1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu thiết kế website enweb tại thành phố đà nẵng

107 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Mức Độ Nhận Biết Của Khách Hàng Đối Với Thương Hiệu Thiết Kế Website Enweb Tại Thành Phố Đà Nẵng
Tác giả Trần Thị Thanh Thúy
Người hướng dẫn Th.S. Nguyễn Ánh Dương
Trường học Đại học Huế
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,63 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ (13)
    • 1. Lý do chọn đề tài (13)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
      • 2.1. Mục tiêu chung (14)
      • 2.2. Mục tiêu cụ thể (14)
    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
      • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (14)
      • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (14)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (15)
      • 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (15)
      • 4.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra (15)
      • 4.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu (16)
    • 5. Quy trình thực hiện nghiên cứu (17)
    • 6. Kết cấu của khóa luận (17)
    • PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (19)
  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU TRONG NHẬN THỨC CỦA KHÁCH HÀNG (19)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (19)
      • 1.1.1. Thương hiệu (19)
        • 1.1.1.1. Khái niệm thương hiệu (19)
        • 1.1.1.2. Thành phần thương hiệu (21)
        • 1.1.1.3. Cấu tạo thương hiệu (21)
        • 1.1.1.4. Đặc điểm thương hiệu (21)
        • 1.1.1.5. Phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu (22)
        • 1.1.1.6. Chức năng của thương hiệu (23)
        • 1.1.1.7. Vai trò của thương hiệu (24)
        • 1.1.1.8. Các loại thương hiệu (28)
        • 1.1.1.9. Tài sản thương hiệu (32)
      • 1.1.2. Nhận biết thương hiệu (34)
        • 1.1.2.1. Lý thuyết nhận biết thương hiệu (34)
        • 1.1.2.2. Mức độ nhận biết thương hiệu (36)
        • 1.1.2.3. Hệ thống nhận diện thương hiệu (38)
        • 1.1.2.4. Các yếu tố nhận biết thương hiệu (39)
      • 1.1.3. Dịch vụ (43)
        • 1.1.3.1. Khái niệm dịch vụ (43)
        • 1.1.3.2. Dịch vụ thiết kế Website (44)
      • 1.1.4. Các mô hình nghiên cứu có liên quan (45)
      • 1.1.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất (47)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (50)
      • 1.2.1. Thực trạng xây dựng thương hiệu ở Việt Nam (50)
      • 1.2.2. Thị trường ngành thiết kế Website tại Việt Nam (51)
    • CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI THƯƠNG HIỆU THIẾT KẾ WEBSITE TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (53)
      • 2.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Enmedia (53)
        • 2.1.1. Thông tin chung (53)
        • 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển (53)
        • 2.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty (54)
        • 2.1.4. Cơ cấu tổ chức công ty (55)
          • 2.1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức (55)
          • 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban (55)
        • 2.1.5. Tình hình nhân sự của Công ty (57)
        • 2.1.6. Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty Enmedia 2019 - 2022 (58)
        • 2.1.7. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2019 – 2021 (59)
        • 2.1.8. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh và dịch vụ chủ yếu (60)
        • 2.1.9. Các thương hiệu cạnh tranh (60)
      • 2.2. Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu thiết kế Website (63)
        • 2.2.1. Đặc điểm mẫu nguyên cứu (63)
        • 2.2.2. Mức độ biết và truy cập vào Website các thương hiệu các khách hàng (65)
        • 2.2.3. Mức độ nhận biết của khách hàng đối với các thương hiệu thiết kế Website (67)
        • 2.2.4. Kênh thông tin giúp khách hàng nhận biết thương hiệu Website EnWeb (67)
        • 2.2.5. Đánh giá mức độ đồng ý của khách hàng qua các nhân tố nhận biết thương hiệu thiết kế Website EnWeb (68)
          • 2.2.5.1. Kiểm định độ tin cậy các yếu tố trong thang đo đánh giá mức độ đồ ý của khách hàng về từng yếu tố trong các nhân tố nhận biết thương hiệu EnWeb (68)
          • 2.2.4.3. Kiểm định giá trị trung bình qua đánh giá của khách hàng về các yếu tố (75)
    • CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC ĐỐI VỚI THƯƠNG HIỆU ENWEB CỦA KHÁCH HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (81)
      • 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp (81)
        • 3.1.1. Định hướng phát triển cho thương hiệu thiết kế Website EnWeb của Công (81)
        • 3.1.2. Phân tích ma trận SWOT cho thương hiệu thiết kế Website EnWeb (82)
      • 3.2. Giải pháp nâng cao mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu EnWeb (83)
        • 3.2.1. Giải pháp đối với nhân tố “Tên thương hiệu” (83)
        • 3.2.2. Giải pháp đối với nhân tố “Logo” (83)
        • 3.2.3. Giải pháp đối với nhân tố“Slogan” (84)
        • 3.2.4. Giải pháp đối với nhân tố “Quảng bá thương hiệu” (84)
        • 3.2.5. Giải pháp đối với nhân tố “Bán hàng trực tiếp” (85)
        • 3.2.6. Một số giải pháp khác (85)
    • PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (87)
      • 3.1. Kết luận (87)
      • 3.2. Kiến nghị (87)
        • 3.2.1. Đối với Thành phố Đà Nẵng (87)
        • 3.2.2. Đối với Công ty Enmedia (88)
      • 3.3. Hạn chế của đề tài (88)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................78 (89)

