Lý do chọn đề tài Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã để lại cho lịch sử dân tộc ta rất nhiều bài học và những kinh nghiệm quý báu, một trong những kinh nghiệm đó là: để có thể tiến h
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác
Trang 4ủy thành phố Cần Thơ, Bảo tàng lịch sử tỉnh Hậu Giang, thư viện tỉnh Cần Thơ, thư viện trường đại học Sư Phạm TP.Hồ Chí Minh, thư viện Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm lưu trữ quốc gia II đã cung cấp những nguồn tư liệu quý báu giúp em có thể hoàn thành luận văn
Trang 5MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CĂN CỨ TỈNH ỦY CẦN THƠ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 – 1975) 8
1.1 Cơ sở hình thành căn cứ địa cách mạng Cần Thơ 8
1.1.1 Cơ sở lý luận 8
1.1.2 Cơ sở thực tiễn 10
1.2 Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội và truyền thống đấu tranh ở Cần Thơ 12
1.2.1 Điều kiện tự nhiên và địa lý hành chính 12
1.2.2 Điều kiện kinh tế – xã hội 20
1.2.3 Truyền thống đấu tranh của nhân dân Cần Thơ 24
1.3 Khái quát về sự hình thành và phát triển của căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) 26
1.3.1 Bối cảnh và chủ trương xây dựng căn cứ 26
1.3.2 Các giai đoạn phát triển của căn cứ tỉnh ủy Cần Thơ 29
* Tiểu kết chương 1 32
Chương 2 CĂN CỨ TỈNH ỦY CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN 1954 – 1964 33
2.1 Bối cảnh tình hình và chủ trương xây dựng căn cứ Tỉnh ủy 33
2.1.1 Bối cảnh 33
2.2.2 Chủ trương 33
2.2 Hoạt động xây dựng căn cứ 34
Trang 62.2.1 Về chính trị 34
2.2.2 Về kinh tế 42
2.2.3 Về văn hóa – xã hội 46
2.3 Hoạt động bảo vệ căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ 50
2.3.1 Âm mưu và thủ đoạn đánh phá của Mỹ - ngụy 50
2.3.2 Hoạt động bảo vệ căn cứ 57
* Tiểu kết chương 2 67
Chương 3 CĂN CỨ TỈNH ỦY CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN 1965 – 1975 68
3.1 Hoạt động xây dựng căn cứ 68
3.1.1 Về chính trị 68
3.1.2 Về kinh tế 77
3.1.3 Về văn hóa – xã hội 83
3.2 Hoạt động bảo vệ căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ 88
3.2.1 Âm mưu và thủ đoạn đánh phá của Mỹ - ngụy 88
3.2.2 Hoạt động bảo vệ căn cứ 96
* Tiểu kết chương 3 109
KẾT LUẬN 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 121 PHỤ LỤC
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã để lại cho lịch sử dân tộc ta rất nhiều bài học và những kinh nghiệm quý báu, một trong những kinh nghiệm đó là: để có thể tiến hành một cuộc chiến tranh, phải tiến hành xây dựng căn cứ địa cách mạng Khi bàn về vấn đề cách thức tiến hành chiến tranh, Lê nin một trong
những nhà lý luận của chủ nghĩa Mác đã khẳng định: “muốn tiến hành chiến tranh một cách nghiêm chỉnh, phải có một hậu phương được tổ chức vững chắc, một đội quân giỏi nhất, những người trung thành nhất với sự nghiệp cách mạng cũng đều sẽ lập tức bị kẻ thù tiêu diệt nếu không được vũ trang, tiếp tế lương thực và được huấn luyện đầy đủ” [45, tr.368] Như vậy, hậu phương được tổ
chức vững chắc mà Lê nin muốn nói ở đây bao gồm nhiều vấn đề Trong đó,
một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu không thể bỏ qua chính là việc tổ chức và xây dựng căn cứ địa cách mạng Như đã thành quy luật, hậu phương luôn là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của chiến tranh Bởi vì hậu phương là nơi dự trữ tiềm lực của chiến tranh cả về chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa, khoa học, kỹ thuật; là nơi chi viện chủ yếu sức người, sức của cho tiền tuyến
Vấn đề xây dựng căn cứ địa và hậu phương cũng được thể hiện trong tư
tưởng quân sự của Hồ Chí Minh như sau: “căn cứ địa là nơi đứng chân xây
d ựng, là nguồn cung cấp tiếp tế, là bàn đạp tiến công của các lực lượng vũ
chi viện nhân lực, vật lực và cổ vũ tinh thần cho tiền tuyến đánh giặc, là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh” [3, tr 360]
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta giai đoạn 1954 – 1975, nước Việt Nam ta là một nước nhỏ bé, nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, đất không
rộng người không đông nhưng phải đối đầu với những siêu cường trong thế giới
tư bản chủ nghĩa có vũ khí tối tân hiện đại Việt Nam đã biết nhân sức mạnh của
Trang 8dân tộc mình lên gấp bội lần, đã dám đánh Mỹ và thắng Mỹ Có được kỳ tích này là do ta đã biết tiếp thu học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác – Lê nin, đồng thời kế thừa truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của ông cha ta trong
lịch sử Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta đã chú trọng vấn đề xây dựng hậu phương lên hàng đầu, đồng thời vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta Một trong những vấn đề quan trọng để tạo nên sức mạnh của hậu phương chiến tranh là việc xây dựng căn cứ địa Khi tiến hành kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từ thực tiễn lịch sử Việt Nam – một nước đất không rộng người không đông, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu nhưng phải chống lại một đế
quốc Mỹ hùng mạnh Hồ Chí Minh đã xác định rõ: “thắng lợi phải đi đôi với trường kỳ, kháng chiến càng lâu dài và ác liệt, càng phải huy động cao nhất sức người, sức của của căn cứ địa, hậu phương vì vậy tất nhiên phải xây dựng căn
cứ, hậu phương vững mạnh, toàn diện về mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa” [3, tr.378] Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ 1954 – 1975, các căn
cứ địa được xây dựng và phát triển rộng khắp trên toàn miền Nam góp phần làm nên những thắng lợi quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Tại Cần Thơ, nơi trung tâm đầu não của vùng IV chiến thuật của Mỹ -
ngụy Nơi diễn ra những tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch trong suốt 21 năm,
Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã dồn về đây những nỗ lực cao nhất để có thể đè
bẹp lực lượng cách mạng, nhưng quân dân Cần Thơ đã làm thất bại mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù Có được những chiến công vang dội trong thời kỳ chống
Mỹ cứu nước, đó là nhờ vào sự chỉ đạo sáng suốt của Tỉnh ủy Cần Thơ Tỉnh ủy
đã ra nhiều quyết định chỉ đạo, lãnh đạo nhân dân Cần Thơ giành lấy nhiều thắng lợi quan trọng Thắng lợi của nhân dân Cần Thơ không chỉ là thắng lợi đơn lẻ ở một địa phương mà nó góp phần vào thắng lợi chung của cả dân tộc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Với tư cách là giáo viên giảng dạy lịch sử cho thế hệ trẻ, tôi nhận thấy cần
thiết để đi sâu tìm hiểu về “Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ trong kháng chiến chống
Trang 9Mỹ cứu nước 1954 – 1975”, nhằm làm rõ hơn một mảng quan trọng của lịch sử
kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên địa bàn tỉnh Cần Thơ, qua đó giáo dục
lòng yêu nước kiên cường chống ngoại xâm cho thế hệ trẻ ngày nay
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Do tầm quan trọng của vấn đề hậu phương – căn cứ địa trong chiến tranh
nên đề tài đã được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều lãnh tụ, tướng lĩnh, các cơ quan nghiên cứu khoa học vì vậy trong những năm gần đây những tác phẩm, bài
viết, luận án đề cập đến vấn đề căn cứ địa ngày càng nhiều hơn, nội dung cũng
có phần sâu sắc hơn
Ở góc độ lý luận, trước năm 1975, hai tác phẩm của đại tướng Võ Nguyên
Giáp M ấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta, nhà xuất bản Sự Thật – Hà
Nội (1970) và Đường lối quân sự của Đảng là ngọn cờ trăm trận trăm thắng của chiến tranh nhân dân ở nước ta, nhà xuất bản Quân đội nhân dân – Hà Nội
(1971), đã giải quyết được một số vấn đề thuộc về khái niệm của căn cứ địa, các hình thức phát triển từ thấp đến cao của căn cứ địa, cơ sở để xây dựng và vai trò
của căn cứ địa trong chiến tranh giải phóng Ngoài ra, vấn đề xây dựng căn cứ địa còn được đề cập rải rác trong các tác phẩm, bài viết, bài nói của đại tướng
Võ Nguyên Giáp, trong đó đáng chú ý nhất là bài giảng tại Học viện quân sự, cuối năm 1970 Đại tướng đã nhấn mạnh vấn đề kết hợp xây dựng hậu phương
tại chỗ ở khắp nơi với xây dựng hậu phương chung của cả nước vì: “có xây dựng được căn cứ địa, hậu phương tại chỗ ở khắp nơi, chúng ta mới xây dựng được lực lượng tại chỗ vững mạnh, mới phát huy được tiềm lực của từng địa phương, từng chiến trường, thực hiện đánh địch một cách liên tục rộng khắp, một tấc không đi, một ly không rời, mới tạo thành thế cài răng lược, xen kẽ triệt
để giữa ta và địch, do đó mà ta có thể bao vây, uy hiếp và tiến công địch một
