1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1572 Chất Lượng Tín Dụng Tại Nhtm Cp Ngoại Thương Vn 2023.Docx

61 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Tác giả Hồ Như Nguyệt
Người hướng dẫn TS. Lê Thanh Ngọc
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 85,74 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do nghiên cứu (12)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (12)
  • 3. Câu hỏi nghiên cứu (13)
  • 4. Phạm vi và đối tượng nghiêncứu (13)
  • 5. Đóng góp của nghiên cứu (13)
  • 6. Hạn chế của nghiên cứu (14)
  • 7. Phương pháp và dữ liệu nghiêncứu (14)
  • 8. Nội dung nghiên cứu (15)
  • 9. Bố cục khóa luận (15)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (16)
    • 1. Chất lượng tín dụng Ngân hàng (16)
      • 1.1. Khái niệm về Chất lượng tín dụng Ngân hàng (16)
      • 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá Chất lượng tín dụngcủa Ngân hàng Thương mại (18)
        • 1.2.1. Các chỉ tiêu về quy mô tín dụng (18)
        • 1.2.2. Các chỉ tiêu về thu nhập từ hoạt động cho vay (19)
        • 1.2.3. Các chỉ tiêu về rủi ro tín dụng (20)
      • 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng Chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại 9 2. Kinh nghiệm nâng cao Chất lượng tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại (21)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2022 (0)
    • 1. Tổng quan Vietcombank (28)
      • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển (28)
      • 1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2022 (29)
    • 2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Vietcombank giai đoạn 2020-2022 (33)
      • 2.1. Phân tích chất lượng tín dụng tại Vietcombank giai đoạn 2020-2022 (33)
        • 2.1.1. Các chỉ tiêu về quy mô tín dụng (33)
          • 2.1.1.1. Dư nợ tín dụng (33)
          • 2.1.1.2. Cơ cấu tổng dư nợ (35)
          • 2.1.2.1. Hiệu suất sử dụng vốn cho hoạt động tíndụng (0)
          • 2.1.2.2. Vòng quay vốn tín dụng (0)
          • 2.1.2.3. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng (0)
        • 2.1.3. Các chỉ tiêu về rủi ro tín dụng (0)
          • 2.1.3.1. Tỷ lệ nợ quá hạn (0)
          • 2.1.3.2. Tỷ lệ nợ xấu (46)
      • 2.2. Đánh giá chất lượng tín dụng tại Vietcombankgiai đoạn 2020-2022 (47)
        • 2.2.1. Tích cực (49)
        • 2.2.2. Hạn chế (50)
        • 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế (50)
  • CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (53)
    • 1. Định hướng phát triển của Vietcombank (53)
    • 2. Một số kiến nghị, giải phát nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (53)
  • KẾT LUẬN .................................................................................................. 44 (57)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 45 (0)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH HOCHIMINH UNIVERSITYOF BANKING HỒ NHƯ NGUYỆT CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠN[.]

Lý do nghiên cứu

Tín dụng là một trong những hoạt động chính và là nguồn tạo thu nhập chủ yếu của các Ngân hàng Thương mại Song, hoạt động tín dụng lại ẩn chứa nhiều rủi ro đòi hỏi các Ngân hàng Thương mại phải đặc biệt kiểm soát.

Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đang tồn tại trên thị trường ít nhiều đều sẽ có vay vốn từ các Ngân hàng Thương mại Khách hàng tiềm năng về mảng tín dụng của các Ngân hàng Thương mại rất lớn như: các cá nhân, tổ chức đang có ý định kinh doanh mà thiếu vốn, các cá nhân có nhu cầu mua trước trả sau, đôi lúc trong cuộc sống, bản thân mỗi chúng ta sẽ có lúc thiếu tiền và cần vay mượn Khi có nhiều khách hàng tìm tới, với nguồn vốn có hạn, việc lựa chọn đúng khách hàng là điều cần thiết để giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng Chất lượng tín dụng không tốt sẽ dẫn đến nguy cơ mất vốn của Ngân hàng, và nếu tình trạng này tiếp diễn thì việc Ngân hàng phá sản sẽ xảy ra.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam tính đến nay đã tồn tại và phát triển được hơn 59 năm và là một trong bốn Ngân hàng Thương mại lớn nhất Việt Nam hiện nay Để tồn tại và đạt được vị thế như hiện tại, Vietcombank đã quản trị rủi ro tín dụng của mình như thế nào? Đó là lí do tôi chọn “CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích tình hình chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2020-2022 qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng

Thứ nhất, phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2020-2022.

Thứ hai, đánh giá chất lượng tín dụng, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2020-2022.

Thứ ba, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2020-2022 như thế nào?

Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2020-2022 như thế nào?

Những giải pháp nào cần thiết để nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam?

Phạm vi và đối tượng nghiêncứu

Không gian: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Thời gian: nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn 2020-2022. Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng tín dụng.

Đóng góp của nghiên cứu

Cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2020-2022.

Cho thấy được những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về chất lượng tín dụng tại thực hiện các bài nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

Về mặt thực tiễn: Đưa ra một số khuyến nghị cho các nhà điều hành chính sách để nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

Hạn chế của nghiên cứu

Bài nghiên cứu chỉ đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam dựa trên tiêu chuẩn của Việt Nam Nên bài nghiên cứu chỉ phù hợp cho góc nhìn nhận trong nước.

