đểcó sự kết nối từ hoạt động trước đến hoạt động sau để tạo sự khác biệt về vănhoá, cho trẻ hiểu được sự đa dạng văn hoá trong âm nhạc
Ví dụ: Theo sự kiện mùa xuân, giáo viên có thể tổ chức hoạt động dạy hátcho trẻ bài hát Mùa xuân đến rồi (nhạc sĩ Phạm Thị Sửu) và sau đó tổ chức dạyvận động cho trẻ bài hát Inh lả ơi (dân ca Thái) để giới thiệu cho trẻ về vẻ đẹpcủa mùa xuân tại các vùng dân tộc khác nhau
- Đối với kế hoạch tuần/tháng, giáo viên cần lưu ý thiết kế các hoạt độnggiáo dục âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi để có thể khai thác hết các nội dung giáodục cũng như tăng sự tiếp xúc, tiếp nhận sự đa dạng văn hoá cho trẻ qua âmnhạc Các nội dung giáo dục âm nhạc cần tập trung theo một chủ đề, sự kiện nàođó để khai thác và giúp trẻ hiểu sâu về nét văn hoá đó
Ví dụ: Thời gian gần Tết nguyên đán, giáo viên tích hợp các hoạt động giáodục âm nhạc vào chế độ sinh hoạt hằng ngày như: Mở các bài hát/bản nhạc vềphong tục, tập quán ngày Tết của các dân tộc cho trẻ nghe khi đón/trả trẻ, khihọc, khi chơi, biểu diễn cuối tuần…
- Đối với kế hoạch hoạt động cụ thể: Tuỳ theo nội dung hoạt động giáo dục,giáo viên cần thiết kế các hoạt động với đa dạng hình thức để tạo cơ hội cho trẻtiếp xúc với sự đa dạng, được phối hợp hoạt động với nhiều bạn và chủ động tựtin thể hiện văn hoá cá nhân Cần lưu ý chuẩn bị các câu hỏi gợi mở, những lờiđộng viên, khuyến khích để kích thích trẻ khám phá những nét văn hoá mới
Trang 12trong bài hát/bản nhạc, tự tin thể hiện sáng tạo nghệ thuật theo cách riêng củatrẻ, tôn trọng sự thể hiện nghệ thuật của các bạn khác
Ví dụ: Hoạt động dạy trẻ nghe nhạc - nghe hát bài Bạn ơi lắng nghe (dân caBa Na - Sưu tầm dịch lời: Tô Ngọc Thanh): Cho trẻ cảm thụ các âm thanh trongtự nhiên; cho trẻ xem tranh về nội dung bài hát (dòng suối, đàn cá, rẫy lúa trongnắng, đàn chim câu…); cho trẻ nghe giai điệu bài hát; cho trẻ nghe tiếng nhạc cụđặc trưng của dân ca Ba Na trong bài hát; cho trẻ chơi với nhạc cụ… Gợi ý cáchđặt câu hỏi gợi mở, động viên, khuyến khích trẻ:
+ Con cảm nhận thế nào về bài hát/nội dung/giai điệu của bài hát?+ Con thấy bài hát này hay nhất ở điểm gì?
+ Con thích điều gì nhất trong bài biểu diễn của bạn?+ Con muốn biểu diễn bài hát này như thế nào? Con có cách biểu diễn nàokhác?
Hoạt động 5 Xác định mục tiêu của hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá
Học viên chia nhóm 1 Thảo luận về mục tiêu của hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá.
2 Minh hoạ, ví dụ về mục tiêu của hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá.
THÔNG TIN PHẢN HỒI 2.3 Xác định mục tiêu của hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá
2.3.1 Mục tiêu của hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo tiếp cận đa văn hoá
Mục tiêu của hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ theo tiếp cận đa văn hoánhằm trang bị cho trẻ những kiến thức về sự đa dạng văn hoá trong âm nhạc,hình thành cho trẻ những thái độ đúng đắn về tôn trọng sự đa dạng của các nềnvăn hoá, tôn trọng người có đặc điểm khác biệt với mình, từ đó trẻ biết yêu bảnthân, muốn thể hiện nét riêng biệt của bản thân, thể hiện nét riêng biệt của vănhoá dân tộc mình qua các hoạt động âm nhạc trong cơ sở giáo dục mầm nonnhư: nghe nhạc - nghe hát, ca hát, vận động theo nhạc - múa, trò chơi âm nhạc,chơi với nhạc cụ