1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1585 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ổn Định Nh Tại Vn 2023.Docx

138 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 346,19 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Lý do chọn đề tài (12)
  • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
    • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (14)
    • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (14)
  • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (14)
  • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (15)
  • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • 1.6. Nội dung nghiên cứu (16)
  • 1.7. Đóng góp của đề tài (17)
  • 1.8. Kết cấu của đề tài (17)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU . 8 2.1. Cơ sở lý thuyết (18)
    • 2.1.1. Định nghĩa ổn định tài chính và bất ổn tài chính (0)
    • 2.1.2. Ổn định ngân hàng (19)
      • 2.1.2.1. Định nghĩa ổn định ngân hàng (19)
      • 2.1.2.2. Vai trò của ổn định ngân hàng trong ổn định tài chính (21)
      • 2.1.2.3. Đo lường ổn định ngân hàng (23)
    • 2.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm đề tài nghiên cứu (27)
    • 2.3. Khoảng trống nghiên cứu (35)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (37)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (37)
    • 3.2. Dữ liệu nghiên cứu (39)
    • 3.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu (40)
      • 3.3.1. Mô hình nghiên cứu (40)
      • 3.3.2. Giả thuyết nghiên cứu (41)
        • 3.3.2.1. Các nhân tố về đặc điểm ngân hàng (41)
        • 3.3.2.2. Các yếu tố kinh tế vĩ mô (48)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (53)
    • 4.1. Thực trạng ổn định ngân hàng tại Việt Nam thông qua chỉ số Z-score ............46 1. Ổn định ngân hàng trên toàn bộ ngân hàng và từng ngân hàng riêng lẻ 46 (53)
      • 4.1.2. Ổn định ngân hàng theo hình thức sở hữu (57)
      • 4.1.3. Ổn định ngân hàng phân theo tầm quan trọng (58)
    • 4.2. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng tại Việt (60)
      • 4.2.1. Thống kê mô tả và tương quan giữa các biến (60)
      • 4.2.2. Phân tích tương quan giữa các biến độc lập (0)
      • 4.2.3. Kiểm định đa cộng tuyến (65)
      • 4.2.4. Lựa chọn phương pháp ước lượng cho mô hình nghiên cứu (66)
      • 4.2.5. Kiểm định các khuyết tật trong mô hình (70)
        • 4.2.5.1. Kiểm định phương sai sai số thay đổi (70)
        • 4.2.5.2. Kiểm định tự tương quan (71)
      • 4.2.6. Hồi quy bằng phương pháp GLS (0)
      • 4.2.7. Hồi quy bằng phương pháp ước lượng GMM của các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng (0)
        • 4.2.7.1. Các kiểm định trong phương pháp ước lượng GMM (0)
        • 4.2.7.2. Kết quả hồi quy bằng phương pháp ước lượng GMM (0)
    • 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu (77)
      • 4.3.1. Quy mô ngân hàng (SIZE) (0)
      • 4.3.2. Khả năng sinh lời (ROE) (79)
      • 4.3.3. Biên lãi thuần (NIM) (80)
      • 4.3.4. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) (81)
      • 4.3.5. Tốc độ tăng trưởng tài sản (ASSET_GRO) (82)
      • 4.3.6. Tỷ lệ dư nợ cho vay (LOAN_TA) (82)
      • 4.3.7. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQUITY_TA) (84)
      • 4.3.8. Cạnh tranh ngân hàng (85)
        • 4.3.8.1. Chỉ số Lerner (LERNER) và Lerner bình phương (LERNER 2 ) (85)
        • 4.3.8.2. Thị phần tài sản ngân hàng (MARKET_SHA) và thị phần tài sản ngân hàng bình phương (MARKET_SHA 2 ) (86)
      • 4.3.9. Các yếu tố vĩ mô nền kinh tế (86)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (89)
    • 5.1. Kết luận (89)
    • 5.2. Hàm ý chính sách (0)
      • 5.2.1. Hàm ý đối với các ngân hàng thương mại (91)
        • 5.2.1.1. Tăng nguồn vốn chủ sở hữu (0)
        • 5.2.1.2. Nâng cao chất lượng tín dụng và duy trì tỷ lệ nợ vay hợp lý (0)
        • 5.2.1.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh (0)
      • 5.2.2. Hàm ý đối với ngân hàng Nhà nước (95)
    • 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo (97)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2022 DƯƠNG THỊ KIM YẾN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀ[.]

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là phân tích xác định chiều hướng và mức độ tác động các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng của các NHTM tại ViệtNam Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đưa ra các hàm ý chính sách trong việc góp phần nâng cao ổn định ngân hàng của các NHTM tại Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể

Từ mục tiêu nghiên cứu chung nói trên, đề tài nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu cụ thể như sau:

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng của các NHTM tại Việt Nam.

- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ổn định ngân hàng của các NHTM tại Việt Nam

- Trên cơ sở các định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng, luận văn đề xuất các giải pháp về mặt hàm ý chính sách nhằm góp phần nâng cao ổn định ngân hàng tại Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu

Với các mục tiêu nghiên cứu đã được xác định, đề tài nghiên cứu sẽ giải quyết các

4 vấn đề và đạt được mục tiêu thông qua trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam?

- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam như thế nào?

- Những giải pháp nào được đề xuất sau khi vận dụng kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao ổn định ngân hàng tại Việt Nam?

Phương pháp nghiên cứu

Nhằm thực hiện được mục tiêu, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính kết hợp phương pháp định lượng.

- Phương pháp định tính:Dựa trên nguồn dữ liệu được thu thập website các ngân hàng, báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán, báo cáo thường niên các ngân hàng cùng với hệ thống lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đó, kết hợp với các tạp chí khoa học, các luận văn liên quan đến đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng Nguồn dữ liệu được tổng hợp dưới dạng thống kê, mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá nhằm giải thích mối tương quan giữa các nhân tố nội tại ngân hàng và nhân tố vĩ mô nền kinh tế đối với ổn định ngân hàng Đồng thời xây dựng cơ sở lý thuyết về ổn định ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng.

■ Phương pháp định lượng: Dữ liệu nghiên cứu bao gồm các dữ liệu thể hiện yếu tố đặc trưng nội tại của ngân hàng với mẫu 26 ngân hàng trong giai đoạn từ 2008 –

2020 kết hợp với các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế, bao gồm:

■ Dữ liệu thứ cấp nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán, báo cáo thường niên của các ngân hàng được công bố trên website của các ngân hàng (các chỉ số tài chính, tài sản, nguồn vốn và các chỉ số hiệu quả hoạt động kinh doanh, rủi ro, tăng trưởng của các ngân hàng) Dữ liệu thu thập từ website của ngân hàng Nhà nước Việt Nam (danh sách ngân hàng).

■ Dữ liệu thu thập từ website của World Bank (Ngân hàng Thế giới - NHTG): Dữ liệu vĩ mô của nền kinh tế (Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội - GDP, lạm phát,…).

■ Đề tài sử dụng mô hình nghiên cứu của Kocisová (2020) và Ozili (2018) để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng Trong đó ổn định ngân hàng được đo lường thông qua chỉ số Z-score Để xử lý dữ liệu, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy dữ liệu bảng (data panel) dựa trên phần mềm Stata với phương pháp ước lượng mô men tổng quát (GMM) hai bước của Arellano & Bover (1995) và Blundell & Bond (1998) nhằm khắc phục các khuyết tật trong mô hình.

Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề tài hướng đến mục tiêu trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra trước đó.

Nhằm tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu sẽ sử dụng các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trong và ngoài nước để thực hiện về mức độ tác động của các nhân tố quyết định đến ổn định ngân hàng để có những phân tích và đánh giá vấn đề này đối với ổn định ngân hàng tại Việt Nam Tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu dữ liệu bảng của 26 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 – 2020 Từ kết quả nhận được trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra hàm ý quản trị nhằm nâng cao ổn định ngân hàng.Ngoài ra đề xuất những hướng nghiên cứu sau để giải quyết những vấn đề mà nghiên cứu này còn hạn chế.

Đóng góp của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ và củng cố lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng, ngoài việc kế thừa các nghiên cứu thực nghiệm trước, nghiên cứu này đánh giá thêm sự ảnh hưởng của cạnh tranh ngân hàng thông qua yếu tố thị phần đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới nhưng chưa được nghiên cứu tại Việt Nam.

Trên cơ sở phân tích các kết quả thực nghiệm, sau khi nghiên cứu thành công, đề tài sẽ cung cấp thêm các thông tin cho các NHTM Việt Nam xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng đồng thời gợi ý những chính sách để các nhà quản trị ngân hàng có thể áp dụng để cải thiện mô hình kinh doanh hiện tại của ngân hàng.

Kết cấu của đề tài

Đề tài nghiên cứu bao gồm 5 chương:

Giới thiệu tổng quan về công trình nghiên cứu, chương này bao gồm các nội dung chính như lý do nghiên cứu, câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, pham vị và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan về đề tài nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết, chương này bao gồm các nội dung chính như nền tảng cơ sở lý thuyết về ổn định ngân hàng, đo lường ổn định ngân hàng và các nhân tố quyết định đến ổn định ngân hàng Chương này cũng giới thiệu sơ lược một số nghiên cứu trước đây tại Việt Nam và trên thế giới về ổn định ngân hàng, đo lường ổn định ngân hàng và các nhân tố quyết định đến ổn định ngân hàng, đồng thời, tác giả so sánh điểm khác của đề tài nghiên cứu của tác giả so với các nghiên cứu trước.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương này bao gồm các nội dung chính như trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu, mô tả mẫu nghiên cứu, cơ sở dữ liệu để thực hiện nghiên cứu cũng như mô tả các biến được sử dụng và các giả định phục vụ cho việc nghiên cứu, từ đó đưa ra các giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Phân tích kết quả nghiên cứu, trong chương này trình bày kết quả thực nghiệm của nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam được xử lý thông qua bộ dữ liệu thu thập được, bao gồm các phân tích thực trạng về ổn định ngân hàng tại Việt Nam, giải thích về các mô tả thống kê, các phân tích về tương quan

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 8 2.1 Cơ sở lý thuyết

Ổn định ngân hàng

2.1.2.1 Định nghĩa ổn định ngân hàng

Swamy (2014) định nghĩa rằng “ổn định ngân hàng là một trạng thái mà hệ thống

9 tài chính có thể đồng thời thực hiện được các điều kiện bao gồm: sự phân bổ hiệu quả các nguồn lực, đánh giá và quản lý rủi ro tài chính, hấp thụ những cú sốc đang xảy ra, đảm bảo thanh toán vẫn được thực hiện suôn sẻ, tăng cường trạng thái cân bằng bằng cách quản lý tài sản và sự biến động giá cả và cuối cùng là dẫn dắt nền kinh tế theo hướng có lợi về phúc lợi kinh tế Ổn định ngân hàng phụ thuộc vào hiệu quả của một số thông số của từng ngân hàng như chất lượng tài sản, tính thanh khoản, hệ số an toàn vốn và khả năng sinh lời” Theo đó, nghiên cứu cho rằng ổn định ngân hàng là thước đo để xác định xem liệu một nền kinh tế có đủ mạnh để chống lại các cú sốc bên trong và bên ngoài hay không, đồng thời nghiên cứu đưa ra nhận định rằng ổn định ngân hàng có vị thế đặc biệt vì chúng được coi là dễ bị mất ổn định hơn các lĩnh vực khác. Djebali & Zaghdoudi (2020) định nghĩa “một ngân hàng được coi là ổn định nếu nó đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế và loại bỏ sự mất cân đối do các yếu tố nội sinh của các sự kiện không lường trước hoặc không mong muốn từ các rủi ro ngân hàng khác nhau”, nghiên cứu đưa ra quan điểm rằng ổn định ngân hàng rất khó xác định và thậm chí là khó đo lường Một hệ thống ngân hàng có thể được mô tả là không ổn định khi có sự biến động quá mức của tài sản hoặc gây ra khủng hoảng Nghiên cứu này cũng cho rằng định nghĩa về ổn định ngân hàng như vậy là đơn giản để xây dựng, nhưng không thể hiện được đóng góp tích cực trong việc hiểu về sự ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng.

Brunnermeier & các cộng sự (2009) định nghĩa rằng “ổn định ngân hàng là không xảy ra khủng hoảng ngân hàng Ổn định ngân hàng đạt được thông qua sự ổn định của tất cả các ngân hàng trong hệ thống hoặc lĩnh vực ngân hàng”.

Theo Segoviano & Goodhart (2009), đối với các ngân hàng trong hệ thống có sự thuộc lẫn nhau, ổn định ngân hàng có thể được định nghĩa là “sự ổn định của các ngân hàng liên kết với nhau hoặc trực tiếp thông qua thị trường tiền gửi liên ngân hàng; việc tham gia vào các khoản cho vay hợp vốn hoặc gián tiếp thông qua cho vay các lĩnh vực thông thường và các ngành nghề tự doanh” Đồng thời, nghiên cứu cũng cho rằng các nhân tố quyết định ổn định ngân hàng và ảnh hưởng của nó đối với sự ổn định của hệ thống tài chính sẽ khác nhau giữa các quốc gia, do đó, các nhà giám sát ngân hàng quốc gia quan tâm đến việc tìm hiểu các yếu tố quyết định sự ổn định của ngân hàng Các tài

1 0 liệu thực nghiệm chứng minh một số yếu tố kinh tế, cấu trúc tài chính, các quy định và các yếu tố thể chế ảnh hưởng đến sự ổn định của ngân hàng.

2.1.2.2 Vai trò của ổn định ngân hàng trong ổn định tài chính

Vấn đề ổn định tài chính và ổn định ngân hàng đã được đặt câu hỏi nhiều lần, trong đó ổn định ngân hàng chính là một khía cạnh quan trọng cần được đại diện cho ổn định tài chính để phân tích (Diaconu & Oanea, 2015).

Theo Djebali & Zaghdoudi (2020), ổn định ngân hàng là một đặc điểm của sự ổn định tài chính, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính của mỗi quốc gia.

Ngành ngân hàng được coi là ngành quan trọng đối với sự ổn định của hệ thống tài chính vì ngân hàng đóng vai trò chính trong việc tạo tiền, đầu tư cho tăng trưởng kinh tế, cung cấp tài chính cho doanh nghiệp và hộ gia đình và trong hệ thống thanh toán Ổn định tài chính và ổn định ngân hàng có mối liên hệ khá chặt chẽ với nhau. Theo nghiên cứu của Swamy (2014), sự khác biệt của ổn định ngân hàng từ góc độ ổn định tài chính là một ý tưởng được thừa nhận rõ ràng Ngân hàng có vị thế đặc biệt vì chúng được coi là dễ bị bất ổn hơn các lĩnh vực khác Mặt khác, sự ổn định tài chính là sản phẩm phụ của các điều kiện ổn định phổ biến trong hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính và nền kinh tế thực, nghiên cứu rút ra tầm quan trọng của sự ổn định ngân hàng đối với sự ổn định tài chính bởi vì ở cấp độ vi mô, sự ổn định của hệ thống ngân hàng phụ thuộc vào mức độ an toàn vốn tài sản, chất lượng tài sản, thu nhập và khả năng thanh khoản của từng ngân hàng Đồng thời, theo Popovska (2014), tình hình của khu vực ngân hàng thường được coi là yếu tố quyết định chính đến sự ổn định tài chính, theo đó, sự ổn định tài chính ở các nền kinh tế phát triển chủ yếu được xác định bởi điều kiện của các tổ chức tài chính phi ngân hàng (quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, quỹ cổ phần tư nhân, nhà môi giới, v.v.), không giống như ở các nước đang phát triển nơi sàn giao dịch chứng khoán, các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm còn kém phát triển và nơi đầu tư dựa vào các khoản vay ngân hàng truyền thống, ngân hàng là trụ cột chính của sự ổn định tài chính và sự ổn định chung của nền kinh tế.

Hellwig (1991) có một cái nhìn khác về vấn đề này và cho rằng các ngân hàng là đặc biệt bởi vì ngân hàng đại diện cho sự sẵn có của nguồn vốn và các chính phủ muốn thực hiện kiểm soát chặt chẽ hơn Trong khi đó, nghiên cứu của De Bandt, Hartmann,

& Peydró (2002) cho rằng xuất phát từ những năm gần đây, các ngân hàng tham gia vào thị trường cho vay và thanh toán liên ngân hàng một cách mạnh mẽ Những mối liên kết giữa các ngân hàng trong trường hợp không có các điều khoản của mạng lưới an toàn sẽ có nguy cơ lan truyền rủi ro từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, tạo ra rủi ro “lây nhiễm” liên ngân hàng - một dạng rủi ro hệ thống Vì vậy, đặc điểm của ổn định hệ thống ngân hàng là một ý tưởng được thừa nhận rộng rãi trong các nghiên cứu về ổn định tài chính (Goodhart, 1987).

Sự ổn định trong hệ thống ngân hàng là một vấn đề quan trọng được cả các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách quan tâm Các nhà nghiên cứu, học giả, cơ quan quản lý và hoạch định chính sách đang nỗ lực tìm hiểu nguồn gốc và động lực của sự bất ổn ngân hàng (Uddin & các cộng sự, 2020) Các nghiên cứu hiện có cho thấy rằng ổn định ngân hàng có thể giải quyết nhiều vấn đề, chẳng hạn như các vấn đề về quản trị, an toàn vốn (Anginer, Demirguc-Kunt, Huizinga & Ma, 2018), sự yếu kém về quy định (Ahamed & Mallick, 2017), giám sát thể chế (Bermpei, Kalyvas, & Nguyen, 2018), (Shaddady & Moore, 2019), các vấn đề về thanh khoản (Acharya & Mora, 2015), sự tập trung và cạnh tranh của ngân hàng (Clark & các cộng sự, 2018), (Goetz, 2018), (Fu, Lin & Molyneux, 2014) và sự kém hiệu quả trong hoạt động (Schaeck & Chiak, 2014).

Như vậy, ngân hàng gắn bó mật thiết với tài chính và kinh tế của mỗi quốc gia, Bất kỳ sự gián đoạn lớn nào trong hoạt động ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến toàn xã hội.

Do đó, ổn định ngân hàng là vấn đề cốt yếu nhằm giảm thiểu các tác động sâu rộng trong kinh tế và xã hội do các vấn đề phát sinh ngành ngân hàng (Swamy, 2014).

Qua tổng kết quan điểm về định nghĩa ổn định ngân hàng của một số nghiên cứu trên thế giới, có thể cho thấy rằng mặc dù hiện nay chưa có một định nghĩa chính thức cho thuật ngữ “ổn định ngân hàng”, tuy nhiên ổn định ngân hàng có thể bao gồm các nội hàm sau:

- Ổn định ngân hàng là một đặc điểm quan trọng của sự ổn định tài chính ở mỗi quốc gia.

- Ổn định ngân hàng là khả năng chống đỡ trước các sự kiện không mong muốn

1 2 hoặc không lường trước được phát sinh từ các rủi ro khác nhau đến từ các ngân hàng khác nhau trong hệ thống, đồng thời ổn định ngân hàng góp phần phân bổ hiệu quả nguồn lực kinh tế.

- Để đảm bảo duy trì ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng đòi hỏi phải có sự phối hợp và ổn định của từng ngân hàng riêng lẻ vì các các ngân hàng có sự tác động đến nhau và đến toàn hệ thống Cần thực hiện giám sát và đánh giá rủi ro từng ngân hàng riêng lẻ và rủi ro cấp hệ thống để tránh khả năng sụp đổ toàn hệ thống ngân hàng.

2.1.2.3 Đo lường ổn định ngân hàng

Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm đề tài nghiên cứu

Nghiên cứu của Rupeika-Apoga & các cộng sự (2018) sử dụng kỹ thuật phân tích mô hình hồi quy đa biến, nghiên cứu đã phân tích cả các yếu tố đặc thù của ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến ổn định ngân hàng, sử dụng thang đo Z-score để đo lường ổn định ngân hàng Bộ dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là báo cáo tài chính hàng năm của các ngân hàng Latvia hoạt động trong giai đoạn 2003-2016, mô hình nghiên cứu cơ bản được đề xuất như sau:

Z-Score = C+ β 1 Size + β 2 Profit + β 3 LiquidityRisk + β 4 CreditRisk + β 5 Efficiency + β 6 Inflation + β 7 GrowRate+ μ Trong đó biến phụ thuộc Z-score đo lường mức độ ổn định tài chính của ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu, các biến độc lập bao gồm các biến nội sinh của ngân hàng như quy mô ngân hàng (SIZE), khả năng sinh lời của ngân hàng (ROE), rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản,…và các biến kinh tế vĩ mô tăng trưởng GDP, lạm phát,…Nghiên cứu tìm thấy bằng chứng rằng tỷ lệ rủi ro tín dụng và hiệu quả có tác động ngược chiều đáng kể đến ổn định ngân hàng, trong khi quy mô của ngân hàng, tỷ lệ thanh khoản, khả năng sinh lời, lạm phát và tăng trưởng GDP có tác động cùng chiều đến ổn định ngân hàng.

Nghiên cứu của Diaconu & Oanea (2014) thực hiện phân tích, đánh giá các yếu tố chính quyết định sự ổn định tài chính của hai nhóm ngân hàng quan trọng chính là ngân hàng thương mại và ngân hàng hợp tác xã tại Romania, tác giả đã lựa chọn 14 ngân hàng, đó là: một ngân hàng hợp tác – CreditCoop Bank và 13 ngân hàng thương mại dựa trên báo cáo hàng năm, trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2012, để có được dữ liệu hàng năm về giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu và lợi nhuận ròng, và hơn nữa, dựa trên phép nội suy, tác giả đã tính toán dữ liệu hàng quý, được sử dụng để tính toán Z-score cho mỗi ngân hàng, mô hình cơ bản được tác giả đề xuất như sau:

Z-score = α 0 + α 1 INFt + α 2 GDPt + α 3 BETt + α 4 ROBOR3M t + ε t

Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đơn giản để nghiên cứu, các tác giả chọn

1 7 các biến cụ thể này để xem tác động của ba nhóm ảnh hưởng chính: tình hình kinh tế vĩ mô chung (lạm phát và tăng trưởng GDP), tình hình thị trường tài chính (tỷ lệ BET) và tình hình khu vực ngân hàng, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng GDP và lãi suất chào bán liên ngân hàng trong 3 tháng là hai yếu tố có tác động cùng chiều đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng hợp tác xã Trong khi tỷ lệ BET, là đại diện cho tình hình thị trường tài chính, không có tác động thống kê đáng kể đến Z-score cho các ngân hàng hợp tác xã.

Nghiên cứu của Ozili (2018) sử dụng phương pháp hồi quy để ước tính tác động của các hiệu quả hoạt động ngân hàng, các biến cấu trúc tài chính, các biến kinh tế vĩ mô, các biến chất lượng thể chế và quản trị Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu quốc gia về Châu Phi từ Ngân hàng Thế giới Các tác giả lấy tổng số mẫu gồm 48 quốc gia châu Phi trong giai đoạn từ 1996-2015, mô hình đề xuất là:

Stability = f(bank‐level variables; financial structure; institutional quality; macroeconomic factors)

BS = βnnBPER + βnnFINSTRUCT + βnnIGV + βnnMACRO + e

BSi,t = β1NIMi,t + β2NII i,t + β3CAR i,t + β4CI i,t + β5BCON i,t + β6FGNi,t + β 7 SIZE i,t + β 8 LERNER i,t + β 9 DGDP i,t + β 10 UNEMP i,t + β 11 LEGAL i,t + β 12 GT i,t + β 13 RQ i,t + β 14 COC i,t + β 15 PS i,t + e Các phát hiện chỉ ra rằng hiệu quả ngân hàng, sự hiện diện của ngân hàng nước ngoài, mức độ tập trung ngân hàng, quy mô khu vực ngân hàng, hiệu quả của chính phủ, sự ổn định chính trị, chất lượng quy định, bảo vệ nhà đầu tư, kiểm soát tham nhũng và mức độ thất nghiệp là những yếu tố quyết định đáng kể đến sự ổn định ngân hàng ở châu Phi và ý nghĩa của từng yếu tố quyết định phụ thuộc vào ủy quyền ổn định ngân hàng được sử dụng và phụ thuộc vào thời kỳ phân tích: trước khủng hoảng, trong khủng hoảng hay sau khủng hoảng,

Nghiên cứu của Chand & các cộng sự (2021) sử dụng mẫu bao gồm bảy tổ chức tài chính và ngân hàng trong giai đoạn 2000-2018 ở Fiji, dựa trên việc áp dụng phương pháp hồi quy có tác động cố định để kiểm soát tính không đồng nhất của ngân hàng.Biến phụ thuộc là ổn định ngân hàng, dựa trên ba thước đo Z-score, lợi tức tài sản được

1 8 điều chỉnh theo rủi ro và tỷ lệ vốn chủ sở hữu được điều chỉnh theo rủi ro trên tài sản, nghiên cứu này tập trung xem xét các yếu tố quyết định ổn định ngân hàng dựa trên ba thước đo về ổn định ngân hàng trong khi tính đến các biến số cơ cấu, tài chính nội tại của ngân hàng và vĩ mô của nền kinh tế.

BSTAB it (Z-score) = α + β 1 SIZE + β 2 FRISK i,t + β 3 LRISK i,t + β 3 CRISK i,t + β 4 ROE i,t + β 5 NIM i,t + β i,k Z t + ε i,t Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ, rủi ro tín dụng và chỉ số Herfindahl-Hirschman có quan hệ thuận chiều với ổn định ngân hàng Trong mô hình mở rộng, cả lạm phát và tăng trưởng kinh tế đều có quan hệ thuận chiều với sự ổn định ngân hàng, mặc dù chỉ có lạm phát là có ý nghĩa thống kê Ngoài ra, các yếu tố có mối liên hệ ngược chiều với ổn định ngân hàng là rủi ro thanh khoản, biên lãi ròng và dòng kiều hối.

Nghiên cứu của Kočišová (2020) phân tích sự ổn định của các ngân hàng quan trọng trong hệ thống toàn cầu đặt tại các quốc gia Châu Âu từ năm 2008 đến năm 2017, để tìm hiểu xem liệu môi trường cạnh tranh thay đổi có ảnh hưởng đến sự ổn định của các ngân hàng này hay không và xác định các biến số có tác động đáng kể đến sự ổn định của các ngân hàng tại đây Tất cả các kết quả được tính bằng phần mềm MS Excel và chương trình R, mô hình nghiên cứu:

Stability = f(Competition i,t , Stability i,t-1 , Bank control i,t , macroeconomic i,t )

Nghiên cứu cho rằng ổn định ngân hàng được ước tính bằng hai chỉ số đại diện, chỉ số Z-score và dự phòng rủi ro cho vay, trong khi mức độ cạnh tranh được ước tính tỷ lệ nghịch bởi hai chỉ số (thị phần tài sản và chỉ số Lerner) thể hiện sức mạnh thị trường của ngân hàng cụ thể, và kết quả cho thấy tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản ngày càng tăng, thanh khoản ngân hàng tăng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và các biện pháp ổn định tụt hậu đã tác động tích cực đến ổn định ngân hàng Bên cạnh đó thị phần cao góp phần làm gia tăng hành vi chấp nhận rủi ro và có thể gây hại cho sự ổn định của khu vực ngân hàng.

Nghiên cứu của Lê Ngọc Quỳnh Anh & các cộng sự (2020) sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng và được ước lượng bằng các phương pháp OLS, FEM, REM

1 9 và GLS, nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 19 NHTMCP tại Việt Nam trong vòng 5 năm từ 2014 - 2018 nhằm xác định các nhân tố quyết định đến ổn định ngân hàng Việt Nam Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đã được công bố trước, nhóm tác giả đề xuất mô hình hồi quy:

Z-scoreᵢ = cᵢ + β 1 ROEᵢ + β 2 EAᵢ + β 3 DNTGᵢ + β 4 DNTTSᵢ + β 5 SIZEᵢ + β 6 ΔEATᵢ +EATᵢ + β 7 NIMᵢ + εᵢ Kết quả chỉ ra rằng quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi có tác động cùng chiều đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng, trong khi biên lãi ròng (NIM) được xem là yếu tố quyết định và quan trọng nhất thì lại có tác động ngược lại đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng trong phạm vi mẫu nghiên cứu.

Nghiên cứu của Võ Xuân Vinh & Mai Xuân Đức (2020) sử dụng hai phương pháp hồi quy FEM và REM cho dữ liệu bảng không cân để thực hiện nghiên cứu dựa trên dữ liệu kế toán trên các báo cáo tài chính đã kiểm toán của 31 NHTM Việt Nam giai đoạn từ 2006 – 2018 Nghiên cứu tập trung phân tích tác động của sở hữu tập trung đến sự ổn định ngân hàng tại Việt Nam, mô hình được các tác giả đề xuất:

Khoảng trống nghiên cứu

Các nghiên cứu trước đây cho thấy việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng là một vấn đề không mới và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và các học giả Dựa trên các quan điểm, phạm vi và yêu cầu nghiên cứu, các học giả đã đưa ra các giả thuyết thông qua các khía cạnh khác nhau và đạt được kết quả nghiên cứu khác nhau Trên cơ sở các nghiên cứu đã được thực hiện, tác giả nhận thấy một số các khoảng trống nghiên cứu sau:

- Mặc dù cùng mục tiêu nghiên cứu về ổn định ngân hàng của các NHTM nhưng các kết quả nghiên cứu đã cho thấy không có sự thống nhất hoàn toàn trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng và chiều hướng cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến ổn định ngân hàng của các NHTM Thực tế này xuất phát từ việc các nghiên cứu được thực hiện tại các vùng lãnh thổ và khoảng thời gian nghiên cứu khác nhau, sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau.

- Các nghiên cứu trước đã lựa chọn phân tích ổn định ngân hàng của các NHTM thông qua chỉ số Z-score dựa trên một vài các chỉ tiêu nhất định, chưa có sự thống nhất trong việc lựa chọn số lượng hoặc chỉ tiêu cụ thể Chưa có nghiên cứu thực hiện kết hợp các chỉ tiêu một cách đa dạng hơn để có thể đánh giá một cách chính xác và đầy đủ hơn.

- Các nghiên cứu về ổn định ngân hàng của các NHTM Việt Nam là còn tương đối ít, trong đó, bộ dữ liệu nghiên cứu là khá ngắn và chưa được cập nhật cho đến dữ liệu những năm gần đây (từ năm 2019 đến năm 2020).

- Các nghiên cứu về tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau, chưa có sự đồng bộ.

Dựa trên các đặc điểm của khoảng trống nghiên cứu đã được thực hiện, tác giả bổ sung cho nghiên cứu này như sau:

- Bổ sung khoảng trống về thời gian nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu được tiến hành tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 – 2020, dữ liệu được cập nhật đến thời điểm gần nhất, độ dài 13 năm.

- Bổ sung cho khoảng trống về các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng là cạnh tranh ngân hàng, được đo lường thông qua các biến:

Bảng 2.2: Các biến đề xuất bổ sung trong nghiên cứu

2 Chỉ số Lerner bình phương (LERNER 2 )

3 Thị phần tài sản ngân hàng (MARKET_SHA)

Thị phần tài sản ngân hàng bình phương

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Nội dung chương 2 đã trình bày tổng quan về nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết về định nghĩa, đặc điểm của ổn định ngân hàng, khái quát về ổn định tài chính và mối quan hệ giữa ổn định ngân hàng và ổn định tài chính Bên cạnh nêu ra lý thuyết về cạnh tranh ngân hàng, mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng Trong phạm vi nghiên cứu, ổn định ngân hàng được đo lường thông qua thang đo Z- score và tỷ lệ nợ xấu (NPL) Đồng thời, trong chương 2 tác giả đã nêu khái quát các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng, các nghiên cứu này có đặc điểm là đo lường ổn định ngân hàng thông qua Z-score.

Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, luận văn đã chỉ ra khoảng trống nghiên cứu và từ việc kế thừa các nghiên cứu, tác giả đề xuất các nội dung bổ sung trong nghiên cứu Từ đó tác giả có thể dựa vào các cơ sở lý thuyết, nghiên cứu liên quan và khoảng trống nghiên cứu cũng như đề xuất bổ sung để xây dựng mô hình và phương pháp nghiên cứu.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Dựa trên kế hoạch nghiên cứu, tác giả sắp xếp các trình tự và điều kiện cho việc thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu theo một cách có chủ đích để tạo tiền đề cho việc hoàn thành các kế hoạch của nghiên cứu, các bước cơ bản của quy trình nghiên cứu được tiến hành như sau:

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, tác giả xác định vấn đề nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam.

Bước 2: Thu thập cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và tại Việt Nam về các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng Dựa vào các cơ sở lý luận và nghiên cứu thực nghiệm để xây dựng mô hình nghiên cứu.

Bước 3: Thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu của các NHTM Việt Nam được tác giả thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán, các dữ liệu vĩ mô nền kinh tế Việt Nam thu thập từ cơ sở dữ liệu điện tử tại website của NHTG Dựa trên dữ liệu thu thập được, tác giả xác định phương pháp nghiên cứu và tổng hợp, xử lý các số liệu cần thiết cho việc chạy mô hình nghiên cứu Trên nền tảng cơ sở các lý thuyết về ổn định ngân hàng và mục tiêu nghiên cứu đặt ra, kết hợp với việc tìm hiểu, phân tích các nghiên cứu thực nghiệm về đo lường ổn định ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu bao gồm 2 nhóm nhân tố là đặc điểm nội tại ngân hàng và các yếu tố vĩ mô kinh tế có ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng Sau khi xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất với ổn định ngân hàng được đo lường bằng Z-score, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp để ước lượng và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến Z-score Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp ước lượng GMM với sự có mặt của độ trễ của biến phụ thuộc (Z-score it-1 ) để đạt được mục tiêu nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết đã đặt ra. Bước 4: Tiến hành chạy mô hình và kiểm định mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng phần mềm Stata 15 để chạy và kiểm định mô hình nghiên cứu, các bước cơ bản bao gồm:

- Thực hiện thống kê mô tả dữ liệu đã tổng hợp, tác giả tiến hành xác định ma trận hệ số tương quan giữa các biến, sau đó phân tích mối tương quan giữa các biến Sử dụng kiểm định VIF (Variance Inflation Factor – VIF) để kiểm định phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến.

- Chạy mô hình hồi quy và sử dụng kiểm định F và kiểm định Hausman để lựa chọn phương pháp ước lượng trong các phương pháp OLS, FEM, REM.

- Kiểm định các khuyết tật của mô hình hồi quy: hiện tượng phương sai sai số thay đổi, kiểm định hiện tượng tương quan phần dư đơn vị chéo, kiểm định tương quan chuỗi.

- Nếu xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan, tác giả sử dụng phương pháp GMM để xử lý và khắc phục Khi chạy mô hình hồi quy với phương pháp ước lượng GMM, tác giả cũng thực hiện các kiểm định về tự tương quan bậc 2 (AR2) và kiểm định Sargan/Hansen để kiểm định tính phù hợp của các biến công cụ Nếu như kết quả của các kiểm định thỏa điều kiện, mô hình là phù hợp để xác định kết quả nghiên cứu.

Bước 5: Tác giả sử dụng kết quả cuối cùng của mô hình nghiên cứu, tiến hành trình bày, phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu Đồng thời tác giả so sánh kết quả với các giả thiết đã đặt ra trong các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng. Đối với trường hợp kết quả của mô hình nghiên cứu không phù hợp với cơ sở lý thuyết liên quan và các giả thuyết đến từ nghiên cứu thực nghiệm trước đây mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu sẽ được tác giả tiến hành điều chỉnh dựa trên lý thuyết kết hợp với các nghiên cứu thực nghiệm khác và kiểm định lại. Đối với trường hợp kết quả nghiên cứu là hợp lý dựa trên các kết quả kiểm định có ý nghĩa đảm bảo mô hình đã không còn các khiếm khuyết, đồng thời kết quả nghiên cứu phù hợp với cơ sở lý thuyết và giả thuyết đã đặt ra dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm, tác giả sẽ tiến hành thảo luận và đánh giá kết quả đạt được.

Bước 6: Kết luận và kiến nghị Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra kết luận và đưa ra các kiến nghị liên quan đến hàm ý chính sách để nâng cao sự ổn định của các NHTM tại Việt Nam.

Sơ đồ quy trình nghiên cứu được tóm tắt thông qua hình 3.1 dưới đây

Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Dữ liệu nghiên cứu

Đề tài sử dụng dữ liệu của 26 NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2020 (13 năm), dữ liệu bảng bao gồm 338 quan sát Theo thống kê từ NHNN Việt Nam, tính đến thời điểm 31/12/2020 tổng cộng có 04 NHTM trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và 31 NHTM trong nước Nghiên cứu loại bỏ 04 NHTM trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà nước (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Agribank, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam - CB, Ngân hàng Dầu Khí

Toàn Cầu – GPBank, Ngân hàng Đại Dương - OceanBank), 05 NHTMCP (BacABank, DongABank, PvcomBank, VietBank, VietCapitalBank), 02 ngân hàng chính sách (ngân hàng Chính sách Xã hội, ngân hàng Phát triển Việt Nam) và các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam do số liệu từ những ngân hàng này không thu thập được một cách đầy đủ trong giai đoạn nghiên cứu.

Tính đến thời điểm 31/12/2020, tổng tài sản của NHTM Việt Nam đạt hơn 11 triệu tỷ đồng, trong đó, tổng tài sản của 26 NHTM trong mẫu nghiên cứu là 9,8 triệu tỷ đồng, chiếm 89% tổng tài sản của các NHTM Việt Nam, do đó, các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu đã đảm bảo đại diện cho các NHTM Việt Nam Danh sách 26 NHTM trong mẫu nghiên cứu được trình bày phụ lục 1.

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết mô hình hồi quy tuyến tính của Kocisova (2020); Võ Xuân Vinh & Đặng Bửu Kiếm (2016) và các nghiên cứu khác về các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng được đo lường thông qua chỉ số Z-score, tác giả đề xuất hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng bao gồm: Nhóm các nhân tố nội tại ngân hàng và nhóm các yếu tố vĩ mô nền kinh tế, các mô hình nghiên cứu đề xuất như sau:

Mô hình 1: BANKSTAB i,t = β 0 + β 1 (SIZE) +β 2 (ROE) + β 3 (NIM) + β 4 (NPL) + β 5 (ASSET_GRO) + β 6 (LOAN_TA) + β 7 (EQUITY_TA) + β 8 (LERNER)+ β 9 (LERNER 2 ) + β 10 (GDP) + β 11 (INF)+ β 12 (CRISIS)+ ε it

Mô hình 2: BANKSTABi,t = β0 + β1(SIZE) +β2(ROE) + β3(NIM) + β4(NPL) + β5(ASSET_GRO) + β6(LOAN_TA) + β7(EQUITY_TA) + β8(LERNER)+ β9(MARKET_SHA) + β10(GDP) + β11(INF)+ β12 (CRISIS)+ εit

Mô hình 3: BANKSTABi,t = β0 + β1(SIZE) +β2(ROE) + β3(NIM) + β4(NPL) + β5(ASSET_GRO) + β6(LOAN_TA) + β7(EQUITY_TA) + β8(MARKET_SHA)+ β9(MARKET_SHA 2 ) + β10(GDP) + β11(INF)+ β12 (CRISIS)+ εit

- BANKSTAB i,t là biến phụ thuộc: Dựa trên Z-score đo lường ổn định ngân hàng i tại năm t dựa trên đề xuất của Hannan & Hanweck (1988).

- Các biến độc lập bao gồm: Quy mô ngân hàng (SIZE), khả năng sinh lời (ROE), biên lãi ròng (NIM), tỷ lệ nợ xấu (NPL), tốc độ tăng trưởng tài sản (ASSET_GRO), tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản (LOAN_TA), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQUITY_TA), chỉ số Lerner (LERNER), chỉ số Lerner bình phương (LERNER 2 ), thị phần tài sản (MARKET_SHA), thị phần tài sản bình phương (MARKET_SHA 2 ), tốc độ tăng trưởng GDP (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF), khủng hoảng kinh tế (CRISIS).

- εit: Sai số tổng thể

3.3.2.1 Các nhân tố về đặc điểm ngân hàng

- Quy mô ngân hàng (SIZE)

Quy mô ngân hàng được đo lường bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản của các ngân hàng Các ngân hàng lớn có nhiều sức mạnh thị trường hơn có thể cho phép họ tăng lợi nhuận và xây dựng vùng đệm vốn cao, do đó ít bị ảnh hưởng bởi thanh khoản hoặc các cú sốc kinh tế vĩ mô (Adusei, 2015).

Quy mô tài sản mở rộng hơn có nghĩa là các NHTM có thể đến từ việc các NHTM mở rộng quy mô tín dụng, các ngân hàng có thể tạo ra nhiều doanh thu hơn và bằng cách tính lãi suất tương đối cao hơn hoặc cạnh tranh do tính kinh tế theo quy mô, họ sẽ có thể tăng giá trị kinh doanh của mình (Chand & các cộng sự, 2021) Các nghiên cứu này cho rằng quy mô ngân hàng (SIZE) có tác động cùng chiều đến ổn định ngân hàng.

Giả thuyết H 1 : Quy mô ngân hàng (SIZE) có mối quan hệ cùng chiều (+) với ổn định ngân hàng

- Khả năng sinh lời (Return on Equity – ROE) Được đo lường bằng tỷ lệ thu nhập ròng/vốn chủ sở hữu Khả năng sinh lời của ngân hàng một yếu tố quan trọng vì nó xây dựng vùng đệm chống lại các cú sốc tiêu cực, do đó thúc đẩy ổn định ngân hàng (Chand & các cộng sự, 2021).

Tương tự, Schaeck và Cihák (2014) tìm thấy mối tương quan giữa khả năng sinh lời và ổn định ngân hàng châu Âu, nghiên cứu cho rằng sự ổn định của các ngân hàng mạnh có khả năng sinh lời cao là lớn hơn so với các ngân hàng có khả năng sinh lời thấp.

Giả thuyết H 2 : Khả năng sinh lời (ROE) có mối quan hệ cùng chiều (+) với ổn định ngân hàng

- Biên lãi ròng (Net Interest Margin – NIM) Được đo lường bằng tỷ lệ thu nhập lãi ròng/tổng tài sản có sinh lời NIM có mối liên hệ ngược chiều đối với ổn định ngân hàng, biên lãi ròng cao sẽ kéo theo việc không khuyến khích những người tiết kiệm và do đó chuyển tiết kiệm sang các chi tiêu nhiều hơn vào hoạt động tiêu dùng hoặc là đầu tư khác Đồng thời, biên lãi ròng cao cho thấy đầu vào và đầu ra của trong hoạt động kinh doanh của các NHTM có một sự chênh lệch lớn, sự chênh lệch này sẽ làm cho giảm nguồn tiền gửi đầu vào của ngân hàng do lãi suất tiền gửi thấp, trong khi đó khoản cho vay đầu ra cũng sẽ bị hạn chế do lãi suất cho vay đang cao Vấn đề này có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, từ đó gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh và ổn định ngân hàng.

Ngoài ra, việc tăng lãi suất ngân hàng, không nhất thiết làm tăng nguồn cung tiền ngay lập tức vì các nhà đầu tư sẽ cần thời gian để điều chỉnh lại danh mục đầu tư của họ Do đó, trong khi NIM tăng, có thể có sự cải thiện tối thiểu trong các nguồn vốn hỗ trợ cho vay và tạo nên khả năng sinh lời, vì vậy NIM có tác động ngược chiều đến ổn định ngân hàng (Chand & các cộng sự, 2021); (Ghenimi & các cộng sự, 2017).

Giả thuyết H 3 : Biên lãi ròng (NIM) có mối quan hệ ngược chiều (-) với ổn định ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ xấu (Non-performing Loan ratio – NPL)

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay là một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện rủi ro tín dụng của ngân hàng, chỉ tiêu này luôn được các nhà quản trị hoạt động và hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm.

Rủi ro tín dụng tăng cao làm cho tình trạng các khoản cho vay của ngân hàng xấu đi, không thu hồi được, chất lượng tín dụng giảm, từ đó ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng các khoản phải trả vì ngân hàng chưa thu hồi được nguồn vốn cho vay và sau đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng duy trì hoạt động của ngân hàng Nói cách khác, mức độ rủi ro tín dụng càng cao có liên quan đến xác suất thất bại ngân hàng càng lớn Cụ thể, khi rủi ro tín dụng tăng lên thì tính ổn định của ngân hàng sẽ giảm xuống (Ghenimi & các cộng sự, 2017); (Imbierowicz & Rauch, 2014) Do đó, tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều đến ổn định ngân hàng.

Giả thuyết H 4 : Tỷ lệ nợ xấu (NPL) có mối quan hệ ngược chiều (-) với ổn định ngân hàng.

- Tăng trưởng tài sản (Asset growth – ASSET_GRO)

Tốc độ tăng trưởng tài sản cho thấy sự tăng trưởng trong chính sách đầu tư của ngân hàng (Abuzayed, Al-Fayoumi & Molyneux, 2018) Một mặt, tăng trưởng tài sản có thể dẫn đến tăng rủi ro đạo đức và các vấn đề lựa chọn bất lợi nếu các ngân hàng nới lỏng các tiêu chí sàng lọc cho vay khi tỷ lệ cấp tín dụng cao và tăng trưởng nhanh, dẫn đến tốc độ tăng trưởng tài sản tăng lên Vì sự tăng trưởng tài sản như vậy có thể dẫn đến tỷ lệ cấp tín dụng cao hơn và rủi ro mất khả năng thanh toán (Abedifar, Molyneux & Tarazi 2013).

Ngược lại, tăng trưởng tài sản nhanh hơn cũng có thể phản ánh cơ hội đầu tư và tăng cường đa dạng hóa danh mục có thể mang lại rủi ro thấp hơn Tuy nhiên, nhìn chung nếu như tốc độ tăng trưởng tài sản tăng cao thì khả năng đối mặt với các rủi ro liên quan đến tín dụng và thanh toán sẽ càng cao, vậy nên, tốc độ tăng trưởng tài sản có tác động ngược chiều đến ổn định ngân hàng.

Giả thuyết H 5 : Tăng trưởng tài sản (ASSET_GRO) có mối quan hệ ngược chiều

(-) với ổn định ngân hàng

- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (Equity to total asset ratio – EQUITY_TA ) Được đo lường bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, phản ánh sức mạnh tiềm tàng và cốt lõi của ngân hàng Ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản cao hơn cho thấy sự ổn định cao hơn (Abuzayed & các cộng sự, 2018) Nghiên cứu củaLepetit, Nys, Rous & Tarazi (2008) đồng ý với quan điểm này và lập luận rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp phản ánh sự rủi ro hơn của các tổ chức, lượng vốn chủ sở hữu càng gần mức vốn tối thiểu theo quy định thì luôn có mối lo ngại rằng những người quản lý có thể “đánh cược để hồi sinh” bằng cách tham gia vào hoạt động kinh doanh rủi ro hơn với hy vọng tạo ra lợi nhuận cao hơn để có thể từ đó thông qua phương án tăng vốn.

Do đó, nếu như các NHTM có nguồn lực vốn chủ sở hữu mạnh và chiếm tỷ lệ lớn so với tổng tài sản thì sẽ có khả năng chống đỡ được trong các tình huống, các biến cố không mong muốn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, điều đó phản ánh tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến ổn định ngân hàng.

Giả thuyết H 6 : Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQUITY_TA) có mối quan hệ cùng chiều (+) với ổn định ngân hàng.

- Tỷ lệ dư nợ cho vay (Loan to total asset ratio – LOAN_TA) Được đo lường bằng tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tài sản cao hơn cho thấy ngân hàng có nhiều khoản cấp cho vay hơn hoặc các khoản cho vay được phát hành chiếm một phần lớn trong tổng tài sản Do đó, nếu nếu càng có nhiều người đi vay không trả được nợ, thì ngân hàng gần như mất khả năng thanh toán (Ghenimi, & các cộng sự, 2017); (Rupeika-Apoga & các cộng sự, 2018); (Danisman, 2018) Tỷ lệ dư nợ cho vay có tác động ngược chiều đến ổn định ngân hàng.

Giả thuyết H 7 : Tỷ lệ dư nợ cho vay (LOAN_TA) có mối quan hệ ngược chiều (-) với ổn định ngân hàng.

- Cạnh tranh ngân hàng đo lường thông qua Chỉ số Lerner: Chỉ số Lerner (Lerner Index – LERNER) và chỉ số Lerner bình phương (LERNER 2 )

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thực trạng ổn định ngân hàng tại Việt Nam thông qua chỉ số Z-score 46 1 Ổn định ngân hàng trên toàn bộ ngân hàng và từng ngân hàng riêng lẻ 46

4.1.1 Ổn định ngân hàng trên toàn bộ ngân hàng và từng ngân hàng riêng lẻ

Dựa trên nền tảng cơ sở kết quả nghiên cứu của Hannan & Hanweck (1988) và việc vận dụng vào các nghiên cứu để đo lường ổn định ngân hàng thông qua chỉ số Z- score (Rupeika-Apoga & các cộng sự, 2018); (Diaconu & Oanea, 2014); (Ozili, 2018); (Chand & các cộng sự, 2021); (Kocisova, 2020), tác giả đã thực hiện tính toán chỉ số Z- score đại diện cho ổn định ngân hàng của mẫu nghiên cứu 26 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 – 2020 Kết quả chỉ số Z-score được trình bài tại phụ lục 2.

Kết quả chỉ số Z-score được NHTG công bố của ngành ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu từ 2008 – 2020 cho thấy sự ổn định của ngành ngân hàng Việt Nam cũng có nhiều biến động, Z-score toàn ngành có chiều hướng giảm từ năm 2008 cho đến năm 2014 và sau đó tăng trở lại, tuy nhiên biên độ giao động là không cao [+/-

3], chỉ số Z-score trung bình ngành khoảng 17,53 Trong khi đó, chỉ số Z- score trung bình trong giai đoạn 2008 – 2020 của 26 NHTM Việt Nam rơi vào khoảng 22,24, cao hơn so với mức trung bình toàn ngành ngân hàng Việt Nam Trong giai đoạn nghiên cứu, chỉ số Z-score thấp nhất (0,63) là của NHTMCP Tiên Phong (TPB) vào năm 2011 và chỉ số Z-score cao nhất (76,24) là của NHTMCP An Bình (ABB) vào năm 2008.Hình 4.1 thể hiện ổn định ngân hàng thông qua chỉ số Z-score được công bố bởiNHTG và ổn định ngân hàng tính theo danh mục mẫu nghiên cứu của 26 NHTM ViệtNam trong giai đoạn từ 2008 – 2020, giai đoạn này sự ổn định của các NHTM có nhiều biến động.

