1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng huy động vốn của công ty cổ phần du lịch và truyền thông quốc tế vietlinkvn 1

73 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Huy Động Vốn Của Công Ty Cổ Phần Du Lịch Và Truyền Thông Quốc Tế Vietlinkvn
Tác giả Đỗ Thị Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
Trường học trường cao đẳng nghề
Chuyên ngành du lịch và truyền thông
Thể loại chuyên đề thực tập
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 389 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP (6)
    • 1.1. Vốn của doanh nghiệp (6)
      • 1.1.1. Khái niệm về vốn của doanh nghiệp (6)
      • 1.1.2. Vai trò của vốn trong doanh nghiệp (10)
    • 1.2. Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp (12)
      • 1.2.1. Các hình thức huy động vốn chủ sở hữu (13)
      • 1.2.2. Các hình thức huy động vốn chủ sở hữu (13)
      • 1.2.3. Các hình thức huy động vốn nợ (15)
    • 1.3. Hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp (26)
      • 1.3.1. Khái niệm hiệu quả huy động vốn (26)
      • 1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp (26)
      • 1.4.1. Nhân tố chủ quan (29)
      • 1.4.2. Nhân tố khách quan (35)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ VIETLINKVN (41)
    • 2.1. Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Du lịch và Truyền thông Quốc tế Vietlinkvn (41)
      • 2.1.2. Bộ máy tổ chức của công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Quốc tế Vietlinkvn (44)
      • 2.1.3. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Quốc tế Vietlinkvn (46)
      • 2.1.4. Một số chỉ số tài chính của công ty Cổ phần Du lịch và Truyền thông Quốc tế Vietlinkvn (49)
    • 2.2. Thực trạng huy động vốn tại công ty Cổ phần Du lịch và Truyền thông Quốc tế Vietlinkvn (50)
      • 2.2.1. Huy động vốn chủ sở hữu (50)
      • 2.2.2. Huy động vốn nợ (50)
    • 2.3. Đánh giá huy động vốn ở Công ty Cổ phần Du lịch và Truyền thông Quốc tế Vietlinkvn (51)
      • 2.3.1. Kết quả đạt được (52)
      • 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân (54)
  • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ VIETLINKVN (59)
    • 3.1. Định hướng phát triển của công ty Cổ phần Du lịch và Truyền thông Quốc tế Vietlinkvn (59)
      • 3.1.1. Đánh giá các điều kiện đối với hoạt động của công ty trong thời (59)
      • 3.1.2. Chiến lược huy động vốn của công ty Cổ phần Du lịch và Truyền thông Quốc tế Vietlinkvn trong thời gian tới (60)
      • 3.2.1. Các giải pháp tăng nguồn vốn vay (62)
      • 3.2.2. Giải pháp huy động vốn chủ sở hữu (62)
      • 3.2.3. Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả (63)
    • 3.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn tại công ty Cổ phần Du lịch và Truyền thông Quốc tế Vietlinkvn (64)
      • 3.3.1. Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn thông qua tín dụng ngân hàng (64)
      • 3.3.2. Nhà nước đảm bảo các khoản tín dung cho công ty (66)
      • 3.3.3. Nhà nước có các biện pháp nghiên cứu thị trường để tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp (67)
      • 3.3.4. Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể cho thực hiện hình thức tín dụng thuê mua (70)
  • KẾT LUẬN.....................................................................................................68 (71)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................70 (73)

Nội dung

VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

Vốn của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về vốn của doanh nghiệp

Có nhiều định nghĩa khác nhau về vốn Theo Samuelson, vốn là hàng hoá được sản xuất ra để phục vụ cho một quá trình sản xuất mới, là đầu vào cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Trong cuốn "Kinh tế học" của D.Begg, tác giả đã đưa ra hai định nghĩa: vốn hiện vật và vốn tài chính của doanh nghiệp Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hoá đã sản xuất ra để sản xuất các hàng hoá khác; vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá của doanh nghiệp Như vậy, D.Begg đã bổ sung vào định nghĩa vốn của Samuelson.

Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp, việc huy động vốn, quyết định đầu tư là theo định hướng và theo kế hoạch của nhà nước Các doanh nghiệp không được quyền tự chủ huy động vốn và ra các quyết định đầu tư Vốn của các doanh nghiệp chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp hoặc vay ngân hàng với lãi suất rất thấp.

Với chế độ cấp phát vốn và giao nộp sản phẩm, các doanh nghiệp luôn ỷ lại cho trung ương về các nguồn tài trợ, luôn đòi hỏi rót vốn, tăng đầu tư như một điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch, pháp lệnh Các doanh nghiệp tìm cách xin thêm vốn càng nhiều càng tốt, còn hiệu quả sử dụng không được chú ý đến Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp rất lớn trong khi nguồn vốn của Nhà nước có giới hạn Chính vì vậy, có nhiều người có vốn nhàn rỗi, dư thừa lại không có thị trường để lưu thông.

Cơ chế bao cấp đã làm cho vốn không được lưu thông và sử dụng có hiệu quả vì không có nơi giao dịch mua bán trên thị trường đồng thời làm mất đi vai trò và tác dụng khách quan, đặc biệt là một đặc trư ng của vốn

Chuyển sang nền kinh tế thị trường với chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tự bỏ vốn đầu tư Vốn trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu, là điều kiện tiên quyết của mọi quá tình đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Thông qua thị trường, vốn lưu thông rộng rãi và thể hiện đầy đủ bản chất, vai trò của nó Các Mác đã khái quát hoá vốn qua phạm trù “Tư bản”:

Tư bản là giá trị mang lại "giá thị thặng dư" Định nghĩa cô đọng này đã phản ánh được nội dung, các đặc trưng và vai trò, tác dụng của vốn Tuy nhiên do hạn chế của trình độ phát triển kinh tế lúc bấy giờ, Mác quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế.

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học tư bản thì không những khu vực sản xuất vật chất tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế mà còn phải kể đến cả khu vực dịch vụ

Tóm lại, có thể đưa ra một khái niệm khái quát về vốn của doanh nghiệp như sau:

"Vốn của doanh nghiệp là các quĩ tiền, vốn mà các doanh nghiệp dùng vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình Vốn thực chất là một số tiền mà các doanh nghiệp ứng ra trước một chu kỳ sản xuất kinh doanh và nó phải được thu hồi đầy đủ(bảo toàn về giá trị) sau mỗi chu kỳ sản xuất, kinh doanh."

Trước hết vốn được biểu hiện dưới hình thái giá trị của những tài sản, tức là vốn phải đại diện cho một lượng giá trị thực của tài sản nhất định bao gồm: tài sản hữu hình như tư liệu sản xuất, nhà máy, đất đai, nguyên vật liệu Và tài sản vô hình như chất xám, nguồn nhân lực, thông tin Điều này phân biệt rõ vốn khác với tiền Có người ngộ nhận giữa đồng tiền giấy - tiền phát hành ra với “vốn” như thường gọi và cho rằng tiền do nhà nước phát hành ra cũng là vốn Suy nghĩ như vậy là không đúng Vì một lượng tiền được in không phát hành trên cơ sở giá trị thực của hàng hoá để đưa vào đầu tư thì đó chỉ là vốn giả tạo chứ không phải là vốn đầu tư thực chất Chỉ những đồng tiền phát hành trên cơ sở đảm bảo bằng giá trị thực của hàng hoá mới được gọi là vốn.

Có nhiều quan niệm về vốn, khi vốn được biểu hiện bằng tiền, ngư ời ta gọi đó là vốn tài chính Vốn của doanh nghiệp có thể là uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp, trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân viên, các công trình, bằng phát minh khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp, các nhãn hàng có tính chất về thương mại Cần phải lưu ý rằng, vốn của doanh nghiệp không có nghĩa là trùng với tiền của doanh nghiệp Tiền chỉ có thể trở thành vốn khi:

Thứ nhất, là tiền được hình thành nên trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tích luỹ lại.

Thứ hai, là quỹ tiền được các doanh nghiệp dùng để tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu thu lợi nhuận, tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu.

Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng không phải là tiền được vận động với mục đích sinh lời Do đó, các tài sản cố định không sử dụng, hàng hoá vật tư ứ đọng, tiền dự trữ chỉ là "vốn chết".

