1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo tại thị trường nội địa của công ty cổ phần bánh kẹo hữu nghị 4

66 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 607,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM BÁNH KẸO TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HỮU NGHỊ 16 2. 1. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm của công ty (7)
    • 2.1.3. Các chính sách tiêu thụ (28)
    • 2.2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty (30)
      • 2.2.1. Kết quả tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây (30)
      • 2.2.2. Kết quả tiêu thụ bánh kẹo theo khu vực thị trường (39)
      • 2.2.3. Kết quả tiêu thụ bánh kẹo theo khách hàng (40)
      • 2.2.4. Tiêu thụ bánh kẹo theo mùa vụ (41)
      • 2.3.1. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân (42)
      • 2.3.2. Thành tựu đạt được (42)
      • 2.3.3. Có được những nguyên nhân đó là do (43)
    • 2.4. Những hạn chế và nguyên nhân (44)
      • 2.4.1. Những hạn chế này do tác động bởi (44)
      • 2.4.2. Nguyên nhân (46)
  • CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM BÁNH KẸO TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HỮU NGHỊ 44 3.1. Định hướng phát triển của công ty (20)
    • 3.1.1. Chiến lược phát triển chung của toàn ngành (48)
    • 3.1.2. Định hướng phát triển của công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị (49)
    • 3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ bánh kẹo tại thị trường nội địa của công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị (50)
      • 3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu thị trường (50)
      • 3.2.2. Hoàn thiện chính sách sản phẩm (52)
      • 3.2.3. Tăng cường thực hiện các hoạt động xúc tiến khuyếch trương sản phẩm (59)
    • 3.3. Một số kiến nghị .........................................................................................60 KẾT LUẬN 61 (63)

Nội dung

THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM BÁNH KẸO TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HỮU NGHỊ 16 2 1 Tổ chức tiêu thụ sản phẩm của công ty

Các chính sách tiêu thụ

Sản phẩm của doanh nghiệp nên được hiểu là một hệ thống thống nhất các yếu tố có liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm thoả mãn đồng bộ nhu cầu của khách hàng bao gồm sản phẩm vật chất (hiện vật), bao bì, nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ , cách thức bán hàng…

Chính sách sản phẩm là tổng thể những quy tắc chỉ huy việc tung sản phẩm để củng cố, gạt bỏ hoặc bổ sung, đổi mới sản phẩm cho thị trường lựa chọn của doanh nghiệp.

Chính sách sản phẩm là nền tảng cho các chính sách khác của doanh nghiệp Nó là cơ sở để tiến hành chính sách giá cả, phân phối và xúc tiến Và đề ra các quyết định đầu tư, nghiên cứu, mua sắm máy móc, tuyển nhân công…Chính sách sản phẩm phải dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường.

Chính sách sản phẩm thường bao gồm việc xác định danh mục sản phẩm, chủng loại sản phẩm và các đặc tính của nó như tên gọi, nhãn hiệu, các đặc tính kỹ thuật, bao gói kích cỡ và các dịch vụ sau bán hàng

Liên quan đến chính sách sản phẩm, doanh nghiệp cần quan tâm nghiên cứu sản phẩm mới, chu kì sống của sản phẩm và cách thức triển khai sản phẩm mới

+ Giá là một nhân tố quan trọng và là hạt nhân của hoạt động tiêu thụ trên thị trường Giá cả có tính nhạy cảm nhất trong bốn tham số của marketing đối với hoạt động tiêu thụ Vì vậy chiến lược giá có tác động rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và việc xây dựng chiến lược giá cần phải chú ý đến một số nội dung sau:

- Quan điểm về việc định giá và sử dụng giá để thực hiện các mục tiêu trong quá trình sản xuất kinh doanh Trong mỗi giai đoạn kinh doanh, doanh nghiệp thường xác định cho mình một mục tiêu nhất định và phải xác định mức giá bán cho từng loại sản phẩm để thực hiện mục tiêu đó Trong thực tế các doanh nghiệp thường định giá sản phẩm của mình nhằm thực hiện các mục tiêu. + Định giá nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận

+ Định giá nhằm mục tiêu doanh số cao nhất.

+ Định giá nhằm mục tiêu cạnh tranh.

+ Định giá nhằm mục tiêu phát triển thị trường.

+ Định giá nhằm mục tiêu đảm bảo có mức thu nhập đã định trước.

- Các chính sách giá có thể sử dụng trong tiêu thụ sản phẩm:

+ Chính sách giá linh hoạt theo một khung giá “trần - sàn” và chính sách giá cố định.

+ Chính sách giá theo chu kỳ sống của sản phẩm.

