Thế giới hình tượng trong đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh nhìn từ văn hóa phật giáo

108 17 0
Thế giới hình tượng trong đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh nhìn từ văn hóa phật giáo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục đào tạo Tr-ờng đại học vinh nguyễn thị mai Thế giới hình t-ợng Đội gạo lên chùa Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ văn hóa Phật giáo Luận văn thạc sĩ ngữ văn nghệ an - 2012 Bộ giáo dục đào tạo Tr-ờng đại học vinh nguyễn thị mai Thế giới hình t-ợng Đội gạo lên chùa Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ văn hóa Phật giáo Chuyên ngành: văn học Việt Nam MÃ số: 60.22.34 Luận văn thạc sĩ ngữ văn Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn văn hạnh nghệ an - 2012 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Lý chọn đề tài Lịch sử vấn đề Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .6 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Cấu trúc luận văn Chương ĐỘI GẠO LÊN CHÙA TRONG BỐI CẢNH TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI 1.1 Một nhìn khái lược tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đầu kỷ XXI 1.1.1 Quan niệm xu hướng tìm tịi thể nghiệm .8 1.1.2 Đội ngũ sáng tác 15 1.1.3 Thành tựu bật 16 1.2 Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh .19 1.2.1 Vài nét Nguyễn Xuân Khánh 19 1.2.2 Quá trình sáng tạo .21 1.2.3 Những thành tựu bật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh 22 1.3 Đội gạo lên chùa - thể nghiệm tiểu thuyết lịch sử 24 1.3.1 Hoàn cảnh đời cảm hứng sáng tạo 24 1.3.2 Đặc sắc nghệ thuật 26 Chương HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI, CUỘC SỐNG TRONG ĐỘI GẠO LÊN CHÙA NHÌN TỪ VĂN HĨA PHẬT GIÁO 32 2.1 Hình tượng người Đội gạo lên chùa 32 2.1.1 Giới thuyết khái niệm 32 2.1.2 Cái nhìn nghệ thuật người Nguyễn Xuân Khánh .33 2.1.3 Những hình tượng người Đội gạo lên chùa 46 2.2 Hình tượng sống Đội gạo lên chùa 56 2.2.1 Giới thuyết khái niệm 56 2.2.2 Cái nhìn nghệ thuật sống Nguyễn Xuân Khánh .56 2.2.3 Những hình tượng sống Đội gạo lên chùa 63 Chương HÌNH TƯỢNG KHƠNG GIAN, THỜI GIAN TRONG ĐỘI GẠO LÊN CHÙA NHÌN TỪ VĂN HĨA PHẬT GIÁO 70 3.1 Hình tượng khơng gian 70 3.1.1 Giới thuyết khái niệm 70 3.1.2 Các hình thức không gian Đội gạo lên chùa 71 3.1.3 Nghệ thuật thể hình tượng khơng gian 80 3.2 Hình tượng thời gian 83 3.2.1 Giới thuyết khái niệm 83 3.2.2 Các dạng thức thời gian Đội gạo lên chùa 84 3.2.3 Nghệ thuật thể hình tượng thời gian .93 KẾT LUẬN .96 TÀI LIỆU THAM KHẢO .99 MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài 1.1 Nguyễn Xuân khánh năm gần trở thành tượng văn học độc đáo Ông bén duyên với văn chương từ lâu tên tuổi ông biết tới với tư cách bút viết tiểu thuyết đặc sắc tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly đời (đạt giải A cho thể loại tiểu thuyết Hội nhà văn, 2000) Xuyên suốt tác phẩm bi kịch Hồ Quý Ly người cách tân trước lịch sử Đồng thời tiểu thuyết tranh đẹp ngàn năm văn hiến với địa danh cổ tiếng, cảnh sinh hoạt thôn dã, lễ hội dân gian, phong tục tốt đẹp… lưu truyền hay bị mai theo năm tháng Tiếp ơng cho đời hai tiểu thuyết lịch sử khác không phần đồ sộ, độc đáo Mẫu thượng ngàn (2005) Đội gạo lên chùa (2011) Chọn tiểu thuyết Đội gạo lên chùa đối tượng nghiên cứu trước hết để hiểu tài năng, cá tính phong cách tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh 1.2 Phật giáo song hành dân tộc ta qua nhiều thời kỳ lịch sử ăn sâu vào đời sống văn hóa tinh thần dân tộc hàng nghìn năm Tuy nhiên việc đưa Phật giáo vào văn chương gặp nhiều khó khăn Nguyễn Xuân Khánh làm điều Bằng vốn kiến thức văn hóa sâu rộng trải nghiệm cuả đời mình, ơng cho đời tiểu thuyết Đội gạo lên chùa Theo ông: “Cảm hứng tôn giáo cảm hứng chủ đạo tác phẩm Tác phẩm làm rõ vai trò Phật giáo khoảng thời gian hai chiến tranh Đạo Phật giống nhà số phận đau thương mát” Ngay đời, tác phẩm thu hút quan tâm bạn đọc giới nghiên cứu phê bình văn học Tuy nhiên chưa có cơng trình nghiên cứu cách chuyên sâu tác phẩm Vì lẽ đó, chúng tơi thực đề tài nhằm đưa nhìn hệ thống tiểu thuyết Đội gạo lên chùa từ góc nhìn văn