Trong quá trình vận động vốn có điểm xuất phát và kết thúc T, sau một chu kỳ vận động nó được “lớn lên”.

Sự vận động của vốn (T) thể hiện qua 3 phương thức:

T- H SX H’ - T’ Đây là phương thức vận động vốn của các doanh nghiệp sản xuất.

T -H -T’, là phương thức vận động vốn của các doanh nghiệp thương mại.

T - T’, là phương thức vận động vốn của các tổ chức tài chính trung gian.

Thông qua các phương thức trên, sự vận động của vốn thường phải thay đổi hình thái và nhờ đó đã tạo ra khả năng sinh lời Khả năng sinh lời của vốn vừa là mục đích kinh doanh vừa là phương tiện để vốn vận động tiếp ở chu kỳ sau.

- Vốn phải được tích tụ tập trung đến một lượng nhất định.

Trong đầu tư sản xuất kinh doanh, thường đòi hỏi phải có một lượng vốn nhất định mới có thể tiến hành đầu tư sản xuất kinh doanh một cách bình thường và mang lại hiệu quả đồng thời tăng sức cạnh tranh Do đó vốn bị phân tán, không được huy động, đóng góp, khai thác sẽ không phát huy được tác dụng mạnh mẽ Vì thế nhà đầu tư ngoài việc khai thác tiềm năng vốn của đơn vị, còn tìm cách huy động vốn thông qua hình thức: "hùn" vốn, liên doanh, phát hành cổ phiếu

Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp

Việc huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều yếu tố Về cơ bản như đã xem xét ở trên thì vốn của doanh nghiệp khi xem xét theo tính chất sở hữu thì có thể chia làm

2 và tương ứng như vậy là có 2 nhóm hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp theo tiêu chí này Trên cơ sở các nguồn vốn trên, công ty đã sử dụng các phương thức huy động vốn chủ yếu sau:

1.2.1 Các hình thức huy động vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu ban đầu, như đã nói ở trên được hình thành từ việc đóng góp của các nhà đầu tư Tuy nhiên, khi chạm tới ngưỡng tăng trưởng chín muồi thì vốn chủ sở hữu ban đầu không đủ đáp ứng cho các hoạt động tài chính, để tiếp tục phát triển, doanh nghiệp thường tiến hành các hoạt động đầu tư chiến lược mở rộng đáng kể năng lực sản xuất hoặc bước sang lĩnh vực hoạt động mới và đi cùng với nó là việc huy động thêm vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bao gồm các nguồn sau:

1.2.2 Các hình thức huy động vốn chủ sở hữu

Bất kỳ một doanh nghiệp nào từ khi đuợc pháp luật cho phép hoạt đông đều phải có trong tay một lượng vốn nhất định để đảm bảo cho viêc kinh doanh của mình không bị găp rủi ro Đây là nguồn vốn có độ an toàn cao nhất đối với hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Đồng thời nó cũng là tiêu thức để các chủ nợ thể hiện mức độ tin tưởng và sự đảm bảo an toàn cho các món nợ Nếu nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro trong sản xuất kinh doanh chủ yếu sẽ do các chủ nợ gánh chịu Như vậy, nguồn vốn chủ sở hữu cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn từ nợ vay của công ty. Các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì vốn chủ sở hữu có nguồn gốc khác nhau: Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, vốn đầu tư ban đầu là vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước, nên Nhà nước là người nắm quyền lãnh đạo. Trong doanh nghiệp tư nhân, vốn đầu tư ban đầu là vốn của chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp bắt buộc phải có khi thành lập doanh nghiệp, gọi là vốn pháp định Tùy từng ngành nghề kinh doanh mà Nhà nước quy định một mức vốn riêng Chẳng hạn, theo điều 9 khoản 2 Luật doanh nghiệp Tư nhân (1994) quy định: “ Có đủ vốn đầu tư ban đầu phù hợp với quy mô và ngành nghề kinh doanh Vốn đầu tư ban đầu không được thấp hơn vốn pháp định do Chính phủ quy định ” Đối với Công ty cổ phần, nguồn vốn này được biểu hiện dưới hình thức vốn cổ phần, vốn này do những người sáng lập công ty cổ phần phát hành cổ phiếu để huy động thông qua việc bán những cổ phiếu đó Đối với doanh nghiệp liên doanh: vốn đầu tư ban đầu được biểu hiện dưới hình thức vốn liên doanh, vốn này được hình thành do sự đóng góp giữa các chủ đầu tư hoặc các doanh nghiệp để hình thành một doanh nghiệp mới. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư ban đầu, công ty có thể bổ sung nguồn vốn của mình bằng một số phương thức sau:

- Huy động nội bộ: Theo phương thức này công ty sẽ tăng nguồn vốn của mình bằng cách trích một phần lợi nhuận thu được trong năm vào quỹ đầu tư phát triển Để làm được điều này, trước tiên công ty phải làm ăn có lãi Sau đó, công ty có thể giảm tỷ lệ trích lập các quỹ dự phòng, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi hoặc thay đổi chính sách phân chia lợi nhuận cho các cổ đông Đây là một phương thức huy động vốn quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như đối với công ty cổ phần phát triển thương mại và du lịch quốc tế ngôi sao Tuy nhiên, việc thực hiện có đạt hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào lợi nhuận thu được và hiệu qủa của việc tái đầu tư

- Phát hành thêm cổ phiếu mới (đối với công ty cổ phần): là một phương thức huy động có hiệu quả các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh của công ty cổ phần Cổ phiếu là chứng khoán vốn và người nắm giữ cổ phiếu chính là người sở hữu công ty Tuỳ theo đặc điểm riêng mà các công ty có thể lựa chọn phát hành một trong hai hoặc cả hai loại cổ phiếu cơ bản sau:

+ Cổ phiếu thường( còn gọi là cổ phiếu thông thường): Là loại cổ phiếu thông dụng nhất vì đặc điểm của nó đáp ứng được cả hai phía là người đầu tư và phía công ty phát hành Phần lợi tức mà cổ đông nhận được từ việc sở hữu loại cổ phiếu này phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty trong từng năm Các cổ đông có quyền tham gia vào kiểm soát và điều khiển mọi hoạt động của công ty thông qua việc bỏ phiếu hoặc chỉ định thành viên ban quản trị Tuy nhiên, huy động vốn theo phương thức này phải xét đến nguy cơ bị thôn tính Do đó, phải xét đến tỷ lệ cố phần tối thiểu mà mỗi cổ đông được phép nắm giữ để duy trì tỷ lệ cân đối về sở hữu công ty.

+ Cổ phiếu ưu tiên: là loại cổ phiếu thường chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số cổ phiếu được phát hành Cổ phiếu ưu tiên khác với cổ phiếu thường ở chỗ người chủ cổ phiếu này được hưởng một tỷ lệ cổ tức cố định và được thanh toán lãi trước các cổ đông thường Tuy nhiên, những cổ đông này lại không có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của công ty.

Số lượng cổ phiếu phát hành thêm được xác định không chỉ dựa trên nhu cầu vốn bổ sung của công ty mà còn phụ thuộc vào số cổ phiếu tối đa công ty được phép phát hành và số cổ phiếu đã phát hành trên thị trường. Bên cạnh đó còn phải xem xét các nhân tố khác đặc biệt là “nhiệt độ” trên thị trường chứng khoán.

1.2.3 Các hình thức huy động vốn nợ

- Nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, các ngân hàng:

Trong nền kinh tế thị trường, hầu như không một doanh nghiệp hay một công ty nào có thể hoạt động được mà không vay vốn ngân hàng Việc huy động vốn bằng hình thức này giúp doanh nghiệp, công ty tăng khả năng tài trợ các nhu cầu bổ sung cho việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện linh hoạt trong việc thu hẹp quy mô kinh doanh bằng việc hoàn trả các khoản nợ khi đến hạn và giảm số lượng vốn vay.

