Lịch sử vấn đề
1 Trên thế giới, truyện rất ngắn đã xuất hiện từ lâu ở nhiều nước Trong tuyển tập “100 truyện cực ngắn thế giới” của nhà xuất bản Hội Nhà văn năm
2000 đã tập hợp khá nhiều truyện của nhiều nước: Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan,Hungari, Trung Quốc, Pháp, Séc, Rumani, Đan Mạch, Nam Phi, Đức, Áchentina,Thụy Sỹ…Điều này chứng tỏ rằng, truyện cực ngắn không chỉ được đón nhận nồng nhiệt ở góc độ sáng tác mà còn cả ở góc độ lí luận, song do hạn chế về ngôn ngữ của một số nước nên chúng tôi mới chỉ tiếp cận những bài viết được được đăng tải trên trang web bằng tiếng Việt
Trên địa chỉ http://nguyenthuyquynh.vnweblogs.com/print/1580/104164 có đăng bài viết “Truyện cực ngắn là nghệ thuật bình dân” của Dương Hiểu Mẫn, phó chủ tịch hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật thành phố Trịnh Châu, Tổng biên tập tạp chí “Bách Hoa Viên” kiêm Tổng biên tập tạp chí “Truyện cực ngắn chọn lọc”, Chủ tịch danh dự của hội nhà văn thành phố Trịnh Châu, người có công lớn trong sự nghiệp vun trồng truyện cực ngắn trên văn đàn Trung Quốc cho rằng
“truyện cực ngắn là nghệ thuật bình dân” bởi vì “nó là hình thức nghệ thuật mà: đại đa số người đều có thể đọc hiểu (đơn thuần thông tục); đại đa số người đều có thể tham gia sáng tác (gần gũi cuộc sống); đại đa số người đều có thể trực tiếp thu được lợi ích từ trong ấy (nói nhỏ nghĩa lớn)” [27] Qua bài viết này, Dương
Hiểu Mẫn đã chứng minh tính “bình dân” của truyện cực ngắn ở góc độ tiếp nhận, sáng tác cũng như ảnh hưởng của nó trong đời sống văn hóa nhân loại.
Julio Cotázar có những nhận xét khá sắc sảo về truyện cực ngắn trong hai tiểu luận "Algunos aspectos del cuento" (Vài phương diện của truyện ngắn), và "Del cuento breve y sus alrededores" (Về truyện cực ngắn và những dạng tương cận) được đăng tải trên http://www.tienve.org/home/activities/ viewTopics.do;jsessionid*A92BD3292D2697509BB08CE877D195? action=viewArtwork&artworkId00 Ông gọi thể loại này là “truyện chạy đua với đồng hồ”, có thể chứa đựng nội dung tự sự lớn hơn nhiều cái phương tiện ít ỏi của nó Hiệu quả của truyện cực ngắn là “Chúng tạo ra được một cú sét đánh từ một nhúm chất liệu tối thiểu ” [60].
Trong bài “Truyện chớp: Từ thật ngắn đến cực ngắn”, trên http://www.tienve.org/home/activities/ viewTopics.do;jsessionid46CEF3865F3FF047CD5840EA45C80? action=viewArtwork&artworkId23, Casto Pamelyn đã chỉ ra tính nhanh và gọn của truyện cực ngắn: “cách viết chặt và gọn, bị nén lại và gây cảm xúc thật mạnh”
[7] Đồng thời tác giả thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của nó.
2 Ở Việt nam, vào khoảng những năm 90 của thế kỷ trước, truyện cực ngắn ra đời Tuy nhiên, việc nghiên cứu nó ở góc độ lý luận còn là con số không nhiều.
Lúc đầu, các nhà nghiên cứu thể loại này không tách nó ra khỏi phạm vi truyện ngắn, truyện cực ngắn được coi là một biến thể của truyện ngắn, nó chưa được nhìn nhận là một thể loại riêng biệt: Khóa luận tốt nghiệp của Phạm Đặng Xuân Hương với nhan đề “ Dấu ấn ngụ ngôn trọng truyện ngắn của Kafka” vẫn nghiên cứu cả những truyện cực ngắn của ông, như vậy tác giả Phạm Đặng Xuân Hương vẫn đặt truyện cực ngắn với truyện ngắn của Kafka vào làm một Đồng ý kiến với tác giả Phạm Đặng Xuân Hương, tác giả Lê Huy Bắc cũng xếp truyện cực ngắn của F.Kafka, J.L.Borges, E.Hemingway,O.Henry vào thành tựu truyện ngắn trong “Truyện ngắn, lý luận, tác giả và tác phẩm” Lê Huy Bắc cho rằng truyện cực ngắn là một bộ phận của truyện ngắn, nó là truyện ngắn được rút gọn. Nói cách khác, truyện cực ngắn là một biến thể độc đáo của truyện ngắn.
Gần đây, sự nở rộ của thể loại này trên các tạp chí, trang web đã gây sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, lý luận phê bình Tạp chí “Thế giới mới” có hẳn một mục “Nói ngắn về truyện rất ngắn”, trang web http://tienve.org dành hẳn một mục
“Nhận định” của chuyên đề Truyện cực ngắn Bên cạnh đó, một số bài viết cũng như khóa luận, luận văn của sinh viên, học viên cao học khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Hà nội, tìm hiểu về thể loại này: luận văn “Truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại” của Phạm Thị Ngọc Diệp, khóa luận tốt nghiệp “ Truyện cực ngắn hiện đại mang phong cách ngụ ngôn” của Ngô Thanh Hải, “ Bước đầu tìm hiểu đặc trưng truyện rất ngắn” của Trần Thị Xuyến Đồng thời “Chùm hoa muộn” này còn thu hút nhiều ý kiến của các giáo sư tiến sĩ đang làm công tác giảng dạy và nghiên cứu văn học: Lê Trí Viễn, Đặng Anh Đào, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà Trong các bài viết này, ít nhiều các tác giả cũng đã đề cập đến lý thuyết kết cấu truyện cực ngắn Ngoài ra còn có ý kiến của những cây bút xuất sắc chuyên sáng tác truyện: Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang Sáng, Vũ Tú Nam, Nguyễn Khải, Hoàng Đình Quang, Nguyễn Quang Thân, Dạ Ngân, Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Nhuận Cầm, Võ Phiến, Châu Thành Nguyễn, Hoàng Long đóng góp những ý kiến có giá trị về lý luận kết cấu của thể loại này
Tuy truyện cực ngắn đang chiếm được cảm tình của các nhà nghiên cứu cũng như những người sáng tác nhưng không phải ai cũng ủng hộ và thừa nhận nó là một thể loại Tổng hợp các ý kiến, bài viết tìm hiểu về truyện cực ngắn, chúng tôi chia thành hai quan điểm lớn: quan điểm nghi ngờ và tin tưởng vào truyện cực ngắn.
Nhà văn Nguyễn Quang Thân đã thể hiện những hoài nghi của mình về thể loại non trẻ này qua bài viết “Sự trói buộc trong truyện ngắn” Ông cho rằng “Rồi sẽ không có truyện ngắn mi-ni cũng như trước nay chưa hề có Phần lớn những truyện cực ngắn mà tôi đọc được đều cho tôi cảm hứng là chúng được viết ra là để thích hợp với khuôn khổ báo chí dành cho chúng hơn là những yêu cầu nghệ thuật Tôi nghĩ truyện ngắn thế là đủ rồi ” [54] Thực tế đây chỉ là ý kiến nhỏ của tác giả trong khuôn khổ của một bài viết về truyện ngắn chứ không phải là ý kiến trong một bài dành cho truyện cực ngắn, nhưng cũng đủ để ta thấy được ý kiến phủ nhận của Nguyễn Quang Thân về thể loại mới mẻ này. Đồng quan điểm với Nguyễn Quang Thân, quan điểm của một số độc giả trên tạp chí “Thế giới mới” khi bình về truyện cực ngắn cũng đã bày tỏ ý kiến phủ nhận về sự tồn tại của thể loại mới mẻ này Tiêu biểu là ý kiến của Trần Văn Loa :
“Truyện cực ngắn ít chữ nên không thể đựng hết nội dung cần nói ” [21] Gay gắt hơn là ý kiến của Trần Vi Hoàng, tác giả này đã cho rằng : “ truyện cực ngắn chỉ như nốt ruồi trên mặt tệ hại hơn là điểm mụn cóc trên đầu ông khổng lồ Văn chương cần đến sự khoáng đạt như làn gió thu quyện trên đồng ruộng, vút cao như cánh diều bay bổng, réo rắt dữ dội như thác ngàn, cần một sự hóa thân, vùng thoát khỏi cõi đời dung tục thì than ôi, lại hạn chế trong vài trăn đến một ngàn âm tiết Đó là nghịch lí truyện rất ngắn sẽ làm người đọc thêm lười vì tính gọn nhẹ của nó, đó là tai họa, không thể vịn hai chữ “tốc độ” để ngốn vội quên nhau, luẩn quẩn như chiếc đèn cù ” Qua đó, chúng tôi khẳng định ý kiến của Trần Vi
Hoàng không hề dựa trên cơ sở khoa học nào, đó chỉ là ý kiến mang tính cảm tính, xuất phát từ việc Trần Vi Hoàng quá tôn thờ thể loại truyện ngắn.
Có thể thấy, những quan điểm nghi ngờ truyện cực ngắn không phải là nhiều, nó chưa đủ mạnh để vùi lấp thể loại non trẻ này, bởi bên cạnh những ý kiến cực đoan trên còn có không ít ý kiến thể hiện sự tin tưởng vào thể loại này.
Phương pháp nghiên cứu
Kết cấu hình tượng và kết cấu văn bản nghệ thuật là những khái niệm cơ bản của lí luận văn học Tong quá trình tiến hành luận văn này, chúng tôi sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Hệ thống các công trình nghiên cứu khoa học, một số bài viết tìm hiểu về truyện cực ngắn cũng như các tác phẩm thuộc thể loại này để phục vụ cho viện làm đề tài này
Trên cơ sở thống kê những bài viết đăng tải trên tạp chí Thế giới mới và những bài viết lẻ tẻ viết về truyện cực ngắn, chúng tôi sẽ kế thừa và phát triển những ý kiến đó để triển khai luận văn này.
So sánh đối chiếu sự khác biệt giữa thể loại truyện cực ngắn với tiểu thuyết và thể loại tương cận, truyện ngắn, truyện ngụ ngôn… để chỉ ra đặc trưng của thể loại, từ đó sẽ thấy được đặc trưng của tổ chức tác phẩm.
Những đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở tổng hợp, kế thừa và phát triển những ý kiến của các nhà lí luận phê bình cũng như những nhà văn ở các bài viết lẻ tẻ viết về truyện cực ngắn, cộng với việc dùng lí luận kết cấu tác phẩm văn học để khảo sát các tác phẩm truyện cực ngắn, luận văn phần nào chỉ ra kết cấu, sự tổ chức trong tác phẩm của thể loại non trẻ này.
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có bốn chương:
Chương I: Kết cấu tác phẩm văn học và kết cấu truyện cực ngắn
Chương II: Kết cấu thế giới hình tượng trong truyện cực ngắn Việt nam hiện đại
Chương III: Kết cấu văn bản ngôn từ của truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại
Kết cấu tác phẩm văn học
Kết cấu là phương diện cơ bản của hình thức tác phẩm nghệ thuật Trong tác phẩm tự sự, kết cấu là cơ sở của hình thức truyện, đồng thời cũng là một cách bao quát nội dung câu chuyện.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm” [38] Thuật ngữ “kết cấu” thể hiện nội dung rộng rãi và phức tạp hơn bố cục Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong của tác phẩm.
Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật Kết cấu đảm bảo các chức năng rất đa dạng: phối hợp liên kết các yếu tố lại với nhau để tạo nên một chỉnh thể, bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng các tác phẩm, triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện, cấu trúc hợp lý hệ thống tính cách, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả, tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như một hiện tượng thẩm mỹ Một tác phẩm xuất sắc có ghi vào dấu ấn người đọc hay không còn còn tùy thuộc vào cách tổ chức sắp xếp các yếu tố trong tác phẩm thành một chỉnh thể nhằm góp phần nâng cao giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của nó.
Tuy bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng có kết cấu nhất định, nhưng không phải tác phẩm nào cũng có kết cấu giống nhau Trái lại, mỗi một nhà văn lại có một phong cách kết cấu riêng, mỗi một thể loại lại có một kiểu tổ chức tác phẩm theo đặc trưng riêng, thậm chí mỗi một tác phẩm lại được xây dựng theo một kết cấu phù hợp
Tóm lại, có thể khẳng định rằng kết cấu chính là sự sáng tạo nghệ thuật của mỗi nhà văn, là đặc trưng riêng của từng thể loại
1.1.2 Kết cấu chịu sự quy định của thể loại và phong cách tác giả
Khái niệm kết cấu có nhiều bình diện và cấp độ khác nhau: kết cấu bề mặt, kết cấu bề sâu, kết cấu hình tượng, kết cấu văn bản…Nếu xét kết cấu theo chiều ngang, nghĩa là xem xét nó ở góc độ thể loại thì mỗi một thể loại văn học lại có những phương thức tổ chức riêng Nghĩa là kết cấu chịu sự quy định của từng thể loại văn bản: Kết cấu của tác phẩm thuộc thể loại tự sự khác hẳn với kết cấu của tác phẩm thuộc thể loại trữ tình Nếu tác phẩm trữ tình thường tổ chức kết cấu theo mạch tình cảm, cảm xúc, thì tác phẩm tự sự lại tổ chức kết cấu theo chi tiết, sự kiện, nhân vật, cốt truyện.
Ngay trong cùng một thể loại văn học cũng có những kết cấu riêng Trong tự sự, kết cấu của tiểu thuyết khác với kết cấu của truyện ngắn: số lượng nhân vật trong tiểu thuyết bao giờ cũng nhiều hơn số lượng nhân vật trong truyện ngắn, thời gian và không gian trong tiểu thuyết dài hơn, rộng hơn thời gian không gian trong truyện ngắn Kết cấu của tác phẩm kí cũng khác với kết cấu của tác phẩm kịch… Thậm chí cùng là tiểu thuyết nhưng kết cấu của tiểu thuyết chương hồi cũng khác so với kết cấu của tiểu thuyết hiện đại Kết cấu tiểu thuyết tâm lí cũng khác so với kết cấu tiểu thuyết trinh thám, phiêu lưu Hay trong tác phẩm trữ tình cũng vậy,kết cấu của thơ thất ngôn bát cú khác kết cấu của thơ thất ngôn tứ tuyệt, kết cấu của thơ năm chữ cũng khác với kết cấu của thơ bốn chữ, kết cấu của thơ song thất lục bát khác với kết cấu của thơ lục bát…Ở đây, sự hiểu biết về các loại hình tác phẩm, các tri thức về thi pháp của các dân tộc, các thời đại sẽ có ý nghĩa quan trọng để nhận ra tính độc đáo trong kết cấu của một tác phẩm.
Kết cấu không chỉ chịu sự quy định của thể loại văn học mà nó còn chịu sự chi phối bởi phong cách sáng tác của mỗi nhà văn Tác phẩm văn học là sản phẩm sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, nó luôn chịu sự chi phối của thế giới quan và phong cách sáng tạo của người nghệ sĩ Đó chính là dấu ấn của người nghệ sĩ trong tác phẩm nghệ thuật của anh ta Là một trong những yếu tố để phân biệt giữa nhà văn này với nhà văn khác.
Kết cấu của truyện cực ngắn
Cũng như các thể loại khác, kết cấu của truyện cực ngắn bao giờ cũng bị chi phối bởi đặc trưng của thể loại
1.2.1 Tên gọi của thể loại
Tuy ra đời muộn hơn so với các thể loại đàn anh đàn chị khác, nhưng truyện cực ngắn lại được đón nhận một cách nồng nhiệt với nhiều tên gọi khác nhau Có thể nói chưa một thể loại văn học nào lại được gán cho nhiều tên gọi như thể loại truyện cực ngắn Song do hạn chế trong việc tiếp cận văn bản nguyên ngữ của các nước nên chúng tôi chỉ thống kê những tên gọi của thể loại từ những bài viết của được chuyển ngữ sang tiếng Việt và các bài viết được đăng trên các tạp chí, trang web trong nước. Ở phương Tây, truyện cực ngắn được đón nhận và phát triển sớm hơn so với phương Đông Trong bài viết “Đặc điểm truyện ngắn rất ngắn”, nhà phê bình văn học Bùi Việt Thắng có viết: “Theo các nhà nghiên cứu có uy tín thì truyện ngắn rất ngắn đã có lịch sử vài thế kỷ Trong văn học các nước phương Tây,truyện ngắn rất ngắn có tiền thân từ báo chí, từ thế kỷ 18 Báo chí thời đó thường đăng tải những mẩu chuyện nhỏ, những giai thoại nhỏ nhằm làm cho các trang báo thoát khỏi sự nhàm chán của người đọc Người ta cho rằng, mục Tin vặt trên báo chí chứa đựng nhiều mối liên hệ với truyện ngắn nói chung và truyện ngắn rất ngắn nói riêng Nói cách khác, mục Tin vặt đã có những yếu tố tiềm năng cho một câu chuyện hấp dẫn nảy sinh” [52].
Trong tiếng Anh, truyện cực ngắn được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau,những tên gọi này thường xuất hiện ở các blog và các chuyên đề trên trang web: “Short - short story ” ( truyện cực ngắn), "Sudden fiction" (truyện bất ngờ),
"Postcard fiction" (truyện bưu thiếp), "Minute fiction" (truyện mini), "Furious fiction" (truyện hỏa tốc), "Fast fiction" (truyện nhanh), "Quick fiction" (truyện vội), "Skinny fiction" (truyện mỏng), "Micro-Fiction" (vi truyện), “Minute Long
Story” ( truyện 1 phút), “Pocket-Size Story” ( truyện bỏ túi), “Palm Size Story”
( truyện có kích thước bằng lòng bàn tay)…. Ở Pháp, những truyện ngắn thật ngắn này được gọi là “Novelles” (dùng theo định nghĩa của Daniel Boulanger) Pamelyn Casto, tác giả của bài viết “Truyện chớp: Từ thật ngắn đến cực ngắn” lại gọi truyện cực ngắn là "Flash Fiction" (truyện chớp). Ở phương Đông, truyện cực ngắn phát triển muộn hơn, nó cũng được biết đến với khá nhiều tên gọi Tại Trung Quốc, vào những năm 80 của thế kỷ trước, khi tạp chí “Vi hình tiểu thuyết tuyển san” ra mắt bạn đọc vào năm 1984, truyện cực ngắn được gọi là "truyện bỏ túi", "truyện bằng lòng bàn tay", "truyện dài bằng hơi khói", “tiểu tiểu thuyết”, “vi hình tiểu thuyết”, “cực đoản thiên”…v…v…
Tại Việt nam, truyện cực ngắn bắt đầu phát triển vào những năm 90 của thế kỷ trước, nhất là trong và sau cuộc thi viết truyện cực ngắn do tạp chí Thế giới mới tổ chức năm 1993-1994, nó được du hành dưới những tên gọi: “truyện rất ngắn”,
“truyện cực ngắn”, “ truyện ngắn rất ngắn”, “truyện ngắn ngắn”, “truyện thật ngắn”, “truyện ngắn mini”…Tại Nhật Bản, tên gọi của truyện cực ngắn bắt nguồn từ “Tuyển tập truyện ngắn trong lòng bàn tay” của nhà văn Kawabata Yasunari, nó được gọi là “Truyện ngắn chỉ lớn bằng bàn tay”.
Tóm lại, Ở phương Đông cũng như ở phương Tây, truyện cực ngắn tuy ra đời muộn hơn so với một số thể loại khác nhưng thể loại này đã chiếm một vị trí tương đối trong nền văn học đương đại Bằng chứng là chưa có một thể loại văn học nào lại có tên gọi đa dạng và phong phú đến như vậy.
Những tên gọi trên hầu hết đều ngầm thừa nhận hình thức rất ngắn của thể loại: Truyện cực ngắn ngắn về dung lượng ngôn từ: "Postcard fiction" (truyện bưu thiếp) – dung lượng chữ của truyện vừa đủ để viết trên một tấm bưu thiếp, số lượng từ của tác phẩm có thể chỉ bằng hoặc ít hơn lời chúc ghi trên tấm thiệp nhỏ.
Do ngắn về dung lượng ngôn từ nên truyện cực ngắn không thể lớn về số trang:
"Minute fiction" (truyện mini), "Skinny fiction" (truyện mỏng), "Micro-fiction" (vi truyện)… Truyện “Con khủng long” của thiên tài viết truyện cực ngắn Augusto Monterroso vẻn vẹn chỉ có tám từ “Thức dậy, con khủng long vẫn còn đó” là một minh chứng tiêu biểu cho đặc điểm cực ngắn này.
Những tên gọi trên không chỉ thừa nhận tính ngắn về dung lượng ngôn từ của thể loại mà nó còn nhấn mạnh về độ ngắn thời gian để đọc xong một tác phẩm: "Fast fiction" (truyện nhanh), "Quick fiction" (truyện vội), "Truyện dài bằng hơi khói"…Tất cả dường như để nói rằng lượng thời gian để đọc “Truyện cực ngắn” là không nhiều, thời gian đọc xong một tác phẩm có thể chỉ bằng thời gian để hút hết một điếu thuốc lá Theo thống kê của ban tổ chức cuộc thi
“Truyện thế giới mới” dành cho loại truyện rất ngắn do tạp chí thế giới mới tổ chức, họ đã căn đồng hồ để đọc liền mạch các truyện dự thi và thấy lượng thời gian để đọc hết 50 truyện là 120 phút, như vậy có thể thấy thời gian trung bình để đọc một truyện chỉ mất vài phút mà thôi.
Tóm lại, dù tồn tại ở tên gọi nào đi chăng nữa thì hầu hết các tên gọi như đã nói ở trên đều nhằm hướng đến đặc điểm “cực ngắn” của thể loại sinh sau đẻ muộn này Nó ngắn đến mức không thể ngắn hơn được nữa, càng ngắn càng tốt, và tất nhiên là ngắn nhưng phải hay.
Trong những tên gọi trên, ở luận văn này, chúng tôi dùng tên gọi “Truyện cực ngắn” để triển khai luận văn Tên gọi “truyện cực ngắn” mà chúng tôi sử dụng ở luận văn này chỉ giới hạn trong phạm vi truyện cực ngắn đương đại (nhằm phân biệt với những thể loại tương cận đã từng có trong lịch sử văn học).
