MỤC LỤC
Đây là các tác động xẩy ra khi có sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm cho các doanh nghiệp trong nước phải điều chỉnh và thay đổi hành vi của mình như thay đổi công nghệ, thay đổi chiến lược kinh doanh… Thông thường có 4 kênh xuất hiện tác động tràn trong đó nhiều nhất là cỏc kờnh như di chuyển lao động; sao chép học hỏi, liên kết sản xuất và cạnh tranh. Đồng thời, do cách xử sự trên cơ sở những sự khác biệt về văn hoá của nước chủ nhà và nước tiếp nhận đầu tư gắn với mối quan hệ “búc lột” của vốn đối với lao động, sự khác biệt trong nhận thức về luật pháp, cách hiểu khác nhau về thái độ và hành vi trong quá trình điều hành, giao tiếp và xử sự làm phát sinh các cuộc xung đột lao động giữa giới chủ với công nhân.
Do sự phát triển của cách mạng công nghiệp mới: Công nghệ tin học, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và xu hướng tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư, các nhà hoạch định chiến lược của Đài Loan hướng sự phát triển các KCN theo mô hình KCN - dịch vụ dựa trên trình độ kỹ thuật công nghệ cao, đáp ứng nhiệm vụ trung chuyển, chế biến sản phẩm cao cấp cho xuất khẩu và cho thị trường nội địa. Gia nhập WTO sẽ làm giảm một cách tương đối thu nhập hộ nông dân sản xuất những sản phẩm nông nghiệp bị sản phẩm nhập khẩu cạnh tranh trực tiếp, đặc biệt là những sản phẩm chứa đựng lợi thế đất đai, vốn không phải là thế mạnh của Việt Nam, và do đó giảm nhu cầu về lao động phổ thông nông nghiệp, và tức là làm giảm thu nhập lao động phổ thông sản xuất nông nghiệp.
Một là, sự phát triển các KCN thiếu đồng bộ và chưa gắn với một chiến lược, chương trình đào tạo nhân lực, nhất là đào tạo nghề trình độ cao với một cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu các KCN; thiếu sự chuẩn bị, đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật, nên dẫn đến mất cân đối quan hệ cung - cầu lao động kỹ thuật, thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao. Vấn đề cơ bản nhất ở đây là cơ chế thỏa thuận 2 bên tại doanh nghiệp chưa được thực hiện theo đúng nguyên tắc của thị trường, vai trò của công đoàn cơ sở còn yếu, nên khi xảy ra tranh chấp lao động, đình công lại giải quyết theo kiểu hành chính và từ bên ngoài vào, tức là chỉ giải quyết được cái ngọn, mà không đi vào giải quyết cái gốc của vấn đề là xây dựng quan hệ hợp tác, cơ chế thỏa thuận, tự định đoạt giữa các bên trong quan hệ lao động để bảo đảm hài hòa lợi ích giữa cỏc bờn và vì lợi ích chung là phát triển doanh nghiệp.
Những chính sách này để áp dụng vào thực tiễn có kết quả cao cần có sự nhận thức cao của chính bản thân người lao động, trách nhiệm và sự quan tâm của các ngành, các cấp, vai trò của chủ doanh nghiệp trong các KCN phối hợp thực hiện. Sự thay đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn trên cả nước nói chung và của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình nói riêng cần được nghiên cứu một cách cụ thể để đưa ra các giải pháp về việc làm đảm bảo nghề nghiệp ổn định về thu nhập cho người lao động là rất cần thiết.
Mặc dù quá trình thu hồi đất, các địa phương đã ban hành nhiều chính sách cụ thể đối với người dân bị thu hồi đất về các vấn đề như bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định cư..Tuy nhiờn, trờn thực tế có tới 67% lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khu bị thu hồi đất, 13% chuyển sang nghề mới và khoảng 20% không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định. Tuy nhiên phát triển các KCN thời gian qua cũng nảy sinh một số bất cập mang tính xã hội như việc tập trung lao động quá cao trong khi các điều kiện hạ tầng xã hội (đường giao thông, nhà ở, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại) chưa phát triển đồng bộ để đáp ứng nhu cầu, tạo ra tình trạng quá tải cho khu vực, việc thực hiện luật lao động ở một số doanh nghiệp chưa tốt.
Sự phát triển của các KCN thời gian qua đã giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, nhưng việc thực hiện chính sách cho người lao động như: BHXH, BHYT..chưa đầy đủ, công tác đào tạo lao động kỹ thuật, quản lý sản xuất còn hạn chế, nhu cầu nhà ở cho công nhân lớn. - Một số doanh nghiệp khó khăn trong việc tuyển chọn cán bộ quản lý và nhân viên nghiệp vụ có trình độ năng lực như Giám đốc điều hành, quản đốc, tổ trưởng sản xuất, kế toán trưởng, nhân viên làm nghiệp vụ xuất nhập khẩu, kỹ sư chuyên ngành và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.
