NHỮNG CƠ SỞ CHUNG VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP VIỆT
Nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp sau trận khủng hoảng
1.1.1 Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới xuất phát từ khủng hoảng thị trường nhà đất của nước Mỹ đã lan rộng ra toàn thế giới vào năm 2008 Sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa trong những thập niên qua đã khiến cho tác động của cuộc khủng hoảng lan nhanh ra nhiều nước trên thế giới từ những quốc gia giàu nhất đến những nước kém phát triển Cuộc khủng hoảng lần này gây thiệt hại cho cả các nước phát triển và đang phát triển Dưới tác động của khủng hoảng tài chính, các hoạt động thương mại, đầu tư, tiêu dùng của mỗi quốc gia đều sụt giảm mạnh, nguy cơ suy thoái kinh tế đang đe dọa, thậm chí, nhiều nước đang lâm vào tình trạng phá sản cấp quốc gia.
Các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam cũng không nằm ngoài khủng hoảng Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp, các tập đoàn Nó tác động tới các doanh nghiệp Việt Nam trên các phương diện về vốn, lao động, thị trường kinh doanh…Ngoài ra, trong giai đoạn này Việt Nam còn chịu tác động của lạm phát (trên 20%/năm) dẫn đến Việt Nam vừa phải kiềm chế lạm phát vừa phải chống đỡ để thoát khỏi khủng hoảng.
Nó tác động đến 2 vấn đề chính: Tác động đến kim ngạch và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu, tác động đến các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu và các thị trường nhập khẩu của Việt Nam.
- Về tác động đến kim ngạch và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu: kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam đều giảm, đó là do tác động của cuộc khủng hoảng đã làm cho giá của một số mặt hàng nhập khẩu giảm và lượng nhập khẩu giảm.
- Tác động đến các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu và các thị trường nhập khẩu của Việt Nam:
+ Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu đã có sự thay đổi: máy móc thiết bị chiếm 29,4% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá 6 tháng (cùng kỳ năm 2008 là 25,2$); hàng tiêu dùng chiếm 9,6% (cùng kỳ năm trước là 6,2%).
+ Về thị trường, năm 2008 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam làASEAN với giá trị nhập khẩu là 19,5 tỷ$, chiếm 24,3% tổng kim ngạch nhập khẩu, tiếp đến là Trung Quốc chiếm 19,2% kim ngạch nhập khẩu, Đài Loan 10,4%, Nhật Bản 10.3% kim ngạch nhập khẩu, EU chiếm 6% kim ngạch nhập khẩu Sáu tháng đầu năm 2009 kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng đều suy giảm, điều đó đã làm cho kim ngạch nhập khẩu trên các thị trường đều suy giảm, và đã làm thay đổi cơ cấu thị trường nhập khẩu của Việt Nam.
1.1.2 Yêu cầu nhập khẩu hàng hóa sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, đồng thời phát triển sản xuất nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ các ngành hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển công nghiệp hỗ trợ, kiểm soát chặt việc nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu trong dài hạn.
- Đáp ứng yêu cầu nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị và công nghệ cao phù hợp với nguồn lực, trình độ sản xuất trong nước và tiết kiệm năng lượng, vật tư; định hướng nhập khẩu ổn định cho các ngành sản xuất sử dụng các nguyên, nhiên, vật liệu mà khai thác, sản xuất trong nước kém hiệu quả hoặc có tác động xấu đến môi trường.
- Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, cải thiện thâm hụt thương mại với các thị trường Việt Nam nhập siêu.
Nhằm đạt được những mục tiêu nói trên, Chính phủ cũng đã vạch ra các giải pháp chủ yếu để thực hiện gồm:
- Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế: gồm Phát triển sản xuất công nghiệp và phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu;
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao nhận kho vận và đẩy nhanh xã hội hoá hoạt động dịch vụ logistics;
- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực;
- Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của hiệp hội ngành hàng.
1.1.3 Cơ hội và thách thức của nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam.
Sau khủng hoảng cơ hội đến với các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng hơn
4 với các doanh nghiệp lớn Vì doanh nghiệp lớn, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước có bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nhiều nấc Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thị trường, thay đổi ngành nghề kinh doanh, đổi mới thiết bị công nghệ cũng dêc dàng hơn, quản trị doanh nghiệp cũng không quá phức tạp.
