1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần lương thực hà tĩnh

99 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Tại Công Ty Cổ Phần Lương Thực Hà Tĩnh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Đề Tài Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Tĩnh
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 620,5 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I: MỞ ĐẦU (1)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài (1)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (2)
      • 1.2.1 Mục tiêu chung (2)
    • 1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (3)
      • 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu (3)
      • 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu (3)
  • PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI (4)
    • 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài (4)
      • 2.1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan (4)
      • 2.1.2 Đặc điểm chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần lương thực (7)
      • 2.1.3 Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần lương thực. .11 (10)
        • 2.1.3.1 Phân tích hiệu quả hoạt động nhiệm vụ quốc gia (10)
        • 2.1.3.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty (12)
        • 2.1.3.3 Hiệu quả hoạt động chung của công ty (20)
      • 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần lương thực Hà Tĩnh (21)
        • 2.1.4.1 Các nhân tố khách quan (21)
        • 2.1.4.2 Các nhân tố chủ quan (25)
      • 2.1.5 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty (28)
    • 2.2 Cơ sở thực tiễn (30)
      • 2.2.1 Hiệu quả hoạt động của một số công ty lương thực (30)
      • 2.2.2 Các nghiên cứu có liên quan (35)
      • 2.2.3. Thông tin sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động (37)
    • 3.1 Đặc điểm của công ty (38)
      • 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty lương thực Hà Tĩnh (38)
      • 3.1.2 Hệ thống tổ chức của công ty (39)
      • 3.1.3 Khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp (45)
      • 3.1.4 Tình hình lao động của doanh nghiệp (47)
      • 3.1.5 Tình hình cơ sở vật chất của doanh nghiệp (49)
      • 3.1.6 Tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty qua 3 năm (51)
    • 3.2 Phương pháp nghiên cứu (52)
      • 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu (52)
      • 3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu (53)
      • 3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu (53)
      • 3.2.4 Phương pháp phân tích (53)
  • PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (58)
    • 4.1 Tình hình phát triển chung của công ty (58)
    • 4.2 Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần lương thực Hà Tĩnh (63)
      • 4.2.1 Phân tích hiệu quả hoạt động nhiệm vụ quốc gia (63)
      • 4.2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty (67)
        • 4.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng chi phí tại công ty (69)
        • 4.2.2.3 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn (71)
        • 4.2.2.4 Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty cổ phần Lương thực Hà Tĩnh (77)
    • 4.3 Đánh giá tổng quát về hiệu quả hoạt động của công ty (79)
      • 4.3.1 Những điểm mạnh và thuận lợi (80)
      • 4.3.2 Những điểm yếu và khó khăn (82)
      • 4.4.1 Định hướng (84)
      • 4.4.2 Giải pháp (85)
        • 4.4.2.1 Giải pháp kinh doanh (86)
        • 4.4.2.2 Giải pháp đầu tư phát triển (87)
        • 4.4.2.3 Tiếp tục đổi mới công nghệ (88)
        • 4.4.2.4 Tăng cường công tác quản lý vốn (89)
        • 4.4.2.5 Đào tạo, phát triển nâng cao trình độ chuyên môn của lao động (91)
  • PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (93)
    • 5.2 Kiến nghị (94)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................96 (96)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Cơ sở lý luận của đề tài

2.1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan

Khái niệm về hiệu quả hoạt động : Đứng trên nhiều góc độ khác nhau có những quan niệm khác nhau về hiệu quả hoạt động

-Nếu hiểu hiệu quả theo mục đích thì hiệu quả hoạt động là hiệu số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra Cách hiểu này đồng nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Nếu đứng trên góc độ từng yếu tố để xem xét, hiệu quả thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Có thể nói rằng mặc dù có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù hiệu quả hoạt động phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, song lại khó tìm thấy sự thống nhất trong khái niệm về hiệu quả hoạt động.

Nhiều nhà quản trị học cho rằng, hiệu quả hoạt động là một vấn đề phức tạp liên quan đến các yếu tố trong quá trình hoạt động kinh doanh Vì vậy, muốn đạt hiệu quả cao phải có sự kết hợp giữa 2 yếu tố: chi phí và kết quả, chi phí là tiền đề để doanh nghiệp thực hiện kết quả đặt ra. Để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động, ta có công thức chung:

Hiệu quả hoạt động Các yếu tố đầu vào

Theo cách hiểu như trên thì hiệu quả hoạt động là đại lượng so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được Hiệu quả hoạt động được nâng cao trong trường hợp kết quả tăng, chi phí giảm và cả trong trường hợp chi phí tăng nhưng tốc độ tăng kết quả nhanh hơn tốc độ tăng chi phí đã chi ra để đạt được kết quả đó.

Khái niệm về phân tích hiệu quả hoạt đông:

Phân tích hiệu quả của doanh nghiệp là việc đánh giá khả năng đạt được kết quả, khả năng sinh lãi của doanh nghiệp Bởi vì mục đích cuối cùng của người chủ sở hữu, của nhà quản trị là bảo đảm sự giàu có, sự tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp; để thực hiện tốt nhiệm vụ này, doanh nghiệp phải sử dụng và phát triển tiềm năng kinh tế của mình Nếu không đảm bảo được khả năng sinh lãi thì lợi nhuận tương lai sẽ không chắc chắn, giá trị doanh nghiệp sẽ bị giảm, người chủ có nguy cơ bị mất vốn

Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh

Từ trước đến nay các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra tức là giá trị sử dụng của nó hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình kinh doanh Quan điểm này thường hay lẫn lộn giữa hiệu quả với mục tiêu kinh doanh.

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản xuất kinh doanh Quan điểm này muốn quy hiệu quả kinh doanh về một chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó. Bởi vậy, cần có một khái niệm bao quát hơn:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất, nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh.

Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ.

Doanh thu bán hàng: là toàn bộ giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, lao vụ mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ, doanh thu bán hàng phản ánh con số thực tế hàng hóa tiêu thụ trong kỳ.

Doanh thu thuần: là doanh thu bán hàng sau khi trừ đi các khoản giảm trừ, chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, các loại thuế đánh trên doanh thu thực hiện trong kỳ như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu…

Chi phí là những khoản tiền bỏ ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Trong hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí bao gồm:

Giá vốn hàng bán: là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm hàng hóa đã được xác định là tiêu thụ.

Chi phí thời kỳ (còn gọi là chi phí hoạt động): là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ nào đó Nó bao gồm chi phí hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Lợi nhuận: là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi chi phí Tổng lợi nhuận của một doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận từ hoạt động khác.

Lợi nhuận trước thuế: là khoản lãi gộp trừ đi chi phí hoạt động.

Lợi nhuận sau thuế: là phần lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước.

Lợi nhuận giữ lại: là phần còn lại sau khi đã nộp thuế thu nhập Lợi nhuận giữ lại được bổ sung cho nguồn vốn sản xuất kinh doanh, lợi nhuận giữ lại còn gọi là lợi nhuận chưa phân phối.

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Hiệu quả hoạt động của một số công ty lương thực

Tổng công ty Lương thực Miền bắc là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 312/TTg ngày 24/5/1995 của Thủ Tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Lương thựcTrung ương I và các doanh nghiệp Lương thực thuộc các tỉnh từ Thừa ThiênHuế trở ra Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 1995 phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Hiện nay,

Tổng công ty có 27 đơn vị thành viên hạch toán độc lập đã được cổ phần hóa là các công ty con, 05 đơn vị là công ty liên kết và 03 đơn vị là công ty liên doanh nước ngoài Phần lớn các đơn vị thành viên của công ty có trụ sở chính đóng tại miền Bắc, tuy nhiên, để đảm bảo cho nguồn hàng cung ứng cho xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, Tổng công ty có 14 đơn vị, chi nhánh của đơn vị thành viên đóng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng song Cửu long Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng Tổng công ty thành một tập đoàn sản xuất, chế biến kinh doanh xuất nhập khẩu lương thực, thực phẩm hàng đầu Việt Nam Tập đoàn hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, đa sở hữu, trong phạm vi cả nước, trong đó, sản xuất kinh doanh chế biến, xuất nhập khẩu lương thực giũ vai trò chủ đạo. Tập đoàn bao gồm các Tổng công ty, công ty con, công ty liên kết, tự nguyện liên kết Với nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao là thực hiện bình ổn giá, đảm bảo an ninh lương thực và muối quốc gia, trên cơ sở sản xuất kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước Kể từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ đã lãnh đạo tổng công ty hoạt động ổn định, phát triển nhanh và tương đối bền vững Năm 1995, vốn chủ sở hữu của Tổng công ty là 183 tỷ đồng, trong đó lỗ và công nợ khó đòi gần 100 tỷ đồng Sau 15 năm Tổng công ty đã bổ sung vốn bằng nguồn lợi nhuận sau thuế, đưa tổng vốn chủ sở hữu lên hơn 3900 tỷ đồng, tăng hơn 20 lần Doanh thu từ 1503 tỷ đồng năm 1995 đến năm 2009 đạt gần 15000 tỷ đồng, lợi nhuận năm 1995 là 6 tỷ đồng nộp ngân sách 25 tỷ đồng, đến năm 2010 doanh thu đạt trên 20000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 750 tỷ đồng, nộp ngân sách 531,7 tỷ đồng Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn Nhà nước cao luôn nằm trong nhóm dẫn đầu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước Từ những kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quy mô, vị thế, tiềm lực của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc không ngừng tăng lên, tình hình tài chính trong sạch,đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện và nâng cao Với những kết quả đạt được đã và đang khẳng định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Tổng công ty Lương thực Miền Bắc trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, phấn đấu đến năm 2020 xây dựng Tổng công ty thành một tập đoàn sản xuất, chế biến kinh doanh xuất nhập khẩu lương thực, thực phẩm hàng đầu Việt Nam, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, xây dựng xã hội dân chủ công bằng văn minh.

(Theo http://www.vinafood1.com.vn/default.aspx?

Tổng công ty lương thực miền Nam, nghe cái tên các bạn sẽ liên tưởng ngay daonh nghiệp này chỉ là một doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh lương thực Nhưng thực chất, đây là một tổng công ty Nhà nước có quy mô cực lớn ( có 16 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, 10 công ty cổ phần nhà nước sở hữu trên 50% vốn), đa lĩnh vực, đa ngành nghề, và có rất nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh trải rộng trên địa bàn miền Trung và miền Nam.

Ngoài ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty Lương thực Miền Nam là sản xuất kinh doanh lúa gạo, Tổng công ty Lương thực Miền Nam còn sản xuất kinh doanh rất nhiều ngành nghề khác như: kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch, vận tải, xây lắp, cơ khí, thủ công mỹ nghệ, sản xuất bao bì, bánh tráng, sản xuất bột mỳ, sản xuất bánh mỳ, công nghệ phẩm, nước giải khát, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản đông lạnh, sản xuất thức ăn thủy sản và hệ thống cửa hàng tiện ích trải dài trên tất cả các tỉnh thành từ Đà Nẵng đến CàMau Các cơ sở kinh doanh của Tổng công ty Lương thực Miền Nam trải rộng trên các vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ vàTPHCM Năm qua trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước, lạm phát, lãi suất ngân hàng cao, thị trường gạo thế giới biến động…song nhờ sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của đội ngũ lãnh đạo của Tổng công ty, sự nỗ lực về nghiệp vụ của toàn thể cán bộ, nhân viên và người lao động, tạo điều kiện giúp đỡ của lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương trong định hướng, phối hợp sản xuất kinh doanh nên Tổng công ty cũng đã đạt được kết quả đáng khích lệ Về hoạt động sản xuất kinh doanh đã thu được kết quả cụ thể như: kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 102,90% so với kế hoạch năm và 145,03% so với cùng kỳ năm 2010; về doanh thu đạt 91,13% so với kế hoạch năm và 137,63% so với cùng kỳ năm 2010; về lợi nhuận đạt 109,68% so với kế hoạch năm và 85,18% so với cùng kỳ năm 2010.

(Theohttp://doanhnghieptrunguong.vn/don-vi-truc-thuoc/nong-nghiep/201201/ Tong-cong-ty-Luong-thuc-Mien-Nam-da-to-chuc-Hoi-nghi-tong-ket-hoat-dong- san-xuat-kinh-doanh-nam-2011-2123512/).

Công ty Lương thực Long An, đơn vị thành viên của Tổng công ty Lương thực miền Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chế biến lương thực xuất khẩu và bán nội địa với nhiệm vụ bình ổn thị trường

Năm 2010 và bước vào năm 2011, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, tài chính trên thới giới vẫn chưa phục hồi, tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu nhiều ngành, sản phẩm , trong đó có mặt hàng nông sản của Việt Nam; tình hình cạnh tranh xuất khẩu gạo ngày càng gay gắt giữa các nước trong khu vực;hàng tồn kho nhiều, giá xuất khẩu luôn biến động theo chiều hướng đầu năm giảm, cuối năm tăng; nhu cầu gạo thế giới tăng giảm với biên độ khá lớn qua các thời điểm trong năm làm giá lúa gạo trong nước biến động mạnh…Trong khi tình hình trong nước chi phí đầu vào như giá vật tư nông nghiệp, phân bón,thuốc trừ sâu rầy; chi phí nhân công năm 2010 tuy có giảm so với năm 2009 nhưng vẫn đứng ở mức cao, bước sang năm 2011 giá cả tăng vọt…ảnh hưởng đến chi phí, giá thành sản xuất lúa gạo của nông dân, doanh nghiệp Hơn nữa,yêu cầu gieo sạ đồng loạt để né rầy dẫn đến vụ thu hoạch thiếu nhân công, thiếu máy gặt đập liên hợp, thời gian thu hoạch kéo dài…ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo và quá trình xử lý sau thu hoạch Thiếu điện trên diện rộng và kéo dài;thiếu hụt nhân công trong thu hoạch, bốc xếp; hang hóa tồn kho do phải thực hiện nhiệm vụ mua hết lúa sản phẩm của nông dân và do xuất khẩu chậm nên phải thực thi tái chế…ảnh hưởng lớn đến chi phí và hiệu quả kinh tế trong kinh doanh lương thực Nhưng với sự nỗ lực vươn lên của tập thể người lao động từ Ban lãnh đạo Công ty, xí nghiệp, phân xưởng đến cán bộ, đảng viên, người trực tiếp sản xuất, năm 2010 và những tháng đầu năm 2011, Công ty đã đạt kết quả kinh doanh được xếp vào hạng nhất nhì trong các đơn vị thành viên Tổng công ty Năm 2010, lượng gạo mua vào đạt 240,208 ngàn tấn, vượt 14,38% kế hoạch; bán ra 251,41 ngàn tấn, vượt 9,31% kế hoạch, trong đó xuất khẩu: 105,028 ngàn tấn, bằng 116,7% kế hoạch, bán nội địa: 146,382 ngàn tấn, bằng 104,56% kế hoạch; bán lẻ nội địa: 10.865 ngàn tấn Kim ngạch xuất khẩu: 51,409 triệu USD, bằng 120,15% kế hoạch; tổng doanh thu: 2.301,116 tỷ đồng, bằng 114,96 % kế hoạch; lợi nhuận: 84 tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch và bằng 115,85% so với năm 2009; nộp Ngân sách nhà nước: 52,879 tỷ đồng, đạt 112,52% kế hoạch và bằng 103,53% so với năm 2009; thu nhập bình quân của người lao động: 7,25 triệu đồng/người/tháng Quý I năm 2011, lượng gạo mua vào đạt 84,768 ngàn tấn, bằng 33,91% kế hoạch năm; bán ra 73,919 ngàn tấn, bằng 29,57% kế hoạch năm Kim ngạch xuất khẩu: 12,173 triệu USD, bằng 24,39% kế hoạch; thu nhập bình quân của người lao động: trên 7 triệu đồng/người/tháng Đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu các đợt mua tạm trữ: mua 50,488 ngàn tấn/40 ngàn tấn quy gạo đợt 4 từ ngày 01/12/2009 đến 28/02/2010; 45 ngàn tấn/45 ngàn tấn quy gạo đợt 1,2,3; 59,217 ngàn tấn/60 ngàn tấn quy gạo từ ngày 15/7/2010 đến ngày 15/9/2010 Do những thành tích toàn diện trong sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển, gắn bó tạo điều kiện cho nông dân, công tác an ninh quốc phòng… Công ty Lương thực Long An đã được Đảng Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

( Theo http://doanhnghieptrunguong.vn/don-vi-truc-thuoc/tong-cty-luong-thuc- mien-nam/201105/Cong-ty-Luong-thuc-Long-an-diem-sang-trong-thuc-hien- nhiem-vu-san-xuat-kinh-doanh-cong-tac-an-ninh-quoc-phong-2110990/ ).

2.2.2 Các nghiên cứu có liên quan Đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản Cafatex” của tác giả Huỳnh Châu Yến Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã nêu bật được các khái niệm cơ bản liên quan trong đề tài như các khái niệm về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, các khái niệm về hiệu quả kinh doanh… Trong phần phương pháp nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phương pháp như phương pháp thống kê kinh tế, các phương pháp so sánh và phân tích, phương pháp chuyên gia chuyên khảo Sử dụng nhiều các chỉ tiêu để kiểm tra tính tăng giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn, chi phí, lao động, tài sản Cụ thể như: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh, vòng quay toàn bộ tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên tổng số tài sản…Qua quá trình nghiên cứu tác giả đã biết được tình hình hoạt động của công ty, xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hoạt động kinh doanh của công ty Qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản Cafatex ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang có những khó khăn và thách thức lớn như doanh thu và lợi nhuận giảm, tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, việc thu mua nguyên vật liệu cũng gặp khó khăn… Do vậy công ty cần có những biện pháp cụ thể nhằm khắc phục tình trạng khó khăn cho công ty, có định hướng đúng đắn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty In công đoàn Việt Nam” của tác giả Hoàng Thị Ngọc Anh, sinh viên trường Đại học Nông

Nghiệp Hà Nội Trong bài viết tác giả đã nêu lên được các vấn đề chung về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài Nêu lên được các khái niệm về hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tác giả đã nêu bật được các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: môi trường nền kinh tế quốc dân đó là các yếu tố về mặt kinh tế, các yếu tố chính trị, xã hội, khoa học công nghệ… Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phương pháp như phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp loại trừ… Dùng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp, các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng chi phí, vốn và lao động Như chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định,chỉ tiêu suất hao phí của vốn cố định, chỉ tiêu năng suất lao động bình quân theo doanh thu…Trên cơ sở phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty trong những năm qua, kết hợp với việc xem xét kỹ các đặc điểm về kỹ thuật cho thấy Công ty đã đạt được một số thành tựu và còn tồn tại một số hạn chế Công ty đã đạt được một số thành tích lớn lao như: doanh thu, lợi nhuận tăng khá đều đặn và vững chắc, thu nhập bình quân của các cán bộ công nhân viên tăng đáng kể Nhưng cũng còn một số hạn chế như: tổng chi phí còn cao, chi phí trả lãi vay lớn, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp khả năng sinh lời của vốn còn chưa cao Do vậy trong thời gian tới Công ty cần làm tốt công tác chỉ đạo nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đưa ra phương hướng huy động vốn hiệu quả nhất, nhằm đạt mục đích cao nhất là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Đề tài “ Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần May Thăng Long giai đoạn 2000 – 2005”, của tác giả Võ Thị

Thanh Huyền Trong quá trình làm bài tác giả nêu ra được cá khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài Tìm hiểu được quá trình hình thành và phát triển của công ty, đánh giá chung được quá trình phát triển của Công ty cổ phần May Thăng Long giai đoạn 2000 – 2005 Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phương pháp như thu thập số liệu, phân tích số liệu,các phương so sánh trong thống kê kinh tế, sử dụng các hệ thống chỉ tiêu liên quan Sử dụng các chỉ tiêu để phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Qua quá trình phân tích ta thấy trong giai đoạn 6 năm (2000-2005), Công ty cổ phần mayThăng Long đã có những kết quả khả quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Nhờ có những chính sách hợp lý về đầu tư vào các yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất như: Việc sử dụng lực lượng lao động hợp lý; nghiên cứu, tìm tòi,phát triển thêm nhiều thị trường Đồng thời việc đẩy mạnh hiệu quả sử dụng vốn lưu động bằng việc tăng nhanh tốc độ lưu chuyển của nó sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh nói chung Vì vậy, trong thời gian tới cải thiện tình hình sản xuất sao cho tốt hơn, nâng cao được hiệu quả kinh doanh là mục tiêu phấn đấu, phương hướng đề ra cần đạt được của tất cả các doanh nghiệp nói chung mà công ty may Thăng Long cũng không thể nằm ngoài mục tiêu đó.

2.2.3 Thông tin sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động

Phân tích hiệu quả hoạt động được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính - được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán: đó là Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và các báo cáo chi tiết khác.

 Bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối tài khoản là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó Nó được lập trên cơ sở những thứ mà doanh nghiệp có(tài sản) và những thứ mà doanh nghiệp nợ(nguồn vốn) theo nguyên tắc cân đối(tài sản bằng nguồn vốn) Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp; nó đánh giá tổng quát qui mô tính chất hoạt động và trình độ sử dụng các nguồn lực, là cơ sở để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, trợ giúp quá trình phân tích và quyết định.

Bên tài sản của Bảng cân đối kế tóan phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: đó là tài sản cố định , tài sản lưu động Bên nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo: đó là vốn chủ sở hữu(vốn tự có) và các khoản nợ phải trả.

 Báo cáo kết quả kinh doanh:

Khác với Bảng cân đối kế tóan, báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai Báo cáo kết quả kinh doanh còn giúp các nhà phân tích so sánh doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ với tổng chi phí phát sinh và số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp Trên cơ sở đó có thể xác định kết quả kinh doanh lãi hay lỗ Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nướcvà kết quả quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 Các báo cáo chi tiết khác :

Đặc điểm của công ty

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty lương thực Hà Tĩnh

Công ty cổ phần lương thực Hà Tĩnh là doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo

Luật doanh nghiệp nhà nước.

Tên gọi tiếng việt : CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC HÀ TĨNH Tên giao dịch quốc tế: HA TINH FOOD JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt : HT FOOD JSC

Trụ sở chính: số 18 Đặng Dung- Phường Nam Hà- TP Hà Tĩnh- Tỉnh Hà Tĩnh

Ngày 8/1/2008 Công ty Lương thực Hà Tĩnh bắt đầu thực hiện quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 10/QĐ- CTCP-HĐQT ngày 6/1/2008 của HĐQT về việc tổ chức lại Công ty cổ phần Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh Tiền thân là công ty lương thực Hà Tĩnh, hoạt động Công ty bước đầu gặp khó khăn, lớn nhất là nhận khoản lỗ và nợ gần 5 tỷ đồng (VNĐ) quan hệ tín dụng do tài chính âm, giá trị tài sản thấp nên vay vốn chủ yếu là tín chấp, cơ sở vật chất thiếu thốn xuống cấp, lao động ít, năng lực kinh doanh, nghiệp vụ cán bộ còn hạn chế, song nhờ sự giúp đỡ của lãnh đạo Tổng công ty lương thực Miền Bắc trên nhiều phương diện cũng như sự nỗ lực của cán bộ CNV trong Công ty, sự định hướng và chỉ đạo đúng đắn của HĐQT các giải pháp điều hành có hiệu quả của ban giám đốc Công ty nên Công ty đã kinh doanh có hiệu quả.

Công ty lương thực Hà Tĩnh có cổ đông Nhà nước chiếm 85,03%, cổ đông trong và ngoài công ty chiếm 14,97%) được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 28.03.000475 ngày 11/1/2008 do sở đầu tư kế hoạch Hà Tĩnh cấp.

3.1.2 Hệ thống tổ chức của công ty

Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Lương thực Hà Tĩnh được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Mỗi phòng ban, phân xưởng, nhà máy tự chịu trách nhiệm, thực thi một công việc cụ thể phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mình, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám Đốc công ty.

Công ty cổ phần Lương thực Hà Tĩnh được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp do Nhà nước thông qua.

Cơ cấu tổ chức của công ty hiện tại gồm có văn phòng công ty và các đơn vị xí nghiệp trực thuộc công ty.

- Văn phòng công ty: là nơi đặt trụ sở chính của công ty, có văn phòng làm việc của Chủ tịch hội đồng quản trị, có phòng làm việc của ban giám đốc công ty và các phòng ban nghiệp vụ gồm: Phòng kế hoạch kinh doanh, phòng thị trường, phòng tài chính kế toán và phòng tổ chức hành chính.

- Các đơn vị trực thuộc công ty:

Xí nghiệp kinh doanh lương thực TH đường 8

Xí nghiệp kinh doanh lương thực TH Hà Tĩnh

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:

Chủ tịch Hội đồng quản trị: là ông Đoàn Chí Thạnh, Chủ tịch hội đồng quản trị là thủ trưởng cấp cao nhất của công ty và là người đưa ra các chủ trương định hướng hoạt động của công ty Là người có trách nhiệm và quyền tự chủ quyết

CÁC PHÒNG BAN CÁC ĐƠN VỊ TRỰC

XN KD LT TH đường 8

Phòng Tài chính kế toán

XN KD LT TH Hà Tĩnh

Phòng tổ chức hành chính

Phòng thị trường định về kế hoạch phát triển của công ty, tổ chức, nhân sự và tài chính, tài sản của công ty.

Giám đốc: là ông Nguyễn Văn Ngụ, là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động hàng ngày khác của công ty Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, hội đồng thành viên về quyền và các nhiệm vụ được giao

Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công Ty như bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề xuất cách chức các chức danh quản lý trong Công Ty, trừ các chức danh do Hội đồng Quản trị, Hội đồng thành viên bổ nhiệm Ngoài ra còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác & tuân thủ một số nghĩa vụ của người quản lý Công Ty theo Luật pháp quy định

Phó giám đốc: là ông Nguyễn Hữu Bằng, là người có thể thay giám đốc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của cấp trên giao phó nếu được sự ủy quyền của giám đốc.

Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho giám đốc về công tác phân công lao động tổ chức sản xuất, quản lý và sử dụng người lao động, có nhiệm vụ đảm bảo cho công ty thường xuyên có đủ cán bộ lao động kết hợp với phòng ban phân xưởng bố trí phân công lao động hợp lý, thực hiện các chế độ chính sách tiền lương, tiến hành kiểm tra theo dõi việc thực hiện các định mức lao động, định mức kinh tế trong ngành, đơn giá sản phẩm…

Phòng kế hoạch kinh doanh: vạch ra kế hoạch hoạt động cho công ty, đáp ứng yêu cầu của kế hoạch về mọi hoạt động để có thể đạt hiệu quả cao nhất, chuẩn bị các văn bản để trình cấp trên.

Phòng thị trường: là cơ sở thực hiện chức năng tìm hiểu các thông tin liên quan tới thị trường tiêu thụ sản phẩm, các thông tin về việc thu mua đầu vào cho công ty Đưa ra các giải pháp kịp thời nhất nhằm đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cao nhất.

Phòng tài chính kế toán: tham mưu cho giám đốc về quản lý các nguồn vốn, tổ chức thống kê kế toán tình hình tài chính và tài sản của công ty theo chế độ và thể lệ quản lý kinh tế, tài chính kinh tế nhà nước Tổ chức hạch toán tài sản cố định và hạch toán doanh thu lãi lỗ, quản lý tiền mặt, điều lệ vốn giữa các đơn vị bảo toàn và phát triển nguồn vốn do Nhà nước cấp.

Các phân xưởng: là cấp quản lý có nhiệm vụ tổ chức quản lý mọi hoạt động của phân xưởng mình, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của công ty.

Với mô hình tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng như trên đã giúp doanh nghiệp khai thác tốt nhất các nguồn lực nhân sự, máy móc, trang thiết bị, các phương tiện vật chất kỹ thuật.

Tổ chức bộ máy kế toán :

Tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị theo hình thức tập trung: toàn bộ công tác kế toán của đơn vị (từ ghi sổ tổng hợp, ghi sổ chi tiết, phân tích hoạt động kinh tế, lập báo cáo tài chính…) đều được thực hiện tại phòng kế toán tài vụ của đơn vị.

Tại phòng kế toán: Trưởng phòng phân công tác hạch toán kế toán thành các phần hành sau:

Kế toán trưởng (Trưởng phòng)

- Là người chịu trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính tại đơn vị.

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Do doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và ổn định của nền kinh tế quốc gia nên em chọn nghiên cứu hiệu quả hoạt động của công ty lương thực Hà Tĩnh.

3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu Đề tài bao gồm nhiều thông tin và số liệu về:

- Những khái niệm cơ bản về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp…

- Những thông tin cơ bản của doanh nghiệp như: quá trình phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật, tình hình lao động, vốn…

- Những thông tin về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, vốn, tài sản…

Những thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu được thu thập bằng cách:

- Thu thập thông qua các tài liệu kinh tế, kế toán, sách báo, tạp chí…

- Thu thập số liệu ở các phòng ban của công ty như: phòng kế toán tài vụ, phòng tổ chức hành chính…

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu đã được thu thập ở dạng thô, phải thông qua quá trình xử lý mới có thể đưa vào sử dụng được Tuy nhiên tùy theo địa điểm, thời gian, vấn đề nghiên cứu mà có biện pháp xử lý số liệu phù hợp với yêu cầu của đề tài.

Trong đề tài nghiên cứu nguồn số liệu được xử lý bằng máy tính cá nhân, chương trình EXCEL, WORD của máy tính.

 Phương pháp so sánh đối chiếu được sử dụng rộng rãi trong phân tích hiệuquả kinh doanh với mục đích đánh giá hiệu quả, đánh giá vị trí và xu hướng biến động của đối tượng phân tích Các chỉ tiêu phân tích có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình phân tích Để cụ thể cho quá trình phân tích thường tiến hành so sánh bằng hai cách: So sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số tương đối.

Các chỉ tiêu đưa ra phải thống nhất với nhau:

- Đảm bảo tính thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu.

- Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu.

- Đảm tính thống nhất về đơn vị tính của các chỉ tiêu số lượng, thời gian và giá trị.

 Phương pháp so sánh tuyệt đối

Phương pháp này cho ta biết được khối lượng, quy mô giảm của doanh nghiệp qua các thời kỳ phân tích hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau.

Mức tăng giảm trên chỉ phản ánh về lượng, thực chất của việc tăng giảm trên không nói là có hiệu quả, tiết kiệm hay lãng phí Phương pháp này được dùng kèm với phương pháp khác khi đánh giá hiệu quả giữa các kỳ.

 Phương pháp so sánh tương đối

Phương pháp so sánh tương đối là phương pháp sử dụng các số liệu phần trăm, phần nghìn, số lần,… được dùng để biểu hiện mối quan hệ, tốc độ phát triển mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế, phản ánh cơ cấu của các bộ phận trong tổng thể Phương pháp này gồm:

- Số tương đối kế hoạch: thường dùng trong việc xác định các chỉ tiêu kế hoạch.

- Số tương đối động thái: thường dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng ( mức biến động) của chỉ tiêu qua các thời kỳ.

- Số tương đối cường độ( hiệu suất): thường dùng để đánh giá tổng quát về chất lượng kinh doanh bằng các so sánh các chỉ tiêu mặt lượng và mặt chất với nhau.

Số kỳ phân tích - số kỳ gốc t% = *100%

 So sánh bằng số bình quân

Số bình quân phản ánh chung nhất của một sự vật hiện tượng vì nó đã san bằng mọi chênh lệch giữa các bộ phận cấu thành Ví dụ như lượng bình quân, năng suất lao động bình quân… Khi dùng số bình quân để phản ánh đánh giá cần kết hợp sử dụng bình quân chung bình quân tổ và bình quân tuyệt đối.

Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích tính toán xác định từng mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến hiệu quả kinh doanh bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác, gồm có hai phương pháp:

 Phương pháp thay thế liên hoàn:

Phương này dùng để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu kinh tế cần phân tích bằng cách lần lượt thay thế trị số của nhân tố kỳ gốc sang kỳ phân tích Khi thay thế nhân tố nào thì các nhân tố còn lại luôn cố định trị số của nó.

Phương pháp này được sử dụng khi các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu kinh tế cần phân tích có mối quan hệ với nhau và liên hệ với chỉ tiêu phân tích bằng một công thức toán học, trrong đó các nhân tố sắp xếp theo trình tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng.

Trình tự thay thế của các nhân tố khác nhau thì mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau, từ đó kết quả đánh giá ảnh hưởng khác nhau.Vì vây, trong phương pháp này cần phải xác định trình tự thay thế của các nhân tố theo một nguyên tắc nhất định, cụ thể :

-Nhân tố số lượng sẽ thay thế trước nhân tố chất lượng, nhân số lượng là những nhân tố phản ánh qui mô hay điều kiện của của quá trình sản xuất kinh doanh, nhân tố chất lượng là những nhân tố phản ánh hiệu quả hay hiệu suất của quá trình kinh doanh.

-Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng thì thông thường có sự ảnh hưởng của nhân tố kết cấu thì trình tự thay thế sẽ là: nhân tố số lượng thay thế trước, tiếp theo là nhân tố kết cấu sau cùng là nhân tố chất lượng.

-Trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hoặc chất lượng thì nhân tố chủ yếu thay thế trước và nhân tố thứ yếu thay thế sau.

 Phương pháp số chênh lệch

Phương pháp này là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn khi giữa các nhân tố có quan hệ tích số Theo phương pháp này, mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào sẽ bằng số chênh lệch của nhân tố đó nhân với các số còn lại đã cố định.

 Phương pháp phân tích định tính:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Tình hình phát triển chung của công ty

Sau năm 1986 với chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, nền kinh tế nói chung hay các doanh nghiệp trong nước nói riêng như được thổi một luồng sinh khí mới đó là nhà nước ta xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước Công ty cổ phần Lương thực Hà Tĩnh là doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa và hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước Sau khi được thành lập công ty đã đi vào hoạt động và đã tự khẳng định mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh Từ các hoạt động buôn bán nhỏ công ty ngày càng mở rộng thị trường kinh doanh, lợi nhuận ngày càng được nâng cao. Cùng với sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế thế giới, với tư duy nhạy bén và tầm nhìn chiến lược của thời đại, Công ty cổ phần lương thực Hà Tĩnh đã không ngừng phát triển, hiệu quả hoạt động của công ty ngày càng được nâng cao, thị trường hoạt động ngày càng mở rộng Trong những năm qua công ty đã đầu tư thêm nhiều cơ sở vật chất nhằm phục vụ tốt nhất cho mọi hoạt động, mục tiêu đem lại lợi nhuận cao nhất

Báo cáo kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh của đơn vị qua một kỳ kế toán Nó phản ánh toàn bộ phần giá trị về sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đơn vị đã thực hiện được trong kỳ và phần chi phí tương xứng tạo ra để tạo nên kết quả đó Kết quả kinh doanh của đơn vị là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh chịu sự tác động của nhiều nhân tố.

Căn cứ vào số liệu của Công ty cổ phần Lương thực Hà Tĩnh, lập bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh như sau:

Bảng 4: Kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm ĐVT: triệu đồng

1 Doanh thu thuần và CCDV 191807 256282 425702 33.61 66.11

3 Doanh thu thuần bán hàng và CCDV 191807 256282 425702 33.61 66.11

5 Lợi nhuận gộp bán hàng và CCDV 12459 7864 15704 -36.88 99.69

6 Doanh thu hoạt động tài chính 425 958 1584 25.41 65.34

Trong đó: chi phí lãi vay 1669 1803 5627 8.03 212.1

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4502 2841 4769 - 36.89 67.86

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD 4949 1942 2352 - 60.76 21.11

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4974 2341 2360 - 52.94 0.81

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 90 585 295 550 - 49.57

16 Lợi nhuận sau thuế TNDN 666 1756 2065 163.66 17.60

( Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Qua bảng 4 ta thấy: Do được đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc mua sắm thêm các trang thiết bị máy móc, các phương tiện vận tải nên tổng doanh thu có xu hướng 2010 tăng 64475 tỷ đồng tương đương 33,61% Con số này năm 2011 là 169,420 tỷ đồng tương đương 66,11%.

Các khoản giảm trừ là các khoản giảm giá cho khách hàng, hàng hóa bị trả lại Trong 3 năm công ty không có khoản giảm trừ nào chứng tỏ công ty có chính sách hạn chế chi phí này rất tốt.

Giá vốn hàng bán các năm 2010 và 2011 cao hơn năm 2009 Qua 2 năm liên tiếp giá vốn hàng bán tăng lên rất đáng kể, điều này hoàn toàn lý giải được.

Do 2 năm gần đây công ty đã mở rộng hơn thị trường hoạt động, tham gia kinh doanh buôn bán nhiều loại sản phẩm hơn, đồng thời giá các sản phẩm đầu vào cũng tăng nên giá vốn hàng bán cũng phải tăng là điều dễ hiểu.

Bảng 5: Giá vốn hàng bán ĐVT: triệu đồng

Giá vốn của thành phẩm đã bán 178913 247803 409371 38.50 65.20 Giá vốn của dịch vụ đã cung cấp

( Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Chỉ tiêu doanh thu thuần lại là tổng hợp của hai chỉ tiêu giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp Do đó, giá vốn hàng bán càng cao thì lợi nhuận gộp càng thấp và ngược lại, giá vốn hàng bán càng thấp thì lợi nhuận gộp càng cao Lợi nhuận gộp của công ty năm 2010 giảm nhanh so với năm 2009 nhưng đến năm 2011 lại tăng lên rất đáng kể Cụ thể là năm 2010 giảm 4,595 tỷ đồng tương ứng giảm 36,88%, đến năm 2011 thì tăng 7,84 tỷ đồng tương ứng tăng 99,69%.

Doanh thu hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là lãi tiền gửi tiền vay. Trong vòng 3 năm này thì năm 2009 doanh thu này là nhỏ nhất Điều này là do lúc này công ty mới được cổ phần hóa chưa lâu nên còn gặp khó khăn, cần lượng tiền lớn để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh.

Chi phí tài chính qua 3 năm cũng theo hướng tăng lên Từ năm 2010 so với năm 2009 có tăng nhưng không đáng kể Mức tăng là 8,03%, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay Năm 2011 con số này là 218,14% Qua đây ta có thể thấy được tình trạng vốn kinh doanh của công ty Vì là doanh nghiệp nhà nước, với nguồn vốn ngân sách cấp thì không đủ kinh phí để hoạt động nên công ty phải vay thêm từ bên ngoài Mặt khác, công ty hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay này Do cần một lượng tiền dồi dào nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên công ty đã phải đi vay một lượng tiền lớn Điều này đồng nghĩa với việc hàng năm công ty phải chi trả một khoản tiền lãi vay đáng kể Nhưng đây cũng chưa chắc hoàn toàn là bất lợi Vì nguồn tiền đi vay đó lại mang đến lợi nhuận cho công ty từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ.

Các loại chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp các năm đều còn cao nên lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của năm

2011 chỉ tăng đôi chút so với năm 2010 Đây cũng là một thách thức lớn đối với công ty Doanh thu hàng năm tăng nhiều nhưng nguồn lợi thu được lại không tương xứng Chi phí bán hàng của công ty qua 3 năm đã tăng như sau năm 2010 tăng 26,76%, đến năm 2011 mức tăng là 98,17% Một con số quá lớn thể hiện rõ sự lãng phí kém hiệu quả trong sử dụng các nguồn lực Về chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 so với năm 2009 là giảm 36,89% nhưng đến năm 2011 lại tăng nhanh với mức tăng là 67,86% Việc sử dụng các chi phí như thế nào cho hợp lý là điều rất quan trọng trong các hoạt động của doanh nghệp nên Ban lãnh đạo công ty cần có những điều chỉnh hợp lý nhằm giảm thiểu các loại chi phí, tránh lãng phí.

Nguồn thu nhập khác của công ty có nhưng không đáng kể chủ yếu là thu từ các sản phẩm thừa hay các sản phẩm hư hỏng không xuất bán theo đơn đặt hàng được Với đặc điểm là công ty lương thực sản phẩm chủ yếu la các sản phẩm nông nghiệp nên việc thu lại các sản phẩm này cũng mang lại nguồn lợi cho công ty Nhưng nó chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ và ít thay đổi qua các năm Công ty thu đuợc lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động kinh doanh mang lại Tuy nhiên,hoạt động tài chính và hoạt động khác cũng góp phần làm cho tổng lợi nhuận mỗi năm đều tăng.

Ngoài ra, một khoản mục tác động không nhỏ đến lợi nhuận đó là thuế thu nhập doanh nghiệp Có thể nói tỉ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp cũng nói lên được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Điều hiển nhiên ta thấy, lợi nhuận trước thuế cao thì thuế thu nhập doanh nghiệp cao, lợi nhuận trước thuế thấp thì thuế thu nhập doanh nghiệp thấp Qua bảng ta thấy, năm

2010 lợi nhuận truớc thuế của công ty không thấp hơn năm 2011 là mấy, nhưng lợi nhuận sau thuế lại hấp hơn một lượng đáng kể Nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng bởi thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty là doanh nghiệp nhà nước hoạt động mỗi năm lại có những chính sách ưu đãi khác nhau

Sau khi trừ đi các khoản thuế phải nộp, lợi nhuận sau thuế TNDN các năm 2010, 2011 đều tăng Có thể thấy đây là một điều đáng mừng Năm 2010 tăng 1,090 tỷ đồng tương ứng 163,66% Đến năm 2007 con số này là 300 triệu đồng (17,6%) Để tiếp tục giữ vững và nâng cao nguồn lợi nhuận của công ty, đòi hỏi phải chú trọng đến tổ chức, sắp xếp lại lao động nhằm có cơ cấu hoạt động hợp lý.

Trên đây là những nhận định sơ bộ về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây ( 2009 – 2011).

Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần lương thực Hà Tĩnh

An ninh lương thực đang trở thành nỗi lo của các nhà lãnh đạo, cũng như người dân của nhiều nước trên thế giới Căn cứ vào tình hình sản xuất, tiêu dùng lương thực hàng năm Cục Dự trữ quốc gia phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các chỉ tiêu kế hoạch về lương thực dự trữ quốc gia, trong đó có mức dự trữ; cơ cấu thóc - gạo; lượng mua vào; lượng bán ra…

Là doanh nghiệp trực thuộc sự quản lý của Nhà nước, đồng thời cũng là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Hàng năm theo nhiệm vụ được giao công ty sẽ tiến hành thu mua sản phẩm nhập kho lưu trữ, trong số đó sẽ có sản phẩm nhập kho Dữ trữ quốc gia với số lượng theo chỉ tiêu được giao Lượng sản phẩm mua vào hàng năm của công ty được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 6: Số lượng sản phẩm mua vào của công ty giai đoạn 2009 – 2011 ĐVT: kg

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Dữa vào bảng số liệu ta thấy tình hình thu mua sản phẩm hàng hoá của công ty qua 3 năm không có thay đổi đáng kể lắm Do hình thức chủ yếu trong thu mua sản phẩm đầu vào của Công ty là ký hợp đồng qua nhiều năm, hay thu mua hàng năm theo mùa vụ, hay thu mua dữa vào đơn đặt hàng.

Về gạo, từ năm 2009 đến năm 2010 lượng mua vào của công ty tăng mạnh, cụ thể là tăng 19048314 kg tương ứng tăng 94,24% Đến năm 2011 thì lượng mua vào có thay đổi nhưng không lớn lắm, đó là giảm 10,79% so với năm 2010 tương ứng một lượng là 4235630kg.

Nhìn chung các mặt hàng mua vào của công ty qua 3 năm không có nhiều thay đổi Lượng thóc mua vào bình quân từ 2000 – 3000 tấn trên năm, lượng phân bón mua vào cũng không thay đổi nhiều trong 3 năm Trong các sản phẩm kinh doanh của công ty có sản phẩm gạo hàng năm công ty còn xuất khẩu một lượng lớn, cụ thể như sau:

Bảng 7: Số lượng gạo xuất khẩu giai đoạn 2009 – 2011 của công ty ĐVT: k g

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Dữa vào bảng trên ta thấy: Lượng gạo xuất khẩu của 3 năm không thay đổi nhiều, mức sản lượng gạo xuất khẩu còn thấp nhưng công ty đã cố gắng để đem lại nguồn thu lớn nhất cho công ty.

Trong số lượng gạo công ty thu mua sẽ có một phần nhập vào kho lưu trữ nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh; thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khác của Nhà nước Hàng năm công ty sẽ tiến hành tham gia đấu thầu hay là được chỉ định trực tiếp về số lượng gạo nhập kho dữ trữ quốc gia Do đó công ty sẽ có kế hoạch cụ thể về số lượng gạo thu mua để nhập kho dữ trữ Sau đây là bảng số liệu thể hiện số lượng gạo nhập kho dữ trữ của công ty qua 3 năm:

Bảng 8: Số lượng gạo nhập kho dữ trữ của công ty giai đoạn 2009 – 2011 ĐVT: k g

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, số lượng gạo nhập kho dữ trữ từ năm 2009 đến năm 2010 đã tăng với mức tăng nhanh, cụ thể tăng 126,03% tương ứng

15125193 kg Đến năm 2011 thì lượng gạo nhập kho dữ trữ có giảm xuống nhưng không đáng kể, đó là giảm 8,08% Trong năm 2010 và năm 2011 lượng gạo nhập kho dữ trữ có tăng so với năm 2009 chủ yếu là do lúc này công ty đã đầu tư thêm vào tài sản nhà cửa, vật kiến thiết nên các kho lưu trữ hàng của công ty được mở rộng hơn so với năm 2009, mặt khác trong thời gian này công ty đã trúng được những gói thầu với khối lượng lớn hơn Tuy số lượng gạo nhập kho dữ trữ có tăng trong 3 năm nhưng so với kế hoạch đặt ra thì công ty vẫn chưa hoàn thành được chỉ tiêu kế hoạch đặt ra Sau đây là bảng số liệu về kế hoạch số lượng gạo nhập kho dữ trữ trong giai đoạn 2009–2011:

Bảng 9: Kế hoạch số lượng gạo nhập kho dữ trữ giai đoạn 2009-2011 ĐVT: k g

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Căn cứ vào bảng 8 và bảng 9 ta thấy: So với kế hoạch đặt ra thì chỉ có năm 2010 là công ty hoàn thành kế hoạch đặt ra, đạt 101,37% Trong 2 năm

2009, 2011 công ty đã không hoàn thành được kế hoạch đặt ra, cụ thể năm 2009 đạt 83,63% so với kế hoạch, năm 2011 đạt 71,23% so với kế hoạch Nhìn chung mức hoàn thành kế hoạch của công ty như thế là khá tốt Năm 2009, lúc này công ty mới được cổ phần hoá đi vào hoạt động chưa lâu nên các điều kiện về vốn, về phương tiện vận tải, kho dữ trữ nói chung còn gặp khó khăn nên đã trở ngại công ty chưa thể hoàn thành được kế hoạch đặt ra Trong năm 2010, kế hoạch đặt ra của công ty tương đối phù hợp với điều kiện hoạt động nên công đã hoàn thành kế hoạch khá tốt Trong năm 2011, trong quá trình bắt tay thực hiện kế hoạch gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong tình hình kinh tế lạm phát, vốn vay ngân hàng chịu lãi suất cao Bên cạnh đó là vướng mắc về những thủ tục pháp lý, thiếu văn bản hướng dẫn và việc giải tỏa mặt bằng để thi công mở rộng kho dữ trữ còn gặp các trở ngại, trong khi đó để tìm kiếm các địa điểm phù hợp hơn thì giá đền bù đất quá cao Chính vì các lý do đó mà công ty không thể hoàn thành được kế hoạch.

Trong thời gian tới công ty đang cố gắng đầu tư thêm cơ sở vật chất để mở rộng hơn các kho dữ trữ, sẵn sàng thu mua khi giá của lương thực xuống quá thấp để giảm bớt thiệt thòi cho người nông dân, đồng thời cũng để góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trước sự biến đổi khó lường của nền kinh tế thế giới Mua sắm thêm các phương tiễn kỹ thuật đem vào sử dụng nhằm phục vụ tốt hơn cho các hoạt động của công ty Dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng trước vai trò quan trọng của kho dữ trữ lương thực công ty đã đặt ra kế hoạch sẽ hoàn thành việc xây dựng kho dữ trữ lương thực vào cuối năm 2013.

4.2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

Ngoài các chỉ tiêu dùng để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện ở báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cũng rất quan trọng Bởi trong mọi hoạt động của quá trình sản xuất kinh doanh, điều cốt lõi cuối cùng mà người chủ doanh nghiệp quan tâm chính là hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh chủ yếu đề cập đến lợi ích kinh tế sẽ thu được trong hoạt động đó Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng hoạt động kinh doanh Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh là tăng cường trình độ lợi dụng nguồn lực sẵn có trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội do nhu cầu vật chất của cuộc sống con người ngày càng tăng Mục tiêu phấn đấu của mọi cá nhân, mọi đơn vị trong sản xuất kinh doanh là không ngừng nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và hiệu quả hướng tới tối đa lợi nhuận.

Qua kết quả phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Lương thực Hà Tĩnh cho thấy lợi nhuận mà công ty thu được qua 3 năm là có tăng nhưng mức tăng chưa cao Để đánh giá chính xác và toàn diện về tình hình sản xuất nói chung và hoạt động kinh doanh nói riêng, ta phải đi sâu vào phân tích một số chỉ tiêu.

4.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Nhóm chỉ tiêu này cho ta nhận định khái quát về hiệu quả kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu như: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu… Hiệu quả tổng hợp của công ty cổ phần Lương thực Hà Tĩnh được phản ánh qua các chỉ tiêu ở bảng dưới đây.

Bảng 10: Hiệu quả tổng hợp của công ty năm 2009 – 2011 ĐVT: triệu đồng

Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu(%) 2.58 0.76 0.55 - 70.63 - 27.09

Số lần chu chuyển của tổng TS(lần) 10.85 6.28 4.58 - 42.10 - 27.03

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Đánh giá tổng quát về hiệu quả hoạt động của công ty

Trên cơ sở phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động của Công ty trong những năm qua, kết hợp với việc xem xét các đặc điểm của Công ty cho thấy

Công ty có những thuận lợi và khó khăn, những mặt mạnh và mặt hạn chế như sau:

4.3.1 Những điểm mạnh và thuận lợi

Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới và những năm đầu của thế kỷ 21, nền kinh tế của nước ta và của thành phố sau đổi mới luôn tăng trưởng và ổn định, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện cho việc đầu tư, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế thế giới Trong bối cảnh đó, Công ty có những thuận lợi:

- Công ty đã rút ra được những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành mọi hoạt động của Công ty theo mô hình cổ phần có các xí nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc, vận hành trong cơ chế nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Việc chuyển đổi hình thức Công ty từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần được sự hưởng ứng của cán bộ công nhân viên toàn Công ty, vì vậy đã tạo được không khí đoàn kết, sôi nổi hoạt động của Công ty.

- Công ty có những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, nguồn đầu vào dồi dào.

- Đội ngũ quản lý Công ty đã từng bước thích ứng với cơ chế thị trường, từng vị trí công tác tương đối chủ động với vai trò nhiệm vụ được phân công. Đội ngũ công nhân có tay nghề ngày càng thuần thục, nhiệt tình trong lao động sản xuất

- Thị trường hoạt động được mở rộng, củng cố được niềm tin và không ngừng phát triển với những khách hàng đã có quan hệ lâu dài với Công ty, tạo được những hình ảnh tốt đẹp về Công ty đến với mọi khách hàng.

- Hiệp định thương mại Việt -Mỹ được chính phủ 2 nước thông qua, mở ra một thị trường tương đối rộng và đầy niềm tin cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Công ty chúng ta.

- Qui mô Công ty ngày càng mở rộng và phát triển, đủ điều kiện đáp ứng tốt các yêu cầu về hoạt động sản xuất cũng như nhiệm vụ chính trị của Công ty.

Sau khi chia tách, Công ty có cơ hội tổ chức lại bộ máy sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả và hợp lý hơn Công ty hoàn toàn tự chủ về tổ chức và quản lý kinh doanh tự chủ về giá bán, giá mua nguyên liệu, phân phối khối lượng sản phẩm tiêu thụ cho khách hàng của mình, chủ động mở rộng thị trường và thị phần Mô hình Công ty cổ phần thuận lợi hơn trong các kế hoạch đầu tư phát triển kinh doanh, kế hoạch lương và thu nhập cho người lao động, phân phối lợi nhuận và trả cổ tức Lúc này người lao động thực sự làm chủ công ty thông qua việc sở hữu cổ phần và những cổ tức nên người lao động tích cực hơn, khuyến khích được sự tham gia của người lao động có kinh nghiệm và có trình độ tay nghề cao Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong sản xuất kinh doanh như gói kích cầu của chính phủ về hộ trợ 50% lãi suất tiền vay ngân hàng, hỗ trợ mua xe… đã tạo điều kiện cho Công ty chủ động và mạnh dạn vay vốn kinh doanh hơn Được hưởng ưu đãi về thuế khi cổ phần hoá, khi nhận lỗ bàn giao từ Công ty Thanh Nghệ Tĩnh.

Sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp, công ty đi vào hoạt động Việc thực hiện, sắp xếp cổ phần hoá đã đem lại những kết quả quan trọng, các chỉ tiêu chính như: doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, thu nhập bình quân củaCBCNV – lao động của toàn công ty đã có sự tăng trưởng cao Trong giai đoạn qua các chỉ tiêu về kinh tế không ngừng tăng trưởng Với sự tăng trưởng về kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh như trên, Công ty Lương thực Hà Tĩnh đã chủ động nắm vững thị trường theo từng thời điểm để chỉ đạo tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, từ cung ứng xuất khẩu gạo cho Tổng công ty đến thị trường nội địa như lúa, gạo , vật tư phân bón có điều kiện và tiềm lực để tham gia thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị vừa bình ổn giá cả vừa mua tạm trữ khi cần thiết, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, tích cực tham gia công tác an sinh xã hội Tổng số kinh phí hoạt động an sinh xã hội trong 3 năm qua trên 500 triệu đồng Nhưng bên cạnh đó, Công ty cũng còn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt hoạt động trong nền kinh tế thị trường như hiện nay với quy luật cạnh tranh, đào thải khắc nghiệt Vì vậy nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, báo cáo sẽ tập trung đi sâu vào một số giải pháp góp phần thực hiện mục tiêu đó.

Nhìn chung các mặt hoạt động của Công ty cổ phần Lương thực Hà Tĩnh được quản lý tương đối chặt chẽ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thông suốt, phục vụ kịp thời cho công tác của đơn vị.

Mặc dù hoạt động trong nền kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh đang diễn ra gay gắt nhưng với sự cố gắng phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, hiệu quả hoạt động ngày càng được cải thiện, dự đoán có nhiều triển vọng trong thời gian tới Việc phát huy khai thác tối đa các nhân tố nhằm làm tăng lợi nhuận cao hơn và cùng với những chính sách vĩ mô của Nhà nước, chắc chắn trong những năm tới sẽ nâng cao hơn nữa uy tín của Công ty Từ đó, kích thích sự đầu tư tham gia của các cổ đông trong quá trình tích tụ vốn nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng khả năng thanh khoản của Công ty.

Nguồn vốn của công ty ngày càng được sử dụng hợp lý hơn, nguồn vốn chủ sở hữu ngày một tăng lên.

Công ty đã thu hút được một lượng lao động tương đối lớn do quy mô sản xuất ngày một tăng Điều này còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc: giải quyết được tình trạng thiếu việc làm cho hàng ngàn lao động hiện nay.

4.3.2 Những điểm yếu và khó khăn

Khó khăn lớn nhất của Công ty là vốn kinh doanh và đầu tư chiều sâu. Khả năng làm chủ tài chính của công ty còn quá ít Vốn kinh doanh (vốn lưu động và vốn cố định) chủ yếu là vốn đi vay Hoạt động tài chính hàng năm của công ty còn nhỏ, có những năm còn âm do việc phải chi trả tiền lãi và gốc, chi phí cố định cho một đơn vị sản phẩm quá cao Đồng thời do nhận bàn giao từ Công ty Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh là nhận lỗ gần 5 tỷ đồng nên vay vốn kinh doanh chủ yếu là vay ngân hàng và trong hạn mức cho phép, cơ sở vật chất kỹ thuật đã xuống cấp không đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh nên việc mở rộng còn gặp khó khăn.

- Công ty chưa hình thành được nguồn cung cấp ổn định, do chưa có hệ thống thu mua trải rộng đến nơi sản xuất (nông dân) nên không hình thành được màng lưới kinh doanh ổn định, mà chủ yếu mua qua thương lái, tư nhân hoặc pháp nhân trung gian cung cấp nông sản làm tăng chi phí thu mua và tăng thời gian tồn kho Do đó Công ty phải có lưu trữ và xử lý nguyên liệu để đảm bảo dữ trữ nguyên liệu hợp lý.

- Cơ cấu kinh doanh chứa đụng rủi ro, tỷ suất lợi nhuận còn thấp, khả năng tích luỹ vốn thấp các mặt hàng kinh doanh của Công ty chủ yếu là kinh doanh xuất khẩu nông sản chỉ dừng ở mức sơ chế, chưa chế biến được những sản phẩm có chất lượng cao nên giá trị thặng dư trong sản phẩm không cao, sản phẩm có tính cạnh tranh thấp, tỷ suất lợi nhuận thấp Công ty chưa có điều kiện tích luỹ để mở rộng sản xuất.

Ngày đăng: 28/08/2023, 00:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty - Phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần lương thực hà tĩnh
Sơ đồ 1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty (Trang 41)
Bảng 1: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm - Phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần lương thực hà tĩnh
Bảng 1 Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm (Trang 48)
Bảng 13: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty - Phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần lương thực hà tĩnh
Bảng 13 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty (Trang 74)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w