TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển kinh tế thế giới, hệ thống ngân hàng thương mại đã trở thành những trung gian tài chính lớn nhất và quan trọng nhất Trong giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, P S Rose (2004) đã đưa ra khái niệm rằng: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – cũng như thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” Chính vì thế sự ổn định tài chính (Financial stability) của các ngân hàng thương mại (NHTM) là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với mọi hệ thống tài chính của các quốc gia trên thế giới Bất kỳ nhà quản lý hệ thống tài chính nào cũng đều hiểu rằng hoạt động của các ngân hàng liên quan đến hầu hết các chủ thể kinh tế trong xã hội nên sự sụp đổ của một ngân hàng sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền đồng thời đến toàn hệ thống ngân hàng Sự tồn tại và phát triển của các trung gian tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng phụ thuộc vào lòng tin của công chúng với tư cách là người gửi tiền Một sai sót nhỏ trong quá trình kinh doanh và cung ứng dịch vụ ngân hàng cũng có thể gây nên sự nghi ngờ có tính chất lan truyền Điều này thật sự đe dọa sự tồn tại của các ngân hàng Do đó, ổn định tài chính cũng là ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách trong việc giám sát và kiểm soát hệ thống tài chính không riêng gì Việt Nam Sự ổn định tài chính càng đặc biệt quan trọng hơn trong bối cảnh đại địch Covid – 19 đang diễn biến khá phức tạp, các xung đột giữa Nga và Ukraine gây ra những tác động không nhỏ đến kinh tế - xã hội Việt Nam Điều này vô hình trung tạo ra những khó khăn nhất định cho sự ổn định và phát triển của hệ thống tín dụng – ngân hàng bởi đây là lĩnh vực dễ bị tổn thương do những tác động bất lợi, đột ngột từ bên ngoài.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu rõ được những nhân tố nào có ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Thông qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính, các NHTM có thể xây dựng chính sách và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao sự ổn định của ngân hàng.
Xuất phát từ tầm quan trọng trên nhiều tác giả đã tiến hành nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại ViệtNam Trên thế giới có thể kể đến một số các nghiên cứu của các tác giả như Hesse vàCihak (2007), Rahim, Hassan và Zakaria (2012), Fu X., Lin Y., Philip M (2014),
Strobel và Lepetit (2015), Ozili P K (2018) Tại Việt Nam, một số các nghiên cứu liên quan của Võ Thị Quý và cộng sự (2014), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015), Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Bá Hướng (2016), Lê Ngọc Quỳnh Anh và cộng sự (2020), Nguyễn Thị Như Quỳnh (2020)… Đa số các nghiên cứu trước đây về chủ đề các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại, các tác giả thường tập trung nghiên cứu những yếu tố chính như quy mô ngân hàng, thị phần, sự cạnh tranh hay đa dạng thu nhập Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu cùng chủ đề nhưng kết quả thực nghiệm tại các bối cảnh và thời gian nghiên cứu khác nhau và chỉ xem xét và áp dụng trên các khu vực, quốc gia nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc sử dụng các bộ số liệu đã cũ, mới chỉ cập nhật đến năm 2019 nên chưa thể làm kết quả tham khảo cho các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách.
Trên cơ sở đó, tác giả thực hiện nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam với thời gian nghiên cứu phù hợp với tình hoạt động ngành ngân hàng tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế tới nay (giai đoạn 2012-2021) Tác giả kỳ vọng bài nghiên cứu sẽ đánh giá một cách chính xác ảnh hưởng của các nhân tố đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam Trên cơ sở đó có những giải pháp phù hợp nhất để góp phần gia tăng sự ổn định cho các ngân hàng thương mại Việt trong thời gian tới.
Dựa vào những lý do kể trên, kết hợp với khối lượng kiến thức tích lũy được qua quá trình học tập, và xuất phát từ mong muốn tìm hiểu của bản thân, đi vào phân tích để đem đến một góc nhìn, một cách đánh giá về các nhân tố đang tác động đến sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam qua đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn
Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam, và đo lường mức độ tác động của các nhân tố trên đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012 – 2021 Từ đó đưa ra các khuyến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách và quản lý ngân hàng nhằm giữ vững sự ổn định tài chính của các NHTM trong nước trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu tổng quát, các mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
(1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2012- 2021;
(2) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2012 - 2021;
(3) Hàm ý chính sách cho các nhà quản trị nhằm nâng cao sự ổn định tài chính của các NHTM trong tương lai;
Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu cụ thể, đề tài được triển khai với các câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2012- 2021?
(2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2012 - 2021 như thế nào?
(3) Những hàm ý chính sách và các khuyến nghị nào cho các nhà quản trị nhằm nâng cao sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2012 - 2021?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài hướng tới đối tượng nghiên cứu là ổn định tài chính và các nhân tố tác động đến sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2012 - 2021.
- Về không gian: Việt Nam hiện có 31 NHTM cổ phần, 03 NHTM cổ phần Nhà nước nắm trên 50% cổ phần và 09 NHTM 100% vốn từ nước ngoài Ngoài ra, nhóm NHTM 100% vốn nhà nước và 100% vốn nước ngoài gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập số liệu Do vậy, trong nghiên cứu này, tác giả chọn 27 NHTM cổ phần để thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu (xem danh sách phụ lục 1).
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu dự kiến từ 2012 – 2021.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
- Nghiên cứu định tính được sử dụng để tổng kết cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu liên quan đến chủ đề về ảnh hưởng của các nhân tố đến sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2012 – 2021 Trên cơ sở đó, tác giả sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất làm nền tảng để triển khai nghiên cứu định lượng bước tiếp theo.
- Nghiên cứu định lượng được sử dụng trong đề tài với phương pháp chạy mô hình hồi quy biến để kiểm định sự phù hợp thông qua các mô hình Pooled OLS, FEM, REM Các dữ liệu thu thập sẽ được xử lý trên phần mềm Stata 14.
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tài chính của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2012 – 2021 Báo cáo tài chính của các ngân hàng được thu thập từ website của các ngân hàng, Vietstock.vn, Cafef.vn Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô gồm tăng trưởng kinh tế GDP và lạm phát CPI được được thu thập từ các Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê Dữ liệu nghiên cứu sau khi thu thập có dạng dữ liệu bảng cân bằng (balanced panel) của 27 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2021.
1.5.3 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Với mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam, tác giả dự kiến sẽ áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp tổng hợp, so sánh được áp dụng để thực hiện lược khảo các lý thuyết cũng như các nghiên cứu trước đây có liên quan đến nội dung của đề tài.
Phương pháp phân tích thống kê mô tả để khái quát những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được nhằm đánh giá sơ bộ về mẫu nghiên cứu Kết quả phân tích thống kê mô tả sẽ trình bài các đặc trưng về giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất,giá trị lớn nhất của các biến độc lập và các biến phụ thuộc của các NHTM tại Việt Nam
Phân tích tương quan được sử dụng để xác định có tồn tại các mối quan hệ giữa các biến trong mô hình với nhau hay không Dựa vào kết quả ma trận tương quan, tác giả sẽ phân tích mối tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.
❖ Phân tích hồi quy Ứng dụng các mô hình tĩnh như mô hình bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) để xem xét các nhân tố ảnh hưởng Tác giả sẽ chạy lần lượt 3 mô hình đồng thời sử dụng các kiểm định để xác định được mô hình phù hợp, kiểm định hiện tượng tự tương quan và kiểm định phương sai thay đổi, sử dụng phương pháp GLS để có biện pháp khắc phục mô hình đã chọn nhằm tìm ra được kết quả hồi quy đáng tin cậy hơn Thông qua mức ý nghĩa và hệ số hồi quy riêng của các nhân tố trong mô hình, xác định được mức độ tác động của từng nhân tố đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.
Đóng góp của đề tài nghiên cứu
So với các nghiên cứu trước, nghiên cứu này sẽ có một số đóng góp mới sau: Các đóng góp về khoa học: Nghiên cứu sẽ bổ sung bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2021 Nghiên cứu là công trình nghiên cứu cập nhật cho hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2012 – 2021, một đại diện cho các nước đang phát triển lấy hệ thống ngân hàng làm hệ thống phát triển chủ yếu cho hệ thống tài chính.
Các đóng góp về mặt thực tiễn: Kết quả phân tích sẽ cho các NHTM tại Việt Nam hiểu rõ hơn về sự tác động của các nhân tố nội tại cũng như các yếu tố nền kinh tế vĩ mô tác động đến ổn định ngân hàng để từ đó các nhà quản trị ngân hàng tại ViệtNam có thể định hình chính sách phù hợp nhằm gia tăng ổn định ngân hàng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu và rộng với hệ thống kinh tế thế giới Đồng thời, kết quả nghiên cứu còn có giá trị tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách liên quan có những định hướng nhằm xây dựng những chính sách phù hợp cho việc điều hành chính sách tiền tệ.
Bố cục khóa luận
Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp định tính kết hợp định lượng, do đó ngoài phần mở đầu và kết luận chung nghiên
6 cứu được kết cấu làm 5 chương sau đây:
CHƯƠNG 1: Tổng quan về nghiên cứu
Chương 1 đề cập về vai trò quan trọng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế, cụ thể sự ổn định tài chính của ngân hàng ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Từ đó chỉ ra lý do chọn đề tài nghiên cứu của tác giả và đưa ra vấn đề cần nghiên cứu Chương này cũng trình bày về mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục của khóa luận Ở cuối chương 1, tác giả có đề cập đến ý nghĩa của đề tài.
CHƯƠNG 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan
Trong chương này, tác giả sẽ trình bày những cơ sở lý thuyết về sự ổn định tài chính, vai trò của sự ổn định và phương pháp đo lường sự ổn định tài chính Cùng với đó là cơ sở lý thuyết cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Đồng thời, trình bày tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm giai đoạn gần đây nhất của các tác giả trong và ngoài nước về sự ổn định tài chính của các ngân hàng và khoảng trống của nghiên cứu.
CHƯƠNG 3: Phương pháp nghiên cứu Ở chương 3, tác giả xây dựng mô hình phù hợp với đề tài nghiên cứu, làm rõ các biến độc lập và biến phụ thuộc, tổng hợp dấu kỳ vọng cho từng biến và trình bày quy trình thực hiện cho bài nghiên cứu.
CHƯƠNG 4: Kết quả nghiên cứu Ở chương này, tác giả sẽ đề cập đến thực trạng hoạt động của các NHTM ở Việt Nam giai đoạn 2012 - 2021 Đồng thời, các bước như xử lý số liệu và kiểm định sẽ được thực hiện nhằm đưa ra mô hình hồi quy cuối cùng Mức độ cũng như chiều hướng tác động của các nhân tố lên sự ổn định tài chính sẽ được phân tích và làm rõ.
CHƯƠNG 5: Kết luận và khuyến nghị
Chương 5 tác giả tóm tắt lại kết quả của bài nghiên cứu, từ đó đưa ra các khuyến nghị cũng như chính sách cho các NHTM tại Việt Nam nhằm góp phần cải thiện sự ổn định tài chính Cuối chương 5, tác giả cũng nêu ra các hạn chế còn tồn đọng đối với bài nghiên cứu của mình và đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng hướng nghiên cứu cho những bài nghiên cứu cùng đề tài sau này.
Tầm quan trọng của các NHTM đối với nền kinh tế của một quốc gia là không thể phủ nhận Các NHTM không chỉ tạo ra vốn, cấp tín dụng mà còn đảm bảo tính
7 thanh khoản trên thị trường Do đó, hoạt động của ngân hàng phải ổn định để đảm bảo cho sự phát triển của cả nền kinh tế Việc phân tích sự ổn định tài chính của các NHTM là rất thiết yếu Mục tiêu chính của khóa luận là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của 27 NHTM tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2021 thông qua phương pháp định lượng Nội dung của bài nghiên cứu sẽ được trình bày chi tiết ở các chương tiếp theo.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 8
Khái niệm sự ổn định tài chính
Trong nền kinh tế thị trường, ổn định tài chính là một khái niệm chủ yếu được sử dụng nhằm đánh giá hoạt động của một ngân hàng thương mại Nếu một ngân hàng ổn định về tài chính thì ngân hàng đó có lợi thế cạnh tranh hơn so với các NHTM khác, điều này cho phép ngân hàng thu hút thêm nhiều nguồn lực và chiếm ưu thế trong một lĩnh vực thị trường cụ thể Duy trì sự ổn định tài chính của ngân hàng là tiêu chí chính để đảm bảo tính liên tục của các hoạt động của hệ thống ngân hàng Mặc dù khái niệm
“ổn định tài chính” được sử dụng khá phổ biến trong các hoạt động khoa học và các văn bản chính thức điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng về thuật ngữ này Khái niệm ổn định tài chính (Financial stability) là vấn đề đã được đề cập đến đầu tiên bởi NHTW Anh (the Bank of England) vào năm 1994 nhằm chỉ ra các mục tiêu khác của tổ chức này ngoài mục tiêu ổn định giá và đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính (Allen, 2006).
Trong thời gian mười năm trở lại đây, với các dấu hiệu sớm của cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008, cùng với các xu hướng phát triển mạnh mẽ về công nghệ và Fintech, vấn đề về ổn định tài chính ngày càng được quan tâm hơn bởi những nhà kinh tế học, cũng như ngân hàng trung ương ở các nước NHTW ở nhiều nước đã thành lập Ủy ban về ổn định tài chính, thực hiện nhiều báo cáo về ổn định tài chính hằng năm nhằm tiến hành đánh giá được các rủi ro có thể tác động đến sự ổn định tài chính quốc gia (Cihak, 2006 và Oosterloo, et al, 2007) Định nghĩa về sự ổn định tài chính đang được phát triển và được cụ thể hóa qua từng năm Các định nghĩa này được các nhà kinh tế học nghiên cứu tiếp cận theo hai hướng khác nhau: định nghĩa trực tiếp về sự ổn định tài chính và gián tiếp thông qua định nghĩa về sự bất ổn tài chính (Alawode and Sadek, 2008).
Trường phái trực tiếp định nghĩa sự ổn định tài chính thông qua khả năng hấp thụ, chịu đựng và vượt qua các cú sốc trên thị trường tài chính của hệ thống tài chính.Điều này được hiểu rằng ngay cả khi xảy ra các cú sốc trên thị trường, hệ thống tài chính vẫn có thể thực hiện hiệu quả các chức năng kinh tế chủ chốt của nó như phân bổ nguồn lực hiệu quả, phân tán rủi ro cũng như khả năng giải quyết các khoản thanh toán trong tất cả các loại tình huống căng thẳng bao gồm thay đổi cơ cấu và thay đổi mô hình(Bundesbank, 2003; Padoa Schioppa, 2003; Wellink, 2002; Schinasi, 2004).
Hiểu theo một cách khác, sự ổn định tài chính có thể được mô tả tốt nhất là sự ổn định chung của các tổ chức tài chính chủ chốt hoạt động trong các thị trường tài chính và sự ổn định của các thị trường này, nơi các thực thể kinh tế có thể yên tâm rằng các giao dịch tài chính của họ sẽ được thực hiện kịp thời và an toàn (Schinasi, 2003 ).Cách định nghĩa này cũng được lựa chọn bởi nhiều NHTW tại nhiều quốc gia như NHTW châu Âu, NHTW Argentia, Áo, Phần Lan, Nauy, Thụy Sỹ, Úc, Nhật Bản, Nam Phi, Sri Lanka (Alawode và Sadek, 2008).
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang toàn cầu hóa, các nền kinh tế và các thị trường tài chính có nhiều mối liên quan và tác động qua lại lẫn nhau, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của từng quốc gia nói riêng luôn có nhiều cơ hội phát triển lớn, đi kèm với sự thay đổi nhanh chóng Tuy vậy, việc phải đối mặt với các rủi ro là điều không thể tránh khỏi, rủi ro sẽ ngày càng gia tăng và trở nên khó kiểm soát Vấn đề ổn định tài chính, về khả năng hấp thụ, chịu đựng và vượt qua các cú sốc của hệ thống tài chính, vì thế, ngày càng được các NHTW quan tâm.
Trường phái gián tiếp định nghĩa ổn định tài chính thông qua bất ổn tài chính là khi các biến động trên thị trường tài chính có nhiều khả năng gây nguy hại đến nền kinh tế thông qua các tác động tiêu cực của nó đến hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính. Nói cách khác, bất ổn tài chính là một chuỗi các sự kiện kéo theo nguy cơ khủng hoảng tài chính ngày càng cao, trong đó khủng hoảng tài chính được coi là sự sụp đổ lớn và dễ lây lan của hệ thống tài chính, dẫn đến việc không có khả năng cung cấp dịch vụ thanh toán hoặc phân bổ nguồn vốn đầu tư (Mishkin, 1999; Chant, 2003; Allen and Wood, 2006).
Mặc dù hiện nay có nhiều định nghĩa về sự ổn định tài chính nhưng những điều kiện cần thiết để duy trì được sự ổn định tài chính đều được các tác giả thống nhất Các điều kiện cần thiết này bao gồm: (i) sự ổn định của các định chế tài chính then chốt, tiêu biểu là hệ thống ngân hàng (Crockett, 1997); (Hoelscher and Quintyn, 2003); (Allen and Wood, 2006); (Adrian and Shin, 2008); (ii) Sự tham gia đông đảo của các cá nhân, tổ chức riêng lẻ như các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Allen and Wood, 2006); (iii) Việc đảm bảo khả năng hoạt động liên tục, trơn tru của hệ thống thanh toán (Padoa‐Schioppa, 2002; Houben, Kakes, and Schinasi, 2004); (iv) Niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính (Crockett, 1996); (Large, 2003); (Nier, 2005) Quan điểm này đã được NHTW ở các nước như Nhật Bản, Nam Phi và Sri Lanka áp dụng trong việc thực hiện đảm bảo sự ổn định tài chính (Alawode, 2008).
Bảng 2.1 Định nghĩa ổn định tài chính của một số NHTW trên thế giới
Canada) Đánh giá Hệ thống Tài chính, 2011 (Financial System Review, 2011)
"Ổn định tài chính được coi là khả năng phục hồi của hệ thống tài chính trước những cú sốc bất lợi không lường trước được, cho phép các TCTC có thể thực hiện các chức năng của mình một cách ổn định.”
NHTW Nhật Bản (Bank of
Japan) www.boj.or.jp "Ổn định hệ thống tài chính đề cập đến trạng thái mà trong đó hệ thống tài chính hoạt động đúng chức năng, và những chủ thể tham gia, ví dụ như các công ty và cá nhân có niềm tin vào hệ thống tài chính"
Báo cáo ổn định tài chính 2011/2012 (Financial Stability Report 2011/2012)
“Ổn định tài chính là tình trạng mà hệ thống tài chính hoạt động mà không có những thất bại nghiêm trọng hoặc không gây ra tác động không mong muốn đến sự phát triển hiện tại và tương lai của toàn bộ nền kinh tế; đồng thời thể hiện khả năng chống chịu cao trước các cú sốc NHTW Iceland (Central
Báo cáo ổn định tài chính
"Ổn định tài chính có nghĩa là hệ thống tài chính được trang bị để chống lại các cú sốc đối với nền kinh tế và TTTC, làm trung gian giữa tín dụng và thanh toán, cũng như phân bổ lại rủi ro một cách thích hợp.”
Bundesbank) Đạo luật giám sát ổn định tài chính(Act on
“Một hệ thống tài chính ổn định là một hệ thống có khả năng hoàn thành các chức năng kinh tế vĩ mô trung tâm một cách trơn tru vào mọi thời điểm. Đặc biệt, nó bao gồm việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực tài chính và rủi ro cũng như cung cấp một cơ sở hạ tầng tài chính hiệu quả và an toàn."
(European Central Bank) Đánh giá Ổn định Tài chính (12/2011) (Financial Stability Review,
December 2011) Ổn định tài chính là trạng thái mà trong đó các trung gian tài chính, TTTC và cơ sở hạ tầng tài chính, có khả năng trụ vững trước các cú sốc và những rủi ro bắt nguồn từ sự mất cân đối tài chính để giảm thiểu rủi ro đổ vỡ các trung gian tài chính, gây ra những tổn thương đối với nền kinh tế Ngoài ra, NHTW châu Âu còn xác định ba điều kiện để xác định ổn định tài chính là (i) hệ thống tài chính thực hiện hiệu quả chức năng điều tiết và phân bổ nguồn tài chínhtừ tiết kiệm đến đầu tư (ii) Rủi ro tài chính phải được xác định và đo lường một các phù hợp. (iii) hệ thống tài chính phải luôn có khả năng hấp thụ, giảm xóc các rủi ro bất ngờ và các cú sốc kinh tế.
National Bank) www.snb.ch “Một hệ thống tài chính ổn định có thể được định nghĩa là một hệ thống mà các thành phần trung gian tài chính riêng lẻ và cơ sở hạ tầng TTTC vận hành các chức năng tương ứng của chúng một cách mượt mà và chứng tỏ được khả năng chống lại các cú sốc tiềm ẩn."
Nguồn: Nguyễn Trần Xuân Linh (2021)
Vai trò của sự ổn định tài chính
Ổn định tài chính quốc gia luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia và chính phủ các nước luôn cho đây là một điều kiện rất quan trọng và cần thiết để ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững Trải qua hơn ba mươi năm đổi mới phát triển kinh tế toàn diện, Việt Nam đã nhận thức được sâu sắc tầm quan trọng của sự ổn định tài chính như một điều kiện cần thiết nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô Theo NHTW Việt Nam sự ổn định tài chính đóng một vai rất trò quan trọng trong việc ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát đồng thời góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế một cách bền vững Sự ổn định tài chính tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho cả nhà đầu tư và người gửi tiền, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và chức năng của các trung gian tài chính đồng thời cải thiện phân phối nguồn lực từ đó phát triển một hệ thống tài chính lành mạnh và minh bạch, đáng tin cậy và an toàn hơn, tránh được các rủi ro hệ thống và làm giảm thiểu hậu quả từ những cú sốc trong giai đoạn khó khăn.
Ngược lại, sự mất ổn định tài chính sẽ có tác động trực tiếp đến môi trường kinh tế vĩ mô, các hoạt động kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền và quá trình truyền tải chính sách tiền tệ Theo đó, NHTW Việt Nam cũng đánh giá việc mất đi sự ổn định tài chính có thể kéo theo những hậu quả như: (i) Làm giảm đi tính hiệu quả của các chính sách tiền tệ; (ii) Làm suy yếu chức năng trung gian của hệ thống tài chính do phân phối nguồn lực không hợp lý, làm trì trệ sự phát triển của nền kinh tế quốc gia; (iii) Đánh mất niềm tin của người dân vào hệ thống tài chính; (iv) Tốn kém chi phí để giải quyết sự yếu kém của hệ thống tài chính; (v) Sự bất ổn của hệ thống tài chính – ngân hàng làm ảnh hưởng đáng kể đến quá trình truyền tải tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế quốc gia.
Từ những lý do trên, có thể thấy được vai trò quan trọng của việc đảm bảo sự ổn định tài chính trong nền kinh tế quốc gia cũng như nền kinh tế thế giới Hệ thống tài chính ngân hàng được xem như “huyết mạch” của nền kinh tế, do đó nhiều nước đã và đang bắt đầu quan tâm và chú trọng nhiều hơn tới sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng bằng các biện pháp ban hành và thực thi các chính sách tác động nhằm nâng cao tính ổn định của nó, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các nhân tố có khả năng gây bất ổn cho hệ thống tài chính ngân hàng cũng như sự gia tăng chặt chẽ của mối liên kết giữa khu vực tài chính của các quốc gia và sự phát triển không ngừng của các công cụ tài chính đa dạng, phức tạp.
Phương pháp đo lường sự ổn định tài chính
Có nhiều phương pháp để đo lường mức độ ổn định tài chính riêng lẻ của từng ngân hàng, một trong những phương pháp đo lường hay được sử dụng là công cụ có tên gọi là chỉ số Z – score để định lượng khả năng phá sản.
Chỉ số Z-score hay còn được gọi là chỉ số Altman-score được phát triển vào năm
1968 bởi giáo sư Edward I Altman, trường kinh doanh Leonard N Stern, thuộc trường Đại học New York, dựa vào nghiên cứu số lượng lớn các công ty thuộc các ngành nghề khác nhau, giúp dự báo rủi ro phá sản cho các doanh nghiệp Altman đã sử dụng mô hình hồi quy xác suất (logit) với 5 biến để dự báo phá sản bao gồm: (i) tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản (Working Capitals/Total Assets), (ii) tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (Retain Earnings/Total Assets), (iii) tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản (EBIT/ Total Assets), (iv) giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ (Market Value of Total Equity/ Book values of total Liabilities), (v) tỷ số doanh thu trên tổng tài sản (Sales/Total Assets).
Dựa trên mô hình nghiên cứu của Altman, nhiều nghiên cứu sau này đã áp dụng chỉ số Z-score nhằm đánh giá rủi ro phá sản trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Đặc biệt, đối với ngành ngân hàng, chỉ số Z-score đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả như Čihák and Hesse (2010), Boyd and Runkle (1993) …
Boyd and Runkle (1993), Čihák and Hesse (2010) đã đề xuất công thức lượng hóa rủi ro của ngân hàng bằng công thức dưới đây: k +M Z-score = —— ơ
Với k được tính (vốn chủ sở hữu + các khoản dự trữ) / tổng tài sản μ là lợi nhuận trung bình / tổng tài sản σ là độ lệch chuẩn của lợi nhuận / tổng tài sản Chỉ số này đại diện cho mức biến động lợi nhuận của ngân hàng.
Từ công thức trên, Berger và cộng sự (2009), Fernández và cộng sự (2016), Abuzayed và cộng sự (2018) đã phát triển và áp dụng công thức tính rủi ro phá sản ngân hàng như sau:
Với ROAit là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của ngân hàng i năm t E/Ait là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ngân hàng i năm t σ(ROA)it là độ lệch chuẩn của ROA ngân hàng i năm t
Chỉ số này ước tính bao nhiêu lần độ lệch chuẩn ROA dưới mức trung bình khiến cho lợi nhuận hợp nhất làm âm vốn chủ sở hữu Hay nói cách khác, nó cho thấy khả năng phá sản của tổ chức đó Dĩ nhiên, hệ số Z – score càng cao thì ngân hàng càng an toàn và ngược lại.
Lý thuyết nền tảng về sự ổn định tài chính ngân hàng
❖ Lý thuyết quyền lực thị trường
Lý thuyết quyền lực thị trường có hai cách tiếp cận chính: Structure – Conduct – Performance (SCP) được hiểu là cấu trúc – hành vi – hiệu quả và the Relative Market Power (RMP) (Chortareas, Garza‐Garcia, & Girardone, 2011) Lý thuyết SCP được nghiên cứu lần đầu bởi tác giả Chamberlin (1933) và được phát triển bởi Bain vào năm
1951 Lý thuyết Structure – Conduct – Performance cho rằng việc tập trung sẽ làm giảm cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau, kéo theo khả năng thao túng thị trường bằng cách áp đặt mức lãi suất cho vay cao và lãi suất huy động thấp Trong khi đó, cách tiếp cận the Relative Market Power lại cho thấy rằng các doanh nghiệp có được thị phần lớn hoặc có các sản phẩm khác biệt sẽ hoạt động hiệu quả hơn và đạt được mức lợi nhuận lớn (Chortareas et al., 2011) Có thể nói rằng, lý thuyết quyền lực thị trường ngụ ý rằng ngân hàng nào có thị phần lớn sẽ có hoạt động hiệu quả hơn nhờ đó mà sự ổn định ngân hàng cũng được giữ vững.
❖ Lý thuyết cấu trúc hiệu quả
Lý thuyết cấu trúc hiệu quả được ra đời bởi tác giả Demsetz (1973), lý thuyết này thể hiện rằng các ngân hàng hiệu quả sẽ đạt được mức lợi nhuận và thị phần cao hơn Nghiên cứu của Allen N Berger (1995) đã nhấn mạnh sự cần thiết phải bao gồm các biện pháp về hiệu quả sản xuất ước tính trong mô hình sức mạnh thị trường của hiệu quả ngân hàng và cho rằng lý thuyết cấu trúc hiệu quả phải bao gồm hai giả thuyết là giả thuyết hiệu quả X (X-efficiency) và giả thuyết hiệu quả quy mô (scale efficiency – ESS) Với giả thuyết hiệu quả X, thâu tóm và sáp nhập là kết quả của việc tối thiểu hóa chi phí, các ngân hàng có khả năng giảm giá các sản phẩm, dịch vụ nhằm thu hút thêm khách hàng, từ đó có được thị phần lớn và lợi nhuận cao vì có khả năng giảm thiểu chi phí sản xuất (Al-Muharrami & Matthews, 2009) Đối với giả thuyết scale efficiency – ESS, các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng lớn sẽ có mức chi phí sản xuất thấp, nhờ đó gia tăng được lợi nhuận và có thể đảm bảo duy trì tính ổn định ngân hàng. Tóm lại, lý thuyết cấu trúc hiệu quả ngụ ý rằng tính ổn định hay hiệu quả của ngân hàng chịu ảnh hưởng từ những yếu tố nội bộ (khả năng quản trị) của doanh nghiệp Chính vì lý do đó, trong nghiên cứu này, ngoài việc xem xét và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài thuộc về nền kinh tế vĩ mô, nghiên cứu còn phân tích cả những yếu tố bên trong ngân hàng tác động đến sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM
Sự ổn định tài chính của các NHTM chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như: quy mô ngân hàng, thị phần, đa dạng thu nhập, dư nợ cho vay trên tổng tài sản, dư nợ trên tiền gửi khách hàng, GDP, lạm phát…Nhiều nghiên cứu trước đây đã phân loại các nhân tố có ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính trên thành hai nhóm, bao gồm: các nhân tố vi mô và các nhân tố vĩ mô Nhân tố vi mô là các nhân tố chịu ảnh hưởng bởi các quyết định quản lý và mục tiêu chính sách của ngân hàng Nhân tố vĩ mô là các nhân tố không liên quan đến các quyết định quản lý ngân hàng Trong nghiên cứu này, tác giả xem xét đồng thời ảnh hưởng của các nhân tố vi mô và các nhân tố vĩ mô đến sự ổn định tài chính của các NHTM.
2.5.1 Các nhân tố vi mô
2.5.1.1 Quy mô ngân hàng (SIZE)
Quy mô ngân hàng được phản ánh qua thông qua tổng tài sản của ngân hàng, tổng tài sản càng lớn tức quy mô ngân hàng càng lớn Tổng tài sản của ngân hàng phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của ngân hàng thương mại, bao gồm tiền mặt, cho vay, đầu tư, tài sản cố định và tài sản có khác trong đó tiền gửi huy động và cho vay chiếm tỷ trọng lớn Do đó, tổng tài sản càng lớn chứng tỏ khả năng huy động tiền gửi càng mạnh và dư nợ cho vay cao Đây là một trong những tiêu chí quan trọng dùng để đánh giá sức mạnh tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo Hiệp ước Basel Theo Al – Khouri và Arouri (2016) cho rằng tổng tài sản quyết định mức ổn định của hoạt động tín dụng, khả năng sinh lời và sự ổn định của các ngân hàng Điều này được thể hiện qua khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh, khả năng phân tán rủi ro tốt của các ngân hàng lớn đồng thời chúng cũng được kỳ vọng ổn định hơn bởi vì có nhiều cơ hội đa dạng hóa, lợi thế kinh tế nhờ quy mô trong chi phí thông tin sản phẩm, vận hành và giao dịch, do vậy ngân hàng lớn sẽ có ít nguy cơ phá sản hơn (Nguyen và cộng sự, 2012).
2.5.1.2 Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế (ΔEAT)EAT)
Lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận còn lại sau khi ngân hàng trừ đi hết các chi phí hoạt động và thuế thu nhập doanh nghiệp Do đó, chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hàng năm đo lường mức độ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm của ngân hàng, khi lợi nhuận tăng đồng nghĩa với việc tăng vốn của ngân hàng Tỷ lệ này cao cho thấy ngân hàng hoạt động hiệu quả, có thu nhập tốt, tạo được niềm tin đối với khách hàng và cổ đông Kosmidou
(2008) kết luận rằng mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng thu nhập sau thuế và sự ổn định tài chính của ngân hàng là khả quan, tuy nhiên ngân hàng là một trong những công cụ điều tiết nền kinh tế Ngành ngân hàng khó tăng trưởng ổn định do vấn đề nợ xấu vẫn tồn tại khiến các ngân hàng phải trích lập dự phòng cao và giảm lãi suất huy động Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại (Fu, 2014).
2.5.1.3 Tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi của khách hàng (LTD)
Tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi của khách hàng luôn là một vấn đề đáng lưu tâm tại các ngân hàng thương mại Đây là yếu tố thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn của ngân hàng, khi tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi của khách hàng càng cao, điều này đồng nghĩa là ngân hàng tận dụng tốt nguồn vốn để tăng thu nhập, tuy vậy, nó cũng đòi hỏi ngân hàng phải tăng cường các biện pháp kiểm soát rủi ro Tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi khách hàng hợp lý sẽ giúp các ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu quả và an toàn hơn, do vậy tài chính của các ngân hàng cũng sẽ ổn định hơn (Võ Minh Long, 2019) 2.5.1.4 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE) là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp Chỉ số này đo lường lợi ích của cổ đông nhận được khi họ bỏ vốn đầu tư vào ngân hàng, cho thấy 1 đồng cổ đông bỏ ra để đầu tư sẽ nhận lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Tỷ lệ này càng cao thể hiện việc sử dụng vốn của ngân hàng trong đầu tư, cho vay càng hiệu quả Các nhà quản trị ngân hàng luôn muốn tăng tỷ lệ ROE nhằm thoả mãn các yêu cầu từ phía cổ đông thông qua nhiều biện pháp như kiểm soát rủi ro có hiệu quả, hạn chế các khoản vay xấu…Tỷ lệ ROE thấp hay giảm đi cho thấy nhiều dấu hiệu không tốt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng như chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro tăng cao, lãi suất cho vay giảm, tín dụng tăng thấp…
2.5.1.5 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lường tính hiệu quả của hoạt động ngân hàng, nó đo lường thu nhập lãi ngân hàng nhận được và chi phí lãi ngân hàng phải bỏ ra thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi nguồn vốn có chi phí thấp nhất.
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cao là một dấu hiệu quan trọng cho thấy ngân hàng đang thành công trong việc quản lý tài sản và nợ Ngược lại, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên thấp sẽ cho thấy ngân hàng gặp khó khăn trong việc tạo lợi nhuận Theo Nguyen và cộng sự
(2012), mối quan hệ nghịch biến giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập từ những hoạt động phi truyền thống đã được biết trước bởi vì khi đưa ra mức lãi suất biên thấp, ngân hàng có thể dùng những sản phẩm vay thiết lập mối quan hệ dài hạn với các khách hàng hiện hữu của họ và thu hút khách hàng mới Điều này cho phép ngân hàng có tiềm lực để tăng thu nhập của họ từ những hoạt động phi truyền thống, đảm bảo an toàn và mức độ ổn định cho hệ thống ngân hàng (Lepetit và cộng sự, 2008) Mức độ ổn định của ngân hàng đo lường thông qua khả năng sinh lợi của ngân hàng, khi thu nhập lãi cận biên càng cao, khả năng sinh lợi của ngân hàng càng tốt và do vậy tài chính của các ngân hàng cũng ổn định hơn.
2.5.1.6 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLP)
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng thường được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu thực nghiệm giúp đo lường rủi ro tín dụng Theo Halil Emre (2012) cho rằng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng càng cao thể hiện rằng sự quản lý tín dụng không đầy đủ và chất lượng tín dụng thấp hơn Trong khi đó, Nguyễn Thanh Dương (2013) lại cho rằng tỷ lệ này không có tác động đến sự ổn định tài chính và Halling M & Hayden E.
(2006) đưa ra kết quả ngược lại khi cho thấy rằng tỷ lệ này nghịch biến với rủi ro, điều này được giải thích là do các ngân hàng có điều kiện tài chính tốt thường chủ động tăng cường dự phòng, ngược lại những ngân hàng khó khăn sẽ tìm cách giảm chi phí dự phòng xuống thấp nhất.
2.5.1.7 Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản (LAR)
Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản thể hiện cho khả năng kiểm soát rủi ro và yếu tố chất lượng tài sản của ngân hàng Ngoài ra, còn thể hiện khả năng bù đắp khi xảy ra rủi ro từ các khoản cho vay của ngân hàng Nghiên cứu Heiko Hesse and Martin Čihák
(2007) cho thấy tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản thì tương quan nghịch với sự ổn định tài chính và các ngân hàng có các khoản cho vay nhiều hơn so với tổng tài sản trong bảng cân đối của nó thì có thể sẽ phải đối diện với nhiều khoản nợ xấu hơn do đó có rủi ro cao hơn, từ đó sẽ làm giảm sự ổn định tài chính của các ngân hàng này Nghiên cứu của H Saduman Okumus và Oksan Kibritci Artar (2012), lại cho thấy rằng tỷ lệ cho vay của ngân hàng càng cao thì ổn định tài chính của ngân hàng càng cao Bởi vì các ngân hàng này có tốc độ tăng trưởng tín dụng tốt và có được nhiều nguồn thu nhập từ hoạt động cho vay.
2.5.2 Các nhân tố vĩ mô
2.5.2.1 Tăng trưởng kinh tế GDP (GDP)
Tăng trưởng GDP là chỉ tiêu vĩ mô thường được sử dụng khi đánh giá mức độ ổn định tài chính, tuy nhiên mối quan hệ này cũng chưa chắc chắn Khi ngân hàng hoạt động trong một nền kinh tế kém phát triển, tỷ lệ thất nghiệp cao, các doanh nghiệp phá sản nhiều thì ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng, ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn khi các doanh nghiệp khó khăn trong việc hoàn trả các khoản vay Diaconua và Oanea (2014) nhận thấy rằng GDP là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tích cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng hợp tác nhưng đối với ngân hàng thương mại thì không có tác động Ngược lại, Diaconua và Oanea (2015) nhận thấy rằng GDP không ảnh hưởng đến sự ổn định Theo Saadet và adnan (2015) cho rằng sự gia tăng tăng trưởng kinh tế có tác động tiêu cực đến ổn định ngân hàng Mayes và Stremmel (2012) Tăng trưởng GDP giúp giảm nguy cơ phá sản cho ngân hàng Al-Khouri và Arouri (2016) Không có ảnh hưởng của tăng trưởng GDP đến ổn định ngân hàng.
2.5.2.2 Tỷ lệ lạm phát (INF)
Hoạt động của các NHTM hiện nay phải đối mặt với nhiều rủi ro, bên cạnh những rủi ro nội tại ngân hàng như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán, rủi ro thu nhập, nó còn chịu rủi ro từ môi trường kinh tế vĩ mô, như là rủi ro lạm phát Tình hình lạm phát của nền kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của NHTM, khi lạm phát tăng cao, giá trị đồng tiền giảm, buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất để ngăn dòng tiền chuyển từ ngân hàng qua kênh đầu tư khác, điều này làm tăng chi phí của ngân hàng, lợi nhuận của ngân hàng giảm, nếu lạm phát kéo dài, hoạt động ngân hàng sẽ trở nên bất ổn Bên cạnh đó, khi lạm phát tăng, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng làm giảm thu nhập thực tế của ngân hàng Lạm phát cao có ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định của ngân hàng (Ivicic và cộng sự, 2008) Cùng kết quả như trên, Al-Khouri và Arouri (2016) cũng cho rằng tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định ngân hàng.
Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài 20
2.6.1 Các nghiên cứu nước ngoài Čihák và Hesse (2010) thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của 474 ngân hàng tại 20 quốc gia bao gồm: Bahrain, Bangladesh, Brunei, Egypt, Gambia, Indonesia, Iran, Jordan, Kuwait, Lebanon, Malaysia, Mauritania, Pakistan, Qatar, Saudi Arabia, Sudan, Tunisia, United Arab Emirates, West Bank and Gaza, and Yemen sử dụng các nhân tố như quy mô ngân hàng, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản, đa dạng thu nhập, tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn từ 1993 – 2004 Các kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng, các ngân hàng Hồi giáo sẽ hoạt động ổn định khi ở quy mô nhỏ và kém ổn định hơn khi ở quy mô lớn hơn, các ngân hàng có sự đa dạng thu nhập hơn thường ổn định hơn đồng thời các yếu tố như tốc độ tăng trưởng GDP hay lạm phát không ảnh hưởng đáng kể đến sự ổn định tài chính.
Strobel và Lepetit (2015) đã sử dụng mô hình Z-score để nghiên cứu mối quan hệ giữa chỉ số Z-score và xác suất phá sản của các ngân hàng Phương pháp đo lường truyền thống về xác suất phá sản có thể cung cấp một ràng buộc trên kém hiệu quả về khả năng phá sản, nhưng nó có thể được diễn giải một cách có ý nghĩa như là một phương pháp để xác định xác xuất mất khả năng thanh toán Nghiên cứu đã ứng dụng thêm chỉ số Z-score được điều chỉnh bằng lnZ-score trong mối quan hệ với rủi ro phá sản ngân hàng và kết quả thực nghiệm cho thấy lnZ-score tỷ lệ nghịch với xác suất phá sản.
Fu, Lin và Philip (2014) tập trung phân tích khả năng cạnh tranh và ổn định tài chính của các ngân hàng tại 14 nền kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn từ 2003 đến 2009 Bằng cách sử dụng chỉ số Z-score và xác suất phá sản nhằm điều tra tác động của cạnh tranh ngân hàng, tập trung quốc gia, quy định và thể chế về sự mong manh của các ngân hàng riêng lẻ Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng sự tập trung nhiều hơn góp phần vào sự biến động tài chính cao hơn và sức mạnh thị trường thấp hơn cũng gây ra rủi ro ngân hàng do điều kiện kinh tế vĩ mô, các đặc điểm, quy định và thể chế ngân hàng khác nhau được điều chỉnh Ngoài ra, tăng cường các thể chế và các tiêu chuẩn vốn nghiêm ngặt sẽ thúc đẩy sự ổn định tài chính, trong khi các chương trình bảo hiểm tiền gửi cao hơn sẽ làm tăng biến động ngân hàng.
Khouri và Arouri (2016) đã nghiên cứu 59 ngân hàng của Hội đồng Hợp tác
Vùng Vịnh (GCC), giai đoạn từ năm 2004-2012 để nghiên cứu mối quan hệ giữa ngân hàng và sự ổn định tài chính, hiệu quả hoạt động và tăng trưởng tín dụng Phương pháp 2SGMM được sử dụng để ước tính mô hình bảng động Các yếu tố đặc thù về ngân hàng được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: quy mô hội đồng quản trị, cơ cấu sở hữu nước ngoài, quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi và tỷ lệ nợ xấu Các yếu tố vĩ mô bao gồm tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát Ổn định tài chính được đo bằng hệ số Z- score Nghiên cứu cho thấy rằng tăng trưởng tín dụng dường như không ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng ở một mức độ nhất định, tuy nhiên khi tăng trưởng tín dụng cao hơn, các ngân hàng trở nên kém ổn định hơn Kết quả nghiên cứu cho thấy cần có sự giám sát chặt chẽ hơn để theo dõi, kiểm soát tăng trưởng cho vay và đưa ra cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến tăng trưởng tín dụng.
Ozili (2018) xem xét các yếu tố quyết định đến sự ổn định ngân hàng tại 48 quốc gia ở châu Phi trong giai đoạn 1996 – 2015 bằng mô hình hồi quy ước lượng theo phương pháp OLS Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả ngân hàng, sự hiện diện của ngân hàng nước ngoài, mức độ tập trung ngân hàng, quy mô khu vực ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu so với tổng nợ, tỷ lệ vốn pháp định là những yếu tố quan trọng quyết định đến sự ổn định của các ngân hàng ở châu Phi.
Tóm lại, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều cho thấy các yếu tố vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Những nghiên cứu này cũng đã tạo ra tác động trong những thập kỷ gần đây, tạo cảm hứng trong các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế như WB, IMF và trong thực tế ổn định tài chính trên thế giới Theo đó, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng thương mại.
2.6.2 Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Bá Hướng (2016) khám phá các nhân tố tác động đến rủi ro phá sản của các ngân hàng tại Việt Nam thông qua hệ số Z-score, từ đó gợi ý chính sách phù hợp nhằm tăng cường sự ổn định và lành mạnh trong hoạt động của ngân hàng TMCP Việt Nam Nghiên cứu sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính của 23 ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 -2013 Nghiên cứu thực nghiệm cho kết quả rằng các nhân tố có tác động ngược chiều tới rủi ro phá sản ngân hàng bao gồm: Tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ dự phòng nợ xấu, tỷ lệ thu nhập lãi thuần, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, đa dạng hóa thu nhập, sở hữu nhà nước, số năm hoạt động của ngân hàng và ngân hàng đã niêm yết Các nhân tố tác động cùng chiều với rủi ro phá sản ngân hàng gồm hiệu quả quản lý chi phí và quy mô.
Võ Xuân Vinh & Trần Thị Phương Mai (2015) xem xét vấn đề lợi nhuận và rủi ro của các NHTM Việt Nam và tác động của đa dạng hóa thu nhập Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy cho dữ liệu bảng với mẫu gồm 37 NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013 Chỉ số Z-score, RAROA và RAROE được sử dụng làm biến đo lường rủi ro ngân hàng Kết quả cho thấy các ngân hàng càng đa dạng hóa hoạt động thì lợi nhuận càng cao, tuy nhiên lợi nhuận điều chỉnh rủi ro giảm.
Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Tùng và Bùi Thị Len (2015) ứng dụng các phương pháp thống kê mô tả để nhận xét tình hình tài chính của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dựa trên các biến tăng trưởng tài sản, tăng trưởng tín dụng, lợi nhuận ròng và nợ xấu - là những nhân tố tác động mạnh đến hoạt động của các ngân hàng trong tương lai Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng mô hình Altman Z '' để đánh giá rủi ro phá sản hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua dữ liệu báo cáo tài chính của 39 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2008 - 2013 Kết quả cho thấy điểm trung bình Z '' của các ngân hàng thương mại nằm trong mức độ đảm bảo, biến động giảm dần qua các năm và có sự khác biệt giữa các nhóm quy mô vốn khác nhau thông qua thử nghiệm ANOVA Một chiều Nhóm quy mô ngân hàng lớn nhất và nhỏ nhất có Z '' nhỏ hơn hai nhóm còn lại.
Lê Ngọc Quỳnh Anh và cộng sự (2020) sử dụng dữ liệu thu thập từ 19 ngân hàng của Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2018, thông qua hệ số Z-score và mô hình hồi quy dữ liệu bảng để đánh đánh giá các nhân tố có ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt nam Kết quả thực nghiệm cho thấy sự ổn định của các ngân hàng tác động cùng chiều với vốn chủ sở hữu đối với tài sản, quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi Trong khi đó, phát hiện rõ ràng nhất xuất hiện từ nghiên cứu này là tỷ lệ lãi ròng là tiêu chí phù hợp nhất để đánh giá sự ổn định của hoạt động ngân hàng Biên lãi ròng cao hơn có liên quan đến sự ổn định ngân hàng thấp hơn Do đó, quản lý tài sản ngân hàng chịu lãi phải là ưu tiên hàng đầu để đảm bảo hệ thống ngân hàng ổn định.
Bảng 2.2 Tổng hợp các biến nghiên cứu
Tác giả Biến Mô tả Cách tính Kết quả
SIZE Quy mô ngân hàng
Logarit của Tổng tài sản
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế
(2014) LAR Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản
Dư nợ cho vay của khách hàng/tổng tài sản
Oanea (2015 LTD Tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi
Dư nợ cho vay khách hàng/Tiền gửi khách hàng
Nguyễn Hữu Tài và Nguyễn Thu
ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu
Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Tỷ suất sinh lợi của Tài sản Có sinh lãi – (trừ) Tỷ lệ chi phí hình thành Tài sản Có sinh lãi
Fungáčová và các cộng sự
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng/ dư nợ cho vay khách hàng
(2016) GDP Tốc độ tăng trưởng GDP
Tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm (%)
INF Tỷ lệ lạm phát Tốc độ tăng trưởng
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Khoảng trống nghiên cứu
Thông qua khảo lược các nghiên cứu trên, có thể thấy đa phần các nghiên cứu chỉ tập trung vào phân tích ảnh hưởng của số ít nhân tố nhất định đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại như: quy mô ngân hàng (Hesse và Čihák (2010)), thị phần ngân hàng (Rahim, Hassan và Zakaria (2012)), năng lực cạnh tranh của các ngân hàng (Võ Xuân Vinh và cộng sự (2016)), …
Một số ít nghiên cứu khác thì xem xét đồng thời ảnh hưởng của nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Về phía các nghiên cứu trên thế giới như nghiên cứu của Beck, Hesse và cộng sự (2009), Fu và cộng sự
(2014), Quin Song và Wei Zeng (2014), …chỉ xem xét và áp dụng trên những khu vực, quốc gia nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam Còn đối với các nghiên cứu cho bộ số liệu tại Việt Nam như nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Quỳnh (2020), Lê Ngọc Quỳnh Anh và cộng sự (2020) lại sử dụng bộ số liệu đã cũ, mới chỉ cập nhật đến năm 2019.
Dựa trên những đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng cần có một nghiên cứu thực hiện đánh giá ảnh hưởng của nhiều nhân tố hơn để thể hiện đầy đủ hơn về sự ổn định tài chính của ngân hàng, đồng thời cập nhật bộ số liệu mới nhất đến thời điểm hiện tại để có cái nhìn mới hơn, phù hợp hơn với tình hình hiện nay của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Chương 2 trình bày những lý thuyết cơ bản về sự ổn định tài chính và vai trò của sự ổn định tài chính cũng như các nhân tố tác động đến sự ổn định ngân hàng, cụ thể bao gồm các yếu tố vi mô và cả vĩ mô Các yếu tố vi mô gồm có: quy mô ngân hàng, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng Các yếu tố vi mô gồm tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Ở chương 3, tác giả sẽ trình bày chi tiết hơn về phương pháp nghiên cứu.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam
Nghiên cứu sử dụng mô hình nghiên cứu với Z-score là biến phụ thuộc, đại diện cho mức độ ổn định tài chính của các ngân hàng (theo nghiên cứu của Čihák and Hesse,
2008) Các biến giải thích được dùng trong bài nghiên cứu thì kết hợp chặt chẽ một số các rủi ro và các đặc trưng của ngân hàng đã được thảo luận trong các nghiên cứu trước. Những biến này được phân thành 2 nhóm: (1) Các biến thuộc về ngân hàng được lấy từ bảng cân đối kế toán, từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, (2) Các biến số vĩ mô.
Mô hình nghiên cứu có dạng:
Zi,t = α + β1X1it + β2X2it + … + βnXnit + uit
Trong đó: Zi,t : là biến phụ thuộc đại diện cho sự ổn định tài chính của NHTM i tại thời điểm t
X1it…Xnit là các biến độc lập đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của NHTM i tại thời điểm t. βi…βn: là các hệ số hồi quy của mô hình uit là phần dư của mô hình α: là hằng số.
Lựa chọn các biến cho mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng công thức tính Zscore theo Nguyen và cộng sự (2012), Laeven và Levine (2009) để đo lường ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam. Zscore được tính toán theo công thức sau:
Với ROAit là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của ngân hàng i năm t
E/Ait là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ngân hàng i năm t σ(ROA)it là độ lệch chuẩn của ROA ngân hàng i năm t
Trong bài nghiên cứu của nhiều tác giả như nghiên cứu của Čihák and Hesse
(2008) hay nghiên cứu của Aurélien Leroy và Yannick Lucotte (2015), họ đã sử dụng logarit của Z-score thay vì sử dụng giá trị của Z-score vì độ lệch khá lớn của chỉ số Z ở các ngân hàng khác nhau Đồng thời, họ cũng thấy rằng sử dụng logarit tự nhiên của chỉ số Z-score có thể làm cho mô hình ổn định và tăng độ chính xác của các ước lượng Vì các lý do trên, tác giả quyết định sử dụng logarit tự nhiên của Z-score thay cho giá trị của Z-score để tăng sự ổn định và giúp giảm đi các sai lệch của kết quả nghiên cứu.
Sau khi lựa chọn biến phụ thuộc, cần xác định các biến độc lập (biến giải thích) cho mô hình phân tích Các biến độc lập được lựa chọn cho mô hình dựa vào một số nghiên cứu trước đây đã được trình bày trong chương 2.
Các biến độc lập trong bài nghiên cứu bao gồm các chỉ số tài chính của ngân hàng là: quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế Biến vĩ mô gồm tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát.
❖ Quy mô ngân hàng (SIZE)
Các nghiên cứu trước đây đều cho rằng biến quy mô ngân hàng có ảnh hưởng đến sự ổn định của các NHTM Quy mô ngân hàng được đo lường bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản Đối với các NHTM Việt Nam, những Ngân hàng có tổng tài sản lớn, mạng lưới hoạt động rộng nên sẽ có lợi thế cạnh tranh và có sức mạnh thị trường lớn hơn đồng thời có nhiều cơ hội đầu tư hơn so với các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn Tuy nhiên, chính vì điều này mà các NHTM lớn tại Việt Nam hiện nay thường tham gia vào các hoạt động mang tính rủi ro cao như cho vay những dự án lớn với thời gian thu hồi vốn dài, đầu tư vào nhiều trái phiếu, cố phiếu rủi ro cao với lãi suất cao Ngoài ra các NHTM này còn bị ảnh hưởng bởi phản ứng rủi ro thấp hơn từ các ngân hàng nhỏ Các ngân hàng nhỏ tham gia vào các hoạt động an toàn và ít rủi ro hơn nên có sự ổn định tài chính cao hơn Nghiên cứu của Heiko Hesse and Martin Čihák (2007) và nghiên cứu của Čihák and Hesse (2008) cũng đã chỉ ra được mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô ngân hàng và sự ổn định ngân hàng.
Dựa vào kết quả của các bài nghiên cứu trước đây, tác giả đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết H1: Quy mô ngân hàng tác động ngược chiều đến sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam.
❖ Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE được tính bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu Khi ROE càng cao thì thể hiện được lợi nhuận mà ngân hàng tạo ra càng cao so với vốn chủ sở hữu của nó Theo Nguyễn Hữu Tài và Nguyễn Thu Nga (2017), rủi ro tín dụng có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Điều này chứng tỏ được rằng mối quan hệ giữa ROE và rủi ro tín dụng là mối quan hệ nghịch đảo Nhiều nghiên cứu cho thấy ngân hàng có tỷ suất sinh lợi cao thì ổn định tài chính cao hơn so với các ngân hàng khác nguyên nhân là vì những ngân hàng này có được nguồn lợi nhuận cao và hoạt động hiệu quả hơn Do đó, tác động của ROE đối với sự ổn định tài chính của các NHTM dự kiến sẽ có tác động cùng chiều (nghiên cứu của Fernandez de Guevara và cộng sự, 2005).
Dựa vào kết quả của các bài nghiên cứu trước đây, tác giả đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết H2: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tác động thuận chiều với sự ổn định của các NHTM tại Việt Nam.
❖ Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin – NIM) là chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động ngân hàng Một tỷ lệ NIM cao chứng tỏ ngân hàng đang quản trị tốt tài sản nợ có, trong khi đó NIM thấp cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc tạo ra lợi nhuận Khi tỷ lệ thu nhập lãi cận biên càng cao, tức các ngân hàng đang theo đuổi mức rủi ro tín dụng càng cao và ngược lại Các nghiên cứu của Lepetit và cộng sự
(2008), Nguyen và cộng sự (2012) đã thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ thu nhập lãi cận biên với sự ổn định tài chính của các NHTM Do đó, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên với sự ổn định tài chính của các ngân hàng thường sẽ có mối quan hệ cùng chiều.
Dựa vào kết quả của các bài nghiên cứu trước đây, tác giả đưa ra giả thuyết: Giả thuyết H3: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tác động thuận chiều với sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam.
❖ Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLP)
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền mà các ngân hàng trích lập nhằm mục đích dự phòng cho các rủi ro có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo đúng cam kết ban đầu Nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Bá Hướng (2016) đã đưa ra kết quả thực nghiệm rằng khi ngân hàng tăng tỷ lệ dự phòng tín dụng lên thì sẽ làm giảm rủi ro phá sản, điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ ổn định hơn Điều này được giải thích là do khi tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tăng lên thì đồng nghĩa với việc đảm bảo an toàn cho ngân hàng đang lớn hơn sức ép lợi nhuận cho cổ đông và quản lý của nhà nước về an toàn, hệ thống cũng chặt chẽ hơn.
Dựa vào kết quả của các bài nghiên cứu trước đây, tác giả đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết H4: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tác động thuận chiều với sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam.
❖ Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản (LAR)
Trong các nghiên cứu về ổn định tài chính trên thế giới, tỷ lệ các khoản dƣ nợ cho vay khách hàng trên tổng tài sản được sử dụng để đại diện cho cấu trúc tài sản của ngân hàng Nghiên cứu của H Saduman Okumus và Oksan Kibritci Artar (2012), Altaee, Talo và Adam (2013), cho thấy rằng tỷ lệ dư nợ cho vay của ngân hàng càng cao thì sự ổn định tài chính của ngân hàng càng cao Hoạt động chính của ngân hàng tại Việt Nam là hoạt động cho vay và thu nhập từ hoạt động cho vay cũng là thu nhập chính của ngân hàng, do đó các ngân hàng cho vay được nhiều là các ngân hàng hoạt động hiệu quả và có nguồn thu nhập cao hơn và có thể sẽ có sự ổn định tài chính cao hơn so với các ngân hàng khác
Dựa vào các nghiên cứu trước đây, tác giả đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết H5: Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản tác động thuận chiều với sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam.
❖ Tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi (LTD)
Khi tỷ lệ dư nợ khách hàng trên tiền gửi khách hàng cao, tức ngân hàng sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình chủ yếu là tiền gửi của khách hàng để thu nhập của ngân hàng tăng, tuy nhiên đồng nghĩa với việc ngân hàng phải tăng cường kiểm soát rủi ro. Khi nhu cầu rút tiền xảy ra biến động thì ngân hàng sẽ không đủ khả năng để chi trả bởi các khoản vay không thể được thu hồi trong thời gian ngắn, dẫn đến ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả và nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến phá sản Như vậy, mối quan hệ giữa tỷ lệ dư nợ khách hàng trên tiền gửi khách hàng với sự ổn định tài chính của ngân hàng thường là mối quan hệ ngược chiều.
Dựa vào các nghiên cứu trước đây, tác giả đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết H6: Tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi tác động ngược chiều với sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam.
❖ Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế (AEAT)
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hàng năm đo lường mức độ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm của ngân hàng Chỉ tiêu này thể hiện khả năng sinh lời của các ngân hàng; Khi lợi nhuận tăng đồng nghĩa với việc tăng nguồn vốn của các ngân hàng Theo đó, mối quan hệ giữa tăng trưởng lợi nhuận sau thế và sự ổn định tài chính của các ngân hàng được đề xuất là tích cực (Kosmidou, 2008) Do đó, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết rằng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế có tác động tích cực đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.
Dựa vào các nghiên cứu trước đây, tác giả đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết H7: Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế tác động thuận chiều với sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam.
❖ Tăng trưởng kinh tế (GDP)
Tốc độ tăng trưởng là thước đo tiêu chuẩn của giá trị gia tăng được tạo ra thông qua sản xuất hàng hóa và dịch vụ ở một quốc gia trong một thời kỳ nhất định Okumus
& Artar (2012), Leroy & Lucatte (2015) nhận thấy tốc độ tăng trưởng GDP càng cao thì sự ổn định tài chính của các ngân hàng càng cao vì GDP là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Dựa vào các nghiên cứu trước đây, tác giả đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết H8: Tăng trưởng kinh tế tác động thuận chiều với sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam.
Phương pháp phân tích dữ liệu
Các số liệu sẽ được tính toán và trình bày dưới dạng dữ liệu bảng bao gồm biến phụ thuộc và các biến độc lập, các biến này sẽ được trình bày về các nội dung như tên biến, số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ bất cân xứng và độ nhọn…
❖ Kiểm tra sự tương quan của các biến trong mô hình
Tác giả sẽ tiến hành kiểm tra sự tương quan của các biến thông qua việc hình thành ma trận tương quan nhằm lựa chọn và đưa ra các biến có sự ảnh hưởng lớn đến mô hình Đồng thời, để chắc chắn hơn về sự tương quan giữa các biến, tác giả cũng sẽ loại trừ hiện tượng đa cộng tuyến có thể xảy ra giữa các biến nghiên cứu bằng cách kiểm tra sự đa cộng tuyến thông qua kiểm VIF (Variance Inflation Factor) để có thể đưa ra nhận xét chính xác hơn về sự tương quan của các biến nghiên cứu.
3.3.2 Ước lượng và lựa chọn mô hình phù hợp
Tiếp đến tác giả sẽ thực hiện việc tìm kiếm mô hình hồi quy phù hợp thông qua sự ràng buộc về thời gian và tính chất riêng của từng ngân hàng Với cấu trúc dữ liệu được thiết kế theo panel data, ba mô hình được sử dụng phổ biến là mô hình OLS,
FEM và REM Đầu tiên, tác giả sử dụng kiểm định F-test để xem xét lựa chọn mô hình phù hợp giữa mô hình OLS và mô hình FEM Tiếp theo, tác giả sử dụng kiểm địnhHausman để xem xét, lựa chọn mô hình phù hợp giữa mô hình FEM và mô hình REM, để tiếp tục phân tích về mối tương quan giữa các biến Kiểm định Hausman là kiểm định các giả thuyết:
H0: Random Effects Model phù hợp hơn Fixed Effects Model
H1: Fixed Effects Model phù hợp hơn Random Effects Model
Với kết quả tính toán được, nếu P-value nhỏ hơn 0.05 thì bác bỏ giả thuyết H0, điều này đồng nghĩa với việc mô hình FEM là phù hợp hơn và sẽ được lựa chọn.
Ngược lại, nếu P-value lớn hơn 0.05 thì chấp nhận giả thuyết H0 Từ đó kết luận rằng mô hình REM là tốt hơn và sẽ được chọn làm mô hình nghiên cứu.
3.3.3 Kiểm định các khuyết tật của mô hình
❖ Hiện tượng đa cộng tuyến Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình tương quan tuyến tính với nhau Trong mô hình hồi quy, tác giả xem xét hiện tượng đa cộng tuyến bằng cách sử dụng kiểm định ma trận tương quan giữa các biến Kiểm định này giải thích được mối tương quan giữa các biến có trong mô hình Tuy nhiên, để làm rõ hơn nữa về hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả sử dụng thêm kiểm định VIF để khẳng định một cách chắc chắn hơn là không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng xảy ra giữa các biến.
❖ Hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Phương sai sai số thay đổi là hiện tượng mà phương sai của các sai số ước lượng không bằng nhau Trong trường hợp mô hình REM là mô hình phù hợp, tác giả sử dụng kiểm định Lagrange để kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi Trong trường hợp mô hình FEM được lựa làm mô hình nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng kiểm định Wald để kiểm định hiện tượng này Nếu các phép kiểm định cho ra kết quả P-value 90% mô hình cho thấy các biến ROE, NIM, SIZE và INF giải thích được sự tương quan rõ nhất với biến Z-SCORE, ngược lại các biến còn lại giải thích không tốt lắm với biến Z- SCORE Kết quả cho thấy các cặp biến đều có hệ số tương quan nhỏ hơn 0.8, điều này một lần nữa cho thấy rằng hiên tượng đa cộng tuyến xảy ra rất thấp giữa các biến.
❖ Kết quả hồi quy và lựa chọn kiếm định phù hợp Để kiểm định xem mô hình Pooled OLS hay mô hình FEM là mô hình phù hợp hơn trong việc nghiên cứu, tác giả sử dụng kiểm định F-test để làm rõ vấn đề trên. Kết quả của kiểm định F-test được thể hiện ở bảng 4.4 dưới đây:
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định F - test
Number of obs = Number of groups=
Xb) = -0.5894 zsco re Coef Std
Nguồn: Dựa trên kết quả của phần mềm Stata
Kiểm định F-test được kết hợp trong mô hình Fixed Effect Kết quả của kiểm định F-test cho thấy giá trị P-value (Prob > F) = 0.000 < 0.05, chứng tỏ mô hình FEM phù hợp hơn mô hình OLS Tiếp đến, tác giả sử dụng kiểm định Hausman để kiểm định xem mô hình Fixed Effect hay mô hình Random Effect là phù hợp hơn cho việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại thông qua đo lường tác động lên Z-score Giả thuyết H0 cho rằng không có sự tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên, tức là mô hình REM là phù hợp.
Kết quả chạy kiểm định Hausman sẽ được tác giả trình bày và giải thích qua bảng 4.5 như sau:
Bảng 4.5 Kết quả chạy kiểm định Hausman
Test: Ho: difference in coefficients not systematic chi2(9) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
Prob>chi2 = 0.0000 (V_b-V_B is not positive definite)
Nguồn: Dựa trên kết quả của phần mềm Stata
Kết quả trên cho thấy giá trị Prob > chi2 (P-value) của mô hình là 0.0000 < 0.01, với độ tin cậy 99%, tác giả có đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 và đi đến kết luận là đối với mô hình Z-score được đề xuất trong bài nghiên cứu, việc sử dụng mô hình Fixed Effect (FEM) là phù hợp hơn và giải thích được tốt hơn mô hình REM về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thông qua đo lường tác động lên Z-score.
Tuy nhiên, để tránh mô hình xuất hiện hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tương quan chuỗi, tác giả sử dụng kiểm định Wald và các kiểm định phù hợp khác để kiểm tra Kết quả của các phép kiểm định cho thấy mô hình FEM có hiện tượng phương sai sai số thay đổi (Prob > chi2 = 0.000) và có hiện tượng tương quan chuỗi (Prob > F = 0.000) Để loại bỏ các hiện tượng này, tác giả tiến hành chạy mô hình Generalized Least Squares (GLS) và sử dụng mô hình trong nghiên cứu này Kết quả thu được với mô hình GLS được trình bày ở bảng 4.6:
Bảng 4.6 Kết quả chạy mô hình GLS
xtgls zscore roe nim size ltd lar llp ΔEAEAT inf gdp, panels(h) corr(ar1)
Cross-sectional time-series FGLS regression
Correlation: common AR(1) coefficient for all panels (0.7141)
Nguồn: Dựa trên kết quả của phần mềm Stata
Với biến phụ thuộc là Z-score sau khi sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (GLS) để khắc phục hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai thay đổi, mô hình có ý nghĩa 1% (do Prob =0.0000) nên kết quả mô hình phù hợp và có thể sử dụng được.
Vậy mô hình hồi quy với biến phụ thuộc Z-score được viết lại dưới dạng sau:
Z-score = 5.455 – 0.149*SIZE + 1.001*LAR + 5.256*LLP + 1.52*INF – 1.4*GDP + £Í
Hầu hết các biến độc lập đều có tác động giống với kỳ vọng ban đầu Tuy nhiên có hai biến ΔEATEAT và GDP là đi ngược lại với kỳ vọng ban đầu Kết quả mô hình cho thấy các biến SIZE, LAR, LLP, INF, GDP tác động có ý nghĩa thống kê và các biến còn lại ROE, NIM, LTD, ΔEATEAT tác động không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%.
Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.3.1 Hệ số Z-score – ổn định tài chính của NHTM
Biểu đồ 4.2 Hệ số Z-score của các NHTM
Biểu đồ 4.2 cho thấy hệ số Z-score của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn
2012 – 2021 Như đã trình bày ở phần lý thuyết, chỉ số này càng cao, sự ổn định tài chính của các ngân hàng càng cao Biểu đồ thể hiện xu hướng biến động giảm của hệ số Z-score từ năm 2012 – 2017, cho thấy sức khỏe của các NHTM Việt Nam suy giảm trong giai đoạn này khi tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh, tăng trưởng tín dụng thấp kỷ lục vào
2012, thị trường huy động vốn liên ngân hàng đã khiến nhiều ngân hàng mất thanh khoản, tái cơ cấu doanh nghiệp, giảm đòn bẩy nợ, thị trường chứng khoán và bất động sản suy giảm điều này khiến cho sự ổn định tài chính của các NHTM giảm sâu vào năm
2017 Do đó NHNN Việt Nam đã ban hành các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, giai đoạn từ 2018 – 2021 tình hình ổn định tài chính của các ngân hàng đã được cải thiện, phục hồi và tăng trưởng biểu hiện qua biến động tăng qua từng năm Hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng Việt Nam duy trì tăng trưởng hai chữ số qua các năm 2016 – 2019 khoảng 18 – 24% riêng 2020 do ảnh hưởng Covid 19 tăng trưởng chỉ đạt 6,8% tuy vậy nhờ các chính sách hỗ trợ kịp thời của Chính phủ do đó hệ thống ngân hàng vẫn giữ vững được sự ổn định, Kết quả thể hiện qua biểu đồ cho thấy sự phản ánh tương đối phù hợp của hệ số Z-score đến sức khỏe các NHTM Việt Nam trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới diễn biến hết sức phức tạp.
4.3.2 Tác động của biến SIZE đến hệ số Z-score
Hệ số của biến SIZE mang dấu (-) tác động ngược chiều đến Z-score và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% Điều này cho thấy biến SIZE có mối quan hệ ngược chiều với sự ổn định tài chính của các NHTM, khi quy mô ngân hàng tăng 1 đơn vị thì sự ổn định tài chính của ngân hàng giảm 0.149 đơn vị Khi các NHTM Việt Nam có quy mô càng lớn thì mạng lưới và mô hình hoạt động càng cồng kềnh do đó dẫn đến các khó khăn trong quá trình quản lý hệ thống cũng như con người, dễ dẫn đến các rủi ro về đạo đức Bên cạnh đó, các NHTM có quy mô lớn thường tham gia vào các hoạt động đầu tư dài hạn, vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, do đó kém ổn định hơn các ngân hàng nhỏ.
Biểu đồ 4.3 Tác động của biến SIZE đến hệ số Z- score
Biểu đồ 4.3 cho thấy xu hướng biến động giảm của hệ số Z-score qua các năm, song song với đó là quy mô ngân hàng có xu hướng tăng dần qua các năm Trên thực tế, quy mô tài sản của các ngân hàng hàng quốc doanh như VCB, CTG, BID lớn hơn nhiều so với các NHTM tư nhân có quy mô tài sản thấp hơn nhưng hoạt động ngày càng hiệu quả hơn Điển hình phải kể đến ngân hàng Techcombank, năm 2021 tổng tài sản Vietcombank là 1.414.672.587 triệu đồng, gấp 2,5 lần so với con số 568.728.950 triệu đồng của Techcombank, tuy nhiên lợi nhuận của Techcombank năm 2021 là 18.052.250 triệu đồng, chỉ thấp hơn 1,2 lần so với lợi nhuận năm 2021 của Vietcombank là 21.918.813 triệu đồng.
Kết quả hồi quy này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả và tương đồng với nghiên cứu trước đó của Kohler (2015), Heiko Hesse and Martin Čihák (2007) và nghiên cứu của Čihák and Hesse (2008).
4.3.3 Tác động của biến LAR đến hệ số Z-score
Hệ số của biến LAR mang dấu (+) có tác động cùng chiều với sự ổn định tài chính của các NHTM và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% Khi ngân hàng tăng tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản lên đơn vị thì sự ổn định tài chính của các NHTM tăng lên 1.001 đơn vị Những NHTM có các khoản dư nợ cao, cho thấy hoạt động tín dụng có sự tăng trưởng, do đó sẽ giúp gia tăng thu nhập cho ngân hàng Các ngân hàng mà có tỷ lệ dư nợ quá thấp cho thấy hoạt động tín dụng kém hiệu quả, ứ đọng vốn nhiều, dẫn đến sự ổn định của các ngân hàng này sẽ thấp hơn Trong giai đoạn nghiên cứu, những ngân hàng có hệ số Z-score thấp thường tập trung ở các ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản thấp như OCB, KLB, PGB, VIB, ngược lại các ngân hàng có tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản cao thường duy trì được hệ số Z-score ở mức cao đó là các ngân hàng như BID, VCB, CTG.
Nhìn chung, có thể thấy rằng sự ổn định tài chính của các ngân hàng có tương quan cùng chiều với biến tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản So với tiêu chuẩn về ổn định tài chính tỷ lệ dư nợ so với tổng tài sản ngân hàng nên ở mức dưới 60% là tốt nhất Do vậy, tỷ lệ dư nợ so với tổng tài sản của các NHTM Việt Nam trong thời gian từ năm 2012 –
2021 xấp xỉ khoảng 60%, cho thấy các NHTM Việt Nam đang duy trì một tỷ lệ dư nợ trong tổng tài sản ở mức hợp lý.
Dĩ nhiên không phải lúc nào việc duy trì một tỷ trọng nợ vay trên tổng tài sản cao cũng mang lại sự ổn định tài chính cho ngân hàng, trong trường hợp chất lượng các khoản vay sụt giảm, ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều loại rủi ro Tuy vậy, khi mà hoạt động ngân hàng còn phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng thì duy trì tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản cao để có được thu nhập ổn định như thực tế các NHTM ViệtNam giai đoạn 2012-2021 là phù hợp Với tình hình nợ xấu tăng cao thì các NHTM Việt Nam cũng cần có những biện pháp quản lý rủi ro tín dụng để giảm thiểu các khoản nợ xấu khi muốn gia tăng tỷ lệ các khoản dư nợ cho vay khách hàng trên tổng tài sản Từ đó sẽ giúp các ngân hàng vừa gia tăng hiệu quả hoạt động, vừa đảm bảo được sự ổn định tài chính.
Kết quả hồi quy này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả và phù hợp với nghiên cứu trước của Altaee, Talo và Adam (2013), H Saduman Okumus và Oksan Kibritci Artar (2012).
4.3.4 Tác động của biến LLP đến hệ số Z-score
Hệ số của biến LLP mang dấu (+), tác động cùng chiều đến Z-score và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% Điều này cho thấy biến LLP có mối quan hệ cùng chiều với sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012 – 2021, khi tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tăng 1 đơn vị thì sự ổn định tài chính của các ngân hàng tăng 5.256 đơn vị.
Biểu đồ 4.4 Tác động của biến LLP đến hệ số Z-score
Nhìn vào biểu đồ 4.4 có thể thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng đều nằm trong mức quy định cho phép và co xu hướng tăng lên và cùng chiều với sự ổn định của các ngân hàng Kết quả này trái với kỳ vọng về dấu, để giải thích cho vấn đề này có thể thấy, LLP của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2021 có mức trung bình là 1,3%, cho thấy chỉ số LLP hiện đang ở mức an toàn, việc tăng thêm LLP thể hiện ngân hàng có nhiều nguồn lực dự phòng nhiều hơn để đối phó với các rủi ro có thể xảy ra Điều này cũng lý giải trong thời gian gần đây, các ngân hàng chấp nhận hi sinh lợi nhuận ở mức thấp hơn để tăng trích lập dự phòng, bao phủ nợ xấu và nợ tiềm ẩn rủi ro ở mức cao hơn, điển hình như VCB.
Kết quả hồi quy này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả và phù hợp với nghiên cứu trước của Nguyễn Minh Hà & Nguyễn Bá Hướng (2015), Vũ Ngọc Hoài Chân (2016), Trần Minh Tâm (2016).
4.3.5 Tác động của biến vĩ mô kinh tế đến hệ số Z-score
Hệ số của biến GDP mang dấu (-) tác động ngược chiều đến Z-score và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% Điều này cho thấy biến GDP có mối quan hệ ngược chiều với sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam, khi tỷ số tăng trưởng GDP tăng 1 đơn vị thì sự ổn định của ngân hàng giảm 1.4 đơn vị Kết quả này trái ngược với kết quả kì vọng tuy nhiên phù hợp với nghiên cứu của Khan và Jalil (2020) Điều này có thể hiểu là khi nền kinh tế tăng trưởng cao, nhu cầu về vốn trong thị trường tăng cao, các chủ thể có xu hướng đầu tư hơn gửi tiết kiệm tại ngân hàng, từ đó ngân hàng sẽ tập trung vốn để đầu tư và cho vay, điều này kéo theo các rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất tăng cao hơn trong thời kỳ này Ngoài ra, do hạn chế của mô hình nghiên cứu là tác giả đã sử dụng một giá trị của tốc độ tăng trưởng GDP cho các ngân hàng trong cùng một năm, trong khi tác động của tốc độ tăng trưởng GDP có thể là khác nhau cho các ngân hàng có quy mô khác nhau, do đó làm giảm sự chính xác của kết quả nghiên cứu.
Hệ số của biến INF mang dấu (+) tác động cùng chiều đến Z-score và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% Điều này cho thấy biến INF có mối quan hệ cùng chiều với sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam, khi tỷ lệ lạm phát tăng 1 đơn vị thì sự ổn định của ngân hàng tăng 1.52 đơn vị Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Delis (2012).
Biểu đồ 4.5 Tác động của biến vĩ mô kinh tế đến hệ số Z-score