Khủng hoảng sẽ khiến cho nhiều doanh nghiệp, công ty nước ngoài phá sản vì vậy đây là cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội để đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Trong giai đoạn khủng hoảng, giá máy móc, thiết bị, công nghệ của thế giớ trở nên rẻ hơn Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội của khủng hoảng để thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao từ nước ngoài, nhất là các Việt kiều Việt để phục vụ cho quá trình tái cấu trúc Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, giữ và thu hút lao động chất xám, đặc biệt là lao động quản lý, lao động kỹ thuật.
Khủng hoảng khiến cho nền kinh tế trở nên tồi tệ hơn với các nước, đối với các doanh nghiệp thì việc kinh doanh sẽ khó khăn hơn Vì Nhà nước sẽ xiết chặt tiền tệ, lãi suất ngân hàng tăng cao để thu hút tiền gửi, khi đó các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn để đầu tư. Đáng nói hơn cả, tại thời điểm này thì nỗi lo lớn nhất chính là hàng giá rẻ, hàng nhập lậu từ nước ngoài tràn vào Cho dù có lợi thế về giá nhân công thì các mặt hàng tiêu dùng như đồ điện tử, đồ điện gia dụng, quần áo, mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em sản xuất tại Việt Nam không thể cạnh tranh nổi ngay trên sân nhà Bộ tiêu chuẩn đối với hàng nhập khẩu như một hàng rào kỹ thuật mà quốc gia nào cũng sử dụng để ngăn chặn hàng nước ngoài, "bảo hộ" sản xuất trong nước lại thiếu trầm trọng
1.2.Đặc điểm của công ty Cổ phần tập đoàn Công nghiệp Việt.
1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của công ty.
Tên công ty : Công ty cổ phần tập đoàn công nghiệp Việt
Tên viết tắt : CNV.Group
Tên giao dịch: VIET INDUSTRY GROUP COMPANY
A-Địa chỉ trụ sở chính:
P801-Tòa nhà Silverwing, 137A Nguyễn Văn Cừ - Phường Ngọc Lâm - Long Biên - Hà Nội - Việt Nam
Email: info@cnvgroup.com.vn
B-Văn phòng Tp Hồ Chí Minh:
P.203 Toà nhà Golden Bê, Số 609 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận - Hồ Chí Minh - Việt Nam.
Email: hcm@cnvgroup.com.vn
Số 263 - Nguyễn Đức Thuận - Gia Lâm - Hà Nội - Việt Nam
Tổng Giám Đốc : Lê Phúc Thành
- Giấy phép kinh doanh số: 0101722435 của Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội ngày tháng năm 2011.
Công ty cổ phần tập đoàn Công nghiệp Việt là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các máy công cụ, dụng cụ Là một đơn vị kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng, được đăng kí kinh doanh theo quy định
Với lĩnh vực kinh doanh ban đầu là nhập khẩu các mặt hàng về máy công cụ và các dụng cụ cầm tay của Đài Loan, Singapore, Thailand và Nhật Bản. Năm 2005, Công ty cổ phần tập đoàn Công nghiệp Việt quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh thêm lĩnh vực sản xuất vật liệu mài mòn và thiết kế, gia công, lắp đặt các sản phẩm cơ khí máy móc thiết bị công nghiệp phục vụ cho dây chuyền sản xuất Vào năm 2010 công ty đã xin phép đăng ký và được sự đồng ý thành lập nhà máy Innotech tại khu công nghiệp Quế Võ II Bắc Ninh, với mục đích tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhà máy Liên doanh và đầu tư 100% vốn nước ngoài Với hơn 50 chủng loại mặt hàng cùng rất nhiều mẫu mã phong phú và đa dạng, chất lượng tốt, giá cả hợp lý luôn làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất Các dòng sản phẩm như: các loại máy tiện và máy phay CNC và thông thường, phụ tùng máy công cụ, dụng cụ cắt, vật liệu mài mòn, dụng cụ cầm tay…luôn đáp ứng được nhu cầu của các nhà máy sản xuất trong nước, góp phần “ Nâng giá trị sản phẩm công nghiệp của Việt Nam ”.
Chức năng của công ty
- Lựa chọn ngành nghề và quy mô kinh doanh.
- Tổ chức và thực hiện các kế hoạch kinh doanh, tự tạo nguồn vốn và tự bù
6 đắp các chi phí kinh doanh
- Tự chủ trong việc đàm phán, giao dịch và thực hiện các hợp đồng kinh tế; trong hoạt động quản lý kinh doanh; trong việc tuyển dụng các lao động.
