1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoan thien cong tac tham dinh du an dau tu vay 202809

86 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 147,43 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUANG TRUNG (0)
    • 1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (4)
      • 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (4)
      • 1.1.2. Tổng quan về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của BIDV (8)
        • 1.1.2.1. Tình hình hoạt động (8)
        • 1.1.2.2. Những kết quả đạt được giai đoạn 2005-2009 (10)
    • 1.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (11)
      • 1.2.1. Đặc điểm của các dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn có ảnh hưởng đến nội dung thẩm định tại chi nhánh Quang Trung (11)
      • 1.2.2. Mục đích và căn cứ thẩm định các dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại chi nhánh (12)
        • 1.2.2.1. Mục đích thẩm định (12)
        • 1.2.2.2. Căn cứ thẩm định (13)
      • 1.2.3. Quy trình thẩm định các dự án đầu tư vay vốn nói chung và thẩm định tài chính nói riêng tại chi nhánh (0)
      • 1.2.4. Phương pháp thẩm định các dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại (17)
        • 1.2.5.1. Thẩm định khách hàng (19)
        • 1.2.5.2. Thẩm định dự án đầu tư (21)
        • 1.5.2.3. Phân tích rủi ro (27)
        • 1.5.2.4. Thẩm định bảo đảm tiền vay (28)
    • 1.3. Ví dụ minh họa về nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại BIDV Quang Trung (29)
      • 1.3.1. Thẩm định khách hàng (30)
        • 1.3.1.1. Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng (30)
        • 1.3.1.2. Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng (30)
        • 1.3.1.3. Phân tích tình hình quan hệ của khách hàng với ngân hàng. 31 1.3.2. Thẩm định dự án (32)
        • 1.3.2.1. Thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án (33)
        • 1.3.2.2. Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án (34)
        • 1.3.2.3. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án (39)
        • 1.3.2.4. Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án (44)
        • 1.3.2.5. Thẩm định rủi ro của dự án (48)
        • 1.3.2.6. Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay (49)
    • 1.4. Đánh giá thực trạng thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (51)
      • 1.4.1. Kết quả đạt được (51)
        • 1.4.1.1. Về quy trình thẩm định (52)
        • 1.4.1.2. Về phương pháp thẩm định (52)
        • 1.4.1.3. Về nội dung thẩm định (52)
      • 1.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân (52)
        • 1.4.2.1. Một số hạn chế (52)
        • 1.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên (55)
  • CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH (59)
    • 2.1. Phương hướng hoạt động cho vay trung và dài hạn (59)
      • 2.1.1. Phương hướng hoạt động chung (59)
      • 2.1.2. Phương hướng hoạt động cho vay trung và dài hạn (60)
    • 2.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (61)
      • 2.2.1. Giải pháp về quy trình thẩm định (61)
      • 2.2.2. Giải pháp về nội dung thẩm định (61)
      • 2.2.3. Giải pháp về phương pháp thẩm định (64)
      • 2.2.4. Giải pháp về tổ chức điều hành, con người (65)
      • 2.2.5. Giải pháp về trang bị kỹ thuật (66)
      • 2.2.6. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn thông tin (67)
    • 2.3. Kiến nghị hỗ trợ giúp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư (68)
      • 2.3.1. Kiến nghị với nhà nước (68)
      • 2.3.2. Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam (69)
      • 2.3.3. Đối với ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (70)
  • KẾT LUẬN.....................................................................................................70 (0)
  • PHỤ LỤC........................................................................................................71 (0)

Nội dung

TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUANG TRUNG

Giới thiệu chung về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) - tiền thân của Ngân hàng ĐT&PTVN - được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ Quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước.

Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thànhNgân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401-CT của Chủ tịchHội đồng Bộ trưởng.

Sự phát triển của BIDV cụ thể dễ dàng nhận biết ngay qua số lượng các chi nhánh Là một trong 76 chi nhánh cấp I thuộc khối ngân hàng BIDV được ra đời ngày 01/05/2005 trên cơ sở phòng giao dịch Quang Trung thuộc sở giao dịch 1 Tài sản ban đầu khi mới thành lập là nguồn huy động vốn 1.300 tỷ và nguồn nhân lực

65 cán bộ được điều động từ Hội sở chính và Sở giao dịch BIDV Quang Trung hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 01110000466 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư thành phố Hà Nội cấp ngày 01/04/2005 có trụ sở đặt tại tầng 1,2 toà nhà Prime Building số 53 Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Sự ra đời của BIDV Quang Trung là một bước đi trong chiến lược phát triển đến năm 2010, kế hoạch kinh doanh 2005 – 2007 của BIDV nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng , cơ cấu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, góp phần nâng cao tính cạnh tranh trong hội nhập quốc tế.

Với mục tiêu trở thành ngân hàng hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực, BIDV Quang Trung không nhừng đầu tư về nọi mặt nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, đồng thời phù hợp với định hướng của ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển đặt ra.

*Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển – QuangTrung.

Phó giám đốc 2 Phó giám đốc 1

K tác nghiệp Khối ĐVTT K QL nội bộ

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức

Chức năng nhiệm vụ bộ máy tổ chức quản lý:

Phòng quan hệ khách hàng:

Các phòng quan hệ khách hàng có nhiệm vụ sau:

- Thực hiện công tác marketing, tiếp thị, và phát triển khách hàng

- Các nhiệm vụ khác: quản lý thông tin, phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ, cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phẩm trong phạm vi quản lý có liên quan đến nhiệm vụ của phòng, tham gia ý kiến đối với các sản phẩm chung của chi nhánh theo chức năng nhiệm vụ được giao, thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu giám đốc chi nhánh

Phòng quản lý rủi ro :

- Phòng quản lý rủi ro trực thuộc khối quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu đế xuất các chính sách về công tác tín dụng, quản lý rủi ro cho ban lãnh đạo chi nhánh.

- Quản lý giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng đảm bảo tuân thủ thời hạn vay vốn đối với từng khách hàng

- Giám sát việc phân loại, thực hiện xử lý nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro, tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định.

Phòng quản trị tín dụng:

- Tiếp nhận từ Phòng Quan hệ khách hàng hồ sơ giải ngân/ cấp bảo lãnh và kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ, hợp pháp các điều kiện giải ngân so với hợp đồng tín dụng đã cấp và các quy định về tín dụng của ngân hàng Nhà nước Chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng theo đúng quy định.

- Quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi thu nợ

- Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ, gửi kết quả cho phòng quản lý rủi ro để rà soát trình cấp thẩm quyền có quyết định.

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng, giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng

- Đầu mối lưu giữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ

Phòng giao dịch khách hàng :

- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy đinh của NhàNước và BIDV, phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp Chịu trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, đầy đủ,đúng đắn của chứng từ giao dịch.

1.1.2 Tổng quan về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của BIDV Quang Trung giai đoạn 2005-2009

1.1.2.1.Tình hình hoạt động a) Hoạt động huy động vốn.

Hoạt động chính của BIDV Quang Trung là kinh doanh tiền tệ, nên hoạt động đầu chính cũng là đầu tư tiền tệ, nguồn vốn có được là do vốn huy động.

Sau 05 năm hoạt động cùng với sự chỉ đạo sang suốt kịp thời của Ban lãnh đạo, sự năng động nhậy bén, tận tuỵ với công việc của các cán bộ ngân hàng thuộc chi nhánh, BIDV Quang Trung đã đạt được những kết quả rõ rệt trong công tác huy động vốn Cụ thể như sau:

Bảng 1.1 Huy động vốn của BIDV Quang Trung năm 2005-2009 Đơn vị: tỷ đồng

1.Theo đối tượng khách hàng

( Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh BIDV Quang Trung năm 2005-2009)

Qua bảng huy động vốn ta có nhận xét:

Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung

1.2.1 Đặc điểm của các dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn có ảnh hưởng đến nội dung thẩm định tại chi nhánh Quang Trung

Những dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn thường có các đặc điểm như vốn đầu tư lớn, độ rủi ro cao, thời gian đầu tư kéo dài Vì vậy những dự án này có ảnh hưởng rất lớn đến công tác thẩm định của ngân hàng Cụ thể:

-Thứ nhất, về quy mô vốn đầu tư: Các dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn có nhu cầu về vốn đầu tư lớn, khoản vốn vay bao gồm vốn lưu động, mua vật tư trang thiết bị Khi thẩm định cán bộ ngân hàng chú ý đến việc sử dụng vốn đầu tư có đạt hiệu quả hay không? Và phân loại tưng loại dự án để định lượng vốn vay.

- Thứ hai, về thời gian đầu tư: Thời gian đầu tư dự án này thường kéo dài, ví dụ như các dự án đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện, trung tâm thương mại Trong khi thẩm định, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành phân tích, đánh giá về từng giai đoạn rót vốn sao cho khối lượng vốn đầu tư hợp lý giúp tiến độ thi công được liên tục.

- Thứ ba, về thời gian thu hồi vốn: Đối với những dự án vay vốn trung và dài hạn thì nguồn trả nợ gốc và lãi chủ yếu dựa vào khấu hao và lợi nhuận của dự án, trong khi ngân hàng phải bỏ vốn trong suốt thời gian xây dựng dự án và chỉ tín hành thu hồi vốn đầu tư khi dự án đi vào hoạt động đạt kết quả, dẫn đến thời gian thu hồi vốn chậm

- Thứ tư, về chủ đầu tư: Chủ đầu tư của các dự án này thường chính là những đơn vị đứng ra vay vốn và thực hiện dự án Cán bộ ngân hàng cần có sự thẩm định kỹ lưỡng về tư cách pháp nhân cũng như năng lực của chủ đầu tư như kinh nghiệm, năng lực tài chính đảm bảo chủ đầu tư có khả năng thực hiện dự án.

- Thứ năm, độ rủi ro của dự án: Dự án vay vốn trung và dài hạn có độ rủi ro cao vì những dự án này có thời gian thực hiện dài, trong thời gian đó có nhiều sự thay đổi về môi trường kinh tế như thay đổi về chính sách, thị trường, thiên nhiên khiến cho những dự án bị thua lỗ hoặc không có khả năng thu hồi vốn Vì các ngân hàng đều không thể khắc phục hết được các rủi ro này nên khi thẩm định các cán bộ ngân hàng đưa ra giải pháp để giảm thiểu rui ro đó là việc xem xét tính chính xác trong từng nội dung phân tích thị trường, nắm được những thông tin về chính sách mới của nhà nước, tình hình kinh tế

- Thứ sáu, về xây dựng kiến trúc: Có rất nhiều những dự án vay vốn trung và dài hạn để đầu tư vào các công trình xây dựng, khi thực hiện các công trình phải đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật, kiến trúc, vì vậy loại dự án này do các cán bộ thẩm định có chuyên môn thực hiện kỹ lưỡng theo các tiêu chuẩn quy định của cơ quan có thẩm quyền.

- Thứ bảy, lợi nhuận từ các khoản cho vay: Do tính chất của loại dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn là các dự án cần vốn lớn, nên lợi nhuận thu được là lớn Biểu hiện cụ thể là lãi suất cho vay các dự án trung và dài hạn là cao, để có chi phí bù đắp rủi ro

Dựa trên những đăc điểm cơ bản của các dự án vay vốn trung và dài hạn mà cán bộ thẩm định tiến hành thực hiện công việc, đối với những loại dự án có tính đặc trưng thì việc thẩm định sẽ kỹ lưỡng và cẩn trọng hơn.

1.2.2 Mục đích và căn cứ thẩm định các dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại chi nhánh

Việc thẩm định mỗi dự án trước khi đưa ra quyết định cho vay vốn ở mỗi ngân hàng là rất quan trọng, mục đích của công việc này là giúp ngân hàng đánh giá đúng đắn hiệu quả của dự án, hạn chế được rủi ro ở mức thấp nhất Đối với BIDV Quang Trung cũng vậy, cho vay có chất lượng, hiệu quả là tiêu chí hàng đầu của chi nhánh, việc thẩm định là quan trọng để đạt được mục tiêu đó Mục đích cụ thể đặt ra đối với công tác thẩm định của chi nhánh là:

- Đánh giá tính hợp lý của dự án: Tính hợp lý được biểu hiện một cách tổng hợp(biểu hiện trong tính hiệu quả và tính khả thi) và được biểu hiện ở từng nội dung và cách thức và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án Tính hợp lý là điều kiện cần để dự án có tính khả thi và hiệu quả Dự án hợp lý mới có thể được các cấp có thẩm quyền cấp phép đầu tư Mặt khác, dự án hợp lý cũng là điều kiện để các chủ dự án xin vay vốn từ các định chế tài chính.

- Đánh giá tính khả thi của tính toán của dự án Dự án khả thi mới có thể thực hiện và đem lại hiệu quả Dự án ban đầu mới là đánh giá tính khả thi dự án của chủ đầu tư, thẩm định tính khả thi của dự án để đánh giá lại tính khả thi của dự án trên quan điểm của tổ chức thẩm định để đảm bảo tính khách quan và chính xác.

- Đánh giá tính hiệu quả của dự án: hiệu quả của dự án được xem xét trên hai phương diện, hiệu quả tài chính dự án: Đây là mục đích hết sức quan trọng trong thẩm định dự án Một dự án hợp lý và hiệu quả cần phải có tính khả thi Tất nhiên hợp lý và hiệu quả là hai điều kiện quan trọng để dự án có tính khả thi Nhưng tính khả thi còn phải xem xét với nội dung và phạm vi rộng hơn của dự án (xem xét các kế hoạch tổ chức thực hiện, môi trường pháp lý của dự án ).

Ba mục đích trên đồng thời cũng là những yêu cầu chung đối với mọi dự án đầu tư Một dự án muốn được đầu tư hoặc được tài trợ vốn thì dự án đó phải đảm bảo được các yêu cầu trên Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của việc thẩm định dự án còn tuỳ thuộc vào chủ thể thẩm định dự án

- Các chủ đầu tư trong và ngoài nước thẩm định dự án khả thi để đưa ra quyết định đầu tư.

- Các định chế tài chính (ngân hàng, tổng cục đầu tư và phát triển v.v ) thẩm định dự án khả thi để tài trợ hoặc cho vay vốn.

- Các cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước (Bộ kế hoạch và Đầu tư, bộ và các cơ quan ngang bộ, uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố ) thẩm định dự án khả thi để ra quyết định cho phép đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư.

1.2.2.2 Căn cứ thẩm định a Hồ sơ vay vốn

Ví dụ minh họa về nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại BIDV Quang Trung

Dự án xây dựng nhà máy sản xuất và xuất khẩu ván sàn gỗ

I Giới thiệu chung về dự án

- Tên dự án: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất và xuất khẩu ván sàn gỗ

- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư sản xuất, xuất khẩu ván sàn gỗ Việt Nam. Địa chỉ: Số 64A Ngõ Tô Tiền – Phố Khâm Thiên – Phường Trung Phụng – Quận Đống Đa – Hà Nội

Thành lập tháng 4 năm 2008 dưới hình thức Công ty cổ phần Hiện tại, Công ty đang trong quá trình triển khai xây dựng nhà máy sản xuất và xuất khẩu ván sàn gỗ.

Dự kiến cuối tháng 3/2010, nhà máy sản xuất và xuất khẩu ván sàn gỗ chính thức đi vào hoạt động.

Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Vũ Minh Dũng

- Địa điểm: Khu Công nghiệp Hoàn Sơn – Đại Đồng – Tiên Du – Bắc Ninh.

+ Vị trí địa lý: Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc giáp Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp Hải Dương, Tây và tây Nam giáp Hà Nội và Hưng Yên.

- Tổng mức đầu tư (chưa bao gồm VAT) là: 44.009.000.000 VND, trong đó:

+ Vốn tự có tham gia: 30% Vốn đầu tư tương đương 13.203.000.000 VND. + Vốn vay BIDV dự kiến: 70% Vốn đầu tư tương đương 30.806.000.000 VND

- Đề nghị vay vốn của Khách hàng

+ Tổng trị giá đề nghị vay: 30.000.000.000 VND

+ Mục đích: Đầu tư dự án xây dựng Nhà máy sản xuất và xuất khẩu ván sàn gỗ + Lãi suất: Theo quy định của Ngân hàng

+ Thời hạn vay: 6 năm trong đó:

+ Thời gian ân hạn: 1 năm;

+ Thời gian trả nợ: 5 năm.

II Nội dung thẩm định dự án “ xây dựng nhà máy sản xuất và xuất khẩu ván sàn gỗ” tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Quang Trung.

1.3.1.1 Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2103000394 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp, đăng ký lần đầu ngày 18/04/2008.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế Công ty Cổ phần số

2300329945 đăng ký thay đổi lần 1 ngày 27/05/2009.

- Giấy chứng nhận đăng ký thuế - mã số 2300329945

- Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu chữ ký

- Quyết định bổ nhiệm GĐ, Phó Giám đốc, kế toán trưởng.

- Biên bản bầu thành viên Hội đồng quản trị, giấy giới thiệu thành viên.

Nhận xét của cán bộ thẩm định ngân hàng.

Sau khi kiểm tra, xem xét hồ sơ pháp lý của công ty, cán bộ thẩm định đưa ra kết luận:

- Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự;

- Hồ sơ pháp lý của khách hàng đầy đủ, hợp lệ;

- Khách hàng thuộc đối tượng được cung cấp tín dụng theo quy định của BIDV.

1.3.1.2 Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng

Công ty được thành lập từ tháng 4/2008 với vốn điều lệ đăng ký là 12 tỷ đồng, trong đó các thành viên sáng lập đã góp 9 tỷ đồng còn lại 3 tỷ đồng sẽ được chào bán ra bên ngoài Hiện tại, Công ty đang trong quá trình triển khai xây dựng nhà máy sản xuất và xuất khẩu ván sàn gỗ Dự kiến cuối tháng 3/2010, nhà máy sản xuất và xuất khẩu ván sàn gỗ chính thức đi vào hoạt động Để xây dựng dự án nhà máy sản xuất và xuất khẩu ván sàn gỗ ngoài vốn tự có công ty còn cần vốn hỗ trợ cho vay của ngân hàng Theo đánh giá của ngân hàng, công trình xây dựng được xếp vào nhóm

Tình hình tài chính của công ty:

Bảng 1.4 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị tính:triệu đồng

2 Trả trước cho người bán 120 4.009

3 Thuế GTGT được khấu trừ 72,8 192

II Tài sản cố định 1.476 2.707

Giá trị hao mòn luỹ kế

3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 150 1.373

1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.700 9.000

2 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (13,2) (56,5)

Do việc xây dựng nhà máy đang triển khai nên hoạt động kinh doanh của công ty chưa phát sinh

- Chiếm tỷ trọng lớn trong phần tài sản của Công ty là các khoản trả trước cho người bán và chi phí xây dựng dở dang: đây là các khoản Công ty đặt cọc ứng trước cho nhà thầu thi công và khối lượng hoàn thành.

- Tài sản cố định của Công ty là giá trị quyền sử dụng đất tại khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

- Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty cho thấy hoạt động chủ yếu của Công ty được tài trợ chủ yếu bởi vốn chủ sở hữu của Công ty.

- Vay ngắn hạn: Công ty vay ngắn hạn tạm thời các thành viên lãnh đạo trong Công ty để phục vụ hoạt động của Công ty.

Sau khi tiến hành thẩm định, cán bộ ngân hàng đưa ra nhận xét:

- Tổng tài sản của Công ty có sự tăng trưởng nhanh trong thời gian 6 tháng đầu năm

2009 do Công ty tập trung hoạt động xây dựng nhà máy.

- Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán của Công ty rõ ràng, lành mạnh.

- Nguồn vốn được tài trợ chủ yếu bởi vốn chủ sở hữu.

- Công ty đang trong quá trình đầu tư xây dựng nên chưa phát sinh doanh thu.

1.3.1.3 Phân tích tình hình quan hệ của khách hàng với ngân hàng

Ngày 09/09/2008 Công ty bắt đầu mở tài khoản tiền gửi và sử dụng dịch vụ thanh toán chuyển khoản qua BIDV Quang Trung Doanh số chuyển tiền kể từ thời điểm Công ty bắt đầu giao dịch với Ngân hàng đến nay đạt 10.531 triệu đồng Các khoản thanh toán chuyển khoản qua tài khoản tại BIDV Quang Trung chủ yếu là phần tạm ứng thanh toán các chi phí liên quan đến việc xây dựng dự án nhà máy sản xuất và xuất khẩu ván sàn gỗ cho các đơn vị nhà thầu

Kể từ ngày thành lập đến nay, Công ty chỉ có quan hệ tín dụng với BIDV Quang Trung Cụ thể:

+ Dư nợ bảo lãnh tính đến hiện tại: 3.160.000.000 VND.

+ Mục đích: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho HĐ cung cấp nhà thép Zamin giữa Công ty và Công ty TNHH Nhà thép tiền chế Zamin Việt Nam.

+ Tài sản bảo đảm: Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3 là 01 giấy chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn số BB2031205 do BIDV Quang Trung phát hành của Ông Vũ

Minh Dũng theo HĐCC tài sản của Bên thứ 3 số 09.2958398.01/HĐCC ngày 02/07/2009 trị giá 3.160.000.000 VND.

1.3.2.1 Thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án

- Giấy chứng nhận đầu tư số 21221.000185 ngày 27/11/2008

- Chứng chỉ quy hoạch số 02/2009/CCQH ngày 19/01/2009 do Ban Quản lý các khu Công nghiệp – UBND tỉnh Bắc Ninh cấp cho Công ty (nội dung để xây dựng nhà máy sản xuất và xuất khẩu ván sàn gỗ).

- Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy bổ sung.

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường do Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trưởng Bắc Ninh lâọ ngày 11/02/2009.

- Quyết định số 19/QĐ-TNMT ngày 20/02/2009 của Sở tài nguyên và môi trường thuộc UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình – phục vụ cho giai đoạn thiết kế cơ sở do Trung tâm nghiên cứu địa kỹ thuật lập tháng 2/2009.

- Quyết định 57/QĐ-UBND ngày 07/05/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh v/v thu hồi đất, thu hồi Giấy chứng nhận QSDĐ và cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho Công ty, tại Khu Công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn.

- Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng công trình: “Nhà máy sản xuất và xuất khẩu ván sàn gỗ” số 239/BAL-QHXD do Ban Quản lý các khu công nghiệp thuộc UBND tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 07/05/2009

- Hợp đồng thuê đất số 70/HĐ-TĐ ngày 20/05/2009 giữa UBND Tỉnh Bắc Ninh và Công ty

- Kết quả thẩm tra hồ sơ dự toán xây dựng công trình do Cty CP Tư vấn thiết kế Hồng

Hà Dầu khí thẩm tra - tháng 6/2009.

- Hồ sơ xin phép xây dựng

- Hồ sơ năng lực của Cty CP Đầu tư Tân Minh.

- Quyết định của HĐQT Công ty về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy sản xuất và xuất khẩu ván sàn gỗ.

- Quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán công trình xây dựng nhà máy sản xuất và xuất khẩu ván sàn gỗ.

- Bản dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất và xuất khẩu ván sàn gỗ

- Hồ sơ dự toán chi tiết các hạng mục kèm theo Kết quả thẩm tra hồ sơ dự toán xây dựng công trình.

- Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng do TT nghiên cứu địa chất kỹ thuật trường ĐH

- Thiết kế bản vẽ thi công.

- Báo cáo tiến độ triển khai thực hiện của dự án: các hạng mục đã thực hiện được, chi phí Công ty bỏ ra vào dự án, dự kiến thi công các hạng mục trong thời gian tới

- Biên bản họp của Hội đồng cổ đông về việc phê duyệt tổng mức đầu tư.

- Giấy đề nghị vay vốn.

Nhận xét của cán bộ thẩm định sau khi kiểm tra hồ sơ:

- Hồ sơ pháp lý của dự án đầy đủ hợp lệ được phê duyệt bởi các Cấp có thẩm quyền.

- Khách hàng có đủ điều kiện vay vốn theo quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

1.3.2.2 Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án a) Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án

Hiện nay, bên cạnh các vật liệu xây dựng như gạch đá men, gạch ceramic cao cấp, đá granit… thì ván sàn gỗ tự nhiên và gỗ công nhiệp đang ngày càng tạo sức hút trên thị trường nột thất xây dựng bởi các ưu điểm nổi bật như sau: chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, tiện lợi khi sử dụng…

Đánh giá thực trạng thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung

Trong 5 năm từ 2005 – 2009, công tác thẩm định của BIDV Quang Trung được thực hiện theo đúng quy định chủ trương mà hội sở giao cho Cán bộ thẩm định không ngừng tìm tòi, học hỏi để có năng lực và kiến thức thẩm định những dự án lớn, qui mô phức tạp đòi hỏi chuyên môn cao như: xây dựng dân dụng, xây dựng thủy điện…

1.4.1.1 Về quy trình thẩm định

Công tác thẩm định được tiến hành theo quy trình thẩm định mà chi nhánh đã lập ra, cán bộ thẩm định thực hiện đầy đủ thủ tục, nghiêm túc Đối với những dự án lớn, sau khi cán bộ thẩm định trình lên ban giám đốc sẽ được tái thẩm định lại trước khi đưa ra quyết định cho vay.

Về mặt thời gian, cán bộ thẩm định sau khi nhận được dự án của chủ đầu tư sẽ tiến hành công việc và trả lời chủ đầu tư trong đúng thời gian đã hẹn.

1.4.1.2 Về phương pháp thẩm định

- Phương pháp thẩm định của chi nhánh được sử dụng k, phương pháp thẩm định theo trình tự được áp dụng nhiều trong việc thẩm định các dự án để có cái nhìn tổng quan về dự án, khi đi sâu phân tích dự án thì các phương pháp được sử dụng là so sánh đối chiếu và phân tích độ nhạy

1.4.1.3 Về nội dung thẩm định

- Chi nhánh xây dựng nội dung thẩm định khoa học để khi cán bộ thẩm định tiến hành phân tích dự án đầu tư thuận lợi vì các nội dung có bổ trợ cho nhau trong việc ra quyết định đầu tư Ngân hàng đứng trên quan điểm là người cho vay vì vậy trong nội dung thẩm định thường chú trọng đến phân tích khả năng tài chính của chủ đầu tư: hệ số vốn tự có so với vốn đi vay, khả năng trả nợ cũng như phương diện thẩm định tài chính là các chỉ tiêu NPV, IRR, thời gian hoàn vốn của dự án nếu đưa ra quyết định cho vay Tuy nhiên, cán bộ thẩm định cũng rất chú ý đến các nội dung khác như: chi phí sản xuất, thị trường sản phẩm, thiết bị máy móc

- Đối với mỗi loại dự án lớn, trung bình và nhỏ thì ngân hàng có những yêu cầu thẩm định riêng.

1.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Hoạt động tín dụng nói chung, hoạt động thẩm định dự án đầu tư và hoạt động thẩm định tài chính nói riêng trong những năm gần đây luôn là lĩnh vực được sự quan tâm rất lớn của ngân hàng vì đây là hoạt động luôn mang lại nguồn thu lớn nhất cho ngân hàng Tuy đã có những thành tựu nhất định nhưng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHĐT &PT Quang Trung vẫn còn một số hạn chế cần có giải pháp khắc phục để công tác này ngày càng hoàn thiện hơn. a) Hạn chế về quy trình, nội dung thẩm định:

Nội dung, quy trình thẩm định là những vấn đề quan trọng, cốt lõi của công tác thẩm định dự án Những vấn đề này có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ lẫn nhau Muốn thẩm định các nội dung của dự án có hiệu quả chính xác, đáng tin cậy thì phải áp dụng các phương pháp thẩm định và tuân thủ theo đúng qui trình thẩm định Tuy vậy việc áp dụng điều này tại BIDV Quang Trung vẫn còn chưa được tốt.

- Cán bộ thẩm định mặc dù đã áp dụng tuân thủ văn bản hướng dẫn của ngân hàng nhưng vẫn chưa coi trọng đánh giá phân tích kỹ thuật Đây là nội dung rất quan trọng, nó liên quan đến quá trình vận hành kết quả đầu tư mà cán bộ thẩm định mới chỉ xem xét các yếu tố kỹ thuật dựa trên báo cáo phân tích do khách hàng cung cấp Trong phân tích kỹ thuật cán bộ thẩm định thường chỉ dựa vào những phân tích do bên tư vấn của khách hàng cung cấp, như vậy phần thẩm định kỹ thuật sẽ thiếu khách quan khi mà khách hàng và tư vấn thông đồng với nhau nhằm mục đích vay được vốn Cán bộ thẩm định khi thẩm định kĩ thuật chưa xem xét đến các chỉ tiêu hoặc định mức do Bộ Xây dựng và Bộ Công nghệ đưa ra.

- Khi thẩm định dự án, hầu như các cán bộ phải tiến hành thẩm định độc lập, trong khi để thẩm định một dự án một cách bài bản và khoa học ngoài việc cần kiến thức chuyên sâu còn đòi hỏi phải có thời gian để có thể thu thập đầy đủ thông tin trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. b) Hạn chế về phương pháp thẩm định:

- Phương pháp sử dụng trong thẩm định tài chính còn mang nặng tính truyền thống bao gồm các phương pháp thẩm định trình tự, so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích độ nhạy Trong khi hoạt động đầy tư mang tính lâu dài, đòi hỏi việc dự báo cung cầu, rủi ro…chi tiết là hết sức quan trọng thì phương pháp dự báo, phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp mô hình hồi quy tương quan lại có vai trò hết sức mờ nhạt Do vậy kết quả thẩm định còn mang đậm tính chủ quan của cán bộ thẩm định Trong văn bản hướng dẫn quy trình thẩm định của NHĐT &PT cũng chưa đề cập cụ thể, hay có sự nhất trí và thống nhất về phương pháp thẩm định, mà chỉ dừng lại ở mức tùy nội dung mà cán bộ thẩm định sử dụng những phương pháp khác nhau c) Hạn chế về chất lượng nguồn thông tin phục vụ thẩm định:

- Thông tin được cung cấp ban đầu chủ yếu do chủ đầu tư cung cấp Chính bản thân cán bộ thẩm định cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định lại độ chính xác và cập nhật của các thông tin này Nguồn thông tin này không được các cơ quan độc lập chứng nhận, do đó dễ gây ra tình trạng gian lận từ phía khách hàng để việc vay vốn của mình được thuận lợi hơn, dễ gây ra sai lệch trong quá trình đánh giá hiệu quả tài chính của dự án và nhầm lẫn trong quyết định cho vay của ngân hàng.

Do tính chất chủ quan một phía nên những thông tin này thường không đảm bảo tính chính xác, không phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn hay của dự án

- Để cho nguồn thông tin được chính xác hơn, cán bộ thẩm định cần khai thác thông tin từ nhiều nguồn : internet, số liệu thống kê của cơ quan bộ trung ương Tuy nhiên những nguồn thông tin này vẫn còn tồn tại những hạn chế : thông tin trên internet vẫn chưa có cơ quan nào đứng ra đánh giá, xác nhận chính xác, cho nên nó có độ tin cậy không cao, đối với nguồn số liệu thống kê về thị trường đầu vào và đầu ra của dự án thường là chưa được cập nhật nên tính hữu dụng thấp. d) Hạn chế về trang thiết bị cho hoạt động thẩm định:

Ngày nay, trang thiết bị công nghệ ngày càng cao tác động mạnh tới hoạt động thẩm định tài chính dự án Các phương tiện điện tử, viễn thông, thông tin góp phần không nhỏ vào việc hỗ trợ cán bộ thẩm định trong quá trình thẩm định Tại chi nhánh, không có nhiều công cụ hỗ trợ cho cán bộ thẩm định, khi tiến hành công việc chủ yếu theo phương thức thủ công.

- Phần mềm phục vụ cho công tác thẩm định chủ yếu là phần mềm Microsoft Excel, Ngân hàng chưa khai thác các phần mềm hiện đại trong thẩm định và quản lý dự án. e) Một số hạn chế khác:

Ngoài các hạn chế kể trên, hoạt động thẩm định tài chính dự án còn chịu ảnh hưởng của một số hạn chế khác như:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH

Phương hướng hoạt động cho vay trung và dài hạn

2.1.1 Phương hướng hoạt động chung

Chi nhánh Quang Trung xây dựng kế hoạch kinh doanh dựa trên tiềm năng, thế mạnh truyền thống, vai trò của chi nhánh trong mục tiêu chung của toàn ngành. Trên cơ sở những thành tựu đạt được trong thời gian và đánh giá môi trường hoạt động trong năm 2010, chi nhánh tiếp tục phấn đấu: lợi nhuận bình quân đạt nhóm I của hệ thống Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, đảm bảo thu nhập cho cán bộ người lao động, giữ vững và phát triển quy mô hoạt động và thị phần trên địa bàn cũng như trong hệ thống, xứng tầm với doanh nghiệp hạng 1, tiếp tục tăng trưởng bền vững và tạo đà cho các năm tiếp theo, đảm bảo cơ cấu tài sản Nợ - Có hợp lý, an toàn và hiệu quả trong hoạt động, đạt thành tích hoạt động tốt để góp phần vào công tác cổ phần hoá của BIDV Các mục tiêu cụ thể của chi nhánh:

- Đảm bảo hiệu quả kinh doanh của chi nhánh, tiếp tục đà tăng trưởng lợi nhuận Tăng cường công tác dịch vụ truyền thống, tiến tới nâng cao tỷ trọng của hoạt động dịch vụ trong tổng lợi nhuận của chi nhánh trên cơ sở tiếp cận, triển khai những dịch vụ mới, phù hợp với nhu cầu của khách hàng Tích cực công tác tiếp thị khách hàng, tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng lợi nhuận của chi nhánh.

- Chủ động cơ cấu lại nguồn huy động và sử dụng vốn, đảm bảo cơ cấu tài sản hợp lý… chuyển dịch theo hướng tích cực, tiệm cận với chuẩn quốc tế.

- Hoạt động quản trị điều hành chuyên nghiệp, kiểm soát được hoạt động, đảm bảo thông tin minh bạch, an toàn, hiệu quả, chế độ thông tin báo cáo đảm bảo chất lượng tạo cơ sở các chỉ đạo được thông suốt kịp thời.

- Tỷ lệ tăng trưởng năm 2010 không thấp hơn so với các chỉ tiêu bình quân của cụm động lực phía Bắc.

- Đảm bảo hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận sau thuế bình quân/người đạt nhóm I toàn hệ thống, đảm bảo thu nhập của cán bộ chi nhánh cao hơn năm 2009.

Một số chỉ tiêu kế hoạch chi nhánh phấn đấu thực hiện trong năm 2010:

Huy động vốn cuối kỳ: 7,600 tỷ đồng Huy động vốn bình quân: 7,400 tỷ đồng

Dư nợ tín dụng: 3,800 tỷ đồng

Dư nợ tín dụng bình quân: 3,700 tỷ đồng Chênh lệch thu chi: 112 tỷ đồng

Thu dịch vụ: 27 tỷ đồng

2.1.2 Phương hướng hoạt động cho vay trung và dài hạn

- Chi nhánh duy trì và phát huy các biện pháp huy động vốn hữu hiệu, có khả năng cạnh tranh cao, nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư và các doanh nghiệp, củng cố uy tín cao ở trong và ngoài nước để tranh thủ tiếp nhận được nguồn vốn uỷ thác của Nhà nước và các tổ chức nước ngoài có như vậy ngân hàng mới đầu tư vào những dự án lớn, cho các ngành và các tổ chức kinh tế mũi nhọn của Nhà nước.

- Hoạt động tín dụng bảo đảm tăng trưởng, an toàn, hiệu quả.

- Chi nhánh dành lượng vốn lớn để cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh, các tập đoàn kinh tế của nhà nước, các dự án có tầm cỡ quốc gia và lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Mở rộng tớn dụng đi liền với củng cố và nâng cao hiệu quả, chất lượng tín dụng, đảm bảo khả năng thu hồi vốn giảm tỉ lệ nợ quá hạn.

Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung

2.2.1 Giải pháp về quy trình thẩm định

Quy trình thẩm định có vai trò quan trọng trong công tác thẩm định dự án đầu tư Quy trình thẩm định quy định cán bộ thẩm định cần làm gì từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến ra quyết định cho vay Quy trình thẩm định Ngân hàng đang áp dụng khoa học và hợp lý Một số giải pháp hoàn thiện quy trình thẩm định như sau:

- Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định cần tuân thủ theo đúng quy trình thẩm định do BIDV quy định cho toàn bộ chi nhánh của Ngân hàng Quy trình tuy khá đơn giản nhưng cần thực hiện một cách cẩn thận và chi tiết, không cắt bớt các bước trong quy trình ngay cả đối với dự án nhỏ.

- Quy trình thẩm định cần được thực hiện độc lập giữa các bộ phận để đảm bảo tính khách quan trong công tác đánh giá Đồng thời cũng cần sự phối hợp nhịp nhàng hiệu quả giữa các bộ phận thực hiện công tác thẩm định và phòng thẩm định với các phòng ban liên quan để tạo được hiệu quả cao nhất trong quá trình thẩm định.

- Với những dự án lớn, phức tạp về việc thẩm định ngân hàng cần tổ chức nhóm cán bộ thẩm định để dễ dàng tiến hành công việc hơn.

- Chi nhánh cần thường xuyên tổ chức các buổi rút kinh nghiệm của phòng thẩm định về quy trình thẩm định đã thực hiện trong kỳ, dành thêm ngân sách cho công tác nghiên cứu hoàn thiện quy trình thẩm định.

2.2.2 Giải pháp về nội dung thẩm định:

Nội dung thẩm định sẽ quyết định công tác thẩm định dự án đầu tư có tốt hay không Đánh giá đầy đủ và chính xác các nội dung cần thẩm định cán bộ thẩm định mới có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất về dự án Một số giải pháp hoàn thiện nội dung thẩm định:

- Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện dự án Đối với mỗi dự án thì đây là nội dung không thể thiếu được Tuy nhiên tùy thuộc vào từng dự án cụ thể mà nội dung này có thể đươc trình bày trong báo cáo nghiên cứu khả thi hay không Phân tích tình hình kinh tế xã hội tổng quát bao gồm các nội dung nghiên cứu sau đây: Nghiên cứu về tình hình vĩ mô, môi trường văn hóa – xã hội, môi trường chính trị pháp luật, môi trường tự nhiên và các quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng có liên quan đến dự án Trong các dự án ngân hàng thẩm định ngiên cứu điều kiên kinh tế vĩ mô chỉ được ngiên cứu xem xét ở các dự án lớn Tuy nhiên đối với các dự án vừa và nhỏ cán bộ thẩm định cũng cần ngiên cứu xem xét Đặc biệt cần dành sự quan tâm đúng mức trong thẩm định môi trường pháp lý vì nó có thể ảnh hưởng đến việc có thể thu hồi được vốn hay không. a) Phân tích thị trường

Tất cả các dự án đầu tư được lập đều mang tính chất dự báo trong tương lai Mỗi dự án đầu tư được lập ra đều chưa được hoàn thiện về phân tích khía cạnh thị trường Do vai trò vô cùng quan trọng của phân tích khía cạnh thị trường, công tác lập dự án cần hoàn thiện hơn nữa trong khâu phân tích thị trường về hai nội dung:

- Về nội dung: cần đưa ra chính xác và cụ thể hơn nữa về sản phẩm của dự án. Xác định thị trường tiềm năng của sản phẩm sát với thực tế Tìm hiểu sâu và toàn diện hơn các đối thủ cạnh tranh trong tương lai của sản phẩm và đưa ra những ưu điểm cụ thể của sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm tương tự trong tương lai.

- Về phương pháp: Cần áp dụng thêm nhiều phương pháp trong phân tích thị trường để nhận định và dự báo được chính xác hơn Áp dụng kết hợp các phương pháp một cách linh hoạt trong dự báo cầu của sản phẩm Không ngừng bổ sung và hoàn thiện hơn các phương pháp để công tác phân tích thị trường được chính xác hơn Cập nhật các phần mềm ứng dụng hỗ trợ trong khâu phân tích thị trường. b) Phân tích kỹ thuật.

Phân tích kỹ thuật thường rất khó đối với cán bộ thẩm định trong việc đánh giá nội dung và độ chính xác của các báo cáo Giải pháp tích cực nhất mà các ngân hàng thường áp dụng là thuê các tổ chức tư vấn có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt để đánh giá khía cạnh kỹ thuật của dự án tốt hay không Ngoài ra đối với các dự án đơn giản cán bộ thẩm định có thể dựa vào những dự án tương tự để đánh giá nội dung của khía cạnh kỹ thuật. c) Phân tích nhân sự của dự án.

Trong phân tích nhân sự của dự án, cần nêu rõ hơn các phương án huy động và đào tạo công nhân và kỹ sư khi dự án đi vào hoạt động Ví dụ như ở dự án đầu tư khai thác mỏ đá Bổ sung thêm các chuyên gia tư vấn trong các lĩnh vực trong quá trình lập dự án để dự án có thể là cơ sở vững chắc cho quá trình thực hiện dự án và vận hành khái thác. Áp dụng linh hoạt các phần mềm hỗ trợ như Excel, Project… để quản lý dự án được khoa học và chính xác mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình phân bổ nguồn nhân lực cho dự án Có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng trình độ chuyên môn định kỹ cho các cán bộ thực hiện công tác lập và thực hiện dự án. d) Phân tích khía cạnh tài chính của dự án.

Phân tích tài chính là nội dung hết sức quan trọng trong dự án đầu tư, là cơ sở ra quyết định đầu tư, xin vay vốn, xin tài trợ… và ảnh hưởng đến cả quá trình thực hiện và vận hành khai thác dự án Vì vậy trong công tác phân tích tài chính có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng công trình chính vì vậy đề công tác phân tích tài chính đạt được tính chính xác cao cần bổ sung một số vấn đề như sau: hiện Cần xem xét và thẩm định từng nguồn vốn trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư của các dự án lớn

Tính toán chính xác tỷ suất chiết khấu của dự án Tỷ suất chiết khấu của dự án sẽ quyết định độ chính xác của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án như: NPV, IRR, T…Khi tính toán chỉ suất chiết khấu cần căn cứ vào cơ cấu nguồn vốn và tỷ suất chiết khấu của từng nguồn vốn

Trong các dự án lớn cần tính toán thêm hai chỉ tiêu B/C và RR Hai chỉ tiêu này cũng cho cán bộ thẩm định một cái nhìn toàn diện hơn về hiệu quả của dự án.

Trong phân tích độ an toàn của dự án cần sử dụng nhiều phương pháp hơn nữa để đảm bảo tính chính xác của các chỉ tiêu Hiệu quả dự án khi các yếu tố quan trọng của dự án thay đổi.

Kiến nghị hỗ trợ giúp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư

2.3.1 Kiến nghị với nhà nước

- Nhà nước tạo lập môi trường pháp lý ổn định trong lâu dài Đặc biệt là các qui chế luật pháp liên quan đến đầu tư, sản xuất kinh doanh, tài chính kế toán, xử lý tranh chấp…Các qui chế này cần được hoàn thiện nhanh và hợp lý nhất, đảm bảo cho hoạt đọng kinh doanh của nền kinh tế được diễn ra trong an toàn và lành mạnh. Việc này tạo điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư kinh doanh, kích thích doanh nghiệp vào quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế nước nhà Đồng thời việc tạo lập cơ sở kinh tế ổn định, pháp luật chi tiết cũng giúp cho ngân hàng có cơ sở pháp lý vững chắc xử lý những vấn đề liên quan tới thẩm định dự án cho vay vốn Giúp ngân hàng có thể đảm bảo hoạt động cho vay của mình được an toàn, có như thế mới phát triển được thị trường tiền tệ ở Việt Nam

- Công tác kiểm toán là hoạt động hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường Ở các nước phát triển thì công tác kiểm toán rất được coi trọng Vì vậy Nhà nước cần có những biện pháp nhằm đưa công tác kiểm toán phát huy hết vai trò của mình hơn nữa, tạo ra sự phổ biến sử dụng trong các doanh nghiệp Bên cạnh đó, nhà nước cần có các chế tài nghiêm minh đối với những doanh nghiệp bị chứng minh là đưa ra các số liệu thống kê không đúng sự thật Điều này nhằm buộc các doanh nghiệp phải khai báo thông tin chuẩn xác công khai minh bạch trong hoạt đọng kinh doanh của mình Điều đó sẽ góp phần giúp ngân hàng có những thong tin đáng tin cậy để công tác thẩm định dự án đạt hiệu quả cao.

- Đối với các doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ cần hạn chế sự giúp đỡ để các doanh nghiệp này từng bước tự chủ kinh doanh Nhà nước nên để ngân hàng được quyền công bằng xét 2 loại hình thức doanh nghiệp là quốc doanh và ngoài quốc doanh, dựa theo những tiêu chuẩn thực tế chứ không nên có chính sách phân biệt đối xử với 2 loại hình doanh nghiệp này Chẳng hạn như là có qui trình công bằng hơn về các tiêu chuẩn xếp loại doanh nghiệp về việc sử dụng tài sản thế chấp trong vay vốn.

2.3.2 Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam

- Ngân hàng Nhà nước là cơ quan điều hành trực tiếp các ngân hàng thương mại Vì thế nhất thiết phải có sự hỗ trợ từ ngân hàng nhà nước trong công tác thẩm định, giúp công tác thẩm định của các ngân hàng đạt hiệu quả cao, giảm thiểu những thiệt hại không đáng có cho ngân hàng cũng như nền kinh tế Ngân hàng nhà nước ngoài việc tổ chức những cuộc hội thảo bàn bạc đúc rút kinh nghiệm thẩm định tại các ngân hàng thương mại, cần tiến hành hướng dẫn thực hiện qui trình thẩm định, đồng thời cần phải tổ chức các khóa học thường kì cho cán bộ của các ngân hàng do những chuyên gia về tài chính ngân hàng từ WB, IMF hoặc từ các nước có hệ thống tài chính phát triển để họ nắm bắt được những kinh nghiệm kiến thức mới, giúp họ ứng dụng thành công vào công tác thẩm định của mình Đây là biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng thẩm định tại các ngân hàng.

- Để công tác thu thập thông tin trong hoạt động thẩm định tại các ngân hàng thương mại đạt hiệu quar, ngân hàng nhà nước phải thường xuyên hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp thông tin tín dụng Hiện nay ngân hang nhà nước đang thực hiện công việc này qua sự hoạt động của trung tâm thong tin tín dụng CIC Trung tâm này được đặt tại Vụ tín dụng của ngân hàng nhà nước, có chi nhánh tại các ngân hàng nhà nước các tỉnh thành phố, thu thập thông tin về các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp ( chủ yếu là doanh nghiệp lớn ) Độ chính xác của những thông tin lấy từ trung tâm này là rất cao nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng thương mại Bởi vì đối với các doanh nghiệp nhỏ, tư nhân thì trung tâm còn hạn chế về mặt thông tin Do vậy để tăng cường hiệu quả và vai trò của trung tâm này, ngân hàng nhà nước cần đào tạo cán bộ chuyên trách có khả năng phân tích tốt và được trang bị phương tiện hiện đại cho hội đồng thu thập, xử lý, kưu trữ thông tin, mở rộng qui mô hoạt động nhằm thu thập thông tin rộng hơn không chỉ là từ các doanh nghiệp lớn mà còn từ các đơn vị nhỏ, đơn vị thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tạo thuân lợi cho các ngân hàng truy cập và khai thác thông tin từ mạng của trung tâm, có qui định rõ ràng về việc trao đổi thông tin giữa các đơn vị thành viên, giữa đơn vị khác với trunng tâm.

- Chính phủ cần khuyến khích sự ra đời của các tổ chức chuyên kinh doanh thông tin Các tổ chức này thực hiên nhiệm vụ thu thập xử lý và đánh giá thông tin về các đơn vị hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế, sau đó bán thong tin cho đơn vị cấn sử dụng Do đó chuyên môn hóa hoạt động, do tác động của qui luật cung cầu thị trường những thong tin này có độ tin cậy cao Loại hình này đã xuất hiện ở một số nước và đã chứng minh tính hiệu quả, tiêu biểu là ở Mỹ Đây là hình thức đem lại hiệu quả rất cao cho công tác thẩm định dự án vay vốn tại các ngân hàng. Đồng thời cũng giúp nền kinh tế nước ta ngày càng đa dạng hóa các ngành nghề. Tuy nhiên, hình thức này chỉ đem lại hiệu quả kinh tế khi có sự can thiệp chỉ huy, điều phối của nhà nước Có như thế thì mới không xảy ra hiện tượng cung cấp số liệu thông tin không chính xác, không đáng tin cậy.

2.3.3 Đối với ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tăng cường tổ chức các khoá học ngắn hạn, các lớp tập huấn chuyên để thẩm định dự án đàu tư, tổ chức đi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm công tác thẩm định cho các chi nhánh nhằm tăng nâng cao năng lực thẩm định nói chung và thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng trong toàn hệ thống.

Cần hoàn thiện quy trình tín dụng cũng như quy trình thẩm định dự án đầu tư thống nhất trong toàn hệ thống cho phù hợp với tình hình mới để NHĐT &PT Quang Trung có thể căn cứ vào đó mà thực hiện.

Thường xuyên điều các đoàn kiểm tra giám sát hỗ trợ hoạt động thẩm định tại ngân hàng, cử các cán bộ thẩm định có kinh nghiệm và lâu năm đến tham tán và đóng góp xây dựng ý kiến cho công tác thẩm định tại ngân hàng Mặt khác ngân hàng cũng cần có chính sách khen thưởng đãi ngộ xứng đáng với các cán bộ thẩm định

Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần tích cực tổ chức các hội nghị tổng kết kinh nghiệm thẩm định, các hội thi cán bộ thẩm định giỏi nghiệp vụ toàn ngân hàng nhằm tăng cường sự hiểu biết và phối hợp giữa các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.

Cần tăng cường hoạt động của bộ phận thông tin phòng ngừa rủi ro thuộc NHĐT &PTViệt Nam để có thể cung cấp thông tin thường xuyên cho các chi nhánh của mình.

Nâng cao chất lượng thẩm định dự án nói chung và chất lượng thẩm định tài chính dự án nói riêng là một yêu cầu cấp thiết, khách quan đối với công tác thẩm định dự án của NHTM, nhằm đảm bảo cho các quyết định tài trợ cho các dự án đầu tư của NH thực sự đem lại lợi ích cho cả 2 bên Về phía Ngân hàng là an toàn, sinh lời và bảo toàn được nguồn vốn cho vay, không phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi Về phía khách hàng vay vốn là dự án hoạt động hiệu quả, đem lại lợi nhuận đảm bảo nhu cầu chi trả đúng hạn cho Ngân hàng Muốn làm được điều đó, trong công tác thẩm định của NH phải được thực hiện thật kỹ càng, cẩn thận, chính xác, khoa học theo đúng trình tự và lượng hoá được các rủi ro có thể xảy ra đối với các dự án đầu tư

Trong thời gian thực tập vừa qua với khối lượng kiến thức, lý luận đó được trang bị trong thời gian học tập tại trường em đó tìm hiểu, nghiên cứu tình hình thực tế về công tác thẩm định tài chinh dự án đầu tư trong cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung Bài viết đó hoàn thành với mục đích củng cố, bổ sung kiến thức lý luận, bước đầu làm quen với thực tế và một phần mong muốn được đúng gúp những ý kiến của mình để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng Qua đó hy vọng rằng công tác thẩm định dự án đầu tư sẽ được hoàn chỉnh hơn, cú hiệu quả hơn…Tuy nhiên, với thời gian có hạn, trình độ và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Vì vậy, em kính mong được sự góp ý, bổ sung của thầy cô giáo, các cán bộ trong Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung để em có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

Bảng 1: Khấu hao hàng năm

TT Khoản mục Thời gian khấu hao

Nguyên giá Mức trích KHCB hàng năm (tr đồng)

- Chi phí quản lý dự án 10 541 54.1 54.1 54.1 54.1 54.1 54.1 54.1 54.1 54.1 54.1

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 10 1,433 143.3 143.3 143.3 143.3 143.3 143.3 143.3 143.3 143.3 143.3

- Lãi vay trong thời gian xây dựng 10 625 62.5 62.5 62.5 62.5 62.5 62.5 62.5 62.5 62.5 62.5

,789 Bảng 2 : Kế hoạch trả nợ vay ngân hàng

TT Các chỉ tiêu trả nợ vốn vay Đơn vị Các năm hoạt động của dự án

1 Tổng vốn vay Triệu đồng 24,255

3 Lãi vay phát sinh Triệu đồng 2,228.4 1,591.7 955.0 318.3 - - - -

4 Trả nợ gốc hàng năm Triệu đồng 6,063.6 6,063.6 6,063.6 6,063.6 - - - -

5 Trả lãi hàng năm Triệu đồng 2,228.4 1,591.7 955.0 318.3 - - - -

6 Dư nợ cuối kỳ Triệu đồng 18,190.9 12,127.3 6,063.6 - - - -

Bảng 3: Doanh thu của dự án

TT Khoản mục Đơn vị Các năm hoạt động của dự án

1 Tỷ lệ sản lượng tiêu thụ % 80% 90% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

3 Giá bán sản phẩm trđồng/m3 50.00 50.00 50.00 50.00 50.00 50.00 50.00 50.00 50.00 50.00

T Khoản mục Đơn vị Các năm hoạt động của dự án

3 - Chi phí nguyên vật liệu chính 70.00% doanh thu 63,000 70,875 78,750 78,750 78,750 78,750 78,750 78,750 78,750 78,750

- Chi phí nguyên vật liệu phụ 15.00% doanh thu 13,500.0 15,187.5 16,875.0 16,875.0 16,875.0 16,875.0 16,875.0 16,875.0 16,875.0 16,875.0

4 - Chi phí điện, nước - vệ sinh 0.23% doanh thu 207 233 259 259 259 259 259 259 259 259

5 - Chi phí bảo trì, bảo dưỡng 559.6 559.6 1,591.2 559.6 559.6 1,591.2 559.6 559.6 1,591.2 559.6

6 - Chi phí bảo hiểm tài sản 0.5% CF XD + TB 142.3 142.3 142.3 142.3 142.3 142.3 142.3 142.3 142.3 142.3

7 - Chi phí bán hàng 2.0% Doanh thu 1800.0 2025.0 2250.0 2250.0 2250.0 2250.0 2250.0 2250.0 2250.0 2250.0

9 - Chi phí quản lý 2.0% Doanh thu 1,800.0 2,025.0 2,250.0 2,250.0 2,250.0 2,250.0 2,250.0 2,250.0 2,250.0 2,250.0

12 Chi phí khác 0.00% Doanh thu

Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh

TT Các chỉ tiêu trả nợ vốn vay Đơn vị Các năm hoạt động của dự án

T Các chỉ tiêu trả nợ vốn vay Đơ n vị

Các năm hoạt động của dự án

Chi phí hoạt động (trừ KH +LV) 84,049 94,088 105,158 104,126 104,126 105,158 104,126 104,126 105,158 104,126

4 Chiết khấu dòng tiền ròng

5 Các chỉ tiêu tài chính

Thời gian hoàn vốn toàn DA

Bảng 7: Dòng tiền theo quan điểm CSH

T Các chỉ tiêu trả nợ vốn vay Đơn vị

1 Dòng vào 24,255 90,000 101,250 112,500 112,500 112,500 112,500 112,500 112,500 112,500 112,500 Doanh thu - 90,000 101,250 112,500 112,500 112,500 112,500 112,500 112,500 112,500 112,500 Giá trị thu hồi

Chi phí hoạt động (trừ KH +LV) - 84,049 94,088 105,158 104,126 104,126 105,158 104,126 104,126 105,158 104,126

Trả nợ gốc + lãi vay - 8,292 7,655 7,019 6,382 - - - -

4 Chiết khấu dòng tiền ròng (10,395) (2,128) (407) 18 1,068 4,909 3,924 4,054 3,684 2,944 3,041 Các chỉ tiêu tài chính

Bảng 8 : Cân đối nguồn trả nợ

T Các chỉ tiêu trả nợ vốn vay Đơn vị Các năm hoạt động của dự án

2 Nguồn trả nợ 3,722.2 5,570.5 6,087.1 7,630.2 7,924.7 6,970.5 7,924.7 7,924.7 6,970.5 7,924.7 Lợi nhuận sau thuế 100%LNST 1,336.1 3,184.4 3,701.1 5,244.2 5,538.7 4,584.5 5,538.7 5,538.7 4,584.5 5,538.7

Chiết khấu nguồn trả nợ 3,382.2 4,599.5 4,567.1 5,202.1 4,909.5 3,924.0 4,053.7 3,683.5 2,944.1 3,041.5Lũy kế nguồn trả nợ (24,255) (20,872) (16,273) (11,706) (6,504) (1,594) 2,330 6,384 10,067 13,011 16,053

TT Các chỉ tiêu tài chính PA tĩnh Khả năng tăng/ giảm giá bán sản phẩm

TT Các chỉ tiêu tài chính PA tĩnh Khả năng tăng/ giảm công suất

TT Các chỉ tiêu tài chính PA tĩnh Khả năng tăng/ giảm tổng mức đầu tư

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Báo cáo thường niên BIDV chi nhánh Quang Trung 2005, 2006, 2007, 2008, 2009. Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV chi nhánh Quang Trung năm 2005, 2006, 2007,

Quy chế phòng : KHDN, KHCN, Quản lý tín dụng, Hành chính – nhân sự, Kế toán. Điều lệ của BIDV.

Các số liệu do phòng Quản lý tín dụng, phòng QLRR, phòng Khách hàng doanh nghiệp, phòng Hành chính tổng hợp và phòng Kế toán & DVKH cung cấp.

Website : www.BIDV.com.vn

Giáo trình Kinh tế Đầu tư PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt – TS Từ Quang Phương.

2007 Đại học Kinh tế Quốc dân.

Giáo trình, tài liệu, bài giảng Lập dự án PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt 2008 Đại học Kinh tế Quốc dân.

CHƯƠNG I:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUANG TRUNG 3

1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung 3

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 3

1.1.2 Tổng quan về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của BIDV

1.1.2.2 Những kết quả đạt được giai đoạn 2005-2009: 9

1.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung 10

1.2.1 Đặc điểm của các dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn có ảnh hưởng đến nội dung thẩm định tại chi nhánh Quang Trung 10

1.2.2 Mục đích và căn cứ thẩm định các dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại chi nhánh 11

1.2.3 Quy trình thẩm định các dự án đầu tư vay vốn nói chung và thẩm định tài chính nói riêng tại chi nhánh 14

1.2.4 Phương pháp thẩm định các dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại chi nhánh 16

1.2.5 Nội dung thẩm định các dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại chi nhánh 18

1.2.5.2 Thẩm định dự án đầu tư: 20

1.5.2.4 Thẩm định bảo đảm tiền vay: 27

1.3.Ví dụ minh họa về nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại BIDV Quang Trung 28

1.3.1.1 Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng 29

1.3.1.2 Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng 29

1.3.1.3 Phân tích tình hình quan hệ của khách hàng với ngân hàng 31 1.3.2 Thẩm định dự án: 32

1.3.2.1 Thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án 32

1.3.2.2 Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án 33

1.3.2.3 Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án 38

1.3.2.4 Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án 44

1.3.2.5 Thẩm định rủi ro của dự án: 47

1.3.2.6 Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay: 48

Ngày đăng: 28/08/2023, 06:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức - Hoan thien cong tac tham dinh du an dau tu vay 202809
Sơ đồ 1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức (Trang 6)
Bảng 1.1 Huy động vốn của BIDV Quang Trung năm 2005-2009 - Hoan thien cong tac tham dinh du an dau tu vay 202809
Bảng 1.1 Huy động vốn của BIDV Quang Trung năm 2005-2009 (Trang 8)
Bảng 1.2. Dư nợ cho vay 2005-2009 - Hoan thien cong tac tham dinh du an dau tu vay 202809
Bảng 1.2. Dư nợ cho vay 2005-2009 (Trang 9)
Bảng 1.3 Bảng đánh giá chỉ tiêu hiệu quả đầu tư kinh doanh của BIDV Quang Trung giai đoạn 2006-2009: - Hoan thien cong tac tham dinh du an dau tu vay 202809
Bảng 1.3 Bảng đánh giá chỉ tiêu hiệu quả đầu tư kinh doanh của BIDV Quang Trung giai đoạn 2006-2009: (Trang 10)
Sơ đồ 2: Quy trình  thẩm định dự án xin vay vốn tại chi nhánh Quang Trung - Hoan thien cong tac tham dinh du an dau tu vay 202809
Sơ đồ 2 Quy trình thẩm định dự án xin vay vốn tại chi nhánh Quang Trung (Trang 16)
Bảng 1: Khấu hao hàng năm TT Khoản mục Thời gian khấu - Hoan thien cong tac tham dinh du an dau tu vay 202809
Bảng 1 Khấu hao hàng năm TT Khoản mục Thời gian khấu (Trang 72)
Bảng 3: Doanh thu của dự án - Hoan thien cong tac tham dinh du an dau tu vay 202809
Bảng 3 Doanh thu của dự án (Trang 73)
Bảng 4: Chi phí T - Hoan thien cong tac tham dinh du an dau tu vay 202809
Bảng 4 Chi phí T (Trang 75)
Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh TT Các chỉ tiêu trả nợ vốn - Hoan thien cong tac tham dinh du an dau tu vay 202809
Bảng 5 Kết quả hoạt động kinh doanh TT Các chỉ tiêu trả nợ vốn (Trang 77)
Bảng 7: Dòng tiền theo quan điểm CSH - Hoan thien cong tac tham dinh du an dau tu vay 202809
Bảng 7 Dòng tiền theo quan điểm CSH (Trang 78)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w