hóa Phật giáo 1.3 Đội gạo lên chùa mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo vùng đồng Bắc Bộ Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa viết theo lối cổ điển, mang tính luận đề ảnh hưởng đạo Phật Sống động giàu sức thuyết phục, tiểu thuyết khắc họa sâu sắc nét đẹp văn hóa Phật giáo mạch nguồn văn hóa dân tộc Đội gạo lên chùa gợi mở lối sống Phật giáo xã hội đại ngày Theo nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, tiểu thuyết Đội gạo lên chùa câu chuyện làng q, khác nhìn từ ngơi chùa gắn bó với số phận người nơng dân văn hóa làng Ơng cho rằng, sứ mệnh văn chương phải nói tầng sâu ẩn ngầm dân tộc vấn đề cá nhân Số phận nhân vật gắn liền với chùa chiền, với giới quan tư Phật giáo Đội gạo lên chùa phản ánh màu sắc dân tộc Phật giáo Việt Nam Những nhân vật tác phẩm dù dù nhiều bị ảnh hưởng tư tưởng Phật Giáo Họ lấy điều đạo Phật răn dạy làm lẽ sống cách ứng xử với người thời Nghiên cứu tác phẩm từ góc nhìn văn hóa Phật giáo giúp hiểu vị trí, vai trị giới quan Phật giáo đời việc xây dựng giới hình tượng tác phẩm đồng thời hiểu vị trí Phật giáo sống tinh thần người đại Lịch sử vấn đề Trong năm gần Nguyễn Xuân Khánh nhà văn giới nghiên cứu, phê bình bạn đọc quan tâm nhiều Đã có nhiều viết tiểu thuyết Nguyễn Xn Khánh nhiều có giá trị học thuật Dựa nguồn tư liệu bao quát phạm vi quan tâm đề tài điểm lại số vấn đề bật làm sở cho việc giải nhiệm vụ khoa học đề tài 2.1 Nguyễn Xuân Khánh giới nghiên cứu phê bình văn học đánh giá cao việc tìm tịi đổi tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại Tác phẩm ông tiếp cận từ nhiều góc độ khác Các ý kiến đăng tải nhiều diễn đàn văn học, Hội thảo tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh Đỗ Hải Ninh viết Vấn đề ngôn ngữ tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại, bàn đổi ngôn ngữ trần thuật Hồ Quý Ly cho rằng: “chính đan xen thứ ba với thứ nhất, với cách tiếp cận nhân vật từ giới nội quan, tác phẩm tạo nhìn độc đáo lịch sử Nếu đặt hệ thống tiểu thuyết lịch sử trước đó, rõ ràng cách thức trần thuật đột phá đưa nhân vật thoát khỏi khung lịch sử khép kín để đối thoại với tại, nhân vật lịch sử khác kéo gần lại, họ người thời với người kể chuyện” [49] Và theo tác giả, “Sự thành công bật sáng tạo ngôn ngữ tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly kết hợp yếu tố văn hố, lịch sử, tơn giáo hệ thống ngơn ngữ tiểu thuyết thống đa dạng… [49] Trong “Sự đan cài lớp ngôn ngữ tiểu thuyết lịch sử sau 1975” (Hội nhà văn Việt Nam vn), Ngô Thị Quỳnh Nga nêu lên cảm nhận đọc tiểu thuyết Hồ Quý Ly Nguyễn Xuân Khánh: “Những nhân vật tiểu thuyết Hồ Quý Ly thường sống độc thoại nội tâm Đó lúc họ đối diện với mình, bầy tỏ suy nghĩ thật đời người… Nhà văn sử dụng nhiều câu hỏi tự vấn vừa để nhân vật tự phơi bày dòng ý thức mình, vừa tạo điều kiện cho người đọc tự suy ngẫm, kiến giải” [50] Bàn tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, Nguyên Ngọc trang web chutluulai.net viết: “Để nắm bắt “nhân vật” vô gần gũi mà vơ kỳ ảo đó, Nguyễn Xn Khánh tất nhà tiểu thuyết thật đẩy vào hồn cảnh cực đoan nhất: nơng thơn Bắc cuối kỷ 19 đầu kỷ 20, dân tộc phải đối mặt với thực dân phương Tây, phương Tây mang đến vừa vũ khí xâm lược đại, vừa văn minh tân tiến mà xa lạ với Thiên Chúa giáo cùng; đạo Phật bám rễ suốt nghìn năm suy tàn, Nho giáo thoi thóp Bỗng bừng sống dậy tơn giáo nảy sinh thấm sâu âm thầm có lẽ từ thuở hình thành dân tộc, đạo Mẫu Việt, phương Nam, dồi dào, bất tận, bất tử, Đất, Mẹ, người Đàn bà” Trong năm gần đây, có nhiều luận văn Thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh Có thể kể đến vài luận văn tiêu biểu như: Hồng Thị Thúy Hịa với luận văn thạc sĩ: Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (qua hai tác phẩm Hồ Quý Ly Mẫu thượng ngàn), trường Đại học Vinh, 2007; Lê Thị Trang với luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ trần thuật tiểu thuyết Hồ Quý Ly Nguyễn Xuân Khánh, trường Đại học Vinh, 2011 2.2 Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa xuất lần đầu vào năm 2011, nhận quan tâm đông đảo công chúng yêu văn chương giới nghiên cứu phê bình văn học Tuy