Trang 10Sau 1975, do nhu cầu bảo vệ tổ quốc, đề tài căn cứ địa lại tiếp tục được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trên cả hai phương diện: lý luận, tổng kết và viết lịch sử
Về lý luận, xuất hiện nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu trong đó nổi bật lên là bài viết của tác giả Trần Bạch Đằng, Vài suy ngẫm về hậu phương chiến
của tác giả Văn Tạo, Căn cứ địa cách mạng – truyền thống và hiện tại (Tạp chí
lịch sử quân sự số 4 năm 1995) Những bài viết này tiếp tục làm rõ thêm những vấn đề về căn cứ địa cách mạng như: khái niệm, nguồn gốc, tính chất, đặc điểm nêu bật lên những đặc trưng của căn cứ địa ở Việt Nam nói chung và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói riêng
Về tổng kết cũng có những công trình quan trọng, về tổng kết chung của cả
nước thì có: Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1954 – 1975), (Bộ
quốc phòng – Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân,
Hà Nội, 1997), sách, Hậu phương lớn tiền tuyến lớn trong kháng chiến chống
Mỹ cứu nước (1954 – 1975) (nhà xuất bản Tự điển bách khoa, Hà Nội, 2005)
Bên cạnh đó còn có sách Tổng kết hậu cần chiến trường Nam Bộ - Cực Nam Trung Bộ (B2) trong kháng chiến chống Mỹ, (Tổng cục hậu cần, 1986) có liên
quan nhiều đến vấn đề căn cứ
Ngoài các sách tổng kết chung, còn có các công trình, luận án, luận văn viết
về đề tài căn cứ địa có thể kể đến là: Chiến khu miền Đông Nam Bộ (1945 –
có liên quan đến đề tài căn cứ địa là: Căn cứ địa ở miền Đông Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) là công trình luận án tiến sĩ của tác giả Trần Thị Nhung; Căn cứ địa kháng chiến chống Pháp ở miền Tây (1945 –
Minh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược
Trang 11(1945 – 1975) là luận án tiến sĩ của tác giả Trần Ngọc Long… và gần đây nhất
là công trình luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Việt Nam Căn cứ Tỉnh ủy
Phạm Đức Thuận được viết với sự hướng dẫn của TS Lê Văn Đạt và được bảo
vệ năm 2013, các công trình luận án, luận văn đều là những công trình nghiên
cứu chuyên sâu viết về một căn cứ địa cách mạng cụ thể một cách có hệ thống trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975 Các luận án, luận văn đã phục dựng lại được quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của các căn cứ địa trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự… trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước Như vậy, có thể thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu, tác phẩm đề cập về mặt lý luận cũng như thực tiễn của việc xây
dựng căn cứ địa cách mạng qua các thời kỳ và ở từng địa phương cụ thể Thông qua những công trình nghiên cứu này, các tác giả đã lý giải về khái niệm căn cứ địa, về chức năng hoạt động, nội dung xây dựng và vai trò của căn cứ địa đối với
sự nghiệp kháng chiến nói chung và kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói riêng đồng thời đã đưa ra một số đặc trưng của căn cứ địa ở Việt Nam, các kiến thức
về một số căn cứ địa cụ thể Những công trình, luận án, luận văn trên đây tạo cơ
sở giúp tôi chọn đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình
Đối với vấn đề căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ trong thời kỳ 1954 - 1975 đã được
đề cập rải rác trong Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cần Thơ (1954 – 1975), xuất bản năm
2006 Trong bài giới thiệu về Di tích lịch sử - văn hóa căn cứ tỉnh ủy Cần Thơ (Bảo tàng tỉnh Hậu Giang); hay trong các quyển Lịch sử Đảng bộ huyện Châu
bộ huyện Phụng Hiệp (1930 – 1975), xuất bản năm 2001… nhưng cho đến nay,
vẫn chưa có một công trình chuyên khảo nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về căn cứ địa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trên địa bàn Cần Thơ
Trang 123 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong luận văn này tôi tập trung nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển
và các hoạt động chức năng của căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về thời gian nghiên cứu được tính từ sau hiệp định Giơnevơ được
ký kết đến khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ và miền Nam hoàn toàn giải phóng (1954 – 1975)
Phạm vi không gian đề cập của luận văn là vùng đất căn cứ địa Cần Thơ qua từng giai đoạn trên địa bàn các huyện trong vùng hoạt động của Tỉnh ủy Cần Thơ, hiện nay nằm chủ yếu trên địa bàn các huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ
và thị xã Vị Thanh của tỉnh Hậu Giang ngày nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, đặc biệt
là lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và căn cứ địa để làm cơ sở nghiên
cứu Về phương pháp chuyên ngành, luận văn sử dụng phương pháp lịch sử là
chủ yếu, kết hợp với phương pháp logic để dựng lại toàn bộ quá trình hình thành, phát triển và các hoạt động chức năng của căn cứ địa ở Cần Thơ với tất cả những diễn biến, sự kiện điển hình một cách chân thực như nó đã từng có
Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp liên ngành, tiếp xúc nhân chứng lịch sử, phương pháp so sánh lịch sử, phương pháp tổng hợp, trên cơ sở khảo cứu các nguồn tài liệu để trình bày luận văn
5 Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu để tôi hoàn thành luận văn gồm: các nguồn tài liệu lịch sử Đảng bộ địa phương, các tài liệu về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói chung, các văn kiện lịch sử Đảng, ngoài ra luận văn còn khai thác nguồn tài liệu của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa được lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ quốc
Trang 13gia II, nguồn tài liệu sau cùng tác giả sử dụng để hoàn thành luận văn đó là tư
liệu khai thác được từ các nhân chứng lịch sử
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần dựng lại quá trình hình thành, phát triển và những hoạt động của căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ trong tiến trình của cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy, Trung ương Cục Miền Nam và Đảng
bộ địa phương các cấp Nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung, làm đa dạng, phong phú thêm về vấn đề căn cứ địa Trên cơ sở đó rút ra đặc điểm, vai trò, bài học kinh nghiệm của căn cứ địa Tỉnh ủy Cần Thơ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, góp phần bổ sung vào những mảng còn trống trong nghiên
cứu lịch sử địa phương tỉnh Cần Thơ trong thời kỳ 1954 – 1975
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần vào việc giảng dạy lịch sử địa phương ở Cần Thơ, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, từ đó khơi dậy ý thức giữ gìn, bảo tồn khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ trong các
tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay
7 Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, và tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba chương
Chương 1: Cơ sở hình thành và sự phát triển căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ
trong kháng chi ến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) Chương 2: Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ trong giai đoạn 1954 – 1964 Chương 3: Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ trong giai đoạn 1965 – 1975
Trang 14Chương 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA CĂN CỨ TỈNH ỦY CẦN THƠ TRONG KHÁNG CHIẾN
cơ sở chính trị, cơ sở vũ trang, xây dựng chính quyền cách mạng để trên cơ sở
đó từng bước xây dựng kinh tế, xã hội đáp ứng yêu cầu cách mạng” [36, tr.371]
Khi bàn về chiến tranh, quân đội, khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự,
Lê - nin đã viết: “muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự, phải có một hậu phương được tổ chức vững chắc, một quân đội giỏi nhất những người trung
họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện đầy đủ” [45, tr.368 –
369].Ngoài ra Người còn chỉ rõ rằng nhân dân chính là nguồn gốc, sức mạnh và
là động lực để tiến hành chiến tranh một cách thắng lợi vì: “trong chiến tranh,
hơn, thì người đó thu được thắng lợi” [45, tr.372]
Trong lịch sử, mỗi khi dân tộc ta đứng lên chiến đấu để giành lại hoặc bảo
vệ nền độc lập của tổ quốc, ông cha ta đều biết lập chỗ đứng chân, dựng đất căn bản Những người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh cứu nước xưa đã chú trọng dựa vào điều kiện nhân hòa và địa lợi, khi tìm nơi rừng núi, khi chọn
vùng đầm lầy, khi dựa vào miền đồng bằng để khai thác sức người, sức của trong nhân dân, xây dựng và phát triển lực lượng Trong tư tưởng quân sự của
