TP HỔ CHÍ MINH NĂM 2022 Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MẠNH HÙNG PHÁT TRIỂN CÁC TÔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ[.]
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
Đặt vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, nghèo đói vẫn là một thực tế ở hầu hết các nước chậm phát triển và đang phát triển mà nguyên nhân sâu xa là nền kinh tế kém đa dạng, bất bình đẳng về tài sản và phân phối thu nhập, quản lý chưa hiệu quả (Housseima và Jaleleddine 2012; Joan 1998).
Tại Việt Nam, mặc dù tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo tuy đã giảm nhưng vẫn duy trì một tỷ lệ nhất định Theo kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2019 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, Việt Nam hiện có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo là 8,2% trên tổng số hộ dân cả nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 2020).
Thực tế cho thấy tài chính vi mô (TCVM) có vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở mỗi quốc gia (Andrews 2015) Chính phủ các nước, đặc biệt với các nước đang phát triển như Việt Nam đã nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của lĩnh vực này, tuy nhiên với nguồn ngân sách có hạn, Chính phủ không thể can thiệp sâu vào tất cả các lĩnh vực mà cần khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân có tư duy xã hội, hoạt động với mục tiêu xã hội bên cạnh mục tiêu lợi nhuận Các tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM) là các tổ chức hoạt động chủ yếu vì mục tiêu xã hội đã và đang đóng góp nhất định cho công cuộc xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam Phát triển các tổ chức TCVM là mong muốn không chỉ riêng của bản thân các tổ chức, mà đó còn là nguyện vọng của Chính phủ và của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, đặc biệt là những người khó khăn về vốn, có nhu cầu tài chính nhỏ lẻ và khó tiếp cận với hệ thống tài chính phổ biến như ngân hàng, công ty tài chính.
Tại Việt Nam, lĩnh vực tài chính vi mô đã được nhen nhóm, hình thành từ những năm 90 của thế kỷ trước, trong quá trình đó, TCVM đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên đa phần các tổ chức trong lĩnh vực này hoạt động chưa thực sự hiệu quả (ADB 2021) Thực tế, về mặt lý thuyết, trên thế giới đã có những nghiên cứu của Ledgerwood (1998); Ledgerwood (2012) cung cấp các nội dung cơ bản, tổng quan về ngành tài chính vi mô Cụ thể như khái niệm, vai trò đặc biệt trong xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội và đóng góp trong chiến lược tài chính toàn diện, cơ cấu tổ chức và cách thức vận hành của tổ chức, chuyển đổi tổ chức tài chính vi mô, các sản phẩm dịch vụ tài chính vi mô và các chỉ số đánh giá hoạt động của các TCTCVM Tại
Việt Nam, cũng có nhiều học giả thể hiện sự quan tâm đến lĩnh vực tài chính vi mô như các nghiên cứu tổng quan về lý thuyết và đánh giá thực trạng về hoạt động, mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô trong những giai đoạn nhất định (Nguyễn Kim Anh và cộng sự 2011, 2013, 2016, 2017) Thêm vào đó, Hà Văn Dương (2019) cũng đã nghiên cứu tổng quan về lý thuyết về hoạt động, tổ chức, sản phẩm, tiêu chí đánh giá hiệu quả và bền vững của các TCTCVM.
Xét trên phương diện thực tiễn và lý thuyết, một tổ chức muốn phát triển cần phải hoạt động bền vững, hay nói cách khác, sự bền vững chính là nền móng cho sự phát triển. Các tổ chức tài chính vi mô cũng vậy, muốn phát triển trước hết cần phải hoạt động bền vững (Schreiner 2002; CGAP 2003), nhất là trong giai đoạn nền kinh tế vi mô, vĩ mô có nhiều biến động cùng với sự hội nhập sâu rộng, hòa nhịp và chịu tác động cùng nền kinh tế thế giới như hiện nay Để đạt được sự bền vững, các tổ chức tài chính vi mô cần xác định được các yếu tố tác động để từ đó có những giải pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp. Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện nhằm xác định các yếu tố tác động đến sự bền vững của tổ chức tài chính vi mô (Nyamsogoro 2010; Cull và cộng sự 2007; Crombrugghe và cộng sự 2007; Schreiner 2002; Gonzalez 2007; Gregoire và Tuya 2006; Nguyễn Quỳnh Phương 2017) Tuy nhiên kết quả nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sự bền vững của tổ chức tài chính vi mô chưa đạt được sự thống nhất Có thể kế đến nghiên cứu của Crombrugghe và cộng sự (2007) cho rằng số lượng người vay trên mỗi nhân viên có tác động tích cực đến sự bền vững của tổ chức tài chính vi mô nhưng nghiên cứu của Nyamsogoro (2010) lại cho thấy kết quả ngược lại Khi đánh giá tác động của yếu tố chi phí trên mỗi người vay đến sự bền vững, nghiên cứu của Nyamsogoro (2010) đã không tìm thấy bằng chứng về tác động của yếu tố này nhưng các nghiên cứu của Schreiner (2002), Moususmi and Swati (2016); Hạ Thị Thiều Dao và cộng sự (2018); Cull và cộng sự (2007) lại cho thấy gia tăng chi phí trên mỗi người vay sẽ có tác động tiêu cực đến sự bền vững của các tổ chức tài chính vi mô Mâu thuẫn giữa các kết quả nghiên cứu lại xảy ra khi xem xét yếu tố kích cỡ khoản vay, các phát hiện của Nyamsogoro (2010); Gonzalez (2007); Gregoire và Tuya (2006); Schreiner (2002); Crombrugghe, Tenikue và Sureda (2007); Moususmi và Swati (2016) kết luận rằng các khoản vay lớn sẽ làm giảm chi phí hoạt động so với nhiều khoản vay nhỏ gộp lại, do đó tăng khả năng sinh lời Tuy nhiên, các phát hiện trên mâu thuẫn với nghiên cứu của Cull và cộng sự (2007) chỉ ra rằng các tổ chức cung cấp các khoản vay nhỏ có mức lợi nhuận trung bình không thấp hơn so với những tổ chức cung cấp các khoản vay lớn.
Bên cạnh đó các nghiên cứu liên quan thường không xem xét hoặc chỉ xem xét sự khác nhau về hiệu quả, khả năng sinh lợi giữa các tổ chức tài chính vi mô chính thức và bán chính thức Sự khác nhau về các yếu tố tác động và mức độ tác động đến sự bền vững giữa các tổ chức tài chính vi mô chính thức và bán chính thức thường không được xem xét đến trong các nghiên cứu trước đây Trên thực tế tại Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát triển khác, khu vực tài chính vi mô bán chính thức và phi chính thức thường có số lượng tổ chức lớn hơn so với khu vực tài chính vi mô chính thức Bên cạnh đó sự khác nhau về lợi thế quy mô, chính sách pháp luật, điều kiện kinh doanh cũng dẫn đến những kết quả khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bền vững của mỗi loại hình tổ chức này.
Như vậy xét trên góc độ thực tiễn quản lý và điều hành hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô, cũng như các khoảng trống nghiên cứu đã chỉ ra ở trên, tác giả xét thấy vấn đề này cần phải được tiếp tục nghiên cứu Trên tinh thần đó tác giả lựa chọn đề tài
“Phát triển các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam” để làm luận án tiến sĩ.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp và hàm ý chính sách phù hợp nhằm phát triển các TCTCVM tại Việt Nam trong tương lai.
Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung, nghiên cứu có các mục tiêu cụ thể sau:
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của các tổ chức TCVM tại Việt Nam giai đoạn 2008 - 2019.
Xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến sự bền vững của các tổ chức TCVM tại Việt Nam. Đánh giá sự khác biệt về mức độ tác động của các yếu tố đến sự bền vững của hai nhóm tổ chức TCVM chính thức và bán chính thức tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp và hàm ý chính sách nhằm phát triển các tổ chức TCVMViệt Nam trong tương lai.
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, luận án trả lời các câu hỏi sau:
- Thực trạng phát triển của các tổ chức TCVM tại Việt Nam như thế nào?
- Các yếu tố nào tác động đến sự bền vững của các tổ chức TCVM tại Việt Nam?
- Tác động của các yếu tố này đến sự bền vững của các tổ chức TCVM tại Việt Nam như thế nào?
- Có sự khác biệt về mức độ tác động của các yếu tố đến sự bền vững giữa các tổ chức TCVM chính thức và bán chính thức tại Việt Nam hay không?
- Các giải pháp và hàm ý chính sách nào nhằm phát triển các tổ chức TCVM ViệtNam trong tương lai?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các tổ chức TCVM, sự phát triển các TCTCVM tại Việt Nam.
Phạm vi về không gian
Luận án lựa chọn 27 các TCTCVM có đầy đủ dữ liệu nhất trong khoảng thời gian từ 2008 - 2019 bao gồm 4 TCTCVM chính thức và 23 TCTCVM bán chính thức Theo dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến thời điểm 31/12/2019 có 4 TCTCVM chính thức là: Tổ chức tài chính vi mô TNHH M7, Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình thương, Tổ chức tài chính vi mô TNHH Thanh Hóa, Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV cho người lao động nghèo tự tạo việc làm CEP.
Phạm vi về thời gian
Luận án thu thập dữ liệu của 27 TCTCVM trong khoảng thời gian 2008 - 2019 nhằm bảo đảm số liệu của các tổ chức để ước lượng được các biến trong mô hình Dữ liệu được thu thập từ nguồn mix market (Microfinance Information Exchange - MIX), đây là một website đăng tải các dữ liệu, thông tin của các TCTCVM trên phạm vi toàn cầu Bên cạnh đó, nghiên cứu thu thập dữ liệu từ Danh bạ tài chính vi mô hàng năm, ấn phẩm củaNhóm công tác tài chính vi mô ban hành.
Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án sử dụng kết hợp các phương pháp định tính và định lượng thích hợp Cụ thể:
Thứ nhất, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp trong quá trình lược khảo các nghiên cứu trước để đưa ra các biến và kỳ vọng tác động trong các mô hình hồi quy Thêm vào đó, dựa trên dữ liệu thứ cấp thu thập về các tổ chức tài chính vi mô từ năm 2008 - 2019, luận án sử dụng phương pháp so sánh, thống kê mô tả các chỉ số của các tổ chức tài chính vi mô để phân tích được thực trạng phát triển của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam Ngoài ra, phương pháp phân tích, tổng hợp tiếp tục được áp dụng nhằm thảo luận các kết quả nghiên cứu từ các mô hình hồi quy Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp và hàm ý chính sách nhằm phát triển các tổ chức TCVM tại Việt Nam trong tương lai.
Thứ hai, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng: xây dựng mô hình nghiên cứu với dữ liệu bảng của 27 tổ chức TCVM trong giai đoạn 2008 - 2019 Kết quả của các nghiên cứu liên quan đang có sự không thống nhất về các yếu tố tác động đến sự bền vững của các tổ chức TCVM Do đó để củng cố thêm những luận điểm, luận án sử dụng nhiều phương pháp ước lượng khác nhau đối với dữ liệu bảng bao gồm phương pháp Pooled OLS, phương pháp tác động cố định (Fixed effects model-FEM), phương pháp tác động ngẫu nhiên (Random effects model-REM), phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares - FGLS), phương pháp GMM hệ thống (System GMM) để đánh giá các yếu tố tác động đến sự bền vững của các tổ chức TCVM tại Việt Nam.
Thứ ba, nghiên cứu sử dụng biến giả, biểu thị cho các tổ chức TCVM chính thức và bán chính thức, như một biến điều tiết (moderator) có thể ảnh hưởng lên tác động của các yếu tố đến sự bền vững Theo đó nghiên cứu sẽ tạo ra các biến tương tác giữa biến đại diện cho các tổ chức TCVM chính thức và bán chính thức với các yếu tố tác động đến sự bền vững và thêm các biến số này vào mô hình nghiên cứu Khi đó hệ số hồi quy của các biến tương tác sẽ giúp xác định sự khác biệt về các yếu tố và mức độ tác động của các yếu tố đến sự phát triển bền vững giữa các tổ chức TCVM chính thức và bán chính thức tạiViệt Nam.
Những kết quả và đóng góp mới của luận án
Luận án hướng đến mục tiêu là đề xuất các giải pháp và hàm ý chính sách phù hợp nhằm phát triển các TCTCVM tại Việt Nam trong tương lai Kết quả nghiên cứu của luận án có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như sau:
Luận án hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hoạt động của tổ chức TCVM và phát triển tổ chức tài chính vi mô Theo đó luận án sử dụng lý thuyết thể chế để đánh giá sự phát triển của các tổ chức TCVM dựa trên hai khía cạnh chính là mức độ tiếp cận và sự bền vững Bên cạnh đó, luận án góp phần bổ sung bằng chứng thực nghiệm một cách toàn diện về các yếu tố tác động đến sự bền vững của các tổ chức TCVM tại Việt Nam Bằng cách sử dụng nhiều phương pháp ước lượng khác nhau với dữ liệu bảng của các tổ chức TCVM, kết quả nghiên cứu của luận án đảm bảo độ tin cậy của các kết luận Tại Việt Nam, cũng đã có những nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự bền vững của các TCTCVM như Nguyễn Quỳnh Phương (2017); Thu Trang Bui (2017); Hạ Thị Thiều Dao và cộng sự (2018) hoặc các yếu tố tác động đến mức độ tiếp cận như Lê Thanh Tâm (2008); Phạm Bích Liên (2016)…Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu còn nhiều những khác biệt.
Qua tìm hiểu hiện nay chưa có một nghiên cứu nào đánh giá sự khác biệt về mức độ tác động của từng yếu tố này đến sự bền vững của các TCTCVM chính thức và bán chính thức tại Việt Nam Do đó luận án sử dụng biến điều tiết để xác định sự khác biệt trong tác động của từng yếu tố đến sự bền vững giữa các tổ chức TCVM chính thức và bán chính thức là điểm mới của luận án, có thể lấp đầy khoảng trống nghiên cứu chưa được các học giả quan tâm tại một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách nhận thức được rõ nét hơn thực trạng phát triển cũng như các yếu tố tác động đến sự bền vững nhằm nâng cao hiệu quả cho các tổ chức TCVM tại Việt Nam để các tổ chức này có thể phát triển tương xứng với tiềm năng và đóng vai trò quan trọng vào chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện tại Việt Nam trong tương lai Cụ thể dựa trên kết quả nghiên cứu về các yếu tố tác động, tác giả đề xuất các giải pháp hàm ý chính sách cho các tổ chức TCVM chính thức và bán chính thức tại Việt Nam.
Kết cấu luận án
Luận án được kết cấu 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tổng quan về tài chính vi mô
2.1.1 Khái niệm tài chính vi mô
Theo nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo CGAP (2012) cho rằng: “TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản đáp ứng nhu cầu của người nghèo bao gồm: dịch vụ tiết kiệm, tín dụng, lương hưu, chuyển tiền, bảo hiểm vi mô và các dịch vụ phi tài chính khác cho nhóm người có thu nhập thấp bởi một cơ chế thích hợp, giúp các đối tượng này có thể tiến hành sản xuất, phát triển nghề nghiệp tăng thêm thu nhập cải thiện chất lượng cuộc sống”.
Bên cạnh đó Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB (2000) nhận định rằng: “TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính tiền gửi, cho vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm cho người nghèo, hộ gia đình có thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ của họ”. Ledgerwood (1999) có nhận định ngắn gọn hơn về tổ chức TCVM đó là: “TCVM là một phương pháp phát triển kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho dân cư có thu nhập thấp”.
Tại Việt Nam, theo Nghị định 28/2005/NĐ-CP thì: “Tài chính quy mô nhỏ là hoạt động cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình nghèo”.
Tóm lại có rất nhiều khái niệm về TCVM và tựu chung lại, TCVM được hiểu là hoạt động cung ứng dịch vụ tài chính quy mô nhỏ như tín dụng, tiền gửi, bảo hiểm vi mô cho các đối tượng thu nhập thấp trong xã hội, những doanh nghiệp siêu nhỏ, những đối tượng khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức Qua đó giúp hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế, an sinh xã hội và hoàn thiện mảnh ghép về tài chính toàn diện 2.1.2 Vai trò của tài chính vi mô
Thứ nhất, tài chính vi mô có vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Với đặc điểm chính của tài chính vi mô về đối tượng khách hàng là những người nghèo, thu nhập thấp, thiếu tài sản đảm bảo nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau (HàVăn Dương 2019; Saira Ishfaq và cộng sự 2013) Ngoài ra, những khách hàng có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh thường là những hộ gia đình, những doanh nghiệp nhỏ và thường tập trung vào khách hàng là phụ nữ (Ledgerwood 1999) Chính vì những đối tượng khách hàng của tài chính vi mô có đặc thù như vậy nên vai trò quan trọng nhất của lĩnh vực này đó là xóa đói giảm nghèo Thực tế, đã có những nghiên cứu thực nghiệm chứng minh vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo của lĩnh vực tài chính vi mô Saira Ishfaq và cộng sự (2013) đã tìm ra vai trò xóa đói giảm nghèo của tài chính vi mô tại các quốc gia Nam Á, Ayub và Samson (2017) đã tìm thấy bằng chứng về công cụ hữu hiệu trong xóa đói giảm nghèo ở Kenya là tài chính vi mô Robinson (2001) đã nhận định:
“Chính hoạt động mạnh mẽ của ngân hàng Grameen và Ngân hàng Rakhayt trong những năm 1980 là bước ngoặt trong lịch sử TCVM Đó là những sáng kiến thực tiễn chứng minh TCVM đã trở thành một ngành giúp những người nghèo nhất trong số những người nghèo thoát ra khỏi cái bẫy nghèo đói luẩn quẩn” Các dịch vụ của TCVM được thiết kế cơ bản là các giao dịch có giá trị nhỏ, quy trình đơn giản nhằm phù hợp với nhu cầu sử dụng dịch vụ của những khách hàng có nhu cầu tài chính nhỏ (Ledgerwood 1999) Bên cạnh các dịch vụ tài chính, lĩnh vực TCVM còn cung cấp các dịch vụ phi tài chính nhằm hỗ trợ người nghèo tự xây dựng được phương cách quản lý thu nhập, tài sản, quản lý rủi ro, qua đó hỗ trợ họ mau chóng thoát nghèo (Hà Văn Dương 2019).
