1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng ngoại thương việt nam chi nhánh thăng long

77 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam Chi Nhánh Thăng Long
Tác giả Ngô Thị Thu Huyền
Trường học Khoa Toán Kinh Tế
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 442,86 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH THĂNG LONG (7)
    • 1/ Sự ra đời của ngân hàng thương mại (7)
    • 2/ Chức năng của Ngân hàng thương mại (8)
    • 1/ Nghiệp vụ nguồn vốn của Ngân hàng thương mại (9)
    • 2/ Nghiệp vụ cho vay (10)
    • 3/ Các nghiệp vụ khác của Ngân hàng thương mại (11)
      • 3.1/ Cho thuê tài chính (11)
      • 3.2/ Nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu (12)
      • 3.3/ Nghiệp vụ thanh toán của NHTM (13)
      • 3.4/ Nghiệp vụ bảo lãnh (14)
      • 3.5/ Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (15)
      • 3.6/ Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán (16)
      • 3.7/ Nghiệp vụ Ngân hàng điện tử (17)
    • 1/ Một số quy định về cho vay (17)
      • 1.1/ Đối tượng cho vay (17)
      • 1.2/ Nguyên tắc cho vay vốn (18)
      • 1.3/ Điều kiện vay (18)
    • 2/ Các hình thức cho vay của Ngân hàng thương mại (19)
      • 2.1/ Dựa theo mục đích sử dụng tiền vay (19)
      • 2.2/ Dựa theo thời hạn cho vay (20)
      • 2.3/ Dựa theo hình thức đảm bảo của các khoản vay (21)
    • 3/ Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng (22)
      • 3.1/ Các nhân tố ảnh hưởng thuộc về bản thân ngân hàng (22)
      • 3.2/ Các đối thủ cạnh tranh (25)
      • 3.3/ Sự phát triển của nền kinh tế (25)
      • 3.4/ Hệ thống pháp luật (26)
    • 4/ Vai trò của nghiệp vụ cho vay đối với ngân hàng thương mại (26)
    • 1/ Tìm hiểu chung về Ngân hàng Ngoại thương (28)
    • 2/ Tìm hiểu chung về Ngân hàng Ngoại thương Việt nam chi nhánh Thăng Long (29)
      • 2.1/ Đặc điểm hoạt động (29)
      • 2.2/ Cơ cấu tổ chức và chức năng chính của các phòng ban (30)
      • 2.3/ Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban (31)
      • 2.4/ Vài nét sơ bộ về hoạt động cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Việt (35)
  • CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG TỪ THÁNG 9/2007 ĐẾN 12/2008 (38)
    • 1/ Danh sách các biến sử dụng (38)
    • 2/ Bảng số liệu sử dụng (40)
    • 1/ Phân tích sơ bộ về hoạt động cho vay tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Thăng Long (sử dụng thống kê mô tả) (44)
      • 1.1/ Cơ cấu tổng cho vay tại chi nhánh qua các tháng 9/2007 đến 12/2008 (44)
      • 1.2/ Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn ngắn hạn và dài hạn tại chi nhánh (45)
      • 1.3/ Cơ cấu cho vay ngoại tệ quy VND và cho vay VND tại chi nhánh (46)
      • 1.4/ Diễn biến tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ từ 9/2007 đến 12/2008 (47)
    • 2/ Cơ cấu tổng cho vay thể nhân tại các phòng giao dịch (49)
      • 2.1/ Cơ cấu tổng cho vay trung bình tháng tại các phòng giao dịch từ 11- (49)
      • 2.2/ Xem xét hiệu quả cho vay của các phòng giao dịch (51)
    • 3/ Ảnh hưởng của một số nhân tố đến hiệu quả hoạt động cho vay của chi nhánh (Dùng phân tích tương quan trong phần mềm SPSS) (54)
      • 3.1/ Ảnh hưởng của một số nhân tố đến tổng lượng cho vay (54)
      • 3.2/ Ảnh hưởng của một số nhân tố đến tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ (58)
    • 4/ Xây dựng mô hình hồi quy phân tích hiệu quả cho vay (64)
      • 4.1/ Mô hình hồi quy dư nợ cho vay phục thuộc vào tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn (Sử dụng phần mềm stata) (64)
      • 4.2/ Mô hình hồi quy tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng cho vay phụ thuộc vào tổng cho vay và nợ quá hạn (sử dụng phần mềm stata) (67)
    • 5/ Dự báo lượng cho vay theo phương pháp san mũ Holt- winter trong một số thời ký tiếp theo (sử dụng phần mềm Eviews) (70)
    • 6/ Một số đề xuất nhằm gia tăng lượng vốn cho vay của ngân hàng (72)
      • 6.1/ Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long (72)
      • 6.2/ Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác cho vay của ngân hàng (73)
  • KẾT LUẬN (76)

Nội dung

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH THĂNG LONG

Sự ra đời của ngân hàng thương mại

Ngân hàng bắt nguồn từ một công việc rất đơn giản là giữ các đồ vật quý cho những người chủ sở hữu nó, tránh gây mất mát Đổi lại, người chủ sở hữu phải trả cho người giữ một khoản tiền công Khi công việc này mang lại nhiều lợi ích cho những người gửi, các đồ vật cần gửi ngày càng đa dạng hơn, và đa đại diện cho các vật có giá trị như vậy là tiền, dần dần, ngân hàng là nơi giữ tiền cho những người có tiền Khi xã hội phát triển, thương mại phát triển, nhu cầu về tiền ngày càng lớn, tức là phát sinh nhu cầu vay tiền ngày càng lớn trong xã hội Khi nắm trong tay một lượng tiền, những người giữ tiền nảy ra một nhu cầu cho vay số tiền đó, vì lượng tiền trong tay họ không phải bao giờ cũng bị đòi trong cùng một thời gian, tức là có độ chênh lệch lượng tiền cần gửi và lượng tiền cần rút của người chủ sở hữu Từ đó phát sinh nghiệp vụ đầu tiên nhưng cơ bản nhất của ngân hàng nói chung, đó là huy động vốn và cho vay vốn Ngân hàng thương mại phát triển qua ba giai đoạn như sau:

*Giai đoạn 1: từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII

Trong giai đoạn này hoạt động của Ngân hàng có hai đặc trưng:

_Các Ngân hàng hoạt động độc lập chưa tạo ra hệ thống, không chịu sự ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau.

_ Mỗi Ngân hàng đều có những chức năng hoạt động như nhau bao gồm nhận ký thác của khách hàng, chiết khấu cho vay, phát hành giấy bạc ngân hàng vào lưu thông, thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ khác như đổi tiền chuyển ngân.

*Giai đoạn 2: từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX Đầu thế kỷ XVIII lưu thông hàng hóa được mở rộng cả về quy mô và phạm vi Trong điều kiện ấy nhiều ngân hàng phát hành với nhiều loại khác nhau sẽ làm cản trở quá trình phát triển của nền kinh tế, vì vậy nhà nước đã can thiệp vào hoạt động của ngân hàng bằng cách ban hành các đạo luật để hạn chế số lượng các ngân hàng được phép phát hành.

Trong giai đoạn này hệ thống ngân hàng được chia làm hai loại:

_ Các Ngân hàng không được phát hành tiền được gọi là ngân hàng trung gian trong đó chủ yếu là các ngân hàng thương mại.

_ Các ngân hàng được phép phát hành tiền được gọi là ngân hàng phát hành.

*Giai đoạn 3: từ đầu thế kỷ XX đến nay

Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, phần lớn các nước phát triển đac được thực hiện cơ chế một ngân hàng độc quyền phát hành, tuy nhiên các ngân hàng này vẫn thuộc quyền sở hữu tư nhân Ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng một cấp ra đời và tồn tại từ 1955 đến

1987 gắn liền với cơ chế quản lý theo kế hoạch tập trung Trong giai đoạn này NHNN vừa đóng vai trò NHTW vừa đóng vai trò trung gian Hệ thống ngân hàng hai cấp ra đời năm 1988 chia hệ thống ngân hàng làm hai loại: NHTW là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và ngân hàng độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng vào lưu thông; ngân hàng trung gian đóng vai trò là doanh nghiệp thực hiện kinh doanh tiền tệ.

Chức năng của Ngân hàng thương mại

Luật tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm

1997, định nghĩa: NHTM là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan NHTM có ba chức năng cơ bản đối với nền kinh tế:

_ Chức năng trung gian tài chính, bao gồm trung gian tín dụng và trung gian

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

_ Chức năng tạo tiền, tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ cho nền kinh tế.

_ Chức năng “sản xuất” bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để tạp ra “sản phầm” và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế.

II/ Nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại

Nghiệp vụ nguồn vốn của Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ngân hàng- một trung gian tài chính cung ứng vốn chủ yếu, hữu hiệu cho nền kinh tế Việc tạo lập và tổ chức quản lý vốn của ngân hàng thương mại là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu đối với NHTM Một ngân hàng bất kì nào cũng bắt đầu hoạt động của mình bằng nghiệp vụ huy động vốn còn gọi là nghiệp vụ tài sản nợ Ngân hàng có thể huy động vốn dưới các hình thức sau đây:

_ Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.

_ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.

_ Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức tín dụng nước ngoài.

_ Vay vốn ngắn hạn của NHNN theo quy định của Luật NHNN Việt Nam.

Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác Không có nghiệp vụ huy động vốn,NHTM sẽ không có đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn ngân hàng thương mại có thể đo

6 lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng.

Từ đó, NHTM có các biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng

Nghiệp vụ huy động vốn không chỉ có ý nghĩa quan trọng với ngân hàng mà còn có ý nghĩa quan trọng với khách hàng Đối với khách hàng, nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lời, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai Mặt khác, nghiệp vụ huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để họ cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi Cuối cùng nghiệp vụ huy động vốn giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, kinh doanh hoặc cần tiền cho tiêu dùng.

Nghiệp vụ cho vay

Sau khi huy động được vốn, nắm trong tay một số tiền nhất định thì các NHTM phải làm thế nào để hiệu qủa hóa những nguồn vốn này, nghĩa là tìm cách để khoản tiền đó được đầu tư đúng nơi, đúng chỗ, an toàn và đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng Một trong những hình thức sử dụng vốn rất quan trong trong hoạt động kinh doanh của NHTM là cho vay Khi định nghĩa về hoạt động cho vay có rất nhiều quan điểm khác nhau, nhưng nói tóm lại, có thể định nghĩa hoạt động cho vay của NHTM là việc chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ NHTM (người sở hữu) sang khách hàng vay (người sử dụng) để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi

Cho vay là quyền của NHTM Sự phát triển của hoạt động cho vay của Ngân hàng có vị trí ngày càng quan trọng trong sự phát triển kinh tế Hơn nữa thông qua hoạt động cho vay, NHTM có khả năng mở rộng lương tiền cung

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế ứng trên thị trường Tuy nhiên hoạt động cho vay của Ngân hàng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro nên NHTM thường yêu cầu khách hàng vay phải tuân thủ những điều kiện mang tính chất pháp lý nhằm đảm bảo trả nợ khi đến hạn.

Lãi thu được từ hoạt động cho vay, ngân hàng sẽ dùng nó để trả lãi suất cho nguồn vốn đã huy động và đi vay, thanh toán những chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại và chi phí rủi ro đầu tư, phần còn lại sẽ là lợi nhuận của Ngân hàng

Kinh tế ngày càng phát triển và có nhiều biến động, lượng cho vay của NHTM gia tăng nhanh hơn trước và loại hình cho vay cũng vô cùng phong phú và đa dạng Tại hầu hết các nước công nghiệp phát triển trong nhóm những nước hàng đầu thế giới, hoạt động cho vay của các NHTM đã mở rộng dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn Ngược lại , ở các nước đang phát triển, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn so với cho vay dài hạn do nhiều nguyên nhân như thiếu độ an toàn và tin cậy cho các khoản đầu tư dài hạn, tình hình kinh tế vĩ mô và vi mô có nhiều biến động khó dự báo được, khung pháp lý và các chính sách kinh tế còn chưa được hoàn thiện Là một phần của hoạt động tín dụng của ngân hàng, hoạt động cho vay ra đời từ buổi đầu đã trở thành nghiệp vụ cơ bản và vô cùng quan trọng của ngân hàng.

Các nghiệp vụ khác của Ngân hàng thương mại

3.1/ Cho thuê tài chính Ở Việt Nam, nghiệp vụ cho thuê tài chính được đề cập từ năm 1991. Sau đó, vào 17/5/1995, Ngân hàng nhà nước ra Quyết định số 149/QĐ-NH5 về Thể lệ tín dụng thuê mua và cuối năm 1995, lần đầu tiên có một văn bản dưới luật về hoạt động cho thuê tài chính ra đời – Nghị định 64/CP ngày9/10/1995 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính và trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm

8 của một số năm tổ chức triển khai nghiệp vụ này tại Việt Nam, ngày 2/5/2001 Thủ tướng chính phủ ban hàng nghị định 16/CP – Quy chế về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam Hiện nay trên thế giới, mỗi quốc gia khác nhau có khái niệm khác nhau về cho thuê tài chính, song ngày nay nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng định nghĩa về cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính quốc tế (IFC) là chính xác hơn và được định nghĩa như sau:

“Cho thuê tài chính là một thỏa thuận mang tính hợp đồng cho phép một bên (Bên đi thuê) được sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của Công ty cho thuê (Bên cho thuê) và thực hiện các khoản chi trả định kỳ đã được quy định cụ thể”.

3.2/ Nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu

Trong điều kiện hội nhập quốc tế và thương mại toàn cầu như hiện nay, vấn đề giao thương quốc tế và hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng trở nên phổ biến và mở rộng không ngừng Điều này tạo nên nhiều cơ hội và thách thức cho các nhà xuất khẩu cũng như nhập khẩu của mỗi quốc gia Trong đó, đối với các nhà xuất khẩu, thực tế so với việc trao đổi hàng hóa nội địa thì thực hiện bán hàng ra thị trường thế giới mang lại rất nhiều lợi ích Đó là việc các nhà xuất khẩu có được lợi nhuận cao hơn, có điều kiện tiếp cận nhiều khách hàng và có nguồn ngoại tệ dồi dào hơn Còn với chính phủ các nước, lĩnh vực xuất khẩu đem lại những nguồn thu nhập lớn từ nước ngoài, tạo việc làm, công nghệ hiện đại phục vụ phát triển kinh tế các nước Cùng với phát triển xuất khẩu, nhu cầu nhập khẩu những hàng hóa cần thiết cho việc sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế cũng cần quan tâm để có thể tập trung vốn vào sản xuất những loại hàng hóa là thế mạnh của mình.

Tuy nhiên cùng với những lợi ích mang lại từ giao thương quốc tế thì sự cạnh tranh gay gắt trên một thị trường rộng lớn đòi hỏi các nhà xuất nhập

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế khẩu phải tìm kiếm một sự hỗ trợ rất lớn về mặt tài chính cũng như về mặt kỹ thuật từ các NHTM để đảm bảo hạn chế rủi ro phát sinh và đủ khả năng để tiến hành một thương vụ quốc tế được an toàn bởi vì hoạt động xuất nhập khẩu luôn ẩn chứa các nguy cơ dẫn đến rủi ro và thất bại Ngoài những khó khăn thông thường như trong kinh doanh nội địa, các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu còn phải đối đầu với những nguy cơ khác xuất phát từ nhiều yếu tố đặc thù trong giao thương quốc tế về thời gian thực hiện giao dịch, khoảng cách địa lý, về loại hình thanh toán và những biến động tỷ giá hối đoái, về sự khác biệt luật lệ, tập quán kinh doanh và các quy định điều tiết giữa các chính phủ.

Mặt khác, tuy nói rằng hoạt động tài trợ là của ngân hàng dành cho các doanh nghiệp nhưng lợi ích không chỉ phát sinh cho các doanh nghiệp mà ở đây khi tài trợ ngân hàng cũng có một lợi ích rất lớn Hoạt động tài trợ mang lại một nguồn thu nhập: lãi và phí dịch vụ hấp dẫn cho ngân hàng Thực tế cho thấy, hầu hết tổ chức tài chính ở khắp các nước đều đặc biệt chú trọng việc cung ứng hệ thống dịch vụ ngân hàng quốc tế, hoặc hẹp hơn nữa-chuyên doanh tài trợ ngoại thương Chính mối quan hệ gắn bó chặt chẽ về lợi ích giữa ngân hàng và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là đông lực thúc đẩy hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu ngày càng phát triến.

3.3/ Nghiệp vụ thanh toán của NHTM a Thanh toán qua Ngân hàng

*Thanh toán giữa các khách hàng

Khi thực hiện nghiệp vụ huy động vốn, NHTM tiến hành mở tài khoản cho khách hàng ký gửi tiền Qua nghiệp vụ này một mặt ngân hàng huy động vốn được từ khách hàng, mặt khác ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng khác Thanh toán giữa các khách hàng với nhau qua ngân hàng là một trong những dịch vụ ngân hàng gắn liền với việc mở tài khoản

1 0 đó Thanh toán giữa các khách hàng qua ngân hàng là việc thanh toán bằng cách trích tiền từ tài khoản của người phải trả chuyển sang tài khoản của người thụ hưởng thông qua nghiệp vụ kế toán thanh toán của ngân hàng Các thể thức thanh toán đã được ban hành trong quy chế thanh toán qua ngân hàng bao gồm: thanh toán bằng ủy nhiệm chi; thanh toán bằng ủy nhiệm thu; thanh toán bằng thẻ ngân hàng; thanh toán bằng thư tín dụng; thanh toán bằng séc.

* Thanh toán giữa các Ngân hàng

Trong trường hợp hai bên chi trả và thụ hưởng không có tài khoản ở cùng ngân hàng, việc thanh toán giữa các đơn vị sẽ dẫn đến yêu cầu thanh toán giữa các ngân hàng với nhau Các cách thức thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng thương mại bao gồm: thanh toán qua Ngân hàng nhà nước; thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng; thanh toán thu hộ, chi hộ giữa các ngân hàng. b.Thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế sử dụng một số phương tiện thanh toán chủ yếu như Hối phiếu (Bill of Exchange hay Draft); Kỳ phiếu (hối phiếu nhận nợ, lệnh phiếu-promissory, note); séc (cheque)

Quan hệ thanh toán quốc tế được thực hiện thông qua các phương thức thanh toán (là toàn bộ quá trình, điều kiện qui định việc trả tiền và nhận mua hàng của người mua, việc nhân tiền và giao hàng của người bán trong thương mại quốc tế) , mỗi phương thức thanh toán thích ứng với điều kiện quan hệ thanh toán cụ thể Có thể kể đến một số phương thức thanh toán sau: phương thức chuyển tiền; phương thức nhờ thu; phương thức tín dụng chứng từ.

Bảo lãnh là một loại hình nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, xuất hiện vào giữa những năm 1960 ở Mỹ; vào đầu những năm 1970, nghiệp vụ này bắt đầu được sử dụng trong những giao dịch quốc tế Cho đến này, với khả năng ứng

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế dụng rộng rãi trong các loại giao dịch ( kể cả trong giao dịch tài chính và phi tài chính, thương mại lẫn phi thương mại) nên vị trí của bảo lãnh ngân hàng ngày càng được củng cố và mở rộng không ngừng, hầu hết các giao dịch lớn trong phạm vi nội địa cũng như trên phạm vi quốc tế đều có sự hỗ trợ của bảo lãnh ngân hàng.

Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, bao gồm Ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng đầu tư phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng hợp tác, các loại hình ngân hàng khác và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng thanh lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng (gọi chung là tổ chức tín dụng) Bên nhận bảo lãnh là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của các tổ chức tín dụng.

3.5/ Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

Một số quy định về cho vay

Ngân hàng thương mại chỉ cho vay đáp ứng những nhu cầu vay vốn hợp pháp theo quy định của pháp luật Ở các nước khác nhau có các quy định cho vay khác nhau Ở Việt Nam theo quy định luật các tổ chức tín dụng, luật NHNN và các văn bản hiện hành quy định tổ chức tín dụng không được cho vay những nhu cầu vay vốn để thực hiện các nội dung sau:

_ Mua sắm các tài sản và chi phí hình thành lên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.

_ Thanh toán các khoản chi phí để thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm. _Đáp ứng các nhu cầu tài chính để giao dịch mà pháp luật cấm.

1.2/ Nguyên tắc cho vay vốn Để đảm bảo an toàn vốn, trong quá trình cho vay các NHTM luôn phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

_Tiền vay phải sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng theo nguyên tắc này thì mọi khoản vay đều phải được xác định trước về mục đích kinh tế Bởi vậy các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay vốn, trước khi vay phải trình bày với ngân hàng mục đích của việc vay vốn, phải nộp cho ngân hàng các kế hoạch hay dự án sản xuất kinh doanh, các hợp đồng cung cấp và tiêu thụ sản phẩm, các tài liệu kế toán để ngân hàng xem xét, trên cơ sở đó xác định kế hoạch cho vay Khi cho vay, ngân hàng cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng vay vốn và khách hàng phải cam kết sử dụng tiền vay đúng mục đích và điều này được ghi trong hợp đồng tín dụng đó Ngân hàng có trách nhiệm kiểm soát việc sử dụng vốn của khách hàng, nếu khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích ngân hàng phải áp dụng các biện pháp chế tài thích hợp nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng.

_Tiền vay phải hoàn trả đúng hạn đầy đủ cả gốc lẫn lãi Tính hoàn trả là thuộc tính vốn có của tín dụng, sự hoàn trả là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng khi cho vay, thu hồi nợ đúng hạn là cơ sở để các ngân hàng thương mại tồn tại và phát triển.

Mặc dù khi cho vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc như vừa nêu trên nhưng thực tế không phải khách hàng nào cũng có thể tuân thủ đúng các nguyên tắc này Do vậy, để giúp cho việc đảm bảo các nguyên tắc vay vốn, ngân hàng chỉ xem xét cho vay khi khách hàng thỏa mãn một số điều kiện cho vay nhất định, bao gồm:

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế

_ Khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

_ Khách hàng có mục đích vay vốn hợp pháp.

_ Khách hàng có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. _ Khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả.

_ Khách hàng phải thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Các hình thức cho vay của Ngân hàng thương mại

2.1/ Dựa theo mục đích sử dụng tiền vay

*Cho vay để kinh doanh

Ngân hàng cho các doanh nghiệp vay với mục đích để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất hay đáp ứng một nhu cầu nào đó về tiền của doanh nghiệp Tài trợ vốn cho khách hàng kinh doanh chủ yếu gồm hai loại: cho vay bổ sung vốn lưu động và cho vay khác như chiết khấu chứng từ có giá, cho vay trên bộ chứng từ hàng xuất, cho vau theo hạn mức khấu chi, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng và cho vay kinh doanh chứng khoán.

Mục đích của loại cho vay này là người đi vay phải sử dụng tiền vay vào việc tiêu dùng, mua sắm tài sản cố định nhằm mục đích phục vụ cá nhân.Khi thực hiện hình thức cho vay này, cán bộ tín dụng đã phải tính đến nguồn tiền được dùng trả nợ Ngân hàng chính là thu nhập cá nhân của người vay tiền Hình thức cho vay này mới chỉ xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, khi nền kinh tế hàng hóa phát triển và những cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra, khiến giới tư bản sản xuất đã phải bỏ đi bao nhiêu hàng hóa khi mà nhu cầu tiêu dùng có nhưng không có cầu thực sự Cho vay tiêu dùng bao gồm các hình

1 6 thức sau: cho vay cầm đồ, cho vay đảm bảo bằng thu nhập của người lao động, cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ tiền vay.

2.2/ Dựa theo thời hạn cho vay

Hình thức cho vay này nhằm tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của nhà nước, doanh nghiệp, hộ sản xuất trong thời hạn dưới một năm Cho vay ngắn hạn trong những trường hợp sau:

Ngân hàng cho nhà nước vay để tài trợ nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Hình thức phổ biến hiện nay là ngân hàng mua trái phiểu kho bạc phát hành. Khả năng hoàn trả của nhà nước rất cao, song cũng không loại trừ có trường hợp Nhà nước mất khả năng chi trả khi đến hạn.

Ngân hàng cho vay đối với các tổ chức tài chính như các Ngân hàng, các công ty tài chính, quỹ tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản Một số công ty chứng khoán vay vốn ngắn hạn cuả NHTM trong quá trình bảo lãnh và phân phối chứng khoán cho công ty phát hành Phần lớn các khoản vay này đều dựa trên uy tín của người vay.

Ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp nhằm tài trợ nhu cầu vốn tăng thêm cho sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp là khách hàng chiếm số lượng đông nhất của các NHTM Phần lớn các khoản vay này có thế chấp hoặc cầm cố tài sản.

Các doanh nghiệp bán lẻ, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng theo thời vụ hay các doanh nghiệp cần vay Ngân hàng để xây dựng, mở rộng cải tiến tài sản cố định thường là khách hàng chủ yếu của ngân hàng.

* Cho vay trung và dài hạn

Doanh nghiệp có nhu cầu vay trung dài hạn để mua trang thiết bị, xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mua công nghệ với sự phát triển, nhu cầu vốn trung và dài hạn ngày càng cao.Nhà nước vay trung và dài hạn để đầu tư phát triển.

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế

Ngân hàng mua các trái phiếu trung và dài hạn doanh nghiệp nhằm tài trợ cho các quá trình hình thành tài sản cố định Kỳ hạn và khả năng chuyển đổi của trái phiếu, lãi suất trái phiếu, tình hình tài chính doanh nghiệp, các kế hoạch tương lai đều được ngân hàng tính toán khi mua trái phiếu.

Khi khách hàng có kế hoạch mua sắm, xây dựng tài sản cố định, nhằm thực hiện các dự án nhất định có thể xin vay ngân hàng Một trong những yêu cầu cho vay của ngân hàng là người vay phải xây dựng dự án, thể hiện mục đích, kế hoạch đầu tư cũng như quá trình thực hiện dự án Thẩm định dự án là điều kiện để ngân hàng quyết định phần vốn cho vay xác định khả năng hoàn trả của doanh nghiệp.

2.3/ Dựa theo hình thức đảm bảo của các khoản vay

* Cho vay có bảo đảm Đây là những khoản cho vay mà bên cạnh việc cho khách hàng vay vốn, ngân hàng còn nắm giữ tài sản của người vay với mục đích xử lý tài sản đó để thu hồi vốn vay khi người đó vi phạm hợp đồng tín dụng Quá trình cung ứng vốn của NHTM, không kể dưới hình thức nào đều làm tăng khối lượng tiền vào nền kinh tế, làm tăng khối lượng hàng hóa trên thị trường. Ngoài ra khi thực hiện việc cho vay Ngân hàng không trực tiếp quản lý nguồn vốn của mình vì thế có rất nhiều rủi ro xảy ra, nguy cơ không thu hồi đủ số vốn vay là rất cao vì thế các ngân hàng khi cho vay thường yêu cầu người vay phải có tài khoản bảo đảm cho khoản vay.

* Cho vay không có bảo đảm

Là các khoản cho vay mà ngân hàng không nắm giữ tài sản của người đi vay để xử lý nhằm thu hồi nợ mà thay vào đó là điều kiện ràng buộc khác khi ký hợp đồng tín dụng Những điều kiện này có thể là: người đi vay không được giao dịch với ngân hàng nào khác, hoạt động kinh doanh của người đi vay phải được ngân hàng quản lý Thông thường chỉ có những khách hàng có

1 8 quan hệ lâu năm với ngân hàng hoặc những khách hàng có uy tín, hay những khách hàng mà ngân hàng có tham gia góp vốn vào thì mới được cho vay không có bảo đảm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng

3.1/ Các nhân tố ảnh hưởng thuộc về bản thân ngân hàng a Nguồn vốn của ngân hàng

Một Ngân hàng cũng như một doanh nghiệp, muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì phải có vốn hai nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng là vốn tự có và vốn huy động.

NHTM nằm trong hệ thống Ngân hàng chịu sự tác động của chính sách tiền tệ, chịu sự quản lý của NHTW và tuân thủ các quy định của pháp Ngân hàng Một Ngân hàng có số vốn tự có lớn sẽ có khả năng huy động vốn càng cao và Ngân hàng sẽ dễ dàng thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.

Ngân hàng cho vay bằng nguồn vốn huy động của mình nên hoạt động cho vay sẽ ngày càng được tăng cường , số lượng và chất lượng cho vay ngày càng lớn khi mà Ngân hàng có nguồn vốn lớn mạnh Khi nguồn vốn của Ngân hàng tăng trưởng đều đặn, hợp lý thì Ngân hàng có thêm nhiều tiền cho khách hàng vay, hoạt động cho vay theo đó sẽ được tăng cường và mở rộng Còn nếu lượng vốn ít thì không đủ tiền cho khách hàng vay, Ngân hàng sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư, lợi nhuận của Ngân hàng sẽ không cao và việc tăng cường hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế Nhưng nếu vốn quá nhiều, Ngân hàng cho vay ít so với lượng vốn huy động thì sẽ gây ra hiện tượng tồn đọng vốn. Lượng vốn tồn đọng này không sinh lời và lãi suất phải trả cho nó sẽ làm giảm bớt lợi nhuận của Ngân hàng Nghiên cứu tình hình huy động vốn của

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế

Ngân hàng là quan trọng khi muốn tăng cường hoạt động cho vay. b Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng

Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển phải có phương hướng và chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ phát triển Chiến lược kinh doanh phù hợp thì hoạt động cho vay sẽ được mở rộng. c Chính sách và thông tin về tín dụng

Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, phương thức cho vay, hướng giải quyết phần khách hàng vay vượt giới hạn, xử lý các khoản vay có vẫn đề…tất cả các yếu tố đó có tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến việc mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Nếu như tất cả các yếu tố thuộc chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì Ngân hàng đó sẽ thành công trong việc tăng cường hoạt động cho vay nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng Ngược lại, những yếu tố này bất hợp lý, cứng nhắc, không theo sát tình hình thực tế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tăng cường hoạt động cho vay của Ngân hàng.

Một yếu tố không thể thiếu được quyết định đến hiệu quả và chất lượng cho vay của ngân hàng là việc nắm bắt những thông tin bên trong và bên ngoài ngân hàng Thông tin bên trong là thông tin cung cấp cho biết rõ những điểm mạnh yếu của các nguồn lực khác nhau trong ngân hàng mình Luồng thông tin bên ngoài bao gồm những thông tin về khách hàng, những biến đổi của môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị pháp luật, các đối thủ cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng…Nếu một ngân hàng nắm bắt kịp thời những thông tin đa dạng nói trên thì ngân hàng đó sẽ đưa ra những phương hướng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng phù hợp Những thông tin về khách hàng chính xác thì hoạt động cho vay của

2 0 ngân hàng đối với từng khách hàng sẽ hợp lý và chủ động hơn Điều đó sẽ giúp cho ngân hàng không bỏ lỡ nhiều cơ hội cho vay tốt, đồng thời hạn chế được những rủi roc ho những khoản vay của mình Ngược lại nếu thông tin không kịp thời, chính xác thì ngân hàng sẽ cho vay không hợp lý Cho vay quá thấp sẽ hạn chế khả năng sản xuất của doanh nghiệp do lượng vốn đi vay chưa đủ để doanh nghiệp đầu tư hoàn thiện nhưng nếu cho vay quá cao so với nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng thì Ngân hàng sẽ bị thua lỗ khi khách hàng không có khả năng trả hết nợ.

Thực tế ở nước ta, việc tiếp cận thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ còn gặp nhiều khó khăn nên khả năng cho vay của ngân hàng còn nhiều hạn chế. d Năng lực điều hành của ban lãnh đạo

Năng lực lãnh đạo của những người điều hành ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nó thể hiện ở những mặt sau:

_ Khả năng chuyên môn: người lãnh đạo ngân hàng có khả năng chuyên môn tốt sẽ dễ dàng hơn trong công tác quản lý và điều hành vì kiến thức và kinh nghiệm của nhà quản lý sẽ tạo được uy tín không chỉ đối với cấp dưới mà nhiều khi đối với cả đối thủ cạnh tranh của ngân hàng.

_ Khả năng phân tích và phán đoán giúp ban lãnh đạo dự đoán chính xác những thay đổi trong môi trường kinh doanh tương lai từ đó hoạch đinh chính xác các chiến lược, xác định chính sách, kế hoạch kinh doanh phù hợp.

_ Khả năng, nghệ thuật đối nhân xử thế: là khả năng giao tiếp cũng như khả năng tổ chức nhân sự trong mối quan hệ với nhân viên, đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng Nó còn gồm những kỹ năng khác về lãnh đạo, tổ chức phỏng đoán, quyết toán trong công việc. e Chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất thiết bị

Trong quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhân viên ngân hàng chính là hình ảnh của Ngân hàng Do vậy với những kiến thức, kinh

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế nghiệm, chuyên môn của mình, nhân viên Ngân hàng có thể làm tăng thêm giá trị dịch vụ, đề xuất các ý tưởng cải tiến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nhân viên Ngân hàng là lực lượng chủ yếu chuyển thông tin từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh đến các nhà hoạch định chính sách Ngân hàng.

Cơ sở vật chất thiết bị cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng Nếu cơ sở vật chất thiết bị mà lạc hậu thì các công việc của ngân hàng sẽ được xử lý kém, chậm chạp; các hoạt động của ngân hàng được thực hiện khó khăn Điều đó làm cho ngân hàng tụt hậu, kém phát triển, không thu hút được nhiều khách hàng sẽ làm hạn chế hoạt động cho vay Ngược lại việc trang bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến phù hợp với phạm vi và quy mô hoạt động, phục vụ kịp thời các nhu cầu khách hàng với chi phí cả hai bên đều có thể chấp nhận được sẽ giúp Ngân hàng tăng cường khả năng cạnh tranh, thực hiện tốt mục tiêu tăng cường hoạt động cho vay.

3.2/ Các đối thủ cạnh tranh

Các NHTM hoạt động trong môi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh là một động lực tốt để ngân hàng ngày càng hoàn thiện, vì vậy để ngày càng phát triển thì ngân hàng luôn phải cố gắng không để mình tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh và phải nâng cao, tăng cường các hoạt động của mình vượt đối thủ cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, thu hút khách hàng gửi và vay tiền từ ngân hàng mình.

3.3/ Sự phát triển của nền kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng Nó tạo môi trường rất thuận lợi để mở rộng hoạt động cho vay.

Vai trò của nghiệp vụ cho vay đối với ngân hàng thương mại

Cho vay là một phần của hoạt động tín dụng và là hoạt động chủ yếu của NHTM Với vị trí khá quan trọng, hoạt động cho vay có vai trò sau:

_Hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng và thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng phát triển Nhờ có hoạt động cho vay mà các đơn vị kinh tế có thể vay vốn của ngân hàng đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận thu được vừa chi trả cho các chi phí của ngân

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế hàng, vừa làm gia tăng lượng vốn huy động của ngân hàng.

_ Hoạt động cho vay góp phần điều tiết và phân phối các nguồn vốn. Vốn sản xuất kinh doanh của cá chủ thể trong nền kinh tế vận động liên tục và biểu hiện qua các hình thức khác nhau qua mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất, tạo thành chu kì tuần hoàn và luân chuyển vốn, điểm xuất phát và kết thúc của một vòng tuần hoàn này thể hiện dưới dạng tiền tệ Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để duy trì hoạt động liên tục đòi hỏi nguồn vốn của doanh nghiệp luôn đồng thời tồn tại ở ba giai đoạn: dự trữ- sản xuất- lưu thông Từ đó xảy ra hiện tượng thừa, thiếu vốn tạm thời Đây là hiện lượng mang tính chất tạm thời nhưng xảy ra thường xuyên và phổ biến trong bất kỳ nền kinh tế nào, làm nảy sinh nhu cầu ngày càng bức thiết phải giải quyết vấn đề hòa vốn NHTM với vai trò là một trung gian tài chính đứng ra tập trung phân phôi lại tiền tệ, điều hòa cung và cầu vốn cho các doanh nghiệp, đã góp phần điều tiết lại nguồn vốn, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị gián đoạn.

_ Hoạt động cho vay góp phần điều hòa cung –cầu hàng hóa trên thị trường Doanh nghiệp khi vay vốn chỉ thu được lợi nhuận cũng như có khả năng trả nợ Ngân hàng khi doanh nghiệp tiệu thụ hết số sản phẩm đã sản xuất ra, hay phải có một bộ phận người tiêu dùng có khả năng mua sản phẩm đó.

Về phía người tiêu dùng, với một mức thu nhập nhất định, họ không thể có đủ số tiền để mua hàng hóa mình muốn Họ chỉ có đủ khả năng mua sau một thời gian dài tích lũy Đó là nguyên nhân dẫn đến chu kỳ tuần hoàn vốn bị ngưng trệ, doanh nghiệp sẽ không đủ thu hồi đủ tiền để thực hiện vòng quay sản xuất Do đó ngân hàng cho vay là giải pháp có lợi cho đôi bên, góp phần điều hòa cung cầu dịch vụ cho nền kinh tế.

_ Hoạt động cho vay góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế cân đối, hợp lý thông qua các chính sách cho vay, định hướng chung của nhà nước Bằng

2 4 những công cụ tín dụng ngân hàng, ngân hàng có thể cho vay ưu đãi những ngành nghề cần thiết để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể.

_ Hoạt động cho vay góp phần giúp các thành phần kinh tế mở rộng, ứng dụng công nghệ mới Thông qua hoạt động vay vốn của Ngân hàng, doanh nghiệp dùng đồng vốn này để đầu tư, tìm kiếm những công nghệ hiện đại,đổi mới dây truyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm thỏa mãn nhu cầu trong và ngoài nước Như vậy hoạt động cho vay mở rộng ứng dụng công nghệ mới vào các doanh nghiệp, thông qua đó giúp doanh nghiệp sản xuất ngày càng hiệu quả, mở rộng sản xuất kinh doanh.

V/ Tìm hiểu về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long

Tìm hiểu chung về Ngân hàng Ngoại thương

Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT Việt Nam chính thức thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng

12 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc NHTW (nay là NHNN) Theo quyết định nói trên NHNT Việt Nam là ngân hàng đầu tiền và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ các nưỡc Xã hội chủ nghĩa (cũ)

…Ngoài ra NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của nhà nước và về quan hệ với NHTW các nước, các tổ chức Tài chính tiền tệ các nước.

Ngày 21 tháng 9 năm 1996, được sự ủy quyền của TTCP, thống đốc NHNN đã ký quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập NHNT theo mô hình tổng công ty 90,91 được quy định tại quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế tháng 03 năm 1994 của TTCP.

Trải qua hơn 46 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm 2006, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mô hình đa năng với 58 chi nhánh, 1 sở giao dịch, 87 phòng giao dịch và 4 công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 văn phòng đại diện và 1 công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 6500 người Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trên nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư…Tổng tài sản của NHNT tại thời điểm cuối năm 2006 lên tới xấp xỉ 170 nghièn tỷ VNĐ (tương đương 10, 4 tỷ USD) , vốn chủ sở hữu đạt hơn 11.127 tỷ VNĐ, đáp ứng tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu 8% theo chuẩn quốc tế.

Trụ sở chính: 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tìm hiểu chung về Ngân hàng Ngoại thương Việt nam chi nhánh Thăng Long

* Giấy phép thành lập và hoạt động:

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long, trước đây là Chi nhánh cấp II NHNT Cầu giấy trực thuộc Chi nhánh NHNT

Hà Nội, được thành lập ngày 03 tháng 3 năm 2003.

Chi nhánh cấp II NHNT Cầu Giấy được nâng thành cấp I – Chi nhánh NHNT Cấu Giấy trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam theo quyết định số 935/QĐ.NHNT.TCCB ngày 13/12/2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNT Việt Nam.

Ngày 01/8/2007, Chi nhánh NHNT Cầu Giấy được đổi tên thànhNHNT Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long (Nay là Ngân hàng TMCP VNChi nhánh Thăng Long) theo quyết định số 567/NHNT – TCCB – ĐT ngày

11/7/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNT Việt Nam.

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0113024542 ( Đăng ký lần đầu ngày 02 tháng 07 năm 2008)

* Hình thức sở hữu vốn:

Hoạt động theo ủy quyền của công ty nhà nước.

Số 98 Hoàng Quốc Việt – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội.

_ Tên giao dịch: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long.

_ Tên tiếng Anh: Joint stock commercial bank for Trade of Viet Nam – Thang Long Branch.

_ Tên viết tắt: Vietcombank Thăng Long

* Tổng số cán bộ, công nhân viên: 100 người.

2.2/ Cơ cấu tổ chức và chức năng chính của các phòng ban

Mô hình tổ chức hiện tại của Chi nhánh Thăng Long là mô hình hiện đại, việc phân chia các phòng ban chủ yếu dựa trên các nghiệp vụ mà phòng đảm nhiệm NHNT Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long có cơ cấu như sau:

* Thành phần Ban Giám Đốc:

Giám đốc: Nguyễn Mĩ Hào

Phó giám đốc: Nguyễn Tiến Đạt

_ Phòng kế toán thanh toán và dịch vụ.

_ Phòng hành chính nhân sự.

_ Tổ kiểm tra nội bộ.

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế

_ Phòng giao dịch Kim Liên – Ô chợ dừa.

_ Phòng giao dịch Lê Văn Lương.

_Phòng giao dịch Lạc Long Quân

_ Phòng giao dịch Phố Vọng.

2.3/Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban: a.Chức năng, nhiệm vụ phòng Hành chính Nhân sự:

* Đối với công tác Hành chính quản trị:

_ Đảm bảo địa điểm giao dịch với khách hàng sạch sẽ, gọn gang, an toàn, thuận tiện, văn minh, lịch sự.

_ Chuẩn bị chu đáo các buổi tiếp khách hàng.

_ Đôn đốc việc chấp hành nội qui, quy chế của cơ quan, của ngành.

_ Đảm bảo tốt các phương tiện làm việc cho các phòng.

_ Kho tàng gọn gàng, ngăn nắp.

_ Xây dựng, tổng hợp, tham gia quản lý và lập kế hoạch mua sắm tài sản hàng năm.

_ Tiếp nhận chuyển đến, chuyển đi các công văn chứng từ, giấy tờ cho lãnh đạovà cán bộ trong Chi nhánh một cách chu đáo, kịp thời Mở sổ theo dõi công văn chuyển đến, chuyển đi, người nhận, nơi cần chuyển đến tránh gây thất lạc Bảo quản và lưu trữ công văn một cách khoa học đảm bảo tốt việc tra cứu của các bộ phận liên quan.

_ Trường hợp để chậm, thất lạc công văn, chuyển sai (do chủ quan của nhân viên làm công tác văn thư) tùy theo mức độ sẽ có hình thức xử lý: nhắc nhở, cảnh cáo, khiển trách bằng văn bảng, trừ lương.

*Công tác tổ chức cán bộ và phát triển mạng lưới:

_ Quản lý lao động, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên tại Chi nhánh,tham mưu cho ban lãnh đạo về tuyển dụng, bố trí cán bộ.

_ Tham gia hội đồng nâng bậc lương hàng năm cho CBCNV, tham gia hội đồng khen thưởng, kỷ luật.

_ Tham gia đóng BHYT, BHXH cho CBCNV tại Chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật.

_ Xây đựng kế hoạch phát triển mạng lưới của toàn Chi nhánh.

_ Hàng năm, xây dựng phương án tuyển dụng cán bộ, kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ công nhân viên tại Chi nhánh. b Chức năng, nhiệm vụ phòng Ngân quỹ:

_ Thực hiện quy trình thu chi tiền mặt nhanh gọn, đảm bảo tính chính xác cao.

_ Thực hiện các nghiệp vụ về lưu thông tiền tệ, cung ứng tiền mặt kịp thời cho các đơn vị và tổ chức kinh tế.

_ Thực hiện đúng chế độ niêm phong, đóng gói, chế độ bảo quản vận chuyển tiền trên đường đi một cách an toàn tuyệt đối.

_ Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo kịp thời chính xác. _ Thực hiện nghiêm túc chế độ ra vào kho.

_ Nghiêm cứu vận dụng và thực hiện tốt các quy định, quy trình theo quyết định số 149/QĐ-NHNT.QLNQ ngày 20 tháng 07 năm 2006 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về việc Ban hành Quy định giao nhận, bảo quản, vận chuyển, Quy trình thu, chi tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. c Chức năng, nhiệm vụ cán bộ phòng Kế toán – Thanh toán & Dịch vụ:

_ Tổ chức, bố trí quầy giao dịch phục vụ khách hàng một cách khoa học, văn minh, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tới giao dịch và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng được thuận lợi.

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế

_ Thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ, hướng dẫn khách hàng thực hiện giao dịch tận tình chu đáo góp phần thực hiện tốt chính sách khách hàng, đảm bảo quyền lợi khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.

_ Cập nhật, ghi sổ chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cơ sở đó đảm bảo an toàn tài sản của khách hàng và Ngân hàng.

_ Giám sát quá trình sử dụng vốn, tài sản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các loại tài sản tại Chi nhánh.

_ Kiểm soát các nghiệp vụ phát sinh và tổ chức hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp đảm bảo nhanh gọn chính xác trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn cho khách hàng và ngân hàng.

_ Thực hiện đúng pháp lệnh thống kê Kế toán, chế độ chi tiêu tài chính của Nhà nước và của ngành quy định Giữ gìn bí mật số liệu và thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo.

_ Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo đúng quy trình của ngành và thông lệ quốc tế. d Chức năng, nhiệm vụ cán bộ phòng quan hệ khách hàng:

_ Chủ động tìm kiếm các dự án, phương án sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có tính khả thi để mở rộng đầu tư tín dụng.

_ Giải thích hướng dẫn khách hàng về quy chế cho vay và lập hồ sơ vay phù hợp với văn bản chế độ quy định, ban hành.

_ Thu thập thông tin khách hàng một cách chính xác phục vụ cho công tác thẩm định và áp dụng chính sách tín dụng phù hợp.

_ Chịu trách nhiệm khiểm tra các tài liệu khi khách hàng gửi đến cũng như các thông tin về khách hàng và phương án, dự án vay vốn, biện pháp bảo đảm tiền vay.

_ Cán bộ quan hệ khách hàng phải ghi rõ trong tờ trình thẩm định ý kiến của

Phòng kế toán thanh toán và Dịch vụ.

Phòng giao dịch Lê LươngVăn

Phòng giao dịch Lạc Long Quân

Phòng hành chính nhân sự

Phòng giao dịch phố vọng

Tổ kiểm tra nội bộ mình về chấp nhận hay từ chối cho vay và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình. _ Cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu, số liệu lien quan đến khách hàng, dự án, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn vay, thu nợ…theo yêu cầu của Hội đồng tín dụng.

_ Tư vấn cho Ban lãnh đạo trong quá trình ký kết thực hiện hợp đồng tín dụng, kiểm tra trước và sau khi cho vay.

_ Nhận hồ sơ, kiểm tra thẩm định các hợp đồng gia hạn nợ, cơ cấu một cách chặt chẽ.

_ Tuân thủ chặt chẽ Quy chế cho vay và Quy trình tín dụng của NHNT quy định trong từng thời kỳ.

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế

2.4/ Vài nét sơ bộ về hoạt động cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long trong hai năm 2007, 2008

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG TỪ THÁNG 9/2007 ĐẾN 12/2008

Danh sách các biến sử dụng

Các biến sử dụng trong phần phân tích này bao gồm:

Time: thời gian quan sát theo tháng

Tg_ckh: tiền gửi có kỳ hạn

Tg_kkh: tiền gửi không kỳ hạn

Hdnt_vnd: huy động ngoại tệ đã quy đổi sang VND

Tgusd: tỷ giá đồng đô la Mỹ (USD) tính trung bình hàng tháng

Hd_vnd: huy động VND

Thd: tổng huy động v_nh: lượng cho vay ngắn hạn v_dh:lượng cho vay vnt_vnd: lượng cho vay ngoại tệ đã quy đổi sang VND v_vnd: lượng cho vay VND tcv: tổng cho vay nqh_nh: nợ quá hạn ngắn hạn nqh_dah: nợ quá hạn dài hạn nqh: tổng nợ quá hạn tt_nqh: tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ tt_nqhnh: tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ tt_nqhdh: tỷ trọng nợ quá hạn dài hạn trên tổng dư nợ lcvnh_usd: lãi suất cho vay ngắn hạn USD

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế lcvtdh_usd: lãi suất cho vay trung dài hạn USD lcvnh_vnd: lãi suất cho vay ngắn hạn VND lcntdh_vnd: lãi suất cho vay trung dài hạn VND lhdkhh_vnd: lãi suất huy động không kỳ hạn VND lhdckh_vnd: lãi suất huy động có kỳ hạn VND lhd_usd: lãi suất huy động USD lqhnh_vnd: lãi suất quá hạn ngắn hạn VND lqhdn_vnd: lãi suất quá hạn dài hạn VND lqhnh_usd: lãi suất quá hạn ngắn hạn usd lqhdh_usd: lãi quá hạn dài hạn USD

Bảng số liệu sử dụng

time tg_ckh tg_kkh hdnt_vnd tgusd hd_vnd thd v_nh

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế

4 time v_dh vnt_vnd v_vnd tcv nqh_nh nqh_dh nqh tt_nqh

3 8 time tt_nqhnh tt_nqhdh lcvnh_usd lcvtdh_usd lcvnh_vnd lcvtdh_vn d lhdkkh_vnd lhdckh_vnd lhd_usd

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế time lqhnh_vnd lqhdn_vnd lqhnh_usd lqhdn_usd

II/ Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay

Phân tích sơ bộ về hoạt động cho vay tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Thăng Long (sử dụng thống kê mô tả)

1.1/ Cơ cấu tổng cho vay tại chi nhánh qua các tháng 9/2007 đến 12/2008

Qua đồ thị trên, ta thấy tổng cho vay của Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Thăng Long có yếu tố xu thế và tăng khá nhanh từ 9/2007 đến 12/2008, đặc biệt quý IV năm 2008, tổng dư nợ cho vay tăng liên tục ; tính riêng tháng 12/2008 tăng gấp đôi so với 9/2007.

N Minimum Maximum Mean Std Deviation tongchovay

Qua bảng thống kê trên, ta thấy tổng cho vay đạt giá trị lớn nhất là 1114261424709,1 VNĐ gấp 2,32 lần so với tháng thấp nhất đạt 479830764565,8 VNĐ và có giá trị trung bình là 721637616866,937 VNĐ.

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế

1.2/ Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn ngắn hạn và dài hạn tại chi nhánh

N Minimum Maximum Mean Std Deviation

Nhìn chung, xu thế chung của cho vay ngắn hạn và dài hạn trong thời kỳ này là tăng nhưng cho vay ngắn hạn là chủ yếu, cho vay dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ Đối chiếu với bảng lãi suất cho vay, xét một cách tổng thể, ta thấy lãi suất cho vay trung dài hạn lớn hơn cho vay ngắn hạn bất kể là cho vay USD hay cho vay VND tuy nhiên lượng cho vay ngắn hạn vẫn lớn hơn cho vay trung dài hạn Điều này có thể lý giải như sau: chovay trung dài hạn phải mất một thời gian khá dài mới thu hồi được nợ gốc và lãi nên lãi suất cho vay phải cao hơn vì cho vay dài hạn tiểm ẩn nhiều rủi ro hơn như rủi ro thanh toán, rủi ro về tỷ giá đối với cho vay ngoại tệ Ta có thể xem xét một số đặc trưng của kết cấu cho vay ngắn hạn và dài hạn qua bảng mô tả thống kê trên Tính trung bình, cho vay ngắn hạn cao gấp 4,58 lần so với cho vay dài hạn.

1.3/ Cơ cấu cho vay ngoại tệ quy VND và cho vay VND tại chi nhánh Đường đồ thị của tổng số cho vay ngoại tệ quy VNĐ gần với trục thời gian hơn cho thấy vay nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay ngoại tệ và nội tệ Đáng chú ý là quý IV năm 2008 cho vay VNĐ tăng liên tục và nhanh hơn hẳn so với cho vay ngoại tệ quy VNĐ, điều này có thể do đồng đô la Mỹ trên thị trường tăng giá so với đồng Việt Nam dẫn đến khách hàng

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế có xu hướng vay VND nhiều hơn vay USD Ta có thể đối chiếu với bảng tỷ giá đồng USD dưới bảng sau, tỷ giá USD tăng liên tục trong quý IV năm

2008 cho thấy lý giải trên là hợp lý.

Bảng mô tả thống kê sau đây cũng cho thấy sự biến động của cho vay

VND lớn hơn cho vay USD Độ lệch tiêu chuẩn (Std Deviation) của vay ngoại tệ quy VND nhỏ hơn độ lệch tiêu chuẩn của vay VND Giá trị lớn nhất cho vay ngoại tệ quy VND tháng 12/2008 tương đương với giá trị nhỏ nhất của cho vay VND tháng 9/2007 đạt giá trị vàokhoảng 3000 tỷ VND.

N Minimum Maximum Mean Std Deviation

1.4/ Diễn biến tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ từ 9/2007 đến 12/2008

Ta đã biết thu hồi nợ đúng hạn là cơ sở để các NHTM tồn tại và phát triển; vì vậy một chỉ số rất quan trọng trong phân tích tình hình cho vay là:

Tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ = nợ quá hạn các loại/ tổng dư nợChỉ số trên cho biết kết cấu của các khoản nợ quá hạn trong các khoản vay.

Nếu NHTM có tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ thấp sẽ có ưu thế tạo ra lợi nhuận vì khách hàng trả nợ đúng hạn nhiều, ngân hàng sẽ nâng cao được tính thanh khoản của mình cũng như bù đắp các chi phí khác Số nợ quá hạn dài hạn càng thấp, khả năng ngân hàng bị rủi ro không thu hồi được nợ càng giảm, chất lượng cho vay sẽ càng được tăng cường.

Nhìn vào kết quả biểu đồ trên, ta thấy diễn biến của tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ khá phức tạp, khi tăng, khi giảm Để xem xét cụ thể hơn, ta xem xét tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ; tỷ lệ nợ quá hạn dài hạn trên tổng dư nợ và một số đặc trưng của kết cấu của tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ:

Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn diến biến phức tạp nhưng nhìn chung có xu hướng giảm dần trong quí IV năm 2008, tính từ tháng 9/2007 đến hết năm

2008 trung bình tỷ lệ này là 13,32%, cao nhất vào tháng 4/2008 ( 21,2) và thấp nhất vào tháng 8/2008 ( 7,24) So với tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ thì tỷ lệ nợ quá hạn dài hạn trên tổng dư nợ tương đối thấp, trung bình cùng kỳ là 1,59%; tháng cao nhất là tháng 4/2008 (3,42%) và thấp nhất là tháng 8/2008 (0,53%) Từ tháng 7/2008 tỷ lệ này giảm mạnh và ngày càng

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế giảm trong quí IV chứng tỏ chất lượng cho vay dài hạn của ngân hàng ngày càng tăng Ta có diễn biến của tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn và dài hạn trên tổng dư nợ thể hiện qua bảng biểu sau:

Cơ cấu tổng cho vay thể nhân tại các phòng giao dịch

2.1/ Cơ cấu tổng cho vay trung bình tháng tại các phòng giao dịch từ 11-

Chi nhánh Vietcombank Thăng Long bao gồm bốn phòng giao dịch là phòng giao dịch Lê Văn Lương, phòng giao dịch Lạc Long Quân, phòng giao

4 6 dịch Ô Chợ Dừa và phòng giao dịch Phố Vọng Các phòng giao dịch này lần lượt được mở vào tháng 12/2007; tháng 5/2008; tháng 9/2007; tháng 11/2008 do đó ta không có bộ số liệu đồng bộ một chuỗi các quan sát theo thời gian. Để tiện phân tích tình hình cho vay của các phòng giao dịch, ta xét cơ cấu cho vay tại các phòng giao dịch từ tháng 11/2008 đến 1/2009 như biểu đồ sau:

Phòng giao dịch Lê Văn Lương cho vay được nhiều nhất chiếm 40% tổng số cho vay của 4 phòng giao dịch; kế tiếp là PGD Phố Vọng chiếm 36%, tiếp đến là PDG Ô Chợ Dừa chiếm 16% và cuối cùng là PGD Lạc Long Quân chỉ chiếm 8%.Nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt của cơ cấu cho vay giữa các phòng giao dịch có thể do nhiều nguyên nhân như địa điểm các phòng giao dịch với các thành phần dân cư sinh sống quanh đó; số lượng cán bộ công nhân viên và chất lượng phục vụ; muốn biết ảnh hưởng cụ thể của các yếu tố đó đến cho vay như thế nào, ta phải xây dựng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là tổng cho vay, các biến giải thích là các biến định lượng hoặc định tính

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế

2.2/ Xem xét hiệu quả cho vay của các phòng giao dịch a Hiệu quả cho vay trên tổng nguồn vốn huy động

Tính đến thời điểm tháng 1/2009, PGD Lạc Long Quân đã đi vào hoạt động đươc 9 tháng; PGD Lê Văn Lương 11 tháng; PGD Ô Chợ Dừa 3 tháng. Căn cứ vào nguồn số liệu thu thập được về tổng huy động và tổng cho vay quy VND Lấy tổng huy động và cho vay theo các tháng chia cho thời gian hoạt động ta có số liệu trung bình tháng của các PGD về tổng cho vay, tổng huy động trung bình tháng như sau:

Phòng giao dịch Tổng cho vay/ tháng Tổng huy động/tháng

Hiệu quả cho vay trên tổng số vốn của bốn PGD được tính như sau: Hiệu quả cho vay = tổng cho vay trên tháng/ tổng huy động trên tháng

Tỷ lệ này cho biết khả năng cho vay là bao nhiêu trên một đồng vốn huy động được, tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ khả năng cho vay của PGD đó càng cao Ta có các tỷ lệ này ứng với từng phòng giao dịch như sau:

Nhận xét : tính trên một đồng vốn huy động được thì hiệu quả cho vay của PGD Phố Vọng lớn nhất rồi đến PGD Ô Chợ Dừa, Lạc Long Quân và Lê Văn Lương.

4 8 b Xem xét hiệu quả cho vay trên tổng chi phí không bao gồm chi phí trả lãi

Các chi phí không bao gồm chi phí trả lãi là các chi phi cần thiết hàng tháng một PGD phải chi trả để có thể hoạt động như: chi mạng viễn thông, chi khấu hao tài sản cố định, chi thuê nhà và tài sản hoạt động, chi bảo vệ tiền, chi điện thoại, chi đồ dùng văn phòng phẩm, chi phí ấn chỉ, chi lương cho nhân viên, chi bảo hiểm y tế, chi bảo hiểm xã hội, chi phí công đoàn, chi ăn ca, chi trang phục lao động, chi điện nước…Do đó, lãi thu được từ hoạt động cho vay ngoài việc phải trang trả đủ cho chi phí huy động vốn, phải đủ bù đắp cả các chi phí cố định hàng tháng trên của các PGD, số còn lại mới là lợi nhuận của PGD

Từ đó dẫn đến việc xem xét tổng lượng cho vay trên tổng chi phí không bao gồm chi phí trả lãi Tỷ lệ này cho biết khả năng cho vay trên một đồng chi phí bỏ ra Nếu tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ PGD cho vay được càng nhiều và hiệu quả cho vay của các PGD càng cao.

Từ số liệu thu thập được về các loại chi phí trên của các PGD, ta lấy tổng chi phí của các tháng chia cho số tháng hoạt động ra được chi phí trung bình hàng tháng thể hiện dưới bảng dưới đây Hiệu quả cho vay trên tổng chi phí không bao gồm chi phí trả lãi được tính như sau:

Hiệu quả cho vay = tổng cho vay trên tháng/ tổng chi phí trên tháng

Tổng cho vay /tháng Tổng chi phí/tháng

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế

Theo công thức trên, ta có số liệu về hiệu quả cho vay trên tổng chi phí của bốn PGD như sau:

Nhận xét: nếu chỉ tính trên một đồng chi phí thì hiệu quả cho vay của PGD Phố Vọng lớn nhất rồi đến PGD Ô Chợ Dừa, Lê Văn Lương và cuối cùng là Lạc Long Quân.

Qua việc xem xét hiệu quả cho vay của các phòng giao dịch qua một số chỉ tiêu ở trên, đối chiếu với cơ cấu cho vay ta thấy, tuy theo trung bình tháng thì cho vay ở PGD Lê Văn Lương lớn nhất nhưng hiệu quả cho vay ở PGD Phố Vọng lại lớn nhất Từ đó cho thấy, nếu chỉ xét riêng trên một chỉ tiêu nào đó sẽ là không đầy đủ, vì vậy ta phải xem xét đến sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố khác nhau, ví dụ như địa bàn hoạt động, sự phong phú của dịch vụ, cơ cấu nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay, các loại hình huy động chủ yếu,thông tin tín dụng từ khách hàng, Do hạn chế về số liệu thu thập được, cũng như cam kết bảo mật thông tin tín dụng của khách hàng, việc đưa ra một nhận định đầy đủ về hiệu quả hoạt động cho vay của các PGD còn nhiều khó khăn.Trên đây, em chỉ nêu ra ý tưởng và một số phân tích dựa trên nguồn số liệu sẵn có.

Ảnh hưởng của một số nhân tố đến hiệu quả hoạt động cho vay của chi nhánh (Dùng phân tích tương quan trong phần mềm SPSS)

3.1/ Ảnh hưởng của một số nhân tố đến tổng lượng cho vay a Ảnh hưởng của lãi suất cho vay đến lượng cho vay

Nhận xét: Các loại lãi suất cho vay không có tương quan tuyến tính với lượng cho vay

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế

N v_nh v_dh vnt_vnd v_vnd tcv lcvnh_usd lcvtdh_usd lcvnh_vnd lcvtdh_vnd v_nh v_dh vnt_vnd v_vnd tcv lcvnh_usd lcvtdh_usd lcvnh_vnd lcvtdh_vnd

Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

* b Ảnh hưởng của lãi suất huy động đến lượng cho vay

Nhận xét: các loại lãi suất huy động không có mối tương quan tuyến tính với lượng cho vay

N v_nh v_dh vnt_vnd v_vnd tcv lhdkkh_vnd lhdckh_vnd lhd_usd v_nh v_dh vnt_vnd v_vnd tcv lhdkkh_vnd lhdckh_vnd lhd_usd

Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

5 2 c.Ảnh hưởng của các loại hình huy động vốn đến lượng cho vay

Nhận xét:Giữa các loại hình huy động và cho vay có tương quan tuyến tính với nhau, cụ thể như sau:

_ Tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, huy động ngoại tệ quy VND, huy động VND có tương quan tuyến tính thuận chiều với tổng cho vay.

_Tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, huy động ngoại tệ quy VND và huy động VND, tổng huy động có tương quan tuyến tính thuận chiều theo từng cặp với cho vay ngắn hạn.

_Tiền gửi có kỳ hạn, huy động ngoại tệ quy VND và huy động VND, tổng huy động có tương quan tuyến tính thuận chiều theo từng cặp với cho vay ngoại tệ quy VND.

_Tiền gửi không kỳ hạn, huy động VND và tổng huy động có tương quan tuyến tính thuận chiều với cho vay VND.

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế

N v_nh v_dh vnt_vnd v_vnd tcv tg_ckh tg_kkh hdnt_vnd hd_vnd thd v_nh v_dh vnt_vnd v_vnd tcv tg_ckh tg_kkh hdnt_vnd hd_vnd thd

Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

* d Ảnh hưởng của các loại nợ quá hạn đến lượng cho vay

Nhận xét: Các khoản nợ quá hạn không có mối tương quan tuyến tính với lượng cho vay

N v_nh v_dh vnt_vnd v_vnd tcv nqh_nh nqh_dh nqh v_nh v_dh vnt_vnd v_vnd tcv nqh_nh nqh_dh nqh

Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

3.2/ Ảnh hưởng của một số nhân tố đến tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ a Ảnh hưởng của các loại lãi suất cho vay đến các loại tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Nhận xét: từ kết quả trên, ta thấy các loại lãi suất cho vay ngắn hạn VND, ngắn hạn USD, trung dài hạn VND, trung dài hạn USD không có tương quan tuyến tính với các loại tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế

Pearson Correlation Sig (2-tailed) N tt_nqh tt_nqhnh tt_nqhdh lcvnh_usd lcvtdh_usd lcvnh_vnd lcvtdh_vnd tt_nqh tt_nqhnh tt_nqhdh lcvnh_usd lcvtdh_usd lcvnh_vnd lcvtdh_vnd

Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

* b Ảnh hưởng của các loại lãi suất huy động đến các loại tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Nhận xét: Các loại lãi suất huy động không tương quan tuyến tính với các loại tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Pearson Correlation Sig (2-tailed) N tt_nqh tt_nqhnh tt_nqhdh lhdkkh_vnd lhdckh_vnd lhd_usd tt_nqh tt_nqhnh tt_nqhdh lhdkkh_vnd lhdckh_vnd lhd_usd

Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

5 6 c Ảnh hưởng của các loại lãi suất quá hạn đến các loại tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Nhận xét: Các loại lãi suất quá hạn không có tương quan tuyến tính với các loại tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ.

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế

N tt_nqh tt_nqhnh tt_nqhdh lqhnh_vnd lqhdn_vnd lqhnh_usd lqhdn_usd tt_nqh tt_nqhnh tt_nqhdh lqhnh_vnd lqhdn_vnd lqhnh_usd lqhdn_usd

Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

* d Ảnh hưởng của các loại tiền cho vay đến tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Nhận xét: Các loại tiền cho vay không có tương quan tuyến tính với các loại tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ.

N tt_nqh tt_nqhnh tt_nqhdh v_nh v_dh vnt_vnd v_vnd tcv tt_nqh tt_nqhnh tt_nqhdh v_nh v_dh vnt_vnd v_vnd tcv

Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

5 8 e Ảnh hưởng của các loại tiền huy động đến tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Nhận xét: Các loại tiền huy động không có tương quan tuyến tính đến các loại tỷ rọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ.

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế

N tt_nqh tt_nqhnh tt_nqhdh tg_ckh tg_kkh hdnt_vnd hd_vnd thd tt_nqh tt_nqhnh tt_nqhdh tg_ckh tg_kkh hdnt_vnd hd_vnd thd

Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

* f Ảnh hưởng của các loại nợ quá hạn đến tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Các cặp biến (nợ quá hạn với tỷ trọng nợ quá hạn); ( nợ quá hạn với tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn); (nợ quá hạn dài hạn với tỷ trọng nợ quá hạn dài hạn) có mối tương quan tuyến tính thuận chiều.

Pearson Correlation Sig (2-tailed) N tt_nqh tt_nqhnh tt_nqhdh nqh_nh nqh_dh nqh tt_nqh tt_nqhnh tt_nqhdh nqh_nh nqh_dh nqh

Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Xây dựng mô hình hồi quy phân tích hiệu quả cho vay

4.1/ Mô hình hồi quy dư nợ cho vay phục thuộc vào tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn (Sử dụng phần mềm stata)

* Ta tiến hành ước lượng hàm hồi quy bằng phương pháp bình phương bé nhất với biến phụ thuộc là tổng dư nợ cho vay, các biến giải thích là tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn; với mức ý nghĩa là 10%

Ta có kết quả ước lượng như sau:

reg tcv tg_ckh tg_kkh

Source | SS df MS Number of obs = 16 -+ - F( 2, 13) = 16.06

Model | 2.6956e+23 2 1.3478e+23 Prob > F = 0.0003 Residual | 1.0912e+23 13 8.3937e+21 R-squared = 0.7118 -+ - Adj R-squared = 0.6675 Total | 3.7868e+23 15 2.5245e+22 Root MSE = 9.2e+10 - tcv | Coef Std Err t P>|t| [95% Conf Interval]

-+ - tg_ckh | 1531767 0663635 2.31 0.038 009807 2965464 tg_kkh | 1.09886 3560388 3.09 0.009 3296851 1.868035 _cons | 1.82e+11 9.94e+10 1.83 0.090 -3.28e+10 3.97e+11 -

Cặp giả thiết cần kiểm tra:

: các hệ số của các biến bằng không (tức là không có ý nghĩa thống kê)

: các hệ số của các biến khác không (tức là có ý nghĩa thống kê)

Căn cứ vào kết quả ước lượng trên, ta thấy:

_ Hệ cố chặn và hệ số của các biến tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn đều có ý nghĩa thống kê vì các giá trị P-value tương ứng đều nhỏ hơn 0.1 nên đủ cơ sở

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế bác bỏ giả thiết Ho

_ Giá trị Prob>F= 0.0003 < α nên mô hình hồi quy trên là có ý nghĩa.

_ Với hệ số R-square = 0.7118 có nghĩa là các biến tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn có thể giải thích được 71,18% độ biến thiên của tổng dư nợ cho vay.

_Ta có phương trình hồi quy như sau:

Tcv = 0.1531767*tg_ckh + 1.09886*tg_kkh + 182000000000

Do đó nếu tg_ckh tăng thêm 0.1531767 đơn vị và tg_kkh tăng thêm 1.09886 đơn vị thì tổng cho vay sẽ tăng thêm một đơn vị.

* Ta tiến hành kiểm tra một số bệnh ở mô hình trên

_ Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy

Source | SS df MS Number of obs = 16 -+ - F( 2, 13) = 17.09

Residual | 1.0433e+23 13 8.0256e+21 R-squared = 0.7245 -+ - Adj R-squared = 0.6821 Total | 3.7868e+23 15 2.5245e+22 Root MSE = 9.0e+10 - tcv | Coef Std Err t P>|t| [95% Conf Interval]

Nhận xét: ta thấy giá trị Prob>F=0.002 < α,vậy có thể kết luận là mô hình tiến hành hồi quy là phù hợp.

_ Kiểm định dạng hàm và thiếu biến

Ramsey RESET test using powers of the fitted values of tcv

Ho: model has no omitted variables

Nhận xét: Giá trị Prob> F= 0.4731 lớn hơn mức ý nghĩa α nên chưa đủ cơ sở bác bỏ giá thiết Ho; vậy mô hình có dạng hàm phù hợp.

_ Kiểm định phương sai của sai số thay đổi bằng tiêu chuẩn Cook-

Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity

Variables: fitted values of tcv chi2(1) = 10.71

Nhận xét: Giá trị Prob>F=0.0011 nhỏ hơn mức ý nghĩa α nên đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết Ho; vậy mô hình có phương sai sai số thay đổi.

_ Kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình

Ta tạo biến sai số ngẫu nhiên và đặt tên là e bằng lệnh như sau:

Sau khi đã có biến e, ta có thể kiểm định hiện tượng tự tương quan với kết quả như sau:

Nhận xét: giá trị Prob>|z| = 6 lớn hơn mức ý nghĩa α nên chưa đủ cơ sở để

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế bác bỏ giả thiết Ho, với giả thiết Ho là các phần dư e là độc lập (mô hình không có hiện tượng tự tương quan) Vậy mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

4.2/ Mô hình hồi quy tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng cho vay phụ thuộc vào tổng cho vay và nợ quá hạn (sử dụng phần mềm stata)

* Ta tiến hành ước lượng hàm hồi quy bằng phương pháp bình phương bé nhất với biến phụ thuộc là tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng cho vay; các biến giải thích là nợ quá hạn, tổng cho vay; với mức ý nghĩa 10% (α=0.1)

Ta có kết quả ước lượng như sau:

reg tt_nqh nqh tcv

Source | SS df MS Number of obs = 16 -+ - F( 2, 13) = 209.94

Model | 031307865 2 015653933 Prob > F = 0.0000 Residual | 00096935 13 000074565 R-squared = 0.9700 -+ - Adj R-squared = 0.9653 Total | 032277215 15 002151814 Root MSE = 00864 - tt_nqh | Coef Std Err t P>|t| [95% Conf Interval]

Cặp giả thiết cần kiểm tra:

: các hệ số của các biến bằng không (tức là không có ý nghĩa thống kê)

: các hệ số của các biến khác không (tức là có ý nghĩa thống kê)

Căn cứ vào kết quả ước lượng trên, ta thấy:

_ Hệ cố chặn và hệ số của các biến tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn đều có ý nghĩa thống kê vì các giá trị P-value tương ứng đều nhỏ hơn 0.1 nên đủ cơ sở bác bỏ giả thiết Ho

_ Giá trị Prob>F= 0.0000 < α nên mô hình hồi quy trên là có ý nghĩa.

_ Với hệ số R-square = 0.97 có nghĩa là các biến tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn có thể giải thích được 97% độ biến thiên của tổng dư nợ cho vay.

_Ta có phương trình hồi quy như sau:

Do đó nếu nqh tăng lên 1.48e-12 đơn vị và tổng cho vay giảm đi 1.87e-13 đơn vị thì tt_nqh sẽ tăng lên một đơn vị.

* Ta tiến hành kiểm tra một số bệnh ở mô hình trên

_ Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy

Source | SS df MS Number of obs = 16 -+ - F( 2, 13) = 296.45

Model | 031584676 2 015792338 Prob > F = 0.0000 Residual | 000692539 13 000053272 R-squared = 0.9785 -+ - Adj R-squared = 0.9752 Total | 032277215 15 002151814 Root MSE = 0073 - tt_nqh | Coef Std Err t P>|t| [95% Conf Interval]

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế

Nhận xét: tương tự như với các xét mô hình phần a, ta thấy mô hình hồi quy là phù hợp.

_ Kiểm định dạng hàm và thiếu biến

Ramsey RESET test using powers of the fitted values of tt_nqh

Ho: model has no omitted variables

Nhận xét: mô hình có dạng hàm phù hợp

_ Kiểm định phương sai của sai số thay đổi bằng tiêu chuẩn Cook-

Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity

Variables: fitted values of tt_nqh chi2(1) = 0.82

Nhận xét: mô hình có phương sai sai số không đổi

_ Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Nhận xét: mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

Dự báo lượng cho vay theo phương pháp san mũ Holt- winter trong một số thời ký tiếp theo (sử dụng phần mềm Eviews)

*Ta có biểu đồ về tổng cho vay từ tháng 9/2007 đến 12/2008 như sau:

*Công thức dự báo san mũ

_ Tại thời điểm n, cần dự báo giá trị tại n+1; n+2;…

_ Với là giá trị của tổng cho vay tại thời điểm hiện tại; là yếu tố xu thế của tổng cho vay ở thời điểm hiện tại; h là số thời kỳ dự báo; ta có công thức dự báo sau:

Ta tiến hành dự báo không có yếu tố mùa vụ, thu được kết quả sau:

Method: Holt-Winters No Seasonal

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế

Beta 0 Sum of Squared Residuals 9.6846216

75.2 End of Period Levels: Mean 1.0907752

Từ công thức dự báo, ta có giá trị tổng cho vay của tháng 1/2009 như sau:

Từ công thức dự báo, ta có giá trị tổng cho vay của tháng 1/2009 như sau:

Một số đề xuất nhằm gia tăng lượng vốn cho vay của ngân hàng

6.1/ Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long:

Các năm tới, với nhiều thách thức và vận hội mới của ngân hàng Quốc doanh chuyển đổi sang mô hình Cổ phần, mục tiêu của NHNT nói chung cũng như của Chi nhánh nói riêng không nằm ngoài việc hướng tới phục vụ khách hàng, đó là nhanh hơn trong xử lý tác nghiệp, cao hơn về chất lượng dịch vụ và xa hơn về mạng lưới. Để thực hiện hóa mục tiêu đó, năm 2008 Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Thăng Long sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới giao dịch tại các khu vực kinh tế trọng điểm và các khu đô thị tập trung trên địa bàn Hà Nội, nhằm tạo ra sự thuận tiện, giảm thiểu thời gian đi lại và chờ đợi của quý khách hàng Song song, hệ thống Ngân hàng điện tử với nhiều tính năng ưu việt hơn nữavà khả năng bảo mật an toàn tối đa sẽ được triển khai cung cấp đến quý khách hàng. NHNT chi nhánh Thăng Long đã và sẽ triển khai ứng dụng các dịch vụ Home-banking, theo đó các quý khách hàng có thể tra cứu các thông tin và thực hiện một số giao dịch ngay từ trụ sở của mình; dịch vụ Ngân hàng tự động ATM và EFT/POS cho phép quý khách hàng sử dụng các loại thẻ khác nhau để rút tiền mặt, chuyển khoản, gửi tiền, phát hành séc…trên hàng ngàn máy ATM của NHNT VN và các Ngân hàng đại lý… Trên cơ sở đó, dịch vụ trả lương tự động sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian, nhân lực và vật lực, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Kiên trì với mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ,NHNT chi nhánh Thăng Long cam kết sẽ đồng hành cùng quý khách hàng vượt qua những khó khăn hiện tại, cùng phối hợp phấn đấu đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất Một

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế lượng vốn lớn với chính sách lãi suất linh hoạt đã được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia đầu tư vào các dự án có hiệu quả của quý khách hàng trong năm

2008 Bên cạnh đó, Ngân hàng sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai các loại hình sản phẩm ngân hàng bán lẻ đa dạng và thiết kế phù hợp với yêu cầu của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, như: thẻ tín dụng Visa, Amex, thẻ ghi nợ Visa, MTV, Connect 24…Các loại hình cho vay bán lẻ theo nhu cầu theo nhu cầu của khách hàng như: cho vay trả góp mua nhà dự án, với nhiều ưu đãi dành cho khách hàng mua nhà tại những dự án Chi nhánh tham gia tài trợ; cho vay mua ôtô; hợp tác với Doanh nghiệp để cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên, góp phần cải thiện đời sống CBCNV và thắt chặt hơn mối quan hệ giữa Doanh nghiệp và người lao động…Với các chính sách sản phẩm mới này, NHNT CN TL tin tưởng rằng nhiều ưu đãi hơn nữa sẽ được dành cho quý khách hàng.

6.2/ Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác cho vay của ngân hàng a Với Chính phủ:

_ Chính phủ và những người đứng đầu nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM phát triển như tạo lập môi trường pháp lý, khuyến khích cạnh tranh bình đẳng trong thời kỳ hội nhập như hiện nay.

_ Chính phủ cũng cần tăng cường quản lý kinh tế ngoài quốc doanh nhằm hạn chế rủi ro, làm ăn kém hiệu quả của một số doanh nghiệp.

_Chính phủ cần khuyến khích và có các biện pháp để cho vay tiêu dùng phát triển Ở Việt Nam, dư nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng tính đến tháng12/2008 chỉ chiếm chưa đến 10% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế Theo thống kê của NHNN Việt Nam, dự nợ vay tiêu dùng bình quân tính trên mỗi đầu người chưa đến 1 triệu đồng Đây là con số khá khiêm tốn so với số dân của cả nước khoảng 86 triệu người Dân số Việt Nam trẻ và chỉ có khoảng

10% có tài khoản ngân hàng Cho nên, cho vay tiêu dùng là lĩnh vực tiềm năng để các ngân hàng có thể khai thác trong thời gian tới. b Với ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long

Trước thực trạng tình hình tài chính trong nước và quốc tế có nhiều biến đổi, kết hợp với thực trạng hoạt động tín dụng của Vietcambank Thăng Long và qua tìm hiểu trên báo chí, tôi xin tổng kết một số giải pháp sau:

_Lãi suất và phí dịch vụ phải luôn được điều chỉnh đề phù hợp với thị trường dịch vụ ngân hàng Việt Nam:

+Lãi suất phải được điều chỉnh linh hoạt trong từng thời kỳ nhằm thu hút khách hàng đến vay mà vẫn đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

+Phần đông doanh nghiệp và người dân Viêt Nam còn chưa am hiểu sâu săc về các dịch vụ ngân hàng, vì thế các dịch vụ thu phí như bảo lãnh ngân hàng, dịch vụ thanh toán,…ngân hàng cần tính toán thu phí sao cho hợp lý để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ

_Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cho từng loại khách hàng trên thị trường phù hợp với pháp luật để mở rộng thị trường Đây là yếu tố vô cùng quan trọng không chỉ có ý nghĩa với việc duy trì khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới mà còn tạo thu nhập lớn nhất cho ngân hàng Ngân hàng phải tiến hành nghiên cứu và phân tích khách hàng để hiểu được mình đã và đang phục vụ những nhóm khách hàng nào, khách hàng nào là khách hàng chủ yếu, tiềm năng và lâu dài…Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ có những chủ trương và chính sách riêng để tối ưu hóa hoạt động cho vay của mình.

_Phát triển chất lượng cán bộ tín dụng:

Nguồn nhân lực luôn là yếu tố trung tâm trong các hoạt động kinh tế, hoạt động cho vay ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải là những người có cả đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ tốt.

Ngô Thị Thu Huyền – Khoa Toán kinh tế

Muốn vậy, ngân hàng phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách đào tạo và đào tạo lại cán bộ hằng năm; có chính sách khuyến khích thỏa đáng nguồn nhân lực có trình độ về làm việc tại ngân hàng.

_Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, đổi mới hiện đại hóa để đảm bảo dịch vụ được cung cấp nhanh chóng, chính xác, an toàn, đem lại lợi ích cho ngân hàng, khách hàng và cả nền kinh tế.

+ Hiện đại hóa hệ thống thanh toán liên hàng và giao dịch điện tử sẽ thu hút được nhiều khách hàng từ mọi thành phần kinh tế mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng Việc này sẽ làm tăng số dư tiền gửi và có nghĩa là hoạt động cho vay cũng tăng cường.

+ Phát triển các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn sau cho vay để đảm bảo các khoản vay được sử dụng đúng mục đích và tạp ra lợi nhuận lớn nhất, tăng khả năng hoàn trả cho ngân hàng.

Ngày đăng: 04/07/2023, 14:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng -TS. Nguyễn Minh Kiều Khác
2. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại -Trường Đại học Kinh Doanh &amp; Công Nghệ Hà Nội Khác
3. Hướng dẫn sử dụng stata8 –TS. Trần Thái Ninh Khác
4. Giáo trình thống kê thực hành- Ngô Văn Thứ-Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khác
5. Giáo trình Kinh tế lượng nâng cao-Trường Đại hoc Kinh tế quốc dân 6. Tạp chí Ngân hàng số 1,2,3,4/2009 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w