Hình 4.1: Chỉ số Z-score thể hiện sự ổn định các NHTM giai đoạn 2008 –

^ Toàn ngân hàng Việt Nam ^^^^^^Các NHTM trong mẫu nghiên cứu

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả

Về xu hướng, kết quả của chỉ số Z-score đối với 26 NHTM trong phạm vi nghiên cứu có xu hướng biến động tương tự như chỉ số Z-score công bố bởi NHTG, cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu tính ổn định của các ngân hàng giảm dần kể từ đầu giai đoạn nghiên cứu vào năm 2008, đây là giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới sau thời kỳ tăng trưởng nóng Các khách hàng của các NHTM bao gồm cá nhân, doanh nghiệp,…là những đối tượng chịu tác động trực tiếp từ cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động gián tiếp đến các ngân hàng Khi đó, đối với những ngân hàng có nguồn lực mạnh và linh hoạt trong việc thay đổi phương thức kinh doanh, vận hành sẽ có khả năng chống đỡ với giai đoạn khó khăn này, ngược lại, đối với các ngân hàng không có nguồn lực vững vàng và phương thức hoạt động kinh doanh không nhạy bén sẽ rơi vào tình trạng khó khăn Hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và các NHTM Việt Nam nói riêng đã cho thấy sự yếu kém, không ổn định, những năm tiếp theo sau giai đoạn

2008 – 2009 là giai đoạn chịu ảnh hưởng từ hậu khủng hoảng kinh tế và kéo dài cho đến năm 2012.

Sau đó, ngày 01/03/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành và phê duyệt Quyết định số 254/QĐ-TTg về “Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011

– 2015”, định hướng để hướng tới một hệ thống tín dụng an toàn và hiệu quả hơn Thực tế cho thấy, hoạt động tái cấu trúc ngân hàng đã đạt được những thành tựu quan trọng liên quan đến khía cạnh mua bán, sáp nhập, hợp nhất và ổn định thanh khoản ngân hàng: NHTMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động sau khi hợp nhất từ 3 ngân hàng: NHTMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Ðệ Nhất (FicomBank) và Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank); GiaDinhBank chính thức thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, với tên gọi mới là NHTMCP Bản Việt (Vietcapital Bank) sau khi được Quỹ Ðầu tư Bản Việt mua lại; NHTMCP Nhà Hà Nội (Habubank) sáp nhập vào NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB).

Tuy nhiên, công cuộc tái cấu trúc ngân hàng năm 2012 mới chỉ ở giai đoạn đầu khởi động, tại thời điểm năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng được NHNN công bố là 8,82% và sau đó vấn đề nợ xấu vẫn diễn ra nghiêm trọng, năm 2015 tỷ lệ nợ xấu lên đến 17,21% Theo đó, chỉ số Z-score cũng cho thấy các NHTM hoạt động kém ổn định hơn cho đến năm 2016, NHNN đã ban hành Thông tư số 41/2016/TT- NHNN ngày ngày 30/12/2016 liên quan đến quy định về tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng và và Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của các NHTM hướng dẫn cụ thể lộ trình áp dụng chuẩn mực Basel II Bên cạnh đó, giai đoạn từ cuối năm 2016 đến năm 2017, các ngân hàng đã tích cực xử lý nợ xấu, thực hiện phân loại nợ một cách minh bạch và rõ ràng hơn Đồng thời, tính đến cuối năm 2020, đã có 18 ngân hàng được công nhận áp dụng chuẩn theo Basel II và 13 ngân hàng trong số đó đã hoàn thành cả 3 trụ cột của Basel II theo thông tư này, trong đó có

11 ngân hàng nằm trong mẫu nghiên cứu (VIB, VCB, VPB, TPB, SEA, TCB, ACB, MSB, SHB, HDB, LPB).

Với những nỗ lực đó, giai đoạn sau từ cuối năm 2017 đến 2020, sự ổn định của các NHTM đã có chiều hướng tăng trở lại Điều này cho thấy các NHTM đã sẵn sàng xây dựng nền tảng và chuẩn mực Basel II là một trong những yêu cầu của NHNN trong việc xây dựng hệ thống tài chính vững vàng, hệ thống ngân hàng ổn định, là trụ cột để các NHTM có thể duy trì hoạt động ổn định khi gặp những biến động hoặc những cú sốc bất thường từ nền kinh tế.

Hình 4.2: Ổn định ngân hàng theo từng ngân hàng riêng lẻ

- cũcũa]cũcũcũcũcũcũcũHinSư> 11J oôiỉ^Z>>

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng Tác giả Phạm vi nghiên cứu - 1585 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ổn Định Nh Tại Vn 2023.Docx
Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng Tác giả Phạm vi nghiên cứu (Trang 32)
Bảng bao gồm OLS, FEM, REM và GLS - 1585 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ổn Định Nh Tại Vn 2023.Docx
Bảng bao gồm OLS, FEM, REM và GLS (Trang 33)
Bảng 2.2: Các biến đề xuất bổ sung trong nghiên cứu - 1585 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ổn Định Nh Tại Vn 2023.Docx
Bảng 2.2 Các biến đề xuất bổ sung trong nghiên cứu (Trang 36)
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu - 1585 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ổn Định Nh Tại Vn 2023.Docx
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu (Trang 39)
Bảng 3.1: Giả thuyết nghiên cứu và tác động kỳ vọng - 1585 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ổn Định Nh Tại Vn 2023.Docx
Bảng 3.1 Giả thuyết nghiên cứu và tác động kỳ vọng (Trang 50)
Hình 4.3: Chỉ số Z-score bình quân các nước trong khu vực Châu Á giai đoạn 2008 – 2020 - 1585 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ổn Định Nh Tại Vn 2023.Docx
Hình 4.3 Chỉ số Z-score bình quân các nước trong khu vực Châu Á giai đoạn 2008 – 2020 (Trang 56)
Hình 4.2: Ổn định ngân hàng theo từng ngân hàng riêng lẻ - 1585 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ổn Định Nh Tại Vn 2023.Docx
Hình 4.2 Ổn định ngân hàng theo từng ngân hàng riêng lẻ (Trang 56)
Hình 4.4: Ổn định ngân hàng phân theo hình thức sở hữu - 1585 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ổn Định Nh Tại Vn 2023.Docx
Hình 4.4 Ổn định ngân hàng phân theo hình thức sở hữu (Trang 58)
Hình 4.5: Ổn định ngân hàng phân theo tầm quan trọng - 1585 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ổn Định Nh Tại Vn 2023.Docx
Hình 4.5 Ổn định ngân hàng phân theo tầm quan trọng (Trang 59)
Bảng 4.1: Thống kê mô tả của các biến trong mô hình Tên biến Số quan - 1585 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ổn Định Nh Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.1 Thống kê mô tả của các biến trong mô hình Tên biến Số quan (Trang 60)
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan BIẾN SIZE LOAN_ - 1585 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ổn Định Nh Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan BIẾN SIZE LOAN_ (Trang 63)
Bảng 4.3: Kiểm định hệ số VIF - 1585 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ổn Định Nh Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.3 Kiểm định hệ số VIF (Trang 65)
Bảng 4.4: Kiểm định lựa chọn mô hình nghiên cứu OLS, FEM, REM - 1585 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ổn Định Nh Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.4 Kiểm định lựa chọn mô hình nghiên cứu OLS, FEM, REM (Trang 68)
Bảng 4.5: Kiểm định phương sai sai số thay đổi Mô - 1585 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ổn Định Nh Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.5 Kiểm định phương sai sai số thay đổi Mô (Trang 70)
Bảng 4.6: Kiểm định tự tương quan Mô - 1585 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ổn Định Nh Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.6 Kiểm định tự tương quan Mô (Trang 71)
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy bằng phương pháp GLS - 1585 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ổn Định Nh Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy bằng phương pháp GLS (Trang 72)
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy theo phương pháp GMM xác định các nhân tố ảnh  hưởng đến ổn định ngân hàng - 1585 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ổn Định Nh Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy theo phương pháp GMM xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng (Trang 76)
Bảng 4.9: Tóm tắt kết quả nghiên cứu - 1585 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ổn Định Nh Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.9 Tóm tắt kết quả nghiên cứu (Trang 87)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w