Thứ hai, tài chính vi mô góp phần vào sự phát triển hệ thống tài chính và chiến lược tài chính toàn diện.
Do đặc thù về đối tượng khách hàng là những người có thu nhập thấp Đây là những đối tượng khách hàng rất khó tiếp cận hệ thống tài chính chính thức truyền thống như các ngân hàng thương mại (NHTM), vì các NHTM thường yêu cầu những quy định nghiêm ngặt về điều kiện vay và thường yêu cầu về tài sản bảo đảm (Ledgerwood 1999) Do đó, TCVM góp phần hoàn thiện mảnh ghép tài chính toàn diện với mục tiêu mọi người dân đều được sử dụng các dịch vụ tài chính Nếu không có lĩnh vực tài chính vi mô, những khách hàng có thu nhập thấp sẽ phải tìm đến những kênh tín dụng không chính thống như tín dụng đen khi họ có nhu cầu cấp bách về tài chính Như vậy, họ sẽ càng lún sâu vào vòng nghèo đói, thậm chí gây nên những hậu quả xã hội nếu họ quá bị ép bức về vấn đề tài chính. TCVM ra đời với vai trò hỗ trợ giảm thiểu được những nguy cơ về tài chính, đáp ứng nhu cầu tài chính cho những đối tượng thu nhập thấp để họ có thể vượt qua những giai đoạn khó khăn, tạo ra nguồn thu nhập, hạn chế được những hệ lụy về mặt xã hội, góp phần thúc đẩy an sinh xã hội, bình đẳng xã hội Thêm vào đó, các TCTCVM cũng là những tổ chức tài chính, nên sự phát triển của các tổ chức này cũng góp phần vào sự phát triển chung của toàn hệ thống tài chính (Hà Văn Dương 2019).
Tổng quan về tổ chức tài chính vi mô
2.2.1 Khái niệm về tổ chức tài chính vi mô
Theo ADB (2012) nhận định: “Tổ chức TCVM là một dạng doanh nghiệp xã hội với mục tiêu cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ”.
Bên cạnh đó Ledgerwood (2006) cho rằng: “Tổ chức TCVM được coi là một phương pháp phát triển kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho cư dân thu nhập thấp và nhóm người yếu thế, cùng với trung gian tài chính, một số TCTCVM cung cấp cả dịch vụ trung gian xã hội như đào tạo kiến thức, hỗ trợ khả năng quản lý tài chính ”.
Tại Việt Nam, theo Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2010 thì: “Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ”.
Như vậy, định nghĩa một cách đơn giản, TCTCVM là các tổ chức mà hoạt động chính là TCVM, cung ứng dịch vụ tài chính quy mô nhỏ cho các khách hàng thu nhập thấp và các doanh nghiệp siêu nhỏ Thông qua việc tiến hành các hoạt động TCVM, các tổ chức này có được nguồn thu nhập để tồn tại, phát triển và thực hiện được vai trò an sinh xã hội của mình TCTCVM thuộc dạng doanh nghiệp xã hội nhưng có nguồn thu để tự trang trải, hướng tới phát triển bền vững chứ không hoàn toàn mang tính chất phi lợi nhuận Do đó TCTCVM hoạt động bao gồm cả hai yếu tố là: trung gian tài chính và trung gian xã hội.
2.2.2 Đặc điểm của các tổ chức tài chính vi mô
Thứ nhất, hoạt động vì trách nhiệm xã hội bên cạnh mục tiêu lợi nhuận Đối tượng của các TCTCVM cung ứng dịch vụ tài chính là những người có thu nhập thấp, những doanh nghiệp siêu nhỏ, khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức Qua đó các TCTCVM hỗ trợ các dịch vụ nhằm giúp họ quản lý tài chính tốt hơn, cung ứng vốn và kiến thức để vượt qua giai đoạn khó khăn, xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế Trách nhiệm xã hội của các TCTCVM là rất rõ ràng Các ngân hàng thương mại cũng thực hiện nghĩa vụ đối với xã hội như gây quỹ từ thiện, tài trợ ủng hộ các chương trình vì người nghèo, thực hiện các chiến dịch bảo vệ môi trường nhưng các hoạt động này không phải là lĩnh vực chú trọng vì mục tiêu tôn chỉ của các NHTM là lợi nhuận (Ledgerwood 1999) Như vậy các TCTCVM là các doanh nghiệp xã hội nhưng không phải họ hoạt động phi lợi nhuận, họ vẫn có mục tiêu lợi nhuận và tăng trưởng, nhưng mục tiêu này đồng hành với mục tiêu xã hội Một câu hỏi đặt ra liệu rằng các TCTCVM cung ứng dịch vụ cho người thu nhập thấp thì họ có khả năng sinh lời hay không Thực tế là các tổ chức này hoàn toàn có mức sinh lời tốt và tăng trưởng trên toàn thế giới Bởi lẽ đặc thù của ngành TCVM cho phép họ đặt ra mức lãi suất và phí cao hơn các tổ chức tài chính truyền thống để họ có thể bù đắp các chi phí dự phòng rủi ro và sinh lời (Ledgerwood 1999).
Thứ hai, TCTCVM cung cấp dịch vụ phi tài chính bên cạnh dịch vụ tài chính Đối tượng khách hàng của các TCTCVM đặc thù là những đối tượng đa phần có sự hạn chế về các kiến thức như các kiến thức cơ bản về tài chính, cách thức quản lý tài chính cá nhân, các kiến thức về chăm sóc sức khỏe, hay các kiến thức về kỹ năng và kỹ thuật trong việc sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi… Do đó các TCTCVM cũng hỗ trợ khách hàng trong việc đào tạo, chia sẻ kiến thức, kỹ năng, cung ứng các dịch vụ phi tài chính Bởi lẽ, nếu chỉ cung cấp dịch vụ tài chính đơn thuần, các TCTCVM sẽ không thể làm giảm được những khó khăn chồng chất của nghèo đói, mà cần phải có thêm sự thay đổi về hành vi của các thành viên khi giải quyết các vấn đề về kinh tế, xã hội, y tế và dinh dưỡng (Ledgerwood
1999) Tuy nhiên, điều này làm các tổ chức TCVM phát sinh thêm chi phí hoạt động và đây cũng là một lý do giải thích vì sao các TCTCVM cần đưa ra mức phí và lãi suất cao hơn so với các tổ chức tài chính thông thường (Ledgerwood 1999) Trên thế giới cũng đã có nhiều TCTCVM triển khai mô hình cung ứng dịch vụ phi tài chính bên cạnh dịch vụ tài chính và thành công như Crecer tại Bolivia, Finca tại Peru…
2.2.3 Phân loại nhóm các tổ chức tài chính vi mô
Theo Ledgerwood (1999) phân loại các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM trên thế giới thành ba khu vực như sau:
- Khu vực chính thức: đa phần là các ngân hàng thương mại chính thức có hoạt động thêm lĩnh vực tài chính vi mô hoặc các trung gian tài chính và các TCTCVM đã được cấp phép hoạt động và có cơ quan quản lý giám sát.
- Khu vực bán chính thức là các tổ chức được chính quyền sở tại công nhận là các pháp nhân hoạt động như một trung gian tài chính Khu vực này thường xuất phát từ các tổ chức phi chính phủ (NGO), các hợp tác xã, các hiệp hội mở rộng giúp đỡ các thành viên.
- Khu vực phi chính thức là các tổ chức ít chịu sự chi phối về mặt luật pháp của chính quyền sở tại một cách rõ ràng Khu vực này chủ yếu là tư nhân tự phát và chưa có sự tổ chức hay được quản lý rõ ràng ví dụ như người cho vay tiền, các hội nhóm chơi hụi, họ tự phát.
Bảng 2.1: Các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM
Khu vực chính thức Khu vực bán chính thức Khu vực phi chính thức
- Ngân hàng phát triển công.
- Ngân hàng phát triển tư nhân.
- Ngân hàng tiết kiệm bưu điện.
- Ngân hàng mô hình hợp tác xã.- Trung gian tài chính phi ngân hàng.
- Các tổ chức TCVM chính thức được NHTW cấp phép.
- Các công đoàn tín dụng - Hợp tác xã đa mục đích NGO.
- (một vài) Nhóm tự lực.
- Thương mại, chủ đất và gần giống người cho vay.
- (Hầu hết) các nhóm tự lực.
- Những tổ chức tín dụng và tiết kiệm luân phiên (nhóm hoạt động và nhóm tự hỗ trợ đa mục tiêu).
Như vậy các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô thì khá đa dạng trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam thì việc phân loại các TCTCVM có sự khác biệt so với quốc tế theo quy định của pháp luật Cụ thể là dựa trên các văn bản pháp lý thì công nhận các TCTCVM chính thức là nhóm tổ chức được cấp phép quy định trong Luật các TCTD năm 2010 và các TCTCVM bán chính thức là các chương trình dự án tài chính vi mô theo Quyết định 20/2017 quy định về hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi Chính phủ Theo Luật các TCTD thì xem các TCTCVM chính thức là một TCTD phi ngân hàng và các TCTD khác cho dù có cung ứng dịch vụ TCVM thì cũng không được coi là một TCTCVM (Hạ Thị Thiều Dao và cộng sự 2018) Do đó luận án tiếp cận việc phân loại phù hợp với hệ thống văn bản pháp lý tại Việt Nam, phạm vi nghiên cứu là các tổ chức TCVM chính thức đã được cấp phép và các tổ chức TCTCVM bán chính thức, là các chương trình, dự án TCVM chưa được cấp phép chính thức Riêng nhóm tổ chức TCVM phi chính thức do số liệu không rõ ràng và khó khăn trong việc tiếp cận nên không nằm trong phạm vi nghiên cứu.
2.2.4 Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô
2.2.4.1 Hoạt động cấp tín dụng Đây là hoạt động sinh lời chính của các TCTCVM và là khoản mục chủ yếu trong tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán của tổ chức Các tổ chức cấp tín dụng cho người đi vay để sử dụng với những mục đích như các trường hợp khẩn cấp, tiêu dùng, sản xuất kinh doanh Đối với những khách hàng có nhu cầu vốn quy mô nhỏ thì các TCTCVM có lợi thế hơn trong việc tiếp cận vì những đối tượng này ưu tiên sự gần gũi, thân thiện và có sự kết nối với các tổ chức tại địa phương Quy mô các khoản vay vi mô tùy theo nhu cầu vốn của người đi vay và dao động từ 5 USD khi cấp tín dụng đáp ứng nhu cầu thiết yếu khẩn cấp và lên đến 20.000 USD trở lên khi cấp tín dụng với mục đích sản xuất kinh doanh, sửa chữa nhà cửa, mua nhà (Ledgerwood 1999) Thời hạn cho vay phần lớn trong tài chính vi mô là ngắn hạn từ ba tháng đến một năm, tuy nhiên với cho vay mua nhà hoặc cho vay tài trợ vốn cố định thì thời hạn lên đến năm năm hoặc lâu hơn (Ledgerwood 1999) Đặc thù với hình thức cho vay theo nhóm, thường có giá trị nhỏ và kỳ hạn ngắn để các TCTCVM dễ quản lý và kiểm soát trong quá trình cho vay vì trong cho vay theo nhóm, nhiều đối tượng bên cạnh việc không có tài sản bảo đảm thì cũng không có lịch sử tín dụng.
Một vài hình thức cho vay đặc thù của các TCTCVM:
Cho vay theo nhóm Đây là hình thức mà tổ chức TCTCVM cho các cá nhân là thành viên của một nhóm vay Cho vay theo nhóm giảm chi phí giao dịch và rủi ro đối với nhà cung cấp đồng thời cũng mang lại lợi ích cho người sử dụng dịch vụ (Ledgerwood 1999) Cho vay theo nhóm tạo điều kiện cho những dân cư nông thôn, vùng sâu vùng xa, những người có khả năng trả nợ thấp, những người không có tài sản thế chấp, không có lịch sử tín dụng có khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính (Ngahu và Wagoki 2014).
Một đặc tính quan trọng trong cho vay theo nhóm là việc sử dụng áp lực từ bạn bè thay thế cho tài sản thế chấp Nhiều chương trình cho vay theo nhóm nhắm mục tiêu đến những người rất nghèo, những người không thể đáp ứng được yêu cầu truyền thống về tài sản thế chấp, thay vào đó đảm bảo nhóm được thiết lập như tài sản thế chấp (Cull và cộng sự 2007).
Nhược điểm của phương pháp cho vay theo nhóm là có thể chi phí giao dịch cao hơn đối với nhóm mà các thành viên ở xa nhau, sản phẩm cung cấp bị hạn chế, thiếu quyền riêng tư và rủi ro của một vài thành viên trong nhóm có thể gây tổn thất cho cả nhóm (Ledgerwood 1999) Bên cạnh đó, có thể tăng chi phí đào tạo để hình thành nhóm chất lượng (Beatriz và Jonathan 2000) Hơn nữa, các thành viên trong nhóm đôi khi cảm thấy áp lực khi phải vay mượn ngay cả khi không cần vay hoặc không chắc chắn về khả năng trả nợ.
Tổng quan về phát triển tổ chức tài chính vi mô
2.3.1 Khái niệm về phát triển tổ chức tài chính vi mô
Thuật ngữ phát triển đã được Mac - Lenin đề cập đến trong học thuyết phát triển, theo đó: “Phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn” (Bộ Giáo dục Đào tạo 2006).
Khi xét đến phát triển tổ chức nói chung và tổ chức tài chính nói riêng thì International Committee of the Red Cross (1994) nhận định: “Phát triển tổ chức là quá trình nâng cao khả năng của một tổ chức trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn nhân lực và tài chính sẵn có” Bên cạnh đó, trong phạm vi hẹp hơn về phát triển hoạt động của tổ chức thì Bennis và Shepard (1956) cho rằng: “Phát triển hoạt động là một quá trình phức tạp nhằm thay đổi quan điểm, niềm tin, giá trị, cấu trúc của tổ chức nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ thích ứng với công nghệ mới, thị trường mới và những thách thức mới”.
Xét đến sự phát triển trong hoạt động của các tổ chức tín dụng nông thôn vàTCTCVM, các học giả đã có những nhận định như Lê Thanh Tâm (2008): “Sự phát triển hoạt động của tổ chức tín dụng nông thôn đó là việc mở rộng, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động có tiềm năng; thu hẹp các hoạt động không phù hợp; phát triển các hoạt động mới phù hợp với nhu cầu khách hàng và khả năng của tổ chức, theo mục tiêu và định hướng phát triển của tổ chức đó” Củng cố thêm quan điểm, Lê Thành Tâm (2008) khẳng định: “Cơ sở để tổ chức phát triển hoạt động là nó phải được (i) bền vững về tài chính, (ii) có cơ sở pháp lý vững chắc cho sự phát triển, và (iii) có thị trường tiềm năng rộng lớn”
Nghiêm Hồng Sơn (2006) nhận định về quá trình phát triển của các tổ chức TCVM có sự khác biệt tùy thuộc vào loại hình và mục tiêu hoạt động Sự phát triển của một tổ chức tài chính vi mô trải qua các giai đoạn nhất định như giai đoạn non trẻ và trưởng thành.Hai mục tiêu chính của tổ chức tài chính vi mô là sự bền vững về tài chính và mức độ tiếp cận được ưu tiên khác nhau trong từng giai đoạn Ví dụ ở giai đoạn non trẻ với các tổ chứcTCVM vừa đăng ký hoạt động và cần được các nhà tài trợ trợ cấp để trang trải chi phí thành lập và hoạt động Khi đến giai đoạn trưởng thành, các tổ chức này phải có khả năng tạo ra một số lợi nhuận Quá trình phát triển của các tổ chức NGO-MFI (tức là một tổ chức phi chính phủ có thành phần tài chính vi mô) bắt đầu với mức độ tiếp cận và tính bền vững thấp hơn Ngoài ra vì ưu tiên hơn nữa là tiếp cận người nghèo nên khía cạnh tài chính của các tổ chức phi chính phủ tổ chức tín dụng có thể không hiệu quả lắm Tuy nhiên khi kết thúc trong giai đoạn non trẻ, một số tổ chức phi chính phủ - tổ chức tín dụng có thể muốn chuyển mình sang tổ chức TCVM đã đăng ký và do đó tập trung nhiều hơn vào tính bền vững tài chính Trong khi đó các ngân hàng thương mại lựa chọn cho vay hộ gia đình đòi hỏi sự bền vững về tài chính ngay cả ở giai đoạn đầu hoạt động lĩnh vực TCVM. Đồ thị 2.1 Các giai đoạn phát triển của TCTCVM
Bền vững về tài chính
Nguyễn Kim Anh, Lê Thành Tâm và cộng sự (2013) có nhận định về TCTCVM phát triển bền vững nếu: “Duy trì được sự cân bằng giữa an toàn sinh lời trong thời gian dài; phục vụ lợi ích của khách hàng; và gia tăng lợi ích cho cộng đồng, xã hội, môi trường”.
