NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG VỀ VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI .... Những vấn đề đặt ra đối với công tác
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TRẦN QUỐC HOÀN
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRUYỀN THÔNG
VỀ VĂN HÓA PHẬT GIÁO (Khảo sát các báo Đại đoàn kết online, Văn hóa online, Vietnamnet
từ tháng 7/2016 đến 6/2017)
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
HÀ NỘI - 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TRẦN QUỐC HOÀN
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRUYỀN THÔNG
VỀ VĂN HÓA PHẬT GIÁO (Khảo sát các báo Đại đoàn kết online, Văn hóa online, Vietnamnet
Trang 3Luận văn đã được sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Chủ tịch Hội đồng
PGS,TS Lưu Văn An
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên cứu, các số liệu trong luận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực Phần tài liệu tham khảo đƣợc dẫn nguồn đầy đủ và chính xác Các kết luận của luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong các công trình nghiên cứu khác
Hà Nội, tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn
Trần Quốc Hoàn
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai thực hiện nghiên cứu đề tài “Báo mạng điện
tử Việt Nam truyền thông về văn hóa Phật giáo”, tác giả luận văn luôn nhận
đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình và chân thành nhất của TS Vũ Thị Kim Hoa, các giảng viên của Học viện Báo chí & Tuyên truyền cùng các bạn bè trong cùng khóa học Trong điều kiện hạn chế về thời gian, địa bàn nghiên cứu rộng, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả đã nhận đƣợc sự đóng góp của Hội đồng, của các thầy cô giáo để luận văn hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn
Trần Quốc Hoàn
Trang 6DANH MỤC ẢNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Các hình thức được sử dụng trong truyền thông văn hóa Phật giáo 61
Bảng 2.2 Các hình thức được sử dụng trong các chủ đề truyền thông văn hóa Phật giáo 63
Bảng 2.3 Số lượng bài viết về văn hóa Phật giáo trên các báo khảo sát 65
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1.Tỷ lệ các khía cạnh nội dung viết về văn hóa Phật giáo 40
Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ các bài truyền thông về sự kiện văn hóa Phật giáo trên các báo mạng điện tử khảo sát 44
Biểu đồ 2.3.Tỷ lệ các bài truyền thông về giá trị văn hóa Phật giáo trên các báo mạng điện tử khảo sát 51
Biểu đồ 2.4.Tỷ lệ các bài truyền thông về bài trừ mê tín dị đoan, ảnh hưởng tới văn hóa Phật giáo trên các báo mạng điện tử khảo sát 58
Biểu đồ 2.5 Các hình thức được sử dụng trong truyền thông văn hóa Phật giáo 62
Biểu đồ 2.7 Các hình thức được sử dụng trong các chủ đề truyền thông văn hóa Phật giáo 64
Biểu đồ 2.8 Tỷ lệ bài viết về văn hóa Phật giáo trên các báo khảo sát 66
Biểu đồ 2.9 Các nguồn cung cấp thông tin về sự kiện văn hóa Phật giáo 68
Biểu đồ 2.10 Bạn mong muốn đón nhận văn hóa Phật giáo trên báo mạng điện tử bằng hình thức nào 73
DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Giao diện báo mạng điện tử Đại đoàn kết Online 36
Hình 2.2 Giao diện báo mạng điện tử www.vietnamnet.vn 37
Hình 2.3 Giao diện báo mạng điện tử Văn hóa www.baovanhoa.vn 39
Hình 2.4 Đức Gyalwang Drukpa phát biểu (nguồn: Daidoanket.vn) 46
Hình 2.5.Tác phẩm Phật của họa sĩ Lê Thiết cương - Lấy cảm hứng từ việc giác ngộ giá trị văn hóa Phật giáo 55
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG VỀ VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 9
1.1 Một số vấn đề lý luận về văn hóa Phật giáo 9
1.2 Báo mạng điện tử với vấn đề truyền thông về văn hóa Phật giáo – Cơ sở, nội dung, phương thức, yêu cầu 14
Chương 2 THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY 36
2.1 Vài nét về các báo khảo sát 36
2.2 Những nội dung truyền thông về văn hóa Phật giáo trên báo mạng điện tử 39
2.3 Hình thức truyền thông về văn hóa Phật giáo trên báo mạng điện tử khảo sát 61
2.4 Những thành công và hạn chế trong truyền thông văn hóa Phật giáo 67
Chương 3 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG VỀ VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 78
3.1 Những vấn đề đặt ra đối với công tác truyền thông về văn hóa Phật giáo trên báo mạng điện tử Việt Nam 78
3.2 Những giải pháp tăng cường truyền thông về văn hóa Phật giáo trên báo mạng điện tử Việt Nam 82
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 102
TÓM TẮT LUẬN VĂN 116
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Văn hóa Phật giáo là một nền văn hóa trong đời sống xã hội đã tồn tại
từ hơn hai nghìn năm từ trước công nguyên song hành cùng với sự tồn tại xã hội loài người Ở mỗi giai đoạn lịch sử, trong từng khu vực cụ thể văn hóa Phật giáo có những vai trò và ảnh hưởng khác nhau đối với đời sống xã hội
Sự tồn tại của văn hóa Phật giáo và những quan hệ nội tại của các văn hóa cũng như giữa tôn giáo với đời sống xã hội không bất biến, chúng phát triển, biến động tương ứng với những biến động của đời sống vật chất và nhu cầu tinh thần của con người, phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định Xưa nay, ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với đời sống con người; nguồn gốc, bản chất, chức năng cũng như cơ chế tác động, sự tồn tại,
xu hướng vận động, phát triển và vai trò, sự tác động nhiều mặt của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống xã hội nói chung luôn là những vấn
đề hết sức phức tạp và không phải khi nghiên cứu người ta lúc nào cũng tìm được những lời giải thích thỏa đáng và sự đồng thuận Trước đây, đã có lúc nhiều người cho rằng, khi nhận thức con người phát triển tới trình độ cao, khi khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, khi đời sống con người sung túc, thì ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với đời sống con người sẽ rất lớn Nhưng thực tế phức tạp hơn nhiều Cùng với những biến động hết sức to lớn trong đời sống chính trị nhân loại, cùng với những vấn đề mới được đặt ra trong nhận thức và quá trình chinh phục thế giới khách quan do chính sự phát triển của khoa học kỹ thuật mang lại , đời sống văn hóa Phật giáo có những biến động mới Sự thay đổi mạnh mẽ trong đời sống văn hóa Phật giáo ở Việt Nam trong những năm gần đây đang đặt ra những vấn đề cấp thiết cả về mặt
Trang 9dụng nét đẹp văn hóa Phật giáo cũng như các sinh hoạt tôn giáo cuồng tín, bí hiểm, bảo vệ quyền lợi công dân, bảo vệ lợi ích quốc gia đang là một đòi hỏi mang tính cấp bách Trong thời gian qua, báo mạng điện tử Việt nam truyền thông về văn hóa Phật giáo đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần giúp cho báo chí truyền thông về văn hóa Phật giáo phát triển Tuy nhiên trong quá trình báo mạng điện tử truyền thông về văn hóa Phật giáo cũng lộ ra ít nhiều những bất cập Vì vậy, việc tìm hiểu, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác báo mạng điện tử Việt Nam truyền thông văn hóa Phật giáo hiện nay là một việc làm cấp bách và cần thiết
Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả lựa chọn đề tài: "Báo mạng điện
tử Việt Nam truyền thông về văn hóa Phật giáo” làm nội dung nghiên cứu
cho luận văn thạc sĩ của mình nhằm tiếp tục nghiên cứu các yếu tố tích cực của công tác truyền thông văn hóa Phật giáo trong đời sống xã hội Thông qua
đó góp phần vào việc hoàn thiện hơn công tác truyền thông đối với vấn đề về
văn hóa Phật giáo
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Báo mạng điện tử Việt Nam truyền thông về văn hóa Phật giáo đối với văn hóa Phật giáo là đề tài được các nhà khoa học hết sức quan tâm nghiên cứu Trong thời gian qua các học giả quan tâm nghiên cứu và đề cập trong nhiều tài liệu, các công trình, đề tài khoa học khác nhau
Phạm Minh Đức (2001), "Hiện trạng tình hình đạo Công giáo Việt
Nam trên báo Chính nghĩa và Người Công giáo Việt Nam", Khóa luận tốt
nghiệp, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Hà Nội Trong khóa luận này
có phân tích được những ưu điểm và mặt hạn chế của công tác tuyên truyền trên báo mạng điện tử Thực trạng phân tích dựa trên những khó khăn mà hai báo này gặp phải từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin trên báo này để giúp cho hoạt động tuyên truyền của đạo Công giáo
Trần Lưu (2001), “Báo chí Việt Nam với vấn đề tín ngưỡng và tôn giáo",
Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Trong đó báo chí