Công ty có thể vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác để đáp ứng cho nhu cầu vốn cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, song phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác như phải có phương án kinh doanh khả thi, phải là đơn vị hạch toán độc lập… và các yêu cầu về tài sản thế chấp, cầm cố Trên cơ sở các điều kiện xin vay được thực hiện đầy đủ, ngân hàng sẽ cấp vốn cho doanh nghiệp dưới các hình thức chủ yếu sau:

- Tín dụng hạn mức là một hình thức cho vay được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng, trong đó công ty được phép sử dụng dư nợ trong một giới hạn và thời hạn nhất định trên tài khoản vãng lai Chỉ khi nào doanh nghiệp hay công ty sử dụng mới được coi là tín dụng cấp phát và mới được tính lãi

- Chiết khấu thương phiếu là hình thức tín dụng ngắn hạn, trong đó công ty chuyển nhượng quyền sở hữu thương phiếu chưa đáo hạn cho ngân hàng để nhận một số tiền bằng mệnh giá thương phiếu trừ đi lãi chiết khấu và hoa hồng phí Doanh nghiệp sử dụng hình thức vay vốn này khi có nhu cầu tiền ngay mà không phải đợi đến ngày đáo hạn của thương phiếu Tuy nhiên việc vay được có thuận lợi hay không còn phụ thuộc vào chất lượng của thương phiếu nên phương thức này không phải lúc nào cũng hiệu quả.

- Bao thuê là một dịch vụ do các công ty con của ngân hàng thực hiện, là nghiệp vụ đi mua lại các yêu cầu chi trả của doanh nghiệp để rồi sau đó nhận các khoản chi trả của yêu cầu đó Thông thường các yêu cầu chi trả ở đây là ngắn hạn Các công ty mua nợ sẽ chịu trách nhiệm quản lý,theo dõi, thu hồi và chịu rủi ro về các khoản chi trả của các yêu cầu chi trả đó

Ngoài các hình thức trên, ngân hàng còn cấp vốn cho doanh nghiệp theo các hình thức khác như: tín dụng ứng trước, tín dụng bằng chữ ký Riêng trên lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch, ngân hàng thực hiện tài trợ cho các doanh nghiệp thông qua các hình thức tín dụng như sau:

Hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp

1.3.1.Khái niệm hiệu quả huy động vốn

Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra Khi so sánh giữa kết quả và chi phí thì cần phải so sánh dưới dạng thương số, hoặc kết quả/chi phí hoặc chi phí /kết quả, mỗi cách so sánh đều cung cấp các thông tin có ý nghĩa khác nhau.

Vì vậy, hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp được thể hiện ở khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu cho hoạt động củadoanh nghiệp, khả năng đó được thể hiện thông qua sự đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp Đây chính là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp, ngoài ra được thể hiện ở cơ cấu vốn hợp lý, an toàn và chi phí vốn đảm bảo khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

1.3.2.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp

1.3.2.1 Khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn

Nhu cầu về vốn của doanh nghiệp có thể là nhu cầu ngắn hạn nh ư nhu cầu thanh toán, hay nhu cầu dài hạn như đầu tư, cho vay vào các dự án dài hạn Đây là một chỉ tiêu khó tính toán cụ thể nên được xác định dựa trên cơ sở so sánh nhu cầu vốn và tổng lượng vốn huy động được.

- Nhu cầu về dự trữ, thanh toán

- Nhu cầu cho hoạt động kinh doanh

- Các nhu cầu khác như nhu cầu mua sắm, nâng cấp tài sản cố định

1.3.2.2 Cơ cấu vốn hợp lý

Nói đến cơ cấu vốn tức là đề cập đến tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Do vậy, muốn đánh giá xem hoạt động huy động vốn là hiệu quả và hợp lý không, cần phải xem xét đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp Một trong những mục tiêu quan trọng của việc huy động là nhằm hình thành lên cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp trong từng thời điểm cụ thể Giữa sự hợp lý của cơ cấu vốn và việc huy động vốn còn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau: cơ cấu vốn sẽ góp phần quyết định đến hoạt động huy động vốn và ngược lại hoạt động huy động vốn sẽ hình thành nên cơ cấu vốn. Để xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý, nói cách khác là đảm bảo an toàn nguồn vốn, trước hết doanh nghiệp cần có một chính sách quản lý điều hành đúng đắn, phù hợp, thông qua việc chấp hành đầy đủ các tiêu chí về an toàn vốn như: Hệ số an toàn của vốn tự có, hệ số giữa vốn chủ sở hữu và các vốn dài hạn, hệ số thanh toán

Hệ số giữa vốn chủ sở hữu và vốn dài hạn = VCSH / Vốn dài hạn

Hệ số an toàn của vốn tự có = Vốn tự có / Tổng số vốn huy động

1.3.2.3 Chi phí vốn hợp lý

Chi phí vốn nói chung được hiểu là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn, phân chia theo nợ và vốn chủ sở hữu thì bao gồm có chi phí của nợ và chi phí của vốn chủ sở hữu.

Chi phí của vốn chủ sở hữu coi bằng lợi nhuận kỳ vọng của chủ sở hữu trên khoản đầu tư Có ba cách để xác định mức lợi nhuận kỳ vọng này là phương pháp CAPM, phương pháp luồng tiền chiết khấu và phương pháp lấy lãi suất trái phiếu cộng phần bù rủi ro Chi phí vốn chủ có thể xác định dễ dàng hơn nếu như có một thị trường tài chính phát triển với đầy đủ thông tin và công cụ Còn đối với những nước có thị trường tài chính chưa phát triển như Việt Nam thì chi phí vốn chủ chưa mấy được quan tâm cũng như tìm hiểu cặn kẽ Thông thường, ta dùng chỉ tiêu chi phí huy động vốn bình quân để đánh giá chỉ tiêu này:

CPHĐVBQ = (1 - t) * Chi phí nợ * Tỷ trọng nợ + Chi phí VCSH * Tỷ trọng VCSH

Trong đó: t là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Như vậy, chỉ tiêu chi phí vốn dùng để đánh giá hiệu quả của việc huy động vốn là phải có chi phí thấp và hợp lý Việc xác định nguồn vốn có chi phí thấp và hợp lý hết sức quan trọng đối với hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp, chi phí vốn hợp lý phải đảm bảo hoạt động sử dụng vốn đem lại lợi nhuận đủ để bù đắp chi phí, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.

1.3.2.4 Sự ổn định của các hình thức huy động vốn

Một hình thức huy động vốn được đánh giá là tốt ngoài những yếu tố đáp ứng nhu cầu với chi phí thấp thì cần phải có sự ổn định, tức là không có sự thay đổi đột ngột trong thời gian sử dụng Nếu vốn huy động được thay đổi đột ngột, khó dự đoán sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

1.4 Những nhân tố tác động tới huy động vốn của doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường, khả năng huy động vốn của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố, cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan

1.4.1.1 Chi phí sử dụng vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp

Vốn là nhân tố cần thiết của sản xuất Cũng như bất kỳ một nhân tố nào khác, để sử dụng vốn, doanh nghiệp cần phải bỏ ra một chi phí nhất định Chi phí của mỗi nhân tố cấu thành gọi là chi phí nhân tố cấu thành của loại vốn cụ thể đó.

Chi phí vốn là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp Đây chính là khoản tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để được sử dụng vốn hay chính là tỷ lệ sinh lợi cần thiết mà người chủ sở hữu của khoản tiền đó yêu cầu Các nhà đầu tư chỉ chấp nhận cung cấp vốn cho doanh nghiệp khi họ được trả một khoản lãi xứng đáng và thông thường những người này luôn mong muốn một lãi suất cao Tuy nhiên, nhà doanh nghiệp không thể trả lãi suất quá cao cho nhà đầu tư, họ luôn phải cân nhắc sao cho lợi nhuận thu được từ nguồn vốn huy động đó không làm giảm số lợi nhuận dành cho chủ sở hữu doanh nghiệp Do đó, các doanh nghiệp luôn có xu hướng tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhiên, một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiếm khi chỉ sử dụng một nguồn vốn để tài trợ cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình ngay cả khi đó là nguồn có chi phí thấp hơn các nguồn khác Thông thường, trong một doanh nghiệp có hai loại vốn cơ bản là vốn chủ sở hữu và vốn vay Một doanh nghiệp ít nợ, nhiều vốn tự có sẽ làm cho các bạn hàng tin tưởng bỏ vốn ra cho vay hay góp vốn cùng đầu tư Nhưng nguồn vốn này không nên ở mức quá lớn Chủ doanh nghiệp nên có một phần dự trữ để đề phòng rủi ro hoặc để phát triển khuyếch trương kinh doanh khi có thời cơ Mặt khác, với việc tăng vốn thông qua vay nợ, chủ doanh nghiệp có thể tăng được thu nhập trên vốn chủ sở hữu mà vẵn nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp Song, nếu tỷ lệ nợ quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán Do đó, trong quản trị tài chính, các nhà quản lý phải xây dựng được cơ cấu vốn tối ưu, đảm bảo một tỷ lệ hợp lý giữa vốn chủ sở hữu và nợ vay sao cho lợi ích thu được là cao nhất Đó là cơ cấu hướng tới sự cân bằng giữa rủi ro và lãi suất và nhờ đó tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp

Trên cơ sở cơ cấu tối ưu (cơ cấu mục tiêu) được thiết lập phù hợp với tình hình cụ thể của doanh nghiệp, các nhà quản lý mới tiến hành huy động vốn theo cách giữ cơ cấu vốn thực tế theo cơ cấu vốn tối ưu sao cho lợi nhuận thu được là cao nhất Có bốn nhân tố chủ yếu tác động đến những quyết định về cơ cấu vốn của doanh nghiệp:

- Rủi ro trong kinh doanh được coi là một trong những nhân tố có tác động đến việc lựa chọn nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Rủi ro đề cập đến ở đây là rủi ro cố hữu của tài sản của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không sử dụng nợ Như vậy, đối với những doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực có rủi ro kinh doanh lớn thì việc sử dụng nợ nhiều không phải là một giải pháp huy động tối ưu

- Nhân tố thứ hai là vấn đề thuế thu nhập doanh nghiệp Trong trường hợp thuế suất thuế thu nhập của doanh nghiệp cao thì việc sử dụng nợ nhiều hơn sẽ có lợi vì khi sử dụng nợ, phần lãi vay phải trả được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và nhờ đó hạ thấp được chi phí thực tế của nợ.

{Chi phí nợ sau thuế = Chi phí nợ trước thuế*(1- thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp)}.

- Khả năng huy động vốn của doanh nghiệp trong điều kiện thị trường thay đổi hay khả năng linh hoạt tài chính của doanh nghiệp cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có khả năng đảm bảo một nguồn vốn ổn định để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong thời gian dài, sẽ dễ dàng hơn trong việc kêu gọi nguồn tài trợ từ các nhà đầu tư Thật vậy, khi đánh giá đặc điểm này chúng ta có thể thấy rõ ràng là những nhà cung cấp vốn muốn tăng cường tài trợ cho những doanh nghiệp có thể tự chủ về tài chính hơn là những doanh nghiệp thụ động, và do đó ảnh hưởng tới cơ cấu vốn của doanh nghiệp

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ VIETLINKVN

Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Du lịch và Truyền thông Quốc tế Vietlinkvn

2.1.1 Quá trình hình thành công ty Cổ phần Du lịch và Truyền thông Quốc tế Vietlinkvn

Ngày nay ngành công nghiệp du lich đã và đang được xem là “con gà đẻ trứng vàng” và là ngành “công nghiệp k ông khói” Đây là sự khẳng định chung của các nhà kinh tế toàn cầu đối với sự đóng góp đáng kể của ngành kinh doanh Du lịch trong quá trình phát triển kinh tế Tại nhiều quốc gia, du lịch l à một trong những ngành kinh tế hàng đầu như Singapo, HàLan, Thái Lan… du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nứớc trên thế giới , trong đó có Việt Nam Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của việt nam đến năm 2020 ngành du lịch đinh hướng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và nó đang thực sự khẳng định mình Trong 10 năm qua, thu nhập xã hội từ du lịch đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm trên 20%, tỷ lệ đóng góp GDP tăng từ1,76% năm 1994 lên 6,5% năm 2008 Du lịch là một trong 5 ngành có thu nhập ngoại tệ lớn nhất đất nước với 4,05 tỷ USD năm 2009, chiếm trên55% cơ cấu xuất khẩu dịch vụ Bằng chứng là năm 2011 đã khép lại với một năm “bội thu”: khách quốc tế ước đạt 6.2 triệu lượt tăng 22% so với năm 2010.khách nội địa ước đạt được 19.2 triệu lượt khách, tăng 9.7% so với năm 2010 Thu nhập từ xã hội về du lịch ước đạt 56 nghìn tỷ đồng, tăng

9.8% so với năm 2006 Mặt khác du lịch đã trở thành giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động cả gián tiếp và trực tiếp, tính đến nay, các hoạt động du lịch đã thu hút trên 1 triệu lao động trực tiếp ián tiếp, ở đâu phát triển du lịch, ở đó đời sống của cộng đồng dân cư được cải thiện, trình độ dân trí được nâng cao, góp phần quan trọng vào xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống cho nhân dân Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để Vietlinkvn ra đời và đi vào hoạt động.

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp Điều lệ này được soạn thảo và thông qua bởi các cổ đông sáng lập ngày 3 tháng 10 năm 2011, quyết định thành lập công ty với nội dung: Tên Công ty: Công ty cổ phần du lịch và truyền thông quốc tế Vietlinkvn.

Tên Công ty giao dịch quốc tế: VIETLINKVN INTERNATIONAL TRAVEL AND MEDIA JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt: VIETLINKVN , JSC

Tên website: www.vietlinkvn.vn ; www.eventvietnam.vn

Trụ sở: Tầng 3, số 101 Giang Văn Minh – Ba Đình – Hà Nội. Điện thoại:(04) 37228286/ 37228296

Số TK giao dịch: 0011004032576 tại ngân hàng Vietcombank

Số giấy phép kinh doanh: 0105582235

Vốn điều lệ của công ty: 2.900.000.000 đồng

Tổng số cổ phần: 290.000 cổ phần

- Cổ phần phổ thông: 290.000 cổ phần

- Cổ phần đăng ký mua: 290.000 cổ phần phổ thông

- Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng/cổ phần

Cổ đông sáng lập công ty:

Họ và tên : Đồng Văn Lĩnh Giới tính : Nam

Dân tộc : Kinh Quốc tịch : Việt Nam

CMND số : 141934948 do Công an Hải Dương cấp ngày 17/9/2010

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú : Đội 4, xã Kim Đính , huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương

Chỗ ở hiện tại: Nhà 55/217, phố Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Họ và tên : Vũ Văn Thành Giới tính : Nam

Dân tộc : Kinh Quốc tịch : Việt Nam

CMND số : 151298998 do Công an Thái Bình cấp ngày 30/11/2010

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú : Thôn Hưng Đạo, xã Đông Quang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

Chỗ ở hiện tại: Số 2 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội

Họ và tên : Nguyễn Công Khẩn Giới tính : Nam

Dân tộc : Kinh Quốc tịch : Việt Nam

CMND số : 112278199 do Công an Hà Tây cấp ngày 19/10/2005

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú : thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện

Chỗ ở hiện tại: thôn Lai Tảo , xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức, Hà Nội

2.1.2 Bộ máy tổ chức của công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Quốc tế Vietlinkvn

Chủ tịch HĐQTrị: là người chỉ huy tối cao, là người có quyền quyết định chủ trương,biện pháp trong lĩnh vực kinh doanh, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, tổ chức thực hiện các quyết định củaHội đồng quản trị, kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, có quyền bổ nhiễm, miễm nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong Công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc.

Là người thay mặt Ban giám đốc điều hành các hoạt động của công ty, đưa công ty đi theo đường lối và đạt được mục đích, mục tiêu do Hội Đồng Quản Trị đã đề ra. Điều hành.

Là người đặt, sắp xếp các dịch vụ theo yêu cầu các bộ phận khác Là người lên kế hoạch tour để giao cho hướng dẫn viên thực hiện Điều hành luôn cập nhật thông tin giá các loại dịch vụ: Phòng khách sạn, nhà hàng, vé, xe….từ các đối tác, phối hợp với các bộ phận khác để cập nhật các thông tin, điều hành chuẩn xác.

Cán bộ kinh doanh outbound – inbound.

Tại Công ty cổ Truyền thông và du lịch quốc tế Vietlinkvn, công tác Marketing rất được chú trọng, bởi theo ông chủ tịch Hội đồng quản trị thì

“Mareting là hoạt động quyết định đến thành công trong kinh doanh, Marketing là bộ phận bắt nguồn cho mọi sáng tạo trọng công việc”.

Chính vì vậy, Phòng Marketng của Công ty được giao đầy đủ các nhiệm vụ chức năng của hoạt động Marketing.

-Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để giới thiệu dịch vụ mà Công ty mình đang kinh doanh.

- Thực hiện triển khai các hoạt động kinh doanh.

- Phát triển và đánh giá thị trường.

- Ngiên cứu và dự báo xu hướng biến động của thi trường.

- Xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển kinh doanh.

Thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc về tài chính và được đặt dưới sự chỉ đạo của Giám đốc để thực hiện các chế độ chính sách về quản lý tài chính, đảm nhiệm trọng trách về hạch toán kế toán, đảm bảo về vốn cho hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác Xây dựng các kế hoạch tài chính, kiểm tra giám sát mọi hoạt động kinh doanh trong tương lai

Phối hợp với ban giám đốc, điều hành, kinh doanh, và kế toán để thực hiện các chiến lược marketing, làm tăng lượng khách mua tour du lịch, sự kiện.

2.1.3 Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Quốc tế Vietlinkvn

Nghành nghề, kinh doanh của công ty:

TT Mã ngành Ngành nghề

1 4100 Xây dựng nhà các loại

2 4330 Hoàn thiện công trình xây dựng

3 5510 Dịch vụ lưu trú ngắn ngày

4 5610 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động

Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới )

6 8230 Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại

8 7320 Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận

9 7410 Hoạt động thiết kế chuyên dụng : Hoạt động trang trí nội thất

10 7721 Cho thuê thiết bị thể thao, vui chơi giải trí

12 7912 Điều hành tua du lịch

13 7920 Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch

14 8211 Dịch vụ hành chính văn phòng tổng hợp

15 4649 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình: Bán buôn giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội thất tương tự

16 2630 Sản xuất thiết bị truyền thông

Dịch vụ tư vấn bất động sản

Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, Kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô

19 Xuất nhập khẩu hàng hoá công ty kinh doanh

Sản phẩm chính của công ty là các loại dịch vụ,phòng nghỉ, tổ chức hội nghị, Sự kiện truyền thông luôn đảm bảo cho khách hàng sự tin tưởng và hài lòng.

Bên cạnh đó công ty còn đang mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình sang các nghành như: dịch vụ tư vấn bất động sản, đại lý nội thất và thiết kế xây dựng, nhưng vì mới bước vào giai đoạn đầu của quá trình hoạt động nên doanh nghiệp mới chỉ tập chung chính vào 2 mảng chính đó là Du lịch và Sự kiện.

Sơ đồ quy trình sản phẩm của công ty:

Bán tour, ký kết hợp đồng

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Truyền thông và du lịch, Công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Quốc tế Vietlinkvn cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh như:

- Vì thời gian hoạt đi vào hoạt động kinh doanh còn mới nên còn gặp khó khăn về mối quan hệ cũng như các đối tác

- Việc kinh doanh kinh doanh du lịch quốc tế giữa hai quốc gia khác nhau với luật pháp kinh doanh, chính sách, cơ chế vận hành và đặc biệt là đồng tiền sử dụng khác nhau Trong khi giao dịch, hai bên sẽ áp dụng những điều luật trong thương mại quốc tế làm nền tảng giao dịch nhưng vẫn phải tuân thủ theo pháp luật của nước mình.

-Điều kiện khách quan, phương tiện phục vụ khách hàng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình kinh doanh, làm kéo dài thời gian tồn tại của hợp đồng du lịch cũng như các hợp đồng về chuyển phát nhanh.

Do những đặc điểm cơ bản nói trên, hoạt động kinh doanh của nhiều công ty nói chung cũng như công ty Cổ phần Truyền thông và du lich Quốc tế Vietlinkvn nói riêng đang gặp không ít những khó khăn và thử thách Để đạt được kết quả cao trong kinh doanh, giành được ưu thế cạnh tranh trên thị trường cả trong và ngoài nước đòi hỏi phải có sự năng động trong quản lý, sự đầu tư đúng mức vào nhân tố con người và hệ thống cung ứng cung ứng các dịch vụ phải hoàn hảo Tất cả những điều này gắn với một vấn đề hết sức quan trọng: đó là việc kết hợp một cách nhịp nhàng uyển chuyển các giải pháp hỗ trợ về mặt tài chính hay nói một cách khác là khả năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty trong

Bán Sự Kiện, ký kết hợp đồng

Thanh quyết toán Sự Kiện

Chăm sóc khách hàng mọi tình huống phức tạp của thị trường Do đó, huy động vốn là vấn đề hết sức quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Công ty, công ty có lớn mạnh và phát triển tốt hay không là nhờ rất nhiều vào việc huy động vốn cảu công ty,để làm được điều này công ty cần rất nhiều thời gian để khẳng định mình trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay

2.1.4.Một số chỉ số tài chính của công ty Cổ phần Du lịch và Truyền thông Quốc tế Vietlinkvn

Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản

1 Khả năng thanh toán hiện hành (lần) 2.85

2 Khẳ năng thanh toán nhanh (lần) 2.00

3 Tỷ suất LNST/doanh thu 1.25

4 Tỷ suất LNST/tổng tài sản 1.28

5 Tỷ suất LSNT/vốn chủ sở hữu (ROE) 1.68

- Khả năng thanh toán hiện hành: hệ số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty là được đảm bảo.

- Khả năng thanh toán nhanh: hệ số này nó đảm bảo khả năng thanh toán nhanh của công ty là rất tốt

Thực trạng huy động vốn tại công ty Cổ phần Du lịch và Truyền thông Quốc tế Vietlinkvn

2.2.1 Huy động vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là thành phần không thể thiếu trong toàn bộ nguồn vốn của một công ty Đối với công ty Cổ phần Du lịch và Truyền thông Quốc tế Vietlinkvn, là một doanh nghiệp mới được thành lập và đi vào hoạt động trong giai đoạn tình hình tài chính trong nước nhiều biến động nên nguồn vốn chủ sở hữu đóng vai trò chính trong nguồn tài chính của doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể hoạt động tốt, bên cạnh đó là hiệu quả kinh doanh của công ty, vì mới đi vào hoạt động nên trong thời kỳ đầu là thời điểm hoàn vốn và gần như lợi nhuận của doanh nghiệp được đưa vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hay nói cách khác lợi nhuận có được đã bổ sung và làm tăng nguồn voonschur sở hữu của doanh nghiệp Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngày một tăng lên là do công ty đã huy động được nhiều nguồn vốn từ các cá nhân có nhu cầu góp vốn vào công ty để phục vụ cho việc kinh doanh du lịch cũng nhu nhiều lĩnh vực khác của công ty.

2.2.2.1 Vay vốn từ các ngân hàng thương mại

Vì là doanh nghiệp mới đi vào hoạt động nên công ty Cổ phần Du lịch và Truyền thông Quốc tế Vietlinkvn chưa sử dụng kênhhuy động vốn hữu hiệu này, đây là kênh huy động vốn hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả của công ty khi vốn chủ sở hữu của công ty không đủ để chi trả cho hoạt động kinh doanh của mình, là một doanh ngiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch thì hình thức huy động này sẽ giúp công ty mở rộng và phát triển các lĩnh vực kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, để tiếp cận được với nguồn vốn này cũng không dễ dàng trong tình hình tài chính hiện nay của nước ta, đặc biệt là với công ty Cổ phần Du lịch và Truyền thông Quốc tế Vietlinkvn thì các điều kiện để được vay vốn từ nguồn này là một vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp cần phải xem xét và đưa ra hướng tốt cho giải pháp này

2.2.2.2 Sử dụng tín dụng thương mại

Hình thức tín dụng thương mại, bao gồm các khoản phải trả cho đối tác và người mua ứng trước, các khoản phải thu khách hàng và nhà cung cấp ứng trước, thể hiện khả năng chiếm dụng vốn hay bị chiếm dụng vốn của một doanh nghiệp.

Cũng giống như các doanh nghiệp khác trên thị trường, trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty Cổ phần Du lịch và Truyền thông Quốc tế Vietlinkvn đã khai thác nguồn vốn tín dụng thương mại một cách có hiệu quả thông qua quan hệ mua bán chịu dịch vụ Và do nhận thức được tính tiện lợi và linh hoạt cũng như khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh lâu bền với các bạn hàng của hình thức tín dụng này, Công ty đã tận dụng một cách triệt để và ngày càng nâng cao tỷ trọng của nguồn này trong tổng nguồn tài trợ Đây cũng là một dấu hiệu tích cực đối với công ty, nó thể hiện sự tín nhiệm của khách hàng cũng như đối tác của công ty.

Đánh giá huy động vốn ở Công ty Cổ phần Du lịch và Truyền thông Quốc tế Vietlinkvn

2.3.1 Kết quả đạt được Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh:

Một doanh nghiệp muốn tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì vấn đề đầu tiên cần giải quyết là phải đảm bảo được nhu cầu vốn cho hoạt động của mình Để làm được điều đó, trước hết Công ty cần xác định được lượng vốn mình cần là bao nhiêu Trên cơ sở đó mới tiến hành các biện pháp tìm nguồn tài trợ đủ cho nhu cầu đó

Một trong những tiêu thức thường được sử dụng để phản ánh nhu cầu vốn của doanh nghiệp là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Chỉ tiêu này cho biết lượng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động Nếu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp dương, tức là hàng tồn kho và các khoản phải thu nhiều hơn nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp huy động được từ bên ngoài, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng nguồn vốn của bản thân để tài trợ cho phần chênh lệch Trong trường hợp ngược lại, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên âm chứng tỏ nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài thừa để tài trợ cho nhu cầu ngắn hạn của doanh nghiệp. Đối với Công ty Cổ phần Du lịch và Truyền thông Quốc tế Vietlinkvn, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cũng rất cao, do công ty đang mở rộng thêm địa bàn hoạt động trong nước như ở các thành phố lớn, do đó việc công ty cần có vốn lưu động thường xuyên là rất cần thiết, vì vậy công ty rất quan tâm đến việc mình có đủ vốn để tiến hành kinh doanh cho có hiệu quả.

Trong một doanh nghiệp, nguồn vốn được huy động để hình thành nên các tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ và sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh, bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động Trong đó, thông thường, nguồn ngắn hạn được sử dụng để tài trợ cho tài sản lưu động còn nguồn dài hạn tài trợ cho tài sản cố định Do đó, bên cạnh chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, Công ty còn phải xác định lượng vốn lưu động thường xuyên mà mình có để xem nguồn vốn dài hạn có đủ để đầu tư cho tài sản cố định hay không Nếu không, tức là vốn lưu động thường xuyên âm, thì doanh nghiệp phải sử dụng một phần vốn ngắn hạn để đầu tư cho tài sản cố định; ngược lại, nghĩa là khi vốn lưu động thường xuyên dương thì nguồn vốn dài hạn thừa để đầu tư vào tài sản cố định và chuyển một phần sang đầu tư vào tài sản lưu động.

Huy động được những nguồn vốn có chi phí thấp và linh hoạt:

Bên cạnh việc đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, kế hoạch tài trợ của Công ty còn tìm được những nguồn có chi phí thấp, có khả năng thay đổi quy mô một cách linh hoạt tuỳ theo những phức điều kiện phức tạp của thị trường

Nhìn chung, việc sử dụng các nguồn vốn có chi phí thấp đã phần nào giúp các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất kinh doanh, giảm giá vốn hàng bán và nhờ đó tăng được sức cạnh tranh trên thị trường Bằng chứng là công ty đã được các du khách lựa chọn là tin tưởng trả tiền trước khi sử dụng dịch vụ của công ty.

Bên cạnh đó, việc dùng các nguồn vốn này còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp linh động hơn trong việc mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh bằng cách đơn giản là giảm vay vốn ngân hàng hoặc chỉ nhận tiền ứng trước để cung cấp hàng hoá cho những bạn hàng truyền thống Hoạt động kinh doanh của Công ty cũng an toàn hơn do không phải đối mặt với nguy cơ khách hàng không thanh toán tiền hàng đã mua Vốn luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung trong qqua trình hội nhập và phát triển Do khoa học công nghệ trên thế giới biến đổi từng giờ, từng phút cho nên các doanh nghiệp cũng phải tự đổi mới mình để phát triển cho phù hợp với quy luật của sự phát triển đó.Khonng nằm ngoài quy luật của sự biến đổi đó, các công ty cũng cũng có nhu cầu lớn về vốn trong quá trình tồn tại và phát triển mình Thực tế đã chứng minh rằng, với số vốn tự có của mình, công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc kinh doanh của mình.

Công ty đạt được những kết quả này là do một số nguyên nhân sau: Trong thời gian qua, thị trường có nhiều biến động phức tạp, không chỉ cuộc khủng hoảng tài chính ở châu âu mà đó là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của những công ty nói riêng và các công ty trong nước nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty Cổ phần Truyền thông và Dul lịch Quốc tế Vietlinkvn Song do Nhà nước đã có những chính sách và giải pháp kịp thời nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng đã có tác động tích cực đến hoạt động du lịch Cùng với đó là sự gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho công ty mở rộng hợp tác cũng như thị trường sang các nước trong khu vực, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, có thêm những đối tác và du khách nước ngoài hợp tác kinh doanh.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Hiện nay nguồn vốn chủ yếu của công ty là vốn chủ sở hữu và cổ phần Một cơ cấu vốn như vậy có ưu điểm là chi phí sử dụng tương đối thấp, trên cơ sở đó tiết kiệm được chi phí kinh doanh, góp phần nâng cao lợi nhuận của Công ty.Tuy nhiên, ngoài những nguồn này, Công ty có thể sử dụng thêm những hình thức huy động khác Sử dụng các hình thức tín dụng thuê mua, liên doanh liên kết để làm dồi dào hơn nguồn vốn của mình Việc sử dụng cơ cấu vốn như hiện nay tuy tiết kiệm được chi phí kinh doanh song lại đẩy Công ty vào tình trạng bị động, phụ thuộc nhiều vào các đối tác kinh doanh Trong trường hợp họ làm ăn tốt, tin tưởng hợp tác với Công ty thì không có vấn đề gì xảy ra và Công ty vẫn đủ vốn để hoạt động

Do đó, việc đa dạng hoá các hình thức huy động là một trong những giải pháp tối ưu đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty trong mọi tình huống phức tạp của thị trường, giúp Công ty chủ động hơn và không bỏ lỡ các cơ hội đầu tư.

Ngoài ra, Công ty có thể tìm kiếm nguồn vốn vay nước ngoài khi cần những nguồn tài trợ cho những thương vụ cực lớn mà hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp khác sử dụng như vốn ODA – nguồn vốn tài trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn.

- Do mất cân đối vềcơ cấu vốn:

Khi xây dựng các kế hoạch tài trợ cho hoạt động kinh doanh, mỗi một doanh nghiệp đều muốn đạt được một cơ cấu vốn tối ưu - tức là một tỷ lệ hợp lý giữa nợ và vốn chủ sở hữu nhằm hướng tới sự cân bằng giữa rủi ro và lãi suất, và nhờ đó tối đa hoá giá trị chủ sở hữu

Thông thường khi doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ, rủi ro kinh doanh cao hơn song tỷ lệ lợi tức mong đợi cũng cao hơn Ngược lại, việc sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu đem lại lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn nhưng đổi lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lại an toàn hơn

Tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau: như rủi ro kinh doanh củaCông ty, thuế thu nhập doanh nghiệp, khả năng linh hoạt tài chính và ý kiến chủ quan của các nhà quản lý mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn một cơ cấu vốn khác nhau Nói chung các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích một tỷ lệ nợ cao vì họ muốn lợi nhuận tăng nhanh và không phải chia sẻ quyền kiểm soát Công ty mà vẫn đảm bảo được nguồn vốn cho nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của mình Nhưng với tỷ lệ nợ quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, việc phá sản có thể xảy ra bất kỳ lúc nào

Rõ ràng là với một tỷ lệ nợ khá cao như hiện nay, hoạt động kinh doanh của Công ty chứa đựng nhiều rủi ro hơn, Công ty dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán khi có những biến động bất lợi của thị trường hay vì một lý do nào đó mà các chủ nợ đồng thời muốn rút vốn kinh doanh Thêm vào đó, với một tỷ lệ nợ quá cao, Công ty khó có thể huy động tiền vay để tiến hành sản xuất kinh doanh trong thời gian tới Đây là một vấn đề mà Công ty cần phải xem xét và tìm biện pháp điều chỉnh để đảm bảo giữ vững khả năng thanh toán và củng cố uy tín của mình.

- Do môi trường kinh tế:

Nền kinh tế là một môi trường hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của công ty Vì vậy, sự ổn định hay bất ổn, sự tăng trưởng hay chậm phát triển của nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của công ty.Môi trường kinh tế lành mạnh sẽ giúp cho các chủ thể kinh tế hoạt động có hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển cảu công ty cũng như việc mở rộng thị trường của các doanh nghiệp.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ VIETLINKVN

Định hướng phát triển của công ty Cổ phần Du lịch và Truyền thông Quốc tế Vietlinkvn

3.1.1 Đánh giá các điều kiện đối với hoạt động của công ty trong thời gian tới

- Về lĩnh vực kinh doanh du lịch: tiếp tục đa dạng hoá các loại hình kinh doanh du lich doanh, tích cực tìm kiếm, khai thác các loại hình dịch vụ mơi phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường.

- Về thị trường: tiếp tục duy trì thị trường cũ, mở thêm nhiều thị trường mới, đặc biệt tăng cường mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực, cố gắng duy trì mối quan hệ làm ăn với khách hàng truyền thống song song với việc tìm kiếm thu hút các khách hàng mới.

- Không ngừng củng cố và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt là việc xây dựng và hiện đại hoá hệ thống dịch vụ du lịch cho khách hàng.

- Đầu tư ngân quỹ dành cho việc đào tạo và đào tạo lại lực lượng cán bộ công nhân viên có đủ nghiệp vụ, đáp ứng được đòi hỏi công việc ngày càng cao, nhất là trong hoạt động dịch vụ và chăm sóc khách hàng

* Về công tác tài chính - kế toán:

- Công ty cần tăng cường khai thác các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày càng cao của công ty Bên cạnh đó công ty cần phải tích cực tìm kiếm, sử dụng những nguồn vốn nhằm đảm bảo cả yêu cầu về chất và lượng nhằm nâng cao hiệu quả hoạy động kinh doanh của Công ty

- Xây dựng một đôi ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, chuyên môn từ đại học trở lên để đảm đương tránh nhiệm là người quản lý công ty và những công việc đòi hỏi phải có trình độ cao,khảng từ 15-20 người.

* Về tổ chức hành chính:

- Năm 2013, sẽ tuyển thêm 5 nhân viên vào các vị trí kinh doanh sự kiện – sự kiện: trưởng phòng kinh doanh, nhân viên sale để đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường nâng tổng số nhân viên văn phòng là 11 nhân viên.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao , đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Chăm lohơn nữa đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt là các chế độ ưu đãi cho nhân viên trong các ngày lễ tết…

Tuy nhiên, khi chấp nhận hội nhập vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới là chấp nhận xu hướng hợp tác trong cạnh tranh gay gắt Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch phải tìm kiếm các giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện, tăng cường hoạt động kinh doanh của mình Bên cạnh những điều kiện đang có thì công ty cũng đối mặt với rất nhiều khó khăn trong thời kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp hoạt dộng trong lĩnh vực truyền thông ngày càng nhiều, có thể nói là thị trường sản phẩm du lịch gần như bão hòa

3.1.2 Chiến lược huy động vốn của công ty Cổ phần Du lịch và Truyền thông Quốc tế Vietlinkvn trong thời gian tới

Như vậy, trong thời gian tiếp theo của năm 2012 tổng nhu cầu vốn đầu tư cho thiết bị của Công ty Cổ phần Du lịch và Truyền thông Quốc tếVietlinkvn ước tính vào khoảng 7 tỷ đồng Sở dĩ nhu cầu vốn đầu tư cần tăng nhanh như vậy là do Công ty phải hoàn thành việc đầu tư đồng bộ cho trang thiết bị và cơ sở vật chất mới Sau khi đầu tư tạo tài sản cố định, thì khi vận hành chúng cần phải có 1 phần vốn lưu động để hoạt động kinh doanh của công ty.

Trong các năm tiếp theo, cần bổ sung thêm vốn ngắn hạn để tài trợ cho vốn lưu động phục vụ cho việc đa dạng hóa sản phẩm với dự kiến 20%/ năm Đây là một lượng vốn không nhỏ so với doanh nghiệp vừa và nhỏ,đăc biệt là mới đi vào hoạt động trong nền kinh tế như hiện nay chắc chắn Công ty sẽ gặp không ít khó khăn Do vậy, việc xây dựng một chiến lược về nguồn vốn là rất quan trọng.

Công ty xác định rằng sẽ không chỉ khảo sát và áp dụng riêng rẽ một phương thức huy động vốn, mà sẽ tiến hành tổng thể tất cả các biện pháp có thể Định lượng tỷ lệ vốn từ các biện pháp này sẽ tùy thuộc vào việc công ty có thể thỏa mãn được tới đâu điều kiện để áp dụng của từng phương thức cũng như ưu nhược của từng phương thức.

Tuy nhiên, để xem xét tới tính khả thi của việc đi vay, khi tài sản cố định của công ty để mang ra thế chấp có giá trị thấp thì cũng phải tính toán tới việc tăng vốn chủ sở hữu Việc tăng vốn chủ sở hữu vừa để nâng tổng số vốn, vừa đảm bảo giá trị thế chấp cho khoản vay dài hạn

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại công ty Cổ phần Du lịch và Truyền thông Quốc tế Vietlinkvn

Công ty xác định rằng để có thể huy động được vốn đủ cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì chắc chắn không chỉ thực hiện duy nhất một giải pháp nào đó, mà phải thực hiện cùng một lúc nhiều giải pháp Mỗi giải pháp sẽ có một điều kiện nhất định và đồng thời nó cũng có những đặc điểm riêng Việc áp dụng giải pháp nào, và với mức độ ra sao sẽ do doanh nghiệp tự đánh giá các điều kiện chủ quan và khách quan để đưa ra quyết định.

3.2.1 Các giải pháp tăng nguồn vốn vay

Phương án đầu tiên được xem xét tới là việc đi vay ngân hàng thương mại Để có thể tiến hành vay được, cần phải xem xét tính toán tới một số yếu tố sau:

Một số kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn tại công ty Cổ phần Du lịch và Truyền thông Quốc tế Vietlinkvn

3.3.1 Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn thông qua tín dụng ngân hàng

Vốn bỏ ra cho việc sản xuất và thực hiện các hợp đồng du lịch là tương đối lớn Các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch với khả năng tài chính có hạn, vì thế không phải lúc nào cũng có đủ tài chính để thanh toán cho các hợp đồng đó Thêm vào đó, quan hệ giao thương quốc tế đặt ra những vấn đề tế nhị, đôi khi phức tạp, nên những nghiệp vụ thương mại đòi hỏi nhất thiết phải có sự tham gia của ngân hàng Sự trợ giúp của ngân hàng lúc này không chỉ đem lại cho các nhà hoạt động ngoại thương sự hiểu biết về kỹ thuật mà còn là chỗ dựa tài chính trong hoạt động kinh doanh Thông thường Nhà nước có thể giúp đỡ các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch dưới hai hình thức:

- Nhà nước trực tiếp cho nước ngoài vay tiền với lãi suất ưu đãi để nước vay sử dụng số tiền đó để ký kết các hợp đồng và đảm bảo sự an toàn cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ này của các doanh nghiệp nước mình. Nguồn vốn vay thường lấy từ ngân sách Nhà nước và kèm theo các điều kiện kinh tế và chính trị có lợi

- Nhà nước cấp tín dụng cho doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch trong nước cũng như quốc tế, hoạt động của các doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng của ngân hàng Việc tăng cường giám sát để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty là một biệ pháp hữu hiệu được các doanh nghiệp quan tâm và đánh giá rất cao Trong hoàn cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều yếu kém, ít có sức cạnh tranh, thì đây là hình thức tài trợ vốn hữu hiệu cho các công ty kinh doanh du lịch thực hiện được những thương vụ lớn, tạo được lợi thế trong quá trình đàm phán, giao dịch với các bạn hàng nước ngoài và nhờ đó tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế Nhà nước thường hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch bằng cách cấp tín dụng ngắn hạn trong giai đoạn trước hoặc sau khi giao nhận hàng hoặc thực hiện các hình thức bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh để các doanh nghiệp này vay vốn của các tổ chức, các ngân hàng nước ngoài Nói chung nguồn vốn ngân hàng là nguồn vốn được các doanh nghiệp rất quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại có nhu cầu vốn trong thời gian ngắn và khá linh động như Công ty cổ phần phát triển thương mại và du lich quốc tế Ngôi Sao Do đó, Nhà nước phải tạo môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi để các ngân hàng thực hiện nhiệm vụ là cầu nối - cung tiền tệ cho các doanh nghiệp Để làm được điều này, cần phải tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của ngân hàng, vừa hạn chế thủ tục phiền hà, chồng chéo tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn được nhanh chóng, kịp thời kinh doanh, vừa đảm bảo an toàn đồng vốn khi cho vay Ngân hàng cũng nên xem xét tính hợp lý về thời gian và mức lãi suất cho vay sao cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động của công ty để từ đó nâng tỷ lệ khoản vay vốn trung và dài hạn, nhất là đối với một số lĩnh vực hoạt động du lịch khác nhau, các ngân hàng có làm được những điều đó thì các công ty mới mong phát triển được tốt hơn.

3.3.2 Nhà nước đảm bảo các khoản tín dung cho công ty Để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu như Công ty Cổ phần Truyền Thông và Du lich Quốc tế Vietlinkvn thực hiện việc kinh doanh du lịch dưới nhiều hình thức tín dụng khác nhau như trả chậm dưới hình thức tín dụng, thế chấp tài sản khi chưa có tiền mặt … đảm bảo cho khách hàng yên tâm khi sử dụng dịch vụ của công ty Việc bán hàng như vậy thường chứa đựng những rủi ro có thể do nguyên nhân kinh tế hoặc chính trị dẫn đến sự mất vốn Trong trường hợp đó, để khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn kinh doanh bằng cách cho sử dụng dịch vụ chịu (không phải trả tiền ngay) quỹ bảo hiểm của Nhà nước sẽ đứng ra bảo hiểm, đền bù nếu bị mất vốn Một đặc điểm của các công ty cổ phần là quy mô nhỏ và hoạt động kinh doanh không ổn định, do dó, tín dụng ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các công ty Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, tạo cơ hôi kinh doanh cho các công ty cùng nhau phát triển mà không để lại hậu quả xấu sau này cho các doanh nghiệp.

Nhà nước nên thực hiện công việc này vì nếu Nhà nước đứng ra đảm bảo tín dụng xuất khẩu, ngoài việc thúc đẩy xuất khẩu còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao được giá bán hàng đồng thời yên tâm hơn trong việc mở rộng quan hệ kinh doanh với nhiều bạn hàng mới, chiếm lĩnh nhiều thị trường mới

3.3.3 Nhà nước có các biện pháp nghiên cứu thị trường để tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp

Nghiên cứu thị trường là môi truờng hoạt động của các doanh nghiệp, có tính chất quyết định đến thành công của các công ty Hoạt động này nhằm xác định nhu cầu của thị trường và thay đổi phương hướng hoạt động của các doanh nghiệp sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Nghiên cứu thị trường của Nhà nước là xác định đặc điểm thị trường nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp những dịch vụ tối ưu Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập, phân tích thông tin về thị trường Những thông tin này giúp các nhà quản lý đưa ra các kết luận đúng đắn và lập kế hoạch cho danh nghiệp mình Công tác dự đoán thị trường sẽ góp phần chính trong việc thực hiện phương châm đáp ứng đầy đủ những gì mà thị trường đang cần Để làm được điều đó, Nhà nước đi nghiên cứu cầu thi trường, nhu cầu của khách hàng Trên cơ sở đó nhà nước sẽ nâng cao khả năng thích ứng của dịch vụ trên thị trường nhăm tăng cường khả năng thu hút khách hàng.Nghiên cứu nhu cầu thị trường có vai trò hết sức quan trọng quyết định sự tồn tại, phát triển của các doanh nghiệp Đây là công việc hết sức phức tạp nhưng lại cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.

Bên cạnh đó nhà nước cũng đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến thị trường như: môi trường dân cư, môi trường kỹ thuật-công nghệ, môi trường chính trị, môi trường văn hoá…

Nghiên cứu khả năng thích ứng cầu của khách hàng, đây là việc nghiên cứu khả năng cung ứng các loại dịch vụ của các doanh nghiệp và khả năng cung ứng của các đối thủ cạnh tranh trong nước cũng như nước ngoài Vì vậy, để mở rộng thị phần của mình và đứng vững trên thi trưòng, các doanh nghiệp không chỉ cần hiểu thấu đáo khách hàng của mình, mà cần thiết phải nghiên cứu các đối tác cạnh tranh để đưa ra các giải pháp cho thích hợp đối với doanh nghiệp mình Để hiểu được sự vận động của thị trường, nắm được các yếu tố biến đổi của thị trường cũng như khả năng tham gia thị trường của doanh nghiệp mình, nhà nước đã thực hiện các bước sau nhằm giúp các doanh nghiệp thành công trong kinh doanh:

- Xác định thông tin cần thu thập: qua các tài liệu, tư liệu được cung cấp với nghiên cứu hiện trường thực tế.

- Triển khai thông tin: qua các tài liệu, tư liệu được cung cấp ở trên, nhà nước có thể có được thông tin cần thiết để triển khai cho các doanh nghiệp.

- Xử lý thông tin: Nhà nước tiến hành phân tích để xác định thái độ của khách hàng đối với những sản phẩm mà các doanh nghiệp có được.

- Dự báo thi trường: Để xem xét khả năng hấp thụ sản phẩm cảu thị trường, hay phản ứng của khách hàng trên thị trường …Nhà nước đưa sản phẩm mới vào thi trường để các doanh nghiệp đua nhau làm và từ đó khách hàng sẽ biết đến sản phẩm của từng doanh nghiệp với chất lượng như thế nào.

- Nhà nước đưa ra quyết định cuối cùng có liên quan đến sản phẩm khi các thông tin đã được xử lý và chính thức công khai trên thị trường.

Phương pháp nghiên cứu thi trường sẽ giúp các doanh nghiệp thoả mãn được nhu cầu của thị trường, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn của các doanh nghiệp cũng như cán bộ công nhân viên trong các doanh nghiệp.

Song song với việc tìm hiểu thị trường thì chiến lược Marketing cũng rất qua trọng đối với các doanh nghiệp, nó là chiến lược bộ phận trong chiến lược của công ty, nó được xây dựng vào các thời diểm như: Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm mới hay tham gia vào thị trường mới, công ty lập kế hoạch cho hoạt động cho những năm sắp tới, …

Chiến lược Marketing của Nhà nước, nhằm giúp các doanh nghiệp tăng khả năng sinh lời của sản phẩm cũng như mặt tích cực của sản phẩm mà các doanh nghiệp cho ra trên thị trường đồng thời tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường để tạo ưu thế và uy tín cho doanh nghiệp mình.

Các hình thức liên quan đến Marketing đó là:

- Chính sách về sản phẩm, giá cả.

- Chính sách về phân phối.

- Chính sách về giao tiếp, khuyếch trương sản phẩm.

Ngày đăng: 28/08/2023, 00:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ quy trình sản phẩm của công ty: - Thực trạng huy động vốn của công ty cổ phần du lịch và truyền thông quốc tế vietlinkvn 1
Sơ đồ quy trình sản phẩm của công ty: (Trang 47)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w