Nội dung

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU TRONG NHẬN THỨC CỦA KHÁCH HÀNG

Cơ sở lý luận

Khi xã hội ngày càng phát triển thì sự cạnh tranh giữa các công ty trong và ngoài nước ngày càng khốc liệt hơn Hiện nay, việc cạnh tranh không chỉ dừng lại ở chất lượng hay giá cả sản phẩm mà còn là một chạy đua về thương hiệu Mặc dù đã ra đời từ rất sớm cách đây cả nghìn thế kỷ, tuy nhiên đến những năm gần đây các doanh nghiệp mới thật sự quan tâm đến thuật ngữ thương hiệu.

Theo như Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ, kiểu thiết kế… hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh”.

Với quan điểm này, thương hiệu có thể được xem như là một thành phần của sản phẩm Với chức năng đặc trưng và quan trọng là dùng để nhận biết và phân biệt sản phẩm của mình với các sản phẩm cạnh tranh Tuy nhiên, hiện nay quan điểm này đã không còn phù hợp bởi thương hiệu không chỉ dừng lại ở sản phẩm mà còn có những giá trị cảm nhận của khách hàng.

Theo Amber và Styler (1996): “Thương hiệu là một tập các thuộc tính cung cấp cho khách hàng mục tiêu các giá trị mà họ đòi hỏi” Được hiểu đơn giản là sản phẩm chỉ là một trong các thành phần của thương hiệu, chủ yếu đem lại lợi ích cho khách hàng Bên cạnh đó, các yếu tố thuộc marketing mix cũng là thành phần của thương hiệu.

Kotler (1996) lại cho rằng “Thương hiệu là sản phẩm, dịch vụ được thêm vào các yếu tố để khác biệt hóa với sản phẩm, dịch vụ khác cũng được thiết kế để thỏa mãn cùng nhu cầu” Sự khác biệt này có thể là về mặt chức năng, các yếu tố hữu hình của sản phẩm Chúng có thể là những yếu tố mang tính biểu tượng, cảm xúc, hoặc vô hình mà thương hiệu hiện ra.

Theo Aaker (1996) thì “Thương hiệu là cam kết tuyệt đối về chất lượng, dịch vụ và giá trị trong một thời gian và được chứng nhận qua hiệu quả sử dụng và bởi sự thảo mãn của khách hàng Thương hiệu còn là hình ảnh có tính chất văn hóa ý tính cảm tính, trực quan và độc quyền mà bạn lên tưởng khi nhắc đến một sản phẩm hay một doanh nghiệp”. Đối với pháp luật Việt Nam: Trong pháp luật Việt Nam không có khái niệm thương hiệu mà chỉ có khái niệm nhãn hiệu: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức khác nhau” Nhìn chung, có hai quan điểm về sản phẩm và thương hiệu: (1) thương hiệu là thành phần của sản phẩm, (2) sản phẩm là thành phần của thương hiệu Trong đó, quan điểm thứ hai ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu và thực tiễn chấp nhận Lý do là khách hàng có hai nhu cầu: nhu cầu về chức năng và nhu cầu về tâm lý Sản phẩm chỉ cung cấp cho khách hàng lợi ích chức năng và thương hiệu mới cung cấp cho khách hàng cả hai.

Hai quan điểm về sản phẩm và thương hiệu

Thương hiệu là thành phần của sản phẩm

Sản phẩm là thành phần của thương hiệu

Hình 2.1: Sản phẩm và thương hiệu

(Nguồn: Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2000)

Theo quan điểm sản phẩm là một thành phần của thương hiệu đã nói trên, thương hiệu là một tập các thành phần có mục đích cung cấp cả lợi ích chức năng và lợi ích tâm lý cho khách hàng mục tiêu Như vậy, thương hiệu có thể bao gồm:

 Thành phần chức năng: thành phần này có mục đích cung cấp lợi ích chức năng của thương hiệu cho khách hàng mục tiêu và nó chính là sản phẩm Nó bao gồmcác thuộc tính mang tính chức năng (functional attributes) như công dụng sản phẩm, các đặc trưng bổ sung (feraters), chất lượng.

 Thành phần cảm xúc: thành phần này bao gồm các yếu tố giá trị mang tính biểu tượng nhằm tạo cho khách hàng mục tiêu những lợi ích tâm lý. Các yếu tố này có thể là nhân cách thương hiệu, biểu tượng, luận cứ giá trị hay còn gọi là luận cứ bán hàng độc đáo, gọi tắt là USP (Unique Selling Proposition), vị trí thương hiệu đồng hành với công ty như quốc gia với xuất xứ, công ty nội địa hay quốc tế,

Theo Lê Anh Cường và cộng sự (2003), một thương hiệu có thể được cấu tạo bởi

 Phần phát âm được: là những yếu tố có thể đọc được tác động vào thính giác của người nghe như tên công ty (Tân Hiệp Phát), tên sản phẩm (trà

Dr Thanh), câu khẩu hiệu (Trà Dr Thanh- Thanh lọc cơ thể, không lo bị nóng), đoạn nhạc đặc trưng và yếu tố phát âm được khác

 Phần không phát âm được: là những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể cảmnhận được bằng thị giác như hình vẽ (hoa sen – Vietnam airline), màu sắc (màu đỏ của Coca-cola), kiểu dáng thiết kế, bao bì (kiểu chai nước khoáng Aquafina) và các yếu tố nhận biết khác.