1.2.2 Khái niệm truyện cực ngăn
Không ít ý kiến bàn về khái niệm truyện cực ngắn: có ý kiến cho rằng truyện cực ngắn chính là truyện ngắn hiện đại Song cũng có ý kiến cho rằng truyện cực ngắn là một thể loại văn học, có tên gọi riêng, có đặc điểm riêng, tồn tại với tư cách là một thể loại văn học
Chúng tôi tán thành với quan điểm cho rằng truyện cực ngắn là một thể loại văn học Truyện cực ngắn không phải là truyện ngắn, nó ngắn hơn truyện ngắn về dung lượng ngôn từ, nó ngắn một cách bất thường và sức chứa của nó không hề thua kém tiểu thuyết, truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn Điều này làm nên kết cấu riêng cho thể loại. Ở luận văn này, chúng tôi đưa ra hai ý kiến bàn về khái niệm truyện cực ngắn Một là quan điểm của nhà nghiên cứu văn học Tạ Quốc Tuấn cho rằng:
Kết cấu nhân vật
2.1.1 Khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học
Nhà văn Đức W.Goethe từng nói: “Con người là điều thú vị nhất đối với con người và con người cũng chỉ hứng thú với con người” [40] Như vậy, con người là nội dung quan trọng nhất của văn học Nhân vật văn học là hình tượng con người trong tác phẩm văn học, cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện ngôn từ….
Nhân vật trong văn học có thể là những con người có tên riêng giống như bao con người khác ngoài đời như Chí Phèo, Bá Kiến trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, Xuân Tóc Đỏ, Phó Đoan trong “Số Đỏ” của Vũ Trọng
Phụng, Mã Giám Sinh, Vương Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du….Cũng có thể là những con người không có tên riêng như thằng bán tơ, mụ mối trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, vợ anh cu Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân…Nhân vật trong văn học không nhất thiết phải mang hình hài con người mà có khi là thế giới loài vật như Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc trong “Dế mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài…Hoặc cũng có khi, nhân vật trong tác phẩm văn học lại là bộ phận cơ thể người như Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng trong truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” Trong nhiều trường hợp, khái niệm nhân vật được sử dụng một cách ẩn dụ để ám chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm Chẳng hạn, người ta thường nói đến “nhân dân” như là một nhân vật trung tâm trong Chiến tranh và hòa bình của L Tônxtôi, “ca cao” là nhân vật chính trong “Ðất dữ” của G.Amađô,
“chiếc quan tài” là nhân vật trong tác phẩm “Chiếc quan tài” của Nguyễn CôngHoan, Tô Hoài nhận xét về nhân vật trong truyện ngắn “Chiếc quan tài” như sau:
"Trong truyện ngắn “Chiếc quan tài” của Nguyễn Công Hoan, nhân vật không phải là người mà là một chiếc quan tài Nhưng chiếc quan tài ấy chẳng phải là vô tri mà là một sự thê thảm, một bản án tố cáo chế độ thảm khốc thời Pháp thuộc. Như vậy, chiếc quan tài cũng là một thứ nhân vật" Nhìn chung, nhân vật vẫn là hình tượng của con người trong tác phẩm văn học Đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học
Tuy nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm, nhưng nhân vật trong tác phẩm lại không phải là con người nguyên mẫu ở ngoài đời, nhân vật văn học là một hiện tượng, một đơn vị nghệ thuật, được sáng tạo theo những ước lệ của văn học.
Nhân vật trong tác phẩm văn học cũng có những dấu hiệu để nhận diện: tên gọi, diện mạo, tính cách, lời nói, hành động và số phận.
Nhân vật trong tác phẩm văn học khác với nhân vật của các loại hình nghệ thuật khác ở chỗ nhân vật văn học được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ Bởi vậy, để thấy được nhân vật trong văn học, người đọc phải vận dụng hết sức trí tưởng tượng, khả năng liên tưởng của mình.
Chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học
Nhân vật có vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm Nhân vật là xương sống là linh hồn của mỗi tác phẩm, là người phát ngôn cho tư tưởng nhà văn, thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả.
Nhân vật văn học có chức năng khái quát hóa những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến.
Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần phải nhận ra một số vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhất là các nhân vật chính, người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó: gắn liền với Kiều là thân phận của người phụ nữ có tài sắc trong xã hội cũ, gắn liền với Kim Trọng là vấn đề tình yêu và ước mơ vươn tới hạnh phúc, gắn liền với Từ Hải là vấn đề đấu tranh để thực hiện khát vọng tự do, công lí Trong “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao, nhân vật Chí Phèo thể hiện quá trình lưu manh hóa của một bộ phận nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến Ðằng sau nhiều nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu, giàu và nghèo, những ước mơ tốt đẹp của con người
Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết để bộc lộ quan niệm của mình về con người và cuộc sống Vì thế không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người ngoài đời Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật, việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộc đời (anh hùng Núp trong “Ðất nước đứng lên”; Chị Sứ trong “Hòn Ðất” ), nhưng cũng cần nhớ rằng: nhân vật văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên những vấn đề của hiện thực cuộc sống Betông Brecht cho rằng: "Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả" [39].
2.1.2 Thế giới nhân vật trong truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại
Tuy truyện cực ngắn có sự miễn giảm tối đa về số lượng nhân vật trong tác phẩm, nhưng thế giới nhân vật của thể loại này lại không hề nhỏ hẹp một chút nào. Trái lại, thế giới nhân vật trong truyện cực ngắn không chỉ đa dạng, phong phú mà còn chân thực và vô cùng sống động.
Là con đẻ của thời đại thông tin, truyện cực ngắn phần lớn khám phá cuộc sống ở góc độ đời tư, sâu hơn là những góc khuất nhân cách trong thời buổi kinh tế thị trường đầy biến động Con người vì thế mà cũng thực dụng hơn Trong những bức tranh đời sống thế sự đa tạp, trong dòng đời sinh hoá hồn nhiên, trong thế giới nhân vật đông đảo ấy, chúng tôi tạm phân định thế giới nhân vật trong truyện cực ngắn thành những kiểu loại nhân vật sau:
Kiểu nhân vật trẻ thơ
Có thể nói, truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại đã dành cho nhân vật trẻ thơ những trang viết đầy cảm thông và niềm thương xót Nhân vật trẻ thơ trong truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại thường là những đứa trẻ bất hạnh: đứa mồ côi không nơi nương tựa “Tấm ảnh” của Nguyễn Anh Hùng, “Tìm cha” của Lê Thanh Huệ
… đứa là nạn nhân của gia đình nát tan “Hình bóng” của Nguyễn Hữu Lý, “Bố mẹ” của Bùi Mai Hạnh, “Chú bé bán báo” của Đặng Anh Đào … đứa lang thang, bụi đời nơi đầu đường xó chợ: “Thằng hát rong” củaQuỳnh Trang, “Kẻ cắp” của Đức Hải,“Nước mắt muộn màng” của (Lê Hồng Bảo), “Cái áo tai hại” của Nguyễn Trường Kỳ, “Anh Hai” của Lý Thanh Thảo … Chúng sống bằng đủ nghề để mưu sinh Tất cả đều hiện lên rất sinh động, góp phần không nhỏ trong việc phản ánh những bức tranh đời sống hiện thực đa dạng và phức tạp.
Kiểu nhân vật phụ nữ
Kết cấu cốt truyện
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”, cốt truyện chính là “hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản và quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch” [16] Giáo trình “Lý luận văn học” cũng khẳng định cốt truyện
“là chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong tác phẩm tự sự và kịch, nằm dưới lớp trần thuật, làm nên cái sườn của tác phẩm” [40] Như vậy có thể khẳng định rằng, cốt truyện chính là cái cốt lõi của truyện, là cái phần ruột của tác phẩm tự sự, là cái mà người ta có thể kể lại, tóm tắt lại một cách ngắn gọn hơn truyện.
Cốt truyện có hai tính chất cơ bản Một là các sự kiện trong truyện thường có mối quan hệ nhân quả hoặc quan hệ bộc lộ ý nghĩa, có mở đầu và có kết thúc. Hai là cốt truyện có tính liên tục về thời gian.
Cốt truyện đảm nhiệm chức năng vô cùng quan trọng trong truyện: nó gắn kết các sự kiện thành một chuỗi và tạo thành lịch sử của một nhân vật, thực hiện khắc họa nhân vật; đồng thời bộc lộ các xung đột, mâu thuẫn của con người, tái hiện bức tranh đời sống; và tạo ra một ý nghĩa về nhân sinh có giá trị nhận thức; cuốn hút người đọc.
Cốt truyện thông thường có 5 thành phần: 1 Trình bày; 2 Thắt nút; 3 Phát triển; 4 Cao trào; 5 Mở nút Tổ chức cốt truyện theo kiểu truyền thống là cốt truyện phải có đầy đủ năm thành phần trên Ngoài ra cốt truyện có thể có thêm phần vĩ thanh Ở đây, chúng tôi không dùng lý thuyết của cốt truyện để áp đặt vào thể loại truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại, mà chúng tôi dựa trên việc khảo sát “100 truyện hay cực ngắn” để nhận diện đặc điểm riêng biệt trong cách thức tổ chức cốt truyện của truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại.