- Khai thác tối đa hiệu quả của các nguồn lực: vốn, nguyên liệu, hàng hóa đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường từ đó thúc đẩy tốc độ chu chuyển hàng hoá tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
Thực trạng kinh doanh của công ty Cổ phần tập đoàn Công nghiệp Việt
2.1.1 Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh của công ty.
- Xử lý nước thải công nghiệp, xử lý môi trường.
- Sản xuất buôn bán linh kiện viễn thông, thiết bị thông tin.
- Sản xuất linh kiện, chi tiết, thiết bị xe máy, ôtô, thiết bị công nghiệp khác.
- Sản xuất và buôn bán các sản phẩm cơ khí, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, điện tử, đồ gia dụng, hàng thực phẩm.
- Tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp.
- Đại lý phân phối các sản phầm máy móc, thiết bị phục vụ ngành công nghiệp sản xuất và tiêu dùng.
- Sản xuất, buôn bán và lắp đặt các thiết bị tin học, điện lạnh, điện dân dụng.
- Sản xuất, buôn bán máy hàn, thiết bị hàn cắt, nguyên vật liệu phục vụ ngành hàn.
- Sản xuất, buôn bán thiết bị, dụng cụ, vật tư, phụ kiện tiêu hao trong ngành gia công cắt gọt.
- Sản xuất, buôn bán máy bán hàng tự động.
- Sản xuất, buôn bán trang thiết bị bảo hộ lao động.
- Gia công, lắp đặt, buôn bán máy móc, thiết bị nâng hạ, thiết bị chịu áp lực.
- Xây dựng, tư vấn, sản xuất, buôn bán, lắp đặt khung nhà thép tiền chế và lưới thép.
- Kinh doanh các loại hoá chất (trừ hoá chất Nhà nước cấm).
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, các công trình điện và trạm điện đến 35kV (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình).
- Dịch vụ sửa chữa, lắp đặt, bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị công ty kinh doanh.
- Sản xuất, buôn bán vật tư tiêu hao mài, cắt, đánh bóng.
- Sản xuất buôn bán cơ khí công nghiệp.
- Sản xuất buôn bán các hệ thống hút khói, hút khí, hút mùi, hút bụi công nghiệp.
- Kinh doanh, sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống (trừ những loại thực phẩm Nhà nước cấm).
Hiện tại, Công ty đã gây dựng cho mình một đội ngũ nhân viên đông đảo
“đủ tài, đủ đức”, gồm gần 500 người (trong đó 105 cán bộ, nhân viên quản lý gián tiếp và 380 công nhân xây dựng trực tiếp sản xuất) Thiết bị, xe máy, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý, giám sát, thi công không ngừng được đầu tư, nâng cấp để ngày càng đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các chủ đầu tư
Hệ thống sản phẩm và dịch vụ
Với đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ tay nghề cao, các thiết bị máy móc hiện đại Công ty đã thực hiện thành công nhiều công trình xây lắp công nghiệp, các sản phẩm trong lĩnh vực cơ khí chế tạo Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty luôn đạt được mức tăng trưởng về mọi mặt theo nhịp độ phát triển chung của đất nước Bên cạnh đó có đủ năng lực về con người, thiết bị, cơ sở sản xuất và tài chính để nhận và thi công các công trình có qui mô lớn Mục tiêu của công ty luôn quan tâm và đặt yếu tố chất lượng, tiến độ lên hàng đầu, nâng cao năng lực và hạ giá thành sản phẩm. Đối với mọi công trình công ty sẽ tập trung trí tuệ, nguồn lực, xây dựng giải pháp tối ưu, khả thi về tổ chức thi công và biện pháp kỹ thuật thi công. Đồng thời cũng chuẩn bị đầy đủ hợp lý về con người, vật tư, máy móc thiết bị thi công để tham gia sản xuất và lắp ráp
Trong quá trình xây lắp công ty luôn đảm bảo đúng tiêu chuẩn, các yêu cầu về chất lượng công trình Công ty đặc biệt chú ý đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường, an ninh, phòng chống cháy nổ trong qua trình thi công.