Trang 15Hồ Chí Minh, vấn đề hậu phương và căn cứ địa là một nội dung vô cùng quan
trọng: “là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh” [3,
tr.360] Thông qua thực tiễn hoạt động cách mạng, tư tưởng quân sự của Hồ Chí minh về căn cứ địa, hậu phương tập trung ở bốn nội dung cơ bản sau: một là, căn cứ địa hậu phương vững chắc nhất là lòng dân Theo Hồ Chí Minh, để xây
dựng căn cứ địa, hậu phương nhất thiết phải dựa vào dân, phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân về mọi mặt thì mới có thể giành thắng lợi; hai là, phải xây
dựng căn cứ địa hậu phương vững mạnh toàn diện Người thường xuyên nhắc
nhở rằng: “bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương không nên chỉ biết đánh Biết đánh là cái tốt nhưng chỉ biết đánh mà coi nhẹ chính trị, kinh tế, tuyên truyền,
trên khắp miền đất nước Có xây dựng hậu phương và căn cứ rộng khắp ta mới đẩy mạnh được phong trào đấu tranh cách mạng ngay giữa hậu phương của địch nhằm tạo nên thế trận ba vùng chiến lược của chiến tranh nhân dân; bốn là, xây
dựng phải gắn liền với bảo vệ căn cứ địa, hậu phương vì căn cứ địa, hậu phương của ta là mối đe dọa thường xuyên đối với địch nên chúng luôn tìm cách phá
hoại căn cứ, hậu phương của ta Do đó xây dựng phải đi đôi với bảo vệ căn cứ Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bài giảng tại Học viện Quân sự cuối năm
1970 về vấn đề xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng căn cứ địa hậu phương của chiến tranh nhân dân đã nêu bật lên quy luật hình thành căn cứ địa cách mạng ở nước ta Đầu tiên là: xây dựng các cơ sở chính trị, rồi tiến lên xây dựng các khu
du kích, căn cứ du kích và sau cùng là xây dựng căn cứ địa cách mạng Từ khi Đảng ra đời, đã chủ trương tiến hành chiến tranh nhân dân, phát động toàn dân đánh giặc, cả nước đánh giặc do đó cần có căn cứ địa hậu phương chung của cả nước, đồng thời cần có căn cứ địa hậu phương tại chỗ khắp nơi, ở từng chiến
trường từng địa phương Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ ra rằng: “có xây
Trang 16được lực lượng tại chỗ vững mạnh, mới phát huy hết tiềm lực của từng địa phương, từng chiến trường thực hiện đánh địch một cách rộng khắp, một tấc
khăn, dễ bị tình hình thời tiết và hoạt động đánh phá của không quân địch làm gián đoạn, cho nên việc chi viện của hậu phương chiến lược đối với các chiến trường, nhất là các chiến trường xa gặp nhiều khó khăn trở ngại Trong điều kiện đó, chúng ta cần phải xây dựng căn cứ địa, hậu phương tại chỗ vững mạnh Cũng chỉ có như vậy chúng ta mới tiết kiệm được sức người, sức của sử dụng
lực lượng giải quyết những nhu cầu thiết yếu mà hậu phương tại chỗ không đảm đương được” [9, tr.506]
Như vậy, căn cứ địa cách mạng ở nước ta trong thời kỳ kháng chiến chống
Mỹ được hình thành trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng
1.1.2 Cơ sở thực tiễn
Việt Nam là quốc gia có vị trí quan trọng ở Đông Nam Á, nên từ khi dựng nước đến nay, dân tộc ta hầu như luôn luôn phải đứng lên chiến đấu chống ngoại xâm, kể từ đầu công nguyên đến thế kỷ XVIII, chỉ tính những cuộc chiến tranh
có quy mô lớn cả nước, dân tộc ta đã trải qua hơn 20 cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ chủ quyền dân tộc Các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm đã để lại cho dân tộc ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, trong đó có bài học thực tiễn về xây dựng căn cứ địa Ngay từ buổi đầu dựng nước, trong cuộc kháng chiến chống lại nhà Tần sang xâm lược, cư dân Âu Lạc đã biết dựa vào thế núi
rừng hiểm trở để ẩn náu đêm đêm lẻn ra quấy rối tiêu hao, tiêu diệt đối phương, khiến cho quân Tần mệt mỏi, tướng Đồ Thư bị giết âm mưu xâm lược bị thất bại[54, tr 48] Suốt thời kỳ Bắc thuộc, các cuộc khởi nghĩa giành độc lập thường
Trang 17xuyên diễn ra, hầu hết các cuộc khởi nghĩa đều biết tận dụng địa thế, làm căn cứ kháng chiến: Hai Bà Trưng lấy Cấm Khê làm căn cứ chống lại quân của Mã
Viện gây cho địch nhiều khó khăn tổn thất; thành công của Triệu Việt Vương gắn liền với căn cứ đầm Dạ Trạch; căn cứ Sa Nam của cuộc khởi nghĩa Mai
Thúc Loan; căn cứ Đường Lâm của Phùng Hưng… thực tiễn đấu tranh đó đã
được nhân dân ta đúc kết thành kinh nghiệm: “giữ đất hiểm, dùng kỳ binh để đánh giặc lớn” Kinh nghiệm trên được thực tế kiểm chứng trong thời cận, hiện
đại với hàng loạt các căn cứ Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế… trong phong trào Cần Vương chống Pháp
Trong điều kiện lịch sử mới, Đảng ta kế thừa và phát huy những truyền
thống đánh giặc đã được tổ tiên ta đúc kết “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” xây
dựng căn cứ địa đặt trong mối quan hệ với quốc tế và sự phát triển của cách
mạng Việt Nam Nhờ đó, Đảng ta xây dựng thành công căn cứ địa Việt Bắc làm
tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền vào tháng Tám năm 1945 Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954, căn cứ địa Việt Bắc tiếp tục làm
chỗ dựa cho cuộc kháng chiến chống Pháp tái xâm lược Khi chiến tranh lan rộng ra cả nước, ta vẫn giữ được các vùng tự do rộng lớn ở Việt Bắc, Bắc Trung
Bộ và Nam Trung Bộ Ở Nam Bộ, trong điều kiện chiến trường bị chia cắt, ta cũng xây dựng được những chiến khu nổi tiếng như chiến khu D, chiến khu Dương Minh Châu, chiến khu U Minh…Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trước hành động khủng bố, trả thù của Mỹ - Diệm, cách mạng miền Nam bị tổn thất về tổ chức và lực lượng ngày càng nặng Quần chúng cách
mạng bị kìm kẹp, khống chế gắt gao Nhiều nơi đảng viên phải rút vào hoạt động bí mật, chuyển vùng… Ở một số địa phương, cán bộ, đảng viên, quần chúng cách mạng đã chuyển vào các căn cứ kháng chiến cũ ở rừng núi, bưng
biền, tổ chức sản xuất tự túc và tự vệ Miền rừng núi Khu 5, Tây Nam Bộ, Tây Nguyên xuất hiện các “trại bí mật” Ở chiến khu D, Dương Minh Châu (miền Đông Nam Bộ) hình thành “làng chiến đấu”, “làng thoát ly”, vùng Đồng Tháp
Trang 18Mười ra đời các “túi dân tản cư” Sâu trong miệt rừng U Minh thuộc Tây Nam
Bộ có các “làng rừng” Vùng đồng bào S.Tiêng có “làng Độc Lập”… đó là
những hình thức khác nhau, là cơ sở ban đầu hình thành các căn cứ địa trong giai đoạn đầu kháng chiến chống Mỹ
Ở địa bàn Cần Thơ, Tỉnh ủy Cần Thơ trong kháng chiến chống Mỹ đã đóng
cơ quan Tỉnh ủy ở nhiều nơi: Kinh Ngang xã Hiệp Hưng, Thạnh Hòa huyện Phụng Hiệp, Xà Phiên, Vĩnh Viễn huyện Long Mỹ… nhưng có hai căn cứ Tỉnh
ủy đứng chân chỉ đạo phong trào tạo ra bước ngoặt lịch sử trong tỉnh Đó là căn
cứ Tỉnh ủy Cần Thơ ở ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Lựu, huyện Long Mỹ, thị xã Vị Thanh từ năm 1965 đến 1968 và căn cứ Tỉnh ủy ở ấp Phương Quới, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp đã đứng chân chỉ đạo đánh bình định năm 1973 và
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (ngày nay các địa bàn này đều thuộc tỉnh Hậu Giang)
Như vậy, căn cứ địa ở nước ta nói chung, ở Nam Bộ nói riêng đa dạng về hình thức Tùy điều kiện tự nhiên, xã hội, địa hình mà từng nơi, Đảng bộ các cấp
đã lãnh đạo nhân dân xây dựng căn cứ địa với hình thức phù hợp, tạo nên sự phong phú, đa dạng về các loại hình căn cứ địa ở nước ta
1.2 Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội và truyền thống đấu tranh ở Cần Thơ
1.2.1 Điều kiện tự nhiên và địa lý hành chính
Cần Thơ có vị trí ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 1.409,0 km², cách thủ đô Hà Nội 1.877 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km, cách thành phố Cà Mau hơn 150 km, cách thành phố Rạch Giá
gần 120 km, cách biển khoảng hơn 80 km theo đường nam sông Hậu
Trang 19Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang
Về địa hình, do Cần Thơ ở vào vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông
Cửu Long nên địa hình tỉnh Cần Thơ là có dạng địa hình đồng bằng phù sa châu
thổ, độ cao trung bình từ 0,6m trên mực nước biển Độ cao vài nơi trên đê thiên nhiên là 3m trên mực nước biển và những chỗ trũng sau đê thiên nhiên thấp hơn 0,5m trong mùa mưa giữa tháng 05 và đầu tháng 10, nước lũ và mưa to kết hợp làm ngập các vùng thấp trong tỉnh Địa hình tỉnh Cần Thơ có độ dốc rất nhỏ khoảng 1 cm/km, hướng dốc chính là Đông Bắc – Tây Nam, nhìn toàn bộ bề mặt địa hình được chia ra thành những vùng chính sau đây:
- Địa hình đồng bằng bãi bồi: đây là dạng địa hình nói chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Cần Thơ nói riêng Trong tỉnh Cần Thơ, kiểu địa hình này được phân bố trên một diện tích rộng thuộc khu vực các huyện Thốt Nốt, Ô Môn, thành phố Cần Thơ và Châu Thành sự bồi đắp phù sa làm cho khu vực có địa hình cao nhất toàn tỉnh từ 2 – 3m đặc biệt là các gờ (giồng) sông,