nhiên, ý kiến bàn tác phẩm dừng lại cảm nhận bước đầu, chưa có cơng trình thực sâu vào tác phẩm Khánh Linh vấn Nguyễn Xuân Khánh có tựa đề “Nguyễn Xuân Khánh kiến giải tâm thức người” in www.cand.com.vn có đưa nhận định tác giả: “Đội gạo lên chùa mạch nối bàng bạc từ Mẫu thượng ngàn hay Hồ Quý Ly Tôi sử dụng nhiều thủ pháp mẻ nhìn chung theo lối truyền thống Có nhiều giá trị văn hóa mất, xã hội phát triển đến mức lại quay trở với giá trị truyền thống, quy luật phát triển” Trong vấn Nguyễn Xuân Khánh tác giả Hồng Minh (thực hiện) đăng http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/ Nguyễn Xuân Khánh phát biểu: “Cái tư tưởng nhập đạo Phật, thực Tôi viết đạo Phật, khơng phải khuyến khích tu, mà nói lối sống Phật giáo Con người sống không rời xa hoan lạc, lại phải an tĩnh Trong xã hội đại, hiểu sống cho lối sống Phật giáo đấy, tốt đẹp Nhà văn, muốn hay không thoát thời đại Nhà văn giỏi viết vấn đề thẳm sâu xã hội, nói khao khát ẩn ngầm thời đại, dân tộc Nhưng lời Đức Phật hồng Trần Nhân Tơng mà sư cụ Vơ Úy dặn tiểu An xuất gia nhập thế: "Cư trần lạc đạo thả tùy duyên" Viết văn, cần hai chữ "tùy duyên" ấy” Mai Anh Tuấn viết “Tiểu thuyết tham khảo Phật giáo” (Đọc Đội gạo lên chùa Nguyễn Xuân Khánh) đăng http://tapchinhavan.vn/news bước đầu đề cập đến nét riêng Đội gạo lên chùa Tác giả viết: “Tín đồ Phật giáo làng quê Việt, cách mà thầy trị chùa Sọ nhìn nhận, chủ yếu người nữ, “tinh thần Phật giáo thấm vào xã hội thông qua người mẹ, người vợ (…) Người đàn bà ứng xử gia đình xã hội dạy nhiều theo tinh thần Phật giáo Vậy nên nói, người Việt có chút Phật giáo người” Truyền thống nhắc nhở hữu không ngừng đời sống người dân làng Sọ, từ bà vãi Thầm dớ dẩn, cô Nguyệt xinh đẹp, đến vài tên đặc quê mùa: Nấm, Rêu, Thêu, Trắm… Họ với sư Vô Úy, sư Vô Trần, tiểu An vừa thân Phật giáo làng quê vừa củng cố hệ giá trị bối cảnh mới” 2.3 Điểm lại số vấn đề bật tiếp nhận nghiên cứu phe ebình tiểu thuyết Độigạo lên chùa Nguyễn Xuân Khánh, thấy chưa có cơng trình nghiên cứu chun sâu tác phẩm Tuy nhiên tác phẩm thu hút quan tâm giới nghiên cứu, phê bình đơng đảo bạn đọc Các ý kiến (chủ yếu báo mạng) nhiều gợi mở số hướng tiếp cận sau: Thứ nhất: Đội gạo lên chùa tác phẩm khai thác vấn đề lịch sử văn hóa Vì vậy, vấn đề mối quan hệ văn chương văn hóa hướng nghiên cứu cần thiết để tìm hiểu chiều sâu lý giải vấn đề đặt tác phẩm Thứ hai: Trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa Nguyễn Xuân khánh đặt nhiều vấn đề, như: mối quan hệ lịch sử văn hóa, mối quan hệ người tơn giáo, vai trị tơn giáo đời sống tâm linh người dân vùng đồng Bắc Bộ Thứ ba: Những vấn đề tác phẩm đặt cho văn hóa Việt Nam tương lai Trên sở gợi mở người trước, thực đề tài “Thế giới hình tượng Đội gạo lên chùa Nguyễn Xn Khánh nhìn từ văn hóa Phật giáo” với mong muốn đưa nhìn tương đối hệ thống phân tích lý giải đặc sắc tác phẩm từ góc nhìn văn hóa Phật giáo Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Như tên gọi đề tài xác định, mục đích nghiên cứu đề tài khám phá giới nghệ thuật Đội gạo lên chùa từ góc nhìn văn hóa Phật giáo 3.2 Với mục đích đề tài có nhiệm vụ: Thứ nhất: Chỉ vị trí tiểu thuyết Đội gạo lên chùa bối cảnh tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thập niên đầu kỷ XXI Thứ hai: Khảo sát phân tích giá trị văn hóa Phật giáo thể giới nghệ thuật Đội gạo lên chùa Thứ ba: Phân tích ảnh hưởng văn hóa Phật giáo nghệ thuật thể giới hình tượng tác phẩm Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu đề tài giới hình tượng tiểu thuyết Đội gạo lên chùa Nghĩa tồn sáng tạo mang tính chỉnh thể 90 đồng hồ lịch Thời gian nhân vật gắn với thời điểm có ý nghĩa riêng nhân vật đó” [54, 67] Thời gian tâm tưởng thuộc thời gian nhân vật Ở bình diện thời gian người sống với suy nghĩ, suy tư liên tưởng, trăn trở vấn đề mà nhân vật gặp phải Ở khái niệm gần với thủ pháp xây dựng trường phái dòng ý thức Đây dòng văn học kỷ XX chủ yếu văn học đại “Thuật ngữ dòng ý thức nhà tâm lý học Mỹ U.Giermxo đặt vào kỷ XIX ông cho ý thức dịng chảy dịng sơng có ý nghĩ, cảm giác, liên tưởng thường xuyên chen nhau, thay đan bện cách phi logic Dòng ý thức trường hợp cực đoan độc thoại nội tâm mà mối liên hệ với mơi trường thực khó bề khôi phục lại” [19, 107] Trong Đội gạo lên chùa, tác giả tạo nên bình diện thời gian phi lý tính, thời gian suy tư nội tâm sâu sắc nhân vật, thời gian nhiều thời gian ký ức Nhân vật An người sống với kiểu thời gian Đây nhân vật có đời nhiều biến động chứng kiến chết cha mẹ đến tu lại chứng kiến chùa trải qua nhiều biến cố, vào đội thường xuyên đối mặt với sống chết Vì vậy, đời sống nội tâm nhân vật phong phú Trong tác phẩm nửa dung lượng tác phẩm kể với nhân vật - An Chính từ ngơi kể tạo nên niềm tin cho người đọc nhân vật người trực tiếp trải qua, kể lại bày tỏ suy nghĩ Người đọc hiểu diễn biến nội tâm nhân vật cách sâu sắc thông qua lời độc thoại: “Riêng tơi tơi thèm khóc dù cố nước mắt tơi không chảy Tôi nằm nghe tiếng chim đêm nghe tiếng giun dế nỉ non tăm ánh trăng giàn giụa chảy từ mái chùa xuống Ánh trăng chảy chảy đến mức đầy ắp tâm hồn tơi Ánh trăng có cách xoa dịu nó” [35, 29] 91 L Tơnxtơi nói: “Mục đích nghệ thuật nói lên thật tâm hồn người, nói lên điều bí ẩn mà khơng nói lời đơn giản Nghệ thuật kính hiển vi hướng người nghệ sĩ soi rọi vào bí ẩn tâm hồn biểu bí ẩn chung cho tất người” [23] Để nhân vật có sức sống, nhà tiểu thuyết thường sử dụng phương pháp quan trọng “miêu tả nhân vật từ bên trong” Đây điểm khác biệt tiểu thuyết đại với tiểu thuyết cổ điển Tác giả phải có khả hóa thân vào nhân vật với cảm xúc nhân vật đó, suy tư, thổn thức với nhân vật Việc khắc họa tâm trạng nhân vật giúp cho nhà văn hiểu khám phá rõ đời sống tinh thần, giới nội tâm nhân vật Và người bên làm nên đặc sắc riêng cho nhân vật Sự khắc họa từ bên hóa thân nhà tiểu thuyết để phát “biện chứng pháp tâm hồn” đời sống tinh thần người Nguyễn Văn Trung nhà nghiên cứu tác phẩm Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết gọi phương pháp miêu tả từ bên “cách nhìn đồng hóa” Điều có nghĩa nhà văn vào tâm trạng nhân vật, tìm hiểu ý nghĩ cảm xúc thầm kín nhân vật Trong tiểu thuyết, tác giả chọn nhân vật để tự thuật nhân vật nhìn theo hiểu theo quan điểm nhân vật hiểu theo quan điểm nhân vật đó, “các nhà văn đứng đằng sau, bên cạnh tất nhân vật để hiểu cách rõ ràng tỉ mỉ nguyên nhân, lý do, hành động tất tư tưởng ý nghĩ nhân vật tác phẩm” [35, 207- 221] Nhân vật trò chuyện với người bạn giả định cách thức để tự an ủi Chính kiểu trần thuật làm cho câu chuyện kể thêm chân thật làm sâu sắc thêm khoảnh khắc thời gian tâm tưởng Nhân vật sống với kiểu thời gian thời điểm thời gian tâm tưởng khoảnh khắc nhân vật sống với khứ, 92 kỷ niệm khứ sống tâm tưởng nhân vật Nhà văn thường dùng cấu trúc câu “tơi cịn nhớ đến suốt đời…”, “tơi lang thang chẳng biết lang thang để làm gì…” Các nhân vật tác phẩm có nội tâm sâu sắc Họ sống nhiều với ký ức Đó An với tâm hồn tinh tế, quan tâm tới người khác, ln mong muốn tìm hiểu đời sống ln xót thương cho thân phận người bất hạnh An khóc rịng nhận tin thầy giáo Hải bị giết, xót xa nghĩ tới chết Rêu: “Bây tơi hiểu mắt Rêu lại to buồn đến thế? Tại Rêu lại gầy gị mỏng manh đến thế? Cơ bạn gái, cô em út sáng pha lê Thế gian làm Rêu thất vọng phải không Tơi mơ hồ hiểu tìm kiếm câu hỏi Rêu cịn sống Rêu có phải yêu cõi nhân gian nên chẳng muốn sống phải không?” [35, 552] An nghĩ mà thương cho chị Nguyệt tình duyên lỡ làng, An băn khoăn thấy cách mạng xong mà người phải chịu q nhiều bất cơng Khi trở thành người lính chứng kiến chiến đấu nhân dân, nhìn thấy người phải đối mặt với sống chết An lại chìm sâu vào suy tư: “Tơi, tiểu An, anh lính An nhìn hai mầm sống đen ngòm tha thủi miệng hố bom lở loét lưng đồi Tôi nhìn chúng đơi mắt nâng niu Trận chiến cuồng nhiệt qua Sự cuồng nhiệt vào, lơi tơi đi, làm nhiệt độ tâm hồn tăng lên vùn Nay, im lặng trận địa làm cho nhiệt độ tâm hồn đột ngột lắng xuống, giảm để lại tơi khoảng trống hay nói xác nỗi ưu tư, buồn man mác” [35, 829] Ở chương nhân vật lại sống ký ức riêng Tác giả lại nhân vật có khoảng lặng riêng Sư Vơ Trần sống kỷ niệm: “Vô Trần miên man nghĩ đến đám tang mẹ Cha Trần buồn dù ơng cịn có người vợ thứ hai trẻ mang bên cạnh Chính mẹ ta tìm người 93 mắn đẻ để cưới cho chồng làm vợ lẽ Một bắt đền Vì ta tu nên cha ta thở vắn than dài khơng có người nối dõi… Ôi! Thân mẫu yêu quý! Sư phụ bảo lẽ đời vô thường Cũng bảo mẹ dày phúc đức Có tu mẹ nhờ cậy, thoát khỏi đầu thai vào ngạ quỷ…” [35, 95] Thời gian tâm tưởng lúc nhân vật sống thực với Từng giai đoạn đời thể qua suy tư trăn trở họ Chính điều làm cho câu chuyện trở nên dễ dàng sâu vào lịng bạn đọc Chính tác giả nói người có thứ ánh sáng Trong đêm đen, đom đóm cố để tự phát sáng Ánh sáng nhỏ nhoi yếu ớt Nhưng dù ánh sáng Và kết thúc tác phẩm mang ẩn dụ, đậm màu sắc thiền Trong sống người gặp nhiều nghịch cảnh, ln có lòng tin vào đời, tự tỏa sáng thiện tâm 3.2.3 Nghệ thuật thể hình tượng thời gian Hình tượng thời gian tác phẩm tác giả thể vơ đặc sắc Có thể nói hệ thống ba tác phẩm Hồ Quý Ly, MẪu thượng ngàn Đội gạo lên chùa tác giả có ý thức sâu sắc việc tổ chức thời gian nghệ thuật Có đánh giá trái chiều Đội gạo lên chùa người khen người chê có lý lẽ riêng khơng phủ nhận tài nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh Chỉ nguyên việc cho tác phẩm đồ sộ vào độ tuổi xưa khẳng định tinh thần làm việc ý thức người cầm bút có trách nhiệm lịng tự trọng Có lẽ trải nghiệm ông làm cho trang viết trở nên sâu sắc Ông viết tài tâm huyết lĩnh văn hóa Ông gửi nhiều suy tư trăn trở qua trang viết Ông viết chạy đua với thời gian cảm thức thời gian tác phẩm đặc sắc Quá khứ tại, tương lai đan xen lẫn nhau… người đọc sống nhiều cung bậc tâm trạng khác dõi theo số phận nhân vật 94 Tác giả viết theo kiểu truyền thống với cách thuật truyện tuyến tinh Thời gian tiến triển theo trình tự dễ nhân vật phát triển cách người đọc theo dõi cách dễ dàng Tác giả dường không cầu kỳ để cách tân hình thức cách khó hiểu mà tác giả chọn lối an toàn để thu hút độc giả An tồn khơng tẻ nhạt nhàm chán Bên cạnh thời gian tuyến tính tác giả cịn thể kiểu thời gian song hành Chính kiểu kết hợp thời gian giúp cho tác phẩm trở nên sing động hấp dẫn Tạo kiểu thời gian khác điểm nhìn khác mà tác giả đặt vào nhân vật Điểm nhìn “vị trí từ người trần thuật nhìn miêu tả vật tác phẩm… Giá trị sáng tạo nghệ thuật phần không nhỏ đem lại cho người thưởng thức nhìn sống đổi thay nghệ thuật đổi thay điểm nhìn” [19, 113] Có vấn đề tác phẩm thể lời kể tác giả Tác người biết tất kể lại câu chuyện cách chân thực: “Đêm sư cụ khó ngủ…” tác giả đặt điểm nhìn vào nhân vật “tơi” Sự thay đổi điểm nhìn làm cho hình tượng thời gian trở nên linh động Người đọc sống với câu chuyện xảy chìm đắm câu chuyên xưa để tự rút học cho riêng Một đặc sắc tác phẩm tác giả dùng kết cấu chuyện lồng chuyện Bên cạnh câu chuyện lớn bao trùm tác phẩm hành trình tiểu An từ chạy giặc đến chùa hồn tục cịn nhiều câu chuyện nhỏ Tác giả dành chương khác để nói hành trạng nhân vật như: Tây lai Bernard, sư Khoan Độ, Sư Vô Trần, Sư Vô Úy, Nguyệt…Mỗi chương đứng riêng thành truyện ngắn độc lập Tác phẩm gồm hai phần rõ ràng phần có tên trơi Sơng, phần hai có tên bão can qua ứng với hai thời kỳ lịch sử Phần lấy bối cảnh kháng chiến chống Pháp, Phần hai từ sau cải cách kháng chiến chống Mỹ phần thống đất nước Chính tác phẩm trải dài theo lịch 95 sử hình thức thời gian tác phẩm đa dạng Người đọc sống nhiều thời kỳ khác nhau, trải nghiệm với nhân vật Có thể nói việc tác giả đặt nhân vật vào hồn cảnh khác nhau, với tình buộc họ phải lựa chọn bắt buộc người phải bộc lộ người thật Ở thời điểm khác người thể khác Con người thể rõ đối diện với thân Chúng ta lừa dối người khác khơng thể lừa dối Nhiều triết lý sống tác giả thể rõ qua hình tượng nhân vật: thiền sư Vô Úy, thầy giáo Hải, sư Vô Trần… 96 KẾT LUẬN “Con người với vấn đề nó, đâu điều quan tâm nhà văn Tiểu thuyết lịch sử trường hợp ngoại lệ, tìm mạch ngầm người tính chất tiêu biểu để viện giải sống Vẫn vấn đề lịch sử chúng lại cầu nối từ khứ đến vấn đề xã hội, nhân văn sinh tồn người Tiểu thuyết lịch sử biến lịch sử thành thang giá trị sống mà người quan tâm, mở chân trời khám phá mới, phù hợp với tư người đại cảm thức truy vấn thực lịch sử” [23] Chính vậy, người viết tiểu thuyết lịch sử ln mang trách nhiệm nặng nề trang viết không đơn giản tái thực lịch sử mà qua thật lịch sử cịn thể thơng điệp thời đại sống Đó trách nhiệm nặng nề mà khơng phải người cầm bút làm Nguyễn Xuân Khánh qua Đội gạo lên chùa phần thể điều Bởi theo ơng “Bất tiểu thuyết có ánh xạ sống Tiểu thuyết người viết, cho người đọc Vậy vấn đề mà sách đặt không cần với lịch sử mà phải vấn đề người quan tâm Muốn tác động tới tâm hồn nguời đọc, người viết phải mang xúc động vào trang sách” Mỗi tiểu thuyết lịch sử mối quan hệ lịch sử văn chương mà chứa đựng nhiều mối quan hệ khác Giữa văn hóa văn chương từ xưa tới có mối giao thoa Văn hóa trở thành đề tài nhiều tác phẩm văn học, đến lượt tác phẩm văn học lại làm cho vấn đề văn hóa trở nên sâu sắc nhiểu Nhiều vấn đề văn hóa đặt lại tác phẩm đáng suy nghĩ Đặc biệt vấn đề văn hóa tiểu thuyết lịch sử làm để bảo tồn vẻ đẹp văn hóa truyền thống 97 hồn cảnh văn hóa ngoại lai xâm thực, làm để gìn giữ vẻ đẹp truyền thống? Để trả lời cho câu hỏi trước hết phải hiểu truyền thống lịch sử nước nhà Mà xu chung tiểu thuyết lịch sử góp phần hiểu biết trở nên dễ dàng Nguyễn Xuân Khánh tác giả lớn văn học Việt Nam đương đại Bộ ba tiểu thuyết: Hồ quý ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa góp phần thể rõ tài cá tính văn chương ơng “Có nhiều cách viết tiểu thuyết lịch sử tiểu thuyết hoàn toàn gồm nhân vật lịch sủ Tiểu thuyết gồm nhân vật lịch sử trộn lẫn với nhân vật hư cấu Tiểu thuyết có nhân vật hư cấu nằm hồn cảnh định Nhưng theo tơi dù loại người viết có hai vấn đề Thứ mặt tư liệu: Cần nắm vững tư liệu liên quan đến thời kỳ viết, từ trị, kinh tế, xã hội đến văn học, văn hóa triết học… Tư liệu phong phú người viết dễ đắm chìm vào vấn đề khơng khí thời đại Thứ hai hư cấu: Đã gọi tiểu thuyết phải hư cấu Khi hư cấu người viết vận dụng toàn văn hóa tinh thần mình, tồn kinh nghiệm sống Đó tổng hợp hịa trộn nhuần nhuyễn thực hư, lịch sử thực tại, trí thức cảm thức” Chính quan niệm thể rõ tác phẩm ông Nếu tiểu thuyết Hồ Quý Ly viết nhân vật có thật lịch sử Đội gạo lên chùa lấy khung thời gian lịch sử nhân vật hư cấu Nhưng nhân vật ln cho cảm giác thật, họ trải qua biến động đời, họ yêu thương sống, chiến đấu với số phận cách sống vơ lương thiện, vị tha, bao dung Từ hàng nghìn năm phật giáo tơn giáo có chỗ đứng vững đời sống người Việt Tư tưởng Phật giáo có nhiều điểm tương đồng, phù hợp với sống người dân Trong giai đoạn lịch sử Phật giáo lại có đóng góp đặc biệt cho cơng dựng nước giữ nước dân 98 tộc ta Ở tác phẩm tác giả thể mối tương quan Phật giáo với người thời kỳ lịch sử: Thời kỳ chống Pháp, cải cách ruộng đất, chống Mỹ, thống đất nước Cảm quan Phật giáo chi phối đến việc xây dựng giới hình tượng tác phẩm Không phải ngẫu nhiên mà tác phẩm xuất nhiều nhà sư đắc đạo (sư Vô Chấp, Vô Úy, Vơ Trần, Khoan Độ,Khoan Hịa…), nhiều đoạn thuyết giảng Phật pháp, người mà sống gắn bó với chùa làng Không phải ngẫu nhiên mà người bất hạnh tìm đến với ngơi chùa Dường lòng từ bi Đức Phật giúp họ xoa dịu nỗi đau khổ tinh thần thể xác Lịch sử cho thấy, đạo Phật vốn mềm dẻo, sang Viêt Nam có tính nhập cao Những đàm đạo Phật học tồn tác phẩm khơng khô cứng giáo điều mà trở nên dễ hiều gần gũi Các nhà sư lấy dẫn chứng từ đời để làm sáng danh Phật pháp Hình tượng không gian thời gian tong tác phẩm mang đậm dấu ấn Phật giáo Đó khơng gian ngơi chùa bị vào vịng xốy lịch sử Trong thời biến chùa lấm bụi trần khơng khỏi nghiệp Có lẽ nghịch cảnh ánh sáng Phật pháp trở nên rực rỡ chăng? Đội gạo lên chùa thuộc vào số sách khơng dễ đọc Bởi lẽ có đan xen hịa trộn nhiều yếu tố văn hóa, lịch sử, xã hội diễn ngót trăm năm dân tộc Tiếp nhận giải mã tác phẩm từ nhiều góc độ Trong đó, từ góc nhìn Phật giáo hướng gợi mở nhiều vấn đề thú vị, không tư tưởng mà thi pháp tiểu thuyết lịch sử Tuy nhiên, vấn đề tiềm ẩn nhiều khó khăn, phức tạp Ý thức điều đó, chúng tơi hiểu rằng, làm luận văn kết bước đầu mang tính gợi mở hướng nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử đương đại Việt Nam 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO Thu An, “Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh: đề cập tới nhục cảm khơng có xấu”, http://vietbao.com.vn Thu An, “Tiểu thuyết lịch sử chơi người