Hoạt động bảo vệ căn cứ

Một phần của tài liệu Căn cứ tỉnh ủy cần thơ trong kháng chiến chống mỹ cứu nước 1954 1975 (Trang 102 - 117)

Chương 3. CĂN CỨ TỈNH ỦY CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN

3.2. Hoạt động bảo vệ căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ

3.2.2. Hoạt động bảo vệ căn cứ

Bước sang năm 1965, đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh, thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” dùng quân đội viễn chinh cộng với quân chư hầu và quân ngụy; hai lực lượng dựa vào nhau, trong đó quân Mỹ làm nòng cốt, bằng sức mạnh quân sự của Mỹ chúng thực hiện ý đồ cái gọi là chiến lược quân sự

“hai gọng kềm”hòng tiêu diệt bẻ gãy sương sống của việt cộng, bình định nông thôn trấn áp phong trào đấu tranh ở thành thị, tiến tới quét sạch cộng sản miền Nam Việt Nam, đồng thời mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc bằng không quân và hải quân [5, tr. 87] trước tình hình trên ngày 11 – 12 – 1965, Trung ương Cục miền Nam chủ trương quân sự hóa các cơ quan và tích cực bảo vệ các khu căn cứ kháng chiến. Xuất phát từ việc theo dõi sát diễn biến tình tình cách mạng, Trung ương Cục nhận định: quân đội Sài Gòn đang bị thất bại nặng nề sau các trận Plâycu, Bình Giã, Tuy Hòa, Quy Nhơn… vì vậy chính quyền Việt Nam cộng Hòa cố tìm cách gỡ thế bí bằng những cố gắng phản kích lại ta. Đặc biệt ở giai đoạn tới, quân đội Sài Gòn sẽ tăng cường đánh phá vùng hậu phương của ta, nhất là những vùng căn cứ quan trọng, nơi đầu não chỉ huy kháng chiến hòng gây khó khăn tổn thất lớn cho ta. Do đó, “Trung ương Cục khẩn cấp yêu cầu các cơ quan dân chính Đảng và đồng bào trong vùng căn cứ, vùng giải phóng cần nhận thấy rõ những thắng lợi to lớn của ta, nhưng đồng thời phải thấy được âm mưu phản kích của địch để đề cao cảnh giác sẵn sàng chiến đấu

phá tan các cuộc càn quét của địch, bảo vệ vững chắc khu căn cứ cách mạng”

[48,tr. 595]. Thực hiện chủ trương trên, Tỉnh ủy Cần Thơ chủ trương đẩy mạnh phát triển lực lượng vũ trang do đó, lực lượng vũ trang và du kích phát triển nhanh, nhất là trong bốn tháng cuối năm (bằng cả bốn năm trước cộng lại). Một số ấp trong vùng giải phóng không có đảng viên hoặc tổ Đảng, đến cuối năm 1965, đều phát triển được đảng viên và xây dựng được Đảng tại chỗ; thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, cùng với sự chi viện của lực lượng vũ trang Khu . Từ năm 1965, căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ dời từ Kinh Ngang xã Hiệp Hưng huyện Phụng Hiệp về ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Lựu huyện Long Mỹ. quân đội Sài Gòn biết được nên tiến hành càn quét trên diện rộng nhằm tiêu diệt căn cứ Tỉnh ủy.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy Ban Trung ương Mặt trận Dân Tộc Giải phóng miền Nam, ngày 5 – 1 – 1965, du kích xã Vĩnh Tường phối hợp với địa phương quân huyện phục kích đoàn xe đi càn quét chở quân từ Vị Thanh qua Long Mỹ đến ngã ba Vĩnh Tường ta diệt 3 xe MGC, thu 15 súng bẻ gãy cuộc hành quân càn quét của địch. Lực lượng vũ trang huyện Long Mỹ phục kích tại cống Hai Lai, diệt 1 trung đội bảo an, thu 15 súng các loại. Phục kích ở Trà Lồng, diệt một trung đội bảo an, trong đó có tên đồn trưởng. Các đồn Tô Ma (Lương Tâm), Mười Một Ngàn (Vị Thanh), đồn Cảng Chủ Hàng (Vĩnh Tường)…bị lực lượng ba mũi bao vây ngày đêm, có lực lượng vũ trang hỗ trợ quần chúng ấp chiến lược xung quanh các đồn bót này đã nổi dậy, phá ấp chiến lược trở về quê cũ làm ăn. Ngày 12 – 07 – 1965, đội biệt động thị xã Vị Thanh kết hợp với tiểu đoàn 307 phục kích tiêu diệt gọn một tiểu đoàn chủ lực của địch ở Bến Ruộng, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ do đại úy Ê chỉ huy. Tỉnh ủy tiêu diệt 200 tên, bắt sống 50 tên thu 150 súng các loại. Những thắng lợi từ các hoạt động quân sự trên ta đã góp phần vào việc giữ vững và bảo vệ an toàn cho vùng căn cứ Tỉnh ủy.