Phương pháp và dữ liệu nghiêncứu

Phương pháp sử dụng trong bài nghiên cứu là phương pháp định tính, sử dụng các công cụ sau:

So sánh đối chiếu: So sánh tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam với quy định của pháp luật và với kỳ vọng của Ngân hàng.

Phân tích: tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2020-2022 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng như: Chỉ tiêu về dư nợ, chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn, chỉ tiêu về vòng quay vốn tín dụng, và chỉ tiêu về lợi nhuân hoạt động tín dụng.

Phương pháp thu thập dữ liệu: Đề tài sử dụng thông tin thứ cấp, nguồn thông tin thứ cấp, thông tin công bố trên trang tin điện tử, thông tin tài chính liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Song song đó tìm hiểu và thu thập thông tin qua nhiều nguồn tài liệu như sách, giáo trình, các bài báo, tạp chí chuyên ngành, mạng internet và các tài liệu liên quan, từ đó cân nhắc, chọn lọc những thông tin cần thiết và phù hợp cho bài nghiên cứu.

Tổng hợp: Từ các thông tin có được từ các nguồn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu trước đó, dựa vào đó hoàn thiện bài luận.

Nội dung nghiên cứu

Chương 1 Tổng hợp khung lý thuyết về Chât lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại

Chương 2 Phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2020 – 2022.

Chương 3 Đề xuất các giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng tín dụng tạiNgân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

Bố cục khóa luận

Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo và kết luận, bố cục bài luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2020-2022

Chương 3: Kiến nghị và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Chất lượng tín dụng Ngân hàng

1.1 Khái niệm về Chất lượng tín dụng Ngân hàng

Chất lượng tín dụng là một khái niệm tổng hợp phản ánh sự phát triển hoạt động tín dụṇg về mặt chất, là việc đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng, nguồn thu từ các khoản vay bảo đảm bù đắp được chi phí, có lãi và bảo toàn được vốn, có thể thu hồi gốc và lãi cho vay đầy đủ và đúng hạn, kiểm soát đươc ̣ nợ quá haṇ và nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay (Theo Chung, 2011)

Khái niệm chất lượng tín dụng theo Hoài (2015) được xét trên 3 góc độ: Đối với khách hàng: Các khoản vay phát sinh phải phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng, bên cạnh đó cần có lãi suất kỳ hạn nợ hợp lý, thủ tục đơn giản, từ đó thu hút được nhiều khách hàng. Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: Giải quyết tốt các quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế giúp gia tăng sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất. Đối với Ngân hàng thương mại: Dựa trên nguồn lực của Ngân hàng mà tạo ra phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phù hợp cũng như đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo các khoản vay được thu lại đúng thời hạn và tạo lãi.

Khoản vay được hình thành khi có sự tham gia của Ngân hàng và khách hàng, vì vậy chất lượng tín dụng không những phụ thuộc vào chính bản thân ngân hàng mà còn phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của doanh nghiệp Khoản tín dụng được cho là chất lượng khi đáp ứng phù hợp với nhu cầu của khách hàng (hạn mức, thời hạn, lãi suất, thủ tục ), bên cạnh đó phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời đảm bảo sự tồn tại, phát triển của ngân hàng (Theo Hương, 2008)

Theo Ngọc (2015), khái niệm chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại:

Khoản vay mang lại lợi ích kinh tế cho cả ngân hàng và khách hàng, tức là số tiền được tạo ra dựa trên vốn vay đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh đủ lớn để trang trải chi phí, trả được gốc và lãi cho ngân hàng và có lợi nhuận, góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế thì được xem là một khoản tín dụng có chất lượng.

Từ phía khách hàng: Chất lượng tín dụng từ phía khách hàng là mức độ thỏa mãn nhu cầu về quy mô vay, lãi suất, thời hạn, của họ về khoản tín dụng.

Từ phía ngân hàng: Trên góc độ xem xét từ phía ngân hàng, chất lượng tín dụng được hiểu là khả năng thu hồi vốn và mức độ sinh lời của ngân hàng từ hoạt động tín dụng.

Từ phía nền kinh tế: Khoản tín dụng chất lượng nhằm cung ứng kịp thời nguồn vốn nhàn rỗi cho các chủ thể kinh tế trong xã hội, và đáp ứng đúng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà Nhà nước đề ra, tạo thêm thặng dư tối đa từ các nguồn tiền nhàn rỗi.

Vậy, khái niệm Chất lượng tín dụng được xét trên 3 góc độ: (Khái niệm tự rút ra từ các khái niệm trước đó)

Ngân hàng: Khả năng sinh lời thực tế của Ngân hàng trên mỗi đồng vốn cho khách hàng vay Lời thực tế từ hoạt động cho vay của Ngân hàng bị ảnh hưởng bởi rủi ro Ám chỉ về khả năng thu hồi khoản nợ đúng hạn và có lãi.

Khách hàng: các khoản vay phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu của mỗi khách hàng xét trên các phương diện: lãi suất, kỳ hạn, giải ngân, thu nợ thông thường khách hàng sẽ có sự so sánh giữa các Ngân hàng rồi lựa chọn Ngân hàng phù hợp với mình.

Vô hình chung tạo nên sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại.

Nền kinh tế: Khả năng tạo thêm tiền thực từ các nguồn tiền nhàn rỗi Tiền thực đây ám chỉ lượng tiền tăng thêm trong nền kinh tế đã trừ đi yếu tố lạm phát Phản ánh qua lượng hàng hóa, công việc được tạo ra thêm trong nền kinh tế.

Khóa luận đánh giá Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam dựa trên góc nhìn của Ngân hàng.

1.2 Các chỉ tiêu đánh giá Chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại

Có nhiều cách để đánh giá Chất lượng tín dụng, đứng trên quan điểm của các Ngân hàng Thương mại về Chất lượng tín dụng, chỉ tiêu để đánh giá Chất lượng tín dụng nhìn chung liên quan đến 3 nhóm chỉ tiêu chính là: quy mô tín dụng, thu nhập từ hoạt động tín dụng, và rủi ro của tín dụng.

1.2.1 Các chỉ tiêu về quy mô tín dụng:

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh lượng tiền mà Ngân hàng thương mại cho khách hàng vay khi so sánh với các Ngân hàng thương mại khác trong cùng một địa bàn hoạt động. Thông qua quy mô tín dụng có thể phần nào cho thấy vị thế của Ngân hàng trong thị trường so với các Ngân hàng thương mại khác Nhóm chỉ tiêu này gồm Dư nợ tín dụng và Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng.

Từ báo cáo tài chính của các Ngân hàng thương mại ta có thể thấy được quy mô tín dụng qua Dư nợ tín dụng của Ngân hàng đó Dư nợ tín dụng cho biết lượng tiền mà Ngân hàng đã cho khách hàng vay tại một thời điểm và được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau như: theo kỳ hạn, theo ngành, theo mục đích vay,

Từ Dư nợ tín dụng (DNTD) của các năm ta có thể biết được Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của Ngân hàng thương mại, nó phần nào phản ánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng, tình hình hoạt động của Ngân hàng Tính toán theo công thức sau:

( DNTD năm nay - DNTD năm trước)

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng (%) = - x 100%

Trong công thức (1.1) , DNTD sử dụng trong khóa luận này là tổng số tiền mà Ngân hàng cho vay khách hàng.

Một Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tăng dần đều qua các năm,

6 phần nào cho thấy được Ngân hàng đó đã kiểm soát chất lượng tín dụng của mình có tính tích cực Ngược lại tốc độ tăng trưởng dư nợ không tăng hoặc thậm chí âm cho thấy quy mô tín dụng của Ngân hàng đã bị thu hẹp lại.

1.2.2 Các chỉ tiêu về thu nhập từ hoạt động cho vay:

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2022

Tổng quan Vietcombank

1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1963, tiền thân là Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được cổ phần hóa vào ngày 02/06/2008, niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE vào ngày 30/06/2009, mã chứng khoán là VCB Vietcombank là Ngân hàng Nhà nước đầu tiên được Cổ phần hóa bởi Chính phủ.

Ban đầu chuyên kinh doanh phục vụ kinh tế đối ngoại nay đã chuyển đổi kinh doanh trên đa lĩnh vực.

Sau gần 60 năm hoạt động, Vietcombank hiện là một trong bốn Ngân hàng Thương mại lớn nhất Việt Nam hiện có hơn 600 chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gần 22.000 cán bộ, hơn 2.500 máy ATM, 1.173 Ngân hàng đại lý tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Theo Tạp chí The Banker công bố Vietcombank là 1 trong 500 Ngân hàng hàng đầu thế giới.

Theo The Asia Banker (Tạp chí Ngân hàng Châu Á) đánh giá là 1 trong 30 Ngân hàng mạnh nhất khu vực Châu Á.

Theo Tạp chí Forbes (của Mỹ) đánh giá là 1 trong 1000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu

Các cột mốc nối bật:

Ngày 01/04/1963: cái tên Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ra đời.

Năm 1990: Chính thức chuyển đổi mô hình thành ngân hàng thương mại nhà nước.

Năm 2007: Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo chủ trương của Chính phủ.

Năm 2009: Chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh.

Năm 2011: Ký kết thỏa thuận hợp tác cổ đông chiến lược với Ngân hàng Mizuho Corporate Bank Ltd., (Nhật Bản).

Năm 2013: Công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới.

Năm 2018: Kỷ niệm 55 năm thành lập, khẳng định vị trí ngân hàng số 1 Việt Nam về lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh và nhiều mặt hoạt động Thành lập ngân hàng con tại Lào.

Năm 2019: Doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam có mặt trong danh sách 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu Mở Văn phòng đại diện tại New York - Mỹ (theo phê chuẩn của Cục dự trữ liên bang Mỹ).

Năm 2021: Ngân hàng được quản trị tốt nhất trong đại dịch COVID-19.

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2021 Vietcombank)

1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2022

Bảng 2.1 cho thấy tổng thu nhập hoạt động của Vietcombank tăng dần qua các năm

Bảng 2 1 Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh Vietcombank giai đoạn 2020 – 2022

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 2021/2020 2022/2021

Tổng thu nhập hoạt động 49.063 56.724 68.083 15,62% 20,03%

Chi phí quản lý doanh nghiệp 16.038 17.574 21.260 9,58% 20,97% dụng

Lợi nhuận kế toán trước thuế 23.050 27.389 37.359 18,82% 36,40%

Lợi nhuận sau thuế TNDN 18.473 21.939 29.912 18,76% 36,34%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank các năm 2020-2022)

Tổng thu nhập tăng từ 49.063 tỷ đồng (2020) lên 68.083 tỷ đồng, tăng hơn 19.000 tỷ qua 2 năm hoạt động mặc dù đối mặt với đại dịch Covid-19.

Tốc độ tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động cũng có xu hướng tăng, năm 2021 so với năm 2020 tăng 15,62% và năm 2022 so với năm 2021 tăng 20,03% Phần nào cho thấy Vietcombank đã tích cực tạo ra nguồn thu nhập ngày càng cao qua các năm 2020-2022.

Về chi phí quản lý doanh nghiệp, khi một doanh nghiệp tạo ra thêm thu nhập thông thường cũng phải bỏ ra một lượng chi phí để tạo ra nguồn thu nhập đó Nên việc chi phí quản lý của Vietcombank tăng dần qua các năm là điều hoàn toàn bình thường Điều cần xem xét ở đây là:

Năm 2021 so với năm 2020, Vietcombank đã tạo ra thêm 7.661 tỷ đồng thu nhập hoạt động và khoản chi phí để tạo ra nguồn thu nhập thêm đó là 1.536 tỷ đồng Vậy lợi nhuận biên rơi vào khoảng 398,76% (tương ứng với 6.125 tỷ đồng).

Năm 2022 so với năm 2021, Vietcombank đã tạo ra thêm 11.359 tỷ đồng thu nhập hoạt động và khoản chi phí để tạo ra nguồn thu nhập thêm đó là 3.686 tỷ đồng Vậy lợi nhuận biên rơi vào khoảng 208,17% (tương ứng với 7.673 tỷ đồng).

Qua đó có thể thấy Tỷ suất lợi nhuận biên của Vietcombank qua các năm 2020-

2022 giảm, nói cách khác là hiệu quả sử dụng trên mỗi đồng vốn giảm Nhưng nhìn chung Vietcombank đã tạo ra nguồn thu nhập cao hơn.

Về chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, theo lẽ thường, thu nhập hoạt động của các Ngân hàng chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng (được gọi là thu nhập lãi thuần) – xem hình 2.1 Khi thu nhập lãi thuần tăng lên đồng nghĩa với các khoản mà Ngân hàng cho khách hàng vay cũng tăng lên và rủi ro cũng tăng lên, các khoản nợ xấu có xu hướng tăng lên làm Ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản này Xét Vietcombank:

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2021 so với năm 2020 tăng 1.786 tỷ đồng (tăng 17,91%) Như đã lập luận ở trên thì điều này không có gì đặc biệt.

Nhưng đến năm 2022 chi phí dự phòng rủi ro của Vietcombank đã giảm xuống khá đáng kể So với năm 2021 đã giảm 2.297 tỷ đồng (giảm 19.53%) Qua đó cho thấy Vietcombank đã quản lý rủi ro các khoản vay của mình khá tốt, không chỉ số lượng tín dụng khoản cho vay khách hàng tăng lên mà chất lượng của các khoản vay cũng được đảm bảo hơn Điểm đáng chú ý, khoản chi phí dự phòng rủi ro năm

2022 thậm chí còn thấp hơn năm 2020 Như một hệ quả lợi nhuận kế toán trước thuế của Vietcombank tăng dần qua các năm 2020-2022, tỷ suất tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 2022/2021 tăng gần như gấp đôi 2021/2020.

Cơ cấu thu nhập của toàn hệ thống từ năm 2017-2019

11 Thu nhịp tữ góp vón, mua cỗ phin

■ Lâi thuần từ ho# đỏng khác

LỊ| thuần tứ mua bán chững khoán đáu tư

Ui thuàn từ mua bán chừng khoan kỉnh doanh

■ Lâi thuân tử hoat đông kinh doanh ngoai hôi vả váng

■ Lâi thuán tứ ho# đông dich vu

Có thể thấy thu nhập từ lãi thuần qua các năm 2017-2019 của 22 Ngân hàng Thương mại Việt Nam đều chiếm trên 75% cơ cấu của tổng thu nhập hoạt động

Thực trạng chất lượng tín dụng tại Vietcombank giai đoạn 2020-2022

2.1.1 Các chỉ tiêu về quy mô tín dụng

Bảng 2.2 cho thấy dư nợ tín dụng chưa bao gồm các khoản Vietcombank cho các tổ chức tín dụng khác vay Giữa các tổ chức tín dụng và Ngân hàng có mối liên hệ về tiền khá bình đẳng và thường xuyên trao đổi tiền với nhau, nói cách khác rủi ro từ các khoản này gần như bằng 0 nên tạm thời không xét đến khoản này để đánh giá chất lượng tín dụng tại Vietcombank.

Bảng 2 2 Dư nợ và tăng trưởng dư nợ tín dụng của Vietcombank giai đoạn

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng - 14,40% 19,19%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietcombank năm 2020-2022)

Dư nợ tín dụng Vietcombank tăng dần qua các năm 2020, 2021, 2022 lần lượt đạt 839.788.261 triệu đồng, 960.749.955 triệu đồng, 1.145.066.250 triệu đồng Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2021 so với năm 2020 tăng 14,40% và năm 2022 so với năm 2021 tăng 19,19%.

Bảng 2.3 cho thấy tổng dư nợ của 10 Ngân hàng Thương mại hàng đầu tại ViệtNam giai đoạn 2020-2022 Các Ngân hàng thương mại kể trên đều đã được niêm yết trên sàn chứng khoán (trừ Agribank) Và có 7 Ngân hàng kể trên nằm trong top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất năm 2022 tại Việt Nam – theo đánh giá của

Bảng 2 3 Dư nợ tín dụng của 10 Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam giai đoạn 2020-2022

Ngân hàng Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của 10 Ngân hàng Thương mại năm 2020-2022)

Vietcombank đứng thứ tư về dư nợ tín dụng, so với các Ngân hàng đứng sau Vietcombank về dư nợ tín dụng năm 2020-2022, tổng dư nợ của Vietcombank cao gấp khoảng 3 đến 7 lần.

2.1.1.2 Cơ cấu tổng dư nợ

2.1.1.2.1 Cơ cấu dư nợ theo hoạt động

Bảng 2.4 cho thấy cơ cấu dư nợ theo hoạt động tín dụng tại Vietcombank giai đoạn 2020-2022 không mấy thay đổi Dư nợ từ các hoạt động tín dụng có xu hướng tăng.

Bảng 2 4 Cơ cấu dư nợ theo hoạt động tín dụng tại Vietcombank giai đoạn

Hoạt động Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước

Cho vay chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá

Các khoản trả thay khách hàng - 889 7.409

Cho vay đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài

1.145.066.250(100%)(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietcombank năm 2020-2022) hoàn toàn dễ hiểu vì nó tạo ra công ăn việc làm, hàng hóa, dịch vụ trong nước, và Ngân hàng dễ theo dõi Nó đảm bảo được nguyên tắc của chất lượng tín dụng là Ngân hàng dễ kiểm soát rủi ro hơn và tạo thêm tiền cho nền kinh tế Cho vay các tổ chức nước ngoài cũng phần nào tạo ra việc làm cho người dân trong nước, tuy nhiên việc kiểm soát rủi ro từ việc cho các tổ chức này vay sẽ tốn kém hơn và đôi lúc khó đo lường được Bên cạnh đó, lợi nhuận kiếm được từ các công ty này thường được chuyển về cho công ty mẹ nằm tại nước sở tại.

Các khoản trả thay khách hàng chiếm một con số thực sự không đáng kể (thấp hơn 0,001%) Đây là dịch vụ có liên quan đến bên thứ ba, đòi hỏi khách hàng sử dụng dịch vụ này, trước đó phải có độ uy tín nhất định với Ngân hàng Năm 2020, dư nợ các khoản trả thay khách hàng của Vietcombank bằng 0, do Vietcombank đã không thực hiện giao dịch này với khách hàng nào.

Các hoạt động tín dụng khác chiếm tỷ trọng khá nhỏ, dao động từ 0,01% đến 0,55% qua các năm 2020-2022.

2.1.1.2.2 Cơ cấu dư nợ theo chất lượng nợ

Bảng 2.5 cho thấy tỷ trọng Nợ đủ tiêu chuẩn tại Vietcombank khá ấn tượng gần như duy trì khoảng 99% qua các năm 2020 và 2021, riêng năm 2022 có thấp hơn 99%.

Bảng 2 5 Cơ cấu dư nợ theo chất lượng nợ tại Vietcombank giai đoạn 2020 –

Chất lượng nợ Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Nợ có khả năng mất vốn 4.337.587 4.411.146 6.623.285

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietcombank năm 2020-2022)

Tỷ trọng nợ cần chú ý và nợ có khả năng mất vốn cao hơn nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ Vô hình chung cho thấy, khi khách hàng rơi vào nhóm 2 xác suất cao sẽ khó thu hồi lại được khoản nợ Nói cách khác, khi có 100 khách hàng chuyển vào nhóm 2 sẽ có khoảng 50 khách hàng vỡ nợ tại Vietcombank Vì vậy Vietcombank rất chú trọng hạn chế khách hàng của mình rơi vào nhóm 2.

Về số tuyệt đối, dư nợ nhóm 2 tăng dần qua các năm 2020-2022 từ gần 2.800 tỷ đến hơn 4.000 tỷ Kéo theo đó dư nợ nhóm 5 cũng tăng dần qua các năm 2020-2022 từ hơn 4.300 tỷ đồng đến hơn 6.600 tỷ đồng Nhưng năm này ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng kéo theo khả năng trả nợ của khách hàng cũng bị ảnh hưởng.

2.1.1.2.3 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn

Vietcombank quy định nợ ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn dưới 1 năm, nợ trung hạn từ 1 năm đến 5 năm, và nợ dài hạn là trên 5 năm (tối đa 20 năm) (Xem bảng 2.6.)

Bảng 2 6 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn tại Vietcombank giai đoạn 2020 – 2022

Kỳ hạn Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietcombank năm 2020-2022)

Tỷ trọng nợ ngắn hạn tại Vietcombank qua các năm 2020-2022 chiếm trên 50% tổng dư nợ và tăng dần (từ 51,72% đến 56,89%) Về số tuyệt đối, dư nợ ngắn hạn tăng liên tục từ hơn 430.000 tỷ đến hơn 650.000 tỷ đồng.

Lượng nợ trung hạn không mấy thay đổi xoay quanh khoảng hơn 40.000 tỷ đồng qua các năm 2020-2022 dẫn đến tỷ trọng giảm dần từ 5,13% xuống 3,64%.

Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao và giảm dần qua các năm 2020-2022 (từ 43,14% xuống 39,47%) Mặc dù tỷ trọng giảm dần qua các năm 2020-2022 nhưng về con số tuyệt đối lượng nợ dài hạn tại Vietcombank tăng gần 89.600 tỷ đồng/2 năm. Nhìn chung xu hướng trên khá tốt, vì các khoản vay có thời hạn ngắn hơn thường sẽ có rủi ro thấp hơn so với các khoản vay có thời hạn dài hơn.

2.1.1.2.4 Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp

Tỷ trọng các đối tượng KH/ loại hình DN tại Vietcombank không mấy biến động qua các năm 2020-2022 (Xem bảng 2.7.).

Bảng 2 7 Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp tại Vietcombank giai đoạn 2020 – 2022

(Đơn vị: Triệu đồng) Đối tượng KH/ loại hình

DN có vốn đầu tư nước 52.121.844 66.611.876 85.943.755 ngoài (6,21%) (6,93%) (7,51%)

HTX và công ty tư nhân 2.653.308 2.819.975 2.289.294

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietcombank năm 2020-2022)

Tỷ trọng cho vay HTX và công ty tư nhân chiếm tỷ trọng rất nhỏ và thậm chí còn giảm dần qua các năm (từ 0,32% xuống 0,20%) Nguyên nhân là do bộ phận này thường không cần quá nhiều vốn, và thường có thể tự cung vốn cho việc kinh doanh.

Tỷ trọng cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng dần qua các năm (từ45,34% đến 47,19%) Nhu cầu tiêu dùng, sở hữu ô tô, bất động sản, của các cá nhân là rất cao tại Việt Nam, từ đó việc khách hàng cá nhân tìm đến Ngân hàng để vay đáp ứng những nhu cầu đó rất đa dạng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của với năm 2020, năm 2022 tăng gần 3.800 tỷ đồng so với năm 2021 Tỷ trọng của dư nợ doanh nghiệp nhà nước trong cơ cấu tổng dư nợ giảm dần qua các năm 2020- 2022 (từ 7,97% xuống 5,58%).

Việt Nam đang ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư kinh doanh tại đất nước, vô hình chung nhu cầu vay vốn từ các doanh nghiệp này trong thị trường Việt Nam cũng ngày càng tăng Lượng dư nợ từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng dần, năm 2022 tăng gấp 1,6 lần so với năm 2020.

2.1.1.2.5 Cơ cấu dư nợ theo ngành

Bảng 2.8 cho thấy Vietcombank cho vay trên hầu hết các ngành.

Bảng 2 8 Cơ cấu dư nợ theo ngành tại Vietcombank giai đoạn 2020 – 2022

Sản xuất và gia công chế biến

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc

1.145.066.250 (100%) (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietcombank năm 2020-2022)

KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Định hướng phát triển của Vietcombank

Mục tiêu chiến lược đến năm 2025 về hoạt động tín dụng của Vietcombank: Thứ nhất, đứng đầu về trải nghiệm khách hàng Nói cách khác, giúp khách hàng tiếp cận các khoản vay nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Thứ hai, số 1 về mảng bán lẻ Định hướng Vietcombank tập trung gia tăng lượng khách hàng bán lẻ, nâng tỷ trọng dư nợ bán lẻ trong cơ cấu tổng dư nợ.

Thứ ba, đứng đầu về chất lượng nguồn nhân lực Cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, dày dặn kinh nghiệm, cũng như sáng tạo giúp Vietcombank dễ dàng hơn trong việc tiếp cận được khách hàng chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Thứ tư, quản trị rủi ro tốt nhất Từ đó tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu là thấp nhất so với các Ngân hàng Thương mại khác tại Việt Nam. Định hướng theo các con số cụ thể:

Tăng trưởng tín dụng 14%/năm.

Một số kiến nghị, giải phát nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Thứ nhất, về đội ngũ cán bộ:

Tích cực xây dựng các chương trình đào tạo cho cán bộ công nhân viên cả trong và ngoài nước Các chương trình đào tạo cần linh hoạt phù hợp với thực tế tại nơi cán bộ đang công tác Đào tạo nguồn nhân lực thích ứng với thời đại chuyển đổi số.Việc này sẽ giúp cán bộ hiểu rõ về người dân trong khu vực từ đó có cách tiếp cận khách hàng đúng hơn, từ đó tổng dư nợ được tăng cao và có chất lượng hơn. hàng và hạn chế các hành động gây thiệt hại cho Ngân hàng Từ đó, nâng cao nhận thức của cán bộ tiếp cận được các khoản cho vay chất lượng hơn.

Thứ hai, về định hướng hoạt động, chính sách, quy chế, quy trình tín dụng:

Thường xuyên rà soát, hoàn thiện chính sách, quy chế, quy trình tín dụng theo chiều hướng đơn giản đi kèm với chặt chẽ.

Cần có những chính sách cụ thể cho từng nhóm khách hàng, từng ngành nghề vì rủi ro giữa chúng là khác nhau.

Cần hệ thống hóa quy trình xử lý nợ xấu, nợ quá hạn để cán bộ thực hiện đúng với mong muốn của Ngân hàng.

Tăng trưởng tín dụng theo đúng định hướng của Ngân hàng Nhà nước.

Tập trung cơ cấu lại danh mục tín dụng đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Tiếp tục đẩy mạnh tín dụng bán lẻ.

Thứ ba, về hoạt động củng cố, mở rộng thêm khách hàng:

Phát triển thêm nhiều gói dịch vụ tín dụng để mở rộng phân khúc thị trường, phù hợp với nhu cầu vay của khách hàng hơn từ đó giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng.

Tăng cường các công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng thông qua các thông tin đại chúng, băng rôn, tờ rơi, quảng cáo, và trực tiếp tìm đến khách hàng. Tham gia vào các hoạt động công ích xã hội tạo thiện cảm và nâng cao nhận diện thương hiệu Từ đó tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn nâng cao dư nợ tín dụng.

Giữ chân các khách hàng thân thiết và uy tín bằng cách ưu đãi lãi suất, tặng quà, lắng nghe ý kiến,

Thứ tư, về hoạt động tìm hiểu khách hàng:

Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng Hoạt động phân tích khách hàng cần cẩn trọng vì bên cạnh yếu tố định lượng còn có các yếu tố định tính quyết định đến rủi ro của khoản vay.

Bên cạnh đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, cần xem xét thêm thiện chí trả nợ của khách hàng trong quá khứ.

Thu thập thông tin của khách hàng một cách đầy đủ và chính xác nhất là yếu tố then chốt để quá trình thẩm định diễn ra thuận lợi Cần thông qua nhiều hình thức để kiểm tra khách hàng như: trò chuyện, đến trực tiếp nơi kinh doanh của khách hàng, nguồn thông tin từ các cơ quan chức năng (CIC, thuế quan, hải quan, công an, tòa án, ), thông tin từ đối tác khách hàng, Ngân hàng khác,

Công tác kiểm tra khách hàng thường tốn kém vì vậy Vietcombank cần cân nhắc giữa lợi ích và khoản chi phí có thể sẽ phải bỏ ra.

Thứ năm, về hoạt động quản lý nợ:

Tích cực kiểm soát các khoản vay đã được giải ngân để khách hàng không bị quá hạn, đồng thời phát hiện sớm các trường hợp có ý định không trả nợ hoặc mất khả năng trả nợ để kịp thời xử lý.

Bên cạnh đó thường xuyên kiểm tra tài sản đảm bảo của khách hàng, đánh giá lại giá trị của các tài sản đảm bảo này. Đánh giá lại các khoản nợ xấu tìm biện pháp thích hợp để thu hồi các khoản này như giao chỉ tiêu thi đua để khuyến khích cán bộ thu hồi nợ, tìm hiểu nguyên nhân và động viên khách hàng trả nợ, khởi kiện đối với các trường hợp không muốn trả nợ,

Thứ sáu, đầu tư cho công nghệ giúp lượng công việc được hoàn thành nhanh hơn, tạo thời gian cho các cán bộ chú trọng vào đánh giá chất lượng các khoản vay.

Thứ bảy, về phía cơ quan nhà nước:

Cần hoàn thiện hệ thống pháp lý về tín dụng Phục vụ cho việc quản lý, giám sát các Ngân hàng thương mại dễ dàng hơn Làm cơ sở để các Ngân hàng tiện theo dõi và thực hiện các hoạt động tín dụng.

Hỗ trợ Ngân hàng xử lý các vụ kiện tụng Hành động này sẽ giúp Ngân hàng thu hồi nhanh các khoản nợ giúp giảm tỷ lệ nợ xấu từ đó nâng cao chất lượng tín dụng.

Trên cơ sở lý luận ở Chương 1 kết hợp với phân tích chất lượng tín dụng tạiVietcombank giai đoạn 2020-2022 ở Chương 2 Chương 3 dựa trên định hướng phát triển của Vietcombank và tình hình thực tế các năm 2020-2022 đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietcombank.

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 cho thấy tổng thu nhập hoạt động của Vietcombank tăng dần qua các năm 2020 – 2022, cụ thể: - 1572 Chất Lượng Tín Dụng Tại Nhtm Cp Ngoại Thương Vn 2023.Docx
Bảng 2.1 cho thấy tổng thu nhập hoạt động của Vietcombank tăng dần qua các năm 2020 – 2022, cụ thể: (Trang 29)
Bảng 2.2 cho thấy dư nợ tín dụng chưa bao gồm các khoản Vietcombank cho các tổ chức tín dụng khác vay - 1572 Chất Lượng Tín Dụng Tại Nhtm Cp Ngoại Thương Vn 2023.Docx
Bảng 2.2 cho thấy dư nợ tín dụng chưa bao gồm các khoản Vietcombank cho các tổ chức tín dụng khác vay (Trang 33)
Bảng 2. 3. Dư nợ tín dụng của 10 Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam - 1572 Chất Lượng Tín Dụng Tại Nhtm Cp Ngoại Thương Vn 2023.Docx
Bảng 2. 3. Dư nợ tín dụng của 10 Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam (Trang 34)
Bảng 2.4 cho thấy cơ cấu dư nợ theo hoạt động tín dụng tại Vietcombank giai đoạn 2020-2022 không mấy thay đổi - 1572 Chất Lượng Tín Dụng Tại Nhtm Cp Ngoại Thương Vn 2023.Docx
Bảng 2.4 cho thấy cơ cấu dư nợ theo hoạt động tín dụng tại Vietcombank giai đoạn 2020-2022 không mấy thay đổi (Trang 35)
Bảng 2.5 cho thấy tỷ trọng Nợ đủ tiêu chuẩn tại Vietcombank khá ấn tượng gần như duy trì khoảng 99% qua các năm 2020 và 2021, riêng năm 2022 có thấp hơn 99%. - 1572 Chất Lượng Tín Dụng Tại Nhtm Cp Ngoại Thương Vn 2023.Docx
Bảng 2.5 cho thấy tỷ trọng Nợ đủ tiêu chuẩn tại Vietcombank khá ấn tượng gần như duy trì khoảng 99% qua các năm 2020 và 2021, riêng năm 2022 có thấp hơn 99% (Trang 36)
Bảng 2. 6. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn tại Vietcombank giai đoạn 2020 – 2022 - 1572 Chất Lượng Tín Dụng Tại Nhtm Cp Ngoại Thương Vn 2023.Docx
Bảng 2. 6. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn tại Vietcombank giai đoạn 2020 – 2022 (Trang 37)
Hình doanh nghiệp - 1572 Chất Lượng Tín Dụng Tại Nhtm Cp Ngoại Thương Vn 2023.Docx
Hình doanh nghiệp (Trang 38)
Bảng 2.8 cho thấy Vietcombank cho vay trên hầu hết các ngành. - 1572 Chất Lượng Tín Dụng Tại Nhtm Cp Ngoại Thương Vn 2023.Docx
Bảng 2.8 cho thấy Vietcombank cho vay trên hầu hết các ngành (Trang 40)
Bảng 2.10 cho thấy hiệu suất sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng của 10 Ngân  hàng hàng đầu Việt Nam các năm 2020-2022. - 1572 Chất Lượng Tín Dụng Tại Nhtm Cp Ngoại Thương Vn 2023.Docx
Bảng 2.10 cho thấy hiệu suất sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng của 10 Ngân hàng hàng đầu Việt Nam các năm 2020-2022 (Trang 42)
Bảng   2.11   cho   thấy   năm   2020   và   năm   2021,   vòng   quay   vốn   tín   dụng   tại Vietcombank   là   0,13 - 1572 Chất Lượng Tín Dụng Tại Nhtm Cp Ngoại Thương Vn 2023.Docx
ng 2.11 cho thấy năm 2020 và năm 2021, vòng quay vốn tín dụng tại Vietcombank là 0,13 (Trang 43)
Bảng 2.12 cho thấy thu nhập từ lãi tăng dần qua các năm 2020-2022, từ hơn 70.000 tỷ đồng đến hơn 86.000 tỷ đồng. - 1572 Chất Lượng Tín Dụng Tại Nhtm Cp Ngoại Thương Vn 2023.Docx
Bảng 2.12 cho thấy thu nhập từ lãi tăng dần qua các năm 2020-2022, từ hơn 70.000 tỷ đồng đến hơn 86.000 tỷ đồng (Trang 45)
Bảng 2. 15. Tỷ lệ nợ xấu tại Vietcombank giai đoạn 2020 – 2022 - 1572 Chất Lượng Tín Dụng Tại Nhtm Cp Ngoại Thương Vn 2023.Docx
Bảng 2. 15. Tỷ lệ nợ xấu tại Vietcombank giai đoạn 2020 – 2022 (Trang 46)
Bảng 2. 14. Tỷ lệ nợ quá hạn tại Vietcombank giai đoạn 2020 – 2022 - 1572 Chất Lượng Tín Dụng Tại Nhtm Cp Ngoại Thương Vn 2023.Docx
Bảng 2. 14. Tỷ lệ nợ quá hạn tại Vietcombank giai đoạn 2020 – 2022 (Trang 46)
Bảng 2.14 cho thấy, năm 2021, tỷ lệ nợ quá hạn tăng 0,03% so với năm 2020, và duy trì ở mức 0,36% đến năm 2022 - 1572 Chất Lượng Tín Dụng Tại Nhtm Cp Ngoại Thương Vn 2023.Docx
Bảng 2.14 cho thấy, năm 2021, tỷ lệ nợ quá hạn tăng 0,03% so với năm 2020, và duy trì ở mức 0,36% đến năm 2022 (Trang 46)
Bảng 2. 16. Tóm tắt Định hướng hoạt động kinh doanh về tín dụng - 1572 Chất Lượng Tín Dụng Tại Nhtm Cp Ngoại Thương Vn 2023.Docx
Bảng 2. 16. Tóm tắt Định hướng hoạt động kinh doanh về tín dụng (Trang 47)
Bảng 2.15 cho thấy tỷ lệ nợ xấu tại Vietcombank qua các năm 2020-2022 có xu hướng tăng dần từ 0,55% đến 0,68% - 1572 Chất Lượng Tín Dụng Tại Nhtm Cp Ngoại Thương Vn 2023.Docx
Bảng 2.15 cho thấy tỷ lệ nợ xấu tại Vietcombank qua các năm 2020-2022 có xu hướng tăng dần từ 0,55% đến 0,68% (Trang 47)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w