Trang 10Phật giáo khá sơ lược với tư cách là một phần của hệ thống báo chí tôn giáo Nêu ra được thực trạng của báo chí đối với vấn đề tín ngưỡng và tôn giáo
Ngọc Lan (2007), "Truyền thông công giáo Việt Nam - cơ hội hay
thách thức đó?", Báo Hiệp thông (Bản tin của hội đồng Giám mục Việt Nam)
số 42,43, tác giả là Nữ tu của đạo Công giáo, đã có đánh giá đặc biệt cao về các phương tiện truyền thông nói chung Theo tác giả trong số các thành tựu quan trọng nhất mà loài người đạt được gần đây, thì sự phát triển nhảy vọt của
kỹ thuật truyền thông là một hiện tượng gây kinh ngạc và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất Bên cạnh sự cải tiến không ngừng về tốc độ, dung lượng và tính đa dạng, các phương tiện truyền thông tăng nhanh khả năng truyền tải lẫn chất lượng kỹ thuật Những thay đổi ấy làm cho các phương tiện truyền thông
có khả năng lan xa và thấm sâu, làm thay đổi cả bản chất xã hội cũng như đời sống tâm lý, các chuẩn mực văn hóa và thói quen của con người
Giáo trình khóa học truyền thông (2010), Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Giáo trình này đã đưa ra các quan niệm, các định nghĩa về truyền thông nói chung,
từ đó đi sâu luận giải về truyền thông học, với các phân tích có nội hàm khoa học về truyền thông Đây là tài liệu có ý nghĩa là cơ sở trực tiếp để tác giả luận văn thừa kế, phát triển xây dựng khái niệm báo chí truyền thông tôn giáo
Bài thuyết trình tại Đại hội Giới Trẻ Giáo thành phố Hà Nội "Giới trẻ
truyền thông công giáo - truyền thông báo chí và Intermid", Nguyễn Văn Đệ
(2011), http://tongiaophanhue.net/home/index Tác giả đã tiếp cận đến: Truyền thông là gì và phân tích 3 yếu tố cấu thành truyền thông Một là chủ thể truyền thông và nội dung truyền thông Hai là, phương tiện truyền thông, vốn vô cùng phong phú, ngày càng có tính ứng dụng cao Ba là, đối tượng và mục tiêu của truyền thông, gồm: mọi thành phần, tầng lớp xã hội, không phân biệt, giới hạn; đối tượng ưu tiên: giới tri thức, công nghệ, sinh viên, thương mại vv Đáng chú ý là ở đây tác giả bàn về truyền thông nói chung không chỉ có các học giả của "đời", mà còn có nghiên cứu của các chức sắc, tu sĩ tôn giáo
Trang 11Lê Thị Hồng Hạnh (2011), "Báo chí Phật giáo tại Việt Nam - thực
trạng và vấn đề", Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
Trong đề tài đã đóng góp cho quá trình nghiên cứu vai trò của báo chí Phật giáo trong việc phản ánh các thông tin kinh tế, xã hội, văn hóa, nhằm đưa các giải pháp giúp báo chí Phật giáo Việt Nam hòa nhập với sự phát triển chung của báo chí trong nước
Hoàng Thị Thùy Dương (2011), "Hoạt động truyền thông về vấn đề tôn
giáo trên báo in Việt Nam hiện nay (2005-2010)" Luận văn thạc sĩ, Đại học
khoa học xã hội và Nhân văn Tại luận văn này tác giả tập chung đánh giá vai trò của báo chí trong việc thực hiện nhiệm vụ phản ánh đời sống sinh hoạt tôn giáo của Việt Nam từ đó nhằm nâng cao chất lượng hoạt động báo chí đối với vấn đề này
Nguyễn Thị Thu Thanh (2011), "Báo chí với vấn đề tôn giáo trên địa
bàn Hà Nội", Luận văn thạc sĩ, Đại học khoa học xã hội và nhân văn Tại luận
văn này đã đánh giá một cách tổng thể những kết quả chủ yếu trong phản ánh
và tuyên truyền tình hình tôn giáo trên địa bàn Hà Nội, từ đó tổng kết, đánh giá đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này của báo chí nước ta
Nguyễn Thị Thanh Thúy (2013), "Nhu cầu tiếp nhận thông tin của
công chúng công giáo ở Việt Nam hiện nay", Luận văn thạc sĩ, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền Tại luận văn này tác giả mô tả thực trạng về nhu cầu thông tin của công chúng Công giáo ở nước ta hiện nay nhằm tăng cường hiệu quả thông tin báo chí cho đồng bào Công giáo, đáp ứng đòi hỏi của công tác truyền thông và công tác tư tưởng cho đồng bào Công giáo ở nước ta hiện nay
Nguyễn Thúy Hà (2013) "Truyền thông tôn giáo từ năm 1990 đến nay
(qua khảo sát trường hợp Phật giáo và Công giáo)", Luận án tiến sĩ, Học viện
Khoa học Xã hội Tại luận án này tác giả đã nêu được những vấn đề chung về tôn giáo, chính sách tôn giáo và truyền thông, thực trạng truyền thông về tôn
Trang 12giáo của Đảng và nhà nước ta Từ đó đưa ra một số khuyến khích nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông tôn giáo, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân
Ngô Thị Bích Thao (2014), "Báo chí Ninh Bình với việc tuyên truyền
du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh", Luận văn thạc sĩ, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền Tại luận văn này đã đưa ra được những hạn chế và ưu điểm của
công tác tuyên truyền du lịch tâm linh trên báo chí tỉnh Ninh Bình nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền du lịch tâm linh trên báo chí tỉnh Ninh Bình Góp phần vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ hội nhập kinh tế
Như vậy, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu,
phân tích, tổng hợp về công tác “Báo mạng điện tử Việt Nam truyền thông
về văn hóa Phật giáo” nói chung nào tại Việt Nam Tuy nhiên trong khuôn
khổ phạm vi cho phép, tôi sẽ cố gắng sử dụng các kết quả nghiên cứu để tham khảo hữu ích trong quá trình hoàn thiện luận văn này
3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận liên quan đến báo mạng điện tử Việt Nam truyền thông về văn hóa Phật giáo
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng báo mạng điện tử Việt Nam truyền thông về văn hóa Phật giáo
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng truyền thông về văn hóa Phật giáo của báo mạng điện tử
Trang 134 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là báo mạng điện tử Việt Nam truyền thông văn hóa Phật giáo
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát báo mạng điện tử Việt Nam truyền thông về văn hóa Phật giáo
từ tháng 7/2016 đến tháng 6/2017 Trong đó tác giả khảo sát việc truyền thông văn hóa Phật giáo bằng hình thức truyền tải trển các trang báo mạng điện tử: Báo điện tử: www.vietnamnet.vn; Báo điện tử: Đại đoàn kết www.daidoanket.vn; Báo điện tử: văn hóa online www.baovanhoa.vn, còn các hình thức khác tác giả chưa tiến hành khảo sát trong luận văn này
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo nói chung và văn hóa Phật giáo nói riêng và cơ sở lý luận về báo chí, lý thuyết truyền thông
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về báo chí, truyền thông và văn hóa phật giáo
5.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp phân tích tài liệu: Tổng quan các tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, xây dựng cơ sở lý luận báo mạng điện
tử Việt Nam tuyên truyền về văn hóa Phật giáo
- Phương pháp khảo sát, thống kê: thống kê số lượng phát hành tin, bài, phương tiện tác nghiệp để lượng hóa một số thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu
Trang 14- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích văn bản ấn phẩm, ấn phẩm phát hàng ngày đồng thời tìm hiểu về cách thức truyền thông tại các báo
về vấn đề văn hóa Phật giáo, tổng hợp thành những kết luận phù hợp
- Phương pháp điều tra xã hội học: Phát 450 phiếu phỏng vấn công chúng ở:
+ Báo Đại đoàn kết www.daidoanket.vn
+ Báo Văn hóa www.baovanhoa.vn
+ Báo www.vietnamnet.vn
Mỗi đơn vị 150 phiếu, đối tượng là: phật tử, cán bộ, công nhân, cựu chiến binh, mặt trận tổ quốc và công tác dân vận…về tác động, hiệu quả, hạn chế của công tác báo chí truyền thông, từ đó tác giả đưa ra những kết luận khách quan
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu lãnh đạo tại 3 báo khảo sát (ít nhất 3 người), Báo Đại đoàn kết www.daidoanket.vn (ít nhất 3 người), cán bộ quản lý (ít nhất 3 người) về thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao truyền thông đối với vấn đề truyền thông về văn hóa Phật giáo
- Phương pháp xử lý bằng thống kê toán học: dùng các bảng biểu, hình ảnh, số liệu chứng minh tính đúng đắn của đề tài
6 Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về báo mạng điện tử Việt Nam truyền thông về văn hóa Phật giáo
- Luận văn đã đưa ra những đánh giá về thực trạng báo mạng điện tử Việt Nam truyền thông về văn hóa Phật giáo để từ đó đề xuất những kiến nghị
và giải pháp tới các cấp lãnh đạo “Báo mạng điện tử Việt Nam truyền thông
về văn hóa Phật giáo”
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và tư vấn chính sách về những vấn đề thuộc đời sống văn hóa Phật giáo