+ Chính sách giá theo khu vực và địa điểm vận chuyển.

2.1 3 3 Chính sách xúc tiến, khuyếch trương

Trong chiến lược xúc tiến, doanh nghiệp phải xác định được vai trò, nội dung của các hoạt động xúc tiến cũng như cách thức tổ chức và thực hiện hoạt động xúc tiến Các chính sách xúc tiến thường được sử dụng để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm là các chính sách quảng cáo, chính sách khuyến mại, chính sách bán hàng trực tiếp, tham gia các hội chợ triển lãm, tổ chức các hội nghị khách hàng và các hoạt động khuyếch trương khác.

2.1 3 4 Bán hàng và dịch vụ sau bán hàng

+ Công ty khẳng định nhân viên bán hàng là cầu nối trực tiếp công ty với khách hàng, đồng thời là người thay mặt công ty quan hệ với khách hàng và đem thông tin phản hồi về cho công ty Song thực tế lại ngược lại, phòng tổ chức của công ty vẫn giữ kiểu làm việc nhà nước xưa cũ nên việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên bán hàng ít được quan tâm Nhân viên bán hàng tại của hàng giới thiệu sản phẩm của công ty không biết đến chất lượng của sản phẩm chỉ biết đến giá bán Và thái độ phục vụ không niềm nở, mặc khách đến và đi Nhân viên bán hàng không được học nghiệp vụ bán hàng nên kỹ năng bán hàng còn kém, không thu hút được khách hàng.

+ Sản phẩm bánh kẹo của công ty có nét đặc thù riêng, nguyên liệu dùng sản xuất và thậm chí sản phẩm sản xuất ra rất khó bảo quản nhất vào thời tiết oi bức.Nhưng công ty lại không xây dựng dịch vụ sau bán hàng, sản phẩm đến tay khách hàng coi như là đã được tiêu dùng.

Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty

2.2.1 Kết quả tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây ĐVT: Tỷ đồng

TT Các chỉ tiêu Năm

Nguồn: Báo cáo của Hội đồng quản trị tại Đại hội đồng cổ đông 2011

Trong những năm gần đây( từ 2009 – 2012) doanh thu và lợi nhuận của công ty mỗi năm đều tăng lên đáng kể cho thấy sự ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đặc biệt lợi nhuận của năm 2011 so với năm 2010 tăng cao thể hiện công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị đạt hiệu qủa cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm Hoạt động sản xuất hiệu quả hơn khi công ty đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất từ các nước Đức, Italy Cùng với đó là việc đẩy mạnh công tác bán hàng và hoạt động maketing cũng giúp cho sự thành công của hoạt động tiêu thụ của công ty.

2.2.1.1 Kết quả tiêu thụ bánh kẹo theo chủng loại sản phẩm ĐVT: Tỷ đồng

STT Tên sản phâm Doanh thu Tỷ trọng%

1 Bánh mỳ các loại và bánh nương Tipo

Bảng 2.4: Doanh thu bán hàng theo chủng loại sản phẩm năm 2011

Qua Bảng 2.4 ta thâý sản phẩm chủ lực của công ty là bánh mỳ các loại và bánh nướng Tipo chiếm tỷ trọng khoảng 55% tổng doanh thu Dòng sản phẩm này có khối lượng và thiết kế bao bì phù hợp với các nhu câù mua sắm của ngươì tiêu dùng Việt Nam, tính tiện lơị cao cùng với sự đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

 Kết quả tiêu thụ bánh quy:

Quy Bơ Sữa Mimosa Tổng

Biểu đồ 2.5 Biểu đồ tiêu thụ bánh quy theo chủng loại 5 năm 2007-2011

Nguồn: Phòng kinh doanh thị trường Bảng 2 6: Tiêu thụ bánh quy theo chủng loại sản phẩm qua 5 năm 2007– 2011 của công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị

Bảng 2.7: Chênh lệch sản lượng bánh tiêu thụ qua các năm

Qua biểu đồ tiêu thụ sản phẩm theo chủng loại bánh và bảng thống kê trên thấy:

+ Tổng sản lượng bánh tiêu thụ cũng như sản lượng tiêu thụ của các loại bánh khác nhau đều tăng từ năm 2010 đến năm 2011 Cụ thể: năm 2007 tổng sản lượng tiêu thụ của bánh là 1850 tấn, năm 2008 là 2100 (tăng 13,5% so với

2006), năm 2009 đạt ở mức 2700 tấn (tăng so với năm 2008 là 17,6%) Bánh Vani trứng năm 2007 chỉ tiêu thụ vào khoảng 651,2 tấn thì đến 2010 đã là 1150 tấn (tăng 27,8% so với năm 2009) Quy bơ sữa tăng từ 752 tấn năm 2007 lên

1072 tấn vào năm 2009 mặc dù tỷ trọng tiêu thụ của quy bơ sữa có xu hướng giảm dần trong tổng sản lượng bánh tiêu thụ.