đê thiên nhiên Do sông có nhiều khúc uốn gờ sông cũ ở xa sông hiện tại, những
gờ sông cũ này nằm khá sâu trong đồng bằng nên không chịu tác động bồi tụ mà chính là quá trình xâm thực Mặc dù đây là những vùng có độ cao cao nhất trong toàn tỉnh nhưng vào mùa lũ vẫn bị ngập từ 0,2 – 0,6m tuy nhiên, thời gian ngập ngắn và thoát nước nhanh
- Địa hình bồn trũng xa sông (đầm lầy nội địa): đây là loại địa hình rất đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ cũng như tỉnh Cần Thơ Đó là vùng địa hình trũng
thấp, nước đọng độ cao trung bình từ 0,2 – 0,4m hiện diện ở các quận Ô Môn, Châu Thành, trong các đầm lầy chủ yếu là nước phèn, mặn xung quanh là các vùng đất cao nên không tiêu thoát nước được thường bị ngập quanh năm từ 0,2m đến 0,4m tùy mùa
Trang 20Ngoài ra còn có dạng địa hình có độ cao trung bình 1m nằm ở khu vực thuộc các huyện: Ô Môn, Châu Thành, Thốt Nốt Thời gian ngập lụt từ 3 – 3,5 tháng, độ sâu ngập lụt từ 0,6 – 1,2m chủ yếu là do lũ sông Hậu
Về giao thông vận tải do nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đồng bằng sông
Cửu Long nên mạng lưới giao thông thủy bộ đều thuận lợi
Về hệ thống giao thông đường thủy, Cần Thơ là một tỉnh có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt mật độ sông ngòi vùng ven sông Hậu là 1,8 – 2,0 km/km2 Những con sông và kênh đào có ảnh hưởng lớn đến tỉnh là:
Sông Hậu: là một trong hai chi lưu của hệ thống sông Mekong, phần sông
Hậu chảy qua tỉnh Cần Thơ từ xã Thới Thuận (Thốt Nốt) đến xã Phú Hữu (Châu Thành) dài khoảng 65 km Mùa lũ: (từ tháng 7 đến tháng 12) Từ tháng 06, mực nước sông Hậu bắt đầu tăng nhanh để chuyển sang mùa lũ và cực đại vào tháng
09, tháng 10, tại Cần Thơ mực nước cao nhất có thể lên đến 200 cm Mùa cạn: (từ tháng 01 đến tháng 06) từ cuối tháng 01 nước rút và cạn vào tháng 03, tháng
04 mực nước chỉ còn 48 cm so với mực nước biển trung bình
Sông Cần Thơ: có chiều dài 16 km chảy qua các huyện Ô Môn, Thốt Nốt, Châu Thành, thành phố Cần Thơ và đổ ra sông Hậu tại cửa sông bến Ninh Kiều sông Cần Thơ không chỉ có nước ngọt quanh năm mà còn có ý nghĩa rất lớn về giao thông vận tải trong tỉnh
Sông Cái Lớn: lưu vực sông Cái Lớn hầu hết nằm trong vùng chịu ảnh hưởng thủy triều vịnh Rạch Giá, thuộc địa phận các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau Sông Cái Lớn nối các kênh Xà No, Ô Môn,
Quản Lộ - Phụng Hiệp, Nàng Mau, Lái Hiếu với biển Tây Sông Cái Lớn có chiều rộng của sông 600 – 700m, độ sâu từ 10 – 12m nên có khả năng tiêu thoát nước rất tốt, giải quyết vấn đề tiêu thoát nước cho hai huyện Long Mỹ và Vị Thanh, ngoài hệ thống sông kể trên Cần Thơ có hệ thống kênh đào với mật độ khá dày đặc, có thể thông thương từ vùng này qua vùng khác do đó thuyền bè là phương tiện giao thông đường thủy rất quan trọng Nếu chỉ tính riêng các kênh
Trang 21lớn có chiều dài 15m trở lên, toàn tỉnh có khoảng gần 4000 km Mật độ kênh lên đến gần 1,45 km/km2
Về hệ thống giao thông đường bộ, với đặc điểm chung là sông ngòi chằng chịt nên hệ thống giao thông đường bộ ở Cần Thơ trước năm 1945 không phát triển bằng hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ còn nhỏ hẹp, chỉ đủ để xe loại nhỏ và người đi bộ qua lại Thời kỳ này, chỉ có tuyến quốc lộ 1 là rộng hơn
tám thước, ban đầu trải đá đỏ về sau trải đá xanh và nhựa đường
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), Nam Bộ nói chung
và ở Cần Thơ nói riêng đã phân tuyến chia vùng rõ rệt, vùng địch tạm chiếm và vùng giải phóng Trong vùng địch tạm chiếm, do nhu cầu phục vụ chiến tranh và khai thác kinh tế nên đường đường sá có khá hơn, trên những tuyến đường giao thông quan trọng như quốc lộ 1 và một số đường liên tỉnh lộ, cứ 1 km thì địch đóng một lô cốt, hai bên đầu cầu quan trọng như: Cái Răng, Ngã Bảy đều có lính ngày đêm canh giữ
Bước sang thời kỳ Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam, để phục vụ cho cuộc chiến tranh với các trang thiết bị hiện đại và các chiến thuật, chiến lược quân sự mới Mỹ đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tương đối nhanh với quy mô lớn hơn thời kỳ Pháp trước đó Từ năm 1966, Mỹ tiến hành xây dựng cảng Trà Nóc nay là cảng Cần Thơ, cảng Hải Quân, sân bay quân sự Bà Đồ (nay
là sân bay Trà Nóc) Nâng cấp quốc lộ 1 từ Sài Gòn – Bạc Liêu dài 290 km,
rộng 8 thước, riêng đoạn thuộc phạm vi Cần Thơ dài 42 km, đoạn từ Cần Thơ đến Cái Tắc rẽ qua tỉnh lộ 31, nay thuộc quốc lộ 61, địch xây dựng 12 km từ ngã
ba Cái Tắc đến Kinh Cùng… đường được cán nhựa rộng hơn, xe các loại cũng nhiều hơn trước Việc mở rộng, xây dựng những tuyến đường mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng vũ trang của ta cơ động chiến đấu Tuy nhiên đây cũng là điểm bất lợi vì địch có thể tấn công vào căn cứ của ta từ nhiều hướng bằng các phương tiện chiến tranh hiện đại
Trang 22Tóm lại: với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên như trên, tỉnh Cần Thơ có
những điều kiện cơ bản cho việc xây dựng căn cứ địa, nhưng cũng có những khó khăn không ít như sau:
Sông rạch chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống giao thông thủy trong việc vận chuyển và tiếp tế lương thực cho cách mạng Tuy nhiên, trong
việc bảo vệ căn cứ địa, hải quân và phương tiện xe cơ giới hiện đại của Mỹ và chính quyền Sài Gòn luôn khống chế các tuyến đường thủy lẫn đường bộ quan trọng vào khu căn cứ, làm cho việc bắt liên lạc của căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ với
các căn cứ Tỉnh ủy khác ở miền Tây và Xứ ủy gặp nhiều khó khăn; với hệ thống sông rạch chằng chịt làm cho căn cứ trong thời kháng chiến chống Mỹ có tính
ổn định không cao, căn cứ cách mạng ở đây không phải là nơi tuyệt đối an toàn, như các căn cứ địa ở Việt Bắc hay các căn cứ địa ở miền Đông Nam Bộ Vì đây
là vùng đồng bằng với đa phần là đất canh tác nông nghiệp, vô hình trung đã tạo thành một vùng địa hình trống trải, vì thế với các phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ và chính quyền Sài Gòn có những thuận lợi nhất định trong việc tấn
công vào căn cứ Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên cũng tạo ra những lợi thế riêng cho việc xây dựng căn cứ, với diện tích đa phần là đất đồng bằng nguồn nước dồi dào và khí hậu điều hòa làm cho Cần Thơ trở thành một trong những tỉnh có
diện tích và sản lượng lương thực lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long; trong điều kiện chiến trường xa Trung ương, giao thông thủy bộ bị đối phương kiểm soát gắt gao, thì việc tự cung tự cấp lương thực trong vùng căn cứ là một điều kiện vô cùng cần thiết, điều này phù hợp với phương châm chỉ đạo xây dựng căn
cứ địa tại chỗ của đại tướng Võ Nguyên Giáp: “hậu phương chiến lược tập trung lực lượng giải quyết những nhu cầu thiết yếu mà hậu phương tại chỗ không đảm đương được” [9, tr 506] còn vấn đề lương thực thực phẩm thì Tỉnh
ủy Cần Thơ trong quá trình xây dựng căn cứ có thể tự đảm đương được do những ưu đãi của thiên nhiên Như vậy, với những khó khăn và thuận lợi như
Trang 23trên Tỉnh ủy Cần Thơ phải kiên quyết khắc phục khó khăn đồng thời phát huy thuận lợi để tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ đến thắng lợi cuối cùng
Về địa lý hành chính, trong tiến trình mở đất về phương nam các chúa Nguyễn đã khéo dùng các tướng của nhà Minh lưu vong không phục nhà Thanh như Mạc Cửu, Dương Ngạn Địch… mượn tay họ khai thác và mở rộng dư đồ Việt Nam [….] riêng Mạc Cửu khi bình định xong vùng Hà Tiên, năm Giáp Ngọ
1714, Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên và hòn Phú Quốc cho chúa Nguyễn Phúc Chu, đến năm Ất Mão 1735 Mạc Cửu mất, con là Mạc Thiên Tứ nối nghiệp, mở thêm vùng đất Hậu Giang Năm 1739, hoàn thành cuộc khai thác miền tây, Mạc Thiên
Tứ lập thêm bốn huyện: Long Xuyên (miền Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá),
Trấn Giang (miền Cần Thơ), Trấn Di (miền Bắc Bạc Liêu) [46, tr 8 – 9]
Như vậy, thời điểm vùng đất Cần Thơ được khai mở và có mặt trên bản đồ Việt Nam là từ năm 1739 với tên gọi là huyện Trấn Giang, vào thời kỳ này vùng
hữu ngạn sông Hậu do Tổng trấn Mạc Thiên Tứ cai quản, đây là vùng hưởng quy chế tự trị trong hệ thống quản lý hành chính của chính quyền ở Đàng Trong
Từ đây, địa lý hành chính của tỉnh Cần Thơ nhiều lần thay đổi theo sự biến thiên
của lịch sử
Năm 1803, sau khi lên ngôi vua được một năm vua Gia Long phân định lại