Trang 157 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần củng cố nhận thức về “Báo mạng điện tử Việt Nam
truyền thông về văn hóa Phật giáo” Luận văn góp phần cung cấp cơ sở khoa
học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với
vấn đề “Báo mạng điện tử Việt Nam truyền thông văn hóa Phật giáo” Luận
văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến đề tài này
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá được tác động của “Báo mạng điện tử Việt Nam tuyên
truyền về văn hóa Phật giáo”, qua đó thấy được vai trò của báo mạng điện tử
trong việc góp phần vào công tác tuyên truyền về văn hóa Phật giáo đến đông đảo công chúng
Đề xuất các giải pháp để “Báo mạng điện tử Việt Nam truyền thông
hiệu quả về văn hóa Phật giáo”, tác dụng của các chuyên mục, đáp ứng ngày
càng tốt hơn vai trò báo mạng điện tử Việt Nam truyền thông đối với vấn đề văn hóa Phật giáo
Luận văn sẽ là nguồn tư liệu tham khảo có hệ thống, góp phần nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền về vấn đề văn hóa Phật giáo
Làm tài liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong các vấn đề văn hóa Phật giáo Đồng thời cũng là tư liệu để giảng viên, sinh viên những ngành học liên quan có thể tham chiếu trong chuyên môn của mình
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì luận văn gồm có 03 chương, 8 tiết sau:
Chương 1 Một số vấn đề lý luận về truyền thông về văn hóa Phật giáo trên báo mạng điện tử
Chương 2 Thực trạng truyền thông văn hóa Phật giáo trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Chương 3 Những vấn đề đặt ra và một số giải pháp tăng cường công tác truyền thông về văn hóa Phật giáo trên báo mạng điện tử Việt Nam trong
thời gian tới
Trang 16CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG VỀ VĂN HÓA
PHẬT GIÁO TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1.1 Một số vấn đề lý luận về văn hóa Phật giáo
1.1.1 Về Phật giáo và Phật giáo ở Việt Nam
Phật giáo là tôn giáo thế giới vào Việt Nam sớm nhất và cũng là tôn giáo có đông tín đồ nhất ở Việt Nam với khoảng 10 triệu tín đồ Khi Phật giáo
du nhập vào nước ta, Phật giáo đã nhanh chóng thích nghi với lối sống của người Việt, bởi lẽ những quan điểm trong giáo lý, giáo luật, của Phật giáo gần với đời sống tâm linh của người Việt, gần với những nét văn hoá Việt Mặt khác, nếu như Nho giáo vào Việt Nam cùng với quân xâm lược phương Bắc, là một yếu tố để chúng thực hiện chính sách nô dịch, đồng hoá dân tộc Việt Nam thì Phật giáo được truyền vào Việt Nam bằng phương thức hoà bình, đồng thời nó là tường thành, là động lực giúp người dân Việt chống đồng hoá Người Việt Nam tiếp nhận Phật giáo như một tín ngưỡng dân tộc được kết hợp với các tín ngưỡng bản địa khác như tục thờ mẫu, thờ tổ tiên, Phật giáo dễ đi vào đời sống của người dân Việt Nam cùng với khuynh hướng nhập thế của các nhà sư Việt Nam làm cho Phật giáo ngày càng có sức sống mãnh liệt hơn Sự kết hợp của Phật giáo với tín ngưỡng, văn hoá bản địa đã tạo nên một sắc thái riêng của Phật giáo Việt Nam Chính vì vậy, mà Phật giáo khi đến Việt Nam đã mang những đặc điểm khá đặc thù không hoàn toàn giống với Phật giáo nguyên mẫu được truyền từ Ấn Độ và Trung Quốc sang Những đặc điểm của Phật giáo Việt Nam là: Phật giáo vào Việt Nam mang đậm nét tính chất dân gian, Phật giáo Việt Nam mang tính thống nhất nhưng không thuần nhất, và Phật giáo Việt Nam là tôn giáo mang tính linh hoạt
Từ khi mới du nhập vào Việt Nam, một mặt Phật giáo chịu ảnh hưởng của Nho giáo và Đạo giáo, mặt khác Phật giáo còn chịu ảnh hưởng của các
Trang 17phong tục tập quán, các tín ngưỡng dân gian của Việt Nam và vì thế tạo ra những nét riêng của Phật giáo Việt Nam và mang đậm tính chất dân gian hóa
Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam đã tạo nên những nét rất riêng Ở một số chùa, nhất là các chùa miền Bắc có lối bố trí phổ biến là “tiền Phật, hậu Thần” với việc thờ tự rất đa dạng, từ các pho tượng Phật, bồ tát, la hán của các tông phái khác nhau cho đến tượng thánh thần, các vị hoàng thành, thổ công cũng được thờ chung trong nhiều chùa Hệ thống chùa “Tứ Pháp” thực ra là những đền miếu dân gian thờ các vị thần tự nhiên Mây - Mưa - Sấm
- Chớp và thờ đá Có những chùa còn có cả bàn thờ cụ Hồ Chí Minh ở Hậu tổ Hầu như không chùa nào là không để bia hậu, bát nhang cho các linh hồn,
vong hồn đã khuất Cho thấy, Phật giáo ở Việt Nam muốn đi vào lòng dân, muốn bắt rễ sâu trong mọi tầng lớp nhân dân thì không thể cứng nhắc, quay lưng với tín ngưỡng dân gian của dân tộc Phật giáo vào Việt Nam chịu ảnh hưởng của phong tục thờ mẫu, đề cao vai trò của người phụ nữ Mặc dù, tư tưởng phong kiến phương Bắc áp đặt vẫn là trọng nam khinh nữ, nhưng đề cao vai trò người phụ nữ là đặc trưng của lối tư duy của các nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước ở trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng Vì thế, người phụ nữ Việt Nam có một vị trí, vai trò quan trọng nhất định trong kinh tế của gia đình Họ là người trực tiếp đi buôn bán và cấy trồng là người trực tiếp tạo ra của cải vật chất trong gia đình Vì đề cao vai trò người phụ nữ nên dẫn đến tục thờ mẫu
Chính vì thế mà các vị Phật xuất xứ ở Ấn Độ xuất thân vốn là đàn ông nhưng vào Việt Nam là Phật bà Ví dụ: Quan Thế Âm Bồ Tát ở Ấn Độ vốn là đàn ông được biến thành Phật bà Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay -
vị thần hộ mệnh của cư dân khắp vùng sông nước Đông Nam Á (nên còn gọi
là Quan Âm Nam Hải) Ở một số vùng ngay cả Phật tổ Thích Ca cũng được coi là phụ nữ (người Tày Nùng gọi là “Mẹ Pựt Xích Ca”) Người Việt Nam còn tạo ra những “Phật bà” của riêng mình: Đứa con gái nàng Man, tương
Trang 18truyền sinh vào ngày 8-4 được xem là Phật Tổ Việt Nam, bản thân nàng Man trở thành Phật Mẫu Rồi còn các vị Phật bà khác nữa như Quan Âm Thị Kính, Phật bà Chùa Hương Lại còn rất nhiều các bà bồ tát như Bà Trắng chùa Dâu, các thánh mẫu Việt Nam có khá nhiều chùa chiền mang tên các bà: chùa bà Dâu, chùa bà Đậu, chùa bà Tướng, chùa bà Dàn, chùa bà Đá, chùa bà Đanh Tuyệt đại bộ phận Phật tử tại gia là các bà: “Trẻ vui nhà, già vui chùa” là nói cảnh các bà Tóm lại, Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam đã có sự tiếp biến chịu ảnh hưởng của nhiều các phong tục, tập quán, tín ngưỡng dân gian Việt Nam Vì thế, Phật giáo Việt Nam mang đậm nét tính chất dân gian
Phật giáo Việt Nam không thuần nhất Mỗi giai đoạn lịch sử, với những khu vực, miền, địa phương khác nhau Phật giáo Việt Nam mang những nét riêng đặc thù rất đa dạng Trong thời kỳ Việt Nam bị phong kiến Phương Bắc thống trị, một mặt do sự cưỡng bức văn hoá, mặt khác do sự giao lưu, tiếp xúc văn hoá và do tác động của tư tưởng dung hoà nên xu hướng tiếp thu, hội nhập các yếu tố văn hoá Hán và Ấn vào nền văn hoá bản địa đã hình thành Đặc biệt là sự hỗn dung của các tôn giáo, giai đoạn này là mầm mống để nảy
nở tinh thần “tam giáo đồng nguyên” Nho, Phật, Đạo từ phương Bắc xuống, Phật giáo từ Ấn Độ sang đều được tiếp nhận, dung hoà vào nền văn hoá bản địa và nhanh chóng trở thành các thành tố của văn hoá Việt Nam
Phật giáo Việt Nam có sự kết hợp chặt chẽ việc đạo với việc đời Vốn
là một tôn giáo xuất thế, nhưng vào Việt Nam, Phật giáo trở nên rất nhập thế: Các cao tăng được nhà nước mời tham chính hoặc cố vấn trong những việc hệ trọng Sự gắn bó đạo - đời không chỉ thế hiện ở việc các nhà sư Việt Nam tham gia chính sự, mà ngược lại còn có khá nhiều vua quan, quý tộc đi tu Trong 6 thế hệ đệ tử của phái Thảo Đường thì đã có tới chín người là vua quan đương nhiệm Không phải ngẫu nhiên mà ở sân chùa Phổ Minh, quê hương nhà Trần, lại có chiếc vạc đồng lớn tượng trưng cho quyền lực
Đồng thời, Phật giáo đã tích cực đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống xâm lăng và chống đồng hoá Phật giáo đến Việt
Trang 19Nam khi Việt Nam mất đi nền độc lập đã được tạo dựng từ ngàn năm và nhân dân Việt Nam đang phải chịu cảnh áp bức bóc lột dưới ách thống trị của tầng lớp cầm quyền Trung Quốc Ở trong hoàn cảnh đó, những quan điểm từ bi, hỷ
xả, hay học thuyết Tứ Ân của Phật giáo đã góp phần phát huy, đã nâng cao tinh thần yêu nước và truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam
1.1.2 Nội dung văn hóa Phật giáo
Văn hóa Phật giáo là cụm từ thường được nhắc đến trong sinh hoạt tín ngưỡng hay các bài viết về văn hóa trên báo chí Theo đó, văn hóa Phật giáo được phân chia thành hai khía cạnh chủ yếu là văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể Cụ thể