Theo Schereiner (2002): “Phát triển hoạt động của các TCTCVM được thể hiện bằng sự bền vững tài chính của tổ chức” Nguyễn Quỳnh Phương (2017) cũng nhận định
“Sự phát triển hoạt động của các TCTCVM được thể hiện qua khai khía cạnh (i) Sự phát triển về mức độ tiếp cận và (ii) Sự phát triển về mức độ bền vững của tổ chức” Bên cạnh đó, Zeller và Meyer (2002) có nhận định toàn diện hơn đó là: “Các TCTCVM phát triển hoạt động cần xét đến ba phạm trù bao gồm: Tiếp cận với đối tượng khách hàng vi mô; Bền vững tài chính; Đạt được mục tiêu xã hội” Dựa trên những quan điểm của các học giả, luận án tập trung vào hai khía cạnh nền tảng của sự phát triển trong hoạt động đối với các TCTCVM là mức độ tiếp cận và sự bền vững của tổ chức.
2.3.2 Tiêu chí đánh giá phát triển tổ chức tài chính vi mô
2.3.2.1 Sự phát triển về mức độ tiếp cận
Theo Hermes và cộng sự (2008): “Mức độ tiếp cận của các TCTCVM là nỗ lực nhằm mở rộng cung cấp dịch vụ tài chính vi mô cho một lượng lớn khách hàng, đặc biệt là các khách hàng tài chính vi mô” Bên cạnh đó, Schreiner (2002) cho rằng: “Các TCTCVM
Các TCTCVM phi chính phủ
Các TCTCVM đã cấp phép mở rộng hoạt động tín dụng và cung cấp sản phẩm tài chính cho một số lượng khách hàng lớn hơn là tiếp cận theo chiều rộng Kích cỡ khoản vay trung bình và tỷ trọng khách hàng nữ là các tiêu chí để đánh giá độ sâu tiếp cận” Bổ sung quan điểm Zeller (2002) nhận định:
“Mức độ tiếp cận là khả năng của một tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cho một số lượng lớn các khách hàng đặc biệt là khách hàng tài chính vi mô Chỉ tiêu mức độ tiếp cận được đo lường thông qua hai giác độ: độ rộng tiếp cận và độ sâu tiếp cận”. Độ rộng tiếp cận Độ rộng tiếp cận thể hiện mức tăng trưởng quy mô và số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của các TCTCVM Độ rộng tiếp cận là mức độ tiếp cận xét trên diện rộng của các TCTCVM, các chỉ tiêu đo lường độ rộng tiếp cận theo IFAD (2000) là:
- Tổng dư nợ tín dụng;
- Tổng dư nợ tiết kiệm;
- Số lượng khách hàng vay vốn và gửi tiền;
- Số lượng các sản phẩm dịch vụ cung ứng.
Các chỉ tiêu này được phân tích và so sánh cả về mức độ tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng qua các năm, để đưa ra nhận định, đánh giá về độ rộng trong tiếp cận đối với khách hàng của các TCTCVM Theo Hà Văn Dương (2019) thì công thức tính tốc độ tăng trưởng của hai hoạt động lõi đối với các TCTCVM là hoat động tín dụng và huy động vốn được thể hiện như sau:
Dư nợ tín ԁụng kỳ t - Dư nợ tín ԁụng kỳ (t - 1) Тốс độ tăng trưởng dư nợ tín ԁụng (%) = x 100
Dư nợ tín ԁụng kỳ t
Dư nợ tiết kiệm kỳ t - Dư nợ tiết kiệm kỳ (t - 1) Тốс độ tăng trưởng dư nợ tiết kiệm (%) = - - -— -X 100
Dư nợ tiết kiệm kỳ t Тốс độ tăng trưởng khách hàng vay vốn (%) Ѕố lượng khách hàng vay vốn kỳ t - Ѕố lượng khách hàng vay vốn kỳ (t - 1) Ѕố lượng khách hàng vay vốn kỳ t Тốc độ tăng trưởng khách hàng gửi tiền (%) Ѕố lượng khách hàng gửi tiền kỳ t - Ѕố lượng khách hàng gửi tiền kỳ (t - 1) Ѕố lượng khách hàng gửi tiền kỳ t Độ sâu tiếp cận Độ sâu tiếp cận là mức độ tiếp cận xét theo chiều sâu, thể hiện qua các chỉ tiêu như:
Kích cỡ khoản vay trung bình hoặc mức vay trung bình/GDP; Tỷ lệ khách hàng là nữ.
Theo Ledgerwood (1999) thì kích cỡ khoản vay trung bình được tính theo công thức sau: Тổng dư nợ Kích cỡ khoản vay trung bình Тổng ѕố khách hàng vay Тổng dư nợ/Тổng ѕố khách hàng vay Kích cỡ khoản vay trung bình/GDP GDP đầu người
Cụ thể kích cỡ khoản vay trung bình càng thấp càng chứng tỏ mức độ tiếp cận của các TCTCVM càng sâu, thâm nhập được đến những khách hàng hạn chế về thu nhập (IFAD 2000) Theo Schreiner (2002) thì tỷ lệ khách hàng là nữ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá độ sâu tiếp cận Tỷ lệ này càng cao, càng chứng tỏ tổ chức tiếp cận được nhiều đến đối tượng thường xuyên quản lý tài chính trong gia đình đặc biệt ở những khu vực nông thôn, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo và bình đẳng giới. Ѕố lượng khách hàng vay vốn là nữ Тỷ lệ khách hàng nữ (%) = X100 Тổng ѕố khách hàng vay Ngoài ra, theo IFAD (2000) và Nguyễn Kim Anh (2013) thì độ sâu tiếp cận cũng thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu (tối đa 3%), tỷ lệ nợ quá hạn 30 ngày (90 ngày) tối đa 10%.
2.3.2.2 Sự phát triển về mức độ bền vững
Sự bền vững của các tổ chức tài chính vi mô là thành phần quan trọng để hỗ trợ sự phát triển của các tổ chức vì đó là thành quả của cả quá trình hoạt động xét trong dài hạn (Mislan và Ismail 2008) Do đó sự bền vững của các TCTCVM trở thành mục tiêu quan trọng cần đạt được của tổ chức, tính bền vững có thể được coi là một phương tiện để đảm bảo sự phát triển của tổ chức TCVM (Thu Trang Bui 2017) Ngoài ra theo Pissarides, Nussambaumer và Gray (2004) đã đề cập các TCTCVM tự bền vững nếu không sử dụng trợ cấp, nguồn tài trợ không hoàn lại hoặc các nguồn từ thiện khác Tính bền vững trong các tổ chức TCVM, đề cập đến khả năng của các tổ chức tài chính vi mô trong việc trang trải chi phí hoạt động sử dụng từ doanh thu được tạo ra trong quá trình thực hiện các hoạt động cốt lõi (Ledgewood 1999) Thêm vào đó, Otero (1998) đề xuất rằng các tổ chức TCVM cần tạo ra lợi nhuận, nhưng đồng thời tổ chức phải cân bằng các mục tiêu xã hội là tiếp cận các doanh nghiệp siêu nhỏ, có thu nhập thấp Mặt khác, McGuire (1999) đã đề cập:
“Bền vững của TCTCVM gồm có hai mức độ, trong đó mức độ một là TCTCVM có thể tự trang trải được các khoản chi phí và dự phòng tài chính, tức đạt được bền vững về hoạt động Mức độ thứ hai là TCTCVM có khả năng trang trải được tất cả các khoản chi phí và dự phòng rủi ro trong quá trình hoạt động, nhưng sau khi đã được điều chỉnh bỏ qua các ưu tiên từ đặc thù ngành và tự ứng phó được những thay đổi của các điều kiện kinh tế vĩ mô, tức đạt được sự bền vững về tài chính”.
Các lý thuyết về phát triển tổ chức tài chính vi mô
Trường phái truyền thống chỉ quan tâm đến cung cấp vốn mà không quan tâm đến tính bền vững của các định chế tài chính (Hạ Thị Thiều Dao và cộng sự 2018) Đây là quan điểm cho rằng những người nghèo là những người thiếu vốn và người cho vay là người giàu có Adams và Graham (1981) nhận định những người nông dân được xem như là những người quá nghèo để có thể tiết kiệm dù nhiều hay ít và họ nghĩ đến nhu cầu vay vốn thêm để có thể áp dụng những tiến bộ kỹ thuật để tạo ra nguồn sinh lợi mới Do đó Nhà nước cần can thiệp với mục đích xã hội bằng các việc trợ cấp tín dụng Các công cụ tài chính được sử dụng như quy định về lãi suất trần, trợ cấp tín dụng mục tiêu, kiểm soát giá nông nghiệp (Hạ Thị Thiều Dao và cộng sự 2018) Ledgerwood (1999) có quan điểm Chính phủ và các tổ chức tài trợ quốc tế đã cho rằng người nghèo cần được tiếp cận tín dụng giá rẻ và xem đây là cách để đẩy mạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp đối với những hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ Hậu quả của việc này là làm cho người nông dân có suy nghĩ xem tín dụng như một dạng trợ cấp và làm giảm đi những kỷ luật về tài chính Người được cấp tín dụng coi việc hỗ trợ này là một dạng trợ cấp và không cố gắng cao để hoàn trả khoản vay, còn phía bên cung cấp dịch vụ tín dụng vi mô cũng không cố gắng thẩm định và thu hồi nợ vì rủi ro tín dụng thuộc về Chính phủ Thêm vào đó, Seibel (1994) cho rằng điều này dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực về việc thu hồi nợ và đẩy tỷ lệ mất khả năng hoàn trả tăng cao Hạ Thị Thiều Dao và cộng sự (2018) cũng nhận định cách tiếp cận truyền thống đã dựa trên những giả định chưa hoàn toàn đúng vì cung cấp vốn mà không quan tâm đến tính bền vững của các định chế tài chính; hoạt động tín dụng của khu vực tài chính không chính thức bị cấm; tín dụng lãi suất thấp được cung ứng vượt cầu mà không quan tâm đến hoạt động tiết kiệm dẫn đến việc cung cấp cho những nông dân không đáng tin cậy, xem việc cấp vốn như một khoản trợ cấp, làm xói mòn kỷ luật tài chính.
2.4.2 Trường phái áp chế tài chính
Theo Hạ Thị Thiều Dao và cộng sự (2018) vào những năm 1980, mô hình tín dụng mục tiêu mang tính trợ cấp bị phê phán mạnh mẽ, bởi vì hầu hết những chương trình cho vay lớn đều thất bại và đòi hỏi tái cấp vốn thường xuyên để tiếp tục hoạt động Chính vì tồn tại này đòi hỏi thay đổi về tư duy trong lĩnh vực tài chính vi mô Ledgerwood (1999) nhận định quan điểm của cách tiếp cận này là phản đối chính sách về trợ cấp tín dụng nông thôn của Chính phủ và ủng hộ việc giữ mức lãi suất thực dương đủ để bù đắp được các khoản chi phí Thêm vào đó hậu quả của nợ quá hạn gây những hậu quả nghiêm trọng cho tổ chức, Adams và Graham (1981) cũng nhận định tình trạng nợ không hoàn trả cao và chồng chất cùng với kết quả tài chính không hiệu quả sẽ làm giảm chất lượng của các tổ chức tài chính và có thể dẫn đến việc phá sản các tổ chức này Trường phái này cho rằng vì Chính phủ hỗ trợ và cố định mức lãi suất nên các ngân hàng không thể tăng lãi suất nhằm trang trải các khoản chi phí, nên các tổ chức tín dụng không muốn cho những đối tượng khách hàng này vay, hậu quả là những khách hàng này phải tìm đến những thị trường phi chính thức (Hạ Thị Thiều Dao và cộng sự 2018) Do đó cần phải có cơ chế thay đổi cách thức can thiệp của Chính phủ nhằm giảm thiểu thị trường phi chính thức.
2.4.3.Trường phái định chế mới
Braveman và Guasch (1986) cho rằng thị trường tín dụng nông thôn thường xảy ra thông tin bất cân xứng, do sản xuất nông nghiệp không ổn định, do đó các bên khó để nắm bắt rõ thông tin của nhau, tuy nhiên nếu chỉ dựa vào lãi suất để ràng buộc có thể dẫn đến tình trạng lãi suất quá cao và tăng nguy cơ nợ quá hạn hoặc rủi ro không trả được nợ Hạ
Thị Thiều Dao và cộng sự (2018) nhận định trường phái này nhận thấy được những ưu điểm của thị trường tín dụng không chính thức như chi phí giao dịch thấp, thay đổi linh hoạt Qua đó đề xuất Chính phủ có thể bỏ bớt những rào cản và khuyến khích tài chính tư nhân tham gia tín dụng vi mô Bên cạnh đó Hạ Thị Thiều Dao và cộng sự (2018) cũng đánh giá: “Trường phái này cho ra đời những chương trình, dự án tín dụng mang tính đổi mới, sáng tạo như các dự án phi chính phủ Đồng thời trường phái này chú trọng vào việc khắc phục những tồn tại như tìm hiểu nguyên nhân của việc không hoàn trả, cách thức để người nghèo được tiếp cận vốn và tăng áp lực hoàn trả của người vay và các cách thức mới đã được tạo ra như các hình thức cho vay món nhỏ, cho vay theo nhóm, tiết kiệm bắt buộc, cho phụ nữ vay” Với các khoản cho vay món nhỏ, có thể giúp dễ dàng tiếp cận vốn đến với người nghèo, vì đa phần họ có nhu cầu vốn nhỏ và phù hợp với khả năng hoàn trả Cho vay theo nhóm cũng là một hình thức phổ biến trong lĩnh vực tài chính vi mô, qua đó tạo áp lực trả nợ của các thành viên trong nhóm, tăng khả năng giám sát lẫn nhau của các thành viên vì một thành viên có thể làm ảnh hưởng đến nhóm Tiết kiệm bắt buộc cũng là một hình thức rất riêng của lĩnh vực tài chính vi mô, là một hình thức đảm bảo cho các khoản vay sau này của người đi vay, giảm thiểu nguy cơ mất vốn và rủi ro không hoàn trả và là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của mô hình tín dụng hợp tác xã (Hạ Thị Thiều Dao và cộng sự 2018; Huppi và Feder 1990).
Theo World Bank (2010) định nghĩa: “Thể chế không phải là một công trình hay tổ chức, thể chế là các quy định theo đó các cá nhân, công ty và nhà nước tác động lẫn nhau”. North (1998); Furubotn và Richter (1997) cho rằng: “Tổ chức sẽ ra đời và tiến triển như thế nào về căn bản đều chịu tác động của khuôn khổ thể chế Sau đó tổ chức này sẽ ảnh hưởng đến các tiến triển của khuôn khổ thể chế” Quan điểm này cũng được Furubotn và Richter
(1997) đồng tình Campell (2004) viết rằng ngoài việc các tổ chức hoạt động và tương tác với nhau, các tổ chức còn phải thay đổi để thích ứng với các luật lệ, quy định, chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài Đồng thuận với quan điểm đó, Hạ Thị Thiều Dao và cộng sự (2018) nhận định: “Theo nghĩa hẹp, thể chế là hệ thống các các quy tắc, quy định pháp luật, luật lệ với tư cách là các chuẩn mực nhằm điều chỉnh hoạt động của các chủ thể trong một nước theo hướng mục tiêu đã định; còn theo nghĩa rộng và đầy đủ, thể chế bao gồm các yếu tố: các đạo luật, luật lệ, quy định, quy tắc, gắn với các chế tài xử lý vi phạm, các tổ chức và cơ chế vận hành”.
