Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ổn Định Tài Chính Tại Việt Nam Năm 2023

MỤC LỤC

TểM TẮT CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

  • Cơ sở lý thuyết
    • score =

      Đồng thời, theo Popovska (2014), tình hình của khu vực ngân hàng thường được coi là yếu tố quyết định chính đến sự ổn định tài chính, theo đó, sự ổn định tài chính ở các nền kinh tế phát triển chủ yếu được xác định bởi điều kiện của các tổ chức tài chính phi ngân hàng (quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, quỹ cổ phần tư nhân, nhà môi giới, v.v.), không giống như ở các nước đang phát triển nơi sàn giao dịch chứng khoán, các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm còn kém phát triển và nơi đầu tư dựa vào các khoản vay ngân hàng truyền thống, ngân hàng là trụ cột chính của sự ổn định tài chính và sự ổn định chung của nền kinh tế. Trong đó biến phụ thuộc Z-score đo lường mức độ ổn định tài chính của ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu, các biến độc lập bao gồm các biến nội sinh của ngân hàng như quy mô ngân hàng (SIZE), khả năng sinh lời của ngân hàng (ROE), rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản,…và các biến kinh tế vĩ mô tăng trưởng GDP, lạm phát,…Nghiên cứu tìm thấy bằng chứng rằng tỷ lệ rủi ro tín dụng và hiệu quả có tác động ngược chiều đáng kể đến ổn định ngân hàng, trong khi quy mô của ngân hàng, tỷ lệ thanh khoản, khả năng sinh lời, lạm phát và tăng trưởng GDP có tác động cùng chiều đến ổn định ngân hàng.

      Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng Tác giả Phạm vi nghiên cứu
      Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng Tác giả Phạm vi nghiên cứu

      TểM TẮT CHƯƠNG 2

      PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      • Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 1. Mô hình nghiên cứu

        - Các biến độc lập bao gồm: Quy mô ngân hàng (SIZE), khả năng sinh lời (ROE), biên lãi ròng (NIM), tỷ lệ nợ xấu (NPL), tốc độ tăng trưởng tài sản (ASSET_GRO), tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản (LOAN_TA), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQUITY_TA), chỉ số Lerner (LERNER), chỉ số Lerner bình phương (LERNER2), thị phần tài sản (MARKET_SHA), thị phần tài sản bình phương (MARKET_SHA2), tốc độ tăng trưởng GDP (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF), khủng hoảng kinh tế (CRISIS). Trong trường hợp cạnh tranh hoàn hảo, khi đó giá đầu ra bằng với chi phí cận biên cho thấy ngân hàng không có quyền quyết định giá, chỉ số Lerner = 0; dưới cơ chế độc quyền thuần túy, chỉ số Lerner = 1, cho biết mức giá tăng cao so với chi phí cận biên và do đó sức mạnh thị trường của ngân hàng càng cao, một khi sức mạnh độc quyền càng cao thì cạnh tranh trên thị trường là hầu như không có.

        Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu
        Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu

        TểM TẮT CHƯƠNG 3

        KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

        • Thực trạng ổn định ngân hàng tại Việt Nam thông qua chỉ số Z-score 1. Ổn định ngân hàng trên toàn bộ ngân hàng và từng ngân hàng riêng lẻ
          • Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam

            Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả Về xu hướng, kết quả của chỉ số Z-score đối với 26 NHTM trong phạm vi nghiên cứu có xu hướng biến động tương tự như chỉ số Z-score công bố bởi NHTG, cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu tính ổn định của các ngân hàng giảm dần kể từ đầu giai đoạn nghiên cứu vào năm 2008, đây là giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới sau thời kỳ tăng trưởng nóng. Thực tế cho thấy, hoạt động tái cấu trúc ngân hàng đã đạt được những thành tựu quan trọng liên quan đến khía cạnh mua bán, sáp nhập, hợp nhất và ổn định thanh khoản ngân hàng: NHTMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động sau khi hợp nhất từ 3 ngân hàng: NHTMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Ðệ Nhất (FicomBank) và Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank); GiaDinhBank chính thức thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, với tên gọi mới là NHTMCP Bản Việt (Vietcapital Bank) sau khi được Quỹ Ðầu tư Bản Việt mua lại; NHTMCP Nhà Hà Nội (Habubank) sáp nhập vào NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Dựa trên các phương pháp ước lượng Pooled OLS, FEM, REM, để xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 – 2020, tác giả sử dụng chỉ số Z-score để đại diện cho ổn định ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm SIZE, ROE, NIM, NPL, ASSET_GRO, LOAN_TA, EQUITY_TA, LERNER, LERNER2, MARKET_SHA, MARKET_SHA2, GDP, INF, CRISIS.

            Trong các nhân tố đóng vai trò biến độc lập, tác giả đánh giá tác động của cạnh tranh ngân hàng là một trong những nhân quan trọng ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng, với các thang đo đại diện cho cạnh tranh ngân hàng, tác giả phân thành ba nhóm để chạy mô hình nghiên cứu để đánh giá tác động của cạnh tranh ngân hàng, bao gồm: Mô hình 1 (LERNER, LERNER2), mô hình 2 (LERNER, MARKET_SHA), mô hình 3 (MARKET_SHA, MARKET_SHA2).

            Hình 4.3: Chỉ số Z-score bình quân các nước trong khu vực Châu Á giai đoạn 2008 – 2020
            Hình 4.3: Chỉ số Z-score bình quân các nước trong khu vực Châu Á giai đoạn 2008 – 2020

            REM Breuch &

              Với giả thuyết H0: Không có hiện tượng phương sai thay đổi, giả thuyết H1: Có hiện tượng phương sai thay đổi.Với Prob = 0.000 ở mức ý nghĩa 5%, bác bỏ giả thuyết H0 chấp nhận giả thuyết H1, nên có thể đi đến kết luận mô hình LERNER2 và LERNER, MARKET_SHA có hiện tượng phương sai thay đổi. Sử dụng kiểm định Wooldridge cho hiện tượng tự tương quan trong mô hình, với giả thuyết H0: không có hiện tượng tự tương quan, giả thuyết H1: có hiện tượng tự tương quan.

                46.5718*** 0.005 MARKET_S 0

                  Với mô hình 2 cạnh tranh ngân hàng đo lường bằng chỉ số Lerner, thị phần tài sản ngân hàng và mô hình 3 cạnh tranh đo lường bằng thị phần tài sản và thị phần tài sản bình phương thì chỉ có vài biến có ý nghĩa thống kê như NIM, EQUITY_TA, MARKET_SHA, INF và hướng tác động không giống như kỳ vọng ban đầu của tác giả, đồng thời các biến có ý nghĩa thống kê của kết quả hồi quy theo phương pháp GLS là rất thấp. Nếu như Z-score của ngân hàng tăng sẽ làm gia tăng động cơ để giành được nhiều quyền lực hơn trên thị trường, chẳng hạn như theo đuổi các chiến lược tăng trưởng, mở rộng thị phần và sáp nhập với các ngân hàng khác, vấn đề này có thể đến từ kỳ vọng về lợi nhuận cao hơn trong tương lai của các ngân hàng. Vì vậy, trong mô hình nghiên cứu này tác giả sử dụng ước lượng GMM hai bước có sự tham gia là biến trễ của biến Z-score (L.ZSCORE) và biến trễ của các biến đo lường cạnh tranh (L.LERNER, L.MARKET_SHA) làm biến nội sinh, độ trễ của các biến công cụ được giới hạn đến 5 nhằm đảm bảo số biến công cụ sẽ thấp hơn số ngân hàng trong mẫu (với mẫu N = 26).

                  - Mô hình 1: Kết quả hồi quy GMM xác định nhân tố ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng trong trường hợp cạnh tranh ngân hàng được đánh giá thông qua sự tham gia của biến chỉ số Lerner (LERNER) và chỉ số Lerner bình phương (LERNER2), Lerner bình phương nghĩa là các môi trường của NHTM sẽ tăng cường sự cạnh tranh nhiều hơn lên bình phương lần.

                  0.0050 0.6267 0.8690 LERNER 2 -

                  • Thảo luận kết quả nghiên cứu

                    Nghiên cứu được thực hiện tại một quốc đảo nhỏ ở Fiji với kỳ vọng ban đầu rằng tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản sẽ tác động ngược chiều đến ổn định ngân hàng, nhưng kết quả cho thấy tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của các ngân hàng ở Fiji cao hơn góp phần vào sự ổn định của ngân hàng, nghiên cứu cho rằng đối với các quốc đảo nhỏ như Fiji, nơi có ít ngân hàng và các sản phẩm tài chính kém phức tạp, các khoản cho vay là hoạt động tạo ra doanh thu chính của các ngân hàng. Khi bình phương chỉ số Lerner (chỉ số Lerner có giá trị từ 0 – 1) thì giá trị của chỉ số Lerner sẽ giảm, khi đó năng lực hoạt động và sức mạnh của các NHTM sẽ giảm theo, sự độc quyền chiếm lĩnh thị trường sẽ không còn do đó thị trường sẽ trở nên cạnh tranh hơn, các NHTM sẽ phải chia sẽ nguồn lực với nhau và để đạt được các mục tiêu kinh doanh, các ngân hàng sẽ phải đánh đổi, thực hiện các giao dịch rủi ro hơn dẫn đến các ngân hàng sẽ kém ổn định hơn. Có thể thấy rằng, tương tự như cạnh tranh đo lường thông qua chỉ số Lerner, thị phần ngân hàng cũng thể hiện sự tác động cùng chiều với ổn định ngân hàng khi ở mức độ thông thường, khi gia tăng việc cạnh tranh ngân hàng thông qua bình phương giá trị thị phần ngân hàng, lúc này các NHTM sẽ giảm thị phần hoạt động xuống, chia sẻ nguồn lực cho các NHTM khác nên cạnh tranh sẽ gia tăng và do đó để đảm bảo lợi nhuận các NHTM.

                    Tương tự như kỳ vọng về dấu tác động của lạm phát đến ổn định ngân hàng, như nghiên cứu của Adusei (2015); Ghenimi & các cộng sự (2017); Srairi (2013) cho rằng anh hưởng của lạm phát đến hoạt động của ngân hàng phụ thuộc vào việc liệu lạm phát có được dự đoán trước hay không, nếu dự đoán được lạm phát và điều chỉnh lãi suất cho phù hợp, thì ảnh hưởng của lạm phát đến lợi nhuận của các ngân hàng là cùng chiều.

                    Bảng 4.9: Tóm tắt kết quả nghiên cứu
                    Bảng 4.9: Tóm tắt kết quả nghiên cứu

                    TểM TẮT CHƯƠNG 5

                    Thứ tư, đề tài nghiên cứu chưa tập trung phân tích cụ thể và chi tiết hơn về ổn định ngân hàng của từng nhóm ngành ngân hàng khác nhau như NHTM Nhà nước – NHTM ngoài nhà nước, NHTM truyền thống và NHTM phi truyền thống. Nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện thu thập dữ liệu nhiều hơn để có thể phân tích, so sánh về ổn định ngân hàng lên từng nhóm ngành khác nhau.