1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty cổ phần chứng khoán thăng long 1

111 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,18 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (4)
    • 1.1 Tổng quan về trái phiếu (4)
      • 1.1.1 khái niệm và các đặc trưng của trái phiếu (4)
      • 1.1.2 Phân loại trái phiếu (6)
      • 1.1.3 Rủi ro đầu tư trái phiếu (8)
    • 1.2. Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty chứng khoán (10)
      • 1.2.1 Hoạt động cơ bản của Công ty chứng khoán (10)
      • 1.2.2. Hoạt động kinh doanh trái phiếu tại công ty chứng khoán (13)
      • 1.2.3 Quan niệm về phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại công ty chứng khoán (24)
      • 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá mức phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty chứng khoán (25)
    • 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại công ty chứng khoán (29)
      • 1.3.1 Nhân tố chủ quan (29)
      • 1.3.2. Các nhân tố khách quan (34)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG (39)
    • 2.1. Khái quát về công ty Cổ phần chứng khoán Thăng Long (39)
      • 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển (39)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức, nhân sự (40)
      • 2.1.3. Kết quả kinh doanh chủ yếu (46)
    • 2.2. Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty chứng khoán Thăng Long (48)
      • 2.2.1. Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam (48)
      • 2.2.2. Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (58)
    • 2.3. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (68)
      • 2.3.2 Hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS chưa phát triển (73)
      • 2.3.3 Nguyên nhân hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS chưa phát triển (77)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG (0)
    • 3.1. Quan điểm và định hướng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công Ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (81)
      • 3.1.1. Nhận định thời cơ (81)
      • 3.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty Cổ phần chứng khoán Thăng Long (82)
    • 3.2. Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (83)
      • 3.2.1. Tăng cường sự quan tâm của Lãnh đạo công ty chứng khoán (83)
      • 3.2.2. Tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức của công ty (84)
      • 3.2.3. Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (0)
      • 3.2.4. Tăng vốn cho hoạt động kinh doanh trái phiếu (87)
      • 3.2.5. Các giải pháp khác (0)
    • 3.3. Một số kiến nghị hỗ trợ phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại CTCK Thăng Long (90)
      • 3.3.1. Đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội (90)
      • 3.3.2. Đối với UBCKNN và Chính phủ (91)
  • KẾT LUẬN..................................................................................................................99 (0)

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Tổng quan về trái phiếu

1.1.1 Khái niệm và các đặc trưng của trái phiếu

1.1.1.1 Khái niệm về trái phiếu

Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận về quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành Trái phiếu có thể là chứng chỉ vay nợ của chính phủ hoặc của công ty thể hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành phải trả nợ cho người nắm giữ trái phiếu một số tiền nhất định , vào những khoảnh khắc nhất định và phải trả lại khoản tiền gốc khi khoản tiền vay đến hạn Khác với cổ phiếu là một chứng khoán vốn , trái phiếu là một chứng khoán nợ trung và dài hạn tổ chức phát hành trái phiếu phải có nghĩa vụ trả lãi trái phiếu và hoàn trả gốc của trái phiếu cho chủ sở hữu trái phiếu khi đáo hạn Vì vậy trái phiếu còn được gọi là chứng khoán nợ Tổ chức phát hành trái phiếu với tư cách là người đi vay người đầu tư mua trái phiếu là người cho vay và được gọi là trái chủ Đặc điểm cơ bản của trái phiếu.

-Chủ thể phát hành không chỉ có công ty mà còn có chính phủ và chính quyền địa phương

-Nếu như người đầu tư mua cổ phiếu của công ty , trong thực tế là mua một phần công ty và là người chủ sở hữu công ty thì trái lại người mua trái phiếu chỉ là người cho chủ thể phát hành vay tiền và là chủ nợ của chủ thể phát hành trái phiếu.

-Nếu như thu nhập chủ yếu của cổ phiếu là cổ tức ,phục thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty thì trái lại , thu nhập chủ yếu của trái phiếu là tiền lãi –là khoản thu nhập cố định.

-Nếu như cổ phiếu là chứng khoán đưa lại cho người chủ sở hữu quyền đối với phần tài sản cuối cùng còn lại của công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản thì trái lại , trái phiếu là chứng khoán nợ Vì vậy nếu công ty bị giải thể hoặc bị phá sản thì trước hết công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho các trái chủ trước , sau đó phần còn lại mới phân chia cho các cổ đông

Với những đặc điểm trên , trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu Vì vậy ,trái phiếu là loại chứng khoán được các nhà đầu tư và các chế định tài chính ưa chuộng

1.1.1.2 Những đặc trưng của trái phiếu

Có nhiều loại trái phiếu khác nhau nhưng tất cả các trái phiếu đều có những đặc trưng chủ yếu sau :

-Tổ chức phát hành : có hai loại tổ chức phát hành chính là chính phủ và công ty chính phủ là tổ chức phát hành đáng tin cậy nhất do có được những điều kiện đảm bảo cao nhất cho việc hoàn trả gốc và lãi còn trái phiếu công ty thì tổ chức phát hành có nhiều loại ,mỗi loại có khả năng khác nhau trong việc đáp ứng các nghĩa vụ đã thỏa thuận với người cho vay Nói cách khác ,có thể coi rủi ro thanh khoản của trái phiếu chính phủ bằng 0 còn trái phiếu các công ty khác nhau có mức độ rủi ro thanh toán khác nhau Ngoài rủi do thanh toán trái phiếu chính phủ vẫn phải chịu các rủi ro khác giống như bất kỳ một trái phiếu công ty nào , như rủi ro lạm phát rủi ro lãi suất ….

-Mệnh giá trái phiếu : mệnh giá hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu là giá trị được nghi trên trái phiếu, giá tri này được coi là số vốn gốc Mệnh giá trái phiếu là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả Mệnh giá cũng thể hiện số tiền tổ chức phát hành phải hoàn trả khi trái phiếu đến hạn

-Lãi suất danh nghĩa : Lãi suất danh nghĩa thường được ghi trên trái phiếu hoặc tổ chức phát hành công bố được gọi là lãi suất danh nghĩa Lãi suất này được xác định theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá của trái phiếu và cũng là căn cứ để xác định lợi tức trái phiếu Trong nền kinh tế bình thường , thời hạn trái phiếu càng dài lãi suất càng cao Loại trái phiếu có độ tín nhiệm càng cao thì lãi suất lại càng thấp hơn các loại trái phiếu có độ tín nhiệm thấp

-Thời hạn của trái phiếu : Là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày tổ chức phát hành hoàn trả tiền lần vốn lần cuối Ngày mà khoản vốn gốc cuối cùng được thanh toán gọi là ngày đáo hạn của trái phiếu , các loại trái phiếu khác nhau có thời gian đáo hạn khác nhau.

-Kỳ trả lãi : Là khoảng thời gian tổ chức phát hành trả lãi cho người nắm giữ trái phiếu ở nhiều nước , lãi suất trái phiếu được xác định theo năm, nhưng việc thanh toán lãi trái phiếu thường được thực hiện mỗi năm một lần hoặc hai lần một năm

-Giá phát hành : Là giá bán của trái phiếu vào thời điểm phát hành Thông thường giá phát hành được xác định theo tỷ lệ phần trăm của mệnh giá Tùy theo tình hình của thị trường của tổ chức phát hành để xác định giá phát hành một cách thích hợp Có thể phân biệt ba trường hợp :

+ Giá phát hành bằng mệnh giá (ngang giá)

+ Giá phát hành dưới mệnh giá (giá chiết khấu )

+ Giá phát hành trên mệnh giá (giá gia tăng)

Nhưng dù trái phiếu bán ra có ngang giá , theo giá chiết khấu hay giá gia tăng thì lợi tức luôn được xác định theo mệnh giá trái phiếu và khi đáo hạn , người có trái phiếu sẽ được thanh toán theo mệnh giá trái phiếu

Tại các nước có thị trường chứng khoán phát triển , người ta phát hành rất nhiều loại chứng khoán khác nhau để huy động vốn Dưới đây chỉ xem xét một số cách phân loại trái phiếu chủ yếu :

1.1.2.1 Phân loại trái phiếu theo chủ thể phát hành

Mục đích: Nhằm xác định chủ thể phát hành để đánh giá rủi ro của từng loại trái phiếu do chủ thể phát hành.

Căn cứ theo chủ thể phát hành có thể chia trái phiếu thành các loại :

-Trái phiếu của chính phủ và chính quyền địa phương Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngân sách , chính phủ các nước thường phát hành trái phiếu để huy động tiền nhà rỗi trong các tầng lớp đân cư và các tổ chức kinh tế xã hội chính phủ luôn luôn được coi là nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường Vì vậy , trái phiếu chính phủ được coi là chứng khoán ít rủi ro nhất

Trái phiếu chính quyền địa phương có thể phát hành để huy động vốn đáp ứng nhu cầu kinh tế văn hóa , xã hội của địa phương

-Trái phiếu doanh nghiệp : Là những trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành để tăng thêm vốn hoạt động kinh doanh Trái phiếu doanh nghiệp có rất nhiều loại và rất đa dạng và phong phú

-Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức này có thể phát hành trái phiếu để tăng thêm vốn hoạt động

1.1.2.2 Phân loại theo thời hạn của trái phiếu

Mục đích: xác định thời hạn của từng loại trái phiếu giúp nhà đầu tư ra quyết định đầu tư.

Theo thời hạn trái phiếu có thể chia thành trái phiếu ngắn hạn, trái phiếu trung hạn và trái phiếu dài hạn

Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty chứng khoán

1.2.1 Hoạt động cơ bản của Công ty chứng khoán

1.2.1.1Khái niệm về Công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán là một loại hình chế định trung gian đặc biệt trên thị trường chứng khoán, thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán như ngành nghề kinh doanh chính Tại Việt Nam, Theo điều 65, 66 Nghị định 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ về chứng khoán và TTCK Công ty chứng khoán là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được UBCKNN cấp Giấy phép thành lập để hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

- Có phương án kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và phát triển ngành chứng khoán.

- Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật cho kinh doanh chứng khoán.

- Giám đốc, Phó giám đốc (Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc), các nhân viên kinh doanh của CTCK phải đáp ứng đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán do ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp.

- Giấy phép bảo lãnh phát hành chỉ được cấp cho công ty có Giấy phép tự doanh.

- Theo Nghị định số 14/2007, quy định về vốn đối với các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK và quản lý quỹ, mức vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh sau: Đối với nghiệp vụ môi giới chứng khoán cần số vốn pháp định là 25 tỷ đồng; Đối với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán cần vốn pháp định là 100 tỷ; Đối với hoạt động nghiệp vụ Bảo lãnh phát hành chứng khoán cần số vốn pháp định là 165 tỷ và số vốn pháp định cho hoạt động tư vấn là

10 tỷ - Như vậy số vốn pháp định để một CTCK hoạt động ở tất cả các nghiệp vụ là 300 tỷ đồng.

Tại thời điểm thị trường khó khăn, các CTCK đã tự xin rút lui một số nghiệp vụ như nghiệp vụ tự doanh hay bảo lãnh phát hành để đảm bảo mức vốn hoạt động theo đúng quy định của Pháp luật

1.2.1.2 Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán

Là một tổ chức trung gian kết nối sự trao đổi mua bán chứng khoán theo những quy tắc được ấn định, theo quyết định số 27 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động CTCK, một CTCK được phép thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh bao gồm: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán.

 Hoạt động môi giới chứng khoán Để thực hiện giao dịch mua, bán chứng khoán theo yêu cầu của khách hàng, CTCK thực hiện chức năng làm trung gian nhận lệnh của khách hàng trực tiếp hoặc qua điện thoại sau đó chuyển thông tin tới Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Hồ Chí Minh Tại Sở giao dịch chứng khoán khi lệnh mua và lệnh bán gặp nhau và khớp lệnh, CTCK sẽ được hưởng phí giao dịch Để thực hiện nghiệp vụ này, CTCK sẽ phải mở tài khoản giao dịch cho từng khách hàng; Quản lý tiền và chứng khoán của khách hàng; Thu thập và bảo mật thông tin tài chính, khả năng chịu đựng rủi ro, kỳ vọng lợi nhuận của từng khách hàng; Thực hiện nghiệp vụ nhận lệnh giao dịch mua bán chứng khoán niêm yết và OTC; Cung cấp các dịch vụ liên quan đến đăng ký chứng khoán niêm yết, chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết, đăng ký giao dịch tập trung, quản lý cổ đông, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán cho khách hàng; Chăm sóc khách hàng; Tư vấn cho khách hàng giao dịch chứng khoán; Thực hiện sửa lỗi theo quy định của HNX và HSX.

Ngoài tư cách là môi giới chứng khoán, CTCK có thể sử dụng nguồn vốn của mình để tham gia kinh doanh chứng khoán như một tổ chức độc lập trên thị trường nhằm thu được lợi nhuận về cho CTCK Hoạt động tự doanh của CTCK có thể được chia thành hai lĩnh vực thứ nhất là thực hiện việc mua bán chứng khoán niêm yết cho chính công ty mình, thứ hai là hình thức mua chứng khoán chưa niêm yết Ngoài ra CTCK còn mua chứng khoán niêm yết lô lẻ, sau đó sẽ gộp thành lô chẵn để bán lại trên Sở giao dịch chứng khoán.Đây cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận cho CTCK bởi giá mua lô lẻ là giá thỏa thuận giữa CTCK và nhà đầu tư nên CTCK có thể chủ động đưa ra mức giá thỏa thuận để vừa có thể tìm kiếm lợi nhuận vừa có thể thu hút khách hàng Phần lớn doanh thu của CTCK thường là từ hoạt động tự doanh.

 Hoạt động phân tích và tư vấn đầu tư chứng khoán Ở lĩnh vực này đòi hỏi các CTCK phải có các chuyên gia phân tích để đưa ra sản phẩm là các báo cáo phân tích cơ bản như phân tích ngành, phân tích công ty chuyên sâu đồng thời nghiên cứu thị trường hàng ngày hoặc hàng tuần hoặc báo cáo về triển vọng của thị trường Đây là những sản phẩm đòi hỏi sự nghiên cứu chuyên sâu của các chuyên gia Những sản phẩm này có thể được thực hiện theo Hợp đồng hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài nước hoặc có thể là sản phẩm đặc trưng của một CTCK nhằm nâng cao vị thế trên thị trường.

 Hoạt động tư vấn doanh nghiệp

Hoạt động tư vấn của một CTCK có thể bao gồm những hình thức sau; + Tư vấn bảo lãnh phát hành, chào bán chứng khoán riêng lẻ cho khách hàng.

+ Tư vấn chuyển đổi hình thức doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang công ty cổ phần chuyển công ty TNHH sang công ty cổ phần hoặc chuyển samg hình thức công ty mẹ - công ty con hoặc tổng công ty.

+ Tư vấn các thủ tục để thực hiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng cho các DNNN cổ phần hóa và các loại hình doanh nghiệp khác; tư vấn các thủ tục đấu giá bán bớt phần vốn nhà nước;

+ Tư vấn thủ tục cho các doanh nghiệp huy động vốn thông qua hình thức chào bán riêng lẻ hoặc chào bán chứng khoán ra công chúng theo đúng các quy định của pháp luật, phù hợp với nhu cầu tối đa hóa lợi ích của doanh nghiệp đó.

+ Tư vấn cho các doanh nghiệp thực hiện niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán.

+ Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp: tư vấn tái cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và nguồn nhân lực; tư vấn tái cơ cấu hệ thống quản trị bao gồm cơ chế, chính sách, các quy chế quy định, quy trình công việc; Tư vấn tái cơ cấu chiến lược hoạt động kinh doanh về mục tiêu chiến lược, kế hoạch kinh doanh, chủng loại sản phẩm hàng hóa; Tư vấn tái cơ cấu tài chính gồm cơ cấu danh mục tài sản, cơ cấu tài chính phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào từng CTCK, các nghiệp vụ trên được đẩy mạnh hay đầu tư với cơ cấu lớn/nhỏ Một CTCK nhỏ với vốn điều lệ dưới 100 tỷ đồng thông thường chỉ có thực hiện nghiệp vụ môi giới và phân tích tư vấn đầu tư chứng khoán

 Các hoạt động phụ trợ

Hiện nay các CTCK thường mở rộng hoạt động môi giới thông qua các dịch vụ cung cấp cho khách hàng Đó là các hoạt động hỗ trợ tài chính cho khách hàng tham gia đầu tư chứng khoán hoặc hoạt động kinh doanh vốn trên thị trường.

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại công ty chứng khoán

Hoạt động kinh doanh trái phiếu của CTCK chịu ảnh hưởng rất nhiều các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan Tác động của các nhân tố như sau:

1.3.1.1 Quan điểm của lãnh đạo CTCK về phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu Đối với mỗi nghiệp vụ hoạt động của CTCK thì quan điểm của ban lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của nghiệp vụ đó Với các mục tiêu kế hoạch đặt ra, mọi hoạt động của CTCK đều hướng tới đạt được mục tiêu này Khi CTCK hướng tới mục tiêu phát triển thị phần, Ban lãnh đạo sẽ phê duyệt mọi phương án để phát triển thị phần môi giới như giảm phí giao dịch cho các nhà đầu tư lớn, tập trung vốn hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh chứng khoán, đẩy mạnh hệ thống broker nhằm lôi kéo khách hàng trên cơ sở chia sẻ lợi nhuận … Từ đó với khối lượng và giá trị giao dịch lớn, CTCK sẽ nâng thị phần môi giới trên thị trường Với một ban lãnh đạo quan tâm và chú trọng tới hoạt động phát triển bền vững, họ sẽ đặt cao mục tiêu kinh doanh trái phiếu bên cạnh việc phát triển các hoạt động thu nhiều lợi nhuận nhưng rủi ro cao Từ đó, họ sẽ đầu tư một lượng vốn đáng kể cho hoạt động này, tuyển nhân sự đào tạo nhân viên có chuyên môn cao, đầu tư một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh trái phiếu phát triển và ngược lại, khi không quan tâm tới hoạt động này, ban lãnh đạo sẽ không đầu tư thời gian và vốn cũng như công nghệ phát triển, từ đó hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty sẽ bị bỏ ngỏ hoặc mảng hoạt động kinh doanh trái phiếu sẽ chỉ là một hoạt động rất nhỏ nhằm đa dạng hóa loại hình đầu tư của CTCK mà không được chú trọng phát triển Như vậy, không có nguồn vốn, không có sự quan tâm của ban lãnh đạo, không có sự đầu tư nhân sự và kỹ thuật, hoạt động KDTP cũng không thể phát triển.

1.3.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

Với một cơ cấu hoạt động trong CTCK không hiệu quả, các bộ phận không có sự phối hợp chặt chẽ sẽ làm cho hoạt động kinh doanh trái phiếu kém hiệu quả Hoạt động này đòi hỏi sự phân tích tổng hợp về tình hình thị trường, tình hình kinh tế vĩ mô cũng như ảnh hưởng của các chính sách tài chính tiền tệ, vì vậy, mọi thông tin đều quan trọng và tác động tới TTCK nói chung và TTTP nói riêng Vì vậy, nếu không có sự phối kết hợp giữa nhiều phòng ban như phòng Phân tích và tư vấn đầu tư cổ phiếu, phòng quản trị rủi ro cũng như bộ phận Môi giới, thì thông tin đến hoạt động kinh doanh trái phiếu là không đầy đủ từ đó sẽ giảm hiệu quả kinh doanh.

Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm của các nước phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu là một mảng lớn không nhỏ hơn thị trường cổ phiếu vì vậy để phát triển hoạt động này, cần phải có, một bộ phận chuyên biệt, một đội ngũ cán bộ chuyên gia giỏi chuyên trách từ đó mới có thể phân tích xu thế, quản lý danh mục kinh doanh trái phiếu và phát triển mảng hoạt động môi giới trái phiếu Có như vậy mới gây dựng vị thế của CTCK trên TTTP và hướng tới tầm cao mới là trở thành một nhà tạo lập thị trường trong tương lai.

1.3.1.3 Đội ngũ nhân viên thực hiện hoạt động kinh doanh trái phiếu

Nhân viên của CTCK sẽ thay mặt CTCK tìm kiếm đối tác trên TTTP và thực hiện giao dịch tự doanh của mình hoặc hiện chức năng môi giới, tư vấn trái phiếu với khách hàng Như vậy, một đội ngũ nhân viên giỏi với trình độ nghiệp vụ cao, nhiều kinh nghiệm sẽ giúp CTCK kinh doanh có lãi và trở thành một công ty có vị thế trên thị trường.

Trong nghiệp vụ tự doanh của CTCK, nếu CTCK có một đội ngũ nhân viên có khả năng tổng hợp tình hình kinh tế vĩ mô từ đó dự đoán được sự biến động của lãi suất, họ sẽ điều chỉnh kịp thời mức đáo hạn bình quân để đón đầu những biến động lãi suất thị trường Kết quả là CTCK có thể nắm giữ được danh mục trái phiếu với thời gian đáo hạn bình quân dài khi lãi suất có xu hướng giảm và ngược lại, nắm giữ thời hạn trung bình của những trái phiếu thấp khi lãi suất thị trường có xu hướng tăng, từ đó có thể tối ưu hóa được lợi nhuận và hạn chế được rủi ro cho công ty.

Trong nghiệp vụ môi giới, nhân viên của CTCK là người thay mặt công ty trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và khả năng của mình đáp ứng nhu cầu đó qua việc tư vấn cho khách hàng để từ đó khách hàng tự ra quyết định và đặt lệnh Lúc này, đội ngũ nhân viên thực hiện nghiệp vụ sẽ là người đại diện và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng Để giữ vững uy tín và vị thế của công ty đòi hỏi nhân viên môi giới có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm từ đó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, có như vậy CTCK mới thu được nhiều phí giao dịch hay phí hoa hồng trong trường hợp công ty là nhà tạo lập TTTP gia tăng lợi nhuận cho CTCK.

Bên cạnh đó, nhân viên của CTCK cần phải có tư cách đạo đức nghề nghiệp Trong hoạt động kinh doanh trái phiếu, khi có xung đột lợi ích giữa nhân viên – công ty - thị trường – nhà đầu tư, họ có thể hoặc kết cấu với khách hàng trong việc đặt, nâng, hạ giá trái phiếu nhằm gây biến động giá ảnh hưởng tới hoạt động của thị trường, hoặc bán khống, mua bán nội gián, thông tin sai sự thật, tham gia hoạt động tín dụng và cho vay trái phiếu, lũng đoạn thị trường Như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới hình ảnh của CTCK thậm chí gây phương hại tới nền kinh tế của đất nước.

1.3.1.4 Quy mô vốn cho hoạt động kinh doanh trái phiếu

Với hoạt động môi giới trái phiếu, CTCK chỉ là trung gian giao dịch giữa người mua và người bán khi đó chỉ cần CTCK là thành viên giao dịch TPCP Trong hoạt động tự doanh trái phiếu hay với tư cách là nhà tạo lập thị trường, CTCK luôn phải đặt yếu tố vốn sử dụng cho hoạt động kinh doanh là tiêu chí đầu tiên cần phải xem xét khi phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu.

Khối lượng và giá trị của mỗi lần giao dịch trái phiếu thường trên 10 tỷ, là rất lớn so với một lần giao dịch cổ phiếu hay các hàng hóa khác, do vậy với khả năng tài chính mạnh mẽ CTCK có thể mua bán nhiều loại trái phiếu khác nhau, tham gia vào nhiều giao dịch hơn từ đó sẽ không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh tạo nên vị thế trên TTTP.

Trường hợp, CTCK muốn trở thành nhà tạo lập thị trường thì cũng phải đáp ứng đủ các yêu cầu về vốn cho không chỉ khoản đặt cọc tại cơ quan quản lý thị trường mà trong quá trình hoạt động quy mô vốn lớn sẽ hạn chế rủi ro vỡ nợ khi tổ chức phát hành phá sản, nhà tạo lập thị trường đối với trái phiếu đó không chỉ chịu tác động trực tiếp đến số trái phiếu còn trong kho của mình mà còn chịu trách nhiệm đối với trái phiếu đã bán cho khách hàng và những trái phiếu đã mua vào trong danh mục đầu tư mà khách hàng nhờ quản lý

Bên cạnh đó, nếu nguồn vốn dùng cho kinh doanh trái phiếu là đi vay, khi hoạt động quản lý nguồn vốn là yếu kém, kỳ hạn trái phiếu không khớp với kỳ hạn nguồn vốn, món vay không gia hạn được, CTCK có thể bị mất thanh khoản và có thể dẫn đến rủi ro vỡ nợ Như vậy, việc có một khoản vốn lớn hoặc một chỗ dựa tài chính vững chắc là rất cần thiết đối với hoạt động kinh doanh trái phiếu.

 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Nếu như uy tín, khả năng tài chính và chất lượng hoạt động của một CTCK trong hoạt động kinh doanh trái phiếu là điều kiện quyết định đến sự phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu thì trình độ công nghệ lại là cơ sở tạo điều kiện để thực hiện các hoạt động đó TTTP luôn nhạy cảm với mọi sự biến động của nền kinh tế xã hội trong nước và quốc tế nên việc có đầy đủ các thông tin cần thiết là vô cùng quan trọng Để cung cấp các dịch vụ trái phiếu cho khách hàng hay để có các thông tin cập nhật về thị trường tài chính thì CTCK phải có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để đảm bảo việc tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác và phục vụ chính hoạt động tự doanh trái phiếu của công ty.

Cơ sở vật chất hiện đại cần phải được gắn với việc xây dựng và hoàn thiện chiến lược khách hàng sẽ cho phép tìm kiếm, tiếp cận và thỏa mãn ở mức cao nhất nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng Bí quyết thành công của các CTCK trên thế giới trong việc phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu đó là xác định đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích của mình và khách hàng, phương châm hoạt động vì khách hàng và không ngừng đổi mới.

Trên thế giới, hoạt động kinh doanh trái phiếu tại các tổ chức tài chính luôn chú trọng tới việc phát triển các mảng dịch vụ nhằm mục đích hỗ trợ khách hàng trong hoạt động kinh doanh cũng như quản lý sử dụng vốn Các công ty này đều có đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật cao thuộc nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ khác nhau Ngoài ra họ còn có đội ngũ cộng tác viên và mối quan hệ mật thiết với các trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ trong và ngoài nước Áp dụng công nghệ từ đó đưa ra những đánh giá quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro cho phép các công ty tiến hành và trợ giúp đối với khách hàng và chính bản thân công ty từ đó có thể hạn chế được những rủi ro trong kinh doanh bởi vấn đề then chốt trong hoạt động kinh doanh của công ty là giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích và rủi ro từ đó đạt được mục tiêu an toàn ở mức độ nhất định mà vẫn thỏa mãn những đòi hỏi về hiệu quả kinh doanh.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG

Khái quát về công ty Cổ phần chứng khoán Thăng Long

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long

- Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG

- Tên giao dịch tiếng anh: THANGLONG SECURITIES JOINT

- Trụ sở: 98 A Ngụy Như Kon Tum , Thanh Xuân , Hà Nội

- Website: http://www.thanglongsc.com.vn

- Vốn điều lệ đến tháng 12/2011: 1.200 tỷ đồng

- Giấy CNĐKKD số 05/GPHĐKD do Chủ tịch UBCK Nhà nước cấp ngày 11/5/2000 và quyết định số 321/GP-UBCKNN ngày 13/5/2010 về việc tăng vốn điều lệ lên 1.200 tỷ đồng.

- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác.

- Mạng lưới hoạt động: Ngoài hội sở, TLS còn có 5 chi nhánh tại TP

Hồ Chí Minh và Hải Phòng, chi nhánh Thanh Hóa, Vũng Tàu , Đà Nẵng 15 phòng giao dịch và 2 đại lý nhận lệnh trên cả nước

- Tính tới thời điểm hiên tại Thăng Long đã đóng của hai chi nhánh và

9 phòng giao dịch do những khó khăn chung của nền kinh tế tác động tới thị trường chứng khoán

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long được thành lập tháng 5 năm

2000 bởi Ngân hàng TMCP Quân đội theo quyết định số 05/GPHĐKD do Chủ tịch UBCK Nhà nước cấp ngày 11/5/2000 Là một trong số 5 CTCK được thành lập đầu tiên tại Việt Nam với số vốn điều lệ ban đầu là 9 tỷ đồng, đầu tháng 12/2010 công ty đã tăng vốn điều lệ lên tới 1.200 tỷ đồng và kế hoạch sẽ tăng tới 2.000 vào năm 2012.