dư đồ của cả vùng miền Tây sông Hậu, đổi tên dinh Long Hồ thành dinh Hoằng Trấn, sau đổi lại là Vĩnh Trấn và đến năm 1808 gọi tên mới là Trấn Vĩnh Thanh, Trấn Giang nằm trong địa giới của trấn Vĩnh Thanh
Năm 1813, vua Gia Long tách Trấn Giang để lập riêng một huyện Vĩnh Định, trực thuộc phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh
Năm 1832, vua Minh Mạng chia Nam Kỳ làm 6 tỉnh, ba tỉnh miền đông: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa; ba tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên đồng thời tách huyện Vĩnh Định (Cần Thơ xưa) ra khỏi Vĩnh Long và cho
nhập vào tỉnh An Giang Năm 1839, vua Minh Mạng lại đổi tên huyện Vĩnh
Trang 24Định thành huyện Phong Phú, từ đó huyện Phong Phú tiếp tục phát triển và nổi tiếng
Năm 1867, thực dân Pháp chiếm hết ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ trong đó có huyện Phong Phú, đến ngày 01 – 01 – 1868, Thống đốc Nam kỳ quyết định sáp nhập huyện Phong Phú (Trấn Giang – Cần Thơ) với Bãi Sào (Sóc Trăng) đặt thành một quận Thống đốc Nam kỳ ra Nghị định ngày 30 – 04 – 1872, sáp nhập Phong Phú với Bắc Tràng là một vùng thuộc phủ Lạc Hoá tỉnh Vĩnh Long thành một hạt
Ngày 23 – 02 – 1876, Phủ soái Sài Gòn ra Nghị định mới lấy huyện Phong Phú một phần huyện An Xuyên và Tân Thành để lập nên hạt Cần Thơ (arrondissment de Cantho) với thủ phủ (chef – lieu) là Cần Thơ (làng Tân An huyện trị của huyện Phong Phú cũ) Nghị định của toàn quyền Đông Dương ngày 27 – 12 – 1892, qui định Nam kỳ có hai thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn và 20 khu xếp theo thứ tự A, B, C như sau: Bạc Liêu, Bà Rịa, Bến Tre, Biên Hoà, Cần Thơ, Châu Đốc, Chợ Lớn, Gia Định, Gò Công, Hà Tiên, Long Xuyên Mỹ Tho, Rạch Giá, Sa Đéc, Sóc Trăng, Tân An, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Trà Vinh, Vĩnh Long Đến tháng 05 – 1895, lập thêm thành phố Cap Saint Jacques (Vũng Tàu) Nghị định ngày 20 – 12 – 1899, của toàn quyền Đông Dương qui định: kể từ ngày 01 – 01 – 1900, tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh ở Đông Dương trong
đó có các khu ở Nam kỳ đều thống nhất gọi là tỉnh (Provine), đứng đầu mỗi tỉnh
ở Nam kỳ là một chủ tỉnh, cũng gọi là chánh tham biện (Administrateur de la),
cho đến cuối thời kỳ Pháp thuộc 20 tỉnh vẫn giữ nguyên tên cũ Từ khi thành lập hạt Cần Thơ vào năm 1876 đến khi Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai vào năm 1945, cho đến ngày ký kết Hiệp định Giơnevơ năm 1954 địa giới hành chính tỉnh Cần Thơ trong thời Pháp thuộc vẫn không thay đổi Tỉnh Cần Thơ gồm có: thị xã Cần Thơ và các huyện Châu Thành, Ô Môn, Phụng Hiệp, Cầu
Kè, Trà Ôn
Trang 25Sau khi Hiệp định Giơnevơ ký kết, Mỹ dựng lên ở miền Nam Việt Nam chính quyền Ngô Đình Diệm từ đó địa giới hành chính của miền Nam nói chung
và tỉnh Cần Thơ nói riêng cũng có nhiều thay đổi, cụ thể là năm 1956 chính quyền Ngô Đình Diệm đổi tên tỉnh Cần Thơ thành tỉnh Phong Dinh, đến năm
1961 lại tách Long Mỹ và Vị Thanh để thành lập tỉnh Chương Thiện
Về phía chính quyền cách mạng, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chính quyền cách mạng có điều chỉnh một phần địa giới hành chính của tỉnh như sau: từ năm 1948 – 1949, Cần Thơ nhận thêm huyện Thốt Nốt của tỉnh Long Xuyên Các huyện Gò Quao, Long Mỹ, Giồng Riềng, thị xã Rạch Giá của tỉnh Rạch Giá và huyện Kế Sách của tỉnh Sóc Trăng Tỉnh Cần Thơ giao hai huyện Trà Ôn và Cầu Kè về tỉnh Vĩnh Trà (Vĩnh Long – Trà Vinh)
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phía chính quyền cách mạng vẫn duy trì tên tỉnh Cần Thơ nhưng địa giới hành chính có sự thay đổi Từ tháng 11 – 1954, các huyện Long Mỹ, Gò Quao, Giồng Riềng, thị xã Rạch Giá đều trả về tỉnh Rạch Giá, huyện Kế Sách trả về cho tỉnh Sóc Trăng, huyện Thốt Nốt trả về cho tỉnh Long Xuyên, Cần Thơ nhận lại hai huyện Trà Ôn và Cầu Kè Năm 1956, hai huyện Trà Ôn và Cầu Kè lại trả về cho tỉnh Vĩnh Long Năm
1966, hình thành thị xã Vị Thanh trực thuộc tỉnh Cần Thơ Từ năm 1969 – 1972, thị xã Cần Thơ nhiều lần tách nhập khỏi tỉnh Cần Thơ để trực thuộc khu Tây Nam Bộ và trở thành thành phố Cần Thơ bao gồm thị xã Cần Thơ và 6 xã vùng ven thuộc các huyện Ô Môn, Châu Thành trước đó Sau ngày 30 – 04 – 1975, chính quyền cách mạng vẫn duy trì hai đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ cho đến đầu năm 1976
Theo Nghị định số 03/NĐ – 76 ngày 24 – 02 – 1976 và Quyết định số 17/QĐ – 76 ngày 24 – 03 – 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định hợp nhất ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ để thành lập một tỉnh mới lấy tên là tỉnh Hậu Giang Tỉnh lỵ khi đó đặt tại thành phố Cần Thơ Khi mới thành lập tỉnh Hậu Giang gồm có:
Trang 26thành phố Cần Thơ, thị xã Sóc Trăng, thị xã Vị Thanh và 11 huyện: Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Phụng Hiệp, Kế Sách, Long Mỹ, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Long Phú, Thạnh Trị, Vĩnh Châu Ngày 26 – 12 – 1991, Quốc hội Việt Nam ban hành
Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành hai tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng Tỉnh Cần Thơ có 7 đơn vị hành chính: thành phố Cần Thơ và 6 huyện: Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thanh, địa bàn tỉnh Hậu Giang ngày nay lúc đó thuộc tỉnh Cần Thơ Ngày 26 – 11 – 2003, Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh theo đó tỉnh Cần Thơ được chia thành, thành phố Cần Thơ và
tỉnh Hậu Giang Ngày 24 – 06 – 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định số 889/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Cần Thơ là đô thị loại I trực
thuộc Trung ương
Như vậy, từ khi thành lập cho đến nay Cần Thơ đã trải qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính và với sự kiện ngày 26 – 11 – 2003, tỉnh Cần Thơ được chia thành: thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang thì một số địa bàn từng là nơi đứng chân hoạt động của Tỉnh ủy Cần Thơ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước hiện nay nằm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
1.2.2 Điều kiện kinh tế – xã hội
Nhờ các điều kiện thiên nhiên thuận lợi nên trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ tuy một phần đất đai ruộng vườn bị bỏ hoang song người nông dân Cần Thơ không những tự đáp ứng nhu cầu về lương thực, mà còn cung cấp cho một số tỉnh bạn và Trung ương, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến Hiện nay, bên cạnh việc phát triển nông nghiệp tỉnh Cần Thơ còn đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ
Với việc tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho cây lúa, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, phát triển nhiều giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, chính sách ruộng đất phù hợp, người nông dân được giao quyền sử
dụng lâu dài làm cho lĩnh vực nông nghiệp tỉnh đạt được những thành tựu rất
Trang 27đáng tự hào Cần Thơ là một trong những tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lương thực cao Nếu năm 1976, Cần Thơ chỉ đạt hơn nửa triệu tấn thì năm 2000, đạt 2.037.830 tấn lương thực chẳng những đủ ăn cho dân trong tỉnh
mà còn xuất khẩu hàng năm trên 300.000 – 400.000 tấn [63, tr.389] Ngoài cây lúa nhân dân đã đầu tư cải tạo vườn tạp chuyển dịch những cây có hiệu quả kinh
tế thấp sang những cây có hiệu quả kinh tế cao, đến năm 2000, cây có múi tăng 12.100 ha, xoài tăng 3.300 ha, cây ăn quả như nhãn, sa bô, chôm chôm tăng 3.150 ha [63, tr.389] Cùng với sự phát triển lương thực và hoa màu, ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng phát triển, tạo nguồn thực phẩm phong phú, chẳng những cung cấp thực phẩm cho nhân dân trong và ngoài tỉnh mà còn có một khối lượng xuất khẩu đáng kể
Do vị trí địa lý Cần Thơ có những cánh đồng bao la, kênh rạch thiên nhiên hoặc nhân tạo ngang dọc khắp nơi trong tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài thuỷ sản như: cá, tôm, rắn, rùa, trăn sinh sôi và phát triển Vì vậy, thuỷ sản cũng
là một ngành đang được chú trọng phát triển trong tỉnh Hiện nay, tiềm năng mặt nước nuôi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh khoảng 100.000 ha, chiếm 34 % diện tích tự nhiên, nhưng mới sử dụng được khoảng 12 % tiềm năng Sản lượng chung năm
2000 đạt khoảng 23.270 tấn Trong đó, diện tích nuôi cá - lúa kết hợp 6.018 ha; nuôi cá mươn vườn 3.000 ha; nuôi cá kết hợp trồng tràm 220 ha; nuôi cá bè trên sông lớn khoảng 172 bè [63, tr.392]
Về công nghiệp, dưới thời thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Cần Thơ trong tình trạng chung của khu vực, có nền công nghiệp yếu kém, kéo dài hơn một thế kỷ Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30 – 04 – 1975, đất nước thống nhất, Đảng bộ Cần Thơ mới có điều kiện lãnh đạo phát triển nền công nghiệp địa phương phục vụ cho sản xuất nông - ngư - nghiệp, xuất khẩu và đời sống nhân dân
Tỉnh Cần Thơ đã đầu tư xây dựng mới các xí nghiệp như: Xí nghiệp rau quả đông lạnh ở Trà Nóc, xí nghiệp chế biến thuỷ hải sản đông lạnh Cafatex, xí
Trang 28nghiệp bao bì PP…ngoài ra, tỉnh còn đầu tư mở rộng trang thiết bị máy móc tương đối hiện đại đi vào sản xuất đạt hiệu quả cao: nhà máy nghiền xi măng 30 nghìn tấn/năm, xí nghiệp bê tông đúc sẵn, xí nghiệp liên hiệp dược Hậu Giang, nhà máy phân bón hoá chất Cần Thơ, xí nghiệp In Tổng hợp Hậu Giang…các ngành tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển phong phú đa dạng và xuất hiện nhiều ngành nghề mới: dệt bao đay, thảm đay, mành trúc, thêu đan, dệt chiếu, dệt vải mùng, khăn tắm, sản xuất bột giặt, sườn xe đạp…
Trong lĩnh vực giao thông vận tải, hiện nay các tuyến đường đã được nâng cấp và mở rộng ngoài ra, còn mở thêm một số tuyến đường thuỷ, bộ, bến cảng, kho tàng… ở nông thôn Từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đến nay, Đảng và Nhà nước đã phát động nhân dân xây dựng thuỷ lợi kết hợp với giao thông cộng thêm việc xây dựng ấp văn hoá, xã văn hoá, nên bộ mặt nông thôn
đã có nhiều thay đổi, các cầu tre cầu dừa dần dần thay đổi thành cầu ván và cầu
bê tông làm cho đời sống người dân từng bước được nâng cao
Trong thời kỳ đổi mới, ngành bưu chính của tỉnh đã đổi mới theo chiến lược tăng tốc và phát triển mạnh mẽ, điện thoại chẳng những được lắp đặt ở thị
xã, thị trấn mà cả vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa, máy móc ngày càng hiện đại, không những điện thoại cố định mà ngay cả điện thoại di động, máy fax, e-mail…giao dịch công văn thư từ trong nước và ra nước ngoài nhanh chóng Vấn đề giáo dục, ở Cần Thơ được đặt ra từ rất sớm, ngay khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta chính quyền thực dân Pháp đã thành lập trường trung học Cần Thơ nhằm thực hiện chính sách thống trị của chúng Tuy nhiên, trường trung học Cần Thơ lại là nơi hội tụ những trái tim yêu nước của những thầy giáo mẫu mực như: Phạm Văn Bạch, Nguyễn Thượng Tư, Nguyễn Văn Chì, Nguyễn Văn Khiết, Trần Quang Long Ngoài ra, trường cũng là nơi hội tụ nhiều chiến sĩ cách mạng, nhiều nhà khoa học có tên tuổi: Châu Văn Liêm, Ung Văn Khiêm, Trần Ngọc Quế, Nguyễn Văn Tây, Nguyễn Văn Cưng, Lưu Hữu Phước, Lương Định Của…từ năm 1992 trở đi, sau khi tách tỉnh Hậu Giang thành hai tỉnh Cần
Trang 29Thơ và Sóc Trăng ngành giáo dục của tỉnh đã có bước phát triển vượt bậc, đã xây dựng được hệ thống giáo dục đủ các cấp học, ngành học, bậc học Mở rộng
có trọng điểm các trường bán công, dân lập Theo thống kê của tỉnh, năm học
1999 – 2000, tổng số học sinh phổ thông 386.673 học sinh, có 11.255 giáo viên các cấp, có 542 trường với trên 11.000 lớp [63, tr.684] Việc xã hội hoá giáo dục tỉnh Cần Thơ, 100 % xã, phường, thị trấn có hội đồng giáo dục cơ sở Cuộc vận động xã hội hoá giáo dục góp phần thúc đẩy giáo dục tỉnh nhà phát triển về quy
mô, chất lượng và cơ sở vật chất, trường học
Công tác chăm sóc sức khoẻ người dân luôn được Đảng và nhà nước quan
tâm, căn cứ vào Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, cấp uỷ và Uỷ ban nhân dân các cấp triển khai xã hội hoá công tác chăm lo đời sống sức khoẻ cho người dân Chương trình tiêm chủng mở rộng, loại trừ bệnh uốn ván trẻ sơ sinh, bệnh bại liệt, phòng chống sốt rét, tiêu chảy, phòng chống các bệnh xã hội…dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, Uỷ ban nhân dân các cấp,
sự nỗ lực của các đoàn thể y tế đã được sự hưởng ứng đông đảo của quần chúng nhân dân Hiện nay, đội ngũ cán bộ đang công tác tại y tế các tuyến tỉnh, huyện,
xã là: 3.285 cán bộ biên chế trong đó có: 733 cán bộ có trình độ đại học và sau đại học, 1.728 cán bộ trung học, 830 cán bộ sơ học và các cán bộ khác
Về văn hóa nghệ thuật, Cần Thơ là nơi hội tụ văn hóa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long với đầy đủ các loại hình: dân ca, sân khấu, nhạc, múa, họa phát triển phong phú, đa dạng Ngoài ra, ở Cần Thơ còn có những công trình
kiến trúc cổ mang đặc trưng riêng của từng dân tộc như chùa phật, đình thần, thánh thất, những đình, chùa không chỉ là nơi thờ cúng tâm linh của nhân dân
mà còn là nơi gặp gỡ của những nhà yêu nước, các chiến sĩ cách mạng hoạt động
Cần Thơ là nơi có nhiều tôn giáo, theo thống kê dân số tỉnh Cần Thơ năm
1998, Cần Thơ có 5 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành, ngoài ra còn có một số tôn giáo nhỏ khác Tổng số tín đồ của
Trang 30năm tôn giáo này là 557.237 người chiếm 28,9 % dân số của tỉnh [63, tr.492]
Đa số các tín đồ tôn giáo là người lao động, có truyền thống yêu nước, nên khi Đảng có đường lối, chính sách phù hợp là họ sẵn sàng đi theo Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhiều tăng ni tham gia trong
hàng ngũ kháng chiến, hàng ngàn phật tử gia nhập bộ đội Nhiều cơ sở phật giáo trong tỉnh là nơi nuôi chứa, bảo vệ cán bộ cách mạng
1.2.3 Truyền thống đấu tranh của nhân dân Cần Thơ
Tinh thần yêu nước chống ngoại xâm luôn gắn liền với lịch sử khai phá vùng đất Cần Thơ Năm 1772, khi quân Xiêm kéo sang nước ta đánh chiếm
vùng đất Hà Tiên và kéo sang lấn chiếm vùng đất Cần Thơ Dưới sự lãnh đạo của Mạc Thiên Tứ, nhân dân đã nổi dậy đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi
để giữ gìn làng xóm quê hương, bảo vệ mồ mả ông bà tổ tiên
Khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, triều đình Huế nhu nhược liên
tục ký các hòa ước 1862, dâng ba tỉnh miền miền Đông cho Pháp: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường Sau đó, lại tiếp tục ký hòa ước 1867, dâng ba tỉnh miền Tây cho Pháp: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên Mặc dù triều đình Huế đầu hàng nhưng nhân dân Cần Thơ và nhân dân các tỉnh miền Tây liên tục nổi dậy chống thực dân Pháp xâm lược, dưới ngọn cờ Bình Tây nhân dân Cần Thơ đã đứng lên đánh chiếm các đồn bót của Pháp làm cho chúng khó khăn trong việc thiết lập trật tự và ổn định nền cai trị
Năm 1868, Đinh Sâm và nghĩa quân ở vùng Ba Láng, Trà Niềng nổi dậy đấu tranh, phong trào được quần chúng nhân dân ủng hộ đã nổi dậy diệt đồn Phong Điền, giết cai tổng Định Bảo là Nguyễn Văn Vĩnh làm nức lòng quần chúng nhân dân Tuy nhiên, phong trào nhanh chóng bị dập tắt do thực dân Pháp
thẳng tay đàn áp, mặc dù bị thất bại nhưng nó là nguồn hun đúc tinh thần cho nhân dân Cần Thơ, là tiền đề cho các phong trào yêu nước khác trong tỉnh nổi lên
Trang 31Ở Cần Thơ, bên cạnh lĩnh vực võ trang chống Pháp các văn thân, sĩ phu còn
sử dụng ngòi bút của mình làm thơ cổ vũ cho phong trào yêu nước, đồng thời lên án gay gắt những người đầu hàng giặc Pháp, đi đầu trong phong trào này là
cụ Phan Văn Trị Không chỉ hưởng ứng các phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp, nhân dân Cần Thơ còn hưởng ứng các phong trào Đông Du, Duy Tân của hai cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh Ở Cần Thơ, có Lão Thái Nguyễn Giác Nguyên trụ trì chùa Nam Nhã là một trong những nhà yêu nước đã tích cực vận động nhiều thanh niên sang Nhật, Trung Quốc và các nước phương Tây học tập nhằm tìm đường cứu nước, cứu dân
Phát huy truyền thống yêu nước của tỉnh nhà, ngay từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời 03 – 02 – 1930, nhân dân Cần Thơ đã đứng về hàng ngũ của Đảng đấu tranh giành độc lập dân tộc Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng nhân dân tỉnh Cần Thơ đã đứng lên đấu tranh và giành được những thắng lợi nhất định trong các giai đoạn: cao trào cách mạng 1930 – 1931; cao trào cách
mạng 1936 – 1939; đặc biệt trong giai đoạn 1939 – 1940, nhân dân Cần Thơ đã vùng lên hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ Tháng 04 – 1940, Tỉnh ủy Cần Thơ họp và đã nhất trí với chủ trương của Xứ ủy chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa tại tỉnh nhà; khí thế chuẩn bị khởi nghĩa trong quần chúng dâng cao, thanh niên luyện tập quân sự, nhiều nơi sản xuất vũ khí thô sơ, các cuộc mít tinh diễn ra
hàng đêm ở các làng xóm sẵn sàng bước vào cuộc khởi nghĩa Mặc dù cuộc khởi nghĩa ở Cần Thơ nói riêng và cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nói chung bị thất bại, nhưng đã nêu cao khí thế cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nó có tiếng vang và tầm ảnh hưởng cách mạng rộng trong cả nước, là bài