2.2.2 Các kiểu tổ chức cốt truyện trong truyện cực ngắn
Qua khảo sát 100 truyện cực ngắn tiêu biểu được đăng trên tạp chí Thế giới mới, chúng tôi nhận thấy cốt truyện của truyện cực ngắn Việt nam hiện đại vừa thừa hưởng những yếu tố của một cốt truyện truyền thống, vừa xuất hiện những yếu tố hiện đại Điều đó thể hiện ở những đặc điểm cơ bản sau:
Loại truyện có cốt truyện giàu kịch tính Đây là kiểu truyện có cốt truyện lắt léo, những sự kiện chứa kịch tính cao, thể hiện mối xung đột giữa khát vọng và hiện thực nghiệt ngã, giữa cái thiện và cái ác, giữa cái cao cả với cái thấp hèn… Tiêu biểu cho kiểu cốt truyện này là những tác phẩm: “ Nước mắt muộn màng” của Lê Hồng Bảo, “Con gà què” của Tường Long, “Con lợn đất” của Tống Trung, “Chú bé bán báo” của Đặng Anh Đào… Đây là những cốt truyện được tổ chức trên nguyên tắc truyền thống, nghĩa là các sự kiện trong truyện đều được tổ chức trên mối liên hệ nhân quả chặt chẽ Trong quá trình tiến triển của cốt truyện, người đọc thấy được sự đấu tranh gay gắt giữa khát khao cuộc sống lương thiện và hiện thực nghiệt ngã Cuối cùng, hiện thực nghiệt ngã đã chiến thắng, nỗi khát khao mãi chỉ là những khát khao Thằng cu Điu trong “Nước mắt muộn màng” của Lê Hồng Bảo đã từ bỏ nghề móc túi để trở về cuộc sống lương thiện bên người mẹ nghèo Khi cảm nhận được “cảm giác sung sướng, tự hào với những đồng tiền ít ỏi kiếm được từ việc bán báo, bán vé số
”, nó đã mơ ước được tới trường như bao đứa trẻ khác, được sống một cuộc sống yên bình, nhưng hiện thực nghiệt ngã đâu có buông tha, nó phải đối mặt với hiện thực: “bệnh tình của mẹ nó như miếng bọt biển đã hút sạch mọi khoản tiền ấy” và nó cần "Sáu trăm ngàn làm thủ tục nhập viện " để cứu sống mẹ Trong tình cảnh ấy, thằng cu Điu không còn cách nào ngoài cách lại đi móc túi để có tiền nhập viện cho mẹ mặc dù trong nó luôn khát khao được sống một cuộc sống lương thiện vô cùng Cuối cùng, để có tiền chữa bệnh cho mẹ, cu Điu lại thêm một lần móc túi Những khát khao kia mãi chỉ là những khát khao thôi Điều đáng nói là ở chỗ, khi đứng trước tình huống như thế này, độc giả sẽ phán xét thế nào về hành động móc túi của thằng cu Điu? Cảm thông hay nên án? Đây thực sự là một vấn đề buộc độc giả phải suy nghĩ, trăn trở
Loại truyện không có cốt truyện Ở loại truyện này, cốt truyện thường bị lu mờ, thậm chí có lúc không tồn tại Hành động của nhân vật trong loại truyện này gần như bị mất vai trò tạo sự thúc đẩy phát triển của cốt truyện Truyện chủ yếu đi sâu khám phá thế giới nội tâm con người, đặc biệt là những suy nghĩ, trăn trở của những người phụ nữ trước cuộc sống và cuộc đời Tiêu biểu cho loại truyện này là
“Cam ngọt” của Phạm Sông Hồng, “Hơi hướng đàn ông” của Mai Sơn, “Hoa muộn” của Phan Thị Vàng Anh…
“Cam ngọt” của Phạm Sông Hồng đã đem đến cho độc giả nỗi miên man trong dòng cảm xúc qua bộc bạch tự đáy lòng của nhân vật “tôi” Không ít độc giả tìm thấy sự đồng điệu về tâm hồn giữa bản thân với nhân vật khi đọc tác phẩm.:
“Gần mười năm nay tôi chẳng đi đâu Bổn phận làm vợ, làm mẹ đã nhốt tôi trong cái lồng gia đình không khóa mà thật chặt…” (Cam ngọt của Phạm Sông Hồng). Đây không chỉ là cảm xúc, suy nghĩ về cuộc sống của chính nhân vật mà còn là của con số đông người.
Tóm lại, truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại vừa tổ chức cốt truyện theo kiểu truyền thống, đồng thời vừa mang tính hiện đại chính là vì những điều đã nói ở trên Từ đây, chúng tôi đi tìm hiểu một số kỹ thuật tạo dựng cốt truyện của của truyện cực ngắn.
2.2.2.1 Tạo cốt truyện bằng cách lược bỏ phần trình bày
Phần trình bày là một trong những phần rất quan trọng của cốt truyện Theo
“Từ điển thuật ngữ văn học”, phần trình bày của truyện chính “là phần phần mở đầu, là một trong những thành phần của cốt truyện, giữ chức năng giới thiệu hoàn cảnh xã hội, môi trường, điều kiện làm nảy sinh xung đột của tác phẩm, giới thiệu lai lịch, tình hình lúc đầu của nhân vật trước khi xung đột của cốt truyện triển khai” [39] Thông thường, khi xây dựng cốt truyện, nhà văn thường chú trọng vào phần mở đầu – phần dẫn truyện Đây là phần dẫn dắt người đọc bước vào thế giới truyện một cách trình tự, tự nhiên, là phần cung cấp những thông tin cần thiết để người đọc tiếp cận tác phẩm dễ dàng hơn Nhà văn A.Sekhop (1860 –
1904), thiên tài viết truyện ngắn của Nga thế kỷ XIX, đã từng khẳng định: “Theo tôi, viết truyện ngắn cốt nhất là phải tô đậm cái mở đầu và cái kết luận” [40]
Khảo sát 100 truyện hay cực ngắn, chúng tôi thấy khá nhiều tác phẩm tổ chức cốt truyện bằng cách bỏ qua phần trình bày Đây là kiểu tổ chức cốt truyện đi trực tiếp vào phần thắt nút, phần phát triển của truyện Nghĩa là người viết truyện đã bỏ đi phần giới thiệu lai lịch nhân vật, tình hình hoặc hoàn cảnh nảy sinh mâu thuẫn, bi kịch trong tác phẩm truyện Kiểu tổ chức cốt truyện như thế này không chỉ cuốn hút độc giả mà còn tạo cho họ sự bất ngờ bởi truyện thường bắt đầu bằng những sự việc đầy kịch tính: “Chị lặng im nhìn hắn Hắn lặng im nhìn ra trời mưa, ly rượu cầm mãi trên tay Chị ăn khô đi, khô sặt đó…” (Khách thương hồ của Hào Vũ), hay “Tôi thấy mặt mình hồng lên trong gương nhỏ Đây là lần thứ hai…” (Kẻ đạo văn của Hòa Vang), hoặc “Bác làm ơn giúp em một lần này nữa chớ! Cho em xin một chục cây nến thôi” (Lung linh ánh nến của Trần Viết Sử)… Điều đáng nói là ở chỗ phần trình bày tuy bị cắt bỏ nhưng nó dần được khôi phục trong quá trình đọc của bạn đọc Điều này đồng nghĩa với việc truyện cực ngắn đã đánh thức khả năng sáng tạo ở mỗi bạn đọc Điều mà giáo sư Hoàng Ân đã khẳng định “ tâm lý của người đọc không muốn dài dòng, chỉ cần cung cấp thông tin, tự người ta sẽ phân tích, suy luận Các tác phẩm văn học hiện đại thường để cho độc giả tự mình khám phá ra cố truyện, tự mình đánh giá các nhân vật, qua những tình tiết mà tác giả đã khéo léo gài vào nhưng làm ra vẻ như vô tình ghi được” [2].
Tổ chức phần mở đầu và phần kết thúc của văn bản
3.1.1 Tổ chức phần mở đầu văn bản
Khi tiếp xúc với bất kỳ một văn bản nào, ngôn từ bao giờ cũng là cấp độ đầu tiên mà người đọc tiếp cận Phần mở đầu của văn bản truyện chính là phần dẫn dắt người đọc bước vào thế giới truyện Khảo sát “100 truyện hay cực ngắn”, chúng tôi nhận thấy phần mở đầu của văn bản truyện cực ngắn thường tổ chức như sau:
Phần mở đầu được tổ chức bằng một đoạn văn: “Hoa muộn” của Phan Thị Vàng Anh; “Sao sáng lấp lánh” của Nguyễn Thị Ấm; “Hoa Đại trắng” của Đức Ban; “Đàn ông, đàn bà và ruồi” của Đức Ban… Đoạn văn mở đầu thường chiếm tỉ lệ từ 3% - 5% tổng số dung lượng ngôn từ của toàn văn bản Nếu đem so sánh tỉ lệ này của truyện cực ngắn với tiểu thuyết và truyện ngắn thì đây là tỉ lệ tương ứng với chỉnh thể của văn bản về dung lượng ngôn từ trong toàn bộ tác phẩm Song điều đáng nói là ở chỗ, khá nhiều đoạn văn mở đầu của văn bản truyện cực ngắn được tổ chức kèm theo cả lời thoại của nhân vật: “Cứ đến mục “Thông tin quảng cáo”, thằng Mít lại giỏng tai nghe cái câu nó thuộc lòng: “Bố ở đâu về ngay… Ai nhìn thấy bố tôi… Bệnh tâm thần… Chân đi dép nhựa Trung Quốc…” Bệnh tâm thần là gì nhỉ? Nghe phát tin, bố Mít đã quát mẹ: “Sao em lại báo tin là ông già bị bệnh tâm thần?” – “À, bạn em khuyên nên nhắn vậy, người ta đỡ thắc mắc…”.” (Tìm người - Đặng Anh Đào) Bằng việc đưa lời thoại vào đoạn văn đã giúp cho đoạn văn mở đầu trở nên linh hoạt hơn trong tổ chức điểm nhìn trần thuật Chỉ trong một đoạn văn ngắn, điểm nhìn trần thuật đã trượt dài từ người này sang người khác: từ người kể chuyện sang nhân vật, từ nhân vật này sang nhân vật kia Đó là sự nối tiếp không ngừng trong quá trình trần thuật luân phiên, góp phần tạo nên sự đa giọng điệu, đoạn văn mở đầu vì thế mà trở nên năng động hơn Không chỉ có vậy, việc sử dụng lời thoại của các nhân vật trong đoạn văn mở đầu đã dẫn dắt người đọc bước vào không khí sôi động của truyện, đó chính là sự tranh biện giữa các nhân vật, qua những lời tranh biện này, thế giới nhân vật trong tác phẩm trở lên sinh động hơn thông qua hệ thống ngôn từ được sử dụng Mặt khác, đoạn văn mở đầu của văn bản còn cung cấp cho độc giả một lượng thông tin khá dồi dào Các sự việc trong quá khứ và hiện tại kết nối với nhau tạo lên sự liền mạch trong câu chuyện: “Bố mẹ tôi lấy nhau lúc hai người còn rất trẻ Mẹ kể: ngày trước, trong đám sinh viên trường Mỹ thuật mẹ chỉ để ý đến bố vì bố có mái tóc rất đẹp Mối tình của hai người cũng lắm trắc trở Bà tôi bảo: "Con yêu gì thằng đó! Chân yếu tay mềm, rồi cũng khổ thân mày" Mẹ cười nói với bà: "Con yêu vì anh ấy có mái tóc đẹp Cái tóc là góc con người mà mẹ!" Cả họ ngoại tôi đều bảo mẹ gàn Riêng bạn bè của mẹ thì khuyên ngăn: "Chẳng lẽ mày yêu hắn chỉ vì mái tóc" Mẹ triết lý: "Nhưng ít ra cũng còn có cái để yêu" Lúc chỉ có hai người với nhau mẹ cũng nói thật lòng với bố như thế Cứ tưởng rằng bố sẽ buồn, nhưng không Bố còn đùa tếu: "Mái tóc muôn năm".” (Tóc thề của Nguyễn Khôi)
Phần mở đầu được tổ chức bởi một câu đơn: “Tôi thức dậy sau một giấc ngủ say.” (Thảng thốt của Hồng Lan), “Người tử tù ngước lên nhìn tôi:” (Lung linh ánh nến của Trần Viết Sử), “ Tàu của những người nghèo.” ( Tàu đi Hòn Gai của Nguyễn Quang Thân)…, hoặc lời của một nhân vật nào đó trong tác phẩm: “ -