Theo Hạ Thị Thiều Dao và cộng sự (2018) thì: “Hệ thống pháp lý đòi hỏi phải đầy đủ, rõ ràng cho TCTCVM, trong đó tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTCVM chưa được chuyển đổi thành tổ chức tài chính chính thức Môi trường pháp lý là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự bền vững của các TCTCVM, trọng tâm nhất là những quy định về điều kiện về đăng kí, cấp phép, chuyển đổi các TCTCVM cũng như một số quy định về yêu cầu vốn tối thiểu, yêu cầu tỷ lệ thanh khoản, hạn mức cho vay tối đa một khách hàng, lãi suất, CAR, PAR…” Các quy định rất cần thiết để định hướng và khuyến khích trong hoạt động của các TCTCVM đặc biệt là để các tổ chức xây dựng lộ trình chính thức hóa và cấp phép hoạt động Khung pháp lý về ngân hàng nên được cấu trúc để cung cấp cho các TCTCVM một cái nhìn rõ ràng về ngưỡng để đạt được trên con đường phát triển và chuyển đổi thể chế Ledgerwood (2006) cho rằng những tổ chức chính thức cần tuân thủ các quy định và được giám sát từ các ngân hàng trung ương Theo Campion (2001) thì việc NHTW xây dựng cơ chế quản lý và giám sát là tiên quyết bởi một trung gian tài chính có hoạt động huy động vốn và đi vay để cho vay thì sẽ ảnh hưởng nhất định đến sự an toàn của hệ thống tài chính NHTW sẽ giám sát và quản lý TCTCVM thông qua (i) cấp phép hoạt động (licensed), hoặc (ii) ban hành tiêu chuẩn hoạt động (regulated), hoặc (iii) kết hợp cả hai hình thức (Hạ Thị Thiều Dao và cộng sự 2018).
Theo IFAD (2000) thì các chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển của các TCTCVM được đo lường như sau:
Bảng 2.2: Các tiêu chí đánh giá phát triển TCVM
Tiêu chí Các chỉ sổ Tiêu chuẩn
- Số lượng các sản phẩm, dịch vụ cung ứng.
Tiêu chí Các chỉ sổ Tiêu chuẩn Độ rộng tiếp cận
- Số lượng và tốc độ tăng khách hàng.
- Dư nợ tín dụng và tốc độ tăng của dư nợ tín dụng.
- Dư nợ tiết kiệm và tốc độ tăng của dư nợ tiết kiệm. Độ sâu tiếp cận Kích cỡ khoản vay trung bình.
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ.
Tỷ lệ khách hàng là nữ hoặc tỷ lệ khách hàng là người có thu nhập thấp.
Tỷ suất sinh lời ROA, ROE ROA ≥ 2%
Luận án sử dụng lý thuyết thể chế nhằm phân tích thực trạng phát triển của các TCTCVM tại Việt Nam Riêng với chỉ tiêu FSS theo Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2014) đã đề cập: “Theo đánh giá của MIX thì chưa tổ chức nào tại Việt Nam đạt được FSS.TCTCVM có FSS cao trên 150% trong một số năm (như 15 TCTCVM có OSS cao nhất trong năm 2012), The MIX vẫn không công nhận các TCTCVM này đạt FSS mà chỉ đạtOSS Lý do chính có thể là (i) có nhiều cách tính FSS, nhưng ở Việt Nam các TCTCVM không cung cấp đầy đủ các dữ liệu cho The MIX về các chi phí và thu nhập từ việc được tài trợ/ưu đãi; (ii) lạm phát tại Việt Nam tương đối cao, do vậy chi phí mất vốn do lạm phát lớn; (iii) hầu hết các TCTCVM ở Việt Nam đều có quy mô nhỏ nên khả năng đảm bảo bền vững tài chính lâu dài là một thách thức lớn” Bên cạnh đó chỉ tiêu ROA, ROE cũng là các chỉ số để đánh giá về năng lực tài chính của các tổ chức trung gian tài chính và tại ViệtNam, hai chỉ số này được sử dụng để đo lường sự bền vững về tài chính của các TCTCVM(Phạm Bích Liên 2016, Nguyễn Quỳnh Phương 2016) Do đó luận án cũng sử dụng hai chỉ tiêu này để đánh giá sự bền vững về tài chính của các TCTCVM tại Việt Nam.
Kinh nghiệm phát triển các tổ chức TCVM trên thế giới
Tài chính vi mô xuất hiện tại Philippines từ những năm giữa giai đoạn 1970 - 1980, sau khi mô hình Grameen Bank thành công và được nhân rộng Cho đến nay, các TCTCVM tại Philippines hoạt động như một ngân hàng với đầy đủ các nghiệp vụ bao gồm tín dụng vi mô cho nhà ở, tín dụng vi mô cho nông nghiệp, tín dụng vi mô cho doanh nghiệp siêu nhỏ, tiết kiệm vi mô, bảo hiểm vi mô và các sản phẩm khác mang tính ứng dụng công nghệ (e- banking, chuyển tiền, ATM…).
Nghiên cứu về phát triển TCTCVM tại Philippines, Raymund và Mar (2013) rút ra bốn bài học cốt lõi được rút trong việc xây dựng mô hình TCVM thành công đó là: (i) áp dụng mô hình TCVM theo tư tưởng của mô hình Ngân hàng Grameen hướng tới phục vụ thị trường (ii) hỗ trợ tích cực từ các nhà tài trợ quốc tế và Chính phủ, (iii) hoàn thiện khung pháp lý và chính sách hỗ trợ cho ngành TCVM, (iv) phát triển sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ cao dựa trên Internet và công nghệ di động Một chú ý lớn tại Philippines đó là việc thiết kế sản phẩm dịch vụ dựa trên ứng dụng công nghệ để phát triển ngành TCVM tại Philippines Tại đây, sản phẩm dựa trên sự tiện lợi của khách hàng đó là ngân hàng di động và ngân hàng Internet được các TCTCVM phát triển và đem lại hiệu quả cao cho khách hàng Theo đó người dùng có thể sử dụng các dịch vụ tài chính như gửi tiền, rút tiền, thanh toán… tại bất kỳ đâu.
Chính phủ Pakistan đã tạo điều kiện trong việc thành lập quỹ bán buôn để hỗ trợ các TCTCVM bên cạnh việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý (Usman 2011) Không giống như các quốc gia khác, mô hình quỹ bán buôn của Pakistan tập trung vào đối tượng là các TCTCVM nhỏ, mới thành lập và các NGO đang định hướng chuyển đổi thành TCTCVM. Một số quỹ bán buôn điển hình như mô hình quỹ bán buôn vốn dưới dạng Quỹ giảm nghèo (PPAF), quỹ này được khởi xướng bởi Chính phủ Pakistan và được cấp vốn bởi Ngân hàng Trung ương Pakistan và tổ chức tài trợ quốc tế (WB, IFAD, ADB), theo đó quỹ chỉ hỗ trợ cho các tổ chức TCTCVM chưa chính thức Quỹ bảo lãnh tín dụng vi mô của Ngân hàng Trung ương Pakistan là một quỹ bán buôn lớn huy động nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại cho ngành tài chính vi mô Ngân hàng vi mô Khushhali nhận vốn từ 16 NHTM hoạt động trên cả nước để tài trợ cho các TCTCVM nhỏ và các NGO định hướng chuyển đổi thành TCTCVM Bên cạnh đó, quỹ tín thác Orangi hoạt động như một tổ chức bán buôn thực hiện cung cấp vốn cho các TCTCVM nhỏ Từ đó có thể thấy rằng, ngoài việc thành công trong việc xây dựng hệ thống quỹ bán buôn với quy mô lớn sử dụng vốn từ nhà nước, Pakistan còn thành công trong việc xây dựng mô hình quỹ bán buôn với sự tài trợ của các nhà tài trợ quốc tế và đặc biệt là nguồn vốn từ các NHTM để thực hiện các mục tiêu xã hội (Usman 2011).
2.5.3 Kinh nghiệm tại các quốc gia Châu Phi
Liên kết giữa các TCTCVM và các cộng đồng địa phương
Một cách tiếp cận thường được áp dụng ở các nước châu Phi là dựa vào các cộng đồng địa phương để hỗ trợ sự phát triển của các tổ chức TCVM, những tổ chức hoạt động ngoài khu vực ngân hàng chính thức (Bennett 1998) Do các tổ chức TCVM phải tự tìm nguồn vốn nên việc phát triển các hình thức tiết kiệm từ cộng đồng địa phương để hình thành các hợp tác xã là rất quan trọng Kết quả là các nhóm hợp tác truyền thống dựa vào cộng đồng như câu lạc bộ địa phương và hiệp hội làng xã đóng vai trò quan trọng trong việc huy động tiền gửi tiết kiệm và mở rộng các dịch vụ khác của các TCTCVM Sự phát triển của ngân hàng hợp tác và các hiệp hội tiết kiệm - cho vay là một ví dụ điển hình của phương pháp hợp tác giữa các TCTCVM và các hiệp hội cộng đồng Ở nước Benin, mạng lưới tổ chức TCVM rộng lớn chủ yếu là các hợp tác xã tiết kiệm - cho vay và các tổ chức tương hỗ Tại Ghana, Ngân hàng Nông thôn và Cộng đồng (RCB) là tổ chức thuộc sở hữu của các thành viên trong cộng đồng (thông qua mua cổ phiếu), chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính vi mô, các công ty tiết kiệm và cho vay là loại hình tổ chức TCVM lớn thứ hai (Anupam, Rodolphe và Murat 2004).
Liên kết giữa các TCTCVM và các NHTM
Mối liên hệ giữa các NHTM và các TCTCVM sẽ có lợi cho cả hai bên và có thể bổ sung tốt cho nhau bằng cách phục vụ các khách hàng cơ sở khác nhau Các ngân hàng cung ứng dịch vụ cho khu vực chính thức, truyền thống, các TCTCVM phục vụ những nhu cầu tài chính nhỏ, những người có thu nhập thấp và phạm vi hoạt động mạnh mẽ ở khu vực nông thôn Nếu hai tổ chức này liên kết với nhau sẽ bao phủ và phổ cập tài chính và hỗ trợ về hoạt động cho cả hai Các TCTCVM có thể được ngân hàng hỗ trợ trong việc quản lý thanh khoản, trong khi ngân hàng có thể mở rộng được các đối tượng khách hàng của họ. Tại khu vực Tây Phi và Guinea, các NHTM thường quản lý các tài khoản tiền gửi của các TCTCVM, cung cấp thêm dịch vụ quản lý thanh khoản, ví dụ cấp một hạn mức tín dụng khẩn cấp để bù đắp sự thiếu hụt về tiền mặt, giúp các TCTCVM giảm thiểu rủi ro về dòng tiền (Anupam, Rodolphe và Murat 2004) Bên cạnh đó, các NHTM cũng có thể mở rộng đối tượng khách hàng của mình nhờ sự hỗ trợ về địa bàn của các TCTCVM ở khu vực nông thôn, nơi mà ngân hàng chưa có chi nhánh.
2.5.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua quá trình triển khai các mô hình tổ chức TCVM trên thế giới đã thành công tại một vài quốc gia, một số bài học kinh nghiệm có thể rút ra cho Việt Nam như sau:
Một là, để các TCTCVM phát triển thì điều kiện tiên quyết là cần có hành lang pháp lý đầy đủ và phù hợp, trên tinh thần hỗ trợ nhưng vẫn cần tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn nhằm lành mạnh và phát triển hệ thống chung.
Hai là, Nhà nước cần có chính sách thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ từ Chính phủ Ví dụ việc thu hút quỹ bán buôn từ các NHTM trong nước, các tổ chức tài trợ quốc tế, qua đó tạo nguồn vốn cho các TCTCVM có quy mô nhỏ được mở rộng hoạt động.
Ba là, Chính phủ cần có cơ chế để các TCTCVM có thể cung cấp được hầu hết các dịch vụ tài chính trong đó có dịch vụ thanh toán như bài học tại Philippines Qua đó, góp phần hỗ trợ các tổ chức có điều kiện cung ứng mọi loại hình dịch vụ nhưng ở phạm vi vi mô cho đối tượng khách hàng thu nhập thấp.
Bốn là, các TCTCVM có thể chủ động liên kết với các NHTM và các cộng đồng địa phương như các nước Tây Phi Qua đó, góp phần mở rộng đối tượng khách hàng, giảm chi phí kiểm soát rủi ro và có thể được hỗ trợ khi gặp vấn đề thanh khoản trong hạn mức nhất định.
Các nghiên cứu liên quan
2.6.1 Các nghiên cứu về hoạt động tài chính vi mô và phát triển hoạt động tài chính vi mô
Ledgerwood (1999) đã viết một nghiên cứu tổng hợp lại toàn bộ lý thuyết về tài chính vi mô, là một cuốn sách sổ tay về tổ chức và hoạt động của tài chính vi mô Tài liệu đóng một vai trò quan trọng cung cấp thông tin giúp những nhà hoạch định chính sách, nhà tài trợ, Chính phủ hiểu về các dịch vụ tài chính phục vụ các nhu cầu đa dạng của tài chính quy mô nhỏ Cuốn sách này tập trung vào thể chế và các khía cạnh về mặt tài chính của các TCTCVM Cuốn sách có ba phần trong đó: Phần một đề cập đến những vấn đề rộng hơn về các hoạt động tài chính vi mô, bao gồm cung và cầu dịch vụ tài chính, các sản phẩm và dịch vụ mà một tổ chức TCVM có thể cung cấp, các vấn đề liên quan đến thể chế Phần hai đề cập hỗ trợ thiết kế các sản phẩm tài chính vi mô như cho vay, tiết kiệm nhằm phù hợp với nhu cầu của khách hàng Phần ba đề cập hỗ trợ phân tích báo cáo tài chính và tính toán các chỉ số hoạt động của các TCTCVM Các chỉ số hoạt động của các TCTCVM bao gồm:
(1) Chất lượng khoản vay: tỷ lệ hoàn trả, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ tổn thất trong cho vay;
(2) Hệ số năng suất và hiệu quả hoạt động: Số người vay trên mỗi cán bộ tín dụng, dư nợ trung bình trên mỗi cán bộ tín dụng, số tiền giải ngân trong kỳ trên mỗi cán bộ tín dụng, số lượng người gửi tiền trên mỗi nhân viên tiết kiệm, số dư tiền gửi trên mỗi nhân viên tiết kiệm, tổng số tiền tiết kiệm thu được trong kỳ trên mỗi nhân viên tiết kiệm, tỷ lệ chi phí hoạt động, chi phí trung bình trên mỗi khách hàng vay;
(3) Hệ số thể hiện tính bền vững và lợi nhuận: OSS, FSS, chỉ số phụ thuộc trợ cấp, ROA, ROE;
(4) Đòn bẩy tài chính và an toàn vốn: Nợ/VSCH, tỷ lệ vốn/tài sản có trọng số rủi ro;
(5) Quy mô và độ sâu tiếp cận: Số lượng khách hàng gửi tiền, số lượng khách hàng vay vốn, kích cỡ khoản vay trung bình hoặc khoản vay trung bình/GDP, tỷ lệ khách hàng vay vốn là nữ, tỷ lệ khách hàng giữa thành thị và nông thôn…
Lê Thanh Tâm (2008) với đề tài “Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn”. Nghiên cứu đã phân tích thực trạng, nêu lên những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải pháp trong việc phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động của các tổ chức tài chính nông thôn bao gồm: Ngân hàng TNHH MTV Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Quỹ Tín dụng Nhân dân và một vài tổ chức khác Nghiên cứu cũng đề cập đến hai tiêu chí đánh giá phát triển trong hoạt động của các tổ chức là mức độ tiếp cận và sự bền vững. Ngoài ra nghiên cứu sử dụng phương pháp OLS để đo lường mối quan hệ giữa sự bền vững và mức độ tiếp cận với mẫu là 477 quan sát tại các quỹ tín dụng nhân dân, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến độ sâu tiếp cận thông qua chỉ số giá trị khoản vay trung bình/GDP đầu người Các biến độc lập gồm có ROA, tuổi, số lượng khách hàng, tỷ lệ khách hàng nữ Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi và ROA có tác động cùng chiều đến giá trị khoản vay trung bình/GDP đầu người, tức ngược chiều với độ sâu tiếp cận.
Phạm Bích Liên (2016) với nghiên cứu “Phát triển hoạt động tài chính vi mô tại các tổ chức tín dụng Việt Nam” đã đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ tài chính vi mô tại các TCTD Việt Nam và tập trung nghiên cứu điển hình ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Nghiên cứu đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động tài chính vi mô tại các TCTD, với các tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động TCVM được phân chia thành hai nhóm là mức độ tiếp cận và sự bền vững Nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chí để đánh giá sự phát triển về hoạt động TCVM là sự bền vững và mức độ tiếp cận Trong đó nghiên cứu đưa ra mô hình về các nhân tố tác động đến độ sâu tiếp cận đo lường bằng giá trị khoản vay trung bình bao gồm các yếu tố như tuổi, OSS, độ rộng tiếp cận, năng suất lao động, tỷ lệ nợ xấu và mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận thông qua mức độ quan tâm của khách hàng Dữ liệu thu thập trong năm 2013 và 2014 tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt thu về được 129 quan sát, phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp nhân tố khẳng định CFA Kết quả nghiên cứu chỉ ra độ rộng tiếp cận, rủi ro tín dụng, năng suất lao động tác động cùng chiều độ sâu tiếp cận, tuổi và sự bền vững tác động ngược chiều đến độ sâu tiếp cận Nghiên cứu đồng thời nhận định bộ tiêu chí để đánh giá sự phát triển về hoạt động TCVM là sự bền vững và mức độ tiếp cận.
