Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2012 - 2021 - 2023

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1 Khái niệm sự ổn định tài chính

  • Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM

    Hiểu theo một cách khác, sự ổn định tài chính có thể được mô tả tốt nhất là sự ổn định chung của các tổ chức tài chính chủ chốt hoạt động trong các thị trường tài chính và sự ổn định của các thị trường này, nơi các thực thể kinh tế có thể yên tâm rằng các giao dịch tài chính của họ sẽ được thực hiện kịp thời và an toàn (Schinasi, 2003 ).Cách định nghĩa này cũng được lựa chọn bởi nhiều NHTW tại nhiều quốc gia như NHTW châu Âu, NHTW Argentia, Áo, Phần Lan, Nauy, Thụy Sỹ, Úc, Nhật Bản, Nam Phi, Sri Lanka (Alawode và Sadek, 2008). Sự ổn định tài chính tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho cả nhà đầu tư và người gửi tiền, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và chức năng của các trung gian tài chính đồng thời cải thiện phân phối nguồn lực từ đó phát triển một hệ thống tài chính lành mạnh và minh bạch, đáng tin cậy và an toàn hơn, tránh được các rủi ro hệ thống và làm giảm thiểu hậu quả từ những cú sốc trong giai đoạn khó khăn. Theo đó, NHTW Việt Nam cũng đánh giá việc mất đi sự ổn định tài chính có thể kéo theo những hậu quả như: (i) Làm giảm đi tính hiệu quả của các chính sách tiền tệ; (ii) Làm suy yếu chức năng trung gian của hệ thống tài chính do phân phối nguồn lực không hợp lý, làm trì trệ sự phát triển của nền kinh tế quốc gia; (iii) Đánh mất niềm tin của người dân vào hệ thống tài chính; (iv) Tốn kém chi phí để giải quyết sự yếu kém của hệ thống tài chính; (v) Sự bất ổn của hệ thống tài chính – ngân hàng làm ảnh hưởng đáng kể đến quá trình truyền tải tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế quốc gia.

    Hệ thống tài chính ngân hàng được xem như “huyết mạch” của nền kinh tế, do đó nhiều nước đã và đang bắt đầu quan tâm và chú trọng nhiều hơn tới sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng bằng các biện pháp ban hành và thực thi các chính sách tác động nhằm nâng cao tính ổn định của nó, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các nhân tố có khả năng gây bất ổn cho hệ thống tài chính ngân hàng cũng. Altman đã sử dụng mô hình hồi quy xác suất (logit) với 5 biến để dự báo phá sản bao gồm: (i) tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản (Working Capitals/Total Assets), (ii) tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (Retain Earnings/Total Assets), (iii) tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản (EBIT/ Total Assets), (iv) giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ (Market Value of Total Equity/ Book values of total Liabilities), (v) tỷ số doanh thu trên tổng tài sản (Sales/Total Assets). Các nhà quản trị ngân hàng luôn muốn tăng tỷ lệ ROE nhằm thoả mãn các yêu cầu từ phía cổ đông thông qua nhiều biện pháp như kiểm soát rủi ro có hiệu quả, hạn chế các khoản vay xấu…Tỷ lệ ROE thấp hay giảm đi cho thấy nhiều dấu hiệu không tốt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng như chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro tăng cao, lãi suất cho vay giảm, tín dụng tăng thấp….

    Čihák và Hesse (2010) thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của 474 ngân hàng tại 20 quốc gia bao gồm: Bahrain, Bangladesh, Brunei, Egypt, Gambia, Indonesia, Iran, Jordan, Kuwait, Lebanon, Malaysia, Mauritania, Pakistan, Qatar, Saudi Arabia, Sudan, Tunisia, United Arab Emirates, West Bank and Gaza, and Yemen sử dụng các nhân tố như quy mô ngân hàng, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản, đa dạng thu nhập, tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn từ 1993 – 2004.

    Bảng 2.1 Định nghĩa ổn định tài chính của một số NHTW trên thế giới
    Bảng 2.1 Định nghĩa ổn định tài chính của một số NHTW trên thế giới

    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Lựa chọn các biến cho mô hình nghiên cứu .1 Biến phụ thuộc

      Trong bài nghiên cứu của nhiều tác giả như nghiên cứu của Čihák and Hesse (2008) hay nghiên cứu của Aurélien Leroy và Yannick Lucotte (2015), họ đã sử dụng logarit của Z-score thay vì sử dụng giá trị của Z-score vì độ lệch khá lớn của chỉ số Z ở các ngân hàng khác nhau. Các biến độc lập trong bài nghiên cứu bao gồm các chỉ số tài chính của ngân hàng là: quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, chính vì điều này mà các NHTM lớn tại Việt Nam hiện nay thường tham gia vào các hoạt động mang tính rủi ro cao như cho vay những dự án lớn với thời gian thu hồi vốn dài, đầu tư vào nhiều trái phiếu, cố phiếu rủi ro cao với lãi suất cao.

      Hoạt động chính của ngân hàng tại Việt Nam là hoạt động cho vay và thu nhập từ hoạt động cho vay cũng là thu nhập chính của ngân hàng, do đó các ngân hàng cho vay được nhiều là các ngân hàng hoạt động hiệu quả và có nguồn thu nhập cao hơn và có thể sẽ có sự ổn định tài chính cao hơn so với các ngân hàng khác. Khi nhu cầu rút tiền xảy ra biến động thì ngân hàng sẽ không đủ khả năng để chi trả bởi các khoản vay không thể được thu hồi trong thời gian ngắn, dẫn đến ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả và nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến phá sản.

      KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thống kê mô tả các biến quan sát

      Mô hình biến phụ thuộc Z-score

      Tiếp đến, tác giả sử dụng kiểm định Hausman để kiểm định xem mô hình Fixed Effect hay mô hình Random Effect là phù hợp hơn cho việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại thông qua đo lường tác động lên Z-score. Nguồn: Dựa trên kết quả của phần mềm Stata Kết quả trên cho thấy giá trị Prob > chi2 (P-value) của mô hình là 0.0000 < 0.01, với độ tin cậy 99%, tác giả có đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 và đi đến kết luận là đối với mô hình Z-score được đề xuất trong bài nghiên cứu, việc sử dụng mô hình Fixed Effect (FEM) là phù hợp hơn và giải thích được tốt hơn mô hình REM về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thông qua đo lường tác động lên Z-score. Tuy nhiên, để tránh mô hình xuất hiện hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tương quan chuỗi, tác giả sử dụng kiểm định Wald và các kiểm định phù hợp khác để kiểm tra.

      Nguồn: Dựa trên kết quả của phần mềm Stata Với biến phụ thuộc là Z-score sau khi sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (GLS) để khắc phục hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai thay đổi, mô hình có ý nghĩa 1% (do Prob =0.0000) nên kết quả mô hình phù hợp và có thể sử dụng được. Kết quả mô hình cho thấy các biến SIZE, LAR, LLP, INF, GDP tác động có ý nghĩa thống kê và các biến còn lại ROE, NIM, LTD, ΔEATEAT tác động không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%.

      Bảng 4.4 Kết quả kiểm định F - test
      Bảng 4.4 Kết quả kiểm định F - test

      Thảo luận kết quả nghiên cứu

        Biểu đồ thể hiện xu hướng biến động giảm của hệ số Z-score từ năm 2012 – 2017, cho thấy sức khỏe của các NHTM Việt Nam suy giảm trong giai đoạn này khi tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh, tăng trưởng tín dụng thấp kỷ lục vào 2012, thị trường huy động vốn liên ngân hàng đã khiến nhiều ngân hàng mất thanh khoản, tái cơ cấu doanh nghiệp, giảm đòn bẩy nợ, thị trường chứng khoán và bất động sản suy giảm điều này khiến cho sự ổn định tài chính của các NHTM giảm sâu vào năm 2017. Hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng Việt Nam duy trì tăng trưởng hai chữ số qua các năm 2016 – 2019 khoảng 18 – 24% riêng 2020 do ảnh hưởng Covid 19 tăng trưởng chỉ đạt 6,8% tuy vậy nhờ các chính sách hỗ trợ kịp thời của Chính phủ do đó hệ thống ngân hàng vẫn giữ vững được sự ổn định, Kết quả thể hiện qua biểu đồ cho thấy sự phản ánh tương đối phù hợp của hệ số Z-score đến sức khỏe các NHTM Việt Nam trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới diễn biến hết sức phức tạp. Kết quả này trái với kỳ vọng về dấu, để giải thích cho vấn đề này có thể thấy, LLP của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2021 có mức trung bình là 1,3%, cho thấy chỉ số LLP hiện đang ở mức an toàn, việc tăng thêm LLP thể hiện ngân hàng có nhiều nguồn lực dự phòng nhiều hơn để đối phó với các rủi ro có thể xảy ra.

        Điều này có thể hiểu là khi nền kinh tế tăng trưởng cao, nhu cầu về vốn trong thị trường tăng cao, các chủ thể có xu hướng đầu tư hơn gửi tiết kiệm tại ngân hàng, từ đó ngân hàng sẽ tập trung vốn để đầu tư và cho vay, điều này kéo theo các rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất tăng cao hơn trong thời kỳ này. Chương bốn đã trình bày kết quả phân tích hồi quy nhằm kiểm định các giả thiết nghiên cứu, thảo luận tác động của các yếu tố quy mô ngân hàng, thu nhập lãi cận biên, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi khách hàng, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản, tăng trưởng kinh tế GDP, lạm phát tới mức độ ổn định tài chính của NHTM như thế nào?.

        Bảng 4.7 Tóm tắt kết quả nghiên cứu
        Bảng 4.7 Tóm tắt kết quả nghiên cứu