Một là, văn hóa vật thể Văn hóa vật thể của Phật giáo tồn tại dưới dạng
các công trình kiến trúc, điêu khắc, hiện vật về đạo Phật Trong đó đặc trưng
là hệ thống các công trình Phật giáo Với sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, Phật giáo đã có vị thế vững vàng và có sức lan tỏa mạnh, những công trình văn hóa Phật giáo phát triển không ngừng Chùa chiền ngay từ buổi đầu không chỉ là những trung tâm sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, mà còn là cơ sở giáo dục, y tế, tư vấn về nhiều mặt trong đời sống xã hội… Nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc Phật giáo như trung tâm Luy Lâu, các tự viện, tượng đài… đã tạo nên những dấu ấn văn hóa sâu đậm trong lòng dân tộc Được vua triều Lý, Trần ủng hộ, hoạt động của Phật giáo có mặt ở khắp hang cùng ngõ hẻm, làng nào cũng có chùa có tháp Chùa làng đã từng một thời đóng vai trò trung tâm văn hóa tinh thần của cộng đồng làng xã Việt Nam, chùa không những là nơi giảng đạo cầu kinh, thờ cúng Phật mà còn là nơi hội họp, di dưỡng tinh thần, tham quan vãn cảnh Các công trình kiến trúc và điêu khắc trên lãnh thổ Việt Nam, trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc đã tạo thành một khuynh hướng thẩm mỹ độc đáo: những mái chùa cong vút gần gũi, duyên dáng, những tượng đài Thích Ca, tượng Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay, các bộ tượng La Hán với những đường nét tinh xảo, sống động
Trang 20Hai là, văn hóa phi vật thể thể hiện trong hệ thống triết lý đạo Phật:
Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực
tế để tự cường, sinh tồn và phát triển Dân tộc Việt Nam là một chủng tộc có ngôn ngữ riêng biệt thuần nhất, có nền văn hóa nhân bản đặc thù, siêu việt và nền văn hóa này có khả năng chuyển hóa, dung hợp tinh hoa của nhiều nền văn hóa nhân loại biến thành chất liệu sống và ý nghĩa sự sống bồi dưỡng cho sinh mệnh dân tộc mang tính chất Rồng Tiên nẩy nở phát triển và trường tồn bất diệt trải dài lịch sử hơn bốn ngàn năm văn hiến kể từ khi lập quốc cho đến ngày nay Có thể nói trong tâm hồn của mỗi con người Việt Nam đều có chứa đựng ít nhiều triết lý nhà Phật và những hình ảnh về ngôi chùa, về Phật Danh
từ chuyên môn của Phật giáo như: trí tuệ, từ bi, thiện ác, nhân quả, nghiệp báo nếu tách rời ra khỏi nền văn học Việt Nam thì văn hóa Việt tộc trở nên khô cằn không còn sức sống tinh anh nữa Chúng ta cũng có thể đơn cử ra đây một vài câu tục ngữ để chứng minh giá trị sự hội nhập của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt, điển hình như những từ ngữ: “Tội nghiệp quá!”; “Hằng hà
sa số”, “Ta bà thế giới”, ”Lù khù như ông Cù độ mạng” Ca dao là những câu hò tiếng hát theo giọng điệu tự nhiên, phát xuất từ tâm hồn mộc mạc đầy tình cảm của người bình dân Việt Nam, được lưu truyền trong dân gian Những câu ca dao này mang tính chất tư tưởng, tình cảm của dân tộc nhằm diễn tả luân lý, đạo đức, tình ý, phong tục, tập quán, trạng thái thiên nhiên, đặc tính xã hội của từng thời kỳ Tư tưởng Phật giáo thâm nhập vào ca dao Việt Nam tự bao giờ và tản mát khắp tâm hồn của người bình dân, không có ranh giới thời gian cũng như không có khu biệt không gian Điển hình như những bài ca dao sau đây đượm nhuần tư tưởng của Phật giáo: Ai ơi! Hãy ở cho lành, Kiếp này không được, để dành kiếp sau
Hay để nói về triết lý vô thường của kiếp người: Cuộc đời đâu khác loài hoa, Sớm còn tối mất nở ra lại tàn Nền văn học bác học của dân tộc Việt
Trang 21Nam đã được ảnh hưởng nền văn hóa Phật giáo có thể tạm lấy mốc khởi điểm
từ nền văn học chữ Nôm và tiếp đến nền văn học chữ Hán trở về sau Đứng trên lĩnh vực nền văn học bác học, văn hóa Phật giáo đã dung hóa vào văn hóa Việt vô cùng phong phú Cụ thể như tác phẩm Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều, Truyện Kiều của Nguyễn Du, cho đến Văn học Lý Trần đều thấm nhuần các tư tưởng của đạo Phật như nhân sinh là cõi mộng, thuyết nhân quả, lý vô thường Bên cạnh đó, các Thiền sư Việt phần nhiều đều có sáng tác thi văn, biểu hiện tính sáng tạo độc lập, sự nội chứng trác tuyệt và phong cách tự tại an nhiên Qua các triều đại anh hùng của lịch sử như Lý, Trần, thi ca Phật giáo rạng ngời với tên tuổi của những Thiền sư Vạn Hạnh, Mãn Giác, Viên Chiếu, Huyền Quang
1.2 Báo mạng điện tử với vấn đề truyền thông về văn hóa Phật giáo – Cơ sở, nội dung, hình thức và yêu cầu
1.2.1 Khái niệm báo mạng điện tử truyền thông về văn hóa Phật giáo
Để làm rõ khái niệm báo mạng điện tử truyền thông về văn hóa Phật
giáo, tác giả lần lượt làm rõ các khái niệm như báo mạng điện tử, truyền
thông, văn hóa Phật giáo Cụ thể:
Báo mạng điện tử:
Trên thế giới loại hình này có nhiều tên gọi khác nhau như online newpaper (báo chí trên mạng/trực tuyến), e-journal (Electronic journal- báo chí điện tử), e-zine (Electronic magazine- tạp chí điện tử),…
Ở Việt Nam, thuật ngữ báo điện tử được sử dụng khá phổ biến, chẳng hạn báo Nhân dân điện tử, Lao động điện tử, Thanh niên điện tử,… ngoài ra còn nhiều tên gọi khác như: báo mạng, báo chí internet, báo trực tuyến, báo mạng điện tử,…
Theo Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, báo điện tử là một trong 5 loại của trang tin điện tử, gồm: Báo điện tử, Trang thông tin điện tử tổng hợp, Trang thông tin điện tử nội bộ, Trang thông tin điện tử cá nhân và Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành
Trang 22Ngoài thuật ngữ “online newpaper” được sử dụng rộng rãi trên trong các công trình nghiên cứu báo chí học, nhất là trong lĩnh vực truyền thông mới để chỉ các khái niệm cùng đặc tính như: online publishing (xuất bản trực tuyến), online media (phuơng tiện truyền thông trực tuyến), online journalist (nhà báo trực tuyến), online radio (phát thanh trực tuyến), online television (truyền hình trực tuyến)
Có nhiều cách hiểu và khái niệm khác nhau về báo điện tử:
Tác giả Trần Quang Huy định nghĩa: “Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí mới, có khả năng cung cấp thông tin sống động bằng chữ viết và
âm thanh chỉ trong vài phút đến vài giây, với số trang không hạn chế Báo điện tử là hình thức báo chí được khai sinh ra từ sự kết hợp những ưu thế của báo in, báo nói, báo hình, sử dụng yếu tố công nghệ cao như một nhân tố quyết định, quy trình sản xuất và truyền tải thông tin dựa trên nền tảng mạng Internet toàn cầu”[37, tr.12]
Tác giả Thang Đức Thắng định nghĩa: “Một tờ báo Internet là một tờ báo thực hiện các chức năng báo chí bằng phương tiện Internet” Nhưng cũng theo chính tác giả: “Gọi tên loại hình báo chí này một cách chính xác nhất là báo chí Internet nhưng trong tiếng Việt gọi vậy hơi dài nên chúng ta gọi là báo trực tuyến”.[55]
Các tác giả Nguyễn Sơn Minh, Bùi Tiến Dũng, Đỗ Anh Đức (2003) quan niệm: “Báo trực tuyến là loại hình phương tiện truyền thông đại chúng
sử dụng nền tảng Internet để thực hiện các chức năng báo chí”
Theo tác giả Nguyễn Thị Trường Giang (2010): “Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng Internet” [21,tr.25]
Ngoài ra cũng có quan niệm báo chí trực tuyến là loại hình báo chí phát hành trên mạng Internet, sử dụng công nghệ World Wide Web với ngôn ngữ HTML, dành cho công chúng sử dụng Internet
Như vậy, ở Việt Nam có ít nhất bốn khái niệm được dùng thông dụng là: báo điện tử, báo mạng điện tử, báo trực tuyến, báo Internet Việc phân tích
Trang 23và sử dụng các khái niệm này gắn với nhận thức và tư duy tổ chức, tư duy tác nghiệp loại hình báo chí này Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm
báo mạng điện tử như sau: Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được
xây dựng dưới hình thức của một trang web, phát hành trên mạng Internet, có
ưu thế trong chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao
Truyền thông
Hiện nay có rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về truyền thông, tùy theo từng lĩnh vực và góc độ nghiên cứu mà người ta đưa ra những định nghĩa về truyền thông khác nhau:
Trên thế giới, theo quan niệm của Martin P.Adelsm: "Truyền thông là quá trình liên tục, qua đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta Đó là một quá trình luôn thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình huống" Theo Frank Dance (1970): "Truyền thông là quá trình làm cho cái trước đây là độc quyền của một hoặc một vài người trở thành cái chung của hai hoặc nhiều người"
Tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn Truyền thông đại chúng đưa ra định nghĩa: “Truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau” [49, tr.8]
Trong cuốn Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản tác giả Nguyễn Văn Dững - Đỗ Thị Thu Hằng đưa ra khái niệm về truyền thông [12, tr.14]: Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, chia
sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội Với định nghĩa này, các tác giả muốn nhấn mạnh truyền thông là một quá trình liên tục chứ không phải một việc nhất thời trong khuôn khổ thời gian hạn hẹp, và kết quả của truyền thông không chỉ dừng lại ở “sự hiểu biết lẫn nhau” giữa các
Trang 24thực thể tham gia quá trình truyền thông mà còn tiến tới “sự thay đổi trong hành động và nhận thức” Sự thay đổi này phải phù hợp với nhu cầu phát triển của đối tượng, có nghĩa là nếu truyền thông không gắn với nhu cầu của công chúng thì sẽ không đạt hiệu quả
Theo PGS, TS Nguyễn Văn Dững, căn cứ vào các tiêu chí khác nhau,
có nhiều cách phân loại khác nhau cho truyền thông, nếu theo căn cứ vào kênh truyền tải thông điệp và phương thức tiến hành truyền thông, có truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp:
*Truyền thông trực tiếp: là hoạt động truyền thông trong đó có sự tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt giữa những người tham gia truyền thông (giữa chủ thể và nhóm đối tượng truyền thông) Truyền thông trực tiếp có thể là truyền thông 1 - 1 (2 người truyền thông trong bối cảnh gặp gỡ trực tiếp), truyền thông 1 - 1 nhóm (ví dụ: thầy giáo giảng bài trong một lớp học), truyền thông trong nhóm Một số loại hình truyền thông biểu diễn hay sân khấu với khán giả trực tiếp hoặc diễn thuyết trước đám đông cũng thuộc nhóm truyền thông trực tiếp [12, tr16]
*Truyền thông gián tiếp: là hoạt động truyền thông trong đó những chủ thể truyền thông không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng tiếp nhận mà thực hiện quá trình truyền thông nhờ sự hỗ trợ của người khác (mang tính chất trung gian) hoặc các phương tiện truyền thông khác, tức là dùng phương tiện
kỹ thuật (hoặc con người) làm lực lượng trung gian truyền dẫn thông điệp, ví
dụ như truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử và website
Qua quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn nhận thấy có rất nhiều định nghĩa về truyền thông Mỗi định nghĩa, quan niệm đều có những khía cạnh hợp lý riêng và có những nét tương đồng căn bản Theo đó, lý thuyết truyền thông thể hiện mối liên hệ giữa các dữ kiện truyền thông liên quan đến nhận thức, thái độ và hành vi của con người Giữa 3 yếu tố đó luôn có khoảng cách
Trang 25Truyền thông là quá trình tạo nên sự đồng nhất hoặc rút ngắn khoảng cách đó Bản chất của quá trình truyền thông là truyền đạt thông tin từ nơi này đến nơi khác Truyền thông thường được thực hiện thông qua lời nói, chữ viết nhưng cũng có thể thực hiện thông qua cử chỉ, điệu bộ hay hành vi để biểu thị thái độ hay cảm xúc Trên cơ sở đó, có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về
truyền thông như sau: Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, tư tưởng,
tình cảm…giữa hai hay nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tiến tới thay đổi nhận thức dẫn đến điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với lợi ích của các bên tham gia truyền thông
Văn hóa Phật giáo
Văn hóa Phật giáo là cụm từ thường được nhắc đến trong sinh hoạt tín ngưỡng hay các bài viết về văn hóa trên báo chí, tuy nhiên tới nay chưa có ai định nghĩa chuẩn xác khái niệm văn hóa Phật giáo là gì Trong luận văn này, tác giả tiếp cận văn hóa Phật giáo như một hệ thống các giá trị triết lý nhân văn tốt đẹp về cuộc sống con người và hệ thống các hiện vật, công trình liên quan đến Phật giáo mang tính thẩm mỹ được cộng đồng dân tộc thừa nhận
Từ việc phân tích khái niệm truyền thông, báo mạng điện tử và văn hóa
Phật giáo như trên, tác giả đưa ra khái niệm về truyền thông văn hóa Phật giáo trên báo mạng điện tử là quá trình sử dụng mọi phương tiện, công cụ trên nền tảng internet để truyền tải tin tức, thông điệp, nội dung, giá trị văn hóa Phật giáo trên các khía cạnh tinh thần và vật chất nhằm hướng tới việc lưu giữ và truyền bá các giá trị Phật giáo tốt đẹp đồng thời thông tin cải chính tới công chúng những suy nghĩ lệch lạc, sai lầm, ảnh hưởng tới văn hóa Phật giáo
Với khái niệm nêu trên có thể thấy chủ thể của việc truyền thông về văn hóa Phật giáo trên báo mạng điện tử hiện nay gồm có 3 chủ thể chính là Báo mạng điện tử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Đảng, Nhà nước ta Trong
đó mỗi chủ thể đóng một vai trò khác nhau, tác động vào truyền thông văn hóa Phật giáo theo những cách thức khác nhau Cụ thể:
Trang 26Với Báo mạng điện tử: Báo mạng điện tử tham gia truyền thông văn hóa Phật giáo với tư cách là cơ quan truyền thông, đóng vai trò trực tiếp biên tập, truyền tải mọi khía cạnh thông tin có liên quan tới văn hóa Phật giáo Trong đó mục đích chính của quá trình truyền thông này là đảm bảo vai trò của cơ quan báo chí trong việc thông tin mọi lĩnh vực tới công chúng, nhất là các thông tin định hướng dư luận xã hội lành mạnh [PVS] Trong đó văn hóa Phật giáo luôn chứa đựng những giá trị tốt đẹp cần được truyền thông Đồng thời xuất phát tù thực tiễn, một bộ phận nhỏ công chúng có những suy nghĩ và hành động chưa phù hợp với chuẩn mực văn hóa Phật giáo nên báo mạng điện
tử phải phát huy vai trò của cơ quan báo chí để tham gia truyền thông nhằm điều chỉnh những vấn đề này Khi tham gia truyền thông về văn hóa theo góc
độ này, báo mạng điện tử cần chủ động tìm kiếm các vấn đề nóng bỏng, thời
sự bên cạnh các chủ đề văn hóa Phật giáo truyền thống để kịp thời uốn nắn những biểu hiện sai trái, đi ngược lại văn hóa Phật giáo
Với Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Có thể thấy đây là chủ thể chính, đóng vai trò quan trọng nhất trong truyền thông văn hóa Phật giáo Bởi lẽ hoạt động truyền thông này nhằm mục đích là phổ biến những giá trị văn hóa tốt đẹp của Phật giáo tới công chúng nên chính giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như các tổ chức giáo hội các cấp là nơi lưu giữ và hiểu biết tận tường về các vấn đề liên quan tới văn hóa Phật giáo Do vậy Giáo hội Phật giáo Việt Nam phải kiểm soát được toàn bộ quá trình truyền thông văn hóa Phật giáo để chủ động cung cấp thông tin cũng như uốn nắn những trường hợp thông tin sai lệch, không chính xác hoặc không đầy đủ, tránh sự hiểu nhầm trong công chúng
Với Đảng, Nhà nước ta: Đây là chủ thể cũng có sự tác động hết sức quan trọng tới truyền thông văn hóa Phật giáo Như các tôn giáo khác hiện nay, Phật giáo luôn được Đảng và Nhà nước ta trân trọng với các giá trị tốt đẹp hướng thiện của mình tới quần chúng nhân dân Tuy nhiên trong thực tiễn vẫn còn nhiều hiện tượng mê tín dị đoan hoặc lợi dụng văn hóa Phật giáo để
Trang 27gây chia rẽ nội bộ hoặc rối loạn tình hình trong nước Do vậy Đảng, Nhà nước
ta với vai trò lãnh đạo quản lý đất nước phải thường xuyên có những chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật tác động điều chỉnh văn hóa Phật giáo, hướng văn hóa Phật giáo từ lý thuyết tới thực tiễn được đảm bảo chân thiện mỹ, phù hợp với các chuẩn mực xã hội Và để làm tốt điều này thì truyền thông về văn hóa Phật giáo trên báo mạng điện tử là một trong những
kênh tác động hiệu quả nhất với những ưu thế nổi trội của mình
Với những phân tích nêu trên có thể thấy truyền thông văn hóa Phật giáo trên báo mạng điện tử là sự kết hợp của cả 3 chủ thể là cơ quan báo mạng điện tử, giáo hội Phật giáo Việt Nam và Đảng, Nhà nước ta Để làm tốt quá trình truyền thông đòi hỏi sự kết hợp này phải diễn ra chủ động, cởi mở và thường xuyên
1.2.2 Cơ sở chính trị, pháp lý truyền thông văn hóa Phật giáo trên báo mạng điện tử
1.2.2.1 Cơ sở chính trị
Chúng ta đều biết, tôn giáo nói chung và Phật giáo, văn hóa Phật giáo nói riêng là một thực thể xã hội, luôn hướng thiện và thậm chí có thể đồng hành với dân tộc và chủ nghĩa xã hội Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định: Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo Chăm
lo phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống của đồng bào Đồng bào theo đạo và chức sắc tôn giáo có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm công dân đối với
Tổ quốc, sống “tốt đời đẹp đạo”, phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa và đạo đức của tôn giáo Từng bước hoàn thiện luật pháp về tín ngưỡng tôn giáo Nghiêm cấm lợi dụng vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp
Trang 28luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ các dân tộc, xâm phạm an
ninh quốc gia [17, tr.128]
Trong Văn kiện Đại hội X, Đảng ta chỉ ra rằng, chúng ta thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật Văn kiện Đại hội XI khẳng định: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”[18] Sự khác biệt giữa từ “công dân” trong Văn kiện Đại hội X và từ “nhân dân” trong Văn kiện Đại hội XI cho thấy sự thay đổi lớn trong nhận thức của Đảng về nội hàm của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo Chính vì vậy, sau Đại hội XI, trong các văn kiện quan trọng của Đảng, Nhà nước đã nhất quán diễn đạt từ “nhân dân” là chủ thể sở hữu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chứ không phải là công dân.[19]
Trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng, mặc dù không thấy nhắc đến cụm từ “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo” hay cụm từ “tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người”, nhưng trong Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 khẳng định: “Tự do tín ngưỡng, tôn giáo được bảo đảm”[20] Tiếp theo, trong phần Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Thực hiện tốt các chính sách về dân tộc, tôn giáo và bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo”[20] Điều đó khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng ta về tôn trọng và bảo đảm quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo vốn được xác lập ngay từ ngày thành lập
Do đó, vấn đề đặt ra, cần nâng cao nhận thức về khả năng thích ứng, hội nhập và tham gia tích cực vào xã hội, đóng góp vào xây dựng đất nước
Trang 29của tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng Khẳng định sự tồn tại của tôn giáo ở nước ta và nhiệm vụ về công tác tôn giáo, Nghị quyết số 24 của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương, ngày 16/10/1990 xác định “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một
bộ phận nhân dân Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới” [41, tr.32] Quan điểm có tính nguyên tắc trên nhằm định hướng và làm cơ sở cho nhận thức mới trong công tác tôn giáo thời gian tiếp theo Đồng thời, Quan điểm này cũng chứng tỏ Đảng ta luôn luôn tôn trọng và đảm bảo quy luật vận động khách quan của tôn giáo
Do vậy, những quan điểm trên của Đảng cho thấy tôn giáo nói chung, Phạt giáo và văn hóa Phật giáo là nhu cầu tất yếu của nhân dân và cần được tôn trọng Đảng với vai trò lãnh đạo của mình luôn đảm bảo sự tôn trọng đó ở mức độ tối đa và khuyến khích các giá trị tôn giáo tốt đẹp được lan tỏa rộng rãi trong nhân dân Và theo như Nghị quyết số 24/NQ-BCT ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ “Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng” thì báo mạng điện tử được xem là một trong những kênh vận động hết sức hiệu quả Đây là cơ sở chính trị quan trọng để hoạt động truyền thông văn hóa phật giáo trên báo mạng điện tủ được diễn ra trong bối cảnh hiện nay Nhưng đó cũng đồng thời là chuẩn mực của hoạt động truyền thông Theo đó việc truyền thông luôn phải trong khuôn khổ nhất định, hướng tới các giá trị tốt đẹp, phục vụ đắc lực sự nghiệp lãnh đạo của Đảng
1.2.2.2 Cơ sở pháp lý
Như những phân tích ở trên, việc truyền thông văn hóa Phật giáo cũng bao gồm cả hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Do vậy những chính sách của Đảng, Nhà nước quy định sự ra đời của Giáo hội cũng là cơ sở pháp
lý quan trọng của hoạt động truyền thông này
Trước Cách mạng tháng Tám, hầu hết các làng xã trong cả nước đều theo “đa giáo đồng môn” Mỗi làng xã đều có đình thờ Thành hoàng, chùa thờ Phật, nghè thờ thần, những người có công với địa phương Một số nơi có văn
Trang 30chỉ thờ Khổng Tử và các miếu mạo thờ các linh vật…Riêng các chùa thì đa số không có sư trụ trì mà làng cử ra ông Từ để quản lý Một số chùa có sư trụ trì thì đều có sự cai quản của chức sắc địa phương, mỗi nơi quản lý một kiểu
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, hầu hết các đền, chùa, nghè, miếu, văn chỉ đều bị phá dỡ, một số chùa có sư ở, một số nơi chính quyền cho tăng, ni hoàn tục về địa phương sinh sống Hiện tượng trên nguyên nhân khách quan là do toàn dân tập trung vào cuộc kháng chiến chống Pháp; nguyên nhân chủ quan là do trình độ hiểu biết của cán bộ, chính quyền các cấp còn hạn chế, coi đền, chùa, nghè, miếu là của chế độ Phong kiến Sau năm 1954, Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Thiền sư Thích Trí Độ được Trung ương điều ra Hà Nội làm Trưởng ban vận động thành lập Giáo hội Phật giáo thống nhất Việt Nam Sau ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, tháng 11 năm 1981 tại thủ đô Hà Nội, Đại hội toàn quốc hợp nhất 9 tổ chức và hệ phái Giáo hội Phật giáo trong cả nước thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Từ khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 22 của Chính phủ đến nay, Phật giáo cả nước đã có nhiều khởi sắc Điều 3, khoản 5 của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đã xác định: “Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo”[61, tr 2] Do vậy việc sử dụng báo mạng điện tử để truyền thông văn hóa Phật giáo cũng là một trong những hoạt động đã được Nhà nước ghi nhận trong tổng thể các hoạt động tôn giáo nhằm mục đích truyền bá và quản lý tôn giáo
Bước vào thời kỳ đổi mới ở nước ta, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo không những là cần thiết mà còn cần phải tăng cường Yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo xuất phát từ những lý do sau:
+ Thứ nhất, tôn giáo có ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống xã hội, tham gia thực hiện nhiều chức năng đối với xã hội vừa mang những ưu điểm vừa có những hạn chế tiêu cực Để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
Trang 31phát huy những mặt tích, hạn chế những tiêu cực, Nhà nước cần phải quản lý hoạt động tôn giáo, đảm bảo cho các hoạt động tôn giáo diễn ra vừa phù hợp với pháp luật, vừa phù hợp với sự phát triển chung của xã hội
+ Thứ hai, không quản lý nhà nước về tôn giáo sẽ dẫn đến các tôn giáo hoạt động vô chính phủ, chèn ép, công kích lẫn nhau Xã hội sẽ không phát triển lành mạnh vì sự sa đà, tốn kém, về sự hiếu chiến hoặc yếu thế của một
số tôn giáo, sự lợi dụng tôn giáo để phá hoại đoàn kết dân tộc, an ninh quốc gia, trật tự xã hội do đó, quản lý nhà nước về tôn giáo là yêu cầu khách quan của mọi quốc gia
+ Thứ ba, cải cách hành chính nhà nước nói chung và quản lý hành chính nhà nước về hoạt động tôn giáo nói riêng đặt ra nhiều vấn đề về hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động tôn giáo Hệ thống pháp luật quy định
về trình tự, thủ tục hành chính và về bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo
+ Thứ tư, quá trình hội nhập, mở cửa, bên cạnh những thành quả tích cực, cũng có không ít những hạn chế, tiêu cực Tăng cường quản lý nhà nước, tăng cường cảnh giác để góp phần đấu tranh có hiệu quả với những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để chống lại công cuộc đổi mới đất nước của nhân dân ta Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo không đồng nhất với việc hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân Thông qua tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, hoạt động tôn giáo chính đáng, hợp pháp được Nhà nước bảo hộ; hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh
Đến nay, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến tôn giáo và hoạt động tôn giáo như: Nghị quyết 24- NQ/TW của Bộ chính trị, ngày 16/10/1990, về "Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới"; Chỉ thị 37-CT/TW ngày 02/7/1998 của Bộ chính trị về "Công tác tôn giáo trong tình hình mới "; Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương
Trang 32Đảng khoá IX "Về công tác tôn giáo"; Thông báo số 165-TB/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) ngày 04/9/1998 về "Chủ trương công tác đối với Phật giáo Hoà Hảo trong tình hình mới" và Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo của Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội (khoá XI) 18/6/2004; Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (thay thế Nghị định số 22/NĐ-CP); Chỉ thị số 1940/CT-TTg, ngày 31/12/2008, của Thủ tướng Chính phủ về nhà đất liên quan đến tôn giáo; Và như chúng ta đã biết, đến Hiến pháp năm 2013, quyền “tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo” được xem là quyền của mọi người Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được nhìn nhận là quyền tự nhiên của con người - tức đã là con người, ai cũng được thụ hưởng, đó là quyền bẩm sinh của con người, con người sinh ra đã có quyền đó
