Âm mưu và thủ đoạn đánh phá của Mỹ - ngụy

Một phần của tài liệu Căn cứ tỉnh ủy cần thơ trong kháng chiến chống mỹ cứu nước 1954 1975 (Trang 94 - 102)

Chương 3. CĂN CỨ TỈNH ỦY CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN

3.2. Hoạt động bảo vệ căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ

3.2.1. Âm mưu và thủ đoạn đánh phá của Mỹ - ngụy

Để thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” cuối năm 1964, Mỹ đã nâng tổng số quân ở miền Nam từ 24.000 tên lên 180.000 quân Mỹ và 200.000 quân chư hầu vào cuối năm 1965, tăng cường hạm đội 7, máy bay chiến lược B52 và nhiều vũ khí hiện đại khác kể cả bom na – pan, chất độc hóa học được quân đội Mỹ sử với quy mô lớn với việc sử dụng vũ khí hiện đại vào chiến trường, Mỹ hy vọng có thể bóp chết lực lượng cách mạng miền Nam trong một thời gian ngắn, và nếu không khuất phục được trong vòng 6 tháng chúng sẽ đưa miền bắc trở lại “thời kỳ đồ đá”. Trên chiến trường chung, bộ binh Mỹ ồ ạt đưa quân vào, ở chiến trường Đồng bằng sông Cửu Long cũng như chiến trường Cần Thơ, Mỹ đưa thêm cố vấn và sĩ quan Mỹ để tăng cường cơ quan chỉ huy tác chiến và bình định, đồng thời sử dụng đến mức cao nhất hỏa lực của không quân, hải quân và pháo binh để đánh phá yểm trợ cho quân ngụy càn quét và bình định.

Cần Thơ là một trong những trọng điểm bình định của địch ở Đồng bằng sông Cửu Long, do đó tại thị xã Cần Thơ, Mỹ đặt các cơ quan quan trọng: Một lãnh sự Hoa Kỳ tại số 67 đường Hùng Vương để trực tiếp điều khiển bộ máy chiến tranh, các cơ quan tình báo CIA và bộ công binh Mỹ cùng với nhiều hãng thầu của Mỹ cũng lần lượt đến Cần Thơ ráo riết mở rộng khu quân sự, hậu cứ của quân đoàn IV, mở rộng sân bay Trà Nóc, sân bay Lộ Tẻ và quân cảng Bình Thủy; điều tra thăm dò xúc tiến việc xây dựng quân cảng Vàm Đại Ngãi, xây dựng kho đạn Bình Thủy, mở rộng hai tuyến đường Cần Thơ, Long Xuyên để đảm bảo cơ động nhanh chóng kịp thời đàn áp phong trào cách mạng.

Bước sang năm 1966, Mỹ và chính quyền Sài Gòn tiến hành xây dựng 502 đồn, củng cố 18 chi khu trực thuộc 4 tiểu khu và các căn cứ quân sự khác, 50 máy bay thường trực 24 xe M113, 20 khẩu pháo… từ các căn cứ nói trên được sự yểm trợ và phối hợp của các binh chủng kỹ thuật Mỹ, quân đội Sài Gòn liên

tục mở các cuộc càn quét quy mô lớn cấp sư đoàn, trung đoàn đánh vào các vùng giải phóng, chà đi sát lại các vùng ven các trục giao thông, để thực hiện âm mưu “bình định” lấn chiếm vùng giải phóng, với nhiều thủ đoạn rất thâm độc, quân đội Sài Gòn đưa quân càn quét ra vùng tạm chiếm, nơi nào dân chống lại quân đội Sài Gòn ra lệnh cho binh lính đốt nhà, dỡ nhà, dùng thuốc nổ TNT hủy diệt nhà của nhân dân, dùng trực thăng, pháo bắn suốt ngày đêm nhất là vùng nông thôn. Quân đội Sài Gòn sử dụng 5.000 quân có pháo binh, không quân yểm trợ, đánh vào vùng căn cứ của Tỉnh ủy ở xã Vĩnh Viễn (Long Mỹ) và một số xã của huyện (Long Mỹ). Mặt khác, quân đội Sài Gòn tăng cường hoạt động ở ven sông Bassac nhằm chia cắt chiến trường Cần Thơ thành nhiều mảnh để đàn áp phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng ở đô thị và đánh phá cơ sở của Tỉnh ủy, phá hoại căn cứ và tiềm lực cách mạng. Để thực hiện âm mưu trên chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã tiến hành kế hoạch đào và vét kinh của Khu Chiến Thuật Hậu Giang, theo đại tá Trần Thiện Khiêm Tư lệnh Khu Chiến Thuật Hậu Giang kiêm Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh “các kinh cần phải được nạo vét để các giang đỉnh có thể sử dụng di chuyển quân vào hoạt động bình định các vùng mà việt cộng thường trú ẩn” [40, tr.2] theo đó thì “kinh số 8 phá được vùng trú ẩn của việt cộng ở Trường Long – Trường Thành là hậu bồi của tỉnh Phong Dinh. Kinh số 9 phá được chiến khu Ninh Thạnh Lợi của việt cộng ở tỉnh Ba Xuyên, kinh số 10 phá được chiến khu Lung – Ngọc – Hoàng của việt cộng ở tỉnh Phong Dinh…ngoài ra cần phải xây lại cho cao thêm lên các chiếc cầu Phụng Hiệp và cầu Bạc Liêu vì hiện nay các cầu này rất thấp làm cản trở các giang đỉnh không đi qua lại được dễ dàng” [40, tr.3]. Đầu năm 1967, trên chiến trường Cần Thơ quân đội Sài Gòn tiếp tục thực hiện kế hoạch hai gọng kềm và bình định có trọng điểm, quân đội Sài Gòn sử dụng các thủ đoạn đánh phá như sau:

- Tiếp tục bình định 7 xã khu vực Vòng Cung, tuyến Xà No, lộ 40, ba xã của huyện Kế Sách, một số điểm chung quanh thị xã Cần Thơ, Vị Thanh, thị

trấn Cờ Đỏ và Phụng Hiệp. Kết hợp với bọn do thám, bọn đầu hàng liên tiếp đánh phá vùng bình định và chung quanh thị xã, thị trấn hòng quét trắng cơ sở cách mạng.

- Đối với vùng nông thôn giải phóng và tranh chấp thế ta mạnh thì địch mở nhiều cuộc càn quét với diện rộng, dài ngày, kết hợp với phi pháo bắn phá ác liệt vùng này, nhằm trả đũa sau các đợt tấn công của ta và tát dân mạnh hơn.

- Ra sức phòng thủ và mở rộng thị xã, thị trấn, khu quân sự, trong nội ô Cần Thơ địch tăng cường công an, cảnh sát… nhằm ngăn chặn tra xét quần chúng đi lại đề phòng ta đột nhập vào.

- Liên tiếp đánh phá ác liệt vùng ngoại ô và nông thôn tiếp giáp có lúc địch đưa cả đại đội đóng ở vùng nông thôn tiếp giáp cả 5 – 7 ngày: thị xã Cần Thơ, thị trấn Long Mỹ, Nàng Mau… địch ráo riết bắt lính, đôn quân táo bạo bằng nhiều thủ đoạn thâm độc hơn.

Đi đôi với kìm kẹp, đánh phá quân đội Sài Gòn không ngừng dùng thủ đoạn chính trị mua chuộc, dụ hàng như: “mời”các gia đình cán bộ, chiến sĩ ta ra tiếp đãi, dùng tiền bạc, vật chất mua chuộc để họ kêu gọi chồng, con, em ra đầu hàng, nhất là đối với các gia đình quân đội Sài Gòn cho là quan trọng. Trong vùng giải phóng, địch tung hàng loạt truyền đơn, dùng phi cơ phóng thanh dựng lên những chiến thắng giả tạo, cho phi cơ quần đảo, do thám và bắn phá nhiều nơi. Sau trận Mậu Thân 1968, địch gấp rút chuyển khai kế hoạch “bình định nông thôn”, “bình định cấp tốc” tập trung lực lượng rất quy mô bao gồm trên dưới 3 sư đoàn, cùng với máy bay, tàu chiến, xe thiết giáp, pháo các loại đánh phá vào địa hình căn cứ lõm của Tỉnh ủy Cần Thơ, quân đội Sài Gòn phản kích rất ác liệt để giải tỏa cho thành phố Cần Thơ, các tiểu khu, chi khu, thị xã, thị trấn và trục lộ giao thông.

Từ tháng 03 – 1969 đến tháng 03 – 1970, là thời điểm địch triển khai bình định quy mô trên diện rộng khắp các huyện trong tỉnh, quân đội Sài Gòn nhắm vào các xã trong vùng căn cứ của Tỉnh ủy như Long Mỹ, Phụng Hiệp. Tại Long

Mỹ địch tập trung trên dưới 2 sư đoàn gồm: Sư đoàn 21, Sư đoàn 9 của Mỹ, 1 lữ đoàn thủy quân lục chiến, 1 thiết đoàn thiết giáp M113, 1 giang đoàn tàu túc trực trên tuyến Xáng Xà No với sự yểm trợ cao của phi pháo, bố trí lực lượng pháo binh bắn giáp tay nhau. Các cuộc hành quân càn quét của địch thường kéo dài vài ngày. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tăng cường máy bay đánh phá vùng nông thôn, dùng súng phun lửa, rải chất độc phá hoại địa hình, bắt dân đốt phá vườn tược… từ tháng 04 – 1970, đến 03 – 1971, tiếp tục củng cố những nơi lấn chiếm xong, quân đội Sài Gòn ra sức phát huy tác dụng của quân địa phương và đồn bót; đồng thời tiến hành đánh phá, cô lập các lõm căn cứ nông thôn còn lại.

Chúng dùng trực thăng đổ quân biệt kích vào căn cứ nơi ăn ở của du kích, cơ quan, đơn vị, đánh phá giao thông. Đối với vùng căn cứ của ta, để có thể thực hiện kế hoạch bình định lấn chiếm nông thôn, địch đưa liên đội 34 bảo an về chiếm giữ ngã tư Cây Dương, đưa các đại đội hình thành thế bố trí trên khu vực tứ giác với ý đồ chiếm giữ 2 con đường giao thông thủy luồn sâu trong vùng giải phóng, nối liền từ chi khu Long Mỹ với Ngã Bảy và từ Bún Tàu đến Ba Lách, chia cắt địa bàn Phụng Hiệp thành nhiều khu vực nhỏ và tiến hành đánh dạt các lực lượng cách mạng làm hạn chế mọi hoạt động của Tỉnh ủy Cần Thơ. Với ý đồ trên quân đội Sài Gòn tăng cường hai khẩu pháo 105 ly về ngã tư Cây Dương để yểm trợ cho đồn bót xung quanh và tập trung bọn đầu sỏ gian ác về đây trực tiếp chỉ huy thực hiện đẩy mạnh mọi hoạt động, hành quân càn quét, đánh phá.

Song song với hoạt động quân sự, chính quyền Sài Gòn đẩy mạnh hoạt động đánh phá trên các lĩnh vực chính trị và kinh tế: về chính trị, nhân sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần ngày 02 – 09 – 1969, chính quyền Sài Gòn cho rằng “đây là một cơ hội rất thuận lợi cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa phát động một chiến dịch lâu dài, nhưng âm thầm kín đáo, tấn công cộng sản về phương diện chính trị” [24, tr.7]. Do đó, theo chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, việc bỏ qua cơ hội này thì thật là uổng phí “phải nhân cơ hội này để cố gắng lũng đoạn tinh thần cán binh bộ cộng sản đang giày xéo quê hương miền Nam

này, phải nhân cơ hội này để hướng dẫn nhân dân miền Nam hiểu rõ bộ mặt quỷ quyệt, xảo trá của cộng sản Việt Nam… được như vậy chúng ta mới có hy vọng sớm chấm dứt cuộc chiến tranh tàn khốc này” [24, tr.7]. Do vậy, ngay từ đầu năm 1969, quân đội Sài Gòn tung do thám gián điệp ở khắp ba vùng, sử dụng tối đa lực lượng đánh phá: tình báo hỗn hợp, cảnh sát đặc biệt, lực lượng biệt kích chúng đẩy mạnh chiến tranh tâm lý dụ hàng đặc biệt chúng đánh mạnh vào tình cảm cha mẹ, vợ con cán bộ, chiến sĩ ta: rún ép, khống chế, mua chuộc… nhằm làm phân hóa lung lay tinh thần cán bộ, chiến sĩ cách mạng. Đối với đồng bào tôn giáo, dân tộc Khmer, quần chúng di cư thì tiến hành tuyên truyền chia rẽ họ với cách mạng khêu gợi hận thù cũ: “cộng sản vô thần”, “cộng sản diệt đạo”… quân đội Sài Gòn đưa bọn tay sai chui vào nắm các tổ chức tôn giáo rồi dựng lên các đảng phái phản động như: Đảng Dân Chủ, Đảng Công nông, Đảng Phục hưng… về kinh tế, chúng triệt hạ kinh tế ở các vùng nông thôn của ta bằng càn quét, bom pháo, chất độc hóa học và vơ vét, đốt phá, bao vây, phong tỏa, chia cắt các vùng giải phóng, vùng căn cứ lõm của Tỉnh ủy với vùng ngoài, vùng kềm nhằm gây khó khăn cho cách mạng. Quân đội Sài Gòn du nhập hàng hóa Mỹ vào các vùng kềm thị xã, thị trấn, tung tiền bạc, dụng cụ phương tiện sản xuất để mua chuộc nông dân như: cho tole, giống, phân bón, nông cụ, cho vay vốn… trên lĩnh vực văn hóa, cho mở trường học, lập nhà bảo sanh, trạm y tế, xây dựng cầu đường ở vùng mới kềm, chúng đưa bọn bình định đến trực tiếp hoạt động, tạo ra bộ mặt kinh tế phồn vinh giả tạo.

Với những thủ đoạn đánh phá trên của quân đội Sài Gòn, đến cuối năm 1970, toàn tỉnh có 68 xã, trong đó có 33 xã bị kềm, 16 xã tranh chấp ta yếu, 19 xã tranh chấp ta mạnh. Có 07 xã chưa có chi bộ Đảng. Có khoảng 200 ấp không còn đảng viên, có 19 chi bộ xã ly hương, lực lượng vũ trang bị tiêu hao hơn phân nửa đến cuối năm 1970 còn không đến 200 cán bộ, chiến sĩ, nhiều xã không còn du kích hoặc chỉ còn 1 – 2 đồng chí [14, tr.258]. Với hình thái chiến tranh giằng co, thế cài răng lược diễn ra rất ác liệt khắp các vùng, Tỉnh ủy bị mất

đất, mất dân, thực lực bị tiêu hao nặng; căn cứ Tỉnh ủy hầu như không còn, việc ăn ở, đi lại, hoạt động của đảng viên vô cùng khó khăn, có lúc gần như không còn bám trụ được, tinh thần cán bộ đảng viên diễn biến phức tạp nhất là ở cơ sở.

Một số cán bộ đảng viên không vững vàng, thiếu niềm tin thắng lợi của cách mạng nên đầu hàng; đời sống, tâm trạng nhân dân xáo trộn… nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo kịp thời của Khu ủy, Tỉnh ủy Cần Thơ đã dũng cảm đối mặt với những gian nguy, thử thách từng bước bám trụ địa bàn, bám dân chiến đấu giành thắng lợi. Sau các chiến thắng của ta ở Đường 9 – Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và chiến thắng mùa khô năm 1971 ở miền Nam, làm cho cục diện chiến trường có những thay đổi lớn. Mỹ từng bước rút quân và cắt giảm viện trợ, ngụy sa sút, thiếu hụt nghiêm trọng về quân số và lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế tài chính hơn bao giờ hết. Để củng cố lại tinh thần binh sĩ Mỹ - Thiệu đã tiến hành tuyên truyền lừa bịp “chiến tranh sẽ tàn lụi như Mậu Thân, cộng sản hết khả năng tấn công…” [14, tr.258]. Càng thua quân đội Sài Gòn càng điên cuồng đánh phá vùng giải phóng của Tỉnh ủy Cần Thơ, quân đội Sài Gòn tiếp tục hành quân càn quét đánh phá địa hình, giải tỏa giao thông, yểm trợ tái thiết lại số đồn bót đã mất hoặc rút chạy; đồng thời đóng đồn lắp lại các lõm căn cứ, các đường giao thông đi lại để ngăn chặn các hoạt động của Tỉnh ủy; mặt khác quân đội Sài Gòn ráo riết bắt lính, đôn quân, củng cố, nâng chất, trang bị cho phòng vệ dân sự.

Tại huyện Long Mỹ, địch có mặt thường xuyên 2 đến 3 tiểu đoàn chủ lực và tăng cường 9 đại đội của 3 tiểu đoàn bảo an. quân đội Sài Gòn tập trung càn quét các khu vực lõm căn cứ làm cho cán bộ và chiến sĩ cách mạng gặp nhiều khó khăn trong việc ăn ở, đi lại và hoạt động chỉ đạo. Trước tình hình đánh phá ác liệt trên, đầu tháng 02 – 1972, Tỉnh ủy Cần Thơ quyết định chuyển về khu vực Bà Bái xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp làm chổ đứng chân của Tỉnh ủy để chỉ đạo phong trào cách mạng trong tỉnh.

Ngày 27 – 01 – 1973, Hiệp định Paris được ký kết, nhưng với bản chất hiếu chiến và ngoan cố, đế quốc Mỹ vẫn không từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta. Mỹ tiếp tục thi hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, củng cố chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tăng cường quân đội Sài Gòn, đẩy mạnh bình định lấn chiếm, tìm mọi cách tiêu diệt lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang cách mạng, xóa bỏ tình trạng hai chính quyền, hai quân đội và ba lực lượng hiện có ở miền Nam, đưa ra nhiều kế hoạch hòng lấn chiếm hết vùng giải phóng, đặt toàn bộ miền Nam dưới sự kiểm soát của quân đội Sài Gòn. Khi Hiệp định Paris bắt đầu có hiệu lực (28 – 01 – 1973) trong khi quân cách mạng ngưng tiếng súng và đứng chân tại chỗ, thì Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố: “không thi hành hiệp định Paris; không hòa bình; chống hòa hợp với cộng sản”. Thiệu ra lệnh cho quân đội “cứ đánh tới, cứ lấn đất, giành dân, cắm cờ và tràn ngập lãnh thổ”. Thiệu tuyên bố: “nếu cộng sản dùng súng lục thì quốc gia trả lời bằng súng cối, súng đại bác” [14, tr. 315] điều này thể hiện rõ âm mưu phá hoại Hiệp định của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Ở Cần Thơ, ngay sau khi Hiệp định Paris được ký kết, quân đội Sài Gòn đã tiến hành những thủ đoạn sau đây:

- Về quân sự: tập trung lực lượng đánh thẳng vào các vùng giải phóng và vùng căn cứ của ta, nhằm chiếm đất, giành dân và đánh phá lực lượng cách mạng.

- Về chính trị: đưa Huỳnh Ngọc Diệp làm tỉnh trưởng Phong Dinh; xuyên tạc thắng lợi của Hiệp định Paris chống lại chủ trương hòa hợp, hòa giải dân tộc của ta.

- Về kinh tế: triển khai vơ vét lúa gạo của nhân dân, nhanh chóng triển khai kế hoạch bình định mới, ra sức tái chiếm những vị trí xung yếu trong tỉnh.

Để thực hiện những âm mưu trên, ngay từ khi Hiệp định Paris ký kết còn chưa ráo mực địch đã triển khai kế hoạch bình định trọng điểm, đánh phá mạnh vào các xã Hòa An, Tân Bình, Hòa Mỹ và lấn chiếm các ấp trong vùng căn cứ.

Kế hoạch bình định của địch được chia làm hai bước; bước một: đưa 3 tiểu đoàn sư 21 và 2 tiểu đoàn bảo an, xe M113 liên tục đánh phá dài ngày vào xã Hòa An và xã Hòa Mỹ; bước hai: chuyển sang đánh phá vùng căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ ở các khu vực thuộc kinh xáng Lái Hiếu và đồng Phương Ninh xã Phương Bình huyện Phụng Hiệp với lực lượng lớn gồm 5 tiểu đoàn chủ lực của Sư 9, 7 tiểu đoàn bảo an cơ động, 2 chi đội xe M113 hoạt động nhiều tháng trong vùng căn cứ Tỉnh ủy. Có lúc chúng sử dụng đến 17 tiểu đoàn trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, với khối lượng lớn bom đạn, có ngày chúng bắn từ 1.000 đến 2.000 quả đạn pháo vào vùng căn cứ Phương Bình. Trong các trận càn, địch tiến hành đốt phần lớn nhà dân, phá hoại vườn tược, hoa màu, gây khó khăn trong sản xuất và đời sống nhân dân, chúng muốn tát dân chạy ra vùng ven;

đồng thời chiếm đóng lại nhiều đồn bót trên địa bàn Phụng Hiệp.

Đầu năm 1974, địch tiếp tục dùng lực lượng lớn để đánh phá vùng căn cứ của ta trên địa bàn huyện Phụng Hiệp với ba mục tiêu chính: lấn đất, giành dân và cướp lúa. Quân đội Sài Gòn tiến hành lập các phân chi khu ở thị tứ Kinh Cùng, Ban Thạch, Cầu Trắng Lớn (xã Long Thạnh), chợ Bún Tàu (xã Tân Phước Hưng), nhà thờ Đức Bà (xã Phương Phú); đồng thời chúng lập các khu

“nông trang” ở đồng Chà Chốt (xã Hiệp Hưng), ấp Cái Côn, mang cá (xã Đại Thành) nhằm bao vây vùng căn cứ Tỉnh ủy, song song đó là các thủ đoạn mỵ dân, tổ chức bộ máy do thám, gián điệp, mua chuộc, chiêu hồi… để tiến hành đánh phá vùng căn cứ của ta. Ngày 01 – 11 – 1974, địch đưa một trung đoàn của Sư đoàn 21 và hai tiểu đoàn bảo an để tăng cường kết hợp với 4 tiểu đoàn bảo an đóng tại Phụng Hiệp tiến hành càn quét đánh phá liên tục vùng giải phóng của ta thuộc các xã: Hòa Mỹ, Long Thạnh, Thạnh Hòa, trên tuyến lộ 40, địch đưa 2 chi

Một phần của tài liệu Căn cứ tỉnh ủy cần thơ trong kháng chiến chống mỹ cứu nước 1954 1975 (Trang 94 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)