học quý báu về khởi nghĩa vũ trang, là cuộc tập dượt cho cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 08 – 1945 toàn thắng Bước vào cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược, với sức mạnh của lòng yêu nước và ý chí căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu ngoan cường, quân dân Cần Thơ đã góp
phần cùng cả nước đánh thắng kẻ thù hung bạo, buộc thực dân Pháp phải rút
Trang 32khỏi Việt Nam Sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết, đế quốc Mỹ dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ Sau đó, lại trực tiếp nhảy vào thực hiện chiến tranh
xâm lược miền Nam Việt Nam Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Cần Thơ tiếp tục đứng lên chống đế quốc Mỹ xâm lược Trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, nhân dân Cần Thơ phải đương đầu với kẻ thù vô cùng hung bạo Đế quốc
Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã sử dụng các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất với những thủ đoạn thâm độc nhất để đối phó với nhân dân và cách mạng Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đảng bộ Cần Thơ đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh chiến đấu không sợ hy sinh gian khổ quyết tâm chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, góp phần vào thắng lợi chung của cả nước, giải phóng miền Nam và quê hương Cần Thơ ngày 30 – 04 – 1975 Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ Cần Thơ đã lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động sáng tạo, chiến đấu kiên cường xây dựng và bảo
vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa Do đó, Cần Thơ đã đạt được những thành tựu đáng
kể Song, trước mắt Cần Thơ còn phải tiếp tục phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức mới; nhân dân Cần Thơ với lòng yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội, phát huy truyền thống cách mạng quyết tâm xây dựng tỉnh nhà xứng đáng với vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long; góp phần thực hiện mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”
1.3 Khái quát về sự hình thành và phát triển của căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)
1.3.1 Bối cảnh và chủ trương xây dựng căn cứ
Hiệp định Giơnevơ ký kết ngày 21 – 07 – 1954, đã công nhận độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương Theo quy định của Hiệp định, tại Việt Nam hai bên sẽ đình chiến và tạm thời lấy vĩ tuyến
17 làm ranh giới phân chia khu vực kiểm soát, sau hai năm hai miền Nam – Bắc
Trang 33sẽ tiến hành tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước dưới sự kiểm soát của ủy ban quốc tế
Sau khi ký kết hiệp Hiệp định Giơnevơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh có lời kêu
gọi toàn dân nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định “tôi thân ái kêu gọi toàn thể đồng
Đảng và Chính phủ, hoàn thành độc lập dân chủ trong toàn quốc Tôi thiết tha kêu gọi những người thật thà yêu nước không phân biệt tầng lớp nào về trước đây đã đứng về phe nào, chúng ta hãy thật thà cộng tác, vì dân vì nước mà phấn đấu để thực hiện hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong nước Việt Nam yêu quý của chúng ta” [44, tr.24 - 25] Từ ngày 05 – 07
tháng 09 năm 1954, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng Theo đó, cách mạng miền Nam chuyển từ đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị đòi Mỹ - Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ
Mặc dù sau Hiệp định Giơnevơ, chính quyền cách mạng nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định, phải chuyển hướng đấu tranh, tập kết chuyển quân nhưng ngay từ buổi đầu chống Mỹ xâm lược, Đảng đã xác định rõ được âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mỹ nên đã chủ trương duy trì và củng cố căn cứ kháng chiến,
vì thế trong Hội nghị lần VI (ngày 15 – 18 tháng 7 năm 1954), Trung ương Đảng
đã chỉ rõ “hướng của ta là củng cố cơ sở ở những vùng kháng chiến cũ, dựa vào
đó mà phát triển thành những trung tâm chính trị, kinh tế và những nơi có tính
mới, nắm vững phương châm, chính sách mới, sắp xếp cán bộ, bố trí lực lượng vừa che giấu lực lượng vừa lợi dụng công khai hợp pháp” [56, tr.22] Để có lực
lượng ở lại làm nhiệm vụ vận động quần chúng đấu tranh với địch, tổ chức lực lượng xây dựng căn cứ, đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra Đảng đã chủ trương, để lại miền Nam một số cán bộ chủ chốt và Trung ương Cục miền Nam
ra Chỉ thị: “Giữ bí mật về việc tập kết” Chỉ thị nêu rõ: “phải tuyệt đối giữ bí
Trang 34m ật danh sách các cán bộ đi hay ở, những việc liên quan đến kế hoạch chuyển
của Bộ Chính trị về tình hình và nhiệm vụ công tác mới của miền Nam đã nêu
biệt là cơ sở ở vùng căn cứ du kích cũ” [48, tr.49] Thực hiện Chỉ thị của Bộ
Chính trị, trong những tháng cuối năm 1954, Trung ương Cục miền Nam đã có các hoạt động như sau: để người lại làm việc tại những xã mà bộ đội rút đi nhưng chính quyền Việt Nam Cộng Hòa chưa tới thành lập chính quyền, nhằm giải quyết công việc của dân, cùng dân giữ gìn an ninh cho tới khi đối phương tới lập chính quyền Đồng thời, tổ chức vận động, tổ chức nhân dân đấu tranh với nhiều hình thức, tố cáo hành động vi phạm Hiệp định của đối phương Trung ương Cục cũng lưu ý rằng những nơi nào hoạt động bắt bớ và giết cán bộ còn diễn ra thì cán bộ phải dựa vào dân, tùy tình hình mà hoạt động Tiếp đó tháng
10 – 1954, Hội nghị thành lập Xứ ủy Nam Bộ được tổ chức tại căn cứ Chắc Băng trong rừng U Minh, Vĩnh Thuận, tỉnh Cà Mau Theo chủ trương của Hội nghị thành lập Xứ ủy Nam Bộ, Liên Tỉnh ủy miền Tây cũng được thành lập vào tháng 10 – 1954, nhằm chỉ đạo tình hình hoạt động của các tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá và Hà Tiên Thực hiện chủ trương của Xứ ủy, Liên Tỉnh đã bố trí lực lượng cán bộ ở lại làm nòng cốt, cho phong trào đấu tranh chính trị Song song đó, Liên Tỉnh ủy còn chỉ đạo các tỉnh chôn cất vũ khí, giữ lại một số vũ khí chuẩn bị đối phó với địch khi cần thiết Như vậy, đến cuối năm 1954, công tác chuẩn chuyển hướng đấu tranh, tổ chức sắp xếp lại cán bộ, chôn cất vũ khí, chọn lựa hình thức đấu tranh cho phù hợp giữa vùng thành thị và nông thôn… đã được truyền đạt xuống tận các địa phương
Trang 351.3.2 Các giai đoạn phát triển của căn cứ tỉnh ủy Cần Thơ
1.3.2.1 Giai đoạn 1954 - 1964
Do những chuyển biến về tình hình mới từ sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết Trong giai đoạn từ 1954 – 1964, căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ phải thay đổi liên tục để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới
Năm 1954, cùng với việc sắp xếp lại tổ chức, bố trí người ở lại bám trụ bí
mật hoạt động, Tỉnh ủy cũng chuyển hướng đi vào hoạt động bí mật, lúc này
Tỉnh ủy và Huyện ủy Châu Thành cùng đóng chung một xã (xã Mỹ Khánh), cán
bộ và đảng viên ta sống trong lòng dân được dân che chở và nuôi dưỡng Sau khi chuyển quân tập kết ra Bắc, cơ quan Tỉnh ủy chuyển sang đóng tại xã Trường Long (Ô Môn) Đầu năm 1955, toàn bộ Tỉnh ủy chuyển đến Nhơn Nghĩa, Nhơn Ái và Trường Long (Ô Môn) ta đã làm chủ được hầu hết tình hình
ở đây Mặc dù bị bao vây bởi các lực lượng giáo phái Hòa Hảo, song cán bộ và nhân dân ta vẫn hoạt động bình thường vì lúc này xảy ra sung đột giữa lực lượng
vũ trang “quốc gia” và giáo phái nên chúng chưa kiểm soát Tỉnh ủy Cần Thơ
chặt chẽ Bước sang năm 1956, do sự phản kích và khủng bố điên cuồng của
Diệm, phong trào cách mạng của tỉnh Cần Thơ cũng như toàn miền Nam bước
vào giai đoạn khó khăn, do đó nhiệm vụ trước mắt của Đảng là giữ gìn lực lượng cách mạng Để bảo toàn lực lượng, cơ quan của Tỉnh ủy Cần Thơ từ xã Trường Long (Ô Môn) di dời ra vùng ven kinh xáng Xà No (vùng Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Mỹ Khánh, So Đũa Rạch Sung) của huyện Châu Thành, Thạnh Xuân của Phụng Hiệp Hình thức hoạt động trong giai đoạn này là vừa hợp pháp, bán hợp pháp, bí mật Cán bộ, đảng viên sống chủ yếu dựa vào dân Cuối
1959, Tỉnh ủy dời về các xã vùng sâu: Long Thạnh, Thạnh Hòa (Phụng Hiệp) Tỉnh ủy thành lập công trường để sửa chữa, chế tạo vũ khí thô sơ: làm chông gài, lựu đạn gài, súng trường, súng ngựa trời
Có thể nói đây là thời kỳ khó khăn gian khổ nhất tưởng chừng không thể vượt qua được của phong trào cách mạng miền Nam nói chung và tỉnh Cần Thơ