Pháp luật về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này ngày càng được củng cố, hoàn thiện, góp phần quan trọng bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc và đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia
Toàn bộ những nội dung này là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động truyền thông về văn hóa Phật giáo trên báo mạng điện tử hiện nay Qua đó các chủ thể truyền thông ý thức được những phạm vi cho phép cũng như những yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình truyền thông văn hóa Phật giáo hiện nay
1.2.3 Nội dung và hình thức báo mạng điện tử truyền thông về văn hóa Phật giáo
1.2.3.1 Nội dung truyền thông văn hóa Phật giáo trên báo mạng điện tử
Với khái niệm văn hóa Phật giáo tác giả nêu trên thì có thể hiểu bản chất của văn hóa Phật giáo là các giá trị tốt đẹp cả về vật chất và tinh thần cần được lưu giữ, truyền bá tới đông đảo quần chúng nhân dân Tuy nhiên để
Trang 33những giá trị này được thực hiện đúng đắn, mang lại hiệu quả trong thực tiễn thì vấn đề truyền thông văn hóa Phật giáo trên báo mạng điện tử phải đảm bảo mục đích của tất cả các chủ thể tham gia quá trình truyền thông này bao gồm báo mạng điện tử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Đảng, Nhà nước ta Theo
đó, nội dung truyền thông văn hóa Phật giáo trên báo mạng điện tử cần phải bao quát các khía cạnh chủ yếu sau:
Một là các chủ trương, chính sách của Đảng về tôn giáo nói chung,
Phật giáo và văn hóa Phật giáo nói riêng Các chủ trương, chính sách này như
đã trình bày ở phần 1.3 phản ánh qua các văn kiện, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho thấy sự phong phú, đa dạng nhưng mục đích chính vẫn nhằm điều chỉnh nhận thức và hành vi của công chúng, giúp văn hóa Phật giáo đi đúng hướng, thực sự là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội Để làm tốt nội dung này, báo mạng điện tử phải bám sát các quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan tới công tác tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng Đồng thời sâu sát tới từng cấp
cơ sở để nắm rõ những chủ trương của cơ quan quản lý nhà nước về Phật giáo, văn hóa Phật giáo ở địa phương, đặc biệt là các địa bàn trọng điểm về Phật giáo Từ đó kịp thời tuyên truyền, động viên nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước trong lĩnh vực này Như gần đây tại Hội thảo: “Văn hóa Phật giáo Việt Nam - Thống nhất trong đa dạng” do Ban Văn hóa - Ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức mới đây tại Hà Nội, Ts Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ đã nêu ra 3 vấn đề đáng được quan tâm, bức thiết cần báo chí truyền thông đó là về pháp phục; kiến trúc và ngôn ngữ của Phật giáo Việt Nam hiện nay, nội dung chỉ rõ:
Pháp phục: nếu chỉ ở trong nước không mấy người để ý về pháp phục của tu sĩ xuất gia Phật giáo (Bắc tông), nhưng vì sự giao lưu ngày càng rộng với Phật giáo quốc tế, khi đi ra nước ngoài, pháp phục Phật giáo Việt Nam dễ
Trang 34nhầm với pháp phục Phật giáo Trung Quốc Một số vị xuất gia hiện nay, đã mặc y áo, đi giày vải giống các vị sư Đài Loan, Trung Quốc, càng làm cho vẻ
bề ngoài sư Việt Nam giống sư Trung Quốc hơn Đành rằng Phật giáo không chấp về hình tướng nhưng hình thức cũng phản ảnh một phần nội dung
Kiến trúc: ngày xưa, do điều kiện phương tiện có hạn chế, chùa Việt thường được xây dựng trong bố cục không gian vừa phải phù hợp với không gian làng quê Kiến trúc, tượng pháp, đồ tế khí, câu đối tùy thời, vừa kế thừa, vừa phát triển đã tạo nên những nét đặc trưng riêng khá điển hình như kiến trúc ở thời Lý, thời Trần, thời Lê, thời Nguyễn, Ngày nay, trong điều kiện kinh tế phát triển, việc xây dựng chùa được quan tâm của nhiều người nhưng chùa được xây dựng theo cách riêng của mỗi nơi không có mẫu riêng của kiến trúc, tượng pháp cũng ít theo khuôn mẫu cụ thể Sự đa dạng đang phong phú nhưng phong phú theo tính tự phát, không định hướng sẽ dẫn tới việc không tạo nên văn hóa Phật giáo đặc trưng Việt trong kiến trúc của một giai đoạn lịch sử Một số chùa làm theo lối kiến trúc chùa nước ngoài như ở chùa Tây Thiên (Vĩnh Phúc), chùa Bái Đính (Ninh Bình); tượng pháp nhiều chùa cũng thỉnh từ nước ngoài hoặc làm theo nguyên mẫu tượng ở nước ngoài , nhiều chùa xây mới nhưng không viết tên chùa bằng tiếng Việt,
“Cái đẹp” đó đang làm cho chuẩn mực kiến trúc, điêu khắc, hội nhập Phật giáo Việt hiện nay đi theo hướng hòa nhập với văn hóa ngoại lai
Ngôn ngữ: kinh điển giáo lý Phật giáo đã được Việt hóa khá nhiều nhưng hiện tại còn không ít vấn đề trong ngôn ngữ Phật giáo hiện nay Phần nhiều kinh sách chữ Việt nhưng âm Hán, làm cho số đông người đọc, người
tu ít hiểu, vì chưa được chuyển nghĩa cho dễ hiểu, hiểu đúng Một số chùa xây mới nhưng sử dụng câu đối chữ Hán cho ra vẻ cổ kính Văn sớ lại được viết bằng chữa Hán cho linh nghiệm, Đành rằng, hội nhập là cơ hội tốt để học và vận dụng cái hay của quốc tế Tuy nhiên, một số việc làm đã nêu do chưa hiểu tác hại, vô tình cổ súy cho hội nhập văn hóa, cái mà hàng ngàn năm trước cha
Trang 35ông ta đã biết để tránh xa sự đồng hóa thì nay một số người lại xiển dương xem đó như là một sự “hiểu biết” Nhiều học giả, nhà nghiên cứu, nhà tu hành cũng thấy đây là vấn đề cần phải khắc phục để văn hóa Phật giáo đúng với giá trị hàng nghìn năm qua của dân tộc Tuy nhiên, những tồn tại ấy cần có thời gian, sự quan tâm vào cuộc của các cấp, ngành, đặc biệt là các cơ quan thông tấn báo chí
Hai là các sự kiện văn hóa Phật giáo Phật giáo cũng như các tổ chức
khác trong xã hội, thường xuyên tổ chức các sự kiện để kỷ niệm các hoạt động, ngày lễ hoặc lan tỏa giá trị tới đông đảo quần chúng nhân dân Với 17 nghìn cơ sở tôn giáo của tổ chức Giáo hội phật giáo Việt Nam trải dài từ Trung ương tới các cấp cơ sở thì các sự kiện văn hóa được tổ chức với mật độ rất dày Tuy nhiên trong truyền thông trên báo mạng điện tử phải có sự chắt lọc và thông tin đầy đủ các sự kiện lớn, được đông đảo quần chúng hoặc tín
đồ quan tâm
Ba là các giá trị văn hóa Phật giáo Giá trị là một phạm trù dùng để chỉ
sự đánh giá những thành quả lao động sáng tạo vật chất và tinh thần của con người Bản chất và ý nghĩa bao quát của giá trị là tính nhân văn, nó có tác dụng định hướng, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động xã hội nhằm vươn tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội Do vậy giá trị văn hóa Phật giáo là toàn bộ những phần tích cực của đạo Phật cả trên phương diện vật chất và tinh thần Trong truyền thông văn hóa Phật giáo thì đây là nội dung trọng tâm mà báo mạng điện tử cần lưu ý
Bốn là truyền thông bài trừ mê tín dị đoan ảnh hưởng tới văn hóa Phật
giáo Trong xã hội hiện nay, các hiện tượng mê tín dị đoan xuất hiện thường xuyên và phổ biến, do nhiều nguyên nhân khác nhau Trong đó có cả chủ ý và không chủ ý Các hiện tượng xuất phát từ việc chủ ý tức là lợi dụng Phật giáo
để biến tướng làm suy đồi văn hóa, truyền thống, những giá trị tốt đẹp của dân tộc Các hiện tượng xuất phát từ việc không chủ ý tức là việc mê tín dị đoan
Trang 36do hiểu không đúng bản chất của đạo Phật Cả hai hiện tượng này đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới văn hóa Phật giáo Do vậy công tác truyền thông trên báo mạng điện tử phải bám sát đời sống thực tiễn để phát hiện và
có lời lẽ phản bác, uốn nắn những lệch lạc đó
Với những nội dung nêu trên, trong truyền thông văn hóa Phật giáo trên báo mạng điện tử cần sâu sát từng vấn đề, không chỉ nêu lên sự kiện đơn thuần mà cần tập trung luận giải chi tiết, lô gic, khoa học, phát huy tối đa vai trò của báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng trong truyền thông vấn đề này
1.2.3.2 Hình thức truyền thông văn hóa Phật giáo trên báo mạng điện tử
Văn hóa Phật giáo ở nước ta là bức tranh muôn màu muôn vẻ, nó hiển hiển ở mọi khuôn dạng khác nhau từ âm thanh, hình ảnh tới câu chữ và sâu sa hơn là ý niệm Do vậy các hình thức truyền thông văn hóa Phật Giáo trên báo mạng điện tử cũng phải sinh động và đa dạng, phù hợp với bản chất, đặc thù của văn hóa Phật Giáo ở nước ta
Với các ưu thế nổi trội của mình báo mạng điện tử có thể có các hình thức thế hiện để truyền thông văn hóa Phật Giáo có thể biểu hiện dưới các dạng như: Tranh ảnh, đồ họa, tin, bài viết, chuyên đề, điều tra, Phóng sự, tọa đàm trực tuyến, Giao lưu, Cuộc thi tìm hiểu….Cụ thể một số hình thức chính như:
Tin: Tin không phản ánh sự kiện một cách đầy đủ theo tiến trình, diễn
biến mà chỉ thông báo về sự hiện một cách kịp thời ở những thời điểm tiêu biểu – nơi sự kiện bộc lộ bản chất của nó rõ nhất như từng lễ hội Phật giáo ở từng địa phương Tin phản ánh sự kiện giống như những “lát cắt” ở những thời điểm đỉnh cao – nơi sự kiện bộc lộ bản chất của nó rõ nhất Tin có thể sử dụng để thông tin theo vệt chủ đề, sự việc: Cách thức thông tin này cung cấp dần cá thông tin vấn đề, sự việc, giải quyết dần dần vấn đề, sự việc đó qua từng bài đăng Thông tin đăng tải thường xuyên, liên tục có vấn đề để tạo sự quan tâm của công chúng, giúp họ chủ động hơn trong việc tiếp cận thông tin
Trang 37Tin dùng để thông tin nội dung các văn bản của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương: Được sử dụng để truyền tải kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hóa Phật giáo, việc thông tin này thường có tin, bài hoặc phỏng vấn lãnh đạo cơ quan chức năng để làm rõ hơn vấn đề đăng tải Thông tin khi đăng tải được phóng viên, biên tập viên có thể tóm tắt, làm mềm đi nội dung của những văn bản, khiến người đọc dễ cảm nhận hơn, mà vẫn tóm lược được nội dung chính mà văn bản gốc muốn truyền đạt
Tường thuật là hình thức đưa thông tin tối đa Đó là thuật lại chi tiết
một chuỗi sự việc diễn ra theo trình tự thời gian hoặc có quan hệ lô-gích với nhau để chuyển tải cho công chúng điều mà người tường thuật biết được về
sự kiện một cách sáng sủa nhất Hình thức này có thể dùng trong các bài về sự kiện văn hóa Phật giáo
Phóng sự là hình thức thông tin tối ưu Đó là một bài Tường thuật
được bổ sung thêm qua việc miêu tả những sự việc được thuật lại Sự miêu
tả này góp vào bài tường thuật tất cả những gì là đặc điểm của hiện thực: sắc
màu, âm thanh, cảm xúc, lời chứng, cảnh sinh, cảnh tử, v.v Phóng sự như phơi bày hiện thực ra trước mắt Việc dùng đến các trạng từ, tính từ, miêu tả những gì tận mục sở thị tạo nên một khung cảnh hiện thực sống động Ví dụ khi truyền thông về văn hóa Phật giáo qua lối sống đẹp của một nhà sư có thể
dùng phóng sự thể làm rõ khung cảnh cuộc sống cũng như toàn bộ hoạt động đời thường của vị sư ấy
Điều tra là hình thức thông tin theo kiểu phân tích Điều tra giúp hiểu
rõ sự việc Đó là một tiến trình bóc tách các yếu tố cấu thành các sự kiện Nhà báo điều tra tập hợp tất cả dữ liệu đã có, sau đó tìm hiểu để giải thích vấn đề
Ví dụ như điều tra về những hành vi mê tín dị đoan, gây ảnh hưởng tới văn hóa Phật giáo Công việc phân tích này đòi hỏi nhà báo phải nắm vững chủ đề cần xử lí, có đầy đủ tư liệu phù hợp, có các nguồn tin đáng tin cậy, có bằng chứng cụ thể, và phải nghĩ thật chín Có thể xảy ra trường hợp việc điều tra
Trang 38phân tích không làm sáng tỏ được một số sự việc do tài liệu không lộ ra, bị che giấu hoặc bị gây nhiễu Nhà báo khi đó phải tiến hành tìm kiếm rộng hơn ngoài những tài liệu anh ta biết Đó chính là điều tra nghiên cứu, hình thức thông tin sâu nhất
Phỏng vấn là một cách thức phân tích thay thế Khi nhà báo không thể
tự mình đưa ra những lí giải mà công chúng chờ đợi ở anh ta, anh ta xin ý
kiến của một chuyên gia nắm sâu hơn về vấn đề quan tâm Cuộc phỏng vấn được đăng dưới dạng câu hỏi-trả lời là hình thức sáng sủa nhất Ví dụ phỏng vấn lãnh đạo Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam để tìm hiểu về kế hoạch tổ chức ngày lễ sắp tới
Để nâng cao hiệu quả truyền thông văn hóa Phật Giáo thì đội ngũ làm báo mạng điện tử nên kết hợp nhuần nhuyễn các hình thức trên sao cho phù hợp với tính chất và nội dung của văn hóa Phật Giáo cần truyền tải sao cho thu hút công chúng và đạt giá trị truyên thông cao nhất
1.2.4 Những yêu cầu đối với báo mạng điện tử khi truyền thông về văn hóa Phật giáo
Một khi văn hóa Phật giáo đã được truyền thông trên báo mạng điện tử thì nó cũng được coi là một sản phẩm báo chí, do vậy phải đáp ứng toàn bộ yêu cầu, tiêu chí của sản phẩm báo chí Yêu cầu về truyền thông văn hóa Phật giáo trên báo mạng điện tử được xem xét trên phương diện nội dung thông tin, hình thức thể hiện tác phẩm, đồng thời, dựa trên những nhu cầu của công chúng trang báo cũng như yêu cầu của trang báo Cụ thể là các tiêu chí sau:
Về nội dung thông tin
- Thông tin chính xác, khách quan
Đây là yếu tố bắt buộc đối với mỗi cơ quan thông tin truyền thông Đối báo mạng điện tử thì thông tin càng bắt buộc phải chính xác, khách quan Bởi
nó vừa là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền, vừa là nơi cung
Trang 39cấp thông tin chính thống cho nhân dân Thông tin chính xác, khách quan mới tạo nên độ tin cậy cho công chúng Đồng thời phản ánh phải đúng và trúng bản chất vấn đề, sự kiện, hiện tượng, xuất phát từ lợi ích của Đảng, nhà nước, quyền lợi của nhân dân, giúp công chúng hiểu được bản chất của sự việc
Thêm vào đó, văn hóa Phật giáo là lĩnh vực rất nhạy cảm cộng thêm tính chất lây lan nhanh chóng và rộng khắp của báo mạng điện tử thì việc đưa tin không chính xác, sai sự thật thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh tế- chính trị Do vậy với những nội dung liên quan đến mảng thông tin về văn hóa Phật giáo đời hỏi trước khi đăng tải trên báo mạng điẹn tử phải có quy trình kiểm duyệt nghiêm ngặt và chính xác, toàn diện
- Thông tin phong phú, đa dạng
Báo mạng điện tử phải hướng đến nhiều đối tượng công chúng khác nhau, từ người già đến thanh thiếu niên, từ cán bộ công chức đến người công nhân, nông dân Tin bài của trang báo như một bức tổng thể, đề cập nhiều lĩnh vực khác nhau từ chính trị, kinh tế đến văn hoá, xã hội, an ninh quốc
phòng Thông tin của đài là các sự kiện, vấn đề đã và đang diễn ra trong đời sống xã hội gắn liền trực tiếp với người dân… Trong thực tế, nhu cầu, sở thích và tâm lý tiếp nhận của công chúng quy định tính đa dạng, phong phú của thông tin báo chí Để đạt chất lượng cao, thông tin báo mạng luôn cần phong phú, đa dạng, thiết thực, đáp ứng tốt nhu cầu, tâm lý tiếp nhận của
- Thông tin nhanh chóng, kịp thời, dễ hiểu, dễ làm theo
Đây là yêu cầu hàng đầu của thông tin báo mạng điện tử, là tiêu chí thu hút sự quan tâm của độc giả Đối với thông tin trên báo mạng thì thông
Trang 40tin nhanh chóng, kịp thời rất quan trọng Văn hóa Phật Giáo cũng như các lĩnh vực khác, với những sự kiện, hiện tượng nảy sinh được dư luận xã hội quan tâm nếu công tác truyền thông không kịp thời thì sẽ làm mất tính thời
sự bởi sự bùng nổ thông tin nhanh chóng của các phương tiện thông tin đại chúng Đặc biệt, nếu thông tin dư luận sai mà báo mạng điện tử không kịp thời cải chính thì ảnh hưởng về văn hóa là vô cùng to lớn
Thông tin có tính định hướng
Báo mạng điện tử trước hết là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền Do đó, các báo phải thông tin về các văn bản chỉ đạo, điều hành hoạt động thường xuyên của địa phương; nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động, thông báo và các văn bản khác liên quan đến văn hóa Phật Giáo Qua
đó, giúp nâng cao nhận thức, định hướng nhân dân ủng hộ, đồng thuận triển khai thực hiện chủ trương, chính sách vào cuộc sống thực tiễn
Bên cạnh đó, trong nhiều sự kiện, báo mạng cần là trang chính thống, công khai thông tin nhân dân đang muốn tìm hiểu, nắm bắt, tránh những đồn thổi vô căn cứ Một thông tin sai về văn hóa có thể để hại những hệ lụy khó lường Do vậy, thông tin báo mạng cung cấp, chuyển tải đến nhân dân phải có tính định hướng dư luận xã hội Khi thông tin, phân tích, bình luận về một vấn
đề phải xuất phát từ lợi ích của Đảng, nhà nước, của nhân dân, đưa ra những nhận xét cho mình: đâu là tốt, đâu là xấu, việc gì nên hay không nên…
Hình thức thể hiện
Văn hóa Phật giáo ở nước ta là bức tranh muôn màu muôn vẻ, nó hiển hiển ở mọi khuôn dạng khác nhau từ âm thanh, hình ảnh tới câu chữ và sâu sa hơn là ý niệm Do vậy các hình thức truyền thông văn hóa Phật Giáo cũng phải sinh động và đa dạng, phù hợp với bản chất, đặc thù của văn hóa Phật Giáo ở nước ta
Với các ưu thế nổi trội của mình báo mạng điện tử có thể có các hình thức thế hiện để truyền thông văn hóa Phật Giáo có thể biểu hiện dưới các