Theo Tiêu Ngọc Cầm (2004), thương hiệu có một số đặc điểm sau:

 Thứ nhất, thương hiệu là một loại tài sản vô hình, có giá trị ban đầu bằng

0, Giá trị của nó được hình thành và lớn dần nhờ vào chất lượng sản phẩm và đầu tư vào quảng cáo.

 Thứ 2, thương hiệu là thuộc tài sản của doanh nghiệp, nhưng lại nằm ngoài doanh nghiệp và tồn tại trong tâm trí khách hàng.

 Thứ 3, thương hiệu là tài sản có giá trị tiềm năng, không bị mất đi vì sự thua lỗ của công ty

 Thứ 4, thương hiệu được hình thành dần qua thời gian nhờ sự nhận thức của người tiêu dùng khi sử dụng những nhãn hiệu mình yêu thích, tiếp xúc với các hệ thống, các nhà phân phối, và qua quá trình tiếp nhận thông tin về sản phẩm.

1.1.1.5 Phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu

Thương hiệu gắn liền với “phần hồn”, gắn liền với uy tín, hình ảnh của công ty

Nhãn hiệu gắn liền với “phần xác”

Do các nhà quản trị thương hiệu và quản trị marketing đảm nhận

Do luật sư đăng ký và bảo vệ

Hiện diện trong tâm trí khách hàng Hiện diện trên văn bản pháp lý Được xây dựng dựa trên hệ thống tổ chức của công ty, thông qua công ty nghiên cứu thị trường, các hoạt động truyền thông

Marketing Được xây dựng dựa trên hệ thống về nhãn hiệuthông qua các định chế về pháp luật.

Doanh nghiệp tự xây dựng và được khách hàng công nhận

Doanh nghiệp tự hoặc thuê thiết kế và đăng ký cơ quan sở hữu trí tuệ công nhận

Là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận

Nhãn hiệu là đối tượng được bảo hộ quyền sởhữu trí tuệ tại Việt Nam

Thương hiệu tồn tại lâu hơn nhãn hiệu Nhanh thay đổi Có những thương hiệu nổi tiếng mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu thì thay đổi theo những yếu tố tác động bên ngoài nhất định như thị hiếu người tiêu dùng

(Dương Ngọc Dũng và Phan Đình Quyền, 2004)

Theo điều 785 bộ luật dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì

“nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) khác nhau Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kế hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”

Như vậy, khái niệm thương hiệu có nghĩa rộng hơn nhãn hiệu, nó chính là nội dung bên trong nhãn hiệu

1.1.1.6 Chức năng của thương hiệu

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng xây dựng thương hiệu ở Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam không phải bất doanh nghiệp nào cũng coi trọng thương hiệu, ý thức được vị trí và vai trò của thương hiệu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhưng vẫn có sự quan tâm đầu tư thích đáng, đầy đủ.

Theo kết quả khảo sát thực trạng xây dựng thương hiệu tại các doanh nghiệp ở Việt Nam, có khoảng 56% đến 57% doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề này Nhưng chỉ có khoảng 21% doanh nghiệp có chức danh quản lý nhãn hiệu (trong đó doanh nghiệp nhà nước 31% và doanh nghiệp tư nhân 18%) Đặc biệt, đa số các doanh nghiệp chỉ dành một số ngân sách dưới 5% chi cho việc tạo dựng thương hiệu.

Theo điều tra của CLB hàng không Việt Nam, chỉ 4,2% doanh nghiệp cho rằng thương hiệu là vũ khí cạnh tranh cùng với giá cả và chất lượng 5,4% doanh nghiệp công nhận thương hiệu là tài sản, 30% doanh nghiệp cho rằng thương hiệu giúp tăng giá sản phẩm.

Cục sỡ hữu công nghiệp cho biết rằng có khoảng 15% nhãn hiệu được đăng ký sỡ hữu doanh nghiệp ở Việt Nam và 85% còn lại là của nước ngoài.

Nếu Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu, thì muốn vào thị trường Thế Giới vẫn phải thông qua phía trung gian, hoặc tiếp tục bài ca “ăn theo” thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài Thực tế chứng minh rằng, chính sự ràng buộc này khiến cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam đứng ngoài làm “quan sát viên” trong khi các doanh nghiệp nước ngoài phân chia lợi nhuận.