Con… giữ lấy…” (Tấm ảnh của Nguyễn Anh Hùng), “- Ăn thêm cái nữa đi con! - Người đàn bà giàu sang bảo con.” (Anh Hai của Lý Thanh Thảo), “Báo mới đây! Báo mới đây! Ngàn lẻ một vụ ly dị! Phỏng vấn con bệnh sida đây! Cô dâu đã xử sự thế nào trong đêm tân hôn? ” (Chú bé bán báo của Đặng Anh Đào)…Phần mở đầu được tổ chức theo kiểu như thế này thường chiếm từ 1% - 2% trong tổng số dung lượng ngôn từ của toàn văn bản Nếu đem so sánh tỉ lệ này của truyện cực ngắn với một số tiểu loại tự sự khác thì đây quả thật là một ưu thế của thể loại tự sự cực ngắn này Phần mở đầu văn bản kiểu này không có cơ hội để đảm nhiệm vai trò phần trình bày của cốt truyện Nó chủ yếu mang tính chất gợi dẫn cho câu chuyện: đưa người đọc đi thẳng vào sự kiện đầy kịch tính của cốt truyện: “Đám đông lặng phắc chờ tòa tuyên án.” (Đoạn kết ngắn ngủi của Đinh Quang Hòa),
“Con… giữ lấy…” (Tấm Ảnh – Nguyễn Anh Hùng)…hoặc miêu tả thiên nhiên, vũ trụ được dồn nén vào cái vỏ ngôn từ “cực ngắn”, mở ra khung cảnh thiên nhiên phù hợp với sự việc mở đầu của câu chuyện:“Trời thu, nắng đẹp.” (Tiếng hót chim sơn ca của Nguyễn Văn Hoan), “Gió giật mạnh.” (Cái huyệt của Phạm Sông Hồng),
3.1.2 Tổ chức phần kết thúc của văn bản
Nếu phần mở đầu của văn bản là phần dẫn dắt người đọc bước vào thế giới truyện thì phần kết thúc được xem như phần khóa lại văn bản truyện Khảo sát “
100 truyện hay cực ngắn”, chúng tôi nhận thấy văn bản chủ yếu được kết thúc theo hướng sau:
Kết thúc văn bản bằng một đoạn văn: (Vàng của Hoàng Minh Tường), (Kẻ đạo văn của Hòa Vang), (Điếu cày của Phạm Hải Văn), (Tro bụi của Nguyễn
Quốc Văn)… Phần kết thúc kiểu này thường chiếm tỉ lệ từ 1% - 3% trong tổng số dung lượng ngôn từ của toàn văn bản Điều đáng nói là tổ chức phần kết thúc văn bản theo kiểu này thường trùng khít với phần kết thúc khép kín của cốt truyện, nghĩa là mạch truyện dừng lại khi lời kể của câu chuyện không còn: “Từ đó không ai thấy Yên hút thuốc lào nữa Chỉ nghe tiếng rít điếu cày, Yên đã bủn rủn chân tay.” (Điếu cày của Phạm Hải Văn), hoặc “Theo chỉ dẫn của truyện mà tôi lĩnh hội được, gia đình đã hỏa táng cho thầy ở đài Phục Sinh Tro cốt được chia làm hai nửa bằng nhau; một nửa đem rắc trên núi Bửu Long; nửa còn lại lấy các tờ giấy in hai truyện ngắn Nhà văn Xóm Chiếu, Cát và Bụi, dùng dây chuối gói lại, đem ra cầu Hòa An, ném xuống giữa dòng sông Đồng Nai vào giờ Thìn.” (Tro bụi của Nguyễn Quốc Văn), “Tháng sau, chị Lan về, mọi sự được giải tỏa Anh em tôi nhìn nhau, ngượng ngập.” (Phong bì rỗng của Ngô Vinh)…
Phần kết thúc văn bản được tổ chức bằng một câu: “Cứ đến mùa đông, tôi lại trở về nhà nội, chỉ mong mang về một đốm nắng cho nhà ấm lên một chút, nhưng chẳng thể xua đi mùi ngọc lan lan tỏa bồn chồn…” (Vườn ngọc lan mùa đông của Tú Anh), “Tờ lịch in ảnh bông đại trắng vẫn vẹn nguyên trên tường.”
(Hoa Đại trắng của Đức Ban), “Góc chiếc sa-lon, nơi anh thường ngồi, giờ chỉ còn là một khỏang trống vô tận không sao khỏa lấp được.” (Bông hồng lẻ loi của
Phùng Cao Bảng)…, hoặc kết thúc bằng lời của một nhân vật nào đó trong tác phẩm: “Cám ơn anh Gặp được ảnh, nhìn thấy ảnh khỏe mạnh, tôi mừng quá.” (Đánh ghen của Khuê Việt Trường), “Chưa ai ôm cháu chặt như thế này!” (Con mèo hen của Dương Anh Tuấn), “Còn thiếu thằng Lễ nữa! Tội nghiệp nó, nó chết mà tao chưa kịp viết dùm thư cho vợ nó ” (Đôi mắt của Lê Đình Bích), “- Báo đây! Báo mới đây! Ngàn lẻ một vụ ly dị! ” (Chú bé bán báo của Đặng Anh Đào)
… Phần kết thúc kiểu này thường chiếm tỉ lệ khoảng 1% tổng số dung lượng ngôn từ của toàn văn bản Tổ chức phần kết của văn bản theo kiểu này thường tạo ra một kết thúc mở hoặc bỏ lửng cho cốt truyện Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào khả năng của mỗi độc giả Mặt khác, phần kết thúc văn bản kiểu này có khả năng tạo làm nảy sinh kết cấu đầu cuối tương ứng trong tác phẩm Gây ấn tượng mạnh mẽ đối với độc giả bằng chính hình ảnh, lời nói xuất hiện ở phần đầu và phần kết của văn bản: “Hoa đại trắng” của Đức Ban, “Chú bé bán báo” của Đặng Anh Đào là những tác phẩm có kiểu mở đầu và kết thúc như thế Ở “Hoa đại trắng” của Đức Ban, hình ảnh bông đại trắng xuất hiện cả ở phần đầu và phần cuối của văn bản Hình ảnh này như để khẳng định tình yêu cũng như tấm lòng thủy chung của người vợ trẻ trước sau như một, ngay cả khi mất đi thì tình yêu mà nàng dành cho chồng vẫn vẹn nguyên như thế Hình ảnh này thực sự đã tạo sự ám ảnh lớn cho độc giả Hay trong “Chú bé bán báo” của Đặng Anh Đào, lời rao: “Báo mới đây! Báo mới đây! Ngàn lẻ một vụ ly dị!” của thằng bé bán báo là câu dẫn dắt người đọc bước vào văn bản đồng thời cũng chính là câu khóa lại văn bản truyện Tiếng rao của cậu bé như xuyên suốt toàn tác phẩm, tạo một nỗi ám ảnh khôn nguôi về kiếp sống lang thang Nguyên nhân chính là cuộc ly hôn của những đấng sinh thành Lời rao ấy ngân vang, tố cáo kẻ làm cha vô lương tâm Tiếng rao như oán trách cuộc đời đầy nghiệt ngã, bởi vậy mà nó cứ ngân mãi khôn nguôi…
3.1.3 Tổ chức câu văn trong truyện cực ngắn
Những câu văn trong truyện cực ngắn thường là những câu văn ngắn Kiểu câu có nhiều vị ngữ là kiểu câu được sử dụng thường xuyên nhất cho thể loại này:
“Ngày hôm sau, tôi lại vui đùa, chạy nhảy bình thường, chỉ thỉnh thoảng mơ thấy cha, giật mình tỉnh dậy khóc ré lên rồi quên bẵng Mẹ không khóc nhiều, làm việc liên miên suốt cả ngày, mắt mẹ rộng thênh thang và buồn hun hút ” (Vườn ngọc lan mùa đông của Tú Anh)
Câu văn ngắn còn được tổ chức theo hướng tạo chức năng kép về mặt cú pháp cho một số từ đứng trong câu Việc rút gọn thành phần chủ ngữ trong cụm chủ - vị được người viết truyện cực ngắn phát huy tối đa: “Nghe đâu mẹ đã có gia đình, sinh ra một bé gái, mắt tròn và long lanh như có nắng.” (Vườn ngọc lan mùa đông của Tú Anh) Nhìn vào cấu trúc câu trên, ta dễ dàng nhận thấy từ “bé gái” vừa trực tiếp làm vị ngữ cho cụm “Nghe đâu mẹ đã có gia đình, sinh ra một bé gái” đồng thời vừa gián tiếp làm chủ ngữ cho cụm “mắt tròn và long lanh như có nắng” Những kiểu câu như thế này xuất hiện trong truyện cực ngắn không phải là ít Kiểu câu này cho phép người viết truyện tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu ngôn từ trong tác phẩm
Câu văn trong truyện cực ngắn có khả năng gây ấn tượng và những ám ảnh đối với người đọc bằng việc tác giả rất dụng công chọn từ, thêm bổ ngữ, định ngữ, tô đậm, mài sắc chi tiết (kiểu như “ăn thêm cái nữa đi con!”, “thằng bé lắc đầu quầy quậy ” , “chiếc bánh nằm chỏng chơ ”, “mắt hai đứa bé sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon”, “chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi”, “hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó” ) (Anh hai của Lý Thanh Thảo), hoặc sử dụng những từ diễn tả hành động mạnh, có thể kết hợp với từ chỉ mức độ (ví dụ:
Lời trần thuật gắn với giọng điệu trần thuật
3.2.1 Lời trần thuật khách quan gắn với giọng điệu khách quan
Dùng lời trần thuật khách quan, người kể chuyện thường kể ở ngôi thứ ba, kiểu người kể chuyện ẩn mình và luôn giữ một khoảng cách với đối tượng Kể bằng lời trần thuật khách quan sẽ tạo ra giọng điệu khách quan của người kể chuyện Sử dụng lời trần thuật khách quan, người kể chuyện tỏ ra mình là người vô can đứng ngoài cuộc, anh ta không nhập cảm vào ý thức của bất kỳ nhân vật nào, những gì anh ta kể đều là những điều lọt vào mắt thấy tai nghe của anh ta như một ống kính Sử dụng lời trần thuật này, người kể chuyện giữ được thái độ tỉnh táo của người trần thuật: “Ngày xưa, tại làng kia có đôi trai gái yêu nhau rất mặn mà Người con trai khoẻ mạnh, dũng cảm và chân thành Cô con gái thuỳ mị,nết na, hay lam hay làm Dân làng rất yêu mến và vun đắp cho mối tình đẹp đẽ của họ Nhưng lễ cưới chưa kịp tổ chức thì giặc Pháp tràn đến” (Hoa chanh trái vụ của Văn Như Cương).
Truyện cực ngắn không chỉ thể hiện thái độ khách quan của mình bằng ngôi kể thứ ba, mà đôi khi ta còn bắt gặp giọng dửng dưng của người ngoài cuộc ngay cả khi người kể truyện kể ở ngôi thứ nhất Điều này thể hiện ở việc người kể kể ở ngôi thứ nhất nhưng là kể chuyện của người khác chứ không phải kể về mình, vì thế mà lời trần thuật cũng giữ được vẻ khách quan: “một đêm tháng mười tôi và
Minh được phái đi trinh sát ở cảng Cửa Việt Sau ba tiếng đồng hồ tiếp cận mục tiêu, hai đứa rút ra ngoài Ba giờ sáng, chúng tôi cố gắng bang ngang qua những đồi cát trắng mênh mông để trở về cứ Bỗng một loạt pháo dàn từ biển bắn vào. Tôi bò xoài lăn mình trên cát để tránh Sau loạt đạn, tôi chồm dậy cất tiếng gọi. Không có tiếng trả lời Tôi vùng dậy chạy ngay đến chỗ Minh Cậu ta nằm úp sấp. Một mảnh pháo đã cắm vào ổ bụng Máu trào qua lớp áo Tôi băng bó rồi cố cõng Minh đi thật nhanh Máu từ vết thương trào ra thấm ướt lưng tôi rồi nhễu xuống cát trắng” (Sao sáng lấp lánh của Nguyễn Thị Ấm)
Mượn lời trần thuật khách quan để tỏ ra khách quan nhưng thực chất các tác giả viết truyện cực ngắn đã sử dụng đúng chiêu để có thể phanh phui đến tận cùng những bi kịch của cuộc sống, của số phận những cảnh đời nghiệt ngã: “Thằng
Hưng kể lể bằng giọng vui vẻ - Hồi trước nội nói ba đi làm xa, khi con lớn, ba mới về Hôm bịnh quá, nội con mới nói cho con biết ba ở đâỵ Sáng nay con ra bến xe, hỏi đường lên đâỵ Các dì, các chú dẫn con đi, cho con ăn, cho con nhiều tiền nữa Thằng Hưng móc xấp tiền giấy lộn xộn gồm nhừng tờ 2.000, 5.000 và cả những tờ 200, 500 đồng nhàu nát cho trưởng trại xem Ông xua tay, bảo nó cất đị vừa lúc đó, Hai Hơn được dẫn đến.
- Ba! Thằng Hưng líu lưỡi gọi và ào đến ôm ba nó Hai Hơn gỡ tay con,liếc mắt nhìn trại trưởng Thấy không cần thiết, ông bước ra ngoài, lòng thầm nghĩ cách bố trí cho hai bố con tù nhân một nơi ngủ tử tế Còn ngày mai, để rồi tính sau vậỵ Đây là lần đầu tiên ông phải gặp trường hợp khó xử như vầy Hai Hơn cố dấu sự bối rối, cau có hỏi con:
- Mày lên đây một mình à?
- Dạ - Thằng Hưng hồ hởi
- Con lên đây ở với ba luôn
Hai hơn sa sầm mặt, chua xót:
- Ở đây rồi mai về với nộị Nhà tù không có chỗ cho con nít
- Ba không biết à? - Thằng Hưng bật khóc oà lên - Nội chết rồi! Con chỉ còn ba nữa thôi! con không ở với ba thì ở đâu nữa!
Hai Hơn bàng hoàng đứng chết lặng Thằng Hưng cứ nắm tay hắn mà lắc, mà van xin:
- Con không quậy phá đâụ Con đem hết áo quần, cả vở và bút chì lên đâỵ Con học Con quét nhà, nấu cơm, giặt đồ cho cả ba nữạ Con biết làm nhiều việc lắm! Ba cho con ở tù với ba!” (Tìm cha của Lê Thanh Huệ) Bằng cách sử dụng lời trần thuật khách quan, Lê Thanh Huệ đã tạo được giọng kể dửng dưng có vẻ như sắc lạnh của người ngoài cuộc Điều này thực sự đã khiến người đọc không tránh khỏi nỗi xót xa khi chứng kiến cảnh cha con thằng Hưng gặp nhau ở chốn lao tù, đặc biệt là khi nghe giọng thằng Hưng “hồ hởi” nói nó muốn ở tù với ba nó. Thái độ khách quan của người kể chuyện còn được thể hiện qua cách gọi nhân vật bằng những từ ngữ: “nó”, “hắn”, “chị”, “y”, “thằng…”…hoặc gọi thẳng tên gọi Những nhân vật trong lịch sử, hay những nhân vật trong huyền thoại vốn vẫn được văn chương truyền thống nhắc đến bằng thái độ “đáng kính”, “đáng nể trọng”, luôn ở vị trí cao hơn người kể chuyện, cũng “bị” tác giả truyện cực ngắn gọi thẳng họ tên Bằng cách này, tác giả truyện cực ngắn đã lôi họ từ vị trí cao xuống vị trí ngang bằng, thậm chí còn thấp hơn người kể chuyện Ở “Pháp trường”, Nguyễn Quang Trung đã lôi Nguyễn Trãi từ bậc “thánh nhân quân tử” xuống vị trí của một “thường dân”: “Nguyễn lặng ngắm mây trôi ngoài cửa sổ, như đọc thấy đời mình ở đấy Cuộc đời thì nặng, mà sao mây nhẹ thế Thuở bóp trán viết Bình Ngô sách Buổi nếm mật nằm gai góc rừng Lam Sơn Khi xông pha trận mạc trên mình voi, ngựa Lúc hạ bút lông tạo tác Cáo Bình Ngô Rồi vòm mái triều Lê Nguyễn đành ném bước chân nhàn tản trong ưu phẫn đạp mây trúc Côn Sơn Nguyễn ý thức rất rõ số phận của mình Điều đó làm Nguyễn vừa sung sướng vừa đau đớn.” (Pháp trường của Nguyễn Quang Trung) Với cách gọi này, tác giả truyện cực ngắn đã xóa sạch ranh giới “quân tử - tiểu nhân”, ranh giới mà bấy lâu nay văn chương truyền thống vẫn duy trì
3.2.2 Lời trần thuật chủ quan gắn với giọng điệu chủ quan
Dùng lời trần thuật chủ quan, người kể chuyện thường sử dụng ngôi kể thứ nhất để kể, nghĩa là người kể xưng “tôi” Đây là cách kể rất quen thuộc trong văn bản tự sự Là cách kể mà người kể kể lại những gì anh ta trực tiếp chứng kiến và trải qua với tư cách là người trong cuộc
Lời trần thuật chủ quan ở truyện cực ngắn được tổ chức dưới dạng lời của người kể chuyện Người kể chuyện hóa thân thành nhân vật, thâm nhập sâu vào cảm xúc, suy nghĩ, ấn tượng của nhân vật: “Tôi càng rối bời…Trời ơi, sao mãi tôi vẫn chưa yêu Đoan bằng trước đây yêu Mão, mặc dầu tôi đã cố rất nhiều…” (Sông Lấp của Nguyễn Bản), hay “Gần mười năm đang từ người ưa đó đây tôi bỗng rất ngại đi Chỉ đêm qua, cái cảm giác muốn đi trong tôi mới thật rõ ràng: hồi hộp, háo hức và sung sướng và tủi thân Cả chồng cả con, chẳng ai thiết nghĩ đến chuyến đi của tôi Hình như người đàn bà luôn cô đơn với chính mình và luôn phải tự vượt từ nỗi cô đơn này đến nỗi cô đơn tiếp theo Tưởng như không bao giờ hết.” (Cam ngọt của Phạm Sông Hồng) Cách kể này giúp nhân vật bộc lộ những nỗi niềm sâu kín nhất, tạo độ tin cậy cao cho câu chuyện được kể.
Mượn lời trần thuật chủ quan, người kể chuyện bày tỏ quan điểm của mình về cuộc sống, cuộc đời: “Cả chồng cả con, chẳng ai thiết nghĩ đến chuyến đi của tôi Hình như người đàn bà luôn cô đơn với chính mình và luôn phải tự vượt từ nỗi cô đơn này đến nỗi cô đơn tiếp theo Tưởng như không bao giờ hết.” (Cam ngọt của Phạm Sông Hồng)
Lời trần thuật chủ quan tạo cho câu chuyện có độ chính xác cao: “Anh
Chanh, hiện nay anh ở đâu? Nếu anh đọc mẩu chuyện này của tôi, xin anh viết thư về toà soạn báo Thế Giới Mới để báo tin Tôi chắc chắn anh sẽ chứng minh rằng những điều tôi viết trên đây hoàn toàn là sự thật.” (Hoa chanh trái vụ của
Tóm lại, dùng lời trần thuật chủ quan, người viết truyện cực ngắn không chỉ tạo sắc thái tin cậy cho câu chuyện mà còn thể hiện quan điểm của mình về cuộc sống, cho phép khai thác tận cùng những xúc cảm, suy nghĩ của chính nhân vật trong tác phẩm.
Ngôn ngữ trần thuật
Trong tác phẩm tự sự, trần thuật là thành phần lời của tác giả, của người trần thuật Ngôn ngữ trần thuật do vậy là nơi bộc lộ rõ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn Khảo sát ngôn ngữ trần thuật (đặc biệt là những tính chất thường gặp của ngôn ngữ truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại trong lời người trần thuật) chúng tôi hi vọng sẽ góp phần nhận diện những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ truyện cực ngắn Việt nam hiện đại.
3.3.1 Ngôn ngữ trần thuật mang tính hiện đại
Do truyện cực ngắn dễ đề cập đến cái thường tình, thường ngày, cái có tính thời sự nóng hổi Nói cách khác thì truyện cực ngắn là những câu chuyện rất đời thường Để thu hẹp khoảng cách giữa truyện kể và những “chuyện” của hiện thực, ngôn ngữ trần thuật trong truyện cực ngắn trở nên rất gần gũi với ngôn ngữ đời sống hơn bao giờ hết Ngôn ngữ trần thuật trong truyện cực ngắn rất dân dã và bình dị, gần với ngôn ngữ của cuộc sống thường nhật: “chả bù với mấy "mẹ" ngồi chợ, luôn miệng rủa bọn nó là: "quân cướp cạn", "lũ gian manh" ”, (Nước mắt muộn màng của Lê Hồng Bảo), “Mày biến đâu tài thế… Có chui xuống đất rồi cũng gặp tao” (Tính cách của Nguyễn Thị Hoài Thanh), “Tôi đi tìm thằng con bất hiếu…
Nó đào trộm nền nhà, cuỗm sạch của ông số vàng dưỡng lão.” (Tàu đi Hòn Gai của Nguyễn Quang Thân), “Rặt quân bạc ác.” (Giấc mơ của Nguyễn Khắc Thao),
“tất cả kéo nhau về Sở chỉ huy … “nhậu một bữa cho đã” (Sự thật của Khuất Quang Thụy) Đây là những ngôn ngữ của đời sống thường nhật, người đọc rất dễ hiểu, không cần tra điển tích điển cố.