Trải qua thời gian, CNV.Group đã phát triển và lớn mạnh không ngừng; lĩnh vực kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng Bên cạnh đó, sức mạnh của đội ngũ cán bộ trẻ tuổi, năng động và tâm huyết, phong cách chuyên nghiệp kết hợp với chính sách linh hoạt, chủ trương tập trung xây dựng các mối quan hệ lâu dài với khách hàng, đối tác dựa trên lòng tin cậy lẫn nhau và cơ sở hiệu quả cao, cùng chia sẻ sự thành công cũng như rủi ro với khách hàng… đã tạo dựng được hình ảnh và niềm tin nơi các đối tác và bạn hàng trên khắp cả nước CNV.Group luôn mong muốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
Thiết bị và hệ thống phục vụ nhà máy:
CNV.Group có thể cung cấp trang bị hệ thống máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho việc sản xuất và nhu cầu đa dạng ngày càng cao của Quý khách hàng, như:
+ Máy tiện cơ, máy tiện chuyên dùng, máy tiện vạn năng, máy cắt ren chuyên dung, máy phay CNC, máy khoan đứng, máy mài phẳng, máy mài dụng cụ, máy cắt plasma,
+ Hộp giảm tốc, mô tơ điều khiển chu kỳ, bơm công nghiệp (bơm nước, bơm màng, bơm hoá chất….)
+ Các loại van công nghiệp (Van điều khiển, van cầu, van an toàn…), đồng hồ đo áp suất nước, van bi nhựa, ống nối.
+ Các thiết bị thuỷ lực, khí nén: Đầu bơm thuỷ lực, Đồng hồ thuỷ lực, xi lanh thuỷ lực dạng khối, xi lanh thuỷ lực, Phụ kiện thuỷ lực.
+ Thiết bị vận chuyển - nâng đỡ: Xe nâng pallet, bàn nâng, bàn nâng thuỷ lực, xe nâng dùng ga, xe nâng hàng, xe nâng thuỷ lực…
+ Thiết bị hàn, đo kiểm: Robot hàn, máy hàn bấm, máy đo độ biến dạng, máy cắt plasma, power GAGE, Faro Arm titanium
+ Gia công chế tạo máy công nghiệp: Đồ gá hàn, đồ gá trong ngành xe máy, máy ép vỉ, máy dập là phẳng, Jig kiểm tra khung oto, máy ép thuỷ lực.+ Hệ thống phục vụ nhà máy: Hệ thống tháp giải nhiệt, hệ thống bơm cấp nước, hệ thống điều hoà nhà xưởng, băng tải hàng, hệ thống hút bụi, hệ thống hút khói….
Phụ tùng và máy công cụ CNC:
Xuất phát từ ý tưởng của khách hàng mong muốn "đầu tư một dây chuyền có tính tự động hoá cao sản xuất sản phẩm đạt năng suất, chất lượng, an toàn, vệ sinh, môi trường, tiết kiệm được chi phí sản xuất (nhân công, mặt bằng, quản lý, sai sót ) thiết bị đạt tiêu chuẩn quốc tế mà chi phí đầu tư vừa phải” CNV.Group luôn sẵn sàng cung cấp các loại phụ tùng và máy CNC làm hài lòng mọi khách hàng.
Máy CNC không chỉ quan trọng trong ngành cơ khí mà còn trong nhiều ngành khác như may mặc, giày dép, điện tử v.v Bất cứ máy CNC nào cũng cải thiện trình độ tự động hóa của doanh nghiệp: người vận hành ít, thậm chí không còn phải can thiệp vào hoạt động của máy Sau khi nạp chương trình gia công, nhiều máy CNC có thể tự động chạy liên tục cho tới khi kết thúc, và như vậy giải phóng nhân lực cho công việc khác
Thứ nữa, ít xảy ra hỏng hóc do lỗi vận hành, thời gian gia công được dự báo chính xác, người vận hành không đòi hỏi phải có kỹ năng thao tác (chân tay) cao như điều khiển máy công cụ truyền thống. Độ chính xác và lặp lại cao của sản phẩm: Các máy CNC thế hệ mới cho phép gia công các sản phẩm có độ chính xác và độ phức tạp cao mà máy công cụ truyền thống không thể làm được Một khi chương trình gia công đã được kiểm tra và hiệu chỉnh, máy CNC sẽ đảm bảo cho “ra lò” hàng loạt sản phẩm phẩm với chất lượng đồng nhất Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất công nghiệp quy mô lớn.
Linh hoạt: Chế tạo một chi tiết mới trên máy CNC đồng nghĩa với nạp cho máy một chương trình gia công mới Được kết nối với các phần mềm CAD/CAM, công nghệ CNC trở nên vô cùng linh hoạt giúp các doanh nghiệp thích ứng với các thay đổi nhanh chóng và liên tục về mẫu mã và chủng loại sản phẩm của khách hàng.
CNV.Group chuyên kinh doanh, phân phối các sản phẩm máy móc, thiết bị thủy lực khí nén, thiết bị đo, dụng cụ cầm tay; vật tư tiêu hao của các hãng:RYOBI, NITTO KOHKI, TOHNICHI, YOKOTA, HITACHI, URYU.
Công ty thường xuyên được huấn luyện và cập nhật thông tin về những thiết bị và công nghệ hiện đại nhất trong lĩnh vực cung cấp thiết bị Đây cũng là thế mạnh giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật của khách hàng. Nhằm đa dạng hóa sản phẩm thiết bị điện, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đặc biệt là các công trình cao ốc văn phòng, building ngày càng phát triển tại Việt Nam CNV.Group đã tập hợp được một danh mục sản phẩm, đa dạng, phong phú về kiểu dáng, mẫu mã và có tính đồng bộ cao giúp khách hàng thoải mái lựa chọn Ngoài những dòng sản phẩm thông dụng như: công tắc ổ cắm và phụ kiện; các loại aptomat và tủ aptomat… công ty còn có các dòng sản phẩm khác như: các loại đèn chiếu sáng công nghiệp, dân dụng và chuyên dùng; Ống luồn cứng, ống luồn đàn hồi PVC và phụ kiện; Quạt thông gió; Máng đèn âm trần, Hộp chống thấm…
Hệ thống sản phẩm có chất lượng cao, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại với các thông số kỹ thuật qua kiểm định chặt chẽ, đem lại sự an toàn tối đa cho người sử dụng
Thiết bị thử và đo lường:
Công ty chuyên cung cấp các thiết bị khoa học, kỹ thuật, kiểm nghiệm và thử nghiệm:
Phương hướng phát triển kinh doanh của công ty Cổ phần tập đoàn Công nghiệp Việt
3.1 Phương hướng phát triển kinh doanh của công ty Cổ phần tập đoàn Công nghiệp Việt.
3.1.1 Thuận lợi và khó khăn của công ty.
Hiện nay, Việt Nam đang trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, do vậy nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị ngày càng lớn, làm tăng nhu cầu về máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất và xây dựng Đây là mặt hàng nhập khẩu chủ lực của công ty do vậy đây hứa hẹn là cơ hội kinh doanh lớn Trong thời gian gần đây Việt Nam đã và đang hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và thế giới thông qua các tổ chức ASEAN, APEC, AFTA, WTO… Khi tham gia vào các tổ chức, khối kinh tế này thì hàng hóa sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi hơn, thuế nhập khẩu giảm xuống, việc này sẽ giảm rất nhiều chi phí kinh doanh cho công ty đồng thời cũng làm tăng lợi nhuận.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty rất nhiều trong việc liên hệ, giao dịch với khách hàng
Hệ thống ngân hàng của Việt Nam đang ngày một hoàn thiện theo hướng đơn giản, gọn, an toàn hơn và uy tín hơn với các đối tác nước ngoài Điều này tạo ra sự thuận lợi cho công ty khi thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế và bảo lãnh tín dụng.
Bên cạnh những thuận lợi đã nêu thì Công ty cũng gặp phải những khó khăn sau :
Hệ thống luật pháp, chính sách của Việt Nam chưa có sự đồng bộ, liên tục thay đổi, chưa rõ ràng Các thủ tục nhập khẩu hàng hóa rườm rà gây khó khăn, tốn kém cho doanh nghiệp, sai sót và dễ phát sinh tiêu cực
Sức ép từ quá trình hội nhập cũng gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp bởi sau khi Việt Nam thực hiện các cam kết khi gia nhập các tổ chức kinh tế lớn thì những bảo hỗ, hỗ trợ của Chính phủ với các doanh nghiệp không còn nữa, các công ty Việt Nam phải cạnh tranh một cách bình đẳng với những công ty nước ngoài có tiềm lực hơn Điều này làm cho sự cạnh tranh trên thị trường ngày một gay gắt với Doanh nghiệp hơn, nó đòi hỏi Công ty phải liên tục cập nhật, có những chiến lược phát triển kinh doanh thích hợp để tồn tại trên thị trường.