Theo như ý kiến của các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp cần có những nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí, ý nghĩa của thương hiệu Cần nghiên cứu kĩ nhu cầu thị hiếu của thị trường, kiểm tra năng lực của mình Bên cạnh đó, việc tra cứu trước khi đăng ký cũng mất rất nhiều thời gian và chi phí tốn kém Việc đăng ký thủ tục khó khăn, thời gian kéo dài, nhưng khĩ nhãn hiệu đăng kí rồi thì một số sai phạm về hàng giả, hàng nhái không được xử lý nghiêm khiến cho các doanh nghiệp nản lòng.

Thời gian qua các cơ quan chức năng: Bộ Thương Mại, Bé Khoa Học & Công Nghệ đã và đang làm rất nhiều việc để giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu như hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký và bảo vệ thương hiệu, hội thảo tư vấn Điều này thật sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay khi tiến hành hội nhập kinh tế thương mại phát triển vượt bậc.

1.2.2 Thị trường ngành thiết kế Website tại Việt Nam

Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tính đến năm 2019 khoảng 42% doanh nghiệp đã có website trong đó có tới 37% đã nhận được đơn đặt hàng qua website Không chỉ có khách hàng đơn lẻ mà ngay cả các khách hàng tổ chức cũng thực hiện đặt hàng qua website của đối tác Số lượng những khách hàng là doanh nghiệp này lên tới 44% Qua đó thấy được các ngành hàng đang phát triển mạnh trên thị trường trực tuyến và các kênh tương tác bán hàng hỗ trợ doanh nghiệp lớn nhất là website.

Sự hiệu quả của việc bán hàng qua website mang tính ổn định, lâu dài Tuy rằng có 19% các doanh nghiệp chưa thực sự đạt hiệu quả kinh doanh với website của mình, nhưng có tới 55% vẫn có năng suất ổn định và 26% doanh nghiệp xem website như một công cụ hữu ích nhất cho hoạt động bán sản phẩm Theo đó, báo cáo năm 2019 đã chỉ ra rằng với các doanh nghiệp có website, 46% cập nhật thông tin thường xuyên, 24% cập nhật hàng tuần, 8% hàng tháng và đến 22% hoàn toàn không cập nhật gì Chi phí dành cho các hoạt động quảng bá website/ứng dụng cũng không cao Dưới 10 triệu đồng/năm là số tiền mà 53% số doanh nghiệp tại Việt Nam đang chi trả cho hoạt động này.

Cùng với xu hướng phát triển của Thương mại điện tử ở Việt Nam và nhận thức ngày càng nâng cao của doanh nghiệp về tầm quan trọng của website chính là sự xuất hiện hàng loạt của các đơn vị, công ty thiết kế Có thể thấy rằng việc định vị thương hiệu Enmedia trong ngành thiết kế Website là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa đối các doanh nghiệp kinh doanh giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vị trí của bản thân doanh nghiệp, từ đó đưa ra những chiến lược để nâng cao hình ảnh thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng.

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI THƯƠNG HIỆU THIẾT KẾ WEBSITE TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần Enmedia

 Tên công ty: Công ty cổ phần Enmedia

 Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần.

 Đại chỉ: 30 Tiểu La, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng

 Người đại diện: Bùi Trường Giang

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần EnMedia ra đời dựa trên tiền thân là Freelancer Công ty được thành lập vào ngày 26 tháng 05 năm 2020 với tên gọi đầu tiên là công ty TNHH Én Media, công ty ra đời trong bối cảnh thời đại công nghệ Internet phát triển và nhu cầu của khách hàng về dịch vụ thiết kế Website tăng cao, công ty với mong muốn mang đến giải pháp tốt nhất cho khách hàng và lấy sự hài lòng của khách hàng là động lực phát triển cho mình.

Vào ngày 12 tháng 10 năm 2021 công ty TNHH Én Media đã đổi tên thành công ty Cổ phần EnMedia và tiếp tục kinh doanh phát triển về các lĩnh vực thiết kế Website và dịch vụ SEO với Slogan: Phụng dự doanh nghiệp Việt.

Tuy chỉ mới thành lập và hoạt động trong thời gian ngắn, nhưng công ty Cổ phầnEnMedia đã từng bước tạo dựng và khẳng định được thương hiệu của mình với số lượng hơn 1000 khách hàng đã lựa chọn dịch vụ của công ty và với hơn 500 mẫu

Website chuyên nghiệp cùng với đội ngũ nhân viên thiết kế có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực này.

Hình 2.6: Logo của công ty Cổ phần Enmedia

(Nguồn: Công ty Cổ phần Enmedia)

2.1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty

EnMedia đang từng bước phấn đấu và hoàn thành mục tiêu trở thành công ty cung cấp các giải pháp marketing hàng đầu cả nước.

Sự tin tưởng và đồng hành của khách hàng cùng các đối tác kinh doanh chính là chìa khóa thành công cho sự phát triển của Enmedia. Đem đến cho toàn bộ đội ngũ nhân viên môi trường làm việc chuyên nghiệp tạo cơ hội thành công và niềm tự hào cho nhân viên về công ty.

Enmedia đem đến cho khách hàng giải pháp marketing tối ưu đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng đạt được các mục tiêu của chiến lược kinh doanh. Xây dựng chất lượng dịch vụ ngày càng phát triển và hoàn thiện xứng đáng với giá trị mà khách hàng nhận được, là cánh tay hỗ trợ đắc lực cho những thành công của khách hàng và đối tác.

 Con người: Con người là nền tảng quyết định sự thành công của doanh nghiệp Enmedia luôn tạo điều kiện để các cá nhân được phát triển và phát huy thế mạnh của mình.

 Thái độ: Luôn giữ tinh thần và thái độ tính cực sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn

 Tận tâm: Cố gắng hết sức mình để đạt được kết quả tốt nhất mà vẫn giữ được đam mê và nhiệt huyết với công việc.

 Chính trực: Công bằng, minh bạch là nền tảng vững mạnh cho sự phát triển lâu dài của công ty.

 Chất lượng: Cung cấp dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.

2.1.4 Cơ cấu tổ chức công ty

2.1.4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức

Sơ đồ 2.7: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Enmedia

(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sựcông ty Cổ phần Enmedia)

2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của công ty, xác định mục tiêu và kế hoạch của công ty Phân công và giám sát công việc của các phòng ban Nghiên cứu những công nghệ mới và ứng dụng.

Thực hiện công tác tiếp thị, khai thác nguồn khách hàng có nhu cầu đối với các dịch vụ của công ty, tìm các đối tác mới Gặp gỡ khách hàng để lấy thông tin, và hỗ trợ cho các phòng ban khác trong công tác thiết kế Chăm sóc, hỗ trợ khách hàng và tư vấn thiết kế, dịch vụ cho khách hàng Duy trì và phát triển các mối quan hệ đối với khách hàng.

Phòng Hành chính – Nhân sự

Xây dựng và phát triển hình hiệu ảnh thương của công ty Nghiên cứu, phát triển dịch vụ và mở rộng thị trường Quản trị các kênh truyền thông online của công ty: website, fanpage…; lập kế hoạch và triển khai thực hiện các hoạt động PR & Marketing online Xây dựng và thực hiện các chiến lược Marketing Thiết lập các mối quan hệ với truyền thông.

Thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn tài chính, kế toán theo đúng với quy định của Nhà nước Theo dõi và phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty và cố vấn cho Ban Giám đốc về các vấn đề liên quan Tham mưu cho Ban Giám đốc về chế độ kế toán và thường

 Phòng Hành chính – Nhân sự

Thực hiện các hoạt động pháp lý của công ty, văn thư lưu trữ, văn phòng phẩm, trang thiết bị của văn phòng, quản lý tài sản, dịch vụ hậu cần cho cán bộ nhân viên…

Tuyển dụng và đào tạo nhân sự, chế độ tiền lương và phúc lợi, các chính sách đãi ngộ, hợp đồng, quan hệ lao động và truyền thông nội bộ Phong trào thi đua, thưởng phạt, kỷ luật lao động, đánh giá kết quả hoàn thành công việc, …

Lên kế hoạch triển khai thiết kế và thực hiện dịch vụ theo đúng yêu cầu thời gian,đảm bảo tính chuyên nghiệp, tính bảo mật Triển khai thiết kế, thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng Nghiệm thu và bàn giao sản phẩm dịch vụ cho khách hàng đúng tiến độ, đúng chất lượng đã cam kết Bảo trì, bảo hành khi gặp sự cố Giải quyết các vấn đề kỹ thuật.

2.1.5 Tình hình nhân sự của Công ty

Bảng 2.1: Tình hình nhân sự của công ty Cổ phần Enmedia

Chỉ tiêu Số lượng (Người) So sánh (%)

Trình độ đại học 18 20 26 11,11 30 Độ tuổi 20 – 35 tuổi 18 20 26 11,11 30

(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự Công ty Cổ phần Enmedia)

Qua bảng số liệu rằng:

Lao động của công ty trong năm 2020 tăng lên 2 người so với năm 2019, tăng tương đương với 11,11% Trong đó, lao động nam tăng lên 7,69% trong năm 2022 và có tỷ trọng lớn hơn lao động nữ ở cả 2 năm Còn lao động nữ trong năm 2020 tăng 20% so với năm 2019.

Lao động của công ty trong năm 2021 tăng lên 6 người so với năm 2020, tăng tương đương với 30% Trong đó, lao động nam có tỷ trọng lớn hơn lao động nữ ở cả 2 năm và có xu hướng tăng, tăng 14,28% so với năm 2020 Lao động nữ trong năm 2021 tăng 66,67% so với năm 2020, tỷ lệ tăng trong năm 2021 nhiều hơn tỷ lệ tăng của lao động nam.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC ĐỐI VỚI THƯƠNG HIỆU ENWEB CỦA KHÁCH HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp

3.1.1 Định hướng phát triển cho thương hiệu thiết kế Website EnWeb của Công ty Cổ phần Enmedia trong thời gian tới

- Trong vòng 2 năm tới (2023 – 2025), công ty sẽ tập trung mọi nguồn lực để phấn đấu thương hiệu EnWeb trở thành thương hiệu thiết kế Website lớn nhất TP Đà Nẵng và nằm trong top 5 thương hiệu thiết kế Website lớn nhất Việt Nam Tiếp tục phấn đấu đến 2030 trở thành thương hiệu thiết kế Website và lớn nhất Việt Nam.