Trong vùng căn cứ, phong trào xây dựng xã, ấp chiến đấu chống giặc càn quét lấn chiếm bảo vệ căn cứ cách mạng phát triển mạnh mẽ. Các ấp giải phóng

như một pháo đài chống địch càn quét bằng hầm chông, bãi lửa, đạp lôi, chướng ngại vật… nhân dân đã đào trên 4.500 hầm chông, cắm hàng triệu mũi chông các loại. Phong trào xây dựng ấp chiến đấu diễn ra mạnh mẽ, ngoài ra nhân dân Hỏa Lựu còn đào các con kinh Út Lờ, Chống Mỹ, Chống Tăng… để ngăn chặn sự tiến công bằng bộ binh và xe tăng của địch, đồng thời đây cũng là các con đường thủy rất thuận lợi trong việc vận chuyển, tải thương. Ngày 27 – 08 – 1965, địch huy động lực lượng gồm có: ba tiểu đoàn của trung đoàn 33, một tiểu đoàn của trung đoàn 31, hai tiểu đoàn biệt động quân 42 và 44, một tiểu đoàn pháo số 36 cùng bảo an dân vệ của ba chi khu Phụng Hiệp, thị xã Cần Thơ, Ô Môn tất cả gần 4.000 tên, 54 máy bay các loại, 15 xe M113 do tướng tư lệnh vùng IV chiến thuật chỉ huy mở cuộc càn lớn vào vùng căn cứ Tỉnh ủy. Sáng sớm quân đội Sài Gòn cho máy bay ném bom dọn bãi đổ một tiểu đoàn quân xuống kinh Ranh và oanh tạc vùng Bảy Ngàn, Kinh Mới. Đến 9 giờ tối địch dội bom ngay đội hình của một bộ phận tiểu đoàn Tây Đô và dùng trực thăng đổ một tiểu đoàn kết hợp với một tiểu đoàn ở kinh Ranh đánh vào bộ phận này, trưa ngày hôm sau địch đổ thêm một tiểu đoàn vào sau đội hình của ta. Các chiến sĩ Tây Đô đã chiến đấu quyết liệt giữ vững trận địa đến tối, sau trận này ta diệt 368 tên, bị thương 134 tên, bắt sống 4 tên, bắn rơi tại chỗ 3 trực thăng, bắn bị thương một phản lực, ta hy sinh 16 đồng chí, bị thương 25 đồng chí, quần chúng bị máy bay bắn chết 14 người và hư hao nhiều tài sản. Ngày 13 – 10 – 1965, ở kinh xáng Thị Hội (xã Thới Lai, huyện Ô Môn) địch phát hiện một trung đội địa phương quân huyện chúng liền tăng cường tiểu đoàn biệt động 44 và 42, đổ quân xuống càn quét. Khi địch lọt vào đội hình của đội 28, hai bên giao tranh ác liệt, địch thất bại phải rút chạy ra ngoài đồng xin cầu cứu, đến tối Tỉnh ủy tiêu diệt quân đội Sài Gòn co cụm ở ngoài đồng, trong trận này Tiểu đoàn Tây Đô đã tiêu diệt hoàn toàn một tiểu đoàn và đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn khác, thu nhiều súng và các đồ dùng quân sự, sau trận thắng này Tiểu đoàn Tây Đô được tặng thưởng Huân chương quân công hạng III.

Cuối năm 1965, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ mười hai (khóa III) bàn về tình hình và nhiệm vụ mới Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ như sau: “kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà” [48, tr.635]. Sau khi học tập Nghị quyết 12 của Trung ương Đảng cán bộ đảng viên tiếp tục vững tin vào thắng lợi của cách mạng.

Mở màn cuộc tiến công đầu năm 1966, đơn vị Tây Đô kết hợp với du kích địa phương tấn công đồn Vàm Nho, đồn Mã Tiền (Ô MÔN) và đồn Tầm Vu (Phụng Hiệp). Kết quả ta diệt 27 tên địch, bắt sống 5 tên, thu nhiều vũ khí. Ngày 19 – 02 – 1966, đại đội trợ chiến của Tiểu đoàn Tây Đô kết hợp với lực lượng Quân khu IX, dùng súng cối pháo kích vào sân bay Trà Nóc. Kết quả phá hủy và làm hỏng nặng 64 máy bay diệt và làm bị thương gần 300 tên địch. Ngày 30 – 03 – 1966, đội biệt động thị xã Cần Thơ phối hợp với pháo binh Quân khu dùng 12 khẩu pháo, bắn 144 quả vào căn cứ Mỹ ở “trại Cửu Long” làm chết và bị thương gần 100 tên. Cuối năm 1966, trong vùng căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ, lực lượng du kích xã Hỏa Lựu bao vây đồn Kinh Mới, tổ chức bắn tỉa vào dồn làm cho bọn quân đội Sài Gòn thấp thỏm lo sợ cố thủ không dám đi ra khỏi đồn. Do bị bao vây chặt và liên tục nên cuối cùng bọn lính đồn Kinh Mới phải rút chạy, vùng giải phóng được mở rộng. Tiếp tục tấn công tiêu diệt địch, ngày 01 – 01 – 1967, Tỉnh ủy pháo kích vào trụ sở tề xã Hỏa Lựu, làm chết hai tên lính, đến ngày 18 – 02 – 1967, quân đội Sài Gòn cho máy bay oanh tạc dữ dội ở Vĩnh Viễn và Hỏa Lựu, làm chết 20 con trâu, bò; đốt cháy 7.000 giạ lúa và 36 căn nhà của đồng bào; đồng thời quân đội Sài Gòn còn cho 10 chiếc trực thăng đổ một đại đội biệt kích đánh vào căn cứ mặc dù bị đánh bất ngờ nhưng quân cách mạng đã dựa vào hệ thống giao thông hào đánh trả rất quyết liệt, kết quả quân cách mạng diệt được 17 tên, có 3 tên bị sụp hầm chông thu 17 súng. Cho đến

cuối năm 1967, vùng giải phóng của Tỉnh ủy ở Hỏa Lựu được mở rộng, hầu hết các ấp đều được giải phóng, ban ngày, du kích mật hoạt động ở các ấp vùng ven;

ban đêm lực lượng vũ trang liên tục hoạt động, những hoạt động của Tỉnh ủy Cần Thơ đã tạo nên tâm lý hoang mang, lo sợ trong hàng ngũ quân đội Sài Gòn và tạo nên sự phấn khởi cho nhân dân vùng căn cứ. Để củng cố và bảo vệ vùng căn cứ, Tỉnh ủy Cần Thơ đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, trong cán bộ, đảng viên, xây dựng quan điểm lập trường giai cấp công nhân, tư tưởng cách mạng tiến công, phê phán tư tưởng cố thủ không dám tiến công địch, sợ hy sinh…việc xây dựng chi bộ phải thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, xây dựng tình đoàn kết thống nhất trên cơ sở phê bình và tự phê bình. Các đảng viên phải bám cơ sở, bám dân để phát động phong trào nhân dân du kích chiến tranh bảo vệ và xây dựng vùng giải phóng.

Cuối năm 1967, Bộ Chính trị họp ra Nghị quyết về Tổng công kích, tổng khởi nghĩa, sau đó Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 01 – 1968, đã nhất trí với Bộ Chính trị và nhận định: “chúng ta đang đứng trước triển vọng về thời cơ chiến lược lớn. Đế quốc Mỹ đang ở trong tình thế lưỡng nan về chiến lược” trên cơ sở nhận định đó, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng hạ quyết tâm “chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân miền Nam Việt Nam sang một thời kỳ mới – thời kỳ giành thắng lợi quyết định” [14, tr.179]. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Trung ương Cục đã hạ quyết tâm động viên toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, thực hiện tổng công kích – tổng khởi nghĩa trên toàn chiến trường B2 đúng với thời gian quy định. Thực hiện chủ trương của trên Khu ủy Khu Tây Nam bộ đã chọn Cần Thơ làm trọng điểm một trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 của tỉnh Cần Thơ. Tuy không giành được thắng lợi trọn vẹn trong trận Mậu Thân năm 1968, nhưng đã giáng cho địch đòn tiến công sấm sét, bất ngờ làm tiêu hao nhiều sinh lực địch, góp phần cùng quân và dân miền Nam đánh bại kế hoạch “tìm diệt và bình định” của Mỹ - ngụy. Thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu

Thân có ý nghĩa to lớn, toàn diện; làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ làm phá sản chiến lược chiến tranh cục bộ, buộc chúng phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc và phải nhận đàm phán với chính quyền cách mạng. Tuy nhiên, với bản chất ngoan cố nên khi Ních – xơn lên nhậm chức tổng thống đã đưa ra cái gọi là chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, mục tiêu cơ bản của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Ních – xơn là rút được quân Mỹ ra khỏi miền Nam mà vẫn giữ được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu; đồng thời Mỹ tiếp tục sử dụng quân đội Mỹ làm chỗ dựa cho học thuyết “dùng người Việt đánh người Việt”, thay màu da trên xác chết, tiền bạc, vũ khí do Mỹ cung cấp và chỉ huy để tránh mọi thiệt hại về sinh mệnh cho quân Mỹ. Để thực hiện âm mưu trên, Mỹ - ngụy sử dụng các lực lượng quân chủ lực, bảo an, dân vệ mở các cuộc tiến công rộng lớn vào các vùng nông thôn giải phóng, đặc biệt là các vùng trọng điểm bằng các kế hoạch “bình định đặc biệt”, “bình định cấp tốc”, “bình định bổ sung” và “bình định phát triển”. Trước tình hình trên, để đảm bảo chỗ đứng chân cho các cơ quan lãnh đạo, các lực lượng vũ trang của tỉnh được an toàn trước mắt và lâu dài, ngày 03 – 03 – 1969, Tỉnh ủy Cần Thơ đã ra Nghị quyết 51/NQA về xây dựng căn cứ cho các cơ quan tỉnh, huyện, xã.

Do tầm quan trọng của Nghị quyết, Thường vụ Tỉnh ủy chủ trương tổ chức học tập, thảo luận quán triệt tầm quan trọng việc xây dựng căn cứ cách mạng nói chung, đánh giá đúng âm mưu và thủ đoạn đánh phá của chính quyền Sài Gòn, nhất là đánh vào các cơ quan, đơn vị, kho tàng, hành làng vận chuyển của Tỉnh ủy; đồng thời phát động chiến tranh du kích, chiến tranh tấn công địch, xây dựng xã, ấp chiến đấu, chống càn quét, biệt kích, nhảy dò của địch bảo vệ vùng căn cứ vững chắc…thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, trong 2 tháng (tháng 03 đến 04 – 1969) du kích các xã Xà Phiên (Long Mỹ), Tân Hòa (Châu Thành A), đội biệt động thị xã Vị Thanh, địa phương quân huyện Thốt Nốt chặn đánh gài chất nổ tiêu diệt 138 tên địch, trong đó có 14 tên Mỹ, bị thương 15 tên, giải tán 200 phòng vệ dân sự, xung kích, bắn cháy và làm hỏng 2 xe M113, diệt và làm tan rã

7 đoàn bình định, bao vây tiêu diệt đồn bót làm hỏng thế kìm kẹp của quân đội Sài Gòn trên từng tuyến, bước đầu tạo nên những chuyển biến mới cho phong trào du kích chiến tranh. Để khôi phục lại phong trào chiến tranh du kích sau tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968, Tỉnh ủy Cần Thơ cử một số đồng chí trong cấp ủy về phụ trách các huyện trọng điểm, đồng thời tăng cường cán bộ cho bộ chỉ huy Tỉnh đội và điều động lực lượng tập trung về đứng chân hoạt động trên các địa bàn trọng điểm. Chỉ trong một thời gian ngắn phong trào chiến tranh du kích trong toàn tỉnh nói chung và vùng giải phóng nói riêng đã được phục hồi. Trong vùng căn cứ Tỉnh ủy, nhiều nơi đã hình thành nên thế liên hoàn đánh địch, xây dựng thế phòng ngự xã – ấp chiến đấu bẻ gãy nhiều cuộc càn quét, biệt kích“nhảy dò”của địch. Với tinh thần dũng cảm, có gì đánh nấy, một người, một tổ cũng chặn được hàng tiểu đoàn của địch. Phong trào ở từng nơi, từng địa phương tiếp tục phát triển đã đánh bật và bẻ gãy nhiều cuộc hành quân càn quét có quy mô của địch vào vùng căn cứ. Với chiến thuật vừa đánh thọc sâu, vừa đẩy mạnh hoạt động vùng ven, vùng kềm, đánh nong ra diệt ác, trừ gian, phá rã bộ máy kìm kẹp của quân đội Sài Gòn. Tỉnh ủy đã giải tán hầu hết các tổ chức phòng vệ dân sự, nhất là tuyến Xà No, Ba Láng (Một ngàn, Bảy Ngàn, Vị Thanh, quanh khu Phong Điền), tuyến lộ 40 (Vĩnh Tường, Long Bình, Thuận Hưng) tuyến Thới Thạnh, Ô Môn, tuyến lộ 4, tỉnh lộ 40, Kế An và ba xã của Kế Sách…với việc giải phóng một vùng rộng lớn trên địa bàn tỉnh Cần Thơ, đã tạo ra một vùng đệm an toàn bảo vệ vùng căn cứ kể từ sau năm 1968.