Ngân hàng TMCP Quân Đội thành lập từ năm 1994 và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam Hiện nay, vốn điều lệ của Ngân hàng Quân Đội là 7.300 tỷ với tổng tài sản là trên 118.000 tỷ đồng và 190 điểm giao dịch trên toàn quốc

Hiện nay ngoài hội sở chính đặt tại 98 A Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân ,Hà Nội CTCK Thăng Long có 03 chi nhánh tại Hồ Chí Minh và Hải Phòng , Vũng Tàu 9 phòng giao dịch trên cả nước cùng 2 đại lý nhận lệnh. Công ty CK Thăng Long được thực hiện các hoạt động chủ yếu sau:

- Bảo lãnh phát hành chứng khoán;

- Tư vấn đầu tư chứng khoán;

- Tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác;

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, nhân sự:

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của TLS

Hình 2.1: Mô hình tổ chức tại TLS

HỒ CHÍ MINH TRỤ SỞ CHÍNH

PHÒNG GD ĐẠI LÝ NL PHÍA BẮC ĐẠI LÝ NL PHÍA BẮC

Ngoài hội sở, TLS còn có 2 chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng, 15 phòng giao dịch và 2 đại lý nhận lệnh trên cả nước.

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức tại trụ sở chính

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC ĐẠI HỘI ĐỒNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

BAN KIỂM SOÁT NỘI BỘ

- QUẢN LÝ RỦI RO BAN PHÁP CHẾ

TƯ VẤN ĐẦU TƯ PHÂN TÍCH

TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

QUẢN LÝ DỊCH VỤ CK

& PHÁT TRIỂN FRONT OFFICE MIDDLE OFFICE BACK OFFICE

Nguồn: CTCK Thăng Long quan quyết định cao nhất của Công ty Đại hội đồng cổ đông họp thường niên hoặc bất thường nhưng ít nhất là mỗi năm một lần và họp thường niên trong thời hạn tối đa là 4 tháng (hoặc trường hợp đặc biệt là 6 tháng) kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

- Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, số lượng của mỗi nhiệm kỳ sẽ do ĐHĐCĐ bầu mãi nhiễm và thông qua theo phương thức dồn phiếu Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ giám sát HĐQT, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật, ĐHĐCĐ về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình đứng đầu công ty và có ban kiểm soát.

- Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định và thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ

- Ban tổng giám đốc: Tổng giám đốc là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của HĐQT, chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước ĐHĐCĐ và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Giúp việc cho Tổng giám đốc là gồm 3 Phó Tổng giám đốc phụ trách Môi Giới, đầu tư và Chi nhánh TP Hồ Chí Minh và khối bao gồm phòng chức năng.

- Khối môi giới: Gồm có các bộ phận front office: Thực hiện các nhiệm vụ nhập lệch giao dịch cho khách hàng về trung tâm, lưu ký chứng khoán cho khách hàng trong và ngoài nước Bộ phận Middle office nghiêm cứu phát triển các sản phẩm cung cấp cho khách hàng và đưa ra các chính sách hỗ trợ cho khách hàng Bộ phận Back offce: quản lý sau các sản phẩm cung cấp dịch vụ chứng khoán và quản lý các giao dịch, thanh toán cho khách hàng Hiện nay TLS đang có một số sản phẩm môi giới hỗ trợ nguồn vốn cho khách hàng là hoạt động hỗ trợ thanh toán, ứng trước, hợp tác kinh doanh chứng khoán niêm yết và OTC

- Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin: Bao gồm Phòng hệ thống, Phòng

Quản lý mạng và Phòng phát triển phần mềm có các chức năng quản lý thống nhất toàn bộ hệ thống phần mềm ứng dụng, hệ thống dữ liệu, hệ thống hạ tầng toàn Công ty,

- Khối Marketing: có các chức năng nhiệm vụ chính sau: Quản lý, thực hiện toàn bộ các hoạt động quảng cáo và quan hệ công chúng (PR), Duy trì và phát triển quan hệ nội bộ, các mối quan hệ với đối tác, xây dựng hình ảnh Công ty trước công chúng ngày càng tốt đẹp và bền vững;

- Khối tài chính: Bao gồm có Phòng Nguồn vốn và Phòng kế toán tài chính

+ Phòng Nguồn vốn: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về tình hình huy động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của Công ty bảo đảm tính thanh khoản hàng ngày và phát triển các sản phẩm phái sinh.

+ Phòng kế toán tài chính: Chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các khoản chi tiêu nội bộ của Công ty, Xác định cơ cấu vốn của Công ty; Lập báo cáo quản trị về tài chính của Công ty.

- Khối phân tích đầu tư: Chịu trách nhiệm tự doanh chứng khoán của Công ty, nhận ủy thác đầu tư từ các tổ chức, cá nhân có yêu cầu; Tìm kiếm cơ hội đầu tư qua các hình thức khác được pháp luật cho phép như vàng, bất động sản, ngoại tệ….

- Khối phân tích và tư vấn đầu tư cá nhân gồm có phòng phân tích và phòng tư vấn đầu tư : Phân tích tình hình kinh tế tài chính vĩ mô và vi mô để đưa ra các dự đoán phân tích ngành, công ty chuyên môn sâu, tiếp xúc doanh nghiệp, tìm kiếm cơ hội đầu tư;

- Khối Ngân hàng đầu tư (Investment bank): Thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành, đại lý bán trái phiếu, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn niêm yết …

Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty chứng khoán Thăng Long

2.2.1 Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam tiềm năng và hiệu quả cho các dự án của Chính phủ và tư nhân TTTP ở Việt

Nam bao gồm tín phiếu kho bạc, TPCP, TPCQĐP, TPDN (kể cả trái phiếu

NHTM, chứng chỉ tiền gửi) và các chứng khoán nợ khác Các chứng khoán này nắm giữ vai trò chủ chốt trên thị trường vốn mặc dù hiện nay thị trường vốn Việt

Nam hiện vẫn bị xem là thị trường đang phát triển với đặc điểm là nhỏ về quy mô và chưa được chuẩn hóa.

2.2.1.1 Hoạt động của thị trường trái phiếu sơ cấp

Tính tới cuối năm 2008, tổng dư nợ thị trường trái phiếu của Việt Nam tương đương 14,2% GDP, trong khi tỷ lệ này ở các nước trong khu vực luôn ở mức cao, như Singapore 66,8%, Thái Lan 52,4%, Philippines 34,2% Trong đó, trái phiếu chính phủ (TPCP) chiếm tỷ trọng chủ yếu, trái phiếu doanh nghiệp

(TPDN) chiếm tỷ trọng khá nhỏ, năm 2008 chỉ là 5,84% (ở Malayssia,

Singapore, tỷ trọng này khoảng 70 - 80%) Theo thống kê trên sàn HNX và

HSX, năm 2009, có 500 mã trái phiếu niêm yết trên sàn HNX với tổng giá trị niêm yết là mệnh giá là 166.314 tỷ đồng và 64 mã trái phiếu niêm yết trên sàn

HSX với tổng giá trị niêm yết là 13.784,5295 tỷ đồng chiếm khoảng 57,4% giá trị toàn thị trường năm 2010 có 501 mã trái phiếu niêm yết trên sàn HNX với tổng giá trị niêm yết 182.324 tỷ đồng Trên sàn HSX có 72 mã trái phiếu niêm yết với tổng giá trị niêm yết 15.372,853 tỷ đồng Năm 2011 là một năm khó khăn với cả thị trường cổ phiếu và trái phiếu năm 2011 chứng kiến sự giảm sút cả về số lượng và giá trị niêm yết toàn thị trường trái phiếu trên sàn HNX còn có

459 mã trái phiếu giá trị niêm yết chỉ đạt 162.435 tỷ đồng, trên sàn HSX có 68 mã trái với giá trị giao dịch 13.245,452 tỷ đồng

2.2.1.1.1 Trái phiếu đo Chính phủ phát hành và trái phiếu do chính phủ bảo lãnh

 Trái phiếu Chính phủ và trái phiếu chính phủ bảo lãnh

Trong các loại trái phiếu đã được phát hành và giao dịch trên TTCK Việt

Nam, TPCP chiếm trên ưu thế trên thị trường với tỷ lệ trên 80% khối lượng giao dịch TPCP được phát hành qua ba hình thức là : Đấu thầu, bảo lãnh phát hành và phát hành trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước

Bảng 2.4 Giá trị TPCP phát hành và TPCPBL qua các năm Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2006 2007 Thay đổi 2008 Thay đổi 2009 Thay đổi

Nguồn: Thống kê từ SGDCKHN và SGDCK TP.HCM

Theo thống kê từ SGDCKHN và SGDCK TP HCM, hoạt động phát hành

TPCP và TPCPBL phát triển mạnh nhất trong năm 2007 với tổng giá trị trái phiếu phát hành là 17.855 tỷ đồng tăng 127% so với năm 2006 và cũng là năm tăng trưởng mạnh nhất kể từ khi có TTTP Giá trị phát hành này đã giảm chỉ còn

6.876 tỷ vào năm 2008 và 2.388,2 tỷ đồng vào năm 2009 Năm 2010 giá trị phát hành tăng 442,8 tỷ đồng lên 2,831 tỷ đồng và sang đến năm 2011 giá trị phát hành có tăng mạnh lên 4,350 tỷ đồng song vẫn chưa đạt mức đỉnh của năm 2008

Hiện nay,TPCP và TPCPBL phát hành hàng năm chủ yếu thông qua các kênh đấu thầu và bảo lãnh phát hành.

- Phương thức đấu thầu TPCP và TPCP bảo lãnh

Hiện nay tổ chức hoạt động đấu thầu TPCP và TPCPBL có các đơn vị là

Quỹ đầu tư phát triển đô thị TP Hồ Chí Minh (HIFU), Kho Bạc Hà Nội

(KBHN), Kho Bạc Nhà Nước – Bộ Tài chính (KBNN), Ngân hàng phát triển

Việt Nam (NHPT), Ngân hàng chính sách xã hội (VBS), Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) Từ năm 2000 đến năm 2011, các đơn vị trên đã có các cuộc đấu thầu chi tiết theo bảng sau:

Bảng 2.5 Tình hình đấu thầu TPCP từ năm 2000-2011

NĂM CHỈ TIÊU KBHN KBNN NHPT VBS VEC TỔNG

TỔNG Số cuộc đấu thầu 2 199 66 2

Nguồn: Thống kê từ SGDCKHN và SGDCK TP.HCM

Theo bảng trên ta có thể thấy tình hình đấu thầu TPCP và TPCPBL qua các năm, trong đó hoạt động chủ yếu các cuộc đấu thầu là qua KBNN trong đó từ năm 200-2011 đã diễn ra 199 cuộc đấu thầu với tổng khối lượng trúng thầu là 36,106 tỷ đồng, thứ hai là NHPT với 66 cuộc đấu thầu và khối lượng trúng thầu là 4.941 tỷ đồng.

Trong năm 2011, tỷ lệ huy động chỉ đạt 29.6% so với gọi thầu, mức độ huy động vốn đấu thầu qua TPCP là khá thấp so với các năm 2007 và năm 2008.Theo thống kê, năm 2011, SGDCKHN đã tổ chức 56 cuộc đấu thầu TPCP vàTPCPBL bằng nội tệ, huy động được 4,350 tỷ đồng/14,700 tỷ đồng với tỷ lệ thành công là 29,6% trong khi đó năm 2007 tỷ lệ huy động được 17.835 tỷ đồng/21.970 tỷ đồng tỷ lệ thành công là 81,2% và năm 2008 con số này là57,3% do công tác điều hành lãi suất trần chưa được linh hoạt và điều chỉnh sát với tốc độ tăng lãi suất của thị trường trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra năm 2008 Các phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại HNX năm 2011 đã thiếu vắng sự tham gia của các tổ chức nước ngoài do tình hình kinh tế thế giới biến động cũng như lo ngại tình hình lạm phát gia tăng, thêm vào đó không có phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ lô lớn nào Mặc dù vậy, điểm nhất trong phát hành TPCP và TPCPBL năm 2011 là đã tổ chức 6 phiên đấu thầu TPCP và TPCPBL bằng ngoại tệ (USD) với kỳ hạn 1 năm, 2 năm, 3 năm Số trái phiếu đấu thầu thành công đợt 1 và đợt 2 năm2011 đã được niêm yết và giao dịch trên hệ thống giao dịch TPCP.

-Phương thức bảo lãnh phát hành

Cùng với việc triển khai phương thức đấu thầu TPCP qua SGDCK, Bộ Tài Chính đã thực hiện phát hành TPCP theo phương thức bảo lãnh phát hành kể từ tháng 9/2000.

Tính đến 31/12/2010, TPCP do KBNN phát hành theo phương thức bảo lãnh phát hành đạt giá trị khoảng 54.216 tỷ đồng và TPCP do NHPT phát hành đạt giá trị khoảng 61.019 tỷ đồng Riêng trong năm 2011, có 15 đợt bảo lãnh phát hành do KBNN nhưng chỉ có 3 đợt thành công với tổng giá trị phát hành đạt 1.800 tỷ đồng so với 20.000 tỷ đồng ban đầu dự kiến

-Phương thức phát hành trực tiếp qua hệ thống Kho bạc Nhà Nước Đối với kênh phát hành trực tiếp TPCP (bán lẻ) qua hệ thống KBNN, số lượng phát hành hàng năm không đáng kể, chỉ khoảng 2.000 tỷ đồng mỗi năm với kỳ hạn ngắn, chủ yếu là 2 năm KBNN đã thực hiện kế hoạch từng bước giảm dần kênh bán lẻ nên từ năm 2007 đến nay đã không thực hiện phát hành theo phương thức này.

 Trái phiếu chính quyền địa phương (Trái phiếu đô thị )

TPCQĐP được chính quyền địa phương phát hành và được đảm bảo bằng ngân sách địa phương và phục vụ cho các mục tiêu sử dụng vốn tại địa phương. Hiện nay mới chỉ có Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai phát hành TPCQ ĐP để huy động vốn Các tỉnh thành được phép phát hành đến 30% tổng nhu cầu chi tiêu và phải được Chính Phủ cho phép phát hành trái phiếu Số trái phiếu này được phát hành thông qua các kênh đấu giá, bảo lãnh và đại lý phát hành Năm

2009 số mã trái phiếu chính quyền địa phương 7 mã với giá trị niêm yết 3.045 tỷ giảm 33 tỷ đồng năm 2011 số mã trái phiếu chính quyền đia phương niêm yết 8 mã với giá trị niêm yết 3.840 tỷ đồng

2.2.1.1.2 Trái phiếu do đoanh nghiệp phát hành

Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long

Sau gần 3 năm tham gia hoạt động kinh doanh trái phiếu, TLS đã có những thành công nhất định, là một trong số ít những công ty chứng khoán mạnh dạn tham gia vào TTTP, nơi đòi hỏi trình độ kiến thức chuyên môn cao và khả năng nhạy bén về tình hình kinh tế vĩ mô, sự biến động của thị trường, lãi suất, lạm phát, … Không những vậy, TLS dần đã có vị thế trên thị trường giao dịch trái phiếu, có nhiều đối tác lớn và ngày càng linh hoạt trong hoạt động kinh doanh đầu tư trái phiếu

2.3.1 Những kết quả chính về hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS

2.3.1.1Góp phần tạo nên một kênh đầu tư mới và an toàn

Bên cạnh hình thức hoạt động môi giới chứng khoán và đầu tư cổ phiếu, TLS đã mạnh dạn bước vào lĩnh vực kinh doanh trái phiếu, đây là một kênh đầu tư an toàn nhất trong các loại đầu tư chứng khoán bởi TPCP được bảo đảm thanh toán bởi chính phủ Việt Nam Ngoài ra, hoạt động kinh doanh trái phiếu đòi hỏi kiến thức cao về thị trường tài chính và thị trường kinh tế vĩ mô Điều này giúp cho TLS đã tạo được một bước tiến dài trong quá trình thâm nhập vào thị trường tài chính quốc tế Tính đến tháng 12 năm 2011, TLS nằm trong số 37 được khá nhiều thành công trên TTTP.

2.3.1.2 Lựa chọn thời điểm đầu tư hợp lý : Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu TTTP, lạm phát là vấn đề nan giải của nền kinh tế Lạm phát tính từ đầu năm 2011 đến tháng 5/2011 là 17%- 18% Nhập siêu đang ở mức cao, giá vàng biến động mạnh lúc lên lúc xuống đan xen nhau, tỷ giá USD/VND tăng mạnh. Thị trường liên ngân hàng tháng 5 chịu sự căng thẳng về thanh khoản kéo dài từ tháng Tư đến hết nửa đầu của tháng 5, niềm tin đối với hệ thống ngân hàng lúc đó thật sự bị lung lay Trong những ngày căng thẳng nhất, lãi suất cho vay qua đêm tại các ngân hàng loại 3 huy động từ các tổ chức kinh tế lên tới 24-25%. Việc lạm phát cao hơn trần lãi suất sẽ tạo ra rất nhiều bất ổn cho nền kinh tế, thậm chí có thể mang tới nguy cơ suy thoái kéo dài.

Tại thời điểm này, TTCK tiếp tục chuỗi ngày sụt giảm liên tiếp VN Index tuột dốc và không thể quay đầu, hay ít nhất là dừng lại Tính thanh khoản của thị trường đang về gần tới con số 0, khi người bán khó có thể bán, người mua hầu như không có

Tại TTTP, các đợt đầu thầu và bảo lãnh TPCP đều không thành công. Trên thị trường thứ cấp, giao dịch trái phiếu đánh dấu bước lùi của các nhà đầu tư nước ngoài và bước tiến của khối ngân hàng loại 1 và 2 trong nước Nhà đầu tư nước ngoài, trước sức ép phải “check lose and run” do rủi ro từ thị trườngViệt Nam đang quá cao, đã quyết định cut lose từ trái phiếu trước khi phải bán tống cổ phiếu và các khoản nợ khác Họ chấp nhận bán trái phiếu với một giá thấp hợp lý, YTM trong các giao dịch mua bán đứt trái phiếu các kỳ hạn 2-5 năm băt đầu từ 10-12.5% đã lần lượt tăng dần lên, hiện nay đang ở khoảng 15-19% Đến tháng 6, đỉnh cao YTM ngắn và trung hạn đã có lúc lên tới 25% trong những ngày “hoảng loạn” Thời điểm đầu tháng 6, nước ngoài đã mạnh tay bán bán trái phiếu với giá rất thấp (YTM cao) do sức ép từ những nhận định của họ.Kèm theo đó rủi ro tỷ giá quá cao khiến khối ngoại e ngại trái phiếu lãi suất tính bằng VND lãi suất trên thị trường đang ở giai đoạn nóng nhất chưa từng có, lãi suất tiết kiệm cá nhân lên tới 18% năm thậm chí lên tới 24-25%/năm đối với huy động từ tổ chức Lúc này, TLS đã quyết định đầu tư trái phiếu chính phủ với tổng số vốn là 80 tỷ đồng, các CTCK là hoạt động mang tính rủi ro và lợi nhuận cao Tuy nhiên, phụ thuộc vào vào từng thời điểm đầu tư, các tổ chức tài chính cần phải lựa chọn loại hình đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu Vào thời điểm năm 2011, toàn bộ nền kinh tế thế giới rơi vào trạng thái khủng hoảng, Vnindex rớt không phanh, lãi suất tăng mạnh thì việc kinh doanh trái phiếu lại thể hiện được hết ưu việt Việc mua trái phiếu với kỳ hạn từ 3-5 năm đã đem lại một khoản lợi nhuận từ đầu tư khá an toàn

2.3.1.4Linh hoạt trong kinh doanh trái phiếu: Ngoài hoạt động kinh doanh trái phiếu đến khi đáo hạn, TLS còn liên tục cập nhật tình hình kinh tế để hiện thực hóa lợi nhuận nhằm hưởng chênh lệch giá Tính đến thời điểm 30/06/2011, hoạt động môi giới trái phiếu đã mang về cho TLS số lợi nhuận không nhỏ trên giá trị đầu tư Tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh TPCP còn không chỉ thể hiện ở việc đầu tư nghiên cứu trái phiếu với các kỳ hạn khác nhau của TPCP mà còn đa dạng hóa danh mục đầu tư sang TPDN Với quy mô nhỏ, nhưng TLS đã chứng tỏ một sự đầu tư khá khôn ngoan và bản lĩnh Tuy nhiên, trên thị trường Việt Nam, sản phẩm phái sinh còn khá mới mẻ, đây cũng là một lĩnh vực TLS đang hướng tới để đa dạng hóa sản phẩm đầu tư trên TTTP.

2.3.1.5Hiệu quả kinh doanh cao:

Mảng hoạt động kinh doanh trái phiếu của TLS hiện vẫn đang là mảng đạt hiệu quả tốt, đóng góp một phần lợi nhuận cho công ty Đơn vị: tỷ đồng

5 Tư vấn, bảo lãnh phát hành, lưu ký, khác

Hình 2.11 Lợi nhuận các dịch vụ của TLS qua các năm

Nguồn: Báo cáo kiểm toán 2007, 2008,2009,2010,và 2011

Bảo lãnh ,tư vấn , lưu ký , khác của TLS chiếm tỷ trọng khá cao Trong năm 2010 thì hoạt động này đã giúp cho lợi nhuận của công ty không bị âm và vai trò của hoạt động này ngày càng quan trọng trong năm 2011, chiếm tới 22.9% trong tổng lợi nhuận của công ty trong khi vốn sử dụng chỉ là 4.9% giá trị tái sản Hoạt động tự doanh cổ phiếu năm

2011 của TLS hiện nay đang âm 717.6 tỷ đồng

Cũng theo số liệu trên, ta có thể thấy hoạt động tự doanh cổ phiếu tại TLS trong 3 năm gần đây hiện đang hoạt động quá rủi ro Thị trường biến động mạnh trong năm 2010 khiến phần lớn các công ty chứng khoán lỗ tự doanh Tuy nhiên, trong năm 2011, thị trường có nhiều đột phát, từ mức 300 điểm vào tháng

3 năm 2011 đã lên tới đỉnh là 500 điểm vào tháng 11 năm 2011, nhưng sự trồi sụt của thị trường vẫn làm cho TLS lỗ trong hoạt động này Để giảm rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán, TLS cần thiết phải thay đổi cơ cấu đầu tư, giảm tỷ lệ đầu tư tự doanh cổ phiếu và thay vào đó là đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trái phiếu.

Năm 2011 là năm đánh dấu sự giảm sút hoạt động môi giới chứng khoán tại TLS Đứng đầu thị phần môi giới cổ phiếu và lọt vào trong top 10 thị phần môi giới trái phiếu với tỷ lệ thị phần 1.8%, tổng chung là vị trí số 1 trong toàn bộ hoạt động môi giới chứng khoán

Lọt vào vị trí số 10 trong thị phần môi giới trái phiếu thực tế chưa phải là thành công đối với môi giới trái phiếu tại TLS bởi tại Việt Nam, hoạt động giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp khá ảm đạm và do vậy vẫn chưa thực sự thu được nhiều quan tâm của phần lớn các công ty chứng khoán, các quỹ hay các nhà đầu tư cá nhân.

Trước năm 2010, thị phần môi giới trái phiếu chỉ tập trung tại một số công ty chứng khoán của các ngân hàng lớn như VCBS, BVS… Trong năm 2010, trong 10 công ty chứng khoán tham gia môi giới trái phiếu thì VCBS chiếm vị trí đứng đầu về giá trị môi giới trái phiếu với thị phần là 27.92% Tới năm 2011,vị trí số 1 của toàn thị trường đã thuộc về ACBS với tỉ lệ là 18,21% Điều này cho thấy, hoạt động giao dịch trái phiếu dần đã thu được sự quan tâm của khá nhiều công ty chứng khoán Chắc chắn, thời gian tới bức tranh thị phần sẽ thay đổi khi ngày càng có nhiều công ty hướng tới thị trường này – thị trường kỳ vọng sẽ sôi động sinh nhiều lợi nhuận trong khi rủi ro thấp hơn rất nhiều so với cổ phiếu hàng rộng lớn bao gồm các các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán Đầu tư, Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương, Chứng khoán Ngân hàng Nông Nghiệp, Chứng khoán Ngân hàng An Bình…, các công ty tài chính như Công ty tài chính Hadinco, Công ty tài chính Cao su, Công ty tài chính Xi Măng,…, Ngân hàng HSBC, ANZ, các Quỹ, và các tập đoàn tài chính khác.

2.3.2 Hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS chưa phát triển

Mặc dù có những kết quả tốt như trên nhưng đánh giá sự phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS qua các chỉ tiêu định tính và định lượng nhận thấy hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS vẫn chưa phát triển, điều này được khẳng định qua phân tích dưới đây:

2.3.2.1Phương thức kinh doanh còn đơn điệu

Hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS hiện nay có môi giới trái phiếu và tự doanh trái phiếu Về hoạt động môi giới trái phiếu, mặc dù đứng trong 37 thành viên giao dịch trái phiếu của HNX trên thị trường trái phiếu chuyên biệt nhưng TLS chủ yếu giao dịch trái phiếu cho MB và một vài tổ chức khác Trong khi đó các công ty chứng khoán khác – 90 công ty chứng khoán còn lại và các quỹ, công ty tài chính muốn giao dịch chứng khoán phải thực hiện giao dịch qua các công ty thành viên Và như vậy, hoạt động quản lý danh mục đầu tư trái phiếu cho khách hàng cũng chưa được áp dụng,

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG

Quan điểm và định hướng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công Ty cổ phần chứng khoán Thăng Long

3.1.1.1 Hoạt động trong điều kiện nền kinh tế xã hội chính trị ổn định:

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có điều kiện chính trị ổn định dưới sự lãnh đạo của một Đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định và bền vững Năm 2006, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là 8,17%, đến năm 2007 đỉnh cao là 8,5% và tụt xuống còn 6,2% năm 2008 sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nặng nề năm 2008 , năm 2009 tôc độ tăng trưởng kinh tế tuy chậm lại chỉ đạt 5.2%, năm 2010 kinh tế việt nam lại có những khởi sắc tăng trương kinh tế đạt 6.78% Chứng tỏ Việt Nam đã từng bước ổn định kinh tế - xã hội giữ vững , ổn định nền kinh tế vĩ mô, cân đối thu chi ngân sách nhà nước, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế … cơ bản được bảo đảm, vốn đầu tư toàn xã hội đạt cao, tới 39% GDP, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) ước bằng 103,6% dự toán; , lượng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán tăng trong phạm vi cho phép, nợ xấu và tiền mặt trong thực tế ngày càng giảm, dự trữ ngoại tệ đủ theo tiêu chuẩn quốc tế, công tác an sinh xã hội được chú trọng đúng mức Dư luận thế giới cũng đánh giá cao những nỗ lực vượt qua khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu mà chúng ta đã, đang và sẽ còn tiếp tục thu được Với tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước ước đạt 6%, tuy thấp trong vòng nhiều năm gần đây nhưng Việt Nam là nước đứng đầu ASEAN về tốc độ tăng trưởng, đồng thời nằm trong nhóm trên 10 nước có tăng trưởng dương năm 2011…Đây là những nỗ lực tổng hợp rất đáng ghi nhận, đặc biệt trong bối cảnh tuyệt đại đa số các nước trên thế giới đang đối diện với những thảm cảnh suy thoái và thất nghiệp tràn lan do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

3.1.1.2Thời gian qua đánh dấu sự phát triển nhanh chóng của TTCK nói chung và TTTP nói riêng

Thời gian qua đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của TTCK Việt Nam.Thông qua thước đo Giá trị vốn hóa thị trường – thước đo quy mô của TTCK phiếu thời điểm lấy số liệu đang lưu thông ta có thể thấy mức độ tăng quy mô của TTCK

3.1.1.3Các chính sách vĩ mô và định hướng phát triển TTTP của Chính phủ đang từng bước được hoàn thiện Đánh giá cao vai trò của TTTP và kinh doanh đầu tư trái phiếu, Chính phủ đã ban hành Quy chế phát hành trái phiếu theo lô lớn, quy định về công bố thông tin, tháng 6/2008 toàn bộ trái phiếu có thời gian đáo hạn trên 6 tháng được chuyển từ HSX sang sàn HNX để giao dịch tập trung và ngày 24/09/2009 đã ra đời TTTP chuyên biệt Đây sẽ là một hệ thống giao dịch riêng tách bạch giữa cổ phiếu và trái phiếu đồng thời hệ thống thông tin riêng sẽ tách biệt giữa thị trường mua đứt bán đoạn với thị trường repos trái phiếu mua đi bán từ đó sẽ có cơ sở đánh giá lãi suất để xác định đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường Đầu năm 2011 bộ trưởng bộ tài chính Vương Đình Huệ đã đích thân đánh Chiêng khai mạc phiên giao dịch đầu năm cho thấy sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đến sự phát trển của thị trường Tháng 3 vừa qua thời gian gian giao dịch chứng khoán đã được keo dài sang buổi chiều một tiếng rưỡi , sắp tới ngày 6/5 thời gian giao dịch sễ được kéo dài sang 3 tiếng buổi chiều thị trường chứng khoán vietj nam dang hoàn thiện khung pháp lý tạo điều kiện cho sự phát triển

3.1.2 Quan điểm và định hướng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty Cổ phần chứng khoán Thăng Long Để thực hiện được mục tiêu này, ban lãnh đạo CTCK Thăng Long hiểu rằng, để phát triển một cách bền vững, bên cạnh các hoạt động kinh doanh khác, TLS cần phải chú trọng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu có chiến lược Thời gian gần 2 năm vừa qua, những kết quả TLS đạt được trên thị trường trái phiếu đã mở ra một hướng phát triển tiềm năng mà TLS cần phải khai thác. Trên cơ sở nhận định về thời cơ và thực tiễn hoạt động đầu tư chứng khoán hiện tại, hoạt động kinh doanh trái phiếu không thể xem nhẹ mà cần thiết phải được mở rộng để thu lợi nhuận, giảm rủi ro kinh doanh và nâng cao vị thế của TLS trên TTTP Để phát triển hoạt động kinh doanh này, TLS cần phải có những bước đi cụ thể, dự kiến như sau:

- Tăng thêm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh trái phiếu để nắm bắt các cơ hội trên thị trường, xây dựng một danh mục đầu tư trái phiếu đa dạng với

TPCP, TPCP bảo lãnh, tiến tới đầu tư vào trái phiếu các tổ chức tín dụng, các tổng công ty lớn như trái phiếu Tập đoàn điện lực, trái phiếu các NHTM, trái phiếu các tập đoàn xây dựng… với một chiến lược quản lý danh mục đầu tư chủ động từ đó chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh trái phiếu.

- Mời các chuyên gia trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS- Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu trở thành một thế mạnh mới của TLS bên cạnh các dịch vụ đã có của TLS cho khách hàng đầu tư chứng khoán.

- Bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư vào TPCP, xúc tiến đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ đi kèm như tư vẫn bảo lãnh phát hành trái phiếu, đại lý bảo lãnh phát hành trái phiếu hoặc tư vấn đầu tư cho khách hàng không chỉ là các tổ chức tín dụng mà còn cả các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài.

- Thúc đẩy quan hệ hợp tác với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước từ đó tiếp cận thông tin về thị trường tài chính Việt Nam và quốc tế.

Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về hoạt động kinh doanh trái phiếu và thực trạng hoạt động kinh doanh trái phiếu tại CTCK Thăng Long cũng như quan điểm phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu, đề tài đề xuất các nhóm giải pháp sau:

3.2.1 Tăng cường sự quan tâm của Lãnh đạo công ty chứng khoán

Như đã phân tích ở chương 1 và chương 2 về vai trò của Ban lãnh đạo công ty về phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu là rất quan trọng Với tình hình thị trường nhiều biến động và cạnh tranh như thời điểm hiện nay và thị trường trái phiếu ở Việt Nam đang từng bước ngang tầm với các nước trong khu vực, Ban lãnh đạo CTCK Thăng Long nên dành cho hoạt động kinh doanh trái phiếu một sự quan tâm đặc biệt.

- Thành lập một bộ phận chỉ hoạt động kinh doanh trái phiếu riêng trong đó nòng cốt là các cán bộ phòng Nguồn vốn, bên cạnh đó mời các chuyên gia trong từng lĩnh vực có liên quan tham gia vào hoạt động kinh doanh trái phiếu.

- Hoàn thiện quy chế hoàn chỉnh cho hoạt động kinh doanh trái phiếu tạiTLS, việc này giao chính cho bộ phận chuyên biệt trên đảm nhiệm Đi đôi với lợi nhuận, hoạt động kinh doanh trái phiếu vẫn chứa đựng khá nhiều rủi ro, do những thay đổi của TTCK Đây cũng là cơ sở để thực hiện các nghiệp vụ đầu tư hàng ngày của công ty đồng thời cũng là những tài liệu để đào tạo cho các nhân viên mới có hệ thống chuyên nghiệp ngay từ đầu.

- Đưa ra một kế hoạch cụ thể cho từng thời kỳ như tháng, quý, năm Định kỳ tháng, quý, năm bộ phận đảm nhiệm hoạt động kinh doanh trái phiếu phải báo cáo trực tiếp cho Ban lãnh đạo về tình hình hoạt động, tình hình hoàn thành kế hoạch, xu thế phát triển, đề xuất kiến nghị Qua đó, Ban lãnh đạo sẽ có những điều chỉnh kịp thời, thích hợp cho hoạt động kinh doanh trái phiếu.

3.2.2 Tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức của công ty

Hiện nay, hoạt động kinh doanh trái phiếu chủ yếu tập trung tại các ngân hàng lớn trên cả nước, nơi có đầy đủ nguồn lực về tài chính để phát triển hoạt động này từ đó hướng tới trở thành nhà tạo lập thị trường Các công ty chứng khoán vẫn tập trung vào hoạt động môi giới và tự doanh cổ phiếu là chính mà quên đi mảng nghiệp vụ trái phiếu rất tiềm năng này Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán tại Việt Nam nói chung và CTCK Thăng Long mới chỉ thành lập trong một thời gian ngắn, tối đa là 10 năm như TLS, nên chưa thể xây dựng được một hệ thống có kinh nghiệm và chuyên nghiệp như một ngân hàng đầu tư đã hoạt động trên 30 năm Vì vậy, việc đổi mới cơ cấu phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, TLS cần phải đổi mới cơ cấu tổ chức của công ty, tăng cường hoạt động tác nghiệp giữa các bộ phận, nâng cao mức độ chuyên môn hóa, tính chuyên nghiệp hóa và tập trung hóa từ đó đòi hỏi bộ phận chuyên trách kinh doanh trái phiếu của TLS phải được xây dựng có độ độc lập cao, có khả năng phân tích và đầu tư tốt, khả năng quản lý danh mục đầu tư trái phiếu linh hoạt và hiệu quả đồng thời có sự cộng tác hỗ trợ của các bộ phận khác trong đơn vị Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu đòi hỏi có sự giám sát chặt chẽ để tránh rủi ro và tránh những tổn thất không đáng có.Vì vậy, hoàn thiện mô hình tổ chức, cải thiện về quản trị điều hành là vấn đề cấp bách đặt ra đối vớiTLS.

Hoạt động kinh doanh trái phiếu đòi hỏi cán bộ phải có một trình độ kiến thức cao, khả năng phân tích chuyên sâu và có sự nhạy bén với thị trường Vì vậy, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực phải đưa lên ưu tiên hàng đầu với mục tiêu là xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc.

Trên cơ sở đội ngũ nhân viên tham gia hoạt động kinh doanh trái phiếu của TLS còn mỏng, trẻ tuổi nên dù nắm vững về chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình trong công việc song vẫn hạn chế về kinh nghiệm, cần bổ sung thêm các kiến thức về nghiệp vụ chứng khoán phái sinh, các công cụ phòng ngừa rủi ro, chiến lược quản lý danh mục chứng khoán Một số hình thức TLS cần chú trọng đối với việc đào tạo đội ngũ cán bộ trong thời gian tới là:

- Đối với cán bộ lãnh đạo điều hành của TLS: Cần tham gia các khóa học ngắn hạn, hội thảo về chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách huy động vốn, chính sách phát hành và giao dịch trái phiếu bên cạnh đó chú trọng tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản lý rủi ro, quản lý chất lượng …

- Đối với các nhân viên trực tiếp làm việc: Trước hết khuyến khích nhân viên tự đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn với chức năng công việc đồng thời tạo điều kiện và hỗ trợ chi phí theo học các lớp huấn luyện đào tạo nghiệp vụ, có thể cử các cán bộ tham gia các khóa học đào tạo tại nước ngoài để nâng cao kiến thức chứng khoán hiện đại cũng như học tập kinh nghiệm đầu tư ở nước ngoài…

- Khuyến khích động viên và thúc đẩy sự chia sẻ kỹ năng, tri thức giữa các thành viên trong TLS trên tinh thần không ngừng học tập để chuẩn bị tạo nền tảng cho sự phát triển liên tục và bền vững.

- Thực hiện chuyên môn hóa trong phân công lao động, phân định rõ trách nhiệm một cách khoa học và phù hợp với năng lực của từng nhân viên Bên cạnh đó, cần khích lệ tinh thần làm việc và ý thức gắn bó lâu dài với TLS thông qua các hình thức khen thưởng về mặt vật chất và tinh thần cho những cá nhân có thành tích tốt.

- Trong thời gian tới, TLS cần có kế hoạch tuyển dụng thêm cán bộ làm việc trong bộ phận kinh doanh trái phiếu Hiện nay, mảng kinh doanh trái phiếu đang thuộc phòng Nguồn vốn, phòng Nguồn vốn chịu trách nhiệm cân đối

Tổng giám đốc Tuy nhiên, hiện mới chỉ có 1 cán bộ chuyên trách về hoạt động kinh doanh trái phiếu vì vậy, để phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu trong tương lai phù hợp với chiến lược của công ty thì mảng kinh doanh trái phiếu cần phải đầu tư thêm nhân lực, mở rộng phạm vi hoạt động và chuyên môn hóa các khâu của quá trình kinh doanh trái phiếu Cụ thể cần phân chia mảng kinh doanh trái phiếu gồm 2 mảng cơ bản là phân tích và đầu tư, trong đó tối thiểu có 1 cán bộ chịu trách nhiệm kết hợp với bộ phận phân tích cổ phiếu để đưa ra những báo cáo hàng ngày về tình hình TTTP, tài chính tiền tệ và kinh tế vĩ mô đồng thời nghiên cứu phân tích TPDN, đánh giá hoạt động kinh doanh vi mô để chuyển bộ phận kinh doanh trái phiếu Trong bộ phận đầu tư cũng cần chia ra bộ phận trading và back, trading sẽ là người đầu tư và tìm nguồn hàng, tham gia các cuộc đấu thầu và bảo lãnh phát hành TPCP, phân tích giá và là người trực tiếp làm việc với bộ phận kinh doanh trái phiếu tại các CTCK, Ngân hàng và các Quỹ tham gia TTTP Đây cũng là bộ phận sẽ kết hợp với phòng tư vấn đầu tư và bảo lãnh phát hành trái phiếu để đưa nguồn nhu cầu về đại lý phát hành và bảo lãnh trái phiếu

Hình 3.1 Mô hình phòng Nguồn vốn mới

Trưởng phòng Nguồn vốn là người chịu trách chung về toàn bộ hoạt động của phòng Định kỳ hàng tuần, phòng sẽ có buổi họp chung, phổ biến tình hình hoạt động của từng bộ phận để mọi người trong phòng có thể nắm bắt được tình hình hoạt động chung của phòng

Phân tích TP Cân đối nguồn Huy động nguồn

Một số kiến nghị hỗ trợ phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại CTCK Thăng Long

Sự ổn định về mặt chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước trong những năm qua ở mức cao, thu nhập của dân cư đã được cải thiện, đã có những tác động tích cực đến TTCK nói chung và TTTP nói riêng Những thành quả TTTP đạt được trong thời gian qua là tiền đề thuận lợi cho sự phát triển trong tương lai Qua những phân tích thực tế thời gian qua, cho thấy TTTP Việt Nam đang đang trên đà phát triển Song song cùng với sự phát triển đó, hoạt động kinh doanh trái phiếu của TLS cũng đang từng bước hoàn thiện để trở nên chuyên nghiệp, trở thành một trong những nhà đầu tư uy tín trên thị trường và thu được nhiều lợi nhuận từ mảng hoạt động tài chính này.

Trên cơ sở đó, TLS có một số kiến nghị đối với Ngân hàng Quân Đội và UBCK Nhà Nước để có thể phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS như sau:

3.3.1 Đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội

Ngân hàng TMCP Quân Đội thành lập từ năm 1994 và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam

Với vai trò là cổ đông lớn chiếm 51% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần chứng khoán Thăng Long, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã luôn là chỗ dựa vững chắc giúp TLS phát triển Hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS cũng đã đượcNgân hàng Quân Đội hỗ trợ rất nhiều cả về vốn và về uy tín Vốn khi TLS có kinh doanh trái phiếu Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Quân đội cũng đã truyền đạt nhiều kinh nghiệp trong giao dịch trái phiếu trên thị trường cũng như có các báo cáo phân tích thị trường tiền tệ, TTTP để TLS tham khảo Thời gian tới, để mở rộng hoạt động kinh doanh và môi giới trái phiếu, phát triển và khẳng định vị thế của TLS trên TTTP cần rất nhiều hỗ trợ của Ngân hàng Quân Đội hơn nữa cụ thể như sau:

- Phối hợp để trao đổi thông tin, nhận định thị trường: trên cơ sở cùng phối hợp, TLS có thể cung cấp các báo cáo ngành, báo cáo giao dịch trái phiếu hoặc báo cáo tình hình kinh tế vĩ mô còn TLS cần báo cáo thị trường ngoại hối của MB.

- Cần sự chia sẻ khách hàng với MB: Thực tế, MB thường thực hiện giao dịch với khách hàng lớn (chủ yếu là các ngân hàng trong nước và nước ngoài) và các giao dịch có giá trị lớn trên 50 tỷ đồng Ngân hàng MB có thể nhường các giao dịch nhỏ lẻ (chủ yếu các quỹ, CTCK… các giao dịch có giá trị tới 50 tỷ đồng.

- MB vẫn có một danh mục dành riêng cho hoạt động trading trái phiếu bên cạnh danh mục nắm giữ đầu tư dài han, và MB ưu tiên chào qua TLS với mức giá thị trường để tận dụng nguồn thu từ hoạt động môi giới.

- Với những hoạt động môi giới trái phiếu, MB sẽ hỗ trợ TLS nguồn vốn trong thời gian ngắn với lãi suất thị trường.

Lợi thế của TLS là có một ngân hàng TMCP lớn, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh trái phiếu hỗ trợ, vì vậy, sự giúp đỡ của ngân hàng TMCP Quân Đội trên cơ sở vốn, kinh nghiệm và mối quan hệ là rất quan trọng giúp TLS thâm nhậm và tạo vị thế trên TTTP.

3.3.2 Đối với UBCKNN và Chính phủ

Hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS làm một bộ phận không thể tách rời sự phát triển của TTTP Việt Nam TLS không thể phát triển hoạt động trái phiếu nếu như TTTP Việt Nam vẫn còn non trẻ như thời điểm hiện nay Vì vậy, để có thể mở rộng quy mô, nâng cao vị thế của TLS thì TTTP cũng cần phải phát triển

Là một bộ phận trong sự phát triển thống nhất của thị trường tài chính, để phát triển TTTP trên cơ sở phối hợp đồng bộ với các thị trường bộ phận khác nhằm đảm bảo hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển cả về quy mô và chất lượng nhằm thúc đẩy thị trường phát triển một cách bền vững bên cạnh đó phải đẩy mạnh việc đa dạng hóa hình thức TPCP, TPCQĐP, TPDN TTTP phải đáp ứng vai trò là kênh huy động, chu chuyển vốn trung hạn và dài hạn cho nền kinh tế đồng thời học hỏi kinh nghiệm phát triển TTTP ở các quốc gia có thị trường tài chính vững mạnh Nâng cao và củng cố vị thế của TTTP Việt Nam trên trường quốc tế trên cơ sở bảo đảm tính ổn định tài chính quốc gia và tạo dựng nền tảng pháp lý thống nhất và chặt chẽ để TTTP vận động và phát triển, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, cũng như có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia Trên cơ sở đó, các kiến nghị đối với UBCKNN và Chính Phủ như sau:

3.3.2.1 Mở rộng quy mô, đa dạng hoá và tăng tính thanh khoản cho TTTP

Trái phiếu đa dạng đảm bảo mang lại những lợi ích khác nhau cho nhà đầu tư, sẽ tạo nhiều sự lựa chọn cho nhà đầu tư, trên cơ sở đó nhà đầu tư so sánh, phân tích, đánh giá và đi đến quyết định đầu tư Điều này sẽ kích thích và thu hút nhà đầu tư, thúc đẩy TTTP thêm sôi động.

 Đối với TPCP Đa dạng hóa hình thức TPCP, đa dạng hoá không chỉ là việc phát hành nhiều loại TPCP với nhiều kỳ hạn khác nhau mà còn phải kết hợp việc đa dạng hóa về lãi suất, loại hình và phương thức thanh toán vốn gốc và lãi TPCP Bên cạnh những loại TPCP truyền thống, Chính phủ cần triển khai thêm một số một số loại trái phiếu:

+ Trái phiếu trả lãi bằng 0 hay còn gọi là trái phiếu được chiết khấu: là loại trái phiếu giá bán thấp hơn mệnh giá, nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận tích lũy dưới dạng lãi từ vốn khi trái phiếu đến hạn thanh toán.

+ Trái phiếu đa thời hạn: trái phiếu có nhiều ngày đáo hạn khác nhau + Trái phiếu thanh toán từng phần: đây là loại trái phiếu mà lãi suất được thanh toán khi đáo hạn nhưng gốc của trái phiếu sẽ thanh toán từng phần theo định kỳ hàng năm Loại trái phiếu này sẽ giảm áp lực tăng lãi và giảm thiểu rủi ro tái đầu tư, tăng thêm độ an toàn cho người sở hữu trái phiếu

+ Trái phiếu option: cho phép người mua trái phiếu có quyền đòi nợ đối với người phát hành tại bất kỳ một thời gian nào đó trong tương lai

+Trái phiếu có lãi suất thay đổi: lãi suất của nó có thể được thay đổi và điều chỉnh theo từng thời kỳ khi lãi suất thị trường có sự biến động, đảm bảo lãi đẩy thị trường TPCP hoạt động sôi nổi.

Ngày đăng: 30/08/2023, 12:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Mô hình tổ chức tại TLS - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty cổ phần chứng khoán thăng long 1
Hình 2.1 Mô hình tổ chức tại TLS (Trang 41)
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức tại trụ sở chính - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty cổ phần chứng khoán thăng long 1
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức tại trụ sở chính (Trang 43)
Bảng 2.1. Số lượng lao động tại thời điểm 31/12/2011 của TLS - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty cổ phần chứng khoán thăng long 1
Bảng 2.1. Số lượng lao động tại thời điểm 31/12/2011 của TLS (Trang 46)
Bảng 2.5. Tình hình đấu thầu TPCP từ năm 2000-2011 - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty cổ phần chứng khoán thăng long 1
Bảng 2.5. Tình hình đấu thầu TPCP từ năm 2000-2011 (Trang 50)
Bảng 2.9. Doanh thu hoạt động kinh doanh trái phiếu qua các năm - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty cổ phần chứng khoán thăng long 1
Bảng 2.9. Doanh thu hoạt động kinh doanh trái phiếu qua các năm (Trang 63)
Hình 2.9. Tỷ trọng đầu tư vào các nghiệp vụ tại TLS thời điểm tháng - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty cổ phần chứng khoán thăng long 1
Hình 2.9. Tỷ trọng đầu tư vào các nghiệp vụ tại TLS thời điểm tháng (Trang 64)
Hình 2.11. Lợi nhuận các dịch vụ của TLS qua các năm - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty cổ phần chứng khoán thăng long 1
Hình 2.11. Lợi nhuận các dịch vụ của TLS qua các năm (Trang 71)
Hình 3.1. Mô hình phòng Nguồn vốn mới - Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty cổ phần chứng khoán thăng long 1
Hình 3.1. Mô hình phòng Nguồn vốn mới (Trang 86)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w