+ Nhưng xét đến năm 2011, đột ngột từ tổng sản lượng bánh, cũng như sản lượng từng loại bánh lại giảm mạnh Tổng sản lượng bánh giảm 800 tấn (tương đương 29,6%) so với năm 2010 Tương tự với vani trứng và quy bơ sữa giảm

333 tấn mỗi loại( tương đương 30%) Mimosa giảm 134 tấn (29%) so với năm 2009.

2.2.1.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo so với kế hoạch tiêu thụ của công ty trong 3 năm 2009 – 2011 theo chủng loại sản phẩm tại thị trường nội địa.

TH/KH tấn % tấn % tấn %

Nguồn: Phòng kinh doanh thị trường Bảng 2 8: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ bánh kẹo trong 3 năm (2009– 2011) tại thị trường nội địa của công ty

Qua bảng thống kê tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ của công ty thấy: kế hoạch tiêu thu công ty đưa ra là tương đối cao so với mức tiêu thụ thực tế Cụ thể:

+ Tổng sản lượng bánh kẹo tiêu thụ tại khu vực nội địa năm 2009 theo kế hoặch là 3980 tấn nhưng mức tiêu thụ thực tế chỉ là 2983 tấn, chênh lệch 997 tấn và thực tế tiêu thụ đạt 74,9% so với kế hoạch Năm 2010, mức tiêu thụ trên thực tế ngày càng xa so với mức dự kiến tiêu thụ, chỉ đạt 70% so với kế hoặch Và năm 2011, con số này xuống còn 65%, sản lượng kế hoạch tiêu thụ hơn thực tế

+ Với mỗi chủng loại bánh kẹo tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ cũng khác nhau, và thường không đồng nhất Có những sản phẩm thực hiện không đạt kế hoạch nhưng cũng có chủng loại vượt mức tiêu thụ kế hoạch nhưng những chủng loại sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn thường không đạt kế hoạch tiêu thụ như : Kẹo suri năm 2009 tiêu thụ thực tế ít hơn kế hoạch 151,2 tấn, năm 2010 là

144 tấn, năm 2011 giảm xuống chỉ còn 119 tấn Trong khi đó, bánh quy bơ sữa và vani trứng thì thực tế tiêu thụ lại giảm hơn so với kế hoạch tiêu thụ

+ Với chủng loại sản phẩm có giá trị lớn thì sản lượng thực tế tiêu thụ ngày càng tiến gần tới sản lượng dự kiến song tốc độ này chậm hơn so với sự giãn cách giữa thực tế và kế hoạch các sản phẩm còn lại Vì vậy việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ của công ty chưa thực sự hiệu quả.

2.2.1.4 Tình hình tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo so với thực tế sản xuất của công ty trong 3 năm 2009 – 2011 theo chủng loại sản phẩm tại thị trường nội địa

Một bộ phận nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, nhận các đơn đặt hàng đồng thời dựa vào tình hình tiêu thụ năm trước và chính sách phát triển, tiêu thụ của công ty đưa ra kế hoạch sản xuất của công ty Với mỗi chủng loại bánh kẹo cũng vậy, thực tế sản xuất và thực tế tiêu thụ bánh kẹo được thể hiện qua bảng sau:

(tấn) TT/SX SX (tấn) TT

(tấn) TT/SX SX(tấn

) TT/SX tấn % tấn % tấn %

Nguồn: Phòng kinh doanh thị trườngBảng 2 9 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bánh của công ty trong 3 năm gần đây (2009 – 2011)

Tình hình sản xuất phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố trong sản xuất như: nhu cầu thị trường, các yếu tố đầu vào, tình hình tiêu thụ năm trước, sản lượng tồn kho của sản phẩm trong thời gian trước… mặc dù vậy lượng sản xuất của công ty qua 3 năm qua vẫn cao hơn so với tiêu thụ.

+ Chênh lệch giữa tiêu thụ và sản xuất được đánh giá là không ổn định qua

3 năm qua Cụ thể, tổng sản lượng bánh kẹo tỷ lệ tiêu thụ / sản xuất năm 2009 là 92,11%, năm 2010 tăng lên 92,55% và 2011 chỉ giữ ở mức 94,17% Điều này cho thấy tiêu thụ ngày càng thấp hơn nhiều so với sản xuất đó là chưa kể đến lượng tồn trong kho của giai đoạn trước.

+ Trong mỗi năm lượng sản xuất bánh kẹo nói chung và các chủng loại kẹo nói riêng nhìn chung lớn hơn so với tiêu thụ thực tế Điều này cũng là mặt tích cực trong sản xuất và tiêu thụ của công ty, khách hàng không phải chờ đợi mua hàng, đôi khi vì sự sẵn có của sản phẩm quyết định không nhỏ đến việc giữ chân khách hàng Nhưng cũng phải kể đến ở đây là lượng chênh lệch qua các năm giữa tiêu thụ và sản xuất lại là nguyên nhân gây dự trữ của công ty quá lớn, như vậy hiệu quả sản xuất không cao Năm 2009 tiêu thụ bánh kẹo là 3500, sản xuất là 3800, vượt hơn tiêu thụ 300 tấn Năm 2010, tiêu thụ đạt 3776 tấn, sản xuất lên tới 4080 tấn Năm 2011, công ty sản xuất 4110 tấn bánh kẹo các loại, thì tiêu thụ chỉ là 3870, ít hơn 210 tấn so với sản xuất, sản lượng chênh lệch là khá. + Hầu hết các mặt hàng bánh kẹo đều có tỷ lệ giữa tiêu thụ/sản xuất giảm từ năm 2009 đến 2011

2.2.2 Kết quả tiêu thụ bánh kẹo theo khu vực thị trường ĐVT: Tỷ dồng

STT Khu vưc Doanh thu Tỷ trọng

1 Miền Bắc( từ Huế trở ra) 780,75 75

2 10 tỉnh Miền trung–Tây Nguyên 52,05 5

Bảng 2.10: Doanh thu bán hàng theo khu vực năm 2011

Qua bảng 2.3 ta thâý thị trường lớn nhất của công ty thực phẩm Hưũ Nghị là các tỉnh miền Bắc từ Huế trở ra với tỷ trọng doanh thu chiếm tới 75% tổng doanh thu của toàn công ty Kể đến là các tỉnh miền nam với tỷ trọng 20% tổng doanh thu Doanh thu từ khu vực 10 tỉnh miền Trung Tây Nguyên chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ chiếm 5% tổng doanh thu

2.2 3 Kết quả tiêu thụ bánh kẹo theo khách hàng

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM BÁNH KẸO TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HỮU NGHỊ 44 3.1 Định hướng phát triển của công ty

Chiến lược phát triển chung của toàn ngành

+ Nhà nước ta luôn có chính sách ưu tiên phát triển kinh tế, nhằm thực hiện mục tiêu toàn cầu hoá, mở rộng giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực và thế giới Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển các ngành kinh tế đến năm 2012, trong đó có ngành sản xuất thực phẩm.Mục tiêu chủ yếu là thoả mãn nhu cầu khách hàng tiêu dùng trong nước về cả số lượng, chất lượng, chủng loại và giá cả Hướng vào cả xuất khẩu nhằm tăng ngoại tệ cho đất nước, từng bước đưa công nghiệp này thành ngành mũi nhọn, có năng lực cạnh tranh cao trên trường quốc tế và trong khu vực, giải quyết việc làm, góp phần vào sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

+ Để thực hiện được mục tiêu đề ra ngành sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần có những bước đi cụ thể:

+ Đa dạng hoá các thành phần kinh tế, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, đẩy mạnh kêu gọi đầu tư nước ngoài.

+ Coi trọng phát triển chiều rộng đi đôi với củng cố chiều sâu.

+ Tập trung tìm kiếm, khai thác và phát triển nguyên liệu để nâng cao tính chủ động nguyên liệu trong sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh với quốc tế. + Đầu tư công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng, mẫu mã tốt Đồng thời phải tận dụng tối đa những thiết bị sẵn có để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.

+ Chuyên môn hoá mỗi loại công nghệ đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp trong ngành có mặt hàng chủ đạo riêng, nâng cao được năng lực cạnh tranh của toàn ngành.

+ Đầu tư phải đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, lao động, và xã hội.

Định hướng phát triển của công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị

3.1.2.1 Định hướng chung cho toàn công ty.

+ Trên cơ sở những mục tiêu, chiến lược mà ngành đã đặt ra, công đã xây dựng mục tiêu, phương hướng của mình trong thời gian tới như sau:

+ Phấn đấu doanh thu năm 2012 đạt 19000 tỷ đồng Nâng cao thu nhập cho công nhân lên 3500.000/ tháng thay cho 3000.000 như hiện nay

+ Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xây dựng, khẳng định và phát triển thương hiệu của công ty.

+ Mở rộng quy mô công ty bằng phương án: Mở rộng hoạt động các hoạt động dịch vụ của công ty như: Dịch vụ thương mại, đầu tư và hoạt động kinh doanh bất động sản, tổ chức hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

+ Triển khai kế hoạch tiến độ thi công và tổ chức di chuyển các dây chuyền sang Hưng yên, Hà Nam, Bình Định….Triển khai nhanh chóng các dự án về chung cư cao tầng, văn phòng cho thuê

+ Cải tạo nâng cấp dây chuyền công nghệ để nâng công suất lên gấp 4,5 lần hiên nay

Xây thêm lò sấy muối, đầu tư thêm dây chuyền sản xuất.

+ Giữ vững thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới trên cả nước và vươn ra thế giới

+ Tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý, cơ cấu lao động để hiệu quả hơn trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của công ty. Đơn vị: Tỷ đang sản xuất và kinhồ uống có cồn.ng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nguồn: Phòng tài chính kế toán + Phòng tổ chức Bảng 3.1: Mục tiêu cụ thể của công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị trong giai đoạn 2010 – 2012

3.1.2.2 Định hướng cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo tại thị trường nội địa của công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị

Công ty đưa ra mục tiêu tăng sản lượng bánh kẹo tiêu thụ trong thị trường nội địa, khắc phục hiện tượng sản lượng tiêu thụ bánh kẹo lại giảm như năm

2010 và 2011 Ngoài việc giữ vững thị trường truyền thống, công ty đang có những chính sách nhằm tập trung vào một số ngách thị trường hiện còn đang được bỏ ngỏ tại thị trường nội địa Sản phẩm bánh kẹo của công ty có đối tượng khách hàng mà ít công ty cùng ngành để mắt tới Chủng loại bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị phù hợp với thị hiếu nhiều đối tượng khách hàng nội địa Dự kiến khối lượng tiêu thụ của công ty trong thời gian tới như sau: Đơn vị: Tấnn v : T nị đang sản xuất và kinh ất và kinh

Nguồn: Phòng kinh doanh thị trường Bảng 3 2: Khối lượng tiêu thụ mục tiêu tại thị trường nội địa của công ty trong giai đoạn 2009 – 2011

Với mặt hàng truyền thống này, công ty đang có hướng đa dạng hoá sản phẩm, và đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng Phát triển danh mục sản phẩm, quảng bá đến khách hàng bằng nhiều hình thức để hoạt động sản xuất và tiêu thụ đạt có hiệu quả.

Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ bánh kẹo tại thị trường nội địa của công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị

3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu thị trường

+ Công tác nghiên cứu thị trường tốt đồng nghĩa với việc dự báo tốt nhu cầu về sản phẩm mà khách hàng mong muốn và có nhu cầu sử dụng trong giai đoạn tiếp theo Đồng thời phân tích được tình hình kinh doanh của đối thủ cạnh tranh, có như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh mới thực sự đạt hiệu quả.

+ Về vấn đề nghiên cứu thị trường của công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị trong những năm gần đây đã có nhiều sự chú ý hơn song hiệu quả mang lại chưa cao Để thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường, thiết nghĩ công ty phải có sự chuyên môn hoá trong các hoạt động như: Nghiên cứu phát triển, bán hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh… Và đặc biệt, phòng Marketing chuyên đảm nhận công tác nghiên cứu thị trường cần được thành lập Hiện nay công tác nghiên cứu thị trường do phòng kinh doanh thị trường đảm nhiệm, nên hiệu quả của công tác này chưa cao, thông tin thu thập thiếu chính xác.

Sơ đồ 3 3 Phòng Marketing của công ty

Phòng Marketing của công ty bánh kẹo Hữu Nghị hiện nay có trụ sở chính tại nhà máy 122 Định Công Đứng đầu là trưởng phòng chịu trách nhiệm bao quát và quản lí chung tình hình hoạt động trong phòng Sau trưởng phòng là hai phó phòng phụ trách về xúc tiến thị trường và các hoạt động xúc tiến khuyếch trương Dưới đó là đội ngũ nhân viên hoạt động theo từg bộ phận như bộ phận phát triển thị trường, bộ phận xúc tiến các hoạt động bán hàng trong siêu thị, bộ phận xúc tiến bán hàng tại khối các trường học, bộ phận tính giá đảm bảo linh hoạt theo từng thời điểm nhằm sản xuất kinh doanh có lời…

+ Hiện nay công ty đã có đội ngũ các bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, thêm vào đó là nhiệt huyết với công việc, với hoạt động sản xuất của công ty Nguồn lực tài chính của công ty tuy chưa phải là lớn hơn so với các đối

Bộ phận xúc tiến thị trường ng

Bộ phận khối trường học

Bộ phận xúc tiến khuếch trương thủ cạnh tranh nhưng cũng đủ điều kiện để thành lập và duy trì hoạt động của phòng Marketing.

+ Với một số lượng lớn cán bộ công nhân viên của công ty như hiện nay, có thể điều chỉnh công tác của một số nhân viên phòng kinh doanh thị trường đã từng tham gia và có kinh nghiệm trong nghiên cứu thị trường sang hoạt động tại phòng Marketing Ngoài ra, công ty có thể phải bỏ ra nguồn kinh phí từ đại hội đồng cổ đông để thực hiện tuyển dụng nguồn nhân lực mới phù hợp với công tác thị trường

+ Cơ sở vật chất của phòng Marketing cũng lớn lắm, lợi dụng diện tích rộng hiện có của công ty để đạt thêm cơ sở cho văn phòng này tại địa bàn của công ty Văn phòng Marketing nên đạt tại công ty, vừa tiện cho việc giám sát hoạt động của cấp trên, lại gần gũi hoạt động sản xuất, dễ tiếp cận nguồn thông tin trong và ngoài doanh nghiệp Những điều kiện trên công ty hoàn toàn có thể thực hiện được.

+ Việc xây dựng phòng Marketing nhằm thực hiện tốt nhất công tác nghiên cứu thị trường đảm bảo hoạt động sản xuất và tiêu thụ có hiệu quả Chính sự chuyên môn hoá các khâu trong nghiên cứu thị trường, phân tích nhu cầu, phân tích đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là sự tiếp cận thông tin bên trong và ngoài doanh nghiệp chính xác, kịp thời

3.2.2 Hoàn thiện chính sách sản phẩm.

+ Đối với các doanh nghiệp sản xuất như Hữu Nghị sản phẩm sản xuất ra là nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng và đem lại lợi nhuận cho công ty qua hoạt động sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó đốii thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, trong và ngoài ngành, doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài… kéo theo đó là cường độ cạnh tranh càng ngày càng gay gắt Các doanh nghiệp muốn tồn tại, duy trì, phát triển hoạt động của mình phải đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Sản xuất và tiêu thụ có mối quan hệ khăng khít với nhau

Nguồn tài chính đảm bảo sản xuất của công ty, nhưng hoạt động tiêu thụ lại duy trì và phát triển đến nguồn vốn hoạt động sản xuất của công ty Chính hoạt động tiêu thụ là then chốt cho mọi hoạt động của công ty, là bước khởi đầu cũng là bước kết thúc của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Nghiên cứu thị trường tốt rồi, chưa đủ vì nghiên cứu thị trường chủ yếu là tìm hiểu về thị hiếu người tiêu dùng sao cho chính xác, đúng thời điểm Sản phẩm muốn tiêu thụ được thì phải được khách hàng lựa chọn so với các sản phẩm của các công ty khác Sản phẩm ngày càng nhiều, người tiêu dùng bắt đầu quan tâm đến chất lượng, mẫu mã và chủng loại sản phẩm để quyết định hành vi mua sắm của mình Các doanh nghiệp và tổ chức sản xuất cố gắng không ngừng trong việc hoàn thiện chính sách sản phẩm, đó là điều ý nghĩa và vô cùng cần thiết trong môi trường cạnh tranh như hiện nay Chính sách sản phẩm mà công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị đang chú trọng thực hiện để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ có thể khái quát qua nội dung sau:

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm

+ Cải tiến mẫu mã, bao gói sản phẩm bánh kẹo.

+ Phát triển sản phẩm mới

Chất lượng sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm Là một trong những công cụ cạnh tranh của công ty, nên mấy năm gần đây công ty liên tục đạt được các danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao Sản phẩm bánh kẹo của công ty hiện nay đang phải đối mặt với nhiều loại chủng loại bánh kẹo của các công ty khác như: Chew Hải Hà, Bánh quy Hải Châu… muốn đứng vững phải ngoài việc cải tiến mẫu mã các chủng loại bánh kẹo, công ty phải quan tâm đến nâng cao chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là tổng hợp các tính chất và đặc trưng kinh tế kỹ thuật tạo nên giá trị sử dụng của sản phẩm, thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội.Vì vậy sản phẩm luôn phải đạt được một số yêu cầu nhất định mới có thể được người tiêu dùng chấp nhận Trên thực tế công ty đã xây dựng một chính sách chỉ tiêu chất lượng rõ ràng, được ban hành chính thức và công bố rộng rãi trên toàn công ty, được đặt ở nơi dễ thấy nhất để mọi người trong công ty và những khách hàng đến công ty đều có thể tiếp xúc Nhưng chính sách chất lượng không phải là tài liệu cố hữu mà phải được xem xét, thay đổi thường xuyên để phù hợp với tình hình phát khách hàng là mục tiêu của công ty Các tiêu chuẩn chất lượng phải được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn ngành nói chung như: Chỉ tiêu lý hoá (độ ẩm, hàm lượng ), chỉ tiêu cảm quan (hình dạng, mùi vị, màu sắc), chỉ tiêu vi sinh vật, tỷ lệ khuyết tật, thời gian bảo hành.

Với mỗi loại sản phẩm công ty cần đưa ra những loại tiêu chuẩn kỹ thuật riêng và đảm bảo thực hiện.Các tiêu chuẩn này luôn phải được tuân thủ nhằm đảm bảo các yêu cầu chất lượng của sản phẩm Để nâng cao chất lượng sản phẩm công ty cần:

+ Đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu cho sản xuất không chỉ ở số lượng mà còn ở chất lượng nguyên liệu Đó là một trong những cơ sở của việc lực chọn nhà cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đặc điểm của nguồn nguyên liệu đầu vào của sản phẩm bánh kẹo là rất dễ hỏng vì vậy muốn đảm bảo cho chất lượng của sản phẩm phải chú trọng trong việc lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào

+ Thứ hai, nhà máy huy động nguồn lực tài chính xây dựng hệ thống kho với trang thiết bị máy móc hiện đại để bảo quản tốt nhất nguồn nguyên liệu dễ hỏng và sản phẩm đã sản xuất ra chưa đi tiêu thụ Hiện nay công ty chưa có hệ thống kho bãi đảm bảo được yêu cầu bảo quản cho công tác sản xuất bánh kẹo, thậm chí bánh kẹo chưa được tiêu thụ còn để ngay nơi sản xuất nên chất lượng kẹo không được đảm bảo do bị chảy nước

+ Thứ ba, Thường xuyên kiểm tra, giám sát mọi hoạt động sản xuất tiêu thụ sản phẩm Nói cách khác hoạt động kiểm soát sản phẩm ở đây thường được quan tâm nhất chính là kiểm soát hoạt động không phù hợp và hành động khắc phục, phòng ngừa Kiểm soát có thể bao gồm nhiều khâu như: Kiểm soát sản phẩm không phù hợp, kiểm soát vật tư nguyên vật liệu khi nhập kho và khi đưa vào sản xuất, bán thành phẩm không phù hợp và thành phẩm không phù hợp Với việc kiểm tra, kiểm soát nguyên vật liệu cần tiến hành loại bỏ việc sử dụng Khi phát hiện vật tư, nguyên vật liệu đưa vào sản xuất không phù hợp người phát hiện phải để riêng vật tư, nguyên vật liệu đó và báo cán bộ hay đơn vị kiểm tra.

Khi phát hiện bán thành phẩm hay thành phẩm không phù hợp cũng phải có những biện pháp cụ thể Như bán thành phẩm không phù hợp phải báo với cán bộ kỹ thuật để kịp thời khắc phục điều chỉnh lại Đối với thành phẩm phát hiện ra là không phù hợp trước khi đưa ra thị trường phải để riêng ra kịp thời báo với ban lãnh đạo để có phương án giải quyết Đối với sản phẩm không phù hợp sơ suất đã được chuyển giao tới tay khách hàng phải có biện pháp thu hồi. Đối với việc tiêu thụ mặt hàng bánh kẹo, đầu tiên phải kể đến đó là:

Loại sản phẩm đó là gì?

Tính năng và công dụng của nó?

Chất lượng của mặt hàng đó như thế nào?

Mẫu mã kiểu dáng có ưa nhìn và độc đáo?

Một số kiến nghị 60 KẾT LUẬN 61

+ Nhà nước tạo điều kiện mở rộng chuyển giao công nghệ với khu vực và thế giới, đưa công nghệ hiện đại vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức trong lĩnh vực công nghiệp nói chung và sản xuất kinh doanh thực phẩm nói riêng Ngoài ra nhà nước nên thành lập tổ chức tư vấn công nghệ để cho các công ty trong ngành sản xuất có thêm kinh nghiệm hiểu biết thêm về công nghệ, tính năng công dụng của công nghệ và đầu tư tận dụng có hiệu quả nhất.

+ Nhà nước nên thường xuyên tổ chức các đợt hội chợ thương mại, hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao để các công ty có thể tham gia và giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình

+ Trong xu thế hội nhập với thế giới như hiện nay, nhà nước có những chính sách thu hút đầu tư từ nước ngoài, phá bỏ rào cản thuế quan cho các mặt hàng nhập khẩu Chính vì thế, cường độ cạnh tranh ngày càng gay gắt nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cũng như nên có hỗ trợ như khuyến khích người dân tiêu dùng hàng Việt Nam chất lượng cao góp phần xây dựng quê hương Đồng thời giảm thuế xuất khẩu cho các mặt hàng này.

+ Nâng cao chất lượng ngân hàng, thủ tục vay vốn nên đơn giản hơn nhằm giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư, mở rộng sản xuất cho phù hợp với xu thế cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Cần nghiêm minh trong việc quản lý, xử lý những vi phạm: hàng giả, gian lận, cướp bản quyền hoặc trốn thuế đảm bảo cho môi trường hoạt động kinh doanh luôn công bằng, cạnh tranh lành mạnh Thúc đẩy các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động hiệu quả góp phần xây dựng nền kinh tế nước ta.

+ Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn sản xuất để có thể sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao hơn nữa.

Kinh tế thị trường là môi trường cho các doanh nghiệp vươn lên tự khẳng định mình nhưng đồng thời cũng nó cũng là môi trường đặc biệt nghiêm khắc với những doanh nghiệp, tổ chức làm ăn kém hiệu quả…

Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị sau 15 năm hoạt động nay trực thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu nhưng muốn tồn tại, đứng vững và phát triển tại thị trường nội địa và vươn ra quốc tế cũng không thể tránh khỏi không ít khó khăn Khó khăn về tìm kiếm khách hàng và thị trường, khó khăn về vấn đề tiêu thụ, về nguồn nguyên vật liệu…

Tiêu thụ sản phẩm quyết định đến sự thành công hay thất bại của một đơn vị kinh tế và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đang là một vấn đề hết sức cần thiết với sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị Cùng với mục tiêu phát triển của công ty, em xin góp phần nhỏ bé vào việc tìm hướng giải pháp đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo tại thị trường nội địa của công ty tuy còn nhiều hạn chế về cả lý luận và thực tiễn.

Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn tới thầy Trần văn Bão, các cô chú anh chị ở công ty cô phân thực phẩm Hữu Nghị đã giúp em trong quá trình thực tập và hoàn thành đề tài này.

Ngày đăng: 30/08/2023, 13:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1. 1. Cơ  cấu tổ chức công ty - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo tại thị trường nội địa của công ty cổ phần bánh kẹo hữu nghị 4
Sơ đồ 1. 1. Cơ cấu tổ chức công ty (Trang 10)
Bảng 1. 2. Danh mục sản phẩm của công ty Cổ phẩn Thực phẩm Hữu Nghị - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo tại thị trường nội địa của công ty cổ phần bánh kẹo hữu nghị 4
Bảng 1. 2. Danh mục sản phẩm của công ty Cổ phẩn Thực phẩm Hữu Nghị (Trang 13)
Bảng 1. 3. Kết cấu lao động của Hữu Nghị theo trình độ năm 2011 - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo tại thị trường nội địa của công ty cổ phần bánh kẹo hữu nghị 4
Bảng 1. 3. Kết cấu lao động của Hữu Nghị theo trình độ năm 2011 (Trang 16)
Bảng 1. 5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh  qua các năm - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo tại thị trường nội địa của công ty cổ phần bánh kẹo hữu nghị 4
Bảng 1. 5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm (Trang 17)
Sơ đồ 2. 2. Hệ thống kênh phân phối của công ty 2. 1. 2. 2. Quản trị hệ thống kênh phân phối - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo tại thị trường nội địa của công ty cổ phần bánh kẹo hữu nghị 4
Sơ đồ 2. 2. Hệ thống kênh phân phối của công ty 2. 1. 2. 2. Quản trị hệ thống kênh phân phối (Trang 26)
Bảng 2.7: Chênh lệch sản lượng bánh tiêu thụ qua các năm - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo tại thị trường nội địa của công ty cổ phần bánh kẹo hữu nghị 4
Bảng 2.7 Chênh lệch sản lượng bánh tiêu thụ qua các năm (Trang 34)
Bảng 2. 13. Doanh thu từ hoạt động tiêu thụ bánh kẹo tại thị trường nội địa - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo tại thị trường nội địa của công ty cổ phần bánh kẹo hữu nghị 4
Bảng 2. 13. Doanh thu từ hoạt động tiêu thụ bánh kẹo tại thị trường nội địa (Trang 42)
Sơ đồ 3. 3. Phòng Marketing của công ty - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo tại thị trường nội địa của công ty cổ phần bánh kẹo hữu nghị 4
Sơ đồ 3. 3. Phòng Marketing của công ty (Trang 51)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w