TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH HÀ THÀNH – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng được thành lập vào ngày 26/04/1957 theo quyết định 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, và được coi là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam Trong quá trình phát triển và trưởng thành, Ngân hàng có nhiều tên gọi khác nhau phù hợp với các nhiệm vụ, chức năng của Ngân hàng trong từng thời kỳ, giai đoạn phát triển, đổi mới của đất nước
Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam (BIDV). Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ra đời trong hoàn cảnh cả nước đang tích cực hoàn thành thời kỳ khôi phục và phục hồi kinh tế để chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế có kế hoạch, xây dựng những tiền đề ban đầu của chủ nghĩa xã hội, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đó cú những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tích luỹ vốn cho nhà nước…
Nhiều công trình lớn, có ý nghĩa đã được xây dựng nên từ những đồng vốn cấp phát từ Ngân hàng Kiến Thiết như: Hệ thống đại Thuỷ Nông Bắc Hưng Hải; Góp phần phục hồi và xây dựng các hầm lò mỏ than ở Quảng Ninh, Bắc Thái; Nhà máy Xi măng Hải phòng, những tuyến đường sắt huyết mạch
Thời kỳ này, Ngân hàng Kiến thiết đã cùng với nhân dân cả nước thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản thời chiến, cung ứng vốn kịp thời cho các công trình phòng không, sơ tán, di chuyển các xí nghiệp công nghiệp quan trọng, cấp vốn kịp thời cho công tác cứu chữa, phục hồi và đảm bảo giao thông thời chiến, xây dựng công nghiệp địa phương.
Ngân hàng Kiến thiết đó cựng nhân dân cả nước khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp quản, cải tạo và xây dựng các cơ sở kinh tế ở miền Nam, xây dựng các công trình quốc kế dân sinh mới trên nền đổ nát của chiến tranh. Ngân hàng Kiến thiết đã cung ứng vốn cho các công trình công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, công trình phúc lợi và đặc biệt ưu tiên vốn cho những công trình trọng điểm, then chốt của nền kinh tế quốc dân, góp phần đưa vào sử dụng 358 công trình lớn trên hạn ngạch
Ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đảm bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp, khuyến khích các đơn vị xây lắp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mở rộng năng lực sản xuất, tăng cường chế độ hạch toán kinh tế Trong giai đoạn này, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thiện các cơ chế nghiệp vụ, tiếp tục khẳng định để đứng vững và phát triển.
Ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Trong giai đoạn này Ngân hàng thực hiện đường lối đổi mới trên tất cả các mặt Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng đã được triển khai và hoàn thành một cách hiệu quả: Tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển; Phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa; Hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt; Kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của Ngân hàng thương mại; Hình thành và nâng cao một bước hoàn thành hệ thống; Xây dựng ngành vững mạnh; Đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh
Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, cho đến nay Ngân hàng ĐT&PT VN đã đạt được nhiều thành công và có được những kết quả quan trọng, góp phần hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế đất nước
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phảm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.
Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.
Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…
Hơn 16.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy
Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 118 chi nhánh và trên 600 điểm mạng lưới,hàng nghìn ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc
Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính I & II, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả nước…
Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga,Séc
Tổng quan về Chi nhánh Hà Thành – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Hà Thành – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Thành là đơn vị thành viên thứ 76 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc quyết định thành lập và đưa vào hoạt động dựa trên việc thực hiện đề án cơ cấu lại hoạt động giai đoạn 2001 – 2005 và tầm nhìn 2010 Chi nhánh được chính thức thành lập và đi vào hoạt động ngày 16/09/2003 – Là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch trung tâm Tràng Tiền, trực thuộc Sở giao dịch I của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh có trụ sở chính đầu tiên tại 34 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội Với mục đích mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất nhằm tạo điều kiện hoàn thiện phục vụ khách hàng, chi nhánh Hà Thành đã chuyển trụ sở chính về 79 – 81 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội từ ngày 15/12/2008
Ngay từ khi thành lập, Chi nhánh Hà Thành đã được định hướng phát triển là một Ngân hàng hoạt động theo mô hình bán lẻ, tập trung chuyờn sõu trong lĩnh vực phục vụ các nhu cầu về vốn và dịch vụ ngân hàng tiện ích cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, khu vực dân doanh bao gồm các công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể và DN có vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc ứng dụng công nghệ hiện đại, phát triển mạnh về dịch vụ và bán lẻ Điểm đặc biệt của BIDV Hà Thành so với các chi nhánh khác của BIDV là BIDV Hà Thành còn là Ngân hàng chỉ định thanh toán chứng khoán khu vực phía Bắc, cung cấp dịch vụ thanh toán cho các công ty chứng khoán.
Năm 2003, BIDV Hà Thành khởi đầu sự nghiệp của mình với 54 cán bộ và tổng tài sản là 500 tỷ VND Nhưng tính đến 30/06/2008, tổng tài sản của BIDV Hà Thành đã tăng gần 8 lần, tổng nguồn vốn huy động đạt trên 4000 tỷ VND, dư nợ tín dụng đạt gần 1600 tỷ VND, tăng 25 lần so với năm 2003 và lợi nhuận trước thuế đạt 128.8 tỷ VND Tuy mới đi vào hoạt động hơn 8 năm nhưng chi nhánh Hà Thành được coi là một trong những chi nhánh đi đầu trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của BIDV Với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 30 – 40%, đến cuối năm 2011, chi nhánh Hà Thành có tổng tài sản lến đến hơn 12.200 tỷ VND, dư nợ tín dụng trên 3100 tỷ VND, thu từ dịch vụ chiếm khoảng 10% tổng thu của Chi nhánh Ban đầu, BIDV Hà Thành chỉ có 6 phòng và 3 tổ nghiệp vụ, 1 phòng giao dịch, 1 địa điểm giao dịch, 3 quỹ tiết kiệm; đến nay, Chi nhánh đó cú
13 phòng nghiệp vụ, 6 phòng giao dịch/ quỹ tiết kiệm với đội ngũ cán bộ lên tới trên 200.
Mục tiêu của BIDV Hà Thành là hoàn thiện và phát triển thành ngân hàng bán lẻ kiểu mẫu, là một trong những trung tâm ứng dụng và triển khai sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hàng đầu trong toàn hệ thống BIDV Hà Thành sẽ mở rộng mạng lưới hoạt động tới tất cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và khách hàng dân cư nhỏ lẻ Lấy chất lượng và an toàn hoạt động tín dụng làm mục tiêu hàng đầu, BIDV Hà Thành gắn tăng trưởng tín dụng với kiểm soát chặt chẽ chất lượng và hiệu quả Bên cạnh đó, chi nhánh đang phấn đấu đạt các chi tiêu chất lượng cao hơn mức trung bình của toàn hệ thống BIDV và nõng cao hơn chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo lợi ích của khách hàng.
1.2.2 Vai trò và nhiệm vụ của BIDV Hà Thành
- Huy động vốn từ mọi nguồn hợp pháp của khách hàng như tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,
- Thực hiện cấp tín dụng ngắn, trung, và dài hạn bằng VND và các loại ngoại tệ, thực hiện bảo lãnh và tài trợ thương mại theo các chế độ tín dụng hiện hành nhằm đảm bảo, duy trì và phát triển nguồn vốn
- Tư vấn trong hoạt động tín dụng và ủy thác đầu tư theo quy định thực hiện kinh doanh chứng khoán và giấy tờ có giá
- Cung cấp cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng đa dạng như: thanh toán, bảo lãnh, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, đổi tiền,
- Thực hiện Marketing khách hàng nhằm vừa phục vụ khách hàng truyền thống, vừa khai thác, mở rộng các khách hàng mới và tiềm năng, đưa các sản phẩm dịch vụ đến gần với khách hàng hơn.
- Thu chi và bảo quản tiền cũng như các tài sản có giỏ khỏc.
- Tham gia xây dựng và lập kế hoạch cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Tiến hành tổ chức bảo quản và lưu trữ các hồ sơ, tài liệu theo quy định, và chịu sự kiểm tra giám sát của Hội sở chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1.2.3 Một số sản phẩm, dịch vụ của BIDV Hà Thành
Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở: là sản phẩm BIDV cho khách hàng vay vốn để mua đất và nhà ở, xây dựng, cải tạo, sửa chữa và mua sắm trang trí nội thất nhà ở của khách hàng
Cho vay kinh doanh cá nhân, hộ gia đình: là sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu vốn và mục đích của khách hàng, bổ sung vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh
Tiền gửi có kỳ hạn: với các kỳ hạn gửi phong phú (tuần, tháng, năm) khách hàng có thể lựa chọn kỳ hạn gửi tiền tiết kiệm và phương thức lãi phù hợp mục đích, nhu cầu của mình
Tiền gửi thặng dư: là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn với mức lãi suất lũy tiến theo mức tiền gửi do ngân hàng quy định, khách hàng gửi cùng 1 kỳ hạn nhưng khoản tiền gửi càng lớn, lãi suất gửi càng cao.
Thanh toán trong nước: Gồm cỏc gúi dịch vụ như chuyển tiền trong nước, điều chuyển vốn tự động, dịch vụ thu hộ tại quầy giao dịch, thanh toán lương tự động,
Thanh toán quốc tế: Gồm thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu, thanh toán xuất/nhập khẩu theo hình thức CAD, chuyển tiền quốc tế, thanh toán biên mậu.
Tài trợ xuất khẩu: Gồm các dịch vụ như: cho vay hỗ trợ xuất khẩu, tài trợ thương mại ứng trước theo L/C trả chậm,
Tài trợ nhập khẩu: Gồm các dịch vụ: tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập, tài trợ nhập khẩu theo vốn vay nước ngoài theo hợp đồng khung.
Ngoài ra Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành còn có rất nhiều dịch vụ khác như dịch vụ thẻ, dịch vụ bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ…
1.2.4 Tổ chức bộ máy của Chi nhánh
Từ năm 2008, toàn bộ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đã thực hiện triển khai mô hình tổ chức theo đề xuất, kiến nghị của Dự án hỗ trợ kỹ thuật giai đoạn II – TA2 do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, trong đó thực hiện chuyển đổi mô hình từ mô hình các phòng riêng rẽ sang mô hình phân thành các khối nghiệp vụ, giống với mô hình của các ngân hàng hiện đại trên thế giới Theo đó,chi nhánh ĐT&PT Hà Thành cũng thực hiện chuyển đổi và triển khai mô hình tổ chức gồm 5 khối: Khối quan hệ khách hàng; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp;Khối quản lý nội bộ và khối trực thuộc Trong đó Khối trực thuộc không nằm trong chi nhánh mà bao gồm các phòng giao dịch/ quỹ tiết kiệm nằm ngoài chi nhánh.Các khối còn lại được chia làm 13 phòng nghiệp vụ
Thực trạng thanh toán tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Hà Thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Hà Thành thực hiện thanh toán theo quy trình nghiệp vụ được quy định chung cho toàn bộ Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam Bờn cạnh đó, hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh cũng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của các thông lệ và tập quán quốc tế Một số văn bản quốc tế có liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ là:
- Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (The Uniform Customs and Practice for Documentary Credit, viết tắt là UCP): là một bộ các quy định về việc ban hành và sử dụng thư tín dụng (L/C) do phòng Thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và phát hành, quy định quyền hạn, trách nhiệm của cỏc bờn liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ với điều kiện thư tín dụng có dẫn chiếu tuân thủ UCP UCP được ICC ấn hành bản đầu tiên vào năm 1933 Đến nay UCP đã qua 6 lần sửa đổi và bản mới nhất được áp dụng hiện nay là UCP 600 (được sửa đổi và có hiệu lực từ năm 2007) UCP là văn bản pháp lý có tính chất tùy ý, nghĩa là các bên tham gia có thể chọn hoặc không chọn UCP để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến thư tín dụng
- Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoảnThương mại quốc tế): đây là một bộ các quy tắc về thương mại quốc tế do phòngThương mại quốc tế (ICC) phát hành, được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới Phiên bản mới nhất của Incoterms là Incoterms 2010 có hiệu lực từ1/1/2011 Trong đó gồm 11 điều khoản mới quy định về điều kiện giao hàng và trách nhiệm của cỏc bờn, được chia thành 2 nhóm riêng biệt là: Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải (EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP); Các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa (FAS, FOB, CFR, CIF).
Ngoài ra, cũn cú 1 số văn bản pháp lý khác điều chỉnh hoạt động thanh toán L/C như: Bản phụ chương UCP về xuất trình chứng từ điện tử - eUCP; Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo L/C – ISBP; Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hoàn theo L/C – URR;
2.1.1 Thực trạng thanh toán xuất khẩu bằng phương thức TDCT
2.1.1.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C xuất khẩu
(1) Tiếp nhận và kiểm tra L/C
Sau khi ngân hàng nhận được L/C gửi đến thì thanh toán viên phải kiểm tra tính xác thực của L/C, đồng thời kiểm tra xem L/C có dẫn chiếu tới UCP 600 hay không Tiếp theo, thanh toán viên phải kiểm tra cẩn thận các nội dung trên L/C bao gồm: số L/C, địa điểm phát hành, ngày mở L/C; tên, địa chỉ của những người có liên quan; số tiền của thư tín dụng; thời hạn hiệu lực; và các điều khoản đặc biệt khác để lưu ý khách hàng khả năng thực hiện trong tương lai
Sau khi hoàn tất việc kiểm tra thì ngân hàng sẽ tiến hành thông báo L/C đồng thời giao một bản gốc L/C cho người thụ hưởng và thu phí thông báo Nếu 2 bên người mua và bỏn cú những thay đổi về nội dung L/C thì ngân hàng sẽ nhận trách nhiệm thông báo cho người thụ hưởng và tư vấn cho họ những điểm cần lưu ý trong L/C để họ liên hệ với người mua và sửa đổi Khi nhận chứng từ sửa đổi L/
C thì thanh toán viên cũng tiến hành kiểm tra các yếu tố giống với L/C chính, sau đó thông báo cho khách hàng và thu phí sửa đổi
(3) Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ
Khi nhận được thư yêu cầu thanh toán, bộ chứng từ của khách hàng cùng bản gốc L/C và các điều chỉnh, sửa đổi có liên quan, thanh toán viên phải tiến hành kiểm tra bộ chứng từ theo các nội dung:
- Đảm bảo L/C bản gốc và các bản sửa đổi có liên quan là xác thực.
- Kiểm tra số lượng, loại chứng từ so với quy định trong L/C.
- Kiểm tra các nội dung trên từng loại chứng từ đảm bảo phù hợp với các điều khoản và điều kiện quy định trong L/C.
- Kiểm tra sự thống nhất giữa các chứng từ, đảm bảo không có sự sai lệch.
- Kiểm tra sự phù hợp của chứng từ với UCP 600
Nếu kiểm tra chứng từ có sai sót, thanh toán viên xử lý như sau:
+ Sai sót có thể sửa chữa được thì đề nghị khách hàng sửa chữa nhưng phải trong khoảng thời gian hiệu lực của L/C.
+ Sai sót không thể sửa chữa được thì đề nghị khách hàng yêu cầu người mua điều chỉnh L/C hoặc thông báo cho NH phát hành nêu rõ sai sót, xin chấp nhận thanh toán.
Sau khi hoàn thành các bước kiểm tra chứng từ, các sai sót đóãđược sửa chữa, được NH phát hành chấp nhận thì thanh toán viên sẽ gửi chứng từ đi đòi tiền theo qui định của L/C
(4) Thanh toán, chấp nhận thanh toán L/C xuất khẩu
Khi nhận được thông báo của ngân hàng nước ngoài, thanh toỏn viên thực hiện như sau:
- Chuyển kế toán bỏo cú cho khách hàng sau khi đã trừ chiết khấu (nếu có), lãi chiết khấu và thu phí theo quy định hiện hành của Chi nhánh Hà Thành – NH ĐT&PTVN.
- Hạch toán xuất ngoại bảng số tiền ngân hàng nước ngoài thanh toán.
- Hạch toán xuất ngoại bảng số dư L/C sử dụng không hết.
2.1.1.2 Hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu tại chi nhánh Hà Thành – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu tại chi nhánh trong những năm qua đã được chi nhánh quan tâm, trở nên hoàn thiện hơn và hoạt động này đã thu được những kết quả khả quan Năm 2008, ngân hàng thông báo 31 L/C, giá trị 8.169.090 USD; năm 2010, số L/C thông báo là 41 món, trị giá 25.465.520 USD Sự tăng lên cả về mặt số lượng món và giá trị giao dịch cho thấy sự triển khai đúng hướng hoạt động dịch vụ này tại chi nhánh Trong giai đoạn 2008 – 2011, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động như khủng hoảng kinh tế 2008, khủng hoảng nợ cụng chõu Âu 2011 đã tác động làm tình hình thanh toán L/C xuất khẩu có những chuyển biến thiếu ổn định Điều đó thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Tình hình thanh toán L/C xuất khẩu tại chi nhánh
Ngân hàng BIDV Hà Thành
Số món Doanh số Số món Doanh số Số món Doanh số Số món Doanh số Thông báo
(Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế - BIDV Hà Thành)
Năm 2008, số món L/C đã thanh toán là 60 với giá trị 7.156.000 USD Năm
2010, số món L/C thanh toán là 133 (tăng 73 L/C so với 2008), giá trị 23.372.980 USD (gấp 3,2 lần so với năm 2008) Trong năm 2009, doanh số thanh toán L/C xuất khẩu tại chi nhánh giảm so với năm 2008, đây là hệ quả tất yếu sau khủng hoảng khi mà hoạt động kinh tế tại các quốc gia trên thế giới đều thu hẹp, đặc biệt là các nước châu Á Sự suy giảm này ảnh hưởng lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam, nước có tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 160% (năm
2008) Bước sang năm 2010, doanh số thanh toán L/C xuất khẩu tăng trưởng mạnh đạt 25,4 triệu USD Có được kết quả này chính là do sự nỗ lực của các cán bộ TTQT với định hướng đúng đắn của Ban giám đốc bên cạnh sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế sau khủng hoảng Đến năm 2011, số món và giá trị giao dịch L/C xuất khẩu tại chi nhánh giảm xuống so với năm 2010 (chỉ đạt 50% doanh số năm
2010) Tuy nhiên đõy không phải là điều quá đáng lo ngại bởi vì nó là hệ quả tất yếu khi mà tình hình kinh tế thế giới trong năm 2011 thiếu ổn định gây ảnh hưởng tới nền kinh tế trong nước và chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN đã ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp XK, do đó làm cho hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu của chi nhánh bị ảnh hưởng
Nhóm hàng xuất khẩu thông qua Ngân hàng BIDV Hà Thành trong thời gian qua chủ yếu bao gồm: Nhóm hàng công nghiệp (dệt may, thủ công mỹ nghệ, thép và các loại ống thép); Nhóm hàng chế biến nông, lâm, thuỷ sản và nhóm nhiên liệu, khoáng sản… Còn về các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng: vật tư nông sản, máy móc, thiết bị công nghệ thông tin, thép, ống thép, xăng dầu, điện lanh, sản phẩm thuốc,
Định hướng phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại
Là một chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh
Hà Thành đã dựa trên những định hướng chung của Hộ sở chính để từ đó đề ra những định hướng hoạt động riêng phù hợp với tình hình chi nhánh
Trong hoạt động thanh toán quốc tế, phương châm của chi nhánh là luôn đảm bảo thực hiện giao dịch an toàn, chính xác, đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng Mục tiêu về lĩnh vực nghiệp vụ chuyên môn của phòng Thanh toán quốc tế là:
- Đảm bảo thực hiện nghiệp vụ an toàn, chính xác
- Rút ngắn thời gian thực hiện nghiệp vụ, sau khi thanh toán viên nhận đầy đủ hồ sơ của khách hàng, nhanh chóng kiểm tra, trao đổi thông tin với khách hàng, thực hiện phát hành L/C trong vòng 2 giờ, kiểm tra chứng từ hàng xuất trong vòng 3 giờ.
- Tăng cường công tác tư vấn khách hàng từ khâu ký kết hợp đồng để giảm thiểu rủi ro cho khách hàng và ngân hàng
- Phối hợp với cỏc phũng liên quan đề xuất và trình Ban lãnh đạo xem xét về việc hoàn thiện và thống nhất quy trình tín dụng và quy trình thực hiện nghiệm vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh nhằm tăng cường tiện ích và hiệu quả phục vụ khách hàng, tăng sức cạnh tranh cho hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh.
Bên cạnh đó, phòng Thanh toán quốc tế đã xây dựng những mục tiêu cụ thể để phát triển hoạt động của phòng:
(a) Triển khai chính sách khách hàng của BIDV là phát triển mạnh tín dụng các dịch vụ Ngân hàng với các khách hàng là XNK đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Xây dựng một danh mục các khách hàng XNK có tiềm năng, sử dụng đa dạng các dịch vụ tại Chi nhánh Hà Thành.
(b) Tranh thu thu hút tối đa các khách hàng Doanh nghiệp XNK có triển vọng phát triển tốt, có tình hình tài chính mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả hiện đang hoạt động tại các tổ chức tín dụng khác về hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.
(c) Xây dựng chính sách đa dạng, phù hợp với từng khách hàng nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng đối với các khách hàng.
(d) Tăng cường sức cạnh tranh, hướng tới phát triển Chi nhánh trở thành ngân hàng thương mại hiện đại, dẫn đầu trong việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cho các DNNVV trên địa bản thủ đô
Trong năm 2012, các chỉ tiêu về hoạt động thanh toán quốc tế mà phòng đề ra phấn đấu đạt được theo kế hoạch là:
Thu phí tài trợ thương mại: 16 triệu USD
Doanh số TTQT: 730 triệu USD
Doanh số phát hành L/C: 350 triệu USD.
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Hà Thành – Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
3.2.1 Nâng cao năng lực quản trị điều hành
Xây dựng, hoàn thiện mô hình tổ chức, hoạt động của chi nhánh Để tăng cường quản trị rủi ro trong thanh toán TDCT thì trước hết chi nhánh phải có một tổ chức bộ máy thống nhất, hợp lý giám sát chặt chẽ từ trên xuống.Chi nhánh hiện tại đã thực hiện việc phân định các khối chức năng, cỏc phũng ban cũng như nhiệm vụ của các khối, các đơn vị Mô hình này mới được đưa vào triển khai không lâu do đó còn nhiều thiếu sót trong việc thực hiện phân cấp chức năng, kiểm tra giám sát trong các đơn vị, bộ phận Chức năng của cỏc phũng ban còn chưa phân định rõ ràng, sự phối hợp điều hành giữa các phòng còn yếu Điều đó có thể dẫn đến những rủi ro không đáng có trong quá trình hoạt động Cho nên chi nhánh cần tiếp tục cải tổ, điều chỉnh để cỏc phũng vừa có thể tập trung, đảm bảo chuyên môn nghiệp vụ, chức năng của phũng mỡnh lại vừa có thể hỗ trợ cho cỏc phũng ban khác Đặc biệt là nâng cao sự phối hợp giữa phòng thanh toán quốc tế với cỏc phũng quan hệ khách hàng khác, với phòng quản lý rủi ro, phòng quản trị tín dụng
Bên cạnh đó chi nhánh cũng cần tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý, giám sát, điều hành của các cán bộ lãnh đạo để nâng cao hiệu quả hoạt động đồng thời giảm thiểu những rủi ro đạo đức xuất phát từ bản thân cán bộ chi nhánh Bộ máy quản lý của chi nhánh hiện tại gồm có 1 giám đốc, 1 phó giám đốc chịu trách nhiệm về kinh doanh, tổ chức, hành chính và có các trưởng, phó phòng chịu trách nhiệm quản lý cỏc phũng ban Mô hình quản lý này chỉ được phát huy khi có sự quản lý đồng bộ, hiệu quả từ trên xuống Ngoài việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các cán bộ lãnh đạo cần tiếp tục nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo của bản thân thông qua việc tham gia các khóa học kỹ năng quản lý, tham gia các hội thảo về quản lý, thực tế kinh nghiệm của một số ngân hàng bạn Bờn cạnh đó chi nhánh cũng cần tham khảo các chương trình quản lý tiên tiến của các ngân hàng nước ngoài và có thể áp dụng thực hiện tại chi nhánh nếu phù hợp Ngoài ra, có thể thuờ cỏc chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực quản lý nhân lực, quản lý nghiệp vụ, quản lý rủi ro,
3.2.2 Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực
Việc phát triển nguồn nhân lực là một giải pháp lâu dài cho việc giảm thiểu rủi ro trong thanh toán, đồng thời cũng là giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, góp phần phát triển chi nhánh trong hiện tại và tương lai Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải đồng bộ ở tất cả cỏc phũng ban, tất cả các nhân viên, từ các nhân viên giao dịch, các nhân viên nghiệp vụ đến đội ngũ quản lý, chuyên gia trong ngân hàng Để làm được điều này, trước hết cần đổi mới chính sách tuyển dụng đầu vào của phòng TTQT Trong những năm qua, chi nhánh thực hiện chính sách tuyển dụng các cán bộ trẻ có năng lực phẩm chất đỏp ỳng yêu cầu sau đó tổ chức các khóa đào tạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ Tuy nhiên, chi nhánh chưa có chính sách tuyển dụng lao động theo vị trí, chức danh công việc Do đó chưa thu hút được những cán bộ có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm lâu năm đến với chi nhánh Vì vậy, chi nhánh cần mạnh dạn thay đổi chính sách tuyển dụng đầu vào để có thể thu hút nhiều nhân lực chất lượng cao trong thanh toán quốc tế, đặc biệt là những người có kinh nghiệm trong thanh toán tín dụng chứng từ, có kinh nghiệm trong phòng chống rủi ro Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần có chế độ lương thưởng phù hợp với để thu hút, khuyến khích nhân viên đóng góp, tâm huyết hơn với chi nhánh, giảm thiểu rủi ro đạo đức của cán bộ.
Ngoài ra chi nhánh cần thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực quản lý, đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực thanh toán quốc tế Các thanh toán viên là những người trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, do đó, muốn nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế và giảm thiểu các rủi ro thì cần phải nâng cao tính trách nhiệm trong công việc và trình độ chuyên môn của họ Để nâng cao tính trách nhiệm, ngoài những biện pháp cứng rắn, bắt buộc nhân viên phải thực hiện thì chi nhánh có thể áp dụng các biện pháp mềm như: tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi; có chính sách khen thưởng đối với những nhân viên không vi phạm, không để xảy ra sự cố, Hiện nay, Chi nhánh đó cú những nỗ lực rất lớn trong việc nâng cao nghiệp vụ của nhân viên thông qua các hình thức : yêu cầu nhân viên phải qua được bài kiểm tra căn bản, tổ chức những lớp học nhỏ tại ngân hàng do chính những giám đốc ở chi nhánh khác của BIDV giảng dạy Tuy nhiên các nghiệp vụ trong thanh toán quốc tế là những nghiệp vụ đòi hỏi phải có hiểu biết chuyờn sõu, được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm phòng chống rủi ro và nghiệp vụ thanh toán quốc tế còn liên quan đến các vấn đề quốc tế: pháp luật, điều ước quốc tế; kinh tế chính trị thế giới; tập quán thương mại quốc tế; nờn nú thường xuyên có sự thay đổi Vì vậy, chi nhánh cần thường xuyên phối hợp với Hội sở chính và các NHTM khác tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm, cập nhật các thông tin mới về phòng chống rủi ro trong thanh toán TDCT; về luật pháp quốc tế, về thay đổi chính sách, môi trường chính trị, pháp lý của một số quốc gia; tổ chức tập huấn cho các thanh toán viên khi có sự thay đổi trong quy định về thanh toán TDCT, Không những thế, tự bản thân các thanh toán viên cũng cần phải thường xuyên cập nhật, trau dồi nghiệp vụ, kịp thời nắm bắt các thông tin để có những dự đoán và quyết định chính xác nhất hỗ trợ cho công tác thanh toán.
3.2.3 Đẩy mạnh công tác tư vấn cho khách hàng
Tư vấn các nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho các doanh nghiệp là công tác quan trọng nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán cho cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng Khi các doanh nghiệp XNK hiểu rõ hơn về các nghiệp vụ thanh toán quốc tế và các rủi ro đi kèm thì họ sẽ có những lựa chọn phù hợp nhất để mang về hiệu quả kinh tế cao nhất, hạn chế rủi ro xảy ra Đối với mỗi nhóm khách hàng, chi nhánh cần đề ra những chính sách riêng, phù hợp với từng đối tượng Ví dụ: Đối với những khách hàng lần đầu tiên thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh, chưa quen với phương thức làm việc của chi nhánh thỡ cỏc thanh toán viên cần chủ động gặp gỡ, tạo môi trường thân thiện, chuyên nghiệp với khách hàng, cung cấp các thông tin mà khách hàng cần, đồng thời nắm bắt các thông tin của khách hàng Trong quá trình thanh toán nếu có sự sai sót do khách hàng chưa hiểu rõ nghiệp vụ thì cần nhanh chóng giúp đỡ khách hàng giải quyết Như vậy vừa tạo mối quan hệ cho cả 2 bên, lại vừa giảm thiểu được rủi ro xảy ra Chi nhánh cần đẩy mạnh công tác tư vấn cho khách hàng: Các thanh toán viên dựa vào các hình thức kinh doanh của doanh nghiệp, tính chất của từng loại nghiệp vụ thanh toán L/C để tư vấn cho họ hình thức thanh toán phù hợp nhất; Thời gian phát hành L/C, loại hình L/C nên sử dụng; Tư vấn về điều kiện thanh toán cho khách hàng khi soạn thảo hợp đồng ngoại thương; Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến hoạt động tín dụng chứng từ; Khi ngân hàng coi lợi ích của khách hàng là lợi ích của mỡnh thì mối quan hệ giữa 2 bên mới trở nên lâu dài và bền vững Việc tạo dựng niềm tin là không thể thiếu khi 2 bên tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế.
3.2.4 Mở rộng, phát triển các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp XNK về nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ
Trong tình hình thực tế hiện nay là các doanh nghiệp XNK của nước ta còn non kém về nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ thanh toán quốc tế dẫn đến các rủi ro, tranh chấp ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng Do đó, chi nhánh cần phải đa dạng hóa các loại hình dịch vụ liên quan đến thanh toán XNK để hỗ trợ cho doanh nghiệp và mang lại doanh thu cho mình Hiện tại chi nhánh Hà Thành đó cú dịch vụ hỗ trợ hoàn thiện bộ chứng từ xuất khẩu theo L/C, theo đó, chi nhánh sẽ thực hiện kiểm tra, tư vấn, sửa đổi nội dung trên cơ sở các thông tin, hồ sơ, mẫu chứng từ do khách hàng cung cấp nhằm hoàn thiện các chứng từ xuất khẩu trước khi khách hàng phát hành hoặc xin phát hành bản gốc Đây là nghiệp vụ mới cho nên chưa được phát triển và chưa nhiều doanh nghiệp áp dụng Trong thời gian tới, chi nhánh cần tập trung mở rộng dịch vụ này.
Bên cạnh đó, có thể phát triển thêm một số sản phẩm dịch vụ khác như: Dịch vụ tư vấn XNK, dịch vụ quản lý rủi ro trơng thương mại quốc tế, Đây là những nghiệp vụ khó, đòi hỏi phải có kỹ năng giao tiếp, trình độ chuyên môn sâu, kinh nghiệm tư vấn Các dịch vụ này được triển khai sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về hoạt động thương mại xuất nhập khẩu, về các điều kiện thương mại quốc tế, về các kiến thức pháp luật liên quan; khách hàng sẽ có một hệ thống quản lý rủi ro chuyên nghiệp và hiệu quả Từ đó cũng tránh cho chi nhánh phải chịu những rủi ro xuất phát từ rủi ro của chính khách hàng.
3.2.5 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá khách hàng
Công tác thẩm định, đánh giá khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định tài trợ, thanh toán, bảo lãnh của ngân hàng cho các doanh nghiệp, từ đó có thể hạn chế rủi ro xảy ra đối với chi nhánh Muốn thực hiện tốt công tác thẩm định, đánh giá khách hàng, ngân hàng cần phải thu thập đầy đủ tất cả mọi thông tin về khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau Hiện nay việc khai thác thông tin khách hàng của chi nhánh thường qua báo cáo của khách hàng Chẳng hạn thông tin về tài chính thường dựa trên báo cáo tài chính trong các năm gần đây của khách hàng, qua đó ngân hàng thực hiện đánh giá về khả năng tài chính, tình hình công nợ, khả năng trả nợ, nguồn trả nợ, Ở nước ta các báo cáo này do các khách hàng lập thường không qua kiểm toán, không có cơ quan chức năng xác định tính trung thực của báo cáo Do vậy, chi nhánh cần phải tìm hiểu, khai thác tất cả các nguồn thông tin để có đánh giá tốt nhất, khách quan nhất về khách hàng Các nguồn thông tin có thể khai thác là: Các khách hàng đối tác, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, các tổ chức tín dụng, các cơ quan kiểm toán, Đặc biệt, đối với các khách hàng nước ngoài, chi nhánh cần thận trọng hơn trong việc kiểm tra thông tin. Trên cơ sở đánh giá khách quan về khách hàng, chi nhánh mới có thể đưa ra quyết định về việc chấp nhận thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C cho các doanh nghiệp, đảm bảo an toàn trong thanh toán L/C cho ngân hàng.
3.2.6 Xây dựng chính sách thu hút ngoại tệ linh hoạt, hợp lý
Việc xây dựng một chính sách thu hút ngoại tệ linh hoạt sẽ tạo nên khả năng cạnh tranh cho chi nhánh, huy động về chi nhánh nguồn vốn ngoại tệ lớn, từ đó đảm bảo số lượng ngoại tệ cho ngân hàng, đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng và giảm thiểu rủi ro thanh khoản xảy ra
Chính sách lãi suất Đối với các doanh nghiệp, nguồn vốn vay từ ngân hàng là một nguồn vốn quan trọng trong hoạt động kinh doanh, còn đối với ngân hàng, nguồn ngoại tệ lớn thu được từ các doanh nghiệp XNK là một nguồn cung cấp ngoại tệ mà ngân hàng cần đầu tư thu hút Từ cơ sở đó, chi nhánh cần phải có chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng để thu hút đủ lượng ngoại tệ, đảm bảo cho khả năng thanh toán Ví dụ tham khảo chính sách lãi suất của Ngân hàng của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vào đầu tháng 4/2012: Từ 10/4 tới hết ngày 30/6/2012, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) dành nguồn vốn 2.000 tỷ đồng dành cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với lãi suất ưu đãi giảm đến 2%/năm so với lãi suất cho vay thông thường Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia chương trình sẽ được tài trợ vốn lưu động để sản xuất hàng xuất khẩu, hoặc để thanh toán tiền hàng nhập khẩu với lãi suất ưu đãi và được hưởng các tiện ích như tỷ lệ tài trợ cao; chấp nhận tài trợ theo nhiều hình thức thanh toán khác nhau (L/C, D/P, D/A, T/T, CAD…).
Chính sách kinh doanh ngoại tệ
Các nghiệp vụ mua bán nghiệp vụ ngoại tệ tại chi nhánh Hà Thành là: mua bán ngoại tệ giao ngay, mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ Ở chi nhánh
Hà Thành, giá mua bán ngoại tệ không cạnh tranh: luôn mua vào thấp hơn và bán ra cao hơn giá trị trường cũng như tại các TCTD khác Điều này đã ảnh hưởng đến việc mua bán ngoại tệ của chi nhánh Vì vậy chi nhánh cần phải xây dựng chính sách tỷ giá phù hợp để thu hút nguồn ngoại tệ từ các doanh nghiệp.
Các nghiệp vụ phái sinh trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh là các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá xảy ra cho các doanh nghiệp XNK, đồng thời có thể đem lại thu nhập cho chính doanh nghiệp và ngân hàng Tuy nhiên, ởViệt Nam, các NHTM nói chung và chi nhánh Hà Thành nói riêng, các nghiệp vụ này còn khá mới mẻ và chưa được triển khai rộng rãi Các nghiệp vụ phái sinh được triển khai ở chi nhánh Hà Thành là: Hoán đổi; quyền chọn Sở dĩ các nghiệp vụ này chưa được đa dạng hóa là bởi tính chất các nghiệp vụ khá phức tạp, các doanh nghiệp cũng chưa quen với các hình thức phái sinh Để phát triển các dịch vụ phái sinh này, chi nhánh cần phải có đội ngũ cán bộ am hiểu tường tận các kỹ năng nghiệp vụ này để có thể tư vấn tốt cho khách hàng ngay từ khi họ có nhu cầu mở L/C hàng nhập khẩu hoặc ký hợp đồng xuẩt khẩu Ngoài ra, ngân hàng cần có sự phối kết hợp giữa nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và nghiệp vụ tín dụng với thanh toán quốc tế nhằm thu hút khách hàng tập trung thanh toán tiền hàng XNK qua ngân hàng Ngân hàng sẽ cung ứng dịch vụ tín dụng XNK với một số điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp tập trung tín dụng và TTQT với kinh doanh ngoại tệ.
3.2.7 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
Thực tế cho thấy, các ngân hàng hàng đầu trên thế giới là những ngân hàng đi đầu về công nghệ Công nghệ góp phần hỗ trợ đắc lực cho ngân hàng thực hiện các giao dịch, nghiệp vụ của mình một cách nhanh chóng, chớnh xỏc, ít xảy ra sai sót hơn Trong lĩnh vực TTQT, đặc biệt là thanh toán tín dụng chứng từ, công nghệ càng hiện đại, quá trình xử lý của phần mềm, thiết bị càng nhanh chóng, hệ thống càng chính xác thì càng giảm thiểu được rủi ro tác nghiệp xảy ra cho ngân hàng
Chi nhánh Hà Thành cũng xem công nghệ là chìa khóa thành công của mình Chi nhánh có hệ thống mạng WAN kết nối với hệ thống máy chủ của Hội sở chính và tất cả các chi nhánh khác Năm 2009, toàn bộ BIDV (trong đó có chi nhánh Hà Thành) đã thực hiện nâng cấp toàn diện đối với hệ thống SIBS Hệ thống SIBS có khả năng dự phòng mức độ 1 tại chỗ và mức độ 2 tại Trung tâm dự phòng thảm họa, đảm bảo cung cấp các dịch vụ ngân hàng trong tình huống xấu nhất Hệ thống SIBS được nâng cấp nhấn mạnh đặc biệt vào dịch vụ tiền gửi, dịch vụ cho vay, dịch vụ thanh toán và tăng cường an ninh hệ thống