trẻ”, http://tonvinhvanhoado Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Bảo (tuyển chọn giới thiệu, 1999), Thơ văn Lý - Trần, Nxb Giáo dục, Hà Nội Thích Hạnh Bình, “Ý nghĩa chữ xả Đạo Phật”, tuechung.net M.Bakhtin (2003), Lý luận thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn Lê Thị Thanh Bình (2007), “Nguyễn Xuân Khánh- từ miền hoang tưởng”, http://www.cand.com.vn Bộ Giáo dục Đào tạo (2005), Giáo trình triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Nguyễn Diệu Cầm (2004), “Tiểu thuyết lịch sử hấp dẫn trở lại” http://www.laodong.com.vn 10 Mai Châu, “Đội gạo lên chùa”, http://laodong.com.vn 11 Nam Dao, Nguyễn Mộng Giác, Thảo luận tiểu thuyết lịch sử ( đối thoại email), http://talawas.org 12 Nguyễn Văn Dân, “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại - phác họa số xu hướng chủ yếu”, http://tapchinhavan.vn/news 13 Đoàn Ánh Dương(2012), “Nguyễn Xuân Khánh tiểu thuyết văn hóa lịch” sử, http://www.qdnd.com.vn 14 Nguyễn Đăng Điệp (2005, tuyển chọn), Trần Đình Sử tuyển tập, tập 2, Nxb Giáo dục 100 15 Văn Giá (2008), “Tiểu thuyết lịch sử theo lối phác giản đời thường”, http://www.vietvan.vn 16 Nguyễn Mộng Giác (1998), Sông côn mùa lũ, Nxb Văn học, trung tâm Nghiên cứu Quốc học 17 Thích Viên Giác, “Đạo Phật”, http://www.budsas.org 18 Ngân Hà (2009), “Tiểu thuyết lịch sử ăn theo kiện lịch sử”, Http://www.vannghequandoi.com 19 Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 20 Võ Thị Hảo (2003), Giàn thiêu, Nxb Phụ nữ 21 Hoàng Quốc Hải ( 2006), Huyền Trân côn.g chúa, Nxb Phụ nữ, Hà Nội 22 Hoàng Quốc Hải, “ Đừng trách lịch sử”, http://www.vnpress.net 23 Hoàng Việt Hằng, “Thong thả kiếp người Đội gạo lên chùa”, http://Lethieunhon.com 24 Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 25 Hồng Thúy Hịa (2007), Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Xn Khánh (qua hai tác phẩm Hồ quý Ly Mẫu Thượng Ngàn), luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh 26 Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội 27 Nguyễn Hòa (2005), “Tiểu thuyết khoảng cách khát vọng khả thực tế”, http:// www.vietnamnet.vn 28 Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, “Sức quyến rũ Mẫu thượng ngàn”, http://www.hoilhpn.org.vn 29 Lê Khánh Huyền, “Biết thêm tác giả Nguyễn Xuân Khánh”, http://www.vnxpreess 30 Đào Duy Hiệp, “ Độ dài cấu trúc tiểu thuyết”, Www.evan.com.vn 101 31 Nguyễn Thị Thu Hương (2010), “Vấn đề xây dựng nhân vật lịch sử tiểu thuyết Hồ Quý Ly Nguyễn Xuân Khánh, http://vannghedanang.org.vn 32 Trần Ngọc Kha (21/01/2010), “Tri ân người viết tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần”, http://vn360plus.yahoo.com 33 Phùng Văn Khai( 2009), “Nhà văn Hồng Quốc Hải đắm lịch sử”, http://antgct.com.vn 34 Phùng Văn Khai (2010), “Trị chuyện nhà văn Hồng Quốc Hải”, http://www.vannghequandoi.com 35 Nguyễn Xuân Khánh (2011), Đội gạo lên chùa, Nxb Phụ nữ, Hà Nội 36 Nguyễn Xuân Khánh (2006), Hồ Quý Ly, Nxb Phụ nữ, Hà Nội 37 Nguyễn Xuân Khánh (2006), Mẫu thượng ngàn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội 38 Nguyễn Xuân Khánh (2009), “ Nghề văn thật hấp dẫn”, http://www.nhandan.com.vn 39 Từ Khôi (2009, vấn), “Nhà văn Hoàng Quốc Hải: “Để viết 3000 trang tám triều vua Lý 20 năm”, http://daidoanket.vn 40 David C.Korten (1996), Bước vào kỷ XXI hành động tự nguyện chương trình nghị tồn cầu, Nxb hính trị quốc gia, Hà Nội 41 Cao Kim Lan, “ Lịch sử truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dấu vết hệ hình thi pháp học đại, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 12/ 1998 42 Khánh Linh (phỏng vấn), “Nhà văn phải nhà tư tưởng”, http://www.cinet.gov.vn 43 Vân Long, “Từ góc nhìn tâm linh với Đội gạo lên chùa”, http://suckhoedoisong.vn 44 Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (đồng chủ biên, 2006), Văn học Việt Nam sau 1975 vấn đề nghiên cứu giảng dạy, Nxb Giáo dục 45 Nguyễn Công Lý (2002), Văn học Phật giáo thời Lý - Trần diện mạo đặc điểm, Nxb Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh 102 46 Nguyễn Thị Tuyết Minh, “Khuynh hướng tiểu thuyết hóa lịch sử tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (4) 47 Nguyễn Thị Tuyết Minh, “ Tư phân tích giả định lịch sử tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986”, http://www.vannghequandoi.com 48 Hồng Minh, “Nguyễn Xuân Khánh - Phật giáo lối sống”, http://www.chuaphuocam.com 49 Yến Nhi (2009),“Thuyết hư cấu lịch sử đôi điều bàn giải thêm”, http:/vannghesongcuulong.org 50 Đỗ Hải Ninh (2009), “Vấn đề ngôn ngữ tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại”, http://phongdiep.net 51 Ngô Thị Quỳnh Nga (2007), Những hướng tìm tịi văn xi viết đề tài lịch sử Văn học Việt Nam sau 1975, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, ĐH Vinh 52 Hoàng Phong, “Một số khái niệm Phật giáo”, http://daitangkinhgiaoVietnam 53 Trần Đăng Suyền (2002), Nhà văn thực đời sống cá tính sáng tạo, Nxb Văn học, Hà Nội 54 Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 55 Trần Đình Sử (chủ biên, 2004), Tự học - Một số vấn đề lí luận lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội 56 Phạm Xuân Thạch (2005), “Suy nghĩ từ tiểu thuyết mang chủ đề lịch sử”, http://www.vietnamnet.vn 57 Nguyễn Thị Phương Thanh (2005), Những cách tân đáng ý tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời kỳ đổi mới, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội 58 Tzvetan Todorov (2008), Thi pháp văn xuôi, Nxb Đại học Sư phạm 59 Mai Anh Tuấn, “Tiểu thuyết tham khảo Phật giáo (Đọc Đội gạo lên chùa Nguyễn Xuân Khánh”, http://tapchinhavan.vn 103 60 Dương Tử Thành (Phỏng vấn), “Nguyễn Xuân Khánh- gắng sống từ bi hỉ xả”, http://yume.vn 61 Phạm Xuân Thạch, Suy nghĩ từ tiểu thuyết mang chủ đề lịch sử, http://vietbao.vn 62 Nguyễn Quang Thân, “Tiểu thuyết lịch sử nơi ln có nhìn nhận trái chiều”, Http:/tonvinhvanhoadoc.vn 63 Bích Thu (2001), Những nỗ lực sáng tạo tiểu thuyết Việt Nam từ sau đổi mới, (Những vấn đề lí luận lịch sử văn học), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 64 Phạm Hồ Thu (2009), “ Mẫu thượng ngàn - ca vẻ đẹp Việt”, http://www.qdnd.vn 65 Nguyễn Thị Thuý (2005) Những tìm tịi Nguyễn Xn Khánh tuyển thuyết lịch sử Hồ Quý Ly, Khoá luận tốt nghiệp, ĐH Vinh 66 Nguyễn Thị Toan, “Vấn đề thời gian Phật giáo vật lý học đại”, http:/www.daophatngaynay.com.vn 67 Nguyễn Thị Kim Tuyến, “Tiểu thuyết lịch sử đương đại với quan niệm nghệ thuật người”, http://vietvan.vn 68 Hoàng Phong, “Một số khái niệm Phật giáo”, http://daitangkinhgiaovietnam.net 69 Việt Quỳnh (2011), “Đọc tiểu thuyết lịch sử để lấy lại niềm tin”, http://thethaovanhoa.vn 70 Quỳnh Vân, “Cội mai già lặng lẽ nở hoa”, www.Anninhthudo.vn 71 Quỳnh Vân (phỏng vấn, 2009), “Nhà văn Hoàng Quốc Hải cô đơn viết tiểu thuyết lịch sử”, http://anninhthudo.vn 72 Thuỳ Vân (phỏng vấn, 2004), “Nhà văn Hoàng Quốc Hải - Lịch sử phải học soi sáng cho đương đại”, http://www.sggp.org.vn 73 Trần Vũ, “Lịch sử tiểu thuyết tùy tiện ý thứ”, http://www.hopluu.net 104 74 Thái Vũ (2001), “Tiểu thuyết lịch sử dòng văn học dân tộc”, Sông Hương, (6) 75 Phạm Tuấn Vũ (2010), Văn luận Việt Nam thời trung đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 76 Đỗ Ngọc Yên (2005), “Giới hạn hư cấu nghệ thuật thực lịch sử”, Văn nghệ trẻ, (24) 77 Đỗ Ngọc Yên (2000), “Hồ Quý Ly cách tân hay bạo chúa”, Sông Hương, (11) ... tài ? ?Thế giới hình tượng Đội gạo lên chùa Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ văn hóa Phật giáo? ?? với mong muốn đưa nhìn tương đối hệ thống phân tích lý giải đặc sắc tác phẩm từ góc nhìn văn hóa Phật giáo. .. sống Nguyễn Xuân Khánh .56 2.2.3 Những hình tượng sống Đội gạo lên chùa 63 Chương HÌNH TƯỢNG KHƠNG GIAN, THỜI GIAN TRONG ĐỘI GẠO LÊN CHÙA NHÌN TỪ VĂN HĨA PHẬT GIÁO 70 3.1 Hình tượng khơng...Bộ giáo dục đào tạo Tr-ờng đại học vinh nguyễn thị mai Thế giới hình t-ợng Đội gạo lên chùa Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ văn hóa Phật giáo Chuyên ngành: văn học Việt Nam MÃ số: 60.22.34 Luận văn

Ngày đăng: 16/09/2021, 16:32

Hình ảnh liên quan

Thế giới hình t-ợng trong Độigạo lên chùa - Thế giới hình tượng trong đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh nhìn từ văn hóa phật giáo

h.

ế giới hình t-ợng trong Độigạo lên chùa Xem tại trang 2 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan