1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn huyện vũ thư dưới tác động của sự phát triển các khu công nghiệp ở thành phố thái bình

138 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 1,84 MB

Cấu trúc

  • 1. MỞ ĐẦU (1)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài (1)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (3)
      • 1.2.1 Mục tiêu chung (3)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (3)
    • 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (3)
      • 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu (3)
      • 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu (4)
  • 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (5)
    • 2.1 Cơ sở lý luận về sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn (5)
      • 2.1.1 Lao động nông thôn và sự thay đổi nghề nghiệp của lao đông nông thôn (5)
        • 2.1.1.1 Lao động nông thôn và đặc điểm của Lao động nông thôn (5)
        • 2.1.1.2 Nghề nghiệp và sự thay đổi nghề nghiệp (9)
        • 2.1.1.3 Việc làm và thu nhập (11)
        • 2.1.1.4 Thất nghiệp (13)
        • 2.1.1.5. Quan hệ giữa việc làm và thất nghiệp (14)
        • 2.1.1.6 Một số khái niệm khác (15)
      • 2.1.2 Vai trò của việc chuyển đổi nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (16)
      • 2.1.3 Xu thế phát triển nông thôn (19)
      • 2.1.4 Một số vấn đề lý luận về phát triển KCN (20)
      • 2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nghề nghiệp của LĐNT (23)
        • 2.1.5.1 Yếu tố bên ngoài (23)
        • 2.1.5.2 Yếu tố bên trong (25)
    • 2.3 Cơ sở thực tiễn về sự tác động của quá trình phát triển các KCN đến sự (34)
      • 2.3.1 Phát triển KCN ở Trung Quốc và việc làm cho lao động nông thôn. 34 (34)
      • 2.3.2 Phát triển KCN Đài Loan và việc làm cho lao động nông thôn (35)
      • 2.3.3 Phát triển KCN Thái Lan và việc làm cho lao động nông thôn (36)
      • 2.3.4 Một số bài học kinh nghiệm từ phát triển KCN ở Thế giới với chuyển đổi nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn (37)
    • 2.4 Sự phát triển các KCN và vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Việt Nam (41)
    • 2.5 Những nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài (45)
  • 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (47)
    • 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (47)
      • 3.1.1 Điều kiện tự nhiên (47)
      • 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội (48)
        • 3.1.2.1 Điều kiện đất đai, dân số và lao động của huyện Vũ Thư (48)
        • 3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng (54)
        • 3.1.2.3. Cơ cấu kinh tế chung của huyện Vũ Thư (55)
        • 3.1.2.4 Đánh giá chung (58)
      • 3.1.3 Sự hình thành và phát triển của các KCN của tỉnh Thái Bình (0)
    • 3.2 Phương pháp nghiên cứu (62)
      • 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu (62)
      • 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu (64)
        • 3.2.2.1 Số liệu thứ cấp (64)
        • 3.2.2.2 Số liệu sơ cấp (65)
      • 3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu (65)
      • 3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu (66)
    • 3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (66)
  • 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (69)
    • 4.1 Tình hình thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn huyện Vũ Thư. .66 (69)
      • 4.1.1 Lao động và cơ cấu lao động nông thôn tỉnh Thái Bình (0)
      • 4.1.2 Lao động và ngành nghề của lao động nông thôn huyện Vũ Thư (73)
      • 4.1.3 Lao động và ngành nghề của lao động nông thôn tại cỏc xó nghiên cứu (76)
    • 4.2 Thực trạng nghề nghiệp của lao động điều tra (78)
      • 4.2.1 Một số thông tin chung về lao động điều tra (78)
      • 4.2.2 Nghề nghiệp và thực trạng nghề nghiệp của lao động điều tra (82)
    • 4.3 Tình hình thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn (85)
      • 4.3.1 Tình hình thay đổi nghề nghiệp (85)
      • 4.3.2 Tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của LĐNT theo giới tính (88)
      • 4.3.3 Tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của LĐNT theo độ tuổi (90)
      • 4.3.4 Tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của LĐNT theo trình độ văn hoá và chuyên môn (94)
    • 4.4 Nghiên cứu sự thay đổi về thời gian lao động và thu nhập của LĐNT huyện Vũ Thư (100)
    • 4.5 Đánh giá sự chuyển đổi nghề nghiệp và thu nhập của LĐNT dưới tác động của các KCN (103)
      • 4.5.1 Lượng hóa sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn dưới sự tỏc đụng của các KCN (103)
      • 4.5.2 Đánh giá sự chuyển đổi nghề nghiệp và thu nhập của LĐNT dưới tác động của các KCN (105)
    • 4.6 Những vấn đề đặt ra từ việc nghiên cứu sự chuyển đổi nghề nghiệp của LĐNT huyện Vũ Thư (108)
      • 4.7.1. Định hướng và mục tiêu chuyển đổi nghề nghiệp cho LĐNT huyện Vũ Thư (113)
        • 4.7.1.1 Định hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho LĐNT (113)
        • 4.7.1.2 Mục tiêu chuyển đổi nghề nghiệp cho LĐNT huyện Vũ Thư giai đoạn 2010- 2015 (114)
      • 4.7.2 Giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn (115)
        • 4.7.2.1 Nhóm giải pháp tăng cường lao động vào làm việc tại các KCN (115)
        • 4.7.2.2 Nhóm giải pháp giải quyết việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp tại chỗ (116)
      • 4.7.3 Phát triền hệ thống giao thông và hệ thống thông tin thị trường (118)
  • 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (120)
    • 5.1 Kết luận (120)
    • 5.2 Kiến nghị (122)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Cơ sở lý luận về sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn

2.1.1 Lao động nông thôn và sự thay đổi nghề nghiệp của lao đông nông thôn 2.1.1.1 Lao động nông thôn và đặc điểm của lao động nông thôn

- Lao động: là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi những vật thể của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người.

Lao động không những tạo ra của cải vật chất để nuôi sống con người mà còn cải tạo bản thân con người, phát triển con người cả về mặt thể lực và trí lực Trong khi tác động vào tự nhiên ở bên ngoài thông qua sự vận động đó, con người làm thay đổi tự nhiên, đồng thời quá trình đó cũng làm thay đổi bản tính của chính mình.[3]

"Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động" (điều 55) Quyền đó được bảo đảm bởi hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa, bởi sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, bởi sự đào tạo về nghề nghiệp, việc nâng cao trình độ nghề nghiệp và việc đào tạo những ngành chuyên môn mới, vv.

- Lao động nông thôn: cũng là một loại lao động, là yếu tố cần thiết của quá trình sản xuất Tuy nhiên, do khu vực nông thôn có đặc thù riêng biệt tạo lên đặc điểm riêng biệt và cú cỏc loại lao động khác nhau.

Nếu so sánh chung giữa 2 khu vực nông thôn và thành thị thì bất bình đẳng thu nhập giữa hai khu vực này chưa chắc đã tăng, thậm chí có thể giảm đi nếu tỷ trọng lao động phổ thông thoát ly nông nghiệp chuyển sang hoạt động sản xuất công nghiệp tăng đủ nhanh để bù đắp số lượng LĐNN thuần túy bị mất việc làm, hoặc trở nên bán thất nghiệp, và nhờ đó thu nhập chung của cả khu vực nông thôn được cải thiện tương đối so với khu vực thành thị.

Bảng 2.1: Tiêu chí phân biệt khu vực nông thôn và khu vực thành thị

Tiêu chí Khu vực nông thôn Khu vực thành thị

Nghề nghiệp Những người sản xuất nông nghiệp, một số ít phi nông nghiệp.

Những người sản xuất công nghiệp, dịch vụ.

Môi trường Môi trường tự nhiên ưu trội, quan hệ trực tiếp với tự nhiên.

Môi trường nhân tạo ưu trội, ít dựa vào tự nhiên.

Cộng đồng làng bản nhỏ, văn minh nông nghiệp.

Kích cỡ cộng đồng lớn hơn, văn minh công nghệp. Đặc điểm cộng đồng

Cồng đồng thuần nhất hơn về các đặc điểm chủng tộc và tâm lý.

Không đồng nhất về chủng tộc và tâm lý.

Sự khác biệt và phân tầng xã hội ít hơn so với đô thị.

Sự khác biệt và phân tầng xã hội nhiều hơn nông thôn.

Di động xã hội theo lãnh thổ, theo nghề nghiệp không lớn, di cư cá nhân từ nông thôn ra thành thị.

Cường độ di động lớn hơn, có biến động xã hội mới có di cư từ thành thị về nông thôn.

Tác động xã hội tới từng cá nhân thấp hơn Quan hệ xã hội sơ cấp, láng giềng, huyết tộc.

Tác động xã hội tới từng cá nhân lớn hơn Quan hệ xã hội thứ cấp, phức tạp, hình thức hoá.

Ngược lại, nếu không có những chính sách hỗ trợ hữu hiệu thì thu nhập hộ nông dân thuần túy vào sản xuất nông nghiệp nói chung sẽ suy giảm cả về tuyệt đối và tương đối so với hộ nông dân thoát ly nông nghiệp, và cả so với lao động ở khu vực thành thị, dẫn đến làm tăng bất bình đẳng thu nhập giữa những bộ phận lao động này

Một trong những chính sách hỗ trợ cần thiết nhất là tự do hóa thị trường lao động, khuyến khích, tạo điều kiện dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp và các khu vực khác của nền kinh tế Thông qua việc xóa bỏ chế độ quản lý nhân khẩu Theo chế độ này, nông dân không dễ dàng gì thay đổi nghề nghiệp hoặc nơi cư trú (trừ một số người có trình độ và/hoặc có tiền) Hầu như mọi chế độ phúc lợi xã hội như chế độ hưu trí, khám chữa bệnh, học hành, đều gắn với quyển hộ khẩu

Gần đây, một số thay đổi nhỏ đã diễn ra ở một số tỉnh thành lớn, ví dụ như về việc thường trú và sở hữu nhà cửa Nhưng về cơ bản, chế độ hộ khẩu vẫn phát huy tác dụng của nó trong việc ngăn chặn làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị, và nạn thiếu thốn nhà cửa dành cho người nhập cư

Có những ước tính cho thấy khoảng đến 35-40% lực lượng lao động nông thôn bị dư thừa, và năng suất lao động nông thôn cực kỳ thấp Một trong những hậu quả là tỷ lệ dân số cư trú tại nông thôn và thành thị hầu như không thay đổi đáng kể trong hai thập kỷ qua, và chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa người giàu (chủ yếu ở thành thị) và người nghèo (chủ yếu ở nông thôn) ngày càng tăng lên (từ 4,6 lần năm 1993 tăng lên 5,5 lần năm 1998, con số này đã, và còn cao hơn nữa trong những năm gần đây).[1]

Trong nông thôn cú cỏc loại lao động chủ yếu sau:

 Lao động nông nghiệp (LĐNN): phải thông qua đất đai, các điều kiện tự nhiên, các cây trồng và vật nuôi các công cụ tạo ra sản phẩm Vì vậy lao động nông nghiệp có những đặc điểm sau:

- LĐNN ớt chuyờn sõu như ở trong công nghiệp: lao động có thể làm nhiều việc khác nhau và nhiều lao động có thể thực hiện được cùng một công việc Do hoạt động nông nghiệp không cần trình độ tay nghề chuyên môn hoỏ sõu như trong công nghiệp.

- LĐNN được sử dụng mang tính thời vụ: Nhu cầu về lao động trong nông nghiệp rất khác nhau trong từng giai đoạn của sản xuất, làm cho tiền công trong nông thôn biến động nhiều.

- LĐNN diễn ra trong phạm vi rộng lớn, đa dạng về địa bàn và điều kiện sản xuất; Có tính thích ứng lớn và phân bố rộng khắp trờn cỏc vựng lãnh thổ Việc bố trí và tổ chức lao động hợp lý, thực hiện an toàn lao động là việc làm cần thiết.

- Phần lớn LĐNN ít được đào tạo: Do nông nghiệp thường ít hấp dẫn trên phương diện đầu tư, chịu rủi ro cao nên việc thu hút lao động được đào tạo vào nông nghiệp là một vấn đề khó khăn Cần có các chính sách điều tiết vĩ mô để khuyến khích lao động được đào tạo về nông thôn Bên cạnh đó làm tốt công tác khuyến nông để nâng cao trình độ và kiến thức cho lao động ở ngành nông nghiệp Đối với nước ta LĐNT rất dồi dào nhưng về cơ bản vẫn là lao động thủ công, năng suất lao động thấp, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và kiến thức kinh doanh theo cơ chế thị trường còn rất hạn chế.

 Lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (CN&TTCN) có vai trò và vị trí rất quan trọng đối với nền kinh tế Ngoài việc góp phần hỗ trợ và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, CN&TTCN mở ra nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị

Cơ sở thực tiễn về sự tác động của quá trình phát triển các KCN đến sự

sự thay đổi nghề nghiệp

2.3.1 Phát triển KCN ở Trung Quốc và việc làm cho lao động nông thôn

Sự hình thành và phát triển các loại hình của KCN gắn liền với quá trình cải cách mở cửa của Trung Quốc Từ cuối thập niên 70 sang đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, Trung Quốc tiến hành xây dựng một số đặc khu kinh tế, có thể coi đây là mô hình đầu tiên của KCN Các đặc khu kinh tế của Trung Quốc cú cỏc chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài về mọi mặt: Thuế, sử dụng đất, thị trường tiêu thụ, quản lý hành chính Vì vậy, các đặc khu kinh tế hấp dẫn các nhà đầu tư và đó cú tốc độ tăng trưởng cao chưa từng có.

Sau thành công của đặc khu kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định mở cửa để phát triển hầu hết các thành phố ở duyên hải nhằm thu hút các nguồn vốn, công nghệ tiên tiến của nước ngoài vào vùng kinh tế duyên hải Cùng với sự phát triển sôi động mạnh mẽ của các đặc khu kinh tế duyên hải, các khu kinh tế khác cũng được thành lập ở lưu vực sông Trường Giang, sụng Chõu và dần dịch chuyển vào đất liền để khai phát miền Tây, thực hiện lý thuyết chuyển giao kỹ thuật hai tầng, đầu tàu dẫn dắt Đến đây, KCN đó cú sự thay đổi về cấu trúc và theo đó, mô hình mới của KCN được hình thành nhằm mục tiêu phát huy tối đa nội lực, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế các khu kinh tế có dạng mô hình KCN tổng hợp.

Từ cuối thập niên 90 của thế kỷ XX trở đi, các KCN phát triển mạnh mẽ chuyển sang một mô thức mới mà người Trung Quốc gọi là khu khai phát (khai hóa và phát triển) Khu khai phát gắn với một đơn vị hành chính, trong đó có: KCN tập trung, khu thương mại, khu dịch vụ

Từ năm 1978 đến năm 1991, Trung Quốc có tới 19 triệu xí nghiệp Hưng Trấn, thu hút 96 triệu lao động bằng 13,8% lực lượng lao động ở nông thôn, tạo ra giá trị tổng sản lượng 1.162 tỷ NDT chiếm 60% giá trị sản phẩm khu vực nông thôn, 1/3 giá thị sản lượng công nghiệp, 1/4 GDP cả nước Nhờ phát triển công nghiệp nông thôn mà tỷ trọng lao động nông nghiệp đã giảm từ trên 70% năm 1978 xuống dưới 50% năm 1991 Bình quân trong 10 năm từ

1980 đến 1990, mỗi năm các xí nghiệp Hưng Trấn của Trung Quốc thu hút khoảng 12 triệu lao động dư thừa từ nông nghiệp.

2.3.2 Phát triển KCN Đài Loan và việc làm cho lao động nông thôn Đài Loan được coi là đi tiên phong và thành công trong phát triển KCN ở Châu Á Thời kỳ đầu thập niên 50, 60 của thế kỷ trước, Đài Loan chủ trương phát triển các ngành công nghiệp nhẹ sản xuất hàng hóa tiêu dùng, xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động Hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ được xây dựng tập trung trong khu vực nhất định KCN Các xí nghiệp này được hưởng ưu đãi về thuế, tiền thuê đất và đặc biệt là thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật Qua mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, mô hình các KCN của Đài Loan cũng có sự thay đổi rất cơ bản cả về quy mô, trình độ và ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, cả về cấu trúc bên trong và hình thức của KCN Hiện nay, ở Đài Loan có 95 KCN, trong đó, Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là

58 KCN, còn lại là do tư nhân đầu tư Nhà nước thống nhất quản lý đối với KCN dựa trên cơ sở phân cấp, chính quyền trung ương chỉ quản lý các KCN quan trọng có vai trò định hướng dẫn dắt nền kinh tế, còn lại giao cho địa phương và tư nhân quản lý.

Do sự phát triển của cách mạng công nghiệp mới: Công nghệ tin học, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và xu hướng tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư, các nhà hoạch định chiến lược của Đài Loan hướng sự phát triển các KCN theo mô hình KCN - dịch vụ dựa trên trình độ kỹ thuật công nghệ cao, đáp ứng nhiệm vụ trung chuyển, chế biến sản phẩm cao cấp cho xuất khẩu và cho thị trường nội địa Theo đó, quy hoạch đất đai cho xây dựng các KCN được bố trí theo cơ cấu sau:

 Để xây dựng xí nghiệp: 60%;

 Để xây dựng các công trình giao thông và bảo vệ môi trường: 33%;

 Dành cho xây dựng khu dân cư: 2,3%;

 Dành cho xây dựng các công trình vui chơi, giải trí: 4,7%;

(Trong đó đất dành cho xây dựng các công trình giao thông và bảo vệ môi trường có 10% đất trồng cây xanh).

2.3.3 Phát triển KCN Thái Lan và việc làm cho lao động nông thôn

Cũng như các quốc gia trong khu vực Đông Á, vào những năm 60 của thế kỷ XX, Thái Lan là nước nông nghiệp Từ giữa thập niên 70 trở đi, quốc gia này bắt đầu phát triển KCN KCN đầu tiên là KCN tập trung tổng hợp, bao gồm KCN, KCX và khu dịch vụ Sau 30 năm xây dựng, phát triển và qua những lần điều chỉnh cơ cấu lại các KCN, đến nay, KCN của Thái Lan phát triển theo kiểu KCN tổng hợp, trong đó cú cỏc KCN tập trung, KCX, khu thương mại và khu dân cư Một KCN tổng hợp như vậy được xây dựng, sắp xếp bố trí trên diện tích khoảng 200 ha Quan điểm của các nhà hoạch định chính sách Thái Lan cho rằng, xây dựng KCN tổng hợp, cùng với việc phân chia chức năng các KCN cho phép cung cấp cơ sở hạ tầng có lợi cho các thành phố mới, phân phối thu nhập hợp lý giữa các tầng lớp dân cư Đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi xây dựng hệ thống xử lý chất thải tập trung và bảo vệ môi trường, tổ chức sinh hoạt đô thị văn minh, nâng cao đời sống, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động.

2.3.4 Một số bài học kinh nghiệm từ phát triển KCN ở Thế giới với chuyển đổi nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn

Tóm lại, qua nghiên cứu về sự phát triển KCN của một số nước trong khu vực có sự tương đồng với chúng ta và đi trước chúng ta không xa, bước đầu có thể rút ra một vài kết luận để vận dụng vào điều kiện ở Việt Nam:

- Thứ nhất , phát triển KCN phải đặt nó trong mục tiêu phát triển chiến lược kinh tế - xã hội của nước ta trong cả một quá trình.

- Thứ hai , mô hình KCN biến đổi qua từng giai đoạn tương ứng với nội dung, nhiệm vụ của quá trình CNH, HĐH nước ta.

- Thứ ba , xu hướng phát triển KCN theo một tiến trình có tính phổ biến sau: Bắt đầu từ các KCN chuyên ngành đến xây dựng các KCN tổng hợp, khi KCN đã phát triển đến quy mô nhất định và đặc biệt là dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, KCN tất yếu phải được cơ cấu lại phát triển theo mô hình thích hợp Xu hướng chung, KCN được xây dựng và hoàn thiện theo mô hình: KCN Đô thị - Du lịch Đó là KCN văn minh hiện đại - một thực thể kinh tế xã hội của đất nước

Từ các yếu kém trên đây có thể rút ra kết luận là phát triển KCN nhanh là tốt, song chưa được quan tâm về mặt chất lượng, nhất là về mặt xã hội, nên thiếu tính bền vững Để xây dựng KCN, KCX trong một chiến lược tổng thể,hiệu quả, bền vững ở tầm quốc gia, cần tập trung một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và thực hiện một chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo, dạy nghề trình độ cao cung cấp cho nền kinh tế quốc dân, trong đó cú cỏc KCN Đồng thời phải thực hiện chương trình ở tầm quốc gia về dạy nghề trình độ cao để cung cấp cho các KCN Đặc biệt là phải có chiến lược và chương trình đào tạo, dạy nghề thay thế cho lao động, chuyên gia là người nước ngoài trong các KCN

Thứ hai, tiếp tục phát triển thị trường lao động trình độ cao ở các KCN. Đây là thị trường có khả năng cạnh tranh không chỉ trong nước, mà còn tham gia vào thị trường quốc tế Thị trường này phát triển sẽ có sức lan tỏa rất lớn đến việc thu hút lao động trình độ cao Vấn đề quan trọng nhất ở đây là, Nhà nước phải có chính sách lao động nhằm đối xử công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp khi thực hiện Luật Doanh nghiệp một cách thống nhất Trong đó, tiền lương phải do thị trường quyết định và dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên, có tính đến quan hệ cung - cầu lao động Phát triển hệ thống giao dịch của thị trường lao động đủ sức nối cung - cầu lao động cho các khu công nghiệp; nhất là thông tin thị trường lao động, hội chợ việc làm, tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, áp dụng công nghệ thông tin nối mạng trong giao dịch lao động.

Thứ ba, tập trung vào xây dựng để hình thành và vận hành hiệu quả cơ chế hợp tác, đối thoại, thương lượng, thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp thuộc các KCN đúng với nguyên tắc thị trường Ở đây phải tôn trọng và phát huy quyền tự định đoạt trong thương lượng, tự giải quyết các tranh chấp về quan hệ lao động thông qua hòa giải tại doanh nghiệp đảm bảo hài hòa lợi ích cỏc bờn và vì lợi ích chung phát triển doanh nghiệp.Vấn đề quan trọng nhất ở đây là hoàn thiện và nâng cao vai trò của tổ chức đại diện của cỏc bờn, nhất là phát triển và nâng cao năng lực của tổ chứcCông đoàn doanh nghiệp trong KCN thực sự là người đại diện cho người lao động.

Thứ tư, thực hiện chương trình an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đối với lao động KCN Trong đó, đặc biệt quan tâm đến tổ chức quản lý hành chính khu dân cư ngoài hàng rào KCN; thực hiện xã hội hóa vấn đề cung cấp dịch vụ nhà ở cho người lao động, khuyến khích người dân xây dựng nhà cho thuê theo tiêu chuẩn tối thiểu Nhà nước quy định thống nhất Tổ chức tốt hệ thống cung cấp các dịch vụ phúc lợi công cộng ở khu dân cư, nơi lao động KCN sinh sống (nước, điện, văn hóa, thông tin, giải trí ) khụng vì mục tiêu lợi nhuận.

Sự phát triển các KCN và vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Việt Nam

a) Nhìn lại gần 20 năm phát triển các KCN, về mặt lao động - việc làm có thể đánh giá những mặt được như sau:

Thứ nhất , phát triển KCN, KCX mở ra một không gian kinh tế rộng lớn, một kênh mới rất có tiềm năng để thu hút lao động, giải quyết việc làm. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay các doanh nghiệp trong KCN thu hút khoảng hơn 100 nghìn lao động trực tiếp Nếu tính độ lan tỏa của nó (hiệu ứng tràn) thì khả năng thu hút lao động còn lớn hơn nhiều

Thứ hai , KCN là nơi sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế Do đó, đóng góp rất lớn vào đào tạo nguồn nhân lực để hình thành đội ngũ lao động của nền công nghiệp hiện đại Trong số lao động được tuyển vào doanh nghiệp thì lao động phổ thông về cơ bản được đào tạo kèm cặp tại doanh nghiệp theo yêu cầu của công nghệ và dây chuyền sản xuất để vào làm việc (mặc dù không được cấp chứng chỉ) Số còn lại trên 45% được đào tạo bổ sung kỹ năng mới cho phù hợp với công nghệ áp dụng trong sản xuất. Đến nay, nhiều KCN đã xây dựng các cơ sở dạy nghề (Trường nghềKCN Dung Quất, Trung tâm dạy nghề Việt Nam - Xin-ga-po, Trường nghềNghi Sơn, Trường Kỹ nghệ Thừa Thiên - Huế ) Đặc biệt đã hình thành mô hình liên kết đào tạo và sử dụng nhân lực giữa các KCN và nhà trường (Đồng Nai) KCN tự đào tạo nghề là hướng rất quan trọng để giải quyết tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật hiện nay.

Thứ ba, phát triển KCN đồng nghĩa với hình thành và phát triển mạnh mẽ thị trường sức lao động, nhất là lao động có trình độ cao ở nước ta Hiện nay, lao động làm công ăn lương có khoảng 25,6% (khoảng 11 triệu lao động) thì 80% tập trung ở cỏc vựng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, KCN tập trung Về cơ bản, KCN sản xuất sản phẩm dùng cho xuất khẩu Ở đó, doanh nghiệp được thử thách trong môi trường cạnh tranh sôi động không chỉ trong nước, mà còn trong môi trường cạnh tranh quốc tế rất gay gắt, tạo động lực để người lao động không ngừng phấn đấu, nâng cao tay nghề.

Thứ tư , quan hệ lao động trong các KCN bước đầu được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận và tự định đoạt của cỏc bờn theo nguyên tắc của thị trường và của pháp luật KCN có mô hình tổ chức và quản lý nói chung, tổ chức và quản lý nhân lực nói riêng, rất tiên tiến, đạt trình độ quốc tế và đa dạng, phụ thuộc vào nguồn xuất xứ của FDI (Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan, Xin-ga-po, EU, Mỹ ) Đây là môi trường tốt để đào tạo, chuyển giao khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp của Việt Nam có thể thay thế dần lao động quản lý người nước ngoài b) Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển KCN cũn cú những vấn đề hạn chế, tiếp tục giải quyết những vấn đề phát sinh như:

Một là , sự phát triển các KCN thiếu đồng bộ và chưa gắn với một chiến lược, chương trình đào tạo nhân lực, nhất là đào tạo nghề trình độ cao với một cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu các KCN; thiếu sự chuẩn bị, đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật, nên dẫn đến mất cân đối quan hệ cung - cầu lao động kỹ thuật, thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao Theo kết quả điều tra các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho thấy, nhu cầu về lao động rất lớn, dù hiện nay tỷ lệ lấp đầy KCN mới khoảng 60%, nhưng chỗ làm việc còn trống, chưa tuyển được lao động khá lớn (khoảng 15%), đặc biệt là các KCN phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương ), trong đó khoảng 20% cần tuyển công nhân kỹ thuật và 40% cần tuyển cao đẳng, đại học Nếu lấp đầy các KCN thì chỗ làm việc trống cần tuyển lên đến 30% - 40% Khó khăn chủ yếu mà các doanh nghiệp trong KCN đưa ra khi tuyển là chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, đặc biệt là loại lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, do đào tạo không gắn với yêu cầu về ngành nghề, trình độ tay nghề, mà công nghệ sản xuất yêu cầu Có sự cạnh tranh gay gắt và thiếu công bằng trong tuyển dụng và sử dụng lao động giữa các doanh nghiệp.

Hai là , dù lao động được tự do tìm kiếm việc làm, tự do di chuyển, nhưng tình hình biến động lao động của các KCN là rất lớn Kết quả điều tra cho thấy, dù lao động tăng thêm hằng năm khoảng 10%, nhưng biên độ biến động lao động (vào - ra) lên tới 50% - 60%, thậm chí có doanh nghiệp ở KCN Thành phố Hồ Chí Minh lên tới 70%, làm cho doanh nghiệp vừa thiếu lao động, vừa không có lao động ổn định để bảo đảm sản xuất Gần 73% số lao động rời khỏi doanh nghiệp là do tự bỏ việc do thu nhập không bảo đảm cuộc sống, nhất là trong các dịp nghỉ lễ, tết

Do phát triển các KCN tập trung ở các thành phố lớn nên hình thành dòng di chuyển lao động khá mạnh từ nông thôn ra thành phố và từ miền Bắc, miền Trung vào miền Nam Trong dòng di chuyển lao động đến các KCN, 41,8% là từ khu vực nhà nước, nhất là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao Di chuyển lao động lớn, nhất là hướng nông thôn ra thành thị, từ Bắc vào Nam sẽ phát sinh nhiều vấn đề khó khăn về cung cấp dịch vụ hạ tầng - xã hội (đi lại, nhà ở, y tế, giáo dục ) ở các thành phố lớn có nhiều KCN, KCX.

Ba là, CNH - HĐH là một tất yếu khách quan, luôn gắn liền với xây dựng và phát triển các KCN, KCX, các khu đô thị mới, xây dựng kết cấu hạ tầng ,và cũng có nghĩa là việc thu hồi đất nông nghiệp ngày càng tăng Đất nông nghiệp bị thu hồi phần lớn ở ngoại thành các thành phố lớn, vùng đồng bằng đất chật người đông Đặc biệt, nếu so sánh 1 ha đất nông nghiệp chỉ tạo việc làm tối đa cho 10 - 15 LĐNN với giá trị thấp nhưng nếu chuyển sang xây dựng KCN sẽ tạo việc làm cho hàng trăm lao động công nghiệp với giá trị cao Theo tính toán của các nhà kinh tế, 1 KCN, KCX, bình quân diện tích từ

100 - 150 ha khi lấp đầy sẽ sử dụng 15.000 - 18.000 lao động Lợi ích về kinh tế và sử dụng lao động là rất rõ Tuy nhiên, do quy hoạch và xây dựng các KCN không gắn với quy hoạch đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho nông dân nên hậu quả về mặt xã hội cũng rất lớn Người nông dân mất việc làm trong nông nghiệp và có nguy cơ thất nghiệp toàn phần Đây là một mâu thuẫn và là vấn đề xã hội phát sinh khá gay gắt hiện nay, dẫn đến những điểm "nóng" về mặt xã hội cần phải giải quyết.

Bốn là , Việt Nam đang chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, thị trường lao động đang phát triển nhưng còn ở trình độ thấp; quan hệ lao động mới đã và đang hình thành dựa trên cơ chế thỏa thuận 2 bên, 3 bên Tuy nhiên, tranh chấp lao động dẫn đến đình công đang có xu hướng tăng Tính chất của đình công là tự phát và không đúng với trình tự thủ tục quy định của pháp luật. Vấn đề cơ bản nhất ở đây là cơ chế thỏa thuận 2 bên tại doanh nghiệp chưa được thực hiện theo đúng nguyên tắc của thị trường, vai trò của công đoàn cơ sở còn yếu, nên khi xảy ra tranh chấp lao động, đình công lại giải quyết theo kiểu hành chính và từ bên ngoài vào, tức là chỉ giải quyết được cái ngọn, mà không đi vào giải quyết cái gốc của vấn đề là xây dựng quan hệ hợp tác, cơ chế thỏa thuận, tự định đoạt giữa các bên trong quan hệ lao động để bảo đảm hài hòa lợi ích giữa cỏc bờn và vì lợi ích chung là phát triển doanh nghiệp

Năm là , quy hoạch và phát triển các KCN không đồng bộ và đầu tư đúng mức vào các khu dân sinh ngoài KCN, nên vấn đề xã hội của lao động ngoài hàng rào KCN rất bức xúc Hay nói một cách khác, phát triển các KCN không gắn với giải quyết các vấn đề xã hội và phúc lợi xã hội ngoài KCN, KCX, nhất là vấn đề nhà ở, văn hóa, vui chơi, giải trí cho lao động KCN Kết quả khảo sát cho thấy, một xã hội khá phức tạp và lộn xộn của người lao động ở hầu hết cácKCN, có thể tổng kết khái quát bằng cụm từ "5 không": không nhà ở; không gia đình; không chính trị; không văn hóa; không an toàn.

Những nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài

Việc nghiên cứu tác động của xây dựng KCN tới việc làm và thu nhập của hộ nông dân bị thu hồi đất nói riêng và lao động nông thôn nói chung đã có nhiều tác giả nghiên cứu Đề tài: “Nghiờn cứu tác động của xây dựng khu công nghiệp Bắc Vinh tới việc làm và thu nhập của hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở xã Hưng Đông, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” tác giả

Hoàng Tuấn Lõm đó đánh giá tác động của xây dựng KCN đến chuyện dịch cơ cấu ngành nghề Tác giả cho biết lực lượng lao động tại địa phương đó chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ hết sức rõ rệt Đặc biệt nhóm lao động trước và sau khi bị thu hồi đất có sự khác biệt về chuyển đổi ngành nghề so với nhóm không bị thu hồi đất Thể hiện ở tỷ lệ lao động đi nơi khác tăng lên, tỷ lệ lao động tại quê giảm đi Cơ cấu lao động có sự thay đổi, giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động ngành nghề Tuy nhiên tác giả không đề cập đến sự thay đổi việc làm của lao động nông thôn tham gia vào KCN làm các ngành nghề khác nhau như số lượng, cơ cấu lao động làm công nhân phục vụ sản xuất trong KCN, tham gia làm dịch vụ cho KCN…

Về khía cạnh người lao động bị thu hồi đất sản xuất phục vụ cho nhu cầu xây dựg các KCN thì theo nghiên cứu của TS.Nguyễn Phúc Thọ, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, tháng 12 năm 2006 về: “Lao động và việc làm của các hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh - Thực trạng và giải phỏp” có phản ánh về số lượng và chất lượng của lao động bị thu hồi đất sản xuất Tác giả cho biết độ tuổi lao động từ 36 - 60 (đối với nam) và 36 - 55 (đối với nữ) chiếm từ 44,96 - 47,29% lực lượng lao động và bộ phận này không còn cơ hội vào làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp, vấn đề đào tạo nghề cũng rất khó khăn Một vấn đề nữa mà tác giả đã đề cập đến là trình độ học vấn trung bình của lao động thấp cũng là một khó khăn trong đào tạo nghề và tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật Thực tế lao động được đào tạo nghề ở đõy quá thấp chỉ chiếm trên 8% [13] Như vậy phần nào tác giả cũng đề cập đến một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nghề nghiệp của người lao động. Những yếu tố khác như tâm lý, mức độ công nghiệp hoá của địa phương, yếu tố đất đai…cú thể ảnh hưởng đến sự thay đổi nghề nghiệp của người lao động

Tóm lại, có nhiều nghiên cứu về tác động của KCN đến lao động việc làm và thu nhập của lao động nông thôn Việc phát triển các KCN phải có một lực lượng lao động có chất lượng cung cấp cho KCN Tuy nhiên tác động của sự phát triển các KCN đến sự thay đổi việc làm của lao động nông thôn chưa được đề cập đến cả về vấn đề lý luận và thực tiễn Mặt khác quá trình xây dựng và phát triển của các KCN đã được Bộ Kế hoạch và đầu tư tổng kết

15 năm đã đưa ra nhiều vấn đề liên quan đến vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động Cùng với quá trình đó là sự chuyển dịch cơ cấu lao động đồng thời đưa ra nhiều chính sách về đào tạo, hướng nghiệp, dạy nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của lao động công nghiệp Những chính sách này để áp dụng vào thực tiễn có kết quả cao cần có sự nhận thức cao của chính bản thân người lao động, trách nhiệm và sự quan tâm của các ngành, các cấp, vai trò của chủ doanh nghiệp trong cácKCN phối hợp thực hiện Sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn trên cả nước nói chung và của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình nói riêng cần được nghiên cứu một cách cụ thể để đưa ra các giải pháp về việc làm đảm bảo nghề nghiệp ổn định về thu nhập cho người lao động là rất cần thiết.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Vũ Thư nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Thái Bình, phía Bắc giáp huyện Hưng Hà và Đông Hưng; phía Đông giáp Thành phố Thái Bình phía Tây và Tây Nam giáp Thành phố Nam Định - tỉnh Nam Định Nằm giữa hai trung tâm kinh tế lớn là Thành phố Nam Định và Thành phố Thái Bình với 9 km quốc lộ 10 chạy qua trung tâm huyện lỵ Vị trí này có ưu thế trong giao lưu trao đổi hàng hoá, tiếp thu khoa học công nghệ, nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Với tổng diện tích đất 19.516,19 ha là huyện đồng bằng vùng châu thổ sông Hồng, địa hình khá bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội Đất đai của huyện chủ yếu là đất phù sa, đây là loại đất tốt phù hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung.

Cú sông Hồng và sông Trà Lý chảy qua vì vậy, Vũ Thư có ưu thế trong giao lưu trao đổi hàng hóa, tiếp thu khoa học công nghệ, khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

Khí hậu có nhiều biến động ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của huyện nói riêng song đây cũng là đặc điểm riêng cho tỉnh Thái Bình trong đó có huyện Vũ Thư về thế mạnh phát triển nền nông nghiệp với các cây trồng có giá trị kinh tế cao.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Điều kiện đất đai, dân số và lao động của huyện Vũ Thư

* Tình hình đất đai của huyện

Là huyện có địa hành khá bằng phẳng, năm 2008 diện tích tự nhiên 19.516,19ha, gảm 1,85% so với năm 2006 là do đã cắt giảm xó Tõn Bỡnh về cho thành phố theo quy hoạch của Tỉnh Thái Bình Bình quân diện tích đất tự nhiờn/đầu người của huyện là: 872 m 2 /người, trong đó đất nông nghiệp là 12.923,15 ha, chiếm 66,22% Việc quy hoạch KCN An Hoà đã được quyết định với diện tích 603 ha nhưng chưa triển khai lập quy hoạch chi tiết Qua bảng 3.1 ta thấy diện tích đất nông nghiệp cũng giảm không đáng kể (giảm 2,8% năm 2007 so với năm 2006), dự kiến diện tích đất đưa vào quy hoạch KCN An Hoà được lấy ra từ 2 xã Song An và Hoà Bình Đây là 2 xó cú đặc điểm gần thị trấn của huyện và cách Thành phố Thái Bình khoảng 3-5km, mặt khác diện tích đất chuyển đổi là những diện tích có độ màu mỡ tốt và đó là những cánh đồng có giá trị trên 50triệu/ha Với các công thức luân canh 3- 4vụ/năm thuận lợi cho phát triển rau màu và cây vụ đông Đó là một thực trạng chung của tỉnh Thái Bình và một số tỉnh trên cả nước khi phát triển các KCN thường quy hoạch, chuyển đổi những diện tích đất nông nghiệp tốt ảnh hưởng lớn cho phát triển kinh tế nông nghiệp và vấn đề an ninh lương thực. Bên cạnh đú giỏ đền bù cho một diện tích đất nông nghiệp lại rất thấp ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập, lao động và việc làm cho chính người LĐNT của vựng đú

Hiện trạng đất đai của huyện ít biến động song bên cạnh đó cụ thể từng xó cú những quy hoạch, chuyển đổi những diện tích trong đó có diện tích đất chưa sử dụng để phát triển các CNN, ĐCN và phát triển làng nghề Đõy chớnh là nguyên nhân và xu thế chính dẫn tới sự thay đổi nghề nghiệp củaLĐNT một cách tích cực.

Bảng 3.1: Đất đai và tình hình sử dụng đất đai của huyện Vũ Thư trong giai đoạn 2001 - 2007

Chỉ tiêu ĐVT 2001 2006 2007 2008 So sánh (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên ha 19843.24 100.00 19883.14 100.00 19883.14 100.00 19516.19 100.00 100.00 98.15 99.07

1 Đất sản xuất NN ha 12109.68 91.29 12019.44 90.35 12021.00 90.42 11660.33 90.23 100.01 97.00 98.49 1.1 Đất trồng cây HN ha 11466.48 94.69 11231.76 93.45 11242.79 93.53 10878.01 93.29 100.10 96.76 98.41 1.2.Đất trồng cây lâu năm ha 643.20 5.31 787.68 6.55 778.21 6.47 782.32 6.71 98.80 100.53 99.66

3 Đất mặt nước NTTS ha 1154.89 8.71 1281.00 9.63 1274.32 9.58 1258.19 9.74 99.48 98.73 99.11

II Đất phi NN ha 5016.61 25.28 6422.65 32.30 6430.15 32.34 6438.56 32.99 100.12 100.13 100.12

III Đất cha sử dụng ha 1562.06 7.87 157.67 0.79 157.67 0.79 154.48 0.79 100.00 97.98 98.98 Một số chỉ tiêu BQ

3 Đất NN/lao động m 2 /người 116.80 111.06 110.72 106.28 99.69 95.99 97.82

3 Hệ số sử dụng đất lần 2.41 2.45 2.43 2.44 99.18 100.41 99.80

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Vũ Thư

* Tình hình dân số và lao động của huyện

Năm 2008 dân số của huyện với 232.039 người thể hiện qua bảng 3.2 (trong đó dân số nông thôn 98,08%.) Toàn huyện có 121.598 lao động trong độ tuổi, chiếm 52,40% dân số của huyện, trong đó lao động CN-TTCN: 21.025 người, chiếm 17,29% tổng lao động Lao động qua đào tạo đến nay có 24% Trong số này lao động có trình độ trung học trở lên chiếm khoảng 7%.

Kể từ năm 2001 khi có sự phát triển các KCN đã thu hút một lực lượng lớn lao động trong huyện tham gia vào sản xuất công nghiệp mà phần lớn là công nghiệp may mặc Ngành mà đỏi hỏi số lượng lao động nữ là phần lớn với trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên với trình độ tay nghề khi vào nhà máy được đào tạo có thể đáp ứng yêu cầu của công việc Tuy nhiên khi đất nước gia nhập WTO thì cả trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn nghề nghiệp đòi hỏi ngày một cao đáp ứng với kỷ luật lao động tạo ra năng suất lao động cao hơn, khắt khe hơn Trong giai đoạn 2001-2007 lượng lao động tham gia trong ngành CN-TTCN và xây dựng tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng 9.56% Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của các KCN ngày càng thu hút lực lượng LĐNT tham gia, tuy nhiên vẫn có nhiều bất cập đến thu nhập và những vấn đề môi trường lao động, đời sống của người lao động chưa được đảm bảo.

Là huyện có dân số đông, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Bên cạnh đú cũn phát triển ngành TTCN truyền thống như nghề thêu ở xã Minh Lóng đó được nhân rộng trong toàn huyện; nghề rèn, nghề mộc, xay xát, làm đậu phụ…người lao động cần cù, chăm chỉ luôn biết phát huy lợi thế của địa phương đồng thời du nhập nhanh chóng các ngành nghề mới nhằm nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm trong lúc nông nhàn.Nhất là khi có Nghị quyết 01 của Tỉnh về khuyến khích phát triển CN-TTCN thỡ cỏc xó đều quy hoạch, xây dựng các CCN, ĐCN, thị tứ Trong những năm gần đây đã phát triển nhanh chóng thu hút một lực lượng lớn LĐNT tham gia.

Bảng 3.2: Dân số và lao động của huyện Vũ Thư giai đoạn 2001 - 2008

Chỉ tiêu ĐVT 2001 2006 2007 2008 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 07/06

* Phân theo giới tính Người 225652 100.00 230079 100.00 231114 100.00 232039 100.00 100.45

* Phân theo khu vực Người 225652 100.00 230079 100.00 231114 100.00 232039 100.00 100.45

1 Dân số thành thị Người 3848 1.71 4187 1.8

1 Dân số nông thôn Người 221804 98.29 225892 98.1

* Phân theo ngành nghề Người 225652 100.00 230079 100.00 231114 100.00 232039 100.00 100.45

II Tổng số hộ Hé 60460 100.00 62521 100.00 62974 100.00 63399 100.00 100.72

III Tổng số lao động Người 113569 100.00 119779 100.00 120079 100.00 121598 100.00 100.25

* LĐ làm trong các ngành

1 Nông, lâm nghiệp & Thuỷ Người 95287 83.90 95138 79.4 90401 75.28 90118 74.11 95.02 sản 3

IV Một số chỉ tiêu BQ

1 BQ LĐ/hộ Người/ hộ 1.88 1.92 1.91 1.92

2 BQ khẩu/hộ Người/ hộ 3.73 2.09 3.67 3.66

3 Số người được sắp xếp

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Vũ Th

1 Về giao thông vận tải

Vũ Thư là huyện có mạng lưới giao thông đường bộ được phân bố hợp lý và từng bước được nâng cấp Tuyến quốc lộ 10 đã được mở rộng và nâng cấp thành đường cấp III Đồng bằng, cầu Tân Đệ đã nối liền đường bộ với Nam Định và vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội cũn lại là đường giao thông nông thôn

Các tuyến đường giao thông thuỷ bộ của tỉnh đã và đang được đầu tư xây dựng và cựng cỏc cảng biển, cảng sông rộng khắp đó phỏ thế “ốc đảo” của Thái Bình mở ra khả năng giao thông nhanh chóng và thuận tiện tới cỏc vựng miền trong cả nước, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế và thu hút đầu tư vào tỉnh Thái Bình

Vũ Thư là huyện trong của tỉnh đứng đầu cả nước về quy mô phát triển mạng lưới điện phục vụ sản xuất và đời sống Hầu hết các tuyến đường điện của huyện đều là 110KV, 35KV và mạng lưới điện rộng khắp đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và phát triển sản xuất kinh doanh của tỉnh trong những năm tới.

3 Hệ thống cấp thoát nước

Các công trình cấp nước sạch đang từng bước được đầu tư và xây dựng Huyện Vũ Thư đã đầu tư xây dựng nhà máy nước công suất từ 2.000 - 3.000 m 3 /ngày đêm Đó cú 25 xã xây dựng nhà máy nước cỡ nhỏ phục vụ cho nhân dân.

4 Về bưu chính viễn thông

Các tổng đài kỹ thuật số đã được trang bị ở tất cả các trung tâm huyện,thị và tiểu vùng kinh tế; 100% số xó đó có điện thoại Đó cú cỏc dịch vụ bưu điện như chuyển phát nhanh, bưu chính uỷ thác, tiết kiệm bưu điện, nhắn tin, điện thoại thẻ, truyền số liệu, internet

5 Về tài chính ngân hàng

Ngoài Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước cũn cú cỏc tổ chức tín dụng Nhà nước chi nhánh tại địa phương: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng chính sách; Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Các đợn vị trờn đó và đang đổi mới phương thức hoạt động góp phần nâng cao chất lượng phục vụ

6 Về cơ sở đào tạo

Phương pháp nghiên cứu

Nhằm đảm bảo mục tiêu nghiên cứu đề tài tiến hành chọn 2 xã nghiên cứu đại diện cho 2 khu vực khác nhau của huyện Vũ Thư, từ đó có so sánh và đánh giá sự biến động nghề nghiệp của lao đông tại 2 khu vực này:

- Xã Song An: đại diện cho cỏc xó phụ cận các khu công nghiệp, là xã có số lao động lớn nhất so với cỏc xó của huyện nằm gần cận các khu công nghiệp.

- Xã Hồng Phong: đại diện cho cỏc xó có vị trí xa các khu công nghiệp, là xã có số lao động lớn nhất so với cỏc xó của huyện nằm xa các khu công nghiệp. Tình hình lao động của cỏc xó nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.4:

Bảng 3.4: Khái quát tình hình lao động tại cỏc xó nghiên cứu

Tổng số Song An Hồng Phong

Nguồn: Phòng thống kê huyện Vũ Thư

Lực lượng lao động bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên, đang có việc làm hoặc không có việc làm, nhưng có nhu cầu làm việc trong thời gian điều tra, tuy nhiên thực tế điều tra cho thấy những lao động từ 15-18 của huyện đa số còn đang học nên đề tài nghiên cứu những lao động từ 18 tuổi trở nên.

Căn cứ vào tỷ lệ trên và nguyên tắc số lớn trong thống kê chọn mẫu, đề tài chọn 400 lao động với số lượng cụ thể theo giới tính và độ tuổi như sau:

Bảng 3.5: Số lượng mẫu phân theo cỏc xó nghiên cứu

Chỉ tiêu Tổng số Xã Song An Xã Hồng Phong

Những lao động điều tra đều là những hộ được chọn ngẫu nhiên để đảm bảo tính đại diện cho từng nhóm lao động và đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu [9]

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Tài liệu thứ cấp là các loại tài liệu đã được tỉnh, huyện và các ngành hữu quan đã công bố (như kết quả của các cuộc điều tra nhanh, điều tra nông thôn, điều tra thu nhập của các LĐNT từ các nguồn khác nhau ) Chúng tôi kế thừa các kết quả nghiên cứu này đồng thời tiến hành tìm kiếm, thu thập các tài liệu, số liệu lưu trữ thuộc cỏc phũng ban thuộc huyện uỷ, UBND huyện (các niên giám thống kê của ngành thống kê huyện, các văn kiện các kỳ Đại hội Đảng cấp tỉnh, huyện; báo cáo định kỳ, các văn bản kế hoạch, quy hoạch ) để thu thập số liệu về địa bàn nghiên cứu, các thông tin về chủ trương, chính sách trong lĩnh vực quản lý kinh tế xã hội của địa phương cũng như quá trình hình thành và phát triển các KCN.[9]

Ngoài ra các thông tin còn thu thập từ các tài liệu thứ cấp trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, các bài viết, các bài giảng của các tác giả, các tạp chí, cỏc sỏch giáo trình của ngành, của trường, trên Internet

Nguồn số liệu chính của phần IV chủ yếu được thu thập từ người lao động.

Vì thế, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu chủ yếu bằng những phương pháp:

- Thảo luận nhóm (PRA- phương pháp đánh giá nhanh nông thôn qua sự tham gia của người dân): chúng tôi tiến hành thảo luận nhóm theo các chủ đề về thuận lợi, khó khăn chung của lao động nông thôn trong qua trình thay đổi nghề nghiệp, những thay đổi về kinh tế xã hội tác động đến việc thay đổi nghề nghiệp, những vấn đề được nhiều lao động quan tâm là gì, những giải pháp về việc làm đã áp dụng tại địa phương đã đạt được những gì?, còn những vấn đề gì bất cập trong các biện pháp đó?, mong muốn và đề xuất từ phía người lao động Đây là những thông tin rất quan trọng góp phần làm nổi bật nội dung cần nghiên cứu, và được chúng tôi chú trọng vỡ cú những thông tin không thể điều tra bằng mẫu câu hỏi được Ở phương diện cá nhân họ không thể nhớ hết được, cho nên tiến hành thảo luận nhóm là phương pháp hỗ trợ đắc lực và có hiệu quả cho phương pháp phỏng vấn [10].

- Thông qua phỏng vấn KIP: phỏng vấn một số cán bộ chủ chốt của địa phương cũng như một số chuyên gia, chuyên khảo về vấn đề nghiên cứu [10]

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Thông qua các phiếu điều tra tổng hợp, xử lý thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu vào số liệu bằng các công cụ máy tính Tổng hợp và phân tích để rút ra những kết luận phản ánh đúng bản chất của đối tượng nghiên cứu.

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả

- Phương phỏp phân tổ thống kê

Sử dụng số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân nhờ đó có thể phân tích ý nghĩa các con số.

- Phương pháp thống kê so sánh Được sử dụng để so sánh nhằm xác định sự thay đổi về:

- Lực lượng lao động làm nông nghiệp, làm trong các ngành nghề khác.

- So sỏnh các chỉ tiêu nghiên cứu giữa cỏc xó với nhau và với tỉnh

Tất cả những chỉ tiêu trên đều phân theo cỏc tiờu thức về giới tính, độ tuổi, trình độ và cỏc tiờu thức khác để thấy rõ sự thay đổi nghề nghiệp của LĐNT [9]

1- Tiếp cận theo lứa tuổi

2- Tiếp cận theo nghề nghiệp và công việc

3- Tiếp cận theo điều kiện sản xuất và điều kiện kinh tế, thu nhập.

4- Tiếp cận theo mức độ thay đổi nghề nghiệp

5- Tiếp cận theo trình độ chuyên môn học vấn

6- Tiếp cận theo vị trí địa lý (gần, xa KCN)

7- Tiếp cận theo thời gian làm việc của lao động

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của CNH- HDH nông nghiệp nông thôn là thay đổi cơ cấu nghề nghiệp của lao động, nên chỉ tiêu đề tài sử dụng chủ yếu là so sánh cơ cấu nghề nghiệp của LĐNT hiện tại và trước đây (được hiểu là từ khi có KCN đến thời điểm trước hiện tại - vì độ trễ của các chính sách và quá trình tác động, ảnh hưởng trong thời gian dài nên không thể lấy mốc thời gian cụ thể để xác định nghề nghiệp của lao động - được xác định từ khi có KCN).

Mặt khác, độ tuổi của LĐ thay đổi nên không thể cố định thời gian: đặc biệt là LĐ tại thời điểm điều tra có độ tuổi từ 18-25, và trên 45 tuổi nếu tính tại thời điểm bắt đầu có KCN (2001) thì hầu hết chưa đến độ tuổi này, từ đó sẽ khó khăn cho việc so sánh, đánh giá Vì vậy, đề tài phân thành hai mốc thời gian là

“Hiện tại” và “Trước đõy”, hiện tại là thời điểm điều tra còn trước đây là giai đoạn từ khi cú cỏc KCN đến thời điểm điều tra.

Các chỉ tiêu chính sử dụng trong nghiên cứu:

- Số lao động (giới tính, trình độ học vấn, tuổi )

- Phân bổ lao động cho các ngành

- Phân bổ thời gian lao động trong tháng, năm (%).

Phõn loại thời gian lao động như sau: Nhúm CVL là nhúm CVL từ 7 tháng đến 12 tháng/năm cũn nhúm không CVL là nhúm CVL từ 6 tháng trở xuống Gọi A là số ngày công lao động ta có bảng ước lượng thời gian lao động như sau:

Bảng 3.6: Bảng ước lượng thời gian lao động trong năm của lao động

Nhóm có việc làm Nhóm không có việc làm

BQ ngày công LĐ/ tháng

BQ ngày công LĐ/ tháng

- Tỷ lệ LĐ CVL (%) = Tổng số LĐ CVL x 100 Tổng LĐ

- Tỷ lệ LĐ CVL thường xuyên (%) = LĐ CVL thường xuyênTổng LĐ CVL x 100

- Tỷ lệ LĐ có chuyên môn (%) = Tổng LĐ có trình độ chuyên môn x 100 Tổng LĐ

- Tỷ lệ LĐ nam CVL (%) = Tổng LĐ nam CVL x 100 Tổng LĐ CVL

- Tỷ lệ LĐ nữ CVL (%) = Tổng LĐ nữ CVL x 100 Tổng LĐ CVL

- LĐ CVL nhiều là những LĐ có số ngày công lao động trong năm nhiều.

- LĐ CVL ít là những lao động có số ngày công lao động trong năm ít.

- Thu nhập bình quân của lao động/thỏng

- Cơ cấu lao động: lao động nông nghiệp, lao động CN - TTCN; lao động phi nông nghiệp; lao động dịch vụ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Tình hình thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn huyện Vũ Thư .66

Việc hình thành nhanh chóng các KCN, CCN tập trung ở Thái Bình trong những năm vừa qua đã tạo nên những chuyển biến lớn trong tỷ lệ cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của địa phương Năm 2000, Thái Bình có cơ cấu kinh tế: nông nghiệp chiếm 53,5%; công nghiệp, xây dựng chiếm 15%; thương mại - dịch vụ chiếm 31,5% Ðến năm 2008, các tỷ lệ nói trên đã thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực, nông nghiệp là 40%; công nghiệp xây dựng là 25,5% và thương mại - dịch vụ là 34,5% Năm 2001, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh là 2.691 tỷ đồng Ðến năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng lên hơn 4.000 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng là 22,5%; trong đó giá trị sản xuất của các KCN, CCN tăng lên 1.494 tỷ đồng, chiếm 36,55% Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng sáu tháng đầu năm 2007 của toàn tỉnh tăng 23,1% so cùng kỳ năm trước [11].

Việc thúc đẩy các hoạt động phi nông nghiệp và thu hút đầu tư cho những hoạt động này (như xây dựng các KCN, CCN, phát triển làng nghề, ngành nghề, dịch vụ,…) có vai trò rất quan trọng để thúc đẩy việc làm ở khu vực nông thôn. Tuy nhiờn, các hoạt động phi nông nghiệp cụ thể ở mỗi địa phương là khác nhau, ngay cả ở cấp xã Mỗi xã, huyện hay tỉnh đều có những lợi thế so sánh riêng cả về điều kiện tự nhiên và xã hội Nếu các hoạt động phi nông nghiệp được đẩy mạnh, người lao động tại địa phương có thể có cơ hội việc làm và thu nhập ở ngay tại quê hương và do đó áp lực di cư để tìm sinh kế của họ có thể giảm đi.Bên cạnh sự phát triển của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và việc tự tạo việc làm có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề nghề nghiệp và việc làm nên được khuyến khích và thúc đẩy ở cả khu vực nông thôn và thành thị để số lượng việc làm trong xã hội tăng lên Trong vấn đề này, chính quyền cấp tỉnh đóng vai trò rất quan trọng ở hai mặt sau: Một là, thực hiện tốt những chính sách của Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tạo điều kiện và chủ động trong quá trình này; hai là, khuyến khích tự tạo việc làm trong sản xuất cũng như cung cấp dịch vụ, đối xử công bằng về tất cả các loại hỗ trợ cho cả khu vực sở hữu Nhà nước và phi Nhà nước

Trong những năm qua, tỉnh Thái Bình đã nỗ lực trong phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực - giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và tăng dần lao động trong lĩnh vực CN-TTCN&XD và dịch vụ. Kết quả của quá trình này được thể hiện qua bảng 4.1.

Qua bảng cho thấy, tổng dân số tỉnh Thái Bình năm 2008 là 1754 nghìn người, trong đó lao động chiếm 53,95% Lao động thành thị có xu hướng tăng lên, từ 69 nghìn lao động tương ứng 7,35% năm 2006 lên 90 nghìn lao động năm

2008, tương ứng 9,56%, bình quân 3 năm tăng 14,95% LĐNT năm 2008 là 856 nghìn lao động, chiếm 90,44% lao động của tỉnh, tỷ lệ LĐNT bình quân mỗi năm giảm 0,47% Trong tổng số LĐNT của tỉnh năm 2008 có tới 719 nghìn lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, và số lao động hoạt động trong lĩnh vực này có xu hướng giảm qua các năm: từ 737 nghìn lao động năm 2006 (chiếm85,32% LĐNT) xuống còn 723 nghìn lao động năm 2007 (chiếm 84,37%LĐNT) và giảm xuống còn 84,02% năm 2008

Bảng 4.1: Lao động và cơ cấu LĐNT tỉnh Thái Bình giai đoạn 2006 – 2008

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 07/'06 08/'07 BQ

Tổng số lao động 1000 LĐ 932 54,12 934 53,97 946 53,95 100,13 101,35 100,74

II LĐ nông thôn 1000 LĐ 864 50,14 857 91,83 856 90,44 99,24 99,82 99,53

1 Chia theo ngành nghề LĐ

1.1 LĐ nông nghiệp 1000 LĐ 737 85,32 723 84,37 719 84,02 98,14 99,40 98,77 1.2 LĐ CN - TTCN & XD 1000 LĐ 73 8,45 75 8,74 76 8,91 102,65 101,76 102,20 1.3 LĐ Dịch vụ 1000 LĐ 20 2,34 24 2,75 24 2,86 116,63 103,81 110,22 1.4 LĐ Kiêm 1000 LĐ 34 3,89 36 4,14 36 4,21 105,65 101,48 103,57

2 Chia theo mức độ LĐ

2.1 LĐ có việc làm thường xuyên 1000 LĐ 166 19,24 184 21,51 189 22,04 110,95 102,28 106,61 2.2 LĐ không có việc làm thường xuyên 1000 LĐ 649 75,12 641 74,81 638 74,54 98,83 99,46 99,14 2.3 LĐ không có việc làm 1000 LĐ 49 5,64 31,6 3,68 29,3 3,42 64,75 92,76 78,76

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Bình, Niên Giám Thống Kê tỉnh Thái Bình năm 2007, 2008.

Cơ cấu LĐNT của tỉnh đang chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp và tăng nhanh tỷ trọng lao động trong các lĩnh vực khác, cụ thể: cơ cấu LĐNT năm 2006 của tỉnh 85,32% lao động nông nghiệp, 8,45% lao động

CN - TTCN & XD, 2,34% lao động dịch vụ và 3,89% lao động kiêm; năm 2008 tỷ lệ này là 84,02% lao động nông nghiệp, 8,91% lao động CN - TTCN & XD, 2,86% lao động dịch vụ và 4,21% lao động kiêm Lao động trong lĩnh vực dịch vụ có tốc độ tăng cao nhất, bình quân 3 năm tăng 10,22%, tiếp đến là lao động kiêm tăng 3,57% và lao động trong lĩnh vực CN - TTCN & XD tăng 2,20%.

Số LĐNT có việc làm thường xuyên của tỉnh tăng qua các năm, từ 166 nghìn lao động có việc làm thường xuyên năm 2006 tăng lên 189 nghìn lao động năm 2008, bình quân 3 năm tăng 6,61% Từ đó góp phần làm giảm tỷ lệ lao động không có việc làm thường xuyên từ 649 nghìn lao động năm 2006 xuống còn

638 nghìn lao động năm 2008, bình quân 3 năm giảm 0,86%; tỷ lệ lao động không có việc làm của tỉnh giảm nhanh, từ 5,64% lao động không có việc làm năm 2006 xuống còn 3,42% năm 2007, bình quân 3 năm giảm 21,24%.

Như vậy, sự nỗ lực phát triển kinh tế và tạo việc làm cho LĐNT tỉnh Thái Bình trong những năm qua đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu LĐNT, tỷ trọng LĐNT hoạt động trong các lĩnh vực CN - TTCN & XD và dịch vụ tăng nhanh, từ đó làm tăng số lao động có việc làm thường xuyên, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp và lao động không có việc làm thường xuyên, góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện kinh tế hộ và nâng cao mức sống của người dân nông thôn.

4.1.2 Lao động và ngành nghề của lao động nông thôn huyện Vũ Thư

Lao động và ngành nghề của LĐNT huyện Vũ Thư giai đoạn 2006 - 2008 được thể hiện qua bảng 4.2:

Tổng lao động huyện Vũ Thư năm 2008 là 12.1598 người, trong đó LĐNT chiếm tỷ lệ cao, tới 97,39%, bình quân 3 năm LĐNT huyện Vũ Thư tăng 0,60%/ năm, tuy nhiên tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng bình quân của lao động toàn huyện (bình quân 3 năm tăng 0,76%/năm), đây là dấu hiệu tích cực từ những nỗ lực giải quyết việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động toàn huyện của các cấp chính quyền huyện Vũ Thư.

Cơ cấu LĐNT của huyện những năm qua có sự thay đổi tích cực, số lao động hoạt động trong lĩnh vực CN-TTCN&XD và dịch vụ tăng nhanh, giảm dần số lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Số lao động dịch vụ có tốc độ tăng nhanh, bình quân 3 năm 2006 - 2008 tăng 10,96%, từ 3495 lao động năm

2006 lên 4255 lao động năm 2008; tiếp đến là số lao động CN-TTCN&XD, bình quân 3 năm tăng 7,31%; lao động kiêm tăng 2,62%/năm; lao động nông nghiệp có xu hướng giảm, bình quân 3 năm giảm 0,77%/năm Nhờ sự chuyển đổi nghề nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực CN- TTCN&XD và dịch vụ của huyện, làm cho cơ cấu lao động nông thôn có sự thay đổi tích cực, năm 2006 cơ cấu lao động của huyện là: 82,55% lao động nông nghiệp, 10,41% lao động CN-TTCN&XD, 2,96% lao động dịch vụ và 4,08% lao động kiêm; đến năm 2008 tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm xuống nhanh và tăng tỷ lệ lao động trong các lĩnh vực khác, cụ thể: lao động nông nghiệp giảm xuống còn 80,32% tổng số LĐNT, lao động CN-TTCN&XD tăng lên 11,84%, lao động dịch vụ và lao động kiêm tăng lên lần lượt là 3,59% và 4,24%.

Bảng 4.2: Lao động và ngành nghề của LĐNT huyện Vũ Thư giai đoạn 2006 - 2008 Chỉ tiêu

SL (lao động) CC (%) SL

SL (lao động) CC (%) 07/'06 08/'07 BQ Tổng số lao động 119779 100 120079 100 121598 100 100,25 101,27 100,76

1 Chia theo ngành nghề LĐ

1.1 LĐ nông nghiệp 96598 82,55 95401 81,37 95118 80,32 98,76 99,70 99,23 1.2 LĐ CN-TTCN&XD 12182 10,41 13257 11,31 14025 11,84 108,82 105,79 107,31 1.3 LĐ Dịch vụ 3459 2,96 3721 3,17 4255 3,59 107,57 114,35 110,96

2 Chia theo mức độ LĐ

2.1 LĐ có việc làm thường xuyên 24865 21,25 27564 23,51 26811 22,64 110,86 97,27 104,06 2.2 LĐ không có việc làm thường xuyên 86621 74,03 84194 71,81 84721 71,54 97,20 100,63 98,91 2.3 LĐ không có việc làm 5526 4,72 5487 4,68 6892 5,82 99,30 125,61 112,45

Nguồn: Phòng Thống kê và phòng Lao động TBXH huyện Vũ Thư.

Cùng với sự thay đổi về nghề nghiệp của LĐNT đó giúp cho số lao động có việc làm thường xuyên của huyện tăng, bình quân giai đoạn 2006 - 2008 tăng 4,06%/năm, số lao động không có việc làm thường xuyên có xu hướng giảm, bình quân giai đoạn 2006 - 2008 giảm 1,09% Điều đáng quan tâm là trong giai đoạn 2006 - 2008 số lao động không có việc làm của huyện có xu hướng tăng nhanh, bình quân năm tăng 12,45%, nguyên nhân chủ yếu làm cho số lao động thất nghiệp của huyện tăng nhanh là do một lượng lớn LĐNT bị thu hồi đất xây dựng các khu và cụm công nghiệp tại huyện bắt đầu từ cuối năm 2006 đầu năm

2007, như: CCN Thị trấn Vũ Thư, quy hoạch 35,61 ha; CCN Tam Quang, quy hoạch 39,51 ha; ĐCN Nguyờn Xỏ 5 ha, ĐCN Phúc Thành diện tích quy hoạch 6 ha, ; mặt khác do ảnh hưởng của tình trạng khủng hoảng kinh tế làm cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến hiện tượng xa thải lao động tại các KCN, CCN,…

Thực trạng nghề nghiệp của lao động điều tra

4.2.1 Một số thông tin chung về lao động điều tra

Nghiên cứu các thông tin chung về lao động điều tra giúp chúng ta đưa ra được những nhìn nhận khách quan về chất lượng lao động của cỏc xó nghiên cứu và của huyện, đưa ra được những đánh giá chính xác hơn về quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của LĐNT.

Trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp thì chất lượng lao động sẽ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến nghề nghiệp mà lao động lựa chọn,chất lượng lao động có thể coi là chỡa khoỏ để tìm kiếm việc làm và nâng cao thu nhập cho bất kì lao động nào trong xã hội

Hiện nay, việc dùng chỉ tiêu để đánh giá chất lượng lao động trong nông nghiệp, nông thôn là vấn đề rất khó Trình độ của người lao động làm nông nghiệp không chỉ dựa trên cơ sở đánh giá trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn. Trong sản xuất, lao động nông nghiệp cũn tớch luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu và được truyền qua các thế hệ, kinh nghiệm này được coi là tri thức truyền thống Hơn nữa, chưa có một chỉ tiêu nào đánh giá một cách riêng rẽ về mức độ ảnh hưởng của tri thức đến phát triển kinh tế hộ Vì vậy, để đánh giá chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn hiện nay chúng tôi sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu như: Trình độ học vấn, trình độ chuyờn môn, tình trạng sức khoẻ, Thông qua kết quả điều tra được tổng hợp tại bảng 4.4 chúng tôi thấy rằng, phần lớn chất lượng lao động của lao động điều tra chưa cao

Bảng 4.4: Một số thông tin chung về lao động điều tra

Diễn giải Tổng số Song An Hồng Phong

Số LĐ CC(%) Số LĐ CC(%) Số LĐ CC(%)

3 Theo trình độ học vấn

4 Theo trình độ tay nghề

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Trong tổng số 400 lao động điều tra có 204 lao động là nữ, chiếm 51,0% cao hơn số lao động nam (chỉ chiếm 49,0%) Do đặc điểm riêng của nữ giới là

“phỏi yếu” nờn cú nhu cầu riêng về công việc khác nam giới, không làm được những việc nặng, đa số lao động nữ không năng động như lao động nam, chính vì vậy trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp thì những lao động nữ sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều so với lao động nam trong tìm kiếm việc làm phù hợp.

Khi tìm hiểu về tuổi của lao động cho thấy: Lao động trên 36 tuổi chiếm tỷ lệ cao, tổng 2 xã có 190 người chiếm 47,5%; trong đó lao động trên 45 tuổi chiếm tới 18,0%, so với nhóm lao động trên tuổi 45 thỡ nhúm lao động có độ tuổi từ 36 - 45 năng động hơn Tuy nhiên, có thể gọi các lao động trong độ tuổi trên 36 tuổi là nhóm lao động “dễ bị tổn thương”, vì tuổi tương đối cao, quen làm nông nghiệp, khả năng tiếp thu và học hỏi kém hơn nhiều các lứa tuổi khác, sự năng động cũng hạn chế, do vậy khi muốn chuyển đổi nghề nghiệp hoặc khi bị thu hồi đất nông nghiệp thì nhóm lao động này gần như rơi vào tình trạnh không có việc làm hoặc sẽ rất khó khăn để tìm được việc làm Nhóm lao động trong độ tuổi từ 18 - 35 có sức khoẻ, sự năng động, và gần như các doanh nghiệp trong KCN chỉ tuyển lao động trong độ tuổi này, đặc biệt là lao động trong độ tuổi từ 18-25 Trong độ tuổi này chỉ cần học hết cấp III (một số ít công ty chỉ cần hết cấp I, cấp II) là có thể vào làm việc tại các công ty này.

Về trình độ học vấn của lao động tại các cỏc xã nghiên cứu: trong tổng số

400 lao động thỡ có đến 298 người mới chỉ học đến cấp I, cấp II thậm chí có người mù chữ, chiếm tỷ lệ 74,50% Đây là một khó khăn lớn cho người lao động khi trình độ học vấn của họ quá thấp trong khi các doanh nghiệp của KCN đòi hỏi trình độ phổ thông trung học (học hết cấp III) trở lên, một số ít các doanh nghiệp mở rộng khung tuyển công nhân thì mới tuyển người học hết cấp II Số lao động học cấp III chiếm 16,0%, và học trên cấp III chỉ chiếm 9,5%; những lao động có trình độ cấp III và trên cấp III chủ yếu là những lao động trẻ của hộ, đa số nằm trong nhóm tuổi 18-25 và một phần nằm ở nhóm tuổi 25 - 35 Tuy nhiên, vẫn còn một lượng lớn lao động trẻ có trình độ văn hoá thấp.

Về trình độ tay nghề: Số lượng lao động không qua đào chiếm tời 76,5%, lao động qua đào tạo chỉ chiếm 23,5%; lao động không qua đào tạo của xã Song

An chiếm 73,5%, tỷ lệ này cao hơn ở xã Hồng Phong chiếm 79,5% Lao động qua đào tạo của các hộ chiếm tỷ lệ thấp, điều này sẽ gây khó khăn không nhỏ tới quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của lao động, ảnh hưởng trực tiếp tới hưởng chuyển đổi nghề nghiệp và thu nhập của lao động.

Về sức khoẻ, phần lớn lao động trong các hộ điều tra có sức khoẻ bình thường, nhưng nếu làm các công việc đòi hỏi nặng nhọc, thức khuya (ví dụ làm ca 3 - buổi tối) thì phần lớn lao động địa phương lại không có khả năng làm được Do tính chất của một số công việc yêu cầu lao động phải có trình độ nhất định, trong khi đó phần lớn LĐNT không đáp ứng được Do đó, mà công tác tạo công ăn việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho LĐNT gặp rất nhiều khó khăn. Qua điều tra chúng tôi có một số kết luận về lao động của huyện như sau:

- Chất lượng LĐNT còn thấp, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập và định hướng chuyển đổi nghề nghiệp của lao động.

- Trình độ của lao động thấp sẽ gây khó khăn trong việc đào tạo nghề, đặc biệt là nhóm lao động “dễ bị tổn thương” sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi quá trình thu hồi đất xây dựng các KCN.

- Số lao động qua đào tạo thấp làm ảnh hưởng không tốt tới kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả công việc và các quyết định chuyển đổi nghề nghiệp của lao động.

- Khi đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng trên của LĐNT cần có những giải pháp cụ thể cho từng đối tượng lao động theo lứa tuổi, theo trình độ, theo giới tớnh,…

Chất lượng lao động là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng tới biện pháp giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân và LĐNT tại cỏc vựng bị thu hồi đất và những vùng phụ cận Qua điều tra chúng tôi thấy rằng nhu cầu đào tạo nghề của lao động là rất cao, nhưng phần lớn lao động lại không tham gia được Nguyên nhân là do một phần lao động thật sự khó khăn về kinh tế, một phần là ngại học.

4.2.2 Nghề nghiệp và thực trạng nghề nghiệp của lao động điều tra

Cùng với quá trình phát triển các KCN thỡ cỏc ngành nghề dịch vụ cũng phát triển theo, đặc biệt là các vùng phụ cận các KCN Số lượng và quy mô các ngành nghề dịch vụ cũng ra tăng nhằm đáp ứng nhu cầu phát sinh tại các KCN như: nhu cầu ăn uống, nghỉ trọ của công nhõn, cỏc nhu cầu phục vụ cho đời sống, sinh hoạt cũng gia tăng, quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở tăng nhanh làm tăng nhu cầu về lao động và nguyên vật liệu,…Từ đó dẫn đến sự chuyển dịch và chuyển đổi nghề nghiệp của lao động địa phương, và sự chuyển đổi nghề nghiệp này có sự khác nhau tương đối tại các vùng phụ cận KCN và cỏc vựng xa các KCN, điều này được thể hiện rõ qua số liệu điều tra được tổng hợp tại bảng 4.5:

Qua bảng ta thấy lao động hoạt động đa dạng trong các ngành nghề, không có sự chênh lệch quá lớn giữa lao động thuần nông và lao động khác như các huyện thuần nông của tỉnh, số lao động thuần nông chỉ chiếm 28,5% tổng số lao động điều tra thấp hơn nhiều so với tỷ lệ lao động nông nghiệp của toàn tỉnh(chiếm 80,32%), số lao động nông nghiệp kiêm ngành nghề và lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao (71,5%) Qua đây có thể thấy được sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề, dịch vụ trên địa bàn huyện

Bảng 4.5: Thực trạng nghề nghiệp của lao động điều tra

Tổng số Song An Hồng Phong

I Chia theo ngành nghề LĐ

2 LĐ NN kiêm ngành nghề, buôn bán, DV 107 26,75 51 25,50 56 28,00

3 LĐ ngành nghề, buôn bán, DV kiêm NN 30 7,50 19 9,50 11 5,50

5.1 Thêu, may mặc, mây tre đan 10 33,33 6 35,29 4 30,77 5.2 Làm đậu phụ, nấu rượu 12 40,00 7 41,18 5 38,46

6 LĐ buôn bán, dịch vụ 44 11,00 27 13,50 17 8,50

6.1 DV tạp hóa, buôn bán 21 47,73 12 44,44 9 52,94

II Chia theo mức độ LĐ

1 LĐ có việc làm thường xuyên 273 68,25 157 78,50 116 58,00

2 LĐ không có việc làm thường xuyên 119 29,75 40 20,00 79 39,50

3 LĐ chưa có việc làm 8 2,00 3 1,50 5 2,50

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Tình hình thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn

4.3.1 Tình hình thay đổi nghề nghiệp

Thời gian trình nghiên cứu sự thay đổi nghề nghiệp của lao động được đề tài lựa chọn từ năm 2001 đến 2008, và đề tài phân tổ theo 2 giai đoạn là trước đây và hiện tại vì những lý do sau:

Thứ nhất, tuổi của lao động thay đổi theo năm, nếu cố định mốc năm 2001 để làm thời điểm so sánh với thời điểm hiện tại (thời điểm điều tra năm 2008) thỡ nhóm lao động điều tra tại thời điểm hiện tại có độ tuổi từ 18-25 chưa đến tuổi lao động, và tại năm 2001 sẽ có nhiều lao động trong số lao động điều tra chưa đến nhóm nhóm tuổi từ 45-55 tuổi (nữ), 45-60 tuổi (nam);

Thứ hai, để chuyển đổi nghề nghiệp thành công thì lao động phải mất một thời gian tương đối dài để khẳng định thu nhập từ nghề mới, nếu thu nhập không đảm bảo thì lao động có thể lại quay lại nghề cũ hoặc chuyển sang nghề khác cho phù hợp Cũng chính từ những lý do trên đề tài lựa chọn cố định tuổi và nghề nghiệp tại thời điểm hiện tại làm mốc so sánh nghề nghiệp với giai đoạn từ năm 2001 đến trước thời điểm điều tra, và trong quá trình nghiên cứu đề tài phân thành hiện tại và trước đây.

Qua bảng 4.6 cho thấy sự chuyển dịch lao động mạnh mẽ từ nghề thuần nông sang nghề khác, số lao động thuần nông thời điểm hiện tại giảm 125 trên tổng số 400 lao động điều tra sang các ngành nghề khác, và tăng nhiều nhất vào ngành CN&TTCN tới 56 lao động, tăng thấp nhất vào nghề tiểu thủ công nghiệp với 9 trong tổng số 125 lao động chuyển đổi từ nông nghiệp sang Từ đó làm tăng số lao động có việc làm thường xuyên, tại thời điểm hiện tại lao động có việc làm thường xuyên tăng 110 lao động so với trước đây, số lao động không có việc làm thường xuyên giảm 101 lao động, và số lao động không có việc làm giảm 9 lao động.

Bảng 4.6: Tình hình thay đổi nghề nghiệp của lao động điều tra

Tổng số Song An Hồng Phong

Trước đây Hiện tại So sánh (±)

Trước đây Hiện tại So sánh (±)

Trước đây Hiện tại So sánh

CC (%) Tổng LĐ điều tra 400 100,0 400 100,0 200 100,0 200 100,0 200 100,0 200 100,0

I Chia theo ngành nghề LĐ

2 LĐ NN kiêm ngành nghề, DV 80 20 107 26,75 27 35 17,50 51 25,50 16 45 22,50 56 28,00 11

3 LĐ ngành nghề, DV kiêm NN 14 3,5 30 7,50 16 8 4,00 19 9,50 11 6 3,00 11 5,50 5

6 LĐ buốn bán, dịch vụ 27 6,75 44 11,00 17 12 6,00 27 13,50 15 15 7,50 17 8,50 2

II Chia theo mức độ LĐ

1 LĐ có việc làm thường xuyên 163 40,75 273 68,25 110 85 42,50 157 78,50 72 78 39,00 116 58,00 38

2 LĐ không có việc làm thường xuyên 220 55 119 29,75 -101 107 53,50 40 20,00 -67 113 56,50 79 39,50 -34

3 LĐ không có việc làm 17 4,25 8 2,00 -9 8 4,00 3 1,50 -5 9 4,50 5 2,50 -4

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của lao động từ thuần nông sang ngành nghề khác tại xã phụ cận KCN (xã Song An) diễn ra mạnh mẽ hơn tại xã xa KCN (xã Hồng Phong) Số lao động thuần nông của xã Song An giảm nhanh, tại thời điểm hiện tại giảm tới 79 trong tổng số 200 lao động điều tra của xã, trước đây số lao động thuần nông của xã chiếm tới 61,0%, nay tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 21,5%; trong khi đó xã Hồng Phong chỉ giảm 46 lao động thuần nông trong tổng số 200 lao động điêu tra của xã, trước đây lao động thuần nông của xã chiếm 58,5%, nay giảm xuống còn chiếm 35,5%. Kho so sánh lao động làm việc trong các ngành nghề thì trong lĩnh vực CN&TTCN tăng nhanh nhất, tăng 56 trong tổng số 125 lao động chuyển đổi nghề nghiệp, tiếp đến là lao động kiêm tăng 43 lao động, trong đó lao động nông nghiệp kiêm ngành nghề dịch vụ tăng 35 lao động, còn lao động ngành nghề dịch vụ kiêm nông nghiệp tăng 16 lao động; tăng thấp nhất là lao động TTCN, chỉ tăng 9 lao động so với trước đây Khi đi sâu nghiên cứu sự tăng nhanh của lao động kiêm, đặc biệt là sự tăng lên của lao động ngành nghề dịch vụ kiêm nông nghiệp cho thấy vai trò thu nhập từ nông nghiệp (tỷ lệ thu nhập từ nông nghiệp) của lao động đang có xu hướng giảm mạnh, và tăng thu từ ngành nghề dịch vụ khác, đây cũng là một xu thế cần phát huy tốt trong quá trình nâng cao thu nhập cho LĐNT

Từ sự chuyển đổi lao động mạnh mẽ từ thuần nông sang các ngành nghề khác của 2 xã nghiên cứu, kết hợp với việc so sánh sự chuyển đổi này giữa xã phụ cận và xã xa KCN, đặc biệt là số lao động làm công nhân tại các KCN tăng nhanh và tăng khác nhau tại hai xã có thể khẳng định sự tác động của việc xây dựng các KCN ở thành phố Thái Bình đối với quá trình chuyển đổi nghề nghiệp từ thuần nông sang các ngành nghề khác của LĐNT của huyện Vũ Thư là rất lớn, từ đó góp phần tăng thu nhập cho LĐNT, cải thiện mức sống của nông hộ trên toàn huyện.

Tuy nhiên, sự chuyển đổi nghề nghiệp của LĐNT diễn ra khác nhau tại từng lứa tuổi, giới tính, trình độ của lao động,… Vì vậy, để có đánh giá chính xác hơn và có những giải pháp thiết thực, cụ thể đề tài tiến hành nghiên cứu sự chuyển đổi nghề của từng đối tượng lao động

4.3.2 Tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của LĐNT theo giới tính

Khi nghiên cứu sự chuyển đổi nghề nghiệp của LĐNT theo giới tính ta thấy được sự khác nhau giữa lao động nam và lao động nữ, xu hướng chuyển đổi từ nghề nông sang các ngành nghề khác vẫn là xu hướng chung, nhưng tốc độ chuyển đổi của lao động nam nhanh hơn lao động nữ.

Qua bảng 4.7 ta thấy, tỷ lệ lao động nam thấp hơn lao động nữ nhưng số lao động nam chuyển đổi từ thuần nông sang các ngành nghề khác lại nhiều hơn số lao động nữ Số lao động thuần nông là nam giảm 66 lao động, trong kh đó số lao động thuần nông là nữ chỉ giảm 59 lao động, tỷ lệ lao động thuần nông là nam giảm từ 57,14% giai đoạn trước đây xuống còn 23,47% ở thời điểm hiện tại, tỷ lệ lao động thuần nông là nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với nam, trước đây chiếm tới 62,25% (cao hơn 5,11% so với lao động nam) và giảm xuống còn 33,33%, vẫn cao hơn so với tỷ lệ này ở lao động nam 9,86%, tỷ lệ này chênh lệch cao hơn so với thời điểm trước đây Số lao động nữ chuyển đổi chủ yếu sang lao động kiêm, trong khi đó số lao động nam lại tăng nhanh vào các nghề CN&TTCN và buôn bán dịch vụ, tăng 17,86% so với trước đây, trong khi đó lao động nữ chuyển sang lĩnh vực này chỉ tăng10,03%; số lao động nữ làm nông nghiệp kiêm ngành nghề dịch vụ trước đây chiếm 21,08% và chiếm 29,9% vào thời điểm điều tra, tăng lên 8,82% so với trước đây, trong khi đó tỷ lệ này ở lao động nam thời điểm hiện tại chiếm23,47%, chỉ tăng 4,59% so với trước đây; tương tự với lao động làm ngành nghề dịch vụ kiêm nông nghiệp của lao động nam chỉ tăng 2,25% so với trước đây, tỷ lệ này của lao động nữ tăng tới 5,39%.

Bảng 4.7: Tình hình thay đổi nghề nghiệp của lao động điều tra theo giới tính

Tổng số Song An Hồng Phong

Trước đây Hiện tại So sánh (±)

Trước đây Hiện tại So sánh (±)

Trước đây Hiện tại So sánh (±)

CC (%) Tổng LĐ điều tra 400 100,0 400 100,0 200 100,0 200 100,0 200 100,0 200 100,0

2 LĐ NN kiêm ngành nghề, DV 37 18,88 46 23,47 9 15 15,31 21 21,43 6 22 22,45 25 25,51 3

3 LĐ ngành nghề, DV kiêm NN 8 4,08 13 6,63 5 5 5,10 8 8,16 3 3 3,06 5 5,10 2

6 LĐ buôn bán, dịch vụ 17 8,67 29 14,80 12 7 7,14 19 19,39 12 10 10,20 10 10,20 0

2 LĐ NN kiêm ngành nghề, DV 43 21,08 61 29,90 18 20 19,61 30 29,41 10 23 22,55 31 30,39 8

3 LĐ ngành nghề, DV kiêm NN 6 2,94 17 8,33 11 3 2,94 11 10,78 8 3 2,94 6 5,88 3

6 LĐ buôn bán, dịch vụ 10 4,90 15 7,35 5 5 4,90 8 7,84 3 5 4,90 7 6,86 2

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Như vậy, có thể khẳng định trong LĐNT khả năng chuyển đổi nghề nghiệp từ thuần nông sang các ngành nghề phi nông nghiệp của lao động nam tốt hơn lao động nữ, làm cho tỷ lệ lao động thuần nông là nữ chiếm cao hơn lao động nam (cao hơn 9,86%) Nguyên nhân chủ yếu là do lao động nam thích nghi được với nhiều ngành nghề và nhiều hình thức lao động khác nhau, trong khi đó lao động nữ chủ yếu thích hợp với các công việc nhẹ nhàng, đòi hỏi ít sức lực, vì vậy những nghề nghiệp mới phát sinh do quá trình xây dựng các KCN đáp ứng được nhu cầu của lao động nữ ít hơn so với lao động nam. Mặt khác, khi tìm hiểu trên giác độ trong gia đình của lao động, thì thường lao động nữ phải chăm lo cho con cái, bố mẹ già và vun vén cuộc sống gia đình nên họ thường chọn ở nhà, làm nông nghiệp, buôn bán tự do hoặc làm TTCN,… còn những lao động nam thường thỏa mái hơn trong việc lựa chọn chuyển đổi nghề nghiệp.

4.3.3 Tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của LĐNT theo độ tuổi

Qua bảng 4.8 cho thấy sự khác nhau trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của lao động theo độ tuổi Lao động chuyển đổi nghề nghiệp từ thuần nông sang ngành nghề phi nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ nhất ở độ tuổi 18-25, có tới 51 trong tổng số 122 lao động trong độ tuổi này chuyển từ nghề thuần nông sang nghề phi nông nghiệp, làm cho tỷ lệ giảm nhanh tỷ lệ lao động thuần nông trong độ tuổi này từ 45,9% xuống còn 4,1%, và chuyển dịch mạnh mẽ vào các nghề CN&XDCB, buôn bán, dịch vụ Qua điều tra cho thấy, lao động trong độ tuổi này không mấy mặn mà với nghề thuần nông, một phần do thu nhập tạo ra từ nông nghiệp thấp, làm lụng vất vả, một phần do ít kinh nghiệm làm nông nghiệp.

Lao động có độ tuổi từ 36 trở lên sự chuyển đổi nghề nghiệp diễn ra chậm, chậm nhất là lao động trong độ tuổi từ 45 trở lên, chỉ có 16 trong tổng số 72 lao động trong độ tuổi này chuyển đổi sang nghề khác, và đa phần chuyển đổi sang lao động kiờm, cú rất ít lao động chuyển đổi hoàn toàn sang ngành nghề phi nông nghiệp (chỉ có 3 lao động), làm cho lao động thuần nông của độ tuổi này chiếm tỷ lệ cao, tại thời điểm điều tra vẫn chiếm tới 63,89% lao động thuần nông, lao động kiêm chiếm 23,62%, số lao động làm nghề phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ không đáng kể Trong các độ tuổi của lao động từ 26-35 và từ 36-45 sự chuyển đổi diễn ra năng động hơn độ tuổi từ 45 trở lên nhưng vẫn chậm hơn nhiều so với độ tuổi từ 18-25, và số lao động thuần nụng cú hai độ tuổi này có xu hướng giảm nhanh nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao hơn nhiều so với độ tuổi 18-25, tại độ tuổi từ 26-35 tỷ lệ lao động thuần nông giảm từ 55,68% xuống còn 22,73%, tỷ lệ này ở độ tuổi 36-45 giảm từ 61,02% xuống còn 35,59%.

Xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp trên diễn ra tương tự nhau ở cả xã gần và xa các KCN Những lao động trẻ thường khá nhạy bén, sự năng động và khả năng chấp nhận rủi ro cao hơn những lao động lớn tuổi, họ ham học hỏi và ham làm giầu nên sự chuyển đổi nghề nghiệp diễn ra mạnh mẽ hơn lao động lớn tuổi Ngược lại, những lao động đã lớn tuổi, đặc biệt là lao động ở độ tuổi trên 45 (đây là nhóm lao động dễ bị tổn thương) sự năng động kém hơn, trình độ thấp và đã quen với làm nghề nụng đó hạn chế rất nhiều việc tiếp cận những cơ hội nghề nghiệp cho thu nhập cao hơn của nhóm lao động này Mặt khác, cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp trong quá trình xây dựng cácKCN đối với nhóm lao động có độ tuổi trên 36 ít hơn nhiều so với nhóm lao động có độ tuổi dưới 35, ví độ tuổi tuyển dụng mà các doanh nghiờp đưa ra thường hạn chế ở độ tuổi dưới 35, chỉ có một số ít các doanh nghiệp tuyển dụng lao động ở nhiều độ tuổi Vì vậy, cần có giải pháp cụ thể cho nhóm lao động dễ bị tổn thương trong quá trình xây dựng các KCN tại địa phương,nhằm đảm bảo cuộc sống và thu nhập cho nhóm lao động này.

Bảng 4.8: Tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của lao động điều tra theo độ tuổi

Tổng số Song An Hồng Phong

Trước đây Hiện tại So sánh (±)

Trước đây Hiện tại So sánh (±)

Trước đây Hiện tại So sánh

LĐ CC(%) Tổng LĐ điều tra 400 100,00 400 100,00 200 100,00 200 100,00 200 100,00 200 100,00

2 LĐ NN kiêm ngành nghề, DV 27 22,13 13 10,66 -14 9 14,75 2 3,28 -7 18 29,51 11 18,03 -7

6 LĐ buôn bán, dịch vụ 18 14,75 34 27,87 16 8 13,11 20 32,79 12 10 16,39 14 22,95 4

II LĐ có tuổi từ 26-35 88 22,00 88 22,00 44 22,00 44 22,00 44 22,00 44 22,00

2 LĐ NN kiêm ngành nghề, DV 17 19,32 28 31,82 11 9 20,45 12 27,27 3 8 18,18 16 36,36 8

6 LĐ buốn bán, dịch vụ 7 7,95 6 6,82 -1 3 6,82 4 9,09 1 4 9,09 2 4,55 -2

III LĐ có tuổi từ 36-45 11

2 LĐ NN kiêm ngành nghề, DV 33 27,97 53 44,92 20 16 27,12 28 47,46 12 17 28,81 25 42,37 8

6 LĐ buốn bán, dịch vụ 2 1,69 2 1,69 0 1 1,69 2 3,39 1 1 1,69 0 0,00 -1

IV LĐ có tuổi từ 45-

2 LĐ NN kiêm ngành nghề, DV 3 4,17 13 18,06 10 1 2,78 9 25,00 8 2 5,56 4 11,11 2

6 LĐ buốn bán, dịch vụ 0 0,00 1 1,39 1 0 0,00 1 2,78 1 0 0,00 0 0,00 0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

4.3.4 Tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của LĐNT theo trình độ văn hoá và chuyên môn

Tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của lao động điều tra theo trình độ văn húa và chuyên môn được thể hiện qua số liệu điều tra được tổng hợp tại bảng 4.9 và 4.10:

Qua bảng 4.9 cho thấy đa số lao động có trình độ thấp, số lao động có trình độ cấp II và dưới cấp II chiếm tỷ lệ cao, chiếm tới 74,50% tổng số lao động điều tra, trong khi đó lao động có trình độ cấp III chỉ chiếm 16,0% và có trình độ trên cấp chiếm không đáng kể (chiếm 9,5% tổng số lao động điều tra), trong đó chủ yếu là những lao động trẻ, chiếm tới trên 95% số lao động có trình độ cấp III và trên cấp III Tỷ lệ lao động thuần nông của nhóm lao động có trình độ dưới cấp

Nghiên cứu sự thay đổi về thời gian lao động và thu nhập của LĐNT huyện Vũ Thư

Về thời gian lao động bình quân một năm của một lao động:

Thời gian lao động bình quân một năm của một lao động điều tra được thể thể hiện qua bảng 4.11 Qua bảng cho thấy thời gian lao động của lao động làm nghề thuần nông có xu hướng giảm đi, trước đây bình quân một lao động làm việc 121 ngày công /năm, tại thời điểm điều tra giảm xuống còn 110,5 ngày cụng/năm, giảm 10,5 ngày công so với trước đây Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình trình cơ giới hóa trong lao động nông nghiệp, giúp giảm bớt cỏc khõu lao động chân tay, mặt khác do hệ thống thủy lợi của Vũ Thư trong những năm gần đây được đầu tư nâng cấp đáp ứng được tốt nhu cầu tưới tiêu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, từ đó góp phần giảm bớt công lao động đầu tư cho sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.11: Thời gian lao động bình quân 1 năm của lao động điều tra ĐVT: Số ngày cụng/1lao động/năm

Bình quân chung Song An Hồng Phong

2 LĐ NN kiêm ngành nghề, DV 223,5 251 27,5 231 263 32 216 239 23

6 LĐ buôn bán, dịch vụ 212,5 228 15,5 210 235 25 215 221 6

Tỷ lệ thời gian nhàn dỗi (%) 42,37 38,90 -3,47 42,15 37,81 -4,34 42,60 40,00 -2,60

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Mặc dù số ngày công của lao động nông nghiệp giảm nhưng số ngày công làm việc một năm bình quân của lao động điều tra vẫn tăng lên, đây là do thời gian lao động trong các ngành nghề khác tăng nhanh, nhất là thời gian lao động bình quân của lao đông nông nghiệp kiêm ngành nghề dịch vụ, CN&XDCB,… Thời gian lao động bình quân cao nhất là của nhóm lao động làm nghề CN&XDCB, đạt 273 ngày cụng/năm, tiếp đến là lao động ngành nghề dịch vụ kiêm nông nghiệp, đạt 268 ngày cụng/năm, thấp nhất lao động thuần nông chỉ đạt 110,5 ngày cụng/năm Khi so sánh giữa hai xã gần và xa các KCN cho thấy, thời gian lao động bình quân một năm của xã Song An cao hơn Hồng Phong 8 ngày cụng/năm

Từ những phân tích trên có thể thấy sự tác động của các KCN đến thời gian lao động của LĐNT việc làm tăng số việc làm và nghề nghiệp cho khu vực lân cận, làm cho thời gian nhàn dỗi của LĐNT giảm nhanh, giảm từ 42,37% xuống còn 38,9% Tỷ lệ thời gian nhàn dỗi của xã phụ cận KCN giảm 4,34%, giảm nhanh hơn xã xa KCN (chỉ giảm 2,6%) Như vậy, có thể khẳng định thêm rằng lao động tại những xã phụ cận KCN chịu tác động nhiều hơn trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp so với cỏc xó xa KCN.

Về thu nhập của lao động:

Thu nhập bình quân của lao động trong những năm qua có xu hướng tăng nhanh, trước đây thu nhập bình quân một tháng của lao động là 476 nghìn đồng, tăng lên 712 nghìn đồng/tháng, tăng 236 nghỡn đồng/thỏng, tăng cao nhất là xã phụ cận KCN, tăng 271 nghỡn đồng/thỏng, xó xa KCN tăng thấp hơn 67 nghỡn đồng/thỏng so với thu nhập bình quân một tháng của lao động có vị trí phụ cận các KCN Thu nhập cao nhất là từ lao độngCN&XDCB, thu nhập bình quân của lao động đạt 1.125 nghỡn đồng/thỏng,thấp nhất là lao động TTCN chỉ có 480 nghỡn đồng/thỏng Những nghề hiện đang tạo thu nhập cao và tương đối cao cho lao động của huyện là nghề

CN&TTCN, ngành nghề dịch vụ kiêm nông nghiệp, lao động buôn bán dịch vụ và lao động nông nghiệp kiêm ngành nghề dịch vụ, những nghề này cho thu nhập bình quân một lao động đạt từ 714 - 1.125 nghỡn đồng/thỏng; nghề thuần nông và TTCN không cho thu nhập không cao, chỉ cho thu nhập từ 400-

Bảng 4.12: Thu nhập bình quân của lao động điều tra

(Tớnh bỡnh quõn/1 lao động/1 tháng) ĐVT: 1000 đồng/thỏng

Tổng số Song An Hồng Phong

So sánh (±) Thu nhập BQ chung 476 712 236 482 754 271 468 673 204

2 LĐ NN kiêm ngành nghề, DV 635 714 79 650 733 83 620 695 75

6 LĐ buôn bán, dịch vụ 493 740 248 500 750 250 485 730 245

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Thu nhập từ buôn bán dịch vụ và CN&XDCB bình quân của LĐNT VũThư trong những năm qua tăng nhanh hơn nhiều so với các thu nhập khác, thu nhập của lao động từ đa số các nghề nghiệp tại xã phụ cận KCN tăng nhanh hơn so với xã xa KCN, điều này cũng chứng tỏ sự tác động của các KCN đến thu nhập của LĐNT huyện Vũ Thư.

Đánh giá sự chuyển đổi nghề nghiệp và thu nhập của LĐNT dưới tác động của các KCN

4.5.1 Lượng hóa sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn dưới sự tỏc đụng của các KCN Để làm rõ hơn tác động của quá trình phát triển các KCN đến sự thay nghề nghiệp của LĐNT huyện Vũ Thư, đề tài lượng hóa tương đối sự thay đổi nghề nghiệp của LĐNT bằng phương pháp cố định mốc so sánh trên cơ sở khai thác sâu hơn vào sự khác nhau trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của LĐNT giữa xã phụ cận KCN (xã Song An) và xã xa KCN (xã Hồng Phong), cụ thể:

- Coi sự thay đổi nghề nghiệp của LĐNT xã Hồng Phong là sự thay đổi tự nhiên trong quá trình phát triển kinh tế, mặc dù sự thay đổi này của Hồng Phong đó có sự tác động của các KCN

- Vỡ xã Song An và Hồng Phong trước khi cú cỏc KCN đều là những xã thuần nông, trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của LĐNT của hai xã không có sự khác biệt đáng kể, nên có thể coi sự thay đổi nghề nghiệp tự nhiên do quá trình phát triển kinh tế của LĐNT không có sự tác động của các KCN tại hai xã là như nhau.

- Lấy sự thay đổi nghề nghiệp của LĐNT xã Song An dưới sự tác động của các KCN so sánh với sự thay đổi nghề nghiệp tự nhiên do quá trình phát triển kinh tế của LĐNT không có sự tác động của các KCN đề tài đã lượng hóa tương đối được sự thay đổi nghề nghiệp của LĐNT do tác động của các KCN, được thể hiện qua bảng 4.13 Trong đó:

+ Thay đổi tự nhiên: là số lượng LĐNT chuyển đổi nghề nghiệp của xã Hồng Phong (được giả sử là không có sự tác động của các KCN)

+ Thay đổi khi có KCN: là số lượng LĐNT chuyển đổi nghề nghiệp của xã Song An

+ So sánh: hiệu số giữa thay đổi khi có KCN và thay đổi tự nhiên sẽ là tác động của việc phát triển các KCN đến quá trình thay đổi nghề nghiệp của LĐNT.

Bảng 4.13: Lượng hóa sự thay đổi nghề nghiệp của LĐNT do tác động của các KCN ĐVT: Người LĐ

Diễn giải Thay đổi khi có

Tổng số lao động điều tra 200 200 - -

I Chia theo ngành nghề LĐ

2 LĐ NN kiêm ngành nghề, DV 16 11 5 145,45

3 LĐ ngành nghề, DV kiêm NN 11 5 6 220,00

6 LĐ buốn bán, dịch vụ 15 2 13 750,00

II Chia theo mức độ LĐ

1 LĐ có việc làm thường xuyên 72 38 34 189,47

2 LĐ không có việc làm thường xuyên -67 -34 -33 197,06

3 LĐ không có việc làm -5 -4 -1 125,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Như vậy, khi phát triển các KCN tại đã làm cho số lao động thuần nông giảm 33 lao động, tốc độ giảm nhanh hơn so với tốc độ giảm của sự thay đổi tự nhiên là 71,74%, và tăng lao động vào các ngành nghề phi nông nghiệp và kiờm, tăng nhanh nhất vào ngành nghề buôn bán dịch vụ, làm công nhân tại các nhà máy trong KCN và vào ngành nghề dịch vụ kiêm nông nghiệp Số lao động buôn bán dịch vụ phục vụ trực tiếp cho các KCN tăng nhanh, cụ thể là các ngành nghề như dịch vụ ăn uống, nhà trọ, điện nước, buôn bán hàng tạp hóa, cung cấp nông sản vào các công ty tại các KCN,… Số lao động có việc làm thường xuyên khi có tác động của KCN tăng nhanh hơn tới 89,47% so với không có tác động của KCN.

4.5.2 Đánh giá sự chuyển đổi nghề nghiệp và thu nhập của LĐNT dưới tác động của các KCN Để minh chứng rõ hơn sự tác động của việc xây dựng các KCN đến sự chuyển đổi nghề nghiệp, sự tăng lên của thu nhập và cơ hội việc làm cho LĐNT huyện Vũ Thư, đề tài đã sử dụng các câu hỏi định tính nhằm thu thập những đánh giá khách quan của LĐNT huyện Vũ Thư về các vấn đề này, kết quả được tổng hợp tại bảng 4.13:

Bảng 4.14: Đánh giá của LĐNT về tác động của KCN đến sự thay đổi nghề nghiệp và thu nhập (2001 - 2008)

Tổng số Song An Hồng Phong Số

1 Thay đổi về nghề nghiệp của LĐNT tại địa phương

2 Thay đổi về thu nhập

3 Thay đổi về cơ hội việc làm

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Về sự thay đổi nghề nghiệp của LĐNT tại địa phương: trong tổng số 400 lao động được hỏi có tới 45,5% lao động cho rằng đó cú sự thay đổi rất nhiều về nghề nghiệp của lao động địa phương họ sinh sống từ khi cú cỏc KCN mọc lên, và có 49.0% lao động cho răng có thay đổi nhưng thay đổi ít, chỉ có 5,5% lao động cho rằng không có sự thay đổi Trong đó, tại xã phụ cận các KCN có tới 64,0% lao động cho rằng có sự thay đổi rất nhiều về nghề nghiệp của lao động tại địa phương hộ, trong khi đó tỷ lệ này ở xã xa các KCN chỉ có 27,0%.

Sự thay đổi về thu nhập của lao động: có tới 57,25% trong tổng số 400 lao động điều tra cho biết thu nhập của họ tăng nhiều kể từ khi hình thành các KCN, có 34,75% lao động cho biết thu nhập của họ tăng đáng kể, và thu nhập của lao động tại cỏc xó phụ cận các KCN tăng nhiều hơn cỏc xó xa các KCN, vì theo đánh giá của lao động tại cỏc xó phụ cận có tới 72,5% số lao động có thu nhập tăng lên nhiều, còn tỷ lệ này ở xã xa các KCN chỉ đạt 42,0% Điều đáng chú ý là có một tỷ lệ nhỏ lao động có thu nhập bị giảm đi hoặc không thay đổi kể từ khi xây dựng các KCN, do đây là những lao động không tiếp cận được với cơ hội việc làm mới vỡ cỏc lý do như: không có trình độ, không có sức khỏe, gia đình đông con và các con còn nhỏ nờn không tận dụng được cơ hội,… Vì vậy cần có giải pháp cụ thể để nâng cao thu nhập cho những đối tượng lao động này.

Sự thay đổi về cơ hội việc làm: đa số các lao động đều cho rằng từ khi hình thành các KCN họ có nhiều cơ hội về việc làm và dễ dàng tìm kiếm được một công việc phù hợp hơn so với trước đây, tỷ lệ lao động có đánh giá như trên tại xã phụ cận KCN là 81,0%, cao hơn nhiều so với xã xa KCN (66,0%).

Như vậy có thể nói, quá trình xây dựng các KCN đã tác động rất nhiều đến việc chuyển đổi nghề nghiệp của LĐNT huyện Vũ Thư, tuy nhiên mức độ tác động là khác nhau giữa các vùng phụ cận và cỏc vựng xa các KCN Tại các vùng phụ cận các KCN thì mức độ tác động tích cực đến nghề nghiệp, việc làm và thu nhập của LĐNT cao hơn so với các khu vực xa các KCN, việc xây dựng các KCN cũng tác động tương đối nhiều tới các khu vực xa các KCN nhưng mức độ tác động thấp hơn so với các khu vực phụ cận.

Trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của LĐNT huyện Vũ Thư thì hướng chuyền đổi chủ yếu là từ nghề thuần nông sang các ngành nghề khác cho thu nhập cao hơn, hướng ngược lại là từ các nghề khác sang thuần nông chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ có 5 trong tổng số 400 lao động điều tra (chiếm 1,25%), trong đú có 3 lao động tập trung phát triển mô hình đa canh (VAC), 2 lao động do không đảm bảo sức khỏe Một hướng di chuyển lao động nữa là giữa các ngành nghề phi nông nghiệp hoặc kiêm với nhau, đó là sự chuyển đổi lao động trong các ngành nghề như làm nghề CN&XDCB, làm ngành nghề dịch vụ kiêm nông nghiệp, làm nghề TTCN, làm nghề buôn bán dịch vụ và làm nông nghiệp kiêm ngành nghề dịch vụ, nhưng sự chuyển đổi nghề nghiệp của lao động giữa các ngành nghề trên là không nhiều Hướng di chuyển nghề nghiệp chủ yếu trên cũng là hướng chuyển đổi mục tiêu của các giải pháp tạo việc làm cho LĐNT của tỉnh cũng như của huyện Vũ Thư; tỷ lệ lao động chuyển sang nghề CN&XDCB chiếm tỷ lệ cao nhất, tới 44,8% trong tổng số 125 lao động chuyển từ nghề thuần nông, tiếp đến là nghề nông nghiệp kiêm buôn bán dịch vụ chiếm 21,6% và nghề buôn bán dịch vụ chiếm13,6%, thấp nhất là nghề TTCN, chỉ có 7,2% lao động chuyển từ nghề thuần nông sang Hướng di chuyển này được thể hiện cụ thể sơ đồ 4.1:

Sơ đồ 4.1: Tỷ lệ lao động chuyển đổi từ nghề thuần nông sang các ngành nghề khác

Những vấn đề đặt ra từ việc nghiên cứu sự chuyển đổi nghề nghiệp của LĐNT huyện Vũ Thư

Thứ nhất, về quy mô lực lượng lao động:

Lực lượng lao động bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên, đang có việc làm hoặc không có việc làm, nhưng có nhu cầu làm việc trong thời gian điều tra tuy nhiên thực tế điều tra cho thấy những lao động từ 15-18 đa số còn đang học nên đề tài nghiên cứu những lao động từ 18 tuổi trở nên Năm 2008, lực lượng lao động của toàn huyện là 121,59 nghìn người, tăng 1,27% so với năm 2007, bỡnh quân hằng năm tăng khoảng 1,52 nghìn lao đông/năm Tốc độ tăng lực lượng lao động như vậy đang tạo ra sức ép về việc làm khá lớn trong khi Vũ Thư về cơ bản vẫn là một huyện nghèo, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.

LĐ NN kiêm ngành nghề, buôn bán, DV

LĐ buôn bán, dịch vụ

LĐ ngành nghề, buôn bán,

Thứ hai, về độ tuổi của lực lượng lao động:

Từ số liệu điều tra cho thấy, số người tham gia lực lượng lao động từ 35 trở lên chiếm tỷ lệ cao, tới 47,5% Ở độ tuổi này, nhìn chung, người lao động đã có việc làm khá ổn định và đó tớch luỹ được những tri thức và kinh nghiệm cần thiết cho quá trình lao động sản xuất Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, (chẳng hạn chuyển đổi mục đích sử dụng đất sản xuất, lối canh tác truyền thống không phát huy hiệu quả trong khi chưa tìm ra được hướng sản xuất mới có hiệu quả hơn, trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật không phù hợp ) một bộ phận người lao động đang bị mất việc làm Giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là độ tuổi từ 35 tuổi trở lên cũng gặp nhiều trở ngại do khả năng chuyển đổi, thích ứng của người lao động với nghề mới và việc đào tạo nghề mới cho đối tượng này gặp khó khăn hơn nhiều so với lực lượng lao động ở độ tuổi trẻ từ 18 - 35 tuổi Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp, nhiều cơ sở sản xuất không muốn tiếp nhận người lao động ở độ tuổi này vào làm việc

Trong những năm tới, cùng với tiến trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, chắc chắn số hộ bị mất đất sản xuất từng phần hay toàn bộ do nằm trong diện quy hoạch phát triển các KCN, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, phát triển đô thị v.v sẽ tiếp tục gia tăng, dẫn đến số người lao động, nhất là nông dân không có, hoặc thiếu việc làm sẽ ngày càng tăng Do vậy, việc sớm xây dựng chiến lược tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội và phát triển các KCN, kết cấu hạ tầng gắn liền với chiến lược phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh cũng đang đặt ra cấp bách.

Thứ ba, về tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm:

Qua điều tra cơ bản cho thấy, hiện nay, số người lao động bị thất nghiệp đang tập trung chủ yếu ở nhóm từ 18 - 25 tuổi và có xu hướng tăng dần qua các năm Cụ thể là:

Tỷ trọng những người thất nghiệp ở nhóm tuổi trẻ so với tổng số người thất nghiệp của tỉnh chiếm trên 1/3 (33,38%) Năm 2006 là 29,23%; năm 2008 tăng lên 40,82% (tăng 11,59%) Con số trên cho thấy, lực lượng lao động trẻ của huyện đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm việc làm Nếu huyện

Vũ Thư và tỉnh Thái Bình không có chiến lược lao động - việc làm phù hợp thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực của huyện cũng như của tỉnh, đồng thời nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội sẽ đặt ra, tác động xấu đến tiến trình phát triển của huyện nói riêng và của cả tỉnh nói chung.

Thứ tư, vấn đề đào tạo nghề cho người lao động:

Sau nhiều năm phấn đấu, đến nay trình độ học vấn của lực lượng lao động Huyện đã được nâng lên đáng kể, qua điều tra cho thấy số người tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm 16,0% Tuy vậy, trình độ này chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất ngày càng mang tính hiện đại Hiện nay, đa số lực lượng lao động của tỉnh tốt nghiệp trung học cơ sở trở xuống (chiếm 74,5% số lao động điều tra) Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học vẫn chiếm 4,81% Do vậy, người lao động sẽ gặp không ít khó khăn khi ứng dụng những thành tựu mới của khoa học - kỹ thuật vào sản xuất Những năm qua, công tác đào tạo nghề của Thái Bình nói chung và huyện Vũ Thư nói riêng tuy đã đạt được những thành tựu khả quan (lao động đã qua đào tạo đạt 23,5% tổng số lao động điều tra), song đến nay, nhìn chung lao động của tỉnh vẫn chủ yếu là lao động không có nghề, lao động giản đơn, chất lượng thấp Mặt khác, tình trạng lao động đã qua đào tạo nhưng không phù hợp với cơ cấu ngành nghề và yêu cầu của sản xuất cũng đang diễn ra khá phổ biến ở Vũ Thư Đõy chính là một trong những nguyên nhân hạn chế cơ hội tìm kiếm việc làm, chuyền đổi nghề nghiệp và nâng cao chất lượng việc làm của người lao động.

Theo điều tra, tỷ lệ người thất nghiệp và thiếu việc làm ở lao động chưa qua đào tạo - tức là không có trình độ chuyên môn kỹ thuật - lớn hơn nhiều so với lao động đã qua đào tạo Tỷ lệ người thất nghiệp ở lực lượng lao động chưa qua đào tạo là 85,7%, trong khi đó, tỷ lệ này ở lực lượng lao động đã qua đào tạo là 14,3%.

Từ số liệu và phân tích trên cho thấy, yêu cầu lao động qua đào tạo, lao động có nghề đang là nhu cầu cấp bách và khách quan của thị trường lao động, do vậy, việc tăng cường công tác đào tạo nghề cho lực lượng lao động của huyện trong những năm tới phải được xem là hướng ưu tiên trọng điểm.

Thứ năm, vấn đề lao động, việc làm nhìn từ góc độ giới:

Nhìn chung ở Vũ Thư, lực lượng lao động nữ tham gia vào thị trường lao động lớn hơn lao động nam và đang có chiều hướng tăng lên: năm 2005, lao động nữ chiếm 53,12%; 2006: 52,24%; năm 2007: 54,11% và năm 2008: 53,12% Đồng thời, trong độ tuổi lao động, lao động nữ cũng chiếm tỷ lệ lớn hơn lao động nam (năm 2008, lao động nữ trong độ tuổi lao động chiếm 52,35%) Sở dĩ như vậy chủ yếu vì hai lý do sau:

- Tỷ lệ nữ của huyện hiện tại đang lớn hơn tỷ lệ nam Năm 2008, tỷ lệ giữa nam và nữ của huyện vẫn là 47,45% nam, 52,55% nữ

- Dân số nông thôn chiếm tỷ lệ lớn (98,15% tổng dân số của huyện), trong khi lao động nữ của huyện hiện vẫn tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, dẫn đến lực lượng lao động nữ cao hơn lực lượng lao động nam trong nhiều năm qua Lao động nam lại dễ thoát ly khỏi tỉnh để tìm việc làm ở nơi khác.

Mặt khác, lao động nữ thiếu việc làm có tỷ lệ lớn hơn lao động nam trong các năm 2007 và 2008 (tỷ lệ đó là: 51% và 57%) Nguyên nhân là do,hiện tại thiếu việc làm tập trung chủ yếu ở nông thôn - nơi mà lao động nữ vẫn đang chiếm tỷ lệ cao hơn Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp dài hạn (không có việc làm từ 12 tháng trở lên) cũng có xu hướng tăng dần qua các năm từ 2006

- 2008 và tập trung ở lao động nữ nhiều hơn lao động nam Tỷ lệ nữ không tham gia hoạt động kinh tế cũng nhiều hơn nam Năm 2008, nữ không tham gia hoạt động kinh tế chiếm 54,34% so với tổng số người không hoạt động kinh tế của huyện.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động nữ thấp hơn lao động nam Qua số liệu điều tra cho thấy:

- Tỷ lệ đã qua đào tạo của lực lượng lao động nữ là 21,47% (chung toàn tỉnh là 27,8%).

- Tỷ lệ đã qua đào tạo nghề và tương đương của lực lượng lao động nữ 12,22% (chung toàn tỉnh là 14,25%).

- Tỷ lệ đã qua đào tạo từ trung học chuyên nghiệp trở lên của lực lượng lao động nữ là 10,25% (chung toàn tỉnh là 12,79%).

Trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp là một trong những yếu tố bất lợi đối với lao động nữ trong quá trình dịch chuyển lao động và hạn chế cơ hội tìm kiếm việc làm ở những khu vực phi nông nghiệp.

Ngày đăng: 28/08/2023, 00:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tiêu chí phân biệt khu vực nông thôn và khu vực thành thị - Nghiên cứu sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn huyện vũ thư dưới tác động của sự phát triển các khu công nghiệp ở thành phố thái bình
Bảng 2.1 Tiêu chí phân biệt khu vực nông thôn và khu vực thành thị (Trang 6)
Sơ đồ 2.1: Tác động kinh tế - xã hội của phát triển các KCN - Nghiên cứu sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn huyện vũ thư dưới tác động của sự phát triển các khu công nghiệp ở thành phố thái bình
Sơ đồ 2.1 Tác động kinh tế - xã hội của phát triển các KCN (Trang 29)
Sơ đồ 2.2: Tác động của các KCN đối với vấn đề lao động và việc làm - Nghiên cứu sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn huyện vũ thư dưới tác động của sự phát triển các khu công nghiệp ở thành phố thái bình
Sơ đồ 2.2 Tác động của các KCN đối với vấn đề lao động và việc làm (Trang 32)
Bảng 3.1: Đất đai và tình hình sử dụng đất đai của huyện Vũ Thư trong giai đoạn 2001 - 2007 - Nghiên cứu sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn huyện vũ thư dưới tác động của sự phát triển các khu công nghiệp ở thành phố thái bình
Bảng 3.1 Đất đai và tình hình sử dụng đất đai của huyện Vũ Thư trong giai đoạn 2001 - 2007 (Trang 50)
Bảng 3.2: Dân số và lao động của huyện Vũ Thư giai đoạn 2001 - 2008 - Nghiên cứu sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn huyện vũ thư dưới tác động của sự phát triển các khu công nghiệp ở thành phố thái bình
Bảng 3.2 Dân số và lao động của huyện Vũ Thư giai đoạn 2001 - 2008 (Trang 52)
Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế của huyện Vũ Thư trong giai đoạn 2001 - 2008 - Nghiên cứu sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn huyện vũ thư dưới tác động của sự phát triển các khu công nghiệp ở thành phố thái bình
Bảng 3.3 Cơ cấu kinh tế của huyện Vũ Thư trong giai đoạn 2001 - 2008 (Trang 57)
Bảng 3.4: Khái quát tình hình lao động tại cỏc xó nghiên cứu Chỉ tiêu - Nghiên cứu sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn huyện vũ thư dưới tác động của sự phát triển các khu công nghiệp ở thành phố thái bình
Bảng 3.4 Khái quát tình hình lao động tại cỏc xó nghiên cứu Chỉ tiêu (Trang 63)
Bảng 3.5: Số lượng mẫu phân theo cỏc xó nghiên cứu - Nghiên cứu sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn huyện vũ thư dưới tác động của sự phát triển các khu công nghiệp ở thành phố thái bình
Bảng 3.5 Số lượng mẫu phân theo cỏc xó nghiên cứu (Trang 64)
Bảng 3.6: Bảng  ước lượng thời gian lao động trong năm của lao động Số - Nghiên cứu sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn huyện vũ thư dưới tác động của sự phát triển các khu công nghiệp ở thành phố thái bình
Bảng 3.6 Bảng ước lượng thời gian lao động trong năm của lao động Số (Trang 67)
Bảng 4.1: Lao động và cơ cấu LĐNT tỉnh Thái Bình giai đoạn 2006 – 2008 - Nghiên cứu sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn huyện vũ thư dưới tác động của sự phát triển các khu công nghiệp ở thành phố thái bình
Bảng 4.1 Lao động và cơ cấu LĐNT tỉnh Thái Bình giai đoạn 2006 – 2008 (Trang 71)
Bảng 4.2: Lao động và ngành nghề của LĐNT huyện Vũ Thư giai đoạn 2006 - 2008 Chỉ tiêu - Nghiên cứu sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn huyện vũ thư dưới tác động của sự phát triển các khu công nghiệp ở thành phố thái bình
Bảng 4.2 Lao động và ngành nghề của LĐNT huyện Vũ Thư giai đoạn 2006 - 2008 Chỉ tiêu (Trang 74)
Bảng 4.3: Lao động và ngành nghề của LĐNT tại cỏc xó nghiên cứu giai đoạn 2006 - 2008 - Nghiên cứu sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn huyện vũ thư dưới tác động của sự phát triển các khu công nghiệp ở thành phố thái bình
Bảng 4.3 Lao động và ngành nghề của LĐNT tại cỏc xó nghiên cứu giai đoạn 2006 - 2008 (Trang 77)
Bảng 4.4: Một số thông tin chung về lao động điều tra - Nghiên cứu sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn huyện vũ thư dưới tác động của sự phát triển các khu công nghiệp ở thành phố thái bình
Bảng 4.4 Một số thông tin chung về lao động điều tra (Trang 79)
Bảng 4.5: Thực trạng nghề nghiệp của lao động điều tra Diễn giải - Nghiên cứu sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn huyện vũ thư dưới tác động của sự phát triển các khu công nghiệp ở thành phố thái bình
Bảng 4.5 Thực trạng nghề nghiệp của lao động điều tra Diễn giải (Trang 83)
Bảng 4.6: Tình hình thay đổi nghề nghiệp của lao động điều tra - Nghiên cứu sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn huyện vũ thư dưới tác động của sự phát triển các khu công nghiệp ở thành phố thái bình
Bảng 4.6 Tình hình thay đổi nghề nghiệp của lao động điều tra (Trang 86)
Bảng 4.7: Tình hình thay đổi nghề nghiệp của lao động điều tra theo giới tính - Nghiên cứu sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn huyện vũ thư dưới tác động của sự phát triển các khu công nghiệp ở thành phố thái bình
Bảng 4.7 Tình hình thay đổi nghề nghiệp của lao động điều tra theo giới tính (Trang 89)
Bảng 4.8: Tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của lao động điều tra theo độ tuổi - Nghiên cứu sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn huyện vũ thư dưới tác động của sự phát triển các khu công nghiệp ở thành phố thái bình
Bảng 4.8 Tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của lao động điều tra theo độ tuổi (Trang 92)
Bảng 4.9: Tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của lao động điều tra theo trình độ văn hóa - Nghiên cứu sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn huyện vũ thư dưới tác động của sự phát triển các khu công nghiệp ở thành phố thái bình
Bảng 4.9 Tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của lao động điều tra theo trình độ văn hóa (Trang 95)
Bảng 4.10: Tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của lao động điều tra theo trình độ chuyên môn - Nghiên cứu sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn huyện vũ thư dưới tác động của sự phát triển các khu công nghiệp ở thành phố thái bình
Bảng 4.10 Tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của lao động điều tra theo trình độ chuyên môn (Trang 99)
Bảng 4.11: Thời gian lao động bình quân 1 năm của lao động điều tra - Nghiên cứu sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn huyện vũ thư dưới tác động của sự phát triển các khu công nghiệp ở thành phố thái bình
Bảng 4.11 Thời gian lao động bình quân 1 năm của lao động điều tra (Trang 100)
Bảng 4.12: Thu nhập bình quân của lao động điều tra - Nghiên cứu sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn huyện vũ thư dưới tác động của sự phát triển các khu công nghiệp ở thành phố thái bình
Bảng 4.12 Thu nhập bình quân của lao động điều tra (Trang 102)
Bảng 4.14: Đánh giá của LĐNT về tác động của KCN đến sự thay đổi nghề nghiệp và thu nhập  (2001 - 2008) - Nghiên cứu sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn huyện vũ thư dưới tác động của sự phát triển các khu công nghiệp ở thành phố thái bình
Bảng 4.14 Đánh giá của LĐNT về tác động của KCN đến sự thay đổi nghề nghiệp và thu nhập (2001 - 2008) (Trang 105)
Sơ đồ 4.1: Tỷ lệ lao động chuyển đổi từ nghề thuần nông sang các ngành nghề khác - Nghiên cứu sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn huyện vũ thư dưới tác động của sự phát triển các khu công nghiệp ở thành phố thái bình
Sơ đồ 4.1 Tỷ lệ lao động chuyển đổi từ nghề thuần nông sang các ngành nghề khác (Trang 108)
Bảng 4.15: Cơ cấu LĐNT  huyện Vũ Thư tại các ngành nghề  giai đoạn 2010 - 2015 - Nghiên cứu sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn huyện vũ thư dưới tác động của sự phát triển các khu công nghiệp ở thành phố thái bình
Bảng 4.15 Cơ cấu LĐNT huyện Vũ Thư tại các ngành nghề giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 114)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w