Tóm lại, qua những phân tích trên ta thấy tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần tập đoàn Công nghiệp Việt trong những năm qua đã đạt được những thành công, duy trì được lợi nhuận, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên Tuy nhiên, trước những khó khăn bộ máy tổ chức của công ty cũng đã bộc lộ những hạn chế về mặt tổ chức, phương thức nhập khẩu… Do vậy trong thời gian tới Công ty cần có những giải pháp để giải quyết các vấn đề trên nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng.
3.1.2 Phương hướng phát triển kinh doanh của công ty.
Với những mục tiêu đã nêu ra công ty cần đưa ra 1 phương hướng hoạt động kinh doanh lâu dài để từ đó có những giải pháp hợp lý nhất tiếp tục giữ vững thị trường ổn định, nâng cao hiệu quả công tác kinh doanh xuất nhập khẩu, và giảm thiểu các khó khăn hiện tại:
- Tăng doanh số bán, duy trì và khẳng định vị trí của mình trên thương trường.
- Mở rộng các chủng loại sản phẩm dịch vụ kinh doanh
- Tiến hành hoạt động mua hàng ở những nguồn hàng quen thuộc và ổn định Tiếp tục tìm kiếm thêm những nguồn hàng mới để sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của công ty được nâng cao trên mọi mặt Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường để có thể có những phương án bán hàng, cung cấp được hàng hóa thỏa mãn khách hàng mục tiêu.
- Tăng cường chất lượng kinh doanh nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường thông qua việc nâng cao chất lượng hàng hóa,thỏa mãn nhu cầu khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.
- Đảm bảo cung cấp hàng hóa cho khách hàng theo đúng hợp đồng về số lượng, chất lượng, mẫu mã, thời gian, địa điểm giao hàng Tạo điều kiện cho khách hàng trong việc vận chuyển, thanh toán Những việc làm này tạo ra tâm lý thoải mái, tin tưởng cho khách hàng khi làm việc với công ty Từ đó, có thể nâng cao niềm tin, uy tín, hình ảnh của công ty với khách hàng – đây là một trong những yếu tố nhằm giữ khách hàng truyền thống và lôi kéo khách hàng mới cho công ty.
- Cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên trong công ty Nâng mức lương bình quân của nhân viên lên, đồng thời có những chế độ thưởng đối với các cán bộ công nhân viên có thành tích tốt trong quá trình làm việc.
3.2 Giải pháp phát triển nhập khẩu hàng hóa của công ty Cổ phần tập đoàn Công nghiệp Việt.
3.2.1 Xây dựng chiến lược nhập khẩu của công ty.
Mỗi doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả đều phải có một chiến lược kinh doanh riêng Chiến lược kinh doanh đó phải được xây dựng trên cơ sở phân tích môi trường kinh tế xung quanh và nắm được thực trạng kinh tế của mình để từ đó xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp với thực trạng của công ty mình.
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: mục tiêu và phương hướng đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong thời gian dài (5 – 10 năm); các chính sách biện pháp cơ bản quan trọng như lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, phát triển thị trường…những yếu tố này chỉ có người chủ sở hữu doanh nghiệp mới có quyền thay đổi.
Thực chất của việc xây dựng chiến lược nhập khẩu là kết hợp thế mạnh, điểm yếu với cơ hội và nguy cơ Chiến lược kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp có được một công cụ đắc lực trong việc phối hợp nỗ lực của các thành viên trong công ty Giảm được các hoạt động chồng chéo, lãng phí trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng Ngoài ra nó còn tạo ra những tiêu chuẩn tạp điều kiện cho công tác kiểm tra đánh giá nhập khẩu.
Từ những lý do ở trên cho ta thấy chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược nhập khẩu nói riêng có ý nghĩa lớn tới hoạt động kinh doanh Vì thế công ty nên chọn chiến lược định hướng và ngắn hạn, bằng cách xây dựng một chiến lược nhập khẩu trong vòng 2 năm và thường xuyên phải điều chỉnh chiến lược của mình cho hợp lý với sự biến đổi của thị trường.
3.2.2 Xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp.
Việc xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới.