Mẫu bìa Đề cương luận văn i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Phạm Thị Lê Hà Là học viên cao học lớp CH22B1 của Trường Đại học Ngân hàng TP HCM Tôi cam đoan đề tài “Tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả[.]
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Ngân hàng là một trong những trung gian tài chính đóng vai trò trong sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, chuyển vốn từ người cần cho vay vốn đến người cần, đáp ứng nhu cầu về vốn và đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế Nếu huy động và cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu và truyền thống của ngân hàng thì việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua thu nhập ngoài lãi là một trong những nhân tố quan trọng cho việc thiết lập chính sách trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Theo ước tính, tỷ suất sinh lời của tài sản trung bình năm 2021 giảm 43 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm 2020 và nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm trong năm
2022 (Vndirect, 2022). Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng theo Quyết định số 254/QĐ-TTg năm
2012 và Quyết định số 986/QĐ-TTg năm 2018 về chiến lược phát triển ngành Ngân hàng có nội dung liên quan đến giải pháp cải thiện thu nhập là từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh của các ngân hàng theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng Khi thực hiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, mở rộng các hoạt động kinh doanh ngoài lãi thì ngân hàng sẽ sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ của mỗi ngân hàng, do vậy sẽ giảm chi phí quản lý, chi phí hoạt động, tăng lợi nhuận tối đa cho ngân hàng.
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu quan tâm đến xu hướng gia tăng thu nhập ngoài lãi bằng cách đo lường sự tác động của các hoạt động ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Những nghiên cứu ủng hộ xu hướng gia tăng thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại được thực hiện bởi nhiều tác giả cho rằng tầm quan trọng của thu nhập ngoài lãi ngày càng tăng và chiếm 40% thu nhập hoạt động trong ngành ngân hàng thương mại của Hoa Kỳ như đã nêu trong De Young và Rice (2004) Do đó, nghiên cứu của Bian và cộng sự (2015) cho rằng các ngân hàng đang
2 ngày càng phụ thuộc vào thu nhập ngoài lãi để tồn tại và phát triển trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận Nghiên cứu của Alaaeddin Al-Tarawneh và cộng sự (2017) cho thấy thu nhập ngoài lãi giúp tăng cường vốn chủ sở hữu và điều này có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận Về phía ngược lại cùng có hàng loạt các nghiên cứu chỉ ra rằng thu nhập ngoài lãi có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động Như nghiên cứu của Smith và cộng sự (2003) cho rằng việc tăng thu nhập ngoài lãi không thể hoàn toàn bù đắp cho việc giảm thu nhập Hơn nữa một số nghiên cứu như nghiên cứu của Wang (2009) chỉ ra rằng thu nhập ngoài lãi và hiệu suất của ngân hàng có mối tương quan ngược chiều và sự không ổn định của thu nhập ngoài lãi thậm chí có thể làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng thương mại
Các nghiên cứu ở Việt Nam tập trung nhiều vào việc phân tích tác động của thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Nghiên cứu trong nước đã nghiên cứu mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và khả năng sinh lời của
22 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2013 theo phương pháp SGMM (Hồ Thị Hồng Minh & Nguyễn Thị Cành, 2015) Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc đa dạng hóa thu nhập có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam Một nghiên cứu khác đã sử dụng dữ liệu của 26 ngân hàng thương mại giai đoạn 2006 – 2014 để phân tích mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Lê Long Hậu & Phạm Xuân Quỳnh, 2016) Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ thuận chiều hay việc đa dạng hóa thu nhập có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn nghiên cứu.
Nhìn chung, các nghiên cứu về mục tiêu trên đều được thực hiện đối với bối cảnh quốc tế, ngành tài chính ngân hàng tại các nước phát triển hoặc trong bối cảnh Việt Nam nhưng số liệu của các năm về trước Bên cạnh đó, kết quả vẫn chưa thống nhất và còn có sự khác biệt lớn (Lee và cộng sự, 2014) Cụ thể, nhiều nghiên cứu về tác động của đa đạng hóa thu nhập ngoài lãi lên khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cũng đưa ra những kết luận đa chiều Thu nhập từ đa đạng hóa dịch vụ ngoài lãi giúp các ngân hàng thương mại nâng cao khả năng sinh lời là kết luận được đưa ra bởi nghiên cứu của Apergis (2014); Lê và Phạm (2017); và Saunders và cộng
3 sự (2014) Những nghiên cứu của Edirisuriya, Gunasekarage và Dempsey (2015); Li và Zhang (2013); Maudos (2017); và Nguyen (2012) lại đưa ra những kết luận ngược lại Như vậy có thể thấy được sự bất đồng trong tác động của dịch vụ đối với lợi nhuận cho ngân hàng Đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, nhiều ngân hàng đã thực hiện chiến lược đa dạng hoá dịch vụ ngoài lãi trong gần một thập kỉ vừa qua Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu phân tích tác động của thu nhập dịch vụ ngoài lãi lên lợi nhuận của ngân hàng Do đó để hiểu thêm mối liên hệ giữa đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong môi trường kinh doanh của tại Việt Nam Do đó, trong luận văn này, tác giả sẽ nghiên cứu về “ Tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam ” với kỳ vọng phân tích tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động thông qua chỉ số hiệu quả kỹ thuật của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát của đề tài là xem xét tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn năm 2011-
2021 Từ đó, có thể đề ra một số hàm ý chính sách gia tăng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
1.2.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu này, đề tài đưa ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
- Xác định tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Đánh giá sự tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
- Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho các NHTM Việt Nam.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau:
- Có tồn tại mối liên hệ giữa thu nhập ngoài lãi và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam?
- Mức độ tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam như thế nào?
- Những khuyến nghị nào giúp nâng cao hiệu quả hoạt động cho các NHTMViệt Nam?
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu: mối liên hệ giữa thu nhập ngoài lãi và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Bài nghiên cứu tập trung vào nhóm Ngân hàng TMCP trong nước, đại diện cho các ngân hàng hoạt động mang tính thị trường, cạnh tranh và năng động nhất Nhìn chung, số lượng 26 Ngân hàng TMCP Việt Nam được chọn trong bài nghiên cứu đã chiếm hơn 80% thị phần kinh doanh trong hệ thống NHTM Việt Nam, mang tính đại diện cao cho tổng thể khi xem xét hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Thông tin về hoạt động của các ngân hàng thương mại ở ViệtNam được lấy trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2021 (đây là giai đoạn ngân hàng đã có những bước phát triển vượt bậc về cả chất và lượng).
DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Dữ liệu nghiên cứu: sử dụng dữ liệu thứ cấp được công bố trong các báo cáo tài chính kiểm toán hàng năm được cập nhật trên website của các NHTM tương ứng và dữ liệu báo cáo tài chính do Công ty cổ phần dữ liệu kinh tế Việt Nam – Vietdata cung cấp Một số dữ liệu được sử dụng và tính toán như sau: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân, Thu nhập ròng ngoài lãi, thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ, thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh & chứng khoán, thu nhập ròng từ hoạt động ngoài lãi khác, Quy mô Tổng tài sản ngân hàng, Tỷ lệ huy động/ tổng tài sản , Tỷ lệ dư nợ cho vay/ tổng tài sản, Chi
5 phí hoạt động trên tổng thu nhập,…
Phương pháp nghiên cứu: Bài nghiên cứu sử dụng sử dụng phương pháp ước lượng với dữ liệu bảng vì những ưu điểm khi kết hợp yếu tố không gian và thời gian; phương pháp ước lượng GMM để khắc phục được các khiếm khuyết định lượng của mô hình như phương sai sai số thay đổi và tự tương quan của phần dư Bên cạnh đó, tác giả sẽ sử dụng các kiểm định sau để kiểm định mô hình, cụ thể: (1) số biến công cụ thấp hơn so với số lượng các ngân hàng sử dụng trong mẫu (30); (2) kiểm địnhAR2 với p-value cao > 0.1; (3) kiểm định Sargan với p-value cao > 0.1 Ngoài ra,bài nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh.
ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu đóng góp vào cơ sở lý thuyết thu nhập ngoài lãi, đặc biệt là thu nhập từ phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngoài lãi hiện nay đang còn hạn chế.Những thông tin hữu ích về thu nhập từ sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngoài lãi ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại được giải thích và phân tích Qua đây, các nhà quản trị ngân hàng có cơ sở để đưa ra hướng phát triển hợp lý, đúng đắn nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động và giảm rủi ro cho ngân hàng thông qua các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngoài lãi.
CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Cấu trúc đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa khoa học đề tài Thông qua đó giúp người đọc hình dung tổng quát về đề tài nghiên cứu.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
Chương này trình bày các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu Cụ thể, chương 2 trình bày (1) khái niệm về thu nhập ngoài lãi; (2) hiệu quả hoạt động; (3) Giải thích vai trò của thu nhập ngoài lãi đối với ngân hàng thương mại, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại; (3) cơ sở lý thuyết và
(4) các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan từ nước ngoài và tại Việt Nam để xác định các lỗ hổng nghiên cứu, từ đó trình bày (5) mô hình hồi quy dữ liệu bảng áp
6 dụng để đánh giá tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam Chương 2 tóm tắt nội dung cốt lõi của chương 2 và làm cơ sở cho việc triển khai chương 3.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu theo thứ tự các bước trong quy trình nghiên cứu từ (1) cách tiếp cận, (2) phương pháp thu thập dữ liệu và (3) phương pháp xử lý dữ liệu Theo đó, thông qua (1) tiếp cận mô hình hồi quy dữ liệu bảng đã đề xuất trong chương 2, luận văn tiến tới xây dựng mô hình hồi quy dữ liệu bảng áp dụng cho tập dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán của các ngân hàng thương mại Việt Nam Chương 3 cũng trình bày (2) cách thu thập dữ liệu Tiếp theo, trình bày (3) ý nghĩa và đánh giá theo các bước phân tích định lượng được thực hiện để thực hiện xử lý dữ liệu Tóm tắt nội dung cốt lõi của chương 3 và làm cơ sở cho việc triển khai chương 4.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương này trình bày các bước phân tích định lượng áp dụng cho tập dữ liệu thứ cấp với các mẫu quan sát được thu thập từ bộ dữ liệu từ các ngân hàng thương mại, bao gồm (1) thống kê mô tả; (2) phân tích hệ số tương quan; (3) kiểm tra đa cộng tuyến;
(4) mô hình hồi quy phân tích dữ liệu bảng và các thử nghiệm liên quan; (5) giải thích kết quả Kết quả phân tích dữ liệu sẽ được thảo luận, bao gồm cả việc so sánh với kết quả từ các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan khác Tóm tắt nội dung cốt lõi của chương 4 và làm cơ sở cho việc triển khai chương 5.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Chương này trình bày phương hướng nâng cao thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại nhằm đánh giá vai trò của thu nhập ngoài lãi trong hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam Tiếp theo, dựa trên (1) cơ sở lý luận, (2) các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, (3) kết quả nghiên cứu và (4) định hướng phát triển của các ngân hàng thương mại Việt Nam, chương 5 đề xuất một số khuyến nghị về tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam Chương 5 sau đó kết luận một cách khái quát về sự cần thiết phải quan tâm đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại Đồng thời,
7 chương 5 cũng kết luận về mức độ đạt được của ba mục tiêu ban đầu Cuối cùng,chương 5 trình bày những hạn chế trong luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo.
Trong chương 1 tác giả đã trình bày lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu là tìm bằng chứng cho tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam Trong chương 1 tác giả còn giới thiệu về phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu sử dụng để giải quyết câu hỏi nghiên cứu Đồng thời chương 1 còn trình bày ý nghĩa bài nghiên cứu Đây là cơ sở để tác giả thực hiện nghiên cứu.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
LÝ THUYẾT VỀ THU NHẬP NGOÀI LÃI NGÂN HÀNG
2.1.1 KHÁI NIỆM THU NHẬP NGOÀI LÃI NGÂN HÀNG
Hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường là hoạt động kinh doanh với mục đích là lợi nhuận Muốn thu được lợi nhuận cao thì vấn đề then chốt là quản lý tốt các khoản mục tài sản Có sinh lời, nhất là khoản mục cho vay và đầu tư Hoạt động dịch vụ tạo ra các khoản thu nhập lớn với chi phí thấp, do đó các ngân hàng thương mại cần mở rộng hoạt động dịch vụ để gia tăng lợi nhuận Thu nhập của ngân hàng bao gồm sáu khoản mục lớn: Thu nhập từ hoạt động tín dụng, Thu nhập từ hoạt động dịch vụ, Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác, Thu nhập góp vốn mua cổ phần, Thu nhập khác (Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2010).
Thu nhập của các ngân hàng thương mại gồm nhiều khoản thu bắt nguồn từ các sản phẩm dịch vụ đa dạng mà ngân hàng mang lại Thu nhập lãi hay thu nhập lãi thuần đo lường mức lãi suất ròng của ngân hàng là chênh lệch giữa thu nhập từ lãi mà ngân hàng nhận được và chi phí lãi mà ngân hàng phải trả (Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2010).
Thu nhập ngoài lãi là khoản thu nhập của ngân hàng thương mại được hình thành từ chênh lệch giữa các khoản thu do cung ứng các sản phẩm dịch vụ khác ngoài hoạt động tín dụng, đầu tư và chi phí bỏ ra để thực hiện các sản phẩm dịch vụ Ví dụ như các khoản thu nhập từ các dịch vụ dựa trên cơ sở thu phí và hoa hồng (thu nhập từ phí) của các hoạt động như bảo lãnh, ủy thác, môi giới, tư vấn, cho thuê két, quản lý tiền mặt, trung gian thanh toán; Thu nhập từ một số hoạt động kinh doanh như kinh doanh ngoại hối và vàng, mua bán chứng khoán kinh doanh (Lê Long Hậu và cộng sự, 2017).
Như vậy, trong nghiên cứu này, định nghĩa của thu nhập ngoài lãi có thể xem là toàn bộ thu nhập của ngân hàng không kể đến hoạt động tín dụng và đầu tư, được thể hiện qua các hoạt động thanh toán, ngân quỹ, bảo lãnh, thu phí, tư vấn, kinh doanh ngoại tệ
Tại Việt Nam, chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập ngoài lãi được đề cập nhiều đến trong các báo cáo phân tích, đánh giá hoạt động của các ngân hàng thương mại trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) Theo các đánh giá thì chỉ tiêu này càng lớn càng thể hiện mức độ đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ khác ngoài lãi cũng như hiệu quả của các sản phẩm dịch vụ này Nó cũng đồng nghĩa với việc phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh giữa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng (Hoàng Ngọc Tiến và cộng sự, 2010) Ngược lại, chỉ tiêu càng nhỏ sẽ càng thể hiện sự hạn chế trong phạm vi hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, hay nói cách khác là ngân hàng thương mại chỉ chủ yếu cung cấp dịch vụ tín dụng cổ truyền (cho vay).
Một số cơ quan có thẩm quyền đang xem xét, bổ sung về việc áp dụng các quy định pháp luật nhằm hạn chế phạm vi hoạt động của các ngân hàng cũng như tạo ra những bước đi mới và cụ thể cho các hoạt động phi truyền thống Những quy định mới này được bắt nguồn từ quy luật Volcker tại Mỹ, những đề xuất của Ủy ban Vickers tại nước Anh và báo cáo Liikanen của Ủy ban Châu Âu Dự thảo luật về quy định cơ cấu các ngân hàng đang được tiến hành tại Đức và Pháp (Gambacorta và Van Rixtel, 2013; Vinals và các cộng sự, 2013) Điều này cho thấy chính phủ cũng như các nhà quản lý ngành ngân hàng tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, Đức và Pháp cũng đã quan tâm sâu sắc đến hoạt động đa dạng hóa thu nhập nhằm từng bước phát triển hơn.
Trong bối cảnh các ngân hàng thoát ra khỏi những luật lệ trước đây và bước vào thời kỳ tự do hóa tài chính, hệ thống ngân hàng thế giới phải đối mặt với những thay đổi lớn thông qua cạnh tranh gay gắt, tập trung và sự tái cơ cấu Các ngân hàng bắt buộc phải phản ứng và thích nghi bằng cách mở rộng các hoạt động kinh doanh khác bao gồm các hoạt động phi truyền thống như chứng khoán hóa, thư tín dụng dự phòng và chứng khoán phái sinh, đã nhanh chóng được mở rộng hơn, qua đó các ngân hàng thương mại có thể tăng thu nhập đáng kể từ các hoạt động này.
2.1.2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG THU NHẬP NGOÀI LÃI
Theo Hoàng Ngọc Tiến và cộng sự (2010), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi là một chỉ tiêu được sử dụng khá phổ biến trong các báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại hiện nay Tuy nhiên cho đến nay Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chính thức tính toán cụ thể chỉ tiêu này Sau đây là một vài phương pháp tính toán chỉ tiêu này dựa trên tổng thu nhập được một số ngân hàng quốc doanh sử dụng, cụ thể là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đề cập ngày 27/07/2009 như sau: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập của ngân hàng, Tỷ lệ thu dịch vụ ngoài lãi trên tổng tài sản bình quân và Tỷ lệ thu dịch vụ ngoài lãi trên vốn tự có bình quân.
2.1.2.1 TỶ LỆ THU NHẬP NGOÀI LÃI TRONG TỔNG THU NHẬP
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi sẽ được tính toán theo công thức sau: t (%) = - X 100
Trong đó t% là tỷ lệ thu nhập ngoài lãi, A là thu nhập từ lãi, B là thu nhập ngoài lãi,
T là tổng thu nhập ròng của ngân hàng (T = A + B) Công thức này chỉ phản ánh đầy đủ ý nghĩa của tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập của một ngân hàng thương mại trong điều kiện cả hoạt động từ lãi và ngoài lãi của ngân hàng đều có chênh lệch thu nhập dương (nghĩa là A,B>0) Tuy nhiên, do cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại hoặc do thị trường biến động dẫn đến các tình huống thực tế khác nhau không phản ánh được đúng tỷ lệ tăng, giảm của hoạt động ngoài lãi bằng cách sử dụng phương pháp này.