- Mở rộng thị trường ở khu vực các tỉnh miền Nam, đây là một vùng đất màu mỡ có ngành dịch vụ thiết kế Website lớn nhất Việt Nam.

- Tiếp tục công tác đào tạo nguồn nhân lực, bổ sung thêm nhân sự có kinh nghiệm để đáp ứng cho chiến lược mở rộng thị trường.

- Kết hợp những cơ hội, thách thức từ bên ngoài cùng với điểm mạnh, điểm yếu của thương hiệu để giữ vững, nâng cao vị thế cạnh tranh của thương hiệu tại thị trường

TP Đà Nẵng và cả nước.

- Xây dựng đội ngũ kỹ thuật tiên tiến, cập nhật được nhu cầu khách hàng và thay đổi của thị trường Nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm website đa dạng.

- Tận dụng sự phát triển của khoa học máy tính để nâng cao kỹ thuật thiết kế Website, chất lượng sản phẩm.

- Xây dựng đội ngũ marketing đưa ra những định hướng cho công ty dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường của mình, đầu tư cho marketing là đầu tư cho tương lai của công ty.

- Xây dựng được văn hóa doanh nghiệp thân thiện, thúc đẩy mối quan hệ giữa các nhân viên Tiếp tục duy trì và mở rộng thêm các mối quan hệ với các cá nhân,công ty trong lĩnh vực liên quan.

3.1.2 Phân tích ma trận SWOT cho thương hiệu thiết kế Website EnWeb

- Thương hiệu đã có được vị trí trong lòng khách hàng, nằm trong top 5 công ty thiết kế Website uy tín nhất Đà Nẵng.

- Được nhiều khách hàng tin tưởng, yêu thích sử dụng dịch vụ.

- Đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế Website.

- Có mối quan hệ rộng rãi.

- Gía dịch vụ vẫn còn khá cao so với mặt bằng chung, do vậy chưa tiếp cận được nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ có tài chính khiêm tốn.

- Các chính sách khuyến mãi chưa hấp dẫn đối với những khách thân thuộc.

- Các hoạt động marketing quảng bá thương hiệu còn ít, vẫn còn thiếu các chương trình khuyến mãi vào những ngày lễ lớn.

- Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế trong việc đầu tư vào cơ sở vật chất hạ tầng hiện đại.

- Ngành marketing online phát triển mạnh mẽ,bắt buộc các doanh nghiệp thay đổi, phải có Website để dễ dàng hoạt động.

- Thị trường ngành dịch vụ thiết kế Website rộng lớn

- Môi trường chính trị-xã hội ổn định, tọa điều kiện thuận lợi cho các công ty kinh doanh.

- Sức ép cạnh tranh từ nhiều đối thủ không chỉ lâu năm mà còn các đối thủ mới gia nhập trên thị trường đưa ra mức giá dịch vụ rẻ hơn.

- Các công ty thiết kế Website ngày càng mở ra nhiều, thị trường càng màu mỡ sức cạnh tranh càng lớn để lôi kéo khách hàng.

- Nguồn nhân lực giỏi, giàu kinh nghiệm cũng đặt ra cho công ty sự khó khăn khi tuyển chọn nhân sự.

3.2 Giải pháp nâng cao mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu EnWeb

Xuất phát từ những định hướng phát triển của doanh nghiệp và từ việc nghiên cứu các yếu tố tác động tới mức độ nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp Từ đó, đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu.

3.2.1 Giải pháp đối với nhân tố “Tên thương hiệu”

Tên thương hiệu là yếu đố đầu tiên giúp khách hàng nhớ đến và phân biệt với các doanh nghiệp khác kinh doanh cùng ngành nghề Một tên thương hiệu ngắn gọn, dễ nhớ và có ý nghĩa sẽ giúp khách hàng dễ nhận biết thương hiệu hơn “Tên thương hiệu” là một công cụ đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao Từ việc kiểm định giá trị trung bình ở chương 2 ta thấy rằng mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng qua

“tên thương hiệu” đều ở mức trên mức “đồng ý” cho thấy tên thương hiệu có sức ảnh hưởng rất lớn chính vì vậy mà doanh nghiệp cần phải không ngừng quảng bá tên thương hiệu qua các phương tiện mạng xã hội, truyền thông báo chí, băng rôn, appich,

…để nâng cao mức độ nhận biết tên thương hiệu Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện vì cộng đồng, các triển lãm, hội chợ hoặc tích cực tham gia các hoạt động tài trợ Festival để khách hàng biết đến thương hiệu nhiều hơn

3.2.2 Giải pháp đối với nhân tố “Logo”

“Logo” là yếu tố giúp kích thích thị giác của người nhìn, một Logo ấn tượng độc đáo và mang một thông điệp có ý nghĩa tốt sẽ giúp khách hàng có cảm tình tốt hơn.

“Logo” cần tạo được sự liên tưởng của khách hàng về chất lượng sản phẩm cũng như về thương hiệu trong kiểm định giá trị trung bình thì đa số khách hàng nhận biết thương hiệu qua yếu tố logo là trên mức “đồng ý”, điều này cho thấy rằng “Logo” có sức ảnh hưởng rất lớn đến mức độ nhận biết thương hiệu doanh nghiệp cần quan tâmđến yếu tố này.

Bên cạnh logo công ty, các nhân viên thuộc thương hiệu EnWeb nên in thêm hình Logo thương hiệu EnWeb trên đồng phục để tạo ấn tượng lâu dài đối với khách hàng giúp khách hàng khó quên được thương hiệu Doanh nghiệp cũng nên kết hợp quảng cáo cùng với tên thương hiệu để giúp khách hàng dễ nhận biết thương hiệu hơn

3.2.3 Giải pháp đối với nhân tố“Slogan”

“Slogan” cần phải gửi đến khách hàng một thông điệp có ý nghĩa, giúp cho khách hàng liên tưởng đến sản phẩm mà mình đang tiêu dùng và câu Slogan cũng chính là thông điệp mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng Qua kết quả điều tra thì có đến 64% khách hàng nhận biết được thương hiệu qua Slogan (phụ lục), con số này tương đối cao tuy nhiên cũng còn nhiều khách hàng nhầm lẫn slogan của thương hiệu Quế Lâm với các thương hiệu khác Vì vậy cần tăng mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng lên bằng các cách sau:

 Doanh nghiệp nên in ấn câu slogan trên tất cả các trang chủ của thương hiệu (Website, Facebook, ….), trên băng rôn, appich để tăng độ nhận biết thương hiệu.

 Quảng cáo qua mạng xã hội, nhắc đến câu khẩu hiệu qua các phương tiện truyền thông báo chí.

 Tăng cường xúc tiến bán hàng vì khi khách hàng tiêu dùng thì họ mới có thể thường xuyên nhìn thấy câu khẩu hiệu trên Website của công ty

 Thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện thì khách hàng và công chúng sẽ chú ý niều hơn.

3.2.4 Giải pháp đối với nhân tố “Quảng bá thương hiệu”

Mọi thương hiệu muốn phát triển đều cần phải quảng bá thì khách hàng mới biết được Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ chính vì vậy mà doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn trong việc đưa thương hiệu của mình đến gần hơn với khách hàng

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Với đề tài “Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu thiết kế Website EnWeb tại thành phố Đà Nẵng”, sau quá trình nghiên cứu thì đã giải quyết gần như trọn vẹn các mục tiêu nghiên cứu đã được đề ra lúc bắt đầu nghiên cứu và từ những kết quả đó, đưa ra được các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng tại thành phố Đà Nẵng.

Qua kết quả nghiên cứu ta đưa ra những kết quả sau:

Thương hiệu EnWeb là một thương hiệu thiết kế Website top đầu Đà Nẵng Mức độ nhận biết thương hiệu là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp cũng như phát triển thương hiệu Với mức độ nhận biết thương hiệu khá cao cho thấy rằng EnWeb là thương hiệu được rất nhiều khách hàng biết đến ở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Điều này rất có lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty Enmedia và thương hiệu EnWeb là sự lựa chọn hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế Website tại Đà Nẵng.

Bên cạnh đó, trong tương lai công ty Enmedia cần có chiến lược cụ thể trong công tác quảng bá thương hiệu EnWeb cũng như mở rộng hình thức quảng bá trên diện rộng nhằm tăng mức độ nhận biết thương hiệu Công ty cần tiếp tục phát huy những mặt tích cực, hạn chế các mặt yếu kém và chưa đạt được để trở thành một thương hiệu đứng vững trên thị trường.

3.2.1 Đối với Thành phố Đà Nẵng

- Kịp thời ban hành, bổ sung những quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ thiết kế Website, những điều kiện ràng buộc đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành dịch vụ nói chung và dịch vụ thiết kế Website nói riêng.

- Tạo hành lang pháp lý vững chắc để các doanh nghiệp thực sự yên tâm khi hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

- Tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp như khuyến khích đầu tư, đơn giản hóa các thủ tục hành chính rườm rà, có các chính sách hỗ trợ về nguồn vốn, lãi suất ngân hàng, thuế nhà đất, thuế mặt bằng, …

3.2.2 Đối với Công ty Enmedia

- Tăng cường nguồn lực tài chính cho hoạt động đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng khang trang và hiện đại.

- Nâng cao chất lượng các khóa đào tạo đối với nhân viên mới, thường xuyên bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên cũ.

- Đưa ra các hình thức kỷ luật để xử lý các trường hợp vi phạm những quy định của công ty đồng thời biểu dương, khen ngợi những tấm gương tiêu biểu trong công ty để mọi nhân viên cùng phấn đấu.

- Công ty nên xây dựng một kênh thông tin để tiếp cận với khách hàng nhiều hơn và đưa hình ảnh công ty đến được với nhiều đối tượng khách hàng hơn.

3.3 Hạn chế của đề tài

- Do hạn chế về mặt thời gian, kiến thức, kinh nghiệm cũng như một số điều kiện khách quan khác, nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, vì vậy cần có những nghiên cứu sâu hơn để hoàn thiện.