- Xã Song An: đại diện cho cỏc xó phụ cận các khu công nghiệp, là xã có số lao động lớn nhất so với cỏc xó của huyện nằm gần cận các khu công nghiệp. - Xã Hồng Phong: đại diện cho cỏc xó có vị trí xa các khu công nghiệp, là xã có số lao động lớn nhất so với cỏc xó của huyện nằm xa các khu công nghiệp.
Chúng tôi kế thừa các kết quả nghiên cứu này đồng thời tiến hành tìm kiếm, thu thập các tài liệu, số liệu lưu trữ thuộc cỏc phũng ban thuộc huyện uỷ, UBND huyện (các niên giám thống kê của ngành thống kê huyện, các văn kiện các kỳ Đại hội Đảng cấp tỉnh, huyện; báo cáo định kỳ, các văn bản kế hoạch, quy hoạch..) để thu thập số liệu về địa bàn nghiên cứu, các thông tin về chủ trương, chính sách trong lĩnh vực quản lý kinh tế xã hội của địa phương cũng như quá trình hình thành và phát triển các KCN.[9]. - Thảo luận nhóm (PRA- phương pháp đánh giá nhanh nông thôn qua sự tham gia của người dân): chúng tôi tiến hành thảo luận nhóm theo các chủ đề về thuận lợi, khó khăn chung của lao động nông thôn trong qua trình thay đổi nghề nghiệp, những thay đổi về kinh tế xã hội tác động đến việc thay đổi nghề nghiệp, những vấn đề được nhiều lao động quan tâm là gì, những giải pháp về việc làm đã áp dụng tại địa phương đã đạt được những gì?, còn những vấn đề gì bất cập trong các biện pháp đó?, mong muốn và đề xuất từ phía người lao động.
Điều đáng quan tâm là trong giai đoạn 2006 - 2008 số lao động không có việc làm của huyện có xu hướng tăng nhanh, bình quân năm tăng 12,45%, nguyên nhân chủ yếu làm cho số lao động thất nghiệp của huyện tăng nhanh là do một lượng lớn LĐNT bị thu hồi đất xây dựng các khu và cụm công nghiệp tại huyện bắt đầu từ cuối năm 2006 đầu năm 2007, như: CCN Thị trấn Vũ Thư, quy hoạch 35,61 ha; CCN Tam Quang, quy hoạch 39,51 ha; ĐCN Nguyờn Xỏ 5 ha, ĐCN Phúc Thành diện tích quy hoạch 6 ha,..; mặt khác do ảnh hưởng của tình trạng khủng hoảng kinh tế làm cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến hiện tượng xa thải lao động tại các KCN, CCN,…. Khi tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này được biết, do đa số trình độ của LĐNT còn thấp và độ tuổi của các LĐNT tương đối cao, trình độ tay nghề thấp và đa số không qua tào tạo, và do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thời gian vừa qua, nên khi chuyển đổi nghề nghiệp vào làm việc tại các KCN, CCN, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất hoặc chuyển làm buôn bán dịch vụ,… thường xuyên gặp phải rủi ro về nghề nghiệp như bị xa thải, làm ăn thua lỗ, hoặc không quen tác phong làm việc mới mà tự nghỉ việc để tìm việc khỏc,….
Tuy nhiên, căn cứ vào sự gia tăng nhanh chóng số lao động hoạt động trong lĩnh vực CN-TTCN&XD của 2 xã nghiên cứu, bình quân 3 năm tăng 9,48%, cao hơn mức tăng bình quân của huyện (7,31%) và cao hơn nhiều mức tăng bình quân của tỉnh (2,20%), có thể khẳng định sự tác động của việc xây dựng các KCN ở thành phố Thái Bình đến sự thay đổi nghề nghiệp của LĐNT tại cỏc xó nghiên cứu và của huyện Vũ Thư là khỏ rừ ràng. Xã Song An có tỷ lệ lao động thuần nông là 21,5%, thấp hơn nhiều so với xã Hồng Phong chiếm tới 35,5% tổng số lao động điều tra của xã; số lao động nông nghiệp kiêm ngành nghề dịch vụ của Song An thấp hơn Hồng Phong 2,5%, nhưng đáng chú ý là lao động ngành nghề dịch vụ kiêm nông nghiệp của Song An lại cao hơn Hồng Phong 4,0%, đây là những lao động có thu nhập chủ yếu từ các hoạt động ngành nghề dịch vụ, còn thu nhập từ nông nghiệp chiếm không đáng kể; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp hoạt động trong các ngành CN&XDCB, TTCN và buôn bán dịch vụ của Song An đều cao hơn Hồng Phong.