Bước sang năm 1971, mặc dù chưa tạo được bước nhảy vọt nhưng những khó khăn của Tỉnh ủy đã giảm dần. Để tạo sự chuyển biến lớn về nhận thức tư tưởng trong toàn Đảng bộ tháng 03 – 1971, Tỉnh ủy Cần Thơ chủ trương mở một đợt chỉnh huấn trong các Ban, Ngành, Đoàn thể và lực lượng vũ trang để học tập quán triệt sâu sắc Chỉ thị 01 của Trung ương Cục và chủ trương của Khu ủy về đánh bình định nông thôn, sau đợt học tập các lực lượng vũ trang trong tỉnh đã chủ động tấn công địch trên 300 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 2.366 tên,

diệt 10 đồn bao vây cô lập 23 đồn. Điểm nổi bật của thời kỳ này là phong trào du kích chiến tranh nhân dân phát triển rất mạnh tiêu hao, tiêu diệt quân đội Sài Gòn đều và liên tục, các đơn vị vũ trang tập trung: địa phương quân huyện Ô Môn, Châu Thành B, Phụng Hiệp tập kích địch liên tục diệt được trung đội, đại đội của quân đội Sài Gòn. Đặc biệt vào đêm 15 – 01 – 1971, địa phương quân Long Mỹ kết hợp với một bộ phận lực lượng vũ trang tỉnh tập kích tiểu đoàn bảo an thị xã Vị Thanh đóng ở kinh Năm Ý, xã Vĩnh Viễn diệt một đại đội, diệt và làm bị thương 80 tên, thu 16 súng, địch hoang mang rút chạy. Ngày 30 và 31 – 01 – 1971, địch huy động 500 tên thuộc tiểu đoàn biệt động quân 44 và 3 đại đội bảo an càn vào Phú Hữu chiến đấu quyết liệt, kết quả ta tiêu hao nặng tiểu đoàn biệt động quân 44, diệt và làm bị thương gần 100 tên địch bắn rơi và bị thương 3 máy bay. Tháng 08 – 1971, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết: “mở cuộc tổng tiến công chiến lược năm 1972 trên các hướng Đông Nam bộ, Trị Thiên, Tây nguyên và hình thành cuộc tổng tiến công toàn miền để tiêu diệt địch mở rộng vùng giải phóng” [16, tr.217]. Chấp hành Nghị quyết của Bộ Chính trị và Trung ương Đảng; Tỉnh ủy Cần Thơ họp để xác định nhiệm vụ và phương hướng hoạt động trong thời gian tới Hội nghị đã vạch rõ “Bằng ba mũi giáp công tiến công phá bộ máy kềm kẹp của địch giải phóng nông thôn giữ vững và xây dựng chính quyền cách mạng; kiên quyết đánh bại mọi phản kích của địch, bảo vệ vùng giải phóng” [16, tr.218].

Để phối hợp với chiến trường chung, bước vào chiến dịch mà khô năm 1972, Tiểu đoàn Tây Đô phối hợp với địa phương quân huyện Phụng Hiệp và du kích xã Phương Bình, tập kích yếu khu Quang Phong. Đây là yếu khu quan trọng của địch nằm sâu trong vùng giải phóng, nằm sát căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ, do đó quân đội Sài Gòn đã bố trí tại đây 1 đại đội bảo an, 1 đại đội pháo 105 ly, số sĩ quan binh lính ở đây hầu hết là những tên ác ôn có nợ máu với nhân dân.

Sau 30 phút chiến đấu quân quân cách mạng làm chủ trận địa, tiêu diệt quân quân đội Sài Gòn trong yếu khu, ta phá hủy 2 khẩu pháo 105 ly. Tiểu đoàn Tây

Một phần của tài liệu Căn cứ tỉnh ủy cần thơ trong kháng chiến chống mỹ cứu nước 1954 1975 (Trang 102 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)