Thu Trang Bui (2017) với đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các TCTCVM tại Việt Nam đã so sánh giữa đổi mới tài chính của hệ thống tài chính vi mô Việt Nam và hai tiêu chuẩn quốc tế Đó là Ngân hàng Grameen ở Bangladesh và Ngân hàng Rakyat của Indonesia để tìm ra những hạn chế quy mô và phạm vi của các TCTCVM tại Việt Nam Nghiên cứu hệ thống lại lịch sử phát triển của tổ chức tài chính vi mô toàn cầu và sự bền vững của các TCTCVM Nghiên cứu phân tích thực trạng về hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam, cũng như nền kinh tế xã hội và môi trường pháp lý Bên cạnh đó nghiên cứu phân tích các yếu tố tác động đến chỉ số tài chính ROA bằng phương pháp OLS và SGMM, số liệu thu thập từ 36 chi nhánh ngân hàng hợp tác xã và một vài quỹ tín dụng nhân dân trong giai đoạn 5 năm từ 2010 - 2015 Các biến độc lập bao gồm: Tỷ lệ VCSH/tổng tài sản, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, tỷ lệ chi phí hoạt động, dư nợ/tổng tài sản, kích cỡ của TCTCVM, GDP, IFL Nghiên cứu đưa ra kết luận VCSH/tổng tài sản có tác động tích cực đến ROA, tỷ lệ nợ quá hạn và tổng dư nợ/tổng tài sản có tác động tiêu cực đến ROA.
Nguyễn Quỳnh Phương (2017) với đề tài “Phát triển hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam” đã thu thập mẫu gồm 25 tổ chức TCVM tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 -
2015 Nghiên cứu phân tích các yếu tố tác động đến sự bền vững thông qua ba chỉ số OSS, ROA, ROE Các biến độc lập được đưa vào mô hình bao gồm: Dư nợ tín dụng, số lượng khách hàng vay vốn, tỷ lệ khách hàng nữ, dư nợ bình quân trên cán bộ tín dụng và tỷ lệ VCSH/Tổng tài sản Tỷ lệ VCSH/tổng tài sản tác động tích cực đến ROA, ROE, OSS và dư nợ bình quân trên cán bộ tín dụng tác động tích cực đến OSS, ROA Tỷ lệ khách hàng nữ tác động tích cực đến ROA, ROE.
Kerstin và cộng sự (2017) đã đo lường hiệu quả của TCVM trong việc phát triển kinh tế xã hội Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 952 tổ chức trong giai đoạn 1995 - 2012, thu về tổng số 7.253 quan sát tại 101 quốc gia trong các khu vực khác nhau trên thế giới. Nghiên cứu sử dụng chỉ số GDP làm biến phụ thuộc đo lường bằng phương pháp OLS Các biến độc lập bao gồm: Mức độ tiếp cận đo lường qua số lượng người vay, tỉ lệ khách hàng nữ, kích cỡ khoản vay trung bình; Lợi nhuận đo lường thông qua chỉ số lợi nhuận biên vàROA; Các biến kiểm soát bao gồm PAR30, chi phí trung bình trên một khách hàng vay, số lượng người vay trên một cán bộ tín dụng, dư nợ trên tổng tài sản, tuổi Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phụ nữ đi vay có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sứ mệnh phát triển của các tổ chức TCVM, các tổ chức TCVM nhằm mục tiêu tỷ suất lợi nhuận cao hơn có thể gây hại cho khách hàng tài chính vi mô Tác động tích cực của danh mục cho vay gộp và quy mô chỉ ra rằng các tổ chức TCVM lớn hơn hoạt động tốt hơn các tổ chức nhỏ hơn về mặt thành tựu xã hội và tài chính Bên cạnh đó tuổi của tổ chức TCVM có hệ số hồi quy âm đáng kể, chứng minh rằng hiệu quả tài chính và xã hội của tổ chức TCVM cũng như đóng góp của tổ chức vào tăng trưởng GDP giảm dần theo độ tuổi Bên cạnh đó nghiên cứu nhận định biến số lượng khách hàng vay, dư nợ bình quân không có ý nghĩa thống kê.
Hạ Thị Thiều Dao và cộng sự (2018) nghiên cứu sự phát triển bền vững của 47 các TCTCVM, chương trình, dự án của TCVM tại Việt Nam giai đoạn 2003 - 2016 Nghiên cứu đã hệ thống khung lý thuyết về TCTCVM cùng các lý thuyết về phát triển các TCTCVM, lý thuyết thể chế và lý thuyết các bên có liên quan Đề tài đã nghiên cứu lý thuyết về sự phát triển bền vững các TCTCVM trên ba khía cạnh: (i) bền vững hoạt động, (ii) bền vững tài chính và (iii) bền vững thể chế, đồng thời chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự bền vững của các TCTCVM theo ba khía cạnh này Với bền vững về hoạt động và thể chế, đề tài sử dụng phương pháp định tính, đánh giá tính bền vững tài chính, đề tài sử dụng các chỉ tiêu đánh giá của nhà đầu tư và tổ chức cho vay bán buôn và sử dụng mô hình phân tích định lượng Fixed Effect nhằm tìm ra các nhân tố tác động đến bền vững về tài chính của các TCTCVM tại Việt Nam Kết quả định lượng cho thấy tính bền vững về tài chính của các TCTCVM bị chi phối bởi 5 yếu tố, trong đó (i) tốc độ gia tăng về dư nợ cho vay của TCTCVM, (ii) hiệu quả của TCTCVM, (iii) tỷ lệ số người vay trên số lượng nhân viên của TCTCVM có tác động tích cực (iv) tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của TCTCVM và (v) chi phí tính trên mỗi khách hàng vay vốn gia tăng có tác động tiêu cực Trên cơ sở đó đề tài đề xuất các giải pháp phát triển bền vững các TCTCVM tại Việt Nam.
2.6.2 Các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến sự bền vững của các tổ chức tài chính vi mô
Hartarska và Nadolnyak (2005) đã sử dụng dữ liệu thu thập từ 114 tổ chức TCVM tại 62 quốc gia, với biến phụ thuộc là OSS để đo lường hiệu quả hoạt động và số lượng khách hàng vay vốn để đo lường độ rộng tiếp cận Các biến độc lập gồm có tỷ lệ đòn bẩy, tỷ lệ dư nợ, tuổi, kích cỡ của tổ chức, dư nợ tiết kiệm, biến giả loại hình của tổ chức.Phương pháp được sử dụng là các mô hình hồi quy dữ liệu bảng FEM, REM, GLS Kết quả cho thấy tuổi, tổng dư nợ, kích cỡ MFI ảnh hưởng tích cực đến OSS Bên cạnh đó tuổi và quy mô, tổng dư nợ, tổng tiền gửi MFI cũng tác động tích cực đến khả năng tiếp cận. Nghiên cứu nhận định các tổ chức TCVM chuyển đổi thành chính thức không bền vững hơn về mặt tài chính hoặc tiếp cận nhiều người vay nghèo hơn so với các tổ chức TCVM bán chính thức, không được quản lý Tuy nhiên các tổ chức TCVM huy động được tiết kiệm có khả năng tiếp cận tốt hơn cho thấy có thể có lợi ích gián tiếp từ chuyển đổi Bên cạnh đó các tổ chức TCVM ít đòn bẩy hơn có tính bền vững tốt hơn.
Adongo và Stork (2005) sử dụng dữ liệu từ 143 tổ chức TCVM tại Namibia thời gian thu thập năm 2005 với phương pháp hồi quy OLS Nghiên cứu sử dụng chỉ số tự vững tài chính FSS làm biến phụ thuộc, các biến độc lập trong mô hình bao gồm: biến giả về pháp lý (chính thức hay không chính thức), biến giả về khả năng hoàn trả các khoản vay (hàng tuần, hàng tháng, 6 tháng), biến giả về việc có nhận vốn của các nhà tài trợ trong giai đoạn đầu hay không, biến giả về việc tổ chức có cung cấp sản phẩm chiến lược hay cho vay theo nhóm không, số dư nợ tiết kiệm, dư nợ cho vay của các TCTCVM Nghiên cứu kết luận các TCTCVM tại Namibia vẫn chưa bền vững về tài chính, do yêu cầu về lãi suất vốn hóa vượt trần lãi suất quy định Các tổ chức có nhà tài trợ hỗ trợ vốn trong giai đoạn đầu và cho vay theo nhóm bền vững hơn về mặt tài chính Nghiên cứu nhận định cần nâng cao độ tin cậy về báo cáo của tổ chức tài chính vi mô là một vấn đề then chốt cần khắc phục tại Namibia.
Nyamsgoro (2010) sử dụng dữ liệu bảng thu thập số liệu của 116 chi nhánh các tổ chức tài chính vi mô nông thôn tại Tanzania trong giai đoạn 2004 - 2007 bằng phương pháp hồi quy SGMM Nghiên cứu đánh giá các yếu tố tác động đến sự bền vững về tài chính FSS của các TCTCVM bao gồm các yếu tố: độ rộng tiếp cận, độ sâu tiếp cận, cấu trúc vốn, lãi suất, tỷ lệ nợ quá hạn, khả năng thanh khoản, số lượng người vay trên cán bộ tín dụng, sự khác biệt về loại hình cho vay, chi phí trên người vay, các loại sản phẩm, kích cỡ của tổ chức TCVM, số lượng người vay, thời hạn khoản vay, mức chịu rủi ro, hiệu quả hoạt động.Kết quả nghiên cứu cho rằng: Kích cỡ của tổ chức, tỷ suất lợi tức, số lượng người vay, cấu trúc vốn được đo lường bằng vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn có tác động cùng chiều đếnFSS; Tỷ lệ nợ quá hạn, chi phí hoạt động, hiệu suất nhân viên tác động ngược chiều đếnFSS Tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tuổi, loại hình tổ chức, độ sâu tiếp cận đo lường bằng tỷ lệ khách hàng nữ không có tác động đến FSS Nghiên cứu đề xuất cácTCTCVM cần để mức lãi suất cao nhằm trang trải các chi phí và dự phòng rủi ro, tổng dư nợ không tác động đến FSS thay vào đó cần tăng lợi tức từ danh mục vay Đồng thời, cần thiết kế khoản vay cho phù hợp, với các khoản vay cá nhân có kích cỡ nhỏ và thời hạn dài, cho vay theo nhóm nên thiết kế kích cỡ lớn và thời hạn ngắn Bên cạnh đó, có sự đánh đổi giữa kích cỡ khoản vay trung bình với độ rộng tiếp cận, tăng kích cỡ khoản vay trung bình thì giảm độ rộng tiếp cận.
Crombrugghe, Tenikue và Sureda (2007) đã sử dụng dữ liệu thu thập từ 662.000 người vay từ 42 các TCTCVM tại Ấn Độ vào năm 2003 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là hồi quy bình phương nhỏ nhất OLS Nghiên cứu với các biến phụ thuộc thể hiện sự bền vững là OSS, FSS Các biến độc lập được sử dụng gồm có: chi phí hoạt động, chi phí tài chính, tuổi, lợi tức trên khoản vay trung bình, tỷ lệ khách hàng vay vốn là nữ, biến giả dummy về các sản phẩm tiết kiệm, số khách hàng vay trung bình trên 1 cán bộ, dư nợ trung bình theo năm, tổng chi phí, số lượng nhân viên trung bình, số lượng khách hàng vay vốn.
PY có tác động cùng chiều với OSS, FSS ở giai đoạn đầu, sau đó giảm chiều khi PY đã tăng ở mức cao Số lượng người vay và số lượng người vay/cán bộ tín dụng tác động tích cực đến OSS, FSS trong khi số lượng các nhân viên tín dụng tác động tiêu cực Kích thước khoản vay trung bình tăng có tác động tích cực đến FSS nhưng chỉ đến
Các yếu tố tác động đến sự bền vững của các tổ chức tài chính vi mô
2.7.1 Tác động của tuổi của tổ chức tài chính vi mô
Tính bền vững cũng có thể liên quan đến tuổi của TCTCVM bởi lẽ các tổ chức lâu năm, có kinh nghiệm trong hoạt động có thể có lợi thế và khẳng định vị thế hơn, bền vững hơn các tổ chức mới thành lập Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng tuổi các TCTCVM liên quan đến sự bền vững tài chính Robinson (2001) phát hiện ra rằng các tổ chức tài chính vi mô có kinh nghiệm với độ tuổi trên sáu năm thì FSS là trên 102% Những TCTCVM hoạt động từ
3 - 6 năm có tỷ lệ FSS là 86%, những TCTCVM dưới 3 năm thì FSS là 69% Phát hiện của Robinson (2001) ngụ ý rằng tuổi của tài chính vi mô ảnh hưởng đến tự vững tài chính Hơn nữa Bogan và cộng sự (2007) cũng cho thấy độ tuổi của các tổ chức tài chính vi mô có liên quan đến sự bền vững tài chính Cull và cộng sự (2007) củng cố ý tưởng này bằng cách chỉ ra tuổi một tổ chức có ảnh hưởng tích cực và có nghĩa đến hoạt động tài chính trên tất cả ba chỉ số FSS, OSS, ROA Hartarska và Nadolnyak (2005) có cùng nhận định tuổi tác động tích cực đến OSS của các TCTCVM Tuy nhiên Kerstin và cộng sự (2017) phát hiện rằng tuổi có tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính Moususmi và Swati (2016) cũng cho rằng tuổi tác động ngược chiều đến OSS của các TCTCVM tại Ấn Độ Đồng quan điểm Phan Thị Hồng Thảo (2019) kết luận tuổi có tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính của các tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam Nguyễn Ngọc Tân (2020) cũng đưa ra nhận định tuổi có tác động tiêu cực đến chỉ số ROE của các TCTCVM tại Việt Nam.
Phát hiện của Nyamsogoro (2010), Crombrugghe và cộng sự (2007) chỉ ra không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa tuổi các TCTCVM và tính bền vững tài chính Và do đó kết luận rằng tuổi TCTCVM không cải thiện tính bền vững tài chính Liên quan đến các mối quan hệ giữa tuổi TCTCVM và bền vững hoạt động với phát hiện của Nadiya (2011) cho rằng tuổi không quan trọng đối với chỉ số OSS Vì vậy dựa trên những kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết H1: Tuổi của tổ chức tài chính vi mô có tác động tích cực đến sự bền vững của tổ chức tài chính vi mô.
2.7.2 Tác động của kích cỡ của tổ chức TCVM
Chỉ tiêu thường được đo lường kích cỡ của một TCTCVM là giá trị tổng tài sản (Mersland và Storm 2008; Bogan và cộng sự 2007; Cull và cộng sự 2007).
Theo Cull và cộng sự (2007), kích cỡ có tác động cùng chiều đến sự bền vững trên cả hai chỉ số bền vững hoạt động OSS và bền vững tài chính FSS, ROA Mersland và Storm
(2008) đã nêu ra kích cỡ của TCTCVM có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của tổ chức Bởi lẽ kích cỡ lớn mang lại lợi ích về quy mô, về vốn nên có cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng hơn các tổ chức nhỏ Nyamsogoro (2010) cũng nhận định rằng kích cỡ có tác động cùng chiều lớn đến sự bền vững về tài chính FSS của các TCTCM tại Tazania Kerstin và cộng sự (2017) cũng nhận định các TCTCVM có kích cỡ lớn hơn hoạt động hiệu quả hơn về mặt tài chính và xã hội Hartarska và Nadolnyak (2005) cũng nhận định kích cỡ của một TCTCVM tác động tích cực đến OSS Tại Việt Nam, nghiên cứu của Phan Thị Hồng Thảo (2019) cũng nhận định kích cỡ của tổ chức tác động cùng chiều đến hiệu quả tài chính của 4 tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam.
Vì vậy dựa trên những kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết H2: Kích cỡ của tổ chức tài chính vi mô có tác động tích cực đến sự bền vững của tổ chức tài chính vi mô.
2.7.3 Tác động của tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
Thành phần các nguồn vốn khác nhau trong một TCTCVM được gọi là cấu trúc vốn. Nguồn vốn của một TCTCVM được cấu thành bởi các khoản tiền gửi, cổ phiếu, vốn đi vay, vốn tự có, vốn được từ thiện Tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu hay còn gọi là đòn bẩy tài chính.
Các nghiên cứu đã được tiến hành để giải thích tại sao cơ cấu vốn ảnh hưởng đến tính bền vững của các TCTCVM Nghiên cứu của Kyereboah Coleman (2007) là một ví dụ cho thấy các TCTCVM tỷ lệ đòn bẩy cao có khả năng chống đỡ với rủi ro hơn so với cácTCTCVM tỷ lệ đòn bẩy thấp Điều này khẳng định rằng đòn bẩy cao và lợi nhuận có tương quan tích cực Dissanayake (2012) cũng cho rằng có mối tương quan tích cực giữa Nợ/Vốn chủ sở hữu (cấu trúc vốn) đến tính OSS và ROA Ngược lại nghiên cứu của Nyamsogoro
(2010) chỉ ra rằng có một mối tương quan tích cực giữa cơ cấu vốn và tính bền vững tài chính của TCTCVM, tổ chức có vốn chủ sở hữu càng cao, càng bền vững Bên cạnh đó Hạ Thị Thiều Dao và cộng sự (2018) lại cho rằng tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu tác động tiêu cực đến sự bền vững về tài chính của các TCTCVM tại Việt Nam Vì vậy, dựa trên những kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết H3: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có tác động tiêu cực đến sự bền vững của tổ chức tài chính vi mô.
2.7.4 Tác động của kích cỡ khoản vay được giải ngân trung bình
Kích cỡ khoản vay được giải ngân trung bình là một chỉ số nhằm đánh giá độ sâu tiếp cận của các TCTCVM Theo Mersland và Strom (2009); Cull và cộng sự (2007) đã nhận định kích cỡ khoản vay được giải ngân trung bình là biến biểu đạt về độ sâu tiếp cận của các TCTCVM và kích thước khoản vay trung bình nhỏ chứng tỏ tổ chức đã tiếp cận được khách hàng nghèo hơn Gregoire và Tuya (2006) nhận định kích cỡ khoản vay được giải ngân trung bình tác động cùng chiều đến FSS của các TCTCVM Phát hiện này kết luận thêm rằng các TCTCVM sẽ đạt thêm lợi nhuận với kích cỡ khoản vay trung bình lớn hơn Theo Schreiner (2002) thì kích cỡ khoản vay trung bình tác động tích cực đến FSS, đồng thời các khoản vay nhỏ có rủi ro cao hơn không làm giảm chỉ số FSS của tổ chức. Củng cố thêm quan điểm, theo Gonzalez (2007) nhận định rằng kích cỡ khoản vay trung bình lớn hơn sẽ làm giảm chi phí hoạt động thay vì gộp các khoản cho vay nhỏ lại và làm tăng lợi nhuận Theo Crombrugghe, Tenikue và Sureda (2007) thì mối quan hệ giữa kích thước khoản vay trung bình tăng có tác động tích cực đến FSS nhưng chỉ đến một thời điểm Moususmi và Swati (2016) có quan điểm kích cỡ khoản vay trung bình có tác động tích cực đến OSS của các TCTCVM tại Ấn Độ.
Tuy nhiên trái ngược với nhận định trên, Cull và cộng sự (2007) phát hiện rằng, các TCTCVM với các khoản vay trung bình lớn không sinh lời tốt hơn so với các tổ chức có khoản cho vay trung bình nhỏ, tác động tiêu cực đến OSS, FSS Ủng hộ quan điểm này Nadiya (2011) nhận định kích cỡ khoản vay trung bình có tác động tiêu cực đến OSS khi đánh giá sự bền vững của các TCTCVM tại Ấn Độ, nơi đã có xu hướng các tổ chức tăng quy mô khoản vay để cải thiện chỉ số FSS Nhưng kết quả của xu hướng này đi ngược với kỳ vọng khi những tổ chức cho vay nhóm khách hàng nghèo hơn lại bền vững hơn Bởi khi tập trung vào khách hàng có nhu cầu vay lớn hơn, các tổ chức đã phải cạnh tranh với thị trường chính thức khốc liệt trong khi tiềm lực tài chính của tổ chức còn hạn chế và đánh mất thị trường truyền thống Hạ Thị Thiều Dao và cộng sự (2018) cũng cho rằng tiếp cận khách hàng nghèo hơn làm tổ chức bền vững hơn về mặt tài chính Dựa trên những kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết H4: Kích cỡ khoản vay được giải ngân có tác động tích cực đến sự bền vững của tổ chức tài chính vi mô.
2.7.5 Tác động của tỷ lệ nợ quá hạn trên 30 ngày Đối với tổ chức TCVM để đánh giá chất lượng danh mục cho vay, sử dụng chỉ số tỷ lệ nợ quá hạn - Par Par là một thước đo số tiền còn nợ của tất cả các khoản vay đã quá hạn một số ngày nhất định, thể hiện khả năng mất vốn trong tương lai dựa trên tình trạng hiện tại của danh mục cho vay Thực tế có nhiều chỉ số Par nhưng được sử dụng nhiều nhất là Par 30, tỷ lệ nợ quá hạn trên 30 ngày.
Theo kết quả của Nyamsogoro (2010) chỉ ra có một mối quan hệ tiêu cực giữa PAR và FSS của các tổ chức tài chính vi mô Điều này cho thấy rằng tổ chức tài chính vi mô càng kém hiệu quả (PAR cao) thì sẽ càng kém bền vững về tài chính Moususmi và Swati
(2016) cũng cho rằng tỷ lệ nợ quá hạn tác động tiêu cực đến OSS của các TCTCVM tại Ấn Độ Nguyễn Ngọc Tân (2020) cũng kết luận tỷ lệ rủi ro của danh mục cho vay tác động ngược chiều đến các chỉ số OSS, ROA, ROE Thu Trang Bui (2017) cũng nhận định tỷ lệ nợ quá hạn tác động tiêu cực đến ROA của các TCTCVM tại Việt Nam Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết H5: Tỷ lệ nợ quá hạn trên 30 ngày có tác động tiêu cực đến sự bền vững của tổ chức tài chính vi mô.
2.7.6 Tác động của tỷ lệ chi phí hoạt động
Tỷ lệ chi phí hoạt động là tỷ lệ của các chi phí hoạt động như chi phí in ấn, quản lý, nhân sự trên tổng chi phí Nếu hạ thấp tỷ lệ chi phí hoạt động trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, các TCTCVM sẽ hoạt động hiệu quả hơn Theo Nyamsogoro (2010) thì tỷ lệ chi phí hoạt động tác động tiêu cực mạnh đến FSS của các TCTCVM Điều này thể hiện các tổ chức TCVM giảm chi phí hoạt động sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn và bền vững hơn Ủng hộ quan điểm này Dissanayake (2012) cũng nhận định tỷ lệ chi phí hoạt động tác động tiêu cực đến OSS của các TCTCVM tại Sri Lanka Moususmi và Swati
(2016) cũng cho rằng tỷ lệ chi phí hoạt động tác động ngược chiều đến OSS Tại Việt Nam,
Nguyễn Ngọc Tân (2020) cũng nhận định tỷ lệ chi phí hoạt động tác động ngược chiều đến OSS, ROA, ROE Vì vậy dựa trên những kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết H6: Chi phí hoạt động có tác động tiêu cực đến sự bền vững của tổ chức tài chính vi mô.
2.7.7 Tác động của chi phí trên mỗi người vay
Khoảng trống nghiên cứu
Thông qua quá trình lược khảo các nghiên cứu liên quan, luận án nhận định một vài đặc điểm nổi bật như sau:
Một là, các nghiên cứu về mặt lý thuyết như khái niệm, cơ cấu tổ chức, các sản phẩm dịch vụ, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đã được các học giả quan tâm nhiều ở trên thế giới cũng như Việt Nam Bên cạnh đó, các nghiên cứu về phát triển hoạt động của các tổ chức TCVM cũng đã xuất hiện tại Việt Nam nhưng phạm vi về thời gian nghiên cứu và không gian nghiên cứu là khác nhau, chưa có một nghiên cứu nào phân tích về phát triển hoạt động của 27 tổ chức TCTCVM trong giai đoạn 2008 - 2019 Đây là giai đoạn có tính cập nhật, được kỳ vọng tạo bước đệm để phát triển ngành TCVM trong tương lai, đặc biệt sau khi NHNN ban hành Luật các TCTD năm 2010 và xem TCTCVM chính thức là một loại hình TCTD phi ngân hàng do NHNN quản lý (Hạ Thị Thiều Dao 2018) Bên cạnh đó, đây cũng là giai đoạn mà Chính phủ thể hiện sự quan tâm nhất định đối với ngành TCVM khi đã ban hành Quyết định 2195/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020.
Hai là, về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bền vững của các TCTCVM thì trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu phân tích và đánh giá đặc biệt ở các nước mới nổi Tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu phân tích về vấn đề này Bên cạnh đó các nghiên cứu đưa ra kết luận chưa thống nhất, đặc biệt về tác động của các biến tuổi, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, hiệu suất làm việc của nhân viên, kích cỡ khoản vay trung bình, tỷ suất lợi tức trên danh mục cho vay.
Ba là, chưa có một nghiên cứu nào đo lường sự khác nhau về mức độ tác động của từng yếu tố đối với sự bền vững của hai nhóm tổ chức TCVM chính thức và bán chính thức tại Việt Nam Do đó các nghiên cứu chưa đánh giá được những yếu tố nào tác động mạnh đến sự bền vững của tổ chức chính thức hơn và các tổ chức bán chính thức chịu tác động rõ rệt hơn với những yếu tố nào.
Từ những nhận định trên, luận án bổ sung các khoảng trống nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, luận án tập trung phân tích sự phát triển trong hoạt động của các
TCTCVM tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2019 vì đây là giai đoạn mà Chính phủ đã thể hiện sự quan tâm đối với ngành TCVM và bắt đầu có những văn bản pháp lý quy định về hoạt động, tổ chức của các TCTCVM Đồng thời đây là giai đoạn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, các lĩnh vực trong đó có tài chính vi mô cũng đã gặp phải những thách thức và khó khăn nhất định.
Thứ hai, luận án bổ sung thêm các bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động đến sự bền vững của các TCTCVM tại Việt Nam Đặc biệt với các yếu tố có nhiều quan điểm về xu hướng tác động như biến tuổi, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, hiệu suất làm việc của nhân viên, kích cỡ khoản vay trung bình, tỷ suất lợi tức trên danh mục cho vay.
Thứ ba, luận án sử dụng các biến tương tác để đo lường sự khác nhau về mức độ tác động của từng yếu tố đến sự bền vững của các TCTCVM tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu nào đã từng công bố trước đây Do đó, luận án muốn tìm ra những sự khác nhau trong mức độ tác động của các yếu tố này đến sự bền vững của các TCTCVM tại Việt Nam nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp hơn cho các nhóm tổ chức TCVM chính thức và bán chính thức.
Luận án bổ sung các khoảng trống trong nghiên cứu nhằm đưa ra những bằng chứng có giá trị lý thuyết và thực tiễn đối với các TCTCVM và các cơ quan quản lý Qua đó luận án đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm phát triển hoạt động TCVM trong tương lai hướng đến mục tiêu tài chính toàn diện.
Trong chương 2, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết phục vụ cho luận án bao gồm các lý thuyết liên quan về tài chính vi mô, tổ chức tài chính vi mô, phát triển tổ chức tài chính vi mô, các lý thuyết liên quan đến cơ chế hoạt động của các TCTCVM Bên cạnh việc trình bày cơ sở lý thuyết, tác giả cũng tiến hành lược khảo các nghiên cứu liên quan đến sự bền vững của các tổ chức tài chính vi mô Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước,trong chương 3 tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu của luận án.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Các bước trong quy trình nghiên cứu để thực hiện luận án này được cụ thể hóa như sau:
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu. Đây là bước đầu tiên trong quy trình nghiên cứu, tác giả thông qua việc đánh giá về tầm quan trọng của lĩnh vực tài chính vi mô tại Việt Nam và xét thấy đây là một lĩnh vực có ý nghĩa và có giá trị thực tiễn nên đã xác định vấn đề nghiên cứu của luận án là phát triển các TCTCVM tại Việt Nam và mục tiêu chung là đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển các TCTCVM tại Việt Nam trong tương lai.
Bước 2: Hệ thống cơ sở lý thuyết và khảo lược các nghiên cứu liên quan.
Từ việc xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu luận án hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về các tổ chức tài chính vi mô và phát triển các tổ chức tài chính vi mô Đặc biệt, luận án khảo lược các nghiên cứu liên quan về phát triển các tổ chức tài chính vi mô và các yếu tố tác động đến sự bền vững của các TCTCVM Thông qua đó, luận án xây dựng mô hình nghiên cứu trong đó gồm có các biến phụ thuộc và các biến độc lập dựa trên sự kế thừa và phát triển từ các nghiên cứu thực nghiệm liên quan.
Bước 3: Thu thập và xử lý dữ liệu.
Dữ liệu được thu thập từ nguồn mix market (Microfinance Information Exchange -MIX), đây là một website đăng tải các dữ liệu, thông tin của các TCTCVM trên phạm vi toàn cầu Bên cạnh đó, nghiên cứu thu thập dữ liệu từ Danh bạ tài chính vi mô hàng năm, ấn phẩm của Nhóm công tác tài chính vi mô ban hành Qua quá trình thu thập và xử lý dữ liệu, luận án đã thu thập được dữ liệu đầy đủ nhất của 27 tổ chức TCVM trong giai đoạn 2008 -
2019 Các tiêu chí đánh giá, chỉ số phân tích và giá trị các biến độc lập, biến phụ thuộc đều được tính toán dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được.
Bước 4: Thống kê mô tả, hồi quy và kiểm định các mô hình nghiên cứu
Sau khi thu thập dữ liệu, luận án thống kê mô tả, phân tích so sánh các chỉ tiêu đo lường sự phát triển của các TCTCVM và sự bền vững của các TCTCVM Bên cạnh đó, khi đánh giá các yếu tố tác động đến sự bền vững của các TCTCVM, luận án phân tích tương quan, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, sau đó hồi quy các mô hình Pool OLS, FEM, REM, FGLS trên phần mềm Stata 14.1 Mở rộng hơn, để xác định tính vững của các kết quả nghiên cứu, khắc phục hiện tượng nội sinh là hiện tượng phổ biến khi hồi quy các mô hình trong lĩnh vực kinh tế, luận án sử dụng phương pháp hồi quy SGMM và thực hiện các kiểm định của mô hình để xác định kết quả của mô hình là phù hợp Ngoài ra, tương tự với các phương pháp hồi quy trên, luận án sử dụng hồi quy với các biến tương tác nhằm đánh giá sự khác biệt về mức độ tác động của các yếu tố đến sự bền vững của các TCTCVM chính thức và bán chính thức.
Sau khi phân tích thống kê mô tả, thực hiện hồi quy và các kiểm định liên quan, luận án thảo luận kết quả nghiên cứu nhằm đánh giá về các chỉ tiêu đo lường sự phát triển của các TCTCVM, các yếu tố tác động và mức độ tác động của từng yếu tố đến sự bền vững của các TCTCVM tại Việt Nam Đồng thời, kết quả này được so sánh với các giả thuyết nghiên cứu và các nghiên cứu liên quan.
Bước 5: Đề xuất các giải pháp và hàm ý chính sách.
Sau quá trình thảo luận kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất các giải pháp và hàm ý chính sách nhằm phát triển các TCTCVM tại Việt Nam trong tương lai.
Mô hình nghiên cứu
3.2.1 Tổng quan mô hình nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự bền vững của các TCTCVM
Nghiên cứu định lượng sử dụng dữ liệu bảng thu thập số liệu của 116 chi nhánh của các tổ chức tài chính vi mô nông thôn tại Tanzania trong giai đoạn 2004 - 2007 bằng phương pháp hồi quy SGMM Nghiên cứu đánh giá các yếu tố tác động đến sự bền vững về tài chính FSS của các TCTCVM, mô hình hồi quy tổng quát:
Y it = a i + βX it +ε it Trong đó:
- Yit: Giá trị của biến phụ thuộc bền vững về tài chính FSS, đo lường sự ổn định tài chính của dữ liệu mẫu đơn vị i năm t
- X it : đại diện cho biến độc lập đơn vị i tại thời điểm t
Các biến độc lập bao gồm: độ rộng tiếp cận, độ sâu tiếp cận, cấu trúc vốn, lãi suất, tỷ lệ nợ quá hạn, khả năng thanh khoản, số lượng người vay trên cán bộ tín dụng, chi phí trên mỗi khách hàng vay, các sản phẩm của tổ chức, kích cỡ của tổ chức TCVM, số lượng người vay, thời hạn khoản vay, mức chịu rủi ro, hiệu quả hoạt động Kết quả nghiên cứu cho rằng: Kích cỡ của tổ chức, tỷ suất lợi tức, cấu trúc vốn, số lượng người vay có tác động cùng chiều đến FSS; Tỷ lệ nợ quá hạn, chi phí hoạt động, hiệu suất nhân viên tác động ngược chiều đến FSS Tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tuổi, loại hình tổ chức, độ sâu tiếp cận đo lường bằng tỷ lệ khách hàng nữ không có tác động đến FSS.
Mô hình của Cull và cộng sự
Cull và cộng sự (2007) với nghiên cứu “Hiệu quả tài chính và phạm vi tiếp cận: một phân tích toàn cầu về các ngân hàng cho vay quy mô nhỏ” Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp và dữ liệu khảo sát sơ cấp của 124 tổ chức tại 49 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn
1999 - 2002 bằng phương pháp hồi quy OLS Mô hình nghiên cứu: FSS = α +β 1 Yeild + β 2 Yeild*lending type + β 3 Cost + β 4 Cost *lending type + β 5 lending type + β 6 MFI history + β 7 orientation +β 8 region +ε i
OSS = α +β 1 Yeild + β 2 Yeild*lending type + β 3 Cost + β 4 Cost *lending type + β 5 lending type + β 6 MFI history + β 7 orientation +β 8 region +ε i
ROA = α +β 1 Yeild + β 2 Yeild*lending type + β 3 Cost + β 4 Cost *lending type + β 5 lending type + β 6 MFI history + β 7 orientation +β 8 region +ε i
- FSS, OSS, ROA lần lượt là tỷ lệ tự vững tài chính, tự vững hoạt động, tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản của tổ chức tài chính vi mô.
- β1: Vectơ hệ số lợi tức trên tổng danh mục cho vay.
- β2: Vectơ hệ số cho thấy tác động của lợi tức trên danh mục cho vay thay đổi như thế nào theo loại cho vay (cho vay cá nhân, cho vay theo nhóm, cho vay theo ngân hàng thôn bản).
- β 3 : Vectơ hệ số chi phí bao gồm hai biến độc lập đo lường chi phí vốn, chi phí hoạt động.
- β 4 : Vectơ hệ số cho thấy tác động của chi phí thay đổi như thế nào theo loại hình cho vay.
- β5: Vectơ hệ số loại hình cho vay.
- β 6 : Vectơ hệ số về lịch sử MFI đo lường qua hai biến độc lập là tuổi của tổ chức và kích cỡ của tổ chức.
- β 7 : Vectơ định hướng chứa ba biến mô tả phương thức kinh doanh của tổ chức tài chính vi mô: tỷ lệ vốn vay trên tài sản, quy mô khoản vay trung bình (so với GNP trên đầu người) và một biến giả cho biết trạng thái hoạt động vì lợi nhuận hay vì mục tiêu xã hội của tổ chức tài chính vi mô (bằng một nếu tổ chức hoạt động vì lợi nhuận).
- β 8 : Vecto khu vực địa lý là hệ số của biến giả phân chia theo khu vực địa lý chính của các nước đang phát triển trên thế giới.
Kết quả nghiên cứu cho thấy lãi suất cao hơn có lợi hơn nhưng sẽ chỉ đạt đến một mức tối đa, nếu lãi suất vượt quá mức chấp nhận được thì khách hàng có chất lượng kém Đối với tổ chức cho vay theo nhóm, cho vay theo ngân hàng làng, hiệu quả tài chính có xu hướng xấu đi khi lợi suất tăng Thêm vào đó nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và kích cỡ khoản vay trung bình là không đáng kể, tổ chức TCVM có năng suất tương đối cao làm cho các khoản vay nhỏ hơn không nhất thiết phải ít sinh lời hơn Những tổ chức cho vay cá nhân tự vững tài chính có quy mô khoản vay trung bình thấp hơn và cho phụ nữ vay nhiều hơn Những tổ chức cho vay cá nhân lâu năm hoạt động kém hơn trong việc tiếp cận khách hàng, tuy nhiên có tác động tích cực đến các chỉ số FSS, OSS, ROA Các ngân hàng vi mô lớn hơn và lâu năm hơn hơn thường là các tổ chức trưởng thành và phát triển, họ có thể ngày càng tập trung vào các khách hàng có các khoản vay lớn hơn.
Dissanayake (2012) đã thu thập mẫu gồm 11 tổ chức TCVM trong giai đoạn 2005 -
2010, với mục tiêu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự bền vững trong hoạt động OSS và khả năng sinh lời thông qua các chỉ số ROE, ROA, tỷ lợi nhuận biên (Profit margin ratio) của các TCTCVM tại Sri Lanka Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy OLS Mô hình nghiên cứu như sau:
OSS = α + β1 (OER) + β2 (PPR) + β3 (WOR) + β4 (CPB) + β5(DER) + e
ROA = α + β 1 (OER) + β 2 (PPR) + β 3 (WOR) + β 4 (CPB) + β 5 (DER) + e ROE = α + β1 (OER) + β2 (PPR) + β3 (WOR) + β4 (CPB) + β5(DER) + e PM = α + β1 (OER) + β2 (PPR) + β 3 (WOR) + β 4 (CPB) + β 5 (DER) + e Trong đó:
- Các biến phụ thuộc OSS, ROA, ROE, PM lần lượt là tỷ lệ bền vững về hoạt động, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lợi nhuận biên.
- β1: Vecto hệ số tỷ lệ chi phí hoạt động
- β 2: Vecto hệ số tỷ lệ hiệu suất làm việc của nhânviên
- β3: Vecto hệ số tỷ lệ xóa nợ
- β4: Vecto hệ số tỷ lệ chi phí trên mỗi khách hàngvay
- β5: Vecto tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
Kết quả cho thấy tỷ lệ chi phí hoạt động, tỷ lệ xóa nợ tác động ngược chiều đến ROE, ROA, PM, tỷ lệ chi phí trên mỗi người vay tác động ngược chiều đến ROE, OSS Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu có tác động tích cực đến ROA, OSS Ngoài ra, tỷ lệ năng suất lao động không có ý nghĩa thống kê Như vậy, nghiên cứu nhấn mạnh đến việc các TCTCVM tại Sri Lanka có thể tăng lợi nhuận và bền vững hoạt động bằng việc giảm thiểu tỷ lệ chi phí hoạt động, tỷ lệ chi phí trên mỗi người vay và tỷ lệ xóa nợ Đồng thời, các tổ chức có thể tăng tỷ lệ đòn bẩy tài chính được thể hiện thông qua chỉ số tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu bằng những sản phẩm huy động vốn Điều này sẽ giúp các TCTCVM cải thiện chỉ số ROA, OSS.
Dựa trên các nghiên cứu liên quan, các mô hình nghiên cứu của Nyamsogoro (2010), Cull và cộng sự (2007), Dissanayake (2012) về các yếu tố tác động đến sự bền vững của các tổ chức TCVM, luận án đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
Trong đó, Y it là biến phụ thuộc phản ánh sự bền vững về hoạt động OSS và bền vững về tài chính ROA, ROE của tổ chức TCVM thứ i tại thời điểm t Nghiên cứu không sử dụng biến FSS vì tại Việt Nam chưa thể xác định được chỉ số này một cách chính xác Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2014) đã đề cập: “Theo đánh giá của MIX thì chưa tổ chức nào tại Việt Nam đạt được FSS The MIX không công nhận các TCTCVM đạt FSS mà chỉ đạt OSS Lý do chính có thể là (i) có nhiều cách tính FSS, nhưng ở Việt Nam các TCTCVM không cung cấp đầy đủ các dữ liệu cho The MIX về các chi phí và thu nhập từ việc được tài trợ/ưu đãi;
(ii) lạm phát tại Việt Nam tương đối cao, do vậy chi phí mất vốn do lạm phát lớn; (iii) hầu hết các TCTCVM ở Việt Nam đều có quy mô nhỏ nên khả năng đảm bảo bền vững tài chính lâu dài là một thách thức lớn” Do đó, nghiên cứu sử dụng chỉ số ROA, ROE để đánh giá về sự bền vững tài chính của các TCTCVM Các công thức tính biến phụ thuộc OSS, ROA, ROE được thể hiện như sau:
OSS = Thu nhập hoạt động/Tổng chi phí hoạt động
ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân
ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân àit sai số ngẫu nhiờn.
Xjit là các biến độc lập trong mô hình tương ứng với tổ chức TCVM thứ i tại thời điểm t Cách tính toán, kỳ vọng dấu và cơ sở xây dựng các biến độc lập này được mô tả trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1: Tóm tắt các biến độc lập
Tên biến Giải thích/Công thức tính
AGE + Cull và cộng sự (2007); Robinson (2001); Bogan
Phan Thị Hồng Thảo (2019); Nguyễn Ngọc Tân (2020); Kerstin và cộng sự (2017); Moususmi và Swati (2016).
Kích cỡ của tổ chức Tổng tài sản LNTA + Cull và cộng sự (2007); Mersland và Storm
(2009); Bogan và cộng sự (2007); Nyamsogoro (2010); Kerstin và cộng sự (2017); Phan Thị Hồng Thảo (2019); Hartarska và Nadolnyak (2005).
Tên biến Giải thích/Công thức tính Ký hiệu Kỳ vọn g
Tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu.
Tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu
Nyamsogoro (2010); Hạ Thị Thiều Dao và cộng sự
Kích cỡ khoản vay được giải ngân trung bình.
Tổng dư nợ/tổng số khách hàng vay
ALS + Gonzalez (2007); Gregoire và Tuya (2006);
Schreiner (2002); Crombrugghe, Tenikue và Sureda (2007); Moususmi và Swati (2016)
Cull và cộng sự (2007); Nadiya (2011); Hạ Thị
Thiều Dao và cộng sự (2018) -
Tỷ lệ nợ quá hạn trên
Tỷ lệ nợ quá hạn trên 30 ngày/Tổng dư nợ
PAR 30 - Nyamsogoro (2010); Moususmi và Swati (2016);
Nguyễn Ngọc Tân (2020); Thu Trang Bui (2017) -
Tỷ lệ chi phí hoạt động.
Ngọc Tân (2010); Moususmi và Swati (2016) -
Chi phí trên mỗi người vay.
Chi phí/số lượng người vay
CPB - Schreiner (2002); Cull và cộng sự (2007);
Moususmi và Swati (2016); Hạ Thị Thiều Dao và cộng sự (2018).
Hiệu suất làm việc của nhân viên tín dụng.
Số lượng người vay /mỗi nhân viên tín dụng
PPR + Crombrugghe và cộng sự (2007); Mersland và
Storm (2007); Hạ Thị Thiều Dao và cộng sự (2018).
Tỷ suất lợi tức trên danh mục cho vay.
Doanh thu tài chính của danh mục cho vay/Tổng dư nợ
Schreiner (2002); Adongo và Stork (2005); Kerstin Lopatta và cộng sự (2017); Moususmi và Swati (2016).
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Ngoài ra, một trong những điểm mới của đề tài là đánh giá sự khác biệt về yếu tố tác động và mức độ tác động của từng yếu tố đến sự bền vững của các TCTCVM chính thức và bán chính thức tại Việt Nam Luận án sử dụng biến giả FORMAL Biến FORMAL nhận giá trị là 1 với các tổ chức TCVM chính thức và nhận giá trị là 0 với các tổ chức TCVM bán chính thức Cụ thể, luận án sẽ bổ sung vào mô hình các biến tương tác Xjit x FORMAL Đây là mô hình mới so với các nghiên cứu về lĩnh vực phát triển tài chính vi mô và các yếu tố đánh giá sự bền vững của các TCTCVM.
= Vo + Vi ỵ %t + ỡj £ X;u X OORMLL + ựu (2)
Giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở các nghiên cứu liên quan về các yếu tố tác động đến sự bền vững của tổ chức tài chính vi mô, tác giả đã phát triển các giả thuyết nghiên cứu trong phần 2.7 và xây dựng mô hình nghiên cứu ở phần 3.2 Theo đó, có 9 giả thuyết nghiên cứu đã được phát triển nhằm xác định và đánh giá mức độ của các yếu tố ảnh hưởng đến sự bền vững của tổ chức tài chính vi mô, cụ thể như sau:
Giả thuyết H1: Tuổi của tổ chức tài chính vi mô có tác động tích cực đến sự bền vững của các TCTCVM.
Giả thuyết H2: Kích cỡ của tổ chức tài chính vi mô có tác động tích cực đến sự bền vững của các TCTCVM.
Giả thuyết H3: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có tác động tiêu cực đến sự bền vững hoạt động của các TCTCVM.
Giả thuyết H4: Kích cỡ khoản vay được giải ngân có tác động tích cực đến sự bền vững của các TCTCVM.
Giả thuyết H5: Tỷ lệ nợ quá hạn trên 30 ngày có tác động tiêu cực đến sự bền vững của các TCTCVM.
Giả thuyết H6: Chi phí hoạt động có tác động tiêu cực đến sự bền vững của các
Giả thuyết H7: Chi phí trên mỗi người vay có tác động tiêu cực đến sự bền vững của các các TCTCVM.
Giả thuyết H8: Số lượng người vay trên mỗi nhân viên có tác động tích cực đến sự bền vững của các TCTCVM.
Giả thuyết H9: Lợi tức trên danh mục cho vay có tác động tích cực đến sự bền vững của của các TCTCVM.
Dữ liệu nghiên cứu
Kích thước mẫu tối thiểu được xác định theo nguyên tắc được đề xuất bởi Green
(1991) Cụ thể, kích thước mẫu tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 50+8m, trong đó m là số biến độc lập trong mô hình Mô hình nghiên cứu cơ bản bao gồm 9 biến độc lập, như vậy kích thước mẫu tối thiểu là 122 quan sát Trong mô hình với các biến điều tiết, số biến độc lập tối đa là 18, như vậy kích thước mẫu tối thiểu trong trường hợp này là 194 quan sát Với dữ liệu bảng bao gồm 27 tổ chức TCVM được thu thập từ năm 2008 đến năm 2019, nghiên cứu thu về 299 quan sát và đáp ứng yêu cầu về độ phù hợp.
3.4.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Luận án lựa chọn 27 các TCTCVM có đủ dữ liệu nhất trong khoảng thời gian từ 2008
- 2019 bao gồm 4 TCTCVM chính thức và 23 TCTCVM bán chính thức Theo dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến thời điểm 31/12/2019 có 4 TCTCVM chính thức là: Tổ chức tài chính vi mô TNHH M7, Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình thương, Tổ chức tài chính vi mô TNHH Thanh Hóa, Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV cho người lao động nghèo tự tạo việc làm CEP.
Luận án thu thập dữ liệu thứ cấp của 27 TCTCVM trong khoảng thời gian 2008 -
2019 nhằm bảo đảm đủ số liệu của các tổ chức để ước lượng được các biến trong mô hình.
Dữ liệu được thu thập từ nguồn mix market (Microfinance Information Exchange - MIX),đây là một website đăng tải các dữ liệu, thông tin của các TCTCVM trên phạm vi toàn cầu.Bên cạnh đó, nghiên cứu thu thập dữ liệu từ Danh bạ tài chính vi mô hàng năm, ấn phẩm củaNhóm công tác tài chính vi mô ban hành.
Phương pháp nghiên cứu
3.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp tổng hợp, phân tích: Phương pháp được luận án sử dụng thông qua quá trình hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết về tổ chức tài chính vi mô, phát triển tổ chức tài chính vi mô và khảo lược các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến sự bền vững của các TCTCVM Qua đó, tác giả xây dựng được mô hình nghiên cứu và đặt giả thuyết nghiên cứu. Đồng thời, phương pháp tổng hợp, phân tích cũng được sử dụng nhằm luận giải kết quả của mô hình nghiên cứu và trên cơ sở đó đề xuất các khuyến nghị, giải pháp nhằm phát triển các TCTCVM tại Việt Nam.
Phương pháp so sánh, phân tích: Dựa trên dữ liệu thứ cấp thu thập được, luận án sử dụng phương pháp so sánh, phân tích các chỉ số được đánh giá thông qua sự tăng, giảm về số tuyệt đối và tương đối với các mốc thời gian cụ thể Qua đó luận án phản ánh được thực trạng phát triển của các TCTCVM tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2019 3.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
3.5.1.1 Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả từ nguồn dữ liệu thứ cấp nhằm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán thông tin liên quan đối với các tổ chức tài chính vi mô nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán. Để ước lượng mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp ước lượng dành cho dữ liệu bảng là phương pháp Pooled OLS, phương pháp tác động cố định (FEM), phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM), phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (FGLS), phương pháp GMM hệ thống (System General Method of Moments - SGMM).
3.5.1.2 Phương pháp ước lượng với mô hình tác động cố định (FEM-Fixed Effects Model) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM-Random Effects Model)
Một trong những lợi thế của việc phân tích dữ liệu bảng so với phân tích dữ liệu chéo là dữ liệu bảng cho phép kiểm soát được sự không đồng nhất giữa các đơn vị nghiên cứu Bởi nếu không kiểm soát được các tác động riêng lẻ này thì các ước lượng sẽ bị sai lệch.
Trong nghiên cứu này, dữ liệu bảng sẽ giúp xem xét sự không đồng nhất giữa các tổ chức TCVM Với mô hình nghiên cứu (1), thành phần sai số Vít trong mô hình sẽ được tách ra như sau:
Hi t = w í + Vị t trong đó, ui là tác động không quan sát được của tổ chức TCVM thứ i và không thay đổi theo thời gian, V j t là phần tác động không quan sát được của tổ chức TCVM thứ i và thay đổi theo thời gian t.
Khi đó, có 2 trường hợp xảy ra, như sau:
Nếu uI có tương quan với Xj it là các biến độc lập trong mô hình (1) tương ứng với tổ chức TCVM thứ i tại thời điểm t thì mô hình (1) sẽ trở thành mô hình tác động cố định (FEM-Fixed Effects Model) Để ước lượng các hệ số hồi quy jj j trong trường hợp này cần phải khử uị trong mô hình Trước hết, biến đổi mô hình (1) về dạng như sau: í = A + ft 2 ^ +"9 1 + V (3)
7 = 1 trong đó, Ỹ í = E t Y t t/ T ị, Xji = EtXjị t/ T ị, V = Zt V ị t/ T ị.
Khi đó, các hệ số hồi quy jj j sẽ được ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS).
Nếu không có tương quan với X j it là các biến độc lập trong mô hình (1) tương ứng với tổ chức TCVM thứ i tại thời điểm t thì mô hình (1) sẽ trở thành mô hình tác động ngẫu nhiên (REM-Random Effects Model) Khi đó, mô hình (1) sẽ được biến đổi về dạng:
7 = 1 trong đó, 6 là một hàm của phương sai ui (ơ^ ) và phương sai V ị t ( ơ J ) Nếu ơ^ = 0, nghĩa là u í = 0, khi đó ớ = 0 và các hệ số hồi quy jj j có thể ước lượng bằng OLS trực tiếp từ mô hình
(1) Nếu ơj = 0, nghĩa là Vịt = 0, khi đó ớ = 1 và các hệ số hồi quy jjj có thể ước lượng bằng
OLS thông qua mô hình (3).
Kiểm định này được sử dụng để lựa chọn mô hình tác động cố định FEM hay mô hình tác động ngẫu nhiên REM Kiểm định Hausman test có giả thuyết H0 là sự khác biệt trong các hệ số không có tính hệ thống, hay không có sự tương quan giữa sai số đặc trưng của các chủ thể với các biến độc lập trong mô hình Nếu kết quả kiểm định có ý nghĩa thống kê, bác bỏ H0, khi đó lựa chọn mô hình FEM là phù hợp, ngược lại chưa có cơ sở bác bỏ H0 thì lựa chọn mô hình REM là phù hợp.
> Kiểm định các khuyết tật của mô hình
Kiểm định đa cộng tuyến : Đa cộng tuyến là hiện tượng hai hay nhiều biến độc lập trong mô hình có mối quan hệ tuyến tính với nhau, khi đó kết quả hệ số ước lượng và ý nghĩa thống kê trong mô hình không còn phù hợp Do đó, cần phải kiểm định đa cộng tuyến để đảm bảo các biến trong mô hình là phù hợp Phương pháp được sử dụng là hệ số tương quan và và nhân tử phóng đại phương sai VIF nhằm giúp đưa ra nhận định các biến độc lập có tương tác với nhau hay không.
Kiểm định phương sai sai số thay đổi và tự tương quan: Trong mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển, có giả thuyết về sự không đổi của phương sai sai số Phương sai sai số thay đổi cũng là một dạng khuyết tật của mô hình, theo đó phần dư của mô hình sau khi hồi quy không còn tuân theo phân phối chuẩn, vi phạm về giả thuyết trong mô hình hồi quy Với mô hình REM, sử dụng phương pháp nhân tử Larange và với mô hình FEM sử dụng kiểm định Modified Wald test.
Hiện tượng tự tương quan là hiện tượng khiến giả thuyết về sự không tương quan giữa các sai số bị vi phạm, một trong những điều kiện của mô hình hồi quy tuyến tính truyền thống Để kiểm định giả thuyết về hiện tượng tự tương quan, luận án sử dụng kiểm định Wooldridge test.
3.5.2.3 Phương pháp ước lượng GMM hệ thống
Trong các mô hình kinh tế, đặc thù thường xảy ra hiện tượng nội sinh, để khắc phục tình trạng này, luận án thực hiện hồi quy với phương pháp SGMM (System GMM - SGMM) của Blundell và Bond (1998) Đây là một phương pháp phổ biến áp dụng khi ước lượng dữ liệu bảng khi hồi quy mô hình dữ liệu bảng động tuyến tính.
Phương pháp SGMM là phương pháp thích hợp với nghiên cứu này vì nhiều lý do. Thứ nhất, dữ liệu bảng của nghiên cứu có T nhỏ (12 năm), N lớn (27 tổ chức TCVM), nghĩa là ít mốc thời gian nhưng có nhiều quan sát Thứ hai, phương pháp này phù hợp để ước lượng các mô hình nghiên cứu động với một hoặc 2 vế của phương trình có chứa biến trễ Với các mô hình này các ước lượng bảng tĩnh không cho phép tạo ra các biến công cụ từ chính các biến trong mô hình Thứ ba, phương pháp này có thể được sử dụng khi các biến độc lập không phải là biến ngoại sinh ngặt (strictly extrogenous), nghĩa là có tương quan với phần dư; hoặc tồn tại biến nội sinh (endogenous variable) trong mô hình. Cuối cùng, khi mô hình tồn tại các tác động cố định riêng rẽ và phương sai thay đổi hoặc tự tương quan của sai số thì phương pháp này là phù hợp, do khả năng khử các tác động cố định riêng rẽ và khắc phục các khuyết tật của mô hình Các kiểm định độ tin cậy của mô hình mà luận án áp dụng gồm có:
> Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư Ước lượng SGMM yêu cầu có sự tương quan bậc 1 và không có sự tương quan bậc
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
Thực trạng phát triển của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam
4.1.1 Khái quát về sự hình thành và phát triển của tài chính vi mô tại Việt Nam
Tại Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI năm 1986, đã khởi xướng chính sách đổi mới toàn diện nền kinh tế Việt Nam Tuy nhiên những bất cập tồn tại của đói nghèo - bao cấp - bất bình đẳng trong thu nhập vẫn còn hiện diện Vào thời điểm đó tài chính vi mô đã thâm nhập vào Việt Nam thông qua hoạt động của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, và các chương trình hỗ trợ phát triển chính thức song phương và đa phương Theo Nguyễn Kim Anh (2014) có thể chia tiến trình phát triển TCVM ở Việt Nam theo 3 giai đoạn:
(i) Giai đoạn khởi đầu (trước năm 1990): Đây là giai đoạn mà TCVM bắt đầu nhen nhóm vào Việt Nam thông qua các chương trình, dự án và các tổ chức quốc tế với mục tiêu chung là hỗ trợ các nước kém phát triển trong xóa đói giảm nghèo, bất bình đẳng xã hội Vào năm 1989, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam triển khai chiến dịch “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” và đây là cộc mốc khởi đầu cho các chương trình TCVM từ các hội liên hiệp phụ nữ các tỉnh ngày nay (Nguyễn Kim Anh 2014).
(ii) Giai đoạn mở rộng (từ năm 1991 đến năm 2005): Đây là giai đoạn các tổ chức TCVM lâu đời tại Việt Nam được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động, điển hình là Dự án quỹ tình thương TYM, nhóm công tác tài chính vi mô tại Việt Nam (Nguyễn Kim Anh
2014) Đây được xem như giai đoạn bước đệm, tạo đà cho những giai đoạn tăng trưởng về số lượng các TCTCVM tại Việt Nam sau này Cuối giai đoạn này tại Việt Nam đã có hàng trăm các chương trình, dự án TCVM lớn nhỏ khác nhau trên khắp vùng miền cả nước Tuy nhiên các chương trình này ở thời điểm đó chưa có đầu mối gắn kết, gây nên lãng phí nguồn lực và thời gian (Đào Văn Hùng 2005).
(iii) Giai đoạn phát triển chiều sâu (từ năm 2005 đến nay): Năm 2005 đánh dấu mốc cho lĩnh vực TCVM tại Việt Nam khi Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2005/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam Đây được xem như văn bản pháp lý đầu tiên tại Việt Nam quy định hành lang về thể chế cho đặc thù các tổ chức tài chính với quy mô nhỏ là các TCTCVM Đặc biệt, từ khi Luật các TCTD 2010 được ban hành đã công nhận các TCTCVM là một loại hình TCTD phi ngân hàng và sau đó là 4 tổ chức TCTCVM chính thức được thành lập.
4.1.2 Các quy định liên quan về tài chính vi mô
4.1.2.1 Các quy định về tài chính vi mô
Nhóm chính sách định hướng phát triển
- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 và Luật sửa đổi, bổ sung một số hoạt động của tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14.
- Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày 6/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số 572/2012/QĐ-NHNN ngày 30/3/2012 của Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô đến năm 2020.
- Quyết định số 381/QĐ-TTg ngày 18/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban công tác tài chính vi mô.
Nhóm chính sách về thành lập, hoạt động
- Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 8/3/2005 của Chính phủ (được sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007) về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam.
- Thông tư số 02/2008/TT-NHNN ngày 2/4/2008 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam và Nghị định số 165/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam.
- Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg ngày 12/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ.
- Thông tư số 03/2018/TT-NHNN ngày 23/2/2018 của Ngân hàng Nhà nước quy định về giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.
- Thông tư số 10/2018/TT-NHNN ngày 9/4/2018 của Ngân hàng Nhà nước quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận những thay đổi của tổ chức tài chính vi mô.
- Thông tư số 19/2019/TT-NHNN ngày 5/11/2019 của Ngân hàng Nhà nước quy định mạng lưới hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.
Nhóm chính sách về quản lý tài chính và kiểm soát rủi ro
- Thông tư số 15/2010/TT-NHNN ngày 16/6/2010 của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
- Thông tư số 33/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của Ngân hàng Nhà nước quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.
- Thông tư số 18/2018/TT-BTC ngày 12/2/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều về chế độ tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô.
- Thông tư số 05/2019/TT-BTC ngày 25/01/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô.
- Thông tư số 37/2019/TT-BTC ngày 25/6/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ tài chính đối với chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ.
- Thông tư số 31/2019/TT-NHNN ngày 30/12/2019 của Ngân hàng Nhà nước quy định hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô.
- Thông tư số 34/2019/TT-NHNN ngày 31/12/2019 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với nguồn vốn ngoại tệ của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức phi chính phủ.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố tác động đến sự bền vững của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam
4.2.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và tương quan giữa các biến
Dựa trên mô hình nghiên cứu, tác giả sẽ thống kê mô tả các biến trong mô hình, ước lượng phân tích mức độ các động của các biến độc lập đến sự bền vững của các tổ chức TCVM thông qua 03 biến phụ thuộc OSS, ROA, ROE, qua đó phân tích kết quả nghiên cứu.
4.2.1.1 Thống kê mô tả các biến phụ thuộc
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự bền vững của các TCTCVM tại Việt Nam, dữ liệu được thu thập từ 27 tổ chức tài chính vi mô chính thức và bán chính thức giai đoạn từ 2008 - 2019. Bảng 4.7 trình bày thống kê mô tả các biến phụ thuộc trong mô hình, thu về 299 quan sát.
Bảng 4.7: Các biến phụ thuộc trong mô hình
Tên biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata 14.1
Biến OSS có giá trị nhỏ nhất là 1% của Quỹ 3PAD Bắc Kạn vào năm 2008 khi tổ chức này vừa mới thành lập, và giá trị cao nhất là của tổ chức Bàn tay vàng năm 2012 với giá trị là 290%, giá trị trung bình của OSS là 130,2074% Theo khuyến cáo của IFAD (2000) với thông lệ quốc tế, OSS nên lớn hơn 120%, điều này chứng tỏ nhìn chung các TCTCVM tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2009 tương đối bền vững về hoạt động Tuy nhiên độ lệch chuẩn 41,9148 ở mức độ tương đối thể hiện sự chênh lệch về mức độ bền vững của các TCTCVM.
Biến ROA có giá trị nhỏ nhất là -42% của tổ chức Anh chị em vào năm 2010, cao nhất là 16% của Quỹ Dariu vào năm 2014 Giá trị trung bình ROA là 3,6020%, lớn hơn 2% theo thông lệ quốc tế (IFAD 2000), thể hiện nhìn chung các TCTCVM có hệ số ROA đảm bảo Biến ROE có giá trị thấp nhất là -94% của tổ chức Anh chị em vào năm 2010, cao nhất của tổ chức đào tạo điểm chuẩn (STU) vào năm 2012, giá trị trung bình là 10,9799%.
4.2.1.2 Thống kê mô tả các biến độc lập
Bảng 4.8: Các biến độc lập trong mô hình biếnTên Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata 14.1 9 Biến tuổi có giá trị nhỏ nhất là 0 và lớn nhất là 28 tuổi của tổ chức CEP tính đến năm
2019, trung bình tuổi của các TCTCVM là xấp xỉ 9 tuổi Biến lnTA có giá trị trung bình là 24,1706 với độ lệch chuẩn là 1,6223.
Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu DER có giá trị lớn nhất là 62% là giá trị của TCTCVM Mỹ Đức năm 2014 DER nhỏ nhất bằng 0 khi tổ chức hoàn toàn chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu mà không đi vay hay đi huy động vốn Điều này diễn ra trong thời gian nhất định tại các Quỹ bàn tay vàng, quỹ Dariu và quỹ 3PAD hỗ trợ phụ nữ tỉnh Bắc Kạn.
ALS có giá trị trung bình là 5.819.165 VND với độ lệch chuẩn là 3.734.034 VND.
Tỷ lệ nợ quá hạn trên 30 ngày PAR 30 có giá trị trung bình 0,3997% là giá trị tương đối thấp vì theo chuẩn quốc tế thì tỷ lệ PAR30 khuyến nghị là dưới 5% (IFAD 2000).
Chỉ số OER và CPB có giá trị trung bình lần lượt là 13,0134%; 758.740,4 VND, với độ lệch chuẩn tương đối cao lần lượt là 5,6205% và 771.361 VND.
Chỉ số PPR có giá trị lớn nhất là 1390 người vay/1 cán bộ tín dụng của tổ chức MOM năm 2013 và giá trị nhỏ nhất là 45 người vay/1 cán bộ tín dụng của tổ chức tín dụng tiết kiệm hội LHPN Phú Yên, Sơn La năm 2013 Trung bình 1 cán bộ tín dụng xử lý hồ sơ của 415 người vay, độ lệch chuẩn là xấp xỉ 298 người.
Chỉ số PY có giá trị trung bình là 19,1706%, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt là 1
% và 49%, với độ lệch chuẩn 6,4419.
4.2.1.3 Đánh giá sự tương quan
Bảng 4.9: Sự tương quan giữa các biến độc lập
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata 14.1
Nhìn vào Bảng 4.9 hệ số tương quan giữa các biến độc lập, thì các hệ số tương quan đa phần đều dưới 0,6 Điều đó có nghĩa là các biến độc lập đa phần có mức tương quan thấp, riêng hệ số tương quan của hai biến lnta và age là 0,6597 cao hơn 0,6 Tuy nhiên hệ số này có thể thay đổi trong quá trình hồi quy Để đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến, luận án sử dụng thêm mô hình phóng đại phương sai VIF.
Khi đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình với hệ số phóng đại VIF, theo Bảng 4.10 không có hệ số nào lớn hơn 10 đa phần rất thấp dưới 2 Theo David và cộng sự
(1988) thì hệ số VIF > 10 được coi là có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình Hệ số VIF trung bình chỉ 1,69 Điều này chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến đối với các biến độc lập trong mô hình Như vậy các biến độc lập được sử dụng là phù hợp.
Bảng 4.10: Hệ số phóng đại VIF
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stala 14.1
4.2.2 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố tác động đến sự bền vững.
4.2.2.1 Kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến OSS của các TCTCVM
Luận án hồi quy dữ liệu bảng theo mô hình Pool OLS, FEM, REM, sau đó sử dụng kiểm định Hausman test cho ra Prob >Chi2 = 0,0093 < 0,05, mô hình FEM là phù hợp Với mô hình Pool OLS và mô hình Fem thì các biến LNTA, DER, ALS, PAR30, OER có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ các yếu tố trên đều tác động đến sự bền vững về hoạt động của các TCTCM Tuy nhiên, khi kiểm định Modified Wald test thì đưa ra Prob > Chi2 = 0,0000 và Wooldridge test có p-value = 0,0450 đều nhỏ hơn 0,05, tức mô hình FEM có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan Do đó, luận án hồi quy FGLS để khắc phục hai hiện tượng trên Kết quả mô hình FGLS cũng đưa ra các biến DER, ALS, PAR30, OER, PY có ý nghĩa thống kê, các biến này tác động với mức độ nhất định lên OSS.
Tuy nhiên, khi đánh giá các yếu tố tác động trong các biến độc lập về kinh tế, không thể tránh khỏi hiện tượng biến nội sinh Do đó luận án áp dụng hồi quy theo phương phápSGMM để khắc phục hiện tượng nội sinh giữa các biến độc lập.
Bảng 4.11: Mô hình hồi quy biến phụ thuộc OSS
Pool OLS FEM REM GLS SGMM
Hệ số ước lượng Độ lệch chuẩn
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata 14.1
(Kết quả nghiên cứu ***, **, * có ý nghĩa thống kê ở mức lần lượt là 1%, 5% và 10%.)
Nhằm xem xét tính hợp lệ của mô hình, luận án sử dụng các kiểm định bao gồm kiểm định F để xem xét tính phù hợp của mô hình Bên cạnh đó sử dụng kiểm định Hansen để kiểm tra tính ràng buộc quá mức, tính hợp lý của các biến đại diện, kiểm định AR nhằm xem xét tính tương quan của phần dư.
Trong Bảng 4.11 đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự bền vững về hoạt động thông qua chỉ số OSS, ta thấy giá trị p-value = 0,000 < 0,05 của kiểm định F test, do đó bác bỏ giả thuyết H0: Tất cả các hệ số phương trình đều bằng 0 Giá trị p-value của kiểm định Hansen trong mô hình là 0,57 lớn hơn 0,1, do đó chấp nhận giả thuyết H0: Mô hình xác định đúng, các biến đại diện là phù hợp.
Bên cạnh đó giá trị AR (1) của mô hình là 0,002 nhỏ hơn 0,05, bác bỏ giả thuyết H0 là mô hình không có tương quan chuỗi bậc 1, chấp nhận H1 nghĩa là mô hình có tương quan chuỗi bậc 1 Giá trị p-value của kiểm định AR (2) của mô hình là 0,559 lớn hơn 0,1, chấp nhận giả thuyết H0: Không có sự tương quan chuỗi bậc 2 của phần dư trong mô hình hồi quy. Thêm vào đó số biến công cụ 21 nhỏ hơn số nhóm 27, thể hiện các kiểm định trên là thỏa mãn, vậy nên mô hình trên là phù hợp.