- Kích thước mẫu chưa đủ lớn nên tính đại diện không cao, chưa phản ánh chính xác và đầy đủ những liên tưởng của khách hàng về thương hiệu thiết kế Website Enmedia.

- Nhiều phân tích trong bài vẫn mang tính chủ quan của tác giả do thiếu thông tin về vấn đề nghiên cứu.

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Sản phẩm và thương hiệu - Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu thiết kế website enweb tại thành phố đà nẵng
Hình 2.1 Sản phẩm và thương hiệu (Trang 20)
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đánh giá mức độ nhận biết của người dân đối với thương hiệu ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình - Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu thiết kế website enweb tại thành phố đà nẵng
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đánh giá mức độ nhận biết của người dân đối với thương hiệu ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình (Trang 46)
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất - Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu thiết kế website enweb tại thành phố đà nẵng
Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 48)
Hình 2.6: Logo của công ty Cổ phần Enmedia - Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu thiết kế website enweb tại thành phố đà nẵng
Hình 2.6 Logo của công ty Cổ phần Enmedia (Trang 54)
Sơ đồ 2.7: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Enmedia - Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu thiết kế website enweb tại thành phố đà nẵng
Sơ đồ 2.7 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Enmedia (Trang 55)
Bảng 2.4: Một số thông tin của khách hàng - Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu thiết kế website enweb tại thành phố đà nẵng
Bảng 2.4 Một số thông tin của khách hàng (Trang 63)
Bảng 2.5: Thương hiệu thiết kế Website được khách hàng biết đến - Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu thiết kế website enweb tại thành phố đà nẵng
Bảng 2.5 Thương hiệu thiết kế Website được khách hàng biết đến (Trang 66)
Bảng 2.6: Thương hiệu thiết kế Website khách hàng thường truy cập - Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu thiết kế website enweb tại thành phố đà nẵng
Bảng 2.6 Thương hiệu thiết kế Website khách hàng thường truy cập (Trang 66)
Bảng 2.10: Các yếu tố trong nhân tố “Tên thương hiệu” mà khách hàng có thể nhận biết - Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu thiết kế website enweb tại thành phố đà nẵng
Bảng 2.10 Các yếu tố trong nhân tố “Tên thương hiệu” mà khách hàng có thể nhận biết (Trang 70)
Bảng 2.13: Các yếu tố trong nhân tố “Quảng cáo thương hiệu” mà khách hàng có thể nhận biết - Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu thiết kế website enweb tại thành phố đà nẵng
Bảng 2.13 Các yếu tố trong nhân tố “Quảng cáo thương hiệu” mà khách hàng có thể nhận biết (Trang 72)
Bảng 2.15: Các yếu tố trong nhân tố “Đánh giá thương hiệu” mà khách hàng có thể nhận biết - Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu thiết kế website enweb tại thành phố đà nẵng
Bảng 2.15 Các yếu tố trong nhân tố “Đánh giá thương hiệu” mà khách hàng có thể nhận biết (Trang 74)
Bảng 2.16: Kết quả kiểm định One-Sample T Test đối với nhóm nhân tố “Tên thương hiệu” - Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu thiết kế website enweb tại thành phố đà nẵng
Bảng 2.16 Kết quả kiểm định One-Sample T Test đối với nhóm nhân tố “Tên thương hiệu” (Trang 76)
Bảng 2.18: Kết quả kiểm định One-Sample T Test đối với nhân tố “Slogan” - Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu thiết kế website enweb tại thành phố đà nẵng
Bảng 2.18 Kết quả kiểm định One-Sample T Test đối với nhân tố “Slogan” (Trang 77)
Bảng 2.17: Kết quả kiểm định One-Sample T Test đối với nhân tố “Logo” - Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu thiết kế website enweb tại thành phố đà nẵng
Bảng 2.17 Kết quả kiểm định One-Sample T Test đối với nhân tố “Logo” (Trang 77)
Bảng 2.19: Kết quả kiểm định One-Sample T Test đối với nhóm nhân tố “Quảng cáo thương hiệu” - Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu thiết kế website enweb tại thành phố đà nẵng
Bảng 2.19 Kết quả kiểm định One-Sample T Test đối với nhóm nhân tố “Quảng cáo thương hiệu” (Trang 78)
Bảng 2.20: Kết quả kiểm định One-Sample T Test đối với nhóm nhân tố “Bán hàng trực tiếp” - Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu thiết kế website enweb tại thành phố đà nẵng
Bảng 2.20 Kết quả kiểm định One-Sample T Test đối với nhóm nhân tố “Bán hàng trực tiếp” (Trang 79)
4.1. Hình thức quảng cáo đa dạng 4.2. Phương tiện quảng cáo dễ tiếp cận 4.3. Nội dung quảng cáo dễ hiểu 4.4 - Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu thiết kế website enweb tại thành phố đà nẵng
4.1. Hình thức quảng cáo đa dạng 4.2. Phương tiện quảng cáo dễ tiếp cận 4.3. Nội dung quảng cáo dễ hiểu 4.4 (Trang 93)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w