Từ sự chuyển đổi lao động mạnh mẽ từ thuần nông sang các ngành nghề khác của 2 xã nghiên cứu, kết hợp với việc so sánh sự chuyển đổi này giữa xã phụ cận và xã xa KCN, đặc biệt là số lao động làm công nhân tại các KCN tăng nhanh và tăng khác nhau tại hai xã có thể khẳng định sự tác động của việc xây dựng các KCN ở thành phố Thái Bình đối với quá trình chuyển đổi nghề nghiệp từ thuần nông sang các ngành nghề khác của LĐNT của huyện Vũ Thư là rất lớn, từ đó góp phần tăng thu nhập cho LĐNT, cải thiện mức sống của nông hộ trên toàn huyện. Sự chuyển đổi nghề nghiệp từ thuần nông sang các ngành nghề khác diễn ra mạnh nhất ở nhóm lao động có trình độ cấp II, giảm từ 68,12% giai đoạn trước đây xuống còn 18,36% tại thời điểm điều tra, tương đương giảm 103 lao động thuần nông, số lao động giảm từ nghề thuần nông này chủ yếu tăng vào nghề CN&XDCB và lao động kiờm, do trong vài năm trở lại đừy cỳ sự tỏc động từ phía chính quyền địa phương làm cho các doanh nghiệp trong các KCN giảm bớt sự khắt khe trong quá trình tuyển dụng lao động, những lao động có trình độ cấp II trở lên có thể vào làm việc tại các KCN, từ đó đã thu hút một lượng lớn LĐNT chuyển đổi từ nghề thuần nông sang làm CN&TTCN, đây cũng được coi là một thành công trong các giải pháp tạo việc làm cho LĐNT của Thái Bình.
Mặc dù số ngày công của lao động nông nghiệp giảm nhưng số ngày công làm việc một năm bình quân của lao động điều tra vẫn tăng lên, đây là do thời gian lao động trong các ngành nghề khác tăng nhanh, nhất là thời gian lao động bình quân của lao đông nông nghiệp kiêm ngành nghề dịch vụ, CN&XDCB,… Thời gian lao động bình quân cao nhất là của nhóm lao động làm nghề CN&XDCB, đạt 273 ngày cụng/năm, tiếp đến là lao động ngành nghề dịch vụ kiêm nông nghiệp, đạt 268 ngày cụng/năm, thấp nhất lao động thuần nông chỉ đạt 110,5 ngày cụng/năm. Thu nhập bình quân của lao động trong những năm qua có xu hướng tăng nhanh, trước đây thu nhập bình quân một tháng của lao động là 476 nghìn đồng, tăng lên 712 nghìn đồng/tháng, tăng 236 nghỡn đồng/thỏng, tăng cao nhất là xã phụ cận KCN, tăng 271 nghỡn đồng/thỏng, xó xa KCN tăng thấp hơn 67 nghỡn đồng/thỏng so với thu nhập bình quân một tháng của lao động có vị trí phụ cận các KCN.
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Như vậy, khi phát triển các KCN tại đã làm cho số lao động thuần nông giảm 33 lao động, tốc độ giảm nhanh hơn so với tốc độ giảm của sự thay đổi tự nhiên là 71,74%, và tăng lao động vào các ngành nghề phi nông nghiệp và kiờm, tăng nhanh nhất vào ngành nghề buôn bán dịch vụ, làm công nhân tại các nhà máy trong KCN và vào ngành nghề dịch vụ kiêm nông nghiệp. Số lao động buôn bán dịch vụ phục vụ trực tiếp cho các KCN tăng nhanh, cụ thể là các ngành nghề như dịch vụ ăn uống, nhà trọ, điện nước, buôn bán hàng tạp hóa, cung cấp nông sản vào các công ty tại các KCN,… Số lao động có việc làm thường xuyên khi có tác động của KCN tăng nhanh hơn tới 89,47% so với không có tác động của KCN.
Nếu huyện Vũ Thư và tỉnh Thái Bình không có chiến lược lao động - việc làm phù hợp thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực của huyện cũng như của tỉnh, đồng thời nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội sẽ đặt ra, tác động xấu đến tiến trình phát triển của huyện nói riêng và của cả tỉnh nói chung. Những năm qua, công tác đào tạo nghề của Thái Bình nói chung và huyện Vũ Thư nói riêng tuy đã đạt được những thành tựu khả quan (lao động đã qua đào tạo đạt 23,5% tổng số lao động điều tra), song đến nay, nhìn chung lao động của tỉnh vẫn chủ yếu là lao động không có nghề, lao động giản đơn, chất lượng thấp.
Để làm tốt công tác tuyên truyền, một mặt cần có sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp, mặt khác cần huy động các lực lượng, các tổ chức đoàn thể cùng tham gia vào quá trình này; coi trọng biện pháp nêu gương những điển hình nông dân sản xuất giỏi kết hợp với hướng dẫn kỹ thuật sản xuất mới cho nông dân và cho người lao động. Khi đi sâu nghiên cứu 2,0% lao động trả lời khó kiếm sống hơn cho thấy, những lao động này có trình độ học vấn thấp, gia đình có thành viên mắc vào các tệ nạn hoặc bệnh tật, hay nói cách khác là nguồn lực con người của các hộ gia đình này rất yếu, nên khả năng phát triển kinh tế gia đình và chuyển đổi nghề nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Tác động của sự phát triển các KCN đến sự chuyển đổi nghề nghiệp và.