2.1.2.2 TỶ LỆ THU NHẬP NGOÀI LÃI TRÊN TỔNG TÀI SẢN BÌNH
Một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng là thu nhập ròng trên tổng tài sản bình quân - ROAA (return on average asset) Trong đó ROAA được tính như sau:
, _ Tổng thu nhập ròng ROAA (%) =
Tông tài sản binh quân
Từ đó cách tính tỷ lệ thu nhập ngoài lãi dựa trên tổng tài sản bình quân là như sau:
Trong đó t là tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản bình quân, B là thu nhập ngoài lãi. Ý nghĩa: Tỷ lệ này phản ánh một đồng giá trị tài sản bình quân của một ngân hàng thương mại sẽ tạo ra bao nhiêu thu nhập ngoài lãi trong kỳ Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện quy mô và hiệu quả của thu nhập ngoài lãi của ngân hàng thương mại và ngược lại Phương pháp này có thể sử dụng để phân tích, so sánh cho cả ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng thương mại (pháp nhân phụ thuộc).
2.1.2.3 TỶ LỆ THU NHẬP NGOÀI LÃI TRÊN VỐN TỰ CÓ BÌNH QUÂN
Tương tự như phương pháp trên, chỉ tiêu khác có thể đánh giá hiệu quả trong hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng là Tổng thu nhập ròng trên vốn tự có bình quân – ROAE (return on average equity). Ý nghĩa: Tỷ lệ này phản ánh một đồng vốn tự có bình quân của một ngân hàng thương mại sẽ tạo ra được bao nhiêu thu nhập ngoài lãi trong kỳ Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện quy mô và hiệu quả thu nhập ngoài lãi của ngân hàng thương mại đó và ngược lại Phương pháp này chỉ sử dụng cho pháp nhân độc lập (cả ngân hàng thương mại), không sử dụng cho pháp nhân phụ thuộc (chi nhánh ngân hàng thương mại) vì trên bảng cân đối kế toán của các chi nhánh ngân hàng thương mại không phản ánh đầy đủ vốn tự có.
LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
2.2.1 KHÁI NIỆM HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
Lợi nhuận của ngân hàng thương mại nói riêng và của các tổ chức kinh tế nói chung là chỉ tiêu tài chính cuối cùng để phản ánh hiệu quả hoạt động Theo pháp lệnh kế toán thống kê, tất cả các đơn vị kinh tế đều phải xác định kết quả tài chính
Từ đó có thể tính được tỷ lệ thu nhập ngoài lãi như sau: sau một niên độ kế toán Vào ngày 31/12 hàng năm, các ngân hàng thương mại đều phải khóa sổ kế toán và xác định tổng số thu nhập và tổng số chí phát sinh trong kì, sau đó xác định kết quả kinh doanh trong kì Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và cạnh tranh mãnh liệt thì lợi nhuận là thước đo chủ yếu về hiệu quả tài chính trong hoạt động kinh doanh Nhà quản lý kinh doanh luôn tìm mọi cách để không ngừng gia tăng lợi nhuận, không những giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, mà còn để gia tăng thu nhập cho các cổ đông nhờ mức chi trả cổ tức cao, điều này càng làm cho giá trị cổ phiếu của ngân hàng trên thị trường càng tăng, thương hiệu và uy tín của ngân hàng càng được phổ biến Gia tăng lợi nhuận còn là điều kiện để nâng cao phúc lợi và khen thưởng cho người lao động, làm cho người lao động gắn bó với nơi làm việc, giúp ổn định nhân sự, tổ chức (Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2010).
Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, hiệu quả hoạt động được định nghĩa theo nhiều quan điểm khác nhau Theo Antonio, Ludger và Vito (2006) thì “Hiệu quả là phép so sánh giữa đầu vào và đầu ra hay giữa lợi nhuận và chi phí Với cùng đầu vào cho trước, hoạt động nào tạo ra đầu ra lớn hơn sẽ là hoạt động hiệu quả hơn” Trong khi đó, theo Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, kinh tế lượng Anh – Việt (Nguyễn Khắc Minh, 2004), hiệu quả là “mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, đáp ứng mục tiêu đã định trước” Như vậy, có thể hiểu hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại có thể được hiểu theo ba hướng: Một là tối thiểu hóa chi phí, tức là sử dụng ít các yếu tố đầu vào nhất như vốn, cơ sở vật chất, lao động…để tạo ra thu nhập; Hai là giữ nguyên đầu vào nhưng tạo ra lượng đầu ra nhiều hơn; Ba là sử dụng nhiều yếu tố đầu vào hơn nhưng lượng đầu ra được tạo ra tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng đầu vào Hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, do đó hiệu quả hoạt động ngân hàng là một trong những vấn đề luôn được quan tâm Các ngân hàng phải thường xuyên đối mặt với yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm củng cố tiềm lực tài chính và an toàn hoạt động trong nền kinh tế mở hiện nay.
Lợi nhuận của ngân hàng thương mại nói riêng và của các tổ chức kinh tế nói chung là chỉ tiêu tài chính cuối cùng để phản ánh hiệu quả hoạt động Theo các nghiên cứu trước đây, các yếu tố xác định hiệu quả hoạt động của một ngân hàng được chia thành hai nhóm chính Thứ nhất, các nhóm yếu tố đo lường hiệu quả hoạt động và có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định quản lý bao gồm cấu trúc tài sản, chất lượng tài sản, vốn hóa, cơ cấu tài chính, hiệu quả hoạt động, quy mô ngân hàng và đa dạng hóa doanh thu Thứ hai, nhóm các yếu tố bao gồm các yếu tố liên quan đến cấu trúc ngành và môi trường kinh tế vĩ mô như sự tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất, trong đó các ngân hàng hoạt động như một ngành tập trung.
Agbada và Osuji (2013) cho rằng lập kế hoạch lợi nhuận của ngân hàng vẫn là một trong những khía cạnh khó khăn và tốn thời gian nhất trong công tác quản lý ngân hàng do có nhiều biến số liên quan đến vấn đề ra quyết định, nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng Khó khăn hơn nếu ngân hàng đang hoạt động trong một môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh cao, chẳng hạn như Việt Nam Theo Tabari và Emami
(2013), hiệu quả hoạt động được thể hiện bằng hai biến số: tỷ lệ lợi nhuận đối với tài sản (ROA) và tỷ suất hoàn vốn / vốn sở hữu (ROE) Về nguyên tắc, lợi nhuận trên tài sản ROA phản ánh khả năng tài sản của một ngân hàng để tạo ra lợi nhuận mặc dù ROA có thể có bị ảnh hưởng do các hoạt động ngoại bảng ROE cho thấy lợi nhuận thu được từ các cổ đông trên vốn chủ sở hữu của họ và bằng ROA là tổng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Gwahula Raphael (2013) đã sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Tanzania trong giai đoạn bảy năm 2005-2011 Với quan điểm coi ngân hàng như một trung gian tài chính dẫn vốn trong nền kinh tế, tác giả lựa chọn các biến đầu vào bao gồm: lao động, khấu hao, chi phí hoạt động, chi phí tài chính; biến đầu ra là dư nợ và giá trị của các khoản đầu tư Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả chung của các ngân hàng ở mức thấp, chỉ đạt 53.2%, con số này khá thấp khi so sánh với trung bình các ngân hàng trên thế giới Bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ở nhóm các ngân hàng nghiên cứu có hiệu quả phân bố nhỏ hơn hiệu quả kỹ thuật, điều này hàm ý rằng các ngân hàng ở Tanzania đã phân bố nguồn lực đầu vào chưa hợp lý Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng hồi quy Tobit để xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng Tanzania Kết qua cho thấy quy mô ngân hàng, thu nhập ngoài lãi, tỷ lệ an toàn vốn có tương quan dương với hiệu quả hoạt động, ngược lại nợ xấu có tác động nghịch với hiệu quả hoạt động
2.2.2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
Người ta thường dùng năm chỉ tiêu để đánh giá một doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng bằng cách sử dụng mô hình CAMELS Xếp hạng Camels là hệ thống đánh giá giám sát ban đầu được xây dựng vào năm 1980 ở Hoa Kỳ bởi Ủy ban giám sát thanh toán quốc tế để phân loại tình trạng chung của ngân hàng Đây là một công cụ rất hữu ích trong việc đưa ra các dự đoán về khả năng sinh lời của ngân hàng và cho phép các nhà phân tích tài chính xác định giá trị của ngân hàng với mức độ tin cậy nhất CAMELS là chữ viết tắt bằng tiếng Anh của 6 nhân tố mà theo nhận định của WorldBank, muốn duy trì tính lành mạnh và ổn định của một ngân hàng cần phải có sáu yếu tố này, đó là:
(C)apital: vốn của ngân hàng
(A)ssets: tài sản của ngân hàng
(M)anagement capability: năng lực quản lý
(S)ensitivity: độ nhạy với rủi ro của thị trường
Trong đó, để phân tích hiệu quả hoạt động (E) của các ngân hàng thương mại, các nhà nghiên cứu thường áp dụng phân tích 5 chỉ tiêu sau:
Thứ nhất, tỷ lệ thu nhập ròng trên vốn tự có bình quân (ROAE: Return on average equity): Chỉ tiêu giúp phản ánh nguồn thu nhập mà các cổ đông nhận được từ hoạt động kinh doanh ngân hàng Giống như bất kì thực thể kinh doanh nào trong nền kinh tế, một ngân hàng phải kiếm được một mức lợi nhuận để trả cổ tức cho cổ đông, duy trì tình trạng tài chính vững mạnh, ổn định và tăng trưởng Lợi nhuận đo lường khả năng của ngân hàng trong việc tạo ra giá trị và bằng việc cộng thêm các nguồn lực để duy trì và cải thiện nguồn vốn Như vậy, đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của ngân hàng, khi ROAE có xu hướng giảm là lúc vị thế cạnh tranh của ngân hàng đang đi xuống.
Thứ hai, tỷ lệ thu nhập ròng trên tổng tài sản bình quân (ROAA: Return on average asset): Khả năng sinh lời trên tổng tài sản bình quân là một tỷ lệ cho thấy tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận mà ngân hàng kiếm được trong mối quan hệ với các nguồn lực tổng thể của nó Khả năng sinh lời trên tài sản là một tỷ lệ lợi nhuận quan trọng, nó cho thấy khả năng của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận trước đòn bẩy tài chính, chứ không phải bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính Đo lường ROAA sẽ bao gồm tất cả các tài sản của ngân hàng - bao gồm cả những phát sinh từ các khoản nợ cũng như những phát sinh từ các khoản đóng góp của các nhà đầu tư Vì vậy, ROAA sẽ cho ta thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong việc quản lý, sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận.
Thứ ba, tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM: Net interest margin): Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng nguồn thu nhập từ các hoạt động tín dụng so với tốc độ tăng chi phí Tỷ lệ càng cao sẽ càng phản ánh ngân hàng đã tối đa hóa các nguồn thu từ lãi và giảm thiểu chi phí trả lãi.
Thứ tư, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi ròng (NNIM: Net non-interest margin): Tỷ lệ phản ánh khả năng tạo ra các khoản thu nhập ngoài lãi, lợi nhuận từ những khoản thu dịch vụ và hoạt động đầu tư của các ngân hàng thương mại ngân hàng.
Thứ năm, tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (PMOS: Profit margin on sales): Phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Đứng trên góc độ ngân hàng, lợi nhuận ở đây được sử dụng là lợi nhuận trước thuế, trong khi đứng ở góc độ cổ đông, lợi nhuận được sử dụng là lợi nhuận sau thuế thường được sử dụng Tỷ số này cho biết lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu, hay cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh Các ngành có tỷ số lợi nhuận rất cao, như ngành có ăn uống, du lịch, dịch vụ Do đó để đánh giá chính xác cần phải so sánh với bình quân ngành hoặc so sánh với doanh nghiệp tương tự cùng một ngành.
Nghiên cứu của Andreas, D và Gabrielle, W (2009) đã sử dụng mô hình OLS với biến phụ thuộc là ROAA (Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân) và ROAE (Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân) đã cho thấy sự chênh lệch trong khả năng sinh lời của ngân hàng được thể hiện rõ Các ngân hàng với tốc độ an toàn vốn cao, tốc độ tăng dư nợ cao, thuộc sở hữu nội địa thường có hiệu quả hoạt động cao. Javaid và cộng sự (2011) đã phân tích các yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại lớn tại Pakistan trong giai đoạn 2004 - 2008 Nhóm tác giả sử dụng phương pháp OLS để khảo sát tác động của tài sản, các khoản vay nợ, tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tỷ lệ tiền gửi đối với một trong những chỉ tiêu sinh lời chính của các ngân hàng là lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Các kết quả thực nghiệm đã cho kết quả rằng các biến số này có tác động mạnh đến khả năng sinh lời hiệu quả hoạt đông Tuy nhiên, kết quả cũng chỉ ra rằng chỉ tiêu tổng tài sản trong ngân hàng cao hơn có thể sẽ không dẫn đến lợi nhuận cao hơn do tính phi kinh tế có thể xảy ra Ngoài ra, các khoản cho vay càng được thực hiện nhiều càng góp phần vào sự tăng lên của lợi nhuận nhưng tác động không đáng kể.
TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
Nguồn thu nhập của ngân hàng bao gồm thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi, trong đó phần lớn thu nhập là từ lãi Tuy nhiên, kể từ khi các cơ quan quản lý cho phép các ngân hàng đa dạng chức năng qua các hoạt động như đầu tư, bảo hiểm, dịch vụ đã dẫn đến một mức độ biến động chéo trong chiến lược đa dạng hóa của các ngân hàng Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ làm cho thu nhập của ngân hàng không còn tập trung duy nhất vào nguồn thu từ chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay mà còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác Có nhiều lý do khiến các ngân hàng thực hiện đa dạng hóa trong giai đoạn hiện nay Thứ nhất, khi thực hiện chiến lược đa dạng hóa, các ngân hàng có cơ hội mở rộng và bán chéo sản phẩm Ví dụ,theo DeYoung & Rice (2004), việc bán chéo sản phẩm tạo ra nhiều lợi ích và giá trịcho cảkhách hàng và ngân hàng Khách hàng có thể coi ngân hàng như là một điểm đến đa dịch vụ (one-stop shopping), nơi mà họ có thể mua tất cả các sản phẩm ngoài các sản phẩm truyền thống như mở tài khoản và các dịch vụ thanh toán Đối với ngân hàng có thể thêm nguồn thu nhập Đây là một điểm thuận lợi cho các ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, đồng thời là cơ hội để ngân hàng thu hút và mở rộng sản phẩm đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau Hơn nữa, với việc mở rộng sản phẩm, đa dạng hóa củng cố vai trò của ngân hàng, là trung gian giao dịch thuận tiện và giúp cho các ngân hàng có thể hạn chế thông tin bất cân xứng bằng cách tận dụng các mối quan hệ trong cho vay để kinh doanh đa dạng hóa và ngược lại (Baele và cộng sự, 2007) Thứ hai, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ làm phân tán mức rủi ro và tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho ngân hàng Đặc biệt, khi mà nền kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng và nợ xấu tăng cao thì các nguồn thu từ phí giúp cho ngân hàng ổn định được thu nhập Ngoài ra, đa dạng hóa như hàng rào chống lại nguy cơ rủi ro và làm giảm sự xuất hiện của khủng hoảng tài chính do tập trung cho vay tạo ra sự tăng trưởng tín dụng (Froot và cộng sự 1993; Froot & Stein 1998) Thứ ba, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ góp phần tạo ra một phần lợi nhuận cho một ngân hàng hiện đại, để lợi nhuận không còn tập trung chủ yếu từ hoạt động tín dụng mà còn được khai thác từ các hoạt động khác Các ngân hàng trở thành các định chế tài chính lớn và mạnh khi các hoạt động không chỉ giới hạn ở hoạt động huy động và cho vay mà còn ở các dịch vụ đầu tư và bảo hiểm Thứ tư, đa dạng hóa là cơ hội để ngân hàng thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế trên lĩnh vực ngân hàng Hơn nữa, theo Filson & Olfati (2014), các ngân hàng có thể tận dụng được lợi thế quy mô trong việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để trở thành các định chế tài chính lớn từ việc tận dụng lợi thế trong công nghệ thông tin, nguồn dữ liệu khách hàng lớn và các nguồn lực của ngân hàng như đội ngũ nhân sự có thể khai thác thêm các hoạt động khác ngoài hoạt động truyền thống.
Tuy nhiên, không có sự nhất quán trong việc đánh giá đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ là hiệu quả hay không hiệu quả đối với ngân hàng ở khía cạnh rủi ro và lợi nhuận. Theo các lý thuyết hiện tại về đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng thì có hai quan điểm cơ bản trái ngược nhau và có thể được chia ra theo ba quan điểm chính: (i) Nhóm ủng hộ việc đa dạng hóa thu nhập và hướng đến thu nhập phi lãi của các ngân hàng thương mại, từ đó khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại sẽ được cải thiện; (ii) Nhóm cho rằng chiến lược gia tăng nguồn thu nhập ngoài lãi giúp tăng hiệu quả hoạt động cho các ngân hàng thương mại, đồng thời cũng làm gia tăng hệ số rủi ro và điều này lại làm giảm hiệu quả hoạt động của chúng; (iii) Nhóm cho rằng việc đa dạng hóa thu nhập thông qua đẩy mạnh nguồn thu ngoài lãi vì nó không đem lại lợi ích như kỳ vọng nhưng có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động và giá trị của các ngân hàng.
Nhóm ủng hộ việc đa dạng hóa thu nhập và hướng đến thu nhập phi lãi của các ngân hàng thương mại, từ đó khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại sẽ được cải thiện.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động ngân hàng Theo lý thuyết của Markowitz vào năm 1952 thì việc tăng thu nhập ngoài lãi sẽ giúp ngân hàng có thể tối thiểu hóa rủi ro hoặc tối đa hóa lợi nhuận Klein và Saidenberg (1997) cho rằng việc kết hợp các dịch vụ ngân hàng sẽ tạo ra thu nhập ổn định, tối ưu hóa chi phí quản lý và đóng góp vào lợi nhuận ngân hàng; các ngân hàng với hoạt động kinh doanh phi lãi làm giảm sự biến động của lợi nhuận (Santomero và Chung, 1992).
Một số nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy các ngân hàng có những lợi ích tiềm năng để mở rộng phạm vi các hoạt động phi tín dụng của họ Gallo và cộng sự (1996) nhận thấy rằng ở một mức độ nào đó, việc kết hợp các hoạt động của ngân hàng và các quỹ tương hỗ sẽ làm tăng khả năng sinh lời và làm giảm rủi ro của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Hoa Kỳ trong giai đoạn 1987-1994.
Nghiên cứu của Huang và Chen (2006) xem xét sự tác động của nguồn thu nhập ngoài lãi có ảnh hưởng đến hiệu quả của ngân hàng hay không Nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) để tính toán hiệu quả chi phí của các ngân hàng thương mại tại Đài Loan từ năm 1992 đến năm 2004 Mẫu nghiên cứu gồm ba nhóm ngân hàng dựa trên phần trăm thu nhập lãi hoặc phi lãi trên thu nhập từ hoạt động kinh doanh Thử nghiệm so sánh của cặp đôi Kruskal-Wallis đã được sử dụng để kiểm tra xem có sự khác biệt trong các nhóm mẫu nghiên cứu hay không. Kết quả cho thấy các ngân hàng có nhiều nguồn thu nhập đa dạng hơn bao gồm các hoạt động phi lãi, là nhóm có tỷ lệ phần trăm thu nhập từ lãi và phi lãi trên thu nhập từ hoạt động kinh doanh ở mức trung bình thì ít tốn kém hơn.
Chronopoulos và cộng sự (2011) đã nghiên cứu kiểm tra chiều hướng tác động của việc đa dạng hóa thu nhập theo hướng gia tăng thu nhập phi lãi và hiệu quả hoạt động của bốn nước thành viên mới được gia nhập vào Liên minh Châu Âu từ năm
2001 đến năm 2007 Các tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích bao dữ liệu (DEA) để ước tính cả chi phí và hiệu quả lợi nhuận của các ngân hàng trong giai đoạn đầu Kết quả cho thấy tồn tại khả năng hiệu quả cao cả về chi phí lẫn lợi nhuận của hoạt động ngân hàng.
Nghiên cứu của Saunders và cộng sự (2014) sử dụng dữ liệu của 10,341 ngân hàng
Mỹ trong giai đoạn 2002-2013 và đã chỉ ra rằng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cao có mối liên hệ đến việc tăng khả năng sinh lời và giảm rủi ro của các ngân hàng.
Gần đây, Lee và cộng sự (2014) cũng đã phân tích hiệu quả của việc gia tăng thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng đối với dữ liệu bảng về các ngân hàng thương mại tại 29 quốc gia Châu Á Thái Bình Dương từ năm 1995 đến năm 2009 Các tác giả đã cung cấp bằng chứng về tác động tích cực của thu nhập ngoài lãi đối với các nước có hệ thống tài chính ngân hàng nổi bật.
Nhóm cho rằng chiến lược gia tăng nguồn thu nhập ngoài lãi giúp tăng hiệu quả hoạt động cho các ngân hàng thương mại, đồng thời cũng làm gia tăng hệ số rủi ro và điều này lại làm giảm hiệu quả hoạt động của chúng.
Rime và Stiroh (2003) nhận thấy rằng cả các ngân hàng chuyên doanh và toàn cầu ở Thụy Sĩ đều hoạt động với hiệu quả về chi phí và lợi nhuận tương đối lớn và quy mô ngân hàng đóng một vai trò quan trọng; Trong khi các ngân hàng vừa và nhỏ phải có được lợi thế chi phí về quy mô thì các ngân hàng toàn cầu lớn nhất thì lại không Điều này có nghĩa các ngân hàng lớn sẽ không được hưởng lợi từ lợi thế theo quy mô hoặc đa dạng hóa sản phẩm sang hướng đẩy mạnh nguồn thu ngoài lãi. Nghiên cứu thực nghiệm của Lepetit và cộng sự (2008) sử dụng dữ liệu của 734 ngân hàng châu Âu từ 1996 đến 2002 đã cho kết luận rằng những ngân hàng mở rộng phạm vi vào những hoạt động phi truyền thống có thu nhập ngoài lãi lớn hơn thì có mức rủi ro cũng cao hơn những ngân hàng chỉ tập trung vào các hoạt động truyền thống.
Thu nhập phi tín dụng có thể làm tăng khả năng tạo ra lợi nhuận nhưng đồng thời cùng gia tăng rủi ro cho các ngân hàng, và điều này lại làm giảm hiệu quả hoat động của chúng Pozsar và cộng sự (2010) cho rằng hoạt động phi truyền thống của các ngân hàng có thể đem lại rủi ro hệ thống một cách đáng kể.
Kết quả nghiên cứu của Li và Zhang (2013) cho thấy thu nhập ngoài lãi có tác động tích cực lên doanh thu của ngân hàng nhưng cũng làm tăng rủi ro cho ngành ngân hàng Trung Quốc từ 1986 đến 2008 Điều này được tác giả lý giải là do thu nhập ngoài lãi dễ bị ảnh hưởng và có nhiều biến động tuần hoàn hơn nguồn thu nhập từ lãi suất, nên việc tăng tỷ trọng của thu nhập ngoài lãi làm doanh thu biên từ việc đa dạng hóa giảm, từ đó làm cho việc cân bằng giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi trở nên tệ hơn.
Nghiên cứu của Williams (2016) thực hiện trên hệ thống các ngân hàng thương mại của Úc đã chỉ ra rằng các ngân hàng có mức thu nhập ngoài lãi cao hơn, đại diện cho sự phức tạp về tài chính tăng lên thì có rủi ro cao hơn Tuy nhiên, các ngân hàng chuyên doanh lại có ít rủi ro vì cho rằng các ngân hàng chuyên dụng được chọn để chuyên cung cấp các dịch vụ cụ thể và không dựa trên thu nhập lãi suất, điều này cho thấy các ngân hàng thương mại rủi ro hơn một ngân hàng chuyên dụng tương đương về các dịch vụ tài chính truyền thống dựa trên lãi suất Tuy nhiên, nghiên cứu của Williams (2014b) tìm thấy một số loại thu nhập ngoài lãi, đặc biệt là thu nhập từ kinh doanh và đầu tư, có thể cung cấp cho các ngân hàng thương mại lợi ích từ đa dạng hóa danh mục đầu tư sau khi các hiệu ứng chuyên môn hóa đã được xem xét.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu của luận văn được tóm tắt qua hình 3.1 dưới đây: Đưa ra giả thuyết và mô hình nghiên cứu
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của tác giả
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tác động đến lợi nhuận Nghiên cứu của Lee và cộng sự (2014b), Mercieca và cộng sự (2007), Turk-Ariss
(2010), Meslier và cộng sự (2014); Sanya và Wolfe (2011); Delpachitra và Lester (2013); Lepetit và cộng sự (2008); Li và Zhang (2013); Maudos (2009); và Williams (2016); Kwan (2006); Lee và cộng sự (2014); Elyasiani và Wang (2012); Gaganis và cộng sự (2013); Ayadi (2013); Abdul (2015) đã tổng quát mối quan hệ giữa thu nhập ngoài lãi và hiệu quả hoạt động Do đó, mô hình nghiên cứu cũng như một số biến nghiên cứu là phù hợp với nền kinh tế ở Việt Nam Như vậy, mô hình nghiên cứu được xây dựng tổng quát như sau:
ROAA i,t = β 1 + β 2 ROAA i,t-1 + β 3 NNII i,t + β 4 CONTROL i,t + β 5 OVERHEADS i,t + ε i,t
^ ROAA i,t = p i + P 2 ROAA i,t-i +P 3 NNII i,t + p 4 SIZE i,t + p 5 LOAN i,t +p 6 EQUITY i,t + β 7 DEPOSIT i,t + β 8 OVERHEADS i,t + ε ,t ROAE i,t =β 1 +β 2 ROAE i,t-1 + β 3 NNII i,t + β 4 CONTROL i,t + β 5 OVERHEADS i,t + ε i,t
Xác định mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý luận và các nghiên cứu trước đây Phương pháp nghiên cứu
Bàn luận và kiến nghị Phân tích dữ liệu và trình bày kết quả nghiên cứu o ROAE i,t = 0 1 + 0 2 ROAE i,t-i + 0 3 NNII i,t + 0 4 SIZE i,t + 0 5 LOAN i,t + 0 6 EQUITY i,t + β 7 DEPOSIT i,t + β 8 OVERHEADS i,t + ε i,t
ROAAi,t là tỷ số thu nhập ròng trên tổng tài sản bình quân của ngân hàng, đại diện cho khả năng sinh lời hay hiệu quả tạo ra thu nhập của tài sản ngân hàng ROAAit được xác định bằng tổng lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản bình quân hai năm liền kề của ngân hàng ở thời điểm cuối năm tài chính (Chiorazzo và cộng sự, 2008; Grossman, 1994; Lee và cộng sự, 2014).
ROEAi,t-1 được tính bằng thu nhập sau thuế trên tổng tài sản bình quân hai năm liền kề của ngân hàng ở thời điểm cuối năm tài chính (Lee và cộng sự, 2014; Trujillo‐Ponce, 2013).
ROAAi,t-1 là biến trễ tỷ số thu nhập ròng trên tổng tài sản bình quân của ngân hàng, đại diện cho khả năng sinh lời hay hiệu quả tạo ra thu nhập của tài sản ngân hàng ROAAit được xác định bằng tổng lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản bình quân hai năm liền kề của ngân hàng ở thời điểm cuối năm tài chính năm trước (Chiorazzo và cộng sự, 2008; Grossman, 1994; Lee và cộng sự, 2014).
ROEAi,t-1 là biến trễ tỷ số thu nhập sau thuế trên tổng tài sản bình quân được tính bằng thu nhập sau thuế trên tổng tài sản bình quân hai năm liền kề của ngân hàng ở thời điểm cuối năm tài chính năm trước (Lee và cộng sự, 2014; Trujillo‐Ponce, 2013).
NNIIi,t là biến đo lường tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của ngân hàng i tại thời điểm t, chỉ số NNII được tính dựa trên thu nhập ngoài lãi năm t trên tổng thu nhập ròng của các ngân hàng thương mại năm t Nghiên cứu kỳ vọng rằng khi tỷ lệ NNII càng cao hay các ngân hàng thương mại càng đa dạng hóa thu nhập tốt thì sẽ làm giảm sự biến động nguồn thu cũng như rủi ro của các ngân hàng thương mại, làm tăng khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động.
Quy mô của ngân hàng được đo lường bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản của ngân hàng (SIZEi,t), quy mô càng lớn càng giúp các ngân hàng tận dụng được vốn, khả năng đầu tư, quản lý hoạt động tốt hơn, tạo niềm tin cho khách hàng, vì vậy nghiên cứu kỳ vọng yếu tố này có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động.
Tỷ trọng dư nợ tín dụng trên tổng tài sản (LOANi,t) đo lường quy mô hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, nghiên cứu kỳ vọng rằng khi quy mô tín dụng càng mở rộng khi chưa có yếu tố tác động đến chất lượng của các khoản tín dụng thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng ngày càng được cải thiện.
Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng được đo lường bằng tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và quy mô tổng tài sản (EQUITYi,t), đây là nhân tố cho biết cơ cấu và sức mạnh nguồn vốn chủ sở hữu mà ngân hàng đang nắm giữ, khi EQUITY càng cao sẽ giúp các ngân hàng an toàn hơn, tránh được rủi ro thanh khoản và tạo niềm tin với khách hàng, vì vậy được kỳ vọng cùng dấu với khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại khi vốn góp chủ sở hữu càng cao càng tạo điều kiện an toàn để ngân hàng mở rộng, đầu tư thêm vào các hoạt động kinh doanh.
Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản đo lường tỷ trọng huy động tiền gửi khách hàng trong tổng cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, nghiên cứu kỳ vọng rằng khi tỷ lệ DEPOSITi,t càng tăng thì các ngân hàng thương mại Việt Nam có nguồn để mở rộng hoạt động kinh doanh từ đó gia tăng hiệu quả hoạt động.
Tỷ lệ chi phí chung (OVERHEADSi,t) là chi phí dùng để vận hành một doanh nghiệp Nghiên cứu kỳ vọng rằng tỷ lệ này càng tăng sẽ càng có tác động tiêu cực đến khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Bảng 3.1 Mô tả chi tiết các biến trong mô hình hồi quy
Tên biến/ Ý nghĩa Ký hiệu Cách đo lường
Suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân thể hiện hiệu quả hoạt động
ROAAi,t ROAAi,t = Lợi nhuận sau thuế/
Tổng tài sản bình quân
Lee và cộng sự (2014b), Mercieca và cộng sự (2007), Turk-Ariss
Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân thể hiện hiệu quả hoạt động
ROAEi,t ROAEi,t = Lợi nhuận sau thuế/
Vốn chủ sở hữu bình quân
Biến đo lường thu nhập ngoài lãi: Sử dụng tỷ trọng % thu nhập thuần từ các hoạt động phi tín dụng so với tổng thu nhập hoạt động thuần của từng ngân hàng Chỉ số NNII càng cao thì thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng càng cao
NNIIi,t NNIIi,t = Thu nhập ngoài lãi năm t/
Lester (2013); Lepetit và cộng sự (2008); Li và Zhang (2013); Maudos (2009); và Williams (2016)
Quy mô ngân hàng: vì ảnh hưởng quy mô lên khả năng sinh lời dường như phi tuyến tính, nghiên cứu dùng logarit tổng tài sản để thể hiện mối quan hệ này Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý là khả năng sinh lời lúc đầu sẽ tăng cùng quy mô nhưng sau đó sẽ giảm (Athanasoglou, 2008).
Tuy nhiên quy mô lớn cũng mang lại tính kinh tế nhờ phạm vi, tăng lợi nhuận.
SIZEi,t SIZEi,t = Logarit tự nhiên giá trị tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t
Lee và cộng sự (2014); Elyasiani và Wang (2012); Gaganis và cộng sự (2013); Ayadi(2013); Abdul(2015)
Tỷ lệ dư nợ cho vay: để đánh giá tác động của cấu trúc tài sản đến khả năng sinh lời.
LOANi,t LOANi,t = Tổng dư nợ cho vay khách hàng năm t/
Hầu hết các tài liệu cho rằng khả năng sinh lời của ngân hàng kỳ vọng tăng khi danh mục tài sản gồm các khoản cho vay tăng so với các tài sản an toàn hơn khác.
Tổng tài sản năm t Wang (2012);
Gaganis và cộng sự (2013); Abdul (2015)
DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến hành ước lượng hồi quy dữ liệu bảng Dữ liệu phục vụ nghiên cứu gồm 26 ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam Nguồn số liệu của bài viết được lấy từ báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại và số liệu chính thức của ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng với các nguồn dữ liệu chính thống khác, số liệu được thu thập vào cuối mỗi năm trong giai đoạn
2011 – 2021 của 26 ngân hàng Các chỉ số được sử dụng trong nghiên cứu đo lường là dữ liệu thứ cấp được tính toán từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên mỗi năm của các ngân hàng thương mại và ngân hàng nhà nước.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC NGUỒN THU NHẬP NGOÀI LÃI CỦA NHTM VIỆT NAM
NHẬP NGOÀI LÃI CỦA NHTM VIỆT NAM
4.1.1 Đánh giá về hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam
Bảng 4.1 Hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam
Nguồn: BCTC các NHTM Việt Nam
Hình 4.1 Tỷ suất sinh lời của NHTM Việt Nam
Nguồn: BCTC các NHTM Việt Nam
Tỷ suất sinh lời chủ sở hữu và tỷ suất sinh lời tổng tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011 - 2021 có những biến động tăng giảm không đồng nhất và có thể chia làm hai giai đoạn:
Từ năm 2011 – 2015, Tỷ suất sinh lời chủ sở hữu và tỷ suất sinh lời tổng tài sản của cácNHTM Việt Nam thấp và giảm dần theo thời gian Lợi nhuận của các ngân hàng đạt được chủ yếu do lãi suất thị trường cao, các ngân hàng thu được lợi nhuận rất cao do chênh lệch lãi suất huy động vàng, USD và cho vay VND Tuy nhiên, việc các ngân hàng chấp nhận trạng thái âm vàng và ngoại tệ khi bán chuyển đổi thành tiền VND để cho vay với lãi suất cao thì vô hình chung, các ngân hàng đã đối mặt với rủi ro thua lỗ nặng khi tỷ giá và giá vàng tăng Đây là một trong những tác nhân làm sụt giảm lợi nhuận của ngành ngân hàng trong năm 2011 - 2012 Năm 2012-2013 là giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế, tín dụng tăng trưởng yếu do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu; các doanh nghiệp hoạt động sa sút, phá sản hàng loạt dẫn dến nợ xấu tăng cao làm bào mòn lợi nhuận của ngân hàng, chi phí lãi vay không thu hồi được nhưng vẫn phải trả lãi tiền gửi đầu vào cho khách hàng Thêm vào đó giai đoạn 2011-2015 cũng là giai đoạn các ngân hàng phải tập trung tự củng cố, xử lý những tồn tại theo yêu cầu tái cấu trúc của ngân hàng nhà nước Liên tiếp đổi mặt với khó khăn nên hệ thống ngân hàng xảy ra sự sụt giảm lợi nhuận một cách đáng kể Bên cạnh đó với áp lực cạnh tranh ngày càng cao, môi trường kinh doanh khó khăn hơn, độ trễ tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đến Việt Nam làm lộ ra những yếu kém nội tại từ trước của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Giai đoạn năm 2016-2021, lợi nhuận của các NHTM Việt Nam đã có sự tăng trưởng và phục hồi qua từng năm Đây là kết quả từ nền kinh tế được hồi phục cùng như thành quả trong công tác tái cơ cấu của các ngân hàng trong giai đoạn 2011- 2015.
Nguyên nhân cuối năm 2016, nhờ tác động tích cực của nhà nước, một số ngân hàng đã có những bước tiến tích cực trong việc xử lý nợ xấu Cũng trong năm 2017, NHNN đã đưa ra những thông tư nhằm giám sát và quản trị rủi ro tại các NHTM thông tư 41/2017/TT- NHNN yêu cầu các ngân hàng áp dụng Basel II chính thức vào năm 2020 Áp dụng Basel cho phép các ngân hàng định lượng được rủi ro cho mọi hoạt động, mọi giao dịch đã và đang phát sinh, cũng như đánh giá sức chịu đựng của ngân hàng bằng stress test Việc triển khai Basel II giúp chuẩn hóa, cải thiện và lành mạnh hóa lĩnh vực ngân hàng thông qua việc áp dụng các chuẩn mực toàn cầu Ngoài ra, hiệp ước này cũng đặt ra yêu cầu cao hơn về mức độ công bố thông tin và quy định về định chế có ảnh hưởng lớn trên thị trường, giúp tăng tính minh bạch cho các ngân hàng đang niêm yết Bên cạnh đó năm 2021, chính sự phát triển ngân hàng số, đẩy mạnh số hóa là ưu tiên ở phần lớn các NHTM trong thời kỳ dịch bệnh kéo dài, trong khi hoạt động tại các phòng giao dịch bị hạn chế hơn do nguy cơ bùng phát dịch bệnh diện rộng đã giúp các NHTM đạt hiệu quả cao trong năm 2021.
4.1.2 Đánh giá về các nguồn thu nhập ngoài lãi của NHTM Việt Nam
Hình 4.2 Xu hướng tăng trưởng thu nhập ngoài lãi so với lợi nhuận các NHTM
Nguồn: BCTC các NHTM Việt Nam
Từ năm 2011 đến năm 2015: Giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và phục hồi nền kinh tế:
Năm 2012-2013 nền kinh tế bắt đẩu có dấu hiệu phục hồi, hệ thống ngân hàng cùng tập trung đẩy mạnh hoạt động kinh doanh sau khoảng thời gian tập trung với nợ xấu Năm
2013 là năm thành lập VAMC - mặc dù chỉ là trên bề mặt giấy tờ và làm đẹp bảng cân đối của các NHTM nhưng việc bán nợ cho VAMC và trích lập 20% hàng năm nợ xấu cũng đã phần nào giúp các NHTM tạm thời giảm gánh nặng của nợ xấu và tập trung vào đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thông thường của mình Tuy nhiên kết quả thu nhập ngoài lãi vẫn có xu hướng giảm do cạnh tranh sự cao mức thu phí dịch vụ ngân hàng càng ngày càng giảm. Giai đoạn 2016 – 2021: Cơ cấu lại hệ thống TCTD, nâng cấp chuẩn mực quản trị theo Basel II.
Kết quả đa dạng hóa tăng cùng với sự tăng của tỷ suất sinh lợi các NHTM trong năm 2016 so với năm 2015 cho thấy phần nào sự tác động cùng chiều hay nói cách khác lợi ích từ đa dạng hóa thu nhập đến chi tiêu cuối cùng là lợi nhuận của các NHTM Việt Nam.
Trong năm 2017, NHNN đã đưa ra những thông tư nhằm giám sát và quản trị rủi ro tại các NHTM, như định hướng các NHTM giảm cho vay, đầu tư vào các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao như cho vay để kinh doanh bất động sản, giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn từ 60% về 50% vào năm 2017 và về 40% từ năm 2018 NHNN đã đưa ra thông tư 41/2017/TT-NHNN yêu cầu các ngân hàng áp dụng Basel II chính thức vào năm 2020 Áp dụng Basel cho phép các ngân hàng định lượng được rủi ro cho mọi hoạt động, mọi giao dịch đã và đang phát sinh, cũng như đánh giá sức chịu đựng của ngân hàng bằng stress test Việc triển khai Basel II giúp chuẩn hóa, cải thiện và lành mạnh hóa lĩnh vực ngân hàng thông qua việc áp dụng các chuẩn mực toàn cầu Ngoài ra, hiệp ước này cũng đặt ra yêu cầu cao hơn về mức độ công bố thông tin và quy định về định chế có ảnh hưởng lớn trên thị trường, giúp tăng tính minh bạch cho các ngân hàng đang niêm yết. Thu nhập ngoài lãi bắt đầu gia tăng mạnh từ cuối năm 2017, và đã chiếm tới gần 24% tổng thu nhập hoạt động toàn ngành ngân hàng, trở thành một trong những chiến lược nhằm gia tăng lợi nhuận cho các NHTM khi hạn mức tăng trưởng tín dụng bị hạn chế theo trần của NHNN Phần lớn lợi thế của việc đi tiên phong trong phát triển thu nhập ngoài lãi thuộc về các NHTM tư nhân Sự hợp tác giữa các NHTM và công ty bảo hiểm đã đem đến nguồn thu lớn từ phí banca cho ngân hàng Các ngân hàng đầu tư mạnh vào công nghệ số để nâng cao cạnh tranh, gia tăng trải nghiệm khách hàng cũng như thúc đẩy các chương trình tiếp cận khách hàng một cách sâu rộng Core banking, triển khai hệ thống CRM, ERP cũng như đầu tư vào hệ thống bảo mật, ứng dụng machine learning là những biện pháp được phổ cập ở các NHTM Mobile banking và internet banking được phát triển ngày càng hiện đại và tiện lợi cho khách hàng với mức phí cạnh tranh, không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn tăng độ bảo mật cho khách hàng.
Cạnh tranh về huy động tiền gửi ngày càng gay gắt do yêu cầu nghiêm ngặt hơn về cơ cấu vốn của ngân hàng, cuộc đua về CASA đã được khởi động Tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn giảm từ 45% năm 2018 xuống 40% từ 01/2019. Nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh tăng vốn trung và dài hạn bằng cách tăng lãi suất tiền gửi dài hạn và phát hành thêm trái phiếu cũng như chứng chỉ tiền gửi.
Nhà nước có xu hướng giữ mặt bằng lãi suất ổn định để hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp SME và duy trì tốc độ phát triển của nền kinh tế nói chung, ngân hàng đã gặp khó khăn trong việc chuyển hết phần tăng của chi phí vốn sang lãi suất cho vay.
Năm 2020, giãn cách xã hội do dịch Covid-19 đã làm giảm chi tiêu của người dân và gián đoạn hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu Bản thân các doanh nghiệp SME là lực lượng bị ảnh hưởng lớn nhất của dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh và bán hàng khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động Các NHTM thận trọng hơn và giảm tỷ trọng cho vay phân khúc khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung vào cho vay các doanh nghiệp lớn Nhu cầu tín dụng suy giảm, mặc dù nhiều gói hỗ trợ tín dụng với gói lãi suất được ưu đãi được đưa ra, do nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh bị hạn chế trong thời điểm dịch Để đề phòng rủi ro, các ngân hàng không hạ tiêu chuẩn cho vay, siết chặt việc cung ứng vốn ra thị trường đễ giữ chất lượng tài sản không giảm sút trong thời kỳ khó khăn Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh được kiểm soát khá tốt, không dẫn đến giãn cách kéo dài, tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức khả quan Lãi suất huy động ở mức thấp khiến NIM các ngân hàng được cải thiện.
Năm 2020 cũng là năm ghi dấu cho thu nhập lãi lớn từ hoạt động bancassurance của các ngân hàng, có những ngân hàng như VIB, TPB, SHB, bancassurance chiếm xấp xỉ khoảng trên 50% lãi thuần từ hoạt động dịch vụ Những hoạt động ký kết hợp tác diễn ra liên tiếp giữa các ngân hàng và công ty bảo hiểm nhân thọ, tiêu biểu phải kể đến VIB và Prudential, ACB và Sun Life, VCB và FWD, VPB và AIA…
Năm 2021, để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm dịch bệnh, NHNN đã chỉ đạo các NHTM về tổ chức tín dụng cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi phí, và giữ nguyên nhóm nợ Thông tư cũng cho phép các NHTM phân bổ chi phí trích lập dự phòng trong vòng ba năm, thay vì trích lập luôn sau khi tái cơ cấu, giãn áp lực dự phòng và tỷ lệ nợ xấu cho cả giai đoạn 2021-2024.
Ngành ngân hàng có xu hướng tăng vốn trong năm 2021 để cải thiện các chỉ tiêu an toàn vốn, vẫn đạt được biên độ an toàn vốn lớn bên cạnh duy trì đà tăng trưởng Theo ước tính, khoảng 75% của hoạt động tăng vốn đến từ chia tách cổ phiếu, 22% thông qua hoạt động phát hành riêng lẻ và phát hành quyền chọn mua cổ phiếu, và khoảng 3% đến từ phát hành ESOP.
Cơ cấu cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro đến từ các ngành như hàng không và du lịch,khách sạn do ảnh hưởng nặng nề từ đợt bùng dịch Covid-19 bắt đầu từ cuối quý 2/2021.Phát triển ngân hàng số, đẩy mạnh số hóa là ưu tiên ở phần lớn các NHTM trong thời kỳ dịch bệnh kéo dài, trong khi hoạt động tại các phòng giao dịch bị hạn chế hơn do nguy cơ bùng phát dịch bệnh diện rộng.
THỐNG KÊ MÔ TẢ
Ở phần này tác giả trình bày dữ liệu thành dạng thông tin tóm tắt quy mô mẫu dữ liệu, tổng hợp và xử lý dữ liệu thông qua bảng thống kê mô tả, mô tả những đặc tính cơ bản của các biến đo lường như giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn. Mẫu nghiên cứu của tác giả bao gồm 26 ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2021 Đây là nhóm các Ngân hàng lớn và có tổng giá trị tài sản trên 75% giá trị tài các sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam nên có khả năng đại diện tốt. Mẫu nghiên cứu này được trình bày dưới dạng bảng thống kê mô tả như sau:
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Trung bình Độ lệch chuẩn
Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Stata 15 Đối với lợi nhuận ngân hàng: Chỉ số ROAA có giá trị trung bình 0.86%, chỉ số này có giá trị cao nhất là 3.64% và thấp nhất là -5.99% Dễ dàng nhận thấy, lợi nhuận ngân hàng có mức độ dao động lớn giữa các ngân hàng Tương tự, ROEA có giá trị trung bình là 9.99%, giá trị lớn nhất là 30.33% và giá trị nhỏ nhất là -56.32% Độ phân tán thấp thể hiện mức độ phân cực giữa các nhóm có lợi nhuận cao và thấp là khá lớn.
Chỉ số NNII đại diện cho thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại có giá trị nằm trong khoảng [-.092; 1.069] với giá trị trung bình 0.626 và độ lệch chuẩn 0.164 Cho thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa các ngân hàng trong đa dạng hóa thu nhập từ sản phẩm dịch vụ Điều này có thể được lý giải là tùy vào điều kiện kinh doanh của từng ngân hàng khi có đủ các điều kiện về vốn, hạ tầng, nhân sự hay không để đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh cũng như chiến lược kinh doanh mà các ngân hàng lựa chọn có thể là tập trung vào một hoạt động kinh doanh, hoặc là đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh Như vậy, nhìn chung mức độ đa dạng hóa của các ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam trong giai đoạn 2011 đến 2021 là ở mức thấp và chủ yếu hoạt động của ngân hàng vẫn tập trung vào hoạt động cho vay và huy động truyền thống.
Biến quy mô ngân hàng (SIZE): cũng có sự phân bố không quá chênh lệch nhau giữa các ngân hàng trong mẫu, giá trị cao nhất là 15.245, giá trị thấp nhất là 13.166, giá trị trung bình 14.091 và giá trị độ lệch chuẩn là 0.513.
Tỷ lệ dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại khá lớn Trung bình cho cả giai đoạn 2011 - 2021 khoảng 57.06% từ đó cho thấy cho vay là hoạt động chính của các ngân hàng Tuy nhiên trong năm 2021 có sự sụt giảm về tốc độ tăng trưởng dư nợ do các NHTM thận trọng cho vay trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động xấu từ dịch bệnh Covid.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu cũng có sự phân bổ khá chênh lệch nhau giữa các ngân hàng trong mẫu, giá trị cao nhất là 23.83%, giá trị thấp nhất là 2.5%, giá trị trung bình 9.2% và giá trị độ lệch chuẩn là 3.95%.
Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên Tổng tài sản cũng có sự phân bổ khá chênh lệch nhau giữa các ngân hàng trong mẫu, giá trị cao nhất là 89.37%, giá trị thấp nhất là 25.08%, giá trị trung bình 65.83% và giá trị độ lệch chuẩn là 11.95%.
Tỷ 1ệ chi phí chung trên Tổng thu nhập hoạt động cũng có sự phân bổ khá chênh lệch nhau giữa các ngân hàng trong mẫu, giá trị cao nhất là 106.96%, giá trị thấp nhất là24.79%, giá trị trung bình 64.40% và giá trị độ lệch chuẩn là 12.96%.
MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮACÁC BIẾN
Việc phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình được thực hiện bằng cách lập ma trận hệ số tương quan giữa các biến để tìm ra những cặp biến có hệ số tương quan cao. Cách dùng ma trận hệ số tương quan giữa các cặp biến có ưu điểm là tạo sự dễ dàng trong việc nhận xét các mối quan hệ tương quan Theo Gujarati (2003) để phát hiện có đa cộng tuyến hay không cần xem xét kỹ hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình. Nếu hệ số này vượt quá 0.8 thì đó là dấu hiệu cho biết mô hình hồi quy sẽ gặp vấn đề đa cộng tuyến nghiêm trọng.
Bảng 4.3 Bảng ma trận hệ số tương quan các biến trong mô hình nghiên cứu
NNII SIZE LOAN EQUITY DEPOSIT OVERHEAD NNII 1.0000 S
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 15
Dựa vào các số liệu ở bảng trên, có thể nhận thấy hệ số tương quan giữa các biến phụ thuộc và độc lập không có trường hợp nào vượt quá 0.8 Qua đây có thể kết luận, độ lớn của các hệ số tương quan chỉ ra rằng không nhiều khả năng xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng trong mô hình hồi quy.
KIỂM TRA ĐA CỘNG TUYẾN THEO HỆ SỐVIF
Nhằm tăng tính tin cậy của kết quả ước lượng tác giả tiếp tục sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF để phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến nhóm.
Bảng 4.4 Kiểm tra đa cộng tuyến cho mô hình nghiên cứu
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 15
Khi hệ số nhân tử phóng đại phương sai của biến phụ thuộc (VIF) < 10, mô hình ít có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến cho thấy hệ số nhân tử phóng đại phương sai của các biến dao động từ 1.04 đến 1.49 đều nhỏ hơn 10 nên ít có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
KIỂM ĐỊNH TÍNH DỪNG CỦA CÁC BIẾN ĐỘC LẬP (Sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị Levin-Lin-Chu-LLC)
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định tính dừng các biến độc lập trong mô hình
Các kiểm định Kết quả kiểm định
Levin-Lin-Chu Kiểm định tính dừng
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 15
Kết quả kiểm định tính dừng ở Bảng cho thấy giả thuyết về nghiệm đơn vị bị bác bỏ nghĩa là các biến đều dừng ở chuỗi gốc, đây là điều kiện để tránh đưa đến kết quả hồi quy giả mạo.
KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Mô hình GMM được sử dụng khi tìm hiểu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã kiểm soát được vấn đề về đa cộng tuyến, phương sai thay đổi Kết quả tìm thấy được là vững và hiệu quả, và có thể phân tích được.
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy phương pháp GMM
(***), (**), (*) có ý nghĩa thống kê tại mức α = 1%, 5% và 10%
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 15
Kết quả cho thấy Arellano-Bond test for AR(2) đều có giá trị lớn hơn z và có ý nghĩa thống kê, chấp nhận già thuyết Ho chứng tò không xảy ra hiện tượng tự tương quan cùa phương sai sai số ờ dạng sai phân bậc một Vì vậy có thể kết luận rằng phương pháp GMM được xem là phương pháp tối ưu dùng để giải thích tác động của thu nhập ngoài lãi và từng nguồn thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
Kết quả ước lượng GMM cho thấy có tất cả 5/6 biến có ý nghĩa thống kê tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, bao gồm: Biến đo lường thu nhập ngoài lãi,Quy mô ngân hàng, Tỷ lệ dư nợ cho vay, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu, Tỷ 1ệ chi phí chung.