Ngoài ra, những từ ngữ tục tĩu, những câu chửi thề cũng được sử dụng khá nhiều: “Mẹ kiếp”, “đểu như chó” (Nét tình quê của Đỗ Trọng Khơi), “Ông nội cha nó! Chiến tranh thì sáng, mà hòa bình lại tối” (Đôi mắt của Lê Đình Bích)…
Ngôn ngữ trần thuật trong truyện cực ngắn có khi là tiếng lóng của thứ ngôn ngữ vỉa hè đường phố: “thằng Tâm bi - lắc còn làm vài "phi vụ" lẻ tẻ nhiều lúc nó cũng muốn làm một "cú" cuối cùng để có tiền chữa bệnh cho mẹ nó ”, “Nó "xoáy" được một cái bóp rỗng tuếch tiền bạc nhưng chật căng giấy tờ ” (Nước mắt muộn màng của Lê Hồng Bảo), hoặc “Chẳng biết đến lúc ra "dựa cọc" thì em có khỏi được không” (Lung linh ánh nến của Trần Viết Sử) Ra đời trong thời đại bùng nổ thông tin, truyện cực ngắn gắn với báo chí và internet nên ngôn ngữ trần thuật trong truyện cũng sử dụng không ít từ mượn của ngôn ngữ nước ngoài: “Một khách ngồi ở cuối xe đưa trả lại tờ Model 94” (Chú bé bán báo của Đặng Anh Đào), “Vừa ăn chị vừa xem vidéo với cái remote control trong tay Màn hình hiện ra siêu người mẫu Cindy Crawford trong cuốn băng “Shape your body”.” (Hơi hướng đàn ông của Mai Sơn), “Nhìn Tôm cao khỏe, nhanh nhẹn, đang cầm vô lăng cho chiếc xe Toyota chạy vun vút trên đường” (Chết trên đường chạy của
Nhật Thăng)…Các từ ngữ chuyên ngành đi vào truyện cực ngắn nhiều hơn: “ bác sĩ, phóng viên, phó giám đốc, nghệ sĩ múa, giáo sư, nhà văn, triết gia, ca sĩ, hoa hậu, ngôi sao điện ảnh…” Nếu trong văn chương truyền thống, ngôn ngữ xưng hô đi vào tác phẩm thể hiện thứ bậc trên dưới trong vai giao tiếp rất rõ ràng thì ở truyện cực ngắn, kiểu nói xấc xược không còn là lạ đối với giới trẻ: “cay quá Từ mai tao cóc thuê mụ ấy nữa Tao đi hát một mình bao nhiêu ăn cả, khỏi lo nghĩ.” (Thằng hát rong của Quỳnh Trang) Việc sử dụng thích hợp mảng ngôn từ ít có giá trị thẩm mĩ tự thân này, trong một chừng mực nhất định, vẫn có thể nâng cao hiệu quả trần thuật Nó phản ánh một hiện thực đó là: trong thời buổi hội nhập, nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến hậu quả thuần phong mĩ tục bị mất dần cùng với sự du nhập những cái mới quá nhanh quá nhạy cảm của giới trẻ hiện nay, điều này thể hiện trước nhất ở hệ thống ngôn từ.
Trong hai thập niên trở lại đây, sự bùng nổ thông tin đã tác động đến ngôn ngữ đời sống và để lại dấu ấn khá rõ nét ở ngôn ngữ trần thuật Từ những từ ngữ chuyên môn: “sinh lý”, “bệnh sida”, “hạ tầng cơ sở”, “thượng tầng kiến trúc”….cho đến các từ ngữ chỉ những vật dụng mới: “pa-nô”, “sa-lon”, “mini jupe”, “vidéo”, “remote control”, “manơcanh”, “pijama”…hay một số từ ngữ mới xuất hiện gần đây cũng ùa vào tác phẩm: “sếp”, “bồ bịch”, “giật gân”, “bụi đời”, ,
“khốt ta bít”…Đặc biệt là có một số từ ngữ mới xuất hiện nhưng lại được sử dụng khá đặc biệt: “Có lẽ cụ bô Yôga nhầm, tính nết cứ như người tẩu hỏa nhập ma.” (Tìm người của Đặng Anh Đào)
Ngôn ngữ trần thuật trong truyện cực ngắn còn thể hiện tính hiện đại ở việc: bên cạnh một số từ láy được sử dụng khá độc đáo, từ tượng thanh sử dụng như từ tượng hình và ngược lại “Khóm hồng trước cửa rưng rức đỏ”, “Hình người lí nhí” (Trò chơi của Nguyễn Quang Trung), còn xuất hiện một số từ láy lạ đầy sáng tạo như “ầng ẫng”, “thập thững”, “ngúc ngắc” (Đồng vọng ngược chiều của Lã Thế Khanh) Việc sử dụng và sáng tạo các từ láy như thế này sẽ làm tăng giá trị biểu cảm cho câu văn.
Tóm lại, ngôn ngữ hiện đại đã ùa vào truyện cực ngắn, chi phối các phát ngôn của người trần thuật Nói cách khác, thông qua ngôn ngữ trần thuật, truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại đã kịp thời tái hiện sinh động bức tranh xã hội hôm nay, từ phương diện lời ăn tiếng nói của con người.
3.3.2 Ngôn ngữ trần thuật có tính chất đa thanh
Truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại không còn mang tính chất một giọng, đơn bè, như các thời kì trước Ngay trong bản thân các phát ngôn của người trần thuật, cùng lúc có thể có cả lời trực tiếp hay những suy tư gián tiếp của nhân vật. Khảo sát tính chất đối thoại trong ngôn ngữ trần thuật hay lời nửa trực tiếp (phát ngôn đồng thời của người trần thuật và nhân vật) có thể thấy rõ tính chất đa thanh của ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn thời kì này.
Lời đối thoại là “lời trong một cuộc giao tiếp song phương mà lời này xuất hiện như là phản ứng đáp lại lời nói trước” [40] Điều kiện để xuất hiện ngôn ngữ đối thoại là phải “có sự hiện diện của người nói và người nghe, và mỗi phát ngôn đều trực tiếp hướng đến người tiếp truyện và xoay quanh một chủ đề hạn chế của cuộc thoại”[15] Lời đối thoại là một thành phần cấu tạo của lời văn nghệ thuật, lời đối thoại phải làm bộc lộ rõ tâm trạng và tính cách của từng nhân vật.
Khảo sát 100 truyện hay cực ngắn, chúng tôi nhận thấy lời đối thoại xuất hiện ít trong tác phẩm, dung lượng câu chữ của lời đối thoại chiếm tỉ lệ thấp hơn so với lời trần thuật: “Bố mẹ” của Bùi Mai Hạnh, “Hoa chanh trái vụ” của Văn Như Cương, “Hoa cho người sống” của Nguyễn Trung Đỉnh, “Cam ngọt” của Phạm Sông Hồng, “Cái huyệt” của Phạm Sông Hồng, “Ông Vâm Gộc” của Nguyễn Lý, “ Buổi sớm” của Hoàng Tố Mai…là những truyện chỉ có một, hai lời thoại Truyện “Bố mẹ” của Bùi Mai Hạnh xuất hiện duy nhất một lời chào của thằng bé "Bố mẹ kia kìa! Con chào bố mẹ", “Hoa chanh trái vụ” của Văn Như Cương cũng chỉ xuất hiện duy nhất một lời "Con tôi, con tôi, con của tôi " của người chồng, hoặc “Hoa cho người sống” của Nguyễn Trung Đỉnh, “Người đàn bà khoanh tay mỉm cười” của Nguyễn Phan Hách xuất hiện ba lời thoại ở phần cuối truyện Thậm chí có những truyện không hề xuất hiện một lời thoại nào: “Mẹ tôi không còn chảy nước mắt” củaTrịnh Bửu Hoài, “Điếu cày” của Phạm Hải Văn,
“ Bông hồng lẻ loi” của Phùng Cao Bảng,“Ru quên” của Nguyễn Thị Miền …
Tuy ít sử dụng lời đối thoại của nhân vật, song ở một số tác phẩm sử dụng lời đối thoại nhân vật, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ đối thoại được tổ chức theo hướng sau:
Di động điểm nhìn trần thuật
Điểm nhìn chính là khoảng cách, góc độ và thái độ của người trần thuật trong quá trình trần thuật Đây là một vấn đề then chốt của kết cấu, một trong những yếu tố hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật Bởi nếu trong quá trình trần thuật, người viết không xác định cho mình một điểm nhìn để tái hiện đời sống thì người nghệ sĩ sẽ không thể miêu tả hay trần thuật các sự kiện về đời sống được Nhấn mạnh tới vai trò của điểm nhìn trong quá trình trần thuật, nhà điện ảnh Xô Viết Puđôpkin đã từng ví việc xác định điểm nhìn như “mở con đường đi vào rừng rậm, xác định đúng tạo cho người đi cái thế nhìn sâu trông xa, đưa họ đến cái điểm nhận thức và cảm thụ mà nhà văn muốn đạt tới” [22] Đồng quan điểm với
Puđôpkin, G.A.Giacôpxki trong cuốn “Dẫn luận thi pháp học” cũng từng khẳng định: “người ta không thể không miêu tả nếu không có người miêu tả và không bắt đầu từ một điểm nhìn nào” [45].
Khảo sát 100 truyện hay cực ngắn, chúng tôi nhận thấy điểm nhìn trần thuật được tổ chức một số hướng sau:
3.4.1 Di động điểm nhìn từ nhân vật người kể chuyện sang những nhân vật khác
Lí thuyết tự sự hiện đại rất quan tâm đến hiện tượng trượt điểm nhìn trần thuật Di động điểm nhìn trần thuật là một trong những phương diện đổi mới của văn xuôi đương đại Văn học truyền thống thường có sự thống nhất cao về điểm nhìn giữa người kể chuyện với nhân vật chính diện và trùng khít với quan điểm của cộng đồng Chẳng hạn hình ảnh Tnú trong “ Rừng xà nu” của Nguyễn TrungThành được miêu tả qua cái nhìn của cụ Mết, của Dít và cậu bé Heng, của dân làng Xô Man, tất cả đều là cái nhìn ngưỡng mộ, thành kính đối với nhân vật đại diện cho cộng đồng Nhà văn là đại diện cho cộng đồng nên bạn đọc chấp nhận quan hệ độc thoại Truyện cực ngắn hiện đại chủ yếu được nhìn từ điểm nhìn cá nhân, kinh nghiệm của cá nhân nên không quan tâm lắm đến “tính thống nhất” nói trên Là một thể loại ra đời trong lòng xã hội hiện đại, một xã hội có thể nói là khá phức tạp, truyện cực ngắn đã thể hiện cái nhìn đa chiều về hiện thực bằng cách tận dụng tối đa dung lượng ngôn từ qua việc kể chuyện ở nhiều điểm nhìn khác nhau trong cùng một tác phẩm Bằng cách này, hiện thực không xem xét trong một cái nhìn thống nhất mà được xem xét trong sự đối thoại và tranh luận Tất nhiên việc tạo nên hiện tượng này trong một dung lượng câu chữ hạn hẹp là điều không dễ dàng chút nào Nhưng một số tác giả mini truyện đã làm được và thành công nữa là khác “Ván cờ người” của Nguyễn Xuân Hưng vì thế mà xôn xao nhiều giọng nói Tác giả vừa mới nhận vai người trần thuật, mới giới thiệu cho bạn đọc biết về hội đánh cờ người của làng Chùa thì ngay lập tức bị tiếm quyền Nhóm của Dã đã vội vàng lên tiếng: “Rằng ông Nhật chơi xe mã hay, sở trường dụng tốt Nhớ lấy! Cho lão ta biết tay đi, Dã ơi!” Sau lời khuyên ấy, họ đã trao vai người trần thuật cho chủ nhân của mình, để cho Dã lởn vởn với suy nghĩ: “Sao Nhung lại đồng ý ở bên ấy nhỉ? Nhân viên thì sợ giám đốc Thế lệ làng thì sao? Còn mình thì sao?” Cứ thế, điểm nhìn trần thuật không chịu đứng yên mà trượt dần từ người này sang người khác Đó là sự hiện thực hoá về tính chất đấu đá, thách thức nhau không chịu nhượng bộ của con người trong ván cờ người định mệnh này.
Có thể nói, thường xuyên luân chuyển điểm nhìn trần thuật là một trong những thành công của truyện cực ngắn Trong một dung lượng ngôn từ hạn hẹp,truyện cực ngắn mang trong mình dung lượng thông tin không nhỏ để phản ánh hiện thực thì việc luân chuyển điểm nhìn trần thuật là một biện pháp hữu hiệu để các nhà văn phát huy tối đa nguồn nguyên liệu ngôn từ trong tác phẩm.Trong cùng một truyện, ta có thể gặp điểm nhìn của nhân vật, điểm nhìn của người trần thuật, điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài…Đương nhiên tất cả đều nằm trong sự chi phối và ý đồ nghệ thuật của tác giả.
Quan điểm về cuộc sống vì thế không chỉ thể hiện ở một chiều mà ở nhiều chiều, thậm chí còn là hệ thống mở về quan điểm Thông tin vì thế mà được nén trong cái vỏ ngôn từ hạn chế Độc giả buộc phải “giải nén” khi bước vào cảm thụ tác phẩm, điều này càng chứng tỏ “Truyện cực ngắn” là một thể loại có khả năng
“bùng phát về thông tin” Ở nhiều truyện cực ngắn, chúng tôi nhận thấy có sự chuyển hóa điểm nhìn từ người kể chuyện vào nhân vật, không phải nhân vật mà nhiều nhân vật: mỗi điểm nhìn đều nhân danh một cá nhân, một quan điểm, soi sáng một khía cạnh nào đó của cuộc sống, không có cái nhìn nào là chân lý tuyệt đối Người đọc buộc phải đối diện với một hiện thực không được “biên tập” cho vừa với ý đồ giáo huấn đã định sẵn mà là một cuộc sống hết sức phức tạp dang dở đang diễn ra trước mắt mỗi người Ở “Luận án tiến sĩ”, Lê Ngọc Mai đã đưa người đọc đến với một không khí quay quắt về vật chất của thời bao cấp Giữa cái không khí ấy, anh tiến sĩ thì cho rằng: “Mình phải có cái kiểu riêng Phải năng động lấy cái này nuôi cái kia Đòi hỏi sống bằng làm khoa học như ở phương Tây là ảo tưởng” Ống “sếp” của nhân vật “tôi”, người “đã từng đi tư bản mòn cả gót giày”, cũng “hào phóng chia sẻ những kinh nghiệm của mình”: “Quần áo mang đi ít thôi, để chỗ mà mang mì ăn liền Bảo mẹ cậu làm cho cân ruốc, có prôtít mới có sức làm việc Mang vài hộp vitamin đi nữa, rau quả bên đó đắt kinh người, ăn vào bằng ăn thịt vợ con ”. Nhưng rồi “giọng ông bỗng trầm lại”: “Kể ra đi góp mặt với đồng nghiệp quốc tế mà thế này thì cũng nhếch nhác thật Nhưng cái nghèo đâu có đi với cái sang”. Còn nhân vật “tôi”, khi nghe ông “sếp” của mình nói vậy, anh liền nhớ tới anh tiến sĩ –“ người “nuôi khoa học” bằng những thùng hàng xén”, cách gọi đó phần nào thể hiện thái độ phản đối, không đồng tình của nhân vật “tôi” về suy nghĩ và hành động của anh chàng tiến sĩ trẻ…Chính điều này đã đem đến cho truyện cực ngắn một khoảng trống để người đọc suy ngẫm và chiêm nghiệm, tạo ra hệ thống mở về quan điểm g Mục “Bạn đọc bình luận về các truyện Luận án tiến sĩ và Var ônnan trên tuyết” đăng trên Tạp chí thế giới mới số 89 năm 1994 là một mình chứng tiêu biểu về sự tranh biện này: Nguyễn Văn Ân, PTTH Che Guevara, Mỏ Cày, Bến Tre thì cho rằng “ những lời biện hộ của y, ban đầu có vẻ hợp lý, đáng được cảm thông thậm chí đáng khâm phục Nhưng khi tác giả gặp y lần cuối cùng trước cửa hàng áo gió cảu my mà hàng trong nước mỗi lần gửi sang hàng chục kiện thì những lời biện hộ ấy trở thành những lời ngụy biện trơ trẽn, khôi hài” Mai Thúc
Bình, Phòng tham mưu tỉnh đội Đồng Tháp lại có cái nhìn thoáng hơn, vừa phê phán vừa cảm thông: “Có thể tác giả cảm thông lẫn mỉa mai anh chàng phó tiến sĩ Vì “có thực mới vực được đạo” nhưng nếu ai cũng mải lo cho cái dạ dày, có lẽ nền văn minh nhân loại sẽ đứng tại chỗ hoặc lùi nữa không chừng Lời anh “mình phải theo kịp thời đại” chỉ là phân bua, ngụy biện Mà trách anh cũng khó lắm”. Còn Đặng Đức Hiệp, đội 6 hợp tác xã II Tam Phước, Tam Kỳ, Quảng Nam – Đà Nẵng thì lại thể hiện niềm cảm thông sâu sắc của mình: “Tiến sĩ tương lai ấy rất cần một sự cảm thông Riêng tôi, tôi cảm thấy thương vị tiến sĩ tương lai đó 40 tuổi mới bảo vệ luận án PTS, cùng với việc nghiên cứu khoa học là những nỗi lo cho đời sống kinh tế gia đình” Như vậy rõ ràng di động điểm nhìn là một yếu tố thuận lợi để có thể đem đến cho người đọc những quan điểm mới về cuộc sống, phá vỡ những quan niệm truyền thống phong kiến lạc hậu Đây là một trong những kỹ thuật viết mới của văn chương đương đại.
Hay trong “BONUS Đường Tăng”, Trương Quốc Dũng đã mượn truyện thánh thần để nói tới con người Tác giả đã khéo léo để điểm nhìn trượt từ nhân vật người kể chuyện “Đêm cuối cuộc trường chinh đầy gian khổ, ngày mai yết kiến Như Lai để lên kiếp Phật, Đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được” sang Đường Tăng: “trằn trọc không sao ngủ được” vì ông “ bỗng thấy lòng day dứt” bởi “đêm nay, trước ranh giới cuối cùng của cõi Người và Phật, ông chợt hiểu ra cội rễ của tình thương ấy Mỗi lần cứu giúp con người, ông chỉ thầm tính toán như xây thêm cho mình một bậc thang tới Phật đài…trên con đường thỉnh kinh về cứu rỗi người đời, ông đã dần dần xa lạ với con người”, rồi từ Đường Tăng, điểm nhìn trần thuật chuyển sang Ngộ Không “Con từ đá sinh ra Coi thường cả thần thánh, yêu ma, chỉ mong được thành người Thầy đã là người lại tự bỏ mình đi tìm hồn phách khác Đêm nay sao khỏi xót xa” Trái lại, Bát Giới lại cười khẽ: "Làm người có gì vui Chúng ta đã dốc lòng theo đạo, ngày mai được lên chốn thần tiên, sung sướng biết bao nhiêu Thầy đừng luyến tiếc" Còn Sa Tăng thì an ủi:
"Thầy trò mình sắp hóa Phật mang đạo xuống khai sáng cho loài người Công quả vĩ đại lắm" Cuối cùng điểm nhìn trần thuật lại trở về với điểm ban đầu:
“Đường Tăng lắc đầu, nằm im hồi lâu, hai tay vẫn đặt lên tim, mắt vẫn nhắm, nước mắt trào ra ấm nóng lại Rồi như trăng trối: "Ta ước gì đêm nay đừng sáng.
Ta đau đớn cho mười mấy năm viễndu Ngộ Không ơi! Một đời con mong được thành người thì bị bắt ép phải theo ta để thành Phật Bát Giới tự dối mình giác ngộ thật ra chỉ là đi tìm một chốn hoan lạc mới Sa Tăng rời cõi u mê này sang cõi hoang tưởng khác mà lại hy vọng khai sáng Còn ta? Không còn là người, không phải là người thì làm sao đồng cảm mà đòi khai sáng, cứu vớt con người".
Thực tế không phải chỉ có ở truyện cực ngắn là thể loại đầu tiên thực hiện tổ chức trần thuật theo cách di động điểm nhìn, những cây bút chuyên viết tiểu thuyết và truyện ngắn đã sử dụng rất nhiều Song điều đáng nói là truyện cực ngắn đã để cho nhân vật của mình bột phát nói ra quan điểm một cách tự nhiên,giống như một sự tranh biện nhưng lại không gay gắt quyết liệt, các nhân vật trình bày quan điểm của mình trên cơ sở cảm thông chia sẻ mặc dù quan điểm đưa ra giữa họ có sự khác biệt rất rõ ràng Điều này góp phần đem đến khoảng cách gần gũi giữa thế giới hiện thực với thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học, giá trị hiện thực trong truyện cực ngắn vì thế mà ngày càng chân thực hơn.
3.4.2 Di động điểm nhìn từ bên ngoài vào bên trong nhân vật và ngược lại
Ngoài việc luân chuyển điểm nhìn từ nhân vật này sang nhân vật khác, truyện cực ngắn Việt Nam hiện đại còn di chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào trong nhân vật và ngược lại Bằng cách này, không chỉ cái có thể quan sát từ bên ngoài của nhân vật được thể hiện, mà hoạt động tự cảm thấy của nhân vật, đời sống tâm lí của nhân vật – những cái không thể quan sát từ bên ngoài cũng được bộc lộ Đây có lẽ là con đường ngắn và hiệu quả nhất để nhân vật trong văn học được hiện ra chân thực và đầu đủ hơn.
Trong “Bonus Đường Tăng” , điểm nhìn trần thuật liên tục di chuyển từ bên ngoài vào trong và ngược lại: “ ông bỗng thấy lòng day dứt(1) Nhiều ngày nay, thân thể Đường Tăng đã rã rời, đầu óc đầy mộng mị(2), tay biếng lần tràng hạt(3) Tâm linh như muốn níu chân dừng lại(4)…Ông trở mình, thở dài(5)… Đường Tăng chợt nhói trong tim (6) Ông khẽ rên lên, hai tay ôm ngực (7) Mở mắt thấy các đồ đệ đang đứng bên giường nhìn ông âu lo(8)” Ở đây ta dễ dàng nhận thấy (1,2,4,6,7,8) là người kể chuyện đã ẩn mình vào nhân vật để nói lên cảm nhận của chính nhân vật, người đọc có cảm giác như đang lắng nghe sự bộc bạch tâm tư của chính Đường Tăng, nói một cách khác thì đó chính là trần thuật từ điểm nhìn bên trong, nhưng sang đến (3,5) điểm nhìn lúc này đã di chuyển ra bên ngoài, đối tượng được miêu tả một cách khách quan Cứ như thế, điểm nhìn từ ngoài vào trong và ngược lại liên tục luân phiên nhau không ngừng Điều này cho ta thấy, những cây bút viết truyện cực ngắn rất quan tâm, chú trọng tới việc khám phá thế giới sâu kín tâm hồn con người, và họ thực sự đã trở thành những nhà tâm lý tài năng, họ không chỉ hiểu được những suy nghĩ, trăn trở bên trong của nhân vật mà tiến bộ hơn, sự luân chuyển điểm nhìn này còn cho ta cảm nhận được một thái độ cảm thông, chia sẻ những điều phức tạp trong cuộc sống Đây là một tiến bộ mới, một hướng mới để truyện cực ngắn thu hút được nhiều độc giả khó tính hoặc những người vẫn chưa thực sự tin tưởng vào tương lai của thể loại non trẻ này.
Kết cấu truyện là một phương diện khá quan trọng làm nên đặc điểm của thể loại truyện cực ngắn Trong luận văn này, chúng tôi gắng chỉ ra những đặc sắc trong tổ chức tác phẩm của truyện cực ngắn trên những phương diện sau: