1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại công ty cổ phần hãng sơn đông á

93 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nguồn Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Hãng Sơn Đông Á
Trường học Trường ĐH BK HN
Chuyên ngành Kinh tế và quản lý
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 739,5 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN (9)
    • 1.1. Khái niệm và phân loại nguồn vốn (9)
      • 1.1.1. Khái niệm nguồn vốn (9)
      • 1.1.2. Phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp (10)
        • 1.1.2.1. Phân loại nguồn vốn theo thời hạn (10)
        • 1.1.2.2. Phân loại nguồn vốn theo tính chất sở hữu (10)
      • 1.1.3. Một số nguồn vốn của doanh nghiệp (12)
        • 1.1.3.1. Nguồn vốn chủ sở hữu (CSH) (12)
        • 1.1.3.2. Nguồn vốn vay (14)
    • 1.2. Quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp (19)
      • 1.1.2 Khái niệm quản lý nguồn vốn (19)
      • 1.2.2. Ý nghĩa của quản lý nguồn vốn (19)
      • 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nguồn vốn (20)
    • 1.3. Quản lý nguồn vốn tối ưu của doanh nghiệp (22)
      • 1.3.1. Khái niệm cơ cấu nguồn vốn tối ưu (22)
      • 1.3.2. Quản lý nguồn vốn tối ưu với mức độ rủi ro (23)
        • 1.3.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp (24)
        • 1.3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp (25)
      • 1.3.3. Quản lý nguồn vốn tối ưu với chi phí vốn (25)
        • 1.3.3.1. Khái niệm về chi phí vốn và các nhân tố ảnh hưởng (25)
        • 1.3.3.2. Chi phí vốn đối với việc xác định cơ cấu nguồn vốn tối ưu (28)
      • 1.3.4. Quản lý nguồn vốn tối ưu với tỷ lệ hoàn vốn chủ ROE hay lãi cổ phần ( EPS) (30)
  • PHẦN 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÃNG SƠN ĐÔNG Á (32)
    • 2.1. Công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á và công tác quản lý nguồn vốn tại công ty (32)
      • 2.1.1. Sự ra đời và lĩnh vực hoạt động của công ty (32)
      • 2.1.2. Sản phẩm và thị trường chính của công ty (36)
      • 2.1.3. Đặc điểm kinh doanh chủ yếu của công ty (40)
      • 2.1.4. Tình hình tài chính của công ty cp Hãng Sơn Đông Á (43)
      • 2.1.5. Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn (52)
    • 2.2. Thực trạng quản lý nguồn vốn tại công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á (53)
      • 2.2.1. Thực trạng nguồn vốn của công ty năm 2011...........................................48 1.Tổng tài sản và nguồn vốn qua các năm (53)
        • 2.2.1.2. Nguồn vốn chủ sở hữu (62)
        • 2.2.1.3. Nguồn vốn vay (64)
      • 2.2.2. Thực trạng nguồn vốn của công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á (68)
        • 2.2.2.1. Mức độ và sự thay đổi của tỷ lệ vốn vay / Tổng nguồn vốn qua các năm (68)
        • 2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á (69)
    • 2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nguồn vốn tại công ty CP Hãng Sơn Đông Á (70)
      • 2.3.1. Những ưu điểm của quản lý nguồn vốn hiện tại của công ty (70)
      • 2.3.2. Những tồn tại của công tác quản lý nguồn vốn hiện tại của công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á (73)
  • PHẦN 3: MÔT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÃNG SƠN ĐÔNG Á (78)
    • 3.1. Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh và chiến lược tài chính của Công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á (78)
      • 3.1.1. Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh (78)
        • 3.1.1.1. Mục tiêu chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh (79)
        • 3.1.1.2. Giải pháp định hướng để đạt được mục tiêu trên (80)
    • 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á (80)
      • 3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty (80)
        • 3.2.1.1. Tiến hành nâng cấp và đổi mới TSCĐ trong thời gian tới (80)
        • 3.2.1.2. Tiến hành quản lý chặt chẽ TSCĐ (82)
      • 3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty (83)
        • 3.2.2.1. Chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn SXKD (83)
        • 3.2.2.2. Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu (84)
        • 3.2.2.3. Quản lý chặt chẽ hơn nữa hàng tồn kho (85)
        • 3.2.2.4. Chú trọng tìm kiếm thị trường ổn định, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm (86)
        • 3.2.2.5. Về tổ chức đào tạo (87)
        • 3.2.2.6. Giảm chu kỳ vận động của tiền mặt (87)
        • 3.2.2.7. Giảm thiểu CPQL của doanh nghiệp một cách tốt nhất (89)
        • 3.2.2.8. Thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động của công ty (89)
    • 3.3 Một số kiến nghị (90)
      • 3.3.1. Về phía nhà nước (90)
      • 3.3.2. Về phía công ty (90)
      • 3.3.3. Về phía ngân hàng (91)
  • KẾT LUẬN............................................................................................................87 (8)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN

Khái niệm và phân loại nguồn vốn

Nguồn vốn là nguồn gốc hình thành giá trị tài sản của doanh nghiệp, thể hiện các khoản nợ của doanh nghiệp đối với chủ nợ và chủ sở hữu.

Theo kinh tế học vi mô thì một quá trình sản xuất bao gồm các yếu tố đầu vào cơ bản và tối thiểu sau: Đất đai, lao động và nguồn vật chất với các ký hiệu tương ứng là L, Ld, K K ở đây chính là các nguồn lực vật chất như máy móc, nguyên liệu, nhiên liệu… Khi quan sát trực quan ta có thể thấy hình thái vật chất rõ ràng của K Nhưng xét trên khía cạnh quản lý tài chính thì ta còn quan tâm nguồn gốc của K Là một nguồn lực khan hiếm, K luôn có giá trị và giá cả như các loại hàng hoá khác và khi mua nó thì người ta cần tiền và khi nói đến tiền thì phải nghĩ ngay đến nguồn tài trợ hay nguồn vốn Vậy nguồn vốn là nguồn hình thành của tư bản nói lên phương thức tài trợ cho tư bản.

Xét một bảng cân đối tài sản, nguồn vốn là các khoản mục nằm bên phải bảng cân đối tài sản thể hiện các khoản nợ (đối với chủ nợ và chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để hình thành các tài sản Tổng nguồn vốn tức tổng các khoản nợ bao giờ cũng bằng nhau Bất kỳ sự tăng lên nào của tài sản đều phải được tài trợ qua sự tăng lên của một hay nhiều yếu tố của nguồn vốn Theo cách ghi chép kế toán thì nguồn vốn được ghi chép thành các khoản mục như: Vốn góp chủ sở hữu (vốn góp hay cổ phiếu thường); lợi nhuận giữ lại; các khoản nợ dài và ngắn hạn; các khoản phải trả và nợ trích trước…Vậy nguồn vốn là các khoản nợ (đối với chủ nợ và chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để hình thành các tài sản Nó nói lên nguồn gốc của giá trị tài sản.

1.1.2 Phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp

1.1.2.1 Phân loại nguồn vốn theo thời hạn

Một trong các đặc điểm của nguồn vốn là tính thời hạn Dựa trên đặc điểm này người ta phân loại nguồn vốn theo thời hạn như sau:

 Nguồn vốn dài hạn: Là nguồn vốn có thời hạn hoàn trả trên một năm hoặc không có thời hạn hoàn trả Nguồn vốn này bao gồm vốn góp chủ sở hữu (vốn góp hay cổ phiếu thường): Cổ phiếu ưu tiên, lợi nhuận giữ lại, các khoản nợ dài hạn do phát hành trái phiếu hoặc vay ngân hàng; thuê thiết bị… Đặc điểm: Nguồn vốn dài hạn được huy động dưới hình thức vốn góp chủ sở hữu, lợi nhuận để lại hoặc vốn vay… Và được sử dụng chủ yếu để tài trợ tài sản cố định Lãi suất của nguồn vốn dài hạn thường cao và khó khăn hơn khi vay vốn do tính rủi ro cao hơn Lãi suất có thể là lãi suất cố định hoặc lãi suất mềm trên cơ sở lãi suất LIBOR/ SBOR + %.

 Nguồn vốn ngắn hạn: Là nguồn vốn có thời hạn hoàn trả từ một năm trở xuống Nguồn vốn này bao gồm các khoản trích phải trả (lương, thuế, bảo hiểm…); Phải trả người bán ( tín dụng nhà cung cấp ); vay ngắn hạn ngân hàng hoặc tài khoản thấu chi ( bank overdraft ); trái phiếu ngắn hạn… Đặc điểm: Nguồn vốn ngắn hạn được huy động dưới hình thức vay nợ và sử dụng để tài trợ cho tài sản lưu động ( một phần hoặc toàn bộ tuỳ theo quan điểm của nhà quản lý tài chính ) Lãi suất của nguồn vốn ngắn hạn thường thấp và dễ dàng vay vốn vì ít rủi ro cho vay… Trên bảng cân đối kế toán các khoản vay ngắn hạn thường bị trừ vào tài sản lưu động để thể hiện thành khoản mục tài sản lưu động ròng.

1.1.2.2 Phân loại nguồn vốn theo tính chất sở hữu

Một đặc điểm khác là nguồn vốn luôn gắn với tính chất sở hữu Mỗi nguồn vốn thuộc sở hữu khác nhau sẽ khác nhau về thời hạn, rủi ro và chi phí sử dụng.

 Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn do chủ sở hữu góp dưới hình thức góp vốn, phát hành cổ phiếu thường hay góp vốn đầu tư, lợi nhuận giữ lại… Đặc điểm: Nguồn vốn CSH có thời hạn không xác định Chỉ khi doanh nghiệp hết thời hạn hoạt động hay phá sản thì chủ sở hữu mới có cơ hội lấy lại phần vốn góp của mình.

Trong các loại nguồn vốn của doanh nghiệp thì rủi ro đối với vốn CSH là cao nhất do CSH chỉ được nhận lợi tức nếu doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải tất cả các chi phí kể cả lãi vay và thuế thu nhập, đồng thời khi doanh nghiệp phá sản thì CSH là người cuối cùng nhận lại vốn góp Tuy vậy, cũng giống như vay nợ vốn CSH có thể làm giảm rủi ro tài chính cho doanh nghiệp nếu được cơ cấu tối ưu vì nó là cơ sở cho quyết định tài trợ của các bên cho vay tránh các chủ nợ đồng loạt rút vốn do tỷ trọng vốn chủ không đảm bảo an toàn.

Xét trên một khía cạnh khác thì vốn CSH có tính hai mặt: Một mặt làm thu hẹp tỷ suất lợi nhuận nếu doanh nghiệp làm ăn hiệu quả Các dự án đầu tư đem lại tỷ lệ hoàn vốn cao hơn chi phí lãi vay của thị trường; đáng lẽ doanh nghiệp nên đi vay và chịu chi phí vốn thấp nhưng doanh nghiệp lại gọi vốn góp và lợi nhuận bị chia sẻ cho các CSH góp vốn Ảnh hưởng đến quyền lợi của các CSH cũ Mặt khác, vay nợ có thể làm cho thua lỗ giảm đi tránh nguy cơ mất vốn phá sản nếu doanh nghiệp đang thua lỗ hoặc lợi nhuận thấp vì trút được gánh nặng chi phí lãi.

Vốn CSH có chi phí sử dụng cao hơn so với vay nợ vì tính rủi ro cho CSH cao hơn đối với chủ nợ trên cả hai mặt lợi tức và thu hồi vốn.

 Nguồn vốn vay: Nguồn vốn vay không thuộc sở hữu của CSH mà do chiếm dụng hoặc đi vay dưới hình thức chiếm dụng vốn của người bán, phát hành trái phiếu, vay ngân hàng… Đặc điểm: Nguồn vốn vay có thời hạn rõ ràng Trên cơ sở thời hạn có thể chia ra thành vốn vay dài hạn và vốn vay ngắn hạn.

Nguồn vốn vay làm giảm rủi ro của CSH vì khi doanh nghiệp phá sản rủi ro mất vốn được chia sẻ cùng các chủ nợ, chủ doanh nghiệp không phải chịu một mình Tuy vậy, nguồn vốn vay làm tăng rủi ro đối với doanh nghiệp vì khi vay nợ doanh nghiệp phải kiếm đủ lợi nhuận trang trải chi phí lãi vay trước khi tính đến phần lợi nhuận dành cho CSH Hơn nữa không có gì đảm bảo cho doanh nghiệp có được luồng tiền như ý để có thể trả nợ vay đúng hạn.

Xét trên một khía cạnh khác thì vốn vay là công cụ có tính hai mặt : Một mặt là khuếch đại tỷ suất lợi nhuận nếu doanh nghiệp làm ăn hiệu quả các dự án đầu tư từ vốn vay, đem lại tỷ lệ hoàn vốn cao hơn chi phí lãi vay và phần chênh được bổ sung cho lợi nhuận của CSH; mặt khác vay nợ có thể làm cho thua lỗ thêm nặng nề nếu doanh nghiệp đang thua lỗ hoặc lợi nhuận thấp vì phải đeo gánh nặng chi phí lãi.

Nguồn vốn vay có chi phí sử dụng thấp hơn so với nguồn vốn CSH vì tính rủi ro cho người vay thấp hơn so với rủi ro của nguồn vốn CSH đem lại cho chủ doanh nghiệp ( lãi suất phát sinh nợ đến hạn của nợ vay là khoản công nợ phải trả khi đến hạn nếu chủ doanh nghiệp không muốn phá sản Còn chủ doanh nghiệp là người cuối cùng được hưởng lãi đồng thời đầu tiên bị mất vốn nếu doanh nghiệp phá sản )

1.1.3 Một số nguồn vốn của doanh nghiệp

Phần trên như chúng ta đã thấy nguồn vốn được phân loại theo hai tiêu thức là thời hạn và sở hữu Sau đây tác giả xin trình bày cụ thể một số nguồn vốn Mỗi nguồn vốn với các tính chất khác nhau về thời gian và tính chất sở hữu sẽ mang những đặc điểm riêng ngoài những tính chất chung đã đề cập ở trên.

1.1.3.1 Nguồn vốn chủ sở hữu (CSH)

Quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp

Ở phần này chúng ta tiếp tục phân tích và đi sâu về nguồn vốn nhưng ở góc độ khác là xem xét các nguồn vốn như là những phần không thể tách rời trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Tức là chúng ta xem xét các nguồn vốn trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và ảnh hưởng của cơ cấu nguồn vốn với mục tiêu tài chính của doanh nghiệp.

1.1.2 Khái niệm quản lý nguồn vốn Ở phần trên chúng ta đã xem xét các cách phân loại nguồn vốn khác nhau dựa vào thời hạn và tính chất sở hữu Thực ra, có bao nhiêu cách phân loại thì chúng ta có bấy nhiêu quan niệm về cơ cấu nguồn vốn vì cơ cấu của một hệ thống nói chung là sự kết hợp các bộ phận của hệ thống theo những tỷ lệ nhất định.

Cũng tương tự quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp là sự kết hợp của các nguồn vốn dựa trên một cách phân loại nhất định theo những tỷ lệ nhất định để tài trợ cho tổng tài sản. Để phục vụ cho mục đích phân tích cơ cấu nguồn vốn tối ưu chúng ta chỉ xem xét khái niệm quản lý nguồn vốn theo tính chất sở hữu.

Quản lý nguồn vốn (nói đầy đủ là quản lý nguồn vốn theo tính chất sở hữu nhưng tác giả xin nói ngắn gọn là quản lý nguồn vốn ) của một doanh nghiệp là sự kết hợp các nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay theo những tỷ lệ nhất định để tài trợ cho tổng tài sản

Trong khái niệm quản lý nguồn vốn trên, vốn vay sẽ không bao gồm vay ngắn hạn và các khoản phải trả vì các nguồn này chiếm tỷ trọng không đáng kể và chúng sẽ được coi là bộ phận tài trợ trực tiếp cho tài sản lưu động và được trình bày trong khoản mục tài sản lưu động ròng trên bản cân đối tài sản.

1.2.2 Ý nghĩa của quản lý nguồn vốn

Do mỗi nguồn vốn huy động có chi phí khác nhau nên với cùng một quy mô vốn được huy động để tài trợ cho cùng một giá trị tài sản nhưng tỷ lệ các nguồn vốn khác nhau thì chi phí trung bình của vốn cũng khác nhau (khái niệm chi phí vốn sẽ được đề cập chi tiết ở phần sau ) Mà chi phí vốn ảnh hưởng rất lớn đến quyết định dự toán (kế hoạch hóa ) nguồn vốn.

Quản lý nguồn vốn còn ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của công ty Do vậy, chính quản lý nguồn vốn lại ảnh hưởng trở lại đến chi phí của từng nguồn vốn ( lãi suất của các nguồn vốn ) vì rủi ro và lãi suất có mối quan hệ tương quan thuận rất cao, do vậy ảnh hưởng đến chi phí vốn trung bình.

Tóm lại, cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng lớn đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp cũng như chi phí của từng loại vốn huy động và chi phí vốn trung bình Mà chi phí vốn trung bình là nhân tố tác động trực tiếp đến giá trị kinh tế gia tăng (EVA) – nhân tố quyết định giá cả cổ phiếu hay giá trị doanh nghiệp Mà tối đa hóa giá trị doanh nghiệp luôn là mục tiêu cao nhất của chủ sở hữu doanh nghiệp

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nguồn vốn Để quyết định cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, nhà quản lý tài chính cần hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng và phân biệt đâu là các nhân tố khách quan chi phối quyết định cơ cấu vốn, đâu là các nhân tố trong tầm kiểm soát Từ đó, xây dựng được cơ cấu nguồn vốn nguồn vốn tối ưu và có tính khả thi cao.

- Rủi ro kinh doanh: Rủi ro kinh doanh là rủi ro cố hữu liên quan đến tài sản của doanh nghiệp khi doanh nghiệp không sử dụng nợ Mỗi donh nghiệp phải chịu hai loại rủi ro bao gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính ( là rủi ro tăng thêm ngoài rủi ro kinh doanh do sử dụng nợ ) Tổng hai loại rủi ro này là xác định nên khi rủi ro này cao thì rủi ro tài chính phải thấp Mà muốn rủi ro tài chính thấp thì tỷ lệ nợ phải thấp Như vậy rủi ro kinh doanh có quan hệ nghịch với tỷ lệ nợ trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.

- Loại hình doanh nghiệp: Loại hình doanh nghiệp ảnh hưởng đến quyết định cơ cấu nguồn vốn trên hai mặt pháp lý và kinh tế Về pháp lý, luật pháp thường quy định các hình thức huy động vốn tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp như chỉ các công ty cổ phần và các tổng công ty lớn mới có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu vay nợ…Về kinh tế, loại hình doanh nghiệp ở chừng mực nhất định nói lên uy tín, khả năng tài chính và mức độ rủi ro Do vậy, thường các doanh nghiệp nhà nước hay các tập đoàn kinh tế nước ngoài lớn có khả năng vay nợ cao hơn công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân.

- Mức độ uy tín của doanh nghiệp: Mức độ uy tín của doanh nghiệp cao làm tăng khả năng linh hoạt tài chính hay khả năng huy động vốn khi những điều kiện thay đổi.

- Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh: Lĩnh vực kinh doanh quyết định cơ cấu tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Mỗi lĩnh vực hay ngành nghề đều có những đặc điểm riêng về cơ cấu tài sản. Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thường có tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản cao hơn các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh thương mại Kinh doanh khách sạn, văn phòng có tìa sản cố định chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong khi lĩnh vực dịch vụ tư vấn thì hầu như không cần tài sản cố định.

Do đặc điểm khác nhau về sự chuyển hóa giá trị qua các chu kỳ kinh doanh mà mỗi loại tài sản đều yêu cầu nguồn tài trợ tương ứng Tài sản cố định thông thường được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn và tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn.

Ngoài ra, lĩnh vực hay ngành nghề kinh doanh còn liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của ngành nghề đó tức liên quan đến thị trường tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ này

- Khả năng linh hoạt tài chính hay khả năng huy động vốn khi những điều kiện thay đổi

Quản lý nguồn vốn tối ưu của doanh nghiệp

1.3.1 Khái niệm cơ cấu nguồn vốn tối ưu

Quản lý nguồn vốn tối ưu là quản lý nguồn vốn làm cân bằng rủi ro và lãi suất làm cho chi phí trung bình vốn thấp nhất và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.

Quản lý nguồn vốn tối ưu là quản lý nguồn vốn thỏa mãn tiêu chí sau: + Rủi ro thấp nhất trên hai mặt.

- Rủi ro kinh doanh: Rủi ro kinh doanh là sự không chắc chắn về khả năng hoàn vốn trên tổng tài sản đầu tư khi không sử dụng nợ Đó là rủi ro luôn tồn tại gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp, có kinh doanh thì luôn có rủi ro.

- Rủi ro tài chính: Rủi ro tài chính là rủi ro tăng thêm đối với doanh nghiệp do sử dụng nợ tài trợ cho tài sản Khi vay nợ doanh nghiệp phải trả lãi vay cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh ngoài các khoản chi phí thông thường Chủ doanh nghiệp chỉ được hưởng lợi nhuận khi số lãi thu được sau khi trừ các khoản chi phí không bao gồm lãi vay lớn hơn lãi vay. Như vậy, tính chất không chắc chắn của lợi nhuận tăng lên.

Rủi ro kinh doanh và Rủi ro tài chính tạo thành rủi ro chung của doanh nghiệp Rủi ro càng thấp thì giá trị của doanh nghiệp càng cao Khi các yếu tố khác không đổi, rủi ro thấp nhất thì giá trị doanh nghiệp sẽ cao nhất

+ Chi phí thấp nhất: Vay nợ cao thường có xu hướng làm chi phí vốn giảm xuống vì nợ vay thường có chi phí thực thấp nhất Theo nguyên tắc chung khi các yếu tố khác không đổi thì chi phí vốn thấp nhất cũng sẽ làm giá trị doanh nghiệp cao nhất Nhưng ngưỡng tối đa của vay nợ chính là khi tiếp tục vay thêm sẽ làm cho (i) lãi xuất trả cho chủ nợ cao do rủi ro tăng, (ii) tỷ lệ lợi tức kỳ vộng của chủ sở hữu tăng do sự bất ổn của thu nhập do tăng chi phí lãi vay Kết quả là chi phí vốn sẽ tăng sau khi đạt mức tối thiểu Như vậy nhà quản lý tài chính phải biết ngưỡng tối đa của vay nợ để đảm bảo chi phí vốn thấp nhất.

 Tỷ lệ hoàn vốn chủ (ROE)hay lãi cổ phần (EPS) cao nhất

Tỷ lệ hoàn vốn chủ (ROE) là chỉ số nói lên bỏ một đồng vốn góp thì chủ sở hữu thu được bao nhiêu đồng lãi ròng trong một năm Lãi cổ phần (EPS) là lãi ròng trong một năm tính trên một cổ phần.

Tỷ lệ hoàn vốn chủ (ROE) hay lãi cổ phần (EPS) là chỉ tiêu tài chính tổng hợp biểu hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ROE hay EPS tăng lên thì giá trị doanh nghiệp cũng tăng lên Khi các yếu tố khác không đổi, ROE hay EPS cao nhất sẽ làm cho giá trị doanh nghiệp cao nhất

Các phần tiếp theo tác giả phân tích một cách chi tiết mối quan hệ giữa cơ cấu nguồn vốn với từng tiêu thức xác định cơ cấu nguồn vốn tối ưu đã được trình bày ở nội dung khái niệm cơ cấu nguồn vốn tối ưu ở trên.

1.3.2 Quản lý nguồn vốn tối ưu với mức độ rủi ro

Khái niệm về rủi ro

Một cách chung nhất, rủi ro là khả năng một sự kiện nào đó ngoài ý muốn ( không tốt ) xảy ra.

Rủi ro là một khái niệm rất rộng Tuy vậy, chúng ta chỉ quan tâm đến khái niệm này trong phạm vi tài chính và rủi ro được hiểu là khả năng một khoản đầu tư không đem lại tỷ lệ hoàn vốn mong đợi Đo lường rủi ro: Trong xác xuất và thống kê người ta sử dụng khái niệm xác xuất để đo lường khả năng của một biến cố nào đó xảy ra hoặc không xảy ra và tỷ lệ % là đơn vị để xác định xác xuất ( xác xuất của một biến cố luôn trong khoảng 0:1).

Phân loại rủi ro: Rủi ro được phân loại theo nhiều cách tùy theo mục đích nghiên cứu Căn cứ vào việc sử dụng nợ của doanh nghiệp rủi ro chia ra:

- Rủi ro kinh doanh: là rủi ro liên quan đến tài sản của doanh nghiệp khi không sử dụng nợ Đó là khả năng tài sản đã đầu tư không đem lại tỷ lệ hoàn vốn trong tương lai.

- Rủi ro tài chính: là rủi ro tăng thêm ngoài rủi ro kinh doanh do việc sử dụng nợ đem lại Đó là khả năng tài sản đã đầu tư không đem lại tỷ lệ hoàn vốn trong tương lai do nguyên nhân sử dụng nợ.

Một doanh nghiệp luôn có rủi ro kinh doanh nhưng không có rủi ro tài chính nếu doanh nghiệp đó tài trợ 100% tài sản bằng vốn chủ sở hữu.

1.3.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp

* Sự thay đổi về hàng hóa, dịch vụ: lượng cầu càng ổn định thì rủi ro kinh doanh càng thấp.

* Sự thay đổi giá cả hàng hóa, dịch vụ: mặt bằng giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường càng ổn định thì rủi ro càng thấp.

* Sự thay đổi giá đầu vào: giá cả đầu vào càng ít thay đổi thì rủi ro kinh doanh cũng thấp.

* Khả năng thay đổi giá bán do thay đổi giá đầu vào: điều này phụ thuộc vào loại sản phẩm, hàng hóa mà doanh nghiệp đang kinh doanh, phương thức phân phối và pháp luật của nhà nước Nếu doanh nghiệp không khó khăn lắm trong việc thay đổi giá ( lượng cầu ít co giãn so với giá ) thì rủi ro kinh doanh cũng thấp.

* Chi phí vốn cố định của doanh nghiệp: nếu mức S chi phí cố định cao, khi có sự tụt giảm của doanh thu do lượng cầu hay cạnh tranh giảm giá …thì rủi ro kinh doanh sẽ rất lớn.

Nếu chi phí cố định của doanh nghiệp cao thì có hai hệ quả xảy ra:

+ Về dài hạn: Điểm hòa vốn ( doanh thu hay sản lượng hòa vốn ) sẽ rất xa Nghĩa là rủi ro để doanh nghiệp không thể đạt tới điểm hòa vốn là rất lớn vì ta biết : QhV = F/ ( P- V ) hay Shv = F / ( 1- V/ P ).

Trong đó: Qhv là sản lượng hòa vốn; ShV là doanh thu hòa vốn; P là giá bán đơn vị; V là chi phí thay đổi đơn vị.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÃNG SƠN ĐÔNG Á

Công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á và công tác quản lý nguồn vốn tại công ty

2.1.1 Sự ra đời và lĩnh vực hoạt động của công ty

Tên gọi: CÔNG TY CỔ PHẦN HÃNG SƠN ĐÔNG Á

Tên giao dịch: DONG A PAINT JOINT STOCK COMPANY

Địa chỉ: Số 104, ngõ 140 Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Website: http://hangsondonga.com.vn

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0102073938 (chuyển từ số: 0103014668) do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 20/11/2007 và đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 13/05/2011

Sản xuất và mua bán sơn nước, bột bả tường, chất chống thấm, chống gỉ, vậtliệu ngành sơn, vật liệu xây dựng;

Đại lý mua, đại lý bán, đại lý ký gửi hàng hóa;

 Sản xuất và mua bán máy móc, thiết bị, linh kiện, vật tư ngành công nghiệp, nông nghiệp ( Không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật), xây dựng, giao thông hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, thiết bị tin học, thiết bị văn phòng;

 Dịch vụ vận tải, vận chuyển hàng hóa, hành khách;

 Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh

 Vốn điều lệ: 22.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Hai mươi hai tỷ đồng).

Bảng 1: Quá trình tăng giảm vốn điều lệ Thời gian Vốn điều lệ

Ngày 20/11/2007 10 000.000.000 Thành lập doanh nghiệp

Ngày 10/7/2010 13.500.000.000 Phát hành cho cổ đông hiện hữu của công ty Ngày 13/5/2011 22.000.000.000 Phát hành cho cổ đông hiện hữu của công ty

(Nguồn: công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á)

 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Hãng sơn Đông Á được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành mới nhất số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Các hoạt động của công ty tuân thủ luật doanh nghiệp, các luật khác có liên quan và điều lệ công ty được Đại hội đồng cổ đông nhất trí thông qua lần đầu năm 2007 và sửa đổi, bổ sung toàn văn năm 20010 theo luật doanh nghiệp 2005 và luật chứng khoán Công ty Cổ phần Hãng sơn Đông Á chính thức được thành lập và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102073938 (chuyển từ số: 0103014668) do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 20/11/2007 và đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 13/05/2011.

 Công ty Cổ phần Hãng sơn Đông Á là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, Điều lệ công ty và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan

Tháng 1/2008 Công ty tiến hành khởi công xây dựng Nhà xưởng và mua sắm máy móc thiết bị Đến tháng 8/2008 Công ty tiến hành sản xuất, đưa sản phẩm ra thị trường

 Tháng 2/2010 Công ty tiến hành mở rộng sản xuất, xây dựng Nhà xưởng tại TP Đà Nẵng

 Tháng 5/2010 Công ty tiến hành xây dựng Nhà máy tại TP HCM. Hiện nay Công ty đóng trụ sở chính tại: Số 104 - Ngõ 140 Đường Khuất Duy Tiến – phường Nhân Chính – quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội Nhà máy sản xuất Công ty tọa lạc tại Số 59 Thiên Đức – Yên Viên – Gia Lâm -

Hà Nội trên tổng mặt bằng 11.600 m2.

Cơ cấu tổ chức của công ty

+ Trụ sở chính: Số 104, ngõ 140 Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân Hà Nội. Điện thoại: (84.04) 3 6983471 Fax: ( 84.04) 3 6983485. + Chi nhánh và nhà máy trực thuộc

- Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 89/1B – Quốc Lộ 1A Khu Phố 2, Phường Tân Thới Hiệp – Quận 12 Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84.08) 3 5088149 Fax : ( 84.08) 3 7178445.

- Chi nhánh tại Đà Nẵng Địa chỉ: Đường số 6 – Khu công nghiệp Hòa Khánh , quận Liên Chiểu,

TP Đà Nẵng. Điện thoại: (84.0511) 2 680267 Fax: ( 84.0511) 3 739078.

- Nhà máy sản xuất số 1 Địa chỉ: Số 59 Thiên Đức – Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội. Điện thoại: 04.36983486 Fax: 04.36983485

* Chức năng nhiệm vụ và bộ máy quản lý của Công ty

+ Chức năng nhiệm vụ của công ty

 Sản xuất và mua bán sơn nước, bột bả tường, chất chống thấm, chống gỉ, vật liệu ngành sơn, vật liệu xây dựng.

 Đại lý mua, đại lý bán, đại lý ký gửi sản phẩm hang hóa.

 Sản xuất và mua bán máy móc, thiết bị, linh kiện, vật tư ngành công nghiệp, nông nghệp (không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật), xây dựng giao thông, hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, thiết bị tin học, thiết bị văn phòng.

Dịch vụ vận tải, vận chuyển hang hóa, hành khách.

Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.

+ Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ 1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á

(Nguồn: Công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á)

PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH

CN MIỀN NAM PHÒNG KINH

DOANH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty

2.1.2 Sản phẩm và thị trường chính của công ty

Công ty tập trung sản xuất và cung ứng các loại sản phẩm chính sau:

- Sơn các loại: Là dòng sản phẩm sơn nước cao cấp có công thức 100% nhựa acylic tạo lớp bảo vệ hoàn hảo cho tường chống lại các tác động của thời tiết khắc nghiệt, chống thấm, chống rêu mốc, bong tróc, chống bám bụi. Đặc biệt sản phẩm rất bền mầu nhờ công nghệ Colourlock tiên tiến, sử dụng các phân tử mầu có liên kết hóa học siêu bền, không bị phân hủy bởi tia UV, giữ cho ngôi nhà bạn đẹp mãi như mới sơn trong nhiều năm

- Bột trét cao cấp: Là sản phẩm được chế tạo từ polyme Styren và các Tamol điển hình có khả năng biến tính xi măng làm tăng khả năng bám dính, chống rạn nứt xi măng, đặc biệt làm phẳng bề mặt trước khi sơn các loại sơn bóng và không bóng

- Keo chống thấm các loại: Có tác dụng ngăn sự thấm nước từ bên ngoài vào, làm cho bề mặt có tác dụng chống thấm nước nhưng bề mặt vẫn bốc hơi nước dễ dàng.

- Để giữ vững được thị phần của công ty trong những năm qua và những năm tiếp theo Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty đã

Chất lượng Thành phần Máy

Lưu kho bán thành phẩm Đóng trắng Nhập kho thành phẩm và đang xây dựng các mối quan hệ hợp tác trên tinh thần đôi bên cùng có lợi. Với cam kết chịu trách nhiệm đến cùng về chất lượng sản phẩm của mình cùng khách hàng giải quyết những vấn đề phát sinh khi đưa sản phẩm vào sử dụng. Để nâng cao sản lượng tiêu thụ, cũng như uy tín của mình, công ty đang tổ chức thực hiện hai kênh tiêu thụ:

Kênh gián tiếp và kênh trực tiếp

 Kênh phân phối trực tiếp:

Sơ đồ 3: Kênh tiêu thụ trực tiếp

Kênh này được công ty sử dụng ngay tại công ty là hình thức bán sản phẩm tại kho của công ty cho khách hàng Kênh này có ưu điểm là công ty trực tiếp tiếp xúc được với khách hàng, giảm được chi phí trung gian, nắm bắt thông tin thị trường nhanh chóng Nhưng kênh này chỉ có tác dụng với lượng nhỏ khách hàng có điều kiện, ở khu vực lân cận nhà máy hoặc những khách hàng có nhu cầu mua lớn

Kênh phân phối gián tiếp

Hiện nay công ty đang sử dụng hai kênh tiêu thụ gián tiếp là:

Sơ đồ 4: Kênh tiêu thụ gián tiếp 1

Sơ đồ 5 : Kênh tiêu thụ gián tiếp 2

Công ty cp Hãng Sơn Đông Á Người tiêu dùng

Công ty cp Hãng Sơn Đông Á Chi nhánh đại lý

Công ty cp Hãng Sơn Đông Á Đại lý cấp 1

Người tiêu dùng Đại lý cấp

Một số hoạt động marketing của công ty

Chính sách của công ty là mọi nhân viên của công ty đều có vai trò là một nhân viên marketing, giới thiệu về công ty và sản phẩm của mình làm ra. Bên cạnh đó, công ty cũng thường xuyên nghiên cứu nhu cầu thị trường để hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ Đảm bảo thỏa mãn, kịp thời nhu cầu của khách hàng trên tinh thần hợp tác phát triển.

Hiện nay, công ty đang áp dụng chiến lược marketing khép kín được thể hiện qua các bước sau:

Mục tiêu sản phấm sơn của công ty là lọt vào danh sách sản phẩm thuộc tốp 5 hàng hiệu Do sản phẩm sơn là sản phẩm đặc thù vì vậy khách hàng mua sản phẩm chủ yếu bằng sự tin tưởng và thương hiệu Trong thời gian qua sản phâm sơn của công ty đã và đang khẳng định được chất lượng cũng như giá cả để sẵn sàng cạnh tranh với các thương hiệu đã và đang phát triển tốt trên thị trường.

Thị trường và khách hàng mục tiêu

Thực trạng quản lý nguồn vốn tại công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á

2.2.1 Thực trạng nguồn vốn của công ty năm 2011

Cũng như những doanh nghiệp khác, công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á đã chủ động và tự tìm kiếm cho mình nguồn vốn thị trường để tồn tại Nhờ sự năng động, sáng tạo, công ty đã nhanh chóng thích ứng với điều kiện cơ chế hội nhập nên kết quả hoạt động SXKD của công ty trong những năm qua rất đáng khích lệ Tuy nhiên, do sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế hội nhập nên doanh nghiệp đã phần nào chịu ảnh hưởng theo cơ chế chung Để hiểu rõ hơn về kết quả SXKD của công ty ta phải tìm hiểu để biết xem công ty đã sử dụng các nguồn lực, tiềm năng sẵn có của mình như thế nào? Trong đó việc đi sâu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty là rất cần thiết Qua xem xét tình hình hoạt động SXKD của công ty cho thấy tình hình nguồn vốn của công ty trong năm 2011 như sau:

Bảng 7: Tình hình nguồn vốn của công ty năm 2011

( Đơn vị: đồng) n v : ị: đồng) đồng) ng)

1.Vay và nợ NH 4.038.481.782 6,86% 7.384.836.645 13,3% 3.346.355.000 93,2% 2.Phải trả người bán 6.099.669.212 10,4% 13.003.434.830 23,5% 6.903.765.000 192,3% 3.Người mua trả tiền trước 585.220.150 0,1% 1.341.355.837 2,4% 756.135.687 21% 4.Thuế nộp NN 691.565.672 1,17% 467.176.275 0,84% ( 224.389.397) 6,2% 5.Phải trả người lao động 787.429.462 1,33% 1.270.936.505 2,3% 483.507.430 13,4% 6.Chi phí phải trả 43.333.342 0,07% 55.030.009 0,01% 11.697.647 0,32% 7.Các khoản phải trả, nộp khác 27.997.058.126 0,47% 670.779.201 1,2% (27.326.279.90) 761,2%

1.Phải trả dài hạn khác 2.870.000.000 4,9% 430.000.000 0,8% (2.440.000) 0,067% 2.Vay và nợ DH 634.700.000 1,07% 1.096.500.000 2% 461.800.000 12,8%

I vốn chủ sở hữu 15.102.672.393 25,6% 29.542.287.137 53,5% 14.439.614.744 402,2% 1.Vốn ĐT CSH 13.500.000.000 22,9% 22.000.000.000 39,8% 850.000.000 23,6% 2.Thặng dư vốn cổ phần 252.000.000 0,42% 252.000.000 0,45% 0 -

3 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 1.766.832 3% 0 - (1.766.832) 0,05%

4.LNST chưa pp 1.348.905.561 2,3% 7.290.287.137 13,2% 5 941.382.676 165,5% II.Nguồn kinh phi và quỹ khác - - -

(Nguồn : công ty cổ phần HSDA)

Từ bảng số liệu trên cho chúng ta thấy tổng nguồn vốn của công ty đầu năm so với cuối năm giảm 3.589.794.700 đồng Tổng nguồn vốn giảm chủ yếu là do nợ phải trả giảm từ 74,3% xuống 46,5% Vốn chủ sở hữu tăng mạnh từ 25,6% lên 53,5% và đã tăng 14.439.614.744 đồng Điều này cho thấy hoạt động SXKD của công ty đang được mở rộng, công ty ngày càng tự chủ hơn về nguồn vốn, tình hình tài chính được đảm bảo hơn.

Bảng 8: Cơ cấu tài sản của công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á tại ngày 31tháng 12 năm 2011

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% A.Tài sản ngắn hạn

I.Tiền và các khoản tương đương tiền

II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

III.Các khoản phải thu ngắn hạn

V.Tài sản ngắn hạn khác

I.Các khoản phải thu dài hạn

III.Bất động sản đầu tư

IV Các khoản đầu tư TC dài hạn

V.Tài sản dài hạn khác

( Nguồn: Công ty Cp HSDA )

Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản cho thấy TSCĐ cuối kỳ tăng và đầu tư dài hạn cuối kỳ giảm so với đầu năm Chứng tỏ TSCĐ đã và đang được đầu tư. Đầu năm TSCĐ : 7.496.816.000/116277802614 = 0,064

Cuối năm TSCĐ : 8.929.508.940/110034672878 = 0,081 Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn giảm bởi vì TSCĐ luân chuyển chậm Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản cho chúng ta thấy: Đầu năm so với cuối năm tổng tài sản giảm 3.587.794.700 đồng Nguyên nhân chủ yếu tài sản ngắn hạn tăng đáng kể là: 24.361.486.227 đồng do hàng tồn kho tăng 348,3%. Điều này hoàn toàn không có lợi cho công ty bởi vòng quay tài sản sẽ chậm lại và sẽ ảnh hưởng đến doanh thu Mặt khác, tài sản dài hạn giảm 362,3%. Chứng tỏ công ty đã sử dụng tài sản dài hạn tài trợ cho hàng tồn kho.

- Về cơ cấu tài sản: Tài sản ngắn hạn đầu năm là 20.246.856.475 đồng (34,4%) Đến cuối năm đã tăng lên là : 44.608.342.702 đồng chiếm (80,7%). Trong đó phần lớn là nằm ở nợ phải thu chiếm 30,3%, hàng tồn kho chiếm 27,6% tổng giá trị tài sản của công ty Tài sản là hiện vật (hàng tồn kho, TSCĐ, công trình XDCB dở dang ) là 24.187.744.431 đồng chiếm 43,7% tổng tài sản của công ty; tài sản còn lại là vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các tài sản khác chiếm 24.772.219.726 đồng tương đương chiếm 44,8% tổng tài sản công ty Những tỷ lệ này cho thấy việc đầu tư dài hạn vào cơ sở vật chất kỹ thuật hình thành TSCĐ của công ty còn thấp, công nghệ lạc hậu, nguồn vốn còn hạn chế Cụ thể một số nhóm tài sản như sau:

+ Về nợ phải thu: Tại thời điểm ngày 31/12/2011 là 16.787.069.070 đồng chiếm 30,3% tổng giá trị tài sản của công ty Tình hình này cho thấy nguồn vốn của công ty đang bị chiếm dụng quá 1/4 Hơn nữa, trong khi các nguồn vốn khác chiếm tỷ trọng thấp mà nợ phải thu lại có xu hướng tăng lên (đầu năm là 11.646.930.495 đồng, đến cuối năm là 16.787.069.070 đồng) với tỷ trọng tăng tương đối là 21% Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm tình hình hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty, gây khó khăn hơn cho công ty trong hoạt động SXKD, làm giảm lợi nhuận của công ty Vì các khoản nợ phải thu này không sinh lời, làm giảm tốc độ quay vòng của nguồn vốn Để đáp ứng đủ cho các nhu cầu về các nguồn khác thì công ty phải có biện pháp làm giảm nợ phải thu hoặc phải bổ sung thêm vốn bằng cách đi vay, phải trả lãi suất Đây là điều còn hạn chế trong sử dụng vốn của công ty, đòi hỏi công ty cần xem xét đưa ra phương án tối ưu nhất cho việc sử dụng nguồn vốn của mình.

+ Về hàng hoá tồn kho: Tại thời điểm ngày 31/12/2011 là

15.258.235.491 đồng chiếm 27,6% tổng giá trị tài sản Trong tổng giá trị

TSLĐ thì hàng tồn kho chiếm 34,2%, vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền là 6.260.665.859 đồng chiếm 14%, nợ phải thu của công ty 16.787.069.070 đồng chiếm 37,6% Điều này cho thấy việc sử dụng nguồn vốn thực sự chưa hiệu quả, phần lớn vốn lưu động bị đọng ở khâu thanh toán công nợ.

Bảng 9: Tỷ trọng doanh thu thuần của các sản phẩm

Tỷ trọng (%) Sơn các loại 9.465.792.942 93,01 19.435.277.303 89,29 21.491.909.021 89 Bột bả matit 484.215.837 4,76 1.464.143.357 6,73 1.690.374.867 7

Khối lượng bán hàng, doanh thu, giá vốn và lợi nhuận gộp liên tục tăng trưởng qua các năm:

+ Năm 2009 lợi nhuận gộp đạt thấp 2,124 tỷ do Công ty mới vào thị trường chưa có thương hiệu, chất lượng cũng chưa ổn định, việc tổ chức phân phối tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn.

+ Năm 2010 lợi nhuận gộp đạt 8,131 tỷ tăng gấp 4 lần so với năm 2009 và doanh thu thuần tăng 110% từ 10,177 tỷ năm 2009 lên 21,766 tỷ năm

2010, cho thấy công ty đã đi vào ổn định và phát triển.

+ Năm 2011 lợi nhuận gộp tăng tương đối cao so với năm 2010 từ 8,131 tỷ lên 23,574 tỷ Đồng thời cũng cho thấy tổng khối lượng bán ra và doanh thu thuần cũng tăng tương ứng gần 300%.

Biểu đồ 1: Sự tăng trưởng của doanh thu so với lợi nhuận sau thuế

Biều đồ 2: Sự tăng trưởng của nguồn vốn

( Nguồn: Công ty CP HSDA)

Năm 2009 do chưa có thương hiệu, thị trường, chất lượng cũng chưa ổn định và hơn nữa việc tổ chức bán hàng Đặc biệt, là các kênh phân phối vẫn chưa nhiều lại phải bù những khoản chi phí xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị máy móc, đã khiến cho công ty bị thua lỗ: 796.648.704 đồng.

Năm 2010 lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 2,431 tỷ đồng Nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận năm 2010 của công ty tăng đột biến so với năm 2009.

Do năm 2010 kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty đã dần đi vào ổn định, mạng lưới phân phối sản phẩm của công ty ngày càng được mở rộng. Trong năm 2009 số đại lý của công ty vào khoảng 40 đại lý cấp 1, chủ yếu tập trung ở miền Bắc Tuy nhiên, sang năm 2010 ngoài số đại lý năm 2009 Công ty ký thêm khoảng 30 đại lý, đã phát sinh ở cả 03 miền Bên cạnh đó công ty đã giành quyền cung cấp sản phẩm cho một số công trình lớn như: Khu công trình văn phòng Phú Thượng; công trình Đại Mỗ; Khách sạn 4 sao Thiên Hà; Trường Quốc Tế Việt Úc…

Năm 2010 mặc dù giá nguyên liệu đầu vào có sự biến động mạnh (Do tỷ giá tăng ) nhưng công ty đã chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào.

- Do sản lượng sản xuất và tiêu thụ năm 2010 tăng gấp 2 lần so với năm

2009 làm cho chi phí cố định cấu thành giá vốn trong một đơn vị sản phẩm năm 2010 giảm hơn năm 2009.

- Sang năm 2011, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 3,614 tỷ đồng tăng

48,67% so với lợi nhuận sau thuế của cả năm 2010, báo hiệu một năm hoạt động kinh doanh đầy khởi sắc trong năm 2011 Mặt khác, sự phục hồi rõ rệt của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng trong đầu năm 2011 sau khủng hoảng đã tạo ra những cơ hội mới khi nền kinh tế phục hồi cho Hãng Sơn Đông Á

- Để giữ vững được thị phần của công ty trong những năm qua và những năm tiếp theo.Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty đã và đang xây dựng các mối quan hệ hợp tác trên tinh thần đôi bên cùng có lợi.với cam kết chịu trách nhiệm đến cùng về chất lượng sản phẩm của mình.cùng khách hàng giải quyết những vấn đề phát sinh khi đưa sản phẩm vào sử dụng

+ Tổng chi phí hoạt động được kiểm soát chặt chẽ nên mức tăng luôn thấp hơn mức tăng doanh thu.

+ Tổng chi phí cố định cao là nhân tố tiềm tàng gây lỗ khi lãi gộp không tăng trưởng.

Bảng 10: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn tại ngày 31/12/2011

Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng

Tổng vốn chủ sở hữu 29.542 53,4%

( Nguồn : Công ty cp Hãng Sơn Đông Á)

Tổng tài sản của công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á là 55.tỷ 262 triệu chủ yếu là vốn lưu động ( 80,7%) được tài trợ qua cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu(53,4%), vay nợ ngắn hạn ( 43,7%) và vay nợ dài hạn ( 2,7%).

2.2.1.1.Tổng tài sản và nguồn vốn qua các năm

Bảng 11: Tổng tài sản và tổng nguồn vốn qua các năm

Vay nợ /Tổng nguồn vốn 83,2% 74,3% 46,5%

(Nguồn : Công ty cp Hãng Sơn Đông Á)

Tổng tài sản Tổng vốn chủ Tổng nợ Vay nợ/ Tổng vốn

Biểu đồ 3 : Tài sản và cơ cấu nguồn tài trợ

( Nguồn : Công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á )

Như vậy, qua một số năm cho chúng ta thấy cả tài sản và nguồn vốn đều tăng giảm rõ rệt cụ thể:

Đánh giá thực trạng công tác quản lý nguồn vốn tại công ty CP Hãng Sơn Đông Á

Từ việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á, ta rút ra một số nhận xét sau:

2.3.1 Những ưu điểm của quản lý nguồn vốn hiện tại của công ty

Công ty đã trú trọng đầu tư vào máy móc, thiết bị dụng cụ, công nghệ và quản lý Đồng thời công ty cũng sử dụng hợp lý nguồn vốn tự có để đầu tư cải tiến công nghệ, đảm bảo có được một cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Phục vụ tốt cho hoạt động SXKD của công ty.

Công ty đã tiến hành lập kế hoạch khấu hao cho từng năm Việc lập kế hoạch cụ thể cho từng năm và từng loại thiết bị máy móc cụ thể đã giúp công ty kế hoạch hóa được nguồn vốn khấu hao, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn vốn này Công ty quy định rõ trách nhiệm vật chất đối với từng cá nhân, phòng ban trong việc sử dụng tài sản của mình, đảm bảo tài sản được sử dụng đúng mục đích có hiệu quả cao.

Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty ngày càng tăng qua các năm và tỷ suất lợi nhuận đạt được ngày càng cao, công ty đã tiết kiệm được số vốn cố định của mình trong việc sử dụng.

Công ty ngày càng sử dụng hợp lý, có hiệu quả hơn vốn lưu động của mình Điều này đã được đánh giá qua các chỉ tiêu phân tích ở trên

- Khả năng thanh toán của công ty ngày càng tăng, có nghĩa là công ty hoàn toàn có khả năng đáp ứng những khoản nợ ngắn hạn trong mỗi năm một tốt hơn.

- Tình hình cho thấy doanh thu tăng nhanh qua các năm , khắc phục được tình trạng khó khăn trong những năm trức ( 2009) là thua lỗ và trì trệ.

- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty tăng nhanh qua các năm là dấu hiệu rất tốt cho công ty.

- Từ kết quả đạt được trong các năm 2010- 2011, đã giúp công ty tạo thêm được mối quan hệ với nhiều bạn hàng, có uy tín hơn trên thị trường Điều này giúp công ty thuận lợi hơn trong việc huy động các nguồn vốn để tài trợ cho sử dụng vốn của mình Cụ thể năm 2011 công ty đã tăng vốn điều lệ lên 22 tỷ VND bằng hình thức phát hành cổ phiếu và đã được đông đảo các nhà đầu tư quan tâm và công ty đã thành công.

- Công ty đã thực hiện cơ chế hạch toán kinh doanh độc lập cho các bộ phận sản xuất, giúp các bộ phận có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng và quản lý vốn được giao, giảm được sự lãng phí, thất thoát, sai hỏng ảnh hưởng đến đồng vốn của công ty.

- Đời sống kinh tế của các cán bộ công nhân viên trong công ty không ngừng được cải thiện Vấn đề việc làm và thu nhập từng bước được ổn định. Để có được những thành công trên thì cũng có nhiều nguyên nhân:

 Những nguyên nhân khách quan

- Mục tiêu kinh doanh của công ty phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế hội nhập quốc tế Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng kiến thiết để rút ngắn thời gian công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhằm thu hút sự đầu tư của nước ngoài.

- Nhà nước đã ban hành một số luật thuế mới như: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt…, đặc biệt là hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã tạo cơ hội thuận lợi cho công ty tiếp cận, hoạt động và có một sân chơi công bằng và thông thoáng hơn.

- Do sự cố gắng lỗ lực của các cán bộ công nhân viên trong công ty Thời gian đầu công ty luôn trong tình trạng thiếu vốn, thiếu việc làm nhưng đến nay cán bộ của công ty được trang bị khá đầy đủ với trình độ cao.

- Công ty đã tổ chức và quản lý tốt quá trình SXKD của mình Các khâu, các bộ phận tổ chức đã phối hợp nhịp nhàng ăn khớp chặt chẽ với nhau.

- Công ty thường xuyên tổ chức phân tích hoạt động SXKD giúp công ty nắm bắt được tình hình tài chính của mình.

- Do công ty đã tổ chức quản lý tốt khâu tuyển chọn các cán bộ công nhân viên có chất lượng cho công ty Giúp công ty năng động hơn trong các tình huống SXKD của mình.

- Uy tín của công ty ngày càng lớn, thương hiệu sơn Đông Á đang dần có trỗ đứng trên thị trường và ngày càng nhiều khách hàng tin yêu và sử dụng sản phẩm của công ty.

Trên đây là những thành tựu mà công ty đã đạt được trong thời gian qua. Nhưng mỗi chúng ta đều hiểu rằng không có gì là không có tính hai mặt Bên cạnh những thành công tốt đẹp đó thì vẫn còn những tồn tại, hạn chế mà công ty cần phải khắc phục.

2.3.2 Những tồn tại của công tác quản lý nguồn vốn hiện tại của công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á

Song song với những thành tựu đạt được ở trên thì hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn những hạn chế sau:

MÔT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÃNG SƠN ĐÔNG Á

Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh và chiến lược tài chính của Công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á

3.1.1 Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh

Nhìn vào nền kinh tế Việt Nam có thể thấy rõ trong tổng 35.000 doanh nghiệp của cả nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có một vị trí hết sức quan trọng đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân Trong đó các doanh nghiệp thuộc nhành vật liệu xây dựng ngày càng khẳng định vị trí của mình đối với sự phát triển, làm đẹp cho bộ mặt của đất nước, đưa đất nước hòa vào xu thế hội nhập hiện nay Để đạt được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải khẳng định được mình trong xã hội Thời gian qua công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á đã và đang khẳng định mình trong xã hội để từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của mình đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác và các doanh nghiệp nước ngoài Vì khả năng cạnh tranh là nguồn năng lượng thiết yếu để doanh nghiệp tiếp tục dấn bước trên con đường hội nhập kinh tế Công ty đã nhìn nhận và đánh giá chính xác, kịp thời xuất phát điểm của mình thực tế như thế nào Từ đó lựa chọn cho mình chiến lược chặn đà tụt hậu – đuổi kịp – vượt lên đi trước đón đầu, hợp lý nhất.

Trên cơ sở đó, công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á xác định hướng đi là xây dựng văn hóa trong sản xuất kinh doanh của công ty: Luôn lấy chất lượng sản phẩm với giá cả cạnh tranh, dịch vụ hoàn hảo là sự tồn tại và phát triển của công ty Luôn nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng,nâng cao công tác bán hàng, chăm sóc hậu mãi sau bán hàng tận tình chu đáo.

3.1.1.1 Mục tiêu chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh

Với những thuận lợi sẵn có đã đạt được trong năm 2011, với một tiềm lực kinh tế tài chính ngày càng đạt hiệu quả trong thời gian tới tập thể lãnh đạo, cùng toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty quyết tâm phấn đấu thực hiện bằng được những chỉ tiêu kinh tế của năm 2011 , 2012 như sau:

Bảng 16: Một số chỉ tiêu và kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty

Chỉ Tiêu Giá Trị +/- so với năm 2010 Giá Trị +/- so với năm 2011 Giá trị +/- so với năm 2011 Vốn CSH 32.800 117,18% 40.200 22,56 % 70.000 74,13 % Vốn điều lệ 22.000 62,96% 22.000 0,00 % 40.000 81,82 % Doanh thu thuần 72.000 230,79% 87.000 20,83 % 112.000 28,73 % LNST 10.800 344,23% 14.000 29,63 % 19.000 35,71 %

( Nguồn: Công ty Cp HSDA)

Công ty xây dựng kế hoạch với một dự đoán về việc doanh thu lợi nhuận tăng trưởng đều hàng năm dựa trên năng lực, thế mạnh và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cùng với những nhận định về khả năng tăng trưởng của thị trường trong các năm tiếp theo.

Thực hiện mở thêm trên 60 nhà phân phối và đại lý cấp một trong năm

2011 nhằm thúc đẩy tăng thị phần và doanh thu của công ty Đặc biệt, các đại lý, nhà phân phối tại hai thị trường miền Nam và miền Bắc.

Triển khai mở đại lý bán hàng đến từng huyện lỵ với tiêu chí: chọn lựa đối tác có tiềm lực kinh tế, không tập trung quá nhiều đại lý trên cùng một địa bàn và thực hiện tối đa hóa các chính sách hỗ trợ cho các đại lý, nhà phân phối

Mức lương bình quân của công ty năm 2009 là 2.800.000 đồng / người/ tháng, năm 2010 là 3.800.000 đồng / người /tháng, năm 2011 là 5.600.000 đồng /người /tháng.

3.1.1.2.Giải pháp định hướng để đạt được mục tiêu trên

+ Duy trì và nâng cao lòng tin của người tiêu dùng về các thế mạnh sẵn có của nhãn hiệu sản phẩm sơn Viglacera thông qua đề cao vấn đề an toàn đến sức khỏe, môi trường, sự tinh tế, sang trọng và hiện đại khi sử dụng sản phẩm, tăng cường chất lượng phục vụ bằng cách: phát triển mạng lưới phân phối đảm bảo khả năng phục vụ rộng khắp, đào tạo, huấn luyện nhân viên tư vấn khách hàng của các đại lý về phong cách, tác phong phục vụ, các kiến thức, kỹ năng quy trình thi công sơn, chống thấm

+ Củng cố mạng lưới phân phối sẵn có thông qua các chính sách marketing đem lại lợi ích trực tiếp và lâu dài cho các đại lý, nhà phân phối.

+ Thực hiện các chương trình khuyến mại, chăm sóc khách hàng nhằm phát triển thị trường mới và duy trì thị phần sẵn có.

+ Duy trì tốt các mối quan hệ trực tiếp với các khách hàng là các công trình dân dụng và dự án.

+ Hoàn thiện và củng cố quá trình điều hành và phân phối quan tâm đến chính sách phát triển nguồn nhân lực.

+ Các giải pháp tài chính.

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á

3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty 3.2.1.1 Tiến hành nâng cấp và đổi mới TSCĐ trong thời gian tới Đối với các doanh nghiệp việc mua sắm tài sản cố định đúng phương hướng, đúng mục đích có ý nghĩa to lớn và cực kỳ quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung Điều đó giúp cho việc tính khấu hao của công ty được chính xác hơn và giảm được hao mòn vô hình Nếu công ty không chủ động đầu tư để đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị thì chắc chắn sẽ thua kém trong cạnh tranh Đây là vấn đề chiến lược lâu dài mà công ty cần có phương hướng đầu tư đúng đắn, tuy nhiên cần phải xem xét hiệu quả của sự đầu tư mang lại, công ty mua sắm tài sản cố định phải dựa trên khả năng hiện có của mình về lao động, khả năng tiêu thụ về sản phẩm, nghiên cứu kỹ lưỡng các tài sản cố định đầu tư về mặt tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm tạo ra sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Việc đầu tư mua sắm dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại, phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, công suất lớn để sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng mẫu mã sản phẩm tốt, giảm sản phẩm lỗi, do đó hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho công ty Doanh thu tiêu thụ lớn, lợi nhuận tăng nhanh, góp phần tích cực trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chung, hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng.

Do vốn đầu tư mua sắm đổi mới tài sản cố định chủ yếu bằng vốn cho vay, công ty phải có trách nhiệm trả lãi theo định kỳ và hoàn trả gốc trong một thời gian nhất định Do đó, sẽ thúc đẩy công ty phải phân tích kỹ lưỡng, tìm giải pháp tốt nhất để đưa tài sản cố định vào sử dụng một cách triệt để có hiệu quả nhất sao cho kết quả kinh doanh thu được bù đắp được tất cả các chi phí trong đó có chi phí trả lãi vay vốn, phải có lãi để mở rộng sản xuất, có tích lũy để hoàn trả lãi vay khi hết thời hạn. Đề làm được điều đó, công ty phải cố gắng đầu tư sử dụng tốt vốn nói chung và vốn cố định nói riêng trên cơ sở phải phân tích kỹ lưỡng để lựa chọn nên đầu tư vốn với tỷ trọng lớn vào loại máy móc thiết bị nào là chủ yếu, trong quá trình sản xuất phải sử dụng vốn tốt tài sản cố định trên cơ sở đưa dây chuyền máy móc thiết bị vào hoạt động một cách đồng bộ, công suất hoạt động máy lớn, số giờ máy và số ca của máy được hoạt động một cách triệt để Phải có trách nhiệm bảo quản, bảo dưỡng máy móc tốt, mức độ khấu hao đúng đắn Có như vậy, công ty sẽ hoàn thành tốt công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình.Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, lợi nhuận đạt được ngày càng lớn sẽ giúp công ty ngày càng lớn mạnh Trên cơ sở đó, công ty sẽ hoàn trả hết số vốn vay,làm tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, nâng cao uy tín trên thị trường Bên cạnh đó, việc đổi mới tài sản cố định có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng năng suất lao động và đảm bảo an toàn lao động Xét trên góc độ tài chính, sự nhạy cảm trong việc đầu tư đổi mới tài sản cố định còn là một nhân tố quan trọng trong việc hạ thấp chi phí năng lượng, nguyên vật liệu, giảm chi phí sửa chữa, chi phí thiệt hại do ngừng sản xuất để sửa chữa, làm cho năng lực hoạt động tăng, năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nguyên liệu, chống hao mòn vô hình trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển.

Trong hoạt động kinh doanh việc tăng cường đổi mới trang thiết bị máy móc là một lợi thế để chiếm lĩnh không chỉ thị trường hàng hóa mà cả thị trường vốn tạo uy tín của khách hàng và sự tin cậy của các nhà tài trợ.

3.2.1.2 Tiến hành quản lý chặt chẽ TSCĐ Để thực hiện tốt công tác trên, công ty cần phải tiến hành quản lý chặt chẽ TSCĐ của mình bằng các hình thức dưới đây.

Thứ nhất : tiến hành mở sổ kế toán theo dõi chính xác toàn bộ tài sản cố định hiện có: nguyên giá, khấu hao, giá trị còn lại theo đúng chế độ kế toán hiện hành, phản ánh trung thực, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của tài sản trong quá trình kinh doanh.

Thứ hai: Công ty phải tiến hành kiểm kê lại TSCĐ theo đúng định kỳ và khi kết thúc năm tài chính Xác định được số tài sản thừa, thiếu, ứ đọng và nguyên nhân gây ra tình hình trên để kịp thời đưa ra những giải pháp cụ thể cho tình hình trên

Thứ ba : Tiến hành phân cấp quản lý tài sản cố định cho các bộ phận trong nội bộ công ty, quy định rõ trách nhiệm quyền hạn đồng thời kiểm kê, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong năm Đối với TSCĐ thuộc loại thanh lý hay nhượng bán thì công ty phải tiến hành lập hội đồng đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định về giá trị tài sản.

+ Tài sản đem nhượng bán phải tổ chức đấu giá, thông báo công khai. + Tài sản thanh lý dưới hình thức hủy, dỡ bỏ, hỏng hóc phải tổ chức hội đồng thanh lý do giám đốc quyết định.

Tài sản cố định của công ty là tài sản có hao mòn vô hình nhanh, nên trong quá trình sử dụng công ty chọn ra cho mình phương pháp khấu hao thích hợp. Theo em công ty nên chọn cho mình phương pháp khấu hao nhanh, nó vừa giảm bớt hao mòn vô hình, vừa giúp công ty có thể đổi mới, nâng cấp và thay mới tài sản, đáp ứng đầy đủ cho hoạt động kinh doanh của mình.

Thực hiện đánh giá lại tài sản vào mỗi kỳ hoặc liên độ kế toán: Trong nền kinh tế thị trường giá cả thường xuyên biến động, hiện tượng hao mòn vô hình xảy ra rất nhanh chóng Điều này làm cho nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ không còn chính xác, phản ánh sai lệch so với giá trị hiện tại của chúng. Việc thường xuyên đánh giá và đánh giá lại TSCĐ giúp công ty lựa chọn cho mình được phương pháp, khấu hao hợp lý nhằm thu hồi lại vốn hoặc có những biện pháp xử lý kịp thời đối với tài sản mất giá, tránh tình trạng thất thoát vốn.

3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty 3.2.2.1 Chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn SXKD

Trong điều kiện sản xuất hàng hóa, doanh nghiệp muốn hoạt động không thể thiếu vốn Do vậy, việc chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn SXKD là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD của công ty.

Kế hoạch huy động và sử dụng vốn là hoạt động hình thành nên các dự định về tổ chức các nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của công ty và tổ chức sử dụng vốn nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Với đặc điểm cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động SXKD của công ty là không thường xuyên Để đảm bảo cho hoạt động SXKD, công ty thường phải dự trữ khá lớn nguyên vật liệu Mùa khô là mùa của xây dựng cơ bản nên nguyên vật liệu dự trữ cũng tăng vào thời gian trước đó Việc này đòi hỏi công ty phải huy động vốn lớn đáp ứng cho thu mua nguyên vật liệu chuẩn bị cho sản xuất tránh tình trạng thiếu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.

Từ năm 2009-2010 nguồn hình thành vốn của công ty chủ yếu là nợ phải trả, điều này chứng tỏ công ty chưa có sự độc lập về mặt tài chính, nó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty Để đảm bảo tổ chức và sử dụng vốn một cách có hiệu quả, theo em khi lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn cần chú trọng tới một số vấn đề sau:

Ngày đăng: 28/08/2023, 00:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại công ty cổ phần hãng sơn đông á
Sơ đồ 1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần Hãng Sơn Đông Á (Trang 35)
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại công ty cổ phần hãng sơn đông á
Sơ đồ 2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty (Trang 36)
Bảng 4: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2011 - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại công ty cổ phần hãng sơn đông á
Bảng 4 Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2011 (Trang 44)
Bảng 5: Chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại công ty cổ phần hãng sơn đông á
Bảng 5 Chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm (Trang 51)
Bảng 7: Tình hình nguồn vốn của công ty năm 2011 - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại công ty cổ phần hãng sơn đông á
Bảng 7 Tình hình nguồn vốn của công ty năm 2011 (Trang 53)
Bảng 9: Tỷ trọng doanh thu thuần của các sản phẩm - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại công ty cổ phần hãng sơn đông á
Bảng 9 Tỷ trọng doanh thu thuần của các sản phẩm (Trang 57)
Bảng 11: Tổng tài sản và tổng nguồn vốn qua các năm - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại công ty cổ phần hãng sơn đông á
Bảng 11 Tổng tài sản và tổng nguồn vốn qua các năm (Trang 61)
Bảng 12: Bảng kê chi tiết các khoản vay ngắn hạn / dài hạn đến ngày 31/12/2011 - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại công ty cổ phần hãng sơn đông á
Bảng 12 Bảng kê chi tiết các khoản vay ngắn hạn / dài hạn đến ngày 31/12/2011 (Trang 65)
Bảng 14 : Các khoản phải trả của công ty - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại công ty cổ phần hãng sơn đông á
Bảng 14 Các khoản phải trả của công ty (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w