1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh máy tính xuân vinh

106 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

- Phạm vi về thời gian: Khái quát tình hình tài chính qua 3 năm từ năm 2018 – 2020 để phục vụ cho việc phân tích và đánh giá nguồn nhân lực, tài sản – nguồnvốn, kết quả hoạt động kinh do

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH



-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ

VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH MÁY TÍNH XUÂN VINH

NGUYỄN THỤY BẢO VY

KHÓA HỌC: 2018 - 2022

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH



-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ

VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH MÁY TÍNH XUÂN VINH

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thụy Bảo Vy

Trang 3

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Khóa luận tốt nghiệp “Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình

hình công nợ tại Công ty TNHH Máy Tính Xuân Vinh” là kết quả của sự kết hợp các

cơ sở lý luận cùng thực tiễn nghiên cứu trình bày một cách có hệ thống và làm sáng

tỏ những vấn đề lý luận cơ bản áp dụng trong công tác kế toán công nợ và phân tíchtình hình công nợ tại Công ty TNHH Máy Tính Xuân Vinh Nguồn tài liệu được sửdụng trong đề tài là các thông tin và các số liệu thực tế đã được khảo sát và thu thậptại phòng Kế toán trong quá trình thực tập tại đơn vị Trên cơ sở lý luận và thực tiễnkhảo sát tại Công ty để đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toáncông nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty TNHH Máy Tính Xuân Vinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

Lời CảmƠn

Lời cám ơn chân thành em xin gửi đến Trường Đại học Kinh tế Huế cùng quýthầy cô khoa Kế toán-Tài chính đã tạo nền tảng về kiến thức, giúp em chuẩn bị hànhtrang để từng bước chạm đến ước mơ của mình Đặc biệt, lời cảm ơn sâu sắc nhất emxin gửi đến thầy Nguyễn Hoàng – thầy là người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ emtrong quá trình hoàn thiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này

Cùng với đó, em xin chân thành cảm ơn quý Ban Lãnh Đạo Công ty TNHH MáyTính Xuân Vinh, đặc biệt là các anh chị trong phòng Kế toán mặc dù rất bận rộnnhưng vẫn nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp em được trải nghiệm công việc thực

tế trong suốt gần 3 tháng thực tập và cung cấp cho em những tài liệu, thông tin quýgiá để em có thể hoàn thành đợt thực tập này

Tuy nhiên vì thời gian thực tập và kinh nghiệm còn hạn chế, việc tiếp cận môi trườnglàm việc mới còn nhiều bỡ ngỡ nên bài khóa luận này không thể tránh được nhữngthiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo để khóaluận này được hoàn chỉnh hơn

Cuối cùng tôi xin gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô giáo Chúc quý thầy côthành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người Chúc quý Công ty TNHH MáyTính Xuân Vinh ngày càng phát triển vững mạnh

Em xin chân thành cám ơn!

Huế, tháng 01 năm 2022

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thụy Bảo VyTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i

DANH MỤC BẢNG BIỂU ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ iii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu của khóa luận 4

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP 5

1.1 Một số lý luận chung về kế toán công nợ 5

1.1.1 Một số khái niệm về công nợ 5

1.1.1.1 Kế toán các khoản phải thu 5

1.1.1.2 Kế toán các khoản phải trả 6

1.1.1.3 Quan hệ thanh toán 7

1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của kế toán công nợ 7

1.1.2.1 Chức năng của kế toán công nợ 7

1.1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán công nợ 8

1.1.3 Nguyên tắc hạch toán kế toán công nợ 8

1.2 Nội dung kế toán công nợ phải thu, phải trả trong doanh nghiệp 10

1.2.1 Kế toán nợ phải thu khách hàng 10

1.2.2 Kế toán nợ phải trả người bán 13

1.2.3.Kế toán phải trả người lao động 16

1.3 Cơ sở lý luận về phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp 18

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

1.3.1 Sự cần thiết của phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 18

1.3.2 Ý nghĩa của việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp 19

1.3.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 19

1.3.3.1 Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả (ĐVT: %) 20

1.3.3.2 Hệ số vòng quay các khoản phải thu (ĐVT: vòng) 20

1.3.3.3 Kỳ thu tiền bình quân (ĐVT: ngày) 21

1.3.3.4 Hệ số vòng quay các khoản phải trả (ĐVT: vòng) 21

1.3.3.5 Thời gian quay vòng các khoản phải trả (ĐVT: ngày) 22

1.3.3.6 Hệ số nợ (ĐVT: lần) 22

1.3.3.7 Hệ số tự tài trợ (ĐVT: lần) 23

1.3.3.8 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (ĐVT: lần) 23

1.3.3.9 Hệ số khả năng thanh toán nhanh (ĐVT: lần) 24

1.3.3.10 Hệ số khả năng thanh toán tức thời (ĐVT: lần) 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH MÁY TÍNH XUÂN VINH 27

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Máy Tính Xuân Vinh 27

2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty 27

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 27

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 28

2.1.3.1 Chức năng 28

2.1.3.2 Nhiệm vụ 28

2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 29

2.1.4.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty 29

2.1.4.2 Chức năng của từng bộ phận 30

2.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 31

2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán 31

2.1.5.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 32 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

2.1.6 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2018-2020 34

2.1.6.1 Tình hình sử dụng lao động 34

2.1.6.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn 36

2.1.6.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2018-2020 42

2.2 Thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty TNHH Máy Tính Xuân Vinh 45 2.2.1 Tổ chức công tác kế toán công nợ tại công ty 45

2.2.1.1 Kế toán các khoản phải thu khách hàng 45

2.2.1.2 Kế toán các khoản phải trả cho người bán 60

2.2.1.3 Kế toán phải trả cho người lao động 70

2 3 Phân tích tình hình công nợ và tình hình thanh toán của Công ty qua 3 năm 2018 – 2020 75

2.3.1 Phân tích tình hình công nợ của Công ty 75

2.3.2 Phân tích tình hình thanh toán của Công ty 80

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH MÁY TÍNH XUÂN VINH 83

3.1 Đánh giá về công tác kế toán công nợ và tình hình công nợ tại Công ty TNHH Máy Tính Xuân Vinh 83

3.1.1 Ưu điểm 83

3.1.2 Nhược điểm 85

3.2 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao công tác kế toán công nợ tại Công ty TNHH Máy Tính Xuân Vinh 86

3.2.1 Đối với công tác kế toán công nợ 86

3.2.2 Đối với tình hình thanh toán công nợ 87

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88

1 Kết luận 88

2 Kiến nghị 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2 1: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2018 -2020 35

Bảng 2 2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH Máy Tính Xuân Vinh qua 3 năm 2018 -2020 37

Bảng 2 3: Bảng phân tích kết quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2018 -2020 43 Bảng 2 4: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của Công ty qua 3 năm 75

Bảng 2 5: Phân tích khả năng thanh toán của Công ty qua 3 năm 2018 -2020 80

Biểu mẫu 2.1: Hóa đơn GTGT bán hàng số 0000140 48

Biểu mẫu 2.2: Phiếu định khoản chứng từ số 0000140 51

Biểu mẫu 2.3: Trích sổ chi tiết tài khoản 131 52

Biểu mẫu 2.4: Trích sổ cái tài khoản 511 53

Biểu mẫu 2.5; Trích sổ Cái tài khoản 131 tháng 12 54

Biểu mẫu 2.6: Trích sổ chi tiết tài khoản 131 tháng 12 57

Biểu mẫu 2.7: Trích sổ Cái tài khoản 131 58

Biểu mẫu 2.8: Trích sổ Chi tiết tài khoản 632 59

Biểu mẫu 2.9: Hóa đơn GTGT mua hàng số 0001719 62

Biểu mẫu 2.10: Trích sổ Chi tiết tài khoản 331 tháng 9 năm 2020 64

Biểu mẫu 2.11: Trích sổ Cái tài khoản 331 tháng 9 65

Biểu mẫu 2.12: Trích sổ chi tiết tài khoản 331- Công ty cổ phần Tin học Mai Hoàng – CN Đà Nẵng .68

Biểu mẫu 2.13: Trích sổ Cái Tài khoản 331 tháng 09 69

Biểu mẫu 2.14: Bảng thanh toán tiền lương tháng 02 năm 2020 72

Biểu mẫu 2.15: Phiếu chi 73

Biểu mẫu 2.16: Trích sổ chi tiết 334 74 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán phải thu khách hàng 13

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán phải trả người bán 16

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán phải trả người lao động 18

Biểu đồ 2.1: Tình hình tài sản của Công ty TNHH Máy Tính Xuân Vinh 38

Biểu đồ 2.2: Tình hình nguồn vốn của Công ty TNHH Máy Tính Xuân Vinh 41

Biểu đồ 2 3: Số vòng quay các khoản phải thu của Công ty qua 3 năm 2018 -2020 75

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện số vòng quay các khoản phải thu của Công ty 77

Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện hệ số vòng quay các khoản phải trả 78

Biểu đồ 2.6: Biểu đồ thể hiện nhóm khả năng thanh toán của Công ty qua 3 năm 81

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã mở rộng quan hệ thương mại, hợp táckinh tế với nhiều nước trong khu vực và Thế giới, việc này đã tạo ra nhiều cơ hộiphát triển cho các doanh nghiệp trong nước, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thứccần phải vượt qua Chính điều này cũng tạo ra một thị trường ngày càng một mởrộng, đầy tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp Vì vậy, để tồn tại và phát triểnđược trong thị trường này, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác kếtoán để có thể quản lý tốt nhất nguồn lực tài chính của mình, nhằm nâng cao tínhnăng động, tự chủ, từ đó tự tạo dựng cho mình sức cạnh tranh với các doanh nghiệpkhác

Việc tổ chức công tác kế toán tốt thì đòi hỏi nguồn vốn của doanh nghiệp phải

đủ lớn để đạt được các chức năng, nhiệm vụ kế toán nhằm giảm được chi phí đạtmức thấp nhất và đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp không bị chiếm dụng Tuynhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng quản lí tốt nguồn vốn đó Bởi lẽ, trongquá trình sản xuất kinh doanh dù ít dù nhiều, dù muốn dù không thì doanh nghiệpnào cũng đều tồn tại những khoản công nợ chủ yếu liên quan đến các khoản nợ phảithu, nợ phải trả cho khách hàng, nhà cung cấp, Nhà Nước hay các đối tượng bêntrong doanh nghiệp Xuất phát từ yêu cầu đó, công tác kế toán công nợ có ý nghĩaquan trọng với nhà quản lý doanh nghiệp trong việc đề ra các mục tiêu, chiến lượckinh doanh và được xem là bức tranh phản ánh rõ nét về chất lượng công tác quản lítài chính cũng như công tác sử dụng vốn lưu động

Công ty TNHH Máy Tính Xuân Vinh hoạt động trong lĩnh vực thương mại,chuyên mua bán các loại máy vi tính, thiết bị ngoại vị, các linh kiện điện tử nên trongquá trình hoạt động kinh doanh chắc chắn sẽ tiếp xúc và hợp tác với nhiều khách hàng

và các đối tác IT lớn trên thị trường Bên cạnh đó, trong phần đầu chương 2, khi phântích tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty, chúng ta thấy tỷ trọng công nợ phải thu,phải trả tại Công ty rất cao, chiếm phần lớn tỷ trọng nguồn vốn của Công ty, cho thấyTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

tầm quan trọng của các khoản này Do vậy, việc quản lý tốt công tác kế toán công nợmột cách liên tục và thường xuyên là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho doanh nghiệp.

Hiểu và nhận thức được tầm quan trọng và ảnh hưởng của vấn đề này đối với

doanh nghiệp Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Th ực trạng công tác kế toán

Vinh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được 02 mục tiêu:

Mục tiêu chung: Tìm hiểu thực trạng kế toán công nợ và phân tích tình hình

công nợ tại công ty TNHH Máy Tính Xuân Vinh

Mục tiêu cụ thể: Để thực hiện được mục tiêu chung thì cần làm rõ lần lượt

các mục tiêu sau:

- Thứ nhất, tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận, lý thuyết liên quan tới kế

toán công nợ và phân tích tình hình công nợ thực tế trong doanh nghiệp

- Thứ hai, tìm hiểu, mô tả thực trạng công tác kế toán công nợ các khoản phải

thu, phải trả và phân tích tình hình công nợ tại Công ty TNHH Máy Tính XuânVinh

- Thứ ba, tiến hành so sánh, đối chiếu để đánh giá ưu điểm, nhược điểm của

công tác kế toán công nợ và tình hình công nợ của Công ty Từ đó, đề xuất một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán công nợ và tình hình công nợ của Công

ty TNHH Máy Tính Xuân Vinh trong thời gian tới

3 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung, phương pháp và đặc điểm quytrình kế toán các khoản phải thu khách hàng, phải trả người bán và phải trả nguờilao động của Công ty TNHH Máy Tính Xuân Vinh

- Đề tài còn phân tích tình hình công nợ thông qua một số chỉ tiêu tài chínhliên quan để đánh giá tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

4 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: tại Công ty TNHH Máy Tính Xuân Vinh

- Phạm vi về thời gian: Khái quát tình hình tài chính qua 3 năm từ năm 2018 –

2020 để phục vụ cho việc phân tích và đánh giá nguồn nhân lực, tài sản – nguồnvốn, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, trong đó các số liệu minh họa vềcông tác kế toán công nợ được lấy của năm 2020

- Phạm vi về nội dung: Do hạn chế về thời gian và nội dung đề tài nên đề tàinày chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá công tác kế toán công nợ các khoản Phải thukhách hàng; Phải trả cho người bán và Phải trả cho người lao động của Công tyTNHH Máy Tính Xuân Vinh

5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành bài khóa luận này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

 Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp quan sát: Trong quá trình thực tập tại đơn vị, tôi tập trung quan

sát và ghi chép lại công việc của một nhân viên kế toán thực hiện từ khâu tiếp nhận,kiểm tra, xử lý chứng từ đến cách thức hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinhvào phần mềm kế toán và cách lưu trữ chứng từ

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm kiếm các Thông tư, nghị định, tài liệu

tham khảo, giáo trình để thu thập các thông tin trên internet cùng các chứng từ, sổsách của Công ty liên quan đến đề tài nhằm hệ thống hóa các kiến thức về cơ sở lýluận của kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ của Công ty Từ đó, làm cơ

sở để so sánh với thực tế

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Đối tượng phỏng vấn là quý anh chị trong

phòng Kế toán Trực tiếp đặt những câu hỏi liên quan đến đề tài để có thể hiểu rõhơn vai trò, nhiệm vụ và chức năng công tác kế toán của từng cá nhân

 Phương pháp xử lý số liệu:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

- Phương pháp so sánh: Tiến hành so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu qua từng

năm để thấy được sự biến đông tăng, giảm của từng chỉ tiêu Bên cạnh đó còn sosánh giữa cơ sở lý luận đã thu thập được với thực trạng kế toán của Công ty làm cơ

sở để đánh giá ưu, nhược điểm của công tác kế toán công nợ của Công ty TNHHMáy Tính Xuân Vinh

- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: Từ các số liệu thô đã thu thập

được, tiến hành tổng hợp để đánh giá tình hình tài chính, tình hình công nợ và khảnăng thanh toán của Công ty qua 3 năm 2018 - 2020 Qua đó đưa ra những kết luận

sơ bộ về tình hình công nợ của Công ty

- Phương pháp thống kê, mô tả: Thông qua quá trình quan sát và thu thập số

liệu, tôi tiến hình thống kê và mô tả những chứng từ, nghiệp vụ kinh tế phát sinhmột cách chính xác, có khoa học qua đó giúp người đọc tiện cho việc theo dõi, sosánh và phân tích

6 Kết cấu của khóa luận

Khoá luận tốt nghiệp “Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tìnhhình công nợ tại Công ty TNHH Máy Tính Xuân Vinh” gồm 3 phần:

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ trongdoanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tạicông ty TNHH Máy Tính Xuân Vinh

Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ và tìnhhình công nợ tại công ty TNHH Máy tính Xuân Vinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ

VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Một số lý luận chung về kế toán công nợ

1.1.1 Một số khái niệm về công nợ

“Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thườngxuyên phát sinh nhiều mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người mua,người bán, công nhân viên Các quan hệ thanh toán này là cơ sở để phát sinh nêncác khoản phải thu, khoản phải trả Kế toán các khoản nợ phải thu, nợ phải trả đượcgọi chung là kế toán công nợ Như vậy, kế toán công nợ là một phần hành kế toán

có nhiệm vụ hạch toán các khoản nợ phải thu, nợ phải trả diễn ra liên tục trong suốt

quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” (Nguyễn Tấn Bình, 2011).

1.1.1.1 Kế toán các khoản phải thu

“Các khoản phải thu trong doanh nghiệp xác định quyền lợi của doanh nghiệp

về một khoản tiền, hàng hóa, dịch vụ…mà doanh nghiệp sẽ thu về trong tương lai.Khoản nợ phải thu là một tài sản củ a doanh nghiệp đang bị các đơn vị, tổ chức kinh

tế, cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi Cáckhoản phải thu được kế toán của công ty ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kếtoán, bao gồm các khoản nợ công ty chưa đòi được, tính cả các khoản nợ chưa đếnhạn thanh toán” (Ngô Thế Chi & Trương Thị Thủy, 2013)

 Khoản phải thu là một phần tài sản của doanh nghiệp nhưng do người khácnắm giữ và được phân loại thành 02 nhóm:

- Phải thu có tính chất thương mại: Phải thu khách hàng; Khoản ứng trước chongười bán; Thanh toán theo tiến độ kế hoạch xây dựng…

- Phải thu không có tính chất thương mại: Phải thu của nhà nước; Phải thu vềtạm ứng; Phải thu về các khoản ký quỹ, ký cược; Phải thu nội bộ; Phải thu khác…Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

 Các khoản phải thu trong doanh nghiệp bao gồm: Phải thu khách hàng, phảithu nội bộ, phải thu khác, thuế GTGT được khấu trừ, khoản ứng trước cho ngườibán, phải thu về các khoản ký quỹ, ký cược Trong các khoản nợ phải thu thìkhoản phải thu của khách hàng phát sinh thường xuyên nhất, chiếm tỷ trọng caonhất và cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất Vì vậy, việc theo dõi khoản mục này có ýnghĩa vô cùng quan trọng.

1.1.1.2 Kế toán các khoản phải trả

 Theo VAS 01 đoạn 18 - Chuẩn mực kế toán (2002):

“Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và

sự kiện đã qua như mua hàng hóa chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán,vay nợ, cam kết bảo hành hàng hóa, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên,thuế phải nộp, phải trả khác mà doanh nghiệp phải thanh toán từ nguồn lực củamình”

Nguyên tắc ghi nhận nợ phải trả: “Nợ phải trả được ghi nhận trong Bảng cân

đối kế toán khi có đủ điều kiện chắc chắn là doanh nghiệp sẽ phải dùng một lượngtiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanhtoán, và các khoản nợ phải trả đó phải được xác định một cách đáng tin cậy.”

Các khoản phải trả trong doanh nghiệp gồm: Phải trả người bán; Thuế và cáckhoản phải nộp Nhà nước; Phải trả người lao động; Phải trả nội bộ… Trong đó phảitrả người bán và các khoản phải nộp cho Nhà nước phát sinh thường xuyên ở hầuhết các doanh nghiệp nên thường được các doanh nghiệp quan tâm nhất

 Phân loại các khoản phải trả

- Thứ nhất, căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải trả khi lập báo cáo tài

chính để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn

 Nợ ngắn hạn: Là khoản nợ mà doanh nghiệp phaỉ có nghĩa vụ trả trong 01năm kể từ thời điểm lập báo cáo tài chính hoặc trong 01 chu kỳ kinh doanh bìnhthường

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

 Nợ dài hạn: Là các khoản nợ mà có thời gian trả nợ trên 01 năm kể từ điểmlập báo cáo tài chính hoặc trên 01 chu kỳ kinh doanh bình thường.

- Thứ hai, phân loại theo nội dung kinh tế thì Nợ phải trả gồm: Phải trả cho

người bán; Phải trả cho người lao động; Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước; Cáckhoản tiền vay, nợ; Các quỹ thuộc nợ phải trả…

1.1.1.3 Quan hệ thanh toán

Quan hệ thanh toán được hiểu là quan hệ giữa người mua và người bán phátsinh các khoản phải thu, phải trả với nhau thông qua cam kết đảm bảo thanh toángiữa chủ nợ và con nợ trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

Thanh toán có nhiều hình thức khác nhau nhưng nhìn chung quan hệ thanh toán

có 02 hình thức sau: thanh toán trực tiếp và thanh toán trung gian

- Thanh toán trực tiếp: Hai bên tham gia mua bán sẽ thanh toán trực tiếp với

nhau đối với khoản nợ phát sinh theo hình thức trả bằng tiền mặt hoặc chuyểnkhoản trực tiếp

- Thanh toán trung gian: Hai bên tham gia mua bán không thanh toán trực tiếp

với nhau mà ủy quyền cho bên thứ ba (ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác)đứng ra làm trung gian thanh toán đối với những khoản nợ phát sinh đó thông quaséc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi…

1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của kế toán công nợ

1.1.2.1 Chức năng của kế toán công nợ

Công nợ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của mỗi doanhnghiệp Vậy nên kế toán công nợ là một trong những phân hành kế toán khá quantrọng và then chốt trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp Việc tổ chứccông tác kế toán chặt chẽ, hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả nguồn vốn,khả năng thanh toán và thu hồi các khoản nợ được đảm bảo, hạn chế được tình trạng

ứ động vốn kéo dài và ngược lại Vì vậy kế toán công nợ góp phần rất lớn trong

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

việc lành mạnh hóa tình hình tài chính, tạo nên uy tín trong quá trình hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp.

1.1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán công nợ

 Thứ nhất, tính toán, ghi chép và phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác các

khoản phải thu, phải trả theo từng đối tượng vào sổ sánh và phần mềm kế toán

 Thứ hai, theo dõi chi tiết và thường xuyên các khoản nợ phải thu - phải trả về

từng số phát sinh; số đã thu, đã trả; số còn phải thu - phải trả để kế hoạch thanh toánhoặc thu nợ kịp thời

 Thứ ba, kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc chấp hành kỹ luật thanh toán công

nợ được quy đinh trong các văn bản, chế độ, Thông tư

 Thứ tư, đối với những khoản nợ có giá trị lớn thì định kỳ hoặc cuối mỗi niên

độ, kế toán công nợ cần tiến hành đối chiếu công nợ với từng khách hàng, nhà cungcấp cụ thể

 Thứ năm, định kỳ tổng hợp tình hình công nợ và báo cáo tình hình công nợ

lên cấp trên Cung cấp số liệu đầy đủ làm căn cứ lập BCTC

1.1.3 Nguyên tắc hạch toán kế toán công nợ

Theo điều 16 Thông tư 133/2016/TT-BTC về nguyên tắc kế toán nợ phải thu:

- Các khoản phải thu được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải thu, đối tượngphải thu, loại nguyên tệ phải thu và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanhnghiệp

- Phải thu của khách hàng gồm các khoản phải thu mang tính chất thương mạiphát sinh từ giao dịch có tính chất mua - bán, như: Phải thu về bán hàng, cung cấpdịch vụ, thanh lý, nhượng bán tài sản (TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính)giữa doanh nghiệp và người mua

- Khi lập BCTC, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải thu để phânloại là dài hạn hoặc ngắn hạn Các chỉ tiêu phải thu của Báo cáo tình hình tài chínhTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

còn bao gồm cả các khoản được phản ánh ở các tài khoản khác ngoài các tài khoảnphải thu, như: Khoản cho vay được phản ánh ở TK 1288; Khoản ký quỹ, ký cượcphản ánh ở TK 1386, khoản tạm ứng được phản ánh ở TK 141… Việc xác định cáckhoản cần lập dự phòng phải thu khó đòi được căn cứ vào các khoản mục đượcphân loại là phải thu ngắn hạn, dài hạn của Báo cáo tình hình tài chính.

- Khi phát sinh các khoản nợ phải thu (bên Nợ các TK phải thu), kế toán phải quyđổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh

- Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại cáckhoản phải thu là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trungbình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giaodịch

Theo điều 39 Thông tư 133/2016/ TT – BTC về nguyên tắc kế toán nợ phải trả:

- Các khoản nợ phải trả được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải trả, đối tượngphải trả, loại nguyên tệ phải trả và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanhnghiệp

- Phải trả người bán gồm các khoản phải trả mang tính chất thương mại phátsinh từ giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản Khoản phải trả này gồm cả cáckhoản phải trả khi nhập khẩu thông qua người nhận ủy thác;

- Khi lập BCTC, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải trả để phânloại là dài hạn hoặc ngắn hạn

- Khi phát sinh các khoản nợ phải trả (bên Có các Tài khoản phải trả), kế toánphải quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểmphát sinh

- Khi thanh toán nợ phải trả (bên Nợ các Tài khoản phải trả), doanh nghiệpđược lựa chọn tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền cho từng đối tượng phải trả hoặc tỷgiá giao dịch thực tế tại thời điểm trả nợ

- Tại thời điểm lập BCTC, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải trả làTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ củangân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch.

1.2 Nội dung kế toán công nợ phải thu, phải trả trong doanh nghiệp

1.2.1 Kế toán nợ phải thu khách hàng

a) Khái niệm

Theo điều 17 Thông tư 133/2016/TT-BTC: Phải thu của khách hàng là các

khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hànghóa, BĐSĐT, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ và các khoản nợphải thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tácXDCB đã hoàn thành

b) Nguyên tắc hạch toán

Theo điều 17, Thông tư 133/2016/TT-BTC- quy định nguyên tắc kế toán của

- Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanhtoán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm,hàng hóa, BĐSĐT, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ Tài khoảnnày còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB vớingười giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành Không phản ánh vàotài khoản này các nghiệp vụ thu tiền ngay

- Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đốitượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi và ghi chép theo từnglần thanh toán Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanhnghiệp về mua sản phẩm, hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất độngsản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính

- Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại cáckhoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi, hoặc có khả năng khôngthu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc cóTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được Khoản thiệt hại về nợphải thu khó đòi sau khi trừ dự phòng đã trích lập được ghi nhận vào chi phí quản lýdoanh nghiệp trong kỳ báo cáo Khoản nợ khó đòi đã xử lý khi đòi được, hạch toánvào thu nhập khác.

- Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo thỏa thuậngiữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, BĐSĐT đãgiao dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế thìngười mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đãgiao

c) Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK 131 “Phải thu khách hàng” để theo dõi các khoản phảithu của khách hàng

Ngoài ra, kế toán còn sử dụng thêm các tài khoản liên quan khác như: TK 111,

TK 112, TK 331, TK 511, TK 711… để phục vụ cho việc hạch toán kế toán kép.Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng

TK 131 – PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG

- Số tiền phải thu của khách hàng phát

sinh trong kỳ khi bán sản phẩm, hàng hóa,

BĐSĐT, TSCĐ, dịch vụ, các khoản đầu tư

tài chính;

- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng;

- Đánh giá lại các khoản phải thu của

khách hàng là khoản mục tiền tệ có gốc

ngoại tệ tại thời điểm lập BCTC (trường

hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

với Đồng Việt Nam).

Trang 23

Sơ đồ 1 1: Sơ đồ kế toán phải thu khách hàng

1.2.2 Kế toán nợ phải trả người bán

a) Khái niệm

Theo điều 40 Thông tư 133/2016/TT-BTC: Phải trả người bán là các khoản

nợ phải thanh toán của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cungcấp dịch vụ, người bán TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đ ầu tư tài chính theo hợpđồng kinh tế đã ký kết và các khoản nợ phải thanh toán cho người nhận thầu xây lắpchính, phụ

b) Nguyên tắc hạch toán

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

Theo điều 40, Thông tư 133/2016/TT-BTC- quy định nguyên tắc kế toán

c ủa tài khoản “Phải trả người bán” như sau:

- Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phảitrả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, ngườibán TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính theo hợp đồng kinh tế đã ký kết

- Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp cầnđược hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả Trong chi tiết từng đối tượngphải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cungcấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hóa, khốilượng xây lắp hoàn thành bàn giao

- Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối kỳ vẫnchưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tếkhi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán

- Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rànhmạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng báncủa người bán, người cung cấp nếu chưa được phản ánh trong hóa đơn mua hàng

c) Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK 331 “Phải trả cho người bán” để theo dõi mối quan hệcông nợ giữa doanh nghiệp và người bán

Ngoài ra, kế toán còn sử dụng thêm các tài khoản liên quan khác như: TK 111,

TK 112, TK 811 để phục vụ cho việc hạch toán kế toán kép

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 331 – Phải trả cho người bánTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

TK 331 “PHẢI TRẢ CHO NGƯỜI BÁN”

- Chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh

toán người bán chấp nhận giảm trừ;

- Đánh giá lại các khoản phải trả cho

người bán là khoản mục tiền tệ có gốc

ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm

so với tỷ giá ghi sổ kế toán)

- Số tiền phải trả cho người bán;

- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giátạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật

tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, khi cóhóa đơn hoặc thông báo giá chính

thức;

- Đánh giá lại các khoản phải trả chongười bán là khoản mục tiền tệ có gốcngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệgiảm so với tỷ giá ghi sổ kế toán)

Trang 26

e) Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1 2: Sơ đồ kế toán phải trả người bán

1.2.3.Kế toán phải trả người lao động

a) Khái niệm

Theo điều 42 Thông tư 133/2016/TT-BTC: Phải trả người lao động là các khoản

phải thanh toán cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiềnthưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người laođộng

b) Nguyên tắc hạch toán

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

- Phải theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụcấp, trợ cấp, chi tiết cho tùng người lao động, từng phòng ban.

- Phải hạch toán chi tiết các khoản thanh toán lương và các khoản khác tríchtheo lương

c) Tài khoản sử dụng

Tài khoản sử dụng để hạch toán tổng hợp tiền lương, tiền thưởng và tình hìnhthanh toán với người lao động là TK 334 “Phải trả người lao động”

Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 334 – Phải trả người lao động

TK 334 “PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG”

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền

thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã

hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã

ứng trước cho người lao động;

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương,

tiền công của người lao động

- Các khoản tiền lương, tiền công,tiền thưởng có tính chất lương, bảohiểm xã hội và các khoản khác phải trả,phải chi cho người lao động;

Số dư bên Nợ

- Số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về

tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các

khoản khác cho người lao động

Số dư bên Có

Các khoản tiền lương, tiền công, tiềnthưởng có tính chất lương và các khoảnkhác còn phải trả cho người lao động

Trang 28

- Sổ chi tiết 334

- Sổ Cái 334

e) Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1 3: Sơ đồ kế toán phải trả người lao động

1.3 Cơ sở lý luận về phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp

“Phân tích tình hình công nợ tại doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin cần thiết

cho các nhà quản lý trong việc đánh giá được tình hình tài chính, sức mạnh tài chính

và an ninh tài chính hiện tại của doanh nghiệp cũng như nắm được việc chấp hành

và tôn trọng kì thanh toán” (Nguyễn Văn Công, 2010)

1.3.1 Sự cần thiết của phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Trên cơ sở phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, các nhà phântích có thể đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính hiện tại cũng như dự đoánđược tiềm lực thanh toán của doanh nghiệp trong tương lai Cụ thể, với một doanhnghiệp có tình hình tài chính không tốt thì có thể đánh giá được công tác quản lýTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

công nợ của doanh nghiệp đó không hiệu quả, khả năng thanh toán sẽ thấp và có thểdẫn đến tình trạng nợ xấu Ngược lại, doanh nghiệp có hoạt động tài chính tốt, lànhmạnh tương ứng với việc doanh nghiệp đó có khả năng thanh toán dồi dào, chấphành kỷ luật thanh toán và quản lý tốt tình hình công nợ qua đó giúp doanh nghiệptránh được tình trạng nợ kéo dài Chính vì vậy, phân tích tình hình công nợ và khảnăng thanh toán có ý nghĩa quan trọng trong mỗi doanh nghiệp.

Thông qua kết quả phân tích, các nhà quản lý có thể đưa ra những quyết địnhđúng đắn nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, đảm bảo an toàn thanh toán đểthúc đẩy hoạt động kinh doanh ngày một phát triển

1.3.2 Ý nghĩa của việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp

Đối với nhà quản lý: Thông qua xu hướng biến động tăng giảm của các chỉ

tiêu liên quan đến các khoản phải thu, phải trả nhà quản lý có thể tìm ra đượcnguyên nhân của những biến động bất thường để từ đó đưa ra những biện pháp vàchính sách tài chính nhằm cải thiện tình hình thu – chi công nợ, tránh tình trạng vốn

bị chiếm dụng hoặc ứ động

Đối với nhà đầu tư: Làm cơ sở giúp các nhà đầu tư đánh giá tình hình hoạt

động kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp có hay không để họ có sẵnsàng tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp mình hay không

Đối với chủ nợ: Qua phân tích, các chủ nợ có thể biết được mức rủi ro khi

chấp nhận bán chịu hàng hóa hoặc cân nhắc xem khả năng thanh toán các khoản nợcủa doanh nghiệp cao hay thấp để họ có quyết định có nên cho doanh nghiệp mìnhvay vốn nữa hay không

1.3.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Tình hình công nợ và khả năng thanh toán là một trong những nội dung quantrọng mà các nhà quản trị quan tâm Thông qua phân tích các chỉ số tài chính nhàquản trị sẽ nắm được tình hình hình tài chính để từ đó đưa ra những biện pháp cũngTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

như những chính sách để cải thiện cơ chế hoạt động tài chính nâng cao chất lượngthanh toán trong doanh nghiệp Để phân tích tình hình công nợ, nhà phân tíchthường dùng các chỉ tiêu cơ bản sau:

1.3.3.1 Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả (ĐVT: %)

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả = ổ á ả ả

ổ á ả ả ả ∗ 100 (%)

(PGS.TS Nguyễn Văn Công ,2010)

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả phản ánh phần vốn củadoanh nghiệp bị chiếm dụng so với phần vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng, đượctính trên cơ sở so sánh tổng các khoản phải thu và tổng các khoản phải trả tại thờiđiểm báo cáo

Chỉ tiêu này lớn hơn 1 hay trên 100% chứng tỏ tình hình tài chính doanh nghiệp

ổn định, doanh nghiệp có khả năng tự chủ về vấn đề tài chính, ít phải chiếm vốn từcác tổ chức, cá nhân khác, đây được xem là một dấu hiệu tốt và ngược lại Tuynhiên, trên thực tế, chỉ tiêu này cao hay thấp còn phù thuộc vào hình thức sở hữuvốn, đặc điểm SXKD của doanh nghiệp, số vốn doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đềuthể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp thiếu lành mạnh, thiếu hiệu quả trongkinh doanh và giảm uy tín của doanh nghiệp

1.3.3.2 Hệ số vòng quay các khoản phải thu (ĐVT: vòng)

(PGS.TS Nguyễn Văn Công ,2010)

Hệ số vòng quay các khoản phải thu cho biết trong một kỳ phân tích các khoảnphải thu quay được bao nhiêu vòng, nó phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phảithu thành tiền của doanh nghiệp, thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu với các khoảnthu trong doanh nghiệp

Trong đó:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thuCác khoản phải thu bình quân = á ả ả đầ ỳ ố ỳ

(PGS.TS Nguyễn Văn Công ,2010)

Nếu hệ số này càng thấp nghĩa là tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng chậm,

số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều làm doanh nghiệp mất khả năngthanh toán và giảm chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động làm mất hiệuquả trong SXKD Ngược lại, nếu hệ số này càng cao thì tốc độ thu hồi càng nhanh,khả năng chuyển đổi thành tiền cao giúp doanh nghiệp nâng cao nguồn tiền mặt,đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn, tạo nên tính chủ động trong việctài trợ nguồn vốn lưu động, tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

1.3.3.3 Kỳ thu tiền bình quân (ĐVT: ngày)

Kỳ thu tiền bình quân = ố à ỳ ( )

(PGS.TS Nguyễn Văn Công ,2010)

Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày bình quân của một chu kỳ nợ từ khi bánhàng cho đến khi thu tiền Nghĩa là cho biết doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày đểthu hồi các khoản phải thu của mình

Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu tiền càng nhanh và doanh nghiệp ít

bị chiếm dụng vốn, qua đó thấy được chất lượng công tác theo dõi, thu hồi nợ củadoanh nghiệp tốt và ngược lại Bên cạnh đó, chỉ tiêu này còn có ý nghĩa hơn khidoanh nghiệp biết được kì hạn bán chịu Nếu thời gian bán chịu mà doanh nghiệpquy định cho khách hàng lớn hơn thời gian quay vòng các khoản phải thu thì chứng

tỏ chính sách thu hồi nợ của doanh nghiệp đạt hiệu quả và nếu nhỏ hơn thì chứng tỏthời gian thu hồi nợ của doanh nghiệp bị kéo dài

1.3.3.4 Hệ số vòng quay các khoản phải trả (ĐVT: vòng)

Số vòng quay các khoản phải trả= á ố à á ă ả

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

(PGS.TS Nguyễn Văn Công ,2010)

Hệ số vòng quay các khoản phải trả cho biết trong kỳ phân tích các khoản phảitrả quay được bao nhiêu vòng, nghĩa là phản ánh khả năng chiếm dụng vốn củadoanh nghiệp đối với nhà cung cấp

Chỉ tiêu này càng cao hoặc nếu chỉ tiêu này năm nay lớn hơn năm trước thìchứng tỏ doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn và khả năng thanh toán kịp thời hơnnăm trước, xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp tốt góp phần nâng cao uy tín củadoanh nghiệp và nếu chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốnnhiều, khả năng thanh toán tiền hàng chậm dẫn đến xếp hạng tín dụng và uy tín củadoanh nghiệp giảm Tuy nhiên, việc chiếm dụng vốn này có thể giúp doanh nghiệpgiảm được chi phí về vốn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm đối với khách hàng vàthể hiện uy tín đối với nhà cung cấp

1.3.3.5 Thời gian quay vòng các khoản phải trả (ĐVT: ngày)

Thời gian quay vòng các khoản phải trả = ờ ủ ỳ â í ( )

(PGS.TS Nguyễn Văn Công ,2010)

Thời gian quay vòng các khoản phải trả cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chínhsách tín dụng của nhà cung cấp như thế nào Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ khảnăng thanh toán tiền nhanh, doanh nghiệp ít chiếm dụng vốn của đối tác Ngược lại,chỉ tiêu này càng dài chứng tỏ thời gian trả nợ doanh nghiệp kéo dài, số vốn doanhnghiệp chiếm dụng nhiều ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu trên thương trường.1.3.3.6 Hệ số nợ (ĐVT: lần)

Hệ số nợ = ợ ả ả

ổ à ả

(PGS.TS Nguyễn Văn Công ,2010)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

Hệ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đivay, cho biết trong 1 đồng kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp đang sử dụng cóbao nhiêu đồng được hình thành từ các khoản nợ.

Hệ số này quá thấp thì chứng tỏ doanh nghiệp vay ít Điều này có thể hiểu làdoanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính tốt, ít phụ thuộc vào chủ nợ nên thường

sẽ thu hút các nhà đầu tư song cũng có thể hiểu là doanh nghiệp chưa khai thác tốtđòn bẩy tài chính Ngược lại, hệ số này quá cao có thể hiểu là doanh nghiệp cónguồn vốn kinh doanh được huy động chủ yếu bằng hình thức đi vay, doanh nghiệp

có nguy cơ không có khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ nên hiệu quả vàchất lượng kinh doanh của doanh nghiệp thấp

1.3.3.7 Hệ số tự tài trợ (ĐVT: lần)

Hệ số tài trợ = ồ ố ủ ở ữ

ổ à ả

(PGS.TS Nguyễn Văn Công ,2010)

Ngoài chỉ tiêu hệ số nợ thì chỉ tiêu này cũng dùng để đánh giá mức độ tự chủ vềtài chính của doanh nghiệp Nếu hệ số tài trợ càng cao chứng tỏ nguồn vốn tự cócủa doanh nghiệp càng lớn, hạn chế được các sức ép từ các chủ nợ và có nhiều cơhội để tiếp cận tín dụng từ bên ngoài Ngược lại, nếu chỉ tiêu này càng thấp nghĩa làdoanh nghiệp sẽ chịu nhiều sức ép từ các chủ nợ do tình trạng tài chính tiêu cực.1.3.3.8 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (ĐVT: lần)

ợ ắ ạ

(PGS.TS Nguyễn Văn Công ,2010)

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toánngắn hạn cho biết cứ một đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tàisản Nghĩa là cho biết khả năng trong việc dùng các TSNH mà doanh nghiệp hiệnTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

có như: Tiền mặt, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho… để chi trả cho cáckhoản nợ đến hạn của doanh nghiệp hay không.

Nếu >1: Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao với tìnhhình tài chính tích cực đủ khả năng thanh toán các khoản nợ vay cho các chủ nợtrong doanh nghiệp một cách an toàn, rủi ro phá sản thấp

Nếu =1: Trong điều kiện thông thường, hệ số này bằng 1 được xem là hệ sốtối ưu cho doanh nghiệp

Nếu < 1: Doanh nghiệp đang trong tình trạng tài chính tiêu cực nên khảnăng doanh nghiệp hoàn trả các khoản nợ là rất thấp do TSNH đang có không đủ đểchi trả cho các khoản nợ đến hạn, điều này không có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phảiphá sản vì doanh nghiệp còn nhiều cách để huy động vốn Tuy nhiên, nếu kéo dàithì sẽ ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp

Điểm hạn chế của chỉ tiêu này là ở phần TSNH của doanh nghiệp bao gồmnhiều loại tài sản từ tài sản có tính thanh khoản cao như tiền và các khoản tươngđương tiền, các khoản phải trả ngắn hạn… cho đến những tài sản khó chuyển đổithành tiền như: HTK kém phẩm chất, nợ phải thu khó đòi, các khoản thiệt hại chờ

xử lý… cho nên để có thể đánh giá chính xác hơn khả năng thanh toán của doanhnghiệp các nhà phân tích cần so sánh thêm hệ số này với các hệ số cùng nghành.1.3.3.9 Hệ số khả năng thanh toán nhanh (ĐVT: lần)

ợ ắ ạ

(PGS.TS Nguyễn Văn Công ,2010)

Hệ số khả năng thanh toán nhanh thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằngcác TSNH có thể chuyển đổi nhanh thành tiền, tức là cho biết liệu doanh nghiệp có

đủ các TSNH để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán HTK haykhông

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

Nếu 0,5< < 1: lúc này khả năng thanh toán của doanh nghiệp được cho

là khả quan Tuy nhiên, để có thể kết luận hệ số này tốt hay không tốt thì cần phảixét đến chất lượng kinh doanh, độ lớn của doanh nghiệp

Nếu < 0,5: Tình hình tài chính không hiệu quả, lúc này việc thanh toáncác khoản nợ đến hạn rất khó khăn nên để có thể trả nợ thì doanh nghiệp có khảnăng cao phải bán gấp các tài sản, hàng hóa để trả nợ cho nên doanh nghiệp cầnphải xem xét cẩn thận

Qua phân tích cho thấy chỉ tiêu này phản ánh chính xác hơn so với chỉ tiêu hệ

số khả năng thanh toán hiện hành bởi vì việc loại bỏ HTK khi phân tích khả năngthanh toán nhanh trong doanh là do để HTK chuyển thành tiền mặt phải mất nhiềuthời gian hơn so với các TSNH khác Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn hẳn sovới chỉ tiêu thanh toán hiện hành thì điều này có ý nghĩa là TSNH của doanh nghiệp

bị phụ thuộc quá nhiều vào HTK, đây cũng được xem là dấu hiệu không tốt

1.3.3.10 Hệ số khả năng thanh toán tức thời (ĐVT: lần)

Hệ số khả năng thanh toán tức thời = ề à ươ đươ ề

ợ ắ ạ

(PGS.TS Nguyễn Văn Công ,2010)

Hệ số khả năng thanh toán tức thời cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồngtiền và tương đương tiền sẵn sàng thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn Chỉ tiêu nàydùng để đánh giá xem với lượng tiền và các khoản tương đương tiền hiện có thìdoanh nghiệp có đủ khả năng để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của mìnhhay không bởi vì tiền và các khoản tương đương tiền có tính thanh khoản cao nhất

Nếu hệ số này cao thì chứng tỏ lượng tiền và các khoản tương đương tiền cókhả năng thanh toán dồi dào cho những khoản nợ ngắn hạn sắp đén hạn Tuy nhiên,trên thực tế thì ít doanh nghiệp nào giữ vốn bằng tiền quá nhiều chỉ dùng để phòngchi trả cho những khoản nợ cả và nếu kéo dài nó sẽ dẫn tới nguồn vốn bằng tiền bịnhàn rỗi, ứ động dẫn đến doanh nghiệp chưa tối ưu hóa trong việc sử dụng vốn.Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

Nếu hệ số này thấp cho thấy lượng vốn bằng tiền không đủ để chi trả các khoản

nợ ngắn hạn, gây áp lực tài chính cho doanh nghiệp Tuy nhiên, trên thực tế cũng ítdoanh nghiệp có đủ lượng tiền và các khoản tương đương tiền để đáp ứng cáckhoản nợ đến hạn vì vậy điều này cũng không có nghiêm trọng bởi doanh nghiệp cóthể huy động vốn bằng nhiều hình thức khác

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ

VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH

MÁY TÍNH XUÂN VINH 2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Máy Tính Xuân Vinh

2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty

- Tên công ty: Công ty TNHH Máy Tính Xuân Vinh

- Tên quốc tế: XUANVINH COMPUTER COMPANY LIMITED

- Tên viết tắt: XUANVINH COMPUTER CO., LTD

- Địa chỉ: Crown, Shophouse 33, Đường Số 2, The Manor, 62 Tố Hữu, Thànhphố Huế, Thừa Thiên Huế

- Người đại diện theo pháp luật: Lê Thị Mai Dung & Lê Thiên Nhiên

 Buôn bán máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm

 Buôn bán thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Nhận thấy nhu cầu sử dụng máy vi tính, các thiết bị ngoại vi và các linh kiệnTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

điện tử, viễn thông ở tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh lân cận ngày càng cao và thuhút nhiều đối tượng sử dụng Ngày 13/12/2013 Công ty TNHH Máy tính XuânVinh được thành lập và chính thức đi vào hoạt động theo Giấy phép đăng kí kinhdoanh số 0400557356 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp.

Khi mới thành lập do nguồn vốn bị hạn chế nên các mặt hàng kinh doanh củaCông ty chưa được đa dạng Bên cạnh đó, do sự biến động của nền kinh tế cũng nhưlực lượng quản lý và đội ngũ nhân viên còn non trẻ nên Công ty TNHH Máy tínhXuân Vinh chưa có chỗ đứng trên thị trường

Tính đến nay, trải qua 7 năm hoạt động bằng sự nổ lực, phấn đấu Công ty TNHHMáy tính Xuân Vinh đã chính thức hợp tác với các thương hiệu IT lớn như: Dell, Asus,MSI, Intel… đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhiều đối tượng khách hàng, trởthành nơi mua sắm đáng tin cậy với hệ thống máy vi tính và các thiết bị ngoại vi, phầnmềm đa dạng,chế độ bảo hành uy tín, luôn hướng tới chất lượng sản phẩm tới tayngười tiêu dùng là địa chỉ mua sắm uy tín ở Thành phố Huế và các tỉnh lân cận

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

2.1.3.1 Chức năng

Công ty TNHH Máy tính Xuân Vinh là tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt độngkinh doanh các nghành nghề trong phạm vi đã đăng kí theo pháp luật Nhà nước.Với chức năng chính là tư vấn, phân phối và cung cấp các loại máy vi tính, các thiết

bị ngoại vi, linh kiện điện tử, viễn thông cho khách hàng Xuân Vinh cam kết vớigiá cả tốt nhất, cam kết bảo hành uy tín cùng chính sách hỗ trợ sau bán hàng nhằmđem lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn và an tâm khi mua sắm Bên cạnh đó,Công ty cần phải cân bằng giá cả thị trường để đảm bảo chất lượng hàng hóa bán ravới giá cả phù hợp khả năng thanh toán của khách hàng Công ty TNHH Máy tínhXuân Vinh luôn hướng tới chất lượng sản phẩm tới tay người tiêu dùng

Trang 39

- Tổ chức công tác kế toán, quản lý doanh nghiệp, lập BCTC một cách trungthực, chính xác theo quy định pháp luật về kế toán.

- Nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để từ đó đưa ra cácchiến lược nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tốt hơn nữa để đáp ứng yêu cầu củangười tiêu dùng

- Triển khai và phổ biến những thông tin có sức thuyết phục về các mặt hàngcủa Công ty để tìm kiếm đối tác và khách hàng để tiêu thụ

- Phải đảm bảo và chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm hànghóa mà Công ty đã đăng kí

- Sử dụng nguồn vốn đúg mục đích, kinh doanh đúng mục tiêu mà công ty đã

đề ra Thực hiện và nộp đầy đủ các khoản thuế cho Nhà nước

- Không ngừng nghiên cứu, tìm kiếm các nhà cung cấp trên thị trường có khảnăng cung ứng các loại máy vi tính, thiết bị ngoại vi, linh kiện điện tử phù hợp vớigiá cả, mẩu mã và chất lượng sản phẩm để mở rộng thị trường tạo công ăn việclàm cho người lao động

- Quản lý, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động nhằm nângcao tay nghề Đồng thời, phải đảm bảo quyền lợi của người lao động theo quyđịnh của Pháp luật

2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

2.1.4.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Phòng Kếhoạch kinhdoanh

Phó Giám đốc

nhân sựPhòng Kỹ

thuật

Giám đốc

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

2.1.4.2 Chức năng của từng bộ phận

-Giám đốc: Đứng đầu trong Công ty, là người đại diện hợp pháp theo pháp luật

về công tác sản xuất, kinh doanh của Công ty Giám đốc quyết định mục tiêu,phương hướng phát triển của Công ty và cũng là người trực tiếp chỉ đạo, điều hànhcác phòng ban cấp dưới thực hiện công việc

-Phó giám đốc: Là người có quyền hạn chỉ sau giám đốc; hỗ trợ và giúp giám

đốc trong công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công tytheo sự phân công hoặc ủy quyền của giám đốc Đề xuất, tham mưu cho giám đốccác lĩnh vực hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việcđược phân công

- Phòng k ế toán: Quản lý và chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác tài chính, kế

toán trong Công ty; chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, chính sách, thông tư kế toántrong quá trình hạch toán Tổ chức ghi chép, tính toán, hạch toán đầy đủ, kịp thời mọinghiệp vụ phát sinh trong quá trình kinh doanh Đồng thời, cung cấp số liệu, thông tinkinh tế tài chính cho ban giám đốc và cơ quan Nhà nước một cách chính xác và đầy đủ

- Phòng k ỹ thuật: Giám định các sản phẩm của Công ty bao gồm: máy tính, các

thiết bị ngoại vi, linh kiện điện tử, viễn thông trước khi cung ứng cho khách hànggiúp khách hàng an tâm hơn khi mua sắm Đồng thời, phòng kỹ thuật chịu tráchnhiệm sửa chữa, giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm

- Phòng k ế hoạch kinh doanh: Điều hành khâu mua bán sản phẩm, hàng hóa của

Công ty Phân tích biến động cung cầu, giá cả hàng hóa trên thị trường để có kế hoạchxây dựng triển khai kế hoạch kinh doanh; tìm kiếm thị trường tiêu thụ Tham mưu choban giám đốc các phương hướng, chiến lược nhằm định hướng phát triển kinh doanh

- Phòng hành chính – Nhân sự: Được xem là chiếc cầu nối giữa ban lãnh đạo

và các phòng ban Thực hiện quản lý về mặt hành chính, quản trị nhân sự, thi đuakhen thưởng, kỹ luật trong công ty Tổ chức công tác tuyển dụng, đào tạo và quản

lý nhân sự trong công ty; giải quyết các chế độ, chính sách lao động, quản lý khuôndấu cũng như lưu trữ công văn, tài liệu, hồ sơ nhân sự… của toàn Công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 28/08/2023, 21:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w