Trang 36nói riêng Nhưng Đảng bộ Cần thơ đã nắm vững quan điểm quần chúng, vận dụng quan điểm cách mạng vào tình hình địa phương cụ thể khơi dậy lòng yêu nước ý chí kiên cường và lòng tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Từ năm
1960 đến năm 1964, là thời kỳ vùng giải phóng được mở rộng và bước đầu xây
dựng về mọi mặt, các ban trực thuộc tỉnh cũng được tăng cường: Ban binh vận, Ban tổ chức, Ban tuyên huấn, Bảo vệ, giao liên công khai, bán công khai… căn
cứ của tỉnh được đội bảo vệ kết hợp với lực lượng an ninh bảo vệ an toàn, đặc biệt là nhờ tấm lòng nhân dân đối với Đảng đối với cách mạng
quét bình định, tiến hành kết hoạch hai gọng kềm “bình định” và “tìm diệt” tiến
hành bình định nông thôn quét sạch cơ sở cách mạng ra khỏi dân Đối với Cần Thơ là trọng điểm bình định của địch ở Đồng bằng sông Cửu Long nên địch mở nhiều cuộc càn quét với quy mô lớn, trước tình hình đó Tỉnh ủy Cần Thơ chọn địa bàn đứng chân để lãnh đạo phong trào cách mạng Từ tháng 02 – 1965, Tỉnh
ủy Cần Thơ dời từ Kinh Ngang, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp về căn cứ Tỉnh ủy ở ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Lựu, huyện Long Mỹ Chọn nơi đây làm căn
cứ Tỉnh ủy vì có địa hình phức tạp, cây cối rậm rạp, sình lầy nên địch khó hành quân càn quét; bên cạnh đó nơi đây có đường giao thông thuận lợi dễ dàng liên
hệ với Khu ủy, có thể nhanh chóng chỉ đạo các huyện và thành phố Tại đây,
Tỉnh ủy đã tận dụng cây lá trong khu vực sẵn có để xây cất nhà ở cho Tỉnh ủy và các bộ phận phục vụ cho Tỉnh ủy như: văn phòng Tỉnh ủy, tổ cơ yếu, ban thông tin điện đài, trạm giao thông nội địa, giao liên công khai, ban căn cứ, tổ bảo vệ, đội phòng thủ Tháng 08 – 1967, tại căn cứ ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Lựu, huyện Long Mỹ, Tỉnh ủy triệu tập Hội nghị mở rộng nhằm quán triệt Nghị quyết
Trang 37và quyết tâm chiến lược của Trung ương, chuyển hướng cách mạng miền Nam sang giai đoạn mới, tiến lên giành thắng lợi quyết định trong tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968
Từ 1969 – 1971, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã đánh giá vị trí chiến
lược của tỉnh Cần Thơ như sau: “là tỉnh đông người, nhiều của, có vị trí chiến lược rất quan trọng, là trọng điểm của miền Tây, nơi tập trung cơ quan đầu não vùng IV chiến thuật, nếu chiếm giữ được Cần Thơ sẽ có tác dụng làm chỗ dựa
tr.217].Vì vậy, bằng mọi giá chính quyền Việt Nam Cộng Hòa quyết chiếm giữ bằng được tỉnh Cần Thơ Do đó đã huy động một lực lượng lớn quân chủ lực, bảo an, dân vệ và các loại máy bay, xe tăng, đại bác dội bom, B52 rải thảm, chất độc hóa học phát hoang vùng nông thôn giải phóng nhằm tiêu diệt Đảng
và cách mạng Để đối phó với âm mưu trên tháng 04 – 1971, Ban chấp hành
Tỉnh ủy Cần Thơ họp tại rừng lá xã Xà Phiên huyện Long Mỹ, Hội nghị đánh giá tình hình ta và địch đồng thời cử hai đồng chí Phạm Duy Khương và Phạm Văn Tho tìm nơi để xây dựng căn cứ Tỉnh ủy Sau khi đi khảo sát đầu tháng 02 –
1972, Tỉnh ủy đã chọn ấp Phương Quới, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp
làm căn cứ để đứng chân chỉ đạo cách mạng trong tỉnh Buổi đầu căn cứ chỉ dựng vài căn nhà nhỏ, nơi làm việc của ban thường vụ, văn phòng và đội phòng
thủ, sau đó cất thêm một số căn nhà khác cho các bộ phận: cơ yếu, điện đài, thông tin, nhà ở cho cán bộ phụ nữ Tỉnh ủy quyết định cất hội trường Tỉnh ủy, hội trường bằng gỗ kê bằng tán, lợp bằng lá, bắt đầu thi công vào tháng 09 và
hoàn thành vào tháng 10 năm 1973 để chuẩn bị cho cuộc Hội nghị triển khai
đạo quân và dân tỉnh nhà đánh địch bằng ba mũi giáp công, gỡ đồn bót tạo thế
và lực mới cho tỉnh nhà; đồng thời tiến hành chỉ đạo nhân dân Cần Thơ thực hiện cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng tỉnh nhà, giành thắng lợi hoàn toàn vào ngày 30 – 04 – 1975
Trang 38* Tiểu kết chương 1
Cần Thơ nằm ở vị trí chiến lược của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đối với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, Cần Thơ được xem như là bàn đạp để bình định các tỉnh miền Tây; đồng thời Cần Thơ được xem như một tiền đồn phòng thủ từ xa cho miền Đông Nam bộ Đối với với cách mạng, Cần Thơ là đầu não của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Tây, do đó luôn là mục tiêu tiến đánh của lực lượng cách mạng Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ ra đời là một yêu cầu tất yếu trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Cơ sở và tiền đề quan trọng để căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ hình thành và phát triển là dựa trên những tiền đề lý luận và thực tiễn trong suốt quá trình đấu tranh, bảo vệ quê hương đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; đồng thời căn cứ vào diễn biến và tình hình cách mạng miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, Xứ ủy Nam Kỳ, Liên Khu ủy miền Tây về xây dựng căn cứ địa Người dân Cần Thơ với truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất chống ngoại xâm, và tinh thần đoàn kết của đồng bào Kinh, Hoa, Khmer từng là chỗ dựa vững chắc cho lực lượng kháng chiến thời kỳ chống Pháp, sẽ tiếp tục là chỗ dựa vững chắc cho Đảng bộ Cần Thơ trong quá trình xây đựng căn cứ thời chống Mỹ cứu nước
Trang 39Chương 2 CĂN CỨ TỈNH ỦY CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN 1954 – 1964
2.1 Bối cảnh tình hình và chủ trương xây dựng căn cứ Tỉnh ủy
2.1.1 Bối cảnh
Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, tại Cần Thơ, nhiều nơi trong tỉnh
lực lượng vũ trang rút đi, các đơn vị quân “bảo hoàng”, quân đội phật giáo Hòa
Hảo tràn vào chiếm đóng một số xã trong tỉnh Tháng 09 – 1954, các đại đội của tên Đầy, Núi, Tia, Kiếm (đội lốt phật giáo Hòa Hảo) chiếm đóng các xã Trường Long, Trường Thành, Trường Xuân, Định Môn, Thới Lai (Ô Môn)… đóng tổng hành dinh tại Ba Mít, xã Trường Thành (Ô Môn) Sau đó, lực lượng quân đội phật giáo Hòa Hảo tràn vào vùng nông thôn sâu chiếm một số vùng căn cứ cũ của chính quyền cách mạng ở huyện Ô Môn, Châu Thành, Phụng Hiệp Quân bảo hoàng kéo vào chiếm lộ Vòng Cung và một số nơi của huyện Ô Môn, cũng trong tháng 09 – 1954, quân đội Sài Gòn đưa nhiều tiểu đoàn bảo an chiếm đóng
Vị Thanh – Long Mỹ và xã Hòa An (Phụng Hiệp), sau đó triển khai đóng nhiều đồn bót trong các huyện
Mặt khác, chính quyền Ngô Đình Diệm còn ra sức tuyên truyền xuyên tạc,
chia rẽ bằng những luận điệu lừa bịp như: “kéo cờ tang”, “ngày quốc hận”,
hoặc Hồ Chủ tịch và Chính phủ đã bỏ nhân dân miền Nam, còn chính quyền Ngô Đình Diệm thì luôn luôn đấu tranh vì độc lập và thống nhất tổ quốc… Ngô Đình Diệm ra sức vận động và bắt ép nhân dân biểu tình phản đối Hiệp định; kêu gọi nhân dân chiêu an cán bộ, ủng hộ và hợp tác với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa Song song với những hành động trên, bọn phản động đội lốt tôn giáo Hòa Hảo dựa vào lực lượng vũ trang sẵn có làm áp lực đẩy mạnh việc gây dựng
cơ sở ở các vùng du kích và tổ chức Đảng Dân Xã ở một số xã trong tỉnh
2.2.2 Chủ trương
Thực hiện chỉ thị của Trung ương Cục miền Nam về vấn đề tổ chức sắp xếp cán bộ đi tập kết và ở lại tiếp tục bám trụ địa bàn hoạt động, xây dựng vùng căn
Trang 40cứ Ngày 15 – 08 – 1954, Tỉnh ủy Cần Thơ ra Chỉ thị số 28/CT.TU đề ra hai nhiệm cụ cụ thể và cấp bách là:
- Làm cho toàn Đảng, toàn dân trong tỉnh nhận thức được tính phức tạp của tình hình nhiệm vụ mới, thông suốt tư tưởng và hành động, tự nguyện tự giác thi hành chủ trương của Hồ Chủ Tịch, của Trung ương Đảng và Trung ương Cục
cả hai địa bàn nông thôn và thành thị Đồng chí Nguyễn Thái Sơn được chỉ thị làm Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Lúc này, cơ quan Tỉnh ủy đóng tại xã Trường Long (Ô Môn) Để phù hợp với tình hình mới, chủ trương của Tỉnh ủy Cần Thơ là bộ máy tổ chức phải tinh gọn, cơ quan Tỉnh ủy chỉ có một số bộ phận chuyên môn như: Văn phòng Tỉnh ủy, Ban tuyên huấn, Ban tổ chức, Binh vận, Tài chánh, Giao liên, Bảo vệ căn cứ cùng với các đoàn thể quần chúng như: Phụ vận, Nông vận, Ban thanh vận và hệ thống cán bộ cốt cán Đến đầu năm 1955, tổ chức Tỉnh
ủy Cần Thơ về cơ bản đã được triển khai theo yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng
2.2 Hoạt động xây dựng căn cứ
2.2.1 Về chính trị
Trong quá trình xây dựng căn cứ địa, Đảng luôn coi việc xây dựng và
củng cố căn cứ địa, hậu phương về mặt chính trị là nhiệm vụ hàng đầu Vì vậy, sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết Từ ngày 05 – 07 tháng 09 năm 1954,
Bộ